MỞ BÀI
Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, Việt Nam càng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây trên 8% (đứng thứ ba châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ), thu hút các nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp tăng kỷ lục, Việt Nam được xem là điểm đến an toàn đối với các nhà đầu tư. Trước những thành tựu đó, đã tạo ra rất nhiều cơ hội trong vấn đề giải quyết việc làm, không chỉ là vấn đề thu hút lao động tại chỗ, mà còn là di cư lao động ra các n
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước trên thế giới.
Lao động- việc làm là một trong những vấn đề kinh tế- xã hội quan trọng, góp phần to lớn vào sự phát triển có hiệu quả của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với các nước đang phát triển như nước ta thì vấn đề giải quyết việc làm ngày càng trở nên quan trọng và bức xúc. Với một nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động lại thấp (về trình độ chuyên môn, tác phong công việc). Được sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền, vấn đề giải quyết việc làm đã được thực hiện trong “Chương trình quốc gia về việc làm”. Nhà nước tạo mọi cơ hội và môi trường bình đẳng để tạo việc làm và tự tạo việc làm; xây dựng chính sách, phát triển thị trường lao động trong và ngoài nước để người lao động chủ động tìm việc.
Là một tỉnh nằm ở miền Bắc Trung Bộ, Thanh Hoá có nhiều thế mạnh về địa lý, là đầu mối quan trọng trong trục hành lang Đông- Tây; cửa ngõ ra biển Đông và từ biển Đông vào đất liền của Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan. Người dân trong tỉnh rất chịu khó, sáng tạo, cần cù… Tuy vậy, Thanh Hoá vẫn là một tỉnh còn nhiều khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt, thường xuyên gánh chịu thiên tai, kinh tế phát triển chậm so với các vùng khác. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết thế mạnh của tỉnh. Vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy vai trò đầu tầu, chưa xứng tầm với tiềm năng và thế mạnh của vùng, sức lan toả kém. Tỷ lệ hộ nghèo và trẻ em suy dinh dưỡng còn cao.
Thanh Hoá là tỉnh có dân số lớn thứ ba trong cả nước (3.727.206 người năm 2007), trong đó tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 55%, đây là nguồn nhân lực dồi dào cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, nội lực phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh hàng năm mới chỉ thu hút được 70% số lao động có nhu cầu việc làm, số còn lại ở trong tình trạng thất nghiệp hoặc di cư tự do tới các tỉnh khác trong cả nước.
Số lượng người di dân trong tỉnh ngày càng tăng, bao gồm cả nguồn di dân chính thức (xuất khẩu lao động và di dân theo chính sách của Nhà nước) và không chính thức (di dân tự do). Theo nghĩa tích cực, di dân là hình thức mà người lao động tự kiếm việc làm, với ý nghĩa này di dân đã giúp tỉnh giảm bớt áp lực trong vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, đã không ít những bất cập mà dòng người di dân tự do này gây ra: Khó khăn cho cả chính quyền địa phương nơi đi và nơi đến trong vấn đề quản lý nguồn dân cư này, tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, gây mất mỹ quan đường phố…
Do đó, nghiên cứu vấn đề di dân để thấy được mặt tích cực và tiêu cực, từ đó có hướng giải quyết đối với từng nguồn di dân này cho hợp lý là vấn đề quan trọng đối với tỉnh trong Chương trình giải quyết việc làm. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, trong quá trình thực tập tại Sở Lao động- thương binh xã hội, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thanh Hoá” với mục đích:
- Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm cũng như thực trạng di dân ở Thanh Hoá.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm, ổn định dân cư trong tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Tỉnh Thanh Hoá.
- Về thời gian: Phân tích thực trạng di dân và việc làm trong những năm gần đây.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về di dân và giải quyết việc làm.
- Chương 2: Thực trạng về việc làm và di dân của tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn gần đây.
- Chương 3: Một số giải pháp cho vấn đề giải quyết việc làm và di dân.
Do trình độ hiểu biết và việc thu thập thông tin, số liệu còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của thầy và cô hướng dẫn thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Tiến Dũng và các cán bộ trong Phòng Chính sách việc làm- tiền lương- tiền công thuộc Sở Lao động- thương binh xã hội đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Chương 1:
MỘT VÀI LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ DI DÂN
1.1. Khái niệm việc làm
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan
Nguồn lao động: Là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động (đối với Việt Nam thì nam từ 15-60, nữ từ 15-55) có khả năng lao động và trên độ tuổi lao động đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế.
