Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Có 3 yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế là lao động, vốn (tư bản), và kỹ thuật. Cả 3 yếu tố này đều không thể thiếu nhưng tùy trình độ phát triển và điều kiện đặc thù mà thứ tự các yếu tố có sự thay đổi. Ở những nước phát triển, pp sản xuất không dùng nhiều lao động, thay vào đó là vốn và kỹ thuật (thâm dụng tư bản). Ngược lại ở những nước còn nghèo và kém phát triển như VN lao động là yếu tố quan trọng nhất. Có một đặc điểm khác đó là các nước phát triển phải đối mặt với tì

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh trạng lão hóa dân số, do vậy họ phải đối diện với nguy cơ thiếu lao động, ngược lại ở VN lại đối diện với tình trạng thừa lao động (phổ thông, không phải lao động có tay nghề cao). Mỗi năm có đến hơn 1 triệu người gia nhập thị trường lao động VN. Mặc dù yếu tố tiền lương chỉ chiếm 5-10% tổng chi phí làm ra sản phẩm, nhiều công ty nước ngoài vẫn đến VN đầu tư do bị thu hút bởi yếu tố nhân công rẻ. Đây cũng chính là lợi thế của VN trong cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Tuy chất lượng thua sút các hàng hóa nước ngoài, giá rẻ là một trong những ưu thế giúp chúng ta gia tăng xuất khẩu một cách mạnh mẽ. Giá rẻ đó được đóng góp chủ yếu bởi tiền lương thấp. Dân số VN trẻ, điều này đặc biệt có ý nghĩa ở hai lĩnh vực: tiêu dùng và sản xuất. Vì dân số trẻ nên nhu cầu mua sắm hàng hóa có triển vọng tăng mạnh, đồng thời lĩnh vực sản xuất có nguồn cung lao động dồi dào. Vn sẽ không phải lo thiếu lao động sản xuất trong hàng thập niên. Từ các thực tế nêu trên,việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ở nước ta một các hợp lí là điều kiện tiên quyết để đưa đất nước phát triển bền vững. Mặt khác, nước ta đang trong thời kỳ mới với quá trình gia nhập nền kinh tế thế giới WTO. Việt Nam đang đứng trước cơ hội thuận lợi chưa từng có từ trước tới nay trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi hàng chục dự án với số vốn đăng ký đầu tư hàng tỷ USD đang chờ được cấp phép trong năm 2008. Thách thức trong việc sử dụng vốn FDI ở nước ta để nâng cao tiềm lực trong nước và cạnh tranh với việc thu hút vốn FDI với nước ngoài la rất lớn. sự quan hệ tương hỗ giữa sử dụng FDI trong quá trình tạo việc làm và dùng đó là thế mạnh để thu hút FDI Từ hai khía cạnh trên, em quyết định viết đề án về vấn đề: "Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở Việt Nam". Chương I: Vai trò của FDI với vấn đề thu hút và tạo việc làm cho người lao động Lý luận chung về FDI và việc làm Khái niệm về FDI: - Theo định nghĩa đơn giản, (FDI = Foreign Direct Investment) đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công tư nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này thuộc về tổ chức, cá nhân nước ngoài. - Tổ chức thương mại thế giới đưa ra định nghĩa về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi nhà đàu từ từ một nước (nước chủ đầu tư) có một số tài sản ở nước khác cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Phương diện quản lý là đề phân biệt giữa FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp này, người ta thường gọi nhà đầu tư là “Công ty mẹ” và tài sản là “Công ty con” hay “chi nhánh công ty” * Các hình thức của FDI: - Phân theo bản chất đầu tư: + Đầu tư phương tiện hoạt động: các công ty mẹ mua sắm trang thiết bị kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này sẽ làm tăng khối lượng đầu tư. + Mua lại, sáp nhập: Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI sáp nhập với nhau. Hay một doanh nghiệp này mua lại của một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất dẫn tới tăng khối lượng đầu vào. - Phân theo tính chất dòng vốn: + Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do công ty trong nước phát hành một số lượng đủ lớn để