Vai trò của Lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội & sự vận dụng của Đảng vào quá trình phát triển Lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay

Tài liệu Vai trò của Lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội & sự vận dụng của Đảng vào quá trình phát triển Lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay: LỜI MỞ ĐẦU Quá trình phát triển của lịch sử loài người gắn liền với các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, hình thái kinh tế xã hội sau phát triển hơn hình thái kinh tế xã hội trước.Trong đó phải kể đến vai trò của lực lượng sản xuất.Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kĩ thuật cho mỗi hình thái kinh tế xã hội.Hình thái kinh tế xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau.Suy đến cùng, sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của c... Ebook Vai trò của Lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội & sự vận dụng của Đảng vào quá trình phát triển Lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vai trò của Lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội & sự vận dụng của Đảng vào quá trình phát triển Lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác hình thái kinh tế xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội do vậy việc xây duengj cơ sở vật chất kĩ thuật là một vấn đề tất yếu và cần thiết.Việc xây dựng đó phải gắn liền với quá trình phát triển lực lượng sản xuất trong mối quan hệ với quan hệ sản xuất.Đó là quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình đọ phát triển của lực lượng sản xuất. Với những nhận định đúng đắn đó Đảng ta đã xác định gắn liền quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước với quá trình phát triển lực lượng sản xuất.Như trong nghị quyết cảu đại hội Đảng IX đã đề ra đường lối kinh tế của nước ta là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ ngoại lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững…”Nhận thấy được tầm quan trọng của lực lượng sản xuất nói chung và vai trò đặc biệt của của nó đối với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta nên em đã chọn đề tài: “Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội và sự vận dụng của Đảng vào quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay” làm đề tài cho bài ti ểuluận của mình. Do thời gian và trình độ có hạn nên bài làm của em không thể tránh khỏi những sai sot vì vậy em mong nhận được sự góp ý của thầy Em xin chân thành cảm ơn thầy. PHẦN I: LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1. Những lý luận chung về lực lượng sản xuất 1.1 Khái niệm về lượng sản xuất Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ của con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất.Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất.Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động kết hợp v ớinhau tạo thành lực lượng sản xuất. 1.2 Các bộ phận cấu thành lượng sản xuất Lực lượng sản xuất được cấu thành bởi hai bộ phận đó là người lao động và tư liệu sản xuất.Trong đó: - Người lao động là chủ thể, là lực lượng sản xuất cơ bản, quuyeets định của xã hội. Song để trở thành lực lượng sản xuất thì người lao động phải có những điều kiện như sau: + Khả năng lao động: có thể lao động chân tay hoặc trí óc. + Nhu cầu lao động: chủ thể đó phải có nhu cầu lao động, lao động một cách tự nguyện. + Phải tham gia trực tiếp vào quá trình lao động: chủ thể đó phải là người trực tiếp tham gia vào quá trình lao động với một tinh thần trách nhiệm kỷ luật cao. - Tư liệu sản xuất: trong đó bao gồm tư liệu lao đọng và đối tượng lao đọng. + Tư liệu lao đọng là một vật hay một hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người vào đối tượng lao động nhằm biến đối tượng lao động theo mục đich của mình. + Đối tượng lao đọng là một bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác đọng vào nhăm biến hình thái tự nhiên của nó cho phù hợp với mục đích của con người. Đối tượng lao động gồm có hai loại:loại có sẵn trong tự nhiên và loại đã trải qua lao động của con người Ranh giới giữa tư liệu lao động và đối tượng la động chỉ có ý nghĩa tương đối. Một vật nào đó là đối tượng lao động hay tư liệu lao động tùy thuộc vào mục đích sử dụng của nó trong quá trình con người sử dụng nó vào quá trình sản xuất.