Vai trò của kế hoạch hoá phát triển trong nền Kinh tế thị trường & những vấn đề đổi mới, trong công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam

A. Lời Mở Đầu: Sau hơn 15 năm Đảng lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và rất quan trọng.Từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã khắc phục được cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, tạo điều kiện đẩy mạnh cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đây là một thành công lớn trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn và thá

doc36 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vai trò của kế hoạch hoá phát triển trong nền Kinh tế thị trường & những vấn đề đổi mới, trong công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch thức.Sự thành công này có sự đóng góp đáng kể của công tác hoạch định chiến lược phát triển, đặc biệt là vai trò của kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong cơ chế thị trường. Sau hơn 15 năm tiến hành đổi mới, xét về mặt hạn chế quản lý nền kinh tế nhiều thành phần đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Nhà nước sử dụng ngày càng tốt hơn hệ thống chính sách kinh tế và kế hoạch hoá để quản lý và điêù hành nền kinh tế. Bản thân công tác kế hoạch hoá cũng đã và đang trải qua thời kỳ đổi mới từng bước và cơ bản. Khi chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá nhiều yêu cầu đặt ra đối với cơ chế quản lý nói chụng, cũng như công tác kế hoạch hoá nói riêng. Đối với Việt Nam, kế hoạch hoá là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô rất quan trọng và đổi mới công tác kế hoạch từ tư duy, quan điểm định hướng nội dung phương pháp cho đến cơ cấu tổ chức và cách thức chỉ đạo kế hoạch là nội dung cơ bản của quá trình cải cách nói trên Xuất phát từ nhận định trên em chọn đề tài “ vai trò của kế hoạch hoá phát triển trong nền kinh tế thị trường và những vấn đề đổi mới, trong công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam hiện nay” Làm nội dung nghiên cứu cho đề an môn hoc của mình Đây là một lĩnh vực rất khó nhưng cũng rất thú vị, nhưng nghiên cứu nội dung này em mong muốn có được những hiểu biết sâu hơn về bản chất kế hoạch hoá phát triển Em xin chân thành cảm ơn GSTS Vũ Thị Ngọc Phùng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề án. Mặc dù đã có cố gắng nhưng do vấn đề đặt ra khó khăn và do hạn chế về mặt kiến thức. Vì thế đề án của em không tránh khỏi những thiếu xót, vì vậy em mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét sửa đổi quý báu từ phía các thầy cô cho đề tài của em. Em xin trân thành cảm ơn. B. Nội dung chương I: bản chất kế hoạch hoá trong nền kinh tế thi thường I - Phân biệt kế hoạch hoá tập trung và kế hoạch hoá định hướng *Khái niệm kế hoạch hoá: Ngày nay khi nói đến kế hoạch hoá là nói đến kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô hay kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội Có nhiều khái niệm khác nhau về kế hoạch hoá do tiếp cận từ những góc độ không giống nhau có thể đưa ra một khái niệm mang tính tvàg quát như sau: Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội là một phương thức quản lý của Nhà nước bằng mục tiêu, thể hiện bằng việc xác định các mục tiêu về kinh tế xã hội Cần đặt được trong thời kỳ kế hoạch, các thể chế chính sách, những giải pháp cơ bản để thực hiện các mục tiêu đặt ra 1Bản chất của kế hoạch hoá tập trung 1.1-Khái niệm: Kế hoạch hoá tập trung là một phương hướng kế hoạch hoá, trong đó mọi hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế đều được thực hiện trên cơ sở các quy định mang tính pháp lệnh phát ra từ trung ương Trong cơ chế tập trung chính phủ thực hiện khống chế trực tiếp nhiều hoạt động kinh tế thông qua quá trình đưa ra nhiều quyết định từ trung ương các mục tiêu cụ thể được định trước bởi các kế hoạch ở trung ương đã tạo nên cơ sở cho một kế hoạch kinh tế quốc dân toàn diện và đầy đủ nguồn nhân lực, vật tư chủ yếu và tài chính được phân phối không phải theo giá thị trường và các điều kiện cung_cầu, mà phân phối theo các nhu cầu vật tư, lao động, vốn của kế hoạch nền kinh tế mệnh lệnh là kế hoạch hoá trực tiếp 1.2- Sự ra đời và phát triển của kế hoạch hoá tập trung Cơ chế kế hoạch hoá tập trung bắt đầu được áp dụng phổ biến nhất ở Liên Xô cũ, và các nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung khác ở Đông Âu: AN_ BA_Ni, Bungari, Cộng hoà dân chủ Đức và Ru ma ni Cuộc cánh mạng của những người cộng sản năm 1917 ở nước Nga đã đưa ra một con đường lựa chọn cho sự phát triển kinnh tế Sau khi thực hiện một số chính sách như: Chính sách cộng sản thời chiến, chính sách kinh tế mới từ năm 1928, Liên Xô bắt đầu áp dụng hình thưc kế hoạch hoá tập trung nền kinh tế quôc dân bằng kế hoạch 5 năm đầu tiên 1928- 1932. Mô hình kế hoạch hoá tập chung của Liên Xô trước đây đã trở thành hình mẫu không chỉ với các nước cộng hoà xã hội ở Đông Âu, TRung Quốc và Việt nam khi đó, mà còn đối với tất cả các nước đang phát triển Sự tăng trưởng công nghiệp ngoạn mục ở Liên Xô trong vài thập kỷ đầu của chế độ mệnh lệnh được coi như một ví dụ về tính hiệu quả của kế hoạch hoá tập trung Tuy vậy, sự kỳ diêu của 50 năm đầu tiên của chủ nghĩa xã hội Xô viết đã bắt đầu có những dấu hiệu hoài nghi về sự khủng hoảng Mô hình kế hoạnh hoá tập trung ở Liên xô đã băt đầu có những dấu hiệu biểu hiên kém hiệu quả kinh tế Cơ chế này đã huỷ diệt dần các động lực cạnh tranh động lực phát triển tự giác và độc lập 70 năm chủ nghĩa xã hội với các cơ chế kế hoạnh hoá tập trung đã tạo cho nên kinh tế một chiếc kim tự tháp khvàg lồ bị sơ cứng lại bởi tệ nạn quan liêu và sức ỳ đáng sợ của cơ chế một loạt những thất bại kinh tế trong những thập kỷ tiếp theo va đăc biệt la nhưng năm 80 đã khiến cho người Xô Viết từ bỏ kế hoạnh hoá tập trung và chuyển sang nền kinh tế thị trường “có tiêu điểm” trong những năm 1990 1.3 Quá trình thực hiên kế hoạnh hoá tập trung ở phía nam Công tác kế hoạch hoá ở Việt nam được chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, coi trọng ngay từ những ngày đầu giành độc lập Ngày 31-12-1945 người đã ký quyết định thành lập uỷ ban nghiên cứu kế hoạnh tái thiết đất nước Đến năm 1950 uỷ ban này được đổi thành ban kinh tế chính phủ uỷ ban kế hoạnh quốc gia thành lập vào ngày 8-10- 1955 Cũng bắt đầu từ năm 1955 Việt Nam bắt đầu áp dụng mô hình kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp kế hoạch là công cụ quan trọng của nhà nước trong quản lý kinh tế Với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tác dụng tích cực là đã tập chung nguồn lực đặc biệt ứng phó kịp thời với chiến tranh, khắc phục hậu quả chiến tranh, tập trung được nguồn lực cho nhiều mục tiêu ưu tiên và phát triển Bước đầu xây dựng cơ cấu kinh tế mới, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân như: Phát triển lương thực, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp năng lượng…Tuy vậy sau năm 1975, tình hình kinh tế- xã hội của đất nước có nhiều thay đổi Chính từ yêu cầu của vân đề sản xuất, đời sống và hiệu quả kinh tế Đã nảy sinh những dấu hiệu đổi mới của công tác kế hoạnh hoá và những năm đầu thập niên 80, kết thúc 25 năm tồn tại cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở Việt Nam 14 Đặc trưng cơ chế kế hoạch hoá tập trung - Thứ nhất: kế hoạch hoá phân bố nguồn lực phát triển cho các mục tiêu đối với hai thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể Kế hoạch chỉ bó hẹp trong phạm vi kinh tế nhà nước và ngân sách nhà nước, chỉ chú trọng phát triển kinh tế quốc doanh. Còn các thành phần kinh tế khác không được coi trọng và do đó không bao quát được nền kinh tế quốc dân. - Thứ hai: cơ chế kế hoạch hoá tập trung theo phương thức “giao_nhận” với hệ thống chằng chịt các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước, giao đến tận các cơ sở sản xuất kinh doanh theo bao