Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004

1 PHẦN MỞ ĐẦU 0.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu. Nông nghiệp, bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp và thủy sản, là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hoá của các quốc gia đang phát triển, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp ảnh hưởng nhất định đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Ngày na

pdf63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2199 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Ứng dụng mô hình Hwa Ert-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986 – 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và vì những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MGDs), các tổ chức quốc tế, các nhà kinh tế học vẫn tiếp tục quan tâm nghiên cứu, tranh luận, minh chứng, thiết lập những mô hình có ý nghĩa về phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn về mối quan hệ và vai trò của nông nghiệp trong tăng trưởng kinh tế, phát triển nông thôn, bảo đảm an toàn lương thực thực phẩm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân, và bảo vệ tài nguyên - môi trường… Trong trường hợp Việt Nam, kể từ khi thống nhất đất nước, Chính phủ Việt Nam đã có những chiến lược và kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội đầy tham vọng, nhưng không thành công vì nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là đã quá chú trọng vào phát triển công nghiệp mà xem nhẹ nông nghiệp. Do vậy, đến năm 1986 Chính phủ Việt Nam đã chính thức áp dụng chính sách Đổi mới toàn diện, từng bước cải cách về kinh tế để hỗ trợ cho chiến lược phát triển quốc gia theo định hướng. Mục tiêu xuyên suốt của quá trình phát triển là công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập-tự chủ, thích ứng với hội nhập kinh tế thế giới, với một cơ cấu hiện đại hợp lý công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ. Một trong những mục tiêu chủ yếu của sự phát triển là xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập của các hộ gia đình giữa các vùng lãnh thổ và giữa nông thôn với thành thị đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Chính phủ cũng quan tâm việc duy trì và phát triển một nền kinh tế bền vững, nhằm tránh xu hướng phát triển không cân đối có thể dẫn đến tình trạng hình thành những đô thị lớn cùng với những khó khăn về xã hội và môi trường trong các đô thị lớn mà các nước đang phát triển khác đã từng vấp phải… Theo tiến trình đó, phát triển nông nghiệp-nông thôn được nhìn nhận là điểm căn bản trong chiến lược phát triển toàn diện của Việt Nam. 2 Có những bằng chứng phản ánh trong 20 năm đổi mới đất nước từ cuối năm 1986 cho đến nay, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng về phát triển kinh tế. Trong suốt giai đoạn 1986-2004 GDP toàn bộ nền kinh tế trung bình hàng năm tăng mạnh trên 7% và đạt đỉnh cao trong các năm 1990-1997 với hơn 8%. Riêng GDP của ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng hàng năm là 9.2%, tăng nhanh hơn các ngành khác trong nền kinh tế. Sự chuyển đổi kinh tế đầy ấn tượng này diễn ra trong phạm vi kinh tế vĩ mô. Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát, đưa mức siêu lạm phát từ ba con số của năm 1986-1989 đến năm 1997 chỉ còn 3,6%, ngoại trừ các năm 2000-2001 có dấu hiệu giảm phát, và hiện nay giữ ở mức một con số. Về lao động-việc làm, ở giai đoạn này, tăng trưởng về lao động-việc làm đạt mức trung bình hàng năm là 2.6%, trong đó theo các ngành công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ tương ứng là 3.3%, 1.2% , và 6.6%. Thu nhập bình quân đầu người cũng không ngừng được nâng cao với tăng trưởng hàng năm 5.2%1, hỗ trợ cho giảm hơn một nửa tỷ lệ nghèo từ trước năm 1990 xuống còn 29% vào năm 2002 theo chuẩn quốc tế… Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trước năm 1988 hầu như là con số không, đến năm cuối năm 2004 tổng vốn FDI tích luỹ đã là 26.7 tỷ USD (với 5.130 dự án còn hiệu lực). Điều này chứng tỏ những nhà đầu tư nước ngoài đã tin tưởng hơn vào cải cách kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục cam kết duy trì những chính sách bảo đảm sự hòa nhập chặt chẽ hơn với nền kinh tế toàn cầu bằng cách tích cực tham gia vào những tổ chức quốc tế như ASEAN (1996), APEC (1997), ký Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000, và hiện đang đàm phán gia nhập WTO… Một trong những bằng chứng rõ ràng nhất về hiệu quả của công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam chính là sự phát triển nông nghiệp theo định hướng thị trường: trong đó, những vấn đề có ý nghiã quyết định bắt đầu từ việc giao quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân và tự do hóa giá cả vật tư - sản phẩm nông nghiệp. Nhờ vậy, cho đến nay, ngành nông nghiệp Việt Nam đã duy trì được mức tăng trưởng trung bình hàng năm với 3.7%, hiện đóng góp 22% GDP nền kinh tế, giải quyết hàng triệu việc làm ở nông thôn với một sự chuyển dịch nhẹ: lao động nông nghiệp năm 2004 còn sấp xỉ 58% so với năm 1985 là 72%. Trước cải cách, Việt Nam phải nhập khẩu lương thực – có năm trên một triệu tấn, và tình trạng suy dinh dưỡng diễn ra phổ biến với mức độ nghiêm trọng. 1 Số liệu tăng trưởng về việc làm, lao động, thu nhập đầu người (giá 1994) bình quân trong giai đoạn 1986-2004 do tác giả tính toán theo Niên giám Thống kê Việt Nam các năm, có khác biệt nhỏ so với chi tiết liên quan trong các báo cáo của Chính phủ. 3 Sau cải cách, bằng việc đẩy mạnh các biện pháp thuỷ lợi, khai hoang, tăng vụ, áp dụng giống mới và chính sách khuyến khích phù hợp, sản xuất lương thực và các nông sản phẩm đa dạng khác đã tăng trưởng đáng kể giúp Việt Nam bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia, và hơn thế nữa tiến đến xuất khẩu từ những năm cuối thập niên 80. Ngày nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, tiêu, điều, cao su và thủy sản… góp phần vào tích lũy ngoại tệ cho quốc gia2. Có thể đánh giá tổng quát rằng trong 20 năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã phát triển tương đối toàn diện. Những thành tựu của nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào sự ổn định kinh tế - xã hội Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo kinh tế thị trường, đó là nhịp độ tăng trưởng GDP nhanh trên 7% năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ hiện đại với cơ cấu ngành tương ứng trong GDP hiện nay là 40% - 22% - 38%, cải thiện đời sống của người dân và xóa đói giảm nghèo, tạo tiền đề đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam