Ứng dụng mô hình toán tối ưu để xây dựng cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang

Bộ giáo dục và đào tạo Trường Đại học nông nghiệp hà nội – ˜ & ™ — Doãn Thị Nhài “ứng dụng mô hình toán tối ưu để xây dựng cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Hà Nội - 2009 Bộ giáo dục và đào tạo Trường Đại học nông nghiệp hà nội ---------&--------- Doãn Thị Nhài “ứng dụng mô hình toán tối ưu để xây dựng cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngàn

doc119 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2410 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Ứng dụng mô hình toán tối ưu để xây dựng cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h: Quản lý đất đai Mã số: 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Công Quỳ PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng Hà Nội - 2009 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2009 Học viên Doãn Thị Nhài Lời cảm ơn Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi luôn được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Quy hoạch đất đai, các thầy cô giáo khoa Tài nguyên và Môi trường, Viện Sau đại học trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của bạn bè. Sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của cố TS. Đoàn Công Quỳ, PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng người hướng dẫn khoa học, đã giúp tôi hoàn thành luận văn này về vấn đề ứng dụng mô hình toán tối ưu trong xác định cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, các Phòng, Ban khác của huyện Yên Dũng, phòng Quy hoạch, kế hoạch - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang và cán bộ của các xã Đồng Phúc, Đức Giang, Nham Sơn, Tiền Phong, Tân Tiến, đặc biệt là các cán bộ địa chính thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã phối hợp nhiệt tình, giúp đỡ tôi trong thời gian điều tra thực tế và có những ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn của tôi. Tự đáy lòng mình, tôi xin chân thành cảm ơn đối với mọi sự quan tâm, giúp đỡ, động viên quý báu và kịp thời đó! Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2009 Học viên Doãn Thị Nhài Mục Lục Lời cam đoan .....................................................................................................i Lời cảm ơn.........................................................................................................ii Mục lục............................................................................................................iii Danh mục bảng..................................................................................................v Phụ lục Danh Mục Bảng Bảng 1: Cơ cấu diện tích đất huyện Yên Dũng năm 2008 36 Bảng 2: Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2008 38 Bảng 3. Cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp qua một số năm 40 Bảng 4. Hiện trạng sử dụng đất canh tác và hệ thống cây trồng 42 Bảng 5: Diện tích cơ cấu đất nông nghiệp phân theo vùng 44 Bảng 6. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản 49 Bảng 7. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo cây trồng 50 Bảng 8: Diện tích các loại cây trồng theo mô hình toán tối ưu 60 Bảng 9. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế các công thức cây trồng xã Đồng Phúc 61 Bảng 10: Diện tích các công thức cây trồng theo mô hình toán tối ưu xã Đồng Phúc 67 Bảng 11. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế các công thức cây trồng xã Tiền Phong 68 Bảng 12: Diện tích các công thức cây trồng theo mô hình toán tối ưu xã Tiền Phong 74 Bảng 13. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế các công thức cây trồng xã Tân Tiến 75 Bảng 14: Diện tích các công thức cây trồng theo mô hình toán tối ưu xã Tân Tiến 80 Bảng 15: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng của phương án tôi ưu 82 Bảng 16: So sánh diện tích các loại cây trồng huyện Yên Dũng năm hiện trạng so với mô hình tối ưu 83 Bảng 17: So sánh hiệu quả kinh tế năm hiện trạng với mô hình tối ưu 83 Bảng 18: Một số chỉ tiêu hiệu quả xã hội theo phương án tối ưu 85 1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,... Nhưng đất đai là tài nguyên không thể tái tạo được, nó cố định về vị trí và có giới hạn về không gian. Theo Các Mác: “Đất là tư liệu sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”. [17] Trong quá trình sử dụng con người đã tác động vào đất dẫn tới biến đổi đất tự nhiên, làm suy thoái đất. Việc phân bổ quỹ đất tự nhiên cho các ngành kinh tế các lĩnh vực sử dụng đất thiếu sự hài hòa, hợp lý như đất có chất lượng tốt lại đưa vào xây dựng các công trình phi nông nghiệp hoặc có nơi thiếu đất, có những nơi đất sử dụng lại không hết gây ra những lãng phí và hiệu quả sử dụng đất không cao. Ngay trong sản xuất nông nghiệp, bố trí hệ thống cây trồng chưa khai thác được tiềm năng của đất, phần lớn các địa phương có hệ thống cây trồng chưa đa dạng, chủ yếu là các cây trồng nông nghiệp thuần tuý, tuy nó vẫn cho thu nhập ổn định nhưng không cao. Yêu cầu đặt ra là phải cải tạo đất, bố trí hệ thống cây trồng phù hợp với từng loại đất, không ngừng đưa những giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất sao cho đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất. Việc bố trí đất cho các ngành kinh tế đặt ra những mâu thuẫn rất lớn trong bố trí cơ cấu sử dụng đất. Để phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ hay làm nhà ở cần có diện tích đất để bố trí, trong khi đó dân số ngày một tăng, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp ngày một nhiều về cả số lượng và chất lượng; như vậy diện tích canh tác nông nghiệp phải tăng trong khi đó diện tích tự nhiên có hạn dẫn đến mâu thuẫn giữa một bên là lợi ích kinh tế, xã hội và một bên là môi trường. Vấn đề đặt ra làm thế nào để tăng lượng hàng hóa trên 1 đơn vị diện tích đất mà vẫn đảm bảo các mục tiêu về xã hội và môi trường, trọng tâm trong đó cần phải có cơ cấu sử dụng đất hợp lý. Cơ cấu sử dụng đất hợp lý sẽ tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa lớn trên đơn vị diện tích, chất lượng hàng hóa đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người, mặc dù diện tích đất dành cho nông nghiệp thấp nhưng lượng hàng hóa vẫn tăng. Mô hình toán tối ưu là phương pháp tính toán các hàm số với các điều kiện hạn chế sao cho hàm mục tiêu đạt được mức tối ưu nhất. Hiện nay, việc ứng dụng mô hình bài toán tối ưu, cùng với sự trợ giúp của máy vi tính đang là một trong những phương pháp có nhiều ưu việt, được triển khai trong hầu hết các lĩnh vực, trong số đó có các ngành kinh tế, kỹ thuật và quản lý, sử dụng đất. Trong sử dụng đất các mục tiêu mâu thuẫn lẫn nhau, bên cạnh những điều kiện hạn chế về vốn, lao động, diện tích đất, thị trường đặt ra một vấn đề rất lớn là nếu thỏa mãn được mục tiêu nọ sẽ không thể đáp ứng được mục tiêu khác, vì vậy việc ứng dụng mô hình toán tối ưu (bài toán tuyến tính đa mục tiêu) để xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý là phương pháp hữu hiệu, đóng vai trò định hướng cho sự phát triển kinh tế. Huyện Yên Dũng là một huyện vùng Trung du của tỉnh Bắc Giang, diện tích tự nhiên 21.444,12 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 13.426,09 ha, chiếm 62,61% tổng diện tích tự nhiên. Kinh tế huyện chủ yếu là phát triển nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề sử dụng đất nông nghiệp hợp lý đang là một vấn đề cấp bách được đặt ra. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ứng dụng mô hình toán tối ưu để xây dựng cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang” đáp ứng mục tiêu xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý nhằm góp phần cho công tác quản lý, sử dụng đất được hiệu quả trên cả 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở điều tra nông hộ, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Dũng, ứng dụng mô hình bài toán tối ưu xác định cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cơ cấu sử dụng đất hợp lý; về mô hình bài toán tối ưu; những kinh nghiệm và ứng dụng trong và ngoài nước. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang. - ứng dụng mô hình bài toán tối ưu trong xác định quy mô và cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Yên Dũng. - ứng dụng mô hình bài toán tối ưu trong xác định cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp cho 3 xã đặc trưng cho 3 tiểu vùng của huyện. 1.3. Yêu cầu nghiên cứu - Nắm chắc các văn bản, tài liệu và kiến thức liên quan tới vấn đề sử dụng đất hợp lý. - Các số liệu, tài liệu điều tra phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác. - Đề tài có tính khoa học và thực tiễn đối với việc sử dụng hợp lý đất nông nghiệp. 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Lý luận cơ bản về cơ cấu sử dụng đất hợp lý Trong sách “Đất Việt Nam” của hội khoa học đất Việt Nam đã nêu rõ: Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng nhiều khi có tính quyết định trong sự phát triển chung của xã hội. Trong đó điều quan trọng nhất là biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ vững và cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng cường chất lượng cuộc sống, bình đẳng giữa các thế hệ và hạn chế rủi ro. [11] Vấn đề quản lý đất đai lâu bền có liên quan chặt chẽ với việc tăng sức ép dân số trên tài nguyên đất có hạn. Hiện nay, mức tăng dân số hàng năm nhanh và có lẽ trong tương lai cũng vẫn giữ ở mức độ này. Trên phạm vi toàn cầu có thể sản xuất đủ lương thực để nuôi sống dân số tăng trưởng này, nhưng nó không phải lúc nào cũng có thể chuyển tới những vùng cần lương thực nhất. Những nơi sản xuất ra thừa lương thực thường gặt hái được mùa vụ bội thu, năng suất cao do sử dụng nhiều phân bón, dùng nhiều nguồn nước tưới, sử dụng các giống cây trồng phải đầu tư cao, nhịp độ và phạm vi canh tác đất lớn. Trong bối cảnh phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ như hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm rõ rệt, nhưng nhu cầu về lương thực, thực phẩm lại ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột khó có thể giải quyết triệt để trong thực tế. Một công cụ cũng là một yêu cầu cấp thiết là xây dựng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả cao và bền vững. Vì vậy việc xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý có ý nghĩa quan trọng cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, là cơ sở cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong quá trình xây dựng cơ cấu sử dụng đất hợp lý đã tính tới các điều kiện giới hạn, tiềm năng của đất từ đó định hướng cho sự phát triển, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất gắn với tiềm năng đất đai đảm bảo cho sự phát triển bền vững và mục tiêu tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích đất đai. Xây dựng cơ cấu sử dụng đất hợp lý trở thành một lĩnh vực nghiên cứu khoa học đã, đang được nhiều tổ chức cũng như nhiều nước trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Xây dựng cơ cấu sử dụng đất hợp lý là công cụ cho các nhà quản lý điều tiết sử dụng đất trên cơ sở khoa học hướng tới sự phát triển bền vững, khai thác được tiềm năng đất, là cơ sở cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể. 2.1.1. Cơ sở lý luận của việc xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Một nền sản xuất nông nghiệp được gọi là phát triển nhanh, mạnh và vững chắc đòi hỏi phải sử dụng một cách hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, đất đai, cây trồng, ... và các nguồn lợi kinh tế, xã hội như vật tư, kĩ thuật, lao động,... Một trong những biện pháp kinh tế xã hội nhằm tận dụng các nguồn lợi tự nhiên và kinh tế xã hội là xác định cơ cấu đất nông nghiệp, cụ thể là cơ cấu cây trồng hợp lý trong một vùng hay một khu vực. Sử dụng đất đai là hệ thống biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên và môi trường. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của con người, của thị trường sẽ phát hiện và quyết định phương hướng và mục tiêu sử dụng hợp lý nhất nguồn tài nguyên đất đai, phát huy tối đa tiềm năng của đất đai nhằm đạt được hiệu quả cao trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Hệ thống canh tác là hoạt động sản xuất và dịch vụ mà người nông dân dùng để thu lợi từ đất và các đầu vào khác thông qua sự sinh trưởng của cây trồng, chúng bao gồm nhiều hệ thống như hệ thống trồng trọt, chăn nuôi, quản lý kinh tế được bố trí một cách có hệ thống và ổn định, phù hợp với mục tiêu từng tiểu vùng nông nghiệp. Việc xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp có mục đích không chỉ nhằm phát triển sản xuất một cách có lợi nhất mà còn nhằm bảo vệ đất đai, môi trường sống, làm cho việc khai thác tiềm năng đất đai của vùng có hiệu quả kinh tế vững chắc, đảm bảo lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Cơ cấu cây trồng là thành phần của cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Cây trồng với chức năng chính là sản xuất ra lương thực, thực phẩm trực tiếp cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp và một nhóm các sản phẩm khác như thuốc lá, chất thơm, dược liệu, ... là yếu tố hàng đầu trong hệ thống trồng trọt quyết định sự tăng trưởng và phát triển của cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Do vậy, khi nghiên cứu xác định cơ cấu sử dụng đất cũng như với bất kỳ một hoạt động sản xuất nào, quá trình khai thác tài nguyên nào của con người đều có mục đích kinh tế. Hệ thống nông nghiệp muốn phát triển tốt phải đạt được hệ thống các mục tiêu: tốc độ phát triển cao và ổn định, sản lượng nông sản hàng hoá cao và vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho nông dân lúc thời vụ nông nhàn. Mục tiêu tăng thu nhập bình quân cho người nông dân có tác dụng huy động lao động tăng tích luỹ vốn để phát triển sản xuất. Con đường để tăng thu nhập cho người nông dân là tăng thu nhập tổng hợp bằng cách đa dạng hoá sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thêm giá trị sản phẩm. Trong sản xuất nông nghiệp có sự dịch chuyển theo hướng đa dạng hoá, sản xuất nhiều loại sản phẩm, từ một nền nông nghiệp lấy sản xuất cây lương thực trong đó chủ yếu là độc canh cây lúa chuyển sang nền nông nghiệp đa canh: không chỉ có lúa mà còn có dưa, khoai, ớt xanh, hoa, rau, đậu đỗ các loại... Hệ thống cây trồng là một thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác giữa các loại cây trồng, giống cây trồng được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian; nghĩa là mối quan hệ giữa các loại cây trồng, giống cây trồng trong từng vụ và giữa các vụ khác nhau trên mảnh đất trong một hệ sinh thái. Yêu cầu đặt ra là nghiên cứu hệ thống cây trồng ở một vùng, nhằm mục đích bố trí xác định diện tích cho mỗi loại cây trồng cho phù hợp hoặc chuyển đổi chúng để tăng hệ số sử dụng đất, sử dụng hiệu quả tiềm năng đất đai từ lợi thế so sánh của các vùng sinh thái nông nghiệp, cũng như hiệu quả các nguồn vốn khi được đầu tư nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và lợi nhuận trên từng đơn vị diện tích, đem lại hiệu quả kinh tế cao. [33] Tuy nhiên, bên cạnh mục tiêu đem lại hiệu quả kinh tế, các kết quả của các hoạt động sản xuất cũng phải chú ý tạo ra nhiều kết quả có lợi đến đời sống xã hội và môi trường sống của con người. 2.1.2. Sử dụng đất bền vững Sử dụng đất theo quan điểm phát triển bền vững là: “Sử dụng đất hiện tại không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất trong tương lai” [6] và cụ thể hơn là "Không sử dụng tài nguyên có khả năng tái tạo nhanh hơn tự tạo; không sử dụng tài nguyên không tái tạo nhanh hơn quá trình tìm kiếm tài nguyên thay thế; không thải ra chất độc hại nhanh hơn quá trình hấp thu và đồng hoá của trái đất". [4] Các vấn đề sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp: Theo Dumanski, 1993 Một hệ thống sử dụng đất bền vững là sự tổng hòa giữa kỹ thuật, chính sách và hoạt động kết hợp giữa xã hội với môi trường, cụ thể là: - Duy trì và đẩy mạnh được sản xuất. - Giảm được mức độ rủi ro trong sản xuất. - Bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên và tránh được sự thoái hóa về chất lượng của đất và nước. - Có hiệu quả kinh tế. - Được xã hội chấp nhận. Một nền sản xuất nông nghiệp bền vững khi nó hội tụ các yếu tố sau: - Đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội, phát triển nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho thế hệ này mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ sau. Thực hiện xoá đói, giảm nghèo, công bằng xã hội. - Đó là một nền nông nghiệp sinh thái hội tụ các yếu tố đa dạng sinh học. Phát triển nhưng bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên. - Đó là nền nông nghiệp sản xuất có hiệu quả nhất, bền vững nhất về kinh tế. Đó là nền nông nghiệp khai thác hài hoà tự nhiên trong mối quan hệ bền vững với con người cho hiện tại và cho nhu cầu của các thế hệ sau. [36] Và việc sử dụng, quản lý đất nhằm thỏa mãn các chỉ tiêu đó là một việc làm cực kỳ khó khi mà nhu cầu về đất cho các mục đích sử dụng tăng lên một cách nhanh chóng như hiện nay. 2.1.3. Hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất Tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Do đó, tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức tiết kiệm về chi phí các nguồn lực sản xuất khi sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định. [30] Theo quan điểm của hội đồng nghiên cứu sản xuất của Liên Xô (SOPS) thì chỉ nên có một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất duy nhất xuất phát từ giá trị lao động của Các Mác và Ăng Ghen là tăng năng suất lao động hay tiết kiệm chi phí lao động xã hội, có nghĩa là tiết kiệm tài nguyên lao động, chi phí sản xuất [44]. Các nhà kinh tế xã hội chủ nghĩa cho rằng hiệu quả kinh tế cao nhất được biểu hiện bằng nhịp độ tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân cao. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức đạt được đồng thời các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. [4] * Hiệu quả kinh tế Đây là hiệu quả được quan tâm hàng đầu. Hiệu quả kinh tế có vai trò quyết định tới các hiệu quả còn lại, bởi vì trong hoạt động sản xuất con người đều có mục tiêu chủ yếu là kinh tế và khi đã có được hiệu quả kinh tế thì mới có điều kiện vật chất để đảm bảo cho các hiệu quả xã hội và môi trường. Hiệu quả kinh tế là hiệu quả do tổ chức và bố trí sản xuất hợp lý để đạt được lợi nhuận và thu nhập cao hơn với chi phí đầu vào ít hơn. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là tối đa hoá về kết quả sản xuất và tối thiểu hoá các chi phí trong điều kiện nguồn lực có hạn. Để đánh giá hiệu quả sản xuất, tiến hành phân tích tài chính trong sản xuất đối với các loại hình sản xuất chính qua các chỉ tiêu sau: + Giá trị sản xuất: Là giá trị sản lượng các sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị diện tích trong một năm. + Chi phí vật chất: Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Trong sản xuất nông nghiệp chi phí vật chất bao gồm các chi phí giống, trang thiết bị vật tư, phân bón, lao động làm đất,... phục vụ trong sản xuất. + Chi phí lao động: Là chỉ tiêu phản ánh các yêu cầu về lao động sống của các công thức sản xuất. + Phí sản xuất: bao gồm thuỷ lợi phí, thuế nông nghiệp và các chi phí khác. + Thu nhập: Tính bằng công thức Thu nhập = Giá trị sản xuất - Chi phí vật chất Đây là giá trị mới được tạo ra hay giá trị tăng thêm trong quá trình sản xuất. + Thu nhập thuần: Được tính bằng công thức Thu nhập thuần = Thu nhập - Chi phí lao động - Phí sản xuất + Thu nhập / 1đ chi phí = Thu nhập / chi phí vật chất. Đây là những chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế trong các mô hình sản xuất trên địa bàn nghiên cứu. * Hiệu quả xã hội Là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người nó có tác động đến mục tiêu kinh tế. Hiệu quả xã hội khó lượng hoá được mọi vấn đề, nó chỉ có thể lượng hoá được bằng các chỉ tiêu mang tính định tính và định lượng như: + Tỷ lệ hộ giàu, khá, trung bình và đói nghèo + Thu nhập bình quân, sản lượng bình quân trên 1 lao động, 1 nhân khẩu. + Mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, xoá đói giảm nghèo. + Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học. + Lành mạnh hoá các quan hệ xã hội thông qua các chỉ tiêu gia đình văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa. * Hiệu quả môi trường Đảm bảo tính bền vững cho sản xuất và xã hội là vấn đề đang được con người quan tâm. Đó là vấn đề mà tất cả các hoạt động đều phải chú ý, là vấn đề bức bách được nhiều cấp ngành, nhà quản lý và nhà quy hoạch quan tâm. Sử dụng đất được coi là có hiệu quả môi trường nếu như các hoạt động sản xuất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, đất đai được bảo vệ không bị xói mòn, rửa trôi, thoái hoá đất, không để xảy ra các hiện tượng mặn hoá, chua hoá, phèn hoá, sa mạc hoá,... Độ phì của đất ngày càng tăng, môi trường đất, nước, không khí được đảm bảo. Có như thế mới đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi vùng lãnh thổ, của mỗi quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế. Như vậy, để xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý, ngoài mục tiêu kinh tế phải kết hợp với hệ thống hiệu quả xã hội và môi trường trong một thể thống nhất. Tuy nhiên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội và môi trường thường mang tính định tính và khó lượng hoá. Do vậy, trong nhiều trường hợp các chỉ tiêu này mang ý nghĩa tương đối và thường được kết hợp với nhau trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất. 2.1.4. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Hiện nay các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra được rất nhiều phương pháp đánh giá để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các phương pháp đã được nghiên cứu và ứng dụng ở các nước Đông Nam á như phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia,... Hầu hết các phương pháp này đều tập trung hướng nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng để từ đó bố trí sắp xếp lại công thức luân canh mới phù hợp hơn nhằm sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và khai thác tối ưu tiềm năng đất đai. [44] Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống hoá tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác, đó là sự phối hợp giữa cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm. [45] ở Thái Lan trong điều kiện thiếu nước đã đưa cây đậu tương thay thế lúa xuân trong công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa. Kết quả giá trị tổng sản lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao trong khi độ phì của đất được cải thiện, hệ thống cây trồng thay đổi từ đó góp phần làm giảm sâu bệnh trên cả đậu tương và lúa. [45] ở Trung Quốc, với mô hình nông nghiệp lập thể đã nâng cao hiệu qủa sử dụng đất lên rất nhiều như: công trình “5551” (lúa - mía - cá - nấm), công trình “5151” (lúa - ngô - cá - nấm) cho tổng giá trị 20.000 - 30.000 nhân dân tệ/mẫu (46 - 69 triệu đồng Việt Nam); công trình “152” (lúa - ngô đường - nấm) cho tổng giá trị 9 vạn nhân dân tệ, lãi thuần 6 vạn nhân dân tệ - tương đương 138 triệu đồng Việt Nam... Đồng thời, độ phì của đất cũng tăng lên: lượng đạm trong đất tăng 23,6%, lân tăng 15,7%, kali tăng 20,5%, sự ôxy hoá trong đất cũng tăng 16,8%.