PHẦN MỞ ĐẦU
Các quốc gia trên thế giới phân biệt nhau bởi trình độ phát triển. Và để đạt đến một trình độ nhất định phải trải qua một thời gian tương đối dài để chuẩn bị. Trong đó tăng trưởng kinh tế được xem là yếu tố cốt lõi, nền móng cho sự phát triển ở các mặt khác. Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong kinh tế học, nhất là kinh tế học phát triển là tìm ra những nhân tố kinh tế tác động trực tiếp làm cho nền kinh tế phát triển. Mỗi nhân tố giữ một vai trò nhất định và cơ chế
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Vai trò của vốn trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác động khác nhau trong quá trình tạo ra thu nhập của nền kinh tế, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, có thể yếu tố nào đó được đề cao hơn yếu tố khác và nắm vai trò chủ đạo.
Để định hướng nền kinh tế phát triển đúng hướng, tiết kiệm được thời gian cũng như nguồn lực. Cần nắm được yếu tố nguồn lực nào tác động trực tiếp đến tăng trưởng trong giai đoạn đó, phân tích được cơ chế tác động của yếu tố đó đến tăng trưởng kinh tế, cách thức lượng hóa sự tác động của từng yếu tố nguồn lực. Hay nói cách khác là xác định đúng mô hình tăng trưởng kinh tế.
Đối với Việt Nam hiện nay, trong giai đoạn mở cửa hội nhập, nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng, có vai trò tác động một cách trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Nhận thấy được vai trò quan trọng đó, tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Vai trò của vốn trong tăng trưởng kinh tế VN hiện nay”
Kết cấu của đề tài gồm có các phần chính như sau:
PHẦN THỨ NHẤT: LÍ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
PHẦN THỨ HAI: VAI TRÒ CỦA VỐN TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong quá trình thực hiện đề tài, do thời gian và kiến thức có hạn nên rất mong ý kiến đóng góp của cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn!
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤTLÍ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Khái niệm và ý nghĩa:
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Ở đây thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ.
Các nước đang phát triển không thể thực hiện được mục tiêu phát triển nếu không có một khả năng tích lũy vốn cao, và mục tiêu phấn đấu của xã hội không phải là cho một sự công bằng trong đó ai cũng nghèo như ai. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cho sự thay đổi các mục tiêu xã hội.
2. Phân tích, đánh giá cấu trúc đầu vào của tăng trưởng
Xem xét các yếu tố tác động đến tăng trưởng, có thể chia tăng trưởng thành hai loại là tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu. Ở đây chúng ta tập trung nghiên cứu vấn đề tăng trưởng theo chiều rộng dưới tác động của các yếu tố đầu vào như vốn (K), lao động (L) và tài nguyên (R). Tăng trưởng theo chiều sâu với tác động của các yếu tố như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn (tức là nâng cao năng suất của các yếu tố tổng hợp).
Ở các nước phát triển, các yếu tố chiều rộng đã được khai thác ở mức tối đa, thậm chí nhiều yếu tố có xu hướng giảm dần và trở nên ngày một khan hiếm như lao động, tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó các yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu khá phát triển.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi mà các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng vẫn còn khá dồi dào thì cần thiết phải coi trọng các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng. Số điểm phần trăm tăng trưởng ở các nước đang phát triển thường được tạo nên bởi vốn và lao động.
3. Đánh giá hiệu quả tăng trưởng.
Hiệu quả của tăng trưởng được đánh giá qua các chỉ tiêu: so sánh tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất (GO) và tốc độ tăng giá trị gia tăng (VA), tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người (GDP/người), năng suất lao động, suất đầu tư tăng trưởng (ICOR).
Tốc độ tăng trưởng GO cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP phản ánh một nền kinh tế tăng trưởng nhờ gia công, sự sống còn của nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn hàng hóa trung gian phải nhập khẩu từ bên ngoài. Phản ánh tính bị động và nguy cơ tắc nghẽn của nền kinh tế trong nước. Mặt khác chứng tỏ sự gia tăng ngày càng cao của chi phí trung gian, làm cho hiệu quả tăng trưởng thấp.
Bên cạnh đó, tính hiệu quả của tăng trưởng thể hiện sự vượt trội của sự gia tăng GDP so với tăng trưởng dân số để làm cho tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người có xu hướng ngày một tăng lên.
