Vai trò của Hội phụ nữ trong việc hoà giải mâu thuẫn gia đình những năm gần đây tại Phường Hàng Bột

Lời nói đầu Mặc dù mới ra đời và được khẳng định ở nước ta khoảng hơn chục năm trở lại đây, song xã hội học (XHH) đã chứng tỏ được vị trí của mình trong quá trình nhận thức xã hội, cũng như thể hiện được vai trò của mình trong việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn xã hội. Từ vị trí, vai trò đó của xã hội học và từ thực tiễn xã hội, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Vai trò của Hội phụ nữ trong việc hoà giải mâu thuẫn gia đình trong những năm gần đây” (qua nghiên cứu xã hội học tại Phường Hà

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vai trò của Hội phụ nữ trong việc hoà giải mâu thuẫn gia đình những năm gần đây tại Phường Hàng Bột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Bột- Quận Đống Đa- Hà Nội). Hội phụ nữ là một tổ chức đoàn thể xã hội có vai trò tích cực trong việc hoà giải những mâu thuẫn gia đình. Bởi gia đình Việt Nam những năm gần đây đã có dấu hiệu rạn nứt, mâu thuẫn gia đình ngày một gia tăng, một số giá trị chuẩn mực đạo đức gia đình không còn được duy trì, bền vững như trước nữa… Trước vấn đề này, nhiệm vụ của nhà xã hội học là phải nghiên cứu tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp, khuyến nghị để giải quyết thực trạng trên. Đồng thời nhận thức đúng đắn vai trò của Hội phụ nữ trong việc góp phần hoà giải, làm giảm mâu thuẫn gia đình. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiệt tình của cô giáo- ThS Hoàng Thị Nga, cùng các thầy cô trong khoa Xã hội học Trường Đại học Công Đoàn; của cô Đoàn Thị Thuỷ - Hội trưởng Hội Phụ nữ Phường Hàng Bột và các cô, chú đang công tác tại Uỷ ban nhân dân Phường Hàng Bột. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn cô giáo- ThS Hoàng Thị Nga và các thầy cô trong khoa Xã hội học; cảm ơn cô Đoàn Thị Thuỷ - Hội trưởng Hội Phụ nữ Phường Hàng Bột và các cô, chú đang công tác tại Uỷ ban nhân dân Phường Hàng Bột đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành đề tài này; cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã cho ý kiến đóng góp trong quá trình nghiên cứu; Đặc biệt, tác giả xin cảm ơn BGH Trường Đại học Công Đoàn. Do nhận thức có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu xã hội học còn hạn chế, hơn nữa đây là bước tập dượt đầu tiên cho một nhà xã hội học nên kết quả nghiên cứu chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót, hạn chế và khiếm khuyết. Tác giả rất mong được sự thông cảm, đóng góp ý kiến và phê bình từ các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để lần nghiên cứu sau được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Phần i: mở đầu 1- Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có bền vững thì xã hội mới bền vững. Những năm gần đây, trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường và đặc biệt là sự chi phối mạnh mẽ của “sức mạnh đồng tiền” đã làm cho không ít gia đình phải điêu đứng, tan vỡ hạnh phúc bởi những giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống, nhiều khi bị lu mờ đi trước sự cám dỗ của đồng tiên, của những nhu cầu cá nhân thái quá…Từ sự quá nghèo túng hay quá giàu sang cũng dẫn tới mâu thuẫn gia đình như : Mâu thuẫn giữa vợ- chồng, bố mẹ với con cái, anh- chị - em với nhau và cháu chắt thiếu kính trọng ông bà …Từ mâu thuẫn gia đình đã dẫn tới đỗ vỡ, mất hạnh phúc gia đình. Trước vấn đề bức xúc trên thì việc nghiên cứu về các mối quan hệ gia đình là cần thiết và cấp bách. Hiện nay, thực tế tại Phường Hàng Bột- Quận Đống Đa- Hà Nội tình trạng mâu thuẫn, xung đột dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình cũng đang diễn ra gay gắt, gây lo lắng, bức xúc cho lãnh đạo Phường và các ban ngành liên quan. Trước một thực tế như vậy và tính nghiêm trọng của nó, việc chọn nghiên cứu đề tài trên là vô cùng cần thiết. 2. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 2.1. ý nghĩa khoa học. Sự phát triển của khoa học nói chung không thể tách khỏi sự phát triển của khoa học chuyên ngành. Việc nghiên cứu đề tài trên chính là củng cố thêm phương pháp, tri thức khoa học xã hội học cho người nghiên cứu khoa học. Đồng thời, đề tài sẽ làm phong phú thêm, mở rộng phạm vi nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu và phục vụ xã hội của ngành XHH. Mặt khác, đê tài sẽ có ý nghĩa là bài học kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu khoa học sau về lĩnh vực này. Tuy nhiên, mặt thành công của đề tài sẽ góp phần khẳng định vai trò của XHH và những công trình nghiên cứu trước đây về lý luận và thực nghiệm. 2.2. ý nghiã thực tiễn. Đề tài giúp ta nhận thức rõ, đúng đắn một thực tế, một vấn đề xã hội mới nảy sinh. Đó là mâu thuẫn gia đình. Đồng thời thấy được tầm quan trọng của gia đình trong quá trình phát trển xã hội, hình thành nhân cách con người. Từ đó giúp ta tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp, khuyến nghị để chính quyền phường Hàng Bột, Hội phụ nữ, các gia đình, các bậc cha mẹ, những người con tại phường Hàng Bột nói riêng và mọi gia đình Việt Nam nói chung khắc phục, hạn chế, giải quyết thực trạng trên… 3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, mục đích, phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng mâu thuẫn gia đình tại phường Hàng Bột những năm gần đây. 3.2 Khách thể nghiên cứu Với phạm vi nhỏ hẹp của đề tài tác giả tập trung nghiên cứu các khách thể sau: -Các thành viên trong các gia đình đang sinh sống, làm việc tại phường Hàng Bột: các cặp vợ chồng, con cái, người lớn tuổi. 3.3 Mục đích nghiên cứu. Đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu để tìm hiểu các mâu thuẫn trong gia đình sống trên địa bàn Phường Hàng Bột, như mâu thuẫn vợ- chồng, mâu thuẫn bố mẹ với con cái, mâu thuẫn giữa anh em ruột , mâu thuẫn ông bà với chau chắt. Để từ đó tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp, khuyến nghị nhằm làm giảm những mâu thuẫn gia đình. 3.4 Phạm vi nghiên cứu. Không gian : Đề tài nghiên cứu tại phường Hàng Bột, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 3/2004 đến tháng 5/2004 ( nhằm thu thập các thông tin từ năm 2000- 5/ 2004 ) 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phương pháp luận. Đề tài luôn lấy triết học Mác- Lênin và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận nhằm thừa nhận tính khách quan của các quy luật hoạt động và phát triển của xã hội, thừa nhận quan điểm lịch sử với sự nhận thức các hiện tượng, các quá trình của đời sống xã hội, thừa nhận quan điểm: “Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội”. C.Mac đã vận dụng và phát triển phép biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ và tác động qua lại với nhau, trong mâu thuẫn và vận động phát triển không ngừng của lịch sử xã hội. Theo quan điểm của Mac thì các bộ phận của xã hội không chỉ tác động qua lại với nhau mà còn mâu thuẫn, thậm chí còn đối kháng nhau. Đó là nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Luận điểm đặc biệt quan trọng về lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa duy vật biện chứng của C. Mác: là mọi sự vận động biến đổi xã hội phải tuân theo các quy luật. Con người có khả năng vận dụng các quy luật đã nhận thức được để cải tạo xã hội cho phù hợp với lợi ích của mình. Theo quy luật lịch sử, xã hội phát triển từ cơ cấu xã hội đơn giản đến phức tạp. Nhiệm vụ của lý luận và phương pháp luận khoa học là phải chỉ ra được các điều kiện giúp con người nhận thức được giai cấp của mình, từ đó đoàn kết và tổ chức đấu tranh cách mạng nhằm xoá bỏ trật tự xã hội cũ, xây dựng trật tự xã hội mới đem lại tiến bộ, văn minh và công bằng xã hội cho tất cả mọi người. Vì vậy, cách vận dụng phương pháp này sẽ giúp cho vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện hơn, có thể chỉ ra những biện pháp tối ưu để giải quyết vấn đề đó. Ngoài ra đề tài cũng thấm nhuần tư tưởng của Đảng và Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về các