cấp cả “đầu vào” lẫn “đầu ra” trong quá trinh sản xuất kinh doanh - Thứ ba: cơ chế kế hoạch hoá mang Vàng tính chất hiện vật và tính khép kín trong từng ngành và từng lãnh thổ - Thứ tư: giá cả phần lớn được hình thành theo kế hoạch do nhà nước quy định. Cơ chế thị trường không được thừa nhận, sự điều tiết của thị trường thông quâ hệ thống giá cả rất yếu ớt - Thứ năm: phương pháp kế hoạch hoá được tiến hành theo trình tự “hai xuống,một lên” nhằm kết hợp hài hoà giữa tính tập trung và tính dân chủ trong kế hoạch Song trên thực tế, quyền dân chủ, quyền chủ động của các đơn vị cơ sơ rất hạn chế Vai trò của kế hoạch của các đơn vị cơ sở rất thụ động. Hình thành một ‘tập quán” trong chờ, ỷ lại nhà nước Bản chất của Kế hoạch hoá định hướng: 2.1 Khái niệm kế hoạch hoá định hướng Về kế hoạch hoá phát triển có nhiều định nghĩa khác nhau do tiếp cận từ những gốc độ không giống nhau, tiếp thu, tổng hợp và kế thừa những định nghĩa của các tác giả nước ngoài cũng như các tác giả trong nước ta có một định nghĩa như sau: Kế hoạch hoá thể hiện sự tác động có ý của chính phủ thông qua việc chủ động giải quyết mối quan hệ giữa khả năng và mục tiêu nhằm thực hiện các mục tiêu bằng cách sử dụng tối đa và có hiệu qủa 2.2 Sự ra đời và phat triển của kế hoạch hoá định hướng ở việt Nam Thời kì 1980 đến đầu 1990 :Đây có thể gọi là thời kì cải cách kế hoạch hoá ở nước ta các chính sách của Đảng và Nhà Nước đã hướng cơ chế kế hoạch hoá trực tiếp chuyển dần sang gián tiếp. Phần lớn các chỉ tiêu trước Nhà Nước giao pháp lệnh được chuyển sang hình thức thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp tự chủ,lập kế hoạch theo nhu cầu thị trường và hợp đồng kinh tế Những cải cách trong thời kì này đã làm những nền tảng cơ bản để chuyển kế hoạch hoá tập trung sang hình thứckế hoạch hoá phát triển mang tính định hướng hiện nay ở nước ta Tuy vậy, vào những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 sau khi các nước Đông Âu tan rã và sụp đổ của Liên Xô, có thể nói đó là thời kì khủng hoảng trong kế hoạch hoá ở việt Nam Nhiều người cho rằng đã chuyển sang nền kinh tế thị trường thì không cần kế hoạchvà công tác KHH Sự “dị ứng” KHH làm tràn lan từ các cấp sơ sở đến các lĩnh vực quản lý vĩ mô Đến đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng và nàh nước ta đã chủ trương quyết tâm đổi mới cơ chế theo hướng “xoá bỏ KHH tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường và có sự quản của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Nhờ những thành tựu đã đạt được trong thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý nói chung và KHH nói riêng nền kinh tế nước ta đã tăng trưởng với nhịp độ cao, kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát : Từ siêu lạm phát (với mức lạm phát 3 con số) xuống còn mức lạm phát 1 con số Vai trò của KHH phát triển ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở nước ta hiện nay và công tác KHH cũng đã và đang trải qua thời kỳ đổi mới từng bước và cơ bản 3 Những yếu tố cơ bản của kế hoạch hoá định hướng 3.1 Kế hoạch hoá là lựa chọn Kế hoạch hoá là việc ra quyết định về lựa chọn một trong số nhiều phương thức hành động Có hai lựa chọn chính liên quan đến kế hoạch hoá Thứ nhất: Là lựa chọn các mục tiêu ưu tiên, bởi vì nguồn lực có hạn nên không thể đáp ứng được cùng một lúc tất cả các nhu cầu phát triển Thứ hai: Kế hoạch hoá cũng liên quan đến sự lựa chọn trong số các phương thức hành động khác để đạt được cùng một mục tiêu. Mặc dù hai loại lựa chọn này khác nhau nhưng chúng đều liên quan đến quá trìn ra quyết định giống nhau Mối quan hệ giữa kế hoạch hoá và việc ra quyết định quan trọng đến mức nhiều công trình lý thuyết về kế hoạch hoá quan tâm đến các cách tiếp cận khác nhau đối với việc ra quyết định, cụ thể là đến các nhân tố được xem xét khi ra quyết định và trình tự ,quy trình ra quyết định. Hơn nữa, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều kỹ thuật hiện đại để cải thiện cách thức ra quyết định và nâng cao chất lượng của các quyết định 32 Kế hoạch hoá là phân bổ nguồn lực Một số yếu tố quan trọng khác của kế hoạch hoá liên quan đến phân bổ nguồn lực Nguồn lực ở đây không chỉ bao gồm nguồn lực tự nhiên mà còn bao gồm cả nhân lực, tài sản và tài chính Kế hoạch hoá liên quan đến các quy định làm thế nào để sử dụng tốt nhất các nguồn lực hiện có Vì thế, số lượng và chất lượng của những nguồn lực này có ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình lựa chọn giữa các phương thức hành động khác nha. Một mặt giớ hạn về số lượng và chất lưọng các nguồn lực là lý do chính giải thích tại sao kế hoạch hoá lại liên quan đén việc ra quyết định lựa chọn trong các phương thức hành động khác nhau, mặt khác khi phaỉ lựa chọn giưa các phương thức hành động khác nhau thi khả năng cung ứng và các nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong việc xác định số lượng phương thức co thể lựa chọn và phương thưc nào có khả năng chấp nhận hơn cả Do việc kế hoạch hoá có liên quan đến việc phân bố các nguồn lực nên một bộ phận quan trọng của quá trình lập kế hoạch là thu thập và phân tích thông tin về khả năng cung ứng các nguồn lực hiện có 3.3 Kế hoạch hoá là cách đạt tới mục đích KHH liên quan đến việc ra quyết định về các cách thức khác nhau để đạt được các mục tiêu cụ thể,quan niệm về kế hoạch hoá như cách thức đẻ đạt dược mục tiêu đặt ra những vấn đề về cơ bản của các mục tiêu và quy trình xây dựng mục tiêu. Một trong những vấn đè mà nhà kế hoạch thường gặp phải là những mục tiêu của họ không được xác định rõ ràng, trong một số trường hợp khác, mục tiêu lại không thực tế trong điều kiện cung ứng nguồn lực có hạnTrong trường hợp các nhà kế hoạch cũng gặp phải những vấn đè như: phải cố đạt được quá nhiều mục tiêu và đôi khi các mục tiêu trên đó lại mau thuẫn với nhau 3.4 Kế hoach hoá trong tương lai Các mục tiêu và KHH muốn đạt tới rõ ràng là ở tương lai và kế hoạch hoá tất nhiên sẽ gắn tới tương lai. Một phần quan trọng củaKHH liên quan tới dự báo, hoặc đưa ra các dự báo về điều gì đó có thể sảy ra trong tương lai Tất nhiên không thể biết chính xác được điều gì sẽ sảy ra trong tương lai và vì thế KHH không trách khỏi việc chấp nhận ở mức độ nhất định, sự bất ổn và rủi ro KHH không chỉ liên quan đến quyết định trình tự thực hiện các hoạt động một cách lo gic, có thứ tự, từng bước đạt được mục đích Kế hoạch phải lập cho một khoảng thời gian xác định, nhưng nó có nên được liên tục theo gõi và xem xét lại trong giai đoạn đó và nếu cần thì có thể đưọc kéo dài sang giai đoạn kế hoạch khác Tóm lại, mặc dù kế hoạch nhất định phải liên quan đến tương lai, nhưng điều đó không hạn chế các nhà lập kế hoạch giành nhiều sự chú ý của họ nghiên cứu tình hình quá khứ và hiện tại 4 Nguyên tắc kế hoạch hoá định hướng Kế hoạnh hoá phát triển là yếu tố tập trung của quản lý kinh tế, xã hội, được quán triệt bốn nguyên tắc sau: 4.1- Nguyên tắc tập trung dân chủ Nội dung của nguyên tắc đặt ra các vấn đề cần phải giải quyết mang tính tập trung, các nội dung thực hiện mang tính dân chủ trong công tác kế hoá và cơ chế tập hợp cả hai yếu tố này Tính tập trung trong kế hoạch hoá phát triển thể hiện ở các mặt sau đâyChính phủ thông qua các cơ quan kế hoạch hoá quốc gia thực hiện được chức năng định hướng, chủ động hình thành khung vĩ mô, các chỉ tiêu định hướng và cân đối cơ bản của nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ kế hoạch, đưa ra các chương phát triển kinh tế xã hội lớn, ban hành hệ thống chính sách thể chế để điều tiết và khuyết khích sự phát triển của thành phần kinh tế Các kế hoạch chương trình dự báo phát triển phải được xây dựng, soạn thảo trên cơ sở các quan điểm chính trị, các mục tiêu kinh tế, xã hội do Đảng và Nhà nước yêu cầu bảo đảm thể hiện sự nhất trí cao độ giữa kinh tế chính trị trong từng thời kỳ Tính dân chủ trong kế hoạch hoá phát triển đặt