Chỉ tiêu năng suất lao động và chỉ số ICOR thể hiện sự so sánh cụ thể kết quả thu nhận được với các yếu tố nguồn lực bỏ ra là lao động và vốn. Khi năng suất lao động thấp và tăng chậm thì chẳng những tác động không tốt đến tăng trưởng GDP mà còn chứng tỏ giá trị thặng dư tạo ra thấp, ảnh hưởng đến tích lũy, tái đầu tư để mở rộng cũng như nâng cao mức sống. Hiệu quả sử dụng vốn phản ánh tổng hợp nhất thông qua chỉ tiêu ICOR (là tỉ số giữa tỉ lệ vốn đầu tư phát triển so với tốc độ tăng trưởng GDP). Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ chi phí về vốn cho tăng trưởng cao, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Tuy nhiên cần phải xem xét kỹ lưỡng mối quan hệ của chỉ tiêu này với trình độ công nghệ kỹ thuật của nền kinh tế.
II. CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.Hàm sản xuất, ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng:
Hàm sản xuất truyền thống:
Việc tìm ra nhân tố tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong mọi giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Mối quan hệ của tăng trưởng kinh tế với các nhân tố tác động trực tiếp thưởng được mô tả dưới dạng hàm sản xuất tổng quát:
Y= F(Xi)
Trong đó Y là giá trị đầu ra của nền kinh tế và Xi là giá trị những biến số đầu vào có liên quan đến tổng cung.
Với ý nghĩa cổ điển thì yếu tố tác động chủ yếu bao gồm vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ.
Y = F(K,L,R,T)
Trong đó vốn (K) được xem là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Vốn sản xuất đứng trên góc độ vĩ mô được đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất (nhà máy, thiết bị, máy móc,…) chứ không ở khía cạnh giá trị (tiền). Ở các nước đang phát triển, sự đóng góp của vốn sản xuất thường chiếm tỉ trọng cao nhất. Tuy nhiên sự tác động của nó đang có xu hướng giảm dần và được thay thế bằng các yếu tố khác.
Đối với yếu tố lao động (L), trước đây chúng ta chỉ xét dưới khía cạnh là yếu tố vật chất đầu vào và được xác định bởi số lượng lao động. Nhưng trong những mô hình kinh tế gần đây thì người ta nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của yếu tố lao động đó chính là các lao động có kỹ năng sản xuất, vận hành máy móc thiết bị phức tạp, lao động có sáng kiến,…. Hiện nay ở các nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế được đóng góp nhiều bởi qui mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước này còn thấp.
Ngoài ra thì yếu tố tài nguyên đất đai và công nghệ kỹ thuật cũng được xem là những nhân tố tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, trong đó công nghệ kỹ thuật ngày càng tác động mạnh đến nền kinh tế trong điều kiện hiện đại.
Hàm sản xuất hiện đại
Trong mô hình sản xuất hiện đại, tài nguyên đất đai được xem là yếu tố cố định và có xu hướng giảm dần. Mặt khác những yếu tố này có thể gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất (K). Yếu tố công nghệ kỹ thuật ngày nay cũng đang được mở rộng ra theo nghĩa là các yếu tố còn lại ngoài vốn và lao động, gọi là năng suất các nhân tố tổng hợp.
Như vậy theo quan điểm hiện nay, 3 yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế là vốn, lao động và năng suất yếu tố tổng hợp (TFP)
Trong đó, vốn và lao động được xem như là các yếu tố vật chất có thể lượng hóa được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và được coi là những nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng. TFP được coi là yếu tố phi vật chất tác động đến tăng trưởng và là yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu.
Ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng
Hàm sản xuất Coob – Douglas là một phương tiện được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng.
Y = T.Kα . Lβ . R¥
Ở đây α, β, ¥ là các số lũy thừa phản ánh tỷ lệ cận biên của các yếu tố đầu vào
Sau khi biến đổi, Cobb – Douglas thiết lập được mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng của các biến số
g = t + α.k + β.l + ¥.r
Trong đó g: là tốc độ tăng trưởng của GDP
k,l,r là tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào
t: phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học, công nghệ
Sử dụng hàm Cobb – Douglas chúng ta có thể xác định được ảnh hưởng của cá yếu tố đầu vào đến tăng trưởng kinh tế, trong đó các yếu tố K, R, L được xác định trực tiếp qua hệ số biên của yếu tố này và tốc độ tăng trưởng của nó qua từng giai đoạn.
