Tài liệu Vai trò của văn hoá kinh doanh trong sự hình thành, xây dựng và phát triển của Công ty TNHH tư vấn quốc tế SH (Văn hóa kinh doanh): ... Ebook Vai trò của văn hoá kinh doanh trong sự hình thành, xây dựng và phát triển của Công ty TNHH tư vấn quốc tế SH (Văn hóa kinh doanh)
14 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vai trò của văn hoá kinh doanh trong sự hình thành, xây dựng và phát triển của Công ty TNHH tư vấn quốc tế SH (Văn hóa kinh doanh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Tập Môn: Văn hóa kinh doanh
Đề tài: Chọn một trong các vấn đề đã nghiên cứu (triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, tinh thần kinh doanh hoặc vận dụng văn hoá trong hoạt động kinh doanh). Viết về vấn đề đã chọn với một doanh nghiệp cụ thể và rút ra bài học.
1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp:
1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp:
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có lịch sử hình thành và nền văn hóa riêng đặc trưng cho con người, hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra tất yếu hiện nay, với quan điểm Việt nam làm bạn với tất cả các nước trên thế giới đồng thời với việc Việt nam chính thức trở thành thầnh viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình hội nhập toàn cầu. Văn hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng vừa là phương tiện để chúng ta có thể hội nhập đồng thời nó có thể thành vật cản nếu chúng ta không hiểu được nét văn hóa của từng quốc gia, từng doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề văn hóa kinh doanh trong thời đại ngày nay là chìa khóa giúp các doanh nghiệp duy trì, phát triển và đạt được những thành công trong nền kinh tế toàn cầu.
Ý thức được vai trò quan trọng của văn hóa kinh doanh, trong nhiều năm gần đây các doanh nghiệp của Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã mời các công ty nước ngoài vào hoạch định văn hóa kinh doanh cho công ty mình. Tuy nhiên để văn hóa đó phát huy được tác dụng trong môi trường kinh doanh của đất nước, mỗi công ty phải xây dựng nó trên nền văn hóa dân tộc, phù hợp với thuần phong mỹ tộc của dân tộc mình.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự chuyển đổi cơ chế kinh doanh, các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước phải trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ. Doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh thị trường gay gắt nhất thiết phải tiến hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ những nhân tố văn hóa được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng một hệ thống quan điểm giá trị để công nhân viên chức chấp nhận, tạo ra sự hài hòa trong nội bộ doanh nghiệp, một không khí văn hóa tích cực để phát huy thế mạnh văn hóa của tập thể, tăng cường nội lực và sức mạnh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta mới gia nhập WTO, sự xâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước đồng thời mang theo những nền văn hóa mới, những giá trị cạnh tranh mới, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng được bản sắc riêng cho mình cũng là để đảm bảo khả năng cạnh tranh trước những đối thủ mới.
1.2. Các cấp độ biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa doanh nghiệp được biểu hiện thông qua nhiều cấp độ khác nhau:
Ở cấp độ đầu tiên thì văn hóa kinh doanh là những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp, bao gồm: kiến trúc, cách bài trí; cơ cấu tổ chức các phòng ban; lễ nghi và lễ hội hàng năm; biểu tượng, logo, khẩu hiệu … Đây là cấp độ văn hóa có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên. Tuy nhiên cấp độ văn hóa này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong văn hóa của doanh nghiệp.
Cấp độ thứ hai là những giá trị được tuyên bố bao gồm những chiến lược, mục tiêu, triết lý của doanh nghiệp. Những giá trị được tuyên bố cũng có tính hữu hình vì có thể được nhận biết và diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường kinh doanh.
Cấp độ thứ ba là những quan niệm chung – những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp. Để hình thành được những quan niệm chung một cộng đồng văn hóa phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý nhiều tình huống thực tiễn. Chính vì vậy khi đã hình thành các quan niệm chung sẽ rất khó bị thay đổi.