có quyền tham gia quyết định quản lý công ty + Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận đã thu được trong quá khứ để tái đầu tư. + Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Các công ty con thuộc chi nhánh của một công ty bố mẹ có thể cho nhau vay để mua cổ phiếu , trái phiếu khác nhau - Phân theo động cơ của nhà đầu tư: + Vốn tìm kiếm tài nguyên: đây là dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ, dồi dào ở nước tiếp nhận. Tận dụng nguồn nhân công rẻ dù kĩ năng làm việc thấp hoặc khai thác nguồn lao động có kĩ thuật tốt. + Vốn tìm kiếm hiệu quả: nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nhiên liệu rẻ, nhân công rẻ, các chi phí sản xuất, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất, thuế ưu đãi. + Vốn tìm kiếm thị trường: nhằm mở rộng, hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Vai trò của FDI: - Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn đươc nhắc đến nhiều nhất. Nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh cần có nguồn vốn đủ lớn để thúc đẩy các hoạt động. Nếu vốn trong nước không đủ thì vốn nước ngoài là rất quan trọng, trong đó có FDI. - Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý. Trong một số trường hợp vẫn có thể thu hút vốn đầu tư trong nước bằng các chính sách tiết kiệm. Tuy nhiên công nghệ và bí quyết quản lý không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty nước ngoài sẽ giúp cho một số nước có cơ hội tiếp thu những công nghệ và bí quyết mà nước khác phải tích lũy trong nhiều năm. - Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia không chỉ có vốn của công ty quốc gia mà cả các công thi khác trong nước và cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với công ty đó cũng tham gia quá trình phân công lao động trong khu vực. Như vậy, nước thu hút vốn sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, đẩy mạnh xuất khẩu. - Tăng số lượng việc làm và đào tạo công nhân: Một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt chi phí sản xuất thấp. Như vậy, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn thêm nhiều lao động địa phương. Thu nhạp của dân cư sẽ làm thu nhập của địa phương tăng. Đồng thời, xí nghiệp có vốn FDI sẽ tạo rèn luyện kĩ năng cho nguồn lao động của địa phương, tạo ra nguồn lao động tốt cho các nước có vốn đầu tư nước ngoài. - Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với các nước đang phát triển, thuế do các xí nghiệp có FDI đóng là nguồn thu ngân sách quan trọng. Ở Hải Dương, thuế của công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50% số thu nội địa trong năm 2006. 2000 2001 2004 2005 2006 Tổng số 4111,7 476,5 744,6 925,4 1448,7 DNNN 229,9 261,1 360,0 486,6 811,7 Tư nhân trong nước 33,9 51,1 147,2 196,2 299,6 FDI 147,9 162,3 237,4 269, 337,4 Giá trị tăng thêm hàng năm Tổng số 64,8 268,1 180,8 523,3 DNNN 31,2 98,9 126,6 325,1 Tư Dnhân trong nước 17,2 96,1 49,0 103,4 FDI 14,4 75,1 32,2 67,8 Bảng 1 Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp trong va ngoài nước(ngàn tỷ VNĐ) 2000 2001 2004 2005 2006 Nguồn: Báo cáo CIEM Bảng 2: Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế (%) Năm: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Khu vực kinh tế Nhà nước 38,52 38,40 38,38 39,08 39,10 38,40 37,32 Khu vực kinh tế tư nhân 48,20 47,84 47,86 46,45 45,77 45,61 45,66 Khu vực kinh tế FDI 13,27 13,76 13,76 14,47 15,13 15,99 17,02 Nguồn: CSO Bảng 3: Lao động của các doanh nghiệp tại Việt Nam 2000 2003 2004 2005 2006 Tổng số lao động Nghìn ng. 3537.5 3933.3 5770.7 6237.4 6722.2 Trong đó - DNNN Nt 2088.5 2114.3 2250.4 2037.7 1907.0 - Tư nhân trong nước Nt 1040.9 1329.7 2475.4 2979.1 3369.9 - FDI Nt 407.6 489.3 1044.9 1220.6 1445.3 CƠ CẤU (%) 100 100 100 100 100 - DNNN 59.1 53.8 39 32.7 28.4 - Tư nhân trong nước 29.4 33.8 42.9 