A/ Sơ lược về pháo phòng không.
Trong chiến tranh, bảo vệ bầu trời là một nhiệm vụ quan trọng cuả phòng thủ chung đất nước. Phòng không nhằm bảo vệ an toàn vùng trời ngăn chặn sự phá hoại của kẻ địch, đối phó với những cuộc tập kích từ trên cao. Trong quân chủng phòng không thì pháo phòng không là lực lượng phòng không tại chỗ tầng thấp hiệu quả nhất, là lực lượng đánh trả một cách có hiệu quả các phương tiện tấn công đường không bảo vệ an toàn nhiều mục tiên bắn phá của địch. Sự ra đời của má
14 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vai trò của pháo phòng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y bay đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử loài nguời: con người đã thực hiện được khát khao trinh phục bầu trời. Tuy nhiên thành tựu khoa học này ngay lập tức đã đựoc các nhà tư bản khai thác đưa vào mục đích quân sự. Máy bay trở thành thành phần quan trọng nhất của quân đội. Các cuộc chiến tranh giờ càng trở nên ác liệt. Trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã đưa máy bay bắn phá bầu trời đất nước ta, bắn phá nhiều làng mạc thành phố, các trung tâm chính trị, đàn áp các cuộc biểu tình nổi dậy của nhân dân ta. Sau cách mạng tháng 8-1945 Pháp lại dùng máy bay ném bom nhằm phá hoại chính quyền vừa thành lập cũng như công cụôc xây dựng đất nước ta. Yêu cầu đặt ra là phải làm sao ngăn chặn sự phá hoại từ trên cao của địch trong khi ta không có các phương tiện hiện đại, không có kinh nghiệm và các yếu tố cần thiết khác để chiến đấu với một kẻ thù mà ưu thế của chúng lại chình là điểm yếu nhất của ta. Bằng lòng yêu nứơc, căm thù giặc, bằng óc sáng tạo ta đã sử dụng ngay các công cụ thô sơ, các vũ khí có sẵn, các vũ khí thu được của địch ngặn chặn, đánh lại sự tiến công của địch trên bầu trời. Những kinh nghiệm ban đầu ấy rất có ý nghĩa và đã đúc kết thành những bài học bổ ích cho lực lượng phòng không sau này. Thực hiện Chỉ thị của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 1-4-1953 Bộ trưởng Quốc phòng đã ký quyết định thành lập trung đoàn pháo cao xạ đầu tiên, Trung đoàn pháo cao xạ 367. Từ đó, trong chiến đấu hiệp đồng, quân đội ta có binh chủng pháo cao xạ, đánh dấu bước phát triển quan trọng của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,pháo phòng không đã khẳng định vai trò của mình giành quyền làm chủ vùng trời khống chế được hoạt động không quân vốn là chỗ mạnh, là ưu thế tuyệt đối của địch.
Với quyết tâm cắt đứt "cầu hàng không" tiếp viện của thực dân Pháp cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ròng rã chín đêm liền, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn pháo cao xạ 367 cùng các đơn vị bạn dùng sức kéo từng khẩu pháo vượt qua nhiều đồi cao, vực thẳm vào trận địa. Rồi lại bằng sức người kéo pháo ra chuẩn bị lại, để thực hiện phương châm” đánh chắc tiến chắc “. Kéo pháo vào đã khó nhưng kéo pháo ra cũng gian khổ và khó khăn hơn nhiều. Địch đã phát hiện con đường kéo pháo của ta, chúng đánh phá suốt ngày đêm nhất là những nơi hiểm trở. Đêm ngày 1-2-1954, khẩu pháo do khẩu đội trưởng Tô Vĩnh Diện (đại đội 827, Tiểu đoàn 394) chỉ huy, bị địch bắn đứt dây tời có nguy cơ lao xuống vực. Trong tình thế hiểm nghèo đó Tô Vĩnh diện đã dùng thân mình chèn cứu pháo. Noi gương Anh hùng Tô Vĩnh Diện, các chiến sĩ pháo cao xạ của trung đoàn 367 chiến đấu ngoan cường , cùng các tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm của bộ đội ta chặt đứt cầu hàng không chi viện của thực dân Pháp cho binh lính của chúng ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, sau 55 ngày đêm chiến đấu không nghỉ pháo phòng không đã kết hợp cùng Pháo binh, Bộ binh và các lực lượng khác bắn rơi 62 máy bay các loại của địch, bắn bị thương hàng trăm chiếc khác. Các phi công pháp và Mỹ bay trên bầu trời Điện Biên Phủ không còn là những cuộc:” Dạo chơi nhàn hạ“ mà là:”Những phút bay kéo dài trên thung lũng Điện Biên Phủ trở thành những phút bay trên bờ của một thảm hoạ”. Bằng chiến dịch Điện Biên Phủ Trung đoàn pháo cao xạ 367 đã trưởng thành nhanh chóng, bước đầu hình thành nghệ thuật tác chiến của bộ đội phòng không Viêt nam.
