Vai trò của các hoạt động xúc tiến đầu tư và các công việc chuẩn bị tiền đầu tư trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Dàn ý chi tiết
I. Cơ sở lý luận:
Công tác xúc tiến đầu tư:
Khái niệm:
Xúc tiến đầu tư có thể hiểu là tổng thể các biện pháp, các hoạt động nhằm định hướng nhà đầu tư nước ngoài đến với các cơ hội đầu tư tại một quốc gia hay thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư vào một nước
Đặc điểm
- Cần phân biệt giữa xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư. 2 hoạt động này có yêu cầu chuyên mô
12 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Vai trò của các hoạt động xúc tiến đầu tư và các công việc chuẩn bị tiền đầu tư trong thu hút đầu tư nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chung trong về marketing và kiến thúc về thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, xúc tiến thương mại giúp cho các công ty trong nước tìm được thị trường ở nước ngoài, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các công ty nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước
- Xúc tiến đầu tư là việc thuyết phục những người lãnh đạo cao nhất của một công ty chuyển các nguồn lực ra nước khác trung và dài hạn
Vai trò của công tác xúc tiến đầu tư đối với thu hút đầu tư nước ngoài
Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Xúc tiến đầu tư đóng vai trò như cầu nối
Đầu tư là hoạt động có vốn lớn và vốn này đọng trong suốt quá trình đầu tư, thu hồi vốn lâu nên chịu tác động của các yếu tố không ổn định: thiên nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế. Giá trị của hoạt động đầu tư rất lớn và thành quả là công trình hoạt động ngay tại nơi nó tạo dựng nên do đó các điều kiện về địa lý, địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn.
Do những đặc điểm trên nên nhà đầu tư cần xem xét tính toán toàn diện tất cả khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý có liên quan. Do đó xúc tiến đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư trả lời những câu hỏi trên để đưa ra quyết định cuối cùng. Xúc tiến đầu tư:
Là kênh cung cấp thông tin vô cùng quan trọng cho nhà đầu tư về cơ hội đầu tư vào nước chủ nhà, các chính sách ưu đãi, hàng rào thuế quan, trình độ nguồn nhân lực, những nguồn tài nguyên chưa khai thác và lợi ích mà nhà đầu tư có thể nhận được trong tương lai…
Thông qua hình thức cũng như mức độ của các hoạt động xúc tiến, các nhà đầu tưc so thể đánh giá đúng hơn về tầm quan trọng, tiềm năng và những ưu đãi của chính phủ nước chủ nhà dành cho các nhà đầu tư, giúp cho các nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian và chi phí khi, dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nơi đầu tư hợp lý để dem lại hiệu quả cao nhất.
Trong xúc tiến đầu tư, các nước chủ nhà cần xây dựng những danh mục đầu tư rõ ràng, giúp đỡ nhà đầu tư tháo gỡ những khó khăn, đáp ứng những yêu cầu của nhà đầu tư một cách tốt nhất.. Do đó, giúp nhà đầu tư nhanh chóng tiếp cận và hoàn thành các thủ tục đầu tư với các dự án của nước chủ nhà.
- Đối với nước nhận đầu tư:
Giúp xây dựng hình ảnh tốt đẹp với nhà đầu tư: Xúc tiến đầu tư là biện pháp tốt để xây dựng hình ảnh một đất nước giàu tiềm năng và luôn sẵn sàng những cơ hội đầu tư hấp dẫn hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận.
Nâng cao tính cạnh tranh với các nước khác trong thu hút đầu tư nước ngoài: Các nhà đầu tư nước ngoài khó lòng hiểu và đánh giá đầy đủ về dự án của 1 nước nếu không thông qua hoạt động xúc tiến của nước đó. Mỗi nước đều có những lợi thế so sánh và đều muốn phát huy cũng như làm cho cộng đồng quốc tế hiểu được lợi thế so sánh này. Do vậy, cạnh tranh thu hút đầu tư là cạnh tranh trong xúc tiến đầu tư.
Xúc tiến đầu tư giúp nước chủ nhà tìm hiểu về nhà đầu tư: Mỗi nhà đầu tư lại có một mô hình và động cơ kinh doanh khác nhau. Hoạt động xúc tiến đầu tư sẽ giúp các cơ quan xúc tiến thu thập thông tin từ nhà đầu tư, từ đó tìm hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu của họ.