ra các nội dung: Thứ nhất: Sử dụng sự tham gia của cộng đồng vào xây dựng vào thực thi kế hoạch Nó sẽ đảm bảo sự nhất trí cao của bản kế hoạch được xây dựng và khích lệ tiềm lực của các nhân cũng như cộng đồng trong thực hiện kế hoạch Thứ hai: Sự dụng sự tham gia của khu vực tư nhân trong cộng tác kế hoạch hoá, trao đổi ý kiến với khu vực tư nhân sẽ có được thông tin tốt hơn về đặc điểm, quy mô, loại hình đầu tư và xu thế phát triển của khu vực tư nhân, tăng cường tính hiệu quả và sát định trong việc hoạch định và áp dụng các chính sách cho khu vực tư nhân Thứ ba: Thể hiện trong việc tăng cường hình thức kế hoạch hoá phi tập trung Thứ năm: Mở rộng tính chất dân chủ trong quan hệ tác động giữa nhà nước với cấp trên trong xây dựng và triển khai kế hoạch 4.2- Nguyên tắc thị trường Mối quan hệ giữa kế hoạch với thị trường đã được đúc kết thành nhiều nội dung mang tích chất quy luật tất yếu có thể nghiên trên hai góc độ: Nếc đặt kế hoạch là một chức năng quản lí, còn thị trường là một lĩnh vực hoạt động của đời sống kinh tế xã hội thì có thể nói thị trường vừa là căn cứ vừa là đối tượng của kế hoạch hoá cơ chế kết hợp một cách tổng hợp nhất giữa hai yếu tố này thể hiện trong nền kinh tế hỗn hợp là: Thị trường điều tiết nền sản xuất, còn kế hoạch hoá điều tiết các quan hệ của thị trường Nếu coi thị trường và kế hoạch là hai công cụ điều tiết nền kinh tế thì mối quan hệ giữa với thị trường thực chất là sự kết hợp giữa hai công cụ điều tiết trực tiếp (bằng kế hoạch) và điều tiết gián tiếp (thông qua thị trường) nguyên tắc thị trường đặt ra yêu cầu: kế hoạch không tim cách thay thế thị trường mà ngược lại nó bổ xung cho thị trường và bảo đảm sự vận hành của thị trường luôn luôn tương xứng với sự liên kết xã hội của đất nước. Mặt khác kế hoạch phải căn cứ vào thị trường để đưa ra các mục tiêu hợp lí, cân nhắc một cách có hệ thống tất cả các công cụ, chính sách để có sự lựa chọn tối ưu 4.3- Nguyên tắc linh hoạt mềm dẻo Nguyên tắc này được đưa ra xuất phát từ nguyên tắc thị trường, nó tạo điều kiện thực hiện được nguyên tắc thị trường. Đối với nhà quản lí, nguyên tắc linh hoạt được xem là quan trọng nhất khi xây dựng kế hoạch. Kế hoạch càng linh hoạt thì sự đe doạ do các sự kiện hiện chưa từng lường trước được ngày càng ít Nguyên tắc linh hoạt thể hiện trước hết trong quá trình lập kế hoạch, phải xây dựng được nhiều phương án kế hoạch gẵn với mỗi biến số khác nhau về các điều kiện hiện tại cũng như tương lai .Nguyên tắc linh hoặt mềm dẻo còn thể hiện trong việc tổ chức cơ quan kế hoạch và cơ chế hoạt động của nó, cần phải đặt ra vấn đề phân công, phối hợp giữa cơ quan kế hoạch theo tuyến dọc và tuyến ngang trong điều hành và xây dựng kế hoạch cán bộ của cơ quan kế hoạch cần đặt vấn đề thay đổi vị trí làm việc thường xuyên để tránh việc sơ cứng và tạo điều kiện cho các ý tưởng mới xuất hiện 44- Nguyên tắc bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội của các hoạt động kinh doanh Chủ thể chủ yếu trong nền kinh tế thị trường làm các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau Nhưng quyết định của họ đều xuất phát từ lợi ích riêng của từng doanh nghiệp mà chỉ tiêu quan tâm hàng đầu là hiệu quả tài chính, lợi nhuận thu được từ chính các phương án sản xuất kinh doanh Nguyên tắc đặt ra các vấn đề chủ yếu sau trong hoạt động kế hoạnh Cơ quan kế hoạch hoá quốc gia phải đóng vai trò quyết định trong việc xác định khung vĩ mô cho sự phát triển kinh tế dài hạn của đất nước Bảo đảm tính hệ thống trong kế hoạch hoá thống nhất giữa đường lối phát triển với chiến lược phát triển, hoặc các kế hoạch phát triển Các chương trình dự án là sự cụ thể kinh tế xã hội thể hiện rõ nét trong nội dung quản lí và thẩm định các chương trình, dự án phát triển để quyết định hướng phân bổ nguồn lực 5- Nội dung KHH định hướng KHH theo góc độ nội dung thì nó là một hệ thống có mối liên hệchặt chẽ với nhau của các bộ phận cấu thành bao gồm các chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển, kế hoạch phát triển và các trương trình dự án phát triển 5,1- chiến lược phát triển kinh tế xã hội Trước hết nghiên cứu về bản chất của chiến lược và phát triển: hiến lược và phát triển là hệ thống các phân tích, đánh giá và lựa chọn về quan điểm mục tiêu tổng quát định hướng phát triển và các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội và các giải pháp cơ bản trong đó bao gồm các chính sách về cơ cấu cơ chế vận hành hệ thống kinh tế xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra trong một khoảng thời gian dài Sự cần thiết phải có chiến lược phát triển kinh tế - hội trong quá trình phát triển: ong quá trình phát triển nói chung đặc biệt là giai đoạn đầu công nghiệp hoá các nguồn lực thường khan hiếm và đòi hỏi phai co sự huy đọng và phối hợp tốt nhất để tạo ra hiệu quả cao. Cơ chế thị trường có những hạn chế đảm bảo phát triển cân đối các mục tiêu về mặt xã hội cho nên Nhà nước phải có sự can thiệp đối với thị trường phải xác định được mục tiêu con đường phát triển mong muốn cũng tạo ra môi trường để thực hiện. Đó chính là hoạch định chiến lược để phát triển. Chiến lược cung cấp một tầm nhìn và khuân khổ tổng quát cho việc thiết lập các quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế một cách chủ đọng và có hiêụ quả Quy hoạch phát triển Quy hoạch phát triển là một bản luận chứng khoa học về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và tổ chức không gian hợp lý về nền kinh tế quốc gia hay bố trí kinh tế hợp lý quốc gia theo lãnh thổ bao gồm hai nhiệm vụ cơ bản: Dự báo phát triển vùng và không gian hợp lý Vai trò hay chức năng của quy hoạch phát triển trước hết là sự thể hiện của chiến lược trong thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quy hoạch cụ thể hoá chiến lược cả về mục tiêu và các giải pháp Nếu không có quy hoạc sẽ mù quáng lộn xộn đỏ vỡ trong phát triển quy hoạch để định hướng dẫn dắt hiệu chỉnh trong đó có cả điều chỉnh thị trường Kế hoạch phát triển Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân nó chỉ là sự cụ thể hoá các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển theo từng thời kì băng hệ thống các mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng phat triển và hệ thống các chính sách Về nội dung: Hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia thường bao gồm các kế hoạch phát triển như: Kế hoạch tăng trưởng kinh tế kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế kế hoạch phat triển vùng kinh tế kế hoach nâng cao phúc lợi xã hội bên cạnh đó kế hoạch phát triển còn thể hiện ở những cân đối vĩ mô chủ yếu của thời kì kế hoạch cân đối vốn đầu tư cân đối ngân sách cân đối vốn thương mại cân đối thanh toán quốc tế. Một nội dung quan trọng của kế hoạch là xây dựng hệ thống các chỉ tiêu .