Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim

MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Kim loại cơ bản ( đồng, kẽm, chì, nickel..) là nguyên liệu quan trọng phục vụ cho ngành công nghiệp của Việt Nam. Nguồn nguyên liệu quan trọng này phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam. Đặc tính thị trường kim loại cơ bản là qui cách, chất lượng sản phẩm, giá cả giao dịch phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường kim loại thế giới, đại diện là sàn giao dịch kim loại London –LME, sàn giao dịch chuẩn của ngành kim loại cơ bản trên thế giới. Giá kim lo

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3169 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại trên thị trường kim loại thế giới trong những năm gần đây biến động mạnh. Sau giai đoạn giá kim loại bùng nổ trong những năm 2005 - 2006, nay là giai đoạn suy giảm nghiêm trọng. Đến cuối quý 3 năm 2008, giá một số kim loại cơ bản như kẽm, nickel đã mất từ 50% đến 70% giá trị so với mức giá kỷ lục đạt được vào 2006 và nửa đầu 2007. Một trong những yếu tố tác động đến giá kim loại thế giới là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra và sự bất ổn của thị trường tài chính thế giới. Sử dụng các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro ngày càng được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới từ thị trường cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, kim loại, đến nông sản v.v Đối với thị trường kim loại cơ bản, phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng giao sau (futures contract) được nhiều nhà sản xuất, kinh doanh lựa chọn. Phương thức này giúp các nhà sản xuất, kinh doanh hạn chế hoặc loại trừ rủi ro về giá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó ổn định được lợi nhuận mục tiêu. Hoạt động chính trong ngành kim loại cơ bản, Công ty Gia Kim đang đối mặt với không ít những khó khăn do những rủi ro từ giá kim loại biến động không như dự kiến. Để giảm thiểu rủi ro này, ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng hợp đồng giao sau (futures contract) qua sàn LME là một nhu cầu rất cấp thiết đối với công ty Gia Kim. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. w Nghiên cứu tính năng phòng ngừa rủi ro về giá của hợp đồng giao sau, đặc biệt của hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London-LME. w Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và những rủi ro về biến động giá của mặt hàng kim loại tại công ty Gia Kim. w Đề xuất những phương án phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng hợp đồng giao sau (futures contract) qua sàn giao dịch kim loại London – LME để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty Gia Kim. 3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. w Phạm vi nghiên cứu Không gian: tại công ty Gia Kim Thời gian: từ 2006 đến 2008 w Đối tượng nghiên cứu: phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng hợp đồng giao sau qua sàn giao dịch kim loại London –LME 4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN. v Phân tích định lượng: Số liệu thống kê dùng cho mục đích phân tích bao gồm: Nguồn số liệu kinh doanh thực tế tại công ty Gia Kim, Số liệu tổng hợp, biểu đồ phân tích về giá cả kim loại thế giới trong những năm qua từ nguồn Reuters, Bloomberg. v Phương pháp thống kê, phân tích mô tả 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng sau giao và phòng ngừa rủi ro. Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và những rủi ro về biến động giá của mặt hàng kim loại cơ bản tại công ty Gia Kim. Chương 3: Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng hợp đồng giao sau qua sàn kim loại London- LME để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh mặt hàng kim loại cơ bản của Công ty Gia Kim Kiến nghị Kết luận CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG GIAO SAU VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO (HEDGING) 1.1. GIỚI THIỆU VỀ SÀN GIAO DỊCH KIM LOẠI LONDON (LONDON METAL EXCHANG – LME). Sàn giao dịch kim loại London (London Metal exchange -LME), được thành lập từ 1877, là sàn giao dịch kim loại màu lớn nhất thế giới với 90% thị phần giao dịch kim loại toàn cầu. Doanh số của LME tăng 9% trong năm 2007 đạt kỷ lục 93 triệu lô, tương đương 9.500 tỷ USD năm và từ 35-45 tỷ USD ngày (theo số liệu được công bố trên website của LME www.lme.com). LME đưa ra hợp đồng giao sau và hợp đồng quyền chọn cho 6 kim loại cơ bản: nhôm, đồng, nickel, thiếc, chì, kẽm và 2 hợp đồng nhôm hợp kim, cũng như chứng chỉ của những kim loại này. [Phụ lục 1] Người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất sử dụng giá chính thức của LME để định giá cho các hợp đồng mua bán hàng thực tế của họ. Mục đích thành lập LME: Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ kim loại ở mức cao. Phòng ngừa rủi ro về giá (hedging) Do đó cần một thị trường giao dịch chính thức để: Cố định thời gian giao dịch Hợp đồng chuẩn Cung cấp giá và các thông tin tham chiếu cho thị trường. Phương thức giao dịch của sàn LME: - Đấu thầu trực tiếp- Ring trading - Giao dịch giữa các thành viên qua điện thoại- Inter Office trading - Giao dịch điện tử - LME select Thời gian giao dịch (Theo giờ London) Ring Trading Inter Office LME select 11.45 - 17.00 24/24 1.00-19.00 1.2. HỢP ĐỒNG GIAO SAU (FUTURES CONTRACT). Định nghĩa hợp đồng giao sau. Hợp đồng giao sau là một hợp đồng mua hoặc bán hàng hóa với một ngày cụ thể trong tương lai với mức giá được thỏa thuận hôm nay. Các hợp đồng này được tiêu chuẩn hóa, chúng được giao dịch trên một sàn giao dịch và được điều chỉnh theo thị trường hàng ngày trong đó khoản lỗ của một bên được chỉ trả cho bên còn lại. [7, trang 33 và 109] Các hợp đồng được tiêu chuẩn hóa: sàn giao dịch qui định cụ thể nội dung hợp đồng được giao dịch. Hợp đồng qui định chi tiết về quy mô hợp đồng, đơn vị tính, giao động giá tối thiểu, cấp độ và giờ giao dịch, điều kiện giao hàng và giới hạn giá hằng ngày. Mỗi sàn giao dịch giao sau đều phát hành những hợp đồng giao sau (futures contract) theo qui định riêng của mình. Hợp đồng giao sau (futures contract) của sàn giao dịch LME: Không giống các sàn giao dịch hàng hoá khác, LME thường giao dịch theo các ngày xác định, hợp đồng giao sau đáo hạn 3 tháng (futures contract – 3 months) được giao dịch hàng ngày. Ngày đáo hạn (prompt date) liên tục hàng ngày là điểm khác biệt quan trọng giữa LME và các sở giao dịch kỳ hạn khác. Giao dịch giao sau 3 tháng diễn ra hàng ngày, giao dịch kỳ hạn giao dịch hàng tuần, kế đến giao dịch hàng tháng cho các hợp đồng giao sau 15,27,63 tháng. Giao dịch được tiến hành theo lô (lot) chứ không theo tấn, mỗi lô Nhôm, đồng, chì, kẽm là 25 tấn, Nickel là 6 tấn, thiếc 5 tấn, hợp kim nhôm và NASAAC: 20 tấn, PP và LL là 24.75 tấn. Hợp đồng chuẩn của tất cả các kim loại được giao dịch trên sàn LME đều có qui định rõ về đặc điểm tính chất của kim loại như hình dáng, trọng lượng, cách đóng gói, bao bì. Khi tiến hành giao dịch, người giao dịch thường quan tâm nhiều nhất đến tiêu chuẩn về chất lượng và hình dáng kim loại. Các sàn giao dịch kim loại: LME, COMEX, TOKYO, CHICAGO BOARD Sàn giao dịch yêu cầu tất cả các thành viên tham gia thị trường thực hiện ký quỹ. Nếu hợp đồng giao sau tăng giá trị trong ngày giao dịch, mức tăng này được cộng vào tài khoản ký quỹ và ngược lại nếu giảm giá trị, khoản lỗ sẽ được trừ ra. Nếu tài khoản ký quỹ giảm dưới một mức tối thiểu sẽ bị yêu cầu ký quỹ bổ sung. Điều chỉnh theo thị trường hàng ngày: Thay vì giao nhận giá trị hợp đồng thông qua việc thanh toán đơn nhất vào ngày đáo hạn, thay đổi trong giá trị của các hợp đồng giao sau được thực hiện vào cuối ngày chúng được giao dịch. Vì thế hợp đồng