Lời nói đầu
Trong những năm gần đây, quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy sự phát triển và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia, đồng thời dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới. Tính quốc tế hoá cao của nền kinh tế thế giới được tăng cường trong vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia. Nói đúng hơn, trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò then chốt.
Trong thế giới toàn cầu hoá kinh tế, công ty xuy
48 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vai trò của Công ty xuyên quốc gia trong thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên quốc gia là động lực quan trọng cho sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá trên toàn thế giới nói chung và cho từng quốc gia nói riêng. Đối với nền kinh tế quốc gia, chúng góp phần nâng cao trình độ, phát triển kỹ thuật, làm biến đổi cơ cấu kinh tế ngành thông qua chuyển giao và nâng cao trình độ công nghệ, mở rộng thị trường, nâng cao trình độ quản lý góp phần tăng trưởng cho các nền kinh tế. Các công ty xuyên quốc gia cũng có tác động tích cực đến các hoạt động thương mại, đầu tư trực tiếp, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cũng như phát triển các nguồn lực khác.
Có thể nói rằng, hiện nay các công ty xuyên quốc gia là đế chế kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc tế, là đầu nối các nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế quốc tế. Việt Nam là nước có nền kinh tế đi sau, trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì việc tham gia vào hệ thống các công ty xuyên quốc gia là con đường ngắn nhất để hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu về công ty xuyên quốc gia có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
Chương I
Giới thiệu chung về công ty xuyên quốc gia
khỏi niệm về cụng ty xuyờn quốc gia
Sự phát triển liên tục của công ty xuyên quốc gia về quy mô, cơ cấu tổ chức, phương thức sở hữu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay đã làm nảy sinh rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về công ty xuyên quốc gia. Mặc dù đều thừa nhận rằng các công ty xuyên quốc gia phải là những công ty độc quyền lớn, hoạt động trên phạm vi quốc tế và có thể gọi là công ty đa quốc gia hay công ty xuyên quốc gia tuỳ theo tiến trình phát triển nhận thức chung về loại hình công ty này. Tuy nhiên trên thế giới vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về công ty xuyên quốc gia.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng trên thị trường quốc tế đã và đang tồn tại nhiều loại công ty khác nhau. Cụ thể là:
- Công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation) là công ty tư bản độc quyền mà tư bản sở hữu (vốn) của một nước (cũng có nghĩa là mang quốc tịch của một nước nhất định), thực hiện kinh doanh ở nước ngoài bằng hình thức thiết lập các công ty, các xí nghiệp phụ thuộc vào nó. Ví dụ, công ty Sony là một tập đoàn tư bản Nhật Bản. Trong quá trình kinh doanh, nó từng bước thực hiện việc xây dựng các chi nhánh ở các nước Đông, Đông Nam á và một số nước khác thì đó là một công ty xuyên quốc gia.
- Công ty đa quốc gia (Multinational Corporation) cũng là công ty tư bản độc quyền thực hiện thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài để tiến hành các hoạt động kinh doanh quốc tế, nhưng khác với công ty xuyên quốc gia ở chỗ tư bản thuộc sở hữu của công ty mẹ là của hai hoặc nhiều nước. Ví dụ: công ty mẹ “Royal Ducth/Shell Group” và công ty mẹ “Unilever” có vốn sở hữu của các chủ tư bản Anh và Hà Lan (tài sản tương ứng là 111,543 tỷ USD và 46,922 tỷ USD), công ty mẹ “Fortis” thuộc sở hữu của Bỉ và Hà Lan (tài sản 177 tỷ USD) là những công ty mẹ đã thiết lập hàng trăm chi nhánh ở nhiều nước trên thế giới. Vì sở hữu của công ty thuộc chủ tư bản của hai nước, do đó người ta gọi chúng là công ty thuộc dạng công ty đa quốc gia, hay còn gọi là công ty liên quốc gia, công ty siêu quốc gia.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng chỉ có một loại công ty hoạt động trên thị trường quốc tế. Đó là công ty quốc tế (International Corporation) hoặc còn gọi là công ty toàn cầu (Global Corporation), trong đó bao gồm cả các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia và siêu quốc gia. Quan niệm như trên đơn giản dễ hiểu, mang tính phổ thông, phù hợp với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế hiện nay. Nhưng quan niệm này có nhược điểm mới chỉ căn cứ vào hiện tượng bên ngoài, chưa đi sâu vào bản chất của sự vật, đồng thời bỏ qua tính lịch sử trong sự phát triển.
