Thế kỷ XX là thế kỷ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật công nghệ và nó đã được ứng dụng vào các lĩnh vực của cuộc sống để phục vụ lợi ích của con người đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự ,lĩnh vực được ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến đầu tiên .Điều này càng được khẳng định rõ dàng hơn trong các cuôc chiến tranh . Một trong những ứng dụng quan trọng của KHKT trong quân sự là việc cho ra đời các phương tiện tiến công đường không . Các phương tiện tiến công đường không đã thể hiện ư
18 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vai trò của quân chủng phòng không không quân trong chiến đấu đánh trả phương tiện tiến công đường không của địch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thế tuyệt đối so với các phương tiện tiến công khác .
Trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược đó, ý tưởng tiến công đối phương từ trên không xuất hiện rất sớm. Năm 1812, khinh khí cầu có người điều khiển do Lêpikha chế tạo, đã dùng để ném bom quân Pháp ở ngoại ô Mátcơva.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, những chiếc máy bay mang bom cỡ nhỏ hoặc lắp những khẩu súng máy, từ trên cao dội bom, xả đạn xuống, đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với đối phương dưới mặt đất.
Trong chién tranh thế giới lần thứ II (1939- 1945), các nước tham chiến như Liên Xô, Đức, Mỹ, Anh, Nhật . . đã sản xuất hàng loạt các vũ khí tiến công đường không hiện đại. Máy bay đã được sử dụng thành các tập đoàn làm các nhiệm vụ riêng: Máy bay tiêm kích, máy bay cường kích, máy bay ném bom chiến lược, máy bay vận tải . . . và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. Những quả tên lửa cũng được chế tạo thành công, và Đức đã sử dụng tên lửa ( còn gọi là bom bay) V-1, V-2 phóng sang đất Anh. Thời đó Mỹ cũng đã có tên lửa phóng từ trên không, điều khiển bằng lệnh vô tuyến. Cả Mỹ và Đức đã chế tạo các đầu đạn tự dẫn cho ngư lôi và bom ném từ máy bay. Và đặc biệt là sự ra đời của bom nguyên tử, bom sinh học, các đầu đạn hạt nhân . . . có sức mạnh huỷ diệt rất lớn, giết người hàng loạt. Từ ngày mồng 6 –8. 9. 1945 Mỹ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirosima và Nagasaki làm hàng vạn người chết, đã cho thấy sức mạnh khủng khiếp của các loại vũ khí hạt nhân này. Trong chiến tranh hiện đại, các phương tiện tiến công đường không ( PTTCĐK), như máy bay, tên lửa, bom đạn . . được sử dụng rất nhiều nhằm tiêu diệt các mục tiêu trọng điểm của đối phương.
Nhờ có hoả lực mạnh, tầm tác chiến xa, sức công phá lớn, cơ động linh hoạt cao . . . mà vũ khí tiến công đường không giữ vai trò quan trọng quyết định chiến trường, đặc biệt là trong giai đoạn mở màn của cuộc chiến tranh. Nó có nhiệm vụ làm “ mềm “ hoá chiến trường, sau đó mới tiến hành tiến công bằng lục quân.
Đến chiến tranh Việt Nam., song song với sự phát triển của các cuộc cách mạng KHKT và công nghệ, phương tiện chiến tranh hàng không cũng được phát triển nhanh chóng, đặc biệt đế quốc Mỹ đã đem tiềm lực KHKT quân sự hiện đại nhất lúc bấy giờ nhằm đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá. Các phương tiện chiến tranh hàng không hết sức hiện đại như : Máy bay ném bom chiến lược tầm xa B_52, máy bay cường kích cánh cụp cánh xoè F_111, trinh sát E_2A, tên lửa tự dẫn chống rada, bom bi, bom laze…
Trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991, các phương tiện chiến tranh đường không như máy bay tàng hình F_117A, các kiểu tên lửa, bom đạn laze, rada, hồng ngoại, vô tuyến truyền hình. Đã nổi bật giành chiến thắng một cách hết sức nhanh chóng (6 tuần) với thương vong không đáng kể.
Do đó, vấn đề tổ chức cho lực lượng vũ trang mà vai trò nòng cốt là lực lượng phòng không – không quân (LLPKKQ) để “ đánh trả và đánh thắng tiến công đường không (TCĐK) hiện đại trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc” đang được các nhà chỉ huy quân sự, các chuyên gia nghiên cứu lý luận quân sự nhiều nước trên thế giới quan tâm, đi sâu phân tích, nghiên cứu, nhất là các quốc gia có nguy cơ xảy ra chiến tranh . Đối với tình hình ở Việt Nam , do điều kiện vật chất còn khó khăn , việc trang bị các phương tiện tiến công đường không còn hạ chế , do đó vai trò của quân chủng phòng không – không quân trong chiến đấu “ đánh trả và đánh thắng các phương tiện tiến công đường không của địch ’’ là một nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ , đặc biệt trong chiến tranh hiện đại và tình hình hiện nay khi mà các thủ đoạn diễn biến hoà bình , bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch diễn biến rất phúc tạp .