giao sau có tính chất tiền mặt, hoặc điều chỉnh theo thị trường hàng ngày. Các khoản lãi và thua lỗ trên thị trường giao sau phản chiếu tương tự những gì xảy ra trên thị trường giao ngay. Bằng việc thực hiện vị thế ngược lại trên thị trường giao ngay, những người phòng ngừa có thể giảm thiểu được rủi ro về giá . Những thua lỗ trên thị trường giao ngay được bù đắp bằng lợi nhuận trên thị trường giao sau và ngược lại . Vị thế mua và vị thế bán trên thị trường giao sau. 1.2.2.1 Vị thế mua. Định nghĩa: vị thế mua dùng để chỉ trạng thái nắm giữ hợp đồng mua giao sau của người tham gia thị trường giao sau. Quá trình mua giao sau được gọi là thực hiện vị thế mua. [7, trang 463] Bán Lợi nhuận $ Thời gian Mua Hình 1.1: Đường biểu diễn vị thế mua trên thị trường giao sau Hình 1.1 mô tả việc nhà giao dịch mua hợp đồng giao sau có thể kiếm lời nếu hợp đồng này được bán với giá cao hơn. 1.2.2.2 Vị thế bán. Định nghĩa: vị thế bán dùng để chỉ trạng thái nắm giữ hợp đồng bán giao sau của người tham gia thị trường giao sau. Quá trình bán giao sau được gọi là thực hiện vị thế bán. [7, trang 463] $ Lợi nhuận Mua Bán Thời gian Hình 1.2 Đường biểu diễn vị thế bán trên thị trường giao sau Hình 1.2 mô tả việc nhà giao dịch bán hợp đồng giao sau có thể kiếm lời nếu hợp đồng này được mua lại với giá thấp hơn. Basic. Định nghĩa: Basic thường được định nghĩa là mức chênh lệch của giá giao ngay trừ đi giá giao sau. [7, trang 470] Ví dụ: Vào 16/07/2008, giá kẽm 3 tháng (giá kẽm giao sau 3 tháng) LME là 1812 USD/ tấn, giá giao ngay là 1775 USD/ tấn. Basic ngày 16/07/2008 là -37 USD/ tấn. Liên kết giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau cho phép những người phòng ngừa rủi ro sử dụng thị trường giao sau để bù đắp rủi ro về giá trên thị trường giao ngay. Giá hàng hóa trên thị trường giao ngay và thị trường giao sau chuyển động cùng chiều do đó nếu người phòng ngừa rủi ro trên thị trường giao sau thực hiện một vị thế trái ngược với vị thế đang nắm giữ trên thị trường giao ngay thì khi giá trên thị trường giao ngay bất lợi cho người phòng ngừa, giá trên thị trường giao sau sẽ thuận lợi và bù đắp cho khoản thiệt hại trên thị trường giao ngay. Mối quan hệ giữa thị trường giao ngay và giao sau được đo lường bằng basic. Basic thường không phải là một hằng số bất biến. Người giao dịch rất cần một basic tương đối ổn định hoặc là có thể dự đoán được để đoán chắc rằng lợi nhuận (hoặc thua lỗ) trên thị trường giao sau và thị trường giao ngay có thể bù đắp lẫn nhau được Ví dụ: basic kẽm ngày 16/07/2008 là -37USD/ tấn nhưng basic ngày 21/07/2008, basic kẽm là - 24USD/ tấn (1845 USD – 1869 USD= -24 USD) 1.2.4 Đóng vị thế một hợp đồng giao sau. Nghĩa vụ của một hợp đồng giao sau có thể được thực hiện thông qua quá trình giao hàng hoặc là thông qua bù trừ. Trong trường hợp thanh tóan bù trừ người nắm giữ hợp đồng giao sau sẽ thực hiện một vị thế bằng nhau nhưng trái ngược với vị thế giao sau hiện tại. Đối với hợp đồng giao sau qua sàn LME, cần lưu ý đến ngày đáo hạn hợp đồng. Để đóng một hợp đồng giao sau bằng một hợp đồng giao sau khác trái ngược thì hai ngày đáo hạn phải trùng nhau, do đó còn phải thực hiện một lệnh đóng trạng thái (net-off) để chuyển ngày đáo hạn của hai vị thế về trùng nhau. Tùy từng trường hợp net-off sẽ phát sinh chi phí hoặc sinh thêm lợi nhuận. w Thị trường tiến (contango), phòng ngừa vị thế mua, net-off phát sinh chi phí w Thị trường tiến (contango), phòng ngừa vị thế bán, net-off sinh lợi nhuận. w Thị trường lùi (backwardation), phòng ngừa vị thế mua, net-off sinh lợi nhuận w Thị trường lùi (backwardation), phòng ngừa vị thế bán, net-off sinh chi phí 1.2.5 Cơ chế của phòng ngừa rủi ro về giá. Phòng ngừa thông qua hợp đồng giao sau cho phép các nhà sản xuất thiết lập một mức giá cố định. Do bản chất bù trừ của hợp đồng giao sau và hợp đồng giao ngay nên bất kỳ khoản lỗ (hoặc lãi) nào trong một thị trường này sẽ được bù trừ bằng một khoản lãi (hoặc lỗ) trong thị trường khác. Vấn đề quan trọng và cũng là kết quả cuối cùng của việc tham gia vào hợp đồng giao sau là nhà sản xuất sẽ có khả năng chốt lại mức giá cố định cho mình và hiệu ứng cuối cùng đối với nhà sản xuất là như thế nào sẽ phụ thuộc vào basic. Khi basic không thay đổi thì nhà sản xuất hiệu quả đạt được là bù đắp 100% rủi ro nhưng nếu basic tăng hoặc giảm thì tùy vào vị thế đang nắm giữ mà hiệu quả có thể thấp hoặc cao hơn mong đợi. Hợp đồng giao sau là một trong bốn công cụ phái sinh được sử dụng trong phòng ngừa rủi ro: hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng giao sau (futures), hợp đồng quyền chọn (options), hợp đồng hoán đổi (swap). Mỗi công cụ thích nghi với 1 loại thị trường Đối với giao dịch kim loại cơ bản, LME giới thiệu sử dụng hợp đồng giao sau trên sàn LME kết hợp với kế hoạch mua bán hàng thực tế là một công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro về giá. Đặc tính của hợp đồng giao sau. Quản lý rủi ro biến động giá: khả năng bù trừ của hợp đồng giao sau cho phép những người phòng ngừa rủi ro hòa vốn. Giá thị trường hình thành công khai và minh bạch. Giá được hình thành thông qua hệ thống đấu giá công khai như thế chính là một biểu hiện cụ thể của cơ chế giá được hình thành do các tác động của lực cung và cầu Tính thanh khoản: đây là chìa khóa cho bất cứ thành công nào của hợp đồng giao sau. Tất cả những thành viên tham gia thị trường đều kỳ vọng các biến động giá cả là nhẹ nhàng hoặc có thể dự báo được. Số lượng các giao dịch càng lớn nhưng không gây tác động đến giá thì thị trường càng được gọi là “có tính thanh khoản” Tính hiệu quả: thị trường giao sau tạo khả năng cho tất cả những người tham gia giao dịch với khối lượng lớn hay với khối lượng giao dịch tương đối thấp. Tổng lợi nhuận bằng zero: Giao dịch giao sau thường có tổng lợi nhuận bằng 0, bất cứ khoản lợi nhuận nào của người này là khoản lỗ của người khác trong thị trường. Đối với những người phòng ngừa rủi ro, lợi nhuận hoặc thua lỗ của họ được bù trừ bằng lỗ, lợi nhuận trên thị trường giao ngay. 1.3 PHÒNG NGỪA RỦI RO (HEDGING). 1.3.1 Khái niệm. Phòng ngừa rủi ro (Hedging) hàm ý chỉ một giao dịch được thiết kế sao cho làm giảm hoặc trong một vài trường hợp loại trừ được rủi ro. Có một số giao dịch thích hợp với phòng ngừa rủi ro trên hợp đồng kỳ hạn nhưng lại có một số rủi ro thích hợp hơn nếu như sử dụng hợp đồng giao sau, và trong một số trường hợp hợp đồng quyền chọn lại thích hợp hơn. Trong việc lựa chọn một công cụ nào đó, thường là sự đánh đổi giữa thuận lợi và bất lợi của chúng do đó đôi khi phụ thuộc vào người phòng ngừa rủi ro. Ví dụ thói quen sử dụng công cụ nào đó, hoặc đối thủ cạnh tranh sử dụng v.v 1.3.2 Các loại phòng ngừa rủi ro (hedging) bằng hợp đồng giao sau. 1.3.2.1 Phòng ngừa vị thế bán. Phòng ngừa vị thế bán nghĩa là phòng ngừa bằng cách bán trên thị trường giao sau. Người phòng ngừa rủi ro đang nắm giữ một tài sản và đang sợ một sự sụt giá của tài sản và xem xét phòng ngừa bằng việc bán trên thị trường giao sau. Ví dụ phòng ngừa vị thế bán: Giả dụ hiện giờ đang là thời điểm ở tháng sáu: Nhà sản xuất có thông tin cho biết giá kẽm giao ngay dự kiến vào tháng 10/2008 có khả năng là $1.850/ tấn. Ở thời điểm 03/06/08, giá kẽm LME giao ngay là $1.911. Do có thông tin về giá giao ngay kỳ vọng tháng 9 là $1.850, nên nhà sản xuất đi đến quyết định chốt bán một phần sản lượng sẽ bán vào cuối tháng 9 ở mức $ 1.850 (đúng như mức giá kỳ vọng) trên thị trường giao sau bằng hợp đồng 3 tháng. Khi ra quyết định này nhà sản xuất có niềm tin rằng mức giá $1.850 sẽ tạo ra một tỉ suất sinh lợi hợp lý cho mình, phòng ngừa rủi ro sẽ hạn chế bất kỳ khoản lỗ tiềm ẩn nào, nếu có, do giá thị trường có khả năng sụt giảm vào tháng 10/2008. Trường hợp 1: Vào tháng 9, giá giao sau 3 tháng LME tăng lên là $1.870, kết quả là người bán giao sau lỗ $20 ( Bán $1.850 vào tháng 6 và mua lại $1.870 vào tháng 9) 1850 1870 Vị thế bán lỗ $20 Tháng 02 Tháng 09 Hình 1.3 Phòng ngừa vị thế bán – giá giao sau tăng $20 Hình 1.3 cho thấy trường hợp lỗ từ vị thế bán, do giá giao sau tăng lên $20 . Giả định basic (chênh lệch giữa giá giao sau và giá giao ngay) là một hằng số. Trong trường hợp này, do basic được giả định là một hằng số không đổi vì thế giá giao ngay tháng 9 cũng tăng $20, từ $1.850 lên $1.870. Lúc bấy giờ nhà sản xuất sẽ bán hàng hóa trên thị trường giao ngay và thu về $20 lợi nhuận. Kết cuộc này bù đắp lại vào $20 khoản lỗ trên thị trường giao sau. Hình 1.4 cho chúng ta nhận diện được cơ chế này . 