hiện vẫn đứng trước những thử thách lớn trong tiến trình chuyển đổi và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Thứ nhất, nhiều nguồn tiềm năng to lớn của nông nghiệp-nông thôn chưa được khai thác có hiệu quả, đặc biệt là đất đai và lao động. Thứ hai, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch chậm, không cân đối; qui mô sản xuất vừa nhỏ bé vừa chưa theo sát yêu cầu của thị trường, mà ngay cả thị trường cũng kém phát triển. Thứ ba, cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp (đường giao thông, điện, thủy lợi tưới tiêu…) còn thấp kém đã làm hạn chế việc tiếp cận thị trường, cũng như hỗ trợ gia tăng năng suất ruộng đất, năng suất lao động. Thứ tư, năng suất lao động nông nghiệp thấp, vì giới hạn bởi chuyên môn sản xuất-quản lý, lao động thủ công còn phổ biến, máy móc cơ giới nông nghiệp thường do những “kỹ sư chân đất” nghiên cứu ứng dụng. Thứ năm, hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi ngành nông nghiệp phải cạnh tranh với các nước trong khu vực có trình độ phát triển cao hơn, có lợi thế so sánh về các mặt hàng nông sản tương tự như Việt Nam3. Hệ quả là, thu nhập và đời sống của nông dân còn thấp, trên 90% người nghèo sống ở nông thôn, một bộ phận khá lớn đồng bào dân tộc vẫn sống trong đói nghèo. Ngoài ra, còn nhiếu điểm đáng 2 Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan, với khả năng xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn/năm. Cuối những năm 2000, xuất khẩu nông sản và thủy sản chiếm tỷ lệ 30% kim ngạch xuất khẩu; năm 2004, riêng kim ngạch xuất khẩu của nhóm bốn mặt hàng gạo, cà phê, cao su và thủy sản đã chiếm đến 17.3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. 3 Lợi thế so sánh của Việt Nam chủ yếu mới là lợi thế do nguồn lao động rẻ và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên là chính, trên thực tế những lợi thế này đang mất dần đi. 4 quan ngại khác như vấn đề sở hữu ruộng đất, khoa học-kỹ thuật-khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp, gìn giữ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững v.v…cần nghiên cứu, giải quyết mà trong phạm vi giới hạn của đề tài về mô hình và vai trò của ngành nông nghiệp sẽ không thể bao quát hết được. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các cá nhân, hay các tổ chức trong và ngoài nước về vị trí - vai trò của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong những giai đoạn khác nhau, cũng như về nhiệm vụ - những vấn đề cần giải quyết của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam cho các năm 2001-2010 hay cho nông nghiệp bền vững với tầm nhìn 2020. Ở đây, chúng tôi mong muốn góp vào tiếng nói chung đó với luận văn tốt nghiệp: "Ứng dụng mô hình Hwa Erh-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986-2004". Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi ứng dụng mô hình kinh tế lượng của Hwa Erh-Cheng để kiểm chứng vai trò nông nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế quốc gia suốt chặng đường chuyển đổi 1986-2004, và xem xét những chính sách cần thiết để hỗ trợ phát triển nông nghiệp Việt Nam trong một tương lai gần - giai đoạn 2006-2010. 0.2. Mục đích nghiên cứu. Trước hết, thiết nghĩ đơn giản nhất và trực tiếp nhất, luận văn nghiên cứu này liệu có đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo chương trình Cao học niên khóa 2002-2005, ngành kinh tế phát triển của nhà trường hay không? Thứ đến, nghiên cứu về vai trò của nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 1986- 2004 thông qua mô hình Hwa Erh-Cheng lượng hóa mối quan hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp với tăng trưởng công nghiệp và nền kinh tế cho kết quả thế nào? để từ đó kiểm chứng mức độ phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn về vai trò nông nghiệp đối với nền kinh tế trong trường hợp Việt Nam. Và cuối cùng, trong tiến trình chuyển đổi kinh tế-xã hội của đất nước theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa và bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, có thể đề đạt những chính sách áp dụng nào để phát triển nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ nay đến năm 2010. 5 0.3. Phương pháp luận. Luận văn của chúng tôi được thực hiện bằng cách tiếp cận các khung lý thuyết và mô hình về vai trò của nông nghiệp đối với tăng trưởng công nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển; trong đó tập trung nghiên cứu vấn đề trên cơ sở mô hình Hwa Erh-Cheng để lượng hoá vai trò của ngành nông nghiệp Việt Nam đối với ngành công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 1986-2004. Luận văn này kết hợp các phương pháp thống kê, đồ thị, so sánh và phân tích, kinh tế lượng ứng dụng với với sự hỗ trợ của phần mềm EViews 3.0 và Excel 2003. Nguồn dữ liệu chủ yếu được thu thập và khai thác số liệu thứ cấp liên quan trong Niên giám Thống kê Việt Nam (1990, 1995, 2000, và 2004), Asian Development Bank Key Indicators (2004, 2005), ADB Key Indicators of Developing Asian and Pacific Countries (1999); từ website của các cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam và một số tổ chức quốc tế; ngoài ra còn kế thừa những kết quả nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp (vai trò và sự đóng góp của nông nghiệp; năng suất ruộng đất và năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1976-1999) của TS. Đinh Phi Hổ, Khoa Kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 0.4. Kết cấu đề tài nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm ba chương chính: thứ nhất, Vai trò nông nghiệp đối với phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển: lý thuyết, mô hình và bài học kinh nghiệm; thứ hai, Ứng dụng mô hình Hwa Erh-Cheng để phân tích ảnh hưởng của tăng trưởng nông nghiệp đối với công nghiệp và kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986-2004; và thứ ba, Gợi ý chính sách phát triển nông nghiệp, tạo tiền đề đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ nay đến năm 2010. 6 Chương 1 – VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN:LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Hầu như có rất ít nước trên thế giới (ví dụ như vùng lãnh thổ - nền kinh tế Hồng Kông hay Singapore) có thể duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững mà không cần phải bảo đảm tăng trưởng nông nghiệp trước hoặc trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Những điển hình thành công của các nước châu Á cho thấy chỉ có thể bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh trên cơ sở xây dựng một nền tảng vững mạnh ban đầu từ khu vực nông nghiệp - nông thôn. Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Trung Quốc đều chú trọng đầu tư vào nông nghiệp và đạt được những mức tăng trưởng nhanh cả trong nông nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Báo cáo Phát triển Con người của UNDP (1997) cũng chỉ rõ, phát triển nông nghiệp mạnh mẽ là đặc tính của các nước đã thành công trong tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong các thời kỳ khác nhau. Lịch sử phát triển lại cho chúng ta nhận thấy những hình ảnh khác. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, đa số các nước đang phát triển đều rơi vào cái bẫy nghèo khổ (Poverty Trap) hay nói cách khác là rơi vào cái “vòng lẩn quẩn của nghèo khổ”. Đó là tình trạng, xét trên hai khía cạnh kinh tế và xã hội, chứa đựng các yếu tố có tính nhân quả, tác động kềm giữ quốc gia trong cảnh đói nghèo và kém phát triển.4 Để thoát khỏi tình trạng đó, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các nước đang phát triển thường chọn mô hình phát triển công nghiệp hoá được cho là thích hợp để thúc đẩy đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân. Họ đã lãng quên nông nghiệp đóng vai trò quan trọng (phổ biến) trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế, đặc biệt đối với các nước có lợi thế so sánh về tiềm năng tự nhiên gắn với nông nghiệp . 4 Xem Đinh Phi Hổ (2003). Kinh tế nông nghiệp – Lý thuyết và Thực tiễn. Về khía cạnh kinh tế: Xuất phát từ mức thu nhập bình quân đầu người thấp dẫn đến tích luỹ, đầu tư, và năng suất thấp, rồi trở lại thu nhập thấp. Về khía cạnh xã hội: Xuất phát từ sinh đẻ nhiều (dân số tăng nhanh) dẫn đến suy dinh dưỡng, bệnh tật cao, đông con, và đưa đến dốt nát (cơ hội học tập thấp), rồi ảnh hưởng trở lại sinh đẻ nhiều. 7 Thực vậy, nông nghiệp tạo ra phần lớn sản lượng và việc làm trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển, nên nông nghiệp đã được đề cập trong hầu hết những lý thuyết về phát triển kinh tế (Peter Timmer, 1988). Qua thời gian, những lý thuyết này tiếp tục được nghiên cứu, tranh luận và bổ sung, nhưng khái quát có thể phân biệt chúng theo hai nhóm chính: quan điểm cổ điển coi nông nghiệp như là ngành chỉ đóng góp “tiêu cực” (khiêm tốn) cho tăng trưởng kinh tế trong những năm 1950 và 1960, và quan điểm cận đại coi nông nghiệp như là ngành dẫn dắt cho công cuộc công nghiệp hóa trong những năm 1970 và 1980. Ngoài ra, còn có những quan điểm khác không kém phần quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi kinh tế: lý thuyết thay đổi cơ cấu của trường phái tân cổ điển và mô hình tăng trưởng kinh tế ở châu Á gió mùa của Harry T. Oshima. Trong chương này, chúng tôi sẽ tập trung trình bày khung lý thuyết theo những quan điểm và mô hình tăng trưởng liên quan đến phạm vi của đề tài nghiên cứu. 1.1. Lý thuyết về vai trò của ngành nông nghiệp đối với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. 1.1.1. Quan điểm cổ điển: Mô hình hai khu vực của Lewis. Những lý thuyết gia thuộc trường phái cổ điển, đứng đầu là Adam Smith, David Ricardo, Thomas Malthus, và đại biểu xuất sắc trong giữa thế kỷ XX là Arthur Lewis5, xem xét sự phát triển kinh tế như là một quá trình tăng trưởng của việc phân bổ các yếu tố sản xuất, đặc biệt là lao động, từ ngành nông nghiệp với đặc trưng sử dụng công nghệ truyền thống và năng suất thấp sang ngành công nghiệp hiện đại với năng suất cao hơn. Sự đóng góp của nông nghiệp được đánh giá là “tiêu cực”, hoạt động chủ yếu chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm và lao động hơn là nguồn động lực của sự phát triển. Mặc dù giữ vai trò khiêm tốn, nhưng tăng trưởng nông nghiệp vẫn được xem như sự cần thiết cho quá trình chuyển đổi nền kinh tế, vì hai lý do: (i) nông nghiệp bảo đảm việc cung cấp thực phẩm nhằm mục đích tránh việc gia tăng giá thực phẩm và tiền lương thực tế mà điều này có thể làm suy yếu phát triển công nghiệp; và (ii) nông nghiệp tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên chính – đất đai sẵn có – như một nguồn 5 Xem tiểu sử tóm tắt của Arthur Lewis trong phần phụ lục. 8 đầu vào cộng thêm “không tốn chi phí” cho sự phát triển mà điều này có thể không cạnh tranh với các nguồn lực dành cho phát triển công nghiệp (Lewis, 1954). Mô hình hai khu vực (mô hình kinh tế nhị nguyên) của Arthur Lewis đưa ra vào giữa thập niên 1950. Mô hình của Lewis dựa trên giả định nền kinh tế gồm hai khu vực: (i) khu vực nông nghiệp/nông thôn truyền thống (KVNN) có năng suất lao động thấp, tiền lương duy trì ở mức tối thiểu, với sản phẩm biên của lao động nông nghiệp bằng không: MPLA = 0, và do đất đai ngày càng khan hiếm, trong khi dân số - lao động ngày càng tăng, nên dẫn đến tình trạng dư thừa lao động trong KVNN; (ii) khu vực công nghiệp / thành thị hiện đại (KVCN) có năng suất lao động cao, tiền lương công nhân cao và tương đối ổn định, do đó có sức thu hút được lao động dư thừa từ KVNN chuyển sang. Khởi thuỷ, mô hình Lewis tập trung phân tích sự chuyển dịch lao động từ KVNN sang KVCN và sự gia tăng sản lượng công nghiệp cũng như nhân dụng KVCN thời kỳ 1950-1970 ở các nước đang phát triển. Theo mô hình, sẽ có khả năng mở rộng KVCN mà vẫn không làm suy giảm tổng sản phẩm KVNN, trên cơ sở bảo đảm các điều kiện: (1) tiền lương công nhân giả định không đổi, tổng sản phẩm công nghiệp tăng, lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp tăng; tuy nhiên, tiết kiệm từ lợi nhuận trong KVCN phải được tái đầu tư mở rộng sản xuất; (2) tiền lương trong KVCN cao hơn thu nhập trung bình ở KVNN (thông thường là cao hơn khoảng 30%) thì sẽ khuyến khích lao động nông nghiệp (LA) chuyển sang lao động công nghiệp (LI). Trong các điều kiện như thế thì khả năng chuyển dịch lao động từ KVNN sang KVCN là hoàn toàn co dãn. Quá trình này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi hết lao động dư thừa trong KVNN. (Xem Sơ đồ 1.1). Nếu KVCN muốn tiếp tục thu hút lao động từ KVNN, tiền lương công nhân bây giờ phải cao hơn vì MPLA > 0. Lợi nhuận công nghiệp sẽ giảm. Do đó, để mở rộng sản xuất và tìm kiếm lợi nhuận, nhà tư bản công nghiệp sẽ lựa chọn yếu tố khác thay thế lao động (công nghệ thâm dụng vốn chẳng hạn), quá trình tăng trưởng sẽ tiếp diễn. Mô hình Lewis cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở tăng trưởng của công nghiệp, thông qua tích luỹ vốn từ thu hút lao động dư thừa của khu vực nông nghiệp. Quá trình này sẽ tạo nên hai tác dụng: (i) di chuyển bớt lao động ra khỏi nông nghiệp để bố trí cho công nghiệp, chỉ giữ lại số lao động cần thiết để tạo ra 9 