Loại ý kiến thứ ba cũng gần giống loại ý kiến thứ hai. Các tác giả thuộc trường phái này (chủ yếu là các chuyên gia của Liên Hợp Quốc) cho rằng mặc dù trên thế giới đã tồn tại nhiều loại công ty hoạt động không chỉ trong phạm vi biên giới quốc gia mà trên phạm vi quốc tế. Song trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế như hiện nay thì xu hướng xuyên quốc gia hóa trong sản xuất kinh doanh là một xu hướng phổ biến. Hiện tượng công ty của một quốc gia trong những điều kiện nhất định vượt biên giới quốc gia thực hiện thiết lập các mạng lưới sản xuất, kinh doanh ở các nước khác dưới hình thức 100% vốn của mình, hoặc liên minh tư bản nhiều nước đã trở thành một hiện tượng đặc trưng của kinh doanh quốc tế và là nét phổ biến đối với tất cả các loại nước.
2. nguồn gốc và sự phỏt triển của cụng ty xuyờn quốc gia
2.1. Nguồn gốc của công ty xuyên quốc gia
- Một là, quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra song song với quá trình tích tụ quyền lực kinh tế. Tích tụ và tập trung sản xuất tạo ra những công ty cực lớn bao gồm trong đó rất nhiều công ty. Người ta cũng gọi đó là những tập đoàn, với công ty mẹ đứng đầu và các công ty con, chúng còn được gọi là các công ty nhỏ và vừa, chúng phụ thuộc về tài chính, kỹ thuật vào công ty mẹ. Bên cạnh đó còn có rất nhiều công ty nhỏ và vừa độc lập hoạt động phụ thuộc hoặc độc lập với các công ty lớn. Nhìn chung ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Italia, Canada, số xí nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 70 – 80% tổng số các xí nghiệp. Sự thâu tóm các xí nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí cả các hộ gia đình nằm trong guồng máy sản xuất, thực hiện sự kiểm soát tài chính, kỹ thuật, và nằm trong hệ thống phân công lao động theo kiểu công trường thủ công đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho tư bản sinh lợi. Đồng thời về mặt tổ chức sản xuất, đây cũng là hình thức tỏ rõ tính hiệu quả cao vì giảm được chi phí sản xuất, tận dụng được mọi khả năng, nguyên liệu, phát huy tính năng động sáng tạo… do đó làm tăng quy mô và tỷ suất lợi nhuận.
- Hai là, quá trình tích tụ sản xuất cũng dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền. Độc quyền hiện đại mang nhiều dấu ấn của thời đại cách mạng khoa học, kỹ thuật hiện đại. Sự liên kết theo chiều ngang và dọc được đẩy mạnh hơn bao giờ hết dẫn đến quá trình liên kết đa ngành, trong đó lĩnh vực dịch vụ, ngân hàng được các tổ chức độc quyền quan tâm và bành trướng quyền lực. Tình hình đó đã đưa đến sự hình thành của conglomerate với sự tập trung tư bản, tập trung sản xuất kinh doanh hết sức to lớn, hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như chuyển giao công nghệ là thế mạnh của công ty xuyên quốc gia, cùng với mạng lưới thị trường rộng khắp thế giới (thông qua các công ty con và các mối quan hệ kinh tế quốc tế) đã khiến cho chúng trở thành những “vương quốc” kinh tế khổng lồ với khả năng phát triển không ngừng.
- Ba là, quá trình tích tụ sản xuất trong nông nghiệp ngày càng đẩy mạnh đưa đến việc xuất hiện các hình thức công ty liên hợp nông - công nghiệp, nông - thương nghiệp. ở Mỹ, những năm 80, liên hiệp nông - công nghiệp đã chiếm trên 30% sản lượng nông sản. ở Nhật Bản, các liên hiệp nông - thương nghiệp kiểm soát 80 - 95% sản lượng ngũ cốc. Quá trình tích tụ sản xuất trong nông nghiệp cùng với tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã đưa đến hiện tượng cấu tạo hữu cơ tăng lên và giảm ý nghĩa của địa tô tuyệt đối, tạo ra mối liên hệ ngày càng tăng giữa công - nông nghiệp, đẩy mạnh xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu lao động cũng như trong tổng sản phẩm quốc dân (hiện nay chỉ còn khoảng 2 - 10%, thậm chí tỷ trọng đó còn thấp hơn ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao). Điều này cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đã có tác động trở lại, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Và để cho toàn bộ nền kinh tế có thể phát triển mạnh trong cạnh tranh, nền nông nghiệp cũng phải có khả năng cạnh tranh cao. Nông nghiệp các nước phát triển đã được tập trung cao độ với những hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh hiện đại.