2. Quá trình thay đổi trong quan niệm về vai trò của các yếu tố nguồn lực trong TTKT
Trong mỗi thời kỳ, giai đoạn thì các yếu tố nguồn lực có vai trò tác động khác nhau. Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển mà có yếu tố nào đó được đề cao hơn yếu tố khác. Vì vậy việc liên hệ các mô hình tăng trưởng vào quá trình hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế đối với mỗi nước sao cho phù hợp là một yếu tố hết sức quan trọng. Thể hiện ở các mô hình tăng trưởng được đưa ra qua các thời kỳ.
Mô hình tăng trưởng của David Ricardo:
Theo David Ricardo, có 3 nhân tố tác động trực tiếp tới quá trình tăng trưởng là vốn, lao động và ruộng đất
Y = f(K,L,R)
Trong đó ông nhấn mạnh vai trò của ruộng đất trong tăng trưởng:
+Tăng trưởng (g) là hàm số phụ thuộc qui mô tích luỹ (I): g = f(I)
+Tích luỹ là hàm số của lợi nhuận (Pr): I = f(Pr)
+ Lợi nhuận là hàm số của tiền lương (W):Pr = f(W).
+ Tiền lương là hàm của giá cả nông sản (Pa): W = f(Pa).
+ Giá cả nông sản là hàm số của số và chất lượng ruộng đất nông nghiệp (R): Pa = f(R)
Như vậy ông coi ruộng đất đóng vai trò quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Sự phủ nhận vai trò của yếu tố công nghệ, đã đưa đến những quyết định không chính xác, gọi là “cạm bẫy Ricardo”: Số và chất lượng ruộng đất có điểm dừng; NN luôn có dư thừa lao động; Không đầu tư cho NN; Khu vực công nghiệp thu hút lao động NN tỷ lệ thuận với quy mô tích luỹ, không phải trả thêm tiền công. Tuy nhiên trên thực tế, những phát minh trong nông nghiệp đã làm cho NSLĐ nông nghiệp tăng còn lớn hơn trong CN. Khu vực nông nghiệp không phải luôn dư thừa lao động và lao động từ NN chuyển sang luôn có xu thế đòi tăng lương. Khu vực công nghiệp có thể đầu tư theo chiều sâu.
Mô hình tăng trưởng Harod – Domar
Theo ông, các yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng vẫn là vốn, lao động và ruộng đất:
Y = f(K,L,R)
Trong đó yếu tố đóng vai trò quyết định đến tăng trưởng kinh tế là tiết kiệm và đầu tư tạo vốn sản xuất gia tăng
+ S là nguồn gốc của đầu tư (I)
+ I tạo nên ΔK của thời kỳ sau
+ ΔK trực tiếp tạo ΔY của kỳ đó
Harrod – Domar đã cụ thể hoá mối quan hệ này bằng các phương trình cụ thể.
Vai trò của vốn đến tăng trưởng trong mô hình của Harrod - Domar:
Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó. Việc phân tích hệ số ICOR đã giúp H-D tìm ra được cụ thể mối quan hệ giữa mức tăng trưởng GDP (Y) của thời kỳ sau với mức đầu tư (I) của thời kỳ trước. Hệ số ICOR của một thời kỳ phản ánh mức vốn sản xuất gia tăng cần có để tạo ra một đơn vị thu nhập gia tăng của thời kỳ đó. Chúng ta có thể định nghĩa hệ số gia tăng vốn - sản lượng là mức vốn đầu tư cần thiết của giai đoạn trước để có thêm một đơn vị thu nhập của giai đoạn sau. Hệ số này nói lên vốn được tạo nên bằng đầu tư là yếu tố cơ bản tạo nên mức tăng trưởng, hệ số ICOR phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất, năng lực của vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Hạn chế của mô hình H - D là sự đơn giản hóa khi coi tăng trưởng chỉ do đầu tư đem lại. Trong khi đó thực tế có thể xẩy ra những trường hợp như đầu tư thiếu hiệu quả sẽ không tạo nên tăng trưởng, tăng trưởng không phải sử dụng giải pháp đầu tư và đầu tư đến một mức độ nào đó sẽ bị quy luật lợi tức giảm dần chi phối. Ngoài ra những khó khăn của các nước đang phát triển trước hạn chế về khả năng tích tạo ra mất cân đối giữa tích luỹ - tiêu dùng, tạo ra sự phụ thuộc bởi các nguồn vốn vay, chính phủ trở thành con nợ lớn và nguy cơ phá sản cận kề.
