Vai tro của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kinh tế

Tài liệu Vai tro của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kinh tế: ... Ebook Vai tro của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kinh tế

doc11 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vai tro của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai tro của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kinh tế a. Khái niệm về tri thức công nghệ Khái niệm tri thức Tri thức là những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội (nói khái quát) Tri thøc là các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó; là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể; các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. * Kh¸i niÖm vÒ c«ng nghÖ Công nghệ theo khái niệm mới (Technology) bao gồm bốn thành phần (yếu tố ) sau: Thông tin (cũ-mới,trong-ngoài nước). Kỹ thuật:thao tác,tay nghề ,trang thiết bị). Con người :tổ chức quản lý ,trình độ nhân lực Vật liệu:nguyên liệu,chất liệu. -Kh¸i niÖm Ph¸t triÓn kinh tÕ Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế - Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn định). - Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành, thành phần kinh tế ... thay đổi. Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tuơng đối so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là nghành dịch vụ. - Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp hơn: giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo. - Trình độ tư duy, quan điểm sẽ thay đổi. - Để có thể thay đổi trình độ tư duy, quan điểm đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế. - Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó. b. Vai trò của tri thức công nghệ trong việc phát triển kinh tế Ngày nay trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, trong lĩnh vực này đang hình thành một quy luật mới: Những phát minh khoa học trở thành nền tảng cho những sáng chế công nghệ và đến lượt mình, công nghệ này được trực tiếp đưa vào sản xuất. Công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành của lực lượng sản xuất. Công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong một số nước công nghiệp phát triển, tri thức của những phát minh mới nhất ở một số lĩnh vực khoa học như tin học, điều khiển học, sinh vật học v.v... đã nhanh chóng được đưa vào công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... và từ đó, trực tiếp đi vào sản xuất và dịch vụ của xã hội. Bằng cách này, lực lượng sản xuất xã hội không ngừng được bổ sung và đổi mới theo hướng gia tăng tính hiện đại, tiên tiến. Ngày nay xu hướng vận động chung của lực lượng sản xuất hiện đại là không ngừng thay thế dần các trang thiết bị kỹ thuật, các quy trình, hệ thống công nghệ chưa hoàn thiện (cho năng suấtt thấp, tiêu hoa nhiều nguyên, nhiên vật liệu, thải bỏ nhiều các chấy gây ô nhiễm môi trường v.v...) bằng những thiết bị, những hệ thống công nghệ cao, công nghệ làm sạch, mang nhiều hàm lượng tri thức. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng con đường phát triển khoa học và công nghệthức sản xuất. Một là, khoa học và công nghệ có vai trò quyết định trong việc trang bị và trang bị lại các máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tiên tiến cho nền sản xuất xã hội nói riêng, cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân nói chung, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới, v.v... với mục tiêu không ngừng cải thiện và nâng cao mức sóng của người dân, sự phồn vinh và sức mạnh của xã hội Việt Nam. Đó là nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Trên thực tế, nước ta đã tiến hành công nghiệp hóa từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt là chưa gắn kết được công nghiệp hóa với hiện đại hóa, mà cho đến nay, lực lượng sản xuất của nước ta chủ yếu vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, các trang thiết bị, máy móc phần lớn là thủ công, thủ công bán cơ giới. Nhìn chung, trình độ phát triển công nghệ nước ta, về cơ bản, chỉ mới đạt ở giai đoạn 1 và 2 trong 7 giai đoạn phát triển công nghệ mà các nước công nghiệp phát triển đã trải qua - đó là nhập công nghệ để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu (nhập toàn bộ hoặc nhập phụ tùng các trang thiết bị và cả dây chuyền lắp ráp), và mới chỉ có tổ chức hạ tầng kinh tế ở mức tối thiểu để tiếp thu công nghệ nhập. Do vậy, cả năng suất lao động và chất lượng các sản phẩm do nền sản xuất xã hội tạo ra vẫn còn rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và toàn cầu. Việc trang bị và trang bị lại công nghệ từ lạc hậu sang hiện đại, tiên tiến, còn nhằm một mục đích và nhiệm vụ quan trọng nữa là làm thay đổi cơ cấu chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Bước chuyển dịch cơ cấu này sẽ tạo tiền đề và nền tảng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để đến năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành một ưnứoc công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu chiến lược này, nhất thiết chúng ta phải tiếp cận được nền khoa học và công nghệ hiện đại, tiên tiến của thế giới, đặc biệt là các ngành công nghệ mũi nhọn: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ năng lượng mới... Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là ôcng nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức” . Hai là, khoa học và công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và phát huy nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ - một nguồn lực to lớn, có tính chất quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Có nhiều cách thức để chúng ta thực hiện việc trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại, tiên tiến cho các ngành kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, dù bằng cách thức nào đi chăng nữa, điều quan trọng và có tính chất quyết định nhất ở đây là cần phải có những con người có đủ tri thức và năng lực để có thể khai thác, sử dụng một cách hiệu quả các trang thiết bị hiện đại. Điều này chỉ có khoa học và công nghệ tiên tiến mới làm được. Con người là chủ thể sáng tạo ra khoa học và công nghệ. Đến lượt mình, khoa học và công nghệ trở thành phương tiện, công cụ và đồng thời là cơ sở để con người vươn lên tự toàn thiện về mọi mặt, đặc biệt là về năng lực trí tuệ. Trước hết, thông qua quá trình giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ sẽ trang bị cho con người những tri thức khoa học và công nghệ cần thiết để một mặt, giúp họ có thể am hiểu, sử dụng và khai thác một cách tích cực, có hiệu quả những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, và mặt khác, có thể sáng tạo ra công nghệ mới. Trong điều kiện nước ta hiện nay, tuy đã qua hơn 40 năm công nghiệp hóa, nhưng nhìn chung, nền sản xuất, đặc biệt là lực lượng sản xuất vẫn còn rất lạc hậu. Với gần 80% dân số là nông dân, 70% lao động là lao động nông nghiệp, với cơ cấu nền kinh tế quốc dân đang hiện hành “nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ”, với một truyền thống xã hội ít “trọng nông”, “trọng thương”, v.v. đã và đang là những rào cản rất lớn đối với con người Việt Nam trong việc tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại. Hơn nữa, tư duy kinh nghiệm - một lối tư duy truyền thống phổ biến - đã ăn sâu vào xã hội Việt Nam từ bao đời nay. Không ai phủ nhận vai trò của tư duy kinh nghiệm trong đời sống. Tuy nhiên, trên bình diện phát triển khoa học và công nghệ hiện nay thì tư duy kinh nghiệm là không thể đủ, mà nhất thiết phải trang bị tư duy lý luận, tư duy khoa học - công nghệ. Ph. Ăngghen đã từng viết: “Một dân tốc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” . Sự hạn chế về mặt tư duy lý luận là một điểm yếu trong truyền thống dân tộc, mà ngày nay, chúng ta phải phấn đấu vượt qua mới có thể tiếp thu và sáng tạo ra những tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Kho tri thức khoa học và công nghệ là vô tận và luôn đổi mới. Do đó, để có thể nắm bắt kịp thời những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, đòi hỏi đội ngũ những người nghiên cứu, triển khai và ứng dụng khoa học công nghệ không những phải được đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống, mà còn phải thường xuyên được đào tạo bổ sung và đào tạo chuyên sâu. Con đường bền vững nhất để tiếp thu và phát triển khoa học và công nghệ là phải dựa vào tiềm năng và năng lực của chính mình, nghĩa là phải tập trung vào khai thác nội lực, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ - nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sjư nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” . Ba là, khoa học và công nghệ giữ vai trò động lực trong việc tạo ra môi trường thông tin và thị trường thông tin - huyết mạch của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và của cả nền kinh tế. So với giai đoạn phát triển trước đây, thì ngày nay, thông tin có một vị trí cực kỳ quan trọng, mang tính quyết định đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cả những hoạt động tinh thầnh. Có trang thiết bị, máy móc hiện đại, có những con người đã được đào tạo tay nghề và có kỹ năng, kỹ xảo cao, nhưng nếu thiếu thông tin thì sẽ dẫn đến chỗ không biết đâu tư chúng vào đâu cho đúng để kịp thời sinh lợi nhanh, và vì vậy, rất dễ sa vào chỗ mất phương hướng phát triển. Bởi vì, thông tin trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan rất chặt chẽ đến việc nắm bắt các bí quyết, bí mật công nghệ nằm trong các phương pháp, thiết bị, các dữ liệu khoa học và công nghệ mới nhất. Thông tin như một người hướng dẫn nắm trong tay chiếc chìa khóa vàng kỳ diệu, giúp cho người ta có thể mở ra những cánh cửa làm ăn đúng lúc và đúng cách, tìm kiếm những cơ hội, những lĩnh vứ làm ăn còn tiềm năng và triển vọng, đồng thời biết khép cửa lại, rút lui đúng lúc khi tiềm năng trong lĩnh vực đó đã