Lời mở đầu
à
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập đã mở ra cho các doanh nghiệp những cơ hội và thách thức mới, tạo ra môi trường kinh doanh rộng lớn và danh mục đầu tư đa dạng và phong phú hơn. Trong nền kinh tế thị trường môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều trình độ quản lý của các nhà quản trị. Một quyết định tài chính có thể ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp, nếu một quyết định đúng đắn sẽ g
96 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Ứng dụng phương pháp tỷ số & so sánh vào phân tích tài chính tại Công ty May Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển, ngược lại nếu một quyết định sai lầm có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, dẫn đến tình trạng phá sản, do vậy khi ra một quyết định, nhà quản trị phải phân tích cân nhắc về mọi mặt. Và phân tích tài chính là cơ sở để cho nhà quản trị đưa ra các quyết định
Hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp là một phần trong quản trị doanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà quản trị đánh giá được tình hình tài chính, khả năng tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định tái chính phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Ngoài ra, phân tích tài chính còn giúp các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc kiểm soát, giám soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho ngân hàng, nhà đầu tư đưa ra các quyết định tài chính như lựa chọn danh mục đầu tư, cho vay,... có thể đầu tư có hiệu quả. Nói chung, ở môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, phân thiết tài chính là một hoạt động thiết yếu giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Trong thời gian thực tập ở công ty may Đức Giang, qua tìm hiểu, em thấy hoạt động phân tích tài chính của công ty may Đức Giang chưa được quan tâm, và còn rất sơ sài, chưa được áp dụng vào trong hoạt động ra quyết định, quản lý cũng như kiểm tra, giám sát. Việc ứng dụng các phương pháp phân tích tài vào hoạt động phân tích tài là cơ sở để giải quyết những tồn tại của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả tài chính. Với suy nghĩ trên em lựa chọn đề tài:
“ ứng dụng phương pháp tỷ số và so sánh vào phân tích tài chính tại công ty may Đức Giang ” làm luận văn tốt nghiệp.
Kết cấu luận văn tốt nghiệp gồm 3 phần:
Phần I: Các phương pháp phân tích tài chính trong các doanh nghiệp
Phần II: Thực trạng về phương pháp phân tích tài chính của công ty may Đức Giang
Phần III: Một số giải pháp ứng dụng phươngpháp tỷ số và so sánh vào phân tích tài chính cua công ty may Đức Giang
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Đào Văn Hùng và các cô chú, anh chị phòng Tài chính - Kế toán Công ty may Đức Giangđã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Phần I
các phương pháp phân tích tài chính trong các doanh nghiệp
I – tổng quan về phân tích tài chính
1 - Tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh .Hoạt động này nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp: tối đa hoá giá trị tài sản sở hữu của doanh nghiệp cụ thể thành những mục tiêu khác như: tối đa hoá lợi nhuận, tăng trưởng ổn định,...
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm:
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.
- Quan hệ doanh nghiệp với thị trường tài chính: Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động,... Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị htoả mãn nhu cầu của thị trường.
- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt các chính sách của doanh nghiệp như: chính sách phân phối thu nhập, chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn và chi phí vốn,...
Một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất-kinh doanh, cần phải có một lượng tài sản phản ánh bên tài sản của Bảng cân đối kế toán. Nếu như toàn bộ tài sản do doanh nghiệp nắm giữ được đánh giá tại một thời điểm nhất định thì sự vận động của chúng - kết quả của quá trình trao đổi - chỉ có thể xác định tại một thời điểm nhất định và được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể về quy trình công nghệ và tính chất hoạt động. Sự khác biệt này phần lớn do đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của từng doanh nghiệp quyết định. Cho dù vậy, người ta vẫn có thể khái quát những nét chung nhất của các doanh nghiệp bằng hàng hoá dịch vụ đầu ra và hàng hoá dịch vụ đầu vào.
Một hàng hoá dịch vụ đầu vào hay một yếu tố sản xuất là hàng hoá hay dịch vụ mà các nhà doanh nghiệp mua sắm để sử dụng trong quá trình sản xuất-kinh doanh. Các hàng hoá dịch vụ đầu vào kết hợp với nhau tạo ra hàng hoá dịch vụ đầu ra - đó là hàng loạt các hàng hoá dịch vụ có ích được tiêu dùng hoặc được sử dụng trong quá trình sản xuất-kinh doanh khác. Như vậy trong một thời kỳ nhất định, các doanh nghiệp đã chuyển hoá hàng hoá dịch vụ đầu vào thành hàng hoá dịch vụ đầu ra để trao đổi. Mối quan hệ giữa tài sản hiện có và hàng hoá dịch vụ đầu vào, hàng hoá dịch vụ đầu ra (tức quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) có thể mô tả như sau:
Hàng hoá dịch vụ àsản xuất-chuyển hoá àHàng hoá dịch vụ
(mua vào) (bán ra)
Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ có một loại tài sản đặc biệt - đó là tiền. Chính dự trữ tiền cho phép các doanh nghiệp mua các hàng hoá dịch vụ cần thiết để tạo ra những hàng hoá dịch vụ để phục vụ cho mục đích trao đổi. Mọi quá trình trao đổi đều được thực hiện qua trung gian là tiền và khái niệm dòng vật chất và dóng tiền phất sinh từ đó, tức sự dịch chuyển hàng hoá, dịch vụ và sự dịch chuyển tiền giữa các đơn vị và tổ chức kinh tế.
Như vậy ứng với dòng vật chất đi vào (hàng hoá, dịch vụ đầu vào) là dòng tiền đi ra; ngược lại, tương ứng với dòng vật chất đi ra (hàng hoá, dịch vụ đầu ra) là dòng tiền đi vào. Quy trình này được mô tả theo sơ đồ sau:
Dòng vật chất đi vào Dòng tiền đi ra (xuất quỹ)
Sản xuất
chuyển hoá
Dòng vật chất đi ra Dòng tiền đi vào (nhập quỹ)
Sản xuất, chuyển hoá là một quá trình công nghệ. Một mặt, nó được đặc trưng bởi thời gian chuyển hoá hàng hoá và dịch vụ, mặt khác nó đặc trung bởi yếu tố cần thiết cho sự vận hành - đó là tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình công nghệ này có tác dụng quyết định đến cơ cấu vốn và hoạt động trao đổi của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thực hiện trao đổi hoặc với thị trường cung cấp hàng hoá dịch vụ đầu vào, hoặc với thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hoá dịch vụ đầu ra và tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp. Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp được phát sinh từ chính quá trình trao đổi đó. Quá trình này quyết định đến sự vận hành của sản xuất làm thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Phân tích các quan hệ tài chính của doanh nghiệp cần dựa trên hai khái niệm căn bản là dòng và dự trữ. Dòng chỉ xuất hiện trên cơ sở tích luỹ ban đầu mỗi hàng hoá, dịch vụ hoặc tiền trong mỗi doanh nghiệp và nó sẽ làm thay đổi khối lượng tài sản tích luỹ của doanh nghiệp. Một khối lượng tài sản, hàng hoá, hoặc tiền được đo tại một thời điểm là một khoản dự trữ. Quan hệ giữa dòng và dự trữ là cơ sở nền tảng của tài chính doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào bản chất khác nhau của các dòng dự trữ mà người ta phân biệt dòng tiền đối trọng và dòng tiền độc lập.
Hoạt động tài chính doanh nghiệp trả lời các câu hỏi chính sau đây:
- Đầu tư vào đâu như thế nào cho phù hợp với hình thức kinh doanh đã chọn, nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp? Từ đó đưa ra tổng tiền cần đầu tư.
- Nguồn vốn tài trợ được huy động ở đâu, vào thời điểm nào để đạt được cơ cấu vốn tối ưu và chi phí vốn thấp nhất?
- Quản lý dòng tiền vào, dòng tiền ra sao cho đảm bảo mức ngân quỹ tối ưu thông qua việc trả lời câu hỏi: lợi nhuận doanh nghiệp được sử dụng như thế nào?. Phân tích đánh giá kiểm tra các hoạt động tài chính như thế nào để thường xuyên đảm bảo trạng thái cân bằng tài chính? và quản lý các hoạt động tài chính ngắn hạn như thế nào để đưa ra quyết định thu, chi phù hợp?
Nghiên cứu tài chính doanh nghiệp thực chất trả lời ba câu hỏi trên.
2 - Phân tích tài chính doanh nghiệp
2.1 - Khái niệm, vai trò phân tích tài chính
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một khâu cơ bản trong tài chính doanh nghiệp, có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Phân tích tài chính là sử dụng tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu phân tích tài chính là khâu quan trọng trong quản lý doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng như nhau trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề và các lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp khách hàng,... kể cả các cơ quan nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính trên một góc độ khác nhau. Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là khả năng phát triển, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị sở hữu tài sản doanh nghiệp, do đó họ quan tâm trước hết tới lĩnh vực đầu tư và tài trợ. Đối với người cho vay mối quan tâm chủ yếu của họ là khả năng trả nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư khác mối quan tâm chủ yếu của họ là các yếu tố rủi ro, lãi suất, khả năng thanh toán...
Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ, kỹ thuật phân tích giúp người sử dụng từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá một cách toàn diện, tổng hợp khái quát, vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo, đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.
Phân tích tài chính sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về tình trạng tài chính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra quyết định về hạng mục đầu tư, quyết định về cơ cấu vốn, là cơ sở để đưa ra các quyết định tài chính. Đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho người cho vay, cho nhà đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan quản lý cấp trên, người lao động, thanh tra, cảnh sát kinh tế,…phân tích tài chính tạo ra nguồn thông tin để hoạt động kiểm toán được thực hiện.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài chính:
- Nhân tố khách quan:
+ Điều kiện phát triển của nền kinh tế: Nền kinh tế càng phát triển thì hoật động phân tích tài chính càng phổ biến và hiệu quả, các kết luận đưa ra chính xấc hơn do thông tin được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, cán bộ phân tích được nâng cao về kiến thức, kinh nghiệm, thiết bị được hiện đại hoá tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân tích.