Mô hình tăng trưởng Solow:
Theo ông các yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng không bao gồm yếu tố ruộng đất (R)
Hàm sản xuất của Solow: Y = f( K,L,T)
Hàm sản xuất của Solow cụ thể: Y(t) = f(K, ExL).
Trong đó T tạo nên hiệu quả của lao động (E); hiệu quả lao động phản ánh trình độ công nghệ của xã hội. E và L luôn đi đôi với nhau, LxE được gọi là số lao động hiêu quả.
Ông cho rằng tiết kiệm không phải là giải pháp tối ưu cho thực hiện tăng trưởng mà khi nền kinh tế đã đến điểm dừng thì đầu tư không dẫn đến tăng trưởng. Tăng tiết kiệm dẫn đến giảm tiêu dùng không những trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn. Vì thế cần lựa chọn một tốc độ tăng trưởng tối ưu chứ không phải tốc độ tăng trưởng tối đa. Các nước đang phát triển (chưa tới điểm dừng) cần hướng tới các chính sách tăng tiết kiệm không ảnh hưởng tới tiêu dùng cá nhân.
Solow đã nhấn mạnh đến vai trò quyết định của yếu tố tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng GDP và GDP/người nhưng lại cho rằng tiến bộ công nghệ là yếu tố ngoại sinh và không giải thích được nó. Điều này dẫn đến 3 hạn chế lớn: Thứ nhất, nếu không có cú sốc công nghệ từ bên ngoài vào thì tất cả các nền kinh tế đều không có tăng trưởng khi đạt tới điểm dừng. Thứ hai, mọi sự gia tăng GDP nếu không phải là do vốn và lao động đều là do công nghệ “số dư Solow” (trên 50%). Thứ ba, phủ nhận vai trò của các chính sách Chính phủ và các quyết định của các chủ thể kinh tế.
PHẦN THỨ HAIVAI TRÒ CỦA VỐN TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY:
1. Những thành tựu đạt được:
Kết quả hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại cho VN nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, giảm đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân. Chính sách đổi mới cũng đã đưa nền kinh tế VN ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Trong bối cảnh VN là thành viên của khối ASEAN, tham gia AFTA và APEC, thực hiện có hiệu quả Hiệp định thương mại với Mỹ, trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), thị trường xuất khẩu của VN ngày càng mở rộng, xu hướng các nguồn vốn từ bên ngoài đổ vào VN ngày càng tăng qua các kênh đầu tư trực tiếp và gián tiếp… Tất cả những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho kinh tế VN tăng trưởng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN liên tục giữ ở mức cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990-2008 là 7,56%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong khi tốc độ tăng dân số được kìm hãm, đã dẫn đến mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người mỗi năm một tăng. Nếu năm 1990, GDP trên đầu người của VN chỉ khoảng trên 100 USD, thì đến năm 2007, GDP/người đã đạt 835 USD, tăng trên 8 lần. Năm 2008, GDP trên đầu người ước tính đạt khoảng 1.047 USD/người (xem Bảng 1). Với mức thu nhập này, VN lần đầu tiên thoát ra khỏi nhóm nước nghèo (nhóm nước có thu nhập thấp nhất).
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người của VN từ năm 1009 đến 2008:
Năm
Qui mô dân số (Nghìn người)
Qui mô GDP-Giá cố định (tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng
GDP/người (USD)
1990
66.016,7
131.968
5,10
105
1995
71.995,5
195.568
9,54
288
2000
77.635,4
273.666
6,79
391
2001
78.685,8
292.535
6,84
413
2002
79.727,4
313.247
7,20
440
2003
80.902,4
336.242
7,26
492
2004
82.031,7
362.435
7,70
552
2005
83.106,3
393.031
8,43
636
2006
84.136,8
425.135
8,17
723
2007
85.154,9
461.189
8,50
835
2008
86.789,0
490.530
6,36
1.047
Bình quân
(1990-2008)
1,53
7,56
13,6%
Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê VN, WB và IMF
So với các nước trong khu vực, VN có mức tăng trưởng cao thứ ba, sau Trung quốc và Ấn độ. Dưới đây là tốc độ tăng trưởng kinh tế VN so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, kinh tế các nước và nhóm nước.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế VN so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và nhóm nước theo khu vực
ĐVT: %
Nước/Nhóm nước
2006
2007
2008
Thế giới
5,1
5,0
3,7
VN
8,17
8,5
6,36
Trung Quốc
11,6
11,9
9,7
Ấn Độ
9,8
9,3
7,8
Mỹ
2,8
2,0
1,4
Nhóm nước đồng tiền chung ERO
2,8
2,6
1,2
Nhóm các nước công nghiệp mới châu Á
5,6
5,6
3,9
Nguồn: IMF (năm 2008, số ước tính của IMF)
Do tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nên xu hướng kinh tế VN là đang dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp (khu vực II), giảm tỷ trọng nông nghiệp (khu vực I), tỷ trọng khu vực dịch vụ (khu vực III) tương đối ổn định qua các năm gần đây. Kết quả này cũng cho thấy, nền kinh tế VN đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.
