Vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Thực trạng & Giải pháp thu hút, sử dụng vốn…

Tài liệu Vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Thực trạng & Giải pháp thu hút, sử dụng vốn…: MỤC LỤC Phần 1: LỜI MỞ ĐẦU Xu hướng toàn cầu hoá v à tự do hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới; quốc tế hoá và khu vực hoá nền kinh tế là quá trình khách quan không thể xoá bỏ. Chúng tạo ra cơ hội chưa từng có; nhưng đồng thời cũng là những thách thức lớn đối với sự phát triển của từng quốc gia, từng khu vực. Lựa chọn chiến lược phát triển của quốc gia trong điều kiện mới, vì thế nhất thiết phải tính đến quá trình khu vực hoá và quốc tế hoá. Việt Nam cũng đang tiến tới toàn cầu hoá nền ki... Ebook Vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Thực trạng & Giải pháp thu hút, sử dụng vốn…

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Thực trạng & Giải pháp thu hút, sử dụng vốn…, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế nhằm đưa đất nước theo kịp sự phát triển của khu vực và trên thế giới; tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu lâu dài là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và cơ cấu kinh tế phù hợp… Để làm được điều đó, đòi hỏi rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố không thể thiếu là một nguồn vốn lớn, lâu dài và ổn định. Tính tất yếu của xuất khẩu tư bản với hình thức cao của nó là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment-FDI ) là xu thế phát triển của thời đại; một trong những chiến lược làm tăng nguồn vốn cho phát triển kinh tế đã được áp dụng rất thành công ở Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia…Trong giai đoạn hiện nay, đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng là một hoạt động kinh tế đối ngoại có vị trí và vai trò ngày càng quan trọng; là kênh chuyển giao công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm và thu nhập, nâng cao tay nghề và năng lực quản lý cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước… Với tình hình của nước ta hiện nay, thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những giải pháp tích luỹ vốn nhanh, phù hợp và có hiệu quả cao. Đảng, nhà nước ta cũng đã khẳng định: “ Tạo mọi điều kiện để thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển thuận lợi, cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.” Tuy nhiên; trong thực tế vấn đề thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam vẫn còn không ít bất cập, khó khăn và hạn chế; vị trí và vai trò của FDI trong đời sống vẫn còn là những khái niệm khá xa lạ đối với mỗi người dân Việt Nam. Hiểu được điều đó và với mong muốn đưa đến cho mọi người cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về FDI cũng như vai trò quan trọng của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước em xin được dành bài tiểu luận này để nghiên cứu về vấn đề : “Vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực trạng và giải pháp thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay”. Phần 2: NỘI DUNG CHÍNH Chương I: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài: 1.1 Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài: 1.1.1 Xuất khẩu tư bản: a. Thế nào là xuất khẩu tư bản ? Xuất khẩu tư bản ( XKTB ) là một đặc điểm nổi bật và có tầm quan trọng đặc biệt, hết sức cần thiết của CNTB trong giai đoạn CNTB độc quyền. Ở các nước công nghiệp phát triển, khi tư bản tài chính phát triển đến một trình độ nhất định, sẽ xuất hiện “tư bản thừa”; trong lúc ở nhiều nước có nền kinh tế lạc hậu, rất cần tư bản để phát triển kinh tế, đổi mới kỹ thuật thì lại chưa tích luỹ được đủ lượng tư bản cần thiết. Từ đó xuất hiện một hiện tượng kinh tế, đó là các nước tư bản tiên tiến đem tư bản ra nước ngoài, nhằm chiếm được giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác được tạo ra ở các nước nhập khẩu tư bản- chính là thực chất của quá trình XKTB. Theo Lê-nin: “XKTB là một trong năm đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc”; thông qua XKTB, các nước tư bản phát triển thực hiện việc bóc lột đối với các nước có nền kinh tế lạc hậu hơn hoặc các nước thuộc địa. Bởi khi nền công nghiệp đã phát triển, đầu