sản lượng phù hợp, từ đó năng suất lao động nông nghiệp có thể tăng lên; (ii) việc di chuyển này sẽ tạo điều kiện tăng lợi nhuận trong công nghiệp, từ đó kích thích nhà đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế. Sơ đồ 1: Mô hình chuyển đổi lao động giữa hai khu vực của Lewis Khu vực Nông nghiệp Khu vực Công nghiệp A W* E WA I’ I A’ L* L0 0 X Y WI W W Nguồn: Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp: Lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam; theo Yotopoulos, Pan A. (1996). Ghi chú: AA’ và I I’ tương ứng là đường cầu lao động nông nghiệp và công nghiệp; WA và WI là tiền lương lao động nông nghiệp và công nghiệp; W* là tiền lương cân bằng ở hai khu vực; E là điểm cân bằng không còn lao động dư thừa trong nông nghiệp. Trên thực tế, lý thuyết của Lewis được áp dụng để bảo vệ cho việc xây dựng chiến lược phát triển dựa vào công nghiệp hóa của nhiều nước đang phát triển trong những năm 1950 và 1960, mà thực tế thấy rõ ràng là khuynh hướng phát triển đô thị trong những quyết định của các chính phủ về chính sách và đầu tư trong suốt thời kỳ 10 này (Lipton, 1977). Vào năm 1961, mô hình của Lewis được hai nhà kinh tế John Fei và Gustav Ranis nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện.6 1.1.2. Quan điểm của trường phái tân cổ điển (New Classical School). Cuối thế kỷ 19, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và tác động đến sự hình thành và phát triển các trào lưu tư tưởng kinh tế mới. Trường phái tân cổ điển xuất hiện trong bối cảnh đó, đứng đầu là Alfred Marshall (1842-1924) với tác phẩm kinh điển “Các nguyên lý của kinh tế học”. Các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng: (i) dưới tác động của khoa học và công nghệ, có nhiều cách kết hợp khác nhau của các nhân tố đầu vào, đặc biệt là chất lượng ruộng đất không ngừng nâng cao, do đó đường tổng sản phẩm sẽ không nằm ngang, MPa > 0; và (ii) khi thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp, tiền lương lao động công nghiệp (WI) sẽ tăng chứ không phải là không đổi. (Xem Sơ đồ 1.2). Sơ đồ 1.2: Thay đổi về lao động ở hai khu vực (theo phái tân cổ điển) LAL2 L3 L1 TPAL 3 Y3 Y2 Y1 L1 L2 L3 L4 W1 W4 WI SI DI 6 Bổ sung của John Fei và Gustar Ranis (1961) cho mô hình của Lewis: (i) Phân tích vai trò to lớn hơn của nông nghiệp trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá thông qua việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và sản lượng nông nghiệp; (ii) Giới địa chủ cũng đóng góp vào quá trình tăng trưởng thông qua việc tích luỹ và đầu tư; (iii) Tỷ lệ lao động thặng dư từ nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp là hàm số của tỷ lệ gia tăng dân số; (iv) Tăng trưởng của vốn trong công nghiệp được qui định bởi tăng trưởng lợi nhuận trong công nghiệp, thặng dư trong nông nghiệp và tiến bộ kỹ thuật; (v) Ngoại thương, vay mượn và viện trợ nước ngoài cũng đóng góp quan trọng trong quá trình tăng trưởng. 11 Nguồn : Đinh Phi Hổ (2005), Kinh tế phát triển, chưa xuất bản. Ghi chú: LA và LI : lao động trong khu vực nông nghiệp và công nghiệp TPA : tổng sản phẩm nông nghiệp; WI : tiền lương lao động công nghiệp DI : đường cầu lao động công nghiệp; SI : đường cung lao động công nghiệp Lý do: Tổng sản phẩm nông nghiệp giảm, cung nhỏ hơn cầu, giá nông sản tăng và tiền lương khu vực nông nghiệp tăng. Như vậy khu vực công nghiệp sẽ bất lợi trong quá trình thực hiện tăng trưởng thông qua thu hút lao động từ nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng này cần phải giải quyết: (i) đầu tư cho nông nghiệp ngay từ đầu để nâng cao năng suất lao động nhằm giảm áp lực tăng giá nông sản; (ii) đồng thời đầu tư cho cả công nghiệp phát triển theo chiều sâu nhằm giảm áp lực về cầu lao động từ chính khu vực này. Nói chung, khoa học kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và khi tiến đến giai đoạn phát triển thì các sáng chế, các hoạt động kinh tế đều có khuynh hướng thiên về công nghệ thâm dụng vốn. 1.1.3. Mô hình Harry T. Oshima. Harry T. Oshima phát hiện mô hình hai khu vực của Lewis không hoàn toàn phù hợp đối với các nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á gió mùa chủ yếu dựa vào nền sản xuất nông nghiệp (nền văn minh lúa nước). Thực tế tại các nước châu Á gió mùa có hai mùa mưa – nắng phân biệt, do vậy (i) khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, nhưng thường chỉ xảy ra trong lúc thời vụ căng thẳng như gieo trồng và thu hoạch (thường tập trung vào trước và sau mùa mưa), còn thì lao động ở nông thôn vẫn thiếu việc làm vào mùa khô hạn – thường gọi là thời kỳ nông nhàn, và hệ quả là năng suất lao động rất thấp; (ii) việc thực hiện đầu tư chiều sâu đồng thời cho cả khu vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp hầu như không khả thi, vì các nguồn lực và trình độ lao động có hạn của các nước đang phát triển. Do vậy, Oshima đề nghị thực hiện quá trình tăng trưởng qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1 - Mở đầu quá trình tăng trưởng: Đầu tư phát triển cho nông nghiệp theo chiều rộng nhằm đa dạng hoá sản xuất, giải quyết nhu cầu lao động – việc làm ngay tại khu vực nông nghiệp – nông thôn mà không cần dịch chuyển qua khu vực công nghiệp. Hướng này phù hợp với nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp, trình độ kỹ thuật nông nghiệp tương đối và không đòi hỏi vốn đầu tư lớn như đầu tư cho khu vực công nghiệp. 12 Giai đoạn 2 - Hướng tới việc làm đầy đủ: Con đường hướng tới việc làm đầy đủ bao gồm năm bước. Thứ nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng về kinh tế và xã hội… tạo thêm cơ hội việc làm trong thời kỳ nông nhàn. Thứ hai, việc làm đầy đủ sẽ làm tăng thu nhập cho nông dân, từ đó tăng nhu cầu thay đổi cơ cấu sản xuất của bản thân ngành nông nghiệp (mở rộng chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp). Thứ ba, sẽ tạo việc làm cho các hoạt động phi nông nghiệp cho các thành viên trong gia đình nông dân. Kế tiếp, đa dạng hoá tăng việc làm phi nông nghiệp ở các doanh nghiệp (non-agribusiness) với qui mô nhỏ và vừa. Cuối cùng, liên kết phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ… Giai đoạn 3 - Sau khi có đầy đủ việc làm: Ở giai đoạn này, thị trường lao động phát triển, tiền lương thực tế tăng nhanh, hầu hết các nông trại, nhà máy phải thực hiện cơ giới hoá, thay thế lao động chân tay, năng suất lao động tăng; đất đai giới hạn và chuyển đổi mục đích sử dụng cho công nghiệp và phát triển đô thị; lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp và phi nông nghiệp nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng để bảo đảm lương thực-thực phẩm, nguyên liệu chế biến công nghiệp, và tham gia xuất khẩu… Khi đó, nền kinh tế sẽ chuyển sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. 