Như vậy, có thể thấy rằng quá trình tích tụ tư bản và tập trung sản xuất lâu dài đã dẫn đến sự hình thành các công ty xuyên quốc gia. Bởi đó chính là quá trình tạo ra cơ sở vật chất cho sự bành trướng, giúp cho các tập đoàn tư bản có khả năng hiện thực vượt ra khỏi biên giới quốc gia, thực hiện việc đầu tư vào các nước dưới nhiều hình thức, thoả mãn được mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao.
2.2. Sự phát triển của công ty xuyên quốc gia
Từ thập kỷ 60 lại đây, dưới tác động của sự bùng nổ cách mạng khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ, công ty xuyên quốc gia đã phát triển nhanh chóng. Hơn nữa, đầu tư to lớn của công ty xuyên quốc gia vào nghiên cứu và phát triển đòi hỏi phải mở rộng sang những ngành nghề và khu vực lớn hơn. Nhưng sự phân công lao động xã hội và chế độ trao đổi hiện có rất khó xác định được một chế độ mới. Để tổ chức hệ thống công nghệ mới và điều tiết được lợi ích trong trao đổi, phân phối những sản phẩm mới giữa những nhà sản xuất độc lập phải dùng biện pháp của xí nghiệp thay cho biện pháp của thị trường. Từ đó mà buộc các xí nghiệp phải chiếm lĩnh các ngành và khu vực kinh tế mới. Điều này đã dẫn tới sự trưởng thành nhanh chóng của công ty xuyên quốc gia ở các nước phát triển. Cùng với sự trưởng thành của các công ty xuyên quốc gia, sự cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu của chúng khốc liệt hơn. Công ty xuyên quốc gia của các nước bắt đầu điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh phân tán của nó, xây dựng hệ thống phân công quốc tế, kết hợp liên kết theo chiều dọc và ngang trong nội bộ công ty. Cơ cấu tổ chức toàn cầu của công ty xuyên quốc gia tương ứng cũng ra đời. Công ty xuyên quốc gia trở thành hình thức hoàn thiện điển hình của chế độ xí nghiệp thích ứng với sự phân công và trao đổi quốc tế hiện đại.
Hai thập kỷ gần đây, ở hầu hết các nước tư bản phát triển đã xuất hiện nhiều biện pháp kích thích mạnh mẽ vào quá trình tích luỹ tư bản. Do khó khăn về điều kiện đầu tư tư bản trong thập kỷ 70 và 80, do việc giảm sút tỷ suất lợi nhuận bình quân dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật đã buộc nhiều công ty lớn phải thu hút các đối thủ của mình để cùng tồn tại. Chính vì vậy, công ty xuyên quốc gia đã trở thành hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh quốc tế phổ biến. Chúng như những dây xích neo chặt các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau lại thành từng khối trong guồng máy phân công lao động quốc tế. Làn sóng hợp nhất và thôn tính lẫn nhau giữa các tập đoàn xuyên quốc gia hiện nay thực tế không vượt ra ngoài khuôn khổ công ty xuyên quốc gia. Nó bị quy định bởi những điều kiện đặc thù của giá trị tư bản tự tăng lên và cuộc khủng hoảng cơ cấu kéo dài ngày càng đe dọa các ngành truyền thống, vốn là những ngành chịu sự chi phối và thống trị của các nhóm công ty khổng lồ, đã đặt chúng trước sự diệt vong tất yếu nên không kịp thời xâm nhập vào các ngành mũi nhọn có hàm lượng công nghệ cao. Mặt khác, sự suy giảm hiệu lực rõ rệt trong các điều khoản của luật chống độc quyền ở một số nước này đã tạo điều kiện cho công ty xuyên quốc gia của nước khác tăng cường cắm nhánh bằng con đường hợp nhất.
ở Mỹ, từ nửa đầu của thập kỷ 80 đã diễn ra hàng loạt những vụ hợp nhất lớn với số vốn hàng tỷ USD. Bắt đầu từ các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp, sau đó lấn sang toàn bộ nền kinh tế và cuối cùng tràn ra toàn thế giới.
Trong chiến lược chiếm lĩnh và khai thác thị trường quốc tế của công ty xuyên quốc gia, việc nhanh chóng mở rộng quy mô bằng cắm nhánh trở thành giải pháp hữu hiệu để giải toả áp lực khủng hoảng cơ cấu và xu hướng giảm sút tỷ suất lợi nhuận của các công ty trong nước, đồng thời củng cố vị trí của mình trên thị trường quốc tế.
