Đề tài : Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam
***********
Lời nói đầu
Trong gần 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá thuyết phục về kinh tế và xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 7,3% giai đoạn 1990 - 2004 và GDP bình quân đầu người tăng trung bình 5,7% hàng năm. Tỷ lệ nghèo giảm từ gần 80% năm 1986 xuống còn 29% vào năm 2002. Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm nước có tốc độ t
34 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng trưởng cao, đồng thời có thành tích giảm nghèo nhanh nhất thế giới .
Những thành tựu đó cho thấy sự nỗ lực rất lớn của chính phủ Việt Nam trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá , phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa , và mở của nền kinh tế theo xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thế giới.
Bên cạnh sự nỗ lực từ trong nước , còn phải kể đến những tác động rất lớn từ các yếu tố bên ngoài mà trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) là một yếu tố hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế Việt Nam . Khi nước ta là một nước có xuất phát điểm thấp thì FDI đã góp phần bổ sung vốn cho đầu tư , là một kênh để chuyển giao công nghệ, là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động , tăng kim ngạch xuất khẩu , tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và cho đến nay đã được coi la` một bộ phận cấu thành của nền kinh tế với mức đóng góp vào GDP ngày càng tăng .
Ngày nay , FDI đã trở thành một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất và lưu thông . Không có quốc gia nào dù lớn hay nhỏ , dù phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa lại không cần đến FDI và tất cả đều coi đó là nguồn lực quốc tế quan trọng để khai thác và hoà nhập với cộng đồng quốc tế . Ngay cả những cường quốc như Mỹ , Nhật cũng không thể tự giải quyết những vấn đề kinh tế , xã hội đã , đang và sẽ diễn ra . Chỉ có thể bằng con đường hợp tác mới đem lại hướng giải quyết tốt nhất những vấn đề đó .
Chính vì vậy , việc phân tích tác động của FDI đối với phát triển kinh tế Việt Nam giúp ta có một cái nhìn sâu sắc hơn về FDI để từ đó đánh giá đúng vai trò của nó , phát huy những mặt tích cực , hạn chế những mặt tiêu cực của FDI , đồng thời tìm ra những vấn đề còn bức xúc trong việc sử dụng nguồn vốn FDI và đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm tận dụng tối đa cơ hội mà nguồn vốn này mang lại , phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà.
Chương 1 / Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
I / Khái niệm và bản chất của FDI
1/ Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI _ Foreign Direct Investment ) là một hình thức đầu tư từ nước ngoài của các nhà đầu tư đối với một nước tiếp nhận . Sự ra đời của FDI là một tất yếu của quá trình phân công lao động quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá kinh tế . Trên thực tế có rất nhiều quan niệm khác nhau về FDI và ở mỗi nước lại có khái niệm khác nhau về FDI . FDI theo quan niệm chung là một hoạt động kinh doanh ở đó có yếu tố di chuyển vốn quốc tế và kèm theo sự di chuyển vốn là chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và các ảnh hưởng kinh tế xã hội khác đối với nước nhận đầu tư .
Theo Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là việc các tổ chức, các cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với bên Việt Nam hoặc tự mình tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam .
Nhìn từ góc độ kinh tế có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức di chuyển vốn quốc tế trong đó người sở hữu đồng thời trực tiếp tham gia điều hành và quản lý hoạt động sử dụng vốn đầu tư . Về thực chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự đầu tư của các cá nhân, tổ chức nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó . Tiền đề của việc xuất khẩu tư bản là “tư bản thừa” xuất hiện trong các nước tiên tiến. Nhưng thực chất vấn đề đó là một hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu khách quan, khi mà quá trình tích tụ và tập trung đã đạt đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Đó chính là quá trình phát triển của sức sản xuất xã hội, đến độ đã vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của một quốc gia, hình thành nên quy mô sản xuất trên phạm vi quốc tế .
Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam gồm có 4 hình thức sau:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh : là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập một pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh phi được đại diện có thẩm quyền của các bên ký kết.