Đặc biệt khi ngày nay khoa học đã rất phát triển thì nó trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp và đóng vai trò quan trọng. 1.3 Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất Giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có một mối quan hệ chặt thống nhất và biện chứng.Trong mối quan hệ này thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định quan hệ sản xuất. - Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi có quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp này được biểu hiện là sự kết hợp một cách đồng bộ nhịp nhàng có hiệu quả giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất, các yếu tố của quan hệ sản xuất, và các yếu tố giữa quan hệ sản xuất cà lực lượng sản xuất. - Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở nên không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.Khi đó quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.Yêu cầu khách quan đặt ra của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mới, thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng lực lượng sản xuất có vai trò quan trọng trong phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất đóng vai trò như nôi dung còn quan hệ sản xuất đóng vai trò như là hình thức, do đó hình thức phải luôn phải thay đổi theo nội dung. Ngược lại quan hệ sản xuất cũng có tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất.Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.Ngược lại nếu quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc tiên tiến hơn lực lượng sản xuất thì sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. 2. Vai trò của lực lượng sản xuất đối với xã hội 2.1 Vai trò trong sản xuất Con người muốn tồn tại được thì cần phải có những yếu tố cơ bản như ăn, ở, uống…muốn vậy con người cần sản xuất vật chất.Tuy vậy muốn sản xuất ra của cải vật chất thì yếu tố cơ bản và tiền đề quan trọng chính là l ựclượng sản xuất.Sản xuất vật chất không ngừng phát triển.Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sư biến đổi, phát triển của mọi mặt đời sống, quyết định sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao, do đó lực lượng sản xuất trở nên có ý nghĩa và thực sự quan trọng. Lực lượng sản xuất là một bộ phận cấu thành phương thức sản xuất, là nền tảng, là cơ sở, là tiền đề của sản xuất. Vì nếu không có công cụ lao động thì con người không thể sản xuất ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu của con người. 2.2 Vai trò của lực lượng sản xuất đối với xã hội Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự phân công lao động xã hội và năng xuất lao động xã hội tăng và do đó sản ph ẩmsản xuấtra đã có dư thừa. Sự dư thùa đó là một nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chế độ tư hữu và xuất hiện giai cấp trong xã hội.Như vậy nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp trong xã hội chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là một bộ phận cấu thành của phượng thức sản xuất, mà phương thức sản xuất là một bộ phận của hình thái kinh tế xã hội.Sự thay thế hinh thái kinh tế xã hội này bằng hình thái kinh tế xã hội khác tiến bộ hơn đánh dấu một bước phát triển mới của xã hội.Như vậy sự phát triển của lực lượng sản xuất góp phần vào việc hình thành nên một chế độ xã hội mới. Tóm lại lực lượng sản xuất đóng một vai trò quan trọng đối với sản xuất xã hội và quá trình phát triển của lịch sử loài người.Do vậy vấn đề phát triển lực lượng sản xuất cần được coi trọng và đề cao trong mọi thời kỳ phát triển của xã hội. PHẦN II:SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Có thể nói quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay gắn liền với quá trình tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.Đảng ta đã xác định quá trình phát triển lực lượng sản xuất chính là quá trình tiến hành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển lực lượng sản xuất tới một trình độ cao. 1.Những khái niệm cơ bản về công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) Công nghiệp hóa là hình thức tổ chức có tính khách quan đối với mọi quốc gia khi phát triển lực lượng sản xuất chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp.Song các quốc gia có quan điểm chiến lược và lộ trình công nghiệp hóa khác nhau.Nước ta là một nước nghèo có điểm xuất phát thấp do đó vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là một vấn đề cấp bách và hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay.Đảng và nhà nước ta đã đặt ra vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn kiền với quá trình phát triển lực lượng sản xuất trông các kỳ đại hội Đảng.Xuất phát từ đại hội Đảng VII vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với quá trình phát triển lực lượng sản xuất đã được đặt ra, qua thời gian lý luận và thực tiễn vấn đề này ngày càng được hoàn thiện. 1.1 Khái niệm về công nghiệp hóa hiện đại hóa Để làm rõ quan niệm về công nghiệp hóa hiện đại hóa hội nghị trung ương bảy khóa VII đã nêu ra khái niệm như sau: “Công nghiệp hóa hiện đại hóa lad quá trình chuyển đổi căn bản hoàn thiện, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phượng tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại,dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra năng suất lao động cao”.Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và lực lượng sản xuất thì quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng tiến bộ phù hợp với từng thời kì phát triển.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của đảng đã chỉ ra: “Con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước của nước ta còn có thể rút ngắn thời gian,vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt.Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngáy càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức.Phát huy nguồn lực trí tuệ và cức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa”.Như vậy ta có thể nhận thấy rằng trong quan niệm của Đảng và nhà nước ta thì vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa luôn đi song song với việc phát triển lực lượng sản suất.Từ năm 1996 nước ta đã chuyển sang gia đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và phấn đấu tới năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp.Đó vừa là một thách thức vừa là một động lực đối với nước ta.Muốn thực hiện được điều đó thì ngay từ bây giờ phải có những chiến lược phát triển lực lượng sản xuất một cách khoa học và phù hợp với điều kiện phát triển của nước ta. 1.2 Đặc điểm của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay 1.2.1 Những khó khăn Cở sở vật chất kỹ thuật: Xuất phát từ một nước có điểm xuất phát thấp do chịu nhiều tác động của khác quan cũng như cheủ quan.Với một nền kinh tế còn kém phát triển do cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghéo nàn, công nghệ còn lạc hậu không theo kịp với trình độ phát triển chung của khu vực và thế giới. Người lao động: Không những thế kỹ năng, tay nghề và trình độ của đội ngũ người lao động còn kém, khả khả năng vận dụng khoa học công nghrrj vào sản xuất còn gặp nhiều hạn chế và khó khăn.Hơn nữa thị trường lao động phát triển chậm, tỉ lệ thất nghiệp còn cao, chưa khai thác hết nguồn năng lực về lao động. Khoa học công nghệ:mặc dù đã có nhiều thành tựu nhưng nhìn chung còn chưa phát triển theo kịp với trình độ của khu cực cà thế giới. Tóm lại thì việc phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta nói chung còn nhiều vấn đề bất cập chưa phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa do đó đây là vấn đề cần được quan tâm không những của ngành kinh tế mà là của tất cả các ngành trong xã hội mang tầm quốc gia.Tuy vậy bên cạnh những khó khăn thì nước ta v ẫncó nhữn thuận lợi đáng kể về mọi mặt đặc bệt là lực lượng sản xuất. 1.2.2 Những thuận lợi Về những tài nguyên thiên nhiên:nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm tài nguyên về đất đai, về rừng , về biển..đây là nguồn tài nguyên mà không phải quốc gia nào cũng có.Chính vì vậy chúng ta phải phát huy một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên này trong giới hạn cho phép, tránh việc khai thác nguồn tài nguyên một cách bất hợp lý dẫn tới các nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng. Về nguồn nhân lực: nước ta là một nước có dân sô đông và trẻ do vậy nước ta có một nguồn lực về lao động dồi dào.Đó là những người lao động có sức khỏe mang bản chất cần cù chịu khó, thông minh và và sáng tạo.Đó là một lợi thế so sánh quan trọng của nước ta. 2. Những kết quả đạt được của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa trong mối quan hệ với lực lương sản xuất. Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới và hơn mười năm thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nước ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực.Trong đó phải kể đến những thành tựu đã đạt được trong mối quan hệ với quan hệ sản xuất.Kết quả đó được thể hiện ở các tiêu chí về tăng trưởng kinh tế, tiêu chí về chuyển dịch cơ cấu lao động, tiêu chí về phát triển các ngành có kỹ thuật cao tăng cường các ngành có sử dụng khoa học công nghệ.Với mục tiêu tăng trưởng ổn định và phát triển bền vững đi đôi với công bằng xã hội dân chủ văn minh.Những thành tựu này phải kể đến nhiều yếu tố trong đó việc phát triển lực lượng sản xuất là một trong những yếu tố then chốt.Đó là việc nâng cao chất lượng người lao động, việc áp dụng khoa h ọc kỹ thuật vào sản xuất, tận dụng và phát huy một cách có hiệu quả các nguồn nội lực tài nguyên thiên nhiên.Những thành tựu đó phải kể đến là: 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ổn định trong nhiều năm - Thời kỳ 1991 – 1995 tốc đọ tăgn trưởng bình quân đạt 8,2%/năm, thời kỳ 1996 – 2000 tăng 7%/năm. - Trong mười năm từ 1990 – 2000 GDP tăng 2,07 lần, GDP bình quân đầu người tăng 1,8 lần. - Tốc độ tăng trưởng năm 2001 đat 6,89%, năm 2002 đạt 7,08%, năm 2003 đạt 7,34%, năm 2004 đạt 7,7%, năm 2005 đạt 8,43%. - Tính trung bình trong vòng 4 năm 2001 – 2004 mức tăng GDP bình quân đạt 7,25%. 2.1 Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với việc phát triển lực lượng sản xuất còn được thể hiện ở chỗ cở cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại đó là chuyển dich cơ cấu theo hướng phát triển các ngành công nghiệp, các ngành dịch vụ, và các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao.Kết quả đạt được còn thể hiện ở các kết quả đạt được về công nghiệp trong thời gian qua: - Giá trị sản phẩm công nghiệp giai đoạn 1999 – 2000 tăng bình quân là 13,7%/năm và bình quân trong 4 năm 2001 – 2004 là 15,5%/năm.Cụ thẻ là năm 2002 là 14,8%, năm 2003 là 16,8%, năm 2004 là 16%. - Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp năm 2000 tăng gấp 8 lần so với năm 1990, năm 2002 giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu vẫn đạt 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. - Các ngành trong việc khai thác nguồn tai nguyên thinên nhiên tăng rõ rệt.Vd: ngành dầu thô, sản lượng năm 2000 tăng 6,2 lần so với năm 1990,trong 4 năm từ 2001 – 2004 có mức tăng 5,4%/năm.Than sạch năm 2001 đã vượt ngưỡng 10 triệu tấn, năm 2003 đạt 16,5 triệu tấn than sạch - Các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao đạt tốc độ tăng trưởng cao như các ngành điện tử, lắp ráp ôtô, xe máy, sản xuất cấu iđện kim loại tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng xuất khẩu cao. - Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp còn được thể hiện ở tỷ trọng trong các ngành kinh tế quốc dân.Năm 2003 chiếm tỉ trọng 33,4%,năm 2004 ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng 34%,năm 2005 ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng 34,7% trong ngành kinh tế. - Cùng với sự chuyển dich về cơ cấu kinh tế thì quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa còn gắn liến với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng số lao động làm việc trong các ngành công nghiệp xây dựng và dich vụ, các ngành kỹ thuật tăng lên.Tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành kĩ thuật tăng tương ứng từ 13,1% đến 17,9%, tương tự của ngành dịch vụ tăng từ 21,8% đến 25,3%. - Cơ cấu vốn chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa tỷ trọng vốn đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp xây dựng trong thời gian từ 2000 – 2004 tăng từ 39,2% tăng lên 41,4%, ngành dịch tăng tương ứng từ 47% lên 50,1%. - Tỷ trọng các doanh nghiệp có sử dụng công nghệ cao đã tăng tính đến năm 2004 chiếm 20,6%. 3. Sự phát triển về mặt kinh tế đã góp phần vào việc cải thiện đời sống nhân dân về tất cả mọi mặt vật chất cũng như tinh thần. Với việc thực hiện mục tiêu phát triển xã hội bảo đảm sự công bằng xã hội về mặt này Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực.Được thể hiện rõ nhất ở chỉ số HDI. -Chỉ số HDI của Việt Nam đã liên tục tăng liên tục trong nhiều năm: năm 1985 mới đạt 0.582;năm 1990 đạt 0.603;năm 2002 đạt 0.686;năm 2003 đạt 0.691. -Xếp hạn HDI của nước ta trong nước và vùng lãnh thổ đã tăng lên: từ năm 1995 đến năm 2003,trong khu vực ASEAN đã tăng từ thứ 7 lên thứ 6,ở châu á lên thứ 28 trên thế giới là thứ 108 so với 125. -Thứ bậc về HDI đã cao hơn thứ bậc về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương. Như vậy nhận thấy quá trình công ngiệp hóa ở nước ta từ khi bắt đầu thực hiện cho đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể,những thành tựu đó gắn liền với quá trình phát triển lực lượng sản xuất .