Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường

A. Đặt Vấn Đề 1. Vai trò lợi nhuận trong kinh tế thị trường. Kinh tế trị trường là nền kinh tế hàng hoá phát triển ở giai đoạn cao, việc sản xuất hàng hoá mang tính phổ biến, sức lao động trở thành hàng hoá. Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà mọi quan hệ kinh tế-xã hội cơ bản được giải quyết thông qua thị trường và cơ chế thị trường. Thị trường vừa là môi trường hoạt động và là công cụ để cá nhân, xã hội thực hiện mục tiêu của mình. Thị trường hàng hoá tổng hợp nhiều lĩnh vực đa dạng và

doc11 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phong phú nó tạo ra những thị trường mà trong cơ chế kinh tế chỉ huy, bao cấp trước đây không có đó là : Thị trường sức lao động, thị trường vốn, thị trường bất động sản … Đặc biệt đối với thị trường vốn nó có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh hay cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp mà lợi nhuận là mục tiêu xuyên suốt để hổ trợ cho doanh nghiệp ngày càng tích luỹ, tích tụ và tập trung vốn hoạt động. Cơ chế thị trường là hình thức quan hệ kinh tế mà trong đó cá nhân người tiêu dùng và sản xuất cung ứng dịch vụ tác động lẫn nhau thông qua thị trường. Để sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ đạt hiệu quả cao, đứng vững trong cơ chế thị trường thì việc tất yếu nhà quản lý phải quan tâm đến lợi nhuận và đó là mục tiêu hàng đầu. Từ đó mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là hàng đầu đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hợac cung ứng dịch vụ thượng mại nào. 2. Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Quy trình sản xuất hàng hoá được các nhà doanh nghiệp thực hiện theo các bước : T_________H____________T’ (vốn chuẩn bị (hàng bán được (thu nhập qua nguyên vật liệu) sản xuất và đem bán) chu kỳ sản xuất-kinh doanh) Do yêu cầu phát triển sản xuất – kinh doanh trong cơ chế thị trường nên kết quả hàng đầu mà doanh nghiệp phải đặt mục tiêu là ; T’ > T Có nghĩa là : T’ – T = Lợi nhận Cũng mục tiêu này nó được biểu hiện qua chỉ số doanh thu và chi phí như sau: Doanh thu tối đa – chi phí tối thiểu = Lợi nhuận tối đa. Đạt được lợi nhuận tối đa có nghĩa là chỉ doanh nghiệp đã thực hiện các giải pháp nhằm tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường để không ngừng tăng doanh thu. Mặt khác thông qua trình độ quản lý và ứng dụng khoa học quản lý kinh tế – tài chính để xác chi phí hợp lý nhất nhưng cũng đầy đủ nhất nhằm gia tăng lợi nhuận. Chi phí tối thiểu được hiểu theo nghĩa quản lý tốt nhất đừng để phát sinh những chi phí bất hợp lý chứ không phải chỉ cắt giảm chí phí chung chung. Q Quản lý tốt chi phí là ở khâu sử dụng định mức ngưyên, nhiên vật liệu hợp lý, định mức nhân công lao động hợp lý và trích khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố định hợp lý đồng thời kết hợp với các biện pháp thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động nhằm tạo nên những nội dung mà nhà doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc để không ngừng tăng lợi nhuận. Thông qua đề tài này để chúng ta nhận thức sâu sắc về bản chất, vai trò, vị trí của lợi nhuận đối với doanh nghiệp dù là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công, nông nghiệp hay doanh nghiệp dịch vụ, thương mại, du lịch… B. Thân Bài I. Những vấn đề nghiên cứu lợi nhuận doanh nghiệp 1. Bản chất của lợi nhuận. 