[45] 2.1.5. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam Những kết quả đạt được trong việc nghiên cứu và áp dụng các hình thức sử dụng đất suy cho cùng chính là phát triển một nền nông nghiệp sinh thái theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá [13]. Đó là sự đa dạng hoá sản phẩm, ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời bảo vệ và cải tạo đất. Đó là việc chú trọng đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, kỹ thuật canh tác, các công thức luân canh mới để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồng thời bảo vệ môi sinh, môi trường. ở Việt Nam, trong những năm qua nước ta cũng có nhiều các công trình nghiên cứu về sử dụng đất. Các tác giả đều chú trọng đến công tác lai tạo và chọn giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao phù hợp với chất đất từng vùng để đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó cũng chú ý tới việc nghiên cứu đưa ra các công thức luân canh mới, các kiểu sử dụng đất mới ngày càng khai thác tốt hơn tiềm năng của đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng Sông Hồng đã nghiên cứu, đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng mà nội dung quan trọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng, đa dạng hoá các hoạt động sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 1995 - 2010. [20] Dự án cấp bộ quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng đã nghiên cứu, đề xuất bố trí hợp lý hệ thống cây trồng, đa dạng sinh học hướng tới sự phát triển bền vững đến năm 2010 và định hướng hệ thống cây trồng đến năm 2020. [42] Trong báo cáo “Định hướng phát triển nông nghiệp, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn giai đoạn 10 năm (2001 - 2010)” đã nêu rõ phải điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, năng suất đi đôi với tăng chất lượng sản phẩm. Đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa, ngô làm thức ăn chăn nuôi. Tận dụng điều kiện thuận lợi của các địa bàn khác nhau để sản xuất lương thực có hiệu quả. Chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp. [10] Ngoài ra còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Trung Quế (1994) đề tài “chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng”; Phạm Đình Khiên (2001) đề tài “chuyển đổi đất trồng lúa sang sản xuất nông sản khác ở vùng ven biển phía Bắc”; Nguyễn Đình Chính (2002) “Nghiên cứu chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùng đồng bằng Sông Hồng và miền núi phía Bắc”[46] và Hội nghị đầu bờ do Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam tổ chức (tháng 5-2005) đề tài “chuyển dịch cơ cấu cây trồng bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam”. [47] 2.2. Tổng quan về mô hình bài toán tối ưu và ứng dụng 2.2.1. Khái quát về phương pháp mô hình hoá và mô hình toán học Trong thực tiễn cuộc sống rất đa dạng, phong phú và phức tạp đòi hỏi cần phải có nhiều công cụ và phương pháp nghiên cứu và tiếp cận. Mô hình hoá là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Thông qua mô hình, chúng ta có thể tìm hiểu, bàn luận về vấn đề cần giải quyết, cũng như thiết kế và kiểm chứng giải pháp trước khi tiến hành thực thi. Có thể nói, tư duy trên cơ sở mô hình là phương pháp không thể thiếu được của mỗi người làm khoa học và kỹ thuật. [23] Mô hình của một đối tượng là sự phản ánh hiện thực khách quan của đối tượng, sự hình dung, tưởng tượng đối tượng đó bằng những ý nghĩ của người nghiên cứu và việc trình bày, thể hiện, diễn đạt những ý nghĩ đó bằng lời văn, chữ viết, hình vẽ, sơ đồ... [38] Mô hình được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó mô hình toán học là một trong những cách thể hiện phổ biến và đem lại hiệu quả. Sự phát triển của máy tính điện tử và các phương pháp tính toán khoa học đã tạo ra sự bùng nổ của mô hình toán, cấu trúc của mô hình ngày càng đa dạng, phức tạp. [2] Kết quả tính toán phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn thông số mô hình. Vì thế, muốn có lời giải đúng cho mọi trường hợp, người tính phải nắm chắc cấu trúc mô hình và có hiểu biết đầy đủ về thực tế. [2] Lý thuyết tối ưu (bài toán tối ưu) là một lĩnh vực toán học được áp dụng trong kinh tế và trong nhiều ngành khoa học khác, cả lý thuyết lẫn thực hành nhằm tối ưu hoá kết quả đạt được và có thể xem như một bộ phận của môn khoa học về hoạt động hợp lý. Một nền kinh tế được áp dụng lý thuyết tối ưu sẽ là một nền kinh tế phát triển hợp lý, dù nó lớn hay nhỏ, tư nhân hay nhà nước. [21] 2.2.1.1. Bài toán tối ưu tổng quát Bài toán tối ưu tổng quát được phát biểu như sau [24]: Cực đại hoá (hoặc cực tiểu hoá) hàm: f(x) đ Max (Min) Với các điều kiện: gi(x) (Ê , = , ³) bi, i = 1, ..., m với x ẻ Rn. ở đây, hàm f(x) được gọi là hàm mục tiêu, các hàm gi(x) là các hàm ràng buộc, mỗi đẳng thức hay bất đẳng thức gi(x) (Ê , = , ³) bi được gọi là một ràng buộc. Tập hợp D = { x ẻ Rnẵ gi(x) (Ê , = , ³) bi, i = 1, ..., m} được gọi là miền ràng buộc (hay miền các phương án). Mỗi phương án x* ẻ D đạt cực đại (hoặc cực tiểu) của hàm mục tiêu f(x) được gọi là phương án tối ưu (lời giải tối ưu). Khi đó, giá trị f(x*) được gọi là giá trị tối ưu của bài toán. 2.2.1.2. Các dạng bài toán tối ưu Căn cứ vào các tính chất của thành phần bài toán và đối tượng nghiên cứu, bài toán tối ưu có các dạng sau [24, 25, 27]: - Quy hoạch tuyến tính: khi hàm mục tiêu f(x) và tất cả các ràng buộc gi(x), i = 1, ..., m là tuyến tính. - Quy hoạch phi tuyến: khi hàm mục tiêu f(x) hoặc có ít nhất một ràng buộc gi(x) là phi tuyến, hoặc cả hai trường hợp cùng xảy ra. - Quy hoạch rời rạc: khi miền ràng buộc D là tập rời rạc. Trong trường hợp các biến chỉ nhận giá trị nguyên thì ta có quy hoạch nguyên. - Quy hoạch đa mục tiêu: khi trên cùng một miền ràng buộc ta xét đồng thời nhiều hàm mục tiêu khác nhau. - Quy hoạch tham số: khi các hệ số trong biểu thức của hàm mục tiêu và của ràng buộc (hệ số đầu vào) phụ thuộc vào tham số. - Quy hoạch ngẫu nhiên: khi các hệ số đầu vào là các biến ngẫu nhiên tuân theo một quy luật phân bố xác suất nhất định. - Quy hoạch mờ: khi các hệ số đầu vào có phân bố mờ, và để phản ánh độ mờ trong việc định ra các mục tiêu và các ràng buộc, tức là khi giá trị của các hệ số được đánh giá theo chủ quan thông qua kinh nghiệm và số liệu thống kê. - Quy hoạch động: khi đối tượng xét là các quá trình có nhiều giai đoạn nói chung, hay các quá trình phát triển theo thời gian nói riêng. Trong bài toán tối ưu đa mục tiêu, các mục tiêu thường cạnh tranh với nhau, tức là việc làm tốt hơn mục tiêu này thường dẫn tới việc làm xấu đi một số mục tiêu khác. Vì vậy, việc giải các bài toán đa mục tiêu tức là tìm ra một phương án khả thi tốt nhất theo một nghĩa nào đó. Để giải các mô hình bài toán tối ưu, ta cần phải xem xét đến bốn khía cạnh sau [25]: + Khía cạnh mô hình hoá: mô hình cần phải phản ánh thực tế một cách sát thực. + Khía cạnh trợ giúp việc ra._. quyết định: giúp người sử dụng (người ra quyết định) có thể thay đổi các quyết định trung gian một cách thích hợp nhằm cuối cùng đi tới một lời giải thoả mãn nhất. + Khía cạnh tính toán: phương pháp phải sử dụng các thuật toán tối ưu toàn cục có độ tin cậy và hiệu quả cao. + Khía cạnh sử dụng: Phương pháp phải tiện lợi, đơn giản và có tính phổ dụng cao. 2.2.2. Giới thiệu phần mềm giải bài toán tối ưu Phần mềm EXCEL với mô-đun SOLVER EXCEL là một phần mềm đóng gói thương phẩm được phát triển trong bộ phần mềm tin học văn phòng của hãng Microsoft (Mỹ). Phần mềm này được sử dụng rộng rãi trong tính toán, tổng hợp dữ liệu, xử lý phân tích số liệu thống kê, giải quyết các bài toán tối ưu... Để giải quyết bài toán tối ưu, trong EXCEL có mô-đun SOLVER cho phép ta giải bài toán tối ưu với các giá trị hàm mục tiêu Max, Min hay một giá trị cho trước nào đó với các hàm điều kiện hạn chế cụ thể. Phần mềm EXCEL với mô-đun SOLVER thích hợp để giải quyết các bài toán quy hoạch tuyến tính. 2.2.3. Một số ứng dụng của bài toán tối ưu Sự ứng dụng của toán học và các mô hình toán có trong hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng,... chẳng hạn như: mô tả gen người hay cấu trúc vật chất qua các mô hình toán học; dùng mô hình toán học để thử công hiệu các loại vũ khí nguyên tử; dùng mô hình toán trong y học để phòng chống dịch bệnh, tạo ra các thuốc chữa bệnh mới; dùng mô hình trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý thông tin... - Đề tài khoa học & công nghệ cấp Bộ “xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ các vấn đề giảng dạy, nghiên cứu khoa học nông nghiệp và ứng dụng” do PGS.TS Nguyễn Hải Thanh chủ trì, đã thiết kế phần mềm multiopt giải bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu dựa trên phương pháp thỏa dụng mờ tương tác. - Bài báo “An interactive satisficing method for solving multiobjective mixed fuzzy-stochastic programming problems”, Tạp chí "International Journal for Fuzzy Sets and Systems” của C.Mohan và TS. Nguyễn Hải Thanh về phần mền Prelime dựa trên phương pháp mức ưu tiên giải các bài toán tối ưu đa mục tiêu. - Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu thiết kế hệ hỗ trợ ra quyết định quy hoạch sử dụng đất” - PGS.TS. Nguyễn Hải Thanh chủ trì đã xây dựng thành công hệ hỗ trợ ra quyết định phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với các chức năng: Quản trị hệ thống, tác nghiệp dữ liệu bản đồ, quản lý cơ sở dữ liệu, giải bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu và tổng hợp ý kiến chuyên gia để đưa ra quyết định tập thể. - Đề tài khoa học cấp Bộ “Xây dựng phần mềm quy trình công nghệ lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã” TS. Đoàn Công Quỳ đã nghiên cứu xây dựng phần mềm lập quy hoạch sử dụng đất, ứng dụng trên địa bàn cấp xã và xây dựng mô hình các bài toán tối ưu đa mục tiêu nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định lựa chọn các phương án phát triển bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Riêng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng toán học và các mô hình toán học. Một số nghiên cứu bao gồm: - ứng dụng phương pháp đơn hình để xác định lân tổng số (Trương Thị Nghĩa - ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh); - ứng dụng mô hình toán học để khảo nghiệm và nghiên cứu các liên hợp máy nông nghiệp (Đặng Tiến Hoà, Nguyễn Văn Muốn - ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội); - Cải biên thuật toán triển khai phương pháp đơn hình để giải quyết các bài toán quy hoạch đất đai (Hà Minh Hoà - Viện Nghiên cứu Địa chính); - ứng dụng mô hình toán xây dựng cơ cấu cây trồng sử dụng đất tối ưu (Nguyễn Thị Vòng, Nguyễn Hải Thanh và các cộng sự - ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội [44]); - ứng dụng bài toán tối ưu đa mục tiêu trong công nghiệp rừng (Nguyễn Văn Bỉ - ĐH Lâm nghiệp [3]); - ứng dụng bài toán tối ưu phi tuyến đa mục tiêu trong chăn nuôi cá (Nguyễn Văn Cường [7]); - ứng dụng bài toán tối ưu trong việc sử dụng đất của nông hộ (Nguyễn Tuấn Anh [1]…) Ngoài các ứng dụng trên, các vấn đề nghiên cứu chuyên khảo (study cases) cũng được nhiều tác giả nghiên cứu và triển khai trong thực tế và mang lại lợi ích thiết thực, cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng các mô hình bài toán tối ưu trong việc giải quyết các vấn đề thực tế. Các mô hình bài toán tối ưu có một vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế vùng, kinh tế nông nghiệp, quản trị kinh doanh nông nghiệp, phát triển nông thôn, quy hoạch sử dụng đất và tài nguyên hợp lý, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xác định và đánh giá hiệu quả sử dụng đất và tài nguyên, hiệu quả sinh thái môi trường, hoạch định các chính sách tối ưu, thiết kế chế tạo máy, tự động hoá... Các kết quả đạt được trong các nghiên cứu trên là tương đối khả quan. Đây chính là cơ sở cho việc ứng dụng toán học và các mô hình toán học nhằm phát triển nông nghiệp nói riêng cũng như phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Các phương pháp tối ưu toán học có thể áp dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp rất đa dạng cũng như trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác. Một vấn đề được đặt ra khi thiết lập các mô hình bài toán tối ưu là phải xác định rõ các yêu cầu, các mục tiêu cụ thể cần đạt tới, các điều kiện hạn chế (ràng buộc) của bài toán, các yếu tố đầu vào cần xem xét cũng như phải bỏ ra nhiều công sức để thu thập các dữ liệu thực tế đa dạng với độ tin cậy cao đồng thời cũng cần phải lựa chọn một phương pháp tối ưu toán học phù hợp làm công cụ để giải quyết mô hình bài toán.[1] Nhìn chung, việc ứng dụng mô hình bài toán tối ưu trong thực tế thường được tiến hành theo sơ đồ sau: Không cho kết quả Cho kết quả Không thoả mãn Thoả mãn Điều tra, thu thập, phân tích, xử lý số liệu Xây dựng mô hình định tính Xây dựng mô hình toán học Giải bài toán tối ưu Phân tích kết quả bài toán Những định hướng và đề xuất Sơ đồ 1. Các bước triển khai mô hình toán học trong thực tế 2.2.4. Phương pháp luận về bài toán tối ưu trong quy hoạch 2.2.4. 1. Chọn ẩn số Bài toán xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý trong một đơn vị kinh tế cấp cơ sở (xã, huyện) có thể được phát biểu như sau: Hãy xác định quy mô và cơ cấu của các ngành sao cho nhu cầu về chi phí các nguồn tiềm năng không vượt qua khả năng của đơn vị và thu được tối đa giá trị tổng sản phẩm, hoặc thu nhập tối đa, hoặc thu nhập thuần cao nhất, hoặc giá thành sản phẩm thấp nhất. Để trình bày bài toán bằng ngôn ngữ toán học, ta cần chọn và ký hiệu các đại lượng cần tìm, gọi là các biến hoặc ẩn số. Điều kiện của các biến: Phải là những chỉ tiêu có thể định lượng cụ thể rõ ràng, không chấp nhận các chỉ tiêu định tính. Đối với ngành trồng trọt có thể chọn diện tích gieo trồng hoặc sản lượng làm biến số. Nhưng kinh nghiệm cho thấy nếu chọn biến là sản lượng sẽ có một số điểm bất lợi sau đây: - Một loại cây trồng có thể đồng thời cho vài ba loại sản phẩm với mức năng suất rất khác nhau, do đó số biến sẽ tăng lên. - Năng suất cây trồng được dự báo với độ tin cậy không cao, với cách lựa chọn như trên thì năng suất sẽ tham gia vào cả hàm mục tiêu và hệ điều kiện ràng buộc, làm cho kết quả tình toán sẽ giảm độ tin cậy. - Đại đa số các định mức tiêu dùng vật tư, tài nguyên đều được cho trên đơn vị tính diện tích. Chính vì lẽ đó, trong thực tiễn nên chọn biến là diện tích gieo trồng các loại cây. Tương tự, trong ngành chăn nuôi cũng nên chọn biến là số đầu gia súc mỗi loại, hoặc số đầu gia súc thuộc mỗi nhóm. Một bài toán xác định cơ cấu ngành hợp lý có thể được xây dựng với mức độ chi tiết khác nhau. Ví dụ, đối với cây lúa, có thể coi diện tích lúa cả năm là một biến, song cũng có thể tách ra biến lúa xuân, biến lúa mùa. Bài toán xác định cơ cấu ngành hợp lý được xây dựng chi tiết sẽ thoả mãn các yêu cầu tổ chức ngành nghề, song nó đòi hỏi phải có nhiều thông tin đầu vào, quy mô bài toán sẽ lớn hơn do đó có nhiều biến và nhiều điều kiện ràng buộc. Bì vậy bài toán sẽ khó giải hơn. Chính vì thế, trong điều kiện có thể cho phép, người ta cố gắng khái quát hoá một số vấn đề, loại bỏ một số chi tiết ít quan trọng. Những cây trồng, những loại gia súc quan trọng sẽ được đặt thành những biến riêng, còn những cây trồng và loại gia súc không quan trọng sẽ được nhóm thành một nhóm, mỗi nhóm có một đơn vị đại diện. Ví dụ: các loại gia cầm ( gà, vịt, ngan, ngỗng) có thể đặt thành một biến, một số loại cây rau có tính chất gần giống nhau (su hào, bắp cải) cũng có thể ghép vào một biến đại diện. Khi đó, ta có thể ký hiệu biến như sau: - Gọi Xj là diện tích gieo trồng, số đầu gia súc gia cầm loại j, Với j = 1, 2, 3, …, s. - Gọi Xj là số lượng tài nguyên loại j cần mua vào để phục vụ cho sản xuất (như phân đạm, lân, kali, thuốc trừ sâu, thức ăn tinh chế biến sẵn..), Với j = s+1, s+2, .., s+n. 2.2.4. 1. Lập hàm mục tiêu Tuỳ thuộc vào yêu cầu tổ chức sản xuất người ta có thể chọn các chỉ tiêu tối ưu hoá khác nhau cho bài toán như: - Tổng giá trị sản phẩm tối đa. - Tổng thu nhập tối đa. - Tổng thu nhập thuần tối đa. - Giá thành sản phẩm tối thiểu. Đối với bài toán đơn mục tiêu chỉ có thể chọn một trong số các chỉ tiêu tối ưu hoá kể trên, còn với bài toán đa mục tiêu có thể chọn đồng thời một số chỉ tiêu. Dạng tổng quát của hàm mục tiêu có thể viết như sau: max (min) Trong đó: Z là mục tiêu cần đạt. Cj là hệ số của biến trong hàm mục tiêu. Tuỳ thuộc vào chỉ tiêu tối ưu hoá đã chọn mà hệ số của biến trong hàm mục tiêu có thể là giá trị sản lượng, hoặc thu nhập, hoặc thu nhập thuần tính trên một đơn cị quy mô. 2.2.4.3. Lập hệ điều kiện ràng buộc Dạng tổng quát của các điều kiện ràng buộc có thể viết như sau: (Ê, =, ³) bi Dấu ≤ dùng để biểu diễn các điều kiện hạn chế về tài nguyên như diện tích đất đai, lao động, vốn đầu tư, phân bón và thức ăn gia súc tự sản xuất được v.v... Dấu = dùng để biểu diễn các điều kiện khống chế chặt chẽ như lượng phân vô cơ, thuốc trừ sâu và thức ăn gia súc cần mua thêm, lượng vốn cần vay, số lao động cần thuê v.v… Dấu ≥ dùng để thể hiện các điều kiện đảm bảo sản xuất ra một số loại sản phẩm cần thiết nào đó ( lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp v.v…) 3. Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố đầu vào của bài toán xác định quy mô và cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp của huyện - Một số loại đất nông nghiệp trên địa bàn huyện bao gồm: Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản. - Các loại hình sử dụng và hiệu quả sử dụng của đất nông nghiệp hiện tại. - Các loại cây trồng và các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp. Các yếu tố đầu vào của bài toán xác định cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp của xã - Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản của xã. - Hiệu quả sử dụng của đất nông nghiệp hiện tại của xã. - Các loại cây trồng và các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu trên phạm vi toàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, được chia làm 3 vùng và nghiên cứu sâu ở 5 xã đại diện: xã Đồng Phúc, xã Đức Giang đại diện cho tiểu vùng I, xã Nham Sơn, xã Tiền Phong đại diện cho tiểu vùng II; xã Tân Tiến đại diện cho tiểu vùng III. 3.2. Nôi dung nghiên cứu 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Yên Dũng Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, môi trường - Đánh giá các điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn. - Đánh giá các nguồn tài nguyên gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, khoáng sản và nhân văn. - Làm rõ thực trạng môi trường của huyện. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội - Kinh tế: tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực trạng phát triển các ngành kinh tế; - Các vấn đề xã hội: Dân số, lao động, việc làm và thu nhập, mức sống, cơ sở hạ tầng. 2. Tình hình sử dụng đất, thực trạng sản xuất nông nghiệp và phân bố hệ thống cây trồng của huyện Tình hình sử dụng đất - Hiện trạng sử dụng đất. - Biến động các loại đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2008 Thực trạng sản xuất nông nghiệp và phân bố hệ thống cây trồng - Thực trạng sử dụng đất canh tác; - Thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp; - Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện. 3. Xây dựng mô hình bài toán xác định quy mô và cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp Mô hình bài toán xác định quy mô và cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp của huyện - Các số liệu đầu vào cụ thể của bài toán - Mô hình bài toán - Xử lý bài toán trên máy vi tính bằng phần mền solver của exel. - Kết quả bài toán Mô hình bài toán xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý của xã Làm thí điểm tại 3 xã là Đồng Phúc, Tiền Phong và Tân Tiến - Các số liệu đầu vào cụ thể của bài toán - Mô hình bài toán - Xử lý bài toán trên máy vi tính bằng phần mền solver của exel. - Kết quả bài toán 4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất khi sử dụng kết quả của mô hình tối ưu của huyện - Hiệu quả kinh tế; - Hiệu quả xã hội; - Hiệu quả môi trường. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu - Thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp kết hợp với điều tra khảo sát thực địa, điều tra nông thôn, bao gồm: + Các tài liệu, số liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và vấn đề sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang. + Đi khảo sát thực tế, điều tra thực địa để nắm cụ thể các số liệu và tài liệu có liên quan. - Thu thập các tài liệu, số liệu sơ cấp: nghiên cứu, chọn mẫu điều tra, qua phiếu điều tra nông hộ kết hợp với phỏng vấn nhanh các hộ nông dân, các chuyên gia trên địa bàn huyện (phỏng vấn 226 hộ nông nghiệp tại 5 xã Đồng Phúc, Đức Giang, Nham Sơn, Tiền Phong, Tân Tiến). - Phương pháp tham khảo và kế thừa các tài liệu có liên quan. 2. Phương pháp thống kê, phân tích và xử lý số liệu Các số liệu điều tra được xử lý trên máy vi tính bằng các phần mềm chuyên dụng như Excel 2003. 3. Phương pháp mô hình hóa toán học - Xây dựng mô hình bài toán tối ưu từ các số liệu điều tra nông hộ và số liệu đã được xử lý. - Chạy mô hình trên máy vi tính bằng phần mềm chuyên dụng Excel với mô dun Solver. 4. KếT QUả NGHIÊN CứU và thảo luận 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên dũng tỉnh Bắc Giang 4.1.1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên , môi trường 4.1.1.1.Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang 16 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km. Địa giới hành chính bao gồm: - Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang. - Phía Đông Bắc giáp với huyện Lục Nam. - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương qua sông Thương. - Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh qua sông Cầu. - Phía Tây giáp huyện Việt Yên. Địa hình, địa mạo Địa hình của huyện Yên Dũng có thể chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Theo kết quả phân cấp độ dốc: - Đất có độ dốc từ 0 - 3o có diện tích 18.658,53 ha, chiếm tỷ lệ 87,01%. - Đất có độ dốc từ 3o - 8o có diện tích 692,65 ha, chiếm tỷ lệ 3,23%. - Đất có độ dốc từ 8o - 15o có diện tích 1.033,60 ha, chiếm tỷ lệ 4,82%. - Đất có độ dốc trên 15o có diện tích 1.059,30 ha, chiếm tỷ lệ 4,94%. Phần lãnh thổ có địa hình phức tạp nhất là dãy núi Nham Biền chạy cắt ngang địa bàn huyện. Đỉnh cao nhất của dãy Nham Biền có độ cao là 254 m so với mặt nước biển. [41] Theo kết quả phân cấp theo địa hình tương đối, tổng diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện là 10.119,24 ha, được phân cấp như sau:[43] - Địa hình cao là 1.916,58 ha chiếm tỷ lệ 18,94%. - Địa hình vàn là 5.120,34 ha, chiếm tỷ lệ 50,60%. - Địa hình thấp là 3.082,32 ha, chiếm tỷ lệ 30,46%. Như vậy, phần lớn diện tích canh tác của huyện Yên Dũng nằm ở mức địa hình vàn, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Đặc điểm khí hậu Theo số liệu điều tra theo dõi trong vòng 20 năm (từ 1975-2005) của trạm khí tượng thuỷ văn Bắc Giang cho thấy: [41,43] Bức xạ: Nằm sát vĩ tuyến 21° bắc trong miền nhiệt đới nên hàng năm Yên Dũng nhận được một lượng bức xạ mặt trời lớn, đạt trên dưới 120 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng: So với vùng Đông Bắc, huyện có khá nhiều nắng. Tổng số giờ nắng dao động trong khoảng 1.700-1.730 giờ/năm. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện là 23,7oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,4oC (tháng 1). Biên độ dao động nhiệt trung bình giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,4oC. Lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500 - 1.600 mm, nhưng năm cao nhất đạt tới 2.358 mm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 là nguyên nhân gây ra ngập lụt. Tháng 8 có lượng mưa trung bình cao nhất tới 270 mm, tháng 1 có lượng mưa thấp nhất 13 mm. Cá biệt có những năm vào tháng 11, 12 hoàn toàn không mưa. Thuỷ văn Mạng lưới sông ngòi trong huyện Yên Dũng nằm trong lưu vực sông Cầu (thượng nguồn sông Thái Bình) bao gồm dòng chính chảy với chiều dài trên địa bàn huyện là 25 km, sông Thương (phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Cầu) có chiều dài trong huyện là 34 km và lưu vực sông Lục Nam (phụ lưu cấp II lớn nhất của sông Cầu) có chiều dài trong huyện là 6,7 km. Sông ngòi huyện Yên Dũng có mật độ tương đối dày nhưng phân bố không đều giữa các khu vực do ảnh hưởng của điều kiện địa hình, cấu tạo địa chất, thổ nhưỡng, mưa của các vùng. [43] 4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất Yên Dũng có tổng diện tích tự nhiên là 21.444,12 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 1.303,97m2/ người. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Yên Dũng thì đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 13.426,09 ha chiếm 62,61%. Diện tích đất chưa sử dụng còn 359,44 ha, chiếm 1,68%, đây là một tiềm năng cần được khai thác triệt để vào các mục đích sử dụng nông nghiệp và phi nông nghiệp trong tương lai gần. [32] Theo kết quả điều tra khảo sát của Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp, đất đai của huyện Yên Dũng được chia thành 5 nhóm đất với 12 loại đất chính sau: [41] a. Nhóm đất phù sa: diện tích 13.996,87 ha, chiếm tỷ lệ 65,27% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích này phân bố ở ven các sông (Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam). Đây là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày. b. Nhóm đất bạc màu: diện tích 1.083,47 ha, chiếm 5,05% tổng diện tích tự nhiên. c. Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 3.497,49 ha, chiếm 16,31% tổng diện tích tự nhiên. Đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tùy theo mẫu chất, quá trình phong hóa và quá trình tích lũy hữu cơ. d. Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: diện tích 100,68 ha, chiếm 0,47% tổng diên tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các thung lũng nhỏ hẹp giữa các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm xói mòn, rửa trôi và lắng đọng của các loại đất nên thường có độ phì khá, thích hợp với trồng lạc, đậu đỗ và các cây công nghiệp ngắn ngày. e. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 178,38 ha, chiếm 0,83% tổng diện tích tự nhiên. Nhìn chung, đất đai của huyện Yên Dũng chủ yếu có hàm lượng dinh dưỡng trung bình, thích hợp để trồng nhiều loại cây ngắn ngày như lúa, khoai lang, các loại rau, đậu đỗ, lạc, dưa hấu, ớt ngọt... Tài nguyên nước Huyện Yên Dũng có lượng dòng chảy năm không lớn, trung bình hàng năm trên địa bàn huyện nhận được 1,65 tỷ m3 nước và sinh ra tổng lượng dòng chảy 0,82 tỷ m3 đổ vào mạng lưới sông ngòi với moduyn trung bình dòng chảy 19,2 l/s.km2 và hệ số dòng chảy đạt 0,42. Lưu vực sông Thương có lượng dòng chảy nhỏ nhất (557 mm tương ứng 17,7 l/s.km2) và hệ số sinh dòng chảy thấp, a= 0,39. Lưu vực sông Lục Nam có lượng dòng chảy lớn nhất (652 mm tương ứng 20,7 l/s.km2) và hệ số a = 0,43. Nguồn nước sông ngòi gồm hai thành phần cơ bản, đó là dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm. Dòng chảy mặt là lượng dòng chảy do mưa rơi xuống chảy tràn trên bề mặt lưu vực tập trung vào sông suối. Dòng chảy ngầm là lượng dòng chảy do nước ngầm cung cấp cho sông khi mực nước trong sông hạ thấp hơn mực nước ngầm, thường là vào mùa kiệt và có độ lớn tương đối ổn định. Trong vùng có nhiều dòng chảy ngầm vì vậy tỷ lệ dòng chảy ngầm vào sông khá lớn, chiếm 16,6% dòng chảy toàn phần. Hàng năm lượng dòng chảy ngầm vào sông trung bình là 1,90 l/s.km2. [43] Nhìn chung, trữ lượng nước mặt của huyện tương đối dồi dào, đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt và trong sản xuất của người dân. Tài nguyên rừng Sau nhiều năm khai thác, tài nguyên rừng của huyện Yên Dũng đã bị cạn kiệt. Huyện không còn rừng tự nhiên mà chỉ có 2.132,95 ha rừng trồng và rừng khoanh nuôi phục hồi với mục đích là rừng sản xuất và rừng phòng hộ bảo vệ đất. Rừng được trồng chủ yếu là trong vài năm trở lại đây theo Chương trình 327, chưa có trữ lượng khai thác. Tài nguyên khoáng sản Huyện Yên Dũng là huyện nghèo về khoảng sản. Trên địa bàn huyện chỉ có mỏ Cao Lanh với trữ lượng 3 triệu tấn. Ngoài ra, dọc theo sông Cầu và sông Thương có khoáng sét có chất lượng khá tốt là nguyên liệu sản xuất gạch ngói. Tài nguyên nhân văn Yên Dũng nằm trong vùng thuộc nền văn minh lúa nước, tập quán sản xuất nông nghiệp có từ lâu đời. Nhân dân trong huyện có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, ham học hỏi. 4.1.1.3. Thực trạng môi trường Môi trường không khí Nguồn gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện gồm: Khí thải và bụi từ các khu công nghiệp: Địa bàn đang bắt đầu phát triển công nghiệp nên lượng bụi và khí thải không nhiều chưa gây ra ô nhiễm. Khí thải và bụi từ các hoạt động giao thông: Do nằm trên trục đường QL1A và nhiều tuyến đường tỉnh lộ khác nên mật độ và lượng phương tiện tham gia giao thông lớn, thêm vào đó là việc vận chuyển liên tục đất cát san nền cho các khu công nghiệp cũng rất đáng kể nên nguồn thải ra môi trường không khí khá lớn nhưng chỉ gây ra ô nhiễm môi trường cục bộ tại các khu vực ven đường. Khí thải từ hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng. Đây là loại chất thải khó kiểm soát và cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường không khí. Ngoài các nguồn gây ô nhiễm tại chỗ, môi trường không khí huyện Yên Dũng còn bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm do gió mang đến từ các tỉnh lân cận. Trong mùa hè hướng gió thịnh hành là Đông Nam nên các khu vực nằm ở phía Đông Nam và Nam của huyện sẽ bị ảnh hưởng bởi các nguồn phát thải từ các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh và Hà Nội. Điều này có thể thấy rõ ở khu vực xã Đồng Việt nằm cách nhà máy nhiệt điện Phả Lại khoảng 6 km về phía Tây Bắc. Môi trường nước * Nước dùng cho nông nghiệp [43] Độ pH của nước có ảnh hưởng lớn đến điều kiện tưới. Nước để sử dụng cho tưới phải có độ khoáng hóa thấp, nước mềm và không chứa các ion gây hại cho cây trồng và tỷ lệ hàm lượng các ion phải nằm trong giới hạn cho phép như sau: Loại I K = Na+ > 75% - Nước tưới rất xấu ồCation Loại II K = Na+ = (66 á75)% - Nước dùng được nhưng nghi ngờ ồCation Loại III K = Na+ < 66% - Nước tưới tốt ồCation Nước các sông suối trong huyện có hệ số K dao động từ 4 đến 31%, thuộc loại nước tưới tốt. Nước các hồ có hệ số K lớn hơn 20% nhưng vẫn nhỏ hơn 66%, thỏa mãn yêu cầu đối với nước dùng cho nông nghiệp. * Nước dùng cho nuôi trồng thủy sản Nhiệt độ nước là yếu tố quan trọng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật thủy sinh. Nhiệt độ cao sẽ làm cho nồng độ oxy trong nước giảm sút nghiêm trọng và có thể sẽ gây nên tình trạng yếm khí tạo điều kiện cho việc sản sinh các sản phẩm phân hủy độc hại. Mặt khác một số loài cá cũng rất nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ. Nhiệt độ tăng làm cho trứng cá khó nở và tác hại của những hợp chất gây độc cũng tăng đối với cá. Hàm lượng BOD5 trong nước sông đều lớn hơn 10mg/l và phát hiện thấy dầu mỡ. Một số chất hữu cơ độc hại như phenol, xyanua ... có mặt trong nước sẽ làm chết các loài vi khuẩn, làm giảm khả năng tự làm sạch của nước, gây chết các loài thủy sinh. Hàm lượng phenol xác định được trong các sông ngòi không cao nhưng trong nước hồ lại lớn. Như vậy nếu muốn sử dụng nguồn nước mặt trong huyện để phục vụ nuôi trồng thủy sản cần phải có những biện pháp quản lý, xử lý chất lượng nước, đặc biệt là xử lý chất độc hại trong các hồ chứa. Môi trường đất Những thay đổi liên quan đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động tiêu cực của con người đều gây ra ô nhiễm, thoái hoá môi trường đất. Đất bị thoái hoá là đất có độ phì nhiêu kém đi và mất cân bằng dinh dưỡng do bị rửa trôi, xói mòn, hoang hoá, úng ngập, thoái hoá hữu cơ, đất bị trượt lở. Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng xói mòn, rửa trôi, thoái hoá hoá học và thoái hoá vật lý đất; khô hạn, ô nhiễm đất do phát triển đô thị và công nghiệp; sử dụng các loại phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diện cỏ. Các quá trình chính gây ra thoái hoá tài nguyên đất ở Yên Dũng gồm: [43] * Xói mòn, rửa trôi đất Mặc dù huyện có ít diện tích đất đồi núi song tại khu vực này địa hình chia cắt, diện tích đất chưa sử dụng khá lớn 359,44 ha, đây là những điều kiện thuận lợi cho xói mòn hoạt động mạnh. Hậu quả là làm cho đất bị xói mòn giảm tầng dầy, mất chất dinh dưỡng và trơ sỏi đá. Khu vực xảy ra xói mòn mạnh nhất là vùng triền núi thuộc dãy núi Nham Biền. * Thoái hoá hoá học Điều kiện nhiệt đới ẩm cùng với địa hình dốc, chia cắt, thảm phủ thực vật thưa thớt (chủ yếu là thực vật nhân tác) và quá trình sử dụng đất không hợp lý là những nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy quá trình thoái hoá hoá học đất. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm của nước ta nói chung và ở Yên Dũng - Bắc Giang nói riêng, cường độ phong hoá đá mẹ rất mạnh, tác động rửa trôi và bốc hơi đã xúc tiến quá trình feralit, mức độ không bão hoà bazơ của đất cao, tích luỹ tương đối và tuyệt đối sesquioxyte. Nhiều nơi trong huyện đã hình thành kết von, đá ong chặt (tập trung ở vùng đất giáp dãy núi Nham Biền). Đa số đất khu vực đồi núi trở nên nghèo, chua, khô, rắn. Lượng mùn ít không đủ để bảo vệ keo đất nên đất rất dễ bị phá huỷ bởi năng lượng hạt mưa, đất bị phá huỷ về cấu trúc sẽ tiếp tục giải phóng nhôm di động làm cho đất ngày càng chua. Lân dễ tiêu đã ít lại bị giữ chặt. Kali dễ tiêu nghèo. Trên nhóm đất đỏ vàng sau một thời gian canh tác, lượng Al3+ đạt tới 50 - 60 mg/100g đất, đất bị thoái hóa giảm khả năng canh tác. * Lầy hoá, ngập lụt và ngập úng Hiện tượng ngập lụt, ngập úng cũng xảy ra phổ biến và thường xuyên ở trên địa bàn huyện vào mùa mưa bão, trong đó chủ yếu là các khu vực thấp trũng ở vùng ven sông Cầu, sông Thương. Lượng mưa tập trung vào mùa hè với cường độ cao (chiếm 85 - 88% tổng lượng mưa cả năm), khu vực đồi núi dốc với thảm thực vật che phủ nghèo tạo điều kiện hình thành dòng chảy ào ạt xuống các sông từ đó làm ngập một số diện tích đất ngoài đê 4A. ở các khu vực trong đê nước mưa cũng chảy tràn từ những nơi có địa hình cao xuống địa hình thấp, tràn vào đồng ruộng, do không tiêu thoát kịp đã làm ngập úng nhiều diện tích đất. * Ô nhiễm Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất ở Yên Dũng chủ yếu là các chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp. Trong đó đáng chú ý là các nguồn ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp (dư lượng thuốc trừ sâu, diện cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón hoá học,...). - Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hoá học (lượng tồn dư) Việc sử dụng phân bón và hoá chất trong sản xuất nông nghiệp ngày càng phổ biến, hầu hết các loại phân bón và hoá chất có tác dụng có lợi tới cây trồng nhưng lại gây tác hại đối với con người, môi trường đất, nước mặt và nước ngầm. - Ô nhiễm đất do sử dụng hoá chất BVTV (lượng tồn dư) Hiện nay có hàng trăm loại hoá chất bảo vệ thực vật (diệt sâu bọ, chuột, nấm mốc, phát quang cỏ dại) được sử dụng trong nông nghiệp. Lượng thuốc BVTV sử dụng trên địa bàn huyện ngày càng nhiều và đa dạng về chủng loại. Hầu hết các loại hoá chất này có độc tính cao đối với người và động vật, nhất là clo hữu cơ và photpho hữu cơ. Nhiều hoá chất, đặc biệt là clo hữu cơ có độ bền vững cao trong môi trường đất và khi thâm nhập vào trong cơ thể nó có khả năng tích luỹ trong cơ thể và gây tác hại lâu dài đối với cơ thể, trong khi đó khả năng đồng hóa thuốc của môi trường rất chậm do vậy lượng thuốc này ngấm vào đất hoặc rửa trôi theo dòng nước và với bất kể hình thức nào thì cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường. 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế Khái quát tăng trưởng kinh tế Huyện Yên Dũng đã nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nắm bắt thời cơ thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Đến nay nền kinh tế của huyện đã có sự chuyển biến rõ nét, dần dần thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Chính vì vậy nền kinh tế Yên Dũng tăng trưởng với tốc độ khá cao. Tổng giá trị sản xuất năm 2008 đạt 613,43 tỷ đồng, tăng 215,649 tỷ đồng so với năm 2003 (tính theo giá cố định năm 1994). Diện tích đất gieo trồng tăng 623 ha. [15, 40] Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, nhóm ngành nông lâm thuỷ sản giảm tỷ trọng trong GDP từ 70% năm 2003 xuống 57,00% năm 2008, công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng từ 19,00% lên 29,5%, thương mại dịch vụ tăng từ 11,00% lên 13,5%. Như vậy, nông nghiệp tuy vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng vai trò đã giảm nhanh, trong khi đó công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đã có bước tiến rất nhanh. [15, 40] Thực trạng phát triển các ngành kinh tế [15, 40] a. Nông nghiệp Hiện tại huyện Yên Dũng đang sử dụng 10.119,24 ha đất trồng cây hàng năm chiếm 47,19% tổng diện tích tự nhiên. Ngoài ra còn có 330,88 ha đất cây lâu năm và 827,43 ha đất nuôi trồng thuỷ sản. Về cơ cấu cây trồng toàn huyện thì cây lương thực vẫn là chủ yếu chiếm 97,72% diện tích đất trồng cây hàng năm. Diện tích đất trồng ngô, đậu, đỗ các loại có xu hướng giảm, thay vào đó là diện tích đất trồng rau các loại và cây ăn quả (ớt xanh, ớt đỏ và dưa hấu). Trong các loại cây ăn quả (cam, quýt, chanh, xoài, hồng, na, nhãn, vải...) thì nhãn, vải là cây được trồng với diện tích lớn nhất. Nhìn chung năng suất cây ngắn ngày tăng lên đáng kể, trong khi đó năng suất cây trồng lâu năm lại có xu hướng giảm. Năm 2008 năng suất lúa tăng hơn 6 tạ/ha so với năm 2003. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2008 đạt 95.727 tấn, tăng 17.331 tấn so với năm 2003, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4,63%. Bình quân lương thực trên một nhân khẩu đạt 585 k._.công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển sẽ là bước phát triển toàn diện của huyện. Mức thu nhập đạt được (1.010.820,27 triệu đồng) cao hơn nhiều so với hiện trạng (589.756,09 triệu đồng). Điều đó sẽ cải thiện đáng kể đời sống vật chất của người dân nông thôn. 4.4. 2. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là một phạm trù rất khó có thể hoạch toán cụ thể, ngoài các chỉ tiêu về đảm bảo đời sống vật chất còn có vấn đề tâm lý, mức sống, môi trường sống,... để đánh giá được chúng tôi đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: sản lượng lương thực bình quân/người/năm, thu nhập bình quân /nhân khẩu nông nghiệp/năm, thu nhập cho 1 lao động sản xuất nông nghiệp/năm. Bảng 18: Một số chỉ tiêu hiệu quả xã hội theo phương án tối ưu Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Sản lượng lương thực bình quân Kg/người 500 Thu nhập bình quân của 1 nhân khẩu nông nghiệp Triệu đồng/người/năm 7,61 Thu nhập bình quân 1 lao động NN Triệu đồng/ LĐ/năm 14,64 Do quá trình chuyển đổi đất từ đất lúa sang các loại hình sản xuât khác đã làm cho lượng lương thực trên đầu người dân giảm tuy nhiên nó vẫn đảm bảo mức an toàn lương thực là 500kg/người/năm. Bình quân thu nhập trên 1 nhân khẩu nông nghiệp là 7,61 triệu đồng/người/năm (tăng lên 3,88 triệu so với hiện trạng (là 3,73 triệu/người/năm)) Bình quân thu nhập của người lao động nông nghiệp đã tăng đáng kể từ 8,02 triệu/người/năm (năm hiện trạng) lên 14,64 triệu/người/năm (mô hình tối ưu), điều đó đã cải thiện đáng kể đời sống cho người nông dân. 4.4.3. Hiệu quả về môi trường. Việc chuyển đổi từ loại hình sản xuất này sang loại hình sản xuất khác trên quan điểm sự phù hợp với các yếu tố khí hậu, thời tiết, địa hình, thuỷ văn... một mặt nó làm giảm thiểu chi phí cải tạo ban đầu đồng thời nó tạo điều kiện cho sự phát triển một cách hài hoà với thiên nhiên, không làm hư hại các nguồn tài nguyên đất, nước, thực vật,..đồng thời bảo vệ môi trường, cụ thể như sau: Môi trường không khí Môi trường không khí chủ yếu bị ảnh hưởng do các hoạt động công nghiệp, ít bị ảnh hưởng do hoạt động nông nghiệp, thời gian chịu ảnh hưởng lớn nhất của môi trường không khí là trong thời điểm phun thuốc trừ sâu cho cây trồng. Với việc ứng dụng mô hình bài toán tối ưu ta thấy các loại cây trồng trong 1 mùa vụ rất đa dạng như vụ xuân gồm các loại cây trồng lúa xuân, khoai lang, đỗ các loại, rau xanh, lạc và ớt ngọt như vậy với thời gian sinh trưởng khác nhau, diện tích gieo trồng được trải đều khắp toàn huyện nên thời điểm phun thuốc bảo vệ thực vật khác nhau và xa nhau nên khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí được giảm thiểu rõ rệt hơn so với hiện nay trồng đồng loạt một vài loại cây trồng với thời gian sinh trưởng tương đương. Nếu áp dụng kết quả mô hình toán tối ưu trong xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Dũng thì môi trường không khí tại khu vực sản xuất nông nghiệp với các chỉ tiêu về nồng độ các chất khí độc hại CO, CO2, NO2, SO2, NH3 đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Môi trường nước Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là lượng tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Cũng do canh tác xen canh, đa dạng hóa loại cây trồng nên thời điểm, địa điểm bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật khác nhau nên lượng chất hóa học trong đất có thời gian để đồng hóa, làm giảm độc tính do đó hầu hết môi trường nước không bị ô nhiễm. Chất lượng nguồn nước vẫn đảm bảo tái sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Môi trường đất Việc thoái hóa đất dường như sẽ không xẩy ra nếu áp dụng kết quả của mô hình toán tối ưu trong xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý do việc trồng xen canh các loại cây trồng trong đó rất nhiều các loại cây có lợi cho đất như lạc, đỗ là các loại cây cố định đạm trong đất. Trong quá trình canh tác đất bón phân hữu cơ bên cạnh các sản phẩm dư thừa nông nghiệp được sử dụng để làm phân xanh bón cho đất đã phần nào làm hạn chế đất trở nên nghèo, chua, khô; gia tăng lượng mùn trong đất nên tránh được đất bị phá hủy bởi các tác động của thiên nhiên như mưa, gió. 5. KếT LUậN Và Đề NGHị 5.1. Kết luận 1. Huyện Yên Dũng là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang,có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Các điều kiện về đất đai, nhân lực, cơ sở hạ tầng... của huyện tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của huyện, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, gia tăng các loại cây trồng hàng hóa. 2. Đề tài đã đưa ra những lý luận về hiệu quả, về phát triển kinh tế nông nghiệp và về mô hình bài toán quy hoạch; đồng thời, từ nghiên cứu thực trạng và phân tích số liệu điều tra nông hộ, đề tài đã ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch là cơ sở đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp, đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đặt ra. 3. Việc ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính ngẫu nhiên trên các loại hình sử dụng đất canh tác chính đã cho ta được lời giải tối ưu, từ đó là cơ sở đề xuất phương án sử dụng đất theo hướng hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng cho yêu cầu phát triển chung của cả huyện. Đây là một phương pháp giúp cho việc xây dựng phương án sử dụng đất nông nghiệp một cách khá chính xác, đầy đủ và có cơ sở khoa học chắc chắn, làm cơ sở cho các phương án quy hoạch đất đai và phát triển sản xuất nông nghiệp sau này. 4. Việc xây dựng mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính ngẫu nhiên cho các xã là cơ sở bố trí cây trồng. 