Lời cảm ơn
Trong quá trình làm chuyên đề, em đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý giá của thầy cô, bạn bè. Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ này.
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa xã hội học, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Trà Vinh đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin cảm ơn tất cả các thầy cô toàn trường Đại học công đoàn và tập thể lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên chức lao động công ty cơ khí Hà Nội
38 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Vai trò công đoàn trong kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách chế độ với người lao động ở Công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Với vốn kiến thức xã hội học đã được các thầy cô giáo truyền thụ trong nhà trường, cùng với sự say mê, nhiệt tình với đề tài chuyên đề đã được hoàn thành. Song do thời gian , kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề này đã không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo hơn nữa để chuyên đề được hoàn thành tốt hơn.
Hà Nội ngày 23/4/2003
SV : Nguyễn Thị Hằng
Phần I : Những vấn đề về lý luận
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Trải qua quá trình 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có sự tăng trưởng đáng kể, nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội đã có sự tiến bộ rõ rệt. Nhưng đồng thời đã nảy sinh hàng loạt vấn đề xã hội mang tính cấp bách, trong đó có vân đề quan hệ giữa những người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp , đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong quá trình hoạt động sản xuất , họ đã vô tình hoặc cố ý vi phạm những chính sách chế độ đối với người lao động . Có thể nói từ chỗ không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc các chính sách chế độ đối với người lao động đã dẫn đến hàng loạt các vấn đề khá nghiêm trọng như : Thất nghiệp, đình công... làm mất ổn định xã hội , kìm hãm sự phát triển chung của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những tình trạng trên, có thể nói là xuất phát từ cơ chế thị trường. Vì đã là cơ chế thị trường thì sức lao động cũng trở thành hàng hoá, một loại hàng hoá đặc biệt, hay nói cách khác, có cung tất có cầu. Như vậy, trong quá trình vận hành của nó , tất yếu phải có sự chi phối các quy luật của kinh tế thị trường như : quy luật cung cầu, quy luật giá trị, và đặc biệt là quy luật cạnh tranh trên thị trường. Đã có cạnh tranh, dĩ nhiên có kẻ thắng người thua, trong khi đó mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận.
Theo Karl Max : “Nếu lợi nhuận tăng gấp 3 lần thì chém đầu như tư bản cũng làm”. Như thế họ sẽ đặt lợi ích, lợi nhuận của mình lên trên hết và trong một chừng mực nào đó, mặc nhiên người sử dụng lao động đã vi phạm đến lợi ích của người lao động.
Mặt khác, mỗi khi người lao động không có hoặc có nhưng không đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng, cụ thể là được hưởng đúng các chế độ chính sách thì tất yếu người lao động sẽ chán nản, và từ đó sẽ phát sinh nhiều vấn đề bất lợi cho cả hai bên. Đồng thời , khi lợi ích của họ không được đảm bảo thì không thể khai thác khả năng sáng tạo, cũng như sức cống hiến của họ cho công việc, điều đó dẫn đến sự kìm hãm quá trình sản xuất, tất yếu doanh nghiệp sẽ thất thu, và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế.
Một thực tế xảy ra theo thống kê chưa đầy đủ từ năm 1999 đến hết quý II năm 2001 cả nước đã có 152 cuộc đình công, mà các địa phương xảy ra nhiều cuộc đình công là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... thường các cuộc đình công là ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu các doanh nghiệp liên doanh với Hàn Quốc, Đài Loan....
Nguyên nhân trực tiếp xảy ra đình công xuất phát chủ yếu người sử dụng lao động không thực hiện đầy đủ cam kết, làm trái các quy định của pháp luật một cách có chủ định như tăng giờ làm tiền công không tăng, vi phạm thoả ước lao động tập thể. Cũng có một số nguyên nhân về người lao động hoặc do việc chậm thành lập công đoàn cơ sở, công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn thi hành pháp luật không được phổ biến đến mọi người lao động.
