Vai trò của nhà nước trong nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa

đặt vấn đề Phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu đối với nước ta , một nhiệm vụ cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại , hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế . Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất , khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá . Và thực tiễn trong nhiều năm đổi mới đổi mới , nhờ phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , chúng ta đã bước đầu khai thác đư

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Vai trò của nhà nước trong nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc tiềm năng trong nước và thu hút được vốn , kỹ thuật , công nghệ của nước ngoài , giải phóng được năng lực sản xuất. Tuy nhiên , nền kinh tế thị trường của nước ta vẫn ở trình độ kém phát triển , bởi lẽ cơ sở vật chất của nó còn lạc hậu , thấp kém , nền kinh tế ít nhiều còn mang tính tự cung tự cấp , chưa hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước . Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta đã xác định rằng việc chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước là một vấn đề cấp thiết , quan trọng . Đây là nền kinh tế mới , khác biệt hẳn với nền kinh tế hiện vật trong trong thời kỳ thực hiện kế hoạch hoá tập trung , quan liêu , bao cấp . Và sự điều tiết nền kinh tế của nhà nước ta là vì lợi ích của nhân dân lao động, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội . Trên thực tế, vai trò kinh tế của nhà nước là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển của đất nước , nhà nước không những là chủ thể mà còn là khách thể, điều tiết chung nền kinh tế đồng thời tham gia vào các loại quan hệ khách nhau trong nền kinh tế .1 Chính vì vậy, việc nghiên cứu , phân tích , đánh giá vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là rất cấp thiết để từ đó thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế theo hướng tích cực , hạn chế được nhiều khiếm khuyết , đảm bảo công bằng xã hội . Chính vì thế nên em đã quyết định thưc hiện đề tài “Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” . Trong bài viết này , em đã thể hiện một số vấn đề lớn sau đây : - Tính tất yếu , khách quan vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế . - Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. - Mục tiêu , chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước . - Một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước ta hiện nay . GiảI quyết vấn đề A. Cơ sở lý luận : I . Vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế : 1.Nhà nước và chức năng kinh tế của nhà nước : Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị được sử dụng để duy trì trật tự xã hội sao cho phù hợp với lợi ích của nó . Chức năg ban đầu của nhà nước là quản lý hành chính bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như : - Quản lý lãnh thổ , thiết lập quan hệ bang giao với các nước láng giềng ( chức năng đối ngoại ) . - Quản lý trật tự xã hội , sắp xếp mối quan hệ giữa các cá nhân , giai cấp , các tầng lớp , các cộng đồng dân tộc sao cho phù hợp với ý chí của giai cấp đã sản sinh ra nó ( chức năng đối nội ) . Vào giai đoạn trước và đầu chủ nghĩa tư bản , nhà nước đã tách khỏi cơ chế vận hành của nền kinh tế , đứng bên ngoài cơ chế .Thị trường trở thành một quyền lực khách quan và độc lập đối với nhà nước trong hoạt động điều tiết kinh tế . Giữa thị trường và nhà nước có sự phân định rạch ròi về chức năng điều tiết kinh tế . Cho đến khi xuất hiện chủ nghĩa Mác – Lênin , vai trò của nhà nước mới thực sự có được những phân tích , đánh giá một cách đầy đủ , toàn diện từ hiện tượng đến bản chất . 2 . Các lý thuyết về vai trò kinh tế của nhà nước : Sự phát sinh các quan điểm về vai trò kinh tế của nhà nước bắt nguồn từ các học thuyết của trường phái trọng nông mà điển hình là học thuyết “ luật tự nhiên “ của F.Quesnay ( 1694-1774 ) , ông đã cho rằng trong xã hội , tính ngẫu nhiên không chiếm vị trí thống trị mà tính tất yếu , tính quy luật mới chiếm vị trí thống trị . Trong lý thuyết về “ luật tự nhiên “ ông thừa nhận vai trò tự do cá nhân và coi đó là luật tự nhiên của con người . Ông đòi có sự cạnh tranh tự do giữa những người sản xuất hàng hoá , và yếu tố không thể thiếu là quyền bất khả xâm phạm đối với sở hữu cá nhân . Sự phát triển của các quan điểm của trường