- Doanh nghiệp liên doanh : là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các bên (bên nước ngoài và bên Việt Nam). Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân, các bên tham gia liên doanh được chia lợi nhuận và chia rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào phần vốn pháp định của liên doanh.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : là doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức nước ngoài do họ thành lập và quản lý. Nó là một pháp nhân mới của Việt Nam dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO : đây là các hình thức đầu tư đặc biệt thường áp dụng cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Sự ra đời của các phương thức này nhằm tạo thêm nguồn vốn, xúc tiến nhanh chóng việc ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời san sẻ một phần gánh nặng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của ngân sách Nhà nước
2/ Bản chất của FDI
Bản chất của FDI là các hoạt động đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao ở phạm vi toàn cầu . Điều này có nghĩa là các nước có nền kinh tế phát triển hơn thường đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng khả năng về vốn và công nghệ của mình để khai thác nguồn nhân lực và tài nguyên của các nước tiếp nhận đầu tư , các nước này cũng sẽ được lợi từ những nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế .
Như vậy FDI có tính hai mặt của nó , nó giống như một con dao hai lưỡi đối với các nước tiếp nhận đầu tư . Nếu nền kinh tế của nước chủ nhà đủ mạnh , chính phủ có các chính sách hợp lý trong việc huy động và sử dụng FDI thì sẽ phát huy rất tốt mặt tích cực và hạn chế tối đa mặt tiêu cực của FDI . Ngược lại , nếu nền kinh tế của nước chủ nhà quá yếu kém , chính phủ không thể kiểm soát được dòng vốn và việc sử dụng nó sẽ gây ra tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào FDI , chính phủ sẽ không thể làm chủ được nền kinh tế của chính quốc gia mình .
Việc phân tích , đánh giá vai trò và tác động của FDI không những chỉ căn cứ vào mức độ tham gia của nó vào nền kinh tế mà còn phải đánh giá khả năng tiếp nhận của nước chủ nhà . Thật vậy , việc sử dụng FDI có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực của nước tiếp nhận . Thực tế cho thấy có tỷ trọng FDI cao trong nền kinh tế chưa chắc đã có tác dụng lớn đến nước tiếp nhận đầu tư . Hiệu quả của FDI còn phải tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của nước chủ nhà . Thông thường , cứ 1 USD vốn nước ngoài đầu tư vào thì trong nước phải có 3 - 4 USD đối ứng , như vậy mới tạo ra hiệu quả sử dụng của cả vốn trong và ngoài nước . Cần lưu ý rằng FDI chỉ có tác dụng tăng cường lượng vốn đầu tư trong nước mà không phải là một yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia cho dù vai trò của nó là rất lớn .
II / Các đặc điểm của và vai trò của FDI với các nước đang phát triển
1/ Đặc điểm của FDI
- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế do kết quả kinh doanh có liên quan trực tiếp đến lợi ích của chủ đầu tư đó .
- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy theo tỷ lệ góp vốn của mình.
- Thông qua hình thức này, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý...là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được.
- Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.
2/ Vai trò của FDI với các nước đang phát triển
Vai trò của FDI không chỉ phụ thuộc vào tổng vốn đầu tư mà còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp nhận của nước chủ nhà :
FDI giúp tăng cường lượng vốn trong nước : FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tích luỹ nội bộ thấp , cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học kỹ thuật thế giới phát triển mạnh . Điển hình là các nước NIC strong gần 30 năm qua , nhờ nhận được FDI cùng với các chính sách kinh tế năng động đã trở thành những con rồng Châu Á.
Nâng cao và cải tiến công nghệ trong nước : Cùng với việc cung cấp vốn , thông qua FDI các công ty nước ngoài đã chuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc nước khác sang cho nước tiếp nhận đầu tư , do đó các nước tiếp nhận đầu tư có thể những công nghệ , kỹ thuật tiên tiến hiện đại ( mà thực tế có những công nghệ không thể mua được bằng quan hệ thương mại đơn thuần ) .
Đào tạo nguồn nhân lực trong quản lý và sản xuất : Thông qua FDI , nước chủ nhà có thể học hỏi được những kinh nghiệm quản lý , năng lực marketing , đội ngũ lao động được đào tạo có bài bản , được rèn luyện về mọi mặt ( trình độ kỹ thuật , phương pháp làm việc , kỷ luật lao động , tác phong công nghiệp …) nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe của chủ đầu tư và thị trường .
