Vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Để giành và giữ vững nền độc lập dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân - trước hết là nhân dân lao động, ngay từ đầu thế kỷ XX, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn phương hướng phát triển đất nước theo con đường XHCN. Trung thành với sự lựa chọn đúng đắn đó, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, trên lĩnh vực kinh tế, chúng ta đang đẩy mạnh quá trình chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền KTTT định h

doc175 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng XHCN. Quá trình phát triển nền KTTT chính là quá trình hình thành một cơ chế tinh vi cho phép phối hợp một cách có hiệu quả giữa nhân dân, cá nhân người tiêu dùng với người sản xuất, với các doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả và thị trường. Cơ chế thị trường cũng tạo điều kiện để phân bổ, sử dụng và tái tạo có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, kích thích áp dụng khoa học, công nghệ mới khiến nó thực sự vừa là động lực, vừa là thị trường của CNH, HĐH đất nước.... Thực tế phát triển KTTT định hướng XHCN 15 năm qua mang lại cơ sở đáng tin cậy để khẳng định rằng cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó chẳng những không đối lập mà còn là nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường XHCN. Song, như chúng ta đã biết, bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất của các mặt đối lập. Trong khi khẳng định mặt tích cực là cơ bản của cơ chế thị trường định hướng XHCN, và cũng chính vì vậy, nó được sử dụng như là một điều kiện để đẩy mạnh sự phát triển đất nước, chúng ta cũng không thể không thấy rằng cơ chế thị trường có những tác động tiêu cực, mâu thuẫn với bản chất của CNXH. Chạy theo lợi ích trước mắt, người ta có thể khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, sông, biển, đất đai mà không chịu đầu tư thỏa đáng cho việc tái sản xuất giản đơn, chưa nói tới tái sản xuất mở rộng những nguồn tài nguyên vô giá đó. Nhằm giảm tối đa đầu tư, người ta sẵn sàng giảm tới mức tối thiểu việc chi phí cho công nghệ làm sạch chất thải trong những dây chuyền sản xuất. Cơ chế thị trường cũng có nguy cơ tăng cường thất nghiệp cả ở thành thị và nông thôn, tăng cường sự phân hóa giàu nghèo. Cơ chế đó dễ sản sinh ra lớp người xem lợi ích kinh tế là tất cả, xem thường, thậm chí chà đạp lên nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và định hướng chính trị XHCN của quá trình phát triển đất nước... Tất cả những hiện tượng trên đây đều trái với truyền thống dân tộc, với mục tiêu XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Thực tiễn 15 năm đổi mới cho thấy rằng, để cơ chế thị trường đóng được vai trò là đòn xeo của sự phát triển đất nước theo định hướng XHCN, cùng với việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vì lý do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề "Vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong quá trình đổi mới ở nước ta, vấn đề định hướng XHCN nói chung, vai trò định hướng XHCN của Nhà nước đối với sự phát triển nền KTTT nói riêng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc các các cơ quan nghiên cứu. Do vậy, trong những năm gần đây, nhiều chương trình khoa học có liên quan đã được triển khai. Chẳng hạn, Chương trình KX. 01 "Những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta" do GS.TSKH. Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm; Đề tài KX. 05-04 "Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn quá độ lên CNXH" do GS.TS Nguyễn Ngọc Long làm chủ nhiệm; Đề tài KX 03-04 "Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế nước ta hiện nay" do GS.TS KH Lương Xuân Quỳ làm chủ nhiệm... Liên quan tới vấn đề của luận án cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Chẳng hạn, "Định hướng XHCN ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận cấp bách" của GS Trần Xuân Trường; "Một số vấn đề về định hướng XHCN ở Việt Nam" của Nguyễn Đức Bách, Nhị Lê, Lê Văn Yên; "Cơ sở khoa học của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam" của TS Lê Đăng Doanh; "Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta" của các GS.TS Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao; "Một số vấn đề về định hướng XHCN ở nước ta" (Kết quả Hội thảo của Hội đồng lý luận Trung ương đăng trên Tạp chí Cộng sản từ số 4 tháng 2/1996 đến số 7 tháng 4/1996); "Kinh tế thị trường và định hướng XHCN" của GS. Bùi Ngọc Chưởng, Tạp chí Cộng sản tháng 6/1992; "Vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng và chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong điều kiện nền KTTT ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Tiến Phồn, Tạp chí Triết học số 3/1995; "Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới chính sách kinh tế và đổi mới chính sách xã hội" của GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học số 3/1996; "Nhà nước trước yêu cầu xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế" của GS.TS Phạm Ngọc Quang, Tạp chí Thông tin lý luận số 6/2000 v.v... Liên quan tới đề tài này đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ được bảo vệ. Chẳng hạn, "Định hướng XHCN ở Việt Nam, nội dung cơ bản và những điều kiện chủ yếu để thực hiện", Luận án tiến sĩ khoa học triết học chuyên ngành chủ nghĩa cộng sản khoa học của Nguyễn Văn Oánh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1994;... Mặc dù các công trình nghiên cứu đã đề cập khá nhiều khía cạnh khác nhau có liên quan đến đề tài, như: con đường lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản; bước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang KTTT; vai trò của các nhân tố chủ quan trong việc lựa chọn và thực hiện định hướng XHCN, ... song, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, dưới góc độ triết học về "Vai trò định hướng XHCN của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay". Sự ra đời của luận án này là một nỗ lực theo hướng góp phần làm sâu sắc thêm nhận thức của chúng ta về vấn đề còn ít được nghiên cứu đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích: Trên cơ sở làm rõ tác động của Nhà nước tới quá trình xây dựng và phát triển nền KTTT theo định hướng XHCN ở Việt Nam, luận án góp phần đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò định hướng XHCN của Nhà nước đối với sự phát triển nền KTTT ở Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ: - Làm rõ vai trò của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, trong quá trình xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam nói riêng. - Xác định nội dung và phương thức định hướng XHCN của Nhà nước đối với sự phát triển nền KTTT ở Việt Nam. - Xuất phát từ thực trạng vai trò định hướng XHCN của Nhà nước đối với sự phát triển KTTT ở nước ta 15 năm đổi mới vừa qua và những vấn đề phát sinh có liên quan tới vấn đề này, luận án nêu ra một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao vai trò định hướng XHCN của Nhà nước trong sự phát triển nền KTTT Việt Nam trong những năm trước mắt. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Trong quá trình nghiên cứu, luận án lấy những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận chung. Luận án cũng bám sát các văn kiện của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước; kế thừa các thành quả của các công trình nghiên cứu có liên quan. - Để hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ đã đặt ra, luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử... 5. Cái mới về mặt khoa học của luận án - Đã góp phần làm rõ cơ sở khoa học của định hướng XHCN trong sự phát triển KTTT và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện sự định hướng đó. - Bước đầu nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò định hướng XHCN của Nhà nước đối với sự phát triển nền KTTT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án đã góp phần làm sáng tỏ vị trí của Nhà nước trong việc bảo đảm định hướng XHCN đối với sự phát triển của nền KTTT ở nước ta và những giải pháp để Nhà nước hoàn thành ngày càng tốt hơn chức năng đó của mình. - Những kết quả đạt được trong luận án có thể được vận dụng vào việc nghiên cứu và giảng dạy môn triết học Mác - Lênin, trước hết là nghiên cứu và giảng dạy vấn đề quan hệ giữa chính trị và kinh tế. Luận án cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho môn kinh tế chính trị học và một số môn khác trong phạm vi liên quan đến đề tài. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án được chia thành 3 chương, 9 tiết. Chương 1: Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế 1.1. Nhà nước với kinh tế Lịch sử phát triển loài người kể từ khi xuất hiện giai cấp và Nhà nước đến nay cho thấy, dù trực tiếp hay gián tiếp, Nhà nước đều tác động đến kinh tế. Tổng kết thực tiễn đó, Ăngghen đã chỉ ra rằng: "tác động ngược trở lại của quyền lực nhà nước đối với sự phát triển kinh tế có thể có ba loại. Nó có thể tác động theo cùng hướng - khi ấy sự phát triển sẽ nhanh hơn; nó có thể tác động ngược lại sự phát triển kinh tế, khi ấy thì hiện nay, ở mỗi dân tộc lớn, nó sẽ tan vỡ sau một khoảng thời gian nhất định, hoặc là nó có thể cản trở sự phát triển kinh tế ở những hướng nào đó và thúc đẩy sự phát triển ở những hướng khác. Trong trường hợp này rốt cuộc dẫn đến một trong hai trường hợp trên" [69, tr. 678]. Vì sao Nhà nước lại có thể tác động đến kinh tế? Vì sao sự tác động của Nhà nước lại có thể khiến sự phát triển của kinh tế diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau như vậy? Việc nghiên cứu lịch sử ra đời của Nhà nước đã mang lại nhiều bằng chứng đáng tin cậy để các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng Nhà nước không phải là cơ quan để điều hòa mâu thuẫn giai cấp; ngược lại, nó ra đời do mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, không thể điều hòa. Giai cấp bóc lột không thể duy trì được quyền nắm hầu hết tư liệu sản xuất trong xã hội, từ đó, duy trì quyền bóc lột của mình đối với tất cả các giai cấp và tầng lớp không có (hay hầu như không có) tư liệu sản xuất, nếu không dựa vào bộ máy bạo lực mà bộ phận chủ yếu của nó là những đội vũ trang đặc biệt dùng để trấn áp giai cấp bị bóc lột. Trong điều kiện đấu tranh giai cấp đã trở nên gay gắt, chế độ nhân dân tự tổ chức thành lực lượng vũ trang không còn thích hợp. Nó phải được thay thế bằng thiết chế Nhà nước. Khi đề cập tới nguyên nhân trực tiếp xuất hiện Nhà nước, Lênin cho rằng Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì Nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của Nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được. Không có Nhà nước, một tổ chức bạo lực chuyên dùng để trấn áp thì giai cấp thống trị không thể duy trì được ách áp bức, bóc lột của mình đối với giai cấp bị trị. Như vậy, sự ra đời của Nhà nước là một tất yếu khách quan để làm "dịu " sự xung đột giai cấp, để làm cho sự xung đột diễn ra trong vòng "trật tự" nhằm duy trì chế độ kinh tế, trong đó, giai cấp này được bóc lột giai cấp khác. Nhà nước - đó là sự kiến lập ra một "trật tự", trật tự này hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức kia bằng cách làm dịu xung đột giai cấp. Đương nhiên, trên cơ sở của tính tất yếu nói trên, lực lượng lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước phải là giai cấp có thế lực nhất - giai cấp thống trị về mặt kinh tế. Nói cách khác, Nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác. Nhờ có Nhà nước, giai cấp này từ chỗ là lực lượng thống trị trên lĩnh vực kinh tế, nó cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị và, do đó, có thêm những phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp bị áp bức. Nhà nước ra đời từ sự phát triển của kinh tế, do sự phát triển của kinh tế quy định. Sau khi ra đời "lực lượng mới có tính độc lập này tác động trở lại những điều kiện và quá trình sản xuất nhờ tính độc lập vốn có của mình" [69, tr. 677]. Theo nghĩa đó, Lênin đã viết: "chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế" [56, tr. 349], "là kinh tế cô đọng lại" [57, tr. 147] và "bạo lực (tức là quyền lực nhà nước) cũng là một sức mạnh kinh tế" [69, tr. 683]. Nói gọn lại, Nhà nước là sản phẩm phát triển của sản xuất, của kinh tế; nó ra đời nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế và toàn bộ các lợi ích khác của giai cấp thống trị trên lĩnh vực kinh tế. Cho nên, Nhà nước không chỉ do kinh tế, mà còn là, và chủ yếu là vì kinh tế. Từ đó có thể nói, sự tác động lại của Nhà nước tới kinh tế cũng mang tính tất yếu khách quan không kém gì tính tất yếu kinh tế dẫn tới sự ra đời của Nhà nước. Khi đề cập tới sự tác động của Nhà nước đến kinh tế trong thời kỳ cổ đại, Ăngghen cho rằng nhờ có sự ra đời của Nhà nước mà ở Aten thời cổ đại cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới, tất cả các ngành sản xuất của xã hội như thương nghiệp, công nghiệp và của cải xã hội mau chóng phát triển. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất xã hội, các yếu tố cấu thành nó cũng ngày càng nhiều lên, mối quan hệ giữa các yếu tố đó ngày càng phức tạp hơn. Tương ứng với mỗi trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội mà giữa các yếu tố cấu thành có những quan hệ tỷ lệ nhất định để tạo ra được sự phù hợp của QHSX với LLSX, để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển được ổn định, thăng bằng, cân đối. Các quan hệ tỷ lệ hình thành trong nền kinh tế luôn có xu hướng bị phá vỡ do sự phát triển không ngừng của LLSX, do sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan. Điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường, đến quy mô và nhịp điệu phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, yêu cầu tạo sự cân đối giữa các yếu tố cấu thành nền sản xuất xã hội, tạo sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX trong sự phát triển của nền kinh tế là nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân khách quan quy định vai trò kinh tế của Nhà nước. Trong nền kinh tế hàng hóa, KTTT, cơ sở khách quan này được thể hiện ở những mặt sau: - Trong nền sản xuất hàng hóa, sự sản xuất diễn ra dưới tác động của cơ chế thị trường, một cơ chế tinh vi, phối hợp một cách không tự giác các chủ thể của nền kinh tế thông qua hệ thống giá cả trên thị trường, một cơ chế mà điều kiện cần thiết cho sự phát triển của nó là một trật tự kinh tế. Nhưng chính trong bản chất của cơ chế thị trường, sự vận động của nó luôn đẻ ra những nhân tố, những mâu thuẫn làm rối loạn trật tự kinh tế. Trong cơ chế thị trường, mỗi cá nhân tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh với nhu cầu, lợi ích riêng của mình và đều tìm kiếm những phương thức hoạt động nhằm tối ưu hóa nhu cầu, lợi ích đó. Vì mỗi cá nhân trong hoạt động chỉ chú ý đến lợi ích riêng của mình, lợi ích của người này nhiều khi đối lập với lợi ích của người khác; do đó, lợi ích của cá nhân, bộ phận này được thực hiện sẽ làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân, bộ phận khác trong xã hội. Biểu hiện về mặt kinh tế - xã hội của tình trạng đó là các hoạt động kinh tế chồng chéo, cản trở hoặc triệt tiêu lẫn nhau; sự phân bổ nguồn lực không hợp lý; cơ cấu kinh tế bị đảo lộn; phân hóa giàu nghèo gia tăng; tăng cường lạm phát, thất nghiệp, bất bình đẳng, tham nhũng, hối lộ, tàn phá thiên nhiên, môi trường sống. Muốn khắc phục hiện tượng này cần có bàn tay của Nhà nước. Bởi vì, trong xã hội có giai cấp, có Nhà nước, chỉ có Nhà nước với thực lực kinh tế với quyền lực chính trị của mình mới có khả năng điều chỉnh việc phân bố sản xuất và lao động giữa các ngành và vùng để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, tối ưu, mới thúc đẩy được các ngành kinh tế trọng tâm, mũi nhọn, mới phát triển được các ngành có ý nghĩa thúc đẩy sự tiến bộ khoa học và công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mới tạo được nguồn tích lũy tập trung quy mô lớn để tạo ra những bước nhảy vọt trong sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết những mục tiêu kinh tế vĩ mô khác mà bản thân cơ chế thị trường không thể thực hiện được. - Để mỗi nền kinh tế có thể tồn tại và hoạt động bình thường cần có khu vực hàng hóa và dịch vụ công cộng, như giáo dục, y tế, kết cấu hạ tầng, thông tin, các hoạt động an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường. Nhưng, trong cơ chế thị trường, xuất phát từ lợi ích cá nhân mà hàng loạt các hoạt động tạo ra hàng hóa và dịch vụ công cộng - những hoạt động thường đem lại một phần lợi nhuận không lớn hoặc chậm thu hồi vốn cho nhà sản xuất kinh doanh, không được chú ý tới. Để khắc phục tình trạng đó, với tư cách chủ thể nền kinh tế quốc dân và để điều chỉnh mục tiêu kinh tế vi mô, Nhà nước phải nắm và đảm bảo cho xã hội những loại hàng hóa và dịch vụ công cộng cũng như những hàng hóa mà nếu nằm trong tay tư nhân sẽ làm thiệt hại đến lợi ích toàn xã hội. - Nền kinh tế chỉ phát triển được khi có môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, lành mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những nhân tố bất ổn do chính bản thân tự vận hành của nền kinh tế tạo ra, "nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng thuận lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh" [62, tr. 602]. Sự phát triển đó của LLSX đã dẫn đến một xu thế tất yếu, xu thế mà ở đó "thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung, tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc" [62, tr. 602]. Xu thế này một mặt, tạo cơ hội cho các nước chậm phát triển thực hiện con đường phát triển rút ngắn; mặt khác, cũng tạo nhiều thách thức. Để tận dụng những thuận lợi, hạn chế những thách thức, Nhà nước phải can thiệp vào tiến trình kinh tế để vừa giữa được độc lập tự chủ, vừa phát triển kinh tế. Sự tác động của Nhà nước đến kinh tế; mức độ nông, sâu của sự tác động đó còn phụ thuộc phần lớn vào vị thế của giai cấp cầm quyền - giai cấp thống trị trong xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra nguyên nhân trực tiếp hình thành Nhà nước là sự xuất hiện giai cấp trong xã hội. Trong "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước", Ăngghen đã khẳng định rằng chính sự phát triển của LLSX và, cùng với nó, của một số yếu tố khác (khát vọng chiếm đoạt của chung biến thành của riêng...) đã làm cho xã hội sự phân hóa thành các giai cấp. Sự hình thành nên các giai cấp đối kháng làm xuất hiện đấu tranh giai cấp. Chính cuộc đấu tranh giai cấp này đã dẫn tới nguy cơ chẳng những các giai cấp đó tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn xã hội. Để thảm họa đó không xảy ra, Nhà nước đã ra đời. Song, sự ra đời của Nhà nước không những không làm dịu đi những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, mà còn làm cho các mâu thuẫn đó ngày càng trở nên gay gắt hơn. Nhà nước trong xã hội có giai cấp không phải là cơ quan để điều hòa mâu thuẫn giai cấp. Ngược lại, nó ra đời do những mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, không thể điều hòa. "Đó là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì Nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của Nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được" [56, tr. 9] Sở dĩ sau khi ra đời, Nhà nước không thể là cơ quan điều hòa mâu thuẫn giai cấp, không phải là cơ quan cốt chỉ để thỏa mãn những lợi ích chung của những người lao động như việc tưới nước ở phương Đông, tự vệ chống kẻ thù bên ngoài, mà là cơ quan "duy trì bằng bạo lực những điều kiện sinh hoạt và thống trị của giai cấp thống trị chống lại giai cấp bị trị" [65, tr. 209]. Giai cấp thống trị - một thiểu số của xã hội, để bảo vệ quyền lợi kinh tế và chính trị của mình, để thực hiện quyền thống trị của mình đối với các giai cấp khác và đối với toàn xã hội - đã xây dựng nền chuyên chính, thiết lập và sử dụng công cụ cưỡng bức của mình để làm "dịu" sự xung đột giai cấp, làm cho sự xung đột ấy diễn ra trong vòng "trật tự" nhằm duy trì chế độ kinh tế có lợi cho bản thân. Như vậy là, xét về bản chất "Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác" [67, tr. 290-291], là nền chuyên chính "của giai cấp có thế lực nhất, của các giai cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có Nhà nước mà cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị" [66, tr. 255]. Tất cả mọi hoạt động khác nhau của Nhà nước đều bị chi phối bởi bản chất giai cấp của nó. Xuất hiện trong xã hội có đối kháng giai cấp với tư cách là "một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng "trật tự" [66, tr. 253] Nhưng sự "điều hòa" đó của Nhà nước diễn ra trong khuôn khổ lợi ích và phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị. Điều đó đúng với mọi xã hội có giai cấp. Trong "Vấn đề về nhà ở", khi đề cập tới vấn đề này, Ăngghen đã viết: "Nhà nước không phải là cái gì khác hơn là quyền lực tổng hợp có tổ chức của giai cấp hữu sản, những địa chủ và những nhà tư bản, đối lập với những giai cấp bị bóc lột, những người dân và công nhân. Điều gì mà cá nhân những nhà tư bản... không muốn thì Nhà nước của họ cũng không muốn" [64, tr. 352]. Điều này cắt nghĩa phần nào cho ta thấy vì sao Nhà nước lại có thể tác động đến kinh tế, khiến cho nó phát triển theo những chiều hướng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Sự tác động của Nhà nước đến kinh tế đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử, kể từ khi nó xuất hiện đến nay, với những biện pháp, những mức độ và đạt những hiệu quả khác nhau. Trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, do những nguyên nhân kinh tế, Nhà nước CHNL đã ra đời. Ngay sau khi ra đời, Nhà nước CHNL, dưới sự cầm quyền của Sôlông, Cli-xpen, đã dùng quyền lực thực thi nhiều biện pháp khác nhau nhằm, một mặt, xóa bỏ tàn tích của xã hội CSNT; mặt khác, tạo dựng, củng cố và phát triển xã hội CHNL. Sôlông (khoảng 638-558 trước công nguyên) được coi là một nhà cải cách vĩ đại. Theo sự đánh giá của các nhà sử học, cải cách của ông đã làm thay đổi hẳn chế độ chính trị và xã hội cũ của Aten, đánh đòn nặng nề vào tàn tích của chế độ thị tộc và sự thống trị của giai cấp quý tộc, tạo điều kiện cho sự phát triển của chế độ tư hữu, đặt cơ sở cho nền dân chủ chủ nô Aten [99, tr. 40]. Sôlông đã làm những gì? Trước tiên, ông "xâm phạm chế độ sở hữu" bằng cách tuyên bố xóa bỏ mọi nợ nần; giải phóng cho những người bị buộc phải làm nô lệ vì nợ nần, quy định mức sở hữu ruộng đất, tức là đem lại quyền sở hữu cho những người nông dân. Liền sau đó, ông thực hành một loạt những biện pháp kinh tế và tác động khác nhằm khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp, thương nghiệp, như cải cách chế độ tiền tệ, thừa nhận quyền tự do di sản cho bất kỳ ai theo ý muốn (trước đó, tài sản của người quá cố thuộc quyền sở hữu của thị tộc người đó)... Cải