1.1 khái niệm lợi nhuận. Lợị nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa ra. 1.2 Nội dung của lợi nhuận. Lợi nhuận bao gồm các nội dung như sau: - Lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ - Lợi nhuận từ các hoạt động liên doanh liên kết - Lợi nhuận do các nghiệp vụ tài chính - Lợi nhuận do các hoạt động khác mang lại (thanh lý, nhượng bán tài sản, nợ vắng chủ, nợ không ai đòi...) 1.3. Đặc trưng của lợi nhuận. Phản ánh năng lực tổ chức sản xuất - kinh doanh hoặc năng lực cung cấp dịch vụ thương mại - du lịch của nhà doanh nghiệp. Bởi rằng lợi nhuận càng cao có nghĩa là nhà doanh nghiệp đã quản lý hợp lý và khoa học nhất và ngược lại (Đương nhiên là sự so sánh chênh lệch giữa thu nhập và chi phí doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đó). Từ đó thông qua chỉ tiêu lợi nhuận ta có thể đánh giá chất lượng tổ chức sản xuất kinh doanh và năng lực quản lý toàn diện của nhà doanh nghiệp. Vậy, đặc trưng của lợi nhuận chính là hiệu quả sản xuất kinh doanh đang được đo bằng giá trị qua mỗi kỳ sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ thương mại du lịch. 1.4 Vị trí, vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp. Lợi nhuận có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp bởi vì thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận thì doanh nghiệp mới được đánh giá là hoạt động có hiệu quả. Trước hết các cơ quan quản lý doanh nghiệp đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng từ chỉ tiêu lợi nhuận. Các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân muốn đầu tư vào doanh nghiệp hay góp vốn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp thì điều trước tiên người ta quan tâm tới lợi nhuận. Vì lợi nhuận càng lớn thì những người mua cổ phần hoặc góp phần vốn của mình được ăn chia tỷ lệ lãi suất cao đối với lượng vốn góp vào. Các Ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay vốn hoạt động cũng quan tâm trước hết đến lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao càng chứng tỏ khả năng tài chính doanh nghiệp vững chắc, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Sản xuất kinh doanh càng nhiều lợi nhuận thì Nhà nước được thu nhập cao (một trong những nguồn đóng góp nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước). Bản thân doanh nghiệp được trích quỹ đầu tư phát triển sản xuất, bổ sung vốn cố định, vốn huy động (tăng nguồn vốn chủ sở hữu). Mặc khác có phần hình thành các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính và quỹ dự phòng mất việc làm cho công nhân... Rõ ràng lợi nhuận đóng một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp mà nhà quản lý luôn phải quan tâm đến chỉ tiêu này và thường xuyên coi là mục tiêu hàng đầu trong sản xuất kinh doanh. 1.5 Các yếu tố tác động và chi phí lợi nhuận doanh nghiệp. - Yếu tố doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ là toàn bộ các khoản tiền thu được do hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp mang lại. Nội dung bao gồm: + Doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh như tiền bán sản phẩm hàng hoá, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền) gồm cả giá trị hàng hoá đem biếu tặng, tiêu dùng nội bộ và các khoản trị giá, phụ giá theo quy định Nhà nước. + Doanh thu từ các hoạt động khác: Như hoạt động đầu tư tài chính, liên doanh liên kết góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền giữ, lãi cho vay... Doanh thu từ các hoạt động bất thường là những khoản thu từ các hoạt động xẩy ra không thường xuyên... Như vậy, doanh thu càng cao sẽ có nhiều khả năng chứa đựng tăng lợi nhuận và bản thân doanh thu bán hàng gồm chi phí sản xuất và lợi nhuận. Muốn vậy doanh nghiệp phải tích cực khai tác thị trường để tiêu thụ sang phần hàng hoá càng nhiều thì doanh thu mới tăng và có cơ hội tăng lợi nhuận. - Chi phí sản xuất (hoặc phí lưu thông hàng hoá dịch vụ). Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm sản xuất ra những sản phẩm nhất định và tiêu thụ nó trên thị trường nhằm thu lợi nhuận. Vậy mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là lợi nhuận và để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định. Đó là chi phí cho sản xuất sản phẩm, chi phí cho việc trên thay sản phẩm và chi phí kinh doanh. Như chúng ta đặt vấn đề đầu bài, các yếu tố tác động và chi phối đến lợi nhuận doanh nghiệp là doanh thu bán hàng tiêu thụ sản phẩm và chi phí sản xuất kinh doanh. Xuất hiện trong các trường hợp sau: - Trường hợp thứ nhất: Doanh thu lớn, chi phí cũng tương ứng thì lợi nhuận không tăng. - Trường hợp thứ hai: Doanh thu bán, chi phí lớn thì lợi nhuận giảm xuống. - Trường hợp thứ ba: Doanh thu lớn, chi phí càng thấp thì lợi nhuận tăng lên. Bởi vậy nhà quản lý doanh nghiệp cần phải tích cực tạo lập doanh thu cao nhất và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở mức thấp nhất thì lợi nhuận sẽ ở mức cao nhất và đó chính là mục tiêu hàng đầu. 2. Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 2.1 Lợi nhuận thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh. Vì mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là lợi nhuận và muốn càng nhiều lợi nhuận thì trước hết phải tạo lập thị trường vững chắc để tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhiều nhất. Khi đã tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhiều nhất thì sản xuất hàng hoá được khai thác vdới công suất cao nhất của máy móc thiết bị và như thế đã thúc đẩy sản xuất sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ nhiều trên thị trường càng ngày càng thúc đẩy công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Thế là chính vì mục tiêu lợi nhuận đã làm cho sản xuất kinh doanh phát triển. Đương nhiên đã là mục tiêu hàng đầu lợi nhuận thì phải quan tâm cả quản lý sản xuất kinh doanh sao cho chi phí sản xuất kinh doanh thấp, giá thành sản phẩm hàng hoá giảm. 2.2 Lợi nhuận thúc đẩy tăng thu Ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước được hình thành từ nhiều khoản thu nhưng lớn nhất vẫn là thuế giá trị gia tăng sau khi đã giảm trừ đầu vào, thuế nhập khẩu, xuất khẩu. Và thuế thu nhập doanh nghiệp (trước đây gọi là thuế). Lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi được xác định qua một năm sản xuất kinh doanh thực tế phải chi nộp thuế thu nhập theo từng lô quy định của Nhà nước. Số còn lại sau khi nộp thế cho Ngân sách Nhà nước doanh nghiệp mới được phân phối theo chế độ tạo nhánh hiện hành. Như vậy trong phần thu Ngân sách Nhà nước có phần đóng góp quan trọng của thuế từ lợi nhuận. Lợi nhuận doanh nghiệp càng cao thì thuế thu từ nó càng lớn góp phần ổn định nguồn thu cơ bản vững chắc cho Ngân sách Nhà nước. 2.3 Lợi nhuận thúc đẩy tích luỹ, tích tụ và tập trung vốn cho doanh nghiệp. Lợi nhuận sau khi được nộp thuế theo tỷ lệ quy định về Ngân sách Nhà nước sẽ được phân phố trước hết ưu tiên cho quỹ đầu tư phát triển sản xuất theo mức tối thiểu là 50% phần lợi nhuận còn lại (tối đa có thể hơn tuỳ theo tình hình cụ thể của doanh nghiệp để phân phối hợp ký). Do đó trong nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp từ thời điểm này được bổ sung một lượng tiền đáng kể. Rồi chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo lại sáng tạo ra lợi nhuận được bổ sung vốn chủ sở hữu thông qua tính lập quỹ đầu tư phát triển sản xuất từ lợi nhuận. Cứ như thế càng ngày doanh nghiệp được tích luỹ vốn, dẫn đến tích tụ vốn càng lớn và đến một giai đoạn sức tập trung vốn lớn nhất đầu tư cho sản xuất kinh doanh phát triển thêm bằng tăng năng lực sản xuất. Công suất máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ và thậm chí sẽ có đủ khả năng đầu tư mới công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất kinh doanh. 