Đó là sự tương hoá các nhiệm vụ cần đạt được của nền kinh tế trong thời kì kế hoạch Về mặt thời gian thì kế hoạch phát triển kinh tế_xã hội 5 năm đặc biệt coi trọng đó là sự cụ thể hoá các chiến lược và quy hoạch phat triển trong lộ trình phats triển lộ trình dài hạn của đất nước Chương trình dự án và phát triển kinh tế_xã hội Chương trình dự án là cấp thấp nhất trong hệ thống kế hoạch hoá nó không chỉ bao gồm mục tiêu cần đạt tới mà còn cả những hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu: Chức năng chủ yếu của các chương trinh quốc gia là: Thứ nhất: cụ thể hoá kế hoạch đưa nhiệm vụ kế hoạch vào thực tế cuộc sống với chức năng này một chương trình quốc gia phải bảotùm các mục tiêu cụ thể các chỉ tiêu biện pháp và các giải pháp để thực hiện Thứ hai: sử lý các vấn đề gây cấn nhất về kinh tế _xã hội của một quốc gia Câc vấn đề cần phải xây dựng và quản lý bằng chương trình quốc gia là vấn đề bức xúc các khâu đột phá các mắt xích quan trọng của nền kinh tế Thứ ba: các chương trinh dự án phát triển được xem là cơ sở thực hiện phân bố nguồn lực như: vốn đầu tư ngân sách… thay cho hình thưc phân bố theo đối tượng như trươc kia thực hiện KHH theo chương trình quốc gia là biện pháp để khắc phục những mặt trái cơ chế thị trường tạo sự ổn định về chính trị xã hội cho kinh tế tăng trưởng một cách bền vững II - Nội dung đổi mới kế hoạch hoá tập trung sang kế hoạch hoá định hướng 1- Đôỉ mới nhận thức mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường: Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung chỉ tồn tại thị trường hàng tiêu dùng mà đây là thị trường độc quyền của người bán cho nên thông tin về thị trường này nếucó cũng chỉ là thông tin méo mó sai lệch hoặc không kịp thời thông tin về thị trường không có tác dụng kích thích các hoạt động kinh tế Với cơ chế áp đặt giá đối với mọi sản phẩm trên thị trường hàng tiêu dùng cũng như trong phân phối đã loại trừ khả năng cạnh tranh và đã triệt tiêu mọi động lực phát triênr Ngoài ra do quan hệ giá cả sai lệch đã dẫn đến quyết định không đúng trong việc lựa chọn các giaỉ pháp kỹ thuật các phương án tổ chức và quản lý sản xuất dẫn đến việc phân phối không hợp lý về thu nhập giữa các đơn vị kinh tế Nói tóm lại trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung kế hoạch không gắn với thị trường còn thị trường và các đòn bẩy kinh tế không những không có tác động kích thích các hoạt động sản xuất kinh doanh mà ngược lại còn gó phần kìm hãm sự phts triển của sức sản xuất chuyển sang cơ chế kế hoạch hoá định hướng đại hội đảng lần thứ VI đã khẳng định “trong nền kinh tế hang hoá có kế hoạch thị trường vừa là một công cụvừa là một đối tượng của kế hoạch hoá” KHH không tìm cách thay thế thị trường mà ngược lại nó bổ sung chothị trường bù đắp các khiếm khuyết của thị trường hướng dẫn thị trường và bảo đảm sự vận hành của thị trường đẻ đưa ra các mục tiêu hợp lýcân nhắc một cách có hệ thống tất cả các công cụ chính sách có lựa chọn tối ưu Đổi mới tính chất kế hoạch Trong cơ chế KHH tập trung mang nặng tính mệnh lệnhtrực tiếp tập trung cao độ từ một trung tâm Về thực chất đó là quá trình áp đặt của Nhà nước bằng các chỉ tiêu pháp lệnh đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh Trong cơ chế cũ việc thực hiện KHH chủ yếu được tiến hành bằng cách giao chỉ tiêu pháp lệnh Vì vậy cấp dưới và các đơn vị cơ sở có nhiệm vụ thihành không cần suy nghĩ sáng tạo tính toán hiệu quả do đó mà trở nên hết sức thụ động Chuyển sang cơ chế KHH định hướng kế hoạch hoá mang tính chất định hướng dự báo hướng dẫn Nhà nước chỉ tập trung vào việc thiết lập cân đối nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định tăng trưởng có hiệu quả và công bằng xã hội Còn các đơn vị kinh tế cơ sở trực tiếp thực hiện kế hoạch kinh doanh do mình vạch ra dựa trên định hướng KHH và thông quatác động của thị trường và sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Trong cơ chế kế hoạch hoá định hướng kế hoạch manag tính hướng dẫn và gián tiếp buộc các đơn vị kinh tế cơ sở phải giáp mặt với thị trường phải tự chủ sản xuất kinh doanh KHH định hướng mang tính công khai với việc sử dụng đòn bẩy kinh tế đã tạo ra động lực kích thích mạnh mẽ bằng lợi ích vật chất thông qua hiệu quả sản xuất kinh doanh Đổi mới các cấp làm kế hoạch Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung cấp kế hoạch chủ yếu theo chiều dọc bằng các quyêt định mệnh lệnh được phát ra từ trung ương cơ quan kế hoạh cấp trên áp đặt hành chính chủ quan đối với cấp dưới khong phát huy được tính chủ động sáng tạo của các nghàng các cấp chính quyền địa phương cũng như doanh nghiệp trongviệc lập và thực hiện kế hoạch Trong cơ chế cũ bộ máy quản lí nhà nước đảm bảo mọi chức năng quản lý từ việc vạch kế hoạch xây dựng định mức quy chế đến việc điều hành còn đơn vị kinh tế cơ sở chỉ biết chấp hànhthụ động tuân theo mệnh lệnh hành chính .Điều đó dẫn đén tình trạng quan liêu bao cấp tràn lan và nặng nề Trong cơ chế kế hoạch hoá định hướng việc phân cấp kế hoạch hoá được thực hiện một cách mạnh mẽ phân cấp bộ máy KHH một cách triệt để theo xu hướng giao quyền cho cấp dưới giảm bớt cấp kế hoạch hoá theo chiều dọc tiến tới mở rộng theo chiều ngang .Mặt khác từng bước mềm hoá mối quan hệ giữa các cấp kế hoạch hoá thay các quan hệ chỉ định pháp lệnh bằng thảo luận thương thuyết thương lượng. Thực hiện chế độ kế hoạch hoá hai cấp: Nhà nước và đơn vị kinh tế cơ sở Cơ quan kế hoạch trong phạm vi hệ thống kế hoạch và đầu tư nói chung đã đổi mới theo hướng đi mạnh vào việc đảm bảo các định hướng chiến lược quy hoạch các cân đối của nền kinh tế Đổi mới hệ thống các chỉ tiêu Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước phân bổ nguồn lực và sản phẩm bằng một hệ thống các chỉ tiêu hiện vật, chuyển sang cơ chế kế hoạch hoá định hướng đồng nghĩa với việc chuyển trọng tâm sang kế hoạch hoá giá trị, nghĩa là coi trọng các chỉ tiêu giá trị, các chỉ tiêu kế hoạch hiện vật nói chung đã được giảm bớt đáng kể, đồng thời duy trì một số cân đối hiện vật thiết yếu Ngoài xu hướng “ giá trị hoá”, trọng tâm của các chỉ tiêu kế hoạch đang chuyển dần sang điều tiết kinh tế vĩ mô các chỉ tiêu xã hội và các chỉ tiêu mang tính hướng dần vào dự báo Trong hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch đang có xu hướng chuyển dần sang chỉ tiêu tương đối, chỉ tiêu chất lượng và đặc biệt là những chỉ tiêu mang tính lồng ghép kinh tế xã hội Kế hoạch hoá định hướng là có xu thế giảm định lượng tức là thay đổi tính chất định lượng và nâng cao hiệu quả định lượng lên Đổi mới nội dung kế hoạch hoá Nội dung kế hoạch hoá tâp trung Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung nội dung kế hoạch hoá được phân thành kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch dài hạn, tuy cũng có kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm, song phạm vi chỉ bao quát các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và khu vực nhà nước Những năm 1970 có bộ phận phân vùng, quy hoạch trực thuộc chính phủ, các địa phương cũng có bộ phận phân vùng quy hoạch những tồn tại mà như không có, những bộ phận này hoạt động yếu kém trì trệ Nội dung kế hoạch hoá định hướng Chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kế hoạch hoá định hướng nội dung của kế hoạch được cấu thành bao gồm các bộ phận và nội dung được đổi mới như sau: Đổi mới công tác xây dựng chiến lược phat triển kinh tế xã hội Chuyển sang cơ chế kế hoạch hoá định hướng trên cơ sở phân tích khoa học điều kiện kinh tế_ xã hội, khả năng khai thác các nguồn lực và tính thích ứng của quá trình hội nhập khu vực và thế giới, các quan điểm và đường lối trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội được cụ thể hoá thành các mục tiêu cho từng giai đoạn tu 10 đến 20 năm của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội Việc tăng cường nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển đã tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác kế hoạch hoá trung hạn và kế hoạch hoá từng năm Ngay từ năm 1991 chúng ta đã xác định chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội thời kì 1991_2000 và gần đây nhất Đại hội IX đã đánh giá việc thực hiện chiến lược đó và quyết định chiến lược 2001_2010”chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nứoc ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế thích hợp có nội dung đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, phát huy được tiềm lực trong nước và thu hút được nguồn lực từ bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường Đổi mới quy hoạch phát triển Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kế hoạch hoá định hướng công tác kế hoạch đã có những cố gắng và chuyển biến lúc đầu tập trung sức xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển, các chương trình và dự án lớn trong cả nước và cho từng nghành, từng vùng, từng lĩnh vực thực hiện phương trâm này, trong những năm qua Nhà nước đã tập trung thực hiện