I . Các phương tiện tiến công đường không .
Các phương tiện tiến công đường không ( PTTCĐK) được hiểu là các phương tiện vũ khí,trang thiết bị dùng để tiến công từ trên không vào các mục tiêu mặt đất, mặt nước. . . của đối phương, bao gồm: các phương tiện mang, phá huỷ, dẫn đường, đấu tranh điện tử .. . phục vụ cho tiến công đường không.
Các PTTCĐK giữ vai trò chủ đạo, có ảnh hưởng lớn tới quá trình và kết cục của chiến tranh. Do có những tính năng độc đáo hơn hẳn các phương tiện tác chiến khác, các PTTCĐK ngày càng được giới quân sự các nước coi trọng, và vai trò của nó ngày càng được nâng cao.
Chiến tranh hiện đại thường tiến hành bằng các cuộc tấn công đường không toàn diện, không phân tuyến. Đối phương thường tiêu diệt các mục tiêu chiến lược, chiến thuật bằng các vũ khí công nghệ cao.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, thì các phương tiện tấn công đường không cũng ngày càng được hoàn thiện về mọi mặt. Tuỳ thuộc vào quy mô và tình huống chiến tranh, các PTTCĐK có vai trò nhiệm vụ khác nhau. Nhưng tựu chung lại, nó có những nhiệm vụ chủ yếu sau: Tập kích đường không vào đối phương để phá huỷ tiềm lực quân sự, kinh tế, hệ thống lãnh đạo- chỉ huy của nhà nước và quân đội, giành ưu thế trên không nhằm tiêu diệt tiềm lực và khả năng tiến hành chiến tranh của đối phương. Đồng thời thực hiện các hoạt động răn đe, gây sức ép, làm hoang mang, rối loạn tinh thần đối phương, hỗ trợ cho lực lượng trong nước gây rối loạn lật đổ.
Các phương tiện tấn công đường không rất phong phú và đa dạng, được chia thành các loại sau:
1.Máy bay
Đó là thiết bị bay có hoặc không có người lái, nặng hơn không khí có thiết bị động lực để tạo lực kéo hoặc đẩy và thiết bị tạo lực nâng khi chuyển động trong khí quyển. Máy bay được phân loại thành:
Máy bay ném bom chiến lược: B-29, B-52, FB-111, B-1B, B-2A . . . còn gọi là máy bay oanh tạc, là loại máy bay chiến đấu chủ yếu dùng bom hoặc tên lửa để tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền hoặc trên biển. Ngoài ra còn có súng, pháo bảo vệ. Máy bay ném bom chiến lược gồm 2 loại: Hạng nặng và hạng trung.
Máy bay ném bom chiến lược có tải trọng lớn, phạm vi hoạt động rộng, trang bị vũ khí mạnh. Nhưng tốc độ máy bay ném bom hạn chế, khả năng cơ động kém, dễ bị lực lượng phòng không đối phương tiêu diệt, thường phải có máy bay tiêm kích và cường kích đi bảo vệ. Để đảm bảo cho một chuyến baycủa máy bay ném bom chiến lược là khá tốn kém, nên nó được sử dụng chủ yếu làm nhiệm vụ chiến lược. Máy bay ném bom chiến lược B-52 được Mỹ sản xuất năm 1952 sau cải tiến thành B-52,H với tổ lái 6 người vận tốc lớn nhất 1050 km/h ,độ cao bay 11000 km , cự ly bay 20.000 km với trang bị 6 súng máy 20mm hoặc 1 súng máy 20mm 6 nòng , 6 tên lửa có cánh SRAM và ALCM cùng với lượng bom đạn khổng lồ 34 tấn . Đặc biệt với sự phát triển của KHKT hiện đại đã cho ra đời thế hệ máy bay tàng hình có khả năng chống sự phát hiện của radar , điển hình là máy bay tàng hình ném bom chiến lược B-2A do Mỹ sản xuất Máy bay tàng hình B-2 của Mỹ có thể coi là một loại máy bay ném bom hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, với sải cánh dài 51.6m, chiều dài thân 20.7m, chiều cao 5.1m, có thể bay ở độ cao 15km với vận tốc không quá 1000km/h ; nó có thể thả những quả bom nặng 900kg được dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS có sức công phá rất lớn , có khả năng oanh tạc 16 mục tiêu khác nhau , máy bay B-2 có thể mang 18 tấn bom với tổ lái gồm có 1 phi công chính và 1 lái phụ
Máy bay ném bom chiến lược B-2A
Máy bay tiêm kích và cường kích chiến thuật: Mig-29, F-16, F-1 ,F-4, F-117A, F- 105, A-10, F/A-18 . . . là các loại máy bay dùng để tiêu diệt các cơ sở vũ khí hạt nhân, các phương tiện mang vũ khí hạt nhân; tiêu diệt các lực lượng phòng không, không quân đối phương; tập kích các mục tiêu quân sự, công nghiệp; yểm trợ trực tiếp cho lục quân; cô lập khu vực chiến đấu; trinh sát chiến thuật; tác chiến điện tử và làm nhiệm vụ phòng không.