1.1.4. Quan điểm cận đại. Đầu những năm 1960, đã có một sự nhìn nhận mới trong quan điểm phát triển dẫn đến tranh luận về vai trò trung tâm của nông nghiệp như là động lực của tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong những giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Chúng tôi tạm gọi đây là “quan điểm cận đại”. Cách lập luận về một nền nông nghiệp vững mạnh và năng động, như một con đường dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh và công bằng, được Johnston và Mellor đề xướng từ năm 1961. Theo các nhà kinh tế này, phát triển từ bản thân ngành nông nghiệp sẽ là tiền đề kích thích tăng trưởng kinh tế, thể hiện qua năm mặt chính: (i) cung cấp lương thực-thực phẩm cho tiêu dùng trong nước; (ii) cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp; (iii) cung cấp lao động-việc làm cho các ngành phi nông nghiệp ngày càng phát triển; (iv) là nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu 13 nông sản phẩm; và (v) tạo nên tích lũy trong nước và cung cấp vốn đầu tư cho nền kinh tế.7 Tuy nhiên, sự đóng góp của nông nghiệp có xu hướng giảm dần theo quá trình phát triển kinh tế vì các yếu tố: (i) độ co dãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn độ co dãn của nông nghiệp; (ii) sự mở rộng sản xuất nông nghiệp theo một số lượng cố định hay giảm dần của lực lượng lao động nông nghiệp; và (iii) tiến bộ kỹ thuật (từ nông nghiệp và các ngành) sẽ “ủng hộ” cho sản xuất công nghiệp8. Không bao lâu, vào năm 1964, Kuznets đã xây dựng được công thức định lượng mức độ đóng góp của nông nghiệp đối với tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế, nó được công nhận và mang tên ông – công thức Kuznets. Thực tế, nông nghiệp – được khuyến khích ở phần lớn các nước châu Á mới nổi – và từ kinh nghiệm của các nước này có thể thấy sự đóng góp tích cực của nó ở hai điểm chủ yếu. Thứ nhất, người ta công nhận rằng có thể nhanh chóng chuyển đổi ngành nông nghiệp truyền thống sang ngành hiện đại thông qua việc tiếp nhận khoa học-công nghệ, từ đó tạo nên sự đóng góp lớn cho tăng trưởng chung. Thứ hai, các nhà kinh tế có thể đưa ra những bằng chứng thực nghiệm xác định một cách rõ ràng mối liên hệ đủ mạnh trong sự tăng trưởng và nhiều hiệu ứng lan toả của nông nghiệp đối với các ngành phi nông nghiệp. Dưới đây là những đúc kết thực nghiệm quan trọng. Johnston và Mellor (1961) xác định rằng nông nghiệp có mối liên hệ trực tiếp và hữu cơ với các ngành công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến nông sản nói riêng. Chenery và Syrquin (1975) thiết lập mô hình phân tích vai trò của nông nghiệp đối với tăng trưởng các ngành phi nông nghiệp. Tương tự, nghiên cứu thực nghiệm trong những giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, Pryor và Holt (1999), hay Gemmell và cộng sự (2000) cho biết phần lớn ngành sản xuất công nghiệp có liên quan đến nông nghiệp. 7 Ngoài năm hình thức đóng góp trên, Peter Timmer (1992) còn nhấn mạnh đến vai trò ngày càng lớn của nông nghiệp trong việc bảo đảm an toàn về lương thực, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các nguồn tài nguyên và xóa đói giảm nghèo. Timmer cũng lập luận rằng các chính phủ thường "học qua thực hành" (learning by doing) và chính nhờ kinh nghiệm điều phối các chính sách phát triển nông nghiệp-nông thôn mà ngày càng trở nên điêu luyện hơn trong việc đề ra chính sách. Theo ông, tất cả các yếu tố trên đều góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung cho nền kinh tế. Và trong một số công trình nghiên cứu gần đây, Timmer tranh luận rằng, nói chung, trong các nền kinh tế đang phát triển, mỗi một phần trăm tăng trưởng trong nông nghiệp thường đi đôi với mức tăng trưởng gần như tương tự trong các ngành phi nông nghiệp. 8 Xem Claudio Bravo-Ortega và Daniel Lederman (2005). Agriculture and National Welfare around the World: Causality and International Heterogeneity Since 1960. World Bank Policy Research Working Paper 3499, February 2005. The World Bank. tr.11-12. 14 Hiệu ứng nhiều mặt của nông nghiệp cũng có ý nghĩa: Ravallion và Datt (1996) có nghiên cứu khác giả định rằng mối liên hệ nông nghiệp-công nghiệp còn phụ thuộc vào loại hình đặc biệt của phát triển kinh tế đô thị. Công trình gần đây của Perry và cộng sự (2005) cho thấy ở Mỹ La tinh, sau khi tính toán theo mô hình IO, nông nghiệp chiếm đến 50% GDP nền kinh tế, cao hơn số liệu thống kê chính thức… Chúng tôi tâm đắc với mô hình Hwa Erh-Cheng. Dựa vào dữ liệu thu thập của các nước đã và đang phát triển: 63 quốc gia trong giai đoạn 1960-1970 và 87 quốc gia trong giai đoạn 1970-1979, Hwa Erh-Cheng đã thực hiện và công bố công trình thực nghiệm: “The Contribution of Agriculture to Economic Growth: Some Empirical Evidence” (1983). Trong công trình này, ông đã phát triển mô hình của Chenery- Syrquin (1975) và đưa ra những bằng chứng thuyết phục về vai trò, sự đóng góp có ý nghĩa của ngành nông nghiệp không những đối với nền._. kinh tế của các nước công nghiệp hóa và còn đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển. Phần tiếp theo chúng tôi sẽ phân tích chi tiết hơn về những vai trò của nông nghiệp, theo quan điểm cận đại, trong quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. 1.2. Vai trò chủ yếu của nông nghiệp, theo quan điểm cận đại, trong tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Lý thuyết về kinh tế phát triển cho thấy vai trò của nông nghiệp rất đa dạng, nhưng dựa trên quan điểm cận đại có thể phân tích những vai trò của chúng qua hai khía cạnh chính: trước hết nông nghiệp kích thích tăng trưởng nền kinh tế; và thứ đến nông nghiệp là nguồn căn bản của tăng trưởng kinh tế và xu hướng chung của sự đóng góp ấy giảm dần tương đối trong dài hạn. 1.2.1. Nông nghiệp kích thích tăng trưởng kinh tế. Đầu tiên, nông nghiệp kích thích tăng trưởng GDP nền kinh tế thông qua việc nông nghiệp cung cấp lương thực và thực phẩm - nhu cầu cơ bản nhất của con người. Trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá, để mở rộng sản lượng, giải quyết việc làm, nền kinh tế đòi hỏi đáp ứng hai tiền đề: (i) cung cấp lương thực - thực phẩm với khối lượng lớn và ổn định; (ii) đồng thời cung cấp lương thực - thực phẩm với giá thấp và ổn định. Có quan điểm tranh luận rằng đóng góp của nông nghiệp vào lĩnh vực này không quan trọng, vì sự thiếu hụt lương thực - thực phẩm cho tiêu dùng trong