Lực lượng lao động: Là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có việc làm, những người thất nghiệp và dân số trên độ tuổi lao động đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
Thất nghiệp là tình trạng khi một số người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm.
1.1.2. Khái niệm việc làm
Có rất nhiều khái niệm về việc làm. Theo quan niệm của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về người có việc làm: “Là những người đang làm một việc gì đó được trả tiền công, hoặc người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự thoả mãn lợi ích hay thay thế thu nhập của gia đình”
Ỏ Việt Nam trong thời kỳ quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây đã quan niệm việc làm phải là những công việc đòi hỏi một chuyên môn nào đó, tạo ra thu nhập nhất định. Người có việc làm phải là người thuộc biên chế nhà nước, hoặc làm việc trong hợp tác xã. Với cách hiểu đó, khái niệm việc làm đã không tính đến những người lao động đang làm việc ở các khu vực sau:
- Khu vực kinh tế tư nhân, cá thể, tự làm việc kể cả những người chưa đủ tuổi hoặc đã quá tuổi lao động theo quy định chung của Nhà nước.
- Làm việc tại nhà ( nội trợ, chăm non gia đình…).
Hiện nay, quan niệm về việc làm đã thay đổi. Tại điều 13 của Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/06/1994 có ghi: “Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm, đều được thừa nhận là việc làm”, bao gồm:
- Các công việc được trả lương dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.
- Những công việc tự làm để tạo thu nhập và thu lợi nhuận cho bản thân hoặc chỉ cho gia đình mình nhưng không được trả công cho công việc đó.
Sự thay đổi nhận thức về việc làm đã dẫn đến các thay đổi về tư tưởng chính sách và biện pháp giải quyết việc làm. Từ chỗ giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước và chỉ khi làm việc trong cơ quan Nhà nước mới được coi là có việc làm đã chuyển sang nhận thức mới, đó là: Mọi hoạt động lao động xã hội, tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm đều thừa nhận được là việc làm. Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho mọi người khả năng lao động đều có cơ hội làm việc. Tham gia vào quá trình này có nhiều thành phần, đó là Nhà nước, các doanh nghiệp, các đoàn thể và các cá nhân người lao động trong toàn thể lao động. Người lao động không thụ động chờ nhà nước bố trí việc làm mà chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác trong môi trường kinh tế- xã hội, luật pháp thuận lợi do Nhà nước tạo ra. Trách nhiệm của Nhà nước đã chuyển đổi từ vị trí độc tôn trong giải quyết việc làm trước đây sang ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật đảm bảo cho người lao động tự do hành nghề, các đơn vị sản xuất kinh doanh được tự do thêu mướn lao động…
1.1.3. Phân loại việc làm
Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc, Tổ chức Lao động Quốc tế phân chia việc làm thành các loại:
- Việc làm ổn định và việc làm tạm thời: Căn cứ vào số thời gian có việc làm thường xuyên trong một năm.
- Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: Căn cứ vào số giờ thực hiện làm việc trong một tuần.
- Việc làm chính và việc làm phụ: Căn cứ vào khối lượng thời gian hoặc mức độ thu nhập trong việc thực hiện một công việc nào đó.
1.2. Di dân
1.2.1. Khái niệm di dân.
Biến động dân số bao gồm hai cấu thành cơ bản là tăng tự nhiên và tăng cơ học. Tăng tự nhiên của dân số gắn liền với quá trình sinh học đó là: Sinh ra, tồn tại, và mất đi của con người theo thời gian. Quá trình nay thông qua các hiện tượng sinh và chết. Biến động dân cư còn do tác động cơ học của quá trình di dân. Trong mọi quốc gia, những luồng di cư tạo nên sự phân bố lại dân cư, đồng thời làm tăng mật độ dân cư giữa các vùng miền địa lý. Di dân về bản chất không phải là hiện tượng sinh học như sinh, chết. Di dân có thể diễn ra nhiều lần, lặp đi, lặp lai của trong cuộc đời của một cá nhân trong khi sinh đẻ và tử vong chỉ diễn ra một lần.