Máy bay tiêm kích chủ yếu dùng để tiêu diệt các loại máy bay và các mục tiêu trên không, tiêu diệt các mục tiêu đất liền, trên biển cũng như để trinh sát đường không, bảo vệ máy bay ném bom . . . Một trong những máy bay tiêm kích hiện đại nhất hiện nay là máy bay F-117A do Mỹ sản xuất năm có khả năng hấp thụ hoặc làm tán xạ sóng điện từ khiến các radar khó phát hiện
Máy bay F-117A Máy bay F-105 được trang bị tên lửa không đối đất .
Máy bay cường kích chủ yếu dùng để tiêu diệt các mục tiêu kích thước nhỏ trên đất liền, trên biển từ độ cao bay thấp hoặc rất thấp. Thường dùng để yểm trợ trực tiếp cho lục quân, hải quân trong chiến đấu. Khi cần thiết máy bay cường kích có thể dùng để ném bom hạt nhân và chiến đấu trên không. Máy bay cường kích có nhiều loại như : : A_4M, A_7, A_10(Mỹ), Anphagiet (Đức,Pháp), SMK2B, Hốc (Anh).
Máy bay đa năng tiêm – cường kích thế hệ mới ra đời với khả năng cơ động trong việc tấn công các mục tiêu trên không và dưới đất như F-22 của Mỹ , SU – 37 của Nga … . . Máy bay F22 của mỹ có khả năng tàng hình ở mọi tần phổ, mặt cắt phản xạ rada chỉ bằng 1% của F15. Ngoài ra còn dùng các biện pháp tàng hình hồng ngoại, âm thanh, ánh sáng..
F – 22 của Mỹ .
Máy bay trinh sát có : OP_2E, EC_121, trinh sát điện tử RB_66, trinh sát rada tầm xa E_2A và đặc biệt là trinh sát không người lái như AQM_34 (Mỹ), gây nhiễu vô tuyến (AQM_34V hay AQM_34M), tập kích các mục tiêu (AQM_34B,AQM_34C)…
2.Tên lửa.
Tên lửa là khí cụ bay không người lái, có hoặc không có điều khiển, thường chỉ sử dụng một lần, chuyển động dưới tác động của trọng lực do động cơ phản lực tạo ra. Gồm có:
Tên lửa đường đạn ( tên lửa đạn đạo): MX, Polaric A-3TK, Trident-1, Trident-2, S-4, SS-23, Scut-B . . . là loại tên lửa mà đường bay gồm đoạn tích cực và đoạn thụ động bay theo quán tính, theo đường cong đạn đạo ( Ball stic).
Tên lửa đường đạn có ưu điểm là tốc độ bay và độ cao lớn, sức công phá mạnh, được bay theo chương trình định sẵn, không gây nhiễu được và khó đánh trả. Nhược điểm của nó là giá thành cao, độ chính xác kém hơn các tên lửa cùng loại, không có khả năng linh động đối phó với lực lượng phòng không của đối phương.
- Tên lửa hành trình ( tên lửa có cánh ) : Tômahôc SGM-109C, Exocet, ALCM, ACM, Sram, BGM-109D . . . Ưu điểm của tên lửa hành trình là: Kích thước nhỏ, một số có cấu trúc đăc biệt nên diện tích phản xạ hiệu dụng rất nhỏ nên tránh được sự phát hiện của radar và các thiết bị trinh sát khác, có thể bay ở độ cao thấp uốn lượn theo địa hình. Không gian hoạt động lớn ( được phóng đi nhiều từ phương tiện), tầm bắn rộng( 450- 2500 Km), được phóng từ ngoài tầm hoả lực của các loại vũ khí phòng không hiện có, bảo đảm an toàn cho các phương tiện mang, có tính bất ngờ cao khi tập kích. Giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại tên lửa khác cùng cự ly. Nó có độ chính xác cao cụ thể : Tên lửa Tomahark có độ chính xác mục tiêu tới 10m.. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ nhiều nhược điểm: Bay ổn định trên phần lớn các giai đoạn của đường bay, không có khả năng cơ động đối phó với lực lượng PKKQ của đối phương. Tốc độ bay không lớn, thời gian bay lâu, lại ở độ cao thấp, trong tầm hoả lực của các loại VKĐK cỡ nhỏ và cá loại vũ khí bộ binh nên dễ bị tiêu diệt. Các hệ thống điều khiển phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa hình, khí hậu, mất thời gian trinh sát và thăm dò mục tiêu. Hệ thống điều khiển dễ bị Rada phát hiện và gây nhiễu.