cách quan trọng nhất của Sôlông là nhằm vào thủ tiêu những đặc quyền, đặc lợi của quý tộc, xác định địa vị của mỗi công dân theo mức tài sản của họ. Với những nội dung đó, cải cách của Sôlông đã giáng đòn chí tử vào chế độ công hữu CSNT, đưa chế độ tư hữu - cơ sở kinh tế của xã hội CHNL vào cuộc sống, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển vững chắc của xã hội CHNL. Tuy vậy, những cải cách của Sôlông đã không thủ tiêu được hoàn toàn những tàn tích của chế độ thị tộc, chế độ sở hữu lớn cũng như những ảnh hưởng chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn còn chiếm ưu thế; việc chia lại ruộng đất cho nông dân cũng đã không thực hiện được. Cuộc cải cách của Sôlông không triệt để. Sự xóa bỏ hoàn toàn những cơ sở, điều kiện của xã hội thị tộc, của phương thức sản xuất cũ phải chờ đến cải cách của Cli-xpen. Vừa lên cầm quyền, Cli-xpen liền thực hành ngay một loạt cải cách mà tính chất của nó, theo Ăngghen, là cách mạng. Trong "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước", Ăngghen viết: "Cuộc cách mạng của Cli-xten (509 trước công nguyên) lật đổ hẳn họ (tầng lớp quý tộc - tác giả luận án ghi chú)... đồng thời lại lật đổ cả tàn tích cuối cùng của chế độ thị tộc nữa" [66, tr. 176]. Trong cải cách, Cli-xpen đã phân chia tất cả công dân Aten theo những khu vực hành chính. Bằng cách đó, ông đã xóa bỏ được sợi dây cuối cùng níu kéo sự tồn tại của xã hội thị tộc: sợi dây huyết thống - sợi dây vốn đã không bền chặt, vì cơ sở kinh tế của nó - một cơ sở kinh tế mang tính thuần nhất chỉ dựa trên chế độ công hữu - đã bị xâm phạm bởi các cải cách của Sôlông trước đó. Cuộc cải cách của Cli-xpen đã làm thay đổi toàn bộ xã hội Aten từ cơ cấu của bản thân chính quyền nhà nước, cho đến đời sống kinh tế - xã hội, đã tạo ra một xã hội CHNL điển hình. Như vậy, trong giai đoạn đầu, Nhà nước CHNL đã bằng quyền lực để xóa bỏ mối quan hệ, các tàn tích của xã hội CSNT, thiết lập nên cơ sở kinh tế cho xã hội mới - xã hội CHNL, chế độ tư hữu. Sau khi thiết lập được cơ sở kinh tế vững chắc cho sự tồn tại của xã hội CHNL, Nhà nước chủ nô lại tiếp tục sử dụng quyền lực của mình can thiệp vào đời sống kinh tế. Pháp luật quy định nô lệ phải làm việc, không được phản đối (pháp luật cổ đại Trung Quốc); nếu nô lệ không vâng lời, họ có thể bị cắt tai; nô lệ bỏ trốn thì bản thân và những người che giấu cho họ bị tử hình (luật Hăm Murabi); nô lệ ốm đau thì chủ nô được phép bỏ cho chết dần; nô lệ bỏ trốn thì những người trong gia đình bị tử hình (luật La Mã). Đồng thời, pháp luật cũng đảm bảo tính tuyệt đối của quyền tư hữu đối với nô lệ và mọi tài sản khác của chủ nô, quyền cha truyền con nối nô lệ và những tài sản đó... (luật La Mã). Như vậy, luật pháp ở đó đảm bảo quyền tuyệt đối của chủ nô trong việc chiếm hữu toàn bộ của cải vật chất do sức lao động của nô lệ tạo ra cũng như bản thân nô lệ. Sự can thiệp của Nhà nước trong xã hội CHNL đối với kinh tế mang tính gián tiếp. ở đây, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh; không tham gia vào việc quy định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, cần tạo ra bao nhiêu sản phẩm và sản xuất cho ai. Nhà nước, bằng cách ban bố pháp luật, kiểm tra, giám sát việc thi hành luật pháp, tạo ra môi trường cho quá trình sản xuất. Trong xã hội CHNL, vào thời kỳ hình thành và phát triển, sự tác động của Nhà nước đối với kinh tế bằng hình thức trên đã tạo điều kiện cho nền sản xuất xã hội phát triển. Nhưng, càng về sau, nhất là vào khoảng thế kỷ thứ II, thứ III, cũng chính sự can thiệp của Nhà nước, cũng chính môi trường pháp lý mà Nhà nước đã tạo ra cho nền kinh tế lại trói buộc sự phát triển của LLSX, đã tạo ra những người lao động chây ỳ, chậm chạp, lười biếng và những công cụ lao động nặng nề, thô kệch (để đối phó với sự phá hoại của nô lệ). Những người chủ nô sử dụng nô lệ để tiến hành lao động sản xuất, nhưng không hề quan tâm đến việc cải tiến phương pháp canh tác. Chủ nô chiếm đoạt toàn bộ thành quả lao động của nô lệ, nhưng không đảm bảo việc cung cấp những tư liệu sinh hoạt tối thiểu cho họ. Tình trạng ngược đãi nô lệ đã không thể làm cho năng suất lao động được nâng lên. "Nô lệ đã làm cho năng suất ruộng đất giảm sút nghiêm trọng. Họ bị cưỡng bức làm việc như trâu, ngựa và sống một cuộc đời khổ ải không khác gì loài vật. Họ cày cấy bừa bãi, khi gieo hạt họ cố ý gieo lung tung, làm lãng phí rất nhiều hạt giống. Họ gặt lúa đem về sân nhà chủ mà không chú ý xem lúa đã chín chưa. Thậm chí trong khi gánh lúa về nhà chủ, họ tìm cách thu giấu lúa đi hoặc cố ý làm rơi vãi lúa ở dọc đường" [99, tr. 220]. Để cứu vãn tình thế và đảm bảo cho sự tồn tại của mình, các chủ nô dần dần đã cấp nhà, giao đất, công cụ súc vật kéo, giống má... cho nô lệ, và sau mỗi vụ buộc họ nộp lại một phần lớn hoa lợi cho chủ. Bằng cách đó, nô lệ đã biến thành lệ nông. Tuy nhiên, sự ra đời của chế độ lệ nông cũng không làm cho phương thức sản xuất CHNL phục sinh, không làm cho LLSX phát triển. So với những người nô lệ, lệ nông có một chút tự do hơn và, do đó, có tinh thần tự nguyện sản xuất hơn. Nhưng những người lệ nông, về mặt pháp lý, vẫn là nô lệ; về kinh tế, họ bị trói chặt vào mảnh đất mà chủ nô giao cho; và nói đúng ra, họ không phải là người nô lệ, nhưng cũng không phải là người tự do. Hơn nữa, dù có thay đổi trong cách quản lý tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm của quá trình sản xuất để phương thức sản xuất CHNL có những biểu hiện "phục sinh", nhưng bằng sức mạnh của mình, Nhà nước lại can thiệp quá thô bạo vào khâu phân phối, bắt buộc lệ nông phải đóng sưu cao, thuế nặng; đóng góp sức người, sức của phục vụ cho bộ máy quan liêu ngày càng phình to và sự tiêu xài hoang phí của nó. Cho nên, những biểu hiện "phục sinh" đó cũng qua đi nhanh chóng, để lại đằng sau nó những cánh đồng hoang hóa, những thành thị tiêu điều, nền kinh tế xác xơ. Xã hội CHNL lâm vào khủng hoảng. Xã hội phong kiến ra đời thay thế nó. Sự tan rã một cách nhanh chóng của xã hội CHNL và sự hình thành xã hội phong kiến diễn ra nhờ những biến đổi to lớn trong đời sống kinh tế dưới tác động của Nhà nước, chủ yếu biểu hiện ở việc lãnh địa hóa toàn bộ ruộng đất trong xã hội, nông nô hóa giai cấp nô lệ, trang viên hóa nền kinh tế. Chẳng hạn, ở xứ Gôlơ từ thời Sáclơ Mácten thế kỷ VII đến Saclơ Manhơ thế kỷ IX, Nhà nước đã ban hành và thực hiện một loạt chính sách khác nhau, mà tiêu biểu là chính sách phân phong ruộng đất. Khác với chế độ phong tặng ruộng đất trước kia, chính sách phân phong ruộng đất của Saclơ Mácten là chính sách ban cấp ruộng đất có điều kiện. Ruộng đất ban cấp chỉ được sử dụng hết đời chứ không được truyền cho con cháu. Sang thế kỷ IX, dưới thời Saclơ Manhơ, do kết quả của chiến tranh chinh phục, chính sách ban cấp ruộng đất có phần nới rộng hơn: Người được nhận đất ban cấp với diện tích rộng hơn, được phép truyền cho con cháu. Nhờ vậy, giai cấp phong kiến được hình thành ngày một đông đảo. Sự tác động của Nhà nước vào kinh tế không chỉ thấy ở La Mã, Gôlơ thời cổ - trung đại, mà còn thấy phổ biến ở các nơi khác. ở phương Đông, ngay từ thời cổ đại, sự can thiệp, tác động của Nhà nước vào kinh tế có phần sâu sắc hơn. Do phải chịu nhiều tác động của thiên tai, chiến tranh xâm lược, người ở phương Đông phải thường xuyên tập hợp, đoàn kết thành các cộng đồng. Lực lượng tổ chức, lãnh đạo cộng đồng làm những công việc đó chính là Nhà nước. Như vậy, trong xã hội phương Đông, ngoài những yếu tố mang tính chất chung của lịch sử xã hội loài người (như sự phân hóa giai cấp trong xã hội - điều mà Mác và Ăngghen đã không ít lần đề cập đến - quy định sự ra đời của Nhà nước), những công việc mang tính chất chung như bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chống thiên tai... cũng là nguyên nhân cơ bản (nếu không muốn nói là nguyên nhân quyết định) của sự ra đời Nhà nước. Chính vì lẽ đó, trong một chừng mực nhất định, có thể nói vai trò kinh tế của Nhà nước phương Đông trong buổi bình minh của nó mang ._.đậm tính chất xã hội. Nói cụ thể hơn, tính chất đó còn bị chi phối chủ yếu bởi lợi ích quốc gia, dân tộc chứ không phải chủ yếu là lợi ích giai cấp như ở phương Tây và ở một số giai đoạn phát triển sau này của nó. ở Việt Nam, sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế diễn ra rất sớm. Từ thời Hùng Vương dựng nước - thời kỳ mà theo các nhà sử học, Nhà nước còn đang trong hình thức phôi thai - sự can thiệp của Nhà nước Việt Nam vào kinh tế đã rõ nét. Nhà nước giữ vai trò chỉ huy xây dựng các công trình công cộng, như đắp đê chống lũ, xây dựng hệ thống kênh, ngòi, làm đường sá. Trong giai đoạn xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình kinh tế đã góp phần giải phóng sức sản xuất (chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp), tạo điều kiện cho QHSX phong kiến ra đời. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, các triều đại Ngô, Đinh, tiền Lê, Lý, Trần và Lê sơ đều tập trung sự chú ý của mình vào vấn đề ruộng đất, cơ sở quan trọng nhất của phương thức sản xuất phong kiến. Trước đó, ruộng đất ở Việt Nam tồn tại dưới hai hình thức chủ yếu: đất công thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và đất tư thuộc quyền sở hữu của tư nhân. Các triều đại phong kiến nói trên đã đưa ra những chính sách làm thay đổi mối quan hệ của hai hình thức sở hữu này. Nhà Đinh đã thực hiện chế độ phong cấp ruộng đất- chế độ ban thưởng ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước cho các quan lại, quí tộc, người có công với triều đình. Sang thời Lý, Lê chính sách này có những thay đổi căn bản. Thời Lý, ruộng phong cấp được chia làm hai loại: ruộng thực ấp và thực phong. Ruộng thực phong ràng buộc người dân ở đó với quý tộc, còn ruộng thực ấp không chỉ ràng buộc dân với quý tộc mà còn ràng buộc họ với Nhà nước. Do vậy, thời Lý ruộng thực ấp được chú ý hơn. Thời Trần, chính sách phong cấp ruộng đất phát triển theo hướng có lợi cho sự ra đời chế độ tư hữu ruộng đất. Ruộng đất phân phong không còn chia làm hai loại như trước, mà được hiểu như chế độ thực phong thời Lý. Chính vì vậy, nhiều thái ấp của quý tộc Trần ra đời. Bên cạnh việc phong thái ấp, nhà Trần còn cho phép vương hầu, quý tộc chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập điền trang. Khác với các thái ấp, các điền trang thuộc quyền sở hữu của quý tộc. Cuối thời Trần, điền trang, thái ấp đều được mở rộng, nhiều công dân biến thành nông nô, nô tì chịu sự áp bức bóc lột nặng nề. Quan hệ nông nô, nô tì lúc đó đã đi ngược lại xu thế phát triển của sản xuất xã hội, do vậy, đã kìm hãm sức sản xuất, đẩy nhà Trần lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị và đi đến sụp đổ. Sự sụp đổ của nhà Trần là một bằng chứng lịch sử cho thấy vai trò quyết định của kinh tế trong mối quan hệ với Nhà nước, đồng thời, nó cũng cho thấy, khi Nhà nước tác động ngược với xu thế phát triển khách quan của kinh tế - xã hội thì sớm hay muộn nó cũng sẽ bị diệt vong. Nhà Hồ thay thế nhà Trần. Hồ Quý Ly đã ban hành chính sách "hạn điền" và "hạn nô". Với chính sách này, chế độ điền trang thái ấp, nông nô, nô tì vẫn được thừa nhận, nhưng số điền trang, thái ấp, nông nô, nô tì của quý tộc Trần đã chuyển sang tay Nhà nước. Bằng cách đó, nhà Hồ muốn tăng quyền lực kinh tế, chính trị của mình lên. Tuy nhiên, về thực chất, chính sách "hạn điền", "hạn nô" không góp phần giải phóng sức sản xuất đang bị kìm hãm