Đây là một hiện tượng xã hội mới nảy sinh trong chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam , đòi hỏi các nhà xã hội học cần tích cực nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân phát sinh và có giải pháp phòng ngừa hạn chế hiên tượng tiêu cực xảy ra.
Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội năm trong hệ thống chính trị của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các chức năng như :
- Chức năng bảo vệ lợi ích người lao động
- Chức năng tham gia quản lý
- Chức năng giáo dục
Chính hiểu được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ người lao động từ đó giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động. Trong những năm qua công đoàn luôn quan tâm góp phần tích cực trong việc bảo vệ người lao động, cũng như làm cho xã hội ổn định và phát triển góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”.
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài chuyên đề sẽ đi sâu nghiên cứu “Vai trò công đoàn trong kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách chế độ với người lao động ở Công ty cơ khí Hà Nội” theo hướng tiếp cận xã hội học.
2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1 ý nghĩa khoa học :
Thông qua nghiên cứu đề tài, chuyên đề một mặt làm sáng tỏ hệ thống khái niệm, lý thuyết xã hội học trong việc nghiên cứu một hiện tượng xã hội nảy sinh, mặt khác góp phần làm rõ vai trò của công đoàn cơ sở đảm bảo giám sát việc thực thi chính sách chế độ về lao động trong Công ty cơ khí Hà Nội, làm rõ những điều còn bất cập về chế độ chính sách của Nhà nước trong quá trình đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
2.2 ý nghĩa thực tiễn
Đề tài chỉ mô tả những số liệu, dữ liệu cụ thể, phác thảo về thực trạng vai trò của tổ chức công đoàn, trong việc thực hiện quyền và trách nhiệm của mình là kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách của người lao động tại Công ty cơ khí Hà Nội , mà còn thông qua đó giúp cho các nhà quản lý ở tầm vĩ mô có một cách nhìn tổng thể về vai trò tổ chức công đoàn, trong việc kiểm tra giám sát các chính sách chế độ của Đảng và Nhà nước đối với người lao động và sử dụng lao động. Đồng thời qua nghiên cứu đề tài này phần nào dự báo xu hướng vận động của tổ chức công đoàn trong việc kiểm tra giám sát người sử dụng lao động thực hiện các chế độ chính sách về lao động.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
3.1 Mục đích nghiên cứu :
Mục đích nghiên cứu đặt ra trong đề tài này là tìm hiểu vai trò công đoàn cơ sở trong Công ty cơ khí Hà Nội xung quanh vấn đề kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách chế độ về lao động. Từ đó góp phần đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị, nhằm bổ sung những vấn đề bất cập trong việc thực hiện chế độ chính sách có liên quan đến quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu :
Với đề tài : “Vai trò công đoàn trong việc kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách chế độ đối với người lao động”, chuyên đề chủ yếu hướng vào nghiên cứu những nội dung cơ bản sau :
- Lao động - việc làm
- Tiền lương, tiền thưởng
- Thời gian lao động
- Bảo hiểm xã hội
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của công đoàn cơ sở Công ty cơ khí Hà Nội trong kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách về lao động.
4.2 Phạm vi nghiên cứu :
- Không gian : Đề tài được thực hiện trong phạm vi tại Công ty cơ khí Hà Nội - Thuộc Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp số 74 - Nguyễn Trãi, - Q. Thanh Xuân - Hà Nội .
- Thời gian : thời gian thực hiện đề tài từ ngày 3/3 - 30/3/2003
5. Phương pháp nghiên cứu :
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, chyên đề đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác - Lê nin làm cơ sở phương pháp luận chung, là phải xem xét các sự kiện xã hội, hiện tượng xã hội trên quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển.
Như vậy , trong quá trình nghiên cứu phải đặt các hiện tượng, sự kiện xã hội trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Phải nhìn nhận đánh giá chung một cách khách quan, trong mối liên hệ và luôn luôn vận động biến đổi, đặc biệt phải gắn các sự kiện hiện tượng xã hội vào từng giai đoạn lịch sử, từng thời kỳ một.
Chuyên đề sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, yêu cầu chúng ta khi nghiên cứu một hiện tượng xã hội phải đặt chúng trong một chỉnh thể nhất định có hệ thống với sự phát sinh, phát triển của nó, phải nhìn nhận chúng môt cách khách quan trong mối liên hệ và vận động chúng, đồng thời phải có sự trừ tượng hoá, khái quát hoá khi đi đến kết luận, có như vậy mới đảm bảo được tính khoa học và tính chính xác của nghiên cứu.
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể :
5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu :
Chuyên đề sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu cấp 2, đó là những thông tin số liệu của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và tài liệu do Công ty cơ khí Hà Nội cung cấp, ngoài ra còn có những thông tin thu được từ sách báo và các thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng.
5.2.2 Phương pháp quan sát :
Thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép một cách hợp lý có hệ thống, mọi nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa , trên quan điểm mục đích nghiên cứu. Trên thực tế , tác giả đã tiến hành quan sát cụ thể điều kiện lao động , điều kiện sống của họ để biết được thông tin về đời sống của họ.
5.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu :
Đối thoại với một hay nhiều đối tượng để thu thập các dữ kiện theo yêu cầu của đề tài nghiên cứu . Thực tế đã phỏng vấn uỷ viên BCH công đoàn Công ty, trưởng phòng tổ chức, nhân viên phòng tổ chức và một số công nhân lao động trong Công ty cơ khí Hà Nội để nhằm bổ xung thêm những thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6. Giả thuyết và khung lý thuyết :
6.1 Giả thuyết :
- Trong Công ty cơ khí Hà Nội việc làm của người lao động chưa ổn định.
- Trong tổ chức hoạt động của Công ty cơ khí Hà Nội có hiện tượng vi phạm thời gian lao động
- Trong quá trình làm việc của công nhân lao động tại Công ty cơ khí Hà Nội , vấn đề tiền lương , tiền thưởng chưa được giải quyết thoả đáng.
- Công ty chưa thực hiện đầy đủ các chế độ của bảo hiểm xã hội.
6.2 Khung lý thuyết
Tình hình kinh tế xã hội
Vai trò Công đoàn cơ sở
Lao động việc làm
Thời gian làm việc
Tiền lương, tiền thưởng
Bảo hiểm xã hội
Giải pháp
Phần II : Nội dung chính
Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, đã tạo đà cho những động lực phát triển xã hội, nhằm nâng cao đời sống của mỗi cá nhân, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động , phát huy vai trò của tổ chức công đoàn như Bộ luật lao động , Luật công đoàn, luật doanh nghiệp đã được thực thi và điều chỉnh để phù hợp với cơ chế quản lý mới, tạo môi trường thúc đẩy lao động sản xuất , nhưng đã xuất hiện một số vấn đề xã hội nảy sinh cần được xem xét và có biện pháp giải quyết. Điều này đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức xã hội.
Xuất phát từ những ngành khoa học khác nhau, từ cách nhìn nhận đánh giá ở các góc độ khác nhau đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau nói về vai trò của tổ chức công đoàn trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Đặc biệt Trường đại học công đoànlà nơi đào tạo những cán bộ chính sách có trình độ nghiệp vụ, có lý luận cao cấp, có thực tế sâu sát và đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu và các tài liệu có giá trị.
Tập tài liệu tập huấn cán bộ công đoàn cơ sở của giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Viết Vượng - Hiệu trưởng trường đại học công đoàn với nội dung.: Bồi dưỡng cán bộ chính sách cơ sở, nắm chắc nghiệp vụ nâng cao trình độ về mọi mặt trong hoạt động công đoàn.
Tài liệu “Hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới” của tác giả Hoàng Thị Khánh - NXB lao động với nội dung chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới , trong đó đặc biệt chú ý chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động thông qua kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách mà đảng, Nhà nước đã ban hành về lao động.