phái cổ phải nhắc tới Adam Smith ( 1723 – 1790 ) một kinh tế gia nổi tiếng người Anh đã đưa ra thuyết “bàn tay vô hình” và “nhà nước không can thiệp” vào hoạt động của nền kinh tế . Ông cho rằng việc tổ chức nền kinh tế hàng hoá cần theo nguyên tắc tự do . Sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế là do các quy luật khách quan tự phát chi phối ; sự vận động của thị trường là do quan hệ cung – cầu và sự biến đổi tự phát của giá cả hàng hoá trên thị trường quyết định ; quan hệ giữa người với người là quan hệ lợi ích kinh tế . Để cho nền kinh tế phát triển lành mạnh , nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế thị trường . Tuy nhiên , vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX , những cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra thường xuyên đã chứng tỏ rằng “bàn tay vô hình” không thể đảm bảo những điều kiện ổn định cho nền kinh tế thị trường phát triển . Hơn nữa , trình độ xã hội hoá sản xuất phát triển ngày càng cao đã chỉ ra rằng : cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào quá trình hoạt động của nền kinh tế , điều tiết nền kinh tế . Nhà kinh tế người Anh John Meynard Keynes ( 1884 – 1946 ) đã đưa ra ký thuyết “nhà nước điều tiết kinh tế thị trường” . Theo Keynes , nhà nước can thiệp vào kinh tế cả ở tầm vĩ mô và vi mô . Tuy nhiên , tình trạng khủng hoảng , thất nghiệp , lạm phát vẫn xảy ra ngày càng trầm trọng . Điều này đã làm tăng làn sóng phê phán lý thuyết của Keynes và làm xuất hiện tư tưởng phối hợp “bàn tay vô hình” với nhà nước để điều chỉnh nền kinh tế thị trường . Nổi bật là quan điểm “kinh tế hỗn hợp” của Paul Samuelson một kinh tế gia người Mỹ , ông cho rằng điều hành một nền kinh tế không có cả chính phủ lẫn thị trường cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay . Cả hai bên thị trường và chính phủ đều có tính thiết yếu . Còn theo chủ nghĩa Mác-Lênin , nhà nước không những chỉ có vai trò quản lý kinh tế mà còn có vai trò điều tiết kinh tế ở tầm vĩ mô để đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế . Đối với bất kỳ một quốc gia nào đều nhất thiết phải có sự tham gia điều tiết của nhà nước . II . Vai trò kinh tế của nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . * Cơ chế thị trường và những ưu khuyết tật của cơ chế thị trường Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường so sự tác động của các quy luật vốn có của nó , nói cách khác cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau , tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố : giá cả , cung cầu , cạnh tranh ; trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền kinh tế thị trường . Cơ chế thị trường có những ưu điểm và tác dụng mà không có cơ chế nào hoàn toàn thay thế được , đó là : Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tư do của họ . - Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội . - Cơ chế thị trường kích thích sự đổi mới kỹ thuật , hợp lý hoá sản xuất . - Cơ chế thị trường thực hiện phân phối các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu . - Sự điều tiết của cơ chế thị trường mềm dẻo hơn sự điều chỉnh của cơ quan nhà nước và có khả năng thích nghi cao hơn trước những điều kiện kinh tế biến đổi , làm thích ứng kịp thời giữa sản xuất xã hội với nhu cầu xã hội . Tuy nhiên cơ chế thị trường cũng còn nhiều khuyết tật như : - Cơ chế thị trường chỉ thể hiện đầy đủ khi có sự kiểm soát của cạnh tranh hoàn hảo , khi xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo thì hiệu lực của cơ chế thị trường bị giảm . - Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lơị nhuận tối đa , vì vậy họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội , gây ô nhiễm môi trường sống của con người , do đó hiệu quả kinh tế xã hội không được đảm bảo . - Phân phối thu nhập không công bằng , có những mục tiêu xã hội dù cơ chế thị trường có hoạt động trôi chảy cũng không thể đạt được . - Một nền kinh tế do cơ chế thị trường thuần tuý điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm , khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ và thất nghiệp . - Có tính tự phát cao , có thể gây mất cân đối , tổn hại đến nền kinh tế . Tất cả khuyết tật của cơ chế thị trường chưa giảm chừng nào pháp luật chưa nghiêm minh , vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước chưa được tăng cường , vì vậy cơ chế thị trường không tồn tại một cách thuần tuý mà phải có sự can thiệp