tư trong nước không còn cho lợi nhuận cao nữa. Mặt khác, các nước lạc hậu hơn có lợi thế về đất đai, nguyên nhiên liệu, tài nguyên, nhân công…; không những thế đầu tư vào các nước này còn đưa lại cho nhà tư bản lợi nhuận cao, ổn định, tin cậy và vị trí độc quyền. Tuy vậy, XKTB cũng có những vai trò nhất định đối sự phát triển kinh tế của các nước lạc hậu và thuộc địa. XKTB là một hiện tượng mang tính tất yếu khách quan, thể hiện quá trình phát triển sức sản xuất của xã hội vươn ra thế giới, thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của mỗi quốc gia, hình thành quy mô sản xuất trên phạm vi quốc tế. Thông qua việc tiếp nhận “tư bản thừa” các nước nhập khẩu tư bản có cơ hội tiếp cận và sử dụng những thành tựu kinh tế và khoa học kỹ thuật mới nhất của CNTB, có nguồn vốn dồi dào và cơ hội giao lưu kinh tế với thế giới… Như vậy,việc sử dụng lượng “tư bản thừa” như thế nào cho phát huy tối đa nguồn lợi và giảm thiểu sự bóc lột phụ thuộc rất lớn vào cách thức và chiến lược sử dụng của mỗi nước nhận đầu tư. b. Các hình thức xuất khẩu tư bản: Có hai hình thức XKTB chính, đó là XKTB cho vay và XKTB hoạt động. XKTB cho vay: là hình thức cho chính phủ hoặc tư nhân vay nhằm thu được tỷ suất cao. XKTB cho vay gồm: xuất khẩu tư bản cho vay dài hạn và xuất khẩu tư bản cho vay ngắn hạn. Ngoài ra, XKTB cho vay gồm có: · Xuất khẩu máy móc, thiết bị công nghệ từ các nước phát triển sang các nước nhận đầu tư. · Xuất khẩu trực tiếp ( hay đầu tư trực tiếp nước ngoài ) có 3 dạng: - Nước công nghiệp phát triển đầu tư vào nước công nghiệp phát triển. - Nước công nghiệp phát triển đầu tư vào nước công nghiệp đang phát triển. - Đầu tư giữa các nước kém phát triển. XKTB hoạt động: là đem tư bản ra nước ngoài, mở mang xí nghiệp tiến hành sản xuất ra giá trị hàng hoá, trong đó có giá trị thặng dư tại nước nhập khẩu. XKTB hoạt động gồm: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. - Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư chủ yếu, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm dành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại. - Đầu tư gián tiếp là hình thức tư quan trọng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư bằng hình thức mua cổ phần của các công ty sở tại ( ở mức khống chế nhất định ) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Vốn này được trả bằng tiền gốc lẫn lợi tức dưới hình thức tiền tệ hay dưới hình thức hàng hoá. 1.1.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: a. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là ? Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Nguồn vốn đầu tư có thể là những tài sản hàng hoá như tiền vốn, đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị, hàng hoá… hoặc tài sản vô hình như bằng sáng chế, phát minh, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kỹ thuật, uy tín kinh doanh, bí quyết thương mại… Các doanh nghiệp có thể đầu tư bằng cổ phần, trái phiếu, các quyền sở hữu khác như quyền thế chấp, cầm cố hoặc các quyền có giá trị về mặt kinh tế như các quyền thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên… Theo Lê-nin, vốn đầu tư chính là khoản chi phí mà các nước tư bản bỏ ra để củng cố địa vị trong chiếm hữu thuộc địa và cuối cùng là nhằm đạt lợi nhuận cao hơn. Cũng theo ông loại vốn được sử dụng dưới dạng đầu tư trực tiếp nước ngoài là công cụ bóc lột, là hình thức chiếm đoạt của CNTB. Tuy vậy, cũng cần khẳng định thêm rằng, chính nguồn vốn này là nhân tố quan trọng và giải pháp tích cực để cho nền kinh tế chậm phát triển có thể “vươn tới thị trường mới”. Vả chăng, trong điều kiện các nước đang phát triển đều đang thiếu vốn trầm trọng, thu nhập thấp, chỉ đủ sống ở mức tối thiểu, khả năng tích luỹ vốn vì thế rất hạn chế và để tích luỹ vốn cần phải “hy sinh tiêu dùng trong nhiều thập kỷ” thì tại sao không dựa nhiều hơn vào những nguồn vốn nước ngoài ? b. Phân loại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài : Vốn đầu tư gồm: - Tài sản hàng hoá như tiền vốn, đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị… - Tài sản vô hình như bằng sáng chế, phát minh, nhãn hiệu hàng hoá, uy tín kinh doanh, bí quyết thương mại… 1.