Tài liệu “Vai trò chức năng của công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường “ của Đan Tâm và Xuân Cang với nọi dung nói về sự tác động của nền kinh tế thị trường tới công nhân lao và sự đổi mới mô hình tổ chức công đoàn Việt Nam cho phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Tài liệu tuyên truyền trong công nhân viên chức lao động với tiêu đề: “Sự nghiệp đổi mới của Đảng với giai cấp công nhân” có nội dung: giới thiệu những nét cơ bản về thành tựu đổi mới của Đảng ta : Đồng thời nêu lên sự đổi mới phương thức , nội dung hoạt động công đoàn.
Song có thể nói cho đến nay chưa có một công trình hay một đề tài nghiên cứu nào về lĩnh vực vai trò của công đoàn trong việc kiểm tra giám sát chế độ chính sách đối với người lao động tại Công ty cơ khí Hà Nội.
2. Các lý thuyết liên quan
2.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng
Lý thuyết cấu trúc chức năng của Parsons khởi điểm từ khái niệm “Hệ thống xã hội của hành động” theo ông : xã hội học nghiên cứu chỉ một khía cạnh, chủ yếu là khía cạnh chức năng của các hệ thống xã hội, mà chính là nghiên cứu các cấu trúc và quá trình có liên quan đến sự liên kết các hệ thống này.
Cơ sở của thuyết này là một nguyên tắc đó là : Việc phân tích bất cứ một hành động xã hội nào được tạo thành từ tập hợp các đơn vị hành động và từ một số dạng quan hệ xã hội như vị thế, vai trò, chuẩn mực, giá trị, công nghệ. Có thể được tiến hành như một bộ phận khác của nối đất về một hệ thống nào đó; trong hệ thống xã hội có các mối liên hệ xã hội, đó là sự tương tác như việc hiện thực hoá sự định hướng đến người khác từ đó thúc đẩy Parsons đưa ra khái niệm “cấu trúc chức năng”. Khái niệm này cho rằng : việc xem xét một đơn vị cấu trúc từ góc độ mối quan hệ của nó với một cái gì đó sự thể hiện trong mối quan hệ nhất định, mọi thứ trong thế giới đều có chức năng và sự phụ thuộc chức năng, điều đó để lại sự thống nhất cho tổng thể các thành phần mà khi ở đơn vị lẻ thì không một yếu tố nào trong số chúng có được. Tóm lại, để tìm ra được cái gì đó đã ấn định sẵn cho cái gì đó trong hệ thống xã hội có nghĩa là vạch ra vai trò của yếu tố này hay yếu tố kia của cấu trúc trong sự sắp xếp bảo tồn và hoạt động của hệ thống. Để làm được việc đó cần phải nghiên cứu các cấu trúc và các quá trình đã có mối quan hệ với sự liên kết các hệ thống có nghĩa là chủ yếu về phương diện chức năng, hệ thống chức năng liên kết các đơn vị cấu trúc dựa trên cơ sở sự phụ thuộc chức năng của chúng, sự phụ thuộc này tạo ra tính tổng thể, tính chức năng này hướng đến việc nhà nghiên cứu làm việc với các phương pháp điều chỉnh sự tương tác thích nghi giữa các phân mẫu hành động đã tạo ra cấu trúc này và các tính chất đã cho của những hệ thống xung quanh.
Với việc vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu vai trò tổ chức công đoàn trong việc kiểm tra giám sát tại Công ty cơ khí Hà Nội đều phải nằm trong hệ thống nhất định, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân đều có một vị trí, chức năng, vai trò nhất định, hành động theo chuẩn mực xã hội , nếu hành động lệch chuẩn sẽ đảo lộn cấu trúc, chức năng trong một mức độ nào đó.
2.2 Lý thuyết tổ chức :
Như chúng ta đã biết , bất kỳ cá nhân nào sống trong xã hội đều phải liên kết với nhau và hình thành nên các nhóm trở thành tổ chức. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin : “phải nắm vững tính giai cấp của tổ chức, tính chính trị, tính khoa học” bởi bất kỳ tổ chức nào đều có quy luật riêng của nó nếu không phù hợp với tính khoa học của tổ chức, thì tổ chức đó không tồn tại.