của nhà nước để sửa chữa những khuyết tật , thất bại của cơ chế thị trường và cơ chế thị trường mới đó được gọi là cơ chế thị trường hỗn hợp . ở nước ta , mầm mống của sự đổi mới nền kinh tế , đặc biệt là đổi mới về cơ chế quản lý ở nước ta xuất hiện từ đầu thập kỷ 80 . Song phải tới ĐH VI của Đảng (T12/1986) mới có những nhận thức mới và thay đổi các quan điểm , đó là: - Nền kinh tế với hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể đã dần dần chuyển sang nền kinh tế da thành phần . Các thành phần kinh tế đều được quyền bình đẳng trước pháp luật . - Nền kinh tế từ chỗ mang nặng tính chất tự nhiên hiện vật , tự cung , tự cấp đã từng bước chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá . Về hai vấn đề đã nêu , dự thảo chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của nước ta đến năm 2000 đã viết “ phát triển có kế hoạch nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là con đường dân chủ hoá đời sống kinh tế , giải phóng mọi tiềm năng , phát triển lực lượng sản xuất , mở rộng phân công lao động xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế . Đến đại hội VII , Đảng ta đã xác định rõ việc chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước . Việc chuyển đổi này là hoàn toàn đúng đắn , phù hợp với thực tế của nước ta , phù hợp với các quy luật kinh tế với xu thế của thời đại . B . Cơ sở thực tiễn : 1.Đặc trưng , bản chất và thực trạng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam : 1.1: Đặc trưng , bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam : Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam , một mặt vừa có những tính chất chung của kinh tế thị trường , đó là: - Các chủ thể kinh tế có tính độc lập , có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh . - Giá cả do thị trường quyết định , hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành , các lĩnh vực của nền kinh tế . - Nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị , quy luật cung cầu , quy luật cạnh tranh … Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế . - Nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua pháp luật kinh tế , kế hoạch hoá , các chính sách kinh tế . Mặt khác , kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta còn có những đặc trưng bản chất sau : Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường : mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là giải phóng sức sản xuất , động viên mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá , xây dung cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội , nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội , cải thiện từng bước đời sống nhân dân. - Nền kinh tế thị trường gồm 7thành phần , trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo , các thành phần tồn tại một cách khách quan và là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội . Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đó mới khai thác được các nguồn lực , nâng cao hiệu quả kinh tế và phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế đê xây dung chủ nghĩa xã hội . - Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu . - Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hôi chủ nghĩa . - Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chut nghĩa là nền kinh tế mở , hội nhập : Phát triển kinh tế mở , hội nhập là tất yếu đối với nước ta để thu hút vốn , kỹ thuật , công nghệ hiện đại , kinh nghiệm quản lý . Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương , đa dạng hoá hình thức đối ngoại , gắn thị trường trong nước với khu vục và quốc tế . 1.2:Thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam : - Trình độ phát triển kinh tế thị trường ở nước ta còn ở giai đoạn sơ khai , thấp kém , do : + Cơ sở vật chất – kỹ thuật còn thấp kém , nước ta đang ở trinh độ công nghệ lạc hậu 2/7 của thế giới , thiết bị máy móc lạc hậu 2-3 thế hệ , lao động thủ công vẫn chiếm tỷ trọng lớn . Do đó , năng suất , chất lượng , hiệu quả sản xuất còn thấp so với khu vực và trên thế giới . + Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông , bến cảng , hệ thống thông tin liên lạc .. còn lạc hậu , kém phát triển . + Phân công lao động kém phát triển , dịch chuyển cơ cấu kinh tế chậm , chưa thoát khỏi kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ . + Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài còn rất yếu . - Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đồng