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ): a. Thế nào là FDI ? Về mặt kinh tế, FDI là một hình thức đầu tư quốc tế được đặc trưng bởi quá trình di chuyển tư bản từ nước nay qua nước khác. FDI được hiểu là hoạt động kinh doanh, một dạng kinh doanh quan hệ kinh tế có quan hệ quốc tế ( đầu tư quốc tế là những phương thức đầu vốn, tư sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất kinh doanh dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế, xã hội nhất định ). Về mặt nhận thức, nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiện ở sự khác biệt về quốc tịch hoặc lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia đầu tư mà còn ở sự di chuyển tư bản bắt buộc phải vượt qua tầm kiểm soát quốc gia. Như vậy, nói tóm lại FDI là hoạt động kinh doanh quốc tế dựa trên cơ sở quá trình di chuyển tư bản giữa các quốc gia, chủ yếu là do các pháp nhân và thể nhân thực hiện theo những hình thức nhất định trong đó chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình đầu tư. b. Đặc điểm chung của FDI : Có hai đặc điểm chính: Thứ nhất, cơ cấu đầu tư thay đổi theo hướng tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và dịch vụ. Sự phát triển kinh tế luôn luôn đặt ra vấn đề là phải dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá và phù hợp với xu thế hội nhập cùng nền kinh tế. Dưới tác động của khoa học công nghệ, ngày càng có nhiều ngành kinh tế mới ra đời và phát triển nhanh chóng, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới ra đời thay thế cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh trước đây. Hiện nay, một cơ cấu được coi là hiện đại là cơ cấu kinh tế trong đó các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ chiếm một tỷ lệ lớn. Tuy vậy, không khó để chúng ta tìm ra lời giải thích cho hiện tượng này. Lực lượng sản xuất càng phát triển mạnh mẽ thì đời sống vật chất lại càng được nâng cao; nhu cầu về các loại dich vụ phục vụ đời sống và sản xuất kinh doanh vì thế cũng tăng lên hết sức mạnh mẽ, nhất là dịch vụ kỹ thuật, tài chính, du lịch… đòi hỏi nghành dịch vụ phải được phát triển một cách tương xứng. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến là một ngành có nhiều phân ngành, mà những phân ngành này đều thuộc các lĩnh vực mũi nhọn của cuộc cách mạng khoa học công nghệ như điện tử, thông tin liên lạc,vật liệu mới…. Do đó, đẩy mạnh và phát triển những ngành này là một xu thế mang tính tất yếu. Cuối cùng, do đặc tính kĩ thuật của hai ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ là dễ dàng thực hiện sự hợp tác. Bởi vì, những quy trình công nghệ cần thực hiện trong mỗi ngành này không nhất thiết phải được thực hiện ở một nước mà có thể được phân chia thành nhiều công đoạn; tuỳ theo thế mạnh của mỗi nước có thể thực hiện một trong những công đoạn thuận lợi cho nhà đầu tư của nước đó thu được lợi nhuận cao hơn, đỡ gặp rủi ro trong đầu tư và nhanh chóng thu hồi vốn.Chính vì thế, hai ngành này có sức hút đặc biệt mạnh mẽ đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là điều dễ hiểu! Thứ hai, đó là hiện tượng hai chiều trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện tượng hai chiều tức là hiện tượng một nước vừa tiếp nhận đầu tư, vừa đầu tư ra nước ngoài. Hiện tượng này xuất hiện từ những năm 70 và đầu những năm 80 trở lại đây, đã trở nên khá phổ biến ở các nước phát triển hiện nay như Mỹ, các nước thuộc nhóm G7, các nước công nghiệp mới ( NICs)… c. Vai trò của FDI : FDI là điều kiện kết hợp các yếu tố nội lực để khai thác tốt các tiềm năng trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển biến nền kinh tế theo cơ cấu của một nền kinh tế công nghiệp; đồng thời góp phần đổi mới công nghệ, trang thiết bị kĩ thuật hiện đại cho nền kinh tế, nâng cao năng lực cho người lao động và tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Ngoài ra, thông qua nguồn vốn FDI cơ cấu ngành nghề cũng được thúc đẩy phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động; hình thành một thị trường đồng bộ, mở rộng và góp phần làm tăng khả năng thanh toán của thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ… Mở rộng giao lưu quốc tế, thúc đẩy hợp tác và hội nhập, tăng xuất khẩu; đồng thời cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tạo nguồn thu cho ngân sách... 1.