quy hoạch một số ngành như:Điện lực, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, khu công nghiệp, khu chế xuất tạo cơ sở cho việc phát._. triển chung của nền kinh tế đóng góp một phần không nhỏ cho công cuộc cải cách kinh tế Việc hình thanh các vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền đã tạo ra những khu vực phát triển tập trung thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đàu tư nước ngoài, làm thay đổi không những bộ mặt kinh tế xã hoọi ở những vùng này mà còn góp phần quan trọng cho tăng trưởng của toàn nền kinh tế Trong thời gian qua đã thẩm định quy hoạch tổng thể cho 49 tỉnh, thành phố và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của 11 vùng Đổi mới kế hoạch hoá phát triển Chuyển sang cơ chế kế hoạch hoá định hướng, kế hoạch hoá phát triển có nhiều đổi mới quan trọng mà trọng tâm là kế hoạch 5 năm Về phạm vi kế hoạch hoá: Phạm vi kế hoạch hoá không chỉ bao quát các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước mà phần nào đã bao quát được các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác . Nhà nứơc ban hành nhiều chính sách nhằm tạo ra môi trường ổn định cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động một cách bình đẳng và được pháp luật bảo vệ Về nội dung kế hoạch: Do nhận thức và vai trò của các lĩnh vực văn hoá, xã hội đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, đặc biệt trong điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam 80% dân số sống ở nông thôn, nên từ kế hoạch các năm 1991 -1996 đã chuyển hướng từ kế hoạch phát triển kinh tế sang kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1996 - 2000 đã tập trung mạnh hơn cho kế hoạch xoá đói giảm nghèo . Các kế hoạch 5 năm và hàng năm đã chú trọng hơn đến các mục tiêu phát triển văn hoá, xã hội,nâng cao đời sống nhân dân , thực hiện công bằng xã hội các kế hoạch ngày càng trở nên vững chắc và toàn diện hơn, kế phát triển kinh tế đi liền với kế hoạch phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, kế hoạch đầu tư đi liền với kế hoạch huy động vốn Như vậy chuyển sang cơ chế mới kế hoạch 5 năm đã có những chuyển biến quan trọng phù hợp vơí nhu cầu đổi mới của nền kinh tế Đổi mới các chương trình dự án phát triển Nếu như trong nền kinh tế tập trung , hế thống kế hoạch thường được thể hiện cụ thể bằng các chỉ tiêu pháp lệnh thì trong nền kinh tế thị trường, thực hiện các chương trình quốc gia, giải quyết các vấn đề bức xúc về kinh tế – xã hội ở Việt Nam cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế phương pháp kế hoạch hoá quản lý theo các chương trình quốc gia cũng được áp dụng rộng rãi từ năm 1992 Kế hoạch hoá quản lý theo các chương trình phát triển là việc đưa ra các chương trình mục tiêu để sử lý các vấn đề nổi cộm về kinh tế – xã hội của đất nước Đây là một phương pháp quản lý vừa đặc biệt lại vừa mang tính nghệ thuật cao Cơ chế “ lồng ghép “ các chương trình đã được đặt ra nhằm giải quyết yêu cầu phối hợp các chương trình trên mỗi địa bàn và bước đầu đã tạo nên tính cộng hưởng và hội tụ vaò mục tiêu chung III - Vai trò của kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội 1- Mục tiêu hoạt động kinh tế vĩ mô cuả nhà nước Mục tiêu kinh tế vĩ mô chính là mức độ trạng thái của nền kinh tế mà chủ thể quản lý (Nhà nước ) mong muốn đưa hệ thống quản lý đạt được trên cơ sở đánh giá, phân tích tất cả các yếu tố nội sinh và ngoại sinhSau đây sẽ xem xét các mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu 1.1-Tăng trưởng kinh tế bền vững Đây là mục tiêu quan trọng nhất đối với các quốc gia đang phát triển vì tăng trưởng kinh tế quyết định tốc độ phát triển quốc gia, quyết định mức sống dân cư và tiềm lực kinh tế của đất nước .Tăng trưởng kinh tế bền vững đòi hỏi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bền vững đòi hỏi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế không những phải ở mức độ cao có thể đạt được, mà còn phải bảo đảm sự ổn định của quá trình tăng trưởng, tức là tốc độ tăng trưởng phải ổn định liên tục, trong một thời kỳ dài, đồng thời phải đảm bảo có hiệu quả các nguồn lực sản xuất, bảo vệ môi trường, tái tạo lại các nguồn lực tự nhiên Sự tăng trưởng quá mức nhanh chóng vì những động cơ lợi ích cục bộ trước mắt đã đưa đến sự khai thác bừa bãi không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế khiến cho nguồn tài nguyen bi kiệt quệ và môi trường sinh thái bị huỷ hoại nặng nề Sự tăng trưởng quá nhanh kéo theo những bất bình đẳng về chính trị, phá huỷ và hạ thấp một số giá trị truyền thống tốt đẹp Chính vì vậy mà mục tiêu hoạt động kinh tế của nhà nước luôn nhấn mạnh tăng trưởng một cách bền vững 12 Giải quyết việc làm cho lực lượng lao động Mục tiêu này còn được gọi là mục tiêu toàn dụng nhân lực . Lực lao động của một quốc gia là nguồn lực quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển. Giải quyết việc làm cho lực lượng lao động vừa có tác dụng thúc đấy tăng trưởng vừa giải quyết công bằng và ổn định xã hộiNgựoc lại ,nếu không giải quyết việc làm đầy đủ cho lực lượng lao động ,tỷ lệ thất nghiệp quá cao sẽ trở thành ngánh nặng xã hội , gây nên những hậu quả kinh tế xã hội sấu khó giải quyết ở nước ta có tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp lớn , cần chú ý là ngoài chỉ tiêu thất nghiệp hữu hình cần đặc biệt chú ý đến chỉ tiêu thời gian lao động phản ánh tình trạng thất nghiệp vô hình, do đó nó có vai trò rất quan trọng trong các kế hoạch phát triển của quốc gia cũng như địa phương 1.1- Khống chế lạm phát ở mức vừa phải Đây là mục tiêu ổn định nền kinh tế, đảm bảo nền kinh tế không bị xáo trộndo lạm phát bảo đảm ổn định môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và góp phần ổn định kinh tế xã hội Lạm phát được căn bệnh kinh niên mà mọi quốc gia phải đối đầu Mức độ lạm phát quá cao hay quá thấp hoặc giảm phát đều ảnh hưởng và tác động mạnh đến sản xuất, tiêu dùng, tới sự tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế xã hội Do vậy khống chế, kiểm soát và ổn định lạm phát ở mức chấp nhận được, hoặc ở mức vừa phải được coi là một trong mục tiêu kinh tes vĩ mô chủ yếu 1.1-ổn định tỷ giá hối đoái và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế mở Nó nói lên tình trạng lành mạnh của nền kinh tế quy mô và mức độ mở cửa, hội nhập và khả năng hấp thụ, tiếp nhận các hoạt động trao đổi hàng hoá và đầu tư với nước ngoài 1.2-Cân bằng ngân sách Nhà nước và bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội Cân bằng ngân sách cũng được coi là một trong số các mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng Bởi vì việc thâm hụt ngân sách quá lớn sẽ trực tiếp tác đọng tới tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế, tới dự trữ quốc gia, tới cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội là mục tiêu quan trọng, đồng thời cũng là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm của toàn xã hội Công bằng không có nghĩa là bình quân, cao bằng làm mất động kinh tế trong phát triển sản xuất kinh doanh, mà phải vừa phát huy động lực kinh tế, khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng Đặc trưng của cơ chế thị trường Sau đây sẽ xem xét các đặc trưng của cơ chế thị trừơng: Một là: Sự lựa chọn kkhách quan của thị trường trong nền kinh tế thị trường, có ba vấn đề cơ bản do thị trường quyết định: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào là do giá cả lợi nhuận mách bảo, sản xuất cho ai là do thu nhập quyết định Sự vận động của cung_cầu và cạnh tranh đã bộc lộ một cách thực chất sản phẩm gì cần sản xuất Hai là: Các sản phẩm đều là hàng hoá hoặc mang tính hàng hoá Điều này bắt nguồn nngay từ đầu quá trình sản xuất kinh doanh là sản xuất để bán Sản phẩm không chỉ bao gồm sản phẩm hữu hình mà cả sản phẩm vô hình như các dịch vụ thông tin, bí quyết công nghệ… Ba là: Cung_cầu hàng hoá trên thị trường quyết định