Xúc tiến đầu tư giúp nước chủ nhà chủ động lựa chọn tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng . Căn cứ vào nhu cầu và thực tế của quốc gia mà lựa chọn ngành, lĩnh vực mũi nhọn cần thu hút đầu tư, từ đó nước chủ nhà có thể định hướng rõ ràng đối tượng mà mình muốn xúc tiến đầu tư. Xúc tiến đầu tư đem lại cho nước chủ nhà nhiều lựa chọn hơn trong việc hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài, trên cơ sở đó sẽ thuận lợi cho nước chủ nhà tiếp nhận đầu tư với những thỏa thuận hợp lý.
Các công việc chuẩn bị tiền đầu tư:
Một số công việc chuẩn bị tiền đầu tư:
- Xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút đầu tư và cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động đầu tư diễn ra nhanh chóng, ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, phải xây dựng một kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì mới có thể thu hút vốn đầu tư, tạo nền móng cho các dự án thực hiện nhanh chóng, hiệu quả
Xây dựng, củng cố hệ thống chính sách pháp luật, ổn định chính trị xã hội.
Ổn định chính trị xã hội
Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Cần quan tâm đến kết cấu hạ tầng xã hội, chia sẻ thành quả tăng trưởng cho mọi tầng lớp xã hội tạo điều kiện ổn định chính trị trong nước, hạn chế mức độ rủi ro cho các nhà ĐTNN.
Tình hình chính trị xã hội trong khu vực cũng có tác động đến thu hút đầu tư nước ngoài. Nó tác động đến không chỉ các nhà đầu tư đang tìm kiếm đối tác, mà còn tới cả các dự án đang triển khai
Củng cố hoàn thiện chính sách pháp luật:
Môi trường pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một trong những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗ trrợ chocác nhà ĐTNN. Vấn đề mà các nhà ĐTNN quan tâm là:
Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được pháp luật bảo đảm.
Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài.
Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất...Bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận.
Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế. Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin cho các nhà ĐTNN.
Môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ và vận hành có hiệu quả sẽ tạo ra môi trường kinh doanh hoàn thiện
- Nâng cao trình độ phát triển kinh tế
Hoàn thiện các loại thị trường
Xây dựng chiến lược kinh tế hướng ngoại
Xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định
- Phát triển nguồn nhân lực
Khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước khác, chủ yếu phải sử dụng nhân công tại đây. Tuy nhiên nguồn nhân lực chất lượng thấp, kỉ luật lao động lỏng lẻo , đặc biệt là ở các khâu của quá trình quản lý hoạt động đầu tư sẽ tạo ra tâm lý cản trở với nhà đầu tư và giảm hiệu quả của dự án đầu tư, làm cho nước chủ nhà thua thiệt,.. Vì vậy, nước chủ nhà phải tích cực nâng cao trình độ dân trí của người lao động để không chỉ có nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến mà còn nâng cao kỹ thuật quản lý kinh tế
b. Vai trò của các công việc chuẩn bị đầu tư đối với thu hút đầu tư nước ngoài
Đối với nhà đầu tư:
Công việc chuẩn bị tiền đầu tư đóng vai trò quan trọng nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho các đầu tư nước ngoài khi gia nhập thị trường nước chủ nhà. Công tác này giúp các nhà đầu tư nước ngoài tránh gặp phải tình trạng mức độ phát triển của nước chủ nhà không đáp ứng được yêu cầu của dự án đầu tư, dẫn đến thiếu hiệu quả.
Công tác tiền đầu tư tạo ra một môi trường bình đẳng, minh bạch, giúp bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, giảm bớt những rào cản, bảo hộ của các nước chủ nhà nhằm bảo vệ thị trường nội địa mà gây thiệt thòi cho nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với các nước nhận đầu tư:
Công tác tiền đầu tư giúp các nước nhận đầu tư chủ động hơn trong quá trình tiếp nhận đầu tư do đã có những chuẩn bị cần thiết, kịp thời cho việc nhận đầu tư và triển khai các dự án đầu tư nước ngoài.
Công tác tiền đầu tư giúp các nước chủ nhà dự đoán trước những tác động, ảnh hưởng mà dự án đầu tư sẽ đem lại, từ đó có phương án phối hợp kịp thời và hiệu quả.