mà, ngược lại, còn làm cho tình trạng này trầm trọng thêm.Vì vậy, nhà Hồ cũng giống như nhà Trần, đã bị tước bỏ quyền thống trị trong xã hội. Dưới thời Lê sơ, năm 1477 Nhà nước ban hành chính sách "lộc điền". Theo chính sách này, chỉ có vua và quan tứ phẩm trở lên mới được hưởng "lộc điền". "Lộc điền" có một phần ruộng đất được cấp vĩnh viễn, còn phần lớn chỉ được cấp cho sử dụng. Chính sách "lộc điền" đã đánh dấu một bước phát triển trong kinh tế Việt Nam. Nhờ có chính sách này, quan hệ địa chủ - tá điền ra đời thay thế cho quan hệ nông nô, nô tì; chế độ tư hữu có được bước phát triển đáng kể; sức sản xuất được giải phóng; năng suất lao động xã hội tăng lên. Bên cạnh ruộng đất thuộc sở hữu của Nhà nước, có ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân. Đó là số ruộng đất của địa chủ và nông dân tự canh, trong đó, ruộng đất của địa chủ là chủ yếu. Nhiều ý kiến cho rằng ruộng tư ở Việt Nam xuất hiện khá sớm, ngay từ thời Bắc thuộc, nhưng dưới chế độ phong kiến Vào thời Lý, ruộng tư mới được công nhận về pháp lý. Sang thời Trần, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển của ruộng tư. Nhà nước đánh thuế ruộng tư nhẹ hơn so với ruộng công; bán ruộng công làm ruộng tư; bồi thường cho chủ ruộng, nếu Nhà nước lấy ruộng của họ sử dụng... Đến thế kỷ XV, thời Lê sơ, ruộng tư có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn. Nhà Lê đã ban hành nhiều chính sách phát triển ruộng tư. Nhà nước tạo điều kiện, ủng hộ tình trạng "chiếm công vi tư". Luật Hồng Đức cho phép biến quyền chiếm hữu lâu năm thành quyền sở hữu, quy định các hình thức bán đợ, bán vĩnh viễn ruộng đất trong nhân dân... Như vậy, từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, ruộng công và ruộng tư luôn trong tình trạng biến động. Sự biến động đó chủ yếu do việc thực thi các chính sách cụ thể của Nhà nước các triều đại phong kiến từ nhà Ngô đến nhà Lê ban hành. Việc thực hiện các chính sách đó đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh những chính sách ruộng đất, các triều đại phong kiến còn quan tâm đến một số công việc khác có liên quan đến phát triển nông nghiệp. Thời Lý -Trần, Nhà nước cho xây dựng các công trình thủy lợi lớn như đê Cơ Xá (thời Lý), đê Quai Vạc (thời Trần)...Nhà vua trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua các quan chức chuyên trách trông coi hệ thống đê điều. Nhà nước rất chú ý bảo vệ sức lao động nông nghiệp. Năm 1010, vua Lý ra chiếu bắt những người dân lưu vong phải trở về quê cũ làm ăn. Các vua thời Lý - Trần thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông", "sử dân dĩ thời"... nhằm sử dụng tốt mọi lực lượng vào sản xuất nông nghiệp. Việc xem xét một số chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV trên đây cho thấy, khi Nhà nước đề ra được các chính sách phù hợp với xu thế phát triển chung của sản xuất (thời Lý-Trần, Lê sơ) thì sản xuất phát triển mạnh, xã hội hưng thịnh và phát triển; ngược lại, nếu chính sách đề ra không giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển sản xuất và các lực lượng đang kìm hãm nó (thời kỳ cuối của các triều đại và nhất là thời nhà Hồ) thì sản xuất xã hội đình trệ và, sớm hay muộn, triều đại ấy cũng tan rã. Như vậy, trong sự phát triển của nền sản xuất xã hội, kể từ khi Nhà nước xuất hiện cho đến thời phong kiến, bằng các chính sách, bằng ý chí, quyền lực của mình, Nhà nước đã luôn tác động vào kinh tế và sự tác động của Nhà nước đã có thể làm kinh tế phát triển lúc nhanh, lúc chậm, thậm chí thụt lùi. Nhà nước đã dùng bạo lực để cưỡng bức kinh tế, chiếm đoạt đa số những sản phẩm do nhân dân lao động tạo nên. Nhưng, bên cạnh việc cưỡng bức kinh tế, Nhà nước - đặc biệt Nhà nước phương Đông - đã có công tập hợp lực lượng nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, khuyến khích việc di dân, khai khẩn đất hoang để mở rộng diện tích canh tác. Với nghĩa đó, Nhà nước cũng ít nhiều mang tính nhân dân, tính dân tộc. Tuy nhiên, xét trong tổng thể, cùng với sự phát triển của xã hội, của chế độ tư hữu, trong quá trình tác động vào kinh tế, tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước dần dần bị chìm xuống, bị che lấp bởi tính giai cấp. Mọi sự thăng trầm, phát triển hay ngưng trệ của nền kinh tế đều bị chi phối trực tiếp bởi lợi ích của các thế lực cầm quyền, và do đó, nó thường gắn với sự thăng trầm của các triều đại. Điều đó diễn ra trong tất cả các hình thái kinh tế-xã hội có Nhà nước, trong cả thời kỳ quá độ từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội khác. Điều đó cũng diễn ra trong xã hội hiện đại ngày nay của chúng ta. 1.2. Nhà nước trong kinh tế thị trường 1.2.1. Một số học thuyết kinh tế ngoài chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò kinh tế của Nhà nước trong KTTT Như đã biết, sự tác động của Nhà nước đến kinh tế diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử, kể từ khi có Nhà nước đến nay. Tuy nhiên, trong nền kinh tế tự nhiên và nền kinh tế hàng hóa giản đơn (thường gắn với giai đoạn CHNL, phong kiến), vấn đề điều tiết, quản lý nền kinh tế trên phạm vi toàn xã hội chưa trở nên cấp bách. Vì thế, học thuyết nghiên cứu về kinh tế, đặc biệt những quan hệ kinh tế - chính trị còn hết sức lẻ tẻ. Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển lên trình độ cao, KTTT với tính chất phức tạp của nó đã đặt ra nhu cầu có hệ thống tri thức đầy đủ, hoàn chỉnh về các quan hệ kinh tế - chính trị để chỉ đạo hoạt động kinh tế của xã hội và là cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khi ấy, hàng loạt các quan điểm, học thuyết kinh tế - chính trị của các giai cấp, các lực lượng cơ bản trong xã hội đã ra đời. Gắn liền với giai đoạn quá độ từ xã hội phong kiến sang XHTB, chuyển từ kinh tế hàng hóa giản đơn sang KTTT, tương ứng với thời kỳ tích lũy nguyên thủy, chủ nghĩa trọng thương đã ra đời. Nó là cơ sở lý luận cho việc tạo lập một trong hai điều kiện cơ bản cho sự hình thành phương thức sản xuất tư bản: tập trung khối lượng tiền tệ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh TBCN. Theo các nhà trọng thương, sự giàu có của mỗi quốc gia được đánh giá không phải bằng lượng của cải vật chất, lượng sản phẩm hàng hóa, mà là lượng tiền tệ của họ. Để làm giàu cho đất nước, để tích lũy được nhiều tiền tệ, chủ nghĩa trọng thương cho rằng cần chú trọng hoạt động ngoại thương, vì theo họ, chỉ có lưu thông mua bán, trao đổi mới sinh ra lợi nhuận. Việc tích lũy tiền tệ của mỗi quốc gia, theo các nhà trọng thương, chỉ có thể thực hiện được nhờ bàn tay "bà đỡ" của Nhà nước. Chỉ có Nhà nước, thông qua và bằng hệ thống pháp luật, chính sách, thậm chí cả sức mạnh bạo lực, mới có khả năng hướng dẫn, điều tiết lưu thông tiền tệ trong phạm vi quốc gia, cấm xuất khẩu vàng bạc; thu hút và cướp bóc vàng bạc từ bên ngoài về. Trong tổng thể, quan điểm của chủ nghĩa trọng thương còn nhiều hạn chế, thậm chí cả sai lầm. Nhưng, nếu đứng dưới góc độ chính trị - kinh tế, quan điểm của chủ nghĩa trọng thương đã góp phần hình thành nên phương thức sản xuất TBCN, nó là cơ sở lý luận cho hoạt động của một số các quốc gia (như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha...), giúp các quốc gia này đẩy nhanh tốc độ phát triển của mình. Sang thế kỷ XVIII, sự phát triển chóng mặt của phương thức sản xuất TBCN sau khi đã cởi bỏ được những khuôn khổ chật hẹp của phương thức sản xuất phong kiến, của chế độ phong kiến, đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Sự thay thế QHSX phong kiến bằng QHSX TBCN đã làm đảo lộn tính chất của những quan hệ xã hội, trong đó, cơ bản nhất là quan hệ kinh tế - chính trị, kinh tế - Nhà nước. Thực tế đó đòi hỏi phải có những học thuyết mới chỉ đạo sản xuất, kinh doanh của nhà tư bản, làm cơ sở cho chính sách của Nhà nước tư sản. Mở đầu cho hàng loạt học thuyết bàn về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế TBCN là học thuyết của trường phái cổ điển với đại biểu xuất sắc như Adam Xmith (1723 - 1790). Adam Smith đã dựa trên thực tiễn sinh động của phương thức sản xuất TBCN thế kỷ XVIII để đưa ra lý thuyết "bàn tay vô hình" và nguyên lý "Nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh tế". Adam Smith cho rằng tổ chức nền sản xuất hàng hóa cần diễn ra theo nguyên tắc tự do, vì hoạt động của nền kinh tế do chính hệ thống các quy luật kinh tế khách quan (ông gọi là "trật tự tự nhiên") chi phối. Theo ông, cái chi phối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất và trao đổi là lợi ích cá nhân. Mỗi người chỉ biết tư lợi, chỉ thấy tư lợi và làm theo tư lợi. Do đó, cần có "bàn tay vô hình" để buộc con người thực hiện nhiệm vụ không nằm trong dự kiến là đáp ứng lợi ích xã hội và, thậm chí, đáp ứng lợi ích xã hội tốt hơn ngay cả khi họ có ý định làm điều đó. Từ đó, ông cho rằng Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, không nên phá vỡ cái "trật tự tự nhiên" của kinh tế. Theo ông, Nhà nước có chức năng cơ bản là bảo vệ quyền sở hữu tư bản, thông qua luật pháp, đảm bảo hoạt động cho các nhà kinh doanh, đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài, chống các phần tử trong nước nhằm đảm bảo môi trường ổn định cho nền kinh tế phát triển nhanh. Nói cách khác, ông coi Nhà nước là "người bảo vệ", "lính canh gác cho nền kinh tế". Mặc dù gạt bỏ vai trò kinh tế của Nhà nước, nhưng Adam Smith cũng phải thừa nhận rằng đôi khi Nhà nước cũng phải đảm nhiệm những nhiệm vụ kinh tế nhất định, như chăm lo tới việc đào sông, đắp đường, duy trì ngọn hải đăng trên biển...- tức là tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế, giải quyết các công việc mà tự mỗi cá nhân các nhà sản xuất kinh doanh không thể đảm đương được [27, tr. 62-63]. Lý thuyết "bàn tay vô hình" của Adam Xmith là sự tổng kết thực tiễn của ông. Sau khi ra đời, nó đã được ủng hộ nhiệt liệt của giới sản xuất, kinh doanh tư bản. Nền KTTT TB được "tự do" vận động. Nhưng, sự vận động "tự do" đó đã dẫn đến một kết quả mang tính hai mặt: một mặt, đã làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hóa ngày càng cao, kích thích cải tiến kỹ thuật, công nghệ, làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy LLSX phát triển; mặt khác, do tính tự phát, nền kinh tế đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái. Sang thế kỷ XIX, sự khủng hoảng của CNTB ngày càng tăng dẫn đến mâu thuẫn giai cấp giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt. Quá trình chuyển CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền nảy sinh những hoạt động kinh tế - xã hội mới. Trường phái kinh tế - chính trị tư sản cổ điển tỏ ra bất lực trong việc bảo vệ CNTB và các trường phái kinh tế học chính trị tư sản mới đã xuất hiện để phân tích nền KTTT, trong đó có trường phái kinh tế học cổ điển mới ở áo, Anh, Mỹ; và, đặc biệt, ở Thụy Sĩ, lý thuyết cân bằng tổng quát của L.Wanlras đã ra đời. Thoạt đầu, trường phái cổ điển mới ủng hộ quan điểm của trường phái cổ điển về vai trò của Nhà nước trong nền KTTT. Nhưng, đến cuối thế kỷ XIX, sang đầu thế kỷ XX, khi cạnh tranh đã dẫn đến độc quyền, CNTB rơi vào khủng hoảng mới, trầm trọng, sâu sắc hơn. Khi CNXH ra đời, các nhà kinh tế - chính trị học cổ điển mới cho rằng Nhà nước cần phải can thiệp vào nền kinh tế trên tầm vĩ mô. Họ cho rằng trong điều kiện độc quyền, thông qua các chính sách dưới hình thức luật, Nhà nước tác động đến kinh tế nhằm tăng phúc lợi kinh tế, tăng thu nhập quốc dân. Vào những năm 1929 - 1933, khủng hoảng kinh tế của CNTB diễn ra rất trầm trọng. Nó chứng tỏ học thuyết cổ điển và cổ điển mới có nhiều điểm thiếu chính xác. Lý thuyết "bàn tay vô hình" của Adam Smit và "cân bằng tổng quát" của L.Wanlras không thể đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh. Sự phát triển nhanh chóng của CNTB độc quyền lên độc quyền nhà nước đòi hỏi cần phải có sự can thiệp ngày càng tăng của Nhà nước vào kinh tế, đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế - chính trị mới. Kết quả là, lý thuyết về nền kinh tế TBCN có sự điều tiết của Nhà nước đã ra đời. Người sáng lập của nó là J.M.Keynes (1884 - 1946) - nhà kinh tế chính trị học người Anh. Theo J.M.Keynes, tính chất không ổn định của nền kinh tế, khối lượng thất nghiệp ngày càng tăng trong xã hội tư bản không phải là vốn có, mà do các chính sách kinh doanh lỗi thời, bảo thủ, thiếu sự can thiệp của Nhà nước. J.M.Keynes không đồng ý với trường phái kinh tế - chính trị học cổ điển và cổ điển mới về sự tự điều chỉnh, tự cân bằng của nền kinh tế. Ông cho rằng để định hướng nền kinh tế phát triển cân đối, hài hòa, Nhà nước cần phải can thiệp vào thị trường, phải trực tiếp đứng trong guồng máy kinh tế và phải điều tiết từ bên trong bằng các công cụ tài chính - tín dụng, lưu thông tiền tệ... cả ở tầm vĩ mô và vi mô. ở tầm vĩ mô, Nhà nước sử dụng các công cụ lãi suất, tín dụng, điều tiết lưu thông tiền tệ, chống lạm phát, thuế bảo hiểm, trợ cấp, đầu tư phát triển. ở tầm vi mô, Nhà nước trực tiếp phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ công cộng để giải quyết việc làm và góp phần ổn định nền kinh tế. Trong bối cảnh bất ổn định của nền kinh tế tư nhân TBCN lúc bấy giờ, học thuyết của Keynes được xem như một cứu cánh. Các nước tư bản đã vận dụng học thuyết này vào thực tiễn kinh tế của mình với hy vọng bằng sự can thiệp của Nhà nước, sẽ khắc phục được khủng hoảng, thất nghiệp, tạo ra sự ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội. Song, những chấn động lớn trong nền kinh tế tư bản vẫn xảy ra. Khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát ngày càng gia tăng. Nền kinh tế TBCN lại lâm vào khủng hoảng, bế tắc. Tình trạng đó khiến cho người ta phê phán Keynes một cách gay gắt, từ bỏ học thuyết của ông để đi tìm một lối thoát mới. Kết quả là một loạt học thuyết kinh tế khác nhau đã ra đời. Các học thuyết đó đều bàn về vai trò của Nhà nước trong kinh tế, mong muốn tìm ra phương thức để Nhà nước tác động vào kinh tế một cách có hiệu quả. Một trong số những học thuyết đó là "Chủ nghĩa tự do mới" với tư tưởng cơ bản là thực hiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước ở mức độ nhất định. Những người tự do mới đã nhìn thấy những khiếm khuyết trong học thuyết của Keynes. Họ phê phán Keynes, từ bỏ học thuyết của ông, nhưng họ cũng không quay trở lại với Adam Smit. Bởi lẽ, họ thừa nhận cả quy luật kinh tế khách quan và cả tính tất yếu phải có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Theo họ, việc Nhà nước đã can thiệp sâu rộng vào kinh tế, cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô đã khiến cho nền kinh tế không thể vận hành theo các quy luật kinh tế vốn có của nó. Để nền kinh tế có thể phát triển bình thường, những người tự do mới yêu cầu "Nhà nước ít hơn và thị trường nhiều hơn". Chủ nghĩa tự do mới phát triển mạnh mẽ ở Mỹ, Pháp với khuynh hướng và nội dung cơ bản sau: - Những người tự do mới thuộc phái trọng tiền ở Mỹ (còn gọi là trường phái Chicagô với những người đứng đầu như Milton Friendman, Henry Simons, Geogrye Stigler...) cho rằng, nền kinh tế TBCN là nền kinh tế thường xuyên ở trạng thái cân bằng động. Đó chính là hệ thống tự điều chỉnh, hoạt động dựa trên các quy luật vốn có của nó. Do vậy, về cơ bản, các hoạt động kinh tế phải được "tự do" vận hành theo quy luật của thị trường. Tuy nhiên, nền KTTT TBCN cũng gặp nhiều căn bệnh nan giải, và trong số các căn bệnh đó thì lạm phát là căn bệnh nguy hiểm, nan giải nhất. Để tránh và hạn chế phần nào những căn bệnh đó, để hướng nền kinh tế theo những mục tiêu định sẵn, cần có sự tác động của Nhà nước thông qua chính sách tiền tệ. Nhà nước thông qua việc điều tiết mức cung tiền tệ mà điều chỉnh tốc độ thay đổi của lượng sản phẩm quốc gia, từ đó, đưa đất nước phát triển theo định hướng của mình. - Khác với những người trọng tiền, những người theo phái trọng cung ở Mỹ (như arthus Laffterr, Hede Winniski, Norman Ture, Paul Craig Roberto) cho rằng nhiệm vụ chính của Nhà nước là chống lạm phát; vai trò của Nhà nước là điều tiết mặt cung của nền kinh tế. Theo họ, khối lượng sản xuất là kết quả của chi phí, mà những chi phí này lại đem lại cho nền kinh tế tính kích thích. Do vậy, nhiệm vụ của Nhà nước là xây dựng các điều kiện để các yếu tố kích thích kinh tế xuất hiện, qua đó, thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong số các chính sách góp phần tạo ra yếu tố kích thích kinh tế, thì chính sách khuyến khích dân cư tiết kiệm thu nhập hiện tại để tăng thu nhập tương lai và chính sách thuế hợp lý nhằm kích thích tăng thu nhập toàn xã hội là quan trọng nhất. - Các nhà tự do mới ở Pháp (mà tiêu biểu là Jark Leon Ruyeffer) lại cho rằng, sự điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế chỉ có hiệu quả thông qua kế hoạch hóa định hướng cho sự phát triển. Các kế hoạch này không thể là những "kế hoạch cứng nhắc" về kinh tế, vì mọi quyết định kinh tế được tạo thành không chỉ từ những nhân tố bên trong, mà cả nhân tố bên ngoài đất nước" [41, tr. 20]; đó phải là các kế hoạch tổng thể, kế hoạch dự báo về kinh tế vĩ mô Nếu như các nhà tự do mới tìm kiếm vai trò của Nhà nước ngay trong các hoạt động của nền sản xuất, thì các nhà kinh tế học Bắc Âu lại tìm thấy sự tác động của Nhà nước đối với kinh tế thông qua việc xây dựng mô hình "KTTT xã hội", thông qua việc đảm bảo những phúc lợi chung cho xã hội. Theo họ, nguồn gốc, động lực của sự phát triển xã hội chính là sự đảm bảo những phúc lợi chung. Muốn tạo được động lực đó, Nhà nước phải nắm được mọi nguồn thu nhập và điều tiết các nguồn thu nhập đó để tạo ra "ngôi nhà chung" cho tất cả mọi người. Những người theo trường phái thể chế, nhất là trường phái thể chế mới (như J.K Galbraeth, D.Bell, B.Myrdak, A.Gable, D.Perrouse...) lại cho rằng, động lực phát triển xã hội nằm ngay trong các thể chế - như gia đình, Nhà nước, tổ chức độc quyền, các nghiệp đoàn... Đó cũng là những biểu hiện của tâm lý xã hội, phương thức xử sự và tư duy đã trở thành thói quen; phong tục, tập quán của một nhóm người hay cả một dân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện về luật pháp, luân lý... Để cho các thể chế đó có thể phát huy được tác dụng của mình, cần có vai trò của Nhà nước trong việc thiết lập và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho chúng hoạt động. Quan điểm được xem là khá toàn diện trong việc xác định vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế là quan điểm của trường phái hiện đại - một trường phái được hình thành trên cơ sở của hai trường phái Keynes chính thống và "cổ điển mới". Quan điểm này được trình bày khá rõ trong cuốn "Kinh tế học" của Paul A Samuenlson. Trong tác phẩm này, Samuelson đã nêu ba loại hình kinh tế: kinh tế tập quán, kinh tế chỉ huy, KTTT. Sau khi phân tích đặc trưng của từng loại hình kinh tế, ông đi đến kết luận: "Không một nền kinh tế hiện đại nào của con người là một trong những hình thức thuần túy như trên"..., "các xã hội là những nền kinh tế hỗn hợp với những nhân tố thị trường, chỉ huy và truyền thống. Do đó, khi điều chỉnh một nền kinh tế hỗn hợp mà không cần cả Chính phủ lẫn cơ chế thị trường cũng giống như vỗ tay bằng một bàn tay" [93, tr. 63]. Nếu để cho cơ chế thị trường tự vận động, thì "bàn tay vô hình sẽ đưa nền kinh tế tới những sai lầm, những khuyết tật, khủng hoảng, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng xã hội... Do đó, cần có bàn tay của Nhà nước. Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế để ngăn chặn khủng hoảng, thất nghiệp, tạo việc làm đầy đủ nhưng đồng thời phải giữ trong khuôn khổ khôn ngoan của cạnh tranh" [93, tr. 63]. Để thực hiện vai trò đó, theo ông, Nhà nước cần thực hiện tốt các chức năng sau đây: Thứ nhất, Nhà nước thiết lập khuôn khổ pháp luật, hành lang pháp lý cho nền KTTT hoạt động. Nói cách khác, Nhà nước đề ra các quy tắc trò chơi kinh tế mà các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả bản thân Chính phủ cũng phải tuân thủ một cách nghiêm túc. Thứ hai, Nhà nước sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả: chống độc quyền, chống ô nhiễm môi trường, chống sự tàn phá tài nguyên thiên nhiên, sản xuất ra các hàng hóa công cộng... Thứ ba, Nhà nước đảm bảo sự công bằng của xã hội thông qua các chính sách thuế (mà quan trọng nhất là thuế lũy tiến được áp dụng cho thuế thu nhập và thuế kế thừa), hệ thống hỗ trợ thu nhập cho người già cả, ốm đau, thất nghiệp... Thứ tư, Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, suy thoái bằng các công cụ thuế, các khâu chi tiêu, lãi suất, thanh toán chuyển nhượng, khối lượng tiền tệ và những quy định hay kiểm soát. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Mỹ, Thụy Điển, Nhật Bản và các nước Đông - Nam á Từ thế kỷ XVI và nhất là đầu thế kỷ XVIII, những người châu Âu đã nhập cư vào Mỹ và, cùng với họ, một làn sóng văn minh tiền tư bản đã du nhập vào vùng đất này. Với mục đích làm giàu, khi nhập cư vào Mỹ, những người châu Âu đã chủ trương đẩy mạnh buôn bán, thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Bằng phương thức sản xuất mới, những người châu Âu đã phá vỡ tình trạng lạc hậu ở châu lục này; tận dụng được các cơ hội thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu... khiến cho nước Mỹ mau chóng trở thành một cường quốc trên thế giới. Trong lịch sử nước Mỹ, theo nhiều nhà nghiên cứu, thời kỳ trước khi nội chiến kết thúc được coi là giai đoạn phôi thai của nền kinh tế hàng hóa của Mỹ. ở thời kỳ này, nền kinh tế phát triển chủ yếu thông qua các đại lượng chuyển dịch các yếu tố của văn minh châu Âu và lợi thế tự nhiên. Các nhà sản xuất kinh doanh phát triển nông nghiệp, công nghiệp cơ khí ở giai đoạn cơ học với quy mô vừa và nhỏ. ở đây, sự hoạt động của các nhà sản xuất kinh doanh diễn ra theo tinh thần tự do. Nhà nước Mỹ chưa thể hiện quyền lực đối với hoạt động kinh doanh. Cho đến nửa cuối của thế kỷ XIX, những khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa hai miền Nam, Bắc nước Mỹ đã tạo thành hai khu vực kinh tế công và nông nghiệp lớn. Tuy nhiên, sự trao đổi hàng hóa giữa hai khu vực này không ngang giá đã gây nên những mâu thuẫn gay gắt, làm bùng nổ cuộc nội chiến 1861 - 1865, đẩy nền kinh tế lâm vào cuộc đình trệ, suy thoái nặng nề những năm cuối thế kỷ XIX. Để vực nền kinh tế Mỹ, thúc đẩy nó tiếp tục phát triển trên tinh thần ủng hộ học thuyết tự do kinh doanh, Nhà nước Mỹ đã có những hành động hỗ trợ quan trọng. Chẳng hạn: 1. Việc ban hành những đạo luật có liên quan đến kinh doanh đất đai và các bất động sản khác được coi là hành vi có ấn tượng nhất trong sự phát triển KTTT ở Mỹ. Nhờ hành vi này, một mặt, thị trường đất đai và các bất động sản khác được hình thành công khai, mang tính pháp lý; mặt khác, Nhà nước có thêm một nguồn thu lớn từ thuế để hoạt động điều hành đất nước. 2. Sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ trong việc xây dựng đường dây điện tín đầu tiên giữa Washington và Baltimore vào đầu những năm 40 của thế kỷ XIX đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp viễn thông toàn cầu hình thành và phát triển. 