47.8 50.1 - FDI 11.5 12.4 18.1 19.5 21.5 Số lao động tăng thêm hàng 395.8 1837.4 466.7 484.8 năm (nghìn người) - DNNN Nt 25.8 136.1 -212.7 -130.7 - Tư nhân trong nước Nt 288.8 1145.7 503.7 390.8 - FDI Nt 81.7 555.6 175.7 224.7 Nguồn: báo cáo của CIEM Việc làm: Lao động: có vai trò đặc biệt quan trọng trong tăng trưởng phát triển kinh tế, vì nó có tính hai mặt: Thứ nhất là một nguồn lực sản xuất chính không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế. Với vai trò này lao động luôn được xem xét ở cả 2 khía cạnh, đó là chi phí và lợi ích. Lao động là yếu tố đầu vào, nó có ảnh hưởng tới chi phí tương tự như việc sử dụng yếu tố sản xuất khác. Lao động cũng bao hàm những lợi ích tiềm tàng theo nghĩa: góp phần làm tăng thu nhập cải thiện đời sống và giảm nghèo đói thông qua chính sách (tạo việc làm, tổ chức lao động có hiệu quả, áo dụng công nghệ phù hợp…). Thứ hai lao động là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. Mọi quốc gia đều nhấn mạnh đến mục tiêu “phát triển vì con người và coi đó là động lực của sự phát triển”. Do đó kế hoạch lao động – việc làm là đặt biệt cần thiết đối với Việt Nam. Việt Nam là một nước “ đang phát triển” và nguồn nhân lực có đầy đủ các tính chất của một nước kém phát triển: tốc độ dân số tăng cao, nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, chất lượng lao động thấp, lao động dư thừa nhiều… nhưng trong những năm qua, chúng ta đã có những thay đổi đáng kể trong công tác đào tạo, sử dụng nguồn lao động, thúc đẩy sự chuyển biến nguồn lao động theo hướng tích cực nhất và cũng đã đạt được những thành quả nhưng cũng còn những bất cập nhất định. Quan niệm về việc làm Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người. Theo Bộ luật Lao động ở Việt Nam, khái niệm việc làm được xác định là: “mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Người có việc làm là những người làm nhưng công việc gì dố có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hay những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật. Khi tiến hành cuộc điều tra thống kê về lao động và việc làm, khái niệm người có việc làm được cụ thể hóa bằng một số tiêu thức khác tùy thuộc vào mỗi nước đặt ra. Có thể phân làm 2 nhóm các tiêu thức bổ sung: Nhóm thứ nhất là nhóm có việc làm và đang làm việc, đó là những người bất kể làm việc gì được trả công hoặc vì lợi ích làm việc hoặc làm việc không có tiền công trong các trang trại hoặc kinh doanh của gia đình Nhóm thứ hai là người có việc làm hiện tại nhưng không làm việc, hiện đang nghỉ việc vì đang là kì nghỉ (nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ phép…), ốm, do thời tiết xấu hoặc các lý do khác. Lí luận về việc làm: Chỉ tiêu thường dùng để đánh giá việc làm tạo việc làm cho người lao động ∑lao động/ ∑vốn Số lao động trực tiếp trên doanh nghiệp/ công ty FDI Tỷ lệ thất nghiệp xác định bằng tỷ lệ (%) người thất nghiệp và lực lượng lao động trong độ tuổi lao động Số lao động Số việc làm Cơ cấu lao động theo ngành Xác định lao động Nông Lâm nghiệp chiếm bao nhiêu % tổng lao động xã hội Xác định lao động Công nghiệp & Xây dựng chiếm bao nhiêu % tổng lao động xã hội Xác định lao động Dịch vụ và thương mại chiếm bao nhiêu % tổng lao động xã hội Tác động của FDI đến thị trường lao động ở Việt Nam - FDI giải quyết việc làm cho người lao động Thông qua hoạt động đầu tư các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm cho người lao động thông qua tuyển dụng lao động sở tại. Song song đó, doanh nghiệp FDI còn gián tiêps tạo việc làm thông qua sự phát triển hình thành các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa dịch vụ cho khu kinh tế này. Sự tác động của FDI trong giải quyết việc làm phụ thuộc trực tiếp các nhân tố: quy mô đầu tư, lĩnh vực sản xuất, trình độ công nghệ, chính sách công nghê, chính sách