Đây là biểu hiện mạnh mẽ của quá trình tập trung sản xuất được nêu ở trên. Song hiện nay, có nhiều nhân tố mới buộc các doanh nghiệp, các công ty xuyên quốc gia tìm kiếm những đối tác thích hợp và thay đổi thực chất các liên minh mong muốn. Những nhân tố này vừa mang tính tình huống vừa mang tính lâu dài của quá trình có tính quy luật của tập trung sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhất là ở nước Mỹ.
- Thứ nhất, tìm kiếm lợi nhuận trong điều kiện lạm phát diễn ra yếu. Trong những năm 90, các nền kinh tế công nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là kinh tế Mỹ đã thoát khỏi tình trạng lạm phát ngựa phi, các doanh nghiệp không có khả năng tăng giá và một giải pháp duy nhất để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận là làm sao giảm được giá và chiếm lĩnh được thêm thị phần càng rộng càng tốt.
- Thứ hai, sự bốc lên mạnh của thị trường chứng khoán trở thành một điểm tựa quan trọng của các doanh nghiệp và giúp chúng có khả năng dùng các cổ phần của mình để thanh toán cho các vụ mua lại đạt quy mô lớn.
- Thứ ba, môi trường pháp quy liên quan đến một yếu tố đặc biệt xuất phát từ luật chống Trust. Nhờ luật này, nhiều lĩnh vực mới đã mở cửa cho cạnh tranh và việc tập hợp lại các tập đoàn cũng được khuyến khích trong một số trường hợp.
- Thứ tư, do điều kiện môi trường cạnh tranh kinh doanh cực kỳ khốc liệt, không một ai có thể lường trước được điều gì sẽ xảy ra nên một nhu cầu bức bách nảy sinh là phải thực hiện được những thay đổi chiến lược, chính sách, càng nhanh càng tốt, thậm chí ngay cả khi điều này có nghĩa là lao vào một cuộc chiến tranh thù địch.
- Thứ năm, để thích ứng được với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra với cường độ cao chưa từng thấy, các doanh nghiệp cần phải có tầm vóc đủ sức cạnh tranh toàn cầu và phương sách phù hợp là mua thêm hoặc mua lại bằng con đường nào đó.
ờng nào đó.
3. Bản chất và đặc trưng của cụng ty xuyờn quốc gia
3.1 Bản chất của công ty xuyên quốc gia
Về sở hữu, có thể coi các tổ chức độc quyền là cái vỏ vật chất trong đó quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động và tồn tại dưới dạng sở hữu độc quyền. Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chuyển từ xã hội công nghiệp lên xã hội thông tin, nền sản xuất đòi hỏi những nguồn lực khổng lồ, làm cho khả năng tài chính của một công ty không đáp ứng nổi, cùng với sự gia tăng quá trình huy động vốn thông qua thị trường tài chính đã làm cho số lượng các chủ đồng sở hữu ở khắp các quốc gia (các cổ đông) trong công ty xuyên quốc gia lớn lên. Trong công ty xuyên quốc gia đã diễn ra hai thay đổi lớn về quan hệ sở hữu.
Một là, sở hữu độc quyền xuyên quốc gia – hình thức sở hữu hỗn hợp và đã được quốc tế hoá. Đây là một hình thức sở hữu mang tính khách quan tạo nên bởi quá trình tích tụ, tập trung hoá và xã hội hoá sản xuất trên quy mô quốc tế của chủ nghĩa tư bản dưới sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và của các quy luật cạnh tranh, quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Tồn tại dưới hình thức các tổ hợp đa ngành khác nhau như concern và conglomerate, hiện nay có tới trên 70% các xí nghiệp chi nhánh của chúng là các xí nghiệp liên doanh với số lượng các chủ đồng sở hữu từ hai tới bốn nước hoặc nhiều hơn nữa với những tỷ lệ góp vốn khác nhau. Điều này phản ánh tính chất đa dạng, phức tạp và tính chất hỗn hợp của loại hình sở hữu xuyên quốc gia.
Hai là, sở hữu hỗn hợp được tạo ra do sự thay đổi về căn bản địa vị, vai trò của người công nhân, trí thức - những người làm việc trực tiếp trong các ngành nghề khác nhau, nhất là những ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao - là những người quyết định chất lượng của lao động và sản xuất. Loại hình này diễn ra theo hướng tăng đáng kể số người có cổ phần trong công ty nhưng tỷ trọng sở hữu cổ phần trong tổng số vốn kinh doanh không lớn.