- Các loại bom điều khiển có độ chính xác cao : Hiện nay sai số của bom điều khiển chỉ còn 1-6m, sai số vòng tròn của tên lửa không -đất chiến thuật đã gần tới không.
Trong chiến tranh hiện đại, cuộc chiến mở đầu sẽ là cuộc chiến tranh đường không. Mở màn cuộc chiến, bên tấn công tiến hànhthủ đoạn gây sát thương “ mềm” bằng tác chiến điện tử làm cho công tác chỉ huy của đối phương gặp khó khăn,thông tin liên lạc bị gián đoạn, Rada bị “ mù”, vũ khí không có khả năng điều khiển . . . Sau đó sử dụng các phương tiện phá huỷ “ cứng” bằng cách bất ngờ phóng một lượng lớn tên lửa chiến thuật- chiến dịch, mật độ cao vào những sân bay chính của đối phương, làm cho máy bay đối phương cơ bản không cất cách được, đồng thời vô hiệu hoá hệ thống báo động cảnh giới và hoả lực phòng không của đối phương. Cùng lúc đó, máy bay tiêm kích tấn công các máy bay chỉ huy báo động sớm (AWAC S) của đối phương, bắn hạ những trạm “ Radar và chỉ huy trên không” này. Sau đó nhiều tốp máy bay chiến đấu suất kích, bay ở độ cao siêu thấp, tiến công trên quy mô lớn vào các trạm Radar mặt đất, trận địa tên lửa phòng không .. . phá huỷ toàn bộ hệ thống của đối phương, giành quyền khống chế trên không. Tiếp đó là sự tấn công ồ ạt của các phương tiện tiến công khác đường khôngkhác như máy bay, tên lửa , bom đạn… nhằm tiêu diệt các mục tiêu trọng điểm của đối phương, mở đường cho các lực lượng lục quân và các lực lượng khác hoàn thành các mục tiêu chiến dịch đề ra.
I . Biên chế của quân chủng phòng không – không quân .
Phòng không là toàn bộ các biện pháp ,hành động nhằm quản lý , bảo vệ an toàn vùng trời của Tổ Quốc ,phát hiện những dấu hiệu tiến công đường không của địch để kịp thời đánh trả và phòng tránh .Bảo vệ các mục tiêu quan trọng , bảo đảm hoạt động tác chiến của các lực lượng vũ trang và bảo toàn cho nhân dân. Theo tổ chức và nhiệm vụ có :
Phòng không quốc gia.
Phòng không lục quân.
Phòng không hải quân.
Phòng không địa phương.
Các loại phòng không có vai trò vị trí khác nhau nhưng lại có sự liên hệ với nhau , bổ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
*Lực lượng phòng không quốc gia (quân chủng phòng không – không quân )
Nhiệm vụ của lực lượng phòng không quốc gia là bảo vệ an toàn lãnh thổ vùng trời của Tổ Quốc , bảo vệ những mục tiêu quan trọng của đất nước , là đơn vị nòng cốt hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng phòng không khác để tổ chức đánh trả các cuộc tập kích đường không của địch có hiệu quả .
Về mặt tổ chức quân chủng phòng không – không quân bao gồm các binh đoàn , binh đội hoả lực và các cơ quan đảm bảo khác :
Bộ đội tên lửa phòng không.
Bộ đội pháo phòng không.
Bộ đội rada phòng không.
Bộ đội không quân tiêm kích.
1.Bộ đội tên lửa phòng không.
Bộ đội tên lửa phòng không là binh chủng cơ bản của bộ đội phòng không quốc gia có nhiệm vụ hiệp đồng chặt chẽ với các binh chủng đánh trả các cuộc tập kích đường không của địch một cách có hiệu quả , bảo vệ vững chắc mục tiêu được giao . Bộ đội tên lửa phòng không đồng thời cũng có thể tham gia vào việc đạp tan các cuộc tiến công trên bộ của địch bằng cách yểm hộ cho bộ binh , không quân hoạt động trên chiến trường .
Biên chế tổ chức của bộ đội tên lửa phòng không phụ thuộc vào trang bị kỹ thuật , nhiệm vụ được giao , đặc điểm hoạt động của địch trên không . Tính chất khu vực mục tiêu được bảo vệ và phương pháp chiến đấu của ta . Bộ đội tên lửa phòng không được tổ chức thành các trung đoàn , trong trung đoàn có các phân đội hoả lực , phân đội kỹ thuật và các phân đội bảo đảm khác .
Bộ đội tên lửa phòng không có khả năng chiến đấu :
- Có hoả lực mạnh , hiệu quả cao .
- Có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không ở độ cao từ 20m đến 30 km.
- Có khả năng di chuyển hoả lực nhanh.
- Có khả năng chiến đấu trong mọi thời tiếtkhác nhau.