Di dân là quá trình phân bố lại lực lượng lao động và dân cư, là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Tại những nước đang phát triển, các đô thị lớn luôn luôn là điểm thu hút các luồng di chuyển. Ngược lại, ở các nước phát triển người dân từ nông thôn có xu hướng di chuyển đến các đô thị nhỏ vệ tinh xung quanh những khu đô thị lớn. Di dân và quá trình tập trung đô thị ở địa bàn nơi đến luôn đặt ra những thách thức mới cho sự phát triển kinh tê- xã hội bền vững trong mối quan hệ với các nguồn lực tự nhiên, môi trường của các vùng miền đất nước. Về chính sách, di dân và đô thị hoá đã trở thành một trong những mối quan tâm chính của hầu hết các quốc gia. Được thể hiện trong nội dung Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức tại Cairô năm 1994.
Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này di dân đồng nghĩa với sự di động dân cư.
Theo Henry S.Shryock, di dân là một hình thức di chuyển về địa lý hay không gian kèm theo sự thay đổi nơi ở thường xuyên giữa các đơn vị hành chính. Theo ông, những thay đổi nơi ở tạm thời, không mang tính lâu dài như thăm viếng, du lịch, buôn bán làm ăn, kể cả qua lại biên giới, không nên phân loại là di dân. Theo tác giả di dân còn phải gắn liền với sự thay đổi các quan hệ xã hội của người di chuyển.
Mặc dù có rất nhiều khái niệm về di dân nhưng có thể tóm tắt một số điểm chung sau:
- Người di dân di chuyển ra khỏi một địa điểm nào đó và đến một nơi khác sinh sống. Nơi đi và nơi đến phải được xác định là một vùng lãnh thổ hay một đơn vị hành chính.
- Người di chuyển bao giờ cũng có mục đích, họ đến một nơi nào đó và định cư tại nơi đó trong một khoảng thời để thực hiện mục đích đó. Nơi xuất phát là đầu đi, nơi ở là đầu đến.
- Khoảng thời gian ở lại trong bao lâu là một trong những tiêu chí xác định di dân. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và loại hình di dân mà thời gian có thể là: Một năm, nhiều năm…
1.2.2. Phân loại di dân.
Có rất nhiều cách phân loại di dân theo các góc độ khác nhau và tuỳ từng mục đích nghiên cứu.
1.2.2.1. Theo khoảng cách di chuyển:
Đây là cách phân loại di dân quan trọng thông qua sự phân biệt đặc điểm nơi đến và nơi đi:
- Di dân từ nông thôn- đô thị.
- Di dân nông thôn- nông thôn.
- Di dân đô thị- nông thôn.
- Di dân đô thị- đô thị.
1.2.2.2. Theo độ dài thời gian cư trú:
- Di chuyển ổn định: Bao gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc, với mục đích định cư sinh sống lâu dài tại nơi đến. Phần lớn người di cư là do điều động công tác, người tìm cơ hội làm việc mới và thoát ly gia đình… Những đối tượng này thường không quay trở về sống tại quê hương cũ.
- Di chuyển tạm thời: Sự vắng mặt tại nơi ở gốc là không lâu, khả năng quay trở về là chắc chắn. Loại hình này bao gồm các hình thức di chuyển làm việc theo thời vụ, đi công tác dài ngày, hoặc như trường hợp ra nước ngoài học tập rồi quay trở về nước.
- Ngoài ra còn có các loại hình di dân mùa vụ, di chuyển con lắc là dòng di chuyển của cư dân nông thôn vào thành phố trong thời kỳ nông nhàn, hoặc trong điều kiện thiếu việc làm thường xuyên. Hình thái này có xu hướng ngày càng tăng trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở các nước đang phát triển.
1.2.2.3. Theo đặc trương di dân:
- Di dân có tổ chức: Là hình thái di chuyển dân cư được thực hiện theo kế hoạt và các chương trình mục tiêu nhất định do Nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra và tổ chức, chỉ đạo thực hiện, với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội. Về nguyên tắc, người dân di chuyển có tổ chức được nhà nước và chính quyền địa phương nơi nhập cư giúp đỡ. Di dân có tổ chức có thể giảm bớt khó khăn cho người nhập cư, tăng nguồn lao động địa phương, có thể tránh được việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái.