giá cả hàng hoá Bốn là: Kinh tế thị trường luôn gắn với tự do, chủ thể trong sản xuất kinh doanh Các chủ thể kinh doanh có quyền tự do kinh doanh do cung_cầu thị trường tác động và chi phối Khi cơ cấu các chủ thể kinh doanh tiến hành tổ chức sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường và kiếm tìm lợi nhuận Năm là: Kinh tế thị trường luôn gấn với cạnh tranh Cạnh tranh chính là động lực của phát triển và hiệu quả cao trong sản xuất_kinh doanh Sáu là: Kinh tế thị trường là kinh tế mở Nhờ tự do mở cửa, không gian thị trường được rộng mở, thị trường là một thể thống nhất thông suốt, hoà nhập thị trường thế giới Đối với các nước đang phát triển, mở của hội nhập là xu hướng tất yếu để có thêm nguồn lực cho sư phát triển :vốn, công nghệ, thị trường, quản lý, mặt khác cũng đặt ra những yêu cầu mới cao hơn, có cả cơ hội và thách thức Bảy là: Kinh tế thị trường gắn liền với sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế , nhiều loại hình sản xuất kinh doanh: Kinh tế thị trường tự bản thân nó la nền kinh tế xã hội hoá gắn liền với chế độ sở hữu đa dạng, nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, nhiều loại hình qui mô, tạo điều kiện để giải phóng sức sản xuất xã hội, nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng 3-Ưu thế của thi trường Thị trường phân bố một cách có hiệu quả những nguồn lực khan hiếm cho các mục tiêu có thể thay thế cho nhau thị trường tạo ra những kích thích phát triển kinh tế Người tiêu dùng cố gắng tăng thu nhập để có được hàng hoá nhiều hơn Nười đầu tư và những nhà sáng chế có lợi nhờ thị trườngNhu cầu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và thị trường luôn mở rộng, nhờ dó nền kinh tế luôn có cơ hội phát triển Cơ chế thị trường bao giờ cũng linh hoạt, gọn nhẹ, cơ động hơn cơ chế kế hoạch hoá Năng động và thích ứng cao với đòi hỏi của thị trường,ưu thế này bắt nguôn từ tự do kinh doanh, từ sự lưa chọn của thị trường ở đâu có cầu ở đó sẽ xuất hiện cung một cách nhanh nhạyVai trò của người tiêu dùng, của công chúng đặc biệt quan trọng 4 - Hạn chế của thị trường Ngoài nhưng ưu thế thị trường còn chứa đựng rất nhiều khuyết tật, dưới góc độ kinh tế học các khuyết tật của thị trường gồm: Thứ nhất: Sự tồn tại và phát triển mạnh của độc quyềntrong các nền kinh tế phát triển Xu hướng độc quyền là xu hướng gắn liền với xu thế thị trường Một nhà độc quyền sẽ sản xuất ít hơn và đặt giá cao hơn các doang nghiệp cạnh tranh Nếu cứ để họ hoạt động theo nguyên tắc thị trường sẽ chỉ mang lại lợi ích cho họ, còn người tiêu dùng và xã hội phải chịu thiệt hại về lợi ích Thứ hai: Đối với các hàng hoá có ngoại ứng, tức là khi sản xuất hoặc tiêu dùng, chúng có tác động ảnh hưởng gián tiếp đến xã hội, gây tác hại cho xã hội, ảnh hưởng đến môi trường sản xuất và sinh hoạt chung của dân cư Thứ Ba: Đối với các hàng hoá thiếu thông tin thị trường cả về phía người cung ứng hoặc phía người tiêu dùng đều dẫn đến tình trạng cung cầu quá cao, hoặc quá thấp so với thực tế, làm giảm hiệu quả xã hội Thứ tư: Thị trường tự do không đem lại mức tiết kiệm cao như xã hội mong muốn, những quyết định của thị trường không đem lại những kết quả tốt đẹp nhất có những khác nhau trong khả năng sinh lợi của xã hội và tư nhân Ngoài ra, xét trên bình diện xã hội có thể kể thêm một số khuyết tật sau: Tạo sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập với xu hướng ngày càng tăng trong giai đoạn đầu phát triển Do chạy theo động cơ lợi nhuận nên chủ chú ý đầu tư vào các khu vực lĩnh vực có lợi nhuận cao, bỏ qua nhiều mặt hàng cần thiết do lợi nhuận thấp Cạnh tranh phá sản dẫn đến mất cân đối vĩ mô ngắn hạn, gây ra những hậu quả tiêu cực về xã hội như: Thất nghiệp, lạm phát, phát triển kiểu chu kỳ 5- Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước Sự tồn tại các khuyết tật của thị trường đặt ra yêu cầu phài có sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế, muốn đảm bảo tính hiệu quả và tránh các hậu quả phụ của sự can thiệp chính phủ, điều quan trọng là có tổ chức tốt sự can thiệp đó Sau đây ta xét Nhà nước có vai trò như thế nào trong quản lý vĩ mô nền kinh tế 5.1- Chức năng của quản lý Nhà nước về kinh tế một là: Chức năng tạo lập môi trường Đối với chức năng, bằng quyền lực và sức khoẻ tổ chức của mình, Nhà nước bảo đảm một môi truờng thuận lợi, bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm các môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, tâm ly xã hội, kết cấu hạ tầng…với chức năng này Nhà nước có vai trò như một “ Bà đỡ giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển, đồng thời bảo đảm các điều kiện tự do, bình đẳng trong kinh doanh Hai là: Chức năng định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tế Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kinh doanh và các tổ chức kinh tế được tự chủ kinh doanh, nhưng không thể nắm được hết tình hình xu hướng vận động của thị trường do đó thướng chạy theo thị trường một cách bị động, dễ gây ra thua lỗ, thất bại và đổ vỡ, gây thiệt hại chung cho nền kinh tế Nhà nước có chức năng định hướng phát triển nền kinh tế và hướng dẫn các nhà kinh doanh, các tổ chức kinh tế, hoạt động hướng đích theo mục tiêu chung của đất nước Nhà nước định hướng và hướng dẫn bằng các công cụ như: Chiến lược, kế hoạch, chính sách, thông tin và các nguồn lực của Nhà nước, Ba là: Chức năng tổ chức Tổ chức là một chức năng quan trọng của quản lý Nhà nước về kinh tế đặc biệt trong thời kỳ đổi mới kinh tế Nhà nước có nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức các đơn vị kinh tế, trong đó quan trọng nhất và cấp thiết nhất là sắp xếp, củng cố lại các doanh nghiệp Nhà nước tổ chức các vùng kinh tế, các khu vực công nghiệp, khu chế xuất Đây là những công việc nhằm tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý Bốn là: Chức năng điều tiết Trong khi điều hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Nhà nước phải tranh thủ và vận dụng quy luật khách quan của kinh tế thị trường, phát huy mặt tích cực của kinh tế thị trường và điều tiết chi phối thị trường hoạt động theo định hướng của nhà nước, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định, công bằng và có hiệu quả Năm là: Chức năng kiểm tra Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế, phát hiện ra ngăn ngừa các hiện tượng vi pham pháp luật sai pham chính sách bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân góp phần tăng trưởng kinh tế và từng bước thực hiện công bằng xã hội 5.2- Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước Vai trò của nhà nước về kinh tế bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp hoạt động chung và do tính chất xã hội hoá của sản xuất quy định xem xét các nhiệm vụ phát triển đất nước đặt ra trong những năm trước mắt có thể thấy vai trò của Nhà nước trong kinh tế được thể hiện ở ba lĩnh vực chủ yếu sau: Một là: Nhà nước kiến tạo và bảo đảm môi trường kinh doanh an toàn, ổn định, thuận lợi và bình đẳng: Để xây dựng được môi trường kinh doanh an toàn, ổn định, thuận lợi và bình đẳng, trước hết phải tạo được khuôn khổ pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường Khác với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, kinh tế thị trường dựa trên hai nền tảng chính là cạnh tranh và quyền tự do quyết định của các chủ thể tham gia thị trường Tuy nhiên cạnh tranh lại có xu hướng tạo ra độc quyền và như vậy nó lại là xói mòn cơ sở tồn tại, phát triển của bản thân nó Để cho nền kinh tế thị trường có thể phát triển được cần thực hiện chính sách cạnh tranh tích cực mà nội dung chủ yếu của nó là: Đảm bảo khuyến khích cạnh tranh bình đẳng kiểm soát và hạn chế độc quyền, kiểm soát và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh Hai là: Nhà nước thực thị chính sách kinh tế vĩ mô tích cực và hiệu quả Khi chuyển sang cơ chế thị trường cách thức quản lý và điều