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: 1.2.1 Vai trò tích cực: a. Tạo nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển kinh tế: Tỷ lệ tích luỹ vốn ở nước ta còn ở mức thấp, là một trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp định hướng XHCN. Thu hút FDI là một hình thức huy động vốn để hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế rất có hiệu quả; hơn thế nữa FDI còn có nhiều ưu thế hơn so với các hình thức huy động khác vì việc vay vốn nước ngoài luôn đi cùng với một mức lãi suất nhất định và đôi khi trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, hoặc các khoản viện trợ thường đi kèm với các điều kiện về chính trị… Mặt khác, liên doanh với nước ngoài, việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước có thể giảm được rủi ro về tài chính. Bởi, các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh nên sẽ hạn chế và ngăn ngừa được nhiều rủi ro. Hơn nữa, trong trường hợp xí nghiệp liên doanh giữa họ và ta có nguy cơ rủi ro thì các công ty mẹ sẽ có các biện pháp hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, trợ giúp tài chính… Thậm chí, trong trường hợp xấu nhất thì họ cũng sẽ là người cùng chia sẻ rủi ro với các công ty của nước sở tai. Ngoài ra, FDI vào Việt Nam sẽ tạo ra các tác động tích cực đối với việc huy động các nguồn vốn khác như ODA, NGO… Nó tạo ra một hình ảnh đẹp, đáng tin cậy về Việt Nam trong mắt các tổ chức và cá nhân nước ngoài; và ngay trong quan hệ đối nội, FDI cũng có tác dụng kích thích vốn đầu tư trong nước. Như vậy, tích luỹ vốn ban đầu cho công nghiệp hoá bằng cách khai thác tối đa nguồn vốn trong nước và tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài là phù hợp với thời đại hiện nay, thời đại của sự hợp tác và liên kết quốc tế. b. Chuyển giao công nghệ mới : Mục tiêu lâu dài của Đảng và nhà nước ta là xây dựng Việt Nam thành một nước công nghiệp hiện đại, theo đuổi con đường CNH, HĐH theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất mà đất nước ta đang gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay đó là trình độ khoa học- kỹ thuật lạc hậu, thua kém quá xa so với các nước phát triển. Đây cũng chính là vấn đề chung của nhiều nước đang phát triển khác trong khu vực và trên thế giới. Tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi nước mà có nhũng cách đi riêng để giải quyết vấn đề này. Tuy vậy, việc các nước đang phát triển tự nghiên cứu để phát triển khoa học - kỹ thuật cho kịp với trình độ của các nước phát triển là một việc làm hết sức khó khăn và tốn kém; chắc chắn không thể cho hiệu quả cao trong thời gian ngắn. Trong khi đó, việc phát triển kinh tế đất nước là một việc làm cấp bách, đòi hỏi phải được tiến hành nhanh chóng, nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường mà sự tụt hậu quá xa so với các nước phát triển và bị đào thải ra khỏi “ dây chuyền kinh tế thế giới” là tất yếu không thể tránh khỏi. Trong hoàn cảnh đó, con đường nhanh chóng và hiệu quả nhất để phát triển khoa học – công nghệ và nâng cao trình độ sản xuất của các nước đang phát triển chính là tận dụng những thành tựu kỹ thuật hiện đại trên thế giới. Hiện nay, nhiều công ty của nhiều quốc gia khác nhau có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài và chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Đây là cơ hội cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có thể tiếp thu kỹ thuật, công nghệ thuận lợi nhất. Tuy vậy, việc tiếp nhận công nghệ thông qua kênh FDI không hoàn toàn chỉ có lợi cho các nước đang phát triển. Khi tiếp nhận máy móc thiết bị, nếu không có những biện pháp kiểm tra chặt chẽ, sẽ rất dễ để cho nước ngoài đưa vào nhiều thiết bị cũ và lạc hậu. Hơn nữa, rất ít khi có sự “ khuyếch tán ” công nghệ từ những ngành tiếp nhận công nghệ sang các ngành khác của nền kinh tế. Tóm lại, việc lựa chọn kỹ thuật công nghệ để tiếp nhận cần có những kế hoạch, quy hoạch tổng thể… tránh tình trạng biến các nước đang phát triển thành bãi rác công nghiệp của các nước phát triển. c. Thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế : Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi từng quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình ấy. Bởi, thứ nhất thông qua FDI đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở nước nhận đầu tư, thứ hai FDI góp vào sự phát triển nhanh chóng trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, góp phần tăng năng suất lao động ở các ngành này và làm tăng tỉ trọng của nó trong ngành kinh tế, cuối cùng FDI thúc đẩy sự phát triển của một số ngành kinh tế, nhưng cũng có nhiều ngành bị mai một đi rồi đi đến chỗ bị xoá bỏ. 1.2.2 Vai trò tiêu cực: a. Làm mất cân đối giữa các vùng: Các nhà đầu tư chỉ tâp trung vốn vào những vùng có điều kiện thuận lợi, có tiềm năng phát triển nhất định và khả năng thu hồi vốn cao, các trung tâm, đô thị tập trung dân cư đông đúc… Trong khi đó, ở các vùng hẻo lánh hoặc nghèo tài nguyên, những nơi rất cần nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, đường sá… phục vụ cho phát triển kinh tế lại thường bị bỏ qua và vì thế, không có điều kiện phát triển. b. Vấn đề ô nhiễm môi trường : Các nước đang phát triển tiếp nhận khoa học, công nghệ của các nước phát triển một cách vội vàng, tuỳ tiện và bừa bãi, không theo một kế hoạch và quy hoạch cụ thể, thiếu các biện pháp kiểm tra chặt chẽ…Do đó, các nước đang phát triển vô hình chung bị coi như những “bãi rác” công nghiệp, là nơi thải các máy móc, công nghệ, trang thiết bị lạc hậu…của các nước phát triển. Hơn nữa, năng lực tiếp nhận và sử dụng của chúng ta còn yếu; việc khai thác, sử dụng tài nguyên…chỉ nhằm phục vụ tối đa lợi ích của nhà đầu tư mà không quan tâm đến vấn đề bảo vệ và khôi phục… Đó là những vấn đề rất thường gặp ở các nước nhận đầu tư nói chung và Việt Nam nói riêng. Nó đe doạ nặng nề đến an ninh môi trường của các nước này, và nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, lâu dài và hiệu quả, sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng lớn. 2. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 2.1. Khái niệm: Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp có 100 % vốn nước ngoài ( một thành viên hoặc nhiều thành viên ) có thể liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân nước ta. 2.2. Vai trò: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong mười năm qua (1991 – 2000) các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển khá nhanh. Giá trị sản xuất tăng bình quân 22 % một năm. Trong 5 năm (1996 – 2000) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện khoảng 10 tỷ USD, chiếm 23 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 34 % giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, trên 22 % kim ngạch xuất khẩu và đóng góp trên 10 % GDP chung của cả nước. Chương II : THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.Thực trạng thu hút FDI: 1.1 Số dự án và số vốn đầu tư: Quy mô nhịp độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh - Năm 1988 có 37 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 341,8 triệu USD - Năm 1996 có 326 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 8497,3 triệu USD Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm FDI đạt khoảng 50% một năm. Từ năm 1997 -> 2000 FDI giảm trung bình 24 % một năm; từ 1996 -> 2000 tổng số vốn đầu tư đăng ký giảm từ 8,6 tỷ USD xuống 1,9 tỷ USD, tuy nhiên từ năm 2001 đến nay FDI đang có xu hướng tăng lên ổn định. 1.2 Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 66 % số dự án và 64,5 % vốn thực hiện;thu hút trên 70 % số lao động và tạo ra trên 90 % giá trị xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài. Khu vực dịch vụ chiếm 21 % số dự án và 22,5 % vốn thực hiện. Khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 13% số dự án và 6% vốn thực hiện. 1.3 Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ: Vùng đông Nam Bộ chiếm 54 %; đồng bằng sông Hồng chiếm 30 %; duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 8 %; đồng bằng sông Cửu Long chiếm 2 %, Bắc Trung Bộ chiếm 2 % , Đông Bắc chiếm 45 % ; Tây Nguyên và Tây Bắc chiếm 0 %. 