cạn kiệt v.v... Công nghệ thông tin đã chính thức đi vào nước ta khoảng hơn chục năm nay và hệ thống thông tin khoa học - công nghệ quốc gia trải qua hơn 30 năm hoạt động đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển khoa học và công nghệ nói riêng, vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung. Tuy nhiên, đối với nước ta, đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, còn rất nhiều vấn đề phức tạp, nan giải và bất cập. Đặc điểm nổi bật của sự phát triển công nghệ thông tin trong thời gian qua ở nước ta là chưa gắn kết được các giải pháp công nghệ (việc trang bị các máy móc kỹ thuật công nghệ thông tin) với các giải pháp về tổ chức quản lý, chuẩn hóa thông tin và với công tác đào tạo, huấn luyện chuyên viên kỹ thuật, những người sử dụng, quản lý thông tin. Vì vậy mà trong nhiều trường hợp, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đã được thiết lập đầy đủ, nhưng không vận hành được do thiếu thông tin, thiếu nhân viên kỹ thuật. Cho đến năm 2000, nguồn nhân lực thông tin khoa học - công nghệ nước ta vẫn còn quá mỏng và yếu kém, chưa đủ sức đáp ứng so với nhu cầu thực tế. Số người làm công tác thông tin khoa học - công nghệ chuyên nghiệp mới chỉ có 3000 người, trong đó, số người có trình độ đại học chiếm 66,3%, trên đại học chiếm 6,45% . Bốn là, khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và xã hội. Nhiệm vụ quan trọng của công tác tổ chức, quản lý là liên kết các yếu tố trang thiết bị, máy móc kỹ thuật, con người và thông tin lại với nhau thành một tổ hợp vận hành hợp lý, đồng điều nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định, mà ở đây là mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu chung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu này, phải tiến hành đồng thời nhiều hoạt động xã hội với những chức năng rất khác nhau, như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, v.v... Sự phối hợp điều hành các hoạt động đó, sự xếp đặt các mối quan hệ giữa chúng, cũng như sự phân bổ hợp lý các chức năng của chúng sao cho đều hướng về các mục tiêu mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đề ra, chính là nhiệm vụ của công tác tổ chức, quản lý trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi vậy, công tác tổ chức, quản lý có một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những công việc vừa rộng lớn, phức tạp, vừa tỉ mỉ, chi tiết của công tác tổ chức quản lý ngày nay đang được thực hiện một cách nhanh chóng hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn nhờ có sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Nhờ có sự trợ giúp của công nghệ thông tin, thông qua hệ thống máy vi tính, mạng Internet, ngườ ta có thể tiến hành công tác tổ chức và quản lý một cách sâu sắc, toàn diện ở tầm vi mô, cũng như vĩ mô. Năm là, khoa học và công nghệ đóng góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển lâu bền của xã hội. Qua những điều đã trình bày trên đây, hoàn toàn có thể khẳng định được vai trò cơ sở và động lực của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với bất cứ giá nào. Ngày nay, phát triển lâu bền đang là mối quan tâm sâu sắc của toàn nhân loại. Có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về phát triển lâu bền, nhưng cách hiểu chung nhất là, làm sao cho sự phát triển, trước hết là sự phát triển về kinh tế, của các thế hệ hôm nay không cản trợ cơ hội phát triển ủca các thế hệ mai sau. Phát triển lâu bền là “sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con người đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ các hệ sinh thái” , nghĩa là phải hớng đến ba mục tiêu cơ bản: 1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và an toàn; 2. Mục tiêu xã hội - nhân văn; 3. Mục tiêu bảo vệ và không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống, hay mục tiêu sinh thái. Do vậy, để có thể phát triển xã hội một cách lâu bền, phải kết hợp một cách hài hòa, đầy đủ 4 yếu tố cơ bản: yếu tố kinh tế, yếu tố con người (dân số), yếu tố môi trường, ính thái và yếu tố công nghệ. Nhiệm vụ trọng tâm của khoa học và công nghệ là cung cấp những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại thông qua các công nghệ cao, công nghệ sách để con người khắc phục được những hậu quả tiêu cjư cdo chính những phương tiện kỹ thuật chưa hoàn thiện trước đây gây ra (xử lý các chất thải độc hại, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên...); xây dựng những quy trình công nghệ mới không có chất thải, những khu sản xuất liên hợp mà những chất thải cuối cùng của chúng có thể được các sinh vật khác sử dụng để đưa vào chu trình sản học, v.v. Là động lực và là cơ sở của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng, của sự phát triển xã hội nói chung, khoa học và công nghệ đang đóng gó phần quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển lâu bền, đặc biệt là mục tiêu xã hội - nhân văn. Kết luận Việt Nam xuất phát điểm là một nước