FDi còn làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển , thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước , tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất nước . Điều này có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực .
FDI giúp mở rộng thị trường ra quốc tế : Với việc tiếp nhận FDI , các nước tiếp nhận sẽ không rơi vào cảnh nợ nần , không phải chịu những ràng buộc về chính trị , xã hội . FDI góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế các công ty nước ngoài , đồng thời thông qua hợp tác với nước ngoài , nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thâm nhập vào thị trường thế giới và như vậy sẽ có khả năng tốt hơn trong việc huy động tài chính cho các dự án phát triển .
Tuy nhiên , theo kinh nghiệm của các nước nhận đầu tư , bên cạnh những ưu điểm trên thì FDi cũng có những hạn chế nhất định . Đối với nước sở tại , nếu không có quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học thì sẽ dẩn đến chỗ đầu tư tràn lan . kém hiệu quả , tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và nạn ô nhiểm môi trường nghiêm trọng .
Tuỳ theo đặc điểm của từng nước mà vai trò của FDI là lớn hay nhỏ , tích cực hay tiêu cực . Để đánh giá một cách đầy đủ về vai trò của FDI , cần xem xét tác động của nó lên nền kinh tế cả ở khía cạnh kinh tế , xã hội lẫn môi trường căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau :
- Lưu chuyển ngoại tệ : mức độ góp vốn, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, chuyển lợi nhuận về nước, thực hiện giá chuyển giao, thuế lợi nhuận thu được từ các doanh nghiệp FDI.
- Cạnh tranh : mức độ làm phá sản các doanh nghiệp địa phương, sự thay thế vị trí các cơ sở sản xuất then chốt nội địa của các doanh nghiệp FDI.
- Chuyển giao công nghệ : Chi phí R & D của FDI ở nước chủ nhà, mức độ độc quyền công nghệ và công nghệ phù hợp ở nước sở tại.
- Sản phẩm : Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm ở trong - ngoài nước và giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, sản phẩm phù hợp.
- Đào tạo cán bộ và công nhân : Số lượng, trình độ cán bộ và công nhân được đào tạo, số lao động được tuyển dụng trong các doanh nghiệp FDI.
- Mối quan hệ với các doanh nghiệp và cơ sở địa phương : Mức độ thiết lập các mối quan hệ với các cơ sở trong nước, liên kết kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nước chủ nhà.
- Các vấn đề xã hội : Bất bình đẳng trong thu nhập, lối sống, tăng chênh lệch giàu - nghèo trong xã hội do FDI gây ra.
Chương 2 / Đánh giá tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam
I / Cơ cấu sử dụng vốn FDI tại Việt Nam trong những năm qua
1/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2005
(tính tới ngày 22/8/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Đơn vị : USD
STT
Chuyên ngành
Số dự án
TVĐT
Vốn pháp định
Đầu tư thực hiện
I
Công nghiệp và xây dựng
3,798
28,996,154,868
12,601,111,219
17,717,309,149
CN dầu khí
28
1,913,191,815
1,406,191,815
4,587,290,313
CN nhẹ
1,569
7,996,396,563
3,580,697,658
3,015,658,859
CN nặng
1,645
12,088,157,968
4,837,450,387
6,152,749,854
CN thực phẩm
253
3,027,759,603
1,351,601,022
1,844,196,879
Xây dựng
303
3,970,648,919
1,425,170,337
2,117,413,244
II
Nông-Lâm-Ngư nghiệp
747
3,610,051,804
1,569,811,509
1,758,118,839
Nông-Lâm nghiệp
638
3,308,630,624
1,436,806,128
1,606,101,464
Thủy sản
109
301,421,180
133,005,381
152,017,375
III
Dịch vụ
1,072
15,548,764,434
7,385,034,080
6,294,099,101
GTVT-Bưu điện
156
2,905,563,979