+ Chế độ kế toán, kiểm toán: Chế độ kế toán, kiểm toán quy định những báo cáo tài chính bắt buộc phải được lập tạo điều kiện cung cấp đầy đỷ các thông tin cho phân tích
+ Sự phát triển của hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin phát triển cung cấp đầy đủ các chỉ số ngành, thông tin về môi trường kinh tế, môi trường cạnh tranh,…
- Nhân tố chủ quan:
+ Trình độ của cán bộ quản lý: Nhận thức của người quản lý về tầm quan trọng của hoạt động phân tích tài chính, từ đó dẫn đến hoạt động phân tích tài chính sẽ được thực hiện có nghiêm túc hay không, các kết luân phân tích được sử dụng vào việc đưa ra các quuyết định tài chính hay không.
+ Nguồn thông tin: Đây là cơ sở để thực hiện phân tích tài chính, là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả phân.
+ Trình độ cán bộ phân tích: Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến các kết luận của phân tích tài chính, bởi các kết luận chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi ý kiến chủ quan của người phân tích,...
2.2 - Mục tiêu phân tích tài chính
Phân tích tài chính là sử dụng tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Quy trình phân tích tài chính hiện nay ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các đơn vị tự chủ nhất định về tài chính, các tổ chức xã hội, tập thể, các cơ quan quản lý, tổ chức công cộng. Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, của ngân hàng và của thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội để chứng tỏ phân tích tài chính thực sự có ích và cần thiết.
Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau thì nhằm những mục tiêu khác nhau
2.1.1- Đối với nhà quản trị
Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng đưa ra quyết định của ban tổng giám đốc, giám đốc tài chính như quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia cổ tức,..., dự thảo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ, kiểm soát các hoạt động quản lý. Mặt khác, tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn hoạt động kinh doanh trong quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
2.2.2- Đối với nhà đầu tư
Các cổ đông là các cá nhân hoặc doanh nghiệp, quan tâm trực tiếp đến tính toán các giá trị của doanh nghiệp vì họ bỏ vốn cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh sản xuất và họ có thể chịu rủi ro từ khoản vốn đó. Do vậy, các cổ đông cần biết tình hình thu nhập của mình có tương xứng với mức rủi ro của khoản đầu tư mà họ chịu. Nhà đầu tư phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp , đây là một trong những căn cứ giúp nhà đầu tư ra quyết có bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không?
Thu nhập của các cổ đông tiền chia lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Hai yếu tố này ảnh hưởng đén lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư thường tiến hành đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp với câu hỏi trọng tâm: lợi nhuận bình quân cổ phiếu của công ty sẽ là bao nhiêu?. Dự kiến lợi nhuận sẽ được nghiên cứu đầy đủ trong chính sách phân chia lợi tức cổ phần và trong nghiên cứu rủi ro hướng các lựa chọn vào những cổ phiếu phù hợp nhất.
2.2.3 - Đối với người cho vay
Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng phân tích. Để đưa ra quyết định cho vay, thì một trong những vấn đề mà người cho vay cần phải xem xét là doanh nghiệp thật sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?Bởi nhiều khi một quyết định cho vay có ảnh hưởng nặng nề đến tình hình tài chính của người cho vay, có thể dẫn đến tình trạng phá sản của người cho vay, hay đơn vị cho vay. Phân tích tài chính đối với những khoản nợ dài hạn hay khoản nợ ngắn hạn cũng có sự khác nhau.
Nếu là những khoản nợ ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp khi khoản nợ tới hạn trả nợ.
Nếu là những khoản cho vay dài hạn, ngưòi cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì việc hoàn trả vốn và lãi phụ thuộc vào khả năng sinh lời này
Kỹ thuật phân tích thay đổi theo bản chất và theo thời hạn của khoản vay, nhưng cho đó là khoản vay dài hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay.
Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư,...Dù họ công tác ở các lĩnh vực khác nhau nhưng đều muốn hiểu biết về doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ.
2.3 - Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính
Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp dến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó đều giúp nhà phân tích có thể dưa ra được những nhận xét kết luận tinh tế và thích đáng.
Những thông tin bên ngoài, cần lưu ý thu thập thông tin chung như các thông tin liên quan đến cơ hội kinh doanh nghĩa là tình hình chung về kinh tế tại một thời điểm cho trước. Trạng thái kinh tế: sự suy thoái hay tăng trưởng có tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh. Khi cơ hội thuận lợi, các hoạt động của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận của công ty, giá trị của công ty cũng tăng lên, và ngược lại. Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, điều quan trọng phải nhận thấy sự xuất hiện mang tính chu kỳ:qua thời kỳ tăng trưởng thì sẽ đến thời kỳ suy thoái và ngược lại. Đồng thời thu thập thông tin về chính sách thuế, lãi suất, các thông tin về ngành kinh doanh như thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, và các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần...và các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp: các thông tin mà các doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơ quan quản lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp...
Tuy nhiên để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Với những đặc trưng hệ thống, đồng nhất và phong phú, kế toán hoạt động như một nhà cung cấp quan trọng nhưng thông tin đánh giá cho phân tích tài chính.Vả lại các doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp các thông tin kế toán cho đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu: đó là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, ngân quỹ (báo cáo lưu chuyển tiền tệ).
2.3.1- Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Thông thường bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối các số dư tài khoản kế toán: một bên phản ánh tài sản, một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp.
Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó là tài sản lưu động, tài sản cố định. Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: đó là vốn chủ và các khoản nợ.
Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng chuyển hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống.
Bên tài sản
Tài sản lưu động: tiền chứng khoán ngắn hạn dễ bán, khoản phải thu, dự trữ .Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Bên nguồn vốn
Nợ ngắn hạn bao gồm nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản phải nộp, phải trả khác nợ ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Nợ dài hạn bao gồm nợ dài hạn vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, vay bằng cách phát hành trái phiếu. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới.
Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản; bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng có khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp.
Bên tài sản và bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán đều có các cột chỉ tiêu: số đầu kỳ, số cuối kỳ. Ngoài các khoản mục có trong tài khoản nội bảng còn có một số khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán như: một số tài khoản thuê ngoài, vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, hàng hoá nhận bán hộ, ngoại tệ các loại...
Dựa vào bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp.
2.3.2 - Báo cáo kết quả kinh doanh
Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh. Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển tiền trong quá trình sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả kinh doanh giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất-kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm. Như vậy báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng tiềm năng về vốn, lao động, kĩ thuật và trình độ quản lý sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.
Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng từ các hoạt động đó.
Những loại thuế như: VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, về bản chất không phải là doanh thu cũng không phải là chi phí của doanh nghiệp nên không phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh. Toàn bộ các khoản thuế đối với doanh nghiệp và các khoản phải nộp khác được phản ánh trong phần: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
2.3.3-Ngân quỹ (báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính. Nếu bảng cân đối kế toán những nguồn lực của cải (tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quả kinh doanh cho ta biết chi phí và thu nhập phát sinh để tính được kết quả lãi, lỗ trong một kỳ kinh doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời những vấn đề liên quan đến luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được khả năng chi trả hay không cần tìm hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp. Ngân quỹ thường được xác định trong thời gian ngắn hạn (thường là từng tháng).
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập (thu ngân quỹ), bao gồm: dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh (từ bán hàng hoá hoặc dịch vụ); dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường.
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ (chi ngân quỹ), bao gồm: dòng tiền xuất thực hiện sản xuất kinh doanh, dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động đầu tư tài chính; dòng tiền xuất thực hiện hoạt động bất thường.
Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ. Từ đó có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả.
2.3.4 - Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà các báo cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích một cách rõ ràng và cụ thể.
Thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các nội dung sau:
-Đặc diểm hoạt động của doanh nghiệp: Hình thức sở hữu , hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, tổng số nhân viên những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình tài chính trong năm báo cáo.
-Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ trong ghi chép kế toán, nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác, hình thức sổ kế toán, phương pháp kế toán tài sản cố định, phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng.
- Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính: Yếu tố chi phí sản xuất, kinh doanh, tình hình tăng giảm tài sản cố định, tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào doanh nghiệp, lý do tăng, giảm, các khoản phải thu và nợ phải trả.
- Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
- Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới.
- Các kiến nghị.
2.3.5 - Bảng tài trợ
Bảng tài trợ là một trong nhũng công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính, nó giúp các nhà quản lý xác định rõ các nguồn cung ứng vốn và sử dụng nguồn vốn đó.
Để lập được biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ), trước hết phải liệt kê sự thay đổi các khoản mục trên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở hai cột: sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc:
- Nếu khoản mục bên tài sản giảm hoặc khoản mục bên nguồn vốn tăng thì điều đó thể hiện việc tạo nguồn.
- Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc khoản mục bên nguồn vốn giảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng nguồn.
Việc thiết lập bảng tài trợ là cơ sở để chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn và nguồn vốn chủ yếu hình thành để đầu tư.
Tóm lại, để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà phân tích cần phải đọc và hiểu được báo cáo tài chính, qua đó, nhận biết được và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêu phân tích của họ. Tất nhiên, muốn được như vậy, các nhà phân tích cần tìm hiểu thêm nội dung chi tiết các khoản mục của báo cáo tài chính trong các môn học liên quan.
2.4 - Trình tự phân tích tài chính doanh nghiệp
2.4.1 - Thu thập thông tin
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng sử dụng tình hình tài chính của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính. Nó bao gồm những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị ...trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
2.4.2 - Xử lý thông tin
Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập được. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra: xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
2.4.3 - Dự đoán và quyết định
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra quyết định tài chính. Có thể nói, mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra quyết định tài chính. Đối với chủ doanh nghiệp phân tích tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của doanh nghiệp, tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận. Đối với người cho vay và đầu tư vào xí nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ và đầu tư; đối với nhà quản lý thì đưa ra các quyết định về quản lý doanh nghiệp.