3. Năm 1863, vào giữa cuộc nội chiến, Quốc hội đã thừa nhận sự cần thiết phải có một hệ thống tài chính quốc gia và đã thông qua Đạo luật về ngân hàng quốc gia, thiết lập một cơ quan giám sát ngân hàng đầu tiên trên phạm vi toàn quốc. Vào những năm sau đó, chính phủ đã tạo lập Hệ thống dự trữ liên bang (Ngân hàng TƯ Hoa Kỳ) cũng như hàng loạt các tổ chức trung gian tài chính công cộng. 4. Hệ thống đường sắt xuyên lục địa đã được xây dựng sau nội chiến dưới sự trợ giúp đắc lực của Chính phủ đã góp phần tạo dựng nên hệ thống thị trường thông suốt trong cả nước [70, tr. 736]. Những hành động đắc lực này của Nhà nước đã mở ra cho lịch sử nước Mỹ một trang mới, kỷ nguyên CNH với tự do kinh doanh có sự hỗ trợ của Nhà nước (1865 - 1933). Với hình thức tự do kinh doanh, đến cuối thế kỷ XIX, các doanh nghiệp lớn ở Mỹ đã thực hiện được một cuộc cách mạng lớn, tạo ra một nền sản xuất hàng hóa đồ sộ. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ đã dần làm hình thành trong nó những tổ chức độc quyền - chi phối hết thảy các công đoạn sản xuất, kinh doanh từ A đến Z và, do vậy, kiềm chế cạnh tranh. Điều đó xâm hại đến lợi ích của những người sản xuất nhỏ, những người tiêu dùng, gây nên nhiều phản ứng trong các tầng lớp dân cư của xã hội. Để giải quyết tình trạng đó, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các đạo luật chống độc quyền. Và bằng hành vi này, Chính phủ bắt đầu thể hiện vai trò pháp lý và sức mạnh chính trị của mình đối với luận thuyết "tự do kinh doanh" của giới doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng xuất phát từ đặc thù của Mỹ, những người nào mạnh về kinh tế và kinh doanh sẽ chi phối quyền lực chính trị, nên "dù trong các đạo luật chống độc quyền có hạn chế hoạt động của các công ty này đến đâu đi nữa, kể cả việc cấm các công ty bàn bạc và thống nhất giá cả với nhau trước khi đem bán, thì kẽ hở của các đạo luật cứ lộ ra một cách ngẫu nhiên hoặc cố ý. Thí dụ, công ty lớn tự nguyện sáp nhập với nhau, trở thành những hãng khổng lồ, để qua đó cùng nhau định ra biểu giá có lợi nhất cho mình mà không bị luật pháp khống chế. Kết quả là tới năm 1904, theo thống kê chính thức đã có 1/3 tài sản công nghiệp của đất nước được hợp nhất vào 318 công ty khổng lồ với số vốn là 7,3 tỷ đô la. Và cuối cùng, các làn sóng hợp nhất đã dẫn đến việc hình thành những tập đoàn với tên gọi trở nên phổ cập như Công ty thép Mỹ, Công ty điện thoại và điện tín Mỹ, Công ty len Mỹ, Công ty cao su Hoa Kỳ [94, tr. 94-95]. Sự lũng đoạn của các công ty độc quyền về thị trường và giá cả đã làm cho nền kinh tế Mỹ gặp không ít khó khăn vào những năm 20 của thế kỷ XX. Bên cạnh đó, do sức sản xuất của các công ty ngày càng tăng, năng suất lao động nâng cao không ngừng do áp dụng rộng rãi phương pháp quản lý Taylor và tiến bộ kỹ thuật, nên các công ty đã tạo ra một khối lượng khổng lồ các hàng hóa và dịch vụ, làm cho cung vượt quá xa cầu. Nền kinh tế Mỹ lâm vào khủng hoảng. Khủng hoảng bùng nổ, người ta đi tìm nguyên nhân của nó. Và một trong các nguyên nhân được chỉ ra chính là sự "tôn trọng" chính sách "để mặc tư nhân tự do kinh doanh" của Nhà nước Mỹ. Nhằm thoát khỏi khủng hoảng, Chính phủ của tổng thống Rossevelt và những người ủng hộ đã đưa ra "đường lối mới". Từ đấy, nền kinh tế Mỹ bước sang một giai đoạn mới - giai đoạn hậu CNH (từ 1934 đến nay) vớí kinh doanh tiêu dùng và Nhà nước điều tiết nền kinh tế. Nhằm giảm bớt tình trạng cung vượt quá cầu và tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong lịch sử nước Mỹ, tổng thống Rossevelt và Quốc hội đã ban hành nhiều đạo luật mới, bao gồm các biện pháp điều chỉnh việc bán chứng khoán, thừa nhận quyền được thành lập công đoàn của công nhân, đặt ra các quy tắc về tiền công và thời gian làm việc của công nhân, đưa ra các kiểm soát nghiêm ngặt hơn về việc sản xuất và bán lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và mỹ phẩm. Những đạo luật và sự điều chỉnh của các đạo luật được ban hành trước 1930 đã và đang làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế Mỹ - tạo ra một xã hội tiêu dùng. Người dân Mỹ, trong nhiều thập kỷ gần đây cho rằng, giá trị của một cá nhân trong xã hội tiêu dùng không được xác định bằng việc cá nhân ấy làm gì và tiết kiệm được bao nhiêu tiền, mà nó được xác định bởi việc cá nhân ấy tiêu dùng cái gì. Song song với việc tạo môi trường pháp lý cho xã hội tiêu dùng hình thành và phát triển, Chính phủ còn dùng nhiều biện pháp khác nhau để giải quyết mâu thuẫn cung - cầu bằng kích cầu, giảm tỷ lệ thất nghiệp: Chính phủ nỗ lực thực hiện các chương trình phúc lợi và việc làm, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu kinh tế của người nghèo, người già, người không có khả năng lao động; sửa đổi các đạo luật chống độc quyền tạo điều kiện cho hệ thống kinh doanh n._. phát huy rộng rãi sáng kiến, sáng tạo của quần chúng lao động trong quản lý nhà nước; thực hiện tập trung đúng mức đi đôi với tăng cường tự chủ cho cơ sở và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Giữa các cơ quan TƯ và địa phương cần có sự phân cấp rõ ràng. Các cơ quan TƯ, với vai trò là đầu não nhà nước, thực hiện các chức năng quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô, đưa ra các quyết định đối với lĩnh vực then chốt, những cân đối quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đảm bảo sự phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Còn các cơ quan nhà nước ở địa phương: phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, tập quán, tâm lý dân cư ở địa phương trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn lãnh thổ. Việc phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế giữa TƯ và địa phương trong giai đoạn hiện nay cần tránh tình trạng hoặc chồng chéo - một nhà máy, xí nghiệp, một tổ chức sản xuất - kinh doanh do quá nhiều ngành, nhiều cấp quản lý khiến cho chủ thể hoạt động không biết phải nghe ai, theo ai; hoặc độc quyền quản lý: doanh nghiệp TƯ chỉ chịu sự chỉ đạo của TƯ, bất chấp chính quyền địa phương, còn doanh nghiệp của địa phương lại được chỉ đạo theo hướng chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích cục bộ của địa phương, không quan tâm đến lợi ích chung của quốc gia. Sự phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế giữa TƯ và địa phương chính là quá trình thực hiện chức năng ở những mức độ, thẩm quyền và phạm vi quản lý khác nhau. Về thực chất, quản lý nhà nước về kinh tế ở TƯ là quản lý chung theo ngành hoặc lãnh thổ, còn ở địa phương là thực hành pháp luật nhà nước TƯ để giải quyết các vấn đề kinh tế được giao trên lãnh thổ địa phương. Do vậy, muốn thực hiện sự phân cấp quản lý nhà nước một cách có hiệu quả, cần phải đứng trên quan điểm lợi ích chung của quốc gia. Sự phân cấp ấy phải đảm bảo được sự thống nhất chặt chẽ các lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế giữa TƯ và địa phương, quy tụ được các lợi ích khác nhau về một lợi ích chung của quốc gia, dân tộc và lợi ích chính đáng của cá nhân. 3.4. Nâng cao năng lực và phẩm chất của các cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu định hướng XHCN Kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới, nhất là trong khu vực cho thấy, để có thể xây dựng được các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn phù hợp với xu thế thời đại và đặc điểm cuộc sống cụ thể của quốc gia và đưa được chiến lược đó vào cuộc sống, mỗi quốc gia cần có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng có năng lực và phẩm chất cao. Chuyển sang KTTT định hướng XHCN trong điều kiện hội nhập quốc tế, nhiều cán bộ đã vươn lên tự học tập, tích lũy, đổi mới tư duy và nhận thức, nhờ vậy, họ đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới. Tuy vậy, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hiện nay đang bất cập so với yêu cầu về khả năng và phẩm chất. Để khắc phục tình trạng đó, chúng ta cần đổi mới toàn diện công tác cán bộ. 3.4.1. Đổi mới việc xác định mục tiêu, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế trong thời kỳ mới Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, là yếu tố trực tiếp quyết định thành bại của cách mạng. Vì vậy, công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược cách mạng của Đảng, Nhà nước ta. Thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng về vấn đề sớm xây dựng chiến lược cán bộ của thời kỳ mới, Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TƯ Đảng (khóa VIII) đã xây dựng Nghị quyết về chiến lược cán bộ thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Trong đó, Hội nghị đã xác định mục tiêu chung của công tác cán bộ là xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp từ TƯ đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân; đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng. Trên cơ sở mục tiêu chung đó, Nghị quyết cũng đã xây dựng tiêu chuẩn cán bộ làm cơ sở cho việc cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Nắm vững mục tiêu và tiêu chuẩn chung cho cán bộ Đảng và Nhà nước, trong điều kiện hiện nay, để KTTT vận hành theo các qui luật khách quan vốn có, đi đúng định hướng chính trị, các cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: - Có phẩm chất chính trị vững vàng, đủ bản lĩnh định hướng sự vận động đi lên của nền kinh tế phù hợp với đường lối chính trị của Đảng. - Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; có ý thức tổ chức, kỷ luật. - Có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn cao; đủ năng lực và sức khỏe để điều hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường và đạt mục tiêu kinh tế vĩ mô. - Có kiến thức về KTTT và quản trị - kinh doanh; hiểu biết khoa học, công nghệ, pháp luật và thông lệ quốc tế. - Có năng lực tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Các yêu cầu đó được đặt ra nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vừa hồng, vừa chuyên; vừa có tài, vừa có đức. Thực tiễn vận hành của KTTT cho thấy cơ chế thị trường rất khắc nghiệt, nó sẵn sàng đào thải ra khỏi guồng máy hoạt động mọi cá nhân, tổ chức kinh tế hoạt động kém hiệu quả; đồng thời, nó cũng tạo nhiều cơ hội để mỗi cá nhân phát huy tối đa năng lực của mình. Vì vậy, mỗi cán bộ quản lý cần phải có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để hoạt động. Bên cạnh mặt mạnh đó của cơ chế thị trường, sự hoạt động của nó trong điều kiện hiện nay ở nước ta cũng tạo điều kiện cho lối sống vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân, sự tha hóa về phẩm chất chính trị, đạo đức, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, quan liêu...phát triển. Để thoát khỏi những tệ nạn đó, thoát khỏi những cám dỗ đời thường và đưa nền kinh tế nước ta phát triển đúng định hướng chính trị, đạt hiệu quả cao, bên cạnh cái tài, hơn bao giờ hết, các cán bộ quản lý kinh tế cần phải là những người có đạo đức, phải coi cái đức là gốc; phải làm cho cái đức, cái tài không tách rời mà hòa hợp trong mỗi cán bộ. 3.4.2. Những biện pháp chủ yếu nâng cao năng lực và phẩm chất cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế Đổi mới nhận thức về đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ là điểm khởi đầu đồng thời có ý nghĩa định hướng cho toàn bộ quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hiện nay. Đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ không đúng là nguy cơ trực tiếp dẫn đến thất bại trong thực tiễn. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng cán bộ quyết định thành bại của công việc; cán bộ nào, phong trào ấy. Thấm nhuần lời dạy đó của Bác, để nâng cao năng lực, phẩm chất của người cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế, chúng ta cần có quan điểm đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ một cách hợp lý. Thứ nhất, cần có quan điểm lịch sử về vấn đề cán bộ. Người cán bộ quản lý kinh tế trong mô hình kế hoạch hóa tập trung là những người có phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu thực tiễn lúc đó. Ngày nay, trong giai đoạn chuyển sang KTTT định hướng XHCN, người cán bộ quản lý kinh tế cần phải có những phẩm chất khác, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền KTTT định hướng XHCN: hiểu biết sâu sắc các quan điểm, đường lối kinh tế của Đảng; có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức về KTTT; hiểu biết về quy luật kinh tế, pháp luật; năng động, nhanh nhạy trong việc vận dụng các tri thức lý luận chung để giải quyết các công việc cụ thể một cách có hiệu quả nhất. Trên cơ sở xác định những yêu cầu cụ thể đối với cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế mà có những đánh giá chính xác, khắc phục đánh giá chung chung, trừu tượng. Thứ hai, đánh giá cán bộ phải căn cứ vào năng lực thực tế và phẩm chất đạo đức của họ. Trong quan hệ với nhiệm vụ được giao, phẩm chất của người cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế thể hiện ở chỉ tiêu tổng hợp, trong đó, chỉ tiêu cao nhất là mức độ hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả kinh tế- xã hội cao. Thứ ba, việc sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế được tiến hành một cách khoa học, dân chủ, công khai, bảo đảm tuyển chọn đúng người, sắp xếp đúng việc trên cơ sở năng lực và phẩm chất hiện có của người cán bộ. Trong bố trí, sử dụng cán bộ: phải biết kết hợp chặt chẽ các thế hệ cán bộ, các loại cán bộ, tạo thành những tập thể có khả năng bổ sung cho nhau, có tính thống nhất tổ chức cao, có tri thức toàn diện, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ cao. - Xây dựng quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ổn định, có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, cần có quy hoạch cán bộ. Quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức; trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có, dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ để có phương pháp đào tạo, bồi dưỡng; chủ động khắc phục tình trạng "lão hóa", sự thiếu hụt trong đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế như trong thời gian qua. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, thực hiện quá trình đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ bằng nhiều hình thức khác nhau (chính quy, tại chức, đào tạo trong nước và nước ngoài, kết hợp đào tạo tại trường lớp với việc rèn luyện qua thực tiễn công tác, trong lao động sản xuất). Quá trình đào tạo và đào tạo lại phải được thực hiện nghiêm túc, có kiểm tra, đánh giá khách quan nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế theo kịp yêu cầu của cơ chế quản lý mới và nắm bắt được kiến thức quản lý hiện đại. - Hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ. Vấn đề then chốt trong việc nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ là chính sách cán bộ. Chính sách ấy cần nhằm vào việc nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế để họ đủ sức lãnh đạo xây dựng một nền KTTT vì mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ phải trên cơ sở khuyến khích vật chất đi đôi với việc nâng cao lý tưởng, hoài bão cách mạng, động viên tinh thần phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước và đảm bảo công bằng xã hội; khuyến khích những người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả; chống bình quân, bao cấp hoặc tình trạng chênh lệch quá đáng giữa các cấp cán bộ. Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách cán bộ cần nhằm vào chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chính sách sử dụng và quản lý cán bộ, chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần là yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế. Kết luận chương 3 Để khắc phục những yếu kém của Nhà nước trong việc thực hiện vai trò định hướng XHCN đối với sự phát triển của KTTTT ở nước ta hiện nay, trước hết cần hoàn thiện và nâng cao hiệu lực các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, bao gồm hoàn thiện công cụ kế hoạch hóa, kế hoạch hóa sự phát triển kinh tế phải mang tính định hướng và khái quát, tính hướng dẫn gián tiếp, tính năng động, gắn với hiệu quả và lợi ích kinh tế. Các kế hoạch nhằm giải quyết đồng thời các mục tiêu kinh tế và xã hội phải mang tính chất đồng bộ. Cùng với việc hoàn thiện kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân, cũng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý mới nhằm nâng cao vai trò định hướng của Nhà nước. Việc hoàn thiện hệ chuẩn pháp luật theo hướng đó đòi hỏi phải đổi mới phương pháp xây dựng luật kinh tế, đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, tăng cường giáo dục luật pháp, nâng cao ý thức pháp quyền của nhân dân. Ngoài ra, để nâng cao vai trò định hướng XHCN đối với nền KTTT, cần hoàn thiện các đòn bẩy kinh tế khác: cần sớm hình thành và phát triển thị trường tài chính đồng bộ với các loại thị trường khác để các nguồn vốn trong nước và ngoài nước được giao lưu thuận lợi, góp phần huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước một cách có hiệu quả; chính sách tiền tệ phải được xây dựng và sử dụng trong sự thống nhất với chính sách tài chính, phải bám sát và góp phần tích cực thực hiện thắng lợi những mục tiêu của chiến lược kinh tế - xã hội, trước hết là mục tiêu giảm và kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền; thực hiện chính sách xã hội nhằm tạo dựng sự công bằng, bình đẳng xã hội; cải tạo lại hệ thống bảo hiểm hiện có, đưa vào cuộc sống một số hình thức bảo hiểm mới (y tế, bảo hiểm nhân thọ...). Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn chỉnh các chính sách cứu trợ xã hội khác. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói, giảm nghèo và các chương trình xã hội khác. Để nâng cao hiệu quả định hướng XHCN của Nhà nước đối với KTTT, phải nâng cao vai trò của kinh tế nhà nước như là tiền đề vật chất để Nhà nước giữ vững định hướng XHCN sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, trong đó, tiếp tục thực hiện chính sách cổ phần hóa các DNNN được xem là một giải pháp cần thiết. Muốn vậy, phải tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, điều chỉnh, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN đã cổ phần hóa; xây dựng kế hoạch cụ thể cho lộ trình "cổ phần hóa". Ngoài ra, để nâng cao vai trò của kinh tế nhà nước, cần tiếp tục đổi mới đúng đắn, đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, đặc biệt các chính sách đảm bảo thực sự quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các DNNN nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các DNNN hoạt động đạt hiệu quả Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước để phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng XHCN là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc đổi mới đó được nhằm vào việc phát huy dân chủ trong quá trình phát triển kinh tế. Để Nhà nước thực hiện được vai trò định hướng XHCN đối với KTTT, bản thân bộ máy nhà nước cũng phải được đổi mới, nâng cao năng lực và phẩm chất của các cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu định hướng XHCN. Liên quan tới vấn đề cán bộ, cần đổi mới việc xác định mục tiêu, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế trong thời kỳ mới; đổi mới những biện pháp nâng cao năng lực và phẩm chất cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế. Việc thực hiện đồng bộ những phương hướng và giải pháp đó sẽ cho phép Nhà nước ta hoàn thành tốt vai trò định hướng XHCN của mình đối với nền KTTT ở nước ta hiện nay. Kết luận 1. Sự phát triển của lịch sử tuân theo các quy luật khách quan. Sự hoạt động của các quy luật khách quan đó tạo ra quá trình phát triển mang tính chất tự nhiên của lịch sử. Trong thời đại ngày nay, sự tác động của các quy luật khách quan đã dẫn đến xu thế có thể bỏ qua chế độ TBCN để quá độ lên CNXH. Xu thế tất yếu này đã lôi cuốn mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Và Việt Nam ta cũng không nằm ngoài sự lôi cuốn, nằm ngoài vòng xoáy đó. 2. Để thực hiện bước quá độ lên CNXH từ xuất phát điểm thấp, từ một nước sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ, tình trạng lạc hậu, phân tán... chúng ta tất yếu phải chuyển nền kinh tế nước ta sang KTTT- một hình thức kinh tế mà cho đến nay, mặc dù có nhiều khuyết tật, nhưng vẫn là một mô hình kinh tế năng động nhất, phù hợp với trình độ phát triển hiện nay của xã hội loài người. 3. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh bước chuyển từ nền sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc sang sản xuất lớn tất yếu phải trải qua sản xuất hàng hóa, thông qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ, thông qua quan hệ thị trường. Về mặt lịch sử, sản xuất hàng hóa xuất hiện từ trước XHTB. Trải qua một quá trình phát triển, sản xuất hàng hóa đạt được hình thức phát triển cao (cao nhất mà chúng ta thấy được kể từ khi xuất hiện cho đến nay) trong XHTB dưới cái tên gọi KTTT. CNTB đã thông qua sản xuất hàng hóa, thông qua KTTT mà tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra LLSX đồ sộ, phá vỡ tính chia cắt, tách rời, phân tán của sản xuất nhỏ. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, của KTTT, CNTB cũng ngày càng phát triển. Nhưng, KTTT không phải là sản phẩm riêng của CNTB. Nó là sản phẩm của lịch sử, là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại. KTTT ra đời và tồn tại trong những điều kiện nhất định - đó là sự đa dạng của các hình thức sở hữu và của sự phân công lao động xã hội. Khi nào và ở đâu còn những điều kiện đó thì KTTT còn tồn tại. Do đó, KTTT không chỉ có trong XHTB, mà có trước và cả sau CNTB, trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 4. Bước chuyển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay là bước phát triển hợp quy luật khách quan, là con đường duy nhất để từng bước đi lên CNXH. Song, con đường đó có thành hiện thực hay không, nền KTTT có phát triển theo định hướng XHCN hay không, điều đó một phần phục thuộc vào vai trò các nhân tố chủ quan, nhất là Nhà nước. Có thể nói, mọi Nhà nước trong lịch sử, dưới những mức độ khác nhau, đều tác động đến sự phát triển kinh tế. Cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của Nhà nước đối với kinh tế ngày càng tăng: từ chỗ đứng trên, đứng ngoài quá trình sản xuất - kinh doanh đến chỗ tham gia trực tiếp vào quá trình đó; từ chỗ tham gia trực tiếp, Nhà nước lại chuyển sang điều khiển, định hướng cho sự phát triển của nó nhằm đạt được những mục đích nhất định. ở Việt Nam hiện nay, chúng ta vừa thực hiện bước chuyển sang KTTT, vừa hướng cho nền kinh tế đó phát triển theo định hướng XHCN trong bối cảnh trong nước và quốc tế có những yếu tố tác động cùng chiều, nhưng cũng không ít yếu tố tác động ngược chiều với quá trình đó. Vì vậy, vai trò của Nhà nước càng đặc biệt quan trọng. 