Điều đó càng them khẳng định chủ trương về CNH-HDH trong quá trình đổi mới đất nước ta là hoàn toàn đúng đắn .Và thực tế đã chứng minh rằng việc phát triển lực lượng sản xuất chính là tiền đề nền tảng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa nói chung và ứng dụng vào quá trình CNH-HDH ở nước ta nói riêng.Như đại hội Đảng IX đã nhận định rằng “Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất,phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất cảu chủ nghĩa xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.Phát triển sản xuất gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu ,quản lý và phân phối”.Mặc dù đã đạt được những thành tựu trên tất cả các mặt song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế,yếu kém và khó khăn và cần phải có những gi ải pháp nâng cao lực lượng sản xuất phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 4 Những bài học kinh nghiệm Trên thế giới đã có rất nhiều nước tiền hành phát triển lực lượng sản xuất thành công để phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến.Và kinh nghiệm của các nước đi trước là rất cần thiết cho quá trình phát triển lực lượng sản xuất của nước ta trong giai đoạn này. 4.1 Nhật Bản Nhật bản là một nước có rất nhiều điều kiện giống với nước ta hiện nay trong thời kì đầu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất.Trong các giai đoạn của quá trình phát triển lực lượng sản xuất thì giai đoạn mà khiến mọi người nhắc đến Nhật Bản chính là giai đoạn phát triển “thần kì” của Nhật Bản(1952 – 1973) 4.1.1 Những thành tựu. - Tốc độ phát triển GDP trung bình tăng 9,8%/năm, là cường quốc kinh tế thứ hai thế giới. - Công nghiệp: Sản lượng công nghiệp từ 1950 – 1960 tăng 15,9%/năm,năm 1961 – 1969 tăng 13,5%/năm, năm 1964 Nhật Bản đứng thứ hai thế giới về mặt hàng điện tử,năm 1969 Nhật Bản đứng đầu các nước tư bản về công nghiệp đóng tàu - Nông nghiệp: Đã cơ khí hóa và trang bị máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại. - Giao thông vận tải: Đầu thập niên 70, Nhật Bản đứng đầu các nước tư bản về vận tải biển. - Ngoại thương:Tăng nhanh qua cá năm, năm 1968 Nhật Bản đứng thứ 7 thế giới về ngoại thương, năm 1970 đứng thứ hai thế giới. 4.1.2 Nguyên nhân: * Vai trò của con người:Người Nhật rất chú trộng đào tạo cán bộ công nhân lành nghề có đủ khả năng để nắm bắt và sử dụng những công nghệ mới. * Duy trì tích lũy vốn cao và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. - Tích lũy vốn: Nhật Bản tich kũy vốn bằng cách giảm chi tiêu cho quân sự, giảm chi phí cho phúc lợi xã hội, tăng đầu tư ra nước ngoài, đầu tư triệt để nguồn vốn tiết kiệm trong nhân dân,tỉ lệ tích lũy vốn của Nhật Bản thời kì này thường xuyên ở mức cao 30 – 35% GDP - Sử dụng vốn: Nhật Bản sử dụng vốn chủ yếu vào những ngành sản xuất hiện đại như: ôtô, điện tử, đóng tàu, hóa chất… * Tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật:Nhật Bản đã đi tắt đón đầu những thành tựu khoa học mới nhất của Âu - Mỹ bằng cách nhập khẩu công nghệ, mua phát minh sáng chế.Việc nhập khẩu công nghệ đã làm cho tốc đọ tăng năng suất lao động của Nhật Bản trong các năm từ 1955 – 1965 đạt 9,4%. Bằng cách như vậy chỉ hơn hai mươi năm sau chiến tranh khoa học kỹ thuật của Nhật bản đã có bước phát triển nhảy vọt. * Vai trò của nhà nước: Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để đẩy mạnh tự do hóa nền kinh tế, kích thích nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường kết hợp với sự điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách vĩ mô như:thuế, tài chính, tiền tệ,tín dụng…Sự can thiệp của nhà nước giúp nềnkinh t ês tránh được khủng hoảng tạo ra những tiền đề cần thiết để nền kinh tế tăng trưởng cao. * Mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước: - Trong nước: chính phủ thực hiện các cải cách ruộng đất tạo điều kiện cho nông đan phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, khuyến khich nông đan sử dụng máy móc vào sản xuất. - Ngoài nước: Nhật Bản tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa bằng cahs giảm chi phí sản xuất, chú trọng chất lượng của sản phẩm, xây dựng đội ngũ thương nhân có năng lực, nhiêu fkinh nghiệm trong kinh doanh, thực hiện cách chính sách linh hoạt.Ngoài ra chính phủ Nhật còn chú trọng phát triển các ngành xuất khẩu đr các công ty Nhật hướng ra thị trường bên ngoài để chiếm lingx thị trường thế giới. * Kết hợp cấu trúc kinh tế hai tầng: Đây là đặc điểm nổi bật của kinh tế Nhật Bản thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai, đó là sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giứa khu vực kinh tế hiện đại và truyền thống. * Đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế với Mỹ và các nước khác 4.1.3 Bài học kinh nghiệm - Biết tiếp thu, kế thừa có chọn lọc, sang tạo kinh nghiênk của các nước đi trước về kỹ thuật công nghệ, phương pháp quản lý. Tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, nắm lấy cơ hội quốc tế để rút ngắn khoảng cách kinh tế với các nước phát triển trước. - phát huy tối đa nhân tố con người trong phát triển kinh tế, kết hợp khéo léo những yếu tố truyền thống và các yếu tố hiện đại trong việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực. - Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong phát triển kinh tế, cần tập trung vốn vào các ngành, các lĩnh vực mang lại hiệu quả nhanh nhất, cao nhất,tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế,trong mỗi thời kì phát triển nhà nước đều có định hướng phát triển nền kinh tế đồng thời thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô điều hành nền kinh tế phát triển theo các định hướng trên. - Tiếp thu những kĩ thuật, công nghệ moeis nhất của thế giới, đồng thời coi trọng khả năng cải tiến những kĩ thuật công nghệ đó và pháthuy tính sang tạo của người lao động. - Cấu trúc kinh tế hai tầng là một đặc trưng của kinh tế Nhật Bản giai đoạn thần kì.Với cấu trúc này Nhật Bản đã tận dụng được mọi nguồn lực, lao động kỹ thuật ở mọi cấp độ khác nhau cho phát triển kinh tế. 4.2 Trung Quốc Trung Quốc là nước không xa nlaj gì đối với mỗi chúng ta.Trung Quốc chính là nước láng giềng phía bắc nước ta.Trong những năm gần đây công cuộc cải cách của Trung Quốc đã đạt đước nhiều thành tựu mà đã được cả thế giới ghi nhận.Vì thế kinh nghiệm của Trung Quốc là cần thiets đối với quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. 4.2.1 Nội dung cải cách: - Chủ trương xây dựng nền kinh tế XHCN trong giai đoạn đầu của cải cách, từ 1992 đến nay chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN. - Chủ trương khôi phục và duy trì nền kinh tế nhiều thành phần với đã sở hữu về tư liệu sản xuất, khuyến khich tư nhân kinh doanh và làm giàu. - Nông nghiệp: thực hiện chế độ khoán trong nông nghiệp,khuyến khich nông đna sản xuất. - Đối với khu vực kinh tế nhà nước nhà nước chủ trương thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, từ 1992 thực hiện cổ phần hóa. - Mở cửa thị trường trao đổi hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới 4.2.2 Thành tựu - Tốc độ tăng trưởng GDP từ lúc mở cửa cải cách đến nay đạt trung bình 9,8%/năm. Năm 2006 đạt 10,7%. - GDP bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm, năm 2006 là 2000 USD - FDI của Trung Quốc năm 2000 là 40,7 tỉ USD, năm 2006 là 69,47 tỉ USD - Ngoại thương: Tổng kim nghạch ngoại thương của Trung Quôvs năm 1978 là 20,6 tỉ USD đứng thứ 32 thế giới thì đến năm 2006 là 1770 tỉ USD đứng thứ ba thế giới - Du lịch: Giai đoạn 1978 – 1997 tốc độ tăng trưởng cao, trung bình tăng 20%/năm.Năm 2005 Trung Quốc xếp thứ tư thế giới về thu hút khách du lịch với hơn 42 triệu người. - Cơ cấu thành phần kinh tế: thay đổi theo hướng tỉ trọng của khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh tuy nhiên kinh tế nhà nước, kinh té tập thể vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. - Nông nghiệp: đã đạt được một số thành tựu đáng thành công.Năm 2006 tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 4,9%, sản lượng tăng nhanh qua các năm,năm 2006 đạt 490 triệu tấn. - Công nghiệp: phát triển đa dạng phong phú về sản phẩm, tốc độ tăng trưởng cao qua các năm, năm 2006 tăng 13% so với năm 2004 là 11,1%, sản lượng của 20 loại sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc đứng đầu thế giới. - Thặng dư thương mại: năm 2002 là 20 tỉ USD, năm 2005 là 100 tỉ USD và năm 2006 là 177,6 tỉ USD, các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là dệt may, điện tử, dụng cụ gia đình và bưu chính viễn thông. - Dự trữ ngoại