II - phương pháp phân tích tài chính
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ.
1 - Các phương pháp phân tích tài chính
1.1 - Phương pháp so sánh
Điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh là các chỉ tiêu tài chính phải thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán,... và theo mục đích phân tích mà xác định số gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân; nội dung so sánh bao gồm:
- So sánh giữa số thực hiện trong kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp, đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạc để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được.
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
1.2 - Phương pháp phân tích tỷ số
Tỷ số là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất, một tỷ số là mối quan hệ tỷ lệ giữa hai dòng hoặc hai nhóm dòng của bảng cân đối tài sản. Phương pháp phân tích tỷ số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ số là sự biến đổ._.i các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức, để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời.
Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình.
Chọn đúng các tỷ số và tiến hành phân tích chúng, chắc chắn ta sẽ phát hiện được tình hình tài chính. Phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủ khuynh hướng vì một số dấu hiệu có thể được kết luận thông qua quan sát số lớn các hiện tượng nghiên cứu riêng rẽ.
1.3 - Phương pháp phân tích Dupont
Công ty Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ sử dụng các mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu để phân tích các tỷ số tài chính. Vì vậy, nó được gọi là phương pháp Dupont. Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đối với các tỷ số tổng hợp.
Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm lớn là giúp nhà phân tích phát hiện và tập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp. Nếu doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thì nhà phân tích có thể dựa vào hệ thống các chỉ tiêu theo phương pháp phân tích Dupont để tìm ra nguyên nhân chính xác. Ngoài việc được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, các chỉ tiêu đó có thể được dùng để xác định xu hướng hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ, từ đó phát hiện ra những khó khăn doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải. Nhà phân tích nếu biết kết hợp phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp phân tích Dupont sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp.
Ngoài các phương pháp phân tích chủ yếu trên, người ta còn sử dụng một số phương pháp khác: phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tài chính,... kể cả phương pháp phân tích các tình huống giả định.
Trong quá trình phân tích tổng thể thì việc áp dụng linh hoạt, xen kẽ các phương pháp sẽ đem lại kết quả cao hơn khi phân tích đơn thuần, vì trong phân tích tài chính kết quả mà mỗi chỉ tiêu đem lại chỉ thực sự có ý nghĩa khi xem xét nó trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Do vậy, phương pháp phân tích hữu hiệu cần đi từ tổng quát đánh giá chung cho đến các phần chi tiết, hay nói cách khác là lúc đầu ta nhìn nhận tình hình tài chính trên một bình diện rộng, sau đó đi vào phân tích đánh giá các chỉ số tổng quát về tình hình tài chính và để hiểu rõ hơn ta sẽ phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp, so sánh với những năm trước đó, đồng thời so sánh với tỷ lệ tham chiếu để cho thấy được xu hướng biến động cũng như khả năng hoạt động của doanh nghiệp so với mức trung bình ngành ra sao.
2 - Nội dung phân tích tài chính
2.1 - Phân tích các tỷ số tài chính
2.1.1 - Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Tình hình tài chính được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu tài chính về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với khoản phải thanh toán trong kỳ. Sự thiếu hụt về khả năng thanh khoản có thể đưa doanh nghiệp tới tình trạng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đúng hạn và có thể phải ngừng hoạt động. Do đó cần chú ý đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
Tài sản lưu động
Khả năng thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ giữa tài sản lưu động với các khoản nợ ngắn hạn. TSLĐ bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu, các khoản dự trữ. Nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả các khoản phải nộp khác. Cả TSLĐ và nợ ngắn hạn đều có thời hạn dưới một năm.
Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của khoản nợ đó. Khi đã có hệ số này ta tiến hành so sánh với tỷ số tham chiếu khác như: mức trung bình ngành, tỷ lệ kỳ trước...để được sự đánh giá tốt hơn.
Tài sản lưu động -Dự trữ
Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ là các tài sản khó chuyển đổi thành tiền hơn trong tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất khi bán. Do vậy, tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán các tài sản dự trữ.
Tiền
Khả năng thanh toán tức thời =
Nợ đến hạn
Tỷ số thanh toán tức thời thể hiện mối quan hệ tiền (tiền mặt và các khoản tương đương tiền như chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển đổi...)và khoản nợ đến hạn phải trả. Nợ đến hạn phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đến hạn trả. Tỷ số thanh toán nhanh chưa bộc lộ hết khả năng thanh toán của doanh nghiệp bởi nó mới tính đến các khoản nợ ngắn hạn. Nếu nợ dài hạn đến hạn trả doanh nghiệp phải xử lý như thế nào nếu không lập kế hoạch từ trước và nó có khiến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không?. Tỷ số thanh toán tức thời cho chúng ta biết khá rõ về tình trạng đó tuy nhiên hệ số này hết sức nhạy cảm nên doanh nghiệp cần xác định phù hợp vì nếu hệ số thanh toán tức thời thấp hơn một thì doanh nghiệp phải bán các tài sản lưu động khác như chứng khoán ngắn hạn... để thanh toán, còn tỷ số thanh toán tức thời quá cao tức doanh nghiệp dự trữ quá nhiều tiền mặt thì doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội sinh lời. Các chủ nợ đánh giá mức trung bình hợp lý cho tỷ lệ này là 0.5. Khi tỷ lệ này lớn hơn 0.5 thì khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là khả quan và ngược lại.
Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động dòng: Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm vốn lưu động ròng. Nó được tính bằng cách lấy dự trữ chia cho vốn lưu động ròng. Nếu dự trữ trên vốn lưu động ròng quá cao thì sẽ không tốt vì khoản dự trữ khó chuyển đổi thành tiền nhất trong vốn lưu động ròng. Và khi chuyển đổi dự trữ thành tiền thì chi phí chuyển đổi cao, doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại, do vậy doanh nghiệp tính toán một mức dự trữ cho hợp lý tránh tình trạng tồn đọng vốn gây thiệt hại.
Sau khi tính toán các chỉ tiêu trên doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành phân tích một cách chi tiết nhu cầu và khả năng thanh toán nhằm đánh giá chính xác tình hình thanh toán của doanh nghiệp bằng cách đối chiếu và so sánh với các tỷ số thanh toán năm trước và các chỉ số tham chiếu.
Không thể đưa ra một chỉ tiêu chuẩn mực về hệ số thanh toán cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Nhưng thông thường hệ số thanh toán trên 0.5 thì coi là lành mạnh còn dưới 0.5 là dấu hiệu không lành mạnh.
2.1.2 - Các tỷ số về khả năng cân đối vốn
Tỷ số này dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trọng phân tích tài chính. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn chủ sở hữu của công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo an toàn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong sản xuất-kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát, điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể.
Nghiên cứu các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn nhằm mục đích chỉ ra doanh nghiệp đã có một cơ cấu vốn hợp lý hay chưa? Một trong những mục tiêu của doanh nghiệp là đạt được cơ cấu vốn tối ưu nhằm tối đa hoá giá trị tài sản sở hữu. Trong quá trình hoạt động kinh doanh cơ cấu tài chính của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi, nghiên cứu nhóm chỉ tiêu này chúng ta xem xét một số chỉ tiêu chủ yếu: hệ số nợ, khả năng thanh thanh toán lãi vay,...
Tổng nợ
Hệ số nợ =
Tổng tài sản
Hệ số này xác định trong một đồng doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu phần là nợ vay. Hệ số nợ là tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Hệ số nợ được các chủ nợ và chủ đầu tư góp vốn liên doanh quan tâm rộng rãi. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải tỷ số này càng thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song nếu tỷ số nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay =
lãi vay
Tỷ số về khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Lãi vay là một khoản chi phí, doanh nghiệp dùng thu nhập trước thuế để trả lãi. Nó phản ánh doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không và chỉ tiêu này rất được các người cho vay quan tâm.
Tài sản cố định / Tài sản lưu động
Tỷ số cơ cấu tài sản =
Tổng tài sản
Tỷ số này phản ánh tương quan giữa TSCĐ và TSLĐ so với tổng tài sản. Thông qua tỷ số này, ta có thể thấy được loại hình doanh nghiệp là sản xuất hay kinh doanh thương mại.
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số cơ cấu nguồn vốn =
Tổng nguồn vốn
Tỷ số này xác định mức đóng góp của của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp. Tỷ số cơ cấu nguồn vốn có quan hệ mật thiết với hệ số nợ. Tỷ số này lớn thì vốn chủ sở hữu lớn doanh nghiệp có được lợi thế khi tiếp cận một số nguồn vốn vay mà yêu cầu vay phải có vốn chủ sở hữu lớn. Và ngược lại, tỷ số này thấp gây bất lợi cho doanh nghiệp khi đi vay cũng như trong cạnh tranh.
2.1.3 - T ỷ số về khả năng hoạt động
Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư vào các tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng đến hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các chỉ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh thu
Vòng quay tiền =
Tiền và chứng khoán dễ bán
Tỷ số này cho biết vòng quay của tiền trong năm. Vòng quay tiền càng cao hiệu quả kinh doanh càng tốt.
Doanh thu
Vòng quay dự trữ =
Dự trữ
Vòng quay dự trữ là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vòng quay dự trữ được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu trong năm và giá trị dự trữ (nguyên vật liệu,vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm) bình quân. Chỉ tiêu này khá quan trọng nó đánh giá hiệu quả của TSLĐ. Nếu chỉ tiêu này cao tức là mức độ luân chuyển dự trữ nhanh, lượng dự trữ không lớn, ít bị ứ đọng vốn.
Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân một ngày
Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách thương mại của doanh nghiệp và các khoản trả trước. Trong nền kinh tế thị trường các chủ kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về sử dụng vốn và chiếm dụng vốn. Chỉ tiêu này rất quan trọng vì nếu chu kỳ thu tiền bình quân lớn chứng tỏ khoản phải thu lớn, vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng, gây khó khăn cho việc huy động vốn, nếu kỳ thu tiền bình quân nhỏ, các khoản phải thu nhỏ nhưng giao dịch với khách hàng và chính sách tín dụng thương mại bị hạn hẹp, quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác giảm, thị trường giảm, do đó việc để chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp tuỳ thuộc vào mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp.
Doanh thu
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tài sản cố định ở đây được xác định theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo.
Doanh thu
Hiệu quả sử dụng TSLĐ =
Tài sản lưu động
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tài sản lưu động ở đây được xác định theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo.
Doanh thu
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này còn dược gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết một đồng tài sản đem lại mấy đồng doanh thu.
2.1.4 - Tỷ số về khả năng sinh lời
Với một doanh nghiệp thì lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ khi hoạt động có lợi nhuận doanh nghiệp mới có khả năng thanh toán những khoản nợ mà không ảnh hưởng tới nguồn vốn, mới có khả năng tái đầu mở rộng sản xuất, khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế. Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận chưa phản ánh đầy đủ tình hình kinh doanh, nếu ta chỉ nhìn chỉ tiêu lợi nhuận để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp là tốt hay xấu thì dễ dẫn đến sai lầm. Bởi vì đánh giá lợi nhuận cần so sánh tương quan với chi phí, với lượng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng và bộ phận vốn chủ sở hữu huy động vào sản xuất kinh doanh.
Khả năng sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, là đáp số sau cùng của quá trình kinh doanh, tỷ số khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Nó được các nhà đầu tư rất quan tâm và là cơ sở để nhà quản trị hoạch định chính sách. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau:
Lợi nhuận sau thuế
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm =
Doanh thu
Chỉ tiêu này xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế (thu nhập sau thuế) cho doanh thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu. Chỉ tiêu này nói chung càng cao càng tốt tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) =
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và nó được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp, bởi vì tỷ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế (hoặc EBIT)
Doanh lợi tài sản (ROA) =
Tài sản
EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi.
Doanh lợi tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư, nó cho thấy một đồng tài sản bỏ ra tạo được mấy đồng lợi nhuận. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn lợi nhuận sau thuế hay EBITđể so sánh với tổng tài sản.
Sau khi đã xác định được các tỷ lệ tài chính trên, ta tiến hành phân tích và so sánh với các năm để đánh giá tình trạng của doanh nghiệp. Nếu thu thập được tỷ lệ bình quân ngành thì ta cũng đem so sánh với các chỉ tiêu ngành để đánh giá tình hình của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác trong ngành.
2.2 - Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm của BCĐKT. Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ).
Bảng kê này giúp cho việc xác định rõ nguồn cung ứng vốn và mục đích sử dụng các nguồn vốn. Để lập được bảng kê này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi của các khoản mục trên BCĐKT từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở hai cột sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc:
- Sử dụng vốn: tăng tài sản, giảm nguồn vốn
- Nguồn vốn: giảm tài sản, tăng nguồn vốn
Trong đó nguồn vốn và sử dụng vốn phải cân đối với nhau.
Việc thiết lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn là cơ sở để tiến hành phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn và những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để tài trợ cho những đầu tư đó. Quá trình phân tích sẽ cho thấy nguồn vốn của một kỳ kinh doanh tăng, giảm bao nhiêu, tình hình sử dụng vốn ra sao, những chỉ tiêu nào ảnh hưởng đến sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Có như vậy, nhà quản lý sẽ có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Hiện nay, hoạt động phân tích tài chính rất phổ biến và đạt hiệu quả cao ở các nước phát triển còn ở Việt Nam hoạt động phân tích tài chính mới suất hiện mấy năm gần đây và còn rất sơ sài. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu thực hiện phân tích tài chính theo phương pháp tỷ số và so sánh nhưng việc phân tích chưa đạt hiệu quả cao và các kết quả phân tích chưa được sử dụng nhiều trong việc đưa ra các quyết định tài chính.
Phần ii
thực trạng về phương pháp phân tích tài chính
của công ty may đức giang
I - Tổng quan Về công ty may Đức giang
Công ty May Đức Giang, tên giao dịch quốc tế: DUCGIANG - IMPORT - EXPORT - GARMENT COMANY. Tên tắt là: DUGARCO.
Là một doanh nghiệp nhà nước, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc, trực thuộc Tổng công ty Dệt - May Việt Nam - Bộ công nghiệp.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại: 59 Phố Đức Giang - Gia Lâm - Hà Nội.
Thành lập ngày: 2/5/1989
Hiện nay có tổng số lao động: 3096 người.
1 - Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty may Đức giang
Năm 1989, trước tình hình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã bị giải thể hoặc phá sản do không thích ứng được với sự vận động của cơ chế mới. Từ chỗ nắm bắt được xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới và nhà nước, với những điều kiện hiện có, ngày 2 tháng 5 năm 1989 một phân xưởng may được thành lập trên diện tích của Tổng kho vận I - Liên hiệp các xí nghiệp may tại Thị trấn Đức Giang - tiền thân của Công ty May Đức Giang ngày nay. Lúc đó cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất nghèo nàn lạc hậu, với 5 gian nhà kho đã hết khấu hao, trên 100 máy may cũ của Liên Xô và một đội xe vận tải gồm 7 đầu xe, lực lượng lao động gồm 27 công nhân coi kho và trên 20 cán bộ công nhân viên dôi ra qua sắp xếp lại biên chế của Liên hiệp các xí nghiệp may. Năm 1990 phân xưởng được Bộ công nghiệp nhẹ tổ chức thành lập “Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức Giang” theo quyết định số 102/CNn-TCLĐ ngày 23/2/1990 của Bộ công nghiệp nhẹ.
Ngay từ khi mới thành lập, Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức Giang gặp không ít khó khăn thách thức về đội ngũ kỹ thuật, máy móc thiết bị, về bạn hàng, về thị trường. Cụ thể thị trường cũ là Đông Âu và Liên Xô từ những năm đầu của thập kỷ 90 không còn nữa, thị trường mới chưa có, yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Đứng trước tình hình đó, công ty mạnh dạn mua sắm đầu tư cho các dây chuyền sản xuất hiện đại, nhằm chiếm lĩnh thị trường. Năm 1991 xí nghiệp thành lập 2 phân xưởng sản xuất mới với 16 dây chuyền, đầu tư 1 giàn máy thêu điện tử TAJIMA 12 đầu của Nhật.
Năm 1992, trước yêu cầu thực tế trong quan hệ bạn hàng, Bộ công nghiệp nhẹ đã cho phép xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức Giang đổi tên thành Công ty May Đức Giang theo quyết định số 1274/QĐCNn - TCLĐ ngày 12/12/1992.
Tháng 3/1993, Bộ trưởng bộ Công nghiệp nhẹ có quyết định số 221/CNn-TCLĐ v/v “Thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quy định 338/HĐBT ngày 20/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, nay là Thủ tường Chính phủ”. Theo quyết định này, Công ty May Đức Giang đã chính thức trở thành một doanh nghiệp Nhà nước, có con dấu riêng.
Tháng 9/1993, công ty được cầp giấy phép kinh doanh xuất khẩu số 102.1046/GP ngày 6/9/1993 của Bộ thương mại. Từ đây Công ty May Đức Giang lấy tên giao dịch là Công ty xuất nhập khẩu May Đức Giang (DUCGIANG - IMPORT - EXPORT - GARMENT COMPANY).
Ngày 28/11/1/994, Bộ công nghiệp ra quyết định số 1247/CNn-TCLĐ v/v “Chuyển đổi tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty May Đức Giang”. Từ sự chuyển đổi tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được chú trọng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Với sự điều hành của tổ chức bộ máy quản lý mới và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. Năm 1996, Công ty đã liên doanh với một số đơn vị ngoại tỉnh: Việt Thành (Bắc Ninh), Việt Thanh (Thanh Hoá), Hưng Nhân (Thái Bình).
Tháng 3/1998, Công ty đã được Tổng Công ty Dệt May Việt Nam-Bộ công nghiệp cho phép sát nhập Công ty May Hồ Gươm vào, do đó qui mô của Công ty được mở rộng nhiều so với trước, số nhân công, máy móc thiết bị, nhà xưởng cũng tăng lên.
Tính đến nay, Công ty có 6 xí nghiệp cắt may hoàn chỉnh, 1 xí nghiệp giặt mài, 1 xí nghiệp thêu điện tử với 3096 cán bộ công nhân viên,có hơn 2018 máy may công nghiệp và nhiều máy móc thiết bị chuyên dùng tiên tiến của Nhật, CHLB Đức, có hệ thống giác sơ đồ trên máy vi tính, có 4 máy thuê điện tử TAJIMA 12 đầu và 20 đầu của Nhật Điều, dây chuyền giặt mài tiên tiến. Năng lực sản xuất đạt trên 1.5 triệu áo Jacket một năm (tương đương trên 7 tiệu sản phẩm áo sơ mi). Đáng quan tâm nhất là tháng 1/1999 Công ty xây dựng thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9002.
Đứng trước những đòi hỏi khắt khe của cơ chế thị trường, tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty May Đức Giang đã duy trì ý chí phấn đấu vươn lên. Công ty luôn bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh tốc độ tăng trưởng bình quângân hàngàng năm đạt trên 30%. Đến nay công ty Đức Giang đã có quan hệ bạn hàng với 46 khách hàng ở 21 nước trên thế giới, chủ yếu là Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc , khối EEC, Trung Cận Đông... nhiều khách hàng lớn có uy tín trên thị trường may mặc quốc tế như hãng HABITEX(Bỉ), SEIDENSTICKER(Đức), FLEXCON, LEIURE,...đã có quan hệ bạngân hàngàng nhiều nămvới những hợp đồng sản xuất gia công khối lượng lớn, tạo đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên của công ty và các đơn vị liên doanh tại địa phương. Chính vì sự cố gắng của toàn công ty mà chỗ đứng của Công ty May Đức Giang ngày càng được củng cố trong “làng may” Việt Nam và trên thị trường may mặc quốc tế. Đồng thời Công ty đã được đón nhận nhiều phần thưởng cao quí do Đảng và Nhà nước trao tặng. Và năm 2000, công ty may Đức Giang được công nhận là một trong những đơn vị đứng đầu ngành dệt may Việt Nam. Tuy là doanh nghiệp trẻ nhưng công ty may Đức Giang đã cố gắng đứng vững và phát triển trong môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt.