thương mại của nước tiếp nhận. Bên cạnh đó tác động của FDI đến thị trường lao động cũng phụ thuộc vào cơ cấu nền kinh tế định hướng phát triển cũng như chất lượng lao động của nước tiếp nhận đầu tư. - FDI giúp phát triển hàng hóa lao động Ngoài tạo việc làm cho người lao động, FDI còn đóng góp tích cực cho việc nâng cao chất lượng lao động và phát triển nhân lực. FDI làm thay đổi cơ bản năng lực, kĩ thuật và quản lý thông qua quá trình đào tạo và làm viêc của lao đông. Làm việc trong các doanh nghiệp FDI, người lao động cần phải có kiến thức, khả năng đáp ứng các yêu cầu cao, cụ thể: Sức khỏe phải tốt để sẵn sàng làm việc ở cường độ cao Có trình độ văn hóa cao để tiếp nhận, sử dụng tốt những công nghệ mới. Ngoài ra doanh nghiệp FDI luôn đòi hỏi người lao động nỗ lực không ngừng để hoàn thiện mình thông qua yêu cầu công việc ngày càng cao, cơ hội phát triển, cơ hội thăng tiến. FDI thường xuyên tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khá chặt chẽ nên nghiệp vụ người lao động khá cao so với mặt bằng chung. Do chi phí lao động nước ngoài cao hơn chi phí lao động địa phương nên doanh nghiệp FDI luôn có xu hướng đào tạo lao động địa phương. - FDI thúc đẩy thị trường lao động FDI tác động tích cực đến vấn đề tạo việc làm, nâng cao nguồn lực. Đồng thời còn xúc tiến sự phát triển của thị trường lao động. Cùng sự gia tăng về chất lượng và trình độ, người lao động sẽ có nhiều sự lựa cọn cho công việc của mình, những lao động có trình độ cao sẽ tìm việc nhiều hơn những lao động có trình độ thấp trên kênh bán hàng. Đây là tiền đề quan trọng cho dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm Lúc này người lao động sẽ chú trọng đến điều kiện lao động, điều khoản quy định về công việc. Điều này sẽ góp phần hạn chế tiêu cực. Chất lượng lao động có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu suất lao động – hiệu quả lao động của doanh nghiệp. Và từ đó doanh nghiệp sẽ được khuyến khích tăng đầu tư và phát triển. Trong điều kiện yếu tố khác không đổi vốn tăng cầu lao động cũng tăng. Cạnh tranh thu hút lao động cũng là yếu tố kích thích thị trường lao động việc làm Vì thế không chỉ doanh nghiệp FDI mà mọi thành phần kinh tế đều phải nâng cao môi trường làm việc để có được những lao động tốt, phù hợp với yêu cầu công việc. Như vậy, là trực tiếp hay gián tiếp thì FDI cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường lao động đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia thị trường lao động Kinh nghiệm của một số nước trong việc thu hút FDI 3.1. Trung Quốc: Gần 20 năm trở lại đây, Trung Quốc luôn dẫn đầu trong số các nền kinh tế đang phát triển trong việc thu hút vốn FDI. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm 2008, Trung Quốc đã thu hút được 35,02 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 59,32% so với cùng kỳ năm 2007. Đó là một con số rất ấn tượng. Quốc gia này không chỉ dẫn đầu châu Á, mà còn đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Các số liệu mới nhất nói trên cho thấy, Trung Quốc vẫn là điểm đến yêu thích của giới đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn trong nhóm 500 công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới. Theo các chuyên gia, Trung Quốc tiếp tục thu hút được nhiều vốn FDI như vậy vẫn là nhờ thị trường rộng lớn và tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Vốn tăng nhưng số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới lạigiảm 23,15% so với cùng kỳ năm 2007, xuống còn 9.490 công ty. Điều này cho thấy, FDI tại Trung Quốc chuyển biến về chất nhiều hơn. Trong khi các chính sách mới về đầu tư nước ngoài của Trung Quốc cùng chi phí lao động gia tăng có thể làm nản lòng nhu cầu đến làm ăn tại Trung Quốc của một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài quy mô nhỏ, thì các