tiết nền kinh tế theo kế hoạch pháp lệnh không được áp dụng nữa, điều đó vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi sự đổi mới về nhận thức trên lĩnh vực nay, nhằm mở đường cho cơ chế mới về quản lý và điều tiết của Nhà nước Đối với nền kinh tế Chuyển sang sử dung các công cụ điều tiết gián tiếp của chính sách kinh tế vĩ mô, mà trước hết là của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoản, thay thế cho kế hoạch pháp lệnh Sự điều hành và điều tiết kinh tế được thực hiện về cơ bản và chủ yếu thông qua quy luật vận động của thị trường. Chính sách các đại lượng và quan hệ giá trị sẽ tạo cơ sở chủ yếu cho sự vận hành các công cụ điêù tiết kinh tế Ba là: Nhà nước tiến hành can thiệp và bổ xung thị trường Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại không dừng lại ở việc đảm bảo sự ổn định bằng các công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô , mà còn tiếp tục đi xa hơn thế nữa bằng cách can thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh tế nhằm đặt được các mục tiêu đề ra Các công thức thường được áp dụng là bằng các biện pháp kinh tế và các biện pháp hành chính, Nhà nước thực hiện điều tiết thị trường và thông qua hoạt động của thị trường mà tác động đến sản xuất 5.3.1- Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường Thất bại thị trường – lý do nhấn mạnh vai trò của Nhà nước: Phần trước chúng ta đã xem xét như thế, khuyết tật của thị trường cũng như vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế vàkhông thể chỉ lựa chọn một trong hai tác nhân của thị trườn hoặc nhà nước, và cả hai cơ chế điều tiết đó đều có những mặt mạnh cơ bản đồng thời với những khuyết tật rất rõ Chính phủ tìm cánh xác định những lĩnh vực nào thị trường có hiệu quả nhất, ở những lĩnh vực nào bản thân chính phủ phải đảm nhận căn cứ vào nguồn lực hạn hẹp của mình Vạnh rõ những thất bại của cơ chế thị trường không có nghĩa là dựa vào cơ chế thị trường để phân bổ nguồn lực, Bởi vì, không có một cơ quan kế hoạch hoá tập trung nào có thể thay thế thị trường, điều khiển sự bày binh bố trận một cách có hiệu quả cho tất cả hàng hoá dịch vụ khác nhau 5.3.2- Nhà nước không thay thế thị trường Nhà nước, ngoài những vai trò quản lý trong quản lý kinh tế còn chứa đựng nhiều khuyết tật như bộ máy nhà nước ngày càng phồng to, căn bệnh quan liêu, độc quyền nhà nươc Trong nhiều trường hợp loại trừ hoàn toàn cạnh tranh, quyền lực nhà nước cộng với tham nhũng, buôn lậu cộng với băng nhóm tội ác, nhà nước dễ mở cửa cho các bệnh mệnh lệnh, duy ý trí chủ quan… trong nhiều trường để khắc phục những khiếm khuyết của thị trường, chính phủ đã can thiệp nhằm dung hoà mâu thuẫn trong cách đánh giá hiệu quả giữa tư nhân và xã hội, thì thực tế nhiều nước đang phát triển lại có sự can thiệp của chính phủ làm xấu đi chứ không caỉ thiện tình hình Nhà nước không thay thế thị trường mà tìm cách bổ xung thị trường làm hạn chế khuyết tật của thị trường 6- Sự cần thiết phải có kế hoạch hoá phát triển 61 - sự phát triển của phân công lao động xã hôi Đây là điều kiện mang tính chất tiền đề, khách quan của kế hoạch hoá trong mọi nền kinh tế Hệ thống phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, từ chuyên môn hoá này ngày càng sâu sắc và gắn liền với nó là sự hiệp tác hoá sản xuất của các ngành giống nhau, sự tích tụ sản xuất ngày càng tăng, tính năng động của toàn bộ sự phát triển kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật, tất cả những điều đó tạo ra sự cần thiết khách quan của việc chính phủ phải điều tiết nền sản xuất Trong cơ chế thị trường với tính chất đa thành phần kinh tế thì sự tác động của chính phủ đến nền kinh tế là sự tác động gián tiếp chủ yếu bằng hệ thống kế hoạch hoá phát triển mang tính chất định hướng và thuyết phục 6.2- Sự thất bại của thị trường Thị trường ngoài những ưu thế còn tồn tại rất nhiều khuyết tật mà nếu không có sự can thiệp của nhà nước thì thị trường bị xem là, dẫn đến sự phân phối sai lầm những nguồn lực hiện tại và tương lai, không phù hợp với lợi ích xã hội lâu dài tốt đẹp nhất. Như vậy sự tồn tại các khuyết tật của thị trường đã đặt ra yêu cầu phải có sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế Nhưng theo “ Lý thuyết về điều tốt thứ nhì” thì không phải sự can thiệp nào của chính phủ cũng giải quyết và khắc phục được các khuyết tật của thị trường .Thậm chí có những can thiệp còn làm trầm trọng hơn các khuyết tật tạo nên thị trường .Vì vậy muốn bảo đảm tính hiệu quả và tránh các hậu quả phụ của sự can thiệp của chính phủ, điều quan trọng là phải có sự tổ chức tốt sự can thiệp đó 6.3- Huy động và phân bổ nguồn lực khan hiếm Nền kinh tế kém phát triển không thể để phí phạm những nguồn nhân lực lành nghề và nguồn tài chính hạn chế của mình vào những đầu tư sản xuất phi hiệu quả .Những dự án đầu tư cần phải lựa chọn không những trên cơ sở phân tích năng suất từng phần mà còn tuỳ theo bối cảnh của một chương trình phát triển tổng thể và những mục tiêu lâu dài kế hoạch hoá là phương thức thích hợp để lựa chọn và phối hợp những dự án đầu tư nhằm chuyển những nhân tố khan hiếm vào các lĩnh vực sản xuất có hiệu quả nhất. Trong khi đó, thị trường cạnh tranh có xu hướng chuyển đầu tư sang lĩnh vực xã hội ít ưu tiên ( ví dụ hàng tiêu dùng cho người giàu) và không tính đến những lợi nhuận phụ thêm có được một chương trình đầu tư dài hạn đã được điều phối kế hoạch 64- Thái độ tâm lý đối với dân cư Sự công bố cụ thể về những mục tiêu xã hội và kinh tế quốc gia dưới dạng một kế hoạch phát triển cụ thể có ảnh hưởng quan trọng về thái độ hay tâm lý đối với người dân. Nó có thể thành công trong việc tập hợp dân chúng trong việc tập hợp dân chúng đằng sau chính phủ trong một chiến lược quốc gia để xoá bỏ nghèo đói. Bằng sự ủng hộ của quần chúng, chính phủ thông qua kế hoạch hoá huy động được tổng hợp nguồn nhân lực của mọi tầng lớp xã hội, các đảng phái, tôn giáo, yêu cầu mọi công dân cùng nhau làm việc để xây dựng đất nước kế hoạch kinh tế được coi là công cụ tốt nhất để đảm bảo những động lực cần thiết, vượt qua những lực cản của chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa chuyền thống trước một yêu cầu chung đòi hỏi tiến bộ xã hội và cuộc sống ấm no cho mọi người 65- Viện trợ và thu hút đầu tư nước ngoài Muốn huy động được vốn viện trợ nước ngoài, kể cả song phương và đa phương một cách có hiệu quả chính phủ các nước phải có những kế họạch phát triển rõ ràng với những mục tiêu cụ thể và những dự án đầu tư được xây dựng theo những tiêu thức quy định .Với những kế hoạch của mình, các nước nhận viện trợ có cơ sở tốt hơn để thuyết phục những nhà tài trợ rằng số tiền vốn họ vay là một bộ phận thiết yếu không thể thiếu và sẽ được sử dụng một cách có mục đích trong kế hoạch kinh tế quốc dân 7- Nhiệm vụ của kế hoạch hoá phát triển Để thực hiện mục tiêu phát triển trong bối cảnh kinh tế xã hội như nêu trên, kế hoạch hoá đã được giao những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: 7.1- Dự báo phát triển kinh tế xã hội dài hạn- trung hạn – ngắn hạn Công tác kế hoạch hoá có bản chất là hướng tới các quá trình tương lai. Vì vậy nó luôn gẵn với các hoạt động dự báo, nội dung chủ yếu của công tác dự báo cần tập trung phục vụ cho việc hoạch định chiến lược, xây dựng quy hoạch, xây dựng kế hoạch, xây dựng chính sách mà cụ thể là: Phân tích xu thế phát triển kinh tế xã hội của đất nước và dư báo sự phát triển của một số lĩnh vực quan trọng như dân số, lương thực, mức số dân cư…xác định những nhân tố tác động đến kinh tế xã hội đất nước như nguồn nguyên nhiên liệu, những thay đổi về thị trường, giá cả, tiến bộ của khoa học công nghệ, sức mua của nhân dân, tâm lý tiêu dùng Phân tính ảnh hưởng của kinh tế và thị trường, kinh tế thế giới đến kinh tế trong nước, phân tính của yếu tố chính trị, xã hội đến kinh tế 7.2- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việc