Dưới đây là một số chỉ tiêu tổng hợp về tình hình của công ty trong 4 năm gần đây:
Bảng 1: Chỉ tiêu về tình hình tài chính của công ty may Đức Giang
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
1.Tổng doanh thu
107120769
149187004
180528474
268542000
2.Nộp ngân sách
2678000
3366762
3209575
2692000
3.Thu nhập bình quân người/tháng
1250
1385
1405,8
1552
4.Lợi nhuận
4700000
7510000
7027000
7842000
5.Tổng vốn
63355208
100423871
167094516
(Trích báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001, 2002)
Qua bảng tổng kết trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của Công ty năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt thu nhập bình quân một người/tháng tăng rõ rệt. Điều đó khẳng định xu hướng đi lên của Công ty, chính sách chiến lược và mục tiêu kinh tế của Công ty được triển khai thực hiện một cách đúng đắn và có hiệu quả.
2 - Đặc điểm của công ty may Đức Giang
2.1 - Chức năng: Công ty May Đức Giang - một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Dệt - May Việt Nam - Bộ công nghiệp, là đơn vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu ngành may mặc. Công ty được quyền sử dụng vốn của các đơn vị kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật, được mở các cửa hàng, đại lý bán hàng, giới thiệu và bán sản phẩm, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài.
Công ty May Đức Giang là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch theo qui định của pháp luật.
2.2 - Nhiệm vụ: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty May Đức Giang phải đảm nhận một số nhiệm vụ chính sau:
+ Tổ chức sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu đúng ngành nghề, đúng mục đích thành lập Công ty.
+ Xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất và phát triển phù hợp với mục tiêu của Công ty và nhiệm vụ mà Tổng Công ty Dệt May giao cho.
- Chủ động tìm hiểu thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng kinh tế.
- Trên cơ sở các đơn đặt hàng, tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính, các kế hoạch tác nghiệp và tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của luật pháp.
- Bảo toàn vốn và phát triển vốn được Nhà nước giao, thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Công ty May Đức Giang là một trong những doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất và gia công xuất khẩu hàng may mặc, đây là lĩnh vực được nhà nước quan tâm để đầu tư và phát triển. Vì ngành dệt - may được xác định là ngành mũi nhọn của Việt Nam và lĩnh vực sản xuất, gia công hàng xuất khẩu đang được Nhà nước ưu tiên phát triển.
3 - Đặc điểm tổ chức sản xuất
3.1 - Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Qui trình công nghệ may tương đối phức tạp, gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn, trong mỗi công đoạn lại có những bước công việc khác nhau. Mỗi chủng loại sản phẩm khác nhau có số lượng các chi tiết khác nhau và như vậy nó có số lượng bước công việc khác nhau, những bước công việc này được sản xuất kế tiếp nhau một cách liên tục. Song tất cả các sản phẩm đều trải qua một số công đoạn sau và nó được sắp xếp khá hợp lý theo sơ đồ dòng chảy.
Sơ đồ 1 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Thêu
Giặt mài
Là
Nhập kho
Phân xưởng hoàn thành đóng gói,
đóng kiện
KCS
Nhà may
May cổ may tay Ghép thành sản phẩm
Nhà cắt
Trải vải giáp mẫu đánh số cắt nhập kho nhà cắt
Nguyên
vật
liệu
(Vải)
3.2 - Thiết bị sản xuất của Công ty may Đức Giang
Với việc thiết kế quy trình công nghệ như trên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng, thời gian qua Công ty may Đức Giang đã chú ý quan tâm đầu tư và đổi mới thiết bị. Từ chỗ chỉ có trên 100 máy Liên Xô cũ đến nay Công ty đã có trên 1900 thiết bị máy móc các loại thể hiện ở biểu sau
Bảng 2: Tổng hợp danh mục thiết bị của Công ty năm 2001
STT
Tên máy móc thiết bị
Số lượng
Tên nước sản xuất
1
Máy 1 kim
1218
Nhật Bản
2
Máy 2 kim
129
Nhật Bản
3
Máy 2 kim móc xích
9
Nhật Bản
4
Máy thùa bằng
32
Nhật Bản
5
Máy đính cúc
37
Nhật Bản
6
Máy thùa tròn
14
Nhật Bản, Đức, Séc
7
Máy đính bọ
23
Nhật Bản
8
Máy may nẹp
18
Nhật Bản
9
Máy may vắt sàng
5
Nhật Bản
10
Máy cuốn ống
42
Mỹ
11
Máy bổ túi
5
Đức
12
Máy zic zắc
7
Nhật Bản
13
Máy ép Simpatex
3
Hàn Quốc
14
Máy ép mex
4
Đức , Nhật Bản
15
Máy ép măng séc, cổ, thân
13
Ongkon
16
Máy thổi phom
3
Đức
17
Máy hút chỉ
2
Việt Nam
18
Máy cắt vòng
9
Nhật: 2 chiếc; Việt Nam: 7 chiếc
19
Máy cắt tay
18
Nhật Bản, úc
20
Hệ thống nén khí
1
Đức
21
Dây chuyền giặt mài
1
Ongkon
22
Thiết bị phụ trợ
327
Nhật Bản, Hà lan
Tổng
1920
Qua biểu tổng hợp máy móc thiết bị của Công ty may Đức Giang, hệ thống máy móc rất đa dạng, hiện đại, hầu hết là các loại máy bán tự động, chuyên dùng. đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện chuyên môn hóa, đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành, từ đó sản phẩm được chấp nhận tiêu thụ. Song, máy móc hiện đại như vậy, khi có sự cố phải hiệu chỉnh, sửa chữa công phu, phụ tùng thay thế khan hiếm, tốn kém ảnh hưởng tới thời gian và năng suất lao động.
3.3 - Đặc điểm kết cấu tổ chức sản xuất của Công ty May Đức Giang
Do qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm là phức tạp kiểu kiên tục, loại hình sản xuất hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn gọn, Công ty May Đức Giang tổ chức sản xuất như sau:
3.3.1 - Bộ phận sản xuất chính: Bao gồm:
- Sáu xí nghiệp cắt may (xí nghiệp may 1, 2, 4, 6, 8, 9) có nhiệm vụ nhận nguyên liệu từ kho về, căn cứ vào định mức phòng kỹ thuật ban hành giác sơ đồ, cắt, may thành sản phẩm hoàn chỉnh và nhập kho, làm việc theo qui trình công nghệ khép kín.
- Xí nghiệp thêu điện tử: Nhận bán thành phẩm từ nhà cắt rồi thêu và trả lại nhà cắt để giao cho bộ phận may. Xí nghiệp thêu có nhiệm vụ đáp ứng đầy đủ, kịp thời bán thành phẩm cho 6 xí nghiệp cắt may, ngoài ra còn nhận gia công cho một số đơn vị bạn, thường xuyên liên hệ với nhau bằng điện thoại để đảm bảo tiến độ cho khách hàng.
- Xí nghiệp giặt mài: Giặt tẩy các sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng, phối hợp với các xí nghiệp may để đảm bảo thời gian giao hàng.
._.so với năm 1999 thì trong đó khoản phải trả cho người bán cung ứng hơn 10 tỷ chiếm 83.4%, đây là nguồn vốn được hình thành bằng cách chiếm dụng vốn. Với tổng số vốn được cung ứng, doanh nghiệp chủ yếu dùng để tài trợ cho khoản phải thu chiếm 82.3%, trong khoản phải thu thì tài trợ hết cho khoản phải thu khách hàng, có nghĩa trong tổng số vốn được cung ứng thì doanh nghiệp bị chiếm mất 82.3%, chỉ còn một phần nhỏ được sử dụng tài trợ cho tiền và dự trữ. Điều này chính sách tín dụng của công ty là mở rộng thị trường và quan hệ với khách hàng. Nói chung tỷ lệ khoản phải thu của doanh nghiệp cao gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng không thanh toán tuy nhiên doanh nghiệp cũng đảm bảo cho khả năng thanh toán bằng cách cung ứng cho khoản mục tiền là 3822 trđ chiếm tỷ trọng 10.3% tổng nguồn cung ứng. Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng 23.8% cũng tương đối lớn đây là nguồn thích hợp để cho doanh nghiệp đầu tư vào những tài sản cố định nhưng khoản mục tài sản cố định của doanh nghiệp giảm chứng tỏ doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực vào mở rộng thị trường chứ chưa đầu tư vào TSCĐ để mở rộng sản xuất.
