Lời mở đầu
Trong quản trị doanh nghiệp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tính đúng tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành sản xuất kinh doanh, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như từng loại sản phẩm, công việc trong các doanh nghiệp.Mặt khác
21 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế đảm đương được được nhiệm vụ được giao , yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là phải hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý trong đó có hoàn thiện hạch toán kế toán. Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những công việc có tính cấp thiết và quan trọng trong nội dung hoàn thiện hạch toán kế toán
Nó góp phần giảm chi phí giảm giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh cho cac doanh nghiệp.Từ tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề tôi xin chọn đề tài” Một số ý kiến về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp”.Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận từ đó vận dụng thực tiễn ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Bố cục chuyên đề gồm hai phần:
- Phần I. Lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
Phần II. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và một số ý kiến đề xuất.
Phần I
Lý luận cơ bản về kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm
I- Kế toán chi phí sản xuất công nghiệp.
1. Khái niệm :
- Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của 3 yếu tố : tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động . Đồng thời quá trình sản xuất hàng hóa là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố đó . Như vậy để sản xuất hàng hóa , trong sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động về tư liệu lao động và đối tượng lao động . Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của chi phí lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời là nhất định .
2. Phân loại chi phí sản xuất :
- Chi phí sản xuất có rất nhiều loại , nhiều khoản khác nhau cả về nhân dân, tính chất cồng dụng ,vai trò ,vị trí…trong quá trính sản xuất . Để thuận lợi cho công tác quản lý hạch toán cần thiết phải phân loại chi phí . Có nhiêù phân loại chi phí khác nhưng mỗi cách phân loại đều đáp ứng những yêu cầu mục đích nhất định .Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu phục vụ cho mục đích hạch toán.
2.1. Theo nội dung, tính chất kế toán của chi phi :
Theo nội dung này thì gồm có :
- Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm giá trị nguyên vật liệu , nhiên liệu đã sử dụng phục vụ quá trình sản xuất .
- Chi phí tiền lương tiền công là chi phí về tiền lương, tiền công trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất .
- Chi phí về các khoản trích theo lương : Gồm có kinh phí công đoàn , bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên .
- Chi phí công cụ dụng cụ là giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng tính phân bổ vào chi phí.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định là số tiền tính trích khấu hao tài sản cố định sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất .
- Chi phí dịch vụ mua ngoài : Là số tiền phải trả cho đơn vị bên ngoài về việc cung cấp dịch vụ cho quá trinh sản xuất : tiền điện , tiền nước, tiền điện thoại …
- Chi phí khác bằng tiền : Là những khoản chi phi khác ngoài chi phí trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh . Ví dụ : Chi phí tiếp khách hội nghị, các khoản thuế phải nộp ngân sách tính vào chi phí .
2.2. Theo khoản mục giá thành .
Việc phân chia này thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ . Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng .
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính , phụ , nhiên liệu… Tham gia trực tiếp vào việc sản xuất tạo sản phẩm .
- Chi phí nhân công trực tiếp : Gồm tiền lương , phụ cấp lương , và các khoản trích cho các quỹ BHXH , BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh .
- Chi phí sản xuất chung : Bao gồm các khoản chi phí trực tiếp khác phục vụ cho quá trình sản xuất .
Ngoài hai khoản chi phí trên như chi phí nhân viên quản lý phân xưởng , chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định , chi phí dịch vụ mua ngoài , chi phí khác bằng tiền .
2.3 . Theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm hoàn thành : Chia làm 3 loại
- Chi phí cố định : Là những khoản chi phí không thay đổi so với khối lượng sản phẩm hoàn thành như : khấu hao tài sản cố định tính theo thời gian tiền thuê nhà.
- Chi phí biến đổi : Là những khoản chi phí thay đổi biến đổi tỷ lệ thuận so với khối lượng sản phẩm hoàn thành như chi phí ,nguyên vật liệu , chi phí tiền lương .
- Chi phí hỗn hợp : Là những khoản chi phí mang đặc điểm của cả hai loại chi phí trên , trong một thời hạn một phút cố định nó là chi phí cố định vượt qua giới hạn đó là chi phí cố định biến đổi .
3. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Bên nợ: tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm
Bên có: - Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng không hết
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tài khoản liên quan dể tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp hạch toán
Xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm:
Nợ 621: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu
Có 152: Giá thực tế xuất dùng
Trường hợp mua nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp không nhập kho:
Nợ 621: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu
Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có 331, 111, 112: giá trị vật liệu mua ngoàI
Có 411: Nhận cấp phát, liên doanh
Có 154: Vật liệu tự sản xuất hay thuê ngoàI gia công
Có 311, 336, 338…: Vật liệu vay ,mượn..