1.3. Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của doanh nghiệp:
1.3.1. Tác động tích cực:
- Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái của doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác: văn hóa doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận và yếu tố hợp thành như triết lý kinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen … Tất cả những yếu tố đó tạo ra một phong cách của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp đó với những doanh nghiệp khác.
- Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp: một nền văn hóa tốt giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và củng cố lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp hay nói cách khác văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ tạo môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, tạo sự gắn kết, thống nhất ý chí, kiểm soát, định hướng thái độ và hành vi của các thành viên làm tăng sự ổn định của doanh nghiệp.
- Văn hóa doanh nghiệp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: thông qua việc khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế: tại những doanh nghiệp mà môi trường văn hóa ngự trị mạnh mẽ sẽ nảy sinh sự tự lập đích thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các nhân viên được khuyến khích để tách biệt ra và đưa ra sang kiến, thậm chí cả các nhân viên cấp cơ sở. Sự khích lệ này sẽ góp phần phát huy tính năng động sáng tạo của các thành viên, là cơ sở cho quá trình R&D của công ty. Mặt khác, những thành công của nhân viên trong công việc sẽ tạo động lực gắn bó họ với công ty lâu dài và tích cực hơn. Đồng thời tạo không khí và tác phong làm việc tích cực, thu hút nhân tài, nâng cao đạo đức kinh doanh, làm phong phú dịch vụ cho khách hàng và mang lại hình ảnh doanh nghiệp.
Như vậy một khi công ty có nền văn hóa doanh nghiệp mạnh và phù hợp với mục tiêu, chiến lược của công ty thì sẽ tạo ra niềm tự hào của nhân viên, từ đó họ luôn sống , phấn đấu lao động hết mình vì công ty một cách tự nguyện; giúp cho lãnh đạo dễ dàng hơn trong việc quản lý công ty; giúp cho nhân viên thoải mái và chủ động hơn trong việc định hướng cách nghĩ và cách làm của mình.
1.3.2. Tác động tiêu cực của văn hóa doanh nghiệp:
Một doanh nghiệp có nền văn hóa tiêu cực là doanh nghiệp có cơ chế quản lý cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đoán, chuyên quyền và hệ thống tổ chức quan liêu, gây ra không khí thụ động, sợ hãi ở các nhân viên, khiến họ có thái độ thờ ơ hoặc chống đối lãnh đạo. Đó cũng có thể là doanh nghiệp không có ý định tạo nên một mối liên hệ nào khác giữa những nhân viên ngoài quan hệ công việc. Người quản lý chỉ phối hợp các cố gắng của họ để sản xuất, nhưng niềm tin của người làm công vào công ty thì không hề có.
Trên thực tế có không ít các doanh nghiệp hiện nay đang đi theo đà này, điển hình là những công ty mỹ phẩm, dược phẩm.