Sang năm 2001, nguồn vốn tăng lên đáng kể 74090 trđ so với năm 2000. Điều này cho thấy công ty không ngừng mở rộng quy mô phát triển. Nguồn vốn được khai thác chủ yếu bằng nợ dài hạn, nợ dài hạn tăng 62330 trđ chiếm 84.1% còn nợ ngắn hạn chỉ chiếm là 13.5%, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu giảm 6384 trđ tương ứng giảm 16.8% so với năm 2000, nguồn vốn này giảm thông qua việc cắt giảm các quỹ dự phòng. Năm 2001, việc sử dụng vốn của công ty tập trung vào tài trợ cho TSCĐ với nguồn cung ứng là 32960 trđ tương ứng chiếm 44.5% tổng nguồn cung ứng và khoản phải thu là 24703 chiếm 33.3% nguồn cung ứng và một phần được sử dụng để cân đối phần giảm vốn chủ sở hữu. Như vậy, so với năm 2000 việc tài trợ cho các khoản phải thu giảm, doanh nghiệp giảm tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn. Doanh nghiệp tài trợ cho TSCĐ toàn bộ bằng nợ dài hạn, điều này phù hợp với đặc điểm của TSCĐ là thời gian hoàn vốn lâu, số vốn đầu tư lớn từ đó làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Qua đây có thể thấy, doanh nghiệp thu hẹp chiến lược mở thị trường mà bắt đầu thực hiện chiến lược mở rộng sản xuất. Công ty may Đức Giang thực hiện xây dựng các nhà công nghệ cao để năng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời cũng cải thiện điều kiện làm việc của công nhân viên...Ngoài ra, công ty còn sử dụng vốn tài trợ cho khoản mục tiền và dự trữ. Khoản mục tiền tăng 7775 trđ tương ứng 67.4% so với năm 2000, chiếm 10.5% tổng số vốn cung ứng thêm.
Năm 2002, số vốn được cung ứng tăng 88479 trđ, trong đó nguồn vốn được huy động từ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là 45.4%, nợ dài hạn chiếm 30.9%, và một phần chuyển từ khoản khấu hao TSCĐ chiếm 14.4%. Nợ ngắn hạn 40190 trđ tương ứng 118.3% so với năm 2001, trong đó vay ngắn hạn tăng 18415 trđ tương ứng với 200.2% so với năm 2001, chiếm 45.8% nợ ngắn hạn và khoản phải trả tăng 21775 trđ tương ứng 87.8% so với năm 2001, chiếm 54.2% nợ ngắn hạn. Khoản phải trả chính là khoản vốn doanh nghiệp chiếm dụng được trong quá trình hoạt động. Năm 2002, vốn được sử dụng phần lớn tài trợ cho khoản mục phải thu 65541 trđ chiếm 74.1% và khoản xây dựng cơ bản dở dang là 15698 trđ chiếm 17.7% tổng số vốn cung ứng, ngoài ra công ty còn sử dụng để cân đối nguồn vốn chủ sở hữu giảm. Năm 2002, công ty tăng việc tài trợ cho khoản phải thu một lượng lớn điều này cho thấy công ty tiếp tục thu hút khách hàng mở rộng thị trường thông qua chính sách tín dụng trả chậm. Qua đây ta thấy sự thống nhất trong chiến lược của công ty, công ty đầu tiên mở rộng thị trường, tiếp mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời thu hẹp tốc độ mở rộng thị trường, sau đó tăng cường mở rộng thị trường để phù hợp khả năng cung cấp. Tuy nhiên, việc tăng khoản phải thu tạo ra rủi ro lớn gây ứ đọng vốn, mặt khác doanh nghiệp giảm khoản mục tiền càng làm tăng rủi ro thanh toán nếu không có những chính sách phù hợp.
Ngoài việc phân tích sử dụng vốn và nguồn vốn, người ta còn phân tích tình hình tài chính theo luồng tiền để xác định sự tăng giảm tiên và nguyên nhân tăng giản tiền để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.
Tình hình tăng giảm tiền của công ty may Đức Giang
Năm 2001
-Các khoản làm tiền tăng
+TSLĐ khác: 73
+Chi phí XDCBDD: 963
+Nợ ngắn hạn: 10004 trđ
+Nợ dài hạn: 62330 trđ
+Nợ khác: 2928
-Các khoản làm tiền giảm
+Khoản phải thu: 24703
+Dự trữ: 1598
+TSCĐ: 32960
+Chi sự nghiệp: 17
+Đầu tư tài chính dài hạn: 683
+Vốn chủ sở hữu: 6354
-Tăng tiền mặt cuối kỳ: 7775
Năm 2002
-Các khoản làm tiền tăng
+TSLĐ khác: 155
+TSCĐ: 12748
+Nợ ngắn hạn: 40190 trđ
+Nợ dài hạn: 27366
+Nợ khác: 3074
-Các khoản làm tiền giảm
+Khoản phải thu: 65542
+Dự trữ: 1598
+ Chi phí XDCBDD: 963
+Chi sự nghiệp: 17
+Đầu tư tài chính dài hạn: 683
+Vốn chủ sở hữu: 1739
-Giảm tiền mặt cuối kỳ: 4946
Năm 2001, tiền của công ty may Đức Giang tăng 7775 trđ đồng, năm 2002 tiền của công ty giảm 4946 trđ. Trong khi đó khoản phải thu năm 2001 tăng 24703 trđ, còn năm 2002 tăng 65542 trđ, năm 2002 khoản pahỉ thu tăng cao coàn tiền mặt giảm xuống, điều này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải chú ý đến khả năng thanh toán để tránh tình trạng không hay xảy ra trong trường hợp khấch hàng không thanh toán những khoản mua chịu. Nói chung công ty may Đức Giang cần cân đối giữa khoản phải thu và tiền.
Theo các phân tích hiện hành của Công ty may Đức giang và một số ứng dụng phương pháp tỷ số và so sánh thì hai cách đều phản ánh tình trạng tài chính năm 2002 của Công ty may Đức giang kém hơn các năm trước và hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty giảm tuy nhiên theo việc ứng dụng phương pháp tỷ số và so sánh đã phản ánh được nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiệu quả kinh tế giảm và đi sâu phân tích các mặt yếu kém của Công ty
PhầN iii
một số giải pháp ứng dụng phương pháp tỷ số và so sánh vào phân tích tài chính công ty may Đức Giang
I-Định hướng phát triển công ty may Đức Giang trong thời gian tới
Trên cơ sở những kết quả đạt được năm 2002, căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2003 của tổng công ty giao cho công ty may Đức Giang trong đại hội công nhân viên chức đã đề ra mục tiêu phấn đấu, định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới như sau:
1-Mục tiêu chung
- Phát huy hiệu quả đầu tư, khai thác và sử dụng triệt để năng lực sản xuất- đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh với mức tăng trưởng kinh tế từ 35% trở lên.
- Tổ chức thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp .
2 - Chỉ tiêu cụ thể về sản xuất kinh doanh năm 2003
Tổng doanh thu : 350 tỷ đồng
(trong đó doanh thu bán FOB và nội địa chiếm 75%).
Kim ngạch xuất khẩu : tăng 25%
Nộp ngân sách đạt : tăng 10%
Lợi nhuận : 10 tỷ đồng
Tổng số CBCNV : 3.500 người
Thu nhập bình quân : 1.650.000 đồng
- Sản lượng
+ Jacket : 2.661.984 chiếc
+ Sơ mi : 3.706.560 chiếc
+ Quần âu : 1.010.880 chiếc
3 - Chỉ tiêu về năng suất lao động :
Phấn đấu phát huy và áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật đưa các loại cữ gá, mẫu dưỡng áp dụng trong các dây chuyền sản xuất, nhằm tăng năng suất lao động.
- áo jacket đạt : 2,5 chiếc/người/ca trở lên
- áo sơ mi : 15 chiếc/người/ca trở lên
- Quần âu : 10 chiếc/người/ca trở lên
Phấn đấu giảm thời gian giãn ca, thêm giờ làm 15% so với năm 2002 nhưng vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập của người lao động.
4 - Phấn đấu thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp.
5 - Chăm lo đời sống cán bộ CNV
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 100% CBCNV, duy trì và nâng cao chất lượng bữa ăn giữa ca đảm bảo đủ định lượng. Tổ chức cho 30-40% đi thăm quan học tập trong nước và nước ngoài. Tổ chức tốt các đợt thi đua, phong trào luyện tay nghề thành thợ giỏi, phong trào phát huy sáng kiến cải tiến, thực hành tiết kiệm, duy trì và phát huy thành tích trong phong trào văn hoá, văn nghệ thể dục – thể thao.
Thực hiện tốt qui chế dân chủ, duy trì lịch tiếp dân hàng tuần, lắng nghe ý kiến của CBCNV, thực hiện đầy đủ nội dung thoả ước lao động tập thể, nội qui, qui chế của công ty, đảm bảo công bằng, công khai và khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với công ty. Phát động và tổ chức cho 100% CBCNV và tập thể tổ sản xuất đăng ký thực hiện nếp sống văn hoá công nghiệp.
Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ cho CBCNV , cử số cán bộ trong diện qui hoạch đi đào tạo các lớp quản lý của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam; duy trì và nâng cao chất lượng lớp đại học Mỹ thuật thời trang, lớp cao cấp lý luận chính trị ; thường xuyên tổ chức cho Cán bộ Đảng viên, CNV được học tập các chỉ thị Nghị quyết của Đảng, nghe nói chuyện thời sự trong nước và quốc tế.
Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới và thành tích xuất sắc đã đạt được trong năm 2002, toàn thể cán bộ Đảng viên và công nhân viên Công ty May Đức Giang quyết tâm đoàn kết nhất trí cao, phát huy nội lực, đầu tư chiều sâu, khai thác triệt để và có hiệu quả các công trình nhà công nghệ cao số 1 và số 2, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tại các liên doanh May Việt Thành (Bắc Ninh), May Hưng Nhân (Thái Bình) và May Việt Thanh (Thanh Hoá) ... tạo sức mạnh tổng hợp với quyết tâm đạt mức tăng trưởng kinh tế từ 35 – 40%, đẩy mạnh và mở rộng thị trường xuất khẩu đặc biệt là thị trường Mỹ để đạt mức kim ngạch xuất khẩu tăng 25% đến 30%... hoàn thành vượt mức nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho CBCNV... xây dựng Công ty May Đức Giang liên tục phát triển đáp ứng kịp thời yêu cầu chiến lược tăng tốc của ngành Dệt – May Việt Nam từ nay đến năm 2010.