vấn đề phát triển gia đình bền vững và bản sắc văn hoá gia đình, gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, vì hạnh phúc của nhân dân và đó là mối quan tâm hàng đầu của chế độ ta. Bởi vậy, cần vận dụng cách tiếp cận lịch sử cụ thể này để nghiiên cứu , khảo thực trạng gia đình và các nhân tố ảnh hưởng đến gia đình. Từ đó có chính sách quan tâm đến gia đình và vai trò của hội phụ nữ trong lĩnh vực này mà đặc biệt là vấn đề giải quyết mâu thuẫn gia đình. 4.2 phương pháp nghiên cưu cụ thể 4.2.1.Phương pháp phân tích tài liệu: Đề tài phân tích các tài liệu, số liệu thu thập đươc tại phường Hàng Bột , các số liệu thống kê của quận Đống Đa ; các tạp chí , sách báo liên quan, đó là: -Báo cáo tổng kết của UBND phường Hàng Bột về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 2003 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2004. - Các sách, tạp chí về xã hội học gia đình, như: + “Thực trạng văn hoá gia đình Việt Nam” của tác giả Lê Minh, NXB Lao động, 1994. + “Nho giáo và gia đình” của nhóm tác giả Vũ Khiêu, Lê Thị Quý, Đặng Nhứ, NXB khoa hoc xã hội, Hà Nội, 1995. + “Những giải pháp tăng cường vai trò gia đình trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” của tác giả Đặng Cảnh Khanh. - Và một số tài liệu, sách báo liên quan khác… 4.2.2.Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Bên cạnh việc phân tích tài liệu, tác giả còn tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi với 110 bảng hỏi có các câu hỏi được in sẵn phát cho các hộ gia đình trên địa bàn phường Hàng Bột. Sau khi tập hợp lại tác giả nhận được 100 bảng hỏi hợp lệ. Nội dung bảng hỏi xoay quanh những vấn đề của mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình: nhưng biến đổi mối quan hệ gia đình giữa vợ- chồng; ông bà, cha mẹ- con cháu; mối quan hệ giữa anh chị em ruột trong điều kiện kinh tế - xã hội mới vã nguyên nhân làm nảy sinh những bất đồng trong các mối quan hệ gia đình. Kết quả thu thập được từ bảng hỏi được xử lý trên phần mềm SPSS nhằm xác lập tính tương quan và mô tả các dữ liệu được tìm hiểu. Tuy nhiên, trong bảng hỏi có một số câu hỏi không được xử lý trên phần mềm này nhưng được ghi chép và xem đó như là những thông tin định tính bổ xung cho các số liệu định lượng. Phỏng vấn sâu: Phương pháp này nhăm thu thập được những thông tin sâu hơn sau khi đã phỏng vấn bằng bảng hỏi, khai thác thêm một số khía cạnh chưa được đề cập, chưa được làm rõ trong phần phỏng vấn bằng bảng hỏi. Ngoài ra, phỏng vấn sâu để nắm bắt thêm một số thông tin về kinh tế, văn hoá, xã hội tại địa bàn khảo sát. 4.2.3.Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp các sinh hoạt, các mối quan hệ đối xử trong các gia đình, giữa các cặp vợ - chồng, giữa bố mẹ với con cái... tại địa bàn trên. Phần này được tiến hành trong quá trình phỏng vấn bằng bảng hỏi thông qua quan sát thực tế để xác định hành vi và thực tế cuộc sống gia đình có đúng với câu trả lời của họ hay không, bởi những thông tin thu được từ quan sát sẽ bổ sung và làm tăng thêm độ chính sác của bảng hỏi. 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết . 5.1 Giả thuyết nghiên cưú : -Mâu thuấn gia đình hiện nay so với trước kia đã có sự gia tăng . -Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tác động của nền kinh tế thị trường (mặt trái của nó). -Mâu thuẫn gia đình sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. -Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có dấu hiệu rạn nứt. 5.2. Khung lý thuyết. Khung lý thuyết Điều kiện kinh tế- xã hội Các mâu thuẫn gia đình Mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái Mâu thuẫn giữa anh em ruột Cháu chắt thiếu kính trọng ông bà Mâu thuẫn vợ- chồng Thực trạng các mối quan hệ gia đình Giải pháp, khuyến nghị Phần ii: nội dung chính: Chương 1: Cơ sơ lý luận và thực tiễn của đề tài. 