xác định quan điểm mục tiêu phát triển, việc định hướng cơ cấu kinh tế xã hội và các chính sách chủ yếu để huy động mọi nguồn lực, mọi yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm tạo ra những nguồn lực phát triển là những nội dung cốt lõi của chiến lược phát triển. Chiến lược phát triển kinh tế xã hôi có nội dung cơ bản như sau: Xác định các phương án phát triển kinh tế vĩ mô dài hạn và trung hạn, trong đó có các chỉ tiêu cơ bản như: Tốc độ tăng trưởng GDP, định hướng kinh tế đối ngoại, phát triển xã hội Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế, hợp tác đầu tư …đối với toàn bộ nền kinh tế cũng như các địa bàn trọng điểm và các ngành quan trọng 7.3- Xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hành ngành, quy hoạch vùng lãnh thổ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển và các vùng và các ngành kinh tế là xây dựng khung vĩ mô về tổ chức trung gian, nhăm cung cấp những căn cứ khoa học cho các cấp để chỉ đạo vĩ mô nền kinh tế thông qua các kế hoạch, các chương trình dự án đầu tư, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả .Từ đầu những năm 1990, chính phủ đã chỉ đạo việc triển khai lập kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 của 8 vùng kinh tế. Đồng thời tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đều triển khai nghiên cứu quy hoạch tổng thể đến năm 2010 Các dự án quy hoạch là những đề tài khoa học lớn, phố hợp sự công tác nghiên cứu của các ngành của các bộ và các địa phương nhằm phân tích đánh gía đúng thực trạng kinh tế xã hội, các lợi thế của các ngành và các vùng, trên cơ sở đó đề ra các phương hướng phát triển của ngành và vùng từng giai đoạn nhất định và xác định những điều kiện cần thiết để thực hiện được các quy hoạch phát triển này Các quy hoạch phát triển này được xây dựng dựa trên chiến lược hướng về xuất khẩu, tìm ra và phát huy lợi thế của từng vùng và liên kết giữa các vùng, nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế 7.4- Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm là một nhiệm vụ quan trọng của công tác kế hoạch hoá nhưng vơí pham vi, phương pháp và nội dung khác nhau Chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kế hoạch hoá định hướng kế hoạch 5 năm và hàng năm có những thay đổi đáng kể về cả phạm vi kế hoạch cũng như nội dung kế hoạch hoá .Các kế hoạch nay càng trở nên vững chắc và toàn diện hơn; kế hoach phát triển kinh tế đi liền với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, kế hoạch đầu tư đi liền với kế hoạch huy động nguồn vốn Bên cạnh được tranh thủ huy động các nguồn vốn từ bên ngoài đã rất chú trọng tới việc tăng tính luỹ từ nội bộ ngành kinh tế cho đầu tư và khai thác các nguồn tiềm năng còn rất dồi dào ở trong nhân dân bằng nhiều chính sách đã được ban hành, xã hội hoá và đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho lĩnh vực văn hoá, xã hội, các loại hình dịch vụ công cộng mà trước đây dựa vào toàn bộ hoặc phần lớn vào ngân sách nhà nươc 7.5- Đảm bảo các cân đối chủ yếu và các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đối với kế hoạch 5 năm, do chưa đủ điều kiện để xây dựng các kế hoạch cụ thể như kế hoạch hàng năm, nên chỉ xác định một số mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chủ yếu và các cân đối ở tầm vĩ mô dựa trên cơ sở phát triển và các quy hoạnh tổng thể để phát triển kinh tế xã hội Các chỉ tiêu chủ yếu được xác định trong kế hoạch 5 năm là tốc độ tăng GDP bình quân cho cả thơì kỳ Tôc độ tăng giá trị sản xuất của các ngành công, nông nghiệp, dịc vụ, xuất khẩu, một số mục tiêu phát triển văn hoá xã hội trên cơ sở dự kiến tốc độ phát triển kinh tế, để xác định cân đối như Cân đối tích luỹ – tiêu dùng, cân đối xuất -nhập khẩu, cán cân thanh toán quốc tế, cân đối sức mua và xã hội, xác định khả năng thu hút vốn đầu tư cả trong nước và ngoài nước, đồng thời xác định những quan hệ lớn về phân bổ vốn đầu tư giữa các vùng kinh tế, giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp, và các ngành văn hoá xã hội Đối với kế hoạch hàng năm, dựa trên chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội chủ yếu của kế hoạch 5 năm cụ thể hoá thành kế hoạch phát triển hàng năm cho tất cả các lĩnh vực, các lĩnh vực cũng như địa phương Các bộ, địa phương chủ động xây dựng kế hoạnh hàng năm của đơn vị mình và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch đó 7.6- Xây dựng và thực hiện các chương trình quốc gia Xây dựng các chương trình quốc gia là một trong các nội dung quan trọng của kế hoạch hoá. Các chương trình quốc gia được tiến hành xây dựng đồng thời với việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm. Chương trình quốc gia là môt tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, cơ chế chính sách để tổ chức thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong chiến lựơc phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Khi xây dựng một chương trình quốc gia, đòi hỏi phải xác định rõ ràng mục tiêu của chương trình đối với sự phát triển của đất nước, xác định rõ ràng các giải pháp cần thiết như giải pháp về vốn, giải pháp về vật tư, hiệu quả chương trình, vấn đề môi sinh, các vấn đề xuất và kiến nghị về cơ chế chính sách cụ thể áp dụng cho chương trình Chương II: Quá trình đổi mới kế hoạch hoá ở việt nam Kế hoạch hoá của việt nam trong cơ chế kế hoạch tập trung 1- Kế hoạch tập trung giai đoạn 1955-1980 Thời kỳ 25 năm, Việt nam đã áp dụng mô hình, kế hoạch trực tiếp theo kiểu Liên Xô với các đặc điểm: Kế hoạch hoá phân bổ các nguồn lực phát triển cho các mục tiêu đối với hai thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh của tập thể Cơ chế kế hoạch hoá tập trung theo phương thức “ Giao- nhận” với hệ thống chằng chịt các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước, giao đến tận cơ sở sản xuất kinh doanh theo cách bao cấp cả “ đầu vào” lẫn “ đầu ra” trong quá trình sản xuất kinh doanh Cơ chế kế hoạch hoá mang nặng tính chất hiện vật và nặng tính khép kín trong từng ngành, từng vùng lãnh thổ Với cơ chế này, chúng ta đã thực hiện thành công các mục tiêu khôi phục cải tạo và phát triển kinh tế sau hoà bình năm 1954, thực hiện có kết quả mục tiêu phát triển kinh tế và kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi rực rỡ mùa xuân năm 1975… Tuy vậy, năm 1975 tình hình kinh tế xã hội của đất nước có nhiều thay đổi Chính từ yêu cầu của vấn đề sản xuất, đời sống kinh tế đã nảy sinh những dấu hiệu đổi mới của công tác kế hoạch hoá vào những năm đầu thập niên 80 2- Giai đoạn 1980-1990 Đây có thể gọi là thời kỳ tiền cải cách kế hoạch hoá ở nước ta Bắt đầu từ NQ25CP(13-1-1981) về “ kế hoạch ba phần”, chỉ thị 100BBT ( 21-1-1981) về khoán sản phẩm trong nông nghiệp Tiếp đó là NQ217-HĐBT (14-11-1987 ) và NQTW10 (1988) Các chính sách của Đảng và Nhà nước đã hướng cơ chế kế hoạch hoá từ trực tiếp chuyển dần sang gián tiếp Đối với các doanh nghiệp, chỉ duy trì có trọng điểm kế hoạch hoá trực tiếp một số sản phẩm trọng yếu, phần lơn các chỉ tiêu trước đây. Nhà nước giao pháp lệnh được chuyển sang hình thức thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp tự chủ và quy hoạch theo nhu cầu thị trường và hợp đồng kinh tế Những cải cách trong thời kỳ này đã làm những nền tảng cơ bản để chuyển quá trình kế hoạch hoá tập trung sang hình thức kế hoạch hoá phát triển mang tính định hướng hiện nay ở nước ta Tuy vậy, vào những năm cuối của thập niên 80 và đầu thập niên 90, sau khi các nước Đông Âu tan rã và sụp đổ của Liên Xô,có thể nói đó là thời kì khủng hoảng trong kế hoạch hoá ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng đã chuyển sang kế hoạch hoáSự “dị ứng” kế hoạch hoá lan tràn từ các cấp cơ sở đến các lĩnh vực quản lý vĩ mô, thay vào đó là tư tưởng”sung bái hoá” thị trường trong khi chưa hiểu rõ những yê._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0656.doc