II - giải pháp ứng dụng phương pháp tỷ số và so sánh và phân tích tài chính của công ty may Đức Giang
Trong hoàn cảnh đang chuẩn bị cổ phần hoá của công ty may Đức Giang, hoạt động phân tích tài chính hết sức quan trọng, nó đánh giá tình trạng tài chính của công ty, đánh giá giá trị của doanh nghiệp. Phân tích tài chính giúp định giá của cổ phiếu một cách chính xác, từ đó có thể thu hút được nhà đầu tư, cổ đông mới. Mặt khác, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập trên thế giới mở nhiều cơ hội đầu tư, phân tích tài chính cho thấy tình hình thực tế của công ty từ có thể chọn các danh mục đầu tư thích hợp. Do vậy ứng dụng phân tích tài chính vào công ty may Đức Giang là cần thiết.
1 - Giải pháp ứng dụng phân tích tài chính
1.1 - Hoàn thiện công tác kế toán, kiểm toán
Theo trình tự phân tích tài chính, bước đầu tiên là thu thập thông tin, xử lý thông tin, cuối cùng là dự đoán và ra quyết định. Trong bước thứ nhất, doanh nghiệp cần thu thập các thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin này bao gồm thông tin kế toán và các thông tin quản trị khác, trong đó thông tin kế toán thực sự quan trọng, các thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác giúp hoạt động phân tích tài chính có thể thực hiện, và được thực hiện chuẩn xác, hiệu quả hơn, bởi vì mọi hoạt động phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đều dựa trên các số liệu kế toán được lập hành quý, hàng năm Qua việc thực trạng hoạt động kế toán, ta thấy để ứng dụng phân tích tài chính có hiệu quả trước hết phải hoàn thiện công tác công tác kế toán, kiểm toán.
Hoàn thiện công tác kế toán, kiểm toán nhằm cung cấp những nguồn thông tin cần thiết, đầy đủ, chính xác, cho hoạt động phân tích. Vì kế toán là việc quan sát, ghi chép, phân loại, tổng hợp, các hoạt động của doanh nghiệp và trình bày kết quả nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra quyết định về kinh tế, chính trị, xã hội, và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Bộ phận kế toán có 18 người trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không đồng đều, một số cán bộ đảm trách khối lượng công việc quá nhiều nên không xử lý kịp thời các nghiệp vụ phát sinh dẫn đến những sai sót.
Công tác hạch toán kế toán có vai trò tích cực đối với việc quản lý vốn tài sản và phân tích các hoạt động tài chính trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đổi mới và tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán để thích nghi với yêu cầu và nội dung của quá trình đổi mới trong cơ chế quản lý là hết sức cần thiết.
Một thực trạng hết sức phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay là khâu hạch toán tại các doanh nghiệp thường làm theo hướng dẫn từ trên xuống nhằm đối phó với cơ quan thuế. Sự vênh nhau giữa cách tính thông thường trên sổ sách với thực tế khiến nhà quản lý rất lúng túng khi chỉ đạo kinh doanh. Do vậy, đơn vị cần phải thực hiện báo cáo kế toán đúng thực tế nhằm có những giải pháp phù hợp với tình hình. Mặt khác công tác hạch toán kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung đều rất cần những thông tin cập nhật hàng ngày, nhanh, chính xác, toàn diện. Để đáp ứng được nhu cầu này Tổng công ty nên từng bước tin học hoá mọi khâu trong quá trình quản lý kinh doanh, trước hết nên ứng dụng tin học trong công tác kế toán để giảm nhẹ việc ghi chép, tính toán thủ công, tăng độ chính xác để theo kịp những biến đổi hàng ngày nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả phân tích tài chính.
Song song với những công việsc đó, việc thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ thường xuyên và nghiêm túc là hết sức cần thiết. Công tác này sẽ giúp phát hiện những sai phạm hoặc lầm lẫn trong công tác kế toán ngay từ những bước đầu, nhờ đó sẽ hạn chế ở mức cao nhất những sai lệch số liệu trong các khâu tiếp theo và đặc biệt là khâu lập báo cáo kế toán. Việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ càng chặt chẽ thì công tác kinh doanh nói chung cũng như việc phân tích tài chính càng chính xác. Để hỗ trợ cho công tác này cần tổ chức tốt công tác kế toán, chuyển đổi theo chế độ kế toán mới nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh
1.2 - Đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính
Yếu tố con người là một yếu tố quan trọng trong công tác phân tích tài chính, muốn ứng dụng phân tích tài chính vào doanh nghiệp thì nhân tố con người đóng vai trò quan trọng bởi vì không thể thực hiện phân tích tài chính bởi một nhân viên không có nghệp vụ phân tích tài chính. Chất lượng phân tích tài chính phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố con người có ảnh hưởng rất lớn. Nếu tất cả các yếu tố có tác động đến phân tích tài chính đều thuận lợi nhưng công tác phân tích được giao cho người yếu về chuyên môn nghiệp vụ phân tích, thiếu đầu óc quan sát, thiếu việc đánh giá sự vật trong mối quan hệ tài chính thì chắc chắn kết quả phân tích sẽ không đáng tin cậy, phiến diện và các quyết định đưa ra không sử dụng được, nếu sử dụng sẽ mang lại những thiệt hại cho doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, không có công tác phân tích tài chính, hoặc nếu có thì giao cho phòng tài chính kế toán thực hiện mà chuyên môn chính của họ là kế toán chứ không phải tài chính. Công ty may Đức Giang cũng không ngoại lệ. Việc phân tích tài chính của công ty mới chỉ được thực hiện dưới hình thức thuyết minh báo cáo tài chính, chưa tạo đủ cơ sở để đánh giá toàn diện tình hình tài chính của đơn vị; các nhân viên chưa có chuyên môn về phân tích tài chính. Hơn nữa, với những thay đổi của hệ thống kế toán, pháp luật Việt Nam có thể nói là thường xuyên. Vì vậy trong thời gian tới, công ty cần có sự đầu tư thích đáng, có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán để nâng cao chất lượng kết quả phân tích tài chính.
Để phân tích tài chính, người phân tích phải là những cán bộ có chuyên môn, trình độ cao về tài chính, được đào tạo chính quy, am hiểu sâu rộng về đặc điểm kinh doanh của công ty, nắm vững quy chế, chính sách quản lý tài chính, chính sách thuế của nhà nước cũng như tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, những định hướng kinh doanh trong thời gian tới. Do đó, doanh nghiệp nên chú trọng tổ chức đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính thông qua việc tổ chức cho nhân viên tham gia học tập tại các trường đại học, hay tổ chức các khoá học ngắn để nâng cao trình độ, công ty nên tổ chức các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán bằng cách mời các chuyên gia có kinh nghiệm đến dạy hoặc cử nhân viên tham dự các lớp học về kế toán do Bộ tài chính mở. Thêm vào đó, công ty may Đức Giang hoạt động chính trong lĩmh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may nên trong xu thế hội nhập hiện nay đội ngũ kế toán của công ty rất cần thiết phải biết các chế độ kế toán quốc tế, vì vậy công ty nên cử nhân viên tham dự các lớp học về kế toán Quốc tế do các tổ chức tài chính Quốc tế mở ở Việt Nam và nếu có điều kiện nên cử nhân viên ra nước ngoài khảo sát thực tế công tác phân tích tài chính.
Trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng quản lý. Chính vì vậy, tầm quan trọng của phân tích tài chính ngày càng được khẳng định và đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính giỏi về chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, về môi trường kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách tài chính của Nhà nước, chính sách thuế, những xu thế biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước...
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay đối với công ty là không có cán bộ chuyên trách về phân tích tài chính, công việc này do các nhân viên phòng tài chính - Kế toán thực hiện. Vì vậy, về lâu dài, công ty bên cạnh việc cử nhân viên đi bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cũng cần phải tuyển thêm người chuyên trách việc phân tích tài chính của công ty hoặc cắt cử người có năng lực trong số nhân viên của công ty để đào tạo thực hiện công tác phân tích tài chính của công ty.
Công ty cũng cần tổ chức hướng dẫn, cập nhật cho các cán bộ quản lý nói chung và cán bộ phân tích nói riêng về việc áp dụng các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty mới được ban hành. Bên cạnh đó, công ty nên tổ chức thi tuyển nhằm chọn ra những cán bộ trẻ có nghiệp vụ về tài chính doanh nghiệp, năng động, sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả công việc.
1.3 - Sử dụng đầy đủ thông tin
Để công tác phân tích tài chình đạt được kết quả chính xác, đánh giá đúng thực trạng bức tranh tài chính của doanh nghiệp, yêu cầu nhà phân tích phải kết hợp đồng bộ nhiều nguồn thông tin
Với nguồn thông tin bên ngoài
Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành: Đây là chỉ tiêu tham chiếu quan trọng của Tổng công ty. Nhìn chung, đến nay hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành đã có nhưng chưa đầy đủ và thường không chính xác, cập nhật. Hiện nay, theo quy định của Nhà nước, mỗi năm các doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính của mình cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và Bộ kế hoạch và đầu tư nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, đối với một số doanh nghiệp, theo quy định của Nhà nước phải công khai một số tỷ lệ tài chính. Vì vậy, các cơ quan nói trên hoàn toàn có thể cung cấp các chỉ tiêu trung bình ngành cho công ty khi công ty yêu cầu. Tuy nhiên, một thực trạng hết sức phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay là khâu hạch toán thường làm để đối phó với các cơ quan thuế vụ và cấp trên. Không hiếm trường hợp một doanh nghiệp có ba loại sổ sách hạch toán riêng: một cho mình, một cho cấp trên, một cho cơ quan thuế vụ. Chính vì vậy, các chỉ tiêu trung bình ngành thường sai lệch so với thực tế. Mặt khác, hoạt động phân tích tài chính ở nước ta chưa trở thành việc làm thường xuyên và hệ thống thông tin chưa hoàn hảo nên các chỉ tiêu trung bình ngành dù quan trọng nhưng hiện tại, công ty chỉ nên xem đó là tiêu chuẩn để tham khảo. Do đó, các cán bộ giỏi về chuyên môn, am hiểu thị trường mới là quan trọng. Nguồn thông tin bên ngoài cần bao gồm những thông tin về tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Để có được nguồn thông tin này các cán bộ phân tích có thể theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình..., đặt mua các văn bản pháp luật mới có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty. Trên cơ sở đó, cán bộ phân tích sử dụng những thông tin này để dự đoán nhu cầu tài chính doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm tới.
