Vai trò của oda nhật bản với nền kinh tế một số nước Asean

trường đại học ngoại thương khoa kinh tế ngoại thương khóa luận tốt nghiệp đề tài: vai trò của oda nhật bản với nền kinh tế một số nước ASEAn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trung Thành Lớp: Nhật 3-k37c Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Kim Oanh Hà nội-2002 lời nói đầu Nhật Bản và ASEAN cùng là các quốc gia nằm trong khu vực Châu á, có sự gần gũi nhau về mặt địa lý và nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán vì vậy Nhật Bản đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với các nư

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Vai trò của oda nhật bản với nền kinh tế một số nước Asean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc trong ASEAN từ vài thập kỷ nay. Hiệp hội các quốc gia ASEAN trở thành khu vực thu hút sự chú ý nhiều nhất của Nhật Bản. Sự trợ giúp nhiều mặt của Nhật Bản cho các quốc gia này, đặc biệt là VIện trợ phát triển chính thức (ODA) đã đóng góp một phần hết sức quan trọng để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ở các quốc gia trong ASEAN và mối quan hệ Nhật Bản- ASEAN trở nên gắn kết chặt chẽ như hiện nay là nhờ một phần không nhỏ của nguồn ODA từ Nhật Bản. Khoá luận tập trung phân tích chính sách, thực trạng và những thành tựu đạt được từ việc sử dụng nguồn ODA Nhật Bản. Từ đó rút ra những bài học thành công và bài học không thành công của từng quốc gia trong việc thu hút- sử dụng ODA của Nhật Bản. Song đây là một vấn đề lớn, trải dài trong nhiều thập niên và do những hạn chế về khách quan cũng như chủ quan, cho nên nội dung chỉ tập trung vào những hướng quan trọng để tiến hành nghiên cứu, xem xét các đặc điểm chủ yếu của quá trình hoạch định chính sách tài trợ ODA Nhật Bản cho ASEAN; từ việc phân tích diễn biến của chính sách ngoại giao kinh tế của Nhật Bản tới chính sách "Chính trị hóa" chính sách ngoại giao kinh tế, và thực thi tài trợ theo tinh thần học thuyết FUKUDA. Đồng thời dự báo hoạt động ODA của Nhật Bản cho một số nước ASEAN, sau cùng là đưa ra một số gợi ý đối với Việt Nam để tăng cường thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Hiện nay Nhật Bản không chỉ là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho các nước ASEAN, mà còn là bạn hàng thương mại và nhà đầu tư lớn vào ASEAN. Nhật Bản trong nhiều năm qua luôn giữ vị trí hàng đầu về cả số vốn cam kết và lượng ODA được giải ngân. ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng đã phát huy tốt vai trò của mình trong trong quá trình xây dựng và phát triển các quốc gia Đông Nam á trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Tên khóa luận: Vai trò của ODA Nhật Bản với nền kinh tế một số nước ASEAN. Bố cục của khóa luận gồm 3 chương: ChươngI: Khái quát về hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản Chương II: Vai trò của ODA Nhật Bản với nền kinh tế một số nước ASEAN ChươngIII: Một số gợi ý đối với Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản. Để hoàn thành được khóa luận này em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cơ quan, cá nhân, đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự quan tâm, chỉ bảo ân cần của TS Vũ Thị Kim Oanh- giảng viên bộ môn đầu tư- Khoa Kinh tế Ngoại thương- Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, là người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Hà nội, tháng 11 năm 2002 Sinh viên: Nguyễn Trung Thành chương I khái quát về hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản I. khái quát về hỗ trợ phát triển chính thức 1.Khái niệm Hỗ trợ phát triển chính thức (tiếng Anh là: Official Development Agency được gọi tắt là ODA). Theo tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) định nghĩa :ODA là các nguồn hỗ trợ do các tổ chức Chính Phủ, bao gồm chính quyền địa Phương, hoặc do các cơ quan thực thi của các tổ chức này hoặc do các tổ chức đa phương cung cấp cho các nước đang phát triển hoặc các tổ chức đa phương với các tiêu chí như sau: -Được thực hiện với mục tiêu chính là khuyến khích phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội tại các nước đang phát triển -ODA có đặc tính ưu đãi và yếu tố không hoàn lại từ 25% trở lên Tại Việt Nam hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ, bao gồm: Chính phủ nước ngoài; Các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia; Có 3 phương thức cung cấp ODA bao gồm: Hỗ trợ cán cân thanh toán Hỗ trợ chương trình Hỗ trợ theo dự án Hình thức cung cấp ODA bao gồm: ODA không hoàn lại; ODA vay ưu đãi có yếu tố không hoàn lại (Còn gọi là "thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%. (Định nghĩa trên theo Nghị định 17/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ về việc Ban hành Qui chế quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ Phát triển chính thức) 2.Đặc điểm ODA có 3 đặc điểm chủ yếu như sau: ODA là khoản viện trợ từ một Chính Phủ hoặc một tổ chức quốc tế cung cấp cho một Chính Phủ hoặc một tổ chức đa phương khác. ODA chỉ được sử dụng vào các chương trình dự án không sinh lời (hoặc thu hồi vốn chậm) nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại các nước đang phát triểnvới đối tượng hưởng lợi là các cộng đồng dân cư tại các nước này ODA là khoản hỗ trợ ưu đãi cho các nước tiếp nhận: Dưới hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi với các yếu tố không hoàn lại từ 25% trở lên 3.Vai trò của ODA. 3.1.Đối với nước cung cấp ODA. Nước cung cấp luôn mong muốn rằng nguồn ODA của mình sẽ phát huy hết hiệu quả vào việc phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội ở các nước đang phát triển, thu hẹp khoảng cách Bắc-Nam. Bên cạnh đó thì họ cũng thể hiện một mục tiêu không kém phần quan trọng đó là thông qua hoạt động cung cấp ODA của họ sẽ mang lại những lợi ích lâu dài cho chính nền kinh tế, chính trị của nước đó trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, tạo một lượng việc làm khá lớn cho các công ty trong nước, gây ảnh hưởng đối với nền kinh tế nước nhận ODA, xây dựng được vị thế của mình trên trường quốc tế...Nói tóm lại cung cấp ODA chính là một công cụ sắc bén để góp phần tạo nên sự ổn định về kinh tế và chính trị của nước mình. 3.2.Đối với nước nhận ODA. Từ trước đến nay chúng ta thấy rằng hầu hết các nước được nhận ODA là các quốc gia đang phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp, ngân sách gặp khó khăn, văn hoá xã hội phát triển không đồng đều, kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh tế xã hội còn hạn chế...Một đất nước đang trong hoàn cảnh như vậy thì ODA đóng vai trò rất lớn trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn trên. ODA góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, cải thiện mức sống của người dân ở nước tiếp nhận, cải thiện và chống ô nhiễm môi trường. Như vậy đối với những nước đang phát triển ODA góp một phần quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước. II.oDA Nhật Bản. 1. Vài nét khái quát về ODA Nhật Bản Nhật Bản là một quốc gia nằm ở Đông Bắc á, có diện tích khoảng 377.810 km2, dân số 125.700.000 người. Với điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, hầu hết lượng tài nguyên khoáng sản sử dụng trong các nghành công nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngoài, thêm vào đó nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau Chiến Tranh thế giới II, nhưng bất chấp những điều kiện hạn chế này Nhật Bản đã không những có thể xây dựng lại nền kinh tế của mình mà còn trở thành một trong những quốc gia công nghiệp hàng đầu trong hệ thống các nước tư bản. Hiện nay Nhật Bản là một trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Nhật năm 2001 đạt 4800 tỷ USD, chiếm 19,1% GNP toàn thế giới, bằng khoảng 70% GNP của Đông á và gấp 10 lần GNP của các nước ASEan. GNP tính theo đầu người đạt khoảng 39000 USD. Sau chiến tranh nền kinh tế Nhật bản hồi phục một cách nhanh chóng, tốc độ phát triển kinh tế hai con số, từ cuối những năm 60 đến đầu 1970 Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư bản chủ nghĩa về các ngành công nghiệp như là: Điện tử dân dụng, đóng tầu, luyện thép, chế tạo ô tô, chất bán dẫn, người máy vv....Tiếp theo đó Nhật Bản còn tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nghành có hàm lượng công nghệ cao như: Công nghệ sinh học, điện tử công nghiệp, gốm cao cấp, nghiên cứu đại dương vv...Nhờ sự gia tăng nhanh chóng của tổng sản phẩm kinh tế quốc dân đến đầu thập kỷ 80 Nhật Bản đã đứng thứ hai chỉ sau Mỹ trong số các nền kinh tế thị trường, kim nghạch xuất khẩu tăng liên tục, cán cân thanh toán dư thừa, nền kinh tế phát triển phồn vinh. Nhưng hàng năm Nhật phải nhập khẩu một lượng rất lớn khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ do vậy nền kinh tế Nhật phụ thuộc sâu sắc vào nền kinh tế nước ngoài. Nhật Bản hiện nay là chủ nợ lớn nhất thế giới, các nước Đông Nam á nợ Nhật 183 tỷ USD, Nhật có lượng dự trữ ngoại tệ lớn khoảng 220 tỷ USD.Thị trường chứng khoán Tokyo là một trong 3 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới cùng với New York và London. Mục đích viện trợ của ODA Nhật Bản nhìn chung cũng giống như các nhà tài trợ khác đó là giúp các nước đang phát triển giải quyết những vấn đề khó khăn mà họ vấp phải như: nghèo đói, giáo dục, phát triển công nghiệp và những vấn đề thuộc môi trường. Trên cơ sở xác định ý tưởng đó, ODA song phương của Nhật Bản có 3 đặc điểm sau Thứ nhất, ODA của Nhật Bản dành cho viện trợ kinh tế tùy thuộc vào tình hình phát triển của từng nước nhận viện trợ. Các nước đang phát triển rất đa dạng, mỗi nước đều có lịch sử và văn hóa riêng của chính đất nước họ. Bối cảnh phát triển của nước này cũng rất khác nhau. Vào những giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, giải quyết đói nghèo là vấn đề được ưu tiên, và khi phát triển kinh tế đã đến mức tiên tiến thì việc cải cách những biến dạng của tăng trưởng kinh tế lại trở thành vấn đề mới mẻ. Theo cách này có rất nhiều vấn đề khác nhau. Vì vậy, viện trợ kinh tế đòi hỏi phải có những biện pháp khác nhau để giải quyết những vấn đề này. Nhật Bản thường tăng tỷ phần của viện trợ không hoàn lại cho các nước nhận viện trợ vào những giai đoạn đầu của quá trình phát triển, khi quá trình phát triển của các nước này tiến bộ, Nhật Bản sẽ giới hạn viện trợ của họ cho những lĩnh vực được xác định, trong khi tiếp tục tăng vai trò của khu vực tư nhân. Thứ hai, ODA của Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích viện trợ kinh tế thông qua khu vực tư nhân bằng cách hợp tác với các hình thức viện trợ tương tự như vậy, bao gồm đầu tư trực tiếp của tư nhân dựa trên cơ sở các nguồn chính thức khác, bảo hiểm thương mại và viện trợ thông qua thương mại. Các hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân cũng đóng góp vàp sự tăng trưởng kinh tế độc lập của các nước đang phát triển. Thứ ba, ODA của Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong phát triển xã hội (bảo hiểm , y tế, giáo dục...) bổ sung cho phát triển kinh tế. Điều này nhằm giải đáp những lo ngại cho rằng chỉ tập trung vào phát triển kinh tế sẽ làm nảy sinh rất nhiều vấn đề bao gồm cả sự bất bình đẳng về thu nhập, sự khác biệt về khu vực trong phạm vi từng nước đang phát triển. Đặc biệt trong những năm trước, sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội ngày càng đặt nhiều hy vọng vào các chương trình viện trợ của Nhật Bản. 2.Lịch sử hình thành và phát triển của Hỗ trợ phát triển chính thức Nhật Bản: Hiện nay Nhật Bản được biết đến là một cường quốc về kinh tế, tài chính trên thế giới. Để có được vị trí như ngày nay đất nước mặt trời mọc đã trải qua rất nhiều giai đoạn lịch sử đáng ghi nhớ. Chúng ta biết rằng Nhật là một nước