bộ : + Thị trường hàng hoá dịch vụ : đã hình thành nhưng còn hạn hẹp , còn nhiều hiện tượng tiêu cực gây rối loạn thị trường . + Thị trường hàng hoá sức lao động : mới ra đời nhưng đã bộc lộ những yếu kém , thừa về mặt số lượng mà thiếu về mặt chất lượng . + Thị trường tiền tệ , vốn : có nhiều tiến bộ nhưng còn trắc trở + Thị trường chứng khoán : đã ra đời nhưng chưa có nhiều hàng hóa để mua bán , đặc biệt là các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện để tham gia thị trường này . - Có nhiều thành phần tham gia kinh tế nên nền kinh tế tồn tại nhiều loại hình sản xuất hàng hoá và chúng đan xen với nhau nhưng sản xuất nhỏ vẫn là chủ yếu . - Sự hình thành thị trường trong nước gắn với mở rộng kinh tế đối ngoại , hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới trong hoàn cảnh trình độ phát triển kinh tế , kỹ thuật nước ta còn thấp rất xa so với hầu hết nước khác. - Quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội nói chung còn yếu kém , Đại hội Đảng VII có nói : “ hệ thống pháp luật , cơ chế chính sách chưa đồng bộ , nhất quán , thực hiện chưa nghiêm túc” Chính vì thế , Đảng và nhà nước ta cần phải nâng cao vai trò của mình hơn nữa , hỗ trợ và tạo điều kiện cho thị trường phát triển , xử lý hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế cùng với thực hiện các chính sách xã hội . 2. Mục tiêu , chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước Việt Nam : 2.1 . Vai trò và chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam a . Vai trò kinh tế của nhà nước : Nhà nước Việt Nam muốn quản lý nền kinh tế thị trường có hiệu quả trước hết cũng phải dựa trên yêu cầu khách quan của các quy luật kinh tế thị trường . Và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản quản lý nền kinh tế thị trường nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng , dân chủ , văn minh ; đảm bảo cho mọi người có cuộc sống ấm no , tự do , hạnh phúc . Việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường là hoàn toàn cần thiết , tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì kinh tế thị trường cũng có nhiều mặt hạn chế , khuyết điểm . Nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế tiêu cực , Nhà nước cần làm tốt vai trò quản lý và điều tiết của mình . Sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế thị trường thông qua việc xây dựng các hình thức sở hữu nhà nước , các chương trình khuyến khích đầu tư và tiêu dùng cùng với việc sử dụng các công cụ kinh tế như tài chính tín dụng tiền tệ... để điều tiết nền kinh tế. Sự phối hợp giữa Chính phủ và thị trường trong một nền kinh tế hỗn hợp nhằm bảo đảm sự phát triển có hiệu quả với mức tăng trưởng kinh tế nhanh. Mặt khác nếu để nền kinh tế thị trường tự do hoạt động không có sự kiểm soát của nhà nước thì sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả . Thị trường tự do hoạt động, giá cả theo thị trường leo thang, sản xuất tràn lan gây nên một sự lãng phí rất lớn các nhà sản xuất chạy theo những ngành mang lại lợi nhuận cao như ma tuý, buôn lậu làm hàng giả, kinh doanh văn hoá đồi trụy… Đó là chưa kể tới tình trạng lạm phát và thất nghiệp cũng từ đó mà gia tăng không cách gì kiềm chế được. Thị trường tự do hoạt động chính là quan điểm kinh tế của trường phái cổ điển nhưng quan điểm này là hoàn toàn sai lầm và đã gây ra những biến động lớn tiêu cực tới nền kinh tế các nước trong thời kỳ đó. Thực tế trong những thập kỷ gần đây cho thấy nền kinh tế thị trường luôn luôn trải qua các giai đoạn phồn vinh và đình trệ. Mới đây kinh tế Thái Lan đã bị khủng hoảng nặng. Cuộc khủng hoảng này đã lây sang các nước Inđônêsia, Hàn Quốc... và đã kéo nền kinh tế nước này chậm xuống 30 năm. Đó là chưa kể đến tình hình thế giới vào những năm 20, 30 của thế kỷ này. Nước Anh từ năm 1921 đã lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc kéo dài tới 20 năm. Cuộc khủng hoảng kinh tế này sau đó lan sang tất cả các nước TBCN khác. Thất nghiệp tăng nhanh ở mức cao, suy thoái kéo dài và không có dấu hiệu gì chứng tỏ sẽ chấm dứt. Đứng trước vấn đề khó khăn đó các nhà kinh tế đều khẳng định rằng muốn khắc phục các hiện tượng trên thì Nhà nước cần phải can thiệp sâu hơn vào nền kinh tế. Thiếu vai trò kinh tế của Nhà nước, nền kinh tế không tài nào phát triển được. Nhà nước có vai trò to lớn như vậy nhưng thực tế vai trò kinh tế của Nhà nước mới chỉ được thừa nhận cách đây gần 60 năm