2. Bộ đội rađa phòng không.
Bộ đội rađa phòng không là một binh chủng đảm bảo chủ yếu cho tác chiến phòng không và phòng tránh địch trên không của quân chủng phòng không của quân đội và phòng không nhân dân trong cả nước , có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ vaùng trời của Tổ Quốc, kịp thời phát hiện mọi hoạt động trên không đặc biệt là thời điểm tập kích đường không của địch không để Tổ Quốc bị bất ngờ trong mọi tình huống .
Biên chế tổ chức của bộ đội rađa phòng không : trung đoàn rađa phòng không nằm trong biên chế của sư đoàn phòng không , dưới trung đoàn là các trạm rađa có các rađa dẫn đường ,rađa cảnh giới vọng quan sát mắt.
Đặc điểm chiến đấu của bộ đội rada phòng không:
Thường xuyên sẵn sàng chiến đấu cao trong cả thời bình cũng như thời chiến , tổ chức trực ban sẵn sàng chiến đấu chặt chẽ liên tục trong mọi thời gian , tình huống chiến đấu diễn biến khẩn trương phức tạp , quyết liệt ,không gian rộng lớn .
Đối tượng chiến đấu có số lượng lớn máy bay và phương tiện hoạt động đường không được trang bị hiện đại .
Đội hình chiến đấu rất phân tán rộng khắp lại chịu ảnh hưởng của nhièu điều kiện địa hình thời tiết khác nhau song lại đòi hỏi sự chỉ huy chiến đấu thống nhất cao .
Hiệp đồng chiến đấu với nhiều đơn vị có yêu cầu cao và khác nhau , nhất là đối với các đơn vị hoả lực phòng không .
Trang bị khí tài đồng bộ trong chiến đấu đảm bảo kỹ thuật rất phức tạp tiêu thụ cơ sở vật chất lớn .
3.Bộ đội pháo phòng không .
Bộ đội pháo phòng không có nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến với tên lửa phòng không , rađa phòng không , không quân tiêm kích để tiêu diệt các mục tiêu tên không từ tầm trung trở xuống .
Biên chế của bộ đội pháo phòng không : trung đoàn pháo phòng không nằm trong biên chế sư đoàn phòng không dưới trung đoàn là các đại đội pháo ( trong trường hợp đặc biệt khi tăng cường cho một hướng đánh chính thì có tiểu đoàn pháo độc lập ).
Tính chất chiến đấu của pháo phòng không :
Diễn biến chiến đấu khẩn trương , liên tục , phức tạp .
Yêu cầu hiệp đồng chiến đấu cao .
Hình thức phương pháp chiến đấu phong phú và đa dạng .
4. Bộ đội không quân tiêm kích.
Bộ đội không quân tiêm kích đựơc trang bị máy bay tiêm kích các loại để tiêu diệt khí cụ bay ( có hoặc không có người lái ) của đối phương ở trên không có thể được dùng để đánh phá các mục tiêu dưới đất , mặt nước và trinh sát đường không. Nhiệm vụ của không quân tiêm kích là tiêu diệt các loại máy bay và phương tiện khác của địch ở trên không . Bảo vệ mục tiêu được giao bộ đội hợp thành và các mục tiêu quan trọng khác trong khu vực hoạt động của đơn vị .
Biên chế : trong binh chủng được chia thành các sư đoàn tiêm kích phòng không , dưới là các trung đoàn trong trung đoàn không quân tiêm kích có các phi độivà các đơn vị bảo đảm .
Đặc điểm tác chiến :
Hiệp đồng theo độ cao khu vực bảo vệ .
Hiệp đồng theo hướng mục tiêu bảo vệ .
Hiệp đồng trong chiến dịch
III. Quân chủng phòng không – không quân tổ chức đánh phương tiện tiến công đường không của địch .
Các binh đoàn , bộ đội chủ lực trong quân chủng phòng không- không quân trong tác chiến đánh trả các phương tiện tiến công của địch có thể tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến chặt chẽ .
Trong 2 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ quân chủng phòng không – không quâm kết hợp với các lực lượng phòng không nhân dân khác để xây dựng lực lượng phòng không nhân dân rộng rãi tổ chức đánh trả và đánh thắng các cuộc tiếc công đường không của địch . Trong kháng chiến chống Pháp Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến .Thực dân Pháp ỷ vào sức mạnh đã không lường hết không đánh giá đúng những thay đổi cơ bản trên đất nước Việt Nam do cuộc Cách mạng tháng 8/1945 tạo ra. Đi đôi với những biện pháp phòng và tránh quân đội ta dã từng dùng súng trường ,súng máy thiết lập thành những tổ những trung đội ,đại đội trực tiếp chiến đấu với không quân hiện đại của địchvà những chiếc máy bay đầu tiên của quân xâm lược bị bắn rơi trên bầu trời Việt Nam. Ngày 29/6/1946 quân và dân huyện Đức hoà ( Long An ) bắn rơi máy bay bằng súng bộ binh .Ngày 16/8/1946 đồng chí Nguyễn Cao Thương cán bộ bộ đội địa phương tỉnh Vĩnh Trà bắn rơi một máy bay trinh sát Pô-tê bằng súng trung liên rât nhiều máy bay của địch đã bị bắn hạ nhưng do thiếu vũ khí đặc biệt là vũ khí bắn máy bay nên kết quả bắn rơi máy bay còn hạn chế .Lúc đó trong quân đội chúng ta chưa có lực lượng PK. Chúng ta tận dụng những khẩu súng của địch để thiết lập thành những tổ săn máy bay bằng súng trường những trung đội ,đại đội trung liên đại liên ...và kết hợp tất cả các phương tiện hiện có để đánh địch như:”mìn tự tạo” .những quả “không lôi ,mìn treo” gây cho giặc lái địch hoang mang lo sợ không cho máy bay địch xà xuống thấp.