- Di dân tự phát: Di dân không có tổ chức hay còn gọi là di dân tự phát đã trở thành một hiện tượng kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Hình thái di dân này mang tính cá nhân do bản thân người di chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có hoặc không phu thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của nhà nước và các cấp chính quyền. Di dân tự phát phản ánh tính năng động và vai trò độc lập của cá nhân và hộ gia đình trong việc giải quyết đời sống, tìm công an việc làm.
1.2.3. Các lý thuyết di dân.
Nghiên cứu di dân mới chỉ bắt đầu dưới thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa Phương Tây với sự hợp tác của nhiều ngành khoa học khác nhau (địa lý nhân văn, kinh tế, lịch sử, thống kê, toán học…). Mặc dù các lý thuyết này được vận dụng cho các luồng di dân khác nhau (nông thôn- thành thị, nông thôn- nông thôn, di dân trong nước, di dân quốc tế…), song, hầu hết các lý thuyết về di dân đều tập trung trả lời câu hỏi: Tại sao người dân di chuyển? Các nhân tố nào quyết định di chuyên? Có sự khác biệt giữa người di chuyển và không di chuyển, mối quan hệ giữa các cộng đồng dân cư?...
1.2.3.1. Lý thuyết Micheal P.Todaro.
Năm 1971 Todaro đã phát triển lý thuyết kinh tế về di dân và giải thích sự chênh lệch về tiền lương và cơ hội việc làm giữa hai khu vực nông thôn và đô thị. Mô hình của ông dựa vào những giả thuyết sau:
- Thứ nhất, giả thiết rằng di dân chủ yếu là một hiện tượng kinh tế mà đối với cá nhân người di cư có thể là một quyết định hoàn toàn hợp lý cho dù có tình trạng thất nghiệp ở thành thị.
- Thứ hai, quyết định di cư phụ thuộc vào chênh lệch thu nhập “dự kiến” sẽ có được chứ không phải là thu nhập thực tế giữa nông thôn và thành thị.
Chênh lệch thu nhập “dự kiến” được xác định bởi sự tác động qua lại của 2 yếu tố. Đó là: Chênh lệch về lương thực tế giữa nông thôn- thành thị và xác suất thành công trong tìm việc làm ở thành thị. Những lao động trong hiện tại và trong tương lai sẽ di cư nếu thu nhập “dự kiến” có được trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị cao hơn thu nhập hiện tại có ở nông thôn.
Lý thuyết của Ravenstein.
Đây là lý thuyết mở đầu cho việc xây dựng các lý thuyết xã hội học về di dân, được G.Ravenstein (1885) phát triển và thể hiện nó dưới dạng các quy luật di dân có liên quan đến quy mô dân số, mật độ, khoảng cách di dân. Điểm mạnh của lý thuyết này mang tính khái quát hoá những quy luật di dân. Cụ thể:
- Phần lớn các cuộc di dân diễn ra với khoảng cách ngắn.
- Quy mô di dân tỷ lệ thuận với dân số gốc nơi người di dân ra đi.
- Đối với mỗi dòng di dân đều tồn tại những dòng di chuyển ngược lại để bù đắp.
- Trong một quốc gia những người di dân gốc thành phố, thị xã thường ít di chuyển hơn so với những người ở các vùng nông thôn.
- Sự di chuyển từ vùng sâu, vùng xa vào các thành phố lớn diễn ra theo các giai đoạn.
- Động lực chính của di dân là kinh tế.
- Phần lớn nữ giới di dân theo khoảng cách ngắn hơn nam giới.
1.2.3.3. Lý thuyết đô thị hoá:
Lý thuyết này ra đời nhằm nhấn mạnh mối quan hệ giữa đô thị hoá và thu nhập bình quân. Lý thuyết này cho rằng những người dân nông thôn quyết định ra đi vì họ bị hấp dẫn bởi việc làm và đồng lương cao ở thành phố. Họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro hay thất nghiệp ngay tại thị trường lao động ở thành phố trong thời gian chờ cơ hội thu nhập và việc làm với mức lương cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn.