kể từ sau cuộc đại suy thoái 1929 - 1933. Đối với nước ta nhìn nhận kinh nghiệm của thế giới và các kinh nghiệm trong khu vực từ đó mà phát triển tạo ra hướng đi đúng đắn nhất. Kinh nghiệm các nước láng giềng - các nước công nghệ mới phát triển nghiên cứu cho thấy mặc dù nòng cốt của nền kinh tế hàng hoá ỏ các quốc gia đó chủ yếu là các xí nghiệp tư nhân của người bản xứ và người nước ngoài nhưng vai trò can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế rất được chú trọng và đóng vai trò trong việc hướng dẫn nền kinh tế phát triển thông qua các kế hoạch trung hạn và dài hạn. ở Nam Triều Tiên, Đài Loan, Xingapo... Nhà nước thể hiện hướng dẫn đầu tư bằng việc trợ cấp cho khu vực các nền kinh tế mũi nhọn và chú trọng nền kinh tế quốc doanh. Nhà nước tạo điều kiện cho các xí nghiệp này được tự do cạnh tranh trên thị trường. ở Thuỵ điển có đến 41% lao động trong khu vực kinh tế quốc doanh và quan điểm của Nhật là sự cân bằng giữa tự do kinh tế và can thiệp của Nhà nước. Có một điểm chung giữa những quốc gia này là đều đã và đang rất phát triển nhờ con đường kinh tế đúng đắn của họ. Vai trò kinh tế của mỗi quốc gia được thể hiện là khác nhau nhưng tựu chung lại đó chính là nguồn gốc của sự phát triển kinh tế và là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. b. Chức năng kinh tế của nhà nước : Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta có những chức năng kinh tế sau đây : - Nhà nước đảm bảo sự ổn định chính trị , kinh tế xã hội và thiết lập khuôn khổ luật pháp để tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế , vì ổn định chính trị , xã hội là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế . - Nhà nước định hướng cho sự phát triển kinh tế và thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế để đảm bảo cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng ổn định . Nhà nước xây dưng các chiến lược và quy hoạch phát triển , trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế . - Nhà nước bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả . Các doanh nghiệp vì lợi ích hẹp hòi của mình có thể lạm dụng tài uyên của xã hội , nggây ô nhiễm môi trường sống của con người . Vì vậy nhà nước phải thực hiện những biện pháp nhằm ngăn chặn những tác động bên ngoài để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội , bảo vệ cạnh tranh và chống độc quyền . - Nhà nước cần hạn chế , khắc phục các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, thực hiện công bằng xã hội . Nhà nước thực hiện phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng , thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân , với tiến bộ và công bằng xã hội . Bên cạnh đó , nội dung chủ yếu quản lý kinh tế của Nhà nước ta bao gồm: - Quyết định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội : để xây dung chiến lược đúng , có căn cứ khoa học , cần phân tích đúng thực trạng kinh tế –xã hội , xác định rõ mục tiêu phát triển , lựa chọn phương án tối ưu . Muốn vậy cần thực hiện dân chủ hoá , khoa học hoá , thể chế hoá quyết sách . - Kế hoạch : xác định mục tiêu dài hạn , trung hạn và ngắn hạn , nêu ra các biện pháp và phương thức thực hiện các mục tiêu đó . - Tổ chức : bao gồm việc bố trí hợp lý cơ cấu , xác định rõ chức năng , quyền hạn , trách nhiệm của các tổ chức và dựa vào yêu cầu cụ thể của các cơ cấu để lựa chọn và bố trí cán bộ thích hợp . - Chỉ huy và phối hợp : để có thể chỉ huy nền kinh tế phải có cơ quan quản lý thống nhất , cơ quan đó có quyền lực , có đầy đủ thông tin về các mặt để điều hoà , phối hợp các mặt hoạt động của nền sản xuất xã hội , giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh để đảm bảo cân bằng tổng thể của nền kinh tế . - Khuyến khích và trừng phạt : cần có chế độ thưởng phạt rõ ràng , hoạt động theo định hướng của kế hoạch . Việc hoạch định và thể hiện các chính sách xã hội, các chương trình điều tiết thu nhập đảm bảo sự thống nhất hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Việc hoạch định, xác lập kế hoạch hoá của Nhà nước trong nền kinh tế có những tác dụng sau: - Đề ra mục tiêu và những trật tự cho các chính sách kinh tế. - Phát hiện ra những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục sửa chữa đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động một cách thông suốt. - Định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nói tóm lại, Nhà nước có chức năng kinh tế rất lớn, điều hành quản lý