tệ: năm 2002 là 208 tỉ USD, năm 2004 là 450 tỉ USD đứng thứ hai thế giới sau Nhật Bản, năm 2005 là 818,9 tỉ USD đứng thứ 1 thế giới, năm 2006 là hơn 1000 tỉ USD 4.2.3 Bài học kinh nghiệm - Cải cách đi từ nông nghiệp là phù hợp với thực tế kinh tế Trung Quốc .Những kết quả đạt được trong nông nghiệp và nông thôn đã tạo tiền đề để mở rộng cải cách ra thành thị và các lĩnh vực kinh tế khác, để tiến tới mở cửa nền kinh tế. - Xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách-phát triển- ổn định, tạo tiền đề cho cải cách thành công - Xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa thực tiễn cải cách và lí luận cải cách, coi trọng phương pháp và phương thức cải cách.Quá trình cải cách diễn ra thận trọng, mở rộng cải cách diễn ra từ từ có trình tự nhờ đó tránh được những xáo trộn trong nền kinh tế và tránh được những rủi ro trong cải cách. - Kiên trì tiêu chuẩn phát triển LLSX, xử lí tốt mối quan hệ giữa hiệu quả với công bằng đã thúc đẩy được các cá nhân, động viên được mọi nguồn lực tham gia cào sự nghiệp xây dựng hiện đại hóa nền kinh tế. - Xử lí tốt môi quan hệ giữa cái cách kinh tế và cải cách chính trị. - Trong quá trình cải cách Trung Quốc nhấn mạnh cần học tập kinh nghiệm của nước ngoài về phương thức kinh doanh và phương thức quản lí để áp dụng vào Trung Quốc 4.3 Hai quốc gia trên phát triển lực lượng sản xuất thành công trong từng giai đoạn khác nhau của lịch sử nhưng đã có những thành công nổi bật mà nước ta cần học hỏi đẻ vận dụng vào trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển lựcluwongj sản xuất hiện nay.Tuy vậy tùy từng điều kiện mà chúng ta chỉ có thể tham khảo kinh nghiệm của họ mà không nên áp dụng một cách máy móc pập khuôn vào quá trình phát triển của nước ta.Ngo ài ra trên thế giới còn rất nhiều những quốc gia có trình độ phát triển lực lượng sản xuất cao mà nước ta cần học hỏi kinh nghiệm. 5. Những giải pháp về phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa Nhũng giả pháp về phát triển lực lượng sản xuất bao gồm phát triển con người nói chung, nguồn nhân lực nói riêng, phát trine khoa học kĩ thuật và việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản. 5.1 Phát triển nguồn nân lực và phát triển con người một cách toàn diện phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay. V.I Lênin nhận xét: “Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất thì lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là công nhân và người lao động.” Người lao dộng là chủ thể của quá trình sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động trước hết là công cụ lao động tác đọng vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Như vậy nghười lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tạo ra của cải vât chất do đó việc phát huy vai trò của con người đóng một vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. 5.1.1 Thực trạng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay. Nước ta là nước có dân số trẻ và đông do đó có một nguồn nhân lực rồi dào, tuy vyậ hiện nay nguồn nhân lực cucar nước ta còn có nhiều vấn đề bất cập trong đào tạo và sử d ụng lao động. - Quy hoạch hệ thống các trường chưa phù hợp, quy mô năng lực đào tạo còn nhỏ bé, chất lượng, hiệu quả thấp, cơ cáu đào tạo mất cân đối - Hiện nay ngày càng phổ biến tình trạnh thừa thầy thiếu thợ , đây là một vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. - Chưa sử dụng một cách đngs đắn và có hiệu quả nguồn nhân lực. Điều này được thể hiện ở chỗ tỉ lệ thất nghiệp còn cao.Chứng tỏ chưa khai thác và sử dụng hết nguồn nhân lực + Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị đã giảm từ 8-9% cào đầu những năm 90 xuống còn 5,6% năm 2004. Cụ thể là thất nghiệp ở thành thị năm 1996 là 5,88% thì đến năm 2005 là 5,3% đây vẫn là một mức cao. + Đặc biệt là ở nông thôn:Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở nông thôn chỉ đạt 78,3%. Số lao động thiếu việc làm ở nông thôn tuy có giảm song rất chậm, năm 1996 là 27,2% thì tới năm 2005 là 20%(tính theo thời gian lao động chưa được sử dụng) - Thị trường lao động phát triển còn chậm chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. - Về việc tuyển dụng nhân lực: công tác tổ chức còn nhiều bất cập chưa chọn được nhân tài cho đất nước Trước những thực trạng ấy thì chú._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11355.doc
Tài liệu liên quan