Bị thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt ở miền nam”, đế quốc Mĩ đã dựng lên sụ kiện vịnh bắc bộ ngày 5-8-1964 để lấy cớ đánh phá miền bắc nước ta. Với tinh thần cảnh giác sẵng sàng chiến đấu cao, ngay từ những giờ phút đầu tiên đọ sức với không quân Mĩ, bộ đội pháo phòng không của ta đã giáng trả những đòn chí mạng vào “Uy thế không lực Hoa kỳ”. Đối với bộ đội pháo phòng không chiến thắng này cổ vũ tinh thần cách mạng tiến công, quyết đánh thắng không quân giặc Mĩ xâm lược.
Để cứu vãn cho nguy cơ sụp đổ của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” đế quốc Mĩ cho không quân trở lại đánh phá miền bắc lần thứ hai. Để ngăn chặn địch đánh phá với quy mô và tính chất tàn bạo ác liệt, với những trang bị kỹ thuật hiện đại nhất, trong đội hình lực lượng chủ lực hay bô đội địa phương, bộ đội pháo cao xạ luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, xây dựng lực lượng súng pháo cao xạ ba thứ quân vững mạnh, làm cơ sở để thực hiện toàn dân đánh giặc, toàn dân tham gia bắn máy bay và bắt giặc lái, hình thành thế “thiên la địa võng” trên khắp các địa bàn. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, đều phát huy cao độ tinh thần đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể. , phát huy sức mạnh toán dân đành giặc trong mặt trận đối không. Với lực lượng nòng cốt là bộ đội phòng không không quân, quân và dân miền bắc đã vượt lên mọi khó khăn ác liệt, chiến đấu ngoan cường, lập nhiều chiến công hiển hách, đặc biệt đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 những ngày cuối tháng 12 – 1972 góp phần làm nên chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”.
Với ý chí “ Tất cả vì miền nam ruột thịt”,” Tất cả để giải phóng miền nam, bộ đội pháo phòng không đã tham gia chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng và đã chứng tỏ vai trò không thể thiếu trên mặt trận đối không. Trong cuộc tiến công nổi dậy mùa xuân năn 1975, nhất là trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, bộ đội pháo phòng không đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần giành toàn thắng sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
Bộ đội pháo phòng không đã chủ động kết hợp cùng Bộ đội tên lửa ,Không quân và lực lượng phòng không tại chổ ,tổ chức đánh trả máy bay địch bắt sống giặc lái hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu và các tuyến giao thông. Đập tan các kế hoạch của Mỹ như :”Mũi lao lửa” ... Từ chổ :”Bẻ gảy ý chí của Bắc Việt nam : thành :”Cắt đứt luồng tiếp tế người và hàng từ Miền Bắc vào Miền Nam”
Nếu trong chiến dịch Điện Biện Phủ lịch sử ta đã bắn rơi 62 máy bay của thực dân Pháp ( trong đó trung đoàn pháo cao xạ bắn rơi 52 chiếc) thì trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ , lực lượng sùng pháo cao xạ của ba thứ quân đã bắn rơi 3.099 máy bay các loại chiếm 75% tổng số máy bay bị quân và dân miềm bắc bắn rơi. Điều này càng khẳng định rõ sự lớn mạnh cũng như vai trò và nền tảng của lực lượng pháo phòng không nhân dân trong hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng trong và ngoài Quân chủng phòng không – không quân.
Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, Tổ quốc Việt nam thồng nhất, non sông thu về một mối. Trước nhiệm vụ mới thế trận phòng không được tạo dựng vững chắc, luôn luôn canh giữ bầu trời, kiên quyết không để tổ quốc bị bất ngờ vì các tình huống trên không.
B/ Nhiệm vụ và chức năng của pháo phòng không.