2.4 Lợi nhuận thúc đẩy đời sống vật chất, tinh thần của công nhân viên chức doanh nghiệp. Thông qua phân phối lợi nhuận cho các quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng của doanh nghiệp từ đây đã hình thành những khoản chi để khuyến khích nguồn lao động không ngừng tăng năng suất lao động. Nguồn lao động đã được tính trả lương trong phần chi phí sản xuất và được tính trong giá thành sản phẩm sản xuất cũng như giá thành kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra phần tiền thường được tính từ quỹ khen thưởng mà quỹ này hình thành từ lợi nhuận. Rõ ràng lợi ích vật chất đã là nền tảng làm cho cán bộ công nhân viên chức thêm hưng phấn để phát huy sáng kiến tăng năng suất lao động, hăng hái tham gia quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh ... càng ngày càng càng có lợi cho doanh nghiệp cũng như người lao động. Bên cạnh đó lợi nhuận còn đem đến cho cán bộ công nhân viên được hưởng phúc lợi doanh nghiệp thông qua việc lập quỹ phúc lợi và từ đây trích ra để trang bị, mua sắm những tài sản phục vụ sinh hoạt vật chất, văn hoá, tinh thần cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp. Lợi nhuận rõ ràng thúc đẩy việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, công nhân viên doanh nghiệp đồng thời từ đó có sự tác động trở lại rất hữu hiệu nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất để thoả mãn mục tiêu lợi nhuận không ngừng tăng cao. 2.5 Lợi nhuận đảm bảo vững chắc bảo hiểm sản xuất kinh doanh. Trong phân phối lợi nhuận sau khi nộp thuế có phần trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng mất việc làm. Đây là những quỹ nhằm huy động đảm bảo đời sống cho người lao động có đời sống ổn định những khi doanh nghiệp gặp phải rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Đây chính là sự mang lại an toàn cho người lao động một cách cao nhất mà thông qua phân phối lợi nhuận. Và cũng là quản lý lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của nhà quản lý doanh nghiệp. Những luận thuyết và thực tiễn trong quá trình sản xuất kinh doanh đã cho ta thấy mục tiêu của mọi doanh nghiệp đều là sự sinh lời. Tầm quan trọng của sự sinh lời ấy (lợi nhuận) là không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào dù là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hoá hay là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thương mại, du lịch. Lợi nhuận không chỉ là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp mà còn là chỉ số phản ánh chính xác năng lực tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà doanh nghiệp. Mặc khác nó còn là thước đo hiệu quả của đồng vốn kinh doanh, cũng là chỉ tiêu chi phối của hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. III. Chứng minh bằng số liệu thực tế. Thông qua số liệu 2 năm của một doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Với một số chỉ tiêu chủ yếu. (Đơn vị tính: 1000đ) TT Chỉ tiêu chủ yếu Năm 2001 Năm 2002 So sánh tỷ lệ % 2002/2001 1 Tổng doanh thu (tròn số) 58.000.000 64.000.000 110,34 2 Tổng chi phí (Tròn số) 53.000.000 58.000.000 109,43 3 Tổng lợi nhuận trước thuế 5.000.000 6.000.000 120,00 4 Nộp thuế thu nhập về NSNN 1.600.000 1.920.000 120,00 5 Lợi nhuận sau thuế 3.400.000 4.080.000 120,00 Phân phối như sau: - Lập quỹ đầu tư phát