công ty lớn thời gian gần đây lại tăng cường đầu tư vào Trung Quốc. Trung Quốc cho biết, nước này sẽ cố gắng sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư này, đồng thời định hướng cho thời gian tới là sẽ tăng cường, khuyến khích thu hút FDI vào mảng dịch vụ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sẽ hướng dòng vốn đầu tư quan trọng này vào các mảng đang cần thiết cho tăng trưởng kinh tế bền vững như: Nghiên cứu và phát triển (R&D), công nghệ cao, bảo tồn năng lượng và các ngành công nghiệp tiết kiệm năng lượng và có lợi cho môi trường... Đặc biệt, vốn đầu tư nếu đổ vào các vùng sâu, vùng xa, kém phát triển và đổ vào lĩnh vực nông nghiệp, thuận chiều với chủ trương phát triển tam nông của  chính phủ nước này, sẽ được khuyến khích và hỗ trợ tối đa.Theo TS. Lê Đăng Doanh, Việt Nam cần học tập Trung Quốc để đề ra những chính sách thu hút nhân tài, tạo điều kiện cho các chuyên gia, các nhà khoa học nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam. Ông cho rằng, tinh thần trọng thị có vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. 3.2. Ấn Độ: Tại Ấn Độ, Chính phủ đã công bố nới lỏng luật lệ đối với các tiêu chuẩn về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc nới lỏng chủ yếu thuộc về các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, thông tin, hàng không dân dụng và tăng mức trần đầu tư cho lĩnh vực dầu khí. Theo quyết định mới, vốn FDI tăng từ 49% lên 100% đối với những hoạt động về hàng không như bảo trì, sửa chữa, sản xuất các thiết bị cũng như đào tạo trong ngành  hàng không. Khai thác quặng và khoáng sản titan cũng được phép đầu tư tối đa 100%. Tuy nhiên, vốn đầu tư trong các công ty thông tin tín dụng được phép lên đến 49% dưới sự cho phép của ngân hàng dự trữ Ấn Độ. Mức trần của đầu tư nước ngoài trong những Công ty lọc dầu cũng được điều chỉnh. Mục đích của việc nới lỏng vì Ấn Độ muốn thu hút nhiều nguồn vốn FDI để đáp ứng tốc độ phát triển của nền kinh tế. Dự tính Ấn Độ sẽ thu hút 30 tỉ USD từ FDI trong năm 2008. 3.3. Hồng Kông: Tại Hồng Kông, “hấp lực FDI” của quốc gia này nằm ở luật lệ chỉn chu, hệ thống thuế đơn giản và thấp, chính quyền trong sạch và hiệu quả, trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng lại tuyệt vời. Nhờ đó, giao thương tại Hồng Kông thuộc vào hàng đầu thế giới. Theo số liệu của các chuyên gia kinh tế, trị giá giao thương của Hồng Kông trong những năm gần đây luôn đạt cao hơn gấp hai đến ba lần GDP. Trong bảng xếp hạng chỉ số tự do kinh tế, Hồng Kông 11 năm liền được xem là nền kinh tế tự do nhất thế giới. Chính cơ sở hạ tầng tốt như thế giúp Hồng Kông trở thành địa bàn mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư. 3.4. Hàn Quốc: Hàn Quốc lại ưu tiên thu hút FDI từ các nước công nghiệp phát triển, lựa chọn lĩnh vực và hình thức thu hút FDI. Hàn Quốc coi trọng thu hút FDI từ các nước công nghiệp phát triển để phát triển công nghiệp, nhất là công  nghiệp chế tạo. Do điều kiện tài nguyên khan hiếm, Hàn Quốc tập trung thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp, ít thu hút vào các lĩnh vực khai thác tài nguyên, sơ chế sản phẩm, vì thế công nghiệp sơ chế chiếm không quá 1% tổng số vốn FDI. Trong lĩnh vực dịch vụ, Hàn Quốc chỉ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào một số hoạt động du lịch, tham gia liên doanh trong hoạt động ngân hàng, thương mại. Hàn Quốc cũng chú trọng mở rộng tự do hóa tài chính - tiền tệ, từng bước thực hiện chính sách tự do hoá thị trường chứng khoán, bãi bỏ hoàn toàn các hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động sáp nhập và mua lại các công ty trong nước. Hàn Quốc cũng thực hiện kéo dài thời gian miễn, giảm thuế từ 8 đến 10 năm đối với doanh nghiệp FDI… Đó là những kinh nghiệm rất hữu ích mà Việt Nam có thể tham khảo để áp dụng cho quá trình thu hút đầu tư. 3.5. Malaysia: Trong các nước đang phát triển, Malaysia được đánh giá là nước thành công trong thu hút FDI để thực hiện công nghiệp hóa. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, đa sắc tộc, tích luỹ nội địa thấp, Malaysia luôn coi trọng nguồn vốn FDI đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước vì coi đây là yếu tố then chốt đẻ thực thiện công nghiệp hóa. Do quan điểm như vậy. Malaysia đã luôn tích cực cải thiện môi trường đầu tư của mình để thu hút đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, dòng FDI đổ vào Malaysia ngày càng tăng và đã đóng góp to lớn tạo ra sự tăng trưởng “thần kỳ” cả nền kinh tế nước này trong nhiều năm qua. Nhờ vào chính sách đầu tư thông thoáng, đầu tư nước ngoài của Malaysia năm1991 đạt 6,4 tỷ USD và đến năm 1996 chiếm hơn ½ tổng số vốn đầu tư trong cả nước. Các nước đầu tư lớn nhất vào Malaysia là Nhật Bản, Đoài Loan, tương ứng đạt 7,02 tỷ USD và 2,29 tỷ USD. Mới 20 năm trước đây, Malaysia vẫn còn là nước xuất khẩu dầu thô, đầu thực vật, cao su, chì, gỗ và các nguyên liệu khác, tỷ lệ của hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 22% vào những năm 1980. Nhưng từ năm 1996, tỷ lệ đó đã lên 80 % và hiện nay Malaysia là một trong những trung tâm sản xuất điện tử cao cấp trên thế giới. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của Malaysia chủ yếu tập trung vào: Xây dựng hệ thống chính trị ổn định và đoàn kết dân tộc; Hệ thống giáo dục vững mạnh; Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại; Có kế hoạch phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu rõ ràng; Có chương trình khuyến khích đầu tư tích cực cho cả người đầu tư trong và ngoài nước 3.6. Indonesia . Là một nước công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại thiếu vốn để khai thác, do đó đường lối phát triể kinh tế của nước này cũng phải đưa vào nguồn vốn nước ngoài. Năm 1991, nợ nứoc ngoài của nước này đã lên đến 57,5 tỷ USD. Luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1967, trong đó điều đáng chú ý là: Thời gian hoạt động của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể lên đến 30 năm; Khuyến khích hình thức liên doanh, trong đó phần góp vốn của các chủ đầu tư trong nước tối thiểu là 20% vốn pháp định vào thời điểm thành lập công ty và trong vòng 15 năm sau khi hoạt động được phép tăng vốn ít nhất tới 51%; Được miễn thuế nhập khẩu và thuế doanh thu đối với hàng nhập khẩu dùng cho mục đích góp vốn đầu tư 3.7. Thái Lan: Từ một nước phát triển nông nghiệp là chủ yếu, Thái Lan đã trở thành một nước công nghiệp mới nhờ vai trò quan trọng của chính sách thu hút vốn nước ngoài thích hợp và hiệu quả trong giai đoạn đầu. Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban hành vào năm1954, đến năm 1972 ban hành luật đầu tư nước ngoài và sau đó sửa đổi vào năm 1986, 1989. Luật đầu tư nước ngoài không cho phép người nước ngoài đầu tư vào nghành trồng lúa, nghề khai thác muối (muối mỏ), buôn bán nông sản trong nước, buôn bán bất động sản, xây dựng… Thời kỳ 1961-1971: là thời kỳ nền kinh tế thiếu cả vốn lẫn kỹ thuật để phát triển kinh tế trong nước. Vì thế trong giai đoạn này chính sách đầu tư tập trung khuyến khích phát triển các liên doanh với nước ngoài. Thời kỳ 1972-1986: là thời kỳ thực thi chính sách giảm nhập khẩu, chỉ cho phép nhập khẩu chủ yếu là máy móc, trang thiết bị và nguyên vật liệu chưa sản xuât được trong nước. Trong giai đoạn này, chính sách đầu tư tập trung vào khuyến khích các dự án làm hàng xuất khẩu, các dự án phải tạo ra 80% sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Thời kỳ 1987-1997: là thời kỳ khuyến khích mạnh mẽ các dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Những công ty có 50% sản phẩm làm ra để xuất khẩu thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể chiếm