nghèo và kém phát triển, việc xây dựng và phát triển tri thức KHCN là phù hợp với bối cảnh nước ta, các quan điểm về phát triển kinh tế tri thức nêu trên chính là cơ sở để định hướng, để có những giải pháp cụ thể cho xây dựng và phát triển kinh tế tri thức. Đồng thời, các quan điểm đó hướng tới mục tiêu góp phần giải quyết ba thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: phải phát triển nhanh và bền vững; xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ; quản lý có hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế mở và nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển so với khu vực và thế giới. Sau đây là một số giải pháp: 1. Nâng cao vai trò tổ chức và quản lý của Nhà nước Nhà nước là tổ chức chính trị của xã hội, Nhà nước có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Nhiệm vụ trọng tâm của phát triển kinh tế nước ta hiện nay là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bằng và dựa vào khoa học và công nghệ”. Do đó, Nhà nước ta có trách nhiệm lớn lao đối với sự phát triển ủca khoa học và công nghệ. Trong điều kiện cụ thể ở nớc ta, vai trò của Nhà nước đặc biệt quan trọng trong việc quản lý, điều hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - một hoạt động kinh tế trọng tâm của đất nước. Đối với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các quy định trong các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế do Nhà nước ban hành trong thời gian qua đã có tác dụng kích thích đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất. Thể hiện: - Tạo quyền chủ đọng cho các chủ thể sử dụng như các công ty, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất. - Tạo ra nhu cầu bức xúc và cần thiết cho việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ. - Mở ra những hình thức mới trong việc tiếp cận và thu hút công nghệ tiên tiến của thế giới. 2. Nâng cao trình độ dân trí, xã hội hóa tri thức khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Khoa học và công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy đưa khoa học và công nghệ, trước hết là phổ cập những tri thức khoa học và công nghệ cần thiết và sản xuất và đời sống xã hội là một nhu cầu cấp thiết của xã hội ta hiện nay. Bởi lẽ, cho dù chúng ta có tiến hành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, có đưa các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến nhất, những quy trình công nghệ hiện đại nhất vào nước ta thì ucngx không có gì để có thể bảo đảm đẩy mạnh được công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nếu như trong thực tế chúng ta chưa có được đầy đủ những con người am hiểu và sử dụng chúng. Hiện nay, xã hội hóa tri thức khoa học và công nghệ cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề trọng điểm sau: 1. Tạo mặt bằng dân trí cần thiết để có thể tiến hành xã hội hóa tri thức khoa học và công nghệ; 2. Cần biết chọn lựa và ưu tiên xã hội hóa những tri thức khoa học và công nghệ thuộc những ngành nghề, những lĩnh vực đang giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân; 3. Xã hội hóa tri thức khoa học và công nghệ trong đó có sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến ngoại nhập với công nghệ truyền thống, trên cơ sở phát huy tối đa năng lực nội sinh về kho ahọc và công nghệ của đất nước; 4. Tạo lập và mở rộng địa bàn và thị trường để xã hội hóa nhanh và rộng rãi tri thức khoa học và công nghệ. 3. Tạo lập môi trường hợp tác quốc tế thuận lợi cho sjư phát triển khoa học và công nghệ Là một nước nông nghiệp còn lạc hậu, khoa học và công nghệ còn ở trình độ thấp, nguồn vốn tài chính ít iỏi, các nguồn lực khác, đặc biệt là nguồn lực con người, tuy ta có tương đối dồi dào, nhưng phần lớn còn ở dạng tiềm năng, để có thể tiếp thu, nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước chúng ta rất cần các nguồn lực bên ngoài. Các nguồn lực bên ngoài sẽ góp phần giúp chúng ta khai thác nguồn tiềm năng nội lực thành hiện thực. Vì vậy, sự hợp tác quốc tế là một yếu tố không thể thiếu được trong việc tạo dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển của khoa học và công nghệ. Cần tạo môi trường thuận lợi để tăng khả năng thu hút vốn đầu tư của nước ngoài: FDI, ODA... Thu hút nguồn vốn của nước ngoài để phát triển công nghệ là con đường ngắn nhất để đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu có thể đạt mục tiêu căn bản trở thành một nớc công nghiệp vào năm 2020. 4. Tăng cường đầu tư cho giáo dục, đầu tư nghiên cứu khoa học - công nghệ Ngoài việc hợp tác với nước ngoài để tranh thủ tiếp nhận KH - CN chúng ta cần đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng con người. Vì con người là yếu tố trung tâm trong quá trình CNH - HĐH của đất nước. Bên cạnh đó cũng cần đầu tư hơn nữa vào nghiên cứu khoa học - công nghệ. Có như thế mới đưa đất nước ta tiến kịp sự phát triển của thế giới. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21260.doc
Tài liệu liên quan