Sự ra đời của lực lượng pháo phòng không đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong thế trận chiến tranh nhân dân của quân và dân ta.Trứơc hết ta hãy xem xét mục tiêu và nhiệm vụ của pháo phòng không. Pháo phòng không là đơn vị hoả lực cơ bản có các nhiệm vụ:
+ Tiêu diệt các loại mục tiêu trên không như máy bay, quân dù, đèn chiếu sáng,… và các phương tiện tấn công đường không khác. Phạm vi hiệu quả của pháo phòng không Dy <7000m và Hy < 5500m
+ Tiêu diệt các mục tiêu mặt đất như xe tăng, lôcốt, hoả điểm, bộ bbinh địch…
+ Tiêu diệt các mục tiêu dưới mặt nước như cano, tàu chiên, lính thuỷ đành bộ….Tuy nhiên khi tiêu diệt các mmục tiêu mặt nứơc tầm hoạt động của pháo phòng không chỉ giới hạn ở -30.
Mặc dù có thể tiêu diệt các các mục tiêu mặt đất và mặt nước nhưng mục tiêu cơ bản của pháo phòng không là bắn phá máy bay, đặc biệt làmáy bay bổ nhào, chỉ thực hiẹn bằn phá các mục tiêu mặt đất, mặt nược khi có lệnh hoặc trong chiến đấu tụ bảo vệ.
Pháo phòng không được giao thực hiện nhiêm vụ bảo vệ các loại mục tiêu sau
1) Mục tiêu diện : Đây là những mục tiêu có bán kính R>500m như : tỉnh, thành phố, khu dân cư, khu tập kết, nơi đòng quân, những mục tiêu đặc biệt quan trọng. Đối với loại mục tiêu này do có diện tích lớn nên đội hình pháo phòng không dược bố trí một số bao xung quanh mục tiêu, một số khác bố trí bên trong mục tiêu đảm bảo cho lưới đạn phủ khắp mục tiêu cần bảo vệ .
Hình 1: Sơ đồ bố trí đội hình pháo phòng không
đối với loại mục tiêu diện
2) Mục tiêu điểm : Đây là mục tiêu có bán kính R<500m như : Thị xã, huyện, các nhà máy, xí nghiệp…đây là loại mục tiêu có diện tích không lớn nên đội hình bố trí pháo phòng không theo hình tam giác sao cho phần hoả lực giao nhau của các đỉnh bao trùm lấy mục tiêu cần bảo vệ .
Hình 2: Sơ đồ bố trí đội hình pháo
phòng không đốivới loại mục tiêu điểm.
3)Hành lang giao thông : Các tuyến đường ,bến phà ,cầu cảng,…do đặc điểm của loại mục tiêu này là diện tích nhỏ hẹp ,trải dài , do đó tuỳ thuộc vào địa hình xung quanh mà ta có cách bố trí cho thích hợp .Đối với loại địa hình chống trải ta có thể bố trí pháo ở hai đầu của mục tiêu hoặc bố trí xung quanh mục tiêu . Đối với mục tiêu có rừng ,đồi núi bao quanh ta có thể bố trí pháo trên những vị trí cao bên hai đầu của mục tiêu, khả năng bắn chúng mục tiêu địch cao.
Hình 3 : Sơ đồ bố trí pháo đối với loại
mục tiêu hành lang giao thông
4) Đội hình quân binh chủng hợp thành :Trực tiếp tham gia chiến đấu trong quân binh chủng bảo vệ đội hình chiến đấu ,đội hình sư đoàn mình với đặc thù pháo phòng không được trang bị rộng khắp trong các binh chủng. Pháo phòng không có thể yểm trợ đắc lực cho các binh chủng bạn nhất là Bộ binh ở tuyến trước hoàn thành tốt nhiệm vụ, tấn công các vị trí hoả lực mạnh ,cắt đường viện trợ đường không của địch trong đội hình tấn công bao vây cứ điểm
Biên chế và trang bị của tổ hợp pháo phòng không.
Biên chế
cPPK
bPPK1
bPPK2
b chỉ huy
b Khí tài bbPPK1
KD1
KD2
KD4
KD3
Rada
M.Chỉ huy
Hình : Biên chế của cPPK 57mm có khí tài.