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu . Gia đình là tế bào của xã hội . Gia đình có bền vững thì xã họi mới bên vững. Trong lịch sử phát triển của mình, gia đình vừa là một đơn vị kinh tế, vừa là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng, giáo dục con người, duy trì và phát triển ở họ những quan hệ tình cảm đặc biệt tư thế hệ này sang thế hệ khác. Trong điều kiện các chức năng kinh tế, xã hội và văn hoá của gia đình đang biến đổi, thiết chế gia đình cần được điều chỉnh để phát triển phù hợp để không mất đi những giá trị chân chính và nhân đạo, sự bình đẳng và an sinh cho mỗi thành viên của gia đình. Việc nâng cao vị thế, vai trò của các thành viên trong gia đình sẽ làm tăng thêm các giá trị về cá nhân con người. Tuy nhiên, chính nó cũng có thể lại làm cho những quan hệ bên trong gia đình không còn chặt chẽ. Việc phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế- xã hội và bình đẳng về kinh tế với nam giới cũng làm họ vắng bóng nhiều hơn trong môi trường gia đình. Trẻ em lớn len và học tập trong sự giáo dục của nhà trường nhiều hơn của cha mẹ, ông bà và gia đình. Từ đó những cảm nhận về mái ấm gia đình cũng trở nên lạnh giá hơn đối với các thành viên trong gia đình. Những thực tế trên đòi hỏi chúng ta cần phải tạo ra những điều kiện xã hội mới để làm thay đổi những xu hướng sai lệch này nếu chúng ta vẫn muốn gia đình tiếp tục ổn định, duy trì và ổn định các chức năng cơ bản của nó. Vì lẽ đó mà gia đình đang trở thành vấn đề toàn cầu, co ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ nhân loại. Gia đình đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mọi chiến lược phát triển của quốc gia, cũng như của Liên hiệp quốc. Riêng ở Việt Nam, những khảo luận và phân tích về gia đình đã được chú ý rất lâu. Ngay từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đẵ viết “Gia huấn ca” trong đó đưa ra nhiều nguyên tắc xây dựng gia đình vừa theo quan điểm của Nho giáo vừa kết hợp những giá trị truyền thống của dân tộc. Sau này Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến vấn đề gia đình. Trong nhiều tác phẩm của mình, Người đã đề cập rất rõ vai trò của gia đình đối với con người và xã hội. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi con người xây dựng mối quan hệ yêu thương, bình đẳng, hoà thuận. Trong các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đề cập rất nhiều đến vấn đề phát triển gia đình và con người mới XHCN. Từ sau năm 1975, các nghiên cứu về gia đình cũng được phát triển, mặc dù vấn đề gia đình vẫn còn rất mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam. Các nghiên cứu đã đề cập đến nhiều góc độ như triết học, sử học, dân tộc học, văn hoc, xã hội học, tâm lý học, giáo dục học, dân số học, phụ nữ học… Cũng bởi vai trò quan trọng của gia đình trong việc tạo những đứa trẻ chứa đựng những yếu tố: Đức, trí, thể, mỹ mà năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 72/2001/QĐ- TTg ngày 04/05/2001 lấy ngày 28/06 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam. Một số đề tài khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ có liên quan đến gia đình đã được tiến hành, gắn với tên tuổi của các tác giả như Vũ Khiêu, Lê Thị Quý, Đặng Nhứ liên quan đến mảng đề tài gia đình và Nho giáo, Lê Thi vơi chủ đề liên quan đến gia đình, chính sách xã hội và lao động nữ, Lê Minh liên quan đến văn hoá, Lê Thị Nhâm Tuyết với những khía cạnh của gia đình và sự bất bình đẳng giới, Lê Thị Quý với những khía cạnh của sự sai lệch chuẩn mực gia đình hiện đại, với bạo lực gia đình, nạn mại dâm, nạn buôn bán phụ nữ… Gần đây mảng chủ đề về gia đình và việc chăm sóc giáo dục trẻ em cũng đã được quan tâm nhiều. Tiêu biểu cho xu hướng này có các công trình khoa học của Phạm Tất Dong về vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đặng Cảnh Khanh về gia đình và việc giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống cho trẻ em… Có thể kể một số tác phẩm được xuất bản trên cơ sở những nghiên cứu kể trên, như: Vũ Khiêu, Lê Thị Quy, Đặng Nhứ, Nho giáo và gia đình, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995. Nguyễn Thế