Những đóng góp về phát triển kinh tế nêu trên đã góp phần cải thiện mức sống dân cư và giảm tỷ lệ nghèo đói tại VN. Tỷ lệ nghèo chung và nghèo thực phẩm giảm đáng kể, từ 58,1% nghèo chung năm 1993, xuống còn 16% năm 2006. Tỷ lệ nghèo thực phẩm (đói) từ 24,9% năm 1993, xuống còn 4,9% năm 2006. Đây là một thành tích đáng khích lệ về giảm nghèo tại VN đã được các tổ chức quốc tế công nhận. VN là một trong số ít các nước đã và đang thực hiện tốt chiến lược thiên niên kỷ-tăng trưởng và giảm nghèo.
2. Khó khăn và hạn chế:
Mặc dù đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế nêu trên, nhưng nền kinh tế VN còn nhiều hạn chế, qui mô nền kinh tế nhỏ, dấu hiệu của phát triển thiếu bền vững và hiệu quả chưa cao. Mặc dù, năm 2008 là năm đánh dấu VN thoát ra khỏi nhóm nước nghèo nhưng theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới tháng 10/2008 thì VN đứng hạng 170 về thu nhập bình quân đầu người tính theo tỷ giá VNĐ/USD, và đứng thứ 156 về thu nhập bình quân tính đầu người theo phương pháp sức mua tương đương (PPP) trong tổng số 207 nước, vùng lãnh thổ. Quy mô GDP, qui mô xuất khẩu chiếm tỷ trọng tương ứng là 0,34% và 0,3% so với tổng giá trị nền kinh tế và xuất khẩu của toàn thế giới. Các chỉ số xếp hạng về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, tham nhũng và chỉ số phát triển giáo dục của VN đều có vị trí xếp hạng thấp trong các nền kinh tế thế giới.
Bảng 5 :Vị trí nền kinh tế VN trong nền kinh tế thế giới qua các chỉ số (2007)
Chỉ số
Hạng
% so với thế giới
Giá trị
GDP/người theo tỷ giá
170/207
829 USD
GDP/người theo PPP
156/207
0,34
2.589 USD
Xuất khẩu
54
0,30
48,4 tỷ USD
Nhập khẩu
41
0,40
60,8 tỷ USD
Môi trường kinh doanh
92/181
Năng lực cạnh tranh
70/125
Tham nhũng
111/163
Chỉ số phát triển giáo dục
79/129
Nguồn :WB, IMF và UNESCO
Kinh tế phát triển có biểu hiện thiếu bền vững đó là hiệu quả và chất lượng tăng trưởng thấp qua các chỉ số dưới đây:
Thứ nhất, hiệu quả đầu tư thấp thể hiện qua chỉ số ICOR cao hơn các nước trong khu vực có tốc độ tăng trưởng cao theo các thời kỳ (Bảng 6).
Bảng 6: Chỉ số ICOR của VN so với các nước trong khu vực
Nước
Giai đoạn
Tăng trưởng BQ(%/năm)
Tổng đầu tư/GDP (%)
ICOR
Hàn Quốc
1961-80
7,9
23,3
3,0
Đài Loan
1961-80
9,7
26,2
2,7
Indonesia
1981-95
6,9
25,7
3,7
Thái Lan
1981-95
8,1
33,3
4,1
Trung Quốc
2000-08
9,7
38,8
4,0
VN
2000-08
7,5
33,5
4,5
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của IMF và World Bank
Thứ hai, khoảng cách giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng GDP của VN cao hơn nhiều so với các nước Trung Quốc và Thái Lan. Điều này giải thích tại sao VN có tỷ lệ lạm phát cao hơn tỷ lệ lạm phát ở các nước này trong ba năm qua (2006-2008).