triển 50% 1.700.000 2.040.000 120,00 - Lập quỹ dự phòng tài chính 10% 340.000 408.000 120,00 - Lập quỹ dự phòng mất việc làm 5% 170.000 204.000 120,00 - Lập quỹ khen thưởng phúc lợi 35% 1.190.000 1.428.000 120,00 Qua số liệu trên, nhận xét. - Doanh thu của doanh nghiệp năm sau tăng hơn năm trước là 10,34%. - Của doanh nghiệp năm sau so năm trước tăng lên 9,43% chi phí. Trong lúc doanh thu tăng 10,34% nên năm 2002 doanh nghiệp đã quản lý chi phí tốt hơn. - Lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2002 so năm 2001 tăng 20% do vừa tăng doanh thu là lại vừa quản lý tốt chi phí về số liệu tuyệt đối. Về số lượng tuyệt đối. - Năm 2001 do lợi nhuận doanh nghiệp được 5 tỷ đồng nên đã đóng góp cho Ngân sách là 1,6 tỷ đồng, được trích lập quỹ đầu tư phát triển sản xuất là 1,7 tỷ đồng. Đây hoàn toàn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, tăng khả năng tài chính để chủ động sản xuất kinh doanh kỳ tới. Được trích quỹ dự phòng tài chính là 340 triệu, lập quỹ dự phòng mất việc làm là 170 triệu, lập quỹ khen thưởng, phúc lợi là 1.090 triệu đồng. Trong đó quỹ dự phòng tài chính và quỹ dự phòng mất việc làm khả năng tự chủ tài chính để phòng chống rủi ro trong kinh doanh. Nguồn được hình thành do lợi nhuận, không phải xin cấp nào cả. Đặc biệt với số tiền được lập quỹ phúc lợi, khen thưởng lớn. Như vậy, rõ ràng doanh nghiệp hoàn toàn chủ động thường cho cán bộ công nhân viên, trong mua sắm trang bị phục vụ đời sống vật chất tinh thần của công nhân viên. Qua số liệu của một năm có lợi nhuận cao đã khẳng định vị thế của lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh. Mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng phải quan tâm. Nếu không có lợi nhuận thì những ích lợi cho doanh nghiệp cũng như người lao động không bao giờ có. - Năm 202 do do tích cực tăng doanh thu và phấn đấu giảm chi phí sản xuất ở mức hợp lý, hạ giá thành sản phẩm nên lợi nhuận tăng 20% so với lợi nhuận năm 2001. Từ đó trên số tuyệt đối trên số tuyệt đối các khoản nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước và trích lập quỹ của doanh nghiệp đêù tăng 20%. Được biểu hiện bằng các số liệu như bảng trên đây. Về tích luỹ, tích tụ, tập trung vốn: Mỗi chữ số liệu của 2 năm ta đã có những đánh giá như sau: So với năm 2000 thì đến hết 2002 vốn doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất được tích luỹ từ lợi nhuận này là: (1.700 triệu + 2.040 triệu = 3.840 triệu). Với số vốn này, nếu không biết nguồn từ lợi nhuận mà phải đi vay Ngân hàng thì chi phí lãi suất tiền vay phải tăng lên làm giá thành cao hơn và và hiệu quả là lợi nhuận thấp đi. Nhưng do nguồn vốn này từ lợi nhuận mang lại để đầu tư nên đã giảm chi phí tiền vay (cả gốc+lãi) làm cho càng ngày giá thành hạ, chi phí giảm và tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên. Thị trường qua giá bán chủ động hạ xuống so với các doanh nghiệp khác và sản phẩm đương nhiên được bán nhanh hơn làm cho doanh thu tăng và tiếp tục lợi nhuận tăng (lo giảm chi phí) lại tiếp tục sinh lời, tiếp tục bổ sung vốn chủ sở hữu, tiép tục tích luỹ vốn ở mức cao. Nhờ đó lại đổi mới công nghệ một cách tự chủ và sản xuất kinh doanh đang phát triển. Kết luận: Với tầm quan trọng với vai trò vị trí của lợi nhuận trong việc tự chủ tài chính, tăng nguồn vốn chủ sở hữu cũng như tăng các quỹ bảo đảm doanh nghiệp hoạt động một cách tốt nhất chúng ta khẳng định rằng: Lợi nhuận là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Lợi nhuận là mục tiêu tìm kiếm hàng đầu của các nhà doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21110.doc
Tài liệu liên quan