Công tác tiền đầu tư giúp tăng hiệu quả cho việc đầu tư, trên cơ sở tạo ra những tiền đề, nền tảng cần thiết để tiếp nhận và triển khai dự án, hạn chế được những rủi ro trong quá trình đầu tư và triển khai dự án, đồng thời tạo tiềm tin cho các nhà đầu tư, từ đó thu hút thêm đầu tư và tái đầu tư
II. Thực trạng xúc tiến đầu tư và chuẩn bị tiền đầu tư ở Việt Nam trong thời gian qua
Công tác xúc tiến đầu tư:
Những thành tựu đã đạt được trong quá trình thực hiện công tác xúc tiến đầu tư:
Trong những năm gần đây tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào VN tăng lên rõ rệt và kết quả này đạt được do có sự đóng góp to lớn của hoạt động đầu tư trong nước bao gồm các tỉnh thành, địa phương trên lãnh thổ VN.
Hiện Việt Nam đã thành lập được một số tổ chức xúc tiến đầu tư trên các tỉnh thành phố của cả nước
Việt Nam đã tham gia liên kết kinh tế quốc tế
Xây dựng được danh mục kêu gọi đầu tư
Gần đây bộ kế hoạch đầu tư đã cho xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư vào VN để tư vấn trực tiếp cho các đối tác muốn có thêm thông tin về lĩnh vực mình định đầu tư
Thiết lập bộ phận xúc tiến đầu tư nước ngoài tại một số địa bàn trọng điểm: Nhật, Mỹ, Pháp, Singapore...
Thành lập quỹ xúc tiến đầu tư.
Thông qua nguồn vốn này mà các địa phương sẽ có đầu mối chung để liên kết với nhau để đạt được hiệu quả trong công cuộc thu hút vốn đầu tư. Quỹ sẽ hỗ trợ chương trình xúc tiến đầu tư ở các thị trường trọng điểm, nhắm đến các nhà đầu tư có công nghệ nguồn, công nghệ cao; hỗ trợ việc quảng bá nâng cao hình ảnh của VN
Những mặt còn hạn chế
Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tuy nhiên so với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra, hoạt động xúc tiến đầu tư vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế sau đây:
Chưa hoạch định được chiến lược xúc tiến đầu tư, công tác quy hoạch phục vụ cho thu hút đầu tư chưa được thực hiện tốt còn chồng chéo và không rõ ràng
Nặng nề thủ tục hành chính
Việc sư dụng các nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư tốn kém mà không hiệu quả
Thiếu thông tin
Thiếu thống nhất giữa các tổ chức xúc tiến tỉnh, địa phương
Thiếu kinh phí cho các hoạt động xúc tiến
Nhân lực và chuyên môn trong ngành còn hạn chế
Các công việc chuẩn bị tiền đầu tư:
Xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.
Đã đạt được: Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trong chuẩn bị tiền đầu tư. Chính phủ Việt Nam quyết tâm phát triển cân bằng về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong lĩnh vực cung cấp điện, nước, các dịch vụ cảng biển và viễn thông. ơ sở hạ tầng của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhằm đáp ứng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới đang đổ vào. Đến năm 2012, Việt Nam sẽ hoàn thành một mốc quan trọng về phát triển cơ sở hạ tầng qua việc phát triển các cảng nước sâu và vận tải biển. Sự phát triển này sẽ mang lại cho Việt Nam một lợi thế cạnh tranh to lớn và cho phép nước này tăng cường hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc thành lập các chuỗi cung ứng và xuất khẩu vào ASEAN, Trung Quốc và Bắc Mỹ.
Còn hạn chế:
Tuy đã có cải tiến đáng kể song cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn lạc hậu nhiều so với các nước khu vực và còn gây cản trở khó khăn nhiều cho các dự án đầu tư.
- Hệ thống giao thông còn nhiều bất cập
- Hệ thống cấp nước đô thị cũng trì trệ không kém
- Hệ thống thoát nước còn lạc hậu và thiếu sự đồng bộ cần thiết.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt và công nghiệp vẫn chưa được khắc phục
- Mạng lưới điện còn chưa phủ hết toàn quốc
Công tác xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu do Nhà nước thực hiện, tốn kém ngân sách nhưng hiệu quả không cao, nhiều tiêu cực, cắt xén nguyên vật liệu, ngân sách, thời gian kéo dài thậm chí còn gây cản trở cho giao thông. Nhà nước chưa tạo được môi trường thông thoáng và thực sự minh bạch để các Doanh nghiệp có cơ hội tham gia công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng nhằm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước và tăng hiệu quả cho công tác phát triển hạ tầng.