1.4 Hình thức đầu tư: Có 3 hình thức: · Hình thức xí nghiệp liên doanh:được sử dụng nhiều nhất trong thời gian qua;chiếm 51 % số vốn đăng ký và 30 % số dự án. · Xí nghiệp 100 % vốn đầu tư nước ngoài: đang được phát triển trong những năm gần đây ; chiếm 36 % vốn dăng ký và 66 % số dự án. · Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: xuất hiện sớm ở Việt Nam, nhưng hiện vẫn chưa hoàn thiện được các quy định pháp lý cho nó; chiếm 13 % vốn dăng ký và 4 % số dự án. 1.5 Các đối tác đầu tư: Đối tác Việt Nam: các doanh nghiệp nhà nước chiếm 96 % số dự án và 99 % tổng số vốn đầu tư. Đối tác nước ngoài: Khu vực Đông Bắc Á ( gồm Nhật Bản,Hàn Quốc,Hồng Kông ) chiếm 55,4 % số dự án và 40,8 % vốn đăng ký. Khu vực ASEAN đầu tư vào Việt Nam giảm từ năm 1997 trở lại đây do tác động của khủng hoảng tài chính. Các nước châu Âu( Pháp, Hà Lan…)nằm trong số 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. 2. Thực trạng sử dụng FDI: 2.1 Tiến độ thực hiện vốn đầu tư: Năm Vốn thực hiện (Triệu USD) So với vốn đăng ký mới trong năm (%) Vốn nước ngoài (Triệu USD) Vốn trong nước (Triệu USD) 1991 478 37,49 432 46 1992 542 26,74 478 64 1993 1097 42,37 871 226 1994 2213 59,08 1936 277 1995 2761 41,79 2363 398 1996 2837 32,84 2447 390 1997 3032 62,53 2768 264 1998 2189 56,17 2062 127 1999 1933 123,36 1758 175 2000 2100 105,69 1900 200 2001 2300 94,42 2100 200 Tổng 21482 51,72 19115 2367 2.2 Tình trạng sử dụng FDI trong một số ngành kinh tế: Tên ngành Vốn đăng ký ( triệu USD ) Vốn thực hiện (%) Công nghiệp điện tử 615 60 Công nghiệp ô tô và xe máy 872 43,12 Kinh doanh khách sạn và du lịch 7585 33,26 Công nghiệp hoá chất 2000 34,1 Dệt may giày dép 2396 45 Nông–lâm - ngư nghiệp 1860 45,81 Chương III : GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 1. Giải pháp thu hút FDI: Thứ nhất, giữ vững ổn định chính trị - xã hội , bộ máy, nhà nước trong sạch , vững mạnh , nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước , đảm bảo lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước; đảm bảo trật tự an ninh xã hội, ngăn chặn và xử lý thật nghiêm khắc mọi hành vi gây rối, bảo vệ tốt tính mạng và tài sản của các thành viên trong xã hội. Thứ hai, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng, kiềm chế lạm phát và ổn định tiền tệ, giá cả. Thứ ba, hoàn thiện môi trường pháp lý; đảm bảo hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bằng các điều khoản có tính chất ưu đãi về mặt lợi ích kinh tế của họ và đảm bảo an toàn về vốn cho họ; xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ, đảm bảo thi hành pháp luật nghiêm chỉnh. Thứ tư, xây dựng chiến lược hợp tác đầu tư với nước ngoài trên cơ sở của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân; khẩn trương hoàn thiện quy hoạch tổng thể đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó cần có quy hoạch cụ thể về cơ cấu kinh tế ( theo ngành và lãnh thổ ), quy hoạch các khu công nghiệp, các sản phẩm quan trọng… Thứ năm, phát triển kinh tế thị trường và thiết lập hệ thống thị trường đồng bộ tạo điều kiện cho chính thị trường đầu tư hoạt động có hiệu quả; nhanh chóng hình thành thị trường tài chính ngân hang, đáp ứng những đòi hỏi bức bách của hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ sáu, tích cực chủ động tiến hành xúc tiến đầu tư, tạo lập và lựa chọn các đối tác đầu tư nước ngoài, lựa chọn các hình thức thu hút FDI phù hợp và có hiệu quả, đa dạng và đa phương hoá trong hợp tác đầu tư; tăng cường mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước theo chủ trương “Việt Nam muốn làm ban với tất cả các nước”. Thứ bảy, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý,nhân viên kỹ thuật và tay nghề theo hướng trang bị kiến thức cơ bản và đào tạo chuyên sâu. Thứ tám, củng cố quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI, nâng cao năng lực quản lý của các cấp các ngành; phân cấp quản lý chặt chẽ, đồng bộ, đảm bảo sự tập trung thống nhất, khắc phục hiện tượng chia cắt, phân tán; cải cách thủ tục hành chính theo hướng nhanh gọn, hiệu quả, đơn giản hoá các thủ tục tiếp nhận FDI. Thứ chín, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng. Đây không phải là một công việc dễ dàng trong điều kiệntiềm lực kinh tế của Việt Nam còn nhỏ bé, nhất là nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn chế. Vì vậy, một mặt chúng ta phải huy động tối đa khả năng