Như vậy, sự biến đổi của hình thức sở hữu trong công ty xuyên quốc gia là thay đổi rất căn bản đặc trưng cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong chủ nghĩa tư bản hiện đại. Có thể thấy rằng công ty không còn là sở hữu của một người hay một nước nữa mà là sở hữu hỗn hợp quốc tế, có “quốc tịch” của một nước nhất định.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng sở hữu của các nhà tư bản vẫn giữ vị trí trọng yếu, còn sở hữu của người lao động chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Chẳng hạn, giá trị cổ phiếu mà khoảng 70 - 80% tổng số công nhân của Mỹ đã mua chỉ chiếm có 1% tổng giá trị cổ phiếu mà thôi. Tuy nhiên đối với từng công ty trong bảng xếp hạng 500 tập đoàn hàng đầu của Fortune, sở hữu của người lao động lên mức không phải quá thấp, từ 4,5 – 35%.
Về quản lý, việc tổ chức quản lý sản xuất và các hoạt động kinh tế đã dịch chuyển từ kiểu đại trà, được tiêu chuẩn hoá theo loạt lớn sang kiểu sản xuất loại nhỏ và linh hoạt theo đơn đặt hàng, cũng như dịch chuyển từ các tổ chức có quy mô lớn được liên kết theo chiều dọc sang phi liên kết kiểu mạng lưới, theo chiều ngang giữa các đơn vị kinh tế trong nước và ngoài nước. Điều này dẫn đến sự xuất hiện liên kết công ty xuyên quốc gia kiểu mới, kiểu các vệ tinh xoay quanh một công ty gốc, tạo nên một mạng lưới phủ lên thị trường các nước. Đây là sự chuyển hoá về mặt tổ chức quản lý của mọi hoạt động kinh tế để tăng cường tính linh hoạt và khả năng thích ứng với thị trường đang được đa dạng hoá và biến đổi từng ngày, từng giờ.
3.2. Đặc trưng của công ty xuyên quốc gia
Trước hết, các công ty xuyên quốc gia về mặt xuất xứ là công ty tư bản
độc quyền, là sản phẩm của thời đại tư bản tài chính, cũng có nghĩa chúng chính là sản phẩm của sự liên minh giữa những nhà tư bản có thế lực nhất. Đặc trưng này phân biệt các công ty xuyên quốc gia trong thời đại tư bản tài chính (tức là các công ty xuyên quốc gia hiện đại) với các công ty hoạt động quốc tế ra đời từ thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh và ngay cả thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản. Trong thời đại ngày nay, khi quốc tế hoá sản xuất được đẩy mạnh, việc các công ty của những quốc gia đang phát triển (nhất là những công ty của nhóm các nước công nghiệp mới) mở rộng thị trường cạnh tranh quốc tế và với sự giúp đỡ của nhà nước dân tộc thì chúng có thể vươn ra hoạt động trên phạm vi quốc tế, thậm chí thiết lập những chi nhánh ở ngay tại các nước tư bản phát triển là điều hoàn toàn có khả năng hiện thực và đã diễn ra. Chẳng hạn như trường hợp Samsung, Hyundai (Hàn Quốc), Formosa (Đài Loan), Sime Darby (Malaysia). Những công ty này tuy không thuộc sở hữu của các tập đoàn tư bản ở các nước tư bản phát triển nhưng chúng vẫn là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản độc quyền và mang dấu ấn của quá trình phát triển cuả chủ nghĩa tư bản và quốc tế hoá đời sống kinh tế.
Hai là, nhìn chung các công ty xuyên quốc gia là những công ty có tầm cỡ quốc tế, có chi nhánh hoặc hệ thống chi nhánh ở nước ngoài với mục đích nâng cao tỷ suất lợi nhuận thông qua việc bành trướng quốc tế. Chúng thực hiện việc phân công lao động và phân chia thị trường thế giới (giữa các công ty tư bản nói riêng và các cường quốc công nghiệp nói chung). Đây là một đặc trưng quan trọng thứ hai. Nhìn chung chỉ có các công ty lớn mới có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế gay gắt, còn các công ty nhỏ dù có hoạt động được thì nói chung trước sau rồi cũng bị phụ thuộc vào các công ty lớn dưới hình thức này hay hình thức khác. Song trong điều kiện hiện nay vẫn có những công ty nhỏ, nhưng do biết cách làm ăn, có thể lọt vào những “khe hở” của thị trường thế giới. Đây là trường hợp đặc thù của một số công ty của các quốc gia và lãnh thổ công nghiệp mới Châu á. Đặc trưng thứ hai này là đặc trưng phân biệt với các công ty độc quyền quốc gia, mà nét nổi bật nhất là việc cắm nhánh ở nước ngoài, có ít nhất một chi nhánh, thiết lập cơ sở thực hiện việc sản xuất tại nước đó (đặc trưng này không có ở các công ty độc quyền quốc gia).