Giá trị vật liệu xuất dùng không hết:
Nợ 152
Trị giá nguyên liệu nhập kho
Có 621
Cuối kì kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành:
Nợ 154
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có 621
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí
Bên nợ: tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trưc tiếp vào tài khoản tính giá thành
Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư
Phương pháp hạch toán
Tính số tiền công ,tiền lương và phụ cấp phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất sản phẩm:
Nợ 622
Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân
Nợ 622
Trích BHXH, BHYT,KPCD theo tỷ lệ qui định
Nợ 622
19% tổng mức lương
Có 338(3382,3383,3384)
Tiền lương tính trước vào chi phí và các khoản tiền lương tính trước khác:
Nợ 622
Tiền lương trích trước
Có 335
Cuối kì kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng:
Nợ 154
Chi phí nhân công trực tiếp
Có 622
3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Để theo dõi kế toán sử dụng tài khoản 627” chi phí sản xuất chung”.
Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
Bên có: - Kết chuyển chi phí sản xuất chung được tính vào giá thành sản phẩm sang tài khoản liên quan.
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung không được tính vào giá thành sản phẩm sang tài khỏan 632.
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ
Khi phát sinh các khoản chi phí thuộc nội dung chi phí sản xuất chung kế toán ghi vào bên nợ tài khoản 627 tùy theo từng chi phí mà ghi vào tài khoản co liên quan
Phương pháp hạch toán:
Tính tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả nhân viên quản lý phân xưởng:
Nợ 627
Tiền lương và các khoản trich theo lương
Có 334,338
- Xuất vật liếu sử dụng phục vụ cho quản lý phân xưởng:
Nợ 627
Trị giá vật liệu xuất dùng
Có 152
Xuất công cụ dụng cụ sử dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuât;
Nợ 627 (6273): chi tiết theo từng phân xưởng
Có 153: giá trị xuất ding (loại phân bổ một lần)
Trích khấu hao TSCĐ sử dụng trực tiếp cho sản xuất
Nợ 627
Khấu hao TSCĐ
Có 214
Nợ 009: Số khấu hao đã tính
Khi có các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền:
+ Phục vụ sản xuất sản phẩm chịu VAT theo phương pháp khấu trừ
Nợ 627: Chi phí theo giá chưa có VAT
Nợ 133: VAT được khấu trừ
Có 331, 111,112: Số tiền theo giá thanh toán
+ Phục vụ sản xuất sản phẩm không chịu VAT hoặc chịu VAT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ 627
Chi phí theo giá thanh toán
Có 111, 112
Tính trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
Nợ 627
Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Có 335
Đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên phải nộp thuế tài nguyên khi tính thuế tài nguyên phải nộp:
Nợ 627
Thuế tài nguyên phải nộp
Có 3336
Cuối kỳ tính phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung sang tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm:
Nợ 154
Chi phí sản xuất chung
Có 627
Trường hợp số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ nhỏ hơn công suet bình thường của máy móc thiết bị kế toán tính và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành sản phẩm mà ghi vào giá vốn hàng bán:
Nợ 632
Chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành
Có 627
Các chi phí sản xuất kể trên cuối cùng đều phải được tổng hợp vào bên nợ tài khoản 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang :
Bên nợ : Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ.
Bên có :-Các khoản ghi chi phí sản xuất .
-Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế .
Dư nợ : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang .
Cuối kỳ kế toán tổng hơp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ :
Nợ 154
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Có 621
Nợ 154
Chi phí công nhân trực tiếp .
Có 622
Nợ 154
Chi phí sản xuất chung
Có 627
Tính và kết chuyển giá thành thực tế sản phẩm đã hoàn thành
Nừu đưa vào nhập kho thành phẩm:
Nợ 155
Giá thành sản phẩm nhập kho
Có 154
Nừu chuyển bán cho bên mua hoặc giao cho cơ sở nhận đại lý:
Nợ 157
Giá thành sản phẩm gửi bán
Có 154
Trường hợp giao bán bên mua ngay tại phân xưởng sản xuất
Nợ 632
Giá thành sản phẩm giao bán
Có 154
4. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai định kỳ :
Khác với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kinh tế tác xã để hạch toán, trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ , các nghiệp vụ phát sinh không được ghi sổ liên tục . Bởi vậy cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các nguyên vật thể thành phẩm trong kho …để xây dựng chi phí sản phẩm hoàn thành của hàng hóa đã bán .