1850 1870 Vị thế mua lãi $20 Tháng 06 Tháng 09 Vị thế bán lỗ $20 Giao ngay Giao sau Hình 1.4: Lỗ vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lãi giao ngay- Giá giao ngay tăng $20 Đây là tổng số lợi nhuận ròng cả giao dịch giao ngay và giao dịch giao sau, chúng sẽ xác định hiệu quả của phòng ngừa trong khi chốt các mức giá. Việc các giao dịch có được bù trừ hoàn toàn hay không sẽ phụ thuộc vào basic. Phòng ngừa rủi ro thông qua hợp đồng giao sau không đặt thành vấn đề quan trọng đối với các biến động tăng lên hay giảm xuống của giá giao sau miễn là giá giao ngay thay đổi theo cùng một chiều hướng và cùng với một mức độ giống như giá giao sau. Giả định Basic là một hằng số nên giá xem như đã được cố định là $1850, chính vì thế các khoản lãi và lỗ được bù đắp cho nhau. Trong ví dụ trên, vào tháng 6 nhà sản xuất không biết liệu rằng giá giao ngay vào cuối tháng 9 sẽ cao hơn hay thấp hơn, chính vì thế phòng ngừa rủi ro cho phép họ giảm thiểu được rủi ro do giá cả hàng hóa giảm thấp hơn. Trường hợp 2: Vào tháng 9, giá giao sau tháng 10 giảm 20$ còn 1830$, kết quả là người bán giao sau lãi $20 ( Bán $1850 vào tháng 6 và mua lại $1830 vào tháng 9). Giá trên thị trường giao ngay tháng 9 giảm 20$. Nhà sản xuất bán trên thị trường giao ngay lỗ 20$, khoản lỗ này được bù đắp bằng khoản lãi trên thị trường giao ngay. Hình 1.5 cho chúng ta thấy trường hợp lãi từ vị thế bán giao sau bù đắp cho khoản lỗ từ thị trường giao ngay khi giá sau giảm $20 . 1830 1850 Vị thế bán lãi $20 Tháng 06 Tháng 09 Vị thế bán lỗ $20 Giao ngay Giao sau Hình 1.5: Lãi vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lỗ giao ngay -Giá giao ngay giảm $20 1.3.2.2 Phòng ngừa vị thế mua: Phòng ngừa vị thế mua nghĩa là phòng ngừa bằng cách mua trên thị trường giao sau Phòng ngừa vị thế mua trái ngược với phòng ngừa vị thế bán. Các kết quả này được thể hiện ở cột thứ ba trên bảng 1.1 Basic - mức chênh lệch của giá giao ngay trừ đi giá giao sau - không phải là một hằng số nên việc thay đổi của basic được xem như là rủi ro basic vì lãi từ hedging thay đổi theo basic. [Phụ lục 3] Bảng 1.1 Các kết quả phòng ngừa vị thế bán và vị thế mua giao sau. Phòng ngừa vị thế bán Phòng ngừa vị thế mua Mở cửa giao dịch giao sau Bán giao sau Mua giao sau Đóng cửa giao dịch giao sau Mua giao sau Bán giao sau Giao ngay Bán Mua Sụt giảm trong giá giao sau Lãi Lỗ Gia tăng trong giá giao sau Lỗ Lãi Sụt giảm trong giá giao giao ngay Lỗ Lãi Gia tăng trong giá giao ngay Lãi Lỗ 1.3.3 Rủi ro Basic ảnh hưởng đến kết quả của phòng ngừa rủi ro (hedging). Tiếp theo ví dụ basic kẽm ngày 16/07/08 và 21/07/08. Giả dụ nếu ngày 16/07/08 nhà kinh doanh mua kẽm trên thị trường giao sau với giá 1812 USD/ tấn, basic -37USD. Đến ngày 21/07/08 ông ta bán giao sau với giá 1869 USD tấn và mua hàng thật với giá 1845 USD, basic bây giờ chỉ còn – 24 USD. Như vậy nhà kinh doanh này đã bị lỗ mất 13 USD/ tấn bởi vì nếu basic cố định ông ta đã bán được hợp đồng giao sau với giá 1845 + 37 = 1882 USD/ tấn vào ngày 21/07/08. Nếu giá giao ngay tăng nhiều hơn giá giao sau, basic sẽ tăng lên. Đây được gọi là basic mở rộng và chúng làm cải thiện thành quả của phòng ngừa vị thế bán. Nếu giá giao sau tăng nhiều hơn giá giao ngay, basic sẽ giảm đi và làm giảm đi thành quả của phòng ngừa rủi ro vị thế bán. Đây là basic thu hẹp. Đối với phòng ngừa vị thế mua thì ngược lại, Basic thu hẹp lại làm cho phòng ngừa vị thế mua tốt hơn và ngược lại basic mở rộng làm cho kết quả lại giảm đi. Mối quan hệ giữa mức độ sinh lợi của phòng ngừa rủi ro và basic được tóm lược trong bảng 1.2 dưới đây. Bảng 1.2 Mối quan hệ giữa mức độ sinh lợi của phòng ngừa rủi ro và basic Loại phòng ngừa Lợi ích từ Sẽ xảy ra nếu Phòng ngừa vị thế bán Basic mở rộng Giá giao ngay tăng nhanh hơn giá giao sau hoặc Giá giao ngay giảm chậm hơn sụt giảm giá giao sau hoặc: Giá giao ngay tăng và giá giao sau giảm Phòng ngừa vị thế mua Basic thu hẹp Giá giao ngay tăng chậm hơn giá giao sau hoặc Giá giao ngay giảm nhiều hơn sụt giảm giá giao sau hoặc: Giá giao ngay giảm và giá giao sau tăng Rủi ro Basic Basic là thước đo nói lên mối quan hệ giữa hợp đồng giao sau và hợp đồng giao ngay, basic thể hiện chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau. Basic âm: Nếu giá mua giao ngay thấp hơn giá giao sau tại thời điểm giao hàng. Thị trường có Basic âm còn được gọi là thị trường tiến (contango) Trong trường hợp Basic âm, nhà sản xuất sẽ nắm giữ hàng tồn kho và tiến hành bán giao sau. Nếu có nhiều người làm như thế sẽ tạo nên sức ép làm giảm giá giao sau. Trong khi đó, việc thiếu vắng những người bán hàng trên thị trường giao ngay làm cho người mua tăng đẩy giá mua lên. Giá giao ngay và giá giao sau sẽ di chuyển cùng như nhau trong hình 1.6 GIAO NGAY GIAO SAU Bán giaosau Nhiều người bán làm giảm giá bán giao sau Kết quả giá giao ngay và giá giao sau tiến lại gần nhau hơn Ít người bán làm tăng giá mua giao ngay giao ngay Lưu giữ hàng hóa trên thị trường Hình 1.6 Basic âm Basic dương: Nếu giá giao ngay cao hơn giá giao sau tại thời điểm bán hàng. Thị trường có basic dương được gọi là thị trường lùi (backwardation). Trong trường hợp basic dương nhà sản xuất sẽ bán giao ngay hàng hóa của mình và tiến hành mua giao sau. Nếu có nhiều người làm như thế, sẽ tạo nên sức ép làm giảm giá giao ngay. Trong khi đó, do có nhiều người mua, nên sẽ làm cho giá giao sau tăng lên. Giá giao ngay và giá giao sau sẽ di chuyển cùng nhau như trong hinh 1.7 GIAO SAU GIAO NGAY Bán giao ngay Nhiều người bán làm giảm giá bán giao ngay Kết quả giá giao ngay và giá giao sau tiến lại gần nhau hơn Ít người bán làm tăng giá mua giao sau Lưu giữ hàng hóa trên thị trường Hình 1.7 Basis dương Biến động của basic: Basic sẽ xác định phòng ngừa rủi ro hiệu quả như thế nào trên thị trường giao sau đối với nhà sản xuất. Tùy vào phòng ngừa rủi ro là bán giao sau (mua giao ngay) hay mua giao sau (bán giao ngay) mà các tác động lên basic thay đổi khác nhau. Điều này càng trở nên quan trọng hơn nếu những nhà kinh doanh muốn thoát khỏi vị thế trước ngày đáo hạn của hợp đồng giao sau, hoặc là họ đang rơi vào tình thế khả năng giao nhận hàng trên hợp đồng giao sau là không thể thực hiện được hoặc không khả thi. Tóm tắt lại các trường hợp tác động của basic, Bảng 1.3 dưới đây cho thấy các trường hợp xảy ra Bảng 1.3 Tóm lược tổng thể của basic cho các kịch bản Phòng ngừa vị thế bán Phòng ngừa vị thế mua Basic kỳ vọng Basic mở rộng Basic thu hẹp Basic mở rộng Basic thu hẹp Âm Lỗ Lãi Lãi Lỗ Dương Lãi Lỗ Lỗ Lãi Tính toán basic: Thường thì việc tính toán basic sẽ do các tổ chức tư vấn, các công ty môi giới (broker) cung cấp. Các tổ chức này sẽ cung cấp những thông tin về basic trong quá khứ và hiện tại cho những người tham gia thị trường muốn phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên việc có những hiểu biết nhất định trong tính toán basic cũng rất cần thiết. Việc tính tóan basic chỉ phức tạp khi phải