Long, Gia đình và dân tộc, NXB Lao động, Hà Nội, 1998. Đặng Cảnh Khanh, Sức mạnh của hệ gia đình, trong: Những nhân tố phi kinh tế, xã hội học về sự phát triển, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999. Edited by Kathleen Barry, Phụ nữ Việt Nam trong nền kinh tế chuyển đổi ( Vietnam,s Women in Transition ), International Political Economy Series, Macmillan Press LTD & ST. Martin,s Press.INC. Nhiều tác giả, Gia đình Việt Nam ngày nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999. Lê Minh, Thực trạng văn hoá gia đình Việt Nam ngày nay, NXB Lao động, 1994. Tương Lai (chủ biên), Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, Hà Nội,1996. Tác phẩm “ gia đình Việt Nam và chức năng văn hoá” của tác giả Lê Ngọc Văn ( Nhà xuất bản Giáo dục.1996) đã nói lên vai trò của gia đình trong xã hội hoá con người (cá nhân), mối quan hệ giữa gia đình với các tác nhân xã hội hoá khác. Bên cạnh đó còn đề cập đến nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình Việt Nam truyền thống và sự biến đổi chức năng gia đình. Ngoài ra còn rất nhiều tác phẩm và tác giả khác nghiên cứu về gia đình. Trong khuân khổ nhỏ hẹp của đề tài và thời gian có hạn nên tác giả khong thể trình bày hết. Nhưng những công trình khoa học trên đây đẫ cho thấy những nghiên cứu về gia đình và phụ nữ của các tác giả Việt Nam là khá phong phú và đa diện nhưng cũng còn rất tản mạn, hy vọng trong tương lai gần những nghiên cứu về gia đình sẽ có hệ thống hơn. Đây chính là những khoảng trống trong khoa học nghiên cứu về gia đình và vai trò của nó. 2. Các lý thuyết liên quan. 2.1. Lý thuyết chức năng (của E.Durkheim). E. Dur kheim cho rằng xã hội muốn tồn tại và phát chiển thì phải dựa trên những cơ sở giá trị chung. Theo ông có hai loại giá trị cơ bản : xã hội phải được kiêm soát để xã hội có chật tự mới tồn tại , phát triển được và xã hội phải đoàn kết (tức là kiểm soát nhưng phải đoàn kết ). Quan điểm về đoàn kết và kiểm soát xã hội được xây dựng trên sự đồng thuận và sự hài hoà (harmony) . Cơ sở của trật tự xã hội này nằm trong mạng lưới của “hệ thống gia trị ” . Sự đồng thuận về hệ thống giá trị có nghĩa là mọi người trong xã hội nhất định đều nhất chí vơi nhau về một cái gì đó là tốt , là quá trình mong ước … khi đó , các thành viên trong xã hội hợp tác vơi nhau để hành động , những hành động này tồn tại trong tất cả các thiết chế xã hội , trong đó có thiết chế gia đình . Lý thuyết chức năng coi xã hội là một hệ thống và trong xã hội lại có những tiểu hệ thống và gia đình chính là một trong những tiểu hệ thống đó . Mỗi tiểu hệ thống đều phải nhận thức và thực hiện những chức năng của mình thì xã hội mới tồn tại, phát triển. 2.2. Lý thuyết xung đột. Theo quan điểm của lý thuyết xung đột thì “đồng thuận xã hội ” và “hài hoà xã hội” trong lý thuyết chức năng không phải là bản chất của nó mà nó chỉ là tạm thời, là tối thiểu chứ không phải là tối đa. Trong khi đó, xung đột xã hội là hiện tượng phổ biến, là sự đấu tranh, tranh chấp giữa hai hay nhiều nhóm, xã hội, cá nhân, tổ chức quốc gia. Có hai loại xung đột là xung đột về quyền lợi và xung đột về giá trị. Tức là khi quyền lợi và giá trị giữa các cá nhân, nhóm, xã hội…không tương xứng và thoả mãn với nhau sẽ dẫn đến xung đột. Đặc biệt, trong xung đột xã hội có xung đột về giới trong gia đình. Hay nói cách khác là xung đột các vai trò trong gia đình. Khi cá nhân chiếm giữ nhiều địa vị khác nhau mà không thực hiện tốt vai trò cho mỗi địa vị âysex dẫn đến xung đột. Ví dụ khi người phụ nữ làm tót chức năng- vai trò của người mẹ nhưng lại không làm tốt chức năng của người vợ trong gia đình sẽ dấn đến xung đột giữa chức năng làm mẹ và làm vợ. Trong xã hội hiện nay thì xung đột gia đinh đã trở thành vấn đề xã hội. Nó biểu hiện bằng những mâu thuẫn gia đình: vợ-chồng, bố mẹ- con cái, anh-chị-em… Lý thuyết xung đột giúp ta nhìn nhận vấn đề trên một cách khách quan và khoa học để từ đó nhận thức và giải thích đúng đắn hiện tượng xã hội đó. 2.3. Lý thuyết