2,310,407,639
698,133,046
Khách sạn-Du lịch
159
2,806,399,035
1,164,868,545
2,114,922,862
Tài chính-Ngân hàng
54
722,550,000
699,295,000
616,930,077
Văn hóa-Ytế-Giáo dục
195
703,563,416
323,071,691
269,258,207
XD Khu đô thị mới
4
2,551,674,000
700,683,000
51,294,598
XD Văn phòng-Căn hộ
106
3,777,102,929
1,323,855,808
1,676,337,799
XD hạ tầng KCX-KCN
20
986,099,546
379,519,597
521,371,777
Dịch vụ khác
378
1,095,811,529
483,332,800
345,850,735
Tổng số
5,617
48,154,971,106
21,555,956,808
25,769,527,089
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Như vậy , trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến 2005 , cả nước đã thu hút được khoảng hơn 48 tỷ USD với 5617 dự án đầu tư , quy mô trung bình của các dự án đạt 8.5455 triệu USD , đây quả là con số không hề nhỏ đối với một nước nghèo như Việt Nam trong đó đầu tư vào công nghiệp là nhiều nhất với gần 29 tỷ USD ( chiếm 60.21% tổng vốn đầu tư ) sau đó là các ngành dịch vụ với 15.55 tỷ USD ( chiếm 32.29% ) , điểu đó cho thấy các nguồn vốn FDI đã được đầu tư đúng theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp hoá , hiện đại hoá của Việt Nam . Trong công nghiệp , các ngành chủ yếu được đầu tư là công nghiệp nặng ( đóng tàu , hoá chất , xây dựng các khu công nghiệp … ) , công nghiệp nhẹ , và công nghiệp dầu khí . Trong ngành dịch vụ thì các ngành chủ yếu được đầu tư là GTVT-Bưu điện , khách sạn -du lịch , xây dựng khu đô thị , văn phòng , căn hộ. Điều đáng nói ở đây là cho dù thu hút được khá nhiều vốn FDI nhưng tỷ lệ thực hiện còn quá thấp ( chỉ chiếm 53.5% ) , từ đó cho thấy khả năng yếu kém của Việt Nam trong việc sử dụng vốn FDI , Việt Nam chưa tận dụng được hết lợi ích mà FDI mang lại , hơn nữa , việc thực hiện giải ngân vốn FDI của Việt Nam thường chỉ tập trung vào một số ngành mà lại bỏ qua những ngành qua trọng khác ( VD : Văn hóa-y tế-giáo dục , ngân hàng tài chính .. ) hoặc những ngành mà Việt Nam có thế mạnh thì lại chưa được đầu tư thích đáng , quá trình giải ngân rất chậm chạp , không hiệu quả ( VD : thuỷ sản , xây dựng khu đô thị mới.. ) . Thực trạng trên cho thấy cơ cấu sử dụng FDI theo ngành của Việt Nam còn rất mất cân đối và đôi khi là bất hợp lý , theo đó , chính phủ cần có các biện pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn FDI , trước hết là cho khâu phân bổ nguồn vốn .
2/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước 1988-2005
(tính tới ngày 22/8/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Đơn vị : USD
STT
Nước, vùng lãnh thổ
Số dự án
TVĐT
Vốn pháp định
Đầu tư thực hiện
1
Đài Loan
1,363
7,642,860,711
3,271,165,201
2,839,026,869
2
Singapore
366
7,443,198,540
2,798,682,861
3,419,168,442
3
Nhật Bản
549
5,938,310,674
2,692,825,185
4,131,110,861
4
Hàn Quốc
959
4,879,194,568
2,066,069,119
2,425,190,831
5
Hồng Kông
345
3,642,805,782
1,551,589,940
1,922,644,022
6
BritishVirginIslands
237
2,553,061,581
970,595,605
1,240,979,764
7
Pháp
151
2,146,375,994
1,331,350,204
1,166,079,323
8
Hà Lan
57
1,885,734,710
1,174,305,274
1,776,782,057
9
Malaysia
171
1,453,384,072
673,142,695
826,714,889
10
Thái Lan
123
1,435,694,566
480,867,615
707,972,109
11
Hoa Kỳ
239
1,392,244,949
715,625,901
721,235,620
12
Vương quốc Anh
66
1,242,194,238
445,414,591
631,310,515
13
Luxembourg
15
809,216,324
725,859,400
14,729,132
14
Trung Quốc
346
710,477,762
403,999,827
181,146,480
15
Thụy Sỹ
31
686,286,029
336,934,981
529,019,721
16
Australia
110
626,629,248
284,878,863
331,765,683
17
Cayman Islands
13
497,637,926