Với nguồn thông tin bên trong
Tổng công ty cần thu thập tất cả các số liệu kế toán cần thiết để lập đầy đủ các báo cáo tài chính, nguồn thông tin chủ yếu cho phân tích tài chính. Các thông tin này phải được cung cấp một cách kịp thời, cập nhật, đầy đủ để công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả.
Hiện nay, công ty chưa tiến hành lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và đây là một thiếu sót của công ty mặc dù vẫn biết rằng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa được quy định là bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhưng nó vẫn được khuyến khích lập và sử dụng. Bởi thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ có những thông tin rõ nét về việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá khả năng tạo tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán và dự đoán luồng tiền trong kỳ tiếp theo. Mặt khác, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cung cấp các thông tin để tạo ra tài sản tương tiền, cung cấp các thông tin về nguồn tiền hình thành từ các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính, hoạt động bất thường... để đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, công ty cũng chưa lập bảng tài trợ, đây là công cụ hữu hiệu của các nhà quản lý tài chính. Nó cho biết nguồn hình thành các nguồn vốn cung ứng và việc sử dụng các nguồn vốn đó. Đây là nguồn thông tin giúp cho việc thực hiện phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, để nâng cao chất lượng phân tích tài chính. Vì vậy, việc lập đủ các báo cáo tài chính sẽ tạo ra một ấn tượng tốt về quy củ trong quản lý tài chính của công ty trước các đối tác, tạo nên lợi thế cho công ty trong thời gian tới.
1.4 - Máy tính hoá các thiết bị làm việc
Hiện nay, công ty may Đức Giang đang chuẩn bị cổ phần hoá nên khối lượng công việc của các nhân viên phòng tài chính – kế toán tăng lên nhiều. Trong điều kiện làm việc hiện nay, các thiết bị như máy tính không đủ để các nhân sử dụng gây chậm tiến độ làm việc, giảm năng suất lao động. Cho nên đầu tư công nghệ tin học cho phòng là cần thiết, giúp cho công tác kế toán được thuận lợi, việc thu thập, xử lý thông tin được đầy đủ, kịp thời, chính xác, đây là cơ sở để tạo các nguồn thông tin cần thiết cho công tác phân tích tài chính. Mặt khác, nó còn giúp cho công tác phân tích tài chính được thực hiện đơn giản, dễ dàng hơn, đựoc tiến hành thuận lợi.
Hiện nay, trên thế giới, việc sử dụng công nghệ tin học trong trong các doanh nghiệp trở lên phổ biến. Công nghệ tin học giúp các doanh nghiệp có thể cập nhật được thông tin có liên quan tới ngành sản xuất kinh doanh của họ, các thông tin có liên quan thông qua mạng. Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập, công nghệ tin học là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
1.5 - Đẩy mạnh việc nghiên cứu về công tác phân tích tài chính
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công tác phân tính tài chính ngày càng trở lên quan trọng và đượcnhiều đối tượng quan tâm cho nên cần phải nâng cao hiệu quả phân tích tài chính. Để đưa ra được những kết luận chính xác, phân tích tài chính cầnđược thực hiện dựa trên việc kết hợp nhiều phương pháp phân tích tài chính. Do đó, đẩy mạnh nghiên cứu các phương pháp phân tích tài chính tạo cơ sở cho việc có thể ứng dụng tốt các phương pháp trong phân tích tài chính.
2 - Kiến nghị đối với cơ quan hữu quan và Nhà nước
- Hoàn thiện hệ thống kế toán kiểm toán để tạo cơ sở cho việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác: yêu cầu các doanh nghiệp phải lập đầy đủ các báo cáo tài chính làm cơ sở cho việc phân tích tài chính.
- Yêu cầu thực hiện công khai tài chính: Bắt buộc các doanh nghiệp phải lập các báo cáo tài chính để công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở đó buộc các doanh nghiệp phải phân tích tài chính từ đó đưa ra các quyết định để có thể tồn tại trong nền kinh tế cạnh tranh.
- Để tạo thuận lợi cho việc phân tích và nâng cao chất lượng phân tích, Nhà nước đưa ra chuẩn hoá, thước đo hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp.
- Tổng công ty hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo cán bộ phân tích tài chính trong việc tổ chức lớp học cho nhân viên của các doanh nghiệp thuộc tổng công ty.
- Bộ tài chính cần có sự ổn định tương đối trong việc ra các chế độ, chính sách về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hạch toán kinh doanh, lập báo cáo kế toán tài chính và dễ dàng tính các chỉ tiêu trong phân tích tài chính: Bộ cần có quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm cung cấp các thông tin về luồng vào, ra trong kỳ, phản ánh trạng thái động của doanh nghiệp để có thể sớm bổ sung cho các tài liệu khác như BCĐKT, BCKQKD khi đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác nên có quy định cụ thể về vấn đề doanh nghiệp phải thực hiện công khai báo cáo tài chính. Ngoài ra, cần tiến tới yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện phân tích tài chính để tự đánh giá hoạt động của mình và báo cáo lên cơ quan cấp trên. Bộ tài chính cần có hướng dẫn cụ thể và các biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện phân tích tài chính tại doanh nghiệp mình.
Chính phủ cần sớm có các quy định mang tính chất bắt buộc đối với việc phân tích tài chính hàng năm của doanh nghiệp, đưa ra hệ thống chỉ tiêu trong từng ngành để các doanh nghiệp có cơ sở chính xác trong việc đánh giá vị thế của mình, hoàn chỉnh hệ thống thông tin kinh tế và dự báo thị trường, làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, tiếp tục hoàn thiện thị trường chứng khoán ở Việt Nam để tăng cường huy động vốn trong và ngoài nước.Thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư..., hoà nhập thị trường vốn trong nước với khu vực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự huy động vốn thông qua các hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu, góp vốn liên doanh...
Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Đây là vấn đề cơ bản, quyết định sự phát triển có hiệu quả của doanh nghiệp. Chính phủ nên nghiên cứu và ban hành các nghị định, quy chế quản lý tài chính theo sát, phù hợp với thực tế nhằm tạo nền tảng cho các doanh nghiệp quản lý tốt hoạt động kinh doanh, tiến tới tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng tự chủ về tài chính, độc lập trong kinh doanh.
Với các khoản nợ khó đòi hiện nay, Nhà nước chỉ cho phép trích lập dự phòng theo tinh thần thông tư số 64TC /TCDN ngày 15/9/1997 của Bộ tài chính. Cũng theo thông tư này, việc xử lý xoá nợ đối với các con nợ là pháp nhân phải có quy định của toà án phá sản doanh nghiệp hoặc quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp xử lý xoá nợ đối với những khoản nợ nhỏ mà không có khả năng đòi được, đã treo nợ từ nhiều năm hoặc đối với những khoản công nợ nhỏ mà khoảng cách từ đơn vị tới khách nợ quá xa nếu đi để thu hồi được công nợ thì chi phí cho việc đòi nợ còn lớn hơn số nợ thu được.
Phần kết luận
à
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước… vì thế công tác phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp để từ đó có thể đưa ra các quyết định tài chính phù hợp trở thành một vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp. Hơn thế nữa, những thông tin do công tác phân tích tài chính đem lại còn thiết thực đối với nhiều chủ thể trong nền kinh tế.
Được đi thực tập để cọ xát với thực tế chuyên môn nói riêng, thực tế cuộc sống nói chung đã giúp em nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính trong mỗi doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập vừa qua, với vốn kiến thức đã được thầy giáo, cô giáo Trường ĐH Kinh tế quốc dân và sự hướng dẫn của TS. Đào Văn Hùng em đã hoàn thành đề tài: "ứng dụng phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh vào phân tích tài chính tại Công ty may Đức Giang"
ở một chừng mực nhất định, phù hợp với khả năng của bản thân, em đã giải quyết được yêu cầu và mục đích đặt ra. Song, đây là một vấn đề tổng quát, phức tạp đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tiễn, với trình độ năng lực có hạn và thời gian thực tập không dài, nên việc thực hiện đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung ý kiến của các thầy, các cô và các cô chú trong công ty may Đức Giang giúp đỡ em để bản chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống Kê- 1999.
2. PTS. Nguyễn Văn Công, NXB Giáo dục 1996
Phân tích tài chính doanh nghiệp
3.. Josetts Peyard. Đỗ Văn Thuận dịch. NXB Thống Kê- 1997.
Phân tích tài chính doanh nghiệp
4. PGS- PTS Phạm Thị Gái . Trường ĐH KTQD. NXB Giáo Dục- 1997.
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh.
5. PTS- Nguyễn Năng Phúc. ĐH KTQD- NXB Thống Kê, Hà Nội-1998.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
6. PTS- Nguyễn Thế Khải- NXB Tài chính, Hà Nội- 1997.
. Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp
7. PTS.Vũ Duy Hào - Đàm Văn Huệ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. NXB Thống Kê - 1998
Quản trị tài chính doanh nghiệp
8. TS. Lưu Thị Hương Đại học Kinh tế Quốc dân NXB Giáo dục 2002
Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp
9. Tạm chí Tài chính, Ngân hàng, nghiên cứu kinh tế
10. Các báo cáo tài chính của công ty may Đức giang năm 1999- 2002
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- S0015.doc