Ba là, công ty xuyên quốc gia trước hết nó phải hình thành từ công ty quốc gia, mang quốc tịch của một nước và tư bản sở hữu của công ty mẹ thuộc về các nhà tư bản nước đó. Tư bản đó được xuất khẩu ra nước ngoài để đầu tư thiết lập và mở rộng các cơ sở sản xuất gọi là chi nhánh. Số tư bản đầu tư vào chi nhánh có thể hoàn toàn là của tập đoàn tư bản nước mẹ, nhưng cũng có thể thuộc sở hữu chung giữa các nhà tư bản nước mẹ và các nhà tư bản bản xứ trong trường hợp các công ty chi nhánh được thành lập mang hình thức công ty phối hợp (hoặc công ty hỗn hợp). Dạng công ty hỗn hợp (dưới hình thức góp cổ phần) đang là hình thức được ưa chuộng đối với nhiều nước đang phát triển, đồng thời cũng là hình thức mà các công ty xuyên quốc gia ưa thích. Dù những hình thức chi nhánh ở nước ngoài như thế nào chăng nữa, sở hữu tư bản ở chi nhánh dù có tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác thì các chi nhánh đó thực chất cũng là những bộ phận của một tổ hợp, quyền kiểm soát chủ yếu về đầu tư, sản xuất kinh doanh vẫn thuộc về những nhà tư bản nước mẹ.
Bốn là, một công ty xuyên quốc gia thường có cơ cấu tổ chức gồm hai bộ phận cơ bản. Đó là công ty mẹ và một hoặc nhiều công ty chi nhánh ở nước ngoài.
- Công ty mẹ (Parent Company) hay còn gọi là công ty gốc hoặc công ty chủ đạo. Thuật ngữ công ty gốc để chỉ nguồn gốc của công ty xuyên quốc gia. Công ty này thường có trụ sở đặt ở nước mà công ty đó mang quốc tịch. Nước đó gọi là nước mẹ hay chính quốc. Cũng có trường hợp công ty xuyên quốc gia có hai trung tâm chỉ đạo, song trung tâm chính tập trung mọi quyền lực vẫn là công ty gốc.
- Công ty chi nhánh (Subsidiary, Branch…) có thể quan niệm danh từ công ty chi nhánh bao gồm toàn bộ các hãng, xí nghiệp, công ty ở ngoài nước, không phân biệt thứ bậc phụ thuộc đối với công ty gốc. Nước có chi nhánh đóng tại đó gọi là nước chủ nhà. Về lý luận cũng như thực tế đều chứng tỏ rằng với chế độ tham dự thì không chỉ có công ty chi nhánh cấp I mà còn có các công ty chi nhánh cấp II, cấp III… Trong đó mối quan hệ giữa các công ty chi nhánh cấp I, II, III… với công ty mẹ không giống nhau. Do đó có tác giả đã dùng danh từ công ty “con”, “cháu” để chỉ chúng. Song cũng có thể dùng thuật ngữ cấp II, III, IV… để chỉ các công ty chi nhánh theo mức độ phụ thuộc vào công ty mẹ và có thể coi các công ty chi nhánh cấp III, IV… như là các công ty mạng lưới.
Giữa công ty mẹ với công ty chi nhánh có mối quan hệ phụ thuộc, trong đó công ty mẹ đóng vai trò lãnh đạo, các công ty chi nhánh là những đơn vị hạch toán độc lập nhưng phụ thuộc chủ yếu về tài chính, kỹ thuật vào công ty mẹ và tất cả hợp thành một hệ thống. Hệ thống này là một chỉnh thể nhưng luôn chứa đựng mâu thuẫn. Trong phạm vi hoạt động của chúng có cả những lực hướng tâm và lực ly tâm. Các lực hướng tâm gắn hệ thống các công ty thành một tổ hợp kinh tế quốc tế thống nhất qua nhiều mối dây liên hệ, móc nối và phụ thuộc nhau ở mức độ nhất định. Còn các lực ly tâm đẩy các công ty yếu về mặt kinh tế kinh doanh ra ngoài, làm suy yếu cơ sở và phá vỡ cơ chế hoạt động của công ty.