Một điều không thể phủ nhận là nếu những giá trị hoặc niềm tin của doanh nghiệp mang tính tiêu cực thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người của doanh nghiệp đó. Công việc xác định phần lớn cuộc đời của một nhân viên, ảnh hưởng đến quyền lợi, cách sống, đối xử của nhân viên với những người xung quanh. Do đó nếu môi trường văn hóa ở công ty không lành mạnh, không tích cực sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý làm việc của nhân viên và tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của toàn công ty.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa doanh nghiệp:
1.4.1. Các yếu tố bên ngoài:
- Văn hóa dân tộc:
+ Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: Trong nền văn hóa mà chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc của những người thân trong gia đình rất phổ biến. Nền văn hóa coi trong chủ nghĩa tập thể lại quan niệm con người theo quan hệ huyết thống hay nghề nghiệp thuộc về một tổ chức có liên kết chặt chẽ với nhau trong đó tổ chức chăm lo cho lợi ích của các cá nhân còn các cá nhân phải hành động và ứng xử theo lợi ích của tổ chức;
+ Sự phân cấp quyền lực: Nền văn hóa nào cũng có sự phân cấp quyền lực bởi thực tế các cá nhân trong một xã hội không thể giống nhau hoàn toàn về thể chất, trí tuệ và năng lực. Tuy nhiên mức độ chấp nhận sự phân chia không cân bằng về quyền lực của các thành viên trong những nền văn hóa khác nhau cũng không giống nhau. Đi đôi với sự phân cấp quyền lực là sự phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân. Tại nhóm nước có mức độ phân quyền thấp thì mọi người có xu hướng bình quân chủ nghĩa, trách nhiệm không được phân bổ rõ ràng. Ngược lại nhóm nước có mức độ phân quyền cao thì phạm vi quyền lợi và trách nhiệm của từng chức vụ được quy định rất rõ ràng;
+ Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền: Biến số này phản ánh mối quan hệ giữa giới tính và vai trò của từng giới trong công việc. Trong môi trường nam quyền vai trò của giới tính rất được coi trọng. Đặc trưng của nền văn hóa chịu sự chi phối của các giá trị nam tính truyền thống như: sự thành đạt, quyền lực, tính quyết đoán… Trong nền văn hóa bị chi phối bởi các giá trị nữ quyền thì có xu hướng ngược lại;
+ Tính cẩn trọng: phản ánh mức độ mức độ mà thành viên của những nền văn hóa khác nhau chấp nhận các tình thế rối ren hoặc sự bất ổn. Trong nền văn hóa cẩn trọng các công việc phải được tiến hành theo đúng quy trình của nó, còn tại các nền văn hóa ít cẩn trọng hơn thì phong cách làm việc thường linh hoạt hơn.
- Thể chế xã hội, thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật… của đất nước cũng có ảnh hưởng đến nền văn hóa doanh nghiệp. Điều này thể hiện thông qua các giá trị văn hóa của doanh nghiệp phải phù hợp với các thể chế của đất nước.
- Quá trình toàn cầu hóa và sự khác biệt, giao lưu văn hóa: trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, hội nhập với nền kinh tế thế giới, mỗi doanh nghiệp đều giao lưu, giao dịch với nhiều doanh nghiệp khác cả trong và ngoài nước, tại những doanh nghiệp đó sẽ có những nét văn hóa khác với doanh nghiệp của mình do đó cũng chịu sự ảnh hưởng nhất định.
- Xu hướng phát triển nền kinh tế và môi trường kinh doanh: văn hóa doanh nghiệp không phải là một cái gì đó bất biến do vậy khi xu hướng phát triển kinh tế và môi trường kinh doanh có những biến động nhất định thì văn hóa doanh nghiệp cũng phải có sự điều chỉnh cho phù hợp thì mới đảm bảo khả năng đáp ứng được nhu cầu mới.
1.4.2. Các nhân tố bên trong:
- Văn hóa, phong cách, đạo đức giá trị cá nhân của nhà lãnh đạo doanh nghiệp: Nhà lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin… của doanh nghiệp. Qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng cà tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp.
- Tính cách, giá trị cá nhân của nhân viên: mỗi doanh nghiệp không thể hoạt động nếu chỉ có những người lãnh đạo mà không có nhân viên. Điều này có nghĩa là văn hóa doanh nghiệp được định hướng bởi những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp nhưng được tiếp tục phát huy và xây dựng là bởi chính tính cách, giá trị cá nhân của toàn thể nhân viên. Nếu không có sự đồng thuận của toàn thể nhân viên thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng khó có thể xây dựng được một nền văn hóa lành mạnh.