Do nhu cầu trước mắt của nhiệm vụ ngăn chặn bước tiến của địch .Chúng ta sử dụng pháo cao xạ 75mm thu được của địch để đánh địch .Các chiến sĩ quân giới và quân dân các địa phương cũng sử dụng các loại pháo 20mm,12,7mmvà 33,2mm để đánh địch .Nhiều sáng kiến đực đưa ra và áp dụng để tạo nên những máy ngắm đơn giản,đặc biệt tỉnh Bình Thuận đã có sáng kiến ghép 2 khẩu súng trung liên thành khẩu súng máy PK 7,26mm 2 nòng .
Những kinh nghiệm ban đầu ấy rất có ý nghĩa và đã được đúc kết thành những bài học bổ ích cho lực lượng PK sau này .Nhưng phải nói rằng sự ra đời của trung đoàn pháo cao xạ đầu tiên ,với một số tiểu đoàn pháo cao xạ cỡ nhỏ đã đánh dấu sự xuất hiện của một binh chủng mới đó là Binh chủng PK và đơn vị đầu tiên là trung đoàn 367 được thành lập ngày 1/4/1953 .Và từ đó Binh chủng cao xạ lấy ngày 1/4 hàng năm là ngày thành lập Binh chủng .
Sự xuất hiện của pháo cao xạ đánh dấu một sự kiện quan trọng trong thế trận chiến tranh nhân dân .Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ ,PPK đã khẳng định vai trò của mình giành quyền làm chủ vùng trời khống chế được hoạt động của không quân vốn là thế mạnh ,là ưu thế tuyệt đối của địch .
Thực vậy ! trong chiến dịch Điện Biên Phủ ,bộ đội PPK đã được Bộ chỉ huy chiến dịch đánh giá : “... Hoàn thành tốt nhiệm vụ được Bộ giao” 55 ngày đêm chiến đấu không nghỉ PPK đã kết hợp cùng Pháo binh ,Bộ binh và và các lực lượng khác bắn rơi 62 máy bay các loại của địch ,bắn bị rơi hàng trăm chiếc khác ,diệt và bắt nhiều phi công địch .Các phi công của Pháp và Mĩ bay trên bầu trời Điện Biên Phủ không còn là những cuộc “ Dạo trơi nhàn hạ” mà là “ Những phút giây kéo dài trên thung lũng Điện Biên trở thành những phút bay trên bờ của một thảm hoạ”
Nhưng quan trọng hơn cả bộ đội Phòng không trong chiến dịch đã đánh bại thủ đoạn của không quân Pháp mà trước đay là chỗ mạnh nhất của quân đội Pháp .Lần đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp lực lượng Phòng không của quân đội ta , nòng cốt là trung đoàn 367 đã xây dựng một thế trận Phòng không chiến dịch và hậu phương chiến dịch giành quyền làm chủ vùng trời khống chế hoạt động của không quân Pháp .
Trong kháng chiến chống Mỹ , cùng với sự phát triển của KHKT , các ứng dụng của KHKT vào quân sự đã cho ra đời các phương tiện tiến công đường không tiên tiến mà Mỹ sử dụng vào chiến trường Việt Nam . Các phương tiện tiến công đường không hiện đại nhât lúc bấy giờ được đế quốc Mỹ sử dụng để đánh phá miền Bắc xã hội chủ nghĩâ , ngăn chặn đường tiếp tế của ta vào chiến trường Miền Nam . Thủ đoạn của Mỹ sử dung trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam : Để phát hiện hoả lực phòng không của ta , Mỹ thường dùng nhiều loại máy bay khác nhau . Trước tiên máy phay trinh sát phản lực RF – 101 bay ở độ cao thấp với tốc độ lớn , bay vào khu vực nghi ngờ có hoả lực phòng không . Chiếc máy bay này luôn thay đổi hướng bay để thu hút hoả lực từ nhiều hướng . Trong khi đó các máy bay trinh sát U-2 và RB-66 bay ở độ cao sẵn sàng chụp ảnh . Như vậy , người lái RF-101 ghi nhận được các hoả điểm , đồng thời các hoả điểm đó cũng được các máy bay trinh sát chụp ảnh .