Về mặt quản lý, người ta thấy rằng nét nổi bật là việc kiểm soát của công ty gốc đối với các công ty chi nhánh theo lối riêng, bằng cách sử dụng các đòn bẩy kinh tế, thực hiện việc tập trung hoá có mức độ và kiểm soát chủ yếu theo hệ thống dọc từ trung tâm đến ngoại vi. Theo cách quản lý đó vai trò định hướng chiến lược về kinh tế, kỹ thuật, cung cấp tài chính, tín dụng của công ty mẹ rất quan trọng, còn các công ty chi nhánh là những đơn vị kinh doanh mang tính độc lập tương đối và trở thành những đơn vị hạch toán độc lập. Do đó buộc chúng phải năng động và có điều kiện để phát huy tính năng động.
chương ii
vai trò của công ty xuyên quốc gia trong
thương mại quốc tế
1. Thực trạng cỏc cụng ty xuyờn quốc gia
Theo số liệu mà UNCTAD có được cho đến nay, toàn thế giới có khoảng 65 nghìn công ty xuyên quốc gia mẹ và trên 850 nghìn công ty con (chi nhánh của các công ty mẹ). Chúng hoạt động hầu như khắp nơi trên thế giới và trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Báo cáo đầu tư thế giới 2003 của LHQ dựa vào những số liệu thống kê được cho thấy, trong số 63.834 công ty xuyên quốc gia mẹ trên toàn thế giới, các nền kinh tế phát triển có 49.048 công ty xuyên quốc gia mẹ. Trong đó, Tây Âu có 39.715 công ty xuyên quốc gia mẹ, Mỹ có 3.235 công ty, Nhật Bản có 3.760 công ty, các nước phát triển còn lại có 4.659 công ty. Các nước đang phát triển có 13.936 công ty mẹ, trong đó Châu Phi có 1.203 công ty, Châu Mỹ La Tinh và Caribe có 2.022 công ty; các nước Nam, Đông và Đông Nam á có 9.934 công ty (Trung Quốc có 350 công ty (2002), Hồng Kông có 948 công ty (2001), Hàn Quốc có 7.460 công ty (2002)…), Trung và Đông Âu có 842 công ty.
Như vậy, có thể thấy phần lớn các công ty mẹ là thuộc về các nước phát triển, các nước đang phát triển chỉ chiếm 1/5 số công ty xuyên quốc gia mẹ của các nước phát triển và 3/5 số công ty xuyên quốc gia mẹ của toàn thế giới. Mỹ và Nhật Bản không phải là những nước có lượng công ty mẹ nhiều nhất thế giới. Theo nguồn số liệu trên, Đan Mạch là nước có nhiều công ty mẹ nhất, với 9.356 công ty, Đức đứng thứ hai với 8.522 công ty, Nam Triều Tiên đứng thứ ba, Thụy Sỹ đứng thứ tư, Thụy Điển đứng thứ năm, Nhật Bản đứng thứ sáu và Mỹ đứng thứ bảy.
Số liệu thống kê ghi nhận được đến năm 2002 về tổng số các công ty con (hay công ty chi nhánh) của toàn thế giới là 866.119 công ty. Các nước phát triển có 105.830 công ty con, các nền kinh tế đang phát triển có 517.611 công ty trong đó các nước Trung và Đông Âu có 242.678 công ty. Tình hình ở đây cho thấy, tỷ lệ công ty con của các nước phát triển ít hơn so với các nước đang phát triển.
Có thể khẳng định rằng khả năng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia ngày càng tăng. Các công ty xuyên quốc gia thực hiện việc bành trướng quốc tế bằng hình thức thiết lập hệ thống chi nhánh ở nước ngoài dưới sự kiểm soát của các công ty mẹ nhằm phân chia thị trường thế giới và tìm kiếm lợi nhuận độc quyền.
Không chỉ khống chế, chi phối lĩnh vực sản xuất trong nhiều ngành, các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực tài chính, kỹ thuật đã tăng cường hoạt động trong các ngành có hàm lượng khoa học cao, hình thành các tổ hợp công nghịêp – ngân hàng – xuất nhập khẩu – thiết bị kỹ thuật, có sức mạnh vô cùng lớn. Hướng bành trướng này của các công ty xuyên quốc gia vừa phù hợp với sự phát triển của thời đại khoa học – công nghệ, lại vừa tránh được những rủi ro, những mất mát thực tế nhờ hoạt động trên lĩnh vực tài chính, kỹ thuật.
Với các hình thức sản xuất xuyên quốc gia, trên cơ sở chuyển giao cho các nước đang phát triển thực hiện một số công đoạn trong quy trình sản xuất, nhiều khi chúng đã giao cả chức năng hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển giao kỹ thuật công nghệ và kinh doanh dịch vụ, tài chính cho các xí nghiệp chi nhánh để các xí nghiệp này thực hiện đối với các nước chủ nhà hoặc với những xí nghiệp chi nhánh của các nước khác cùng đóng tại đó.