rất nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, lại là nước thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II.Vậy mà sau thế chiến II, Nhật đã tự mình tìm ra những hướng đi thích hợp để khôi phục và phát triển đất nước một cách ổn định và vững chắc. Thật vậy sau chiến tranh nền kinh tế Nhật thiệt hại rất nặng nề, do đó từ năm 1945- 1954 Nhật phải nhận viện trợ từ Mỹ và Ngân hàng thế giới để khôi phục đất nước, song cho đến 1954 Nhật bản đã bắt đầu thực hiện chương trình viện trợ phát triển chính thức đối với các nước đang phát triển ở Châu á sau khi tham gia kế hoạch Colombo năm 1954.Từ đó cho đến nay thì quá trình viện trợ của Nhật được phân ra làm 4 giai đoạn chính. -Giai đoạn 1: Từ 1954-1963: Thời kỳ này Nhật cung cấp viện trợ cho các nước Đông Nam á thông qua các khoản bồi thường chiến tranh đến Inđônêxia, philippin, Myanma, miền Nam Việt Nam. Ngoài ra Nhật Bản còn thực hiện viện trợ không hoàn lại cho Lào, Campuchia, Myanma. -Giai đoạn2: Từ năm 1964-1976: Nhật Bản tiến hành mở rộng và đa dạng hóa các khoản viện trợ cả về khối lượng lẫn hình thức viện trợ.Trong giai đoạn này Nhật tham gia vào OECD, Ngân hàng phát triển liên Mỹ; thành lập cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); Nhật bắt đầu một loạt các hình thức viện trợ mới như là:cung cấp tín dựng ưu đãi, cung cấp trang thiết bị, cử tình nguyện viên, hỗ trợ lương thực, đào tạo tại nước thứ 3, viện trợ không hoàn lại cho các hoạt động văn hóa -Giai đoạn 3: Từ 1977-1988. Là thời kỳ viện trợ được hệ thống hóa bằng những kế hoạch trung hạn cụ thể là: cung cấp 2 gói tín dụng ODA cho Trung Quốc; tham gia Ngân Hàng phát triển Châu Phi; bắt đầu cung cấp các khoản tín dụng điều chỉnh cơ cấu qua WB; công bố kế hoạch hợp tác của mình -Giai đoạn 4:Từ 1989 đến nay: Đây là giai đoạn Nhật bản đứng vị trí hàng đầu trong những nước cung cấp ODA trên thế giới, Nhật Bản lập quĩ nghiên cứu cao cấp về Phát triển quốc tế (FASID), trả hết nợ cho WB ODA là hoạt động mang lại lợi ích cho cả nước cho và nước nhận.Cho nên ngay từ tháng 19/12/1952 sau khi Yoshida lên cầm quyền ông đã xác định tập trung hồi phục kinh tế đất nước dựa trên cơ sở thúc đẩy hợp tác kinh tế với Mỹ và xúc tiến quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam á, mở đầu Nhật tiến hành xây dựng chương trình bồi thường chiến tranh cho các nước Đông Nam á, đây chính là bước đột phá đầu tiên để khai thông chính sách ngoại giao với khu vực này.ODA Nhật Bản lúc giai đoạn đầu vào Đông Nam á không thu được lợi ích kinh tế thuần tuý trực tiếp mà lại là gián tiếp và thường là lâu dài về sau. Nhật coi ODA là 1 công cụ rất quan trọng để Nhật có được "Chiếc chìa khóa vàng" mở cửa vào các thị trường thương mại đầu tư ở các nước này.Cho nên trong thời gian đầu, hoạt động cung cấp ODA của Nhật bản chỉ tập trung vào khu vực Châu á, hoạt động này luôn tuân thủ 2 nguyên tắc: -Duy trì sự ổn định về chính trị và xã hội ở nước tiếp nhận. -Không nhằm giúp cho việc tăng cường quân sự hoặc cho mục đích quân sự hoặc cho những nước có chiến tranh. Còn giai đoạn từ 1989 cho đến nay Nhật Bản trở thành nhà tài trợ lớn nhất thế giới, hỗ trợ phát triển chính thức của họ tăng không ngừng, từ 1989-1997 trong danh sách 7 nước cung cấp ODA chủ yếu trên thế giới thì Nhật Bản luôn ở vị trí số 1 (Bảy nước là: Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Canada và Italia).Hoạt động cung cấp ODA của họ không chỉ giới hạn trong pham vi Châu á như trước kia mà họ đã tiến hành mở rộng sang các khu vực khác như: Châu phi, Trung đông, Trung và Nam Mỹ, Châu âu và châu Đại dương. Cùng với mở rộng về khu vực thì khối lượng ODA cũng tăng lên. 3.Phân loại ODA Nhật Bản Từ trước đến nay hoạt động hỗ trợ và phát triển chính thức được thực hiện dưới 2 hình thức chủ yếu đó là song phương và đa phương. 3.1.ODA song phương. Bao gồm các hoạt động hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ Nhật Bản cho Chính phủ nước tiếp nhận ODA. ODA song phương được chia làm 2 loại đó là: ODA không hoàn lại và ODA tín dụng. ăODA không hoàn lại: Hầu hết các hoạt động của ODA không hoàn lại được Chính phủ Nhật Bản thực hiện thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản viết tắt là JICA (Japan International Cooperation Agency), gồm có Viện trợ chung và hợp tác kỹ thuật. -Viện trợ chung là khoản hỗ trợ tài chính không yêu cầu hoàn trả của Nhật Bản cho một nước đang phát triển nhằm thực hiện các dự án phát triển kinh tế và xã hội.Viện trợ không hoàn lại chung là một yếu tố quan trọng của ODA Nhật Bản. Đây là loại hỗ trợ có chất lượng cao nhất. Chất lượng của viện trợ thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng của viện trợ. Hình thức này bao gồm hoạt động cấp hỗ trợ tài chính cho các hình thức như: Các dự án chung; các hoạt động văn hóa; cứu trợ khẩn cấp và giảm nhẹ thiên tai; hỗ trợ lương thực và tăng khả năng sản xuất lương thực; phát triển nghành thuỷ sản... -Hợp tác kỹ thuật của Chính Phủ Nhật Bản bao gồm các hình thức như sau: +.Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ của nước tiếp nhận ODA, tổ chức đào tạo tại Nhật Bản hoặc một nước thứ 3. +.Cử chuyên gia Nhật Bản hoặc chuyên gia của một nước thứ 3 sang công tác tại nước tiếp nhận với mục tiêu chuyển giao công nghệ và kiến thức của chuyên gia tới các cán bộ của nước tiếp nhận ODA. +.Cung cấp trang thiết bị nhằm tạo thuận lợi cho việc chuyển giao và phổ biến công nghệ, đào tạo cán bộ +.Cử các thanh niên Nhật Bản sang các nước đang phát triển trong thời gian 2 năm nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đào tạo nguồn nhân lực của nước tiếp nhận. Ngoài ra còn nhằm mục đích là để tăng cường và thiết lập mối quan hệ hiểu biết sâu sắc lẫn nhau, xây dựng tình hữu nghị lâu dài giữa 2 quốc gia. +.Hợp tác kỹ thuật kiểu dự án: Là sự phối hợp 3 hình thức kỹ thuật trọn gói: Đào tạo kỹ thuật tại Nhật Bản; cử chuyên gia; cung cấp máy móc thiết bị.Những dự án dạng này thường được thực hiện trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm, qua đó các kiến thức chuyên môn của Nhật bản được áp dụng và chuyển giao cho đối tác tại nước tiếp nhận, nhờ đó mà các kiến thức này được áp dụng và biết đến rất rộng rãi sau khi dự án kết thúc. +.Nghiên cứu phát triển: Là hình thức Chính phủ Nhật Bản cử các đoàn khảo sát nghiên cứu phối hợp làm việc với các cơ quan liên quan của nước tiếp nhận chuẩn bị các qui hoạch tổng thể, báo cáo khả thi hoặc thiết kế chi tiết (D/D) nhằm hỗ trợ cho nước này hoạch định các dự án cần được ưu tiên thực hiện trước. ăTín dụng ODA: Là khoản tín dụng trực tiếp của Chính phủ Nhật Bản dành cho nước tiếp nhận để thực hiện các dự án phát triển kinh tế- xã hội. Tín đụng ODA của Nhật bản có tính chất ưu đãi với lãi xuất thấp, ân hạn và thời gian hoàn trả dài, yếu tố không hoàn lại chiếm khoảng 50% đến 65% giá trị khoản vay, lãi xuất này tăng giảm tuỳ theo đối tượng tiếp nhận, tuy nhiên lãi xuất này phù hợp với các tiêu chuẩn của Uỷ Ban hỗ trợ phát triển (DAC) và OECD.Hiện nay thì việc cung cấp tín dụng của Nhật Bản được thực hiện thông qua Ngân Hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC- Japan for Bank International Cooperation) Tín dụng ODA của Nhật Bản được chia thành 2 nhóm chính đó là: Tín dụng và tín dụng dự án. -Tín dụng dự án gồm có 3 dạng như sau: +.Tín dụng dự án thông thường: Là một dạng tín dụng ODA cơ bản được cung cấp với mục đích mua sắm thiết bị, máy móc, xây dựng các công trình, mở các trung tâm dịch vụ tư vấn và các nhu cầu khác đối với dự án. +.Tín dụng thiết kế dự án (E/S): Là khoản tín dụng được cung cấp để tiến hành các dịch vụ cần thiết trước khi thực hiện dự án ví dụ như: Công tác lập dự án, công tác chuẩn bị đấu thầu... +.Tín dụng 2 bước (STL): Là khoản tín dụng được thực hiện qua một tổ chức tài chính gián tiếp taị nước tiếp nhận với đối tượng thụ hưởng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các lĩnh vực công nghiệp chế tạo và nông nghiệp. -Tín dụng ODA phi dự án bao gồm: +.Tín dụng hàng hóa được cấp cho các nước đang phát triển, các nước này muốn nhập khẩu hàng hóa nhưng không có tiền, nhờ hình thức này nước nhận có thể ổn định và phát triển kinh tế trước mắt. +.Tín dụng điều chỉnh cơ cấu (SAL) được cung cấp để các nước đang phát triển tiến hành cải cách toàn bộ nền kinh tế +.Tín dụng ngành là tín dụng hàng hóa hỗ trợ phát triển một nghành cụ thể của nước tiếp nhận. 3.2.ODA đa phương: Là hình thức đóng góp tài chính hoặc ký thuật của Chính phủ Nhật Bản cho các tổ chức quốc tế đa phương như: UNDP, UNFPA, UNCTAD, DAC, OECD...và các tổ chức tài chính quốc tế như: WB, ADB... tất cả đều nhằm mục tiêu góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển và ổn định tại các nước đang phát triển. Đóng góp cho các tổ chức đa phương thường được thực hiện dưới dạng hợp tác kỹ thuật , còn đóng góp cho các tổ chức tài chính quốc tế bằng tài chính. 4.Chính sách ODA Nhật Bản: 4.1.Chính sách ODA Nhật Bản trước những năm 90: 4.1.1. Chính sách ưu tiên cung cấp theo khu vực địa lý: Nhật Bản và Châu á có sự gần gũi về địa lý cũng như văn hóa, tôn giáo, phong tục ...do vậy kể từ khi bắt đầu hoạt động cung cấp ODA cho đến những năm đầu thập kỷ 70 Châu á luôn chiếm 90% thậm chí có thời điểm 100% lượng ODA của Nhật, trong đó thì khu vực Asean chiếm từ 30%-50%. Châu á luôn là khu vực nhận được ODA của Nhật Bản với tỷ lệ cao nhất Khi chuyển sang giai đoạn 1977-1988 Nhật Bản có sự thay đổi về chính sách mở rộng sang các khu vực khác một phần là do sự phản đối Nhật Bản diễn ra ở một số nước trong khu vực Châu á. Cho nên lượng ODA cho Châu á giảm xuống 65.1% trong năm 1988 nhưng khu vực Asean vẫn chiếm 30% tổng ODA dành cho Châu á, như vậy tuy giảm về tỷ lệ xong khối lượng vẫn tăng đều. Giai đoạn 1989-2002 Nhật Bản vẫn duy trì là nhà tài trợ số 1 của thế giới, Nhật tiếp tục mở rộng khu vực cung cấp ODA cho nên tỷ lệ ODA cho Châu á còn 59,3% và ODA dành cho Asean có sự thay đổi về hình thức, tức là giai đoạn trước ODA chủ yếu là hình thức viện trợ thì nay chuyển sang hình thức cung cấp tín dụng với lãi suất thấp. Tỷ lệ ODA giảm nhưng lượng không giảm, chúng ta có thể tìm hiểu một số nguyên nhân chủ yếu như sau: Ta biết rằng sau một thời gian dài viện trợ cho Đông Nam á thì hàng hóa Nhật Bản tràn ngập thị trường các nước này tạo nên làn sóng phản đối mạnh mẽ tại các quốc gia nhận.Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973 cũng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Nhật bản (Nhật Bản là một nước phải nhập khẩu 100% lượng dầu mỏ). Đứng trước tình hình như vậy nước này đã tìm hướng và thiết lập quan hệ ngoại giao với các khu vực khác. Sang giai đoạn 1977-1988 Nhật càng mở rộng hơn nữa mối quan hệ của mình, để tăng cường ảnh hưởng của mình Nhật đã hệ thống hóa qua các kế hoạch trung hạn cho việc tăng cường viện trợ đến Châu Phi, Châu Mỹ, Trung Đông Một điều đặc biệt là vào năm 1990 có sự thay đổi về kinh tế ở các nước Đông Nam á, Hàn quốc đã chuyển từ nước nhận ODA sang nước cung cấp, các nước Asean phát triển khá mạnh sắp đuổi kịp các nước công nghiệp mới.Trước tình hình này Chính phủ Nhật bản cho rằng khi nước tiếp nhận ODA đã phát triển rồi thì ODA sẽ cắt giảm để tập trung vào phát triển quan hệ thương mại. Do đó ODA cho các nước này phần lớn chỉ còn dưới dạng cho vay và hỗ trợ kỹ thuật. Trong thời gian gần đây nền kinh tế Nhật gặp nhiều khó khăn nên tổng ODA của Nhật đã giảm đi, đây là lý do rất chính đáng, nhưng việc cắt giảm này cũng làm ảnh hưởng đến một số nước nhận ODA Nhật Bản. Tóm lại Nhật Bản luôn dành cho ASEAN những ưu tiên trong cung cấp ODA cũng là điều dễ hiểu như đã nêu ở trên, ngoài ra mục đích của Nhật Bản còn để thu hẹp khoảng cách Bắc-Nam và khai thác thị trường nguyên liệu rẻ, phong phú, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu dùng dễ tính của Asean...Theo xu thế quốc tế hóa để duy trì vị trí là một trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới đòi hỏi Nhật phải tạo cho mình một thị trường tiêu thụ ổn định, Châu á nói chung và Asean nói riêng chính là mục tiêu của Nhật Bản. Như vậy một Châu á phát triển lành mạnh và ổn định sẽ là thị trường lớn cho hàng hóa của Nhật Bản. Biểu1: Vốn ODA Nhật Bản cho ASEAN 10 vay đến 1998 Đơn vị: Tỷ yên Nước Vốn vay Viện trợ Hợp tác công nghệ Tổng cộng Inđônêxia 3.432,3 189,7 207,4 3.829,4 Philippin 1.772,6 211,6 129,6 2.113,8 Thái Lan 1.665,4 161,4 161,8 1.988,6 Malaysia 754,0 11,9 83,3 849,2 Việt Nam 520,2 77,3 22,1 619,6 Myanma 405,5 159,3 19,1 583,6 Lào 9,1 66,3 18,1 93,5 Campuchia 2,3 54,7 13,1 70,1 Xingapo 12,7 3,1 21,4 37,2 Brunây 0,0 0,0 39,3 39,3 (Nguồn: Bộ ngoại giao Nhật Bản) 4.1.2.Chính sách ưu tiên theo lĩnh vực: ODA của Nhật Bản tập trung ưu tiên vào các lĩnh vực như là: Giao thông vận tải, năng lượng, y tế, giáo dục..Thúc đẩy nâng cao kỹ thuật và năng suất các ngành nông- lâm- ngư nghiệp ăNgành nông nghiệp:ODA nhằm giữ vững sự ổn định về cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân nước sở tại và đặc biệt chú ý tăng sản phẩm gia súc, gia cầm. Đối với các nước đang phát triển thì nông nghiệp được coi là một "ngành công nghiệp chính" vì thế việc thực hiện ổn định lương thực, thực phẩm được các nước cung cấp ODA coi như một tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá sự ổn định về tăng trưởng kinh tế. Do đó ODA Nhật Bản cũng nhằm thúc đẩy nông nghiệp và coi đó là một lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế. Khoản ODA cho lĩnh vực này thường chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng ODA được cung cấp. Ví dụ năm 1993 ODA dành cho nông nghiệp chiếm 8,1%. Trong các nước ASEAN thì Inđônêxia là nước nhận nhiều nhất ODA Nhật Bản ở lĩnh vực nông nghiệp, mà chủ yếu là hỗ trợ cho trang trại chăn nuôi, phát triển nông nghiệp và xây dựng các làng trồng trọt... Đây là ngành trụ cột ở hầu hết các nước đang phát triển, đặc biệt là trong các nước Asean phần đông dân số vẫn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp góp phần rất quan trọng cho việc ổn định an ninh lương thực, thực phẩm ở nước tiếp nhận. Đây chính là tiêu chuẩn chủ đạo để đánh giá sự ổn định về tăng ttrưởng kinh tế cho một nước. ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực này thường được thực hiện bằng viện trợ không hoàn lại và viện trợ tín dụng. ăLĩnh vực y tế: ODA sử dụng nhằm nâng cao sức khỏe của người dân, hỗ trợ xây dựng, nâng cấp bệnh viện, cung cấp máy móc y tế hiện đại...Thường ở dạng viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật. Năm 1993 Nhật bản dành 14% tổng ODA cho y tế, trong đó 53,6% của số viện trợ này đưa vào Châu á. Ngoài ra Nhật Bản còn đóng góp vào các tổ chức quốc tế cho phong trào chống AIDS của toàn thế giới. ăGiáo dục: Đây là lĩnh vực được các nước thực hiện ODA quan tâm và được coi như là phương tiện để thúc đẩy sự phát triển xã hội và nền kinh tế của nước nhận tài trợ. ở lĩnh vực này Nhật Bản thường thực hiện nhiều khoản viện trợ không hoàn lại. Ví dụ trong thời gian 1989-1993, ODA Nhật Bản đã giúp xây dựng 380 trường tiểu học và trung học... Đồng thời ODA Nhật còn chú ý vào dạng viện trợ hợp tác kỹ thuật để trang bị cho trường học. Ngoài ra Chính phủ Nhật Bản còn hỗ trợ các tổ chức phi Chính phủ của Nhật trong việc thực hiện các dự án xây dựng trường học cho các nước nhận ODA. ăLĩnh vực năng lượng: Nhật Bản chú trọng vào xây dựng các nhà máy điện, công nghệ sản xuất dầu, vì thế ODA của họ thường tập trung vào qui trình công nghệ tiết kiệm năng lượng và giúp các nước nhận ODA sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn. Hơn nữa cũng phải ghi nhận kỹ thuật công nghệ làm giảm bớt sự ô nhiễm môi trường của Nhật Bản. ODA dành cho khu vực này từ 1989- 1993 chiếm khoảng 17% trong tổng số các khoản viện trợ và thường là viện trợ tín dụng. Ví dụ trong năm 1993 tổng ODA cho vay dành cho năng lượng là 297,551 tỷ yên chi cho 23 dự án của 9 nước là ấn Độ, Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan, Bangladesh, Malaysia, Trung Quốc, Sri Lan ca và Iran. ăGiao thông vận tải: Nhật Bản quan tâm khá nhiều đến lĩnh vực này, dành 20% lượng ODA cho giao thông vận tải. Phần lớn ngân sách ODA dành cho GTVT là cho vay vì nói chung đều là những dự án được thực hiện ở Châu á (chiếm khoảng 98% trên tổng số ODA dành cho GTVT), trong đó chủ yếu cho các nước ASEAN. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng có thực hiện viện trợ không hoàn lại và viện trợ hợp tác kỹ thuật cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó ODA Nhật Bản còn quan tâm đến việc giúp đỡ để đào tạo cán bộ kỹ thuật có chuyên môn trong việc quản lý và điều hành hệ thống giao thông vận tải. ăTruyền thông và viễn thông, ODA Nhật Bản đã tỏ rõ sự quan tâm đặc biệt tới lĩnh vực này, do đặc điểm của thông tin truyền thông có hiệu quả tác động rất lớn tới công nghiệp, thương nghiệp, quản lý nhà nước, giáo dục, văn hóa và nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội vì thế Nhật Bản đã đưa vào Châu á từ năm 1989- 1993 là 78,4% vốn ODA cho vay trong tổng số ODA cho lĩnh vực truyền thông và viễn thông, 50% hệ thống vi sóng phủ 2500km ở Inđônêxia và 76% hệ thống này ở Jakarta được xây dựng từ nguồn ODA của Nhật Bản. Các khoản viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực này thường được đưa đến những vùng hẻo lánh để xây dựng cơ sở vật chất. Còn phần viện trợ hợp tác kỹ thuật được dùng vào việc nhận người đến đào tạo tay nghề tại Nhật Bản. Về lâu dài ở lĩnh vực này Nhật Bản muốn tăng cường hợp tác với các nước nhận tài trợ để đào tạo những cán bộ kỹ thuật có trình độ hiểu biết và quản lý được hệ thống truyền thông hiện đại để thực hiện các cuộc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật mới. Biểu2:Vốn vay ODA của Nhật Bản cho bốn nước thành viên ASEAN tới 1998 Đơn vị: tỷ yên Lĩnh vực Inđônêxia Philippin Thái Lan Malaysia Tổng Giao thông 725,2 542,8 681,0 129,4 2.078,4 Năng lượng 616,5 244,7 296,3 372,4 1.529,9 Viễn thông 148,1 50,4 102,8 13,4 314,7 Công nghiệp 110,8 91,8 112,7 75,6 390,9 Nông nghiệp 408,5 138,2 164,8 0,0 711,5 Nghành khác 1.664,6 716,1 326,3 157,3 2.864,3 Tổng 3.673,7 1.784,0 1.683,9 748,1 7.889,7 ( Nguồn: Bộ ngoại giao Nhật Bản- 2000) 4.2. Một số thay đổi gần đây về chính sách ODA. 4.2.1. ODA Nhật Bản từ vai trò kinh tế chuyển sang vai trò kinh tế chính trị: ODA của Nhật Bản đã bước vào một thời kỳ mới, chính sách ODA của Nhật Bản đã nhấn mạnh vào phát triển kinh tế của các nước đang phát triển cho đến tận giữa những năm 1980, nhưng hiện nay mục tiêu và vai trò của nó đã được mở rộng hơn. Trong những năm 80, nền kinh tế Nhật Bản có được khoản thặng dư về tài khoản hiện hành khổng lồ và Nhật Bản bị đòi hỏi phải chuyển các khoản thặng dư này trở lại cho các nước đang phát triển. Cũng gần như cùng thời gian đó, vấn đề nợ lũy tiến đã nổi lên chủ yếu ở các nước Mỹ La Tinh. Toàn bộ hệ thống tài chính quốc tế sẽ bị đe dọa nếu như cộng đồng thế giới ở vào tình trạng phải đương đầu xử trí một cách thích đáng đối với cuộc khủng hoảng nợ này. Với tình hình tài chính như vậy, việc tái chu chuyển lượng tiền mặt tới các nước đang phát triển của Nhật Bản thực chất là sự cung cấp hàng hóa cho cộng đồng quốc tế, có nghĩa là làm ổn định hệ thống tài chính quốc tế. Liên quan đến vấn đề trên Nhật Bản đã quyết định sẽ tăng những đóng góp của họ đối với các tổ chức tài chính đa phương và các tổ chức tài chính cùng với viện trợ của Nhật Bản hoặc các khoản cho vay và trợ cấp tương ứng. Trong giai đoạn này, chính sách viện trợ của Nhật Bản đã có một sự thay đổi đáng kể, nó bao gồm những mục tiêu và qui mô rộng lớn hơn, nhấn mạnh một cách rõ ràng vai trò toàn cầu và quốc tế của Nhật Bản. Do tác động của cuộc chiến tranh vùng Vịnh nổ ra ở Trung Đông vào 1990, chính sách viện trợ của Nhật Bản đã phát triển xa hơn những nguyên tắc cơ bản của nó, có tính đến cả các nền kinh tế chính trị. Hiến chương về viện trợ phát triển chính thức được hình thành từ tháng 6/1992 đã khẳng định, về mặt nguyên lý của nó, không chỉ nhằm vào các mục tiêu kinh tế mà còn nỗ lực nhằm tạo ra một xã hội._. đảm bảo tự do, quyền con người và nền dân chủ là những điều kiện tiên quyết. Về những nguyên tắc của viện trợ phát triển chính thức, bản Hiến chương cũng đã trích dẫn bốn điểm sau đây: ăSự tương ứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ăKhông sử dụng quĩ viện trợ phục vụ cho các mục đích quân sự hoặc khuyến khích các cuộc xung đột quốc tế ă Quan tâm thích đáng tới những xu hướng trong chi tiêu về mặt quân sự, phát triển hoặc chế tạo vũ khí phá hủy lớn, nhập khẩu và xuất khẩu vũ khí ở các nước nhận viện trợ. ă Quan tâm thích đáng tới việc khuyến khích dân chủ hóa, những nỗ lực nhằm thực hiện một nền kinh tế hướng vào thị trường, và duy trì các quyền con người cơ bản tự do. Trước năm 1992, 4 quan điểm này không được đưa vào một cách cụ thể trong chính sách viện trợ. Kể từ 1992 nó đã thực sự được phản ánh trong chính sách viện trợ ODA của Nhật Bản. 4.2.2.Điều chỉnh chính sách ODA trước những thay đổi trong nền kinh tế của Nhật Bản: Trong những năm gần đây nền kinh tế Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn, hiện tượng suy thoái kéo dài, vì vậy đã có ảnh hưởng đến chính sách viện trợ ODA của Nhật Bản. Một loạt các biện pháp khuyến khích kinh tế dựa trên cơ sở những chi tiêu về tài chính và suy thoái kinh tế kéo dài làm cho thâm hụt ngân sách tăng lên một cách nhanh chóng. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP danh nghĩa đã vượt quá con số 6%, các khoản nợ trong và ngoài nước so với GDP danh nghĩa đạt tới 90%, đây là con số cao nhất trong các nước phát triển. Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cắt giảm 10% tổng nguồn ODA của mình trong năm tài khóa 2003. Những thay đổi quan trọng tập trung vào tín dụng ODA. JBIC đã đưa ra chính sách trung hạn trong cung cấp ODA cho các nước đang phát triển đặc biệt là các nước trong ASEAN với một số nội dung chính như sau: 4.2.2.1. Các mục tiêu trọng tâm của ODA Nhật Bản. a. Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế. Về lĩnh vực này quan tâm đến những vấn đề sau: Hỗ trợ cho lĩnh vực tài chính và tài khóa. Thúc đẩy công nghiệp và thương mại quốc tế. Hỗ trợ xây dựng hệ thống luật pháp và quản lý. Hỗ trợ cho việc gia nhập WTO. b. Xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng cho các lĩnh vực: Điện năng, giao thông vận tải và viễn thông Tập trung ưu tiên cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển các nhà máy điện, cải tiến mạng lưới truyền tải và phân phối điện. Hỗ trợ xây dựng hệ thống giao thông vận tải. Ưu tiên phát triển hệ thống mạng lưới thông tin và công nghệ viễn thông c.Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ưu tiên các hướng sau: Xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng cho việc phân phối và vận chuyển Phát triển và củng cố các hợp tác xã nông nghiệp. Nâng cao năng lực quản lý. Hỗ trợ hiện đại hóa kỹ thuật nông nghiệp. d. Giáo dục sức khỏe và dịch vụ y tế. Trong lĩnh vực giáo dục, tập trung vào giáo dục tiểu học. Tiếp tục đa dạng hóa hợp tác trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cải tiến phương pháp chữa bệnh. e. Bảo vệ môi trường. Trong lĩnh vực này ưu tiên theo các hướng sau: Bảo vệ môi trường tự nhiên đặc biệt là bảo vệ rừng. Bảo vệ môi trường ở đô thị. 4.2.2.2 Các mục tiêu trọng tâm của JBIC (Japan Bank for International Cooperation) ăHỗ trợ xóa đói giảm nghèo ăCải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế ăChống ô nhiễm và cải thiện môi trường thiên nhiên. ăHỗ trợ giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu (như HIV/ AIDS, gia tăng dân số, mưa axit...) ăPhát triển nguồn nhân lực ăTăng cường ứng dụng công nghệ thông tin ăHỗ trợ phát triển khu vực nông thôn. Về cơ bản, chúng ta thấy rằng các mục tiêu trọng tâm trong thời kỳ trung hạn này cũng giống như thời kỳ trước đây. Điểm mới chính là việc đưa ra mục tiêu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hỗ trợ phát triển khu vực nông thôn. Bởi vì trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa như hiện nay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vừa là nhu cầu của các nước đang phát triển vừa là lợi ích trực tiếp của các công ty Nhật Bản. Còn mục tiêu hỗ trợ phát triển khu vực nông thôn là một biện pháp nhằm giúp các nước đang phát triển rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, giảm sức ép gia tăng dân số cơ học ở các khu đô thị dẫn tới các khó khăn về hạ tầng và môi trường. 4.2.2.3. Nguyên tắc hoạt động mới của JBIC: JBIC sẽ áp dụng 3 nguyên tắc mới trong hoạt động cung cấp tín dụng ODA. Hỗ trợ có chọn lọc: JBIC sẽ có chính sách cung cấp tín dụng ODA phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng nước tiếp nhận căn cứ vào trình độ phát triển, hình thái kinh tế- xã hội, truyền thống văn hóa, lịch sử và tôn giáo của nước đó. Từ nay trở đi JBIC không áp dụng chính sách cả gói cho một nhóm nước, phân theo khu vực địa lý và trình độ phát triển kinh tế như trước đây. Tăng cường chuyển giao kinh nghiệm quản lý ODA: Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ODA, JBIC sẽ đẩy mạnh công tác hỗ trợ các nước tiếp nhận tăng cường năng lực quản lý ODA, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, giám sát và triển khai dự án cũng như công tác duy tu, bảo dưỡng. Công khai hóa hơn nữa các hoạt động cung cấp và sử dụng ODA: JBIC sẽ đẩy mạnh công khai hóa các hoạt động ODA của mình cho dân chúng Nhật Bản cũng như dân chúng các nước tiếp nhận viện trợ, tạo điều kiện cho nhân dân được đóng góp ý kiến vào công tác xây dựng chính sách ODA của JBIC nói chung cũng như công tác xây dựng dự án cụ thể, tăng cường giám sát của nhân dân Nhật Bản đối với việc thực thi các dự án ODA. JBIC cũng sẽ tăng cường đối thoại và thông tin cho các tổ chức viện trợ quốc tế và tăng cường phối hợp hoạt động với các tổ chức phi Chính phủ (NGO) 4.2.2.4. Thay đổi về hình thức và điều kiện tín dụng: Bên cạnh đó Chính phủ Nhật Bản cũng thay đổi cả về loại hình và điều kiện tín dụng. Nhật Bản ghép tín dụng đặc biệt vào chương trình tín dụng thường niên dưới dạng một loại tín dụng mới với điều kiện đặc biệt dành cho quan hệ đối tác kinh tế . Như vậy tín dụng ODA của Nhật Bản cho Việt Nam chỉ gói trọn trong một loại hình, với 4 điều kiện khác nhau: ăĐiều kiện phổ cập: Lãi suất 1,8% một năm, thời hạn thanh toán 30 năm bao gồm 10 năm ân hạn. áp dụng cho các dự án mà đa phần tín dụng của JBIC được dùng cho công tác xây dựng. Đấu thầu quốc tế rộng rãi. ăĐiều kiện liên quan đến bảo vệ môi trường: Lãi suất 1,3% một năm, thời hạn thanh toán 30 năm bao gồm 10 năm ân hạn. áp dụng cho các dự án liên quan đến bảo vệ môi trường như cấp nước. Đấu thầu quốc tế rộng rãi. ăĐiều kiện dặc biệt dành cho quan hệ đối tác kinh tế Lãi suất sẽ được xác định hàng năm phù hợp với qui định của OECD, thời hạn thanh toán 40 năm bao gồm 10 năm ân hạn. áp dụng cho các dự án mà đa phần tín dụng JBIC được dùng để nhập khẩu thiết bị, vật tư. Đấu thầu giữa các công ty Nhật ăĐiều kiện đặc biệt bảo vệ môi trường: Lãi suất 0,75% một năm, thời hạn thanh toán 40 năm bao gồm 10 năm ân hạn. áp dụng cho các dự án trực tiếp bảo vệ môi trường như xử lý nước thải, rác thải, trồng rừng. Đấu thầu giữa các công ty Nhật Đồng thời JBIC cũng chuyển cam kết tín dụng cho các dự án tại Việt Nam theo hình thức chia ra nhiều giai đoạn sang hình thức chủ yếu là cam kết một lần. Với hình thức mới này thì ngay cả với một tổng khối lượng cam kết không giảm, phía ta cũng sẽ khó có thể triển khai cùng một lúc được nhiều dự án mới như từ trước đến nay. Trước những thay đổi trong chính sách ODA của Nhật Bản cho Việt Nam, các nhà kinh tế cho rằng tuy các năm tới Nhật Bản vẫn tiếp tục là nhà tài trợ lớn nhất cho nước ta, song phía ta cần có những đối sách, nhất là trong việc xác định các lĩnh vực ưu tiên sử dụng tín dụng ODA Nhật Bản trong tình hình mới cũng như trong việc chuẩn bị và thực hiện các dự án. chương II Vai trò của ODA Nhật Bản với nền kinh tế một số nước ASEan I. ODA Của Nhật Bản dành cho inđônêxia 1.Chính sách và đặc điểm: 1.1.Tại sao Nhật Bản viện trợ cho Inđônêxia: Inđônêxia là một quốc đảo lớn trên thế giới, đứng thứ 5 về dân số và đứng thứ 13 về diện tích so với thế giới lại là nước lớn nhất Asean. Inđônôxia có số dân 200 triệu, nguồn lao động rẻ, qui mô thi trường rộng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, thu nhập bình quân đầu người khá cao so với các nước ASEan, cụ thể là vào năm 2000 đạt 1000 USD/ 1 người; tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1983- 1985 đạt 4,8% nhưng sang thập kỷ 90 đạt trên 7%.Từ năm 1994 cho đến nay Inđônêxia là nước trong Đông Nam á nhận được nhiều ODA nhất từ Nhật Bản.Thêm vào đó Inđônêxia còn là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiều nhất Đông Nam á, với đủ các loại tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế đa thành phần của nước này. Nhật Bản và Inđônêxia có mối quan hệ láng giềng lâu dài, Inđônêxia có vị trí quan trọng đối với Nhật cả về kinh tế lẫn chính trị, họ là hai đối tác lớn của nhau trong lĩnh vực thương mại và đầu tư . Hai nước Nhật- Inđônêxia có sự gần gũi về mặt địa lý.Trước hết chúng ta thấy rằng cả hai nước đều là quốc đảo, cho nên rất thuận tiện trong giao thông hàng hải. Nhật Bản ngoài lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Inđônêxia, Nhật còn phải nhập từ các nước Trung Đông và để vận chuyển về Nhật thì còn phải qua eo biển Malacca và Lombok của Inđônêxia. 1.2.Những ưu tiên trong chính sách ODA của Nhật Bản dành cho Inđônêxia: Ngay từ đầu năm 1965 khi nền kinh tế Inđônêxia gặp rất nhiều khó khăn, sang năm 1966 lạm phát "phi mã" 600%, cán cân thanh toán bị thâm hụt nặng nề, nợ nước ngoài tăng trầm trọng lên đến 2,4 tỷ USD trong đó nợ Nhật Bản là 231 triệu USD đời sống nhân dân xuống cấp nghiêm trọng. Đứng trước tình hình đó các nước Pháp, Anh, Bỉ, Nhật bản, Cộng hoà liên bang Đức đã nhóm họp lại và tìm ra giải pháp để giúp Inđônêxia tháo gỡ khó khăn. Riêng Nhật Bản đã có những chính sách ODA ưu tiên đặc biệt cho Inđônêxia tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực như sau: Hỗ trợ cho phát triển giáo dục được đặt lên hàng đầu bởi giáo dục là cơ sở quan trọng cho việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Inđônêxia có 200 triệu dân, với nguồn nhân lực dồi dào, nếu không tập trung phát triển nhân lực, nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng nhân tài thì chất lượng của nguồn nhân lực sẽ không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khu vực cũng như toàn thế giới. Các dự án ODA hướng thẳng vào giáo dục ở cấp tiểu học và trung học, tiến tới phổ cập giáo dục trung học, đặc biệt chú ý bồi dưỡng trình độ của giáo viên dạy các môn khoa học kỹ thuật, hơn nữa dự án ODA còn phổ biến kỹ thuật mới nhất cho các kỹ sư và các nhà kỹ thuật. Nhật Bản ưu tiên các dự án bảo vệ môi trường cho Inđônêxia do kết quả của công nghiệp hóa gây ra, nhất là các dự án bảo vệ môi trường tự nhiên ví dụ như bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường nước vv..., đảm bảo duy trì và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi trường sống ở các đô thị và kiểm soát hiện tượng ô nhiễm, xây dựng tổ chức thông tin đánh giá về môi trường trên phạm vi quốc gia nhằm cung cấp thông tin về các vấn đề môi trường một cách nhanh nhất. Tạo sự cân bằng về mức sống và điều kiện sinh hoạt cho xã hội thông qua các dự án như: Xoá đói giảm nghèo bằng cách cải thiện điều kiện và nâng cao mức sống cho người nghèo, trợ giúp cho các nhu cầu nhân đạo, hỗ trợ cho hoạt động kế hoạch hóa gia đình, giảm tốc độ tăng dân số, trợ giúp biện pháp phòng ngừa bệnh dịch lan tràn đặc biệt là căn bệnh thế kỷ HIV. Hỗ trợ cho tiến trình điều chỉnh cơ cấu công nghiệp đặc biệt là các giải pháp về quản lý kinh tế vĩ mô. Hỗ trợ phát triển các nghành công nghiệp và nông nghiệp bằng cách cung cấp máy móc kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và đa dạng hóa các mặt hàng để không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khác. Cải thiện cơ cấu hạ tầng công nghiệp nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, tập trung vào các nghành giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện lực và nguồn nước. Năm hướng ưu tiên mà Nhật Bản dành cho Inđônêxia được thực hiện sau học thuyết Fukuda, tuy nhiên cả 5 ưu tiên đều không được thực hiện cùng một lúc mà thực hiện rải rác, mỗi lĩnh vực ưu tiên được áp dụng vào từng thời kỳ khác nhau phù hợp với chính sách đường lối phát triển của đất nước, tập trung vào những mục tiêu xác định rõ ràng để đạt được hiệu quả cao nhất trong thu hút và sử dụng ODA. 1.3.Đặc điểm: Đầu những năm 1960 viện trợ của Nhật Bản cho Inđônêxia chủ yếu dưới hình thức bồi thường chiến tranh. Đến năm 1966 Nhật bản trở thành nhà tài trợ chính cho nước này, ODA của Nhật bản chiếm hơn 1/3 trong tổng số ODA các nước dành cho Inđônêxia. Trong thời gian này viện trợ từ Nhật nhằm vào các dự án cải thiện cán cân thanh toán thâm hụt nặng nề của Inđônêxia, giảm lạm phát phi mã, ổn định chính sách tiền tệ. Đó chính là 3 vấn đề khó khăn cấp bách nhất mà Inđônêxia phải giải quyết ngay thời gian đó. Vào cuối những năm 60 đến đầu 1970 tuy Nhật Bản là nhà tài trợ chính cho Inđônêxia nhưng không phải là nhà tài trợ lớn nhất bởi vì phong trào chống Nhật xảy ra ở nhiều nơi, tuy nhiên Nhật vẫn liên tục tăng cường viện trợ cho Inđônêxia bởi vì thời gian này nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn, phần lớn nguồn tài chính để khôi phục phát triển đất nước là nhờ vào viện trợ. Cho đến năm 1977 sau khi tuyên bố học thuyết Fukuda về chính sách ODA cho Đông Nam á thì Nhật đã trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho Inđônêxia. Ví dụ năm 1982 viện trợ các nước cho Inđônêxia như sau: Biểu3: Viện trợ các nước cho Inđônêxia năm 1983 Đơn vị: Triệu USD Nhà tài trợ Giá trị( triệu USD) % Nhật Bản 294,55 39,2 CHLB Đức 140,06 18,6 Hà lan 105,25 14 Mỹ 72 9,6 Các nước khác 104,07 18,6 (Nguồn: Bộ ngoại giao Inđônêxia- 1983) Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng ngay từ 1982 lượng ODA Nhật cho nước này đã lớn nhất chiếm tới 39,2% tổng số ODA cho Inđônêxia, bỏ khá xa CHLB Đức, điều đó khẳng định phần nào vị trí của Nhật Bản với Inđônêxia. Điều này được chứng minh rõ hơn ở biểu sau đây: Biểu 4: Số liệu viện trợ Nhật Bản cho Inđônêxia từ 1988á1995: Đơn vị: Triệu USD Năm Viện trợ Tín dụng Tổng số Viện trợ Hợp tác kỹ thuật Tổng số 1980 26,51 32,71 59,22 290,81 350,03 1982 15,05 37,34 52,39 247,41 299,80 1982 19,47 37,18 56,65 237,90 294,55 1983 20,04 39,99 60,03 175,43 235,46 1984 30,03 43,66 73,69 94,00 167,69 1985 31,06 45,28 76,34 84,99 161,33 1986 46,75 63,07 109,82 51,01 160,83 1987 68,70 67,88 136,59 570,72 707,31 1988 49,40 93,79 143,19 841,72 984,91 1989 44,66 101,82 146,48 998,78 1145,26 1990 58,38 108,68 176,07 700,72 867,78 1991 79,73 133,07 212,82 852,71 1065,51 1992 8,73 141,72 227,45 1129,26 1356,71 1993 67,61 157,93 225,54 923,35 1148,89 1994 72,28 177,69 249,97 636,20 886,17 1995 66 204 270 622 892 (Nguồn: Japan Annual Reports) Qua biểu trên cho ta thấy rằng giai đoạn 1984-1986 tài trợ Nhật Bản cho Inđônêxia tăng không đều mà còn giảm nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sau khi