Công tác tuyên truyền gìn giữ bảo vệ cơ sở hạ tầng công cộng còn yếu và chưa được coi trọng. Ý thức tham gia giao thông của người dân còn kém, ý thức giữ gìn tài sản công, vệ sinh môi trường rất thấp.
Công tác xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ, nhiều dự án còn cản trở lẫn nhau, có dự án cần thực hiện trước thì lại làm sau.
Ngân sách cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu cấn thiết cho thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, dẫn đến việc xây dựng phát triển còn mang nặng tính thời vụ.
Xây dựng, củng cố hệ thống chính sách pháp luật.
Thủ tục hành chính tuy đã có những tiến bộ, nhưng nhìn chung vẫn còn quá phức tạp, rườm rà; hiệu quả đầu tư chưa cao; không ít qui định can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình đăng ký và thẩm định cấp giấy phép còn phức tạp. Thủ tục điều chỉnh giấy phép đầu tư chưa được rõ ràng, gây mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp.
Việc hoàn thiện chính sách đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam là một đòi hỏi tất yếu. Hoàn thiện chính sách với mục tiêu khắc phục sự thiếu thống nhất, tạo lập tính cụ thể, rõ ràng giữa các văn bản pháp qui liên quan đến đầu tư ra nước ngoài; Chính sách phải được thể hiện theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho đầu tư ra nước ngoài mà ta có thế mạnh
Nâng cao trình độ phát triển kinh tế và quản lý nhà nước
Phát triển nguồn nhân lực
Các giải pháp tăng cường tính hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư và công việc chuẩn bị tiền đầu tư:
Nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư:
Tập trung xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam bằng đẩy mạnh du lịch đổi mới, đa dạng hoá các phương thức tổ chức xúc tiến đầu tư, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư và chất lượng tuyên truyền
Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư, ban hành danh mục các dự án ưu tiên đầu tư.
Xác định rõ lợi thế cạnh tranh của mình, tập trung quảng bá và phát huy
Thống nhất hoạt động xúc tiến giữa các cấp, ngành, địa phương, tăng cường quản lý Nhà nước đối với xúc tiến đầu tư
Tăng cường vốn cho xúc tiền đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau:
Đơn giản thủ tục hành chính:
Tăng cường năng lực hệ thống tổ chức xúc tiến đầu tư
2. Các giải pháp đối với các công việc chuẩn bị tiền đầu tư
Phát triển cơ sở hạ tầng
Cần phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ hơn trên cơ sở quy hoạch: Rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Tăng cường các nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng:
Tăng ngân sách, huy động vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng:
Tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
Đẩy mạnh hình thức công – tư kết hợp trong công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
Đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích sản xuất, sử dụng điện từ, các loại năng lượng mới (sức gió, thủy triều, năng lượng mặt trời); trước mắt, bảo đảm cung cấp điện cho sản xuất.
Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần để nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn như cảng Hiệp Phước - Thị Vải, Lạch Huyện, Vân Phong...
Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu.
Nâng cao trình độ phát triển kinh tế và quản lý nhà nước
- Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, vi mô
Việt Nam cần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời xây dựng khả năng vững chắc của nền kinh tế nhằm duy trì sự tăng trưởng kinh tế bền vững ở tầm trung và dài hạn
Việt Nam cần phối hợp chặt giữa chính sách giá, tiền tệ và tài khóa.
Việt Nam cũng cần tiếp tục tiến trình cải cách theo hướng thị trường, tăng cường quản lý dòng vốn, nâng cao năng lực thể chế của các cơ quan Chính phủ và năng lực của những người có trách nhiệm quản lý chính sách kinh tế vĩ mô. Đối với khu vực tài chính, cần tăng cường cơ chế đảm bảo an toàn, giám sát.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong ổn định chính sách đầu tư
- Nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường
- Hoàn thiện thị trường
- Tiếp tục đẩy mạnh hội nhập ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo môi trường minh bạch và thông thoáng trong cho nhà đầu tư
Hoàn thiện hành lang pháp lý
Đơn giản hóa thủ tục, tạo môi trường đầu tư thông thoáng
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24977.doc