Trang bị:
+ Pháo 57mm và 37mm
+ Súng máy phòng không 23mm, 14,5mm và 12,7mm
+ Rada : C0H9, COH9A,…
+ Máy chỉ huy: K3, K9, K59-03
+ Tên lửa phòng không tầm thấp: A72, A87, A89 và Ctrela_10;
C) Quy tắc bắn
*)Giả định mục tiêu vận động:
- ý nghĩa giả định: Muốn bắn trúng mục tiêu vận động, đối với đầu đạn không có điều khiển thì phải bắn đón vào một điểm ở phía trước trên đường mục tiêu sẽ bay qua, sao cho đạn và mục tiêu gặp nhau tại một điểm.
- Nội dung giả định:
+Giả định 1: Trong thời gian bắn đón, mục tiêu vẫn bay theo một đường thẳng có cùng tốc độ (VMT), cùng độ cao (H), hướng bay (q) như thời gian thao tác.
AY Ab A1 L
VMT.tY VMT.ttt
+Giả định 2: Trong thời gian bắn đón, mục tiêu vẫn bay theo một đường thẳng có cùng tốc độ, hướng bay như thời gian thao tác.
L
A1
Ab
AY
VMT . tY VMT . ttt
+ Giả định 3: Trong khoảng thời gian bắn đón, mục tiêu bay theo 1 cung tròn, có cùng tốc độ, độ cao như thời gian thao tác.
AY Ab A1
VMT . tY VMT . ttt
Trong các hình trên:
A1: là vị trí mục tiêu khi quyết định phần tử.
Ab: là vị trí mục tiêu khi kim hoả mổ vào đít đạn.
ttt: là thời gian thao tác.
tY : là thời gian đạn bay từ O đến AY .
**)Nguyên lý giải quyết điểm bắn trúng:
Do mục tiêu luôn vận động nên muốn bắn trúng mục tiêu phải bắn đón.
+)Tam giác bắn đón:
AY S = VMT . tY A L
DY Db
O
Giả thiết mục tiêu bay theo giả định 1. Muốn cho đạn trúng mục tiêu, phải căn cứ vào phương, chiều tốc độ vận động và cự ly của mục tiêu, để bắn vào một điểm AY ở phía trước trên đường bay của mục tiêu sao cho cùng thời gian tY đạn gặp mục tiêu ở AY cách Ab một đoạn S = VMT . tY . Ba điểm O, AY, Ab tạo thành một hình tam giác, gọi là tam giác bắn đón.
C’
+)Tam giác đường đạn: P =1/2 gt2
AY Ab
DY Db
Đầu đạn vận động trong không gian chịu tác động của trọng lực nên bay theo đường cong. Muốn cho đạn gặp mục tiêu ở AY phải nâng nòng pháo lên một lượng P = 1/2gt2 tương ứng, tức là hướng nòng pháo vào điểm C’ cao hơn AY để bắn. Ba điểm O, AY, C’ tạo thành một hình tam giác gọi là tam giác đường đạn.
D) Tản mác đạn bắn.
Trong chiến đấu, pháo phòng không sử dụng đạn không điều khiển để tiêu diệt mục tiêu, do đó hiện tượng đạn tản mác là không tránh khỏi. Việc tìm hiểu và tìm cách khắc phục, tăng hiệu quả tiêu diệt mục tiêu là điều hết sức quan trọng. Có các loại tản mác đạn sau:
*Tản mác đơn pháo: Đây là hiện tượng dùng một khẩu pháo, một loại đạn lấy phần tử ngắm chính xác vào một mục tiêu và bắn nhiều phát , kết quả đạn không nổ tại một điểm mà nổ tại nhiều điểm trên một phạm vi không gian nhất định (hiện tượng tản mác nổ trên không ) hay trên một khu vực nhất định (hiện tượng tản mác chạm nổ) . Tản mác do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là :
Sơ tốc đầu đạn khác nhau
Hệ số phóng khác nhau
Điều kiện khí hậu khác nhau
Tình hình phóng và thao tác khác nhau.
Quy luật tản mác : Qua nhiều lần thực nghiệm ,như các phép thử ngẫu nhiên. Coi tâm bia là trị số tiêu chuẩn để tính sai số người ta nhận thấy sai số tản mác đạn bắn phục tùng định luật sai số chuẩn .Quy luật tản mác được thể hiện ở các điểm sau : Khu vực tản mác (Mặt phẳng và không gian ) là một hình bầu dục, khối bầu dục .Khu vực tản mác là hình bầu dục vì : Nguyên nhân tản mác về cự ly rất lớn và lớn hơn rất nhiều so với nguyên nhân tản mác về hướng. Sự phân bố điểm chạm, điểm nổ trong hình bầu dục tản mác phục tùng định luật phân bố chuẩn.