ký hiệp định Plaza nền kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, vì vậy Nhật phải tiến hành điều chỉnh và cải cách kinh tế trong nước đồng thời đề ra chính sách quan hệ kinh tế quốc tế, chính sách ODA, tiến hành tái thiết lại cơ cấu các nghành công nghiệp.Thêm vào đó là sự lên giá của đồng Yên cho nên ODA Nhật Bản trong thời kỳ này dành cho Inđônêxia rất ít. Chính việc đó đã có tác động xấu đến nền kinh tế Inđônêxia. Cụ thể là cán cân thanh toán thâm hụt do nợ quá nhiều, giá dầu mỏ sụt liên tục mà dầu mỏ là nguồn thu chủ yếu của nước này, dẫn đến cán cân thanh toán thâm hụt 4,1 tỷ USD trong năm tài chính 1986-1987, nợ nước ngoài tăng từ 4 tỷ USD năm 1985 lên 4,4 tỷ năm 1986 và 1987 là 5,4 tỷ USD.Trước sự suy giảm nghiêm trọng này chính phủ Inđô đã tìm mọi cách để trì hoãn trả nợ nước ngoài, đồng thời Nhật bản tăng các khoản viện trợ song phương và khuyến khích Inđônêxia xuất khẩu những mặt hàng ngoài dầu mỏ để bù đắp phần nào do cán cân thâm hụt cán cân thanh toán gây ra. Sang giai đoạn 1987-1989 viện trợ ODA cho Inđô từ Nhật Bản đã tăng với tốc độ nhanh đó là kết quả của sự phối hợp giữa ngân hàng Eximbank và World Bank, hai Ngân hàng đã hỗ trợ cho các dự án phát triển công nghiệp của Inđônêxia, khối lượng ODA tăng liên tục từ 701,31 tỷ USD lên tới 1145,26 tỷ USD đây là thời kỳ tăng mạnh nhất trong những năm 80. Chính nhờ có sự quan tâm giúp đỡ tích cực của Nhật Bản mà nền kinh tế Inđônêxia đã vượt qua khó khăn, cuộc khủng hoảng tài chính và cán cân thanh toán đã được cải thiện, tuy nhiên đó mới chỉ là bước đầu Inđônêxia cần phải tiếp tục duy trì tốc độ này thì mới có thể phát triển ổn định và lâu dài. Vì vậy Inđônêxia vẫn tiếp tục kêu gọi vốn ODA của Nhật Bản để tiến hành cải cách kinh tế vĩ mô đề ra các chính sách quản lý nền kinh tế một cách đồng bộ và thích hợp. Ngoài ra ta thấy rằng trong những năm 1990-1994 lượng ODA tăng đều nhưng không lớn tăng chủ yếu là viện trợ tín dụng. Đồng thời lúc đó Inđônêxia đưa ra kế hoạch 5 năm lần thứ 6, kế hoạch này đánh dấu bước chuyển mình của nền kinh tế Inđônêxia sang thập kỷ 90, nội dung của kế hoạch vẫn là tập trung hoạch định chính sách cho việc thu hút ODA của Nhật Bản để tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước ổn định. Nhưng vào năm 1990 nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng "nền kinh tế bong bóng" cho nên lượng ODA của Nhật cho Inđônêxia giảm mạnh từ 1145,26 triệu USD năm 1989 còn 867,78 triệu USD năm 1990, chính điều này gây không ít khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch 5 năm của Inđônêxia. Năm 1994 ODA giảm rất mạnh từ 1148,89 tỷ USD xuống còn 886,17 nguyên nhân chính là do xu hướng chung về sự giảm sút ODA của Nhật Bản cho các nước Asean từ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, thêm vào đó là việc Nhật Bản mở rộng cung cấp ODA sang các khu vực khác, tuy nhiên Inđônêxia vẫn là nước ưu tiên số 1 trong chính sách ODA của Nhật Bản dành cho các nước Asean, Inđônêxia vẫn là nước nhận được các khoản tài trợ song phương từ Nhật Bản lớn hơn bất kỳ nước nào khác. Đây chính là lợi thế vô cùng to lớn của nước này. Bởi vì Nhật Bản rất tin tưởng vào sức phát triển của Inđônêxia cho nên liên tục tăng nguồn ODA làm cho nền kinh tế ngày càng khởi sắc. Sau khi kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ 6 tốc độ phát triển kinh tế của Inđônêxia đạt 7,7% đây là một con số khá cao so với kế hoạch 5 năm lần trước chỉ đạt 5%. Điều này càng khẳng định vai trò quan trọng của ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế của Inđônêxia.Từ 1990 đến 2000 Inđônêxia luôn đứng số 1 trong danh sách 20 nước nhận được nhiều viện trợ nhất của Nhật Bản cụ thể như sau. Tổng giá trị viện trợ không hoàn lại đạt: 227.683.642 (triệu yên). Từ năm 1990- 1995 Thái Lan luôn đứng ở vị trí thứ 2 sau Inđônêxia, nhưng sang 1996 vị trí này lại thuộc về Trung Quốc. Hiện nay 5 nước nhận được nhiều ODA của Nhật Bản nhất vẫn là 5 nước Châu á cụ thể như sau: Inđônêxia, Trung quốc, Thái Lan, Philippin, Malaysia. 2.Đánh giá chung về ODA Nhật Bản dành cho Inđônêxia: 2.1.Những thành tựu đạt được: Như chúng ta đã biết ODA của Nhật Bản đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình khôi phục và phát triển đất nước Inđônêxia.Trong vòng 40 năm kể từ khi nguồn ODA Nhật Bản bắt đầu vào nước này với các khoản viện trợ dưới hình thức bồi thường chiến tranh đã tạo nền tảng cơ bản cho nền kinh tế Inđônêxia từng bước phát triển vững chắc.Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế của Inđônêxia lại có chính sách ODA thích hợp sao cho phát huy tối đa vai trò của nguồn viện trợ này, để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Thật vậy thực tế cho thấy rằng đầu những năm 80 nguồn ODA của Nhật vào Inđônêxia chủ yếu tập trung phát triển các nghành không tạo ra lợi nhuận trực tiếp nhưng lại là những lĩnh vực rất cần thiết để tạo cơ sở phát triển lâu dài. Cụ thể đã thực hiện được các dự án qua các năm như sau: (Đơn vị: triệu Yên). 2.1.1.Viện trợ không hoàn lại: Năm 1983:Xây dựng trung tâm đào tạo nghề nghiệp và dịch vụ: 3000; dự án thúc đẩy sản xuât lương thực thực phẩm:2200; mở rộng cơ sở kiểm tra chất lượng quốc gia:1386; tài trợ cho các dự án phát triển văn hóa: 156. Năm 1984 thực hiện thành công một số dự án lớn như sau: Xây dựng trung tâm y tế cấp cứu thuộc bệnh viện Cipto Manggun Kusumo:2272; Cải thiện trung tâm nghiên cứu và phát triển sinh học: 66; Cải tạo hãng thông tấn quốc gia Antara:725; Phát triển đại học nông nghiệp Bogor: 2340; Dự án về kiểm soát và dự báo côn trùng phá hoại lúa: 445; cung cấp thiết bị cho giáo dục tiếng Nhật: 29 vv... Năm 1985 có các dự án: Trợ giúp sản xuất lương thực:2500; xây dựng trung tâm bảo dưỡng điện thoại:557; cung cấp thiết bị triển lãm cho bảo tàng quốc gia :48; Xây dựng trung tâm nghiên cứu tiếng Nhật ở đại học Pajajaran:664; cụng cấp sách về Nhật Bản và giáo dục kỹ thuật cho trung tâm đào tạo nghề nghiệp- dịch vụ: 2700; xây dựng phát triển kỹ thuật cơ khí nông nghiệp ứng dụng: 1749; Năm 1986 có 9 dự án viện trợ chính như sau: Xây dựng viện nghiên cứu kỹ thuật điện tử tổng hợp:1895; mở rộng trung tâm nghiên cứu rừng nhiệt đới:235; Hỗ trợ sản xuất lương thực: 2400; Dự án kiểm soát bệnh do côn trùng gây ra:1230; cải tạo trung tâm kỹ thuật nghề nghiệp Sabo: 963vv... Năm 1987 gồm 6 dự án viện trợ chính: Xây dựng một phòng thí nghiệm luyện kim màu: 1483; xây dựng trung tâm đào tạo xuất khẩu:2024; Hỗ trợ sản xuất lương thực: 2300; kiểm soát dự báo bệnh côn trùng: 1978; Hỗ trợ 2 dự án văn hóa: 95; một số dự án khác:387. Năm 1988 lượng dự án lớn tăng lên 11 dự án: Dự án về tin truyền hình và các chương trình truyền hình: 502; xây dựng trung tâm đào tạo về cung cấp nước và làm sạch môi trường:1114; xây dựng một chương trình phối hợp nghiên cứu về nâng cao chất lượng gạo và bảo quản sau thu hoạch: 845;chương trình kiểm soát bệnh sốt rét:708; cung cấp thiết bị cải tạo hệ thống dịch vụ y tế cấp cứu: 589; cung cấp thiết bị về trồng cây gây rừng ở đông Kalimantan:580; cải tạo hệ thống thuỷ lợi ở Pemali: 389; thiết bị cho nhà hát Utama: 26; hỗ trợ về kỹ thuật hàng không & vũ trụ ở Bangdung: 49; cung cấp sách thiết bị dạy học cho đại học Darma Pursad: 48. Năm 1989: Xây dựng một bệnh viện cấp cứu ở Bali: 1336; hỗ trợ chương trình sản xuất vacxin phòng chống một số bệnh của gia súc,gia cầm: 2075; cải tạo viện qui hoạch dân cư: 1441; Chương trình kiểm soát bệnh sốt rét:500; Cung cấp thiết bị phục hồi chức năng: 220; cải tiến thiết bị bưu chính viễn thông: 200; cung cấp thiết bị cho viện nghiên cứu động vật học: 554; trợ giúp sản xuất lương thực: 1700 vv... Năm 1990: Dự án cải tạo viện qui hoạch đô thị: 716; Mở rộng trung tâm đào tạo về các phương tiện thông tin đại chúng: 830; cải thiện và nâng cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy: 365; hỗ trợ phát triển giáo dục bậc cao: 600; Hỗ trợ sản xuất lương thực: 1850; cung cấp thiết bị thể thao: 39; Năm 1991:Dự án cải thiện hệ thống cung cấp nước vùng nông thôn thuộc đảo Sulawesi:963; Xây dựng trạm bơm Bengawansolo:458; xây dựng trung tâm y tế quốc gia về bệnh truyền nhiễm: 953; cải tiến hệ thống thiết bị phục vụ cho giáo dục bậc cao: 864; xây dựng trung tâm quản lý môi trường: 888; chương trình kiểm soát bệmh cúm: 564; viện trợ phi dự án: 2000; chương trình văn hóa và giáo dục cho đài truyền hình nhà nước Inđônêxia:42; tăng cường sản xuất lương thực:1800vv.. Năm 1992 có 12 dự án viện trợ chính như sau: Dự án cải thiện việc cung cấp nước cho vùng nông thôn: 1175; Xây dựng trung tâm quốc gia về bệnh truyền nhiễm :1506; xây dựng trung tâm quản lý môi trường: 1799; xây dựng nhà máy xử lý rác thải Yogyakarta:71; dự án phát triển sức khỏe cộng đồng:292; củng cố các hoạt động thông tin giáo dục và liên kết trong chương trình kế hoạch hóa gia đình: 566; cứu trợ khẩn cấp: 129; cung cấp trang thiết bị cho bảo tàng dệt: 47; tăng cường sản xuất lương thực:1800; Năm 1993 có 10 dự án viện trợ lớn như sau: Xây dựng trung tâm nghiên cứu Nhật Bản ở đại học Inđônêxia: 1381; xây dựng một phòng cấp cứu mới ở bệnh viện Soetomo: 2900; Xây dựng nhà máy xử lý chất thải cống rãnh: 397; cải tiến thiết bị đào tạo nghề nghiệp:1040; cải tiến thiết bị đào tạo cho hợp tác Nam- Nam: 152; tăng cường sản xuất lương thực: 1600; cứu trợ khẩn cấp: 37vv... Sang năm 1994 có các dự án như sau được thực hiện: Quản lý môi trường giao thông vận tải đường bộ: 525; Xây dựng nhà máy sử lý rác thải cống rãnh Rogyakarta: 1950; Hỗ trợ thiết bị y tế cho bệnh viện Persahaba- tan: 259; củng cố hệ thống kiểm soát chất lượng thuốc và thực phẩm cấp tỉnh: 448; Xây dựng hồ chứa nước ở Đông Nusa Tenggara:1418; tăng cường sản xuất lương thực: 1550; Cung cấp thiết bị thực nghiệm ngôn ngữ cho khoa tiếng Nhật ở Viện giáo dục Quốc Gia: 41; Năm 1998 có một số dự án lớn như sau (Đơn vị: triệu USD) Dự án phục hồi thủy điện Gresic giai đoạn 1: 2,51; tăng sản lượng lương thực: 14,5; dự án nâng cấp thiết bị cho trung tâm kỹ thuật Nam- Nam: 7,56; Cung cấp thiết bị nâng cao chất lượng giang dạy toán ở các trường trung học: 5,49; Hỗ trợ cho chương trình tiêm chủng mở rộng chống bệnh sởi- uốn ván: 1,33; Viện trợ lương thực 14,5vv... Năm 1999 thực hiện 3 dự án lớn dưới đây (Đơn vị: triệu USD) Hỗ trợ phương tiện cho cuộc tổng điều tra dân số: 3,62; Xây dựng công trình thủy lợi cho vùng Đông Timo: 5,26; dự án cải tạo rừng: 1,13; Dự án phục hồi thủy điện Gresic (giai đoạn II): 2,5. Năm 2000 có 8 dự án lớn là (Đơn vị: triệu USD) Dự án cải tạo và nâng cấp dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng: 3,09; dự án cải tạo nguồn nước: 7,32; tăng năng suất lương thực: 14; dự án cải tạo rừng quốc gia: 1,53; Dự án phát triển nguồn nhân lực cho vùng Semarang: 6,32; Cung cấp thiết bị giáo dục tiểu học: 7,94; Hỗ trợ phòng chống các bệnh truyền nhiễm: 3,66; hỗ trợ chương trình giáo dục: 1,4. Nói tóm lại qua những kết quả thống kê ở trên chúng ta thấy rằng từ năm 1983 đến năm 2000 Nhật Bản đã viện trợ không hoàn lại cho Inđônêxia với một cơ cấu hết sức đa dạng và phong phú, tập trung trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế và xã hội. Các dự án đều hướng vào các lĩnh vực nghiên cứu, thực nghiệm. Một nét khác biệt so với các nước khác là đưa phát triển giáo dục và văn hóa lên hàng đầu,vì thế các dự án này được tài trợ hàng năm ít nhất là 2 và nhiều nhất là 6 dự án. Ngoài ra trong những năm đầu thập kỷ 90 các dự án môi trường và giáo dục được tài trợ liên tục.Có một dự án rất lớn đó là dự án xây dựng trung tâm nghiên cứu Nhật Bản ở đại học Inđônêxia năm 1993 với số tiền là 1381 triệu Yên, đây là trung tâm nghiên cứu Nhật Bản lớn nhất ở Inđônêxia. Chúng ta thấy rằng việc xây dựng trung tâm này thể hiện cả hai Chính Phủ Nhật Bản và Inđônêxia muốn khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên cứu các khía cạnh của nền văn minh Nhật Bản tại Inđônêxia, qua đó thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Hơn nữa chúng ta biết rằng Inđônêxia là một nước dân số đông nhất Đông Nam á vì vậy vấn đề lương thực, giải quyết việc làm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng là những lĩnh vực được tài trợ thường xuyên với khối lượng lớn qua hầu hết các năm. Do đó cho đến nay Inđônêxia đã có một hệ thống phúc lợi xã hội hiện đại đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nhân dân. 2.1.2.Viện trợ tín dụng: Thực chất của ODA tín dụng là cho vay với nhiều điều kiện ưu đãi, chẳng hạn được vay với lãi suất thấp và trong thời gian dài ...