1.2.3.4. Lý thuyết lực “hút- đẩy”
Everetts Lee (1966) đã xây dựng lý thuyết này trên cơ sở tóm tắt các quy luật di dân của Ravenstein và phân loại các nhóm ảnh hướng đến quá trình di chuyển. Ông thừa nhận rằng động lực của di dân bị chi phối chủ yếu bởi các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội ở những cấp độ khác nhau, song theo ông có ba nhóm yếu tố cơ bản cần xem xét khi phân tích quyết định di dân. Đó là những nhân tố cơ bản liên quan đến nơi đi, nơi đên, các trở lực trung gian ngăn cản sự di dân giữa nơi đi và nơi đến mà người di dân phải vượt qua.
- Các lực hút tại các vùng có dân di chuyển đến:
Đất đai mầu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hoà, môi trường sống thuận lợi hơn.
Cơ hội sống thuận tiện, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, điều kiện sinh hoạt ổn định, có triển vọng cải thiện đời sống hơn…
Môi trường văn hoá xã hội tốt hơn nơi cũ.
- Các lực đẩy tại vùng dân chuyển đi:
Điều kiện sống quá khó khăn, thu nhập thấp, khó kiếm việc làm. Do thiên tai, hạn hán, bệnh dịch…
Đất canh tác ít, bạc mầu, không có vốn và kỹ thuật để chuyển đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống.
Mong muốn tìm đến vùng đất mới có khả năng kiếm việc làm, tăng thu nhập, học hành của con cái, mong muốn cải thiện cuộc sống cho thế hệ tương lai.
Do nơi ở cũ bị giải toả, di dời nhằm mục đích lấy lại mặt bằng xây dựng đường xá, các công trình công cộng, các dự án phát triển kinh tế.
Dưới tác động của các chương trình, chính sách di dân chuyển điều lao động và dân cư với sự hỗ trợ, chỉ đạo của Nhà nước như chương trình kinh tế mới, định canh đinh cư, di dân ra biên giới, hải đảo.
Ngoài ra cần kể đến một số nguyên nhân mang bản chất xã hội nhưng tồn tại ở cấp cá nhân có ảnh hưởng đến nhu cầu di dân. Đây là những yếu tố phi kinh tế có đặc thù riêng của người di chuyển như:
Nhu cầu rời khỏi nơi cũ để thoát khỏi những kỷ niện cũ và bị những sự kiện nặng nề về tâm lý đã xảy ra trong cuộc đời.
Bị mặc cảm, định kiến xã hội nên không muốn ở lại cộng đồng nơi cư trú.
Mong muốn đến một nơi ở mới nhằm thay đổi môi trường xã hội và xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn.
1.3. Vai trò của di dân trong vấn đề giải quyết việc làm
Đứng trên góc độ vĩ mô có thể thấy: Di dân góp phần phân bố lại lao động để khai thác tốt hơn các tiềm năng của cả đầu đến và đầu đi: đất đai, rừng, mặt nước ven biển, các cơ hội kinh tế… Thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.
Sơ đồ1.1: Vai trò của di dân
Vai trò của di dân
Đến
Đi
Nguồn lao động
Tăng nguồn lao động.
Giảm áp lực giải quyết việc làm.
Kinh tế
Tăng tương đối điều kiện sản xuất và nhu cầu tiêu dùng.
Tăng sản xuất, tăng năng suất lao độngà Tăng mức sống.
Xã hội
Thúc đẩy sự giao lưu, hoà nhập và phát triển văn hoá giữa các vùng, các cộng đồng dân cư.
Vai trò của di dân
Đến
Đi
Nguồn lao động
Tăng nguồn lao động.
Giảm áp lực giải quyết việc làm.
Kinh tế
Tăng tương đối điều kiện sản xuất và nhu cầu tiêu dùng.
Tăng sản xuất, tăng năng suất lao độngà Tăng mức sống.
Xã hội
Thúc đẩy sự giao lưu, hoà nhập và phát triển văn hoá giữa các vùng, các cộng đồng dân cư.