179,983,771
361,671,127
18
British West Indies
4
407,000,000
118,000,000
98,799,570
19
CHLB Đức
64
341,884,603
143,683,445
159,366,015
20
Liên bang Nga
47
271,023,841
164,883,417
195,137,436
21
Bermuda
5
260,322,867
98,936,700
172,317,885
22
Canada
49
254,264,159
112,084,428
18,805,212
23
Philippines
22
233,398,899
117,477,446
86,526,975
24
Mauritius
16
149,603,600
108,421,519
689,772,331
25
Đan Mạch
29
143,093,744
83,848,243
81,380,383
26
Indonesia
13
130,092,000
70,405,600
127,028,864
27
Channel Islands
12
84,800,788
38,755,729
49,114,603
28
Samoa
13
79,400,000
31,340,000
2,800,000
29
Bỉ
25
73,145,211
33,100,189
49,766,562
30
Thổ Nhĩ Kỳ
6
63,450,000
19,185,000
5,882,566
31
Saint Kitts & Nevis
3
56,685,000
18,625,000
23,458,904
32
Cook Islands
2
55,000,000
17,000,000
-
33
Italia
21
51,996,000
23,739,498
25,028,591
34
Na Uy
14
47,316,918
24,957,307
15,349,258
35
ấn Độ
10
45,443,710
26,551,891
580,035,845
36
New Zealand
11
44,367,000
14,938,000
12,327,065
37
Cộng hòa Séc
5
35,928,673
13,858,673
9,322,037
38
Liechtenstein
2
35,500,000
10,820,000
35,510,100
39
Thụy Điển
9
30,093,005
14,805,005
14,091,214
40
Ba Lan
6
30,000,000
15,604,000
13,903,000
41
Irắc
2
27,100,000
27,100,000
15,100,000
42
Brunei
9
25,000,000
9,610,000
1,000,000
43
Ukraina
6
23,954,667
13,085,818
14,092,291
44
Bahamas
3
18,850,000
5,850,000
5,850,000
45
Panama
6
16,882,400
7,185,000
3,528,815
46
Lào
6
16,053,528
10,323,527
5,478,527
47
Isle of Man
1
15,000,000
5,200,000
1,000,000
48
Aó
9
13,775,000
6,211,497
5,255,132
49
Srilanca
4
13,014,048
6,564,175
4,174,000
50
Ma Cao
5
11,200,000
7,100,000
2,480,000
51
Belize
3
10,000,000
6,860,000
979,000
52
Dominica
2
8,900,000
2,700,000
-
53
Saint Vincent
1
8,000,000
1,450,000
1,050,000
54
Israel
4
7,531,136
4,141,136
5,720,413
55
Cu Ba
1
6,600,000
2,200,000
7,320,278
56
Grand Cayman
1
5,000,000
3,000,000
-
57
Tây Ban Nha
4
4,489,865
4,249,865
60,000
58
Hungary
3
3,126,606
2,019,688
1,740,460
59
Guatemala
1
1,866,185
894,000
-
60
Nam Tư
1
1,580,000
1,000,000
-
61
Phần Lan
2
1,050,000
350,000
-
62
Syria
3
1,050,000
430,000
30,000
63
Campuchia
3
1,000,000
590,000
400,000
64
Cộng hòa Síp
1
1,000,000
300,000
150,000
65
St Vincent & The Grenadines
1
1,000,000
400,000
-
66
Turks&Caicos Islands
1
1,000,000
700,000
700,000
67
Guinea Bissau
1
709,979
1,009,979
-
68
Guam
1
500,000
500,000
-
69
Belarus
1
400,000
400,000
400,000
70
Achentina
1
120,000
120,000
746,312
71
CHDCND Triều Tiên
1
100,000
100,000
-
Tổng số
5,617
48,154,971,106
21,555,956,808
25,769,527,089
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Có thể thấy rằng có khá nhiều quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong thời gian qua , trong đó Đài Loan , Singapore , Nhật Bản , Hàn Quốc , Hồng Kông , Anh , Pháp và Hà Lan là các nước có nguồn FDI đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất . Năm nhà đầu tư hàng đầu là các nước châu Á chứng tỏ Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng về kinh tế , văn hoá .. với các nước này , và họ thực sự đánh giá cao khả năng của nền kinh tế Việt Nam .Các nhà đầu tư này đều là các nước có trình độ công nghệ và quản lý kinh tế cao , tạo cơ hội cho Việt Nam có thể tạo ra những thành tựu mang tính đột phá trong kinh tế , tiến dần đến trình độ khu vực và thế giới . Tuy vậy , ngoại trừ Nhật Bản thì mức độ thực hiện nguồn vốn FDI của các quốc gia khác vẫn còn khá khiêm tốn , đó là thách thức đối với chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn FDI .