Cũng có khi một tốp máy bay trinh sát điện từ F – 101F , F – 105F, RB – 66 hoạt động đồng thời với một phi đội máy bay cường kích để sẵn sàng đánh các hoả lực phòng không của ta khi máy bay trinh sát phát hiện được . Để phát hiện việc phóng tên lửa đất đối không và sự xuất hiện các máy bay tiêm kích của ta, Mỹ thường dùng các máy bay trinh sát tầm xa , tiêu biểu như máy bay trinh sát không quân EC – 121và máy bay trinh sát hải quân E - 2A.
Để đối phó với các phương tiến tiến công đường không của đế quốc Mỹ lực lượng phòng không của ta mà nòng cốt là quân chủng phòng không – không quân đã xây dựng một thế trận lưới lửa phòng không dày đặc với các chiến thắng oanh liệt . Mở đầu của cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc đế quốc Mỹ ngày 5/8/1964 Mỹ đã huy động các tốp máy bay ném bom dọc bờ biển miền Bắc ,Radar phòng không đã phát hiện máy bay Mỹ và đánh phá miền Bấc tạo điều kiện cho các đơn vị hoả lực mà nong cốt là quân chủng phòng không bắn rới 8 chiếc trong 64 lần chiếc , đánh dấu chiến thắng ngay từ buổi đầu đối đầu trực tiếp với không quân Mỹ . Trong cuộc chiến bảo vệ càu Hàm Rồng – Thanh Hoá từ năm 1964 , trong suốt 8 năm đế quốc Mỹ đã huy động hơn 1000 lần bay với hàng nghìn tấn bom dội xuống cầu nhưng cây cầu vẫn đứng vững , với sự kết hợp của các đơn vị tác chiến là bộ đội radar phòng không , pháo phòng không tầm trung , tầm thấp , các đơn vị hoả lực khác như song cao xạ … tạo thành lưới lửa phòng không dầy đặc , trong 8 năm đã tiêu diệt hơn 190 máy bay cácloại .
Các cơ sở quan trọng của miền Bắc nhờ đó được bảo vệ an toàn trước những đợt ném bom của địch
Nhà máy điện Yên Phụ
Tiêu biểu cho hiệp đồng tác chiến chặt chẽcủa các binh đoàn trong quân chủng phòng không – không quân là trận quyết chiến chiến lược “ Trận Điện Biên Phủ trên không ’’ diễn ra từ ngày 18 –29 tháng 12 năm 1972. 18 giờ 20phút ngày 18 tháng 12 , radar của ta phát hiên nhiều tốp máy bay B52 va F111 đánh vào Hà Nội , Hải Phòng . Nhờ vậy các lực lượng phòng không đã chủ động đánh địch , lưới lửa phòng không dầy đặc đươcjbố trí : với pháo phòng không phụ trách đánh tầm trung và tầm thấp để tiêu diệt các máy bay bay yểm trợ cho B52 tiến hành đánh bom dải thảm và F111 tiến hành oanh tạc các khu vực trọng yếu , tên lửa phụ trách đánh B52 và máy bay tiêm kích tổ chức đánh địch từ xa . Trong chiến dịch nay , địch đã sử dụng tác chiến điện tử để làm nhiễu các đài radar của ta nhưng bằng trí thông minh và lòng yêu nước , các chiến sĩ radar đã khai thác và phát huy tính năng của radar phát hiện các mục tiêu B52 hợp đồng tác chiến với bộ đội tên lửa phòng không sử dung các tên lửa SAM2 đã qua cải tiến tiêu diệt các mục tiêu B52, một điều mà Mỹ không thể nghĩ tới bởi lẽ trần bay của B52 là 9 – 12 km mà khi đó tên lửa SAM2 của Liên Xô viện trợ cho ta không thể bắn rơi máy bay bay ở độ cao này . Trong chiến dịch 12 ngày đêm đó không quân Việt Nam đã bắn rơi 2 máy bay B52 bằng những chiếc máy bay MIG21 do Liên Xô viện trợ , đó là chiến công của anh hùng Phạm Tuân và liệt sĩ Nguyễn Gia Thiều , một sinh viên của Đại học Bách Khoa Hà Nội
B- 52 MIG - 21
Trong chiến dịch 12 ngày đêm đó quân và dân ta đã tiêu diệt 81 máy bay các loại , trong đó có 34 pháo đài bay B-52 , 5 chiếc F – 111.
Trong chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ quân chủng phòng không – không quân đã bắn rơi 3181 máy bay các loại .