Thứ ba, trong khi các nước Trung Quốc và Thái Lan có cán cân thanh toán dương với qui mô lớn, tăng dần qua các năm, thì VN có cán cân thanh toán là số âm lớn do nhập siêu cao và số nhập siêu cũng tăng dần qua các năm.
Thứ tư, tỷ trọng hàng xuất khẩu của VN năm 2007 chủ yếu là dầu thô chiếm 17,5%, hàng nông sản, hải sản chiếm trên 15%, còn lại là các hàng gia công như hàng may mặc, giầy dép…. . Điều này thể hiện VN chưa có những sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, năng suất lao động của VN thấp, lợi thế xuất khẩu chỉ phụ thuộc vào tài nguyên và lao động rẻ.
Cùng với những hạn chế trên, kinh tế VN cũng chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đang gây khó khăn cho VN thực hiện mục tiêu chiến lược. Quá trình hội nhập của VN trên 10 năm qua kể từ khi VN gia nhập khối các nước Đông nam Á-ASEAN, và đặc biệt là sau hai năm sau khi VN trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại những tác động tích cực trong phát triển kinh tế nêu trên. Tuy nhiên, tham gia quá trình hội nhập với kinh tế toàn cầu VN cũng không tránh khỏi các tác động tiêu cực mà đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới mới đây. Nếu như quá trình hội nhập trong những năm qua đã có tác động tích cực vào phát triển kinh tế VN qua hai yếu tố trông thấy rõ rệt nêu trên là tăng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, thì khi kinh tế thế giới bị khủng hoảng, chúng ta lại chịu ảnh hưởng ngược lại của hai nhân tố này. Hai nhân tố này có đóng góp cao cho tăng trưởng kinh tế VN trong những năm qua, vì vậy khi khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến hai nhân tố này sẽ gây thiệt hại đến tốc độ tăng trưởng. Do đó, chúng ta sẽ khó đạt được mục tiêu mong muốn. Khối lượng thương mại, dịch vụ của thế giới giảm từ 4,6% năm 2008 xuống còn 2,1% năm 2009, trong đó nhập khẩu vào các nền kinh tế phát triển là số âm (1,8% năm 2008 và âm -0,1% năm 2009), và xuất khẩu của các nền kinh tế này giảm từ 4,1% năm 2008 xuống 1,2% năm 2009. Trong khi đó thị trường xuất khẩu của VN chủ yếu vào các nền kinh tế phát triển gồm thị trường Mỹ năm 2007 là 21%, Nhật là 12,5%, các nước EU khoảng trên 15 %, Úc (7,3%), Trung Quốc (6,9%), Singapore (4,6%), …. Như vậy, việc tiêu thụ hàng hóa của các nước này giảm mạnh trong các tháng cuối năm 2008 và kéo dài (nhập khẩu giảm mức âm) sang năm 2009 sẽ ảnh hưởng mạnh đến kim ngạch xuất khẩu của VN. Dù là qui mô kinh tế nhỏ, nhưng đóng góp của xuất khẩu như đã nêu là gần 34% cho tăng trưởng GDP của VN, khi xuất khẩu giảm sẽ làm cho GDP giảm tương ứng. Tác động của yếu tố thứ hai là nguồn vốn nước ngoài vào VN qua các kênh đầu tư trực tiếp, gián tiếp sẽ không giải ngân theo số đăng ký hoặc thời gian cam kết. Tình hình giải ngân vốn FDI của VN đang gặp khó khăn, theo số liệu thống kê công bố vốn FDI đăng ký năm 2008 đạt khoảng 60 tỷ USD và vốn thực hiện vào tháng 11 mới là 9 tỷ USD, và theo dự kiến trong năm 2008 sẽ đạt khoảng 12 tỷ USD. Đây là số vốn FDI cao nhất từ trước đến nay, song đa số các dự án FDI lại đầu tư vào khu vực bất động sản, chứ không phải đầu tư cho sản xuất. Vì vậy về ngắn hạn tăng đầu tư này sẽ ít tác động đến tăng trưởng. Trong khi đó do khủng hoảng tài chính thế giới và lạm phát ở VN vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực, thị trường tín dụng hoạt động chựng lại, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất cao. Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới giới đầu tư quốc tế cũng như VN hiện nay đó là yếu tố tâm lý và lòng tin. Bản cập nhật của báo cáo viễn cảnh kinh tế thế giới được IMF đưa ra vào tháng 10 nhận định: “Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xấu đi nhanh chóng trong tháng rồi, khi lĩnh vực tài chính tiếp tục khủng hoảng trong lúc lòng tin của nhà sản xuất và người tiêu dùng sụt giảm”. Tình hình giải ngân các dự án Chính phủ vay vốn ODA và các dự án FDI chậm cùng với việc giảm lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng làm hạn chế khả năng tăng trưởng của kinh tế VN. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của chúng ta đã được điều chỉnh từ 8,5% xuống còn 6,5% năm 2008. Con số dự báo của IMF về tăng trưởng kinh tế VN năm 2008 là 6,3%, và năm 2009 sẽ còn giảm xuống khoảng 5,5%, theo xu hướng giảm chung của kinh tế thế giới.