Từ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Mác xem tổ chức gắn liền với kinh tế, văn hoá, chính trị, quyền lực và sự phân công lao động xã hội . Học thuyết của Mác về tổ chức xã hội là dựa trên hình thái kinh tế xã hội , hình thái kinh tế xã hội nào thì sẽ có tổ chức tương ứng với nó, hình thái kinh tế xã hội càng cao thì tổ chức xã hội càng phức tạp, mỗi hình thái đều có một hệ thống tổ chức xã hội khác nhau, mỗi hệ thống ấy có tổ chức, có vai trò chức năng, tất cả đều nằm trong mối quan hệ thống nhất, nằm trong cơ cấu ổn định, trong thời gian nhất định, trên cơ sở đó những mục tiêu và cấu trúc những tổ chức được xác định một cách rõ ràng. Tổ chức xã hội là một phạm trù lịch sử, nó thay đổi và biến đổi cùng với biến đổi của lịch sử. Đặc biệt trong thời đại này, với sự đổi mới về công nghệ, đổi mới tổ chức xã hội đều dựa trên cơ sở .... đang làm xuất hiện những vấn đề xã hội và những vấn đề về quản lý xã hội.
Với việc vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu vai trò tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, chúng ta phải thấy rõ : bất kỳ một loại hoạt động nào cũng có một tổ chức nhất định trong mỗi một tổ chức đó có vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó. Nhưng đều nằm trong một hệ thống nhất định và mỗi một tổ chức phải thể hiện trình độ phát triển của mình thông qua phát huy năng lực phát triển của cá nhân.
3. Một số khái niệm công cụ
3.1 Khái niệm công đoàn :
Công đoàn là tổ chức chính trị, xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động tự nguyện lập nên để thực hiện lợi ích , và chăm lo bảo vệ lợi ích cho người lao động . mọi hoạt động đều xuất phát từ đường lối chính sách của Đảng và nguyện vọng hợp pháp chính đáng của quần chúng và công nhân lao động.
Đại hội VI công đoàn Việt Nam đã kết luận “Khi tham gia quản lý kinh doanh, công đoàn phải quan tâm đến mặt xã hội của sản xuất, đến các chính sách đối với người lao động, phải tác động đến con người, để tác động đến kinh tế và kỹ thuật”.
Đại hội VII công đoàn Việt Nam đã đề ra chương trình phát triển các hoạt động và tham gia giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc và chăm lo đời sống cho công nhân lao động . Đặc biệt đến đại hội công đoàn lần thứ VIII thấm nhuần mục tiêu hoạt động công đoàn trong điều kiện nền kinh tế thị trường, muốn làm tốt được chức năng bảo vệ lợi ích của người lao động, công đoàn cần làm tốt hoạt động tham gia xây dựng giám sát kiểm tra việc thực hiện chính sách chế độ đối với người lao động, phải tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra công đoàn theo luật pháp. Bởi ngoài mặt tích cực của nền kinh tế thị trường nó còn có những mặt trái trong cơ chế hoạt động của chúng ta như là : thiếu việc làm, các doanh nghiệp bị phá sản, thất nghiệp nhiều, thu nhập của người lao động còn thấp không đồng đều từ đó làm xuất hiện sự phân tầng xã hội, vi phạm chính sách chế độ về người lao động.