- Những giá trị văn hóa học hỏi được:
+ Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp: đây là những kinh nghiệm có được khi xử lý các vấn đề chung. Sau đó chúng được tuyên truyền và phổ biến chung trong toàn doanh nghiệp và tiếp tục được truyền lại cho các thế hệ nhân viên mới. Đó có thể là những kinh nghiệm về giao dịch với khách hàng, về phục vụ yêu cầu của khách hàng, kinh nghiệm ứng phó với những tình huống khó xử …
+ Những giá trị được học hỏi ừ các doanh nghiệp khác: đó là kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, của những chương trình giao lưu giữa các doanh nghiệp trong một ngành… Thông thường ban đầu có một nhóm nhân viên của doanh nghiệp tiếp thu những giá trị đó và truyền lại cho đồng nghiệp khác hoặc những người này tự tiếp thu chúng. Sau một thời gian, các giá trị này trở thành tập quán chung cho toàn doanh nghiệp.
+ Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại: việc tiếp nhận những giá trị này thường trải qua một thời gian dài, một cách có ý thức hoặc vô thức.
1.5. Sự cần thiết phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp:
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nguy cơ đồng hoá về văn hoá không hề nhỏ. Để tránh thế giới biến thành một thể thống nhất về văn hoá, mỗi người, mỗi dân tộc đều cần phải giữ gìn và phát huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc "hoà nhập" chứ không "hoà tan". Do đó, để khẳng định chính mình, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hoá riêng biệt.
Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ngày càng trở nên cần thiết và gặp không ít khó khăn. Và bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, tri thức thì khó có thể đứng vững được.
Bất kỳ tổ chức nào cũng phải có văn hoá mới tồn tại và phát triển được. Vì vậy xây dựng văn hoá doanh nghiệp là cái đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần lưu tâm tới. Nhiều người khi đánh giá về doanh nghiệp vẫn chú trọng đến thị trường, tổ chức, nhân sự, cơ cấu. Tuy nhiên, người nhận thức sâu sắc về giá trị của doanh nghiệp phải đánh giá được về cái gọi là: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Khi mỗi doanh nghiệp xây dựng được môi trường sống lành mạnh thì bản thân người lao động cũng muốn làm việc, muốn cống hiến. Tạo cho người làm việc tâm lý khi đi đâu cũng cảm thấy tự hào mình là thành viên của doanh nghiệp chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hoá trong mỗi doanh nghiệp làm sao để người lao động thấy được môi trường làm việc của doanh nghiệp cũng chính là môi trường sống của họ là điều mà các doanh nghiệp rất nên quan tâm.
2. Vai trò của văn hóa kinh doanh trong sự hình thành, xây dựng và phát triển của Công ty TNHH tư vấn quốc tế SH:
2.1. Sự hình thành và ra đời của Công ty:
Trong thời đại ngày nay, bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển đều cần phải có vốn, có công nghệ tiên tiến và con người, trong đó con người là nhân tố quyết định. Chính yếu tố con người sẽ tạo ra sự khác biệt và quyết định sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Công ty TNHH tư vấn quốc tế SH ra đời dưới ý tưởng của những thành viên sáng lập là một số người làm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và một số nhà khoa học với mong muốn ứng dụng được những thành tựu khoa học đã được thực nghiệm để đem lại hiệu quả kinh tế và hỗ trợ các doanh nghiệp khác trong nghiên cứu khoa học, tài chính ngân hàng, tìm kiếm giải pháp cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
2.2. Vận dụng văn hoá doanh nghiệp trong xây dựng và phát triển tại Công ty TNHH tư vấn quốc tế SH.
Với mong muốn như vậy, các thành viên công ty đã đưa ra bộ quy tắc ứng xử bao gồm những quy tắc chung và những quy tắc cụ thể trong các mối quan hệ: ứng xử nội bộ (giữa cấp trên với cấp dưới; giữa cấp dưới với cấp trên; giữa các đồng nghiệp với nhau; ứng xử với các thế hệ; giữa các đơn vị thành viên; thái độ trong công việc); quan hệ ứng xử với bên ngoài (với khách hàng, với đối tác, với công chúng, với giới truyền thông,…).