ở tầm vĩ mô nhưng đối với từng nước thì các chức năng đó thể hiện công dụng một cách khác nhau tuỳ thuộc vào chế độ kinh tế của từng nước, tuỳ thuộc sự phát triển kinh tế của nước đó ra sao mà sử dụng cho phù hợp. 2.2 : Các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam : Để thể hiện một cách triệt để các chức năng của Nhà nước thì đòi hỏi Nhà nước phải có hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Hệ thống công cụ đó bao gồm hệ thống luật pháp, các chính sách kinh tế (chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, chính sách tín dụng...) và các kế hoạch nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển có hiệu quả. a. Hệ thống pháp luật : Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật đặc biệt là luật kinh tế nhằm tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho sản xuất kinh doanh, duy trì được kỷ cương trật tư về kinh tế và xã hội, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo quy định của luật pháp. - Pháp luật là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước , nó tạo ra môi trường tự do kinh doanh tự do cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp bởi vì nhờ có pháp luật mà các doanh nghiệp biết mình phải làm những gì và những gì mình được làm. Trên cơ sở những điều pháp luật cho phép thì được pháp luật bảo hộ quyền tự do, bảo vệ lợi ích và ngoài những điều luật pháp nghiêm cấm thì các doanh nghiệp có quyền được làm tất cả những gì mà khả năng của họ cho phép. Ngược lại nêú vượt quá giới hạn thì sẽ bị pháp luật cưỡng chế. Pháp luật là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế một cách gián tiếp, điều khiển các hoạt động của các doanh nghiệp đi đúng hướng đúng pháp luật. Như vậy Nhà nước dùng pháp luật để tác động tích cực đến đời sống kinh tế, chi phối mạnh mẽ các quan hệ kinh tế. Thực tiễn quá trình phát triển lịch sử đã cho thấy không ít trường hợp pháp luật đóng vai trò là người dẫn đường cho các quá trình kinh tế, khai phá những lộ trình mới cho kinh tế phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên cũng không ít trường hợp do sự khắt khe chặt chẽ của pháp luật hay do sự pháp luật lạc hậu chậm đổi mới mà pháp luật trở thành lực cản kìm hãm sự phát triển của kinh tế. Thực ra pháp luật không đóng vai trò quyết định tới sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế và ngược lại sự tăng trưởng kinh tế hoàn toàn không phụ thuộc vào bản thân luật pháp mà cái chính là phụ thuộc vào khả năng của Nhà nước trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thể hiện pháp luật ở từng mô hình kinh tế cụ thể. Pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của nhà nước . b . Kế hoạch hoá : Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kế hoạch kết hợp với thị trường . Kế hoạch và thị trường là hai công cụ quản lý của nhà nước , chúng được kết hợp chặt chẽ với nhau . Sự điều tiết của thị trường là cơ sở phân phối các nguồn lực , còn kế hoạch khắc phục tính tự phát của thị trường , làm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng của kế hoạch . c. Lực lượng kinh tế của nhà nước : Nhà nước quản lý nền kinh tế không chỉ bằng công cụ pháp luật , kế hoạch hoá mà còn bằng lực lượng kinh tế của tập thể để chúng dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế , hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa , thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh , bền vững . d. Chính sách tài chính và tiền tệ : * Chính sách tài chính trong cơ chế thị trường việc phân phối tài chính được thể hiện trên thị trường theo các các qui luật của thị trường thậm chí còn tồn tại thị trường tài chính mà ở đó diễn ra hoạt động trao đổi mua bán đáp ứng quan hệ cung - cầu về nguồn lực tài chính. Hoạt động tài chính càng trở nên phong phú đa dạng tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội. Chính sách tài chính là một trong những công cụ quản lý vĩ mô chủ yếu của Nhà nước có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình thể hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng. - Nhà nước sử dụng chính sách tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một định hướng cơ bản để xác định nền tài chính quốc gia lành mạnh vững chắc. Sự cân bằng ngân sách Nhà nước chủ yếu dựa vào tăng trưởng kinh tế vì vậy để nguồn tài chính không bị thâm hụt thì Nhà nước phải tăng cường quản lý bằng pháp luật, kế hoạch và chính sách . * Chính sách tiền tệ: chính sách tiền tệ là một trong những chính sách lớn của Nhà nước, là công cụ sắc bén để quản lý nền kinh tế thị trường, vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ được thể hiện. Nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ để điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội . Nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ kết hợp chính sách tài chính thể hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tức là đẩy lùi lạm phát kìm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái giá trị tiền trong nước tạo môi trường ổn định cho tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao về bền vững. e.Các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại : Để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại , nhà nước sử dụng nhiều công cụ , trong đó chủ yếu là thuế xuất – nhập khẩu , bảo đảm tín dụng xuất khẩu , trợ cấp xuất khẩu . Thông qua đó , nhà nước khuyến khích xuất khẩu , nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của nước ta , giữ vững được độc lập , chủ quyền , bảo vệ lợi ích quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế . Có thể nói, kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Kế hoạch có đúng có hiệu quả thì nền kinh tế thông qua đó mà có điều kiện để phát huy những mặt tích cực. Thực tế cho thấy các nước trên thế giới và cả Việt Nam ta khi bước vào xây dựng nền kinh tế đều đưa ra những kế hoạch nhằm định hướng cho các hoạt động kinh tế trong tương lai. Kế hoạch đó có thể là ngắn hạn trung hạn hay dài hạn, 5 năm, 10 năm 20 năm hoặc có thể dài hơn. 3.Một số giải pháp nâng cao vai trò kinh tế nhà nước ta hiện nay : * Nhà nước phải xây dung các chương trình , kế hoạch phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta theo các mục tiêu mong muốn . Để thực hiện được thì nhà nước cần phải có : - Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội dài hạn . - Kế hoạch hoá định hướng : kế hoạch hoá không chỉ là giao chỉ tiêu thực hiện mà còn là điều phối sự thực hiện theo dự án * Tạo môi trường thuận lợi cho nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần phát triển . * Phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng , hiệu quả tạo ra động lực của sản xuất . Để giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập cần thiết phải xây dựng lại hệ thống thuế để điều tiết một phần thu nhập của lớp người giàu có , đồng thời giúp đỡ những người nghèo có cơ hội trở thành giàu có . Hình thành nên các quỹ trợ cấp bảo hiểm từ nguồn vốn ngân sách và từ nguồn vốn huy động của dân để giúp đỡ cho những người tạm thời thất nghiệp , những người già yếu … *Trong quá trình thực hiện mục tiêu định hướng của các chương trình dài hạn vẫn hay xảy ra những “cú sốc” làm chệch mục tiêu , lúc đó , nhà nước cần phải sử dụng những công cụ như lãi suất , thuế … để làm giảm những chấn động đó . * Quản lý tài sản quốc gia , phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý . KếT LUậN 1.Kết luận chung : Từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung mang nặng tính hiện vật , tự cung tự cấp vận hành theo cơ chế chỉ huy chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước nền kinh tế phải trải qua thời ký quá độ . Trong điều kiện đó , vai trò của nhà nước là cực kỳ quan trọng để rút ngắn chặng đường lịch sử hàng trăm năm trong khoảng thời gian một vài chục năm . Thông qua vai trò quản lý điều hành nền kinh tế của Nhà nước sẽ tạo ra cho nền kinh tế nước ta một trình độ phát triển mới tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cải thiện nâng cao đời sống vật chất đời sống tinh thần của nhân dân. Hơn 10 năm đổi mới chuyển đổi từ nền kinh tế đã đem lại cho Việt Nam những thành tựu to lớn cực kỳ quan trọng. Đó chính là mốc mới trong sự phát triển tư tưởng của Đảng. Từ đại hội 6 năm 1986 Đảng ta đã khởi xướng quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo KTTT định hướng XHCN phải có sự quản lý của Nhà nước. Tư tưởng đại hội 7 (1991) lại một lần nữa nhấn mạnh quá trình chuyển đổi là cần thiết và vai trò kinh tế của Nhà nước là yếu tố quyết định tới sự phát triển nền kinh tế. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta cần có những chính sách giải pháp nhằm phát huy nâng cao hơn nữa những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường và hạn chế tối đa mặt tiêu cực. Đồng thời Nhà nư._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docU0036.doc