Điểm quan trọng nổi bật trong lĩnh vực đầu tư của thế giới nói chung, các công ty xuyên quốc gia là lựa chọn lĩnh vực đầu tư trên cơ sở chuyển từ đầu tư khai thác các nguồn lực tự nhiên sang công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Trong lĩnh vực sản xuất, có sự chuyển dịch các ngành có hàm lượng lao động cao từ những nước phát triển sang các nước khác trong đó đặc biệt chú ý tới các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển bắt đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành đòi hỏi sử dụng lao động có trình độ cao. Với quá trình xâm nhập của công ty xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển, góp phần làm cho phân công lao động quốc tế rõ ràng, hiệu quả hơn và cũng tạo điều kiện cho nhiều quốc gia đang phát triển chuyên môn hoá sản xuất đối với nhiều mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh có hàm lượng khoa học cao, cũng như các hàng hoá chứa đựng nhiều lao động, tài nguyên. Với hình thức liên doanh mà các công ty xuyên quốc gia thực hiện để bành trướng quốc tế, một mặt nó tạo ra khả năng khai thác tiềm lực của nước chủ nhà, các nhân tố rủi ro như không am hiểu thị trường, không nắm hết những đối thủ cạnh tranh của nước chủ nhà cũng như các công ty nước ngoài tại đó có thể được hạn chế và có nhiều thuận lợi về mặt tuyển dụng nhân công, về tài chính, cung ứng nguyên vật liệu cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm... Mặt khác, nó còn tạo ra những nhân tố thực hiện sự hoà nhập quốc tế của các nền kinh tế đang phát triển, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau, làm tăng tính thống nhất của nền kinh tế thế giới còn đầy mâu thuẫn. Đồng thời nó cũng góp phần nhân lên tiềm lực khoa học – kỹ thuật của các nước đang phát triển, từ các nguồn vật chất đến các nguồn tri thức và kinh nghiệm, cả về chiến lược dài hạn và về tổ chức tiến hành, cả ở tầm vĩ mô của quốc gia và ở tầm vĩ mô của từng doanh nghiệp.
Nhờ sự liên kết lực lượng lao động của các nước khác nhau với những yêu cầu chung đó, các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò quan trọng trong quốc tế hoá thị trường lao động và mở rộng những tiêu chuẩn quốc tế tại những nước đang phát triển. Việc di chuyển lao động trong nội bộ các công ty quốc tế cũng tạo điều kiện thức đẩy quá trình này, trước hết là việc phân bổ các nhân viên thiết kế – kỹ thuật tay nghề cao và cán bộ quản lý. Chính sự liên kết đó phần nào sẽ thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc, kích thích các luồng và các dạng giao lưu, làm cho con người ở các nước hiểu biết nhau hơn, nắm được tình hình ở mọi nơi trên thế giới và có thể góp phần thúc đẩy, tác động nhanh chóng đến mọi sự kiện.
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của các nước đang phát triển, tuy số lượng các hiệp định đa phương cho đến nay còn ít, nhưng việc ký kết các hiệp định đa phương giữa các nước đang phát triển với nhau đang tăng lên. Trong đó nhân tố hàng đầu thực thi các hiệp định trên là các công ty xuyên quốc gia. Tất cả tình hình trên đã làm cho sự tham gia của các nước đang phát triển vào nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn. Và cũng trong quá trình tham gia hội nhập, nhiều nước đang phát triển đã thành công trong việc phát triển các tập xuyên quốc gia của mình.
Các công ty xuyên quốc gia áp dụng những điều kiện lao động cải thiện hơn trước, mức lương cao hơn vào các nước đang phát triển. Bằng cách đó, chính các công ty xuyên quốc gia này đã tạo ra sức ép buộc nhiều quốc gia đang phát triển phải thích ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu về xã hội và môi trường. Hơn nữa, với hình thức cổ truyền của các nhánh công ty xuyên quốc gia là thuê lao động của nước chủ nhà hoặc ở thị trường lao động lân cận, đã tạo việc làm cho một bộ phận lao động thất nghiệp tại các nước đang phát triển này. Thị trường lao động mà các công ty xuyên quốc gia sử dụng đã làm cho quy mô và cơ cấu lao động theo hướng quốc tế hoá ngày càng tăng. Về cơ cấu lao động, các công ty xuyên quốc gia sử dụng chủ yếu lao động giản đơn tại chỗ và nếu có qua đào tạo thì chỉ một thời gian rất ngắn để có thể đáp ứng được những động tác có tính chất kỹ thuật về một mặt chuyên môn hẹp (tỷ lệ n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0351.doc