3/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 1988-2005
(tính tới ngày 22/8/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Đơn vị : USD
STT
Địa phương
Số dự án
TVĐT
Vốn pháp định
Đầu tư thực hiện
1
TP Hồ Chí Minh
1,733
11,811,186,876
5,673,631,071
5,880,986,257
2
Hà Nội
596
8,794,675,766
3,825,921,093
3,130,819,267
3
Đồng Nai
666
8,228,859,129
3,276,751,209
3,408,537,252
4
Bình Dương
1,011
4,747,298,577
1,979,504,457
1,799,029,811
5
Bà Rịa-Vũng Tàu
118
2,176,444,896
817,678,111
1,223,321,667
6
Hải Phòng
176
1,941,254,720
784,466,904
1,216,461,379
7
Dầu khí
28
1,913,191,815
1,406,191,815
4,587,290,313
8
Vĩnh Phúc
82
708,787,872
284,546,809
413,584,049
9
Thanh Hóa
17
702,692,339
218,051,061
411,093,608
10
Long An
92
674,626,165
276,473,780
289,577,031
11
Hải Dương
72
627,498,408
257,015,816
374,935,691
12
Quảng Ninh
77
492,165,030
240,311,554
303,063,291
13
Kiên Giang
9
454,538,000
199,478,000
394,290,402
14
Đà Nẵng
67
430,674,835
195,063,635
158,916,484
15
Hà Tây
40
423,167,092
179,482,622
220,629,589
16
Khánh Hòa
58
400,736,076
147,134,802
300,502,141
17
Tây Ninh
93
353,014,785
251,910,928
181,932,650
18
Phú Thọ
40
286,722,987
157,720,569
195,568,720
19
Nghệ An
16
254,230,064
110,312,521
109,494,123
20
Phú Yên
33
245,906,313
117,418,655
68,142,280
21
Quảng Nam
36
225,796,571
100,318,733
51,452,413
22
Bắc Ninh
34
212,251,446
91,798,261
157,661,650
23
Thái Nguyên
19
209,960,472
82,323,472
23,132,565
24
Thừa Thiên-Huế
30
200,381,462
87,179,899
143,600,118
25
Hưng Yên
49
199,137,242
89,229,911
119,364,141
26
Lâm Đồng
67
187,830,862
128,064,563
134,955,148
27
Bình Thuận
39
173,571,683
68,548,064
33,340,913
28
Cần Thơ
32
111,698,676
60,942,050
52,127,357
29
Lạng Sơn
25
84,637,900
40,977,900
17,201,061
30
Tiền Giang
11
82,181,276
34,807,309
93,994,982
31
Nam Định
11
69,599,022
29,752,142
6,547,500
32
Ninh Bình
7
65,807,779
26,494,629
6,100,000
33
Lào Cai
29
41,856,733
26,546,187
23,451,201
34
Hòa Bình
12
41,651,255
16,421,574
12,861,062
35
Bình Phước
15
40,955,000
25,213,640
13,784,220
36
Quảng Trị
8
40,127,000
17,697,100
4,288,840
37
Bình Định
15
38,712,000
20,567,000
20,805,000
38
Quảng Ngãi
9
38,463,689
17,430,000
12,816,032
39
Thái Bình
14
35,190,506
12,757,200
1,780,000
40
Quảng Bình
4
32,333,800
9,733,800
25,490,197
41
Hà Tĩnh
7
30,595,000
11,890,000
1,595,000
42
Ninh Thuận
8
30,471,000
12,908,839
6,040,442
43
Tuyên Quang
2
26,000,000
5,500,000
-
44
Vĩnh Long
8
25,495,000
11,985,000
9,141,630
45
Bạc Liêu
6
25,178,646
13,922,687
23,993,658
46
Sơn La
5
25,070,000
9,171,000
10,670,898
47
Bắc Giang
22
23,050,320
16,286,320
12,555,893
48
Gia Lai
5
20,500,000
10,660,000
19,100,500
49
Yên Bái
9
18,500,688
11,347,081
7,197,373
50
Bắc Cạn
5
15,906,667
6,538,667
3,220,331
51
Đắc Lắc
2
15,232,280