Để người đọc dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện; qui chuẩn được trình bày ngắn gọn, súc tích, mỗi mục rút ra được nội dung cốt lõi được thể hiện trong 10 chữ vàng sau đây: TRÂN TRỌNG - THÂN THIỆN - TẬN TÂM – HỢP TÁC - CHIA SẺ.
Chỉ với 10 chữ vàng nhưng nó đã bao hàm trong đó toàn bộ tâm huyết của các thành viên sáng lập, cụ thể của từng về trong quan điểm của các thành viên muốn gửi đến người đọc đó là:
- TRÂN TRỌNG: đó là trân trọng những thành quả, kinh nghiệm, bài học trong suốt quá trình nỗ lực của lớp những người đi trước để tìm tòi nghiên cứu các đề tài khoa học, các thành quả đã đạt được. Những người đã giành trọn cuộc đời để thực hiện hoài bão của mình với mong muốn tìm ra các nguồn nhiên liệu có thể thay thế, giảm chi phí các nguồn nhiên liệu hiện đang có đồng thời giảm ô nhiễm môi trường và tìm ra giải pháp nhằm gia tăng giá trị đối với các nguồn tài nguyên mà chúng ta đang khai thác.
- THÂN THIỆN: thân thiện trong quan hệ với đồng nghiệp, giữa cấp trên với cấp dưới và ngược lại, tận tình chỉ bảo giúp đỡ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của mọi người. Thân thiện với khách hàng để luôn tạo được niềm tin, xây dựng uy tín của doanh gnhiệp đối với khách hàng. Công ty đã đề ra nhưng quy tắc cụ thể trong ứng xử trong nội bộ và với bên ngoài nhằm nâng cao vai trò của từng cá nhân, với mục tiêu đạt hiệu quả công việc cao nhất có thể.
- TẬN TÂM: thể hiện lòng nhiệt tình của mọi người trong công ty trong quá trình làm việc, lòng trung thành và tuân thủ các quy định của công ty, đó là động lực để thúc đẩy mọi người trong công ty luôn mong muốn xây dựng công ty trở thành một tập đoàn có tầm cỡ.
- HỢP TÁC: nó thể hiện quan điểm bang giao của công ty, muốn làm bạn, hợp tác, nghiên cứu với các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để thực hiện mục tiêu mang lại lợi ích cho mọi người.
- CHIA SẺ: chia sẻ khó khăn, chia sẻ cơ hội, chia sẻ những nguồn lợi nhuận, có như vậy thì công ty và khách hàn mới cùng tồn tại và phát triển bền vững được. Tạo mối hợp tác lâu dài, bền vững.
Với 10 chữ vàng là kim chỉ nam trong suốt quá trình hình thành và tồn tại của doanh nghiệp, bằng sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong công ty, công ty đã từng bước có những sự hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tìm kiếm các đối tác để hợp tác đầu tư. Các công trình nghiên cứu của công ty đã được trong nước và quốc tế công nhận với những sáng chế mang tính đột phá và ưu việt hơn hẳn so với các phát minh đã được công nhận trên thế giới. Các tập đoàn lớn của Đức, Thụy Sỹ, Tây âu và Mỹ tìm hiểu hợp tác để triển khai những dự án đi vào hoạt động.
Với những thành tựu đã đạt được công ty ngày càng từng bước khẳng định vị thế của mình, để đạt được những thành công ban đầu như vậy ban lãnh đạo công ty luôn đánh giá cao về phương trâm kinh doanh theo quan điểm 10 chữ vàng đã đề cấp ở trên.
Qua đó chung ta thấy được vai trò của văn hoá kinh doanh, nó là nguồn động lực và kim chỉ nam cho sự tồn tại và phát triển của công ty...
Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng Văn hãa kinh doanh – PGS.TS Dương Thị Liễu
2. Tinh thÇn doanh nghiÖp gi¸ trÞ ®Þnh híng cña v¨n ho¸ kinh doanh ViÖt Nam.
3.Th«ng tin ®¹i chóng
4. M¹ng Internet…
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24867.doc