của mình, cần tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức và chính phủ các nước. Thứ mười, phát triển mạnh nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó một mặt phải củng cố kinh tế quốc doanh theo hướng hiệu quả, đồng thời phải phát triển mạnh kinh tế tư nhân dưới nhiều hình thức. Mười một, dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với phân công lao động quốc tế. Một cơ cấu kinh tế mới chỉ nên tập trung phát triển mạnh những ngành và lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Mười hai, mở cửa về thông tin trong và ngoài nước, nhất là thông tin kinh tế thị trường, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ… dưới mọi hình thức; thiết lập một thi trường thông tin công bằng đối với mọi thành viên trong xã hội, đảm bảo quyền được thông tin của mọi người dân và các doanh nghiệp trong nền kinh tế. 2.Giải pháp sử dụng FDI có hiệu quả: 2.1 Tạo điều kiện để thực hiện các dự án: Tốc độ thực hiện dự án đầu tư là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả đầu tư, quá trình thực hiện càng nhanh thì dự án càng đi vào sản xuất đem lại hiệu quả. Trên thực tế, trong những năm vừa qua, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được nhanh chóng. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, các nhà đầu tư còn gặp một số trở ngại như: thủ tục hành chính rườm rà…Để cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài triển khai thực hiện nhanh chóng, sớm phát huy hiệu quả, chúng ta cần thiết phải tháo gỡ những trở ngại trên đây, chấm dứt tình trạng dây dưa kéo dài trong việc giải quyết các vấn đề có lien quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, cần tiến hành cải tiến các thủ tục hành chính, hoàn thiện các văn bản pháp quy và hướng dẫn thi hành đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài; nhanh chóng cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. 2.2 Quản lý nhà nước: Thẩm định dự án đầu tư nhanh chóng,chính xác; quản lý dự án nghiêm túc, chặt chẽ trước trong và sau giấy phếp đầu tư; đồng thời, chú trọng đến công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ cả về chuyên môn lẫn đạo đức. 2.3 Tăng khả năng tiếp nhận đầu tư Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức mạnh kinh tế và phát triển kỹ thuật sản xuất, xây dựng nguồn vốn trong nước lâu dài, bền vững; qua đó tạo ra những điều kiện thuận lợi và an toàn nhất cho các nhà đầu tư. Phần 3: KẾT LUẬN CHUNG Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng đã đưa đến cho nước ta một nguồn vốn lớn, lâu dài và ổn định. Đây chính là yếu tố tối quan trọng, rất cần thiết cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Chính vì thế, không thể phủ nhận vai trò to lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Có thể nói, FDI đã đóng góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng tụt hậu so với các nước khác; tạo tiền đề cơ bản cho sự nghiệp CNH, HĐH ; biến nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh những nguồn lợi to lớn mà đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại, cũng cần phải chú ý đến tác động tiêu cực của nó tới vấn đề môi trường, vấn đề mất cân đối giữa các vùng miền, vấn đề tiếp nhận và sử dụng… để có những biện pháp khắc phục. Nếu quá ỷ lại vào đầu tư nước ngoài sẽ dẫn đến kìm hãm sự phát triển kinh tế trong nứơc; gây ra những khủng hoảng về kinh tế kéo theo sự mất ổn định về chính trị, đe doạ đến chủ quyền quốc gia… Vì thế, nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí của đầu tư nước ngoài là hết sức quan trọng và cần thiết; là câu hỏi lớn đối với mỗi sinh viên, đặc biệt là sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân - nhũng chiến sĩ kinh tế trẻ trong tương lai. Thông qua bài tiểu luận này, em mong muốn thể hiện những hiểu biết và sự quan tâm của mình đối với FDI; đồng thời, đưa đến cái nhìn đầy đủ hơn về vai trò của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước theo định hướng XHCN. Bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em mong sẽ nhận được những nhận xét, góp ý. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2008! ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11257.doc
Tài liệu liên quan