đây là một chương trình có định hướng và có nhiều lợi thế cho nước vay. Trong thời gian từ 1983 đến 2000 Nhật Bản đã cung cấp cho Inđônêxia một lượng khá lớn tín dụng ODA để tập trung phát triển các lĩnh vực thuộc về hạ tầng cơ sở kinh tế như là: Giao thông vận tải; nông nghịêp; thuỷ sản; thông tin liên lạcvv... Đã đạt được những kết quả như sau: Năm 1983 có 8 chương trình dự án tín dụng chủ yếu (Đơn vị: Triệu Yên): Xây dựng nhà máy thuỷ điện Bakaru:21464; Khôi phục kinh tế vùng Semeru:2808; Xây dựng hệ thống kiểm soát lũ Tây Jakata: 5275; Xây dựng nhà máy thuỷ điện Bakaru giai đoạn II: 10783; Xây dựng hệ thống kiểm soát lũ ở vùng Kurueng (giai đoạnII): 8953; Xây dựng nhà máy nhiệt điện (tổ máy 4) Gresic: 8815; Xây dựng hệ thống thủy lợi Riam Kanan: 8638 và 9 dự án khác có tổng trị giá; 63936. Năm 1984 có các dự án lớn như sau: Dự án hệ thống phân phối và dẫn điện Đông Java (giai đoạn 4):1400; Xây dựng nàh máy Diesel: 9000; Xây dựng hệ thống kiểm soát lũ khẩn cấp ở sông Madiu: 6400; Nghiên cứu trị thủy sông Brantan (giai đoạn II): 6000; Mở rộng hệ thống điện thoại ở khu vực Jakata: 5600; xây dựng cầu chui Cawang: 4700; Phát triển hệ thống cung cấp nước cho Jakata: 4500; và 10 dự án khác với số tiền là :16019. Năm 1995 thực hiện 14 chương trình viện trợ tín dụng, sau đây là một số kết quả tiêu biểu: xây dựng công trình trị thủy sông Solo: 4746; Dự án thủy lợi Langkem: 6951; Dự án kiểm soát khẩn cấp vùng núi lửa Merapi: 4672; xây dựng đường cao tốc : 3418; Xây dựng sân bay Balikpapan: 17255; Xây dựng các phòng nghiên cứu thực nghiệm giáo dục: 5013; xây dựng mạng truyền hình Radio: 6507. Năm 1986 có 13 dự án tín dụng chủ yếu như sau: Khôi phục các con đường ở nam Sumatra: 5458; xây dựng sân bay quốc tế Bali (giai đoạn I): 18999; Khôi phục hệ thống thủy lợi giữa Unpa và đường Pengubuan: 1392; xây dựng hệ thống cáp ngầm xuyên biển giữa Surabaya và Banjarmasin: 7946; Xây dựng cầu chui nối liền Semanggi và Taman Ria Senayan: 5157; cung cấp dịch vụ kỹ thuật kiểm soát lũ ở sông Asaham: 628; cung cấp kỹ thuật xây dựng đường cao tốc Jakata- Merak (giai đoạn II): 2057vv... Năm 1987 có 9 chương trình dự án tín dụng chính đó là: Dự án thủy lợi đường Rarem: 3027; Hỗ trọ dự án xây dựng đường nông thôn: 12882; Xây dựng hệ thống đường sắt vùng Jabotabek: 13565; cung cấp thiết bị cho đài phát thanh quốc gia: 5701; cung cấp thiết bị cho mạng truyền thanh phát thanh: 8603. Năm 1988 có 15 dự án lớn, dưới đây là một số dự án tiêu biểu: Dự án cung cấp các thiết bị sửa chữa và phục hồi cho nghành xây dựng: 1846; Phục hồi hệ thống cung cấp nước cho Ujung Pandang: 1364; cung cấp thiết bị y tế 1935; Phục hồi hệ thống thủy lợi Jepara: 1082; trị thủy sông Porong: 1767; Xây dựng cầu Ampera trên sông Musi:1804; tín dụng hàng hóa: 38100; tín dụng chương trình khu vực: 72400; dự án phục hồi đường giao thông: 29538. Năm 1989 có các công trình: Xây dựng tuyến đường sắt Jabotabek (nhiều giai đoạn): 10382; Xây dựng hệ thống thông tin địa lý DKI Jakata: 1388; Phục hồi hệ thống giao thông đường bộ lần thứ 2 trong 9 tỉnh: 210._. cứu chính sách, xây dựng thể chế và phát triển nhân lực. Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong nghành giao thông và điện lực, vượt cả viện trợ của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển Châu á về tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. ODA được sử dụng trong nhiều lĩnh vực:từ cơ sở hạ tầng kinh tế đến hạ tầng xã hội (Các nghành công nghiệp, nông nghiệp , tài chính tín dụng) nâng cấp và xây dựng mới hàng loạt các dự án có qui mô lớn trong các lĩnh vực giao thông, điện, thủy lợi, cấp thoát nước, y tế, giáo dục đào tạo. Một loạt các đường quốc lộ ( QL15, QL18, QL10, QL 10, QL1A) được xây dựng và đưa vào sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Bên cạnh đó cải cách hầu hết các loại hình đào tạo chủ yếu: Tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học, dạy nghề, cải thiện các dịch vụ y tế, kế hoạch hóa gia đình, phát triển dân số, cải tạo và phát triển các nhà máy cấp thoát nước ở hầu hết các thành phố, thị xã... Đó là những lĩnh vực đầu tư có tính "xúc tác" vừa có tác dụng trước mắt, đồng thời là cơ sở lâu dài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản chú trọng hơn vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nhờ vậy đã góp phần gia tăng sản lượng nông nghiệp với nhịp độ phát triển tương đối cao trong thời gian qua Thông qua viện trợ không hoàn lại Chính phủ Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế- xã hội có qui mô lớn như: Khôi phục bệnh viện chợ Rẫy, xây dựng cảng cá Cát Lở (Vũng Tàu), nâng cấp bệnh viện Bạch Mai, xây dựng hệ thống cấp nước Gia Lâm, xây dựng các cầu nhỏ ở nông thôn, xây dựng hơn 200 trường tiểu học vùng bão, mở rộng hệ thống cấp nước tỉnh Hải Dương, xây dựng hệ thống thủy lợi Tân Chi, xây dựng trung tâm hợp tác nguồn nhân lực tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh... Với các dự án hợp tác kỹ thuật, Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ lập các qui hoạch tổng thể phát triển các nghành như: điện lực, giao thông, nghiên cứu khả thi, lập thiết kế chi tiết, khảo sát về môi trường... Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý tại Nhật Bản, cử chuyên gia tư vấn, cán bộ tình nguyện...Trong những năm gần đây,Chính phủ Nhật Bản chú trọng sử dụng hỗ trợ kỹ thuật để hỗ trợ quá trình chuyển đổi kinh tế, xây dựng pháp luật, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tăng cường năng lực thể chế... Ngoài các khoản viện trợ theo dự án nói trên, trong 7 năm tài khóa 1993á2001. Chính phủ Nhật Bản còn cung cấp khoản viện trợ phi dự án với tổng số 17 tỷ yên để hỗ trợ trực tiếp cân đối ngân sách của Chính phủ ta. Đây là trường hợp đặc biệt mà Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam vì cho đến nay, chỉ có Việt Nam và Mông Cổ là 2 nước nhận trên 6 lần khoản viện trợ này. Về tín dụng ưu đãi, kể từ khi Chính phủ Nhật Bản chính thức nối lại việc cung cấp ODA cho Việt Nam tháng 11/1992 cho đến năm 2001, hai Chính phủ đã ký 69 hiệp định vay tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC). Tổng số tín dụng, bao gồm cả tín dụng ưu đãi thường niên và tín dụng đặc biệt đồng Yên, tín dụng Miyazawa mà phía Nhật Bản đã cam kết cho đến nay là 726,3 tỷ Yên. Trong số đó 45,5 tỷ Yên tín dụng bắc cầu để thanh toán nợ cũ (của chính quyền Sài Gòn), phần còn lại để triển khai thực hiện 38 công trình và chương trình phát triển kinh tế lớn của nước ta trong các lĩnh vực chủ yếu sau: Năng lượng (xây dựng các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1, nhiệt điện Phả Lại 2, cụm thủy điện Hàm Thuận- Đami, nhiệt điện Ô môn, phục hồi các nhà máy nhiệt điện Cần Thơ và thủy điện Đa Nhim, xây dựng đường dây tải điện 500 KV Phú Mỹ- Nhà Bè- Phú Lâm), Giao thông vận tải. ODA của Nhật Bản đóng vai trò lớn trong quá trình hỗ trợ nghiên cứu chiến lược phát triển của Việt Nam theo kinh tế thị trường phát triển hạ tầng cơ sở là nét đặc thù chính của hợp tác phát triển của Nhật Bản tại Việt Nam, đó là: Thừa nhận ba nhiệm vụ chiến lược Việt Nam phải đối mặt , cụ thể là (i) phát triển dài hạn với vị thế một nước phát triển sau; (ii) chuyển đổi có hệ thống sang nền kinh tế thị trường;(iii) tham gia một cách tích cực và hiệu quả vào mạng lưới sản xuất năng động của Đông Nam á. Cùng với sự tôn trọng ý chí và lòng quyết tâm của nhân dân và Chính phủ Việt Nam, Nhật Bản mong muốn hỗ trợ quá trình phát triển cân đối của Việt Nam bao gồm thực hiện tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh cùng với tốc độ tăng trưởng đó. Hơn nữa Nhật Bản đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình hình thành chiến lược phát triển của Việt Nam đó là: Tư vấn trong quá trình hình thành và thực hiện hai kế hoạch phát triển 5 năm (lần thứ 6 và lần thứ 7) và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm; Nhật Bản còn tích cực tham gia vào nhóm công tác về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, đóng vai trò đầu tầu trong các hoạt động đối tác về giao thông, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển khu vực tư nhân. Chúng ta hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ đi sâu vào chiến lược tăng trưởng cân đối, có tính đến đặc thù của đất nước trong khu vực Đông á đầy năng động và dựa trên cách tiếp cận đồng thời phối hợp với tăng trưởng trên diện rộng với xóa đói giảm nghèo. Chính phủ Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ cho những nỗ lực trên của Chính Phủ Việt Nam. 3.Một số tồn tại trong thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản ở Việt Nam. ăMặc dù Việt Nam được nhận viện trợ ODA từ Nhật Bản khá sớm, nhưng chỉ thực sự bắt đầu có hiệu quả từ năm 1993, vì vậy chúng ta còn phải từng bước vừa làm vừa tự tìm ra lối đi thích hợp cho mình, cho nên thời gian rút vốn thường bị kéo dài, tốc độ giải ngân chậm so với các nước khác trên thế giới. Trong thời gian gần đây mức độ giải ngân ODA có xu hướng tăng lên. ă Khó khăn trong việc tiếp nhận nguồn ODA một phần xuất phát từ bên cung cấp viện trợ. Đôi khi nhà tài trợ đặt ra quá nhiều những yêu cầu chi tiết và chuẩn mực trong khi Việt Nam lại vừa mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, chưa có đủ kinh nghiệm tiếp nhận và kỹ thuật cần thiết để đáp ứng những nhu cầu đó. Hoặc thủ tục giải ngân do các nhà tài trợ đề ra khá phức tạp: Các khoản vay đều có ràng buộc về mua sắm, đấu thầu, chọn tư vấn...Đồng thời một số dự án do các nhà tài trợ thiết kế không sát với tình hình thực tế ở Việt Nam, nênphía Việt Nam lại phải mất nhiều thời gian để điều chỉnh cho phù hợp hơn. ăNgoài ra những qui trình, thủ tục pháp lý của nước chủ nhà (Việt Nam) và nhà tài trợ có nhiều vấn đề còn "chênh" nhau, nhiều khi phải điều chỉnh nhiều lần mới di đến thống nhất , đặc biệt đối với những vấn đề nhạy cảm như: di dân, tái định cư bắt buộc... ă Những nguyên nhân trên làm cho tiến độ giải ngân ODA bị chậm lại; đây là một thiệt thòi trong quá trình vận động nguồn vốn từ nước ngoài khi chúng ta còn trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng, mặt khác còn ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà tài trợ về khả năng thu hút vốn ODA của Việt Nam. Do đó việc nâng cao mức độ giải ngân, tăng khả năng hấp thụ nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA đang là vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước mắt chúng ta. ăNgoài ra quá trình tiếp nhận và sử dụng ODA ở Việt Nam còn đang mới mẻ, chúng ta vừa học tập- vừa thực hành trong điều kiện có nhiều khác biệt về qui định giữa trong nước và nước ngoài, có nhiều điều khác biệt trong thủ tục cung cấp ODA giữa các nhà tài trợ... chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót trong khâu tiếp nhận và sử dụng ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng. ăCơ chế quản lý và sử dụng nguồn viện trợ còn nhiều điểm chồng chéo, rườm rà nên đôi lúc dẫn đến tình trạng chậm chễ trong việc thành lập các Ban quản lý dự án. Ví dụ như một dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp khi đã có hiệu lực ba tháng mà vẫn không mở được tài khoản do thiếu nhân sự, sau 5 tháng dự án này mới rút được một khoản tiền tạm ứng để hoạt động. Hoặc dự án "Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn" do thiếu cán bộ gửi đi đào tạo nên thời gian triển khai dự án bị chậm lại. Theo các chuyên gia nước ngoài, sự thống nhất giữa các cơ quan liên quan với cấp Bộ và Ban quản lý dự án chưa được chú trọng; từng hiệp định cụ thể thì do rất nhiều bộ, nghành ký nhưng Bộ tài chính lại không theo dõi chung được các nguồn vốn vay hoặc viện trợ cũng như nội dung sử dụng từng nguồn vốn. Thực tế cho thấy các thủ tục xem xét và trình tự duyệt dự án còn phức tạp, phải qua nhiều cấp; nhất là khâu đấu thầu và chấm thầu khiến cho thời gian thực hiện dự án bị chậm lại. Quá trình xem xét và lựa chọn nhà thầu của dự án "Cung cấp nước ở thành phố Hồ Chí Minh "cũng gặp khó khăn khi nhà thầu tham gia không tuân thủ điều kiện của nhà tài trợ. Nhìn chung nhiều dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội nhất định; hàng ngàn cán bộ, công nhân Việt Nam được đào tạo hoặc tái đào tạo về những kỹ năng chuyên môn hoặc quản lý thông qua các chương trình, dự án ODA có kết quả cao.Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện nguồn viện trợ không hoàn lại bị phân tán, dàn trải quá nhiều, chưa tập trung vào các lĩnh vực có lợi thế tương đối và có khả năng tác động thúc đẩy sự phát triển các ngành khác của nền kinh tế. Hơn nữa, nhiều người vẫn còn coi viện trợ là của "trời cho" vì vậy việc sử dụng và quản lý các nguồn viện trợ thường không đảm bảo đúng chế độ tài chính, thậm chí còn rất lãng phí và tùy tiện. Chính điều đó cũng góp phần làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Nhiều dự án do thiếu vốn đối ứng nên việc cấp vốn của đối tác cho vay chưa phù hợp với tiến độ thực hiện dự án. Ngoài ra, giá đền bù đất để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng có thể bị thay đổi vì một lý do nào đó so với tính toán ban đầu càng gây khó khăn cho các dự án khi triển khai, hoặc gây tốn kém thời gian, làm chậm khả năng rút vốn. ăVề năng lực và khả năng làm việc của các nhân viên trong môi trường ODA. Theo đánh giá của nhiều nhà phân tích trong và ngoài nước, mặc dù ta đã qua thời gian khá dài tiếp nhận nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, nhưng nhân sự trong công tác điều hành- sử dụng nguồn vốn ODA ở những cấp khác nhau hiện đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, họ còn quá yếu so với yêu quốc tế và yêu cầu của các nhà tài trợ. Đây là một vấn đề đã được nhiều người quan tâm xem xét, nhưng tốc độ khắc phục những yếu kém này còn quá chậm. Dẫn đến hậu quả là các khâu trong quá trình tiếp nhận và sử dụng viện trợ đều có những sai lầm lặp lại nhiều lần, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay và uy tín của Việt Nam trong việc huy động và tiếp nhận ODA. II.Triển vọng thu hút ODA nhật bản trong thời gian tới. 1.Nhu cầu vốn trong thời gian tới. Trong tình hình kinh tế xã hội như hiện nay, nhu cầu vốn ODA mà các nước ASEAN cần là một lượng rất lớn. Bởi vì xu thế toàn cầu hóa yêu cầu các nước đang phát triển phải đạt tới một trình độ nhất định về mọi mặt như: kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội. Vì vậy trong thời gian tới khu vực ASEAN cần một lượng ODA khá lớn để tiếp tục phát triển kinh tế ổn định lâu dài. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu này, không chỉ nhờ nguồn ODA Nhật Bản mà cần có sự cung cấp của nhiều nhà tài trợ khác nữa. Như vậy để phát triển kinh tế- xã hội, Việt Nam chủ trương huy động mọi nguồn lực, trong đó nguồn lực trong nước có tính chất quyết định, nguồn lực bên ngoài có ý nghĩa quyết định. Tổng nhu cầu nguồn vốn đầu tư phát triển trong 5 năm 2001-2005 dự kiến khoảng 60 tỷ USD, trong đó nguồn vốn trong nước khoảng 40 tỷ USD, nguồn vốn huy động từ bên ngoài 20 tỷ USD. Trong nguồn vốn ngoài nước, Việt Nam dự kiến thực hiện khoảng 11 tỷ USD FDI và 9 tỷ ODA. Nguồn vốn ODA tiếp tục ưu tiên sử dụng để hỗ trợ đạt được các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ(MDGs), đặc biệt là xóa đói, giảm nghèo, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển thể chế và bảo vệ môi trường... Như vậy, từ nguồn vốn ODA, trong thời kỳ 2001-2005 bình quân hàng năm cần giải ngân khoảng 1,8 tỷ USD. Theo tính toán, để đạt được mức giải ngân này, hàng năm Việt Nam cần có cam kết ODA khoảng trên 2 tỷ USD/năm. Trong hai năm 2001- 2002, bình quân một năm giải ngân được khoảng 1,5 tỷ USD, mới đạt khoảng 80% nhu cầu giải ngân bình quân một năm thời kỳ 2001-2005. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan liên quan Việt Nam cần có các biện pháp có hiệu quả để cải thiện tốt hơn tình hình giải ngân nguồn vốn ODA. Trong thời gian qua, Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ cùng với các đối tác phát triển nhằm hoàn thiện và đồng bộ hóa các văn bản pháp qui, cải thiện qui trình và thủ tục quản lý, sử dụng ODA. Việc sử dụng ODA sẽ tiếp tục định hướng vào việc thực hiện các mục tiêu sau: dành khoảng 15% vốn ODA cho các ngành nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản, kết hợp với mục tiêu phát triển nông nghiệp- nông thôn và xóa đói giảm nghèo; khoảng 25% cho ngành năng lượng, công nghiệp; khoảng 25% cho ngành giao thông, bưu điện, cấp thoát nước và đô thị. Coi trọng sử dụng nguồn vốn ODA trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và bảo vệ môi trường. Như vậy trong thời gian tới để giải quyết nhu cầu vốn ODA lớn như vậy đòi hỏi Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung phải có sự nỗ lực hơn nữa để vừa cải thiện môi trường chính sách cũng như đưa ra biện pháp hợp lý để tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn ODA ngày càng hiệu quả hơn. 2.Triển vọng nguồn ODA của Nhật dành cho một số nước trong ASEAN. Qua những phân tích đầy đủ như trên, chúng ta thấy rằng trong tương lai ASEAN vẫn là đối tác quan trọng hàng đầu của Nhật Bản. Hoạt động ODA của Nhật Bản trong những năm tới sẽ hướng tới phạm vi toàn cầu, hay chúng ta có thể nói Nhật Bản hiện đang thực thi chính sách toàn cầu hóa ODA, khuynh hướng này diễn ra sẽ làm giảm khối lượng ODA của Nhật Bản cho ASEAN. Song do tầm quan trọng của đối tác ASEAN và tính đa dạng trong trình độ phát triển kinh tế của các nước thành viên ASEAN, Nhật Bản sẽ thực thi chính sách ODA mang tính phân biệt, tức là Nhật vẫn dành ưu tiên cho các nước có trình độ phát triển thấp hơn như: Việt Nam, Campuchia, Philippin, ....Và Nhật Bản vẫn tiếp tục mở rộng các hình thức tài trợ mới, đặc biệt là họ sẽ ưu tiên các chương trình như như" hỗ trợ cho sáng kiến của khu vực tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng", "trợ giúp cho hợp tác Nam- Nam" và các chương trình hỗ trợ trao đổi văn hóa, trao đổi thanh niên...Kế hoạch cung cấp tín dụng ODA của JBIC có một số nội dung chính như sau: Đông á và khu vực Đông Nam á là khu vực ưu tiên số 1 của Nhật Bản trong chính sách cung cấp tín dụng ODA, bởi các lý do về lịch sử, văn hóa cũng như lợi ích kinh tế, chính trị. Tuy nhiên chính sách cung cấp tín dụng ODA của Nhật Bản đối với từng nước tiếp nhận viện trợ chủ yếu trong khu vực lại khác nhau. Tại Đông á hai nước tiếp nhận chủ yếu là Trung Quốc và Mông Cổ. Tại khu vực Đông Nam á, 5 nước tiếp nhận chủ yếu vẫn là: Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan, Philippin và Malaysia. Trọng tâm cung cấp tín dụng tại các nước này như sau: 1/ Việt Nam: Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng (Giao thông, điện, thông tin liên lạc), xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ xây dựng chính sách cải tổ cơ cấu. 2/ Inđônêxia. Chủ yếu phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế, tài chính và hỗ trợ xây dựng chính sách cải cách kinh tế. 3/ Thái Lan: Cải thiện điều kiện dân sinh đô thị, phát triển nông thôn và phát triển nguồn nhân lực. 4/ Philippin: Tập trung chủ yếu vào nâng cấp hạ tầng kinh tế đặc bịêt là giao thông, bảo vệ môi trường nhất là phòng chống thiên tai, xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực. 5/ Malaysia: Bảo vệ môi trường, giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo, phát triển nguồn nhân lực và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ tự ưu tiên theo khu vực địa lý tiếp theo là: Nam á, Trung á, Trung Đông, Châu Phi (trọng tâm là Bắc Phi), Mỹ La Tinh, Trung và Đông Âu. III. Một số gợi ý nhằm tăng cường thu hút và sử dụng ODA của Nhật bản ở Việt Nam. 1. Về cơ chế chính sách: Phải tiến hành xây dựng chính sách tổng thể về quản lý, giám sát vay và trả nợ nước ngoài được hoạch định trong mối tương quan chặt chẽ với các chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội ở tầm vĩ mô và vi mô; trong việc quản lý vay và trả nợ Nhật Bản phải tính đến các chỉ tiêu cơ bản về nợ nước Nhật như: Khả năng hấp thụ vốn vay Nhật Bản (tổng số nợ/ GDP); chỉ tiêu khả năng hoàn trả nợ (tổng nghĩa vụ trả nợ/ thu nhập xuất khẩu); chỉ tiêu khả năng vay thêm từng năm. Phải nhanh chóng hoàn chỉnh các chính sách, chế độ về vay và quản lý vay nợ của Nhật Bản nói riêng và của nước ngoài nói chung. Hài hòa qui trình và thủ tục ODA là một việc làm rất cần thiết. Bởi vì: Hài hòa trước hết là sự minh bạch về qui trình và thủ tục ODA của cả hai phía- nước tiếp nhận và đối tác tài trợ. Trên cơ sở này, hoạt động hài hòa sẽ diễn ra nhằm tạo ra qui trình và thủ tục ODA thông suốt. Tôn trọng sự đa dạng và tính đặc thù của nhà tài trợ là một yêu cầu đảm bảo tính khả thi của hài hòa qui trình và thủ tục ODA. Trong thực tế hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các cơ quan hữu quan Việt Nam đang hợp tác với các nhà tài trợ theo 3 cách hài hòa qui trình và thủ tục ODA. -Một là: Hài hòa thủ tục với nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến. -Hai là: Hài hòa thủ tục với 3 ngân hàng (JBIC, WB và ADB). -Ba là: Hài hòa thủ tục với từng nhóm riêng lẻ. Cần rà soát lại định mức, xóa bỏ các định mức lạc hậu, xây dựng các định mức đảm bảo khoa học tiên tiến phù hợp với thực tiễn. Cần xem lại qui trình đấu thầu, xét thầu, giao thầu để giảm sự khác biệt giữa trong và ngoài nước, tuy nhiên nó phải phù hợp với điều kiện Việt Nam, phải đơn giản hóa thủ tục hành chính, không rườm rà, phức tạp ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân ODA . Quản lý vay nợ cần xác định rõ trách nhiệm của người vay và người sử dụng vốn vay, chống ỷ lại vào Nhà Nước. Đồng thời phải quản lý chất lượng các khoản vay ODA. Đặc biệt là khâu xây dựng dự án; nâng cao trách nhiệm cá nhân (vật chất, hành chính, hình sự...) của người ra quyết định đầu tư. Cụ thể là: Ban hành các thông tư hướng dẫn thật cụ thể để thực hiện tốt các nghị định của Chính Phủ về quản lý vay và trả nợ nước ngoài, hoàn chỉnh hình thành quĩ tích lũy trả nợ nước ngoài nhằm tạo nguồn trả nợ cho Chính Phủ, đảm bảo trả nợ đúng hạn, không rơi vào nợ chồng chất, không có khả năng thanh toán. Ban hành các qui chế chung cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài, khuyến khích sự tham gia của các nghành, địa phương, các cơ sở vào khai thác nguồn vốn ODA, nhằm khắc phục tình trạng lộn xộn hiện nay trong xác định các điều kiện cho vay lại. 2. Tổ chức thực hiện: Xác định rõ trách nhiệm hơn nữa của từng cơ quan quản lý và của người vay vốn ODA trong việc huy động vốn vay và sử dụng, quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại phải được đồng bộ, thống nhất qua đầu mối là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính thực hiện cho vay lại hoặc ủy quyền cho Ngân hàng Thương mại cho vay theo qui định. Khi xây dựng hạng mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư của Nhà nước cần chỉ rõ thứ tự ưu tiên theo từng chương trình, dự án để làm căn cứ vận động vốn vay nước ngoài. Các nguồn vốn viện trợ cho từng tĩnh vực cần phải phân bố theo trật tự ưu tiên với cơ cấu cụ thể, kết hợp với những khả năng và nhu cầu vốn đối ứng có tính toán cụ thể. Phải xác định rõ vốn đối ứng ngay từ khi bắt đầu, đảm bảo tính khả thi. Nhà nước chỉ bố trí vốn đối ứng cho những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Các dự án còn lại, chủ đầu tư cần có phương án bố trí vốn đối ứng chắc chắn hơn mới đưa vào kế hoạch sử dụng vốn ODA. Đây là vấn đề then chốt cho yêu cầu sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn tài trợ bên ngoài. Kiện toàn bộ máy quản lý vay và trả nợ trong các cơ quan thực hiện quản lý nợ nước ngoài. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lập và quản lý dự án ở các bộ, nghành. địa phương nhằm đảm bảo khả năng lập kế hoạch, lập dự án và quản lý các dự án của các bộ, nghành. Nâng cao trình độ thẩm định để xét duyệt, quyết định đối với các dự án ngay ở từng bộ, nghành, địa phương cũng như huy động các nguồn vốn đối ứng trong nước nhằm làm cho việc hấp thụ nguồn vốn nước ngoài có hiệu quả cao hơn nữa. Tăng cường công tác quản lý, giám sát nợ nước ngoài ngay từ khâu đàm phán, giám sát việc đấu thầu, mua sắm thiết bị, tư vấn, ký kết các hợp đồng, thực hiện rút vốn, sử dụng vốn, quyết toán nợ và bố trí nguồn trả nợ. Tăng cường hoàn thiện hệ thống thống kê, kế toán về nợ nước ngoài, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các đối tác tài trợ để họ hiểu thêm về thể chế điều phối và quản lý vay nợ nước ngoài, nguồn ODA. Các cơ quan hữu quan Việt Nam hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong việc đánh giá định kỳ các chương trình, dự án ODA. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các nhà tài trợ song phương và đa phương đánh giá thường niên cả gói ODA. Những kết quả đánh giá rất hữu ích đã góp phần nâng cao hiệu quả ODA. Ngoài ra việc chia sẻ thông tin về tình hình thực hiện ODA cũng được cải thiện giữa các cơ quan liên quan Việt Nam và các nhà tài trợ. Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực theo dõi và đánh giá dự án của các cơ quan hữu quan Việt Nam. 3. Về sử dụng ODA. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế Hoạch và Đầu tư trực tiếp quản lý việc sử dụng nguồn ODA, đồng thời kiên quyết thực hiện nguyên tắc "Ai vay người ấy trả trong khu vực kinh tế Nhà nước". Sử dụng vốn vay ưu đãi ODA phải coi trọng hiệu quả kinh tế, không được sử dụng hết tất cả các khoản thu nhập ròng đã có mà cần phải giữ lại một phần để hoàn trả lại vốn, lãi kịp thời nhằm đảm bảo uy tín quốc tế. Lựa chọn lĩnh vực sử dụng vốn ODA trong từng thời kỳ thích hợp để đem lại hiệu quả kinh tế cáo nhất. Hiện nay ở Việt Nam để nền kinh tế đạt kết quả trên diện rộng dựa vào luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lâu dài thì việc cải thiện cơ sở hạ tầng đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Do đó trong thời kỳ đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam cần tập trung vốn đặc biệt là vốn ưu đãi nước ngoài ODA để đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo nhiều việc làm, các dự án đầu tư quan trọng của Nhà nước từng thời kỳ phát triển: Nghành điện, xi măng, sắt thép, cấp thoát nước, dầu mỏ, tầu đánh cá xa bờ. Về lâu dài thì chiến lược sử dụng vốn vay phải theo hướng: Sử dụng vốn vay nước ngoài kết hợp với công cuộc cải cách ngày càng sâu sắc hơn, tăng cường xuất khẩu hàng hóa, điều chỉnh chiến lược thay thế hàng nhập khẩu. Xây dựng hệ thống kiểm soát, đánh giá việc sử dụng nguồn vốn ODA. Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã được thẩm định phê duyệt, quán triệt phương châm vốn vay phải được sử dụng toàn bộ vào mục đích đầu tư phát triển, không dùng trang trải nhu cầu tiêu dùng. Xác định khả năng trả nợ cả gốc và lãi trong tương lai để xây dựng kế hoạch trả nợ các khoản viện trợ tín dụng, đặc biệt là tín dụng ưu đãi trong những năm đầu mới đưa vào sử dụng chưa bộc lộ khó khăn cho người tiếp nhận. Cùng với thời gian, khoản nợ đến hạn phải trả sẽ là gánh nặng cho đơn vị nếu hiệu quả đầu tư không cao. Do đó khi Chính phủ áp dụng những cơ chế tài trợ khác nhau, cho các lĩnh vực khác nhau, cũng đồng nghĩa với việc mỗi ngành, địa phương phải tự xác định hiệu quả sử dụng vốn để có kế hoạch tạo các khoản tích lũy, sau này trả nợ nước ngoài thông qua bộ tài chính Thủ tục quản lý chặt chẽ, nhưng phải thuận lợi cho người sử dụng trong việc rút vốn và sử dụng vốn. Không gây phiền hà làm giảm tốc độ dải ngân. Phải đặt các hạn mức sử dụng và kiểm tra chặt chẽ việc chi tiêu, theo dõi quá trình thực hiện và quản lý giải ngân dự án. Bộ Tài Chính nên tiếp tục nghiên cứu và ban hành, hướng dẫn về mẫu biểu báo cáo thống nhất, chế độ thông tin, báo cáo định kỳ sử dụng vốn vay của các dự án phải được thực thi nghiêm chỉnh, đặc biệt cho biết cụ thể các khoản do Nhà nước tài trợ trực tiếp (chi chuyên gia, chi đào tạo, khảo sát ở nước ngoài..) đối với từng dự án để Chính phủ nắm bắt cập nhật được đầy đủ thông tin trong và ngoài nước về biến động của những nhân tố có khả năng tác động đến nguồn vốn vay như: giá cả các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất, giá cả thị trường, biến động của thị trường tài chính (về vấn đề tỷ giá chẳng hạn)... để phục vụ cho các hoạt động điều phối và giám sát đánh giá tính hiệu quả của các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nhất là việc đánh giá sau dự án, chuẩn bị cho các dự án, chương trình sắp tới. Đồng thời tiến hành xử lý kịp thời và có những quyết định vay vốn thích hợp, linh hoạt, tránh tình trạng lỗ do tác động của các nhân tố khách quan khi dự án đã đi vào hoạt động. kết Luận Quan hệ cung cấp ODA giữa Nhật Bản và ASEAN đã trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng vẫn tồn tại và phát triển ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Mối quan hệ này đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90. Nguồn ODA của Nhật Bản đã góp phần quan trọng trong tiến trình xây dựng, phát triển bền vững các quốc gia trong ASEAN nói riêng và tất cả các đối tác nhận ODA của Nhật Bản nói chung. Triển vọng quan hệ hợp tác cung cấp ODA Nhật Bản- ASEAN trong thời gian tới cũng xuất hiện một số khó khăn nhưng nhìn chung vẫn khả quan, vì ASEAN vẫn là khu vực ưu tiên số 1 của Nhật Bản trong chính sách ODA của mình. Nhật Bản với kinh nghiệm đã từng là nước tiếp nhận và sử dụng ODA có hiệu quả cao, vì vậy Nhật đã đề ra những chính sách ưu tiên cung cấp ODA chú trọng cả về chiều rộng và chiều sâu phù hợp với thực trạng kinh tế- xã hội của từng nước. Khoá luận đã tập trung giải quyết các vấn đề sau: 1-Giới thiệu khái quát về ODA nói chung, nêu một số đặc điểm nổi bật và vai trò của ODA đối với nước nhận ODA cũng như nước cung cấp ODA. Qua đó chúng ta cũng hình dung được quá trình hình thành và phát triển của nguồn ODA Nhật Bản. Qua đó khẳng định được vị trí quan trọng của ODA Nhật Bản đối với sự phát triển bền vững của 4 nước ASEAN được đề cập chi tiết trong 2-Trình bày về Hỗ trợ Phát triển chính thức của Nhật Bản cho các nước Đông Nam á. Phân tích cụ thể vai trò của ODA Nhật Bản với 3 nước ASEAN, tất nhiên rất khó để nói rằng, ODA quan trọng hơn FDI hay thương mại. Song một điều mà bất cứ nhà nghiên cứu kinh tế nào cũng nhận thấy được đó là ODA giữ vai trò mở đường cho việc thúc đẩy các quan hệ kinh tế khác. Qua phân tích cụ thể quá trình cung cấp ODA cho một số nước ASEAN như trên càng chứng tỏ rằng không có hoạt động ODA thì các quan hệ về buôn bán hay đầu tư trực tiếp, thậm chí cả các quan hệ song phương khác cũng không thể xúc tiến được. Thật vậy, sau chiến tranh Nhật Bản nối lại quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN bằng cung cấp viện trợ ODA để hỗ trợ các nước này xây dựng và phát triển đất nước. Tài trợ ODA của Nhật Bản cho ASEAN là một hoạt động mang tính chất nhất quán và hệ thống. Tính nhất quán trong chính sách và hoạt động tài trợ của Nhật Bản cho ASEAN xuất phát từ nhiều nhân tố: Đó là từ mối quan hệ lịch sử lâu dài; các quan hệ về địa lý- chính trị và cả các giá trị và ảnh hưởng mang màu sắc phương Đông. Tính nhất quán trong lĩnh vực này còn xuất phát từ chiến lược đối ngoại của các chính quyền kế tiếp nhau ở Nhật Bản trong suốt mấy thập niên qua. Song chúng ta phải nhận thấy rằng, Nhật Bản coi ODA như là chiếc chìa khóa để Nhật xúc tiến hoạt động ngoại giao, Nhật Bản dùng ODA như là chất keo dính kết có hiệu quả rất đặc biệt bởi ODA không chỉ là vốn, công nghệ và tri thức quản lý như đã dẫn chứng ở trên mà nó còn là phương tiện hay là chiếc cầu nối của tình hữu nghị giữa người Nhật Bản với cộng đồng các dân tộc ở các quốc gia Đông Nam á. Và tính hệ thống của các hoạt động ODA đã được minh chứng đầy đủ trong chương này. Tính hệ thống của hoạt động cung cấp ODA bắt đầu là các chương trình bồi thường chiến tranh cho đến sự tăng lên không ngừng của các dự án viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ kỹ thuật và viện trợ tín dụng. 3-Nêu triển vọng và một số gợi ý đối với Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản. Tuy Việt Nam là một nước phát triển còn thấp hơn một số nước trong khu vực, song Việt Nam đã xây dựng được một mối quan hệ khá chặt chẽ với Nhật Bản và Nhật Bản ngày càng trở thành một đối tác quan trong hàng đầu của chúng ta nhất là trên phương diện kinh tế. Trong những năm tới chúng ta cần tiếp tục khai thác tối đa thế mạnh đó; mạnh dạn tháo gỡ các trở ngại về hành chính, xây dựng lòng tin với đối tác, đồng thời xây dựng một chiến lược thu hút ODA từ Nhật Bản và từ các đối tác khác, từ đó chủ động tiếp nhận tài trợ bên ngoài, sử dụng ODA sao cho mang lại hiệu quả cao nhất , góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta, đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào 2010. Do thời gian và trình độ của em còn hạn chế, khóa luận không thể tránh khỏi thiếu xót và nhược điểm, em rất mong nhận được sự độ lượng và những góp ý chân thành của quý thầy cô và của người đọc. tài liệu tham khảo 1/Jica annual report 2001 2/JBIC ODA operation in Vietnam 3/Hợp tác phát triển của Nhật Bản tại Việt Nam(viện nghiên cứu chính sách quốc gia –GRIPS) 4/Kế hoạch vịên trợ cho Việt Nam (Bộ ngoại giao Nhật Bản) 5/Quan hệ Nhật Bản-Asean chính sách và tài trợ ODA (Nhà xuất bản khoa học xã hội-Ngô Xuân Bình,1999) 6/ ODA loan report 2000 (báo cáo hàng năm của JBIC: Japan bank for international cooperation) 7/ Tư liệu kinh tế bảy nước thành viên ASEAN (Nhà xuất bản thống kê Hà Nội) 8/Tạp chí nghiên cứu Châu á- Thái Bình Dương (Số 1và 3 năm 1999 ) 9/Tạp chí nghiên cứu Đông Nam á (số 3/1996 và số 2-2000) 11/Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Nhà xuất bản khoa học xã hội- Ngô Xuân Bình- 2000) 12/Nhật Bản ngày nay (Hiệp hội quốc tế về thông tin giáo dục- 1997) 13/ Hỗ trợ phát triển chính thức- ODA- những hiểu biết căn bản và thực tiễn ở Việt Nam (Nhà xuất bản giáo dục- Hà Thị Ngọc Oanh- 2000) 14/Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á số 4( 2001) và số 1( 2002) 15/ Bản tin ODA 30/12/2001- Bộ kế hoạch đầu tư 16/ Báo đầu tư số 103 ra ngày 23/12/1999 17/ Japan's ODA Annual rerport 1984, 1995 18/ Japan's Foreign Aid 1984 19/ Daily Report, FBIC- EAS (East Asia) số1 đến số 12 năm 1996 20/ An ninh kinh tế Asean và vai trò của Nhật Bản (Nhà xuất bản chính trị quốc gia- 2001) 21/ Nghiên cứu kinh tế số 291- tháng 8/2002. 22/ Giáo trình" Đầu tư nước ngoài"- TS Vũ Chí Lộc- Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội- Nhà xuất bản giáo dục. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluËn v¨n.doc
  • docmôc lôc.doc
Tài liệu liên quan