4.1 . Hạch toán chi phí nguyên vật liệu :
Để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu đã suất dùng cho sản xuất , kế toán sử dụng thống kê 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “ Cuối kỳ sau khi kiểm kê xác định trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ, kế toán tính và ghi trị giá nguyên vật liệu xuất sử dụng trực tiếp cho sản xuất trong kỳ:
Nợ 621
Trị giá nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trong kỳ
Có 611
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tài khoản 631 để tính giá thành:
Nợ 631
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có 621
4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Về chi phí nhân công trực tiếp tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 631 theo từng đối tượng.
Nợ 631
Chi phí nhân công trực tiếp
Có 622
4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào tài khoản 627 và được chi tiết các khoản tương ứng và tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên.Sau đó sẽ được phân bổ vào tài khỏan 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành
Nợ 631
Chi phí sản xuất chung
Có 627
4.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và kết chuyển giá thành sản phẩm
Kế toán sử dụng tài khoản 631” giá thành sản xuất”.Trong đó
Bên nợ :phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm
Bên có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào tài khoản 154
Tổng giá thành sản phẩm
Phương pháp hạch toán cụ thể:
Đầu kỳ kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang:
Nợ 631
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Có 154
Cuối kỳ kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh:
Nợ 631
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có 621
Nợ 631
Chi phí nhân công trực tiếp
Có 622
Nợ 631
Chi phí sản xuất chung
Có 627
Cuối kỳ ghi bút toán kết chuyển:
Nợ 154
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Có 631
Tính và kết chuyển giá thành thực tế của sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ
Nợ 632
Giá thành thực tế sản phẩm đã hoàn thành
Có 631
II. Giá thành sản phẩm
1. Khái niệm:
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành.
2. Phân loại giá thành
Để đáp ứng yêu cầu quản lý ,hạch toán và kế toán hóa giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa,giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ,nhiều phạm vi tính toán khác nhau
- Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành: giá thành chia làm ba loại:
Giá thành kế hoạch: là giá thànhđược tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất.
Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch giá thành định mức cũng được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức chi phí. Loại giá thành này có ý nghĩa trong việc kiểm tra tình hình thưcj hiện các định mức chi phí sản xuất kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Giá thành thực tế: là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ.
3. Đánh giá sản phẩm làm dở và tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Để tính được giá trị thực tế sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ . Cuối kỳ kế toán phải tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm làm dở và tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.Việc tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo một trong ba phương pháp sau:
3.1. Tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Với phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ, phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp còn các chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Phương pháp này thích hợp cho các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn và các chi phí khác không đáng kể.Theo phương pháp này, chi phí
Dở dang cuối kỳ đuợc tính bằng công thức sau:
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ (chi phí NVL trực tiếp)
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kì
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
*
Số lượng SP dở dang trong kỳ
Số lượng SP dở dang cuối kỳ
+
Số lượng SP hoàn thành trong kỳ
3.2. Tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Với phương pháp này sản phẩm làm dở phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành và khi kiểm kê số lượng sản phẩm làm dở kế toán phải xác định cả mực độ hoàn thành(tính theo tỷ lệ %)trên cơ sở đó qui đổi số lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ ra số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:
Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
=
Số lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ
* Mức độ % hoàn thành
Sau khi xác định số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương kế toán tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo từng loại chi phí. Đối với các khoản chi phí bỏ ra một lần từ đầu như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nguyên vật liệu chính thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm làm dở như sau:
Chi phí NVL
Chi phí của SPDD
+
Chi phí phát
Số lượng
trực tiếp
=
đầu kỳ
Sinh trong kỳ
*
Sp làm
Của SP
Số lượng sản phẩm
+
Số lượng sản
Dở cuối
làm dở cuối kỳ
hoàn thành trong kỳ
Làm dở cuối kỳ
kỳ
Đối với các chi phí khác bỏ dần theo mức độ chế biến sản xuất sản phẩm như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sẽ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ theo mức độ hoàn thành:
Các chi phí khác của SP làm dở cuối kỳ
=
Chi phí khác của SP dở dang đầu kỳ
+
Chi phí phát sinh trong kỳ
*
Số lượng SP hoàn thành tương đương
Số lượng SP hoàn thành trong kỳ
+
Số lượng SP hoàn thành tương đương
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
=
Chi phí NVL trực tiếpcủa sản phẩm làm dở cuối kỳ
+
Các chi phí khác của sản phẩm làm dở
3.3. Tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo định mức