5.2. Đề nghị - Kết quả nghiên cứu cần được thử nghiệm ở các huyện, vùng khác có điều kiện tương tự để đảm bảo tính thực tiễn. - Đề tài cần được mở rộng nghiên cứu bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá về môi trường và xã hội. Tài liệu tham khảo I. Tiếng Việt Nguyễn Tuấn Anh (2004), “ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch trong việc sử dụng đất của nông hộ trên địa bàn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đặng Văn Bảng (1998), Bài giảng Mô hình toán thuỷ văn, Trường Đại học Thuỷ lợi, Hà Nội. Nguyễn Văn Bỉ (2004), "Về việc giải bài toán tối ưu trong công nghiệp rừng", Tạp chí NN & PTNT số tháng 2/2004, Hà Nội. Quyền Đình Hà, Bài giảng Kinh tế sử dụng đất dùng cho học viên cao học QLĐĐ, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. Ngô Đức Cát (2000), Kinh tế tài nguyên đất, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. ‘‘Chương trình Nghị sự 21” về phát triển bền vững (1998), Rio de Janero - Brazin. Nguyễn Văn Cường (2003), “Tối ưu hoá kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi cá của hộ nông dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Dương Đán, Ngô Đức Cát (1995), “Nguyên lý cơ bản về chính sách nông nghiệp nông thôn”, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), “Kinh tế nông nghiệp”, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. ‘‘Định hướng phát triển nông nghiệp, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn trong giai đoạn 10 năm (2001- 2010)”, www.agroviet.gov.vn (Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn). Trần Khải và nnk (2000) - Hội Khoa học đất Việt Nam ‘‘Đất Việt Nam”, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Khang (2005), “ứng dụng công nghệ thông tin để hình thành hệ thống thông tin hiện đại phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn” - Đề tài khoa học cấp nhà nước. Lê Văn Khoa (1999), “Nông nghiệp và môi trường’’, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Đình Nam và các tác giả (1995), “Kinh tế phát triển nông thôn”, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. Niên giám thống kê huyện Yên Dũng qua các năm. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam 1992, Hà Nội. Nxb. Chính trị quốc gia (1994), Mác - Ăngghen toàn tập, tập 25, Hà Nội. Nxb. Chính trị Quốc gia (2003), Luật Đất đai năm 2003, Hà Nội. Trần An Phong (1994), “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền”, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. ‘‘Quy hoạch tổng thể vùng đông bằng Sông Hồng”, www.mpi.gov.vn (của Bộ Kế hoạch - Đầu tư). Đoàn Công Quỳ (2008), Bài giảng Phương pháp toán tối ưu trong quy hoạch sử dụng đất, bản dành cho cao học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đoàn Công Quỳ (2007), Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Hoàng Minh Sơn (2004), "Mô hình hoá thế giới với đối tượng", Đặc san Tự động hoá, đo lường, điều khiển - Tạp chí Tự động hoá ngày nay, Hà Nội. Bùi Thế Tâm, Bùi Minh Trí (1996), Giáo trình Tối ưu hoá, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội. Nguyễn Hải Thanh (1997), "Một số mô hình tối ưu dùng trong nông nghiệp", Kết quả nghiên cứu khoa học trường Đại học Nông nghiệp I - Quyển 3, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Hải Thanh (1998), "Một phương pháp tương tác người - máy tính giải bài toán vận tải cân bằng thu phát nhiều mục tiêu trong môi trường mờ", Hệ mờ và ứng dụng, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Hải Thanh (2000), "Một số phương pháp giải bài toán tối ưu đa mục tiêu", Kết quả nghiên cứu khoa học trường Đại học Nông nghiệp I - Quyển 4, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Hải Thanh (2008), “Nghiên cứu thiết kế hệ hỗ trợ ra quyết định quy hoạch sử dụng đất” - Đề tài khoa học cấp Bộ. Nguyễn Hải Thanh, “Mô hình toán tối ưu xây dựng cơ cấu cây trồng” - Đề tài khoa học cấp Bộ. Phạm Chí Thành (1998), ‘‘Phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam” - tạp chí hoạt động khoa học, số 3/1998. Trần Vũ Thiệu (2004) , ‘‘Giáo trình Tối ưu tuyến tính”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Thống kê đất đai năm 2008 huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang Đào Châu Thu (2002), Bài giảng cao học Hệ thống nông nghiệp cho học viên cao học ngành QLĐĐ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tô Dũng Tiến (2004), "Sử dụng linh hoạt đất đai nông nghiệp", Báo cáo tại Hội thảo thuộc Dự án ACIAR ANRE 1/1997/092 ngày 25-26 tháng 2 năm 2004, Hà Nội. Nguyễn Duy Tính, Nguyễn Thị Hồng Loan (1997), "Xu thế chuyển đổi hệ thống cây trồng của hộ nông dân vùng đồng bằng sông Hồng sau khoán 10", Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp 1995 - 1996 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. Bùi Huy Trí (2005), Giáo trình ‘‘Hệ thống nông nghiệp”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tô Cẩm Tú (1997), Một số phương pháp tối ưu hoá trong kinh tế, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Hoàng Đình Tuấn, Nguyễn Quang Dong, Ngô Văn Thứ (1998), Mô hình toán kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Dũng (2006), “Chương trình phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên Dũng”, Yên Dũng, Bắc Giang. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Dũng (2006), “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 và hướng tới 2020” , Yên Dũng, Bắc Giang. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Dũng (2008) ‘‘Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang đến năm 2010” - huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. Nguyễn Thị Cẩm Vân (2004), ‘‘Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng Đồng bằng Sông Hồng” - Đề tài khoa học cấp bộ, - Viện Địa Lý, Viện Khoa học Việt Nam. Nguyễn Thị Cẩm Vân (2004) ‘‘Điều tra, đánh giá, xây dựng quy hoạch tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Giang đến 2010 phục vụ mục tiêu quản lý, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.” - Viện Địa lý, Viện Khoa học Việt Nam. Nguyễn Thị Vòng (2001), "Nghiên cứu quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng", Báo cáo nghiên cứu khoa học, Hà Nội. Tạp chí địa chính Website www.Ipsard.gov.vn (của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn). Website www.vista.gov.vn (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ). Website www.FAO.org.vn (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc) II. Tiếng Anh FAO (1990), Land Evaluation and farming syatem analysis for land use panning. Workinh docement. C. Mohan, H.T. Nguyen (1999), "A controlled random search technique incorporating the simulated annealing concept for solving integer and mixed integer global optimization problems", Computational Optimization and Application 14, Kluwer Academic Publishers. C. Mohan, H.T. Nguyen (2001), "An interactive satisficing method for solving multiobjective mixed fuzzy - stochastic programming problems", Fuzzy Sets and Systems 117. Phần phụ lục Danh mục phụ lục Phiếu điều tra nông hộ về hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng. Phiều điều tra nông hộ về chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản xã Đồng Phúc Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo cây trồng xã Đồng Phúc Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản xã Tiền Phong Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo cây trồng xã Tiền Phong Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản xã Tân Tiến Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo cây trồng xã Tân Tiến Kết quả chạy bài toán 1 (bài toán xác định quy mô và cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp cấp huyện). Kết quả chạy bài toán 2 (bài toán xác định cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp xã Đồng Phúc). Kết quả chạy bài toán 3 (bài toán xác định cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp xã Tiền Phong). Kết quả chạy bài toán 4 (bài toán xác định cơ cấu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp xã Tân Tiến). Phụ lục 1 Phiếu điều tra nông hộ 1. Họ tên chủ hộ: 2. Địa chỉ: 3. Tổng số nhân khẩu : - Lao động chính: - Lao động khác: 4. Tổng diện tích đất canh tác của gia đình: - Đất nhà nước giao: - Đất thuê: 5. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng hàng năm Hạng mục Đơn vị tính Vụ xuân Đông Xuân Vụ mùa I. Sản xuất - Diện tích - Gống gieo trồng - Tháng gieo trồng - Tháng thu hoạch - Năng suất - Sản lượng II. Chi phí 1. Chi phí sản xuất - Giống Thành tiền - Phân hữu cơ - Phân vô cơ + Đạm + Lân + Kali + NPK + Vôi -Thuốc bảo vệ thực vật 2. Lao động - Làm đất - Gieo cấy - Chăm sóc - Thu hoạch - Công khác Tổng số Đi thuê 3. Chi phí sản xuất - Thuỷ lợi phí - Thuế nông nghiệp - Phí HTX Chi phí khác 6. ý kiến gia đình a. Điều kiện sản xuất - Giao thông Thuận lợi ð Khó khăn ð - Thuỷ lợi Thuận lợi ð Khó khăn ð - Dịch vụ sản xuất Thuận lợi ð Khó khăn ð - Cơ sở chế biến nông sản Có ð Chưa có ð b. Tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ gia đình ð Bán ra thị trường ð - Thị trường tiêu thụ Địa phương ð Ngoài địa phương ð Xuất khẩu ð - Tình trạng tiêu thụ Mạnh ð Trung bình ð Yếu ð - Biến động thị trường ổn định ð Không ổn định ð Phiếu điều tra nông hộ Phụ lục 2 (Chuyển đổi mục đích sử dụng đất) 1. Họ tên chủ hộ: 2. Địa chỉ: 3. Tổng số nhân khẩu : - Lao động chính: - Lao động khác: 4. Tổng diện tích đất canh tác của gia đình: - Đất nhà nước giao: - Đất thuê: 5. Đầu tư chi phí và thu nhập của các loại hình sử dụng đất trước và sau chuyển đổi Hạng mục Đơn vị tính 1. Loại hình trước chuyển đổi - Loại cây trồng - Diện tích - Năng suất - Sản lượng 1.2. Chi phí a. Chi phí vật chất - Giống Thành tiền - Phân hữu cơ - Phân vô cơ + Đạm + Lân + Kali + NPK + Vôi -Thuốc bảo vệ thực vật b. Lao động - Làm đất - Gieo cấy - Chăm sóc - Thu hoạch - Công khác Tổng số Đi thuê c. Chi phí sản xuất - Thuỷ lợi phí - Thuế nông nghiệp - Phí HTX - Chi phí khác 2. Chi phí cải tạo 2.1. Chi phí xây dựng cơ bản * Đối với NTTS - Công đào ao - Đắp bờ - Làm mương - Máng, cống dẫn nước * Đối với cây ăn quả - cây lâu năm - Giống - Phân bón cải tạo đất - Làm bờ đường + Công thuê + Công gia đình + Máy móc + Nhà trại + Chi phí khác 3. Loại hình sản xuất sau chuyển đổi 3.1. Sản xuất - Loại hình sản xuất - Diện tích - Năng suất - Sản lượng 3.2. Chi phí * Đối với trồng trọt a. Chi phí vật chất - Giống Thành tiền - Phân hữu cơ - Phân vô cơ + Đạm + Lân + Kali + NPK + Vôi -Thuốc bảo vệ thực vật b. Lao động - Làm đất - Gieo cấy - Chăm sóc - Thu hoạch - Công khác Tổng số Đi thuê * Đối với NTTS a. Chi phí vật chất - Giống Thành tiền - Thức ăn - Chi phí vật chất khác b. Công lao động 3.3. Chi phí sản xuất - Thuỷ lợi phí - Thuế nông nghiệp - Chi phí khác 6. ý kiến gia đình a. Quá trình chuyển đổi Thuận lợi ð Khó khăn ð b. Chi phí chuyển đổi Thấp ð Trung bình ð Cao ð c. Nguồn vốn đầu tư Của gia đình ð Vay d. Tỷ lệ vốn vay (%): e. Sản phẩm làm ra phục vu: Gia đình ð Bán ra thị trường ð f. Tình trạng tiêu thụ Thuận lợi ð Không ổn định ð Khó khăn ð g. Thị trường tiêu thụ Ngoài địa phương ð Tại địa phương ð h. Thu nhập gia đình Như trước ð Tăng ð Giảm ð k. Có nên chuyển đổi không Nên ð Không nên ð l. Các đề xuất của gia đình về: - Quy mô chuyển đổi (Diện tích chuyển đổi): - Phương pháp chuyển đổi: - Cơ chế chính sách chuyển đổi: - Vốn Phụ lục 3 Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản xã Đồng Phúc STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Nuôi trồng thuỷ sản 1 Tổng diện tích điều tra ha 47,39 2 Bình quân diện tích trên hộ ha 1,28 3 Sản lượng bình quân Tấn/ha 6,43 4 Giống Trđ/ha 19,05 5 Thức ăn Trđ/ha 25,09 6 Điện nước Trđ/ha 2,80 7 Thuê đất + Khấu hao Trđ/ha 10,16 8 Tổng chi phí vật chất Trđ/ha 57,10 9 Chi phí lao động Công/ha 400,00 10 Tổng giá trị sản xuất Trđ/ha 128,69 11 Tổng thu nhập Trđ/ha 71,59 12 Thu nhập thuần Trđ/ha 51,59 13 Thu nhập trên 1 đồng vốn Đồng 1,27 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ xã Đồng Phúc Phụ lục 4 Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo cây trồng xã Đồng Phúc STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Cây trồng Lúa xuân Lúa mùa Khoai Lang Khoai sọ Khoai tây Rau xanh Đỗ các loại Lạc Dưa hấu ớt 1 Tổng diện tích điều tra ha 15,20 15,20 0,58 0,14 1,14 1,69 0,22 0,25 1,18 0,45 2 Bình quân diện tích trên hộ ha 0,304 