Trước tình hình đó, tổ chức công đoàn đã tiến hành đổi mới nội dung và hình thức hoạt động. Vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng chính sách phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát đây là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quản lý, điều hành và là biện pháp tốt nhất để bảo vệ lợi ích cho người lao động. Thông qua công tác kiểm tra để góp phần thực hiện đầy đủ và tốt hơn chế độ chính sách và pháp luật liên quan đến người lao động. Phát hiện kịp thời các mâu thuẫn thì không để xẩy ra tình trạng đối kháng, việc thực hiện tốt công tác kiểm tra là góp phần tăng cường kiểm tra phép nước, phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện sai trái, tăng uy tín và gắn bó với tổ chức công đoàn
3.2 Khái niệm vai trò :
Vai trò xã hội dùng để chỉ vai diễn hoặc trách nhiệm mà cá nhân đảm đương thực hiện trong một thời gian nhất định do mọi người tín nhiệm giao phó và mong đợi. Những vai trò này do cá nhân học hỏi, rèn luyện trong quá trình xã hội hoá cá nhân tạo nên. Tất nhiên trong một tổ chức xã hội bao gồm nhiều vai trò do xã hội phân công, có người tuỳ năng lực , điều kiện chủ quan và khách quan có thể có vai trò là người thừa hành, thực hiện hành vi và các mối quan hệ của xã hội công nghiệp cũng như để phản ánh và phê phán đặc điểm cưỡng ép của xã hội. Trong xã hội bất cứ một định chế xã hội nào cũng bao gồm một vai trò nhất định. Cuộc sống con người chủ yếu là do nhiều vai trò xã hội quy định, khi sắm giữ vai trò, con người phải tuân thủ một số khuôn mẫu có sẵn, mỗi một vai trò có mục đích nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của xã hội, chiếu hướng phát triển của xã hội đó đòi hỏi con người phải hoạt động đúng mục đích đã được công nhận. các vai trò đương nhiên phải hoạt động đúng như đoàn thể, gia đình hay xã hội mong đợi. Nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước xác định tồn tại 6 thành phần kinh tế khác nhau, bên cạnh những mặt tích cực cũng đã tạo nên những vấn đề xã hội bức xúc, sự định hướng xã hội khá lộn xộn nảy sinh những hành vi lệch chuẩn trong công tác.
Chính vì vậy mà bất kỳ một phương diện nào Đảng, Nhà nước ta đều phải có các khâu kiểm tra giám sát những hành vi lệch chuẩn và có những biện pháp ngăn chặn tạo môi trường tốt cho mọi người dân phát huy nội lực xây dựng đất nước, xã hội phát triển ổn định đảm bảo cho các tổ chức giữ vững vai trò của mình mà xã hội quy định và mong đợi
3.3 Khái niệm lao động, việc làm :
Xã hội học coi lao động như là hành động xã hội có cấu trúc gồm các thành phần : mục đích lao động, đối tượng lao động , phương tiện lao động. chủ thể lao động và xu hướng lao động . Các yếu tố này có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Trong đó, vai trò quyết định với nghĩa là chủ động tích cực “tác động, điều tiết, kiểm soát” toàn bộ quá trình lao động thuộc về con người xã hội với tất cả các đặc điểm, phẩm chất người được hình thành và phát triển trong cuộc sống.
Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập , không bị luật pháp cấm.
Vậy người có việc làm là những người làm một việc gì đó được trả công lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hay những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm, vì lợi ích hoặc thu nhập gia đình không nhận tiền công hoặc hiện vật. Khái niệm này được nêu chính thức tại hội nghị Quốc tế lần thứ 13 của tổ chức lao động Quốc tế (ILO) và được áp dụng ở nhiều quốc gia hiện nay.
Theo điều 13 - Bộ luật lao động 1994 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Với khái niệm việc làm như vậy đã góp phần giải phóng tiềm năng lao động , phát huy được tính năng động sáng tạo của người lao động trong việc tìm kiếm việc làm trong giai đoạn hiện nay. Giải quyết việc làm và đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội làm việc là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội.
Như vậy , việc làm phải tạo ra thu nhập đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức tối thiểu nhất trở lên, và hoạt động lao động không bị pháp luật cấm. Các doanh nghiệp có trách nhiệm cùng với Nhà nước giải quyết việc làm cho người lao động.
3.4 Khái niệm thời gian làm việc :
Việc tiêu chuẩn hoá ngày làm việc và tuần làm việc có ý nghĩa rất quan trọng vì nó là cơ sở để trả công lao động cho người lao động, thời gian làm việc là khoảng thời gian cần và đủ để người lao động hoàn thành định mức lao động hoặc không lượng công việc đã được giao.