Phương pháp dựa vào định mức chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Tùy theo đặc điểm , qui trình công nghệ sản xuất đối tượng tập hợp chi phí đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành để lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp đảm bảo tính đúng tính đủ giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành
4.1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp(phương pháp tính giá thành giản đơn)
phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có qui trình công nghệ đơn giản ,đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.Theo phương pháp này cuối kỳ sau khi kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ,kế toán tính giá thành thực tế đã hoanf thành theo công thức sau:
Z = D1 + C – D2
J
=
Z
Q
Z: Tổng giá thành sản phẩm đã hoàn thành
D1: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
D2:Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
C: Chi phí phát sinh trong kỳ
J: Giá thành đơn vị sản phẩm
Q: Số lượng sản phẩm đã hoàn thành
4.2. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp có qui trình sản xuất phức tạp liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm qua nhiều bước chế biến liên tiếp. Đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng từng bước trong quá trình sản xuất . Đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm ở từng bước trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành ở bước cuối cùng. Phương pháp này được tính bằng công thức sau:
ZNTP1= D đk1+C1 – D ck1
ZNTP1: giá thành nửa thành phẩm bước 1
D đk1: chi phí nửa thành phẩm đầu kỳ bước 1
C1: chi phí sản xuất nửa thành phẩm trong kỳ
Dck1 : chi phí nửa thành phẩm cuối kỳ bước 1
……
ZTP = ZNTP(n-1)+ D đkn+ Cn – D đkn
4.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn dặt hàng
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc và hàng loạt theo đơn đặt hàng khi sản phẩm hình thành giao cho bên đặt hàng. Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đặt hàng.
4.4 Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức quản lý sản xuất hạch toán chi phí sản xuất theo định mức chi phí và tính giá thành sản để tính giá thành thực tế của sản phẩm.
Ngoài các phương pháp trên kế toán còn có thể tính gía thành thực tế của sản phẩm theo phương pháp tính giá thàng sản phẩm loại trừ sản phẩm phụ ,phương pháp hệ số , phương pháp tỷ lệ.
Phần hai. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và một vài kiến nghị
I. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp công nghiệp
Tổ chức hạch toán ở quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản phẩm phát sinh theo từng sản phẩm, đơn đặt hàng… và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm, sản phẩm theo đơn đặt hàng đã hoàn thành theo đơn vị tính gía thành qui định.
Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lý kiểm tra và phân tích chi phí.Vịêc tổ chức này đã được các doanh nghiệp sản xuất thực hiện tốt với bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng hoạt động có hiệu quả đáp ứng đựơc yêu cầu quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cũng như qui định chung về tài chính kế toán của bộ Tài Chính.
ở nước ta hiện nay hệ thống tài khoản kế toán đã được sửa đổi bổ sung thêm nhằm đáp ứng yêu cầu hạch toán thuận tiện gọn nhẹ đơn giản hơn. Các kế toán có trình độ nghiệp vụ luôn nắm vững và cập nhật kịp thời và áp dụng có hiệu quả.
Tuy nhiên trong thời đại công nghệ thông tin máy tính được áp dụng vào mọi lĩnh vực góp phần làm giảm nhẹ công việc . Các doanh nghiệp cũng đang từng bước áp dụng hệ thống này trong quản lý và hạch toán nhưng vẫn chưa sử dụng hết tính năng của máy,việc áp dụng chưa có hiệu quả cao.
Hạch toán chi phí sản xuất theo hai phương pháp : kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng song trong thực tế phương pháp kiểm kê định kỳ đựơc sử dụng rất ít chỉ từ 5%- 7% các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo thông kê tháng 7 –2000 . Một tỷ lệ có thể nói là rất thâp so với những ưu điểm đơn giản ,dễ làm, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán của phương pháp này. Việc hạch toán theo phương pháp này có thể do những nguyên nhân sau:
Chế độ kế toán về hàng tồn kho chưa được cải tiến một cách phù hợp với sự thay đổi về phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo chế độ kế toán mới.
Phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ còn nhiều điểm chưa rõ ràng và hợp lý làm cho người đọc không thấy rõ ưu điểm của phương pháp này
Các phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho cũng chưa có sự cải tiến cần thiết theo sự đổi mới về phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo chế độ kế toán mới
Việc tổ chức hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp còn nhiều tồn tại và chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị .Chứng từ thường không được cập nhật ngay dẫn đến việc hạch toán không kịp thời , hơn nữa khối lượng công việc bị dồn vào một thời điểm có thể dẫn đến những sai sót không đáng có trong công tác hạch toán như ghi thiếu ,ghi nhầm làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho người quản lý ra quyết định và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh
Đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế. Căn cứ qui mô và tình hình cụ thể tại các doanh nghiệp Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 105/2003/BTC 04/11/2003 sửa đổi bổ sung hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp. Hệ thống kế toán này cũng cho thấy sự phù hợp và thích ứng với yêu cầu . Tuy nhiên những hướng dẫn về nội dung và phương pháp chưa thật cụ thể ,chưa thật gắn với đặc điểm của đơn vị sản xuất có qui mô và đăc điểm khác nhau. Có nhiều điểm hưỡng dẫn thiếu chính xác mâu thuẫn và thiếu thống nhất giữa các doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp việc tập hợp chi phí và phân bổ chi phí cho từng đối tướng sản phẩm dở dang cuối kỳ chưa được thực hiện một cách khoa học, ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của các thông tin kế toán và đến quá trình ra quyết định.