nước có thể giải 15 quyết bằng con đường nhập khẩu. Thực tế, đối với các nước đang phát triển, ngoại tệ rất khan hiếm, phải dành nguồn ngoại tệ thiếu hụt này 9 cho nhập khẩu thiết bị, công nghệ, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và cả những vật tư cần thiết khác cho sản xuất nông nghiệp. Như vậy, chi phí cơ hội dùng ngoại tệ nhập khẩu lương thực - thực phẩm rất cao, không khả thi. Thứ hai, nông nghiệp kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua việc nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Đặc điểm xuất phát của các nền kinh tế đang phát triển là công nghiệp chế biến được coi là ngành chìa khoá (key sector): điều này thể hiện ở tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản lượng công nghiệp, sau đó mới mở rộng sang các ngành khác của công nghiệp. Nền kinh tế cũng đòi hỏi đáp ứng được hai tiền đề: (i) cung cấp khối lượng lớn nguyên liệu đồng nhất về chất lượng sản phẩm; (ii) cung cấp nguyên liệu với giá thấp và ổn định. Vai trò này của nông nghiệp có thể định lượng bằng chỉ tiêu: Tỷ trọng giá trị nguyên liệu có nguồn gốc từ nông sản so với giá trị sản lượng công nghiệp chế biến. - Nếu tỷ lệ này tiến gần đến mức 100% : phản ánh trình độ sơ chế, công nghệ thấp của công nghiệp chế biến, cũng có nghĩa là vai trò nông nghiệp quan trọng. - Nếu tỷ lệ này tiến gần đến mức 0% : phản ánh vai trò nông nghiệp giảm dần đi. - Theo World Bank, tỷ trọng giá trị nguyên liệu từ nông nghiệp so với giá trị sản lượng công nghiệp chế biến ở các quốc gia như sau (%): Quốc gia Trung bình Cao nhất Thu nhập thấp (GNP đầu người < 390 USD) 46 96 Thu nhập trung bình (GNP đầu người 390-3.500 USD) 41 92 Thu nhập cao (GNP đầu người > 3.500 USD) 14 36 Nguồn: Đinh Phi Hổ, (2003), Kinh tế Nông nghiệp – Lý thuyết và Thực tiễn. Thứ ba, trong tiến trình chuyển đổi, nông nghiệp là nguồn cung cấp lao động rất dồi dào (không phải là không khan hiếm) cho các ngành phi nông nghiệp ngày càng phát triển, đặc biệt là nhu cầu lao động của những ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp 9 Nguyễn Hoàng Bảo (2003), Mô hình về hai sự thiếu hụt (Two Gap Model), Chuyên đề Kinh tế phát triển cho sinh viên Cao học Khóa 12, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 16 chế biến thâm dụng lao động mới nổi lên trong nền kinh tế. Có thể xem xét diễn biến mức độ dịch chuyển nguồn lao động nông nghiệp (ký hiệu là ΔLa) theo mô hình sau: ΔLa = ΔPa – Sa ; trong đó: ΔPa : dân số trong độ tuổi lao động bổ sung hàng năm cho nông nghiệp. Sa : số lao động nông nghiệp dịch chuyển ra khỏi ngành nông nghiệp. Sự thay đổi của lao động nông nghiệp ΔLa có thể giúp chúng ta nhận diện được nền kinh tế nhất định hiện phát triển ở một trình độ nào, tương ứng với mức thu nhập bình quân đầu người thấp (có thể xem là đồng nhất với giai đoạn đầu công nghiệp hoá (1)), với mức thu nhập trung bình (giai đoạn chuyển đổi (2)) và mức thu nhập cao (giai đoạn phát triển (3)). Các trường hợp có thể xảy ra như sau : - (1) Giai đoạn đầu công nghiệp hoá ΔLa > 0 - (2) Giai đoạn chuyển đổi: ΔLa = 0 - (3) Giai đoạn phát triển: ΔLa < 0 Lưu ý rằng, trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế khả năng sẽ xảy ra điểm ngoặt - Turning Point (xem Hộp 1.1). Trong thực tiễn, cần dự báo tốt để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế phù hợp. Thứ tư, nông nghiệp kích thích tăng trưởng GDP nền kinh tế thông qua việc nông nghiệp cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá của các nước đang phát triển, ngành công nghiệp còn non trẻ, xu hướng phổ biến là công nghiệp thay thế nhập khẩu (để tiết kiệm ngoại tệ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước), trình độ công nghệ thấp, khó cạnh tranh trên thị trường thế giới. Do vậy, chủ yếu nguồn thu ngoại tệ trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá là từ xuất khẩu nông sản phẩm, tuy chỉ xuất khẩu ở dạng nông sản phẩm thô, giá thấp. Cuối cùng, nông nghiệp đóng vai trò kích thích tăng trưởng nền kinh tế thể hiện qua việc nông nghiệp cung cấp vốn đầu tư cho nền kinh tế, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp. (a) Về cách trực tiếp: Đó là thông qua thuế đánh vào khu vực nông nghiệp như thuế đất, thuế xuất nhập khẩu… Đây là nguồn thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa. Kinh nghiệm của Nhật cho thấy: Thuế đất nông nghiệp chiếm đến 80% nguồn thu ngân sách trong hai thập kỷ đầu quá trình công nghiệp hóa. 17 (b) Về cách gián tiếp: Đó là thông qua chính sách tỷ giá giữa mặt hàng nông sản phẩm và hàng công nghệ phẩm cũng như vật tư nông nghiệp theo xu hướng cánh kéo10. Kinh nghiệm thế giới cho thấy: các nước đang phát triển đều áp dụng cả hai cách, trong đó cách gián tiếp phổ biến hơn. Việc áp dụng tỷ giá cánh kéo đã đưa đến các quan điểm tranh luận: - Không công bằng đối với nông nghiệp-nông thôn-nông dân (Unfair). - Không công bằng, nhưng không có sự lựa chọn nào khác (No Option). Vấn đề đặt ra là điều tiết nông nghiệp như thế nào trong quá trình công nghiệp hóa? Kinh nghiệm của Đài Loan: Áp dụng Mô hình 3S – Điều tiết nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa qua ba giai đoạn, bằng chính sách thuế và chính sách tỷ giá. - Squeezing : “vắt ép”, huy động tối đa nguồn lực nông nghiệp. - Substaning: duy trì cho phát triển nông nghiệp ổn định. - Subsidizing: trợ cấp, rộng hơn là bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nước. 1.2.2. Nông nghiệp đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế – Xu hướng phổ biến trong dài hạn. (1) Đo lường mức đóng góp của nông nghiệp: công thức Kuznets (1964). Simon Kuznets (1964)11 đã tìm ra cách định lượng về đóng góp của nông nghiệp đối với tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Nhưng mãi đến những năm 80 công thức Kuznets mới được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Giả định: Để thuận tiện trong tính toán và phân tích ứng dụng, Kuznets giả định rằng nền kinh tế bao gồm hai khu vực: khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp (tức các ngành công nghiệp và dịch vụ còn lại), và gọi: Y : tổng GDP của nền kinh tế; Ya và Yn : GDP của khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp; Rn và Ra : tốc độ tăng trưởng GDP tương ứng của khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp; Pn và Pa : tỷ trọng GDP của các khu vực so với GDP nền kinh tế. 10 Giá cánh kéo giữa công nghiệp và nông nghiệp được đo bằng tỷ lệ giá hàng công nghiệp trên giá hàng nông nghiệp. Xu hướng giá cánh kéo là một trong những yếu tố quyết định đến sự phân bổ nguồn lực giữa nông nghiệp