**Tản mác đại đội: do tản mác đơn pháo hợp thành, nó gồm hai thành phần tản mác: Tản mác giửa điểm nổ trung bình các pháo với điểm nổ trung bình toàn đại đội và tản mác giửa điểm nổ trung bình của đại đội với mục tiêu. Ngoài bốn nguyên nhân trên, tản mác giữa điểm nổ các pháo với điểm nổ trung bình của đại đội do các nhuyên nhân sau :
Độ mòn buồng đạn, nòng pháo khác nhau nên sơ tốc các pháo khác nhau sinh ra tản mác về cự ly
Mức chính xác trong chuẩn bị chiến đấu giữa các khẩu đội khác nhau.
Vị trí các pháo khác nhau.
Như vậy ta nhận thấy các nguyên nhân dẫn đến tản mác đơn pháo là khách quan không khắc phục được nên ta chỉ có thể tập chung khắc phục các nguyên nhân của tản mác đại đội .Để khắc phục được các nguyên nhân này ta phải đồng thời nghiên cứu, dùng các vật liệu có khả năng chống mài mòn cao, có độ nở nhiệt thấp chế tạo ra các khẩu pháo tốt hạn chế bớt các sai lệch kết hợp với việc huấn luyện diển tập các pháo thủ, các đại đội pháo sao cho hợp đồng tác chiến ăn ý khi lâm trận có thể phối hợp, hỗ trợ có hiệu quả .
E/ Pháo phòng không trong giai đoạn hiện nay.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật mở ra một khả năng tiềm tàng của thương mại vũ khí. Các cuộc chạy đua vũ trang không ngừng diễn ra trên toàn thế giới mà vũ khí đường không được xem là một trong nhưng lĩnh vực có tốc độ phát triển cao nhất. Cùng với sự phát triển của Công nghệ thông tin độ chính xác của các loại vũ khí điều khiểu từ xa ngày càng trở nên nguy hiểm. Tương lai của chiến tranh là chiến tranh đường không. Các nước trên thế giới ra sức trang bị các phương tiện tiến công đường không và các phương tiện phòng không.
Cùng với sự phát triển sâu rộng về trang thiết bị kỹ thuật của các phương tiện phòng không thì phương phức tác chiến ngày càng được hoàn thiện.
Qua các cuộc chiến tranh cuối thế kỷ XX, đặc biệt là các cuộc chiến ở Irắc, Afganistan, Nam tư, ta nhận thấy tiến công đường không ngày nay có những đặc điểm rất khác so với các cuộc tập kích đường không của Mỹ ở Việt Nam trước đây:
+ Các cuộc triến tranh thời kỳ này không tiến hành từ từ từng bước mà mang tính chất nhanh, bất ngờ, quy mô cũng như mức độ huỷ diệt tăng lên rất nhiều.
+ Mục tiêu tấn công đầu tiên thường là các hệ thống hoả lực phòng không, các sân bay…
+ Các phương tiện tiến công đường không ngày nay mang tính tự động cao, khả năng dò tìm mục tiêu với độ chính xác lớn vì vậy lực lượng các phương tiện tiến công đường không sẽ là rất lớn cùng với chiến thuật tiến công dồn dập.
Tuy có nhiều ưu điểm hơn so với lực lượng tiêm kích trước đây nhưng không phải Mĩ cùng các đồng minh và các nước tư bản khác có thể dễ dàng chế áp các nước có tiềm lực quốc phòng kém hơn.
Thực tế đã chứng minh điều đó. Trong cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh vào Irắc năm 1991 trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”, không quân tiêm kích của quân đội Irắc hầu như bị khống chế, các tốp máy bay của Irắc bay lên đánh trả hầu hết bị tiêu diệt. Irắc hầu như không sử dụng được các phương tiện đường không để đánh trả.Trong tình hình đó thì lực lượng duy nhất có thể đánh trả lại các cuộc không kích của Mỹ là lực lượng pháo phòng không. Trong cuộc chiến gần đây nhất tại Irắc lực lượng phòng không của Irắc mạnh hơn nhiều so vói hồi chiến trnh vùng vịnh (1991) và pháo phòng không là đơn vị chủ lục của lực lượng phòng không Irắc. Ngày 23/3, 4 ngày sau cuộc tập kích của Mĩ vào Irắc trung đoàn pháo phòng không của Irắc đã bắn rơi 7 máy bay cảu Mĩ trong đó có 5 máy bay ném bom và 2 máy bay trực thăng. Nhận định về hệ thống pháo phòng không của Irắc tướng Dan Líp nói: “Họ có một số lượng lớn pháo cao xạ và súng máy hạng nặng. Nếu ở trong tầm bắn của những khẩu pháo này máy bay chắc chắn sẽ bị trúng đạn. Đây là một hệ thống phòng không rất mạnh.”