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
1. Đẩy mạnh việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp này có ưu điểm dễ làm ,đơn giản , giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. Tuy nhiên phương pháp này lại được áp dụng không phổ biến trong các doanh nghiệp.Để phương pháp này đựơc sử dụng nhiều hơn tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
Cần phải cải tiến công việc của thủ kho cũng như của kế toán kho cho phù hợp với đặc điểm của phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo hệ thống kiểm kê định kỳ.Cụ thể : thủ kho không cần ghi chép tình hình nhập xuất các loại hàng tồn kho vào các thẻ kho mà chỉ làm nhiệm vụ bảo quản hàng tồn kho , lập phiếu đề nghị mua hàng khi cần thiết, xuất hàng giao cho các đối tượng theo các chứng từ đã duyệt và có thể được giao thêm nhiệm vụ khác như lập báo cáo nhận hàng tùy thuộc vào việc tổ chức hệ thống kiểm sóat hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Tổ chức lại phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ theo hướng đơn giản, rõ ràng và thiết thực hơn.
2. Hoàn thiện phương pháp xác định và phân bổ chi phí sản xuất
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cần thực hiện tốt nhiệm vụ xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí xản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Ko vậy trước hết phải tổ chức xây dựng hoàn thiện hệ thống các định mức chi phí mang tính tiên tiến để phục vụ cho việc lập dế hoạch, kiểm tra và đánh giá quá trình họa động của doanh nghiệp. Khi có định mức chi phí cần thiết phải lập dự toán chi phí sản xuất như: dự toán chi phí NVL trực tiếp, dự toán nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung.
Lựa chọn và hoàn thiện các tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho phù hợp với nội dung của từng yếu tố chi phí cần phân bổ. Lựa chọn tiêu chuẩn cần phân bổ thích hợp và khoa học sẽ làm cho giá thành, giá vốn và kết quả được trung thực hợp lý.
3. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán, cụ thể là sử dụng kế toán máy trong công tác kế toán.
Trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật đã đạt được những thanh tựu to lớn đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Máy tính đang dần thay thế sức lao động của con người, làm giảm nhẹ gánh nặng công việc cho con người. Tuy nhiên phạm vi quản lý ngày cang rộng thông tin trao đổi ngày càng nhiều kế toán theo phương phap thô sơ trở nên lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin của hoạt động sản xuất và quản lý.
Sử dụng kế toán máy trong công tác kế toán sẽ làm giảm nhẹ khối lượng công việc do việc ghi chép sổ sách, tinh toán số liệu mất thời gian không khoa học bởi các nghiệp vụ kinh tế về xuất – nhập vật liệu, các nghiệp vụ hạch toán chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên, liên tục gây ra. Từ đó góp phần giảm chi phí là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm.
4. Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho kế toán của công ty.
Các kế toán viên không những hiểu rõ và vận dụng đúng đắn những quy định về hạch toán mà còn phải luôn cập nhật những thông tin mới, những thay đổi về hạch toán của nhà nước. Phải có trình độ thành thạo vi tính, tin học văn phòng.Các doanh nghiệp có thể đưa kế toán viên tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ…
Kết luận
Tóm lại, hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết trong quá trình hoàn thiện hệ thống quản lý doanh nghiệp. Việc hoàn thiện này không những khẳng định chức năng của hệ thông doanh nghiệp. Nó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Trên đây chỉ là một số ý kiến nhỏ nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam nhằm ngày càng phục vụ có hiệu quả tốt hơn cho doanh nghiệp cũng như các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của kế toán.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kế toán tài chính – Pgs.ts Ngô Thế Chi. NXB Tài Chính
Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – TS. Đặng Thị Loan. NXB Giáo Dục- 2001
Tạp chí kinh tế và phát triển.
Tạp chí tài chính.
Tạp chí kiểm toán.
Mục lục
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35722.doc