II.PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA VỐN TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Vai trò của vốn trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam:
Vốn đầu tư trực tiếp vào kinh tế bao gồm:
Vốn đầu tư của các cơ sở kinh tế thuộc các loại hình và các thành phần kinh tế trong các ngành kinh tế quốc dân, với mục đích tăng thêm tài sản cố định, tài sản lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm cả đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, mô hình quản lý mới,…
Vốn đầu tư của nhà nước, của các cơ sở kinh tế để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cầu cống, bến cảng, thuỷ lợi phục vụ nông lâm nghiệp,...Bộ phận vốn đầu tư này tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại các cơ sở, nhưng nó có liên quan chặt chẽ và tạo yếu tố thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển; ở góc độ nào đó, có thể nói đầu tư vào cơ sở hạ tầng là bước mở đầu của đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ đó đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng là một bộ phận của đầu tư hoạt động kinh tế.
Vốn đầu tư của nhà nước và các cơ sở kinh tế cho bảo vệ môi trường như: đầu tư cho xử lý chất thải, chống ô nhiễm nguồn nước, khí thải, trồng rừng sinh thái kể cả đầu tư áp dụng công nghệ sạch. Có những khoản đầu tư bảo vệ môi trường có tầm chiến lược lâu dài, song vì tính chất cấp bách toàn cầu về bảo vệ môi trường và tác động trực tiếp của môi trường tới phát triển kinh tế, bởi vậy đầu tư cho bảo vệ môi trường được coi là bộ phận của đầu tư cho kinh tế.
Trong tổng vốn đầu tư kinh tế, phần lớn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản với mục đích tạo ra tài sản cố định và một phần tài sản lưu động cho lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững thì một trong những điều kiện cực kỳ quan trọng đối là phải mở rộng đầu tư. Người ta hay nói đến một trong những nguyên nhân chính làm cho kinh tế của 5 con rồng Châu Á tăng trưởng nhanh trong một thời gian dài là do vốn đầu tư phát triển tăng lên liên tục và thường chiếm khoảng 30% trong GDP. Nếu xét trên giác độ chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì sự tăng thêm của GDP tỷ lệ thuận với đầu tư; tỷ lệ nghịch với ICOR. Đầu tư chính là vốn đầu tư phát triển đã thực hiện trong năm. Để tăng trưởng và phát triển của xã hội đòi hỏi phải đầu tư vốn.
Đóng góp cho sự phát triển kinh tế VN trong hai thập niên qua, mà tác động chủ yếu của chính sách mở cửa và hội nhập thông qua hai yếu tố chính đó là tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển và tăng xuất khẩu, tăng thu nhập và ngoại tệ.
Để đánh giá nguồn gốc cho sự tăng trưởng, các nhà kinh tế thường dùng hàm tổng năng suất nhân tố. Theo đó: GDPt = Atf(Kt, Lt), trong đó A là tiến bộ về hiệu quả kinh tế như công nghệ, phương pháp quản lý, điều hành... (được gọi chung là tổng năng suất các nhân tố sản xuất); Ba nguồn gốc của tăng trưởng tổng sản phẩm là sự gia tăng tổng năng suất các nhân tố sản xuất (A), vốn (K) và lao động (L) theo thời gian t.