Trong các cuộc chiến ở Nam Tư và Afganistan sau này pháo phòng không vẫn là đơn vị chủ lực trong việc ngăn chặn các cuộc không kích của đối phương .
Thực tế đó cho thấy rằng trong chiến tranh hiện đại vai trò của pháo phòng không vẩn được khẳng định là lực lượng nòng cốt giữ vai trò chính tiêu diệt các phương tiện tấn công đường không . Sự phát triển ngày càng hoàn thiện của các phương tiện tiến công đường không đòi hỏi quân đội cần được trang bị một hệ thống phòng không hiện đại hơn, phải có các chiến lược tác chiện nhằm ngăn chặn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, đồng thời phải lợi dụng địa hình làm giảm khả năng dò tìm, xác định phương hướng của các thiết bị không người lái của đối phương hạn chế tối đa khả năng chiến đấu từ xa của địch.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho thấy bất cứ một cuộc chiến tranh giành độc lập nào đều phải dựa vào ý chí, sức mạnh, sự đoàn kết lòng dũng cảm của toàn dân toàn quân ta. Đất nước ta tuy đang trong thời kỳ hoà bình nhưng không phải vì thế mà ta được phép lơ là cảnh giác. Tình hình các nước trong khu vực và trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp, các cuộc chạy đua vũ trang không ngừng xảy ra. Kẻ địch không cam chịu thất bại, chúng lợi dụng mọi thời cơ nhằm chia rẽ dân tộc, gây mâu thuẫn hoang mang trong lòng dân. Bên cạnh các biện pháp chống lại chiến lược diễn biến hoà bình của địch ta càng cần phải có sự chuản bị kỹ càng, phải thường xuyên nâng cao bản lĩnh chiến đấu và tri thức khoa học sử dụng vũ khí trang bị hiện đại,sẵn sàng đối phó với một cuộc chiến tranh công nghệ cao. Đặc biệt phải xây dựng một hệ thống phòng không hiệu quả với lực lượng pháo phòng không làm nòng cốt, sẵn sàng đành trả, ngăn chặn mọi cuộc tập kích đường không của địch. Tuy nhiên các thế lực xâm lược luôn luôn tạo ra sức mạnh tác chiến bằng hệ thống vũ khí trang bị hiện đại có sức huỷ diệt lớn, ngược lại, các nước nhỏ yếu bị xâm lược thì vũ khí trang bị thường không thể bằng đối phương, phải luôn lấy yếu tố con người với ý chí và trình độ cao về nghệ thuật tác chiến để tạo sức mạnh đánh thắng. Vì vậy, trong quá trình xây dựng Quân chủng Phòng không _Không quân nói chung và Bộ đội pháo phòng không nói riêng, chúng ta không chỉ đảm bảo theo khả năng về vũ khí trang bị kĩ thuật hiện đại phục vụ cho chiến đấu, mà điều quan trọng nhất là phải xây dựng được những con người có ý chí quyết tâm cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng và có đầy đủ năng lực làm chủ vũ khí trang bị hiện đại, có cách đánh phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta .Bồi dưỡng ý chí quyết tâm chiến đấu, xây dựng tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết đánh và quyết thắng.
Với vai trò là sinh viên, những người chủ nhân tương lai của đất nước, trong giai đoạn hiện nay chúng ta phải ra sức học tập tiếp thu, nắm bắt các kiến thức về khoa học kỹ thuật, rèn luyện đạo đức, trau dồi phẩm chất chính trị, kế thừa và phát huy truyền thống chống giặc giữ nước của dân tộc, thường xuyên tìm hiểu nắm bắt thông tin về tình hình thế giới, xây dựng tinh thần cảnh giác. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng trong chiến lược quân sự, chiến lược quốc phòng toàn dân trong thời kỳ mới .
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0141.doc