Nơi xuất cư
Nơi xuất cư được hiểu là nơi mà người di cư chuyển đi. Di dân góp phần giảm áp lực về việc làm nơi xuất. Trong điều kiện dân số đông nhưng đất đai nghèo nàn hoặc kinh tế chưa phát triển mạnh hay nói cách khác là kinh tế chưa phát triển tương xứng với tiềm năng dân số thì vấn đề giải quyết việc làm rất khó khăn. Có hai cách giải quyết, hoặc chính quyền địa phương có những chính sách để giải quyết việc làm hoặc người dân tự tìm việc làm. Nhưng với nguồn lực hạn hẹp thì con số được giải quyết việc làm chỉ là hữu hạn. Như vậy, di dân có vai trò rất quan trọng trong giải quyết việc làm. Đây có thể là những luồng di dân chính thức theo chủ trương của nhà nước hay xuất khẩu lao động hoặc những luồng di dân không chính thức như di dân tự do đều có những tác động tích cực nhằm giảm áp lực việc làm.
Mặt khác, những người di dân này sau khi đi làm xa đều gửi tiền về nhà. Khoản tiền này chủ yếu được sử dụng cho tiêu dùngà thúc đẩy các doanh nghiệp nơi di dân phát triển, tức là mở rộng sản xuấtà thuê thêm lao động. Tuy nhiên số người di chuyển đi cũng làm cho tiêu dùng giảm. Nhưng sự khác biệt ở đây là hàng hoá tiêu dùng. Nếu không di dân thì chủ yếu là tiêu dùng tự định, còn khi có di dân thì hàng hoá ở đây chủ yếu là các dịch vụ: nhà ở, y tế, đồ dùng trong nhà…
1.3.2. Nơi nhập cư.
Là nơi người nhập cư đến sinh sống và làm việc. Nguồn di cư này đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động cho các nông trường, các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp… hoặc những nơi biên giới, hải đảo, vùng núi có mật độ dân cư thưa thớt. Nguồn lao động bổ sung rất đa dạng và phong phú, có thể là những lao động đơn giản hay có trình độ: cán bộ quản lý, kỹ sư…đưa thêm nhiều ngành nghề mới cho nơi nhập cư góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Sự tác động đến nơi nhập cư không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt về an ninh, xã hội. Ví dụ như: Quản lý hộ khẩu, kế hoạch hoá gia đình, nhu cầu về các dịch vụ xã hội, cơ sơ hạ tầng. Vấn đề đặt ra là phải có những chính sách quản lý nguồn di cư này sao cho hiệu quả.
Chương 2:
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM VÀ DI CƯ
Ở THANH HOÁ.
2.1. Tổng quan về Thanh Hoá
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Thanh Hoá nằm ở cực Bắc miềm Trung, cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 Km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, phía Nam giáp với tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp với tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thông giao thông thuận lợi như: Đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hoá có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.
2.1.1.2. Địa hình
Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:
- Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh, độ cao trung bình vùng núi từ 600- 700m, độ dốc trên 25 độ; vùng trung du có độ cao trung bình 150- 200m, độ dốc từ 15- 20 độ.
- Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diệm tích toàn tỉnh, được bồi tụ bới các hệ thống sông Mã, sông Bạng,sông Yên, sông Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15m, xem kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đồng bằng sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
- Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh, với bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3- 6 m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia)… ; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho phát triển nuôi trông thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.
2.1.1.3. Khí hậu:
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600- 2300 mm, mỗi năm có khoảng 90- 130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1600- 1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 23- 24 độ, nhiệt độ giảm dần khi vùng núi cao.
Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc mùa hè là Đông và Đông nam.
Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất:
Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.
Tài nguyên rừng:
Thanh hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000- 60.000 m3. Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm như: Lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: Luồng, nứa, vầu, giang, tre. Ngoài ra còn có: Mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ…Các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh Hoá là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất cả nước với diện tích trên 50.000 ha.
Rừng Thanh Hoá cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: Hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng các loài bò sát và các loài chim… Đặc biệt ở vùng Tây nam của tỉnh có rừng quốc gia Bến En, vùng Tây Bắc có các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Phù Luông, Xuân Liên, là những khu rừng đặc dụng, nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien động, thực vật quý hiếm, đồng thời là các điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.
Tài nguyên biển:
Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nước măn ở vùng biển đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng như ngao, sò…
Vùng biển Thanh Hóa có trữ lượng khoảng 100.000- 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.
Tài nguyên khoảng sản:
Thanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng; có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như: Đá granit và marble (trữ lượng 2- 3 tỉ m3), đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm ( khoảng 21 triệu tấn), quạng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu tấn), ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác.