5. Để thực hiện được vai trò to lớn của mình trong việc xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN, một mặt, Nhà nước cần đảm bảo thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; hoạt động vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, của đông đảo quần chúng nhân dân lao động đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; mặt khác, Nhà nước đó cần tác động vào sự phát triển của nền kinh tế dựa trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng các yếu tố kinh tế, các quy luật kinh tế; đề ra được các đường lối, chủ trương, chính sách hợp lý, từng bước thúc đẩy nền kinh tế phát triển đúng hướng. 6. Khẳng định vai trò to lớn của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng XHCN không có nghĩa là Nhà nước đã và đang đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế. Trái lại, Nhà nước ta còn yếu kém về nhiều mặt, còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy, việc cải cách bộ máy nhà nước, làm trong sạch đội ngũ cán bộ - viên chức nhà nước, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là những đòi hỏi vừa cấp bách, vừa lâu dài để Nhà nước thực sự đảm đương được vai trò là nhân tố chủ yếu định hướng XHCN cho sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. danh mục Tài liệu tham khảo Nguyễn Đức Bách, Lê Văn Yên, Nhị Lê (1998), Một số vấn đề định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. Ban Tư tưởng - văn hóa TƯ (1993), Một số vấn đề lý luận thực tiễn chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam, tập 2, Hà Nội. Ban Tư tưởng - Văn hóa TƯ (1998), Tài liệu Hỏi - Đáp về các văn kiện (Dự thảo) trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ban Tư tưởng - Văn hóa TƯ (2000), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 BCHTƯ Đảng (khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đặng Biên (1996), "Thế nào là kinh tế thị trường theo định hướng XHCN", Tạp chí Cộng sản, (7), tr. 27-32. Quang Cận (1997), "Về đặc điểm nổi bật và xu thế chủ yếu của thế giới ngày nay", Tạp chí Cộng sản, (16), tr. 27-29. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và tế phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TƯ khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành TƯ khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành TƯ khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TƯ khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TƯ khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VIII), Nxb Sự thật, Hà Nội. Lê Quang Chiến (1999), "1998 - năm của cổ phần hóa", Tài chính, (1), tr. 19-23. Nguyễn Trọng Chuẩn (1996), "Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới chính sách kinh tế và đổi mới chính sách xã hội", Triết học, (3), tr. 13-17. Nguyễn Trọng Chuẩn (1996), "Toàn cầu hóa: Những cơ cấu và những thách thức", Triết học, (3), tr. 5-8. Hoàng Công (1996), "Có thể giữ được định hướng XHCN trong cơ chế thị trường hay không?", Tạp chí Cộng sản, (11), tr. 15-17. Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam (1994), Nxb Thống kê, Hà Nội. Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế Việt Nam hiện nay, Đề tài KX. 03-04. Nguyễn Cúc (1995), Kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nxb Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Sinh Cúc (1998), "Quốc tế hóa: từ ý tưởng của Mác-Ăngghen đến hiện thực của thế giới hiện đại", Tạp chí Cộng sản, (6), tr. 21-24. Phạm Như Cương (1997), "Tham nhũng và chống tham nhũng nhìn từ góc độ Nhà nước", Triết học, (2), tr. 15-17. Mai Ngọc Cường (chủ biên) (1996), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội. Lê Đăng Doanh (1997), Cơ sở khoa học của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Thị Ngọc Dung (1996), Đặc điểm hình thành đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược trong công cuộc đổi mới hiện nay, Luận án PTS khoa học Lịch sử, Hà Nội. Trần hữu Dũng (1999), "Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế", Nghiên cứu kinh tế, (251), tr. 18-31. Rơ nê Duy mông (1990), Một thế giới không thể chấp nhận được, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. "Đánh giá hiệu quả ở 3.528 doanh nghiệp nhà nước" (1998), Nhân dân, 23-7-1998, tr.1-2 "Đặc điểm của kinh tế xã hội Mỹ trước thềm thế kỷ XXI" (1999), Thông tin những vấn đề lý luận, Viện thông tin khoa học học Viện CTQG Hồ Chí Minh, (14), tr. 17-20. Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1994) Đề tài KX05-04, Hà Nội. Vĩnh Định (1998), "Cổ phần hóa DNNN -Ba việc cần làm ngay", Tài chính, (4), tr. 22-23. Nguyễn Tĩnh Gia (chủ biên) (1998), Xu hướng biến động của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, NXB CTQG, Hà Nội Trần Xuân Giá (2000), Báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam qua 10 năm thực hiện chiến lược và thực trạng hiện nay, Tài liệu dùng trong lớp tập huấn giảng viên Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh các trường Đại học, Cao đẳng - hè 2000, Hà Nội. Hans - Ingoar Johnsson (1997) Bức tranh toàn cảnh về thụy Điển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, đề tài KX. 05-06 Nguyễn Khắc Hiền (1996), "Kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa có đối lập nhau không?", Tạp chí Cộng sản, (4), tr. 12-15. Hoạt động của kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Phú Hồ (1996), "Tất yếu chủ nghĩa xã hội xét từ bản chất và tiền đồ của xã hội tư bản", Tạp chí Cộng sản, (23). Trần Hỗ (1995), "Góp thêm ý kiến về kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", Tạp chí Cộng sản, (6), tr. 25-28. Đỗ Minh Hợp (1995), "Cơ chế thị trường và mối quan hệ tiền hàng trong chính sách kinh tế mới của V. I Lênin", Triết học, (2), tr. 10-13. Nguyễn Văn Huyên (1998), "Về một mô hình phát triển đảm bảo sự tiến bộ xã hội", Triết học, (1), tr. 5 -8. Daisaiku Ikêda và Aureriô Peccei (1993), Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. "Kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa" (1999), Tạp chí Cộng sản, (15), tr. 3-8. "Kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa" (1999), Tạp chí Cộng sản, (16), tr. 8-12. Kinh tế Việt Nam trước thế kỷ XXI (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. "Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở một số nước châu á và tác động của nó đối với Việt Nam" (1987), Thông tin chuyên đề, (8). V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 2, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. V.I. Lênin(1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. Lịch sử Việt Nam (1991), tập 1, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. Đặng Ngọc Lợi (1995), Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong quá trình chuyển sang nền KTTT ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Võ Đại Lược (chủ biên), Trần Văn Thọ (1993), Vai trò của Nhà nước trong kinh tế - kinh nghiệm Nhật Bản, ASEAN và Việt Nam, Viện Khoa học xã hội - Viện Kinh tế thế giới, Hà Nội. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 22, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. C.Mác - Ph.Ăngghen (1997), Toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Mười vấn đề lớn của kinh tế hiện đại (1995), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ, Trung tâm Thông tin tư liệu, Hà Nội. Đỗ Mười (1992), "Cải cách một bước bộ máy nhà nước và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước", Tạp chí Cộng sản, (1). Đỗ Mười (1997), "Xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, mãi mãi là Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh", Tạp chí Cộng sản, (3), tr. 5-8. Nguyễn Chí Mỳ (1997), "Xu hướng và các nhân tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế nhiều thành phần", Tạp chí Cộng sản, (10). Ngân hàng thế giới (1998), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 1997, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê hữu Nghĩa (1999), "Về nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam", Sinh hoạt lý luận, (1), tr. 28-30. Phạm Văn Nghiên (chủ biên) (1993), Một số quan điểm về chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Niên giám thống kê 1997 (1998), Tổng cục Thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội. "Nông thôn Việt Nam sau mười năm đổi mới" (1996), Thông tin chuyên đề, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, (8). Nguyễn Văn Oánh (1996), "Về khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa", Tạp chí Cộng sản, (4), tr. 14-19. Phan Thanh Phố (chủ biên) (1996), Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Tiến Phồn (1995), "Vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng và chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay", Triết học, (3), tr. 46-49. Việt Phương (1991), Chủ nghĩa tư bản hiện đại, Học viện Nguyễn ái Quốc, Hà Nội. Dương Bá Phượng, Nguyễn Minh Khải (1998), "Kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội", Tạp chí Cộng sản, (18), tr. 27-31. Phạm Ngọc Quang (2000), "Nhà nước trước yêu cầu xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", Thông tin lý luận, (6), tr 17- 22. Phạm Ngọc Quang (1999), "Định hướng và giữ vững định hướng XHCN - Một số vấn đề lý luận", Sinh hoạt lý luận, (1), tr. 18- 22. Phạm Ngọc Quang (1996), "Đổi mới quản lý nhà nước đối với kinh tế", Tạp chí Cộng sản, (17), tr. 25-28. Nguyễn Duy Quý (1999), "Mô hình phát triển của ASEAN - nhìn từ phía Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (4), tr. 27-31. Nguyễn Duy Quý (chủ biên) (1998), Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tô Huy Rứa (1996), "Con đường và điều kiện đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (6), tr. 19-22. Samuelson và WD Nordhans (1989), Kinh tế học, tập 1, Viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội. Lê Văn Sang (chủ biên) (1994), Các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới, Nxb Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Sinh (1998) "Kinh tế Việt Nam 12 năm đổi mới (1986-1997)", Tạp chí Cộng sản, (6), tr. 12-15. Lê Anh Sơn (1996), "Triển vọng tăng trưởng và yêu cầu đầu tư", Nghiên cứu kinh tế, (222). Lê Hữu Tầng (1993), "Phân hóa giàu nghèo xét từ góc độ công bằng và bình đẳng xã hội", Triết học, (4), tr. 54-58. Đào Văn Tập (chủ biên) (1990), 45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Chiêm Tế (1971), Lịch sử thế giới cổ đại, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Bùi Ngọc Thanh (1996), "Không có sự lựa chọn nào khác", Tạp chí Cộng sản, (4), tr. 7-11. Nguyễn Văn Thảo (1996), "Bản chất của Nhà nước Việt Nam: của dân, do dân, vì dân", Tạp chí Cộng sản, (7), tr. 21-24. Nguyễn Phú Trọng (1995), sự lãnh đạo và hoạt động của Đảng trong điều kiện cơ chế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Xuân Trường (1996), Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận cấp bách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Quang Tuấn (2000), "Có lãi chưa hẳn hiệu quả", Thời báo kinh tế Việt Nam, (32), tr. 5. Nguyễn Thị Vy (1998), "Mấy nét về tham nhũng và pháp lệnh chống tham nhũng", Tạp chí Cộng sản, (19), tr. 37- 41. Xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc (1998), Tài liệu tham khảo để phổ biến nhanh Nghị quyết TƯ 5, Hà Nội. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA2647.DOC
Tài liệu liên quan