0,304 0,034 0,029 0,057 0,077 0,027 0,031 0,098 0,037 3 Năng suất Tạ/ha 50,89 51,07 81,05 86,67 75,28 144,70 8,30 25,00 310,19 251,16 4 Giống Trđ/ha 0,74 0,72 1,41 1,28 0,83 1,19 1,13 1,94 2,22 5 Phân hữu cơ Tấn/ha 3,07 3,07 2,23 2,50 2,78 2,23 5,74 2,96 4,08 13,89 6 Đạm Trđ/ha 2,97 2,88 0,43 0,59 0,64 4,26 0,15 0,19  4,88 1,94 7 Lân Trđ/ha 0,83 0,83 0,10  0,14 0,34 0,27 0,21 0,21 1,17 1,17 8 Kali Trđ/ha 1,43 1,30 0,40  0,46  0,48 0,35  0,26 1,53 4,58 9 NPK Trđ/ha 0,33 0,33 10 Thuốc trừ sâu Trđ/ha 0,56 0,56 0,83 0,48 1,95 0,83 11 Tổng chi phí vật chất Trđ/ha 6,90 6,66 0,93 2,13 2,72 7,06 2,38 1,79 11,88 11,17 12 Chi phí lao động Công/ha 239,03 239,03 197,92 197,92 194,44 308,58 168,49 8,45 555,56 383,06 13 Chi phí khác Trđ/ha 0,05 0,05 0,38 0,42 0,42 14 Tổng giá trị sản xuất Trđ/ha 26,53 25,55 24,20 26,06 26,50 29,18 15,09 41,75 86,34 86,64 15 Tổng thu nhập Trđ/ha 19,62 18,89 23,27 23,93 23,78 22,12 12,71 39,95 74,46 75,47 16 Thu nhập thuần Trđ/ha 7,67 6,93 13,38 14,03 14,06 6,69 4,29 31,50 46,68 56,32 17 Thu nhập trên 1 đồng vốn Đồng 2,86 2,84 25,40 11,25 8,68 3,17 5,25 22,48 6,29 6,87 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra nông hộ xã Đồng Phúc Phụ lục 5 Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản xã Tiền Phong STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Nuôi trồng thuỷ sản 1 Tổng diện tích điều tra ha 6,52 2 Bình quân diện tích trên hộ ha 0,65 3 Sản lượng bình quân Tấn/ha 7,04 4 Giống Tr/ha 19,29 5 Thức ăn Tr/ha 27,46 6 Điện nước Tr/ha 2,80 7 Thuê đất + Khấu hao Tr/ha 10,31 8 Tổng chi phí vật chất Tr/ha 59,85 9 Chi phí lao động Công/ha 400,00 10 Tổng giá trị sản xuất Tr/ha 140,80 11 Tổng thu nhập Tr/ha 80,95 12 Thu nhập thuần Tr/ha 60,95 13 Thu nhập trên 1 đồng vốn Đồng 1,36 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ xã Tiền Phong Phụ lục 6 Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo cây trồng xã Tiền Phong STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Cây trồng Lúa xuân Lúa mùa Khoai Lang Khoai sọ Rau xanh Đỗ các loại Lạc Dưa hấu ớt 1 Tổng diện tích điều tra ha 11,95 11,95 0,68 0,26 1,22 0,16 0,30 1,11 0,24 2 Bình quân diện tích trên hộ ha 0,323 0,323 0,040 0,028 0,055 0,027 0,050 0,085 0,048 3 Năng suất Tạ/ha 48,72 52,93 84,72 87,65 133,33 8,61 18,06 288,46 230,56 4 Giống trđ /ha 0,76 0,74 1,11 0,83 1,04 1,04 1,94 2,22 5 Phân hữu cơ Tấn/ha 2,66 2,04 2,30 2,48 2,36 5,99 3,04 4,12 13,89 6 Đạm Tr/ha 3,18 2,86 0,40 0,29 4,81 0,19  0,24  4,91 1,94 7 Lân Tr/ha 1,06 1,06 0,09 0,42 0,28 0,40 0,17 1,18 1,17 8 Kali Tr/ha 1,35 1,35 0,38 0,32 0,47 0,28 0,21 1,55 4,58 9 NPK Tr/ha 0,03 0,03 10 Thuốc trừ sâu Trđ/ha 0,56 0,56 0,83 0,45 1,94 0,83 11 Tổng chi phí vật chất Tr/ha 6,99 6,65 0,87 2,14 7,55 2,36 1,66 11,94 11,17 12 Chi phí lao động công/ha 235,19 235,19 194,44 197,57 334,32 166,67 167,34 555,56 335,82 13 Chi phí khác Tr/ha 0,05 0,05 0,33 0,42 0,42 14 Tổng giá trị sản xuất Tr/ha 25,34 26,52 25,43 26,10 26,85 15,47 30,10 80,16 80,24 15 Tổng thu nhập Tr/ha 18,35 19,87 24,55 23,96 19,30 13,11 28,43 68,22 69,08 16 Thu nhập thuần Tr/ha 6,59 8,11 14,83 14,08 2,58 4,78 20,07 40,44 52,29 17 Thu nhập trên 1 đồng vốn Đồng 2,63 2,99 29,43 11,46 2,59 5,55 17,28 5,75 6,23 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra nông hộ xã Tiền Phong Phụ lục 7 Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản xã Tân Tiến STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Nuôi trồng thuỷ sản 1 Tổng diện tích điều tra ha 7,97 2 Bình quân diện tích trên hộ ha 0,72 3 Sản lượng bình quân Tấn/ha 6,70 4 Giống Tr/ha 18,07 5 Thức ăn tr/ha 26,13 6 Điện nước Tr/ha 2,80 7 Thuê đất + Khấu hao Tr/ha 10,28 8 Tổng chi phí vật chất Tr/ha 57,27 9 Chi phí lao động Công/ha 400,00 10 Tổng giá trị sản xuất Tr/ha 134,00 11 Tổng thu nhập Tr/ha 76,73 12 Thu nhập thuần Tr/ha 56,73 13 Thu nhập trên 1 đồng vốn Đồng 1,34 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ xã Tân Tiến Phụ lục 8 Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo cây trồng xã Tân Tiến STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Cây trồng Lúa xuân Lúa mùa Khoai Lang Khoai sọ Rau xanh Đỗ các loại Lạc Dưa hấu ớt 1 Tổng diện tích điều tra ha 13,03 13,03 0,36 0,22 0,39 0,88 0,13 0,23 1,09 2 Bình quân diện tích trên hộ ha 0,334 0,334 0,030 0,031 0,043 0,059 0,026 0,045 0,084 3 Năng suất Tạ/ha 50,28 53,49 75,69 87,30 75,31 129,81 8,33 16,67 291,67 4 Giống Trđ/ha 0,76 0,75 1,10 0,97 0,83 1,23 0,83 1,94 5 Phân hữu cơ Tấn/ha 2,59 2,02 2,26 2,42 2,78 2,24 5,79 3,18 4,12 6 Đạm Tr/ha 3,13 2,82 0,44 0,26 1,36 4,63 0,10 4,87 7 Lân Tr/ha 0,60 0,60 0,11 0,37 0,39 0,30 0,32 0,85 1,19 8 Kali Tr/ha 1,09 1,09 0,39 0,42 0,53 0,28 1,56 9 NPK Tr/ha 0,45 0,45 10 Thuốc trừ sâu 0,56 0,56 0,83 0,44 1,95 11 Tổng chi phí vật chất Tr/ha 6,63 6,31 0,94 2,15 2,72 7,46 2,37 1,68 11,94 12 Chi phí lao động công/ha 234,73 234,73 195,83 194,44 194,44 328,80 165,90 167,55 555,56 13 Chi phí khác Tr/ha 0,05 0,05 0,34 0,42 14 Tổng giá trị sản xuất Tr/ha 26,13 26,77 22,85 25,94 26,69 25,97 15,19 28,63 81,91 15 Tổng thu nhập Tr/ha 19,50 20,46 21,91 23,79 23,97 18,51 12,83 26,95 69,97 16 Thu nhập thuần Tr/ha 7,76 8,73 12,11 14,07 14,25 2,07 4,53 18,58 42,19 17 Thu nhập trên 1 đồng vốn Đồng 2,94 3,24 23,05 11,30 8,68 2,52 5,32 15,95 5,82 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra nông hộ xã Tân Tiến Phụ lục 9 Kết quả xử lý bài toán xác định quy mô, cơ cấu sử dụng đất huyện Yên Dũng Worksheet: [cc nganh huyen.xls]Sheet1 Report Created: 9/18/2009 10:45:33 AM Target Cell (Max) Cell Name Original Value Final Value $B$1 1.021.082,17 1.021.082,17 Adjustable Cells Cell Name Original Value Final Value $A$1 5.722,93 5.722,93 $A$2 3.026,87 3.026,87 $A$3 671,16 671,16 $A$4 0,00 0,00 $A$5 380,09 380,09 $A$6 543,82 543,82 $A$7 2.002,52 2.002,52 $A$8 0,00 0,00 $A$9 1.270,75 1.270,75 $A$10 504,68 504,68 $A$11 0,00 0,00 $A$12 460,09 460,09 $A$13 0,01 0,01 $A$14 0,00 0,00 $A$15 1.855,68 1.855,68 $A$16 3.786,20 3.786,20 $A$17 3.925,78 3.925,78 $A$18 1.393,13 1.393,13 Constraints Cell Name Cell Value Formula Status Slack $C$1 5.722,93 $C$1<=8584.08 Not Binding 2861,154029 $C$2 3.026,87 $C$2<=6877.96 Not Binding 3851,085935 $C$3 10.061,88 $C$3<=10061.88 Binding 0 $C$4 1.393,13 $C$4>=1195.91 Not Binding 197,22 $C$5 10.061,88 $C$5<=10061.88 Binding 0 $C$6 10.061,88 $C$6<=10061.88 Binding 0 $C$7 1.393,13 $C$7<=2246.39 Not Binding 853,2619063 $C$8 1.051,25 $C$8<=1051.25 Binding 0 $C$9 3.786,20 $C$9<=3786.2 Binding 0 $C$12 460,10 $C$12>=460.1 Binding 0,00 $C$11 1.775,43 $C$11>=1775.43 Binding 0,00 $C$13 855.000,00 $C$13>=855000 Binding 0,00 $C$14 60.855,00 $C$14<=60855 Binding 0 $C$15 5.722,93 $C$15>=3700 Not Binding 2.022,93 $D$1 5.722,93 $D$1>=0 Not Binding 5.722,93 $D$2 3.026,87 $D$2>=0 Not Binding 3.026,87 $D$3 671,16 $D$3>=0 Not Binding 671,16 $D$4 0,00 $D$4>=0 Binding 0,00 $D$5 380,09 $D$5>=0 Not Binding 380,09 $D$6 543,82 $D$6>=0 Not Binding 543,82 $D$7 2.002,52 $D$7>=0 Not Binding 2.002,52 $D$8 0,00 $D$8>=0 Binding 0,00 $D$9 1.270,75 $D$9>=0 Not Binding 1.270,75 $D$10 504,68 $D$10>=0 Not Binding 504,68 $D$12 460,09 $D$12>=0 Not Binding 460,09 $D$15 1.855,68 $D$15>=0 Not Binding 1.855,68 $D$16 3.786,20 $D$16>=0 Not Binding 3.786,20 $D$17 3.925,78 $D$17>=0 Not Binding 3.925,78 $D$18 1.393,13 $D$18>=0 Not Binding 1.393,13 $C$10 3.925,78 $C$10<=3925.78 Binding 0 Phụ lục 10 Kết quả xử lý bài toán xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý xã Đồng Phúc Worksheet: [CC DPhuc.xls]Sheet1 Report Created: 9/11/2009 2:42:03 PM Target Cell (Max) Cell Name Original Value Final Value $B$1 67.646,31 67.646,31 Adjustable Cells Cell Name Original Value Final Value $A$1 0,00 0,00 $A$2 147,84 147,84 $A$3 0,00 0,00 $A$4 0,00 0,00 $A$5 175,76 175,76 $A$6 0,00 0,00 $A$7 30,23 30,23 $A$8 0,00 0,00 $A$9 0,00 0,00 $A$10 215,19 215,19 $A$11 213,81 213,81 $A$12 19,35 19,35 Constraints Cell Name Cell Value Formula Status Slack $C$1 323,60 $C$1<=493.61 Not Binding 170,0074063 $C$4 802,18 $C$4<=802.18 Binding 0 $C$3 19,35 $C$3>=19.35 Binding 0,00 $D$12 19,35 $D$12>=0 Not Binding 19,35 $C$5 213,81 $C$5>=213.81 Binding 0,00 $C$6 47.500,00 $C$6>=47500 Binding 0,00 $C$7 521.687,06 $C$7<=871398 Not Binding 349710,9382 $C$8 6.268,00 $C$8<=6268 Binding 0 $D$1 0,00 $D$1>=0 Binding 0,00 $D$2 147,84 $D$2>=0 Not Binding 147,84 $D$3 0,00 $D$3>=0 Binding 0,00 $D$4 0,00 $D$4>=0 Binding 0,00 $D$5 175,76 $D$5>=0 Not Binding 175,76 $D$6 0,00 $D$6>=0 Binding 0,00 $D$7 30,23 $D$7>=0 Not Binding 30,23 $D$8 0,00 $D$8>=0 Binding 0,00 $D$9 0,00 $D$9>=0 Binding 0,00 $D$10 215,19 $D$10>=0 Not Binding 215,19 $D$11 213,81 $D$11>=0 Not Binding 213,81 $C$2 30,23 $C$2=30.23 Not Binding 0 Phụ lục 11 Kết quả xử lý bài toán xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý xã Tiền Phong Microsoft Excel 11.0 Answer Report Worksheet: [CC TPhong.xls]Sheet1 Report Created: 9/12/2009 9:36:57 AM Target Cell (Max) Cell Name Original Value Final Value $B$1 27.552,87 27.552,87 Adjustable Cells Cell Name Original Value Final Value $A$1 0,00 0,00 $A$2 83,80 83,80 $A$3 0,00 0,00 $A$4 51,80 51,80 $A$5 0,00 0,00 $A$6 0,00 0,00 $A$7 0,00 0,00 $A$8 0,00 0,00 $A$9 183,80 183,80 $A$10 37,34 37,34 $A$11 0,00 0,00 Constraints Cell Name Cell Value Formula Status Slack $C$4 356,74 $C$4<=356.74 Binding 0 $C$1 135,60 $C$1>=135.6 Binding 0,00 $C$2 51,80 $C$2>=51.8 Binding 0,00 $C$3 2.325,37 $C$8<=7456 Not Binding 5130,634 $D$11 0,00 $D$11>=0 Binding 0,00 $C$5 37,34 $C$5>=37.34 Binding 0,00 $C$6 13.783,74 $C$6>=8140 Not Binding 5.643,74 $D$1 0,00 $D$1>=0 Binding 0,00 $D$2 83,80 $D$2>=0 Not Binding 83,80 $D$3 0,00 $D$3>=0 Binding 0,00 $D$4 51,80 $D$4>=0 Not Binding 51,80 $D$5 0,00 $D$5>=0 Binding 0,00 $D$6 0,00 $D$6>=0 Binding 0,00 $D$7 0,00 $D$7>=0 Binding 0,00 $D$8 0,00 $D$8>=0 Binding 0,00 $D$9 183,80 $D$9>=0 Not Binding 183,80 $D$10 37,34 $D$10>=0 Not Binding 37,34 $C$7 253.219,05 $C$7<=692947 Not Binding 439727,95 $C$8 356,74 $C$4<=356.74 Binding 0 Phụ lục 12 Kết quả xử lý bài toán xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý xã Tân Tiến Microsoft Excel 11.0 Answer Report Worksheet: [CC TTien.xls]Sheet1 Report Created: 9/12/2009 1:39:08 PM Target Cell (Max) Cell Name Original Value Final Value $B$1 51.365,36 51.365,36 Adjustable Cells Cell Name Original Value Final Value $A$1 0,00 0,00 $A$2 0,00 0,00 $A$3 335,09 335,09 $A$4 0,00 0,00 $A$5 0,00 0,00 $A$6 113,34 113,34 $A$7 0,00 0,00 $A$8 0,00 0,00 $A$9 0,00 0,00 $A$10 63,59 63,59 Constraints Cell Name Cell Value Formula Status Slack $C$1 113,3406096 $C$1>=72.16 Not Binding 41,18060956 $C$2 335,0893904 $C$2<=376.27 Not Binding 41,18060956 $C$3 113,3406096 $C$3>=47.56 Not Binding 65,78060956 $C$4 512,02 $C$4<=512.02 Binding 0 $C$5 63,59 $C$5>=63.59 Binding 0 $C$6 34772,22605 $C$6>=18840 Not Binding 15932,22605 $C$7 389794,0608 $C$7<=749980 Not Binding 360185,9392 $C$8 6920 $C$8<=6920 Binding 0 $D$1 0 $D$1>=0 Binding 0 $D$2 0 $D$2>=0 Binding 0 $D$3 335,0893904 $D$3>=0 Not Binding 335,0893904 $D$4 0 $D$4>=0 Binding 0 $D$5 0 $D$5>=0 Binding 0 $D$6 113,3406096 $D$6>=0 Not Binding 113,3406096 $D$7 0 $D$7>=0 Binding 0 $D$8 0 $D$8>=0 Binding 0 $D$9 0 $D$9>=0 Binding 0 $D$10 63,59 $D$10>=0 Not Binding 63,59 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL09064.doc
Tài liệu liên quan