chuyển đổi tiền tệ và đơn vị tính toán từ một đơn vị đo lường trong nước sang một đơn vị đo lường qui ước trên thị trường quốc tế 1.3.4 Một số vấn đề của phòng ngừa rủi ro (hedging) qua sàn LME: Yêu cầu ký quỹ và điều chỉnh theo thị trường: Yêu cầu ký quỹ: tỷ lệ ký quỹ thường thấp so với giá trị cần phòng ngừa, ví dụ yêu cầu ký quỹ sàn LME của đồng kẽm nickel khoảng 10-15% so với trị giá thực. Yêu cầu này không phải là quá lớn đối với phòng ngừa rủi ro. Điều chỉnh theo thị trường: điều quan trọng nhất là hiệu ứng của điều chỉnh theo thị trường và tác động tiềm ẩn của yêu cầu ký quỹ. Khoản lãi trên thị trường giao sau bù cho khoản lỗ trên thị trường giao ngay, nhưng cũng có lúc lỗ giao sau, lãi giao ngay. Khi hợp đồng giao sau lỗ, phải đặt cọc thêm tiền ký quỹ để bù khoản lỗ này, thậm chí nếu như vị thế giao ngay đã tạo ra một khoản lãi vượt mức khoản lỗ trên hợp đồng giao sau thì cũng không thể nào rút ra khoản lãi trên vị thế giao ngay để bù vào khoản lỗ của vị thế giao sau. Đây là trở ngại chính hạn chế người tham gia việc mở rộng hơn nữa giao dịch giao sau vì lãi và lỗ trên thị trường giao sau được điều chỉnh ngay lập tức còn khoản lãi, lỗ của thị trường giao ngay vẫn chưa xảy ra cho đến khi việc phòng ngừa rủi ro kết thúc nên những người phòng ngừa rủi ro có khuynh hướng đặt nặng vào các khoản lỗ trên thị trường giao sau hơn là khoản lãi trên thị trường giao ngay, họ cũng có khuynh hướng nghĩ rằng mình thiệt hại nhiều hơn trong cuộc chơi này. Nếu như khi khoản lỗ khá lớn, để không ký quỹ bổ sung thì phải kết thúc hợp đồng giao sau, như vậy phòng ngừa rủi ro sẽ không còn tồn tại, và công ty sẽ gặp phải độ nhạy cảm với rủi ro trên thị trường giao ngay và chúng còn lớn hơn cả rủi ro phòng ngừa. Hợp đồng kỳ hạn không phải yêu cầu ký quỹ và điều chỉnh theo thị trường nhưng lại gặp rủi ro tín dụng. Quy mô của giao dịch phòng ngừa rủi ro cần được xác định thích hợp. Xác định tỷ số phòng ngừa: Tỷ lệ phòng ngừa là số lượng hợp đồng giao sau mà một người cần sử dụng để phòng ngừa độ nhạy cảm cụ thể nào đó trên thị trường giao ngay. Tỷ số được thiết lập sao cho các khoản lãi trên thị trường giao sau phải tương thích với khoản lỗ hoặc lãi trên hợp đồng giao ngay. Không có một phương pháp nào chính xác để xác định tỷ số phòng ngừa trước khi tiến hành phòng ngừa. Tuy nhiên cũng có nhiều cách để ước lượng được chúng. Phương pháp cơ bản nhất là thực hiện vị thế trên thị trường giao sau tương đương với quy mô vị thế trên thị trường giao ngay. Phương pháp này còn “chưa đủ tầm vì chưa tính đến trường hợp giá giao ngay và giá giao sau không thay đổi theo cùng một đại lượng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đặc biệt là tài sản phòng ngừa tương tự như tài sản trên hợp đồng giao sau thì tỷ số phòng ngừa như thế là thích hợp. Thiết lập phần chênh lệch phòng ngừa rủi ro: Thiết lập phòng ngừa rủi ro liên quan đến vấn đề bổ sung tỷ số phòng ngừa do có xem xét đến tác động của điều chỉnh theo thị trường Trong thực tế nhiều người tham gia phòng ngừa rủi ro không nhất thiết phải xem xét đến phần chênh lệch này. Ngoài ra tính không chắc chắn về lãi suất cũng làm cho các thiết lập chênh lệch này không chính xác theo. Tuy nhiên phương pháp này giúp cải thiện các kết quả của phòng ngừa rủi ro. 1.3.5 Sự cần thiết của phòng ngừa rủi ro. Các công ty phòng ngừa rủi ro để tiết kiệm thuế, giảm chi phí, giảm khả năng phá sản và trong vài trường hợp là do các giám đốc muốn làm giảm thiểu rủi ro trên tài sản của chính chủ sở hữu, những thành quả này phụ thuộc vào thành quả hoạt động của công ty. Một số các định chế tài chính cũng phòng ngừa rủi ro trong khi cung ứng các dịch vụ quản trị rủi ro cho các khách hàng. Phòng ngừa rủi ro là một thành phần của một tiến trình tổng thể hơn gọi là quản trị rủi ro – đó chính là sự liên kết giữa mức độ rủi ro thật sự với mức độ rủi ro mong đợi. 1.4. THỊ TRƯỜNG KIM LOẠI THẾ GIỚI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.4.1 Tình hình thị trường kim loại cơ bản thế giới. Giá kim loại thế giới biến động liên tục, các yếu tố tác động làm giá biến động rất đa dạng không lường trước. Từ 2002 giá kim loại bắt đầu tăng mạnh và kéo dài đến giữa năm 2007 do ảnh hưởng của giá dầu tăng, đồng USD giảm và nguồn đầu tư từ các quỹ đầu tư đổ vào thị trường hàng hóa tăng mạnh, trong giai đoạn thị trường chứng khoán suy yếu, hàng hóa là nơi đầu tư an toàn để tránh rủi ro lạm phát Sau chu kỳ tăng mạnh mẽ, giá kim loại hiện nay đang trong xu thế giảm mạnh khi nền kinh tế toàn cầu suy yếu bắt nguồn từ Mỹ cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ và đã lan dần sang các nước khác. Kinh tế suy yếu dẫn đến nhu cầu tiêu thụ kim loại chủ yếu sử dụng trong các ngành xây dựng chế tạo cũng giảm theo. Giá của một số kim loại như nickel, kẽm hiện tại đã thấp gần giá thành sản xuất. Đã bắt đầu xuất hiện sự cắt giảm sản lượng và đóng ở một số khu mỏ, nhà máy tinh luyện. Xu hướng này sẽ dần điều chỉnh giá thị trường quay về gần với mức chi phí sản xuất. Biểu đồ 1.1 trang 21 mô tả diễn biến giá của một vài kim loại giao dịch mạnh của LME trong thời gian qua. Mặt hàng kẽm thị trường thế giới: Kẽm đạt mức giá kỷ lục 4.500 USD/ tấn vào tháng 3 năm 2007 Giá quý 3 năm 2008 giao động từ 1.600 USD đến 2.000 USD/ tấn, thấp hơn mức chi phí sản xuất biên trung bình của thế giới (Bảng 1.7 trang 24). Kẽm được sử dụng chủ yếu trong các ngành mạ nhúng nóng, đúc khuôn. Nguồn cung chủ yếu từ: Trung Quốc, Mỹ, Úc Nước tiêu thụ lớn nhất là: Trung Quốc Mặt hàng nickel thị trường thế giới: Giá nickel tháng 05/2007 đạt đỉnh trên 51.000$/tấn từ mức 25.000 quý 1/2005. Đến nay nickel đã mất hơn 70% so với mức đỉnh giữa 2007. Giá quý 3 năm 2008 giao động từ 18.000 – 22.000$/ tấn. 70% sản lượng tiêu thụ nickel thế giới là từ ngành sản xuất thép không rỉ, kế đến là xi mạ Nước sản xuất nickel lớn nhất là: Canada, Nga, v.v. Nguồn tiêu thụ chủ yếu là từ: Trung Quốc, các nước Tây Âu, v.v Biểu đồ 1.1: Biểu đồ giá kẽm, đồng, nickel LME từ 2002 đến 2008 (*) GIÁ NICKEL LME GIÁ KẼM LME GIÁ ĐỒNG LME Nguồn: Số liệu thống kê của sàn LME 2002- 2008 qua trang tin của Reuters giá đồng hợp đồng 3 tháng (3-month contract)LME (số liệu cột phải) giá kẽm hợp đồng 3 tháng (3-month contract)LME (số liệu cột phải) giá nickel hợp đồng 3 tháng (3-month contract)LME(số liệu cột trái) Mặt hàng đồng thị trường thế giới: Đồng là kim loại có tính thanh khoản cao nhất trên sàn LME Đồng được sử dụng trong ngành xây dựng, dây điện, ống nước….. Giá đồng biến động mạnh và nhạy cả với những biến động của thị trường tài chính. Đồng cũng là kim loại có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu đầu tư kim loại cơ bản của các chỉ số hàng hóa như của Goldman Sachs, Reuters v.v Giá quý 3 giao động trong khoảng 7.000 USD/ tấn – 7.800 USD/ tấn. Thấp hơn so với giá kỷ lục gần 9.000$/ tấn và cao hơn chi phí sản xuất biên (Bảng 1.7 trang 24). Nước tiêu thụ đồng lớn nhất là Trung Quốc Nước sản xuất nhiều nhất là Chile, Peru, Trung Quốc 1.5.2 Những yếu tố cơ bản tác động đến giá kim loại thế giới. Giá kim loại thế giới trong những năm gần đây đã có nhiều biến động chủ yếu do những yếu tố sau đây tác động: a/ Quan hệ cung -cầu: sản xuất -tiêu thụ thay đổi: Quan hệ cung cầu của thị trường quyết định xu hướng giá trong dài hạn. Khi thị trường đang ở trạng thái thặng dư (cung lớn hơn cầu), giá kim loại có xu hướng giảm, ngược lại khi thì trường ở trạng thái thâm hụt giá có xu hướng tăng. Ví dụ: 2007 thị trường kẽm cung vượt cầu 8.000 tấn và dự kiến thị trường sẽ tiếp tục thặng dư trong các năm tiếp theo, dự kiến 2008 thặng dư 210.000 tấn (Bảng 1.5 trang 23). Dự báo giá kẽm sẽ vẫn ở mức thấp ít nhất cho đến 2010. Các bảng số liệu dưới đây trích từ bảng