Từ kết quả số liệu thống kê về GDP, vốn (K), lao động (L) giai đoạn 1990-2008 của VN, áp dụng mô hình kinh tế lượng ta có kết quả hàm sản xuất:
LNGDP = 1.35 + 0.83LNK + 0.27LNL
hay GDP = 3.88*K*0.83*L*0.17
Kết quả mô hình trên cho biết ∆K bằng 0,83 và ∆L bằng 0,17. Từ các hệ số này, và tốc độ tăng trưởng của GDP, tốc độ tăng vốn K, và tăng lao động L, ta xác định các yếu tố đóng góp của vốn, lao động và trình độ công nghệ, quản lý (hay yếu tố tổng năng suất nhân tố) vào tăng trưởng GDP. Kết quả tính toán cho biết để tăng 1% GDP, thì đóng góp của yếu tố vốn là 73%, đóng góp của yếu tố lao động là 2,5% và đóng góp của yếu tố công nghệ, quản lý hay tổng năng suất nhân tố là 24,5%. Kết quả này cho thấy yếu tố vốn đóng góp phần lớn cho tăng trưởng kinh tế VN. Nhờ có chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập, dòng vốn nước ngoài vào VN trong những năm qua không ngừng tăng. Tỷ trọng vốn nước ngoài chiếm trên 30% tổng vốn đầu tư xã hội. Dòng vốn nước ngoài vào VN gồm có vốn đầu tư trực tiếp (FDI), vốn hỗ trợ phát triển (ODA), kiều hối và vốn đầu tư gián tiếp (FPI) (xem Hình 3). Đây là yếu tố đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế VN.
Cùng với tăng cường xuất khẩu, tăng đầu tư nước ngoài, lượng dự trữ ngoại tệ của VN cũng tăng cao trong các năm gần đây đảm bảo ổn định thị trường ngoại hối, giữ tỷ giá ổn định trong thời gian dài, chính sách tỷ giá kích thích XK, đây cũng là điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Số liệu minh chứng cho nhận định này là dự trữ ngoại tệ của VN tăng từ gần 3,4 tỷ USD, chiếm 10,4% GDP năm 2001, lên gần 22 tỷ USD, chiếm 30,7% GDP năm 2007.
Bảng 4: Dự trữ ngoại hối VN
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Dự trữ ngoại hối (tr.USD)
3387
3692
5619
6314
8557
11483
21887
%GDP
10,4
10,5
14,1
13,9
16,1
18,8
30,7
Nguồn: IMF Staff Country Report No 03/382, December 2003 và No 07/338, December 2007
Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, ước năm 2007 đạt 40,4%), kế hoạch năm 2008 còn cao hơn, lên đến 42%.
Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của Trung Quốc - một tỷ lệ làm cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt cao nhất thế giới, đã nhiều năm liền tăng hai chữ số, hiện đang giữ kỷ lục thế giới về số năm tăng trưởng liên tục (28 năm), nhưng Trung Quốc đưa ra mục tiêu giảm độ nóng của tăng trưởng và đẩy mạnh chống lạm phát do tốc độ tăng giá tính theo năm của tháng 2/2008 đã lên đến 8,3%, cao nhất trong 12 năm qua.
Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và tốc độ tăng GDP thì ICOR qua các thời kỳ như sau:
Tính chung ICOR của Việt Nam trong thời kỳ 1991-2007 là 4,86 lần, cao hơn nhiều so với 2,7 lần của Đài Loan (trong thời kỳ 1961-1980), 3 lần của Hàn Quốc (trong thời kỳ 1961- 1980), 3,7 lần của Indonesia (trong thời kỳ 1981-1995), 4 lần của Trung Quốc (trong thời kỳ 2001-2006), 4,1 lần của Thái Lan (trong thời kỳ 1981-1995); cũng cao hơn so với 4,6 lần của Malaysia (trong thời kỳ 1981-1995).
Điều đó chứng tỏ, hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp.
Hiệu quả đầu tư còn được tính theo cách lấy GDP chia cho vốn đầu tư hàng năm (đều tính theo giá thực tế). Theo cách này, thì GDP/Vốn đầu tư (có nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GDP) của Việt Nam đã bị sút giảm qua các thời kỳ: nếu thời kỳ 1991-1995 đạt 3,55 đồng/đồng, thì năm 1996-2000 còn 3,0 đồng/đồng, 2001-2005 còn 2,56 đồng/đồng, 2006-2007 còn 2,46 đồng/đồng.
2. Các kiến nghị trong việc sử dụng vốn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay:
Chúng ta đã thấy tầm quan trọng của vốn tới sự phát triển của nền kinh tế. Để tăng trưởng nhanh và bền vững, cần huy động tối đa các nguồn lực, trong đó có vốn tiền tệ. Vậy nhưng huy động được vốn rồi thì sử dụng chúng ra sao để đạt hiệu quả cao lại là m._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26339.doc