tương tác biểu trưng ( của Meead và Coooley). Lý thuyết này cho rằng hành vi con người cũng như nhân cách con người là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa con người với con người. Tức là sản phẩm của tương tác xã hội, quan hệ xã hội. Hai ông cho rằng xã hội như một tấm gương ta soi vào đó xem mọi người hành động như thế nào mà ta làm theo, tức là sự học hỏi hành vi. Lý thuyết này nhấn mạnh đến tính linh hoạt của quan hệ giữa con người với con người trong việc hình thành hành vi, nhân cách. Do đó môi trường hình thành nhân cách là rất quan trọng. Môi trường đó là môi trường xã hội, môi trương gia đình. 3. Các khái niệm. 3.1. Vai trò. Theo XHH đại cương: Vai trò là khái niệm nói tới mô hình hành vi gần như chức năng xã hội. Nói tới việc đồng thời thực hiện một hệ thống chuẩn mực kèm theo trong hệ thống các quan hệ xã hội được xác định. Chuẩn mực: là những điều mà người khác trông chờ vào mỗi một vai trò. Theo từ điển XHH: Khái niệm vai trò gắn với một loạt các khái niệm khác như quy chế, chức năng, nghĩa vụ, quyền…Có thể coi vai trò như tập hợp những ứng xử của mỗi cá nhân mà người khác chờ đợi ở nó. 3.2.Gia đình. Theo XHH gia đình: Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân ( quan hệ tình dục hợp pháp, quan hệ tình cảm đặc biệt hoặc bắt buộc), quan hệ huyết thống ( cha mẹ- con cái, ông bà - cháu chắt, anh - chị- em), cùng chung sống dưới một mái nhà, có ngân sách chung, gắn bó với nhau về tình cảm, trách nhiệm, quyền lợi,… chịu sự ràng buộc có tính pháp lý, được xã hội và nhà nước thừa nhận, bảo vệ, tạo thành nền văn hoá chung. 3.3.Mâu thuẫn. Mâu thuẫn là phạm trù của phép biện chứng, nói lên mối quan hệ bài trừ nhau, phủ định nhau giữa các sự vật hoặc giữa các mặt, các khuynh hướng các lực lượng bên trong sự vật. Mâu thuẫn tồn tại trong mọi sự vật, là nguần gốc bên trong của sự vận động của nó. Người ta phân biệt mâu thuẫn biện chứng và mâu thuẫn lô gic. Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập đang tồn tại thực trong chính sự vật. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ấy với nhau làm cho mâu thuẫn phát triển và khi mâu thuẫn được giải quyết thì chất lượng của sự vật được thay đổi. Mâu thuẫn biện chứng có nhiều loại: Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, đối kháng và không đối kháng… các mâu thuẫn ấy đóng vai trò khác nhau trng quá trình phát triển và chúng thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau. ( Từ điển bách khoa- Hà Nội 2002, trang 893) 3.4. Mâu thuẫn gia đình. Theo từ điển xã hội học: Mâu thuẫn gia đình là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình (như ông bà, bố mẹ, con cháu, anh em) nảy sinh những bất đồng, những rạn nứt, xung đột về tình cảm do những va chạm về quyền lợi vật chất và tinh thần. Mâu thuẫn gia đình là khái niêm gần giống với khủng hoảng gia đình: khủng hoảng gia đình là khủng hoảng về thể chế gia đình, gắn liền với quá trình chuyển từ gia đình gia trưởng sang gia đình dân chủ, cũng như gắn liền với sự thay đổi về các giá trị văn hoá và xã hội, với sự phát triển cá tính của các thành viên gia đình. 3.5. Phụ nữ. Theo xã hội học giới, thì phụ nữ được hiểu là một phần của xã hội gồm những người về mặt sinh học thuộc giống cái phân biệt với nửa kia là nam giới thuộc giống đực. Về mặt khoa học phụ nữ được xem xét dưới góc độ khoa học tự nhiên( sinh vật học) có sự khác biệt về giống cái và giống đực, xem xét phụ nữ dưới góc độ khoa học xã hội có liên quan đến nữ giới và nam giới trong xã hội. Chương ii: Thực trạng mâu thuẫn gia đình tại phường Hàng bột những năm gần đây 1. điều kiện kinh tế- xã hội của địa bàn nghiên cứu. Phường Hàng Bột là một đơn vị hành chính của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Phường nằm trên tuyến phố Tôn Đức Thắng chạy từ ngã tư Ô Chợ Dừa đến ngã tư Nguyễn Thái Học thuộc quận Đống Đa. Cộng đồng dân cư của phường Hàng Bột đã sinh sống ở đây từ rất lâu đời. Nhiều ngôi nhà còn lại được xây dựng bằng kiến trúc