4,518,750
15,232,280
52
Kon Tum
3
15,080,000
10,015,000
1,800,000
53
An Giang
3
14,831,895
4,516,000
14,813,401
54
Bến Tre
5
10,994,048
4,954,175
3,550,397
55
Cao Bằng
5
9,570,000
6,270,000
200,000
56
Đắc Nông
5
8,350,770
3,391,770
3,074,738
57
Đồng Tháp
8
7,203,037
5,733,037
1,514,970
58
Trà Vinh
4
6,606,636
6,442,636
917,147
59
Hà Nam
3
6,200,000
2,590,000
3,807,156
60
Hà Giang
2
5,925,000
2,633,000
-
61
Sóc Trăng
3
5,286,000
2,706,000
2,055,617
62
Cà Mau
3
5,175,000
3,175,000
5,130,355
63
Lai Châu
2
3,000,000
2,000,000
180,898
64
Hậu Giang
1
804,000
804,000
804,000
65
Điện Biên
1
129,000
129,000
-
Tổng số
5,617
48,154,971,106
21,555,956,808
25,769,527,089
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nguồn vốn FDI vào Việt Nam thực tế tập trung tại các trung tâm kinh tế lớn hoặc các vùng có các khu công nghiệp lớn của Việt Nam như Hà Nội , TP Hồ Chí Minh , Đồng Nai , Bình Dương … do ở những nơi này có điểu kiện tốt về cơ sở hạ tầng , giao thông vận tải , thông tin và có nguồn lao động có tay nghề trong khi FDI của các địa phương khác , đặc biệt là các tình nghèo đang rất cần vốn thì lại rất ít . Điều này dẫn đến một sự bất cập trong cơ cấu sử dụng FDI theo địa phương , gây ra tình trạng mất cân đối về kinh tế giữa , kéo dài khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng . Đành rằng việc thu hút được nhiều vốn là rất tốt song nếu cứ tiếp diễn tình trạng này thì nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế toàn diện , đó là chưa kể việc giải ngân vốn FDI theo địa phương ngay cả ở những nơi thu hút được nhiều vốn vẫn rất chậm và hiệu quả không cao .
II / Tác động của FDI đến kinh tế Việt Nam
1/ FDI góp phần quan trọng vào việc bổ sung nguồn vốn đầu tư trong nước và gia tăng tỷ lệ tích luỹ của nền kinh tế
Trong 18 năm qua , Việt Nam đã thu hút được gần 49 tỷ USD , đây là một nguồn vốn hết sức quan trọng và hữu ích cho quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá của Việt Nam . FDI góp phần tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội , bổ sung một lượng vốn đáng kể cho đầu tư phát triển , khắc phục tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế .
Khu vực FDI chiếm khoảng 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội , trong đó đặc biệt quan trọng là vốn đầu tư FDI vào xây dựng cơ bản ( chiếm khoảng 31% vốn FDI ) , nguồn vốn này đã tạo tiền đề cho việc phát triển các hoạt động sản xuất không chỉ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn cho cả các doanh nghiệp trong nước . Đây thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về quy mô đầu tư mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như chất “xúc tác- điều kiện” để việc đầu tư của ta đạt hiệu quả nhất định và lượng vốn này có xu hướng tăng lên qua các năm .