thống kê sản xuất và tiêu thụ kim loại của các hiệp hội nghiên cứu đồng, nickel, kẽm quốc tế thể hiện tình trạng thị trường của các kim loại trong các năm vừa qua. Bảng 1.4: Bảng thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ nickel toàn thế giới Đơn vị tính: ngàn tấn Khoản mục 2000 2001 2._.002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Sản xuất 1.083 1.160 1.180 1.192 1.252 1.297 1.352 1.439 1.540 Tiêu thụ 1.123 1.104 1.175 1.219 1.246 1.247 1.395 1.299 1.470 Sản xuất so với tiêu thụ -40 56 5 -26 6 50 -43 140 70 Nguồn: Hiệp hội nghiên cứu nickel quốc tế- INSG (2008) Bảng 1.5: Bảng thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ đồng toàn thế giới Đơn vị tính: ngàn tấn 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Sản xuất 15.354 15.275 15.935 16.581 17.323 18.083 18.578 15.354 15.275 Tiêu thụ 15.231 15.716 16.833 16.720 17.028 18.127 18.493 15.231 15.716 Sản xuất so với tiêu thụ 123 -441 -898 -139 295 -44 85 123 -441 Nguồn: Hiệp hội nghiên cứu đồng quốc tế - ICSG (2008) Bảng 1.6: Bảng thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ kẽm toàn thế giới Đơn vị tính: ngàn tấn 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Sản xuất 9.913 10.396 10.24 10.645 11.327 12.060 Tiêu thụ 9.841 10.651 10.611 10.999 11.319 11.850 Sản xuất so với tiêu thụ 72 -255 -387 -354 8 210 Nguồn: Hiệp hội nghiên cứu chì và kẽm quốc tế - ILZSG (2008) Giá kim loại thường bị đẩy tăng lên khi có các yếu tố tác động làm giảm nguồn cung như các khu mỏ chính bị đóng cửa do hết nguồn tài nguyên dự trữ hoặc chất lượng quặng mỏ giảm hay đình công biểu tình, bạo động. Hoặc động đất, lũ lụt, thiếu điện ở những quốc gia sản xuất kim loại chính như Chile, Trung Quốc, Nam Phi, hay việc xây dựng cơ sở hạ tầng trước Olimpic Bắc Kinh làm tăng nhu cầu sử dụng kim loại Các trường hợp đình công, biểu tình ở những khu mỏ đồng lớn ở Chilê, Peru (mỏ Coldelco) thường xuyên xảy ra. Cuộc đình công mới nhất giữa 2008 trong 12 ngày làm giảm 1% sản lượng thế giới đồng thời đẩy giá đồng lên mức trên 8.500USD/ tấn. Đợt rét đậm ở Trung quốc trong quý 1 đã làm sản lượng kẽm của nước này giảm đáng kể đẩy giá kẽm thế giới lên 2900$/tấn so với mức 2000$ trước đó. Ngược lại khi nguồn cung tăng lên do các khu mỏ được mở rộng, hoặc các nhà máy tăng công suất để đáp ứng nhu cầu tăng thì cũng làm kiềm hãm mức tăng của giá. Đặc biệt khi nhu cầu giảm ví dụ như tình trạng hiện nay, kinh tế suy thoái không có nhu cầu sử dụng nickel của ngành thép không rỉ, giá nickel giảm 70% giá trị. Giá đồng, kẽm cũng trong tình trạng tương tự. b/ Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là yếu tố cơ bản khống chế mức giảm của giá. Khi giá giảm hơn chi phí sản xuất sẽ làm cho một số nhà máy phải đóng cửa dẫn đến sản lượng giảm đẩy giá tăng Chi phí sản xuất của kim loại bao gồm phí quặng mỏ và phí tinh luyện. Trong giai đoạn bùng nổ giá hàng hóa, giá dầu 120 - 140$/thùng, góp phần làm tăng giá kim loại vì chi phí sản xuất của các khu mỏ tăng rất cao Bảng 1.7: Giá thành năm 2008 tham khảo của một số kim loại cơ bản Yếu tố Đồng Kẽm Nickel Chi phí sản xuất Từ 3.200USD/tấn đến 3.500USD/tấn Từ 1.700USD/tấn đến 2.200USD/tấn Từ 9.900USD/tấn đến 13.500USD/tấn Nguồn: Tổng họp từ nhiều nguồn: Cuộc họp Nanjing 2008, Abare(Úc), First Nickel c/ Biến động của lượng tồn kho do các sàn giao dịch kim loại nắm giữ (LME, Thượng Hải): Zeal LLC (2007) đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tồn kho LME và giá kim loại LME. [23] Nhưng bởi vì qui tắc hedging và đầu cơ giao dịch trên sàn LME và những sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới khác, hầu hết các hợp đồng được bán và mua lại trước thời hạn thanh lý. Chỉ một phần nhỏ của hợp đồng có giao hàng thật. Và những kim loại được tồn kho trong hàng trăm nhà kho được đặt ở những nơi chiến lược khắp thế giới sẽ được rút ra nếu nhu cầu thực tế xảy ra. Mức tồn kho cao có thể đáp ứng tốc độ tăng nhu cầu tiêu dùng nhanh chóng mà không ảnh hưởng giá quá nhiều. Nhưng khi việc lượng hàng rút ra khỏi kho LME liên tục và không suy giảm, thì giá sẽ phản ứng lại với việc này nhanh chóng. Khi mức độ tồn kho LME có thể được đo trong “ngày tiêu thụ toàn cầu so với tuần và tháng, điều này đáng báo động đối với những nhà kinh doanh. Giá trong một vài trường hợp đi theo đường parabol bởi vì phí premium rủi ro càng lớn được áp dụng cho những kim loại có mức tồn kho càng thấp. Sự khan hiếm hàng trên thị trường thông thường sẽ gây ra tình trạng tăng giá. 1.5.3 Tác động của dòng tiền đầu tư chảy vào thị trường hàng hóa. Dòng chảy tiền tệ vào thị trường hàng hóa xuất phát từ các nhà đầu tư tài chính (đầu cơ) được xem là một trong những nhân tố góp phần làm giá hàng hóa biến động mạnh trong những năm gần đây. Ø Giá hàng hóa tăng mạnh kể từ năm 2002 cùng với hoạt động của thị trường phái sinh tăng lên. Số lượng hợp đồng phái sinh tăng gấp 3 lần từ năm 2002 đến 2005. Hoạt động tài chính lớn hơn nhiều so với qui mô sản xuất thực và tăng nhanh trong những năm qua. Các kim loại như đồng, vàng và nhôm, trong 2005 có số lượng giao dịch trên sàn lớn hơn 30 lần sản lượng sản xuất thực tế. Nhu cầu cao đẩy giá kim loại tăng cao. Ø Cùng với sự tăng nhanh của các loại hợp đồng phái sinh là sự tăng nhanh sự tham gia của các nhà đầu tư tài chính. Mặc dù thị trường hàng hóa ít liên quan đến các quỹ đầu tư nhưng lại liên quan rất lớn đốI vớI sản xuất hàng hóa (Chi tiết về tác động của nhà đầu tư tài chính xem phụ lục 2 ) Ø Ngoài giao dịch trên sàn, thị trường OTC cũng tăng rất nhanh. Sàn OTC cũng có sự hiện diện của các nhà đầu tư tài chính. 1.5.4 Tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến giá cả các mặt hàng kim loại cơ bản. Những biến động kinh tế chính trị, xã hội của các quốc gia lớn ảnh hưởng đến xu hướng giá hàng hóa, bao gồm giá kim loại cơ bản: a/ Các chính sách kinh tế chính trị xã hội của các cường quốc trên thế giới. Trung Quốc: chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm nhu cầu tiêu thụ kim loại do nguồn vốn hạn hẹp, chính sách thuế như bỏ hoàn thuế xuất khẩu đối với các kim loại tinh luyện đẩy giá kim loại thế giới tăng do Trung Quốc vừa là nhà sản xuất lớn vừa là nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới . b/ Khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cuộc suy thoái kinh tế Mỹ xuất phát từ khủng hoảng tín dụng và cho vay thế chấp vừa qua đã để lại hậu quả rất nặng nề cho nền kinh tế thế giới. Để kích thích tăng trưởng kinh tế, Mỹ đã phải liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản đẩy USD thấp đến mức kỷ lục so với các đồng tiền chính khác. Giai đoạn đầu của cuộc suy thoái kinh tế, bất kể nhu cầu tiêu thụ giảm, để bảo hiểm chống lại lạm phát, dòng tiền đầu tư đổ vào thị trường hàng hóa đẩy giá kim loại lên cao một lần nữa, nhất là vàng, dầu thô, đồng, nhôm. Nhưng khi hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế Mỹ đang lan dần sang các nước khác ngày càng rõ, các chỉ số kinh tế ở Khu vực EU, Nhật, Trung Quốc đều xấu và lạm phát tăng cao. Nhu cầu tiêu thụ kim loại thực sự rất yếu, giá kim loại thế giới giảm gần như không giới hạn, hướng về mức chi phí sản xuất thực. c/ Tác động của lạm phát và USD đối với giá kim loại thế giới. Trong 20 năm qua, giá hàng hóa quan hệ tỷ lệ nghịch với USD cả về giá trị danh nghĩa và hiệu quả thực tế. Có một số kênh qua đó USD giảm sẽ làm tăng giá hàng hóa tính bằng USD: Kênh sức mua và chi phí: hầu hết các hàng hóa dầu hỏa, kim loại quý, kim loại công nghiệp, ngũ cốc đều được định giá bằng USD. Khi USD giảm giá, hàng hóa sẽ trở nên rẻ hơn đối với người tiêu dùng ở những khu vực không dùng USD, do đó nhu cầu tăng lên. Về nguồn cung, tạo áp lực giá đối với nhà sản xuất ở khu vực