Nghiên cứu thời gian làm việc với tư cách làm việc một nguyên tắc của luật lao động thì thời gian làm việc và nghỉ ngơi được xem như các quyền và nghĩa vụ của người lao động. Thời gian làm việc là khoảng thời gian do pháp luật quy định. Trong khoảng thời gian quy định người lao động phải có mặt tại địa điểm sản xuất, công tác và thực hiện những nhiệm vụ được giao phù hợp với nội quy điều lệ của doanh nghiệp và hợp đồng.
Ngày làm việc là độ dài thời gian làm việc trong một tuần lễ theo qui định tại khoản 1 - Điều 68 của Bộ luật lao động : thời gian làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong một tuần, và nhất là hiện nay Nhà nước ta đã có quy định hco nghỉ ngày thứ 7.
Còn thời gian làm thêm giờ : là số thời gian làm việc của người lao động vượt quá thời gian làm việc tiêu chuẩn và được hưởng thêm tiền lương do tính chất công việc dồn dập đòi hỏi và được sự thoả thuận từ 2 bên : Điều này đã được pháp luật quy định trong điều 69 Bộ luật lao động là : thời gian làm thêm không quá 4 giờ trong một ngày và 300 giờ trong một năm. Điều 61 bộ luật lao động quy định người lao động làm thêm giờ được trả lương như sau: vào ngày thường được trả lương ít nhất bằng 150% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường, vào ngày nghỉ hàng tuần ngày được trả lương ít nhất bằng 200% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường. Nếu làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% của lương ngày làm việc bình thường.
3.5 Khái niệm tiền lương, tiền thưởng .
Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương được hiểu là số tiền trả cho người công nhân theo số lượng và chất lượng lao động họ đã đóng góp.
Điều 55 Bộ luật lao động đã xác định : tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động , chất lượng và hiệu quả công việc. Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền giá trị sức lao động và là giá cả sức lao động mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hay 2 bên thoả thuận trong hợp đồng lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường , bù đắp sức lao động đơn giản và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ dể tính các mức lương cho các loại hoạt động khác.
Tiền lương tối thiểu theo điều 56 Bộ luật lao động quy định : mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt đảm bảo cho người lao động
Còn tiền thưởng những thu nhập ngoài tiền lương căn cứ vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập tiền lương của từng người.
Trong các doanh nghiệp áp dụng các chế độ thưởng, căn cứ nguôn fhình thành tư :
- Giá trị làm lợi
- Lợi nhuận cho Công ty , doanh nghiệp ....
Chế độ này đã được Bộ luật lao động quy định trong Điều 64 : Người sử dụng lao động có trách nhiệm trích từ lợi nhuận hàng năm để thưởng cho người lao động đã làm việc trong doanh nghiệp từ 1 năm trở lên theo quy định của Chính phủ, phù hợp với đặc điểm của từng loại doanh nghiệp .
Công đoàn và doanh nghiệp căn cứ vào mức độ đóng góp của mỗi người vào hiệu quả sản xuất - kinh doanh qua năng suất lao động , chất lượng sản phẩm , thâm niêm công tác trong doanh nghiệp, tinh thần thái độ, trách nhiệm trong công tác, tính hợp tác trong lao động, chấp hành kỷ luật lao động.
3.6 Khái niệm bảo hiểm xã hội :
Bảo hiểm xã hội là quá trình tổ chức và sử dụng mục đích tiền tệ tập trung được dồn tích dần do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động dưới sự tham gia điều tiết của Nhà nước nhằm đảm bảo phần thu nhập để thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu của người lao động và gia đình họ khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập theo lao động.
bảo hiểm xã hội gồm mối quan hệ ba bên là : Nhà nước, người sử dụng lao động, và người lao động . Là quá trình sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của số đông chi dùng cho một số ít. Bảo hiểm có tác dụng làm ổn định quan hệ lao động trong sản xuất, kích thích lao động, tạo cho người lao động và gia đình họ an tâm sản xuất.