phầm lớn cổ phần, còn các công ty có 100% sản phẩm phục vụ xuất khẩu thì có quyền bỏ 100% vốn để mua cổ phần công ty đó. Giảm bớt các dự án tập trung ở Bangkok, đồng thời cũng cho phép các nhà tư bản Thái Lan đầu tư ra nước ngoài. Năm 1989, đầu tư ra nước ngoài của Thái Lan đạt 492 triệu USD và con số đó ngày một gia tăng. Chương II: Thực trạng về FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở Việt Nam Thực trạng của việc thu hút và sử dụng FDI trong thời gian qua Có thể nói, những thành tựu của Việt Nam hiện nay có sự đóng góp tích cực của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tùy theo từng thời kỳ, vốn từ nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng từ 16,2% đến 29,9% vốn đầu tư xã hội; đóng góp khoảng từ 16% đến 24,2% GDP. Tính đến nay, đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 45% kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo ra việc làm cho khoảng 1,42 triệu lao động trực tiếp (chưa kể hàng triệu lao động gián tiếp), tạo ra nhiều ngành, nghề mới, du nhập những công nghệ hiện đại, phương thức kinh doanh và quản lý tiên tiến; góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam. Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1987 đến nay, đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với gần 10.000 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 150 tỷ USD. 10 tháng đầu năm nay, đà tăng trưởng này vẫn tiếp tục với tổng vốn FDI đăng ký đạt trên 59,3 tỷ USD, gấp gần 3 lần tổng vốn FDI đăng ký của cả năm 2007; vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 13% so với con số của cả năm 2007. Theo dự báo, các con số này sẽ đạt lần lượt khoảng 60 tỷ USD và 12 tỷ USD vào cuối năm nay. Ngoài những chuyển biến tích cực về lượng, những thay đổi đáng kể về chất của dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng được thể hiện rõ nhất trong thời gian gần đây. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đó tăng dần từ năm 2006 và đạt mức cao nhất từ trước tới nay vào thời điểm tháng 8/2008 (68 triệu USD/dự án) với sự góp mặt của các tập đoàn có tên tuổi như: Intel, Compaq, Foxconn, Samsung. Cơ cấu đầu tư đó có những chuyển dịch tích cực, khu vực công nghiệp vẫn tiếp nhận lượng vốn đầu tư lớn nhất với những dự án quy mô lớn trong lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như công nghiệp lọc dầu, luyện kim. Bên cạnh đó, đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ cũng tăng lên với sự xuất hiện của một số dự án quy mô lớn trong lĩnh vực bất động sản, cảng biển, khu công nghệ cao. Trong công nghiệp vai trò của đầu tư nước ngoài trong ngày càng được củng cố. Giá trị sản xuất của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước tăng dần, từ 25% năm 1995 lên 36,4% năm 2006 và 43,8% năm 2007 - mức cao nhất trong toàn Ngành Công nghiệp. Đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia vào hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp, thậm chí chiếm phần lớn sản lượng sản xuất của nhiều ngành kinh tế lớn như 63% sản lượng xe có động cơ, 60% sản lượng thép cán, 76% sản lượng dụng cụ y tế chính xác, 55% sản lượng sợi các loại, 49% sản lượng da giày… đặc biệt chiếm 100% về khai thác dầu thô. Sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã giúp các ngành kinh tế này liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Không chỉ hướng mạnh vào khai thác thị trường, FDI trong công nghiệp còn góp phần tăng kim ngạch và thị trường xuất khẩu. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu 48,4 tỷ USD năm 2007, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 27,3 tỷ USD. Tỷ trọng hàng công nghiệp tham gia xuất khẩu cũng đã tăng từ 18,7% năm 1985 lên 74,4% năm 2007. Đến nay, hàng hóa của Việt Nam, trong đó có 20 mặt hàng công nghiệp chủ lực, đã được xuất khẩu tới hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Điểm đáng ghi nhận là sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một môi trường cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp. Trong quá trình hợp tác với các doanh nghiệp FDI, nhiều doanh nghiệp trong nước đã tiến hành đổi mới công nghệ, từng bước đảm nhận từng phần trong cả chu trình công nghệ và tiến tới trở thành nhà cung cấp tin cậy của các công ty đa quốc gia, và công nghiệp lắp ráp xe máy là ví dụ điển hình. Bên cạnh đó, FDI trong Ngành Công nghiệp còn gián tiếp đào tạo cho Việt Nam đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, được tiếp xúc với công nghệ mới, kỹ năng quản lý tiên tiến, kỷ luật công nghiệp chặt chẽ. Về nông nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chỉ là 758 dự án với 3,78 tỷ, chiếm 10% về tổng số dự án và 5,6% về tổng giá trị vốn. Vốn FDI thực hiện trong nông nghiệp, nông thôn chỉ là 1,9 tỷ. Đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu cho chế biến nông sản, thực phẩm 53,7% tổng số vốn, trồng rừng và chế biến lâm sản 24,7%, chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc 12,7%, trồng trọt 8,9%. Tỷ trọng đầu tư cho ngành thấp và có xu hướng giảm, hiệu quả hoạt động của các dự án chưa cao, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng của đất nước. Phân bổ không đồng đều giữa các vùng miền. Các quốc gia lớn chưa thực sự đầu tư vào nông nghiệp, thiếu tính đa dạng. Về dịch vụ, nhà nước ta đã mở cửa thị trường dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển của các ngành dịch vụ, qua đó, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Ngược lại, sự tăng trưởng và phát triển của các ngành dịch vụ cũng tạo điều kiện để Việt Nam tăng sức hấp dẫn và cạnh tranh thu hút FDI vào các ngành kinh tế khác. Trong xu thế vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2007 vừa qua, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giaothông-vậntải-bưuđiện(18%). Trong số các ngành dịch vụ, lĩnh vực dịch vụ du lịch đang nổi lên là điểm sáng đáng chú ý của nền kinh tế Việt Nam với số lượng các dự án lớn đang tìm hiểu và xúc tiến đầu tư tăng mạnh. Chỉ tính riêng năm 2007, số liệu thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho thấy: ngành du lịch Việt Nam đã thu hút 47 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký lên đến trên 1,86 tỷ USD, tăng 19,57% so với năm 2006. Đơn vị % 2000 2001 2002 2003 2004 Tốc độ tăng của GDP 6,79 6,89 7,08 7,34 7,69 Tốc độ tăng của khu vực có VĐT nước ngoài 11,44 7,21 7,16 10,52 11,09 Tỷ trọng vốn FDI trong tổng VĐT phát triển của Việt Nam 18,0 17,6 17,5 16,3 15,5 Nền kinh tế 100 100 100 100 100 NN, TS, LN 25,53 23,24 23,03 22,54 21,76 CN, XD 36,73 38,13 38,49 39,47 40,09 ĐV 38,74 38,63 38,48 37,99 38,15 10 dự án FDI lớn nhất tại Việt Nam (2008) 1. Công ty thép Posco (1,126 tỷ USD) Tập đoàn thép hàng đầu của Hàn Quốc quyết định đầu tư 100% vốn xây dựng nhà máy thép cuộn cán nguội, cán nóng, thép cuộn mạ kẽm và cuộn cứng tại khu công nghiệp Phú Mỹ II, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án này có tổng diện tích 1.300.000 m2 với thời gian hoạt động 48 năm. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 được đầu tư 340 triệu USD, hoàn thành năm 2009 và có công suất 700.000 tấn/năm. Ở giai đoạn 2, dự kiến công suất sẽ đạt 3 triệu tấn/năm, với các sản phẩm dùng trong chế tạo ôtô, đồ gia dụng, ống đường kính nhỏ và thùng phuy. Dự kiến nhà máy thép sẽ tạo khoảng 10.000 việc làm cho lao động Việt Nam. 2. Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (1 tỷ USD) Đầu năm 2006, tập đoàn điện tử và linh kiện máy tính Mỹ Intel được cấp phép đầu tư tại Việt Nam dự án trị giá 605 triệu USD tại Khu công nghệ cao TP HCM trong ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6028.doc
Tài liệu liên quan