Theo các chuyên gia quốc tế thì FDI đã tác động đến việc tăng trưởng tổng nguồn vốn đầu tư của các nước đang phát triển, bình quân giai đoạn 1970-2004 cho thấy cứ tăng 1% vốn FDI làm tăng thêm ở mức từ 0,5% - 1,5% vốn đầu tư trong nước .
Không chỉ làm tăng lượng vốn đầu tư trong nước , FDI còn tác động cả tới khả năng tích luỹ của nền kinh tế , góp phần gia tăng khả năng tích lũy của nền kinh tế, nâng cao năng lực tái đầu tư mở rộng sản xuất, tăng khả năng tự chủ về kinh tế của đất nước. Cùng với sự gia tăng của dòng vốn đầu tư nước ngoài, tích lũy của nền kinh tế liên tục tăng lên cả về giá trị lẫn tỷ lệ so với GDP .
Tỷ lệ tích luỹ của nền kinh tế ( % GDP )
Năm
93
94
95
96
97
98
Tỷ lệ tích luỹ
30.7
32.8
33.4
33.5
34.6
32.4
Năm
99
00
01
02
03
04
Tỷ lệ tích luỹ
32.8
32.9
34
36
36.8
36.3
Điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta vì chỉ thông qua việc nâng cao tỷ lệ tích lũy, chúng ta mới có thể nâng cao năng lực tái đầu tư , mở rộng sản xuất và tạo ra khả năng tự lực về kinh tế cho mình trong các giai đoạn phát triển tiếp theo . Những kết quả trên cho thấy trong những năm qua, vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp Việt Nam phát triển một nền kinh tế cân đối, bền vững theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa .
2/ Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Khu vực FDI chiếm khoảng 15% GDP của Việt Nam ( Theo số liệu của năm 2004 ). Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới và phương thức sản xuất kinh doanh mới, từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội, tăng tổng sản phẩm quốc nội và làm cho nền kinh tế nước ta từng bước chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường hiện đại .
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1993-2004 ( % )
Năm
93
94
95
96
97
98
Tốc độ
8.08
8.83
9.54
9.34
8.15
5.76
Năm
99
00
01
02
03
04
Tốc độ
4.77
6.79
6.89
7.08
7.26
7.69
Nguồn : Tổng cục thống kê
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao ( Ngoại trừ khoảng thời gian sau khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á vào các năm 98,99,2000 ). Trong giai đoạn 1993-2004, nước ta đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm khoảng 7.52%. Những tính toán sơ bộ cho thấy nếu thời gian qua không có nguồn vốn này thì mức tăng trưởng có thể không vượt quá 5% bình quân năm và nếu không có cả nguồn ODA thì mức tăng trưởng hàng năm có thể chỉ khoảng 3% - 4% trong điều kiện phát huy tốt nội lực.
Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP ngày càng gia tăng và có xu hướng tương đối ổn định, từ 3.6% năm 1993 lên trên 9% năm 1997 , 12,7% năm 2000 và 15% năm 2004. Điều đó cho thấy hoạt động FDI giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta .
Tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực FDI giai đoạn 1993 -2004 ( % )
Năm
93
94
95
96
97
98
Tỷ trọng
3.6
6.1
6.3
7.39
9.07
10.1
Năm
99
00
01
02
03
04
Tỷ trọng
11.8
12.7
13.5
13.9
14.4
15
Nguồn : Tổng cục thống kê
Ngoài ra , khu vực FDI cũng có đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách nhà nước , góp phần làm giảm bớt tình trạng thâm hụt và nâng cao khả năng chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.
3/ Tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a ) Tác động của FDI đến ngành công nghiệp
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có giá trị sản xuất không những chiếm tỷ trọng cao mà còn có xu hướng tăng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành .
Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp theo thàng phần kinh tế
Đơn vị : %
95
96
97
98
99
00
01
02
03
04
TỔNG SỐ
114.5
114.2
113.8
112.5
111.6
117.5
114.6
114.8
116.8
116.0
Kinh tế Nhà nước
113.6
111.9
110.8
107.7
105.4
113.2
112.7
112.5
111.9
111.8
Kinh tế ngoài Nhà nước
116.9
111.5
109.5
107.5
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0200.doc