rất cổ xưa. Một bộ phận dân cư của phường theo đạo thiên chúa giáo, điển hình là sự hiện diện của Nhà thờ Hàng Bột nổi tiếng. Nhân dân nơi đây nổi tiếng ham học và hiếu khách. Trên địa bàn phường Hàng bột còn rất nhiều những di tích lịch sử văn hoá, điều đó đã phần nào nói nên được truyền thống văn hoá của nhân dân nơi đây. Kinh tế của nhân dân trong phường phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhất là sau thời kỳ đổi mới (1986). Tình hình an ninh- chính trị trên địa ban phường tương đối ổn định, các cộng đồng dân cư sống hoà thuận bên nhau. Các chỉ số về phát triển kinh tế- xã hội tăng cao so với những năm trước đây. Nhân dân phần lớn sống bằng nghề buôn bán, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng và hàng thủ công truyền thống trên các cửa hàng mặt phố Tôn Đức Thắng và các phố nhỏ liền kề. Tuy nhiên những năm gần đây trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, công nghiệp hoá- hiện đại hoá thì những mâu thuẫn, những bất đồng trong các mối quan hệ gia đình bắt đầu nảy sinh gây ra những bức xúc và ảnh hưởng tiêu cực đến các giá trị văn hoá gia đình. 2. Thực trạng những mâu thuẫn gia đình ở phường Hàng Bột. 2.1. Đặc điểm chung của các gia đình được phỏng vấn. Gia đình, cái đơn vị nhỏ nhất của xã hội loài người, mặc cho những biến động lớn, nhỏ khi mà tan rã của cả một cộng đồng, một quốc gia thì gia đình vẫn cứ tồn tại bền vững. Là một yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội tổng thể, gia đình phản ánh chân thực các mối quan hệ đa dạng và phức tạp. Hiểu kỹ về thiết chế gia đình Việt Nam với tất cả những đặc điểm hình thành, những vận động và chuyển đổi về cấu trúc, về chức năng, về định hướng giá trị cũng như về chiều hướng phát triển của chúng ta là những sự kiện quan trọng để hiểu về xã hội Việt Nam, con người Việt Nam. Chính bởi vai trò quan trọng của gia đình ổn định và phát triển mà ta cần quan tâm đến mối quan hệ giữa các thành viên trong thiết chế gia đình. Những đặc điểm của gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù bao giờ cũng có tác động đáng kể đến việc thực hiện vị trí, vai trò của các thành viên trong gia đình, những mối quan hệ, những hành động, hành vi ứng xử của cá nhân sẽ cho ta thấy một phần của gia đình nào đó. Kết quả điều tra 100 mẫu gia đình ở phường Hàng Bột tuy không lớn nhưng cũng cho ta nhận diện được một phần những biến động của gia đình, văn hoá gia đình và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, nhăm đưa ra một số khuyến nghị tới những nhà lãnh đạo nơi đây nói riêng và các nhà hoạch định chiến lược nói chung tìm ra được những giải pháp tốt nhất để giải quyết các bất hoà trong, mâu thuẫn trong các mối quan hệ gia đình. Sau đây tác giả xin giới thiệu đôi nét về cơ cấu và đặc điểm của các mẫu khảo sát. Bảng1: Số thành viên trong gia đình. Số thành viên trong gia đình Tỷ lệ % 2-4 thành viên 45% 5-6 thành viên 35% 7-8 thành viên 12% Trên 8 thành viên 8% Tổng 100% ( Nguần: Theo ket quả điều tra bảng hỏi) Qua bảng số liệu trên ta thấy, các gia đình có từ 2-4 thành viên chiếm tỷ lệ cao nhất (45%), các gia đình có từ 5-6 thành viên chiếm 35%, các gia đình có từ 7-8 thành viên chiếm tỷ lệ 12%. Như vậy, đa số các gia đình có quy mô nhỏ và quy mô vừa phải. Điều đó theo nhận định chung là rất thuận lợi để các thành viên trong gia đình quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Nhưng chúng ta đã chắc chắn rằng, mô hình quy mô nhỏ liệu đã thuận lợi cho các thành viên trong gia đình thực hiện tốt các vai trò, chức năng của mình hay chưa, chúng ta cần xem tới các đặc điểm về số thế hệ trong gia đình. Bảng 2: Số thế hệ trong gia đình. Số thế hệ Tỷ lệ % 2 thế hệ 71% 3 thế hệ 26% 4 thế hệ 3% Tổng 100% ( Nguần: Theo kết quả điều tra bảng hỏi) Quy mô gia đình nhỏ 2 thế hệ chiếm đa số với tỷ lệ 71% trong số người được hỏi. Gia đình có 3 thế hệ chung sống chiếm tỷ lệ 26% và gia đình 4 thế hệ chiếm 3%. Như vậy, trên địa bàn phường Hàng Bột đa số là gia đình hạt nhân. Tỷ lệ gia đình hạt nhân chiếm ưu thế 71% cũng là một trong những tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và là xu thế phát triển của gia đình hiện đại thay vì các gia đình mở rộng ở các xã hội truyền thống trước kia. Đây là điểm mạnh trong việc phát triển kinh tế gia đình và các thành viên có cơ hội quan tâm đến nhau hơn. Tuy nhiên, đối với việc giáo dục các giá trị lối sống tốt đẹp lại bị hạn chế vì khi cha mẹ bận rộn lo toan công việc thì con cái không có người giáo dục chăm sóc và cũng chính từ đây mà các mối quan hệ trong gia đình có dấu hiệu rạn nứt, mâu thuẫn nảy sinh. 2.2. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hiện nay. Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Hồ Ngọc Đại thì “ gia đình là một thực thể sống, một tập hợp do nhiều cá nhân cấu thành, cho nên không chứa một thuộc tính nào của cá nhân”. Ông cho rằng gia đình là một khái niệm mới được hình thành từ ba thành phần, gồm : Bố- mẹ- con cái và ông gọi đó là “tam giác gia đình”.Gia đình vì thế mà trở thành một thể chế mới trong đời sống xã hội. Tam giác gia đình thể hiện sự gắn kết trong mối quan liên hệ giữa các thành viên trong gia đình, các thành viên có ảnh hưởng lẫn nhau. Sự bền chặt của gia đình hay không đều xuất phát từ sự bền chặt của chính mối quan hệ này (Trang 36, những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, NXB KHXH HN, năm 1996). Kết quả thu được khi nghiên cứu mối quan hệ trong gia đình với câu hỏi: Ông (bà) đánh giá như thế nào về các mối quan hệ trong gia đình ta hiện nay?” đã khẳng định được hoà khí trong các gia đình đang là vấn đề cần quan tâm. Bảng 3: Mức độ đoàn kết, hoà thuận trong gia đình. Thực trạng Số lượng (người) Tỷ lệ % Hoà thuân, yêu thương nhau 19 19 Hoà thuận đôi khi xảy ra xung khắc 39 39 Bình thường 20 20 Hay xảy ra xung khắc 22 22 Tổng 100 100 ( Nguồn: Theo kết quả điều tra từ bảng hỏi) Từ kết quả bảng hỏi cho thấy chỉ có 10/100 người được hỏi cho rằng gia đình ngày nay hoà thuận, yêu thương nhau (chiếm 19%) trong khi đó tỷ lệ gia đình hoà thuận nhưng đôi khi xảy ra xung khắc chiếm 39% và đặc biệt gia đình thường xuyên xảy ra xung khắc chiếm 22% nhiều hơn so với tỷ lệ hoà thuận thương yêu nhau. Đây phải chăng là con số đáng báo động cho thực trạng gia đình hiện nay?. Đây là câu hỏi lớn mà chúng ta không thể trả lời ngay được. Tất cả chúng ta đều khẳng định rằng gia đình tốt thì xã hội mới tốt, gia đình không tốt thì xã hội sẽ đứng trước những nguy cơ. Và bởi vậy trong bất kỳ thời đại nào con người cũng coi trọng gia ddinhf, coi đây là một thiết chế không thể thiếu. Nhưng không vì thế mà gia đình luôn tốt, luôn luôn hoà thuận mà vẫn có những bất thường xảy ra trong cuộc sống gia đình. Nghiên cứu mối quan hệ gia đình ở phường Hàng Bột trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá so với trong xã hội truyền thống cho ta thấy một thực trạng đáng báo động cho mỗi chúng ta. Bảng 4: Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hiện nay so với trước kia. Mức độ Số lượng (người) Tỷ lệ % Tốt hơn 16 16 Không thay đổi 13 13 Xấu đi 71 71 Tổng 100 100 (Nguồn: Theo kết quả điều tra từ bảng hỏi) Qua bảng hỏi ta thấy được tỷ lệ người cho rằng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hiện nay tốt hơn là 16 người chiếm 16% chỉ có 13 người cho là không thay đổi ( chiếm 13%), trong khi đó 71% cho rằng mối quan hệ gia đình ngày nay xấu đi. Con số này đặt những nhà nghiên cứu về gia đình nói riêng và chính quyền địa phương nơi đây trước những thách thức rằng: Tai sao khi cuộc sống vật chất đầy đủ hơn so với trước kia thì mố quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lại xấu đi? Người nông dân trước đây chân lấm tay bùn trăm bề vất vả mà họ vẫn thương yêu đùm bọc nhau với một tình yêu “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” hay “anh em như thể tay chân”, mà quan hệ gia đình vẫn bền chặt trong khi đó những gia đình ngày nay nói c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0001.doc