IV. Nhiệm vụ của quân chủng phòng không – không quân trong thời kì hiện nay.
1. Những đặc điểm cơ bản của tiến công đường không hiện đại.
Với những vũ khí hiện đại công nghệ cao như vậy thì tiến công đường không hiện đại nó có những đặc điểm cơ bản như sau:
Đòn tiến công đường không để mở màn chiến tranh thường diễn ra vào ban đêm dưới sự hỗ trợ tích cực của các phương tiện trang bị tác chiến điện từ lực lượng tên lửa hành trình, máy bay tàng hình sẽ ra đòn trước đánh vào các trạm rađa trinh sát cảnh giới quốc gia của lực lượng phòng không để làm “mù”đối phương, sau đó đánh vào các trung tâm chỉ huy chiến lược chiến dịch ( các đầu mối thông tin liên lạc trung ương , địa phương , sở chỉ huy …).
Tiến công đường không chủ yếu được tiến hành vào ban đêm nhằm phát huy và khoét sâu sự chênh lệch về sức mạnh kỹ thuật quân sự hiện đại với khả năng hạn chế đánh trong đêm của lực lượng phòng không - không quân của các nước.
Tiến công đường không được tiến hành liên tục trong suốt ngày đêm , đánh mọi mục tiêu từ mọi hướng , mọi tầng cao trong mọi điều kiện thời tiết .
Tiến công đường không tiến hành theo hướng “phi tiếp xúc”, phối hợp sử dụng vũ khí chính xác bắn từ xa của tên lửa hành trình với tầm trung( từ 50- 70km đến hàng trăm km), tầm gần (từ 10 đến vài chục km) hoặc ném bom điều khiển từ xa trực tiếp vào mục tiêu từ độ cao lớn với độ chính xác cao ( sai lệch chỉ vài mét).
Tiến công đường không được chỉ huy điều hành theo kế hoạch thống nhất chính xác nhờ vào hệ thống máy tính hiện đại, liên kết thông tin giữa các đơn vị, bộ phận phương tiện tham gia nhanh chóng chính xác đạt hiệu quả cao.
Mức độ tập trung lực lượng tiến công đường không, mật độ hoả lực tiến công đường không, phương pháp ,cách thức tiến hành phụ thuộc vào vị trí địa lý chiến trường , đối tượng tác chiến và đặc biệt là mục tiêu chính trị đặt ra cho chiến dịch .Trong 3 cuộc chiến tranh ( vùng Vịnh , Côxôvô Nam Tư và Afghanítan) thì tến công đường không đã có những thay đổi rất khác nhau về phương pháp cũng như cách tiến hành.
2. Những vấn đề đặt ra khi đối phó với tiến công đường không của địch trong chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc trong thời đại hiện nay.
2.1 Đánh trả bằng lực lượng và sức mạnh nào .
Nước ta còn nghèo các trang bị chống tiến công đường không hiện đại đã có như hệ thống tên lửa F – 300 của Nga , máy bay SU - 29,SU - 30 , hệ thống radar tuy nhiên số lượng còn ít , do đó các phương tiện phòng chống tiến công đường không truyền thống như các loại pháo phòng không , các trang thiết bị hiện có cần được khai thác một cách hiệu quả .
Vì vậy để đánh trả, đánh thắng tiến công hoả lực đường không phải bằng lực lượng và sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân và chỉ có sức mạnh đó cùng với sự lãnh đạo chỉ huy thống nhất của Đảng mới có thể chống lại được 2.2.Công tác phòng thủ dân sự phòng không nhân dân trong điều kiện mới ra sao.
Đầu tiên là cần phải nghiên cứu ,chuẩn bị và có ý thức ngay từ trong thời bình ,từ quy hoạch xây dựng đô thị khu kinh tế công nghiệp ,phải xây dựng đựơc thế trận phòng không trong thế trận phòng thủ tỉnh, thành. Không nên xây dựng khu đô thị tập trung dân cư quá lớn, kinh tế tập trung quá cao.
Vấn đề tổ chức phân tán , sơ tán dân chúng khi có triến tranh cần được tiến hành khác so với chiến tranh trước đây vì bây giờ Mỹ tiến công đường không khác trước rất nhiều chúng sử dụng vũ khí rất hiện đại đánh chính xác ,từ xa , ngoài tầm hoả lực của pháo phòng không bảo vệ trực tiếp mục tiêu. Bởi vậy phải thay đổi phương thức đối tượng sơ tán , giải quyết tốt mối quan hệ phân tán , sơ tán , cất giấu tại chỗ và tới khu vực lân cận cần được bố trí hợp lý an toàn .Nếu không có chuẩn bị trước sẽ dễ gây ra tình trạng rối loạn khi chiến tranh xảy ra. Đặc biệt khi đất nước yên bình trong nhiều năm thì nguy cơ hỗn loạn khi bị tiến công hoả lực đường không là không tránh khỏi và sẽ gây những hậu quả khó lường về an ninh, an toàn.
2.3.Đánh trả như thế nào để đánh thắng tiến công hoả lực đường không .
Để đánh thắng tiến công hoả lực đường không của địch phải xác định được những vấn đề .Sử dụng lực lượng , chuẩn bị và bày trận , chọn mục tiêu , đối tượng chủ yếu nào? sử dụng biện pháp , thủ đo._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0274.doc