Nước ta có các chính sách bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước từ năm 1962.Theo sự phân công , lâu nay công đoàn trực tiếp thu và quản lý phần quỹ bảo hiểm xã hội của 3 chính sách đối với người lao động khi ốm đau, thai sản và bị tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp. Công đoàn xây dựng , quản lý các nhà nghỉ và tổ chức việc nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khoẻ cho người lao động . Việc quản lý một phần khác của bảo hiểm xã hội là thực hiện chính sách đối với CNVC nghỉ hưu, nghỉ mất sức, trợ cấp cho gia đình CNVC khi qua đời do ngành lao động - thương binh và xã hội phụ trách.
Vì vậy mà khoản 1 - điều 8 luật công đoàn quy định : “Công đoàn tham gia xây dựng các chính sách xã hội và tham gia với cơ quan Nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội xã hội theo quy định của pháp luật”.
Chương II : Kết quả nghiên cứu
Những giải pháp và khuyến nghị
1. Vài nét về sự hình thành và phát triển của Công ty cơ khí Hà Nội
Trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi cơ khí là ngành công nghiệp trọng điểm. Từ chỗ hầu như không có gì, bằng niềm khát khao vươn lên với ý chí tự lực tự cường, có nguồn lực trong nước là quyết định và sự giúp đỡ của bên ngoài là quan trọng. Nước ta đã kiên trì , chắt chiu từng bước tạo lập và xây dựng được một ngành cơ khí với gần ba mươi cơ sở sản xuất các doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, tư nhân, hợp tác xã, hộ gia đình, cá thể và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ra đời tư những ngày đầu tạo dựng nền công nghiệp non trẻ với sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô anh em, được sự đặc biệt chăm sóc, sự quan tâm của Đảng, Bác Hồ kính yêu, Công ty cơ khí Hà Nội tiền thân là Nhà máy công cụ số 1 - được khởi công xây dựng ngày 15/12/1955 khánh thành ngày 12/4/1958 và háo hức cùng với cả nước bước vào thực hiện thắng lợi kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế 1958 - 1960 đáng ghi nhớ. Quá trình phát triển của Công ty cơ khí Hà Nội được chia thành các giai đoạn sau:
- Năm 1965 : kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Công ty đã có sự tiến bộ vượt bậc so vói năm 1958. Giá trị tổng sản lượng tăng 8 lần, riêng máy công cụ tăng 122% so với kế hoạch ban đầu.
- Giai đoạn 1966 - 1975 : cả nước bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2, đây cũng là thời kỳ giặc Mỹ bắn phá ác liệt trên toàn miền Bắc. Nhiệm vụ của Công ty là “Vừa sản xuất, vừa chiến đấu” tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ sản xuất máy công cụ K125, B625, PL2, T630, IV250, K550.... sản xuất bơm xăng, ống phóng hoả tiễn C36 phục vụ cho chiến trường.
- Giai đoạn 1976 - 1985 : thời kỳ sản xuất ổn định, mở rộng sản xuất đợt 1. Sản lượng máy công cụ tăng 2,7 lần. Công ty đã xuất khẩu máy phay sang Ba Lan.
- Giai đoạn 1986 - 1995 : thời kỳ thực hiện công việc đổi mới từ nền sản xuất kế hoạch hoá bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đây là thời kỳ phải hoàn chỉnh kịp thời các cơ chế quản lý mới nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Công tác sắp xếp lại bộ máy và lao động theo hướng sản xuất kinh doanh gọn nhẹ đạt hiệu quả năng suất được thực hiện triệt để. Tuy nhiên Công ty vẫn giữ vững sản xuất và tăng trưởng hàng năm đạt 24,25% , doanh thu tăng 39%.
- Giai đoạn từ 1995 trở lại đây : Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ, tiếp tục con đường phát triển kinh tế sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công ty cơ khí Hà Nội cũng nằm trong đó.
Hơn 40 năm một chặng đường, Công ty cơ khí Hà Nội gian nan và vất vả, kiên cường và dũng cảm, cần cù và sáng tạo , kiêu hãnh và tự hào qua những quãng thời gian đan xen nhau của một doanh nghiệp. Một số phận gắn bó khăng khít với sự phát triển của ngành , với những giai đoạn lịch sử vận động đi lên của kinh tế nướ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT218.doc