không sử dụng USD vì lợi nhuận trên đồng nội tệ giảm. Kênh tài sản: USD giảm, làm giảm lợi nhuận trên những tài sản tài chính định giá bằng USD khi tính bằng đồng ngoại tệ. Do đó hàng hóa trở nên hấp dẫn hơn so với những tài sản thay thế khác đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên USD giảm giá làm tăng áp lực lạm phát đối với nước Mỹ, thúc giục các nhà đầu tư chuyển sang những tài sản thực như là hàng hóa để bảo hiểm chống lại lạm phát. Những kênh khác: USD giảm có thể dẫn đến chính sách tiền tệ suy giảm đặc biệt đối với những quốc gia có đồng tiền gắn chặt vào USD. Điều này có thể dẫn đến việc cắt giảm lãi suất và tăng lượng tiền lưu thông vì vậy kích thích nhu cầu hàng hóa và những tài sản khác. 1.5.5 Tình hình thị trường kim loại cơ bản của Việt Nam. Việt Nam nhập khẩu hầu hết kim loại cơ bản để phục vụ cho ngành công nghiệp. Nhu cầu tiêu thụ kẽm trong các ngành mạ nhúng nóng, cán nguội, đúc khuôn khoảng 60.000 tấn/ năm và nhu cầu này có thể tăng lên 100.000 tấn/ năm đến 2010. Kẽm được nhập khẩu vào Việt Nam qua kênh sản xuất chiếm 70%, kênh thương mại chiếm 30%. Nhu cầu tiêu thụ nickel khoảng 450 tấn/năm chủ yếu sử dụng trong ngành xi mạ, sản xuất thép không rỉ chưa được phát triển ở Việt Nam. Nickel được nhập khẩu chủ yếu qua kênh thương mại Đồng được nhập khẩu để sử dụng sản xuất dây cáp điện, dây điện, và các sản phẩm sử dụng trong ngành xây dựng khác. Ngành kim loại cơ bản của Việt Nam phụ thuộc vào ngành kim loại thế giới. Giá mua bán căn cứ vào giá thế giới và giá tham chiếu này, theo tập quán kinh doanh ngành, căn cứ vào giá giao dịch của sàn LME. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận được với các nguồn cung từ những nhà sản xuất hàng đầu thế giới như Korea Zinc, VALE Inco, Anglo, v.v.v qua các văn phòng đại diện hoặc làm việc trực tiếp với các đại diện tại khu vực Đông Nam Á. Kim loại cơ bản không bị áp dụng các chính sách hạn chế nhập khẩu ở Việt Nam. Thuế nhập khẩu đang được áp dụng là 0% và thuế VAT là 5%. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NHỮNG RỦI RO VỀ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỦA MẶT HÀNG KIM LOẠI CƠ BẢN TẠI CÔNG TY GIA KIM GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY GIA KIM Khởi đầu từ công ty TNHH Tân Gia Hưng năm 1998, Ngày 22/10/2004 chuyển thành Gia Kim từ sự sát nhập công ty Tân Gia Hưng, Công ty Thủy sản Hà Nội. Gia Kim từng bước hình thành và phát triển. Năm 2006, mở Chi nhánh công ty Gia Kim tại Hà Nội, năm 2007 Chi nhánh Đà Nẵng chính thức tham gia vào hệ thống v Tên công ty : CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIA KIM v Tên tiếng anh: GIA KIM INVESTMENT & TRADING CO., LTD v Tên công ty viết tắt: GK INTRA CO.,LTD vThương hiệu: GIAKIM v Logo: v Trụ sở: Trụ sở chính: 766/12 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM Điện thoại: (08) 2649191 (6 line) Fax: (08) 2649196 – (08) 8627533 Email: giakim@giakim.com.vn Website: www.giakim.com.vn Chi nhánh Hà Nội: 76 Hoàng Văn Thái – Phường Khương Mai – Thanh Xuân – Hà Nội Điện thoại (04) 2851412 – Fax (04) 2851413 Chi Nhánh Đà Nẵng: B40 Lê Nổ, Tp. Đà Nẵng Điện thoại (0511) 3582970 – Fax (0511) 3582970 v Ngành nghề kinh doanh: Công ty TNHH TM& ĐT Gia Kim được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102025696 ngày 22 tháng 10 năm 2004 với các ngành nghề kinh doanh sau: + Mua bán và gia công cán kéo kim loại đen, kim loại màu. + Sản xuất và mua bán hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh và không sản xuất tại trụ sở) + Sản xuất đồ gia dụng bằng kim loại + Tư vấn đầu tư ( trừ tư vấn tài chính) + Môi giới xúc tiến thương mại + Tư vấn quản lý kinh doanh + Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu + Đại lý ký gửi hàng hóa + Mua, bán vàng, bạc, kim loại quý, đá quý, đồ trang sức. v Mục tiêu: Giữ vững thị phần thị trường nickel. Thâm nhập sâu thị trường kẽm để đến 2010 chiếm giữ 15-20% thị phần thị trường kẽm Việt Nam. v Phương châm hoạt động: Triển khai chiến lược kinh doanh đột phá. Xây dựng hệ thống kinh doanh với tầm nhìn quốc tế mang tính dài hạn được thể hiện qua việc thực hiện tốt nhất các cam kết đối với đối tác và khách hàng. v Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đ ( ba mươi tỷ đồng).. v Doanh số 2007: 279 tỷ VNĐ v Cơ cấu ngành hàng kinh doanh hiện tại - Ngành hàng đang kinh doanh đạt hiểu quả cao: nickel - Ngành hàng mới triển khai có tiềm năng phát triển: kẽm và hợp kim kẽm - Ngành hàng bổ sung: kim loại quý và hóa chất mạ kim loại quý. v Những thành tựu và kết quả kinh doanh công ty đạt được trong thời gian qua: Phát triển mặt hàng nickel: Năm 1999 – Hợp tác cùng INCO – Canada Khởi đầu ngành kinh doanh kim loại cơ bản bằng việc nhập khẩu Nickel kim loại từ tập đoàn INCO – Canada (Nay là VALE-INCO); tập đoàn sản xuất Nickel lớn thứ 2 thế giới và là nhà cung cấp Nickel Anode cho ngành công nghiệp mạ với thị phần lớn nhất toàn cầu. Nhờ thực hiện tốt chiến lược kinh doanh dựa trên Uy tín và khả năng đáp ứng linh hoạt nhu cầu, đến năm 2004, Công ty Gia Kim đã trở thành nhà nhập khẩu Nickel số một Việt Nam với thị phần nắm giữ hơn 50%. Từ đó đến nay, Gia Kim không ngừng phát triển. Tính đến hết năm tài chính 2006, Gia Kim đã cung cấp hơn 70% cho nhu cầu Nickel tại Việt Nam. Phát triển mặt hàng kim loại quý: Tháng 07/2006 - Hợp tác cùng 1852 – Switzerland Tập đoàn - với lịch sử hơn 150 năm – là nhà tinh luyện kim loại quý và nhà sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng từ kim loại quý hàng đầu thế giới. Sau gần 01 năm thương thảo, tháng 07/2006, Công ty Gia Kim đã được chọn làm đại lý phân phối chính thức tại Việt Nam. Với chính sách kinh doanh lấy uy tín làm đầu, Công ty Gia Kim là đối tác duy nhất ở khu vực Đông Nam Á đã được cho phép lập kho hàng ngay tại Việt nam cho các loại kim loại quý, nguồn hàng do cung cấp như một kho hàng của Metalor - nhằm đáp ứng kịp thời và đầy đủ cho nhu cầu của khách hàng trong nước. Phát triển mặt hàng kẽm thỏi và kẽm hợp kim. Tháng 01/2007 - Hợp tác cùng JD RESOURCES – Đối tác của thành viên LME tại khu vực Đông Nam Á JD RESOURCES – Malaysia - là công ty kinh doanh kẽm thỏi và kẽm hợp kim hàng đầu tại Đông Nam Á. Được sự hỗ trợ từ công ty mẹ Glencore - thành viên chính thức của LME – công ty JD RESOURCES hàng năm có doanh số hơn 400 triệu đôla Mỹ từ các thị trường Đài Loan, Malaysia, Thailand, Philipin, Indonesia. Với mong muốn đáp ứng nhanh và đầy đủ các dịch vụ đến khách hàng Việt Nam, tháng 01/2007, JD RESOURCES đã ký kết với Gia Kim hợp đồng đại lý. Theo đó, Gia Kim có khả năng cung cấp đến khách hàng gần như đầy đủ các loại hợp đồng giao dịch mà LME áp dụng cho mặt hàng kẽm thỏi và kẽm hợp kim. Ngoài ra, Gia Kim còn quan hệ thường xuyên với một số Broker trực tiếp tại LME mà họ có thể điều hàng từ nhiều khu vực khác về Đông Nam Á khi cần thiết. Như các công ty kinh doanh trong ngành kim loại khác, hoạt động kinh doanh của Gia Kim cũng chịu tác động từ môi trường kinh doanh kim loại toàn cầu đầy biến động. 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH MẶT HÀNG KIM LOẠI TẠI CÔNG TY GIA KIM : Tham gia thị trường từ những năm 1998, kinh doanh mặt hàng kim loại cơ bản Gia Kim cũng hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thế giới cũng chịu tác động theo các chu kỳ biến động giá cả của kim loại thế giới. Trước 2006, ngành hàng chủ yếu của Gia Kim là nickel phát triển dần từ qui mô nhỏ đến qui mô trung bình khắp thị trường Việt Nam. Sau 2006, Gia Kim bắt đầu mở rộng lãnh vực hoạt động của mình trong ngành kim loại cơ bản, bằng việc phát triển thêm ngành kinh doanh kẽm thỏi. Tình hình kinh doanh mặt hàng kim loại cơ bản của Gia Kim phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường kim loại cơ bản thế giới, cụ thể là sàn giao dịch LME. Trong giai đoạn tăng trưởng vượt bậc bắt đầu từ cuối 2002 – 2007, khi các nhà đầu tư đổ tiền vào hàng hóa, số lượng giao dịch tăng gấp 3 lần, giá kim loại cũng bị đẩy lên đến mức kỷ lục, Gia Kim cũng được hưởng lợi từ sự tăng giá liên tục này. Trị giá hàng hóa liên tục tăng theo qui trình nhập khẩu - phân phối lại với giá nhập và giá bán đều căn cứ vào giá của sàn LME, lợi nhuận của ngành nickel của Gia Kim có năm đạt 100%. Sau chu kỳ bùng nổ giá kim loại, bong bóng kim loại bắt đầu “xì hơi”. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Gia Kim. Bảng 2.1 dưới đây là các mô tả về thực trạng hoạt động kinh doanh 2006 -2007 của Gia Kim, các mô tả phản ánh những rủi ro về giá mà Gia Kim phải đối mặt. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Gia Kim Doanh thu 2007 tăng vọt do những lý do sau: Công ty triển khai thêm ngành hàng kẽm, mặt hàng nickel mở rộng và giá nickel trong nửa năm đầu 2007 đạt mức cao kỷ lục. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận 2007 thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty gặp phải những bất lợi do giá kim loại thế giới biến động ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đầu vào và giá bán ra của công ty. Chi phí tài chính tăng lên do lãi vay ngân hàng tăng khi Gia Kim sử dụng hạn mức tín dụng cao, đồng thời phải mở các thư bão lãnh và đặt tiền cọc cho các hợp đồng phân phối kẽm và kim loại quý. 2.2.1 Ngành hàng Nickel: 2.2.1.1 Thị trường tiêu thụ mặt hàng nickel tại Việt Nam: Trên thế giới nickel được sử dụng chủ yếu trong ngành thép không rỉ. Ngành này chiếm 70% sản lượng tiêu thụ toàn thế giới. Tại Việt Nam, nickel được sử dụng trong ngành xi mạ sản xuất các phụ tùng xe gắn máy (phuộc, pô xe), xe đạp (khung xe), ngành sản xuất bàn ghế, đồ gia dụng bằng inox. Dự báo lượng tiêu thụ Nickel tại Việt Nam 2008 : 450-500 tấn/ năm 2009 : 500-550Mts/ năm Từ 2010 - 2020: Trung bình 600 tấn/ năm. Tình hình kinh doanh mặt hàng nickel của công ty Gia Kim. a/ Phương thức bán hàng. Đối với các khách hàng lớn: Đối tượng khách hàng là các nhà máy sản xuất lớn từ Bắc vào Nam như Công ty cơ khí chính xác Việt Nam (VPIC), Vietshuen, Công ty cơ khí Thủ Đức, Armstrong, Nội thất Hòa Phát, v.v. Tổng sản lượng tiêu thụ hiện nay của khách hàng lớn này: 20 tấn/ tháng Đơn hàng được đặt trước 30 ngày: chỉ bao gồm số lượng và chủng loại. Mỗi ngày gửi báo giá đến khách hàng và có hiệu lực đến 16h, giá bán được căn cứ từ giá CIF do nhà sản xuất Inco chào hàng ngày, căn cứ theo giá LME CIF = Giá nickel LME + PREMIUM Nguyên tắc định giá bán: giá thấp nhất trên thị trường. Đối với khách lẻ: cộng 5% từ giá bán sỉ: Đối tượng khách hàng là các xưởng xi mạ nhỏ, gia công hàng pô xe, v.v.v. Tổng sản lượng tiêu thụ hiệu nay của đối tượng khách hàng này: 5 tấn/ tháng Đơn hàng đặt trong ngày theo báo giá vào buổi sáng Nhận xét: Giá bán ra thị trường nội địa dựa trên giá LME thay đổi từng ngày, giá bán tách biệt khỏi giá đầu vào (giá nhập khẩu). Giá bán hầu như ít khi được căn cứ dựa trên giá thành nhập khẩu của công ty. Với phương thức bán hàng trên, trong thị trường giá thế giới giảm, Gia Kim gặp rủi ro về giá rất lớn vì mua cao bán thấp. Ngược lại, trong thị trường giá lên Gia Kim cũng hưởng được mức lợi nhuận cao do mua thấp bán cao. b/ Phương thức đặt hàng nhập khẩu. Đối với đơn hàng dài hạn: Gia Kim là đối tác duy nhất tại Việt Nam được ký hợp đồng dài hạn với Công ty Vale Inco. Hợp đồng dài hạn được ký cho số lượng cả năm mỗi tháng 1 container (17 tấn). Hàng đi trực tiếp từ nhà máy Canada. Thời gian tàu chạy khoảng 30 ngày. Gia Kim chỉ phải hoàn tất việc đặt giá và mở L/C trước ngày tàu cập cảng 7 ngày. Giá CIF: Giá Nickel LME + Premium ưu đãi 1500USD/ tấn Đối với đơn hàng lẻ: Mỗi đơn hàng tối thiểu 3 tấn phục vụ cho những nhu cầu không thường xuyên đột xuất của khách hàng, hàng đi từ Singapore. Thời gian xử lý đơn hàng là 1 tuần sau ngày nhận L/C gốc. Tàu đi 3 ngày. Giá CIF: Giá LME + Premium căn bản 1700USD/ tấn Nhận xét: Ưu điểm: Luôn có giá nhập khẩu thấp hơn đối thủ cạnh tranh tại cùng thời điểm nhập hàng. Tỷ suất lợi nhuận cao hơn đối thủ cạnh tranh. Lợi thế để Gia Kim chào được giá thấp nhất trên thị trường chính là Gia Kim có thể nhập hàng với số lượng lớn và premium rẻ. Gia Kim luôn đảm bảo đủ lượng hàng để cung cấp cho các khách hàng. Nhược điểm: Mặc dù việc đặt giá dài hạn mang đến cho Gia Kim những ưu điểm trên nhưng trong trường hợp giá bất lợi (xu hướng giá giảm), phương thức đặt giá dài hạn trên buộc Gia Kim phải hoàn tất đặt giá đúng hạn theo lịch tàu chạy mặc dù tại thời điểm đó giá không tốt. Với số lượng nhập khẩu lớn buộc Gia Kim phải chuẩn bị nguồn tài chính dồi dào để phục vụ cho việc nhập khẩu. Với giai đoạn giá kỷ lục 50.000USD/ tấn, mỗi đơn hàng trị giá đến 850.000USD. c/ Phân tích tình hình kinh doanh mặt hàng nickel trong 2 năm qua tại Công ty Gia Kim Số liệu được sử dụng để phân tích bao gồm: Giá tham chiếu LME (USD/ tấn): là giá trung bình cash settlement hàng tháng của nickel. Giá này được công bố chính thức trên các kênh thông tin của LME. Giá tham chiếu LME được dùng làm giá tham khảo để hình thành giá bán. Giá bán trung bình: là giá bán ra trung bình trong tháng. Giá bán hàng ngày được tính theo công thức: Giá CIF do Inco chào bán (=giá LME + premium) + 3% chi phí nhập khẩu quản lý + 3% lợi nhuận mục tiêu. Giá nhập khẩu trung bình (USD/ tấn): là giá nhập khẩu trung bình (giá CIF) của lượng hàng về trong tháng. Giá nhập khẩu trong tháng thường chênh lệch với giá bán. Chi phí (USD/ tấn): bao gồm 3% phí nhập khẩu và chi phí quản lý. Số lượng tiêu thụ trung bình: 25 tấn/ tháng Doanh thu (USD)= giá bán * Số lượng tiêu thụ Lợi nhuận = (Giá bán – giá nhập – chi phí)* Số lượng tiêu thụ. Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh mặt hàng nickel 2007–2008-Công ty Gia Kim Từ bảng số liệu 2.2 trên ta thấy, lợi nhuận của mặt hàng nickel bị ảnh hưởng mạnh bởi biến động giá LME. Trong gian đoạn từ tháng 01/07 đến 05/07, giá nickel tăng từ 36.811USD/ tấn lên 52.179 USD/ tấn, Gia Kim đã đạt được tỷ suất lợi nhuận từ 8% - 17% / tháng cao hơn nhiều so với lợi nhuận mục tiêu đặt ra là 3%/ tháng. Trong khi đó từ tháng 06 đến tháng 08/07 và tháng 04/07 – 05/07, giá nickel LME giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tỷ xuất lợi nhuận của mặt hàng nickel đã gỉam mạnh. Mức thấp nhất -19% vào tháng 07/07. Lợi nhuận bị ảnh hưởng chủ yếu là do giá bán tách biệt khỏi giá mua và phụ thuộc vào giá thế giới biến động hàng ngày. Hàng tháng Gia Kim đều phải nhập hàng với số lượng trung bình 25 tấn để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng, đơn hàng về số lượng thì đã có nhưng giá bán thì tùy thuộc vào thời gian đặt hàng và nhận hàng của khách nên thông thường giá nhập khẩu và giá bán chênh lệch với nhau rất nhiều. Ví dụ Giá bán của lô hàng về và tiêu thụ trong tháng 1/08 đã được chốt giá nhập khẩu theo giá trước đó (tháng 12/07). Biểu đồ: 2.1: Biểu đồ so sánh giá nhập khẩu và giá bán nickel 2007 – 2008 của Công ty Gia Kim GIÁ LME Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2007& 5 tháng đầu năm 2008- Phòng kế toán công ty Gia Kim Biểu đồ: 2.2: Biểu đồ doanh thu - lợi nhuận của mặt hàng nickel 2007 – 2008 của Công ty Gia Kim DOANH THU LỢI NHUẬN Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2007& 5 tháng đầu năm 2008- Phòng kế toán công ty Gia Kim Biểu đồ mô tả biến động doanh thu và lợi nhuận của mặt hàng nickel từ tháng 01 năm 2007đến tháng 5 năm 2007, kể từ tháng 05 năm 2007, doanh thu giảm chủ yếu là do giá bán giảm, số lượng tiêu thụ vẫn ổn định. Riêng lợi nhuận biến động là do giá nickel thế giới biến động liên tục không ổn định. Nhận xét: Do phương thức kinh doanh phụ thuộc vào thị trường kim loại thế giới mà thị trường này thì bị tác động bởi nhiều yếu tố kinh tế chính trị xã hội toàn cầu nên biến động liên tục. Chính vì thế kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng nickel cũng bị ảnh hưởng từ những biến động này. Rủi ro giá biến động ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty là rất lớn và không kiểm soát được. Với nickel, giá trị hàng hóa cao và mức biến động giá cũng cao nên lợi nhuận thu được khi giá tăng rất lớn và ngược lại lỗ cũng nghiêm trọng khi giá giảm. Thêm vào đó khi qui mô hoạt động nhỏ thì nhờ vào kinh nghiệm và cảm giác thị trường trên 10 năm, Gia Kim có thể đã có những thời điểm chọn giá nhập khá tốt. Tuy nhiên với qui mô như hiện nay, việc phụ thuộc vào ý kiến chủ quan và cảm giác của người quyết định cũng là một rủi ro lớn trong kinh doanh. Cần phải có biện pháp để hạn chế tối đa rủi ro về giá đối với mặt hàng nickel. 