Tài nguyên nước:
Thanh Hoá có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tông diện tích lưu vực là 39.765 km2, tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3. Sông suối Thanh Hoá chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho phát triển thuỷ điện. Nước ngầm ở Thanh Hoá cũng rất phong phú về trữ lượng và chủng loại bởi vì có đầy đủ các loại đất đá trầm tích, biển chất mắc ma.
2.1.2. Tình hình kinh tế.
2.1.2.1. Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10.5- 12%
- Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt 510- 650 USD/ 1 năm.
- Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, ngư nghiệp: 5,2- 5,8%/ 1 năm.
- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, xây dựng: 14,3- 16%/ 1 năm.
- Tôc độ tăng trưởng dịch vụ: 10,5- 12%/ 1 năm.
- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp: 26%; Công nghiệp- xây dựng: 38,8%; Dịch vụ: 35,2%.
2.1.2.2. Về cơ sở hạ tầng.
Thanh Hoá có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ và đường thuỷ:
- Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92 km với 9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và khách hàng.
- Đường bộ có tông chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộ quan trọng như: Quốc lộ 1A, quôc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi; Quốc lộ 45, 467 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng núi , trung du của tỉnh, quôc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào.
- Thanh Hoá có hơn 1.600 km đường sông, trong đó có 487 km đã được khai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn.
- Cảng Lễ Môn cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 6km với năng lực thông qua 300.000 tấn/ năm, các tàu trọng tải 600 tấn cập cảng an toàn. Cảng biển nước sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn, hiện nay đang được tập trung xây dựng thành đầu mối về kho vận và vận chuyên quốc tế.
Kết luận: Thanh Hoá là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, địa hình, tài nguyên, khoáng sản cho phát triển các ngành kinh tế như: Nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản; du lịch biển và các di tích lịch sử; trồng và chế biến các loại cây công nghiệp…Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp, hay chịu thiên tai bão lụt, hạn hán nên tỉnh vẫn chưa khai thác và sử dụng một cách tối đa các điều kiện thuận lợi trên.
2.2. Thực trạng về nguồn nhân lực Thanh Hóa
Thanh Hoá được xem là tỉnh có dân số đông, đứng thứ 03 so với cả nước. Tốc độ gia tăng dân số cao, hàng năm 1,31% (trung bình cả nước là 1,13%/ 1 năm). Trong đó dân số nằm trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao 58,8%. Đây là nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế của Tỉnh.
Bảng 2.1: Dân số, nguồn lao động và chất lượng nguồn lao động.
Chỉ tiêu
Năm
Dân số
(người)
Dân số ở độ tuổi LĐ
% qua đào tạo
Tổng
(người)
% so với dân số
Tổng
(người)
Trong đó đào tạo nghề
2001
3.565.279
1.984.413
55,66
19,6
11,56
2002
3.593.147
2.058.903
57,30
21,3
12,9
2003
3.620.354
2.132.989
58,92
23,1
14,3
2004
3.646.593
2.197.775
60,27
25,00
15,6
2005
3.674.838
2.270.104
61,77
27,00
17,0
2006
3.701.297
2.344.461
63,34
29,00
18,5
2007
3.727.206
2.412.030
64,71
31,00
20,2
2008
3.752.551
2.472.250
65,88
33,00
21,7
Nguồn: - Cục thống kê Thanh Hoá
- Sở Lao động- TBXH
Quy mô dân số đông, lực lượng lao động dồi dào là sức mạnh của tỉnh, là yếu tố cơ bản để mở rộng và phát triển sản xuất. Nhưng đối với một tỉnh còn chậm phát triển, nguồn vốn trang thiết bị hạn chế, cở sở hạ tầng yếu kém thì dân số đông và tăng nhanh lại gây sức ép về việc làm. Đây là bài toán nan giải đã và đang tiếp tục được giải quyết.
Về chất lượng nguồn nhân lực, giữ vai trò quyết định nguồn nhân lực, bao gồm: Sức khỏe, trình độ chuyên môn, văn hóa, ý thức, khả năng thích nghi… tóm lại bao gồm thể lực và trí lực. Thể lực như: Chiều cao, cân nặng (sức khỏe) à độ bền, dẻo dai, sự tập trung trong công việcànăng suất lao động. Mặc dù, trong thời gi._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33047.doc