và công nghiệp. Nếu tỷ giá cánh kéo biến đổi theo hướng có lợi cho hàng hóa nông nghiệp thì lượng thặng dư nông nghiệp được giữ lại ở khu vực nông nghiệp-nông thôn càng lớn, và ngược lại. 11 Xem tiểu sử tóm tắt của Simon Kuznets ở phần phụ lục. 18 Mức độ đóng góp của nông nghiệp, sẽ ký hiệu là đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế được xác định bởi biểu thức mang tên Kuznets như sau: a GDP%C a GDP%C = 1 1 Ya Rn PnY Ra Pa Δ =Δ ⎛ ⎞⎛ ⎞+ ⎜ ⎟⎜ ⎟⎝ ⎠⎝ ⎠ (*) Công thức Kuznets (*) khá đơn giản, nên chủ yếu được áp dụng trong phạm vi của từng quốc gia-vùng lãnh thổ (khác với kinh tế lượng có thể thực nghiệm ở nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng hơn). Việc ứng dụng công thức Kuznets trong thực tiễn cho thấy, trong quá trình công nghiệp hóa, xu hướng đóng góp của nông nghiệp vào tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế có thể diễn ra theo các tình huống: (a) Giai đoạn xuất phát: Ra > Rn và Pa > Pn Nông nghiệp giữ vai trò chìa khoá, tác động mạnh tăng trưởng nền kinh tế. (b) Giai đoạn chuyển đổi: Ra Pn Đóng góp của nông nghiệp giảm dần. (c) Giai đoạn phát triển: Ra < Rn và Pa < Pn Đóng góp của nông nghiệp giảm mạnh, nền kinh tế hoàn thành công nghiệp hóa. (2) Xu hướng chung về sự đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Ghatak và Ingersent (1984) và Đinh Phi Hổ (2000) nghiên cứu sự đóng góp của nông nghiệp trong tốc độ tăng trưởng GDP của nhiều nước đã và đang phát triển trong các thập niên 1960 và 1970 và ghi nhận như sau: 1960 1978 8 nước ở châu Á và Mỹ La tinh (a) 50% - 24% 28% - 11% 5 nước công nghiệp phát triển (b) 9% - 1% 5% - dưới 1% Việt Nam (c) 30% (1985) 11% (1998) 19 Ghi chú: (a) bao gồm Bangladesh, India, Sri-Lanka, Pakistan, Indonesia, Egypt, Thailand, và Colombia; (b) bao gồm Mexico, Italy, United Kingdom, Japan, USA; (c) nghiên cứu của Đinh Phi Hổ, (2000). Như vậy, bằng chứng thực tiễn trên thế giới cho thấy, xu hướng đóng góp của nông nghiệp vào tốc độ tăng trưởng GDP nền kinh tế là rất quan trọng trong ngắn hạn và giảm dần tương đối trong dài hạn. 1.3. Mô hình HWA ERH-CHENG (1983) lượng hóa mối liên hệ giữa tăng trưởng công nghiệp với tăng trưởng nông nghiệp và nền kinh tế. Như đã đề cập ở phần 1.1, trong những thập niên 60, 70 và 80, các nhà kinh tế học đã phát triển lý thuyết về vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế của các nước đã và đang phát triển. Điểm tương đồng là họ không phủ nhận vai trò của nông nghiệp. Nhưng xem xét ở những giai đoạn phát triển khác nhau của các quốc gia, một vấn đề thú vị dẫn đến tranh luận: Liệu tăng trưởng nông nghiệp vẫn liên quan và duy trì vai trò quyết định hay quan trọng trong suốt tiến trình phát triển? Đi tìm câu trả lời, một giả thiết đã được đặt ra: Tăng trưởng nông nghiệp không những ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của nền kinh tế trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa (GDP đầu người thấp) mà còn tiếp tục ảnh hưởng trong giai đoạn phát triển (GDP đầu người cao). Bằng công trình thực nghiệm của mình, Hwa Erh-Cheng là một trong những người ở châu Á đi tiên phong giải quyết vấn đề thú vị đó. 1.3.1. Mô hình HWA ERH-CHENG và những giả định của mô hình. Xây dựng mô hình: Để kiểm tra giả thiết nêu trên, Hwa Erh-Cheng (1983)12 đã thiết lập một mô hình toán kinh tế có dạng tổng quát: 0 0 2I = f A , lnY, (lnY)⎡ ⎤⎢ ⎥⎣ ⎦ + u (1.1) Trong đó: 0 I : tốc độ tăng trưởng hàng năm của khu vực công nghiệp, %. 0 A : tốc độ tăng trưởng hàng năm của khu vực nông nghiệp, %. lnY : tốc độ tăng trưởng hàng năm thu nhập bình quân đầu người, %, với biến Y là GDP (được coi như thu nhập) bình quân đầu người hàng năm, đơn vị tiền tệ. 12 Xin xem phụ lục : Tóm tắt tiểu sử của Hwa Erh-Cheng. 20 u : sai số ngẫu nhiên. Giả định của mô hình: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của khu vực công nghiệp và tốc độ tăng trưởng hàng năm của khu vực nông nghiệp là một hàm phi tuyến (có dạng bậc 2) với tốc độ tăng trưởng hàng năm thu nhập bình quân đầu người. 0 2 I II = α lnY + β (lnY) + εI A (1.2) 0 2 A AA = α lnY + β (lnY) + ε (1.3) Trong đó, và là các sai số ngẫu nhiên. Iε Aε GDP được xem như một biến đại diện cho các giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Tương quan hồi qui giữa và thể hiện theo phương trình: Iε Aε I Aε = λε + u , λ >0 (1.4) Trong đó, u cũng là sai số ngẫu nhiên. Biến đổi và rút gọn các phương trình (2), (3) và (4), ta có: 0 0 2I = λA + αlnY + β(lnY) + u (1.5) Phương trình (5) là một phương trình hồi qui tuyến tính. Trong đó: Biến phụ thuộc là . o I Các biến độc lập là , lnY và (lnY) o A 2 1.3.2. Kết quả thực nghiệm của mô hình trong thập niên 1960 và 1970. Số liệu của biến phụ thuộc (hay biến được giải thích) và các biến độc lập (hay biến giải thích) thu thập từ 63 nước trong thập niên 60 và từ 87 nước trong thập niên 70. Cả hai mẫu này đều bao gồm cả nước phát triển cũng như nước đang phát triển13. GDP bình quân đầu người của hai giai đoạn xem như tiêu biểu cho giai đoạn đầu và giai đoạn đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá. Kết quả phân tích hồi qui tóm tắt ở Bảng 1C. 13 Hwa Erh-Cheng (1983), “The Contribution of Agriculture to Economic Growth: Some Empirical Evidence” , the World Bank. Table 3 và Table 4, trang 13-14. Trong luận văn, các tables này được thể hiện trong các Bảng 1A và Bảng 1B ở phần phụ lục. 21 Bảng 1C: Kết quả phân tích hồi qui Mô hình Hwa Erh-Cheng Tham số của các biến độc lập (biến giải thích) Phương trình hồi qui Giai đoạn phát triển Tham số trục tung 0 A lnY (lnY) 2 Hệ số tương quan R2 1 1960-1970 -24.331 - 9.277 * (2.7) -0.658 * (2.8) 0.12 2 1970-1979 -40.594 - 13.068 ** (3.4) -0.904 ** (3.4) 0.13 3 1960-1970 -16.730 0.491 * (2.1) 6.548 (1.8) -0.458 (1.8) 0.18 4 1970-1979 -29.873 0.722 ** (4.1) 9.477 ** (2.6) -0.649 * (2.6) 0.28 Ghi chú: biến phụ thuộc; (*) với mức ý nghĩa thống kê 5%; (**) với mức ý nghĩa 1%. 0 I Kết quả Bảng 1C cho thấy: - Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa: tăng trưởng nông nghiệp giải thích đến 0.06% của tăng trưởng công nghiệp (so sánh phương trình hồi qui (1) và (3)). - Trong giai đoạn phát triển: tăng trưởng nông nghiệp giải thích đến 0.15% của tăng trưởng công nghiệp (so sánh phương trình hồi qui (2) và (4)). - Trong cả hai giai đoạn, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp có tương quan có ý nghĩa với tốc độ tăng trưởng nông nghiệp. 