2.2.2 Ngành hàng Kẽm thỏi. 2.2.2.1 Thị trường tiêu thụ mặt hàng kẽm tại Việt Nam. Kẽm được sử dụng chủ yếu trong ngành mạ nhúng nóng. Tôn mạ kẽm chiếm vị trí số 1, cột thép đứng thứ 2, sử dụng cho các mục đích mạ và đúc khuôn khác. Hiện nay sản lượng tiêu thụ tại thị trường Việt Nam từ 40.000 – 60.000 tấn/ năm. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ tăng dần và đạt 100.000 tấn/ năm vào 2010 Đối tượng khách hàng của Gia Kim là các công ty sản xuất ống thép, tôn mạ kẽm, mạ màu, vỏ pin, xi mạ như là Tập đoàn Hoa Sen, Thép T.V.P, Thép Trung Nguyên, Posvina, Thép, SeAh, Pinaco, Lilama, v.v.v. Các công ty này đều đã hoặc đang nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Nguồn cung cấp cho thị trường hiện nay rất phong phú với các xuất xứ từ Úc, Hàn Quốc, Trung quốc, Thái lan, v.v.v Số lượng không hạn chế. 2.2.2.2 Tình hình kinh doanh mặt hàng kẽm tại công ty Gia Kim. a/ Phương thức bán hàng. Phương thức bán hàng cũ: nhập khẩu – phân phối Nhận thấy thị trường kẽm là một thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năm để phát triển, từ đầu năm 2007 Công ty Gia Kim bắt đầu triển khai kinh doanh mặt hàng kẽm. Năm 2007 là một năm không thuận lợi đối với mặt hàng kẽm của Gia Kim. Áp dụng phương thức kinh doanh tương tự như nickel nhập khẩu và phân phối lại, giá nhập khẩu và giá bán căn cứ giá thế giới. Tuy nhiên với thời điểm tham gia thị trường từ 2007, giai đoạn bong bóng giá kim loại bắt đầu xì hơi, phương thức kinh doanh nhập hàng về rồi phân phối lại tương tự như nickel không mang lại lợi nhuận như mong đợi. Xu hướng giá giảm cộng với số lượng giao dịch lớn (thông thường 100 tấn/ đơn hàng) đã làm cho khoản lỗ tăng lên khi thực hiện việc mua trước bán sau này. Từ tháng 3 năm 2008, Gia Kim triển khai chiến lược kinh doanh mới. Phương thức kinh doanh mới: Nhận đơn hàng của khách hàng – đặt giá với nhà cung cấp & nhập khẩu. Nhận biết khách hàng mục tiêu chính là các công ty sản xuất lớn. Đặc biệt, các khách hàng này đã sử dụng kẽm nhiều năm và đã có nhà cung cấp ổn định, họ có thể tự nhập nên Gia Kim xây dựng chiến lược kinh doanh dành cho khách hàng này với nhiều điểm hấp dẫn hơn so với những nhà cung cấp khác “Gia Kim = cầu nối khách hàng – LME”. Đối tác cung cấp kẽm của Gia Kim là đại lý của sàn LME, JD Resources, công ty thương mại thuần túy. Sự khác biệt của nhà cung cấp này so với các nhà cung cấp khác đó là cách thức chào giá: Các nhà cung cấp khác, đa phần là các công ty sản xuất kẽm như Korea Zinc, Padeang, đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Phương thức chào giá của họ là CIF = LME cash settlement price ngày hôm trước + premium JD RESOURCE, cũng là giá CIF = giá LME + premium nhưng giá LME áp dụng giá mục tiêu, giá không biết trước đặt lệnh trên sàn LME, lệnh đặt giá có thể điều chỉnh trước khi khớp lệnh chứ không sử dụng giá cash settlement của ngày hôm trước làm căn cứ chào giá như những nhà cung cấp khác. Ưu điểm: Có thể cho khách hàng nhiều cơ hội chọn mức giá mà khách hàng cho là hợp lý. Nhược điểm: trong thị trường giá lên, giá hôm nay thường cao hơn giá cash settlement ngày hôm qua và khách hàng chọn mua giá cash settlement từ đối thủ. Thời gian chốt giá đến 22h, thời gian rộng để khách hàng lựa chọn. Gia Kim triển khai chương trình nhắn giá cho khách hàng qua điện thoại di động, cung cấp giá trực tuyến trên trang web của công ty. Phương pháp tính giá: LME + premium Premium giao động từ 115 – 125 USD/ tấn tùy từng đối tượng khách hàng. Đối với các khách hàng đặt số lượng lớn, premium sẽ thấp hơn các khách hàng khác. Cho phép khách hàng đặt giá kỳ hạn 6 tháng hoặc giao ngay, tự nhập khẩu trực tiếp hoặc mua hàng có sẵn tại kho. Sau khi lệnh đặt giá của khách hàng thành công, khách hàng sẽ đặt cọc cho Gia Kim 10% trị giá hợp đồng để đảm bảo thực hiện. b/ Phương thức đặt hàng: Ký hợp đồng phân phối cả năm, quy định quota hàng tháng từ 700 – 1000 tấn. Theo thỏa thuận của hợp đồng phân phối, Gia Kim đảm bảo đặt hàng hết lượng hàng theo quota đăng ký trong tháng. Do đó cách thức đặt giá bao gồm 2 loại: Đặt hàng theo đơn hàng của khách: Khi nhận được đơn hàng của khách hàng, Gia Kim đặt lệnh mua hàng giao với nhà cung cấp. Giá CIF = Giá LME + premium. Premium giao động từ 100 USD/ tấn Trong trường hợp chọn phương thức hợp đồng kỳ hạn: Giá CIF = Giá LME + premium + phí kỳ hạn Đặt theo quota: Trong trường hợp đơn hàng của khách hàng không đủ cho lượng quota đã ký trước, Gia Kim chọn thời điểm tốt trước ngày cuối tháng để chốt giá cho số lượng còn lại này. Có thể điều chỉnh quota trước 2 tháng và tùy vào sự chấp thuận của nhà cung cấp. Nhận xét: Với phương thức kinh doanh mới, đơn đặt hàng với nhà cung cấp chủ yếu dựa trên đơn hàng đối ứng của khách hàng. Lợi nhuận căn bản Gia Kim thu được từ mức premium chênh lệch mà Gia Kim chào cho khách hàng và premium Gia Kim phải trả cho nhà cung cấp. Tuy nhiên mức lợi nhuận này sẽ rất thấp khoảng 15-25 USD/ tấn. Ngoài ra, Gia Kim còn có thể đạt được lợi nhuận bổ sung từ mức chênh lệch giá giữa giá khách hàng đặt và giá Gia Kim đặt lệnh với nhà cung cấp nếu như Gia Kim dự đoán giá sẽ xuống và chấp nhận rủi ro chờ đợi thời điểm đặt giá tốt hơn thay vì đặt ngay khi nhận lệnh từ khách hàng. Gia Kim nhận định đây là ngành hàng tiềm năng vì số lượng tiêu thụ lớn. Tuy nhiên cần phải đảm bảo được lượng tiêu thụ ổn định và ước đoán chính xác lượng quota cần đăng ký hàng tháng. Tuy nhiên, đối với các hợp đồng dài hạn mà Gia Kim nhận từ khách hàng. Nếu sử dụng hợp đồng kỳ hạn, nhà cung cấp yêu cầu phải đặt cọc trước 20% trị giá hợp đồng, không có lợi về mặt tài chính cho công ty. Và trong trường hợp có sự thay đổi hay hủy đơn hàng từ phía khách hàng, Gia Kim phải chịu trách nhiệm nhập và tiêu thụ lượng tồn kho này. c/ Phân tích tình hình kinh doanh mặt hàng kẽm trong 2 năm qua tại Công ty Gia Kim. Số liệu phân tích tình hình kinh doanh mặt hàng nickel bao gồm: Giá tham chiếu LME (USD/ tấn): là giá trung bình cash settlement hàng tháng của kẽm. Giá này được công bố chính thức trên các kênh thông tin của LME. Giá bán trung bình: Từ T.1/07 đến 02/08: là giá bán ra trung bình trong tháng. Giá bán hàng ngày được tính theo công thức: Giá CIF =giá LME + premium + 3% chi phí nhập khẩu quản lý + 3% lợi nhuận mục tiêu. Từ T.3/08: là giá bán trung bình của các đơn hàng của khách hàng. Giá nhập khẩu trung bình (USD/ tấn): là giá nhập khẩu trung bình (giá CIF) của lượng hàng về trong tháng. Chi phí (USD/ tấn): bao gồm 3% phí nhập khẩu và chi phí quản lý. Số lượng tiêu thụ: số lượng tiêu thụ thực tế hàng tháng Doanh thu (USD)= giá bán * Số lượng tiêu thụ Lợi nhuận = (Giá bán – giá nhập – chi phí)* Số lượn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA0558.doc
Tài liệu liên quan