1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia ở châu Á trong việc lựa chọn chiến lược phát triển nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa. 1.4.1. Phát triển nông nghiệp ở Đài Loan. Đài Loan đã đầu tư lớn vào lĩnh vực nông nghiệp từ đầu những năm 50, vì phát triển nông nghiệp được coi là cơ sở quan trọng cho phát triển kinh tế. Năm 1953, chính phủ Đài Loan đã bắt đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 4 năm lần thứ nhất theo hướng củng cố tăng trưởng nông nghiệp, phát triển nền kinh tế hiện đại, và nâng cao thu nhập quốc dân. Chỉ trong vòng hai thập kỷ, Đài Loan đã chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với lao động dư thừa sang nền kinh tế mà công nghiệp giữ vị trí trụ cột. Chúng ta sẽ xem xét sau đây những bằng chứng của tiến trình đó. 22 Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nếu năm 1952 nông nghiệp chiếm 32% GDP nền kinh tế thì năm 1972 chỉ còn 12%, và năm 1982 là 7%; trong khi tỷ trọng GDP của công nghiệp tăng từ gần 20% lên 40% và 45% ở cùng kỳ14. Nhưng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu có hai điểm đáng chú ý. Thứ nhất, với chính sách “đất cho người cày” đã giúp tổng sản lượng nông nghiệp Đài Loan vẫn duy trì được mức độ gia tăng: nó đã tăng gấp đôi từ 22.1% năm 1952 đến 44.5% vào năm 1966, rồi tiếp tục tăng lên 88.4% năm 1985 và 104.4% năm 1996 (lấy điểm phân tích vào năm 1991 = 100). Ngành nông nghiệp bảo đảm và thể hiện được vai trò-nhiệm vụ quan trọng của mình. Thứ hai, nhịp độ tăng trưởng của nông nghiệp giảm dần từ 4.8% ở giai đoạn đầu xuống còn 2.1% ở giai đoạn 1981-1995, trong khi nhịp độ tăng trưởng của công nghiệp đã là 13.3% vào giữa những năm 60, rồi nhanh chóng vượt xa sản xuất nông nghiệp, không những ở tỷ trọng trong GDP mà còn ở nguồn xuất khẩu chính. Về chuyển dịch cơ cấu lao động: Năm 1952, khoảng 56% lao động làm việc trong nông nghiệp và chỉ có 17% trong công nghiệp. Năm 1972, lao động nông nghiệp giảm mạnh xuống còn 37% trong khi lao động công nghiệp tăng nhanh đến 33%. Xu hướng này tiếp diễn trong giai đoạn 1970-1980, cho đến năm 1992 thì tỷ lệ nhân công làm trong khu vực nông nghiệp chiếm 12% và trong khu vực công nghiệp là 38%. Hiển nhiên, cơ sở và điều kiện cho chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp hóa cơ bản hoàn thành vào đầu những năm 70. Đài Loan xứng đáng là một trong bốn con hổ của châu lục, góp phần tạo nên sự thần kỳ Đông Á. 1.4.2. Phát triển nông nghiệp ở Hàn Quốc. Khi phân tích sự tăng trưởng với tốc độ cao và vững vàng của nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm 60 và 70 người ta không thể không đề cập đến vai trò của nhà nước. Ở đây, nhà nước đã tập trung các nguồn lực cần thiết cho các ngành kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn (các kế hoạch ngũ niên), chấp nhận rủi ro khi tập trung phát triển công nghiệp trước, nhưng lấy hiệu quả từ công nghiệp để phát động tinh thần nông dân, dựa vào cộng đồng để phát triển nông nghiệp-nông thôn.15 14 Nguồn số liệu ở phần 1.4.1: Đặng Kim Sơn (2001), trích dẫn theo IFPRI, 1985 và Nguyễn Điền 1997. 15 Trong bối cảnh vừa thoát khỏi cuộc nội chiến, xã hội còn bất ổn, Hoa kỳ bắt đầu cắt giảm viện trợ, nên Chính phủ quân sự Park Chung Hee lên nắm quyền từ năm 1961 buộc phải thiên về kinh tế chỉ huy hơn, nhưng vẫn tôn trọng những qui luật khe khắt của thị trường. Chính phủ mới đã xây dựng và triển khai Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962-1966) theo hướng đó. 23 Vào Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1962-1996, chính sách phát triển nông nghiệp của Hàn Quốc chú trọng vào việc giải quyết tốt nhất vấn đề tự túc lương thực, và mặt khác, nông nghiệp phải hỗ trợ tất cả cho chiến lược tăng trưởng công nghiệp định hướng vào xuất khẩu. Sau khi áp dụng những biện pháp cấp bách để thanh toán số nợ nặng lãi ở nông thôn (tháng 5/1961) và cải cách thể chế trong nông nghiệp: các hợp tác xã, các tổ chức tín dụng nông thôn… Chính phủ bắt đầu tiến hành chương trình tự túc lương thực. Đã có hơn 110.000 ha đất bỏ hoang được qui hoạch và đưa vào sản xuất nông nghiệp, tăng 6% diện tích đất nông nghiệp; hơn một vạn hộ gia đình thị dân nghèo, vốn là nông dân bị chiến tranh đẩy ra thành phố nay quay trở lai nông thôn, được huy động vào vùng đất mới khai hoang. Nhờ những nỗ lực đó, tăng trưởng nông nghiệp đạt mức khả quan theo mức gia tăng của GDP và tỷ lệ tự túc lương thực đạt đến 90%. Vào Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1967-1971), tăng trưởng công nghiệp vượt trội, đất đai được chuyển dần sang cho sản xuất công nghiệp và phát triển đô thị; làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng gia tăng, nên tăng trưởng nông nghiệp suy giảm, tỷ lệ tự túc lương thực chỉ còn 69% và có dấu hiệu mất cân đối giữa thành thị và nông thôn. Vì vậy, đầu những năm 70, chính phủ đã có sự can thiệp mạnh mẽ hơn vào khu vực nông nghiệp16. Chính sách nông nghiệp được điều chỉnh lại: cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn (điện khí hóa, nâng cấp đường làng, làm mới nhà cửa...), đẩy mạnh cuộc cách mạng xanh, mở rộng mạng lưới khuyến nông với sự tham gia của nông dân, nhà nước hỗ trợ giá lương thực thiết yếu. Kết quả tổng hợp từ thực hiện chính sách nông nghiệp trong thập niên 60-70 khá tốt, với tỷ trọng GDP của nông nghiệp giảm từ 33% xuống còn 15% GDP nền kinh tế, và tỷ trọng lao động trong nông nghiệp chuyển dịch mạnh từ 80% xuống còn 32%. Tuy nhiên, khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị lại gia tăng: vào năm 1967, thu nhập bình quân hộ gia đình nông thôn bằng 91% thu nhập bình quân hộ gia đình ở thành thị; vào năm 1979 chỉ số này chỉ còn 77%. Tiếp đến thập niên 80 và 90, sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1979, nền kinh tế Hàn Quốc dần khôi phục và tăng trưởng mạnh từ năm 1983 và chiến lược phát triển công nghiệp hướng ngoại được coi như thành công. Chính sách nông nghiệp ở giai đoạn mới này cũng được điều chỉnh cho phù hợp với sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế-lao động trong nước và những yêu cầu mới của xu hướng tự do hoá đầu tư và thương 16 Kể cả phát động phong trào “cộng đồng nông thôn mới” (Saemaul) phấn đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn, đề cao tinh thần hợp tác nhà nước và nông dân cùng làm được phát triển rộng rãi. 24 mại quốc tế. Đầu những năm 80, Hàn Quốc hướng đến công nghiệp hoá trong nông nghiệp-nông thôn với các chương trình đa dạng hoá và tăng qui mô sản xuất nông nghiệp, tạo thêm nhiều ngành nghề phi nông nghiệp và việc làm ở nông thôn, nhằm tăng năng suất nông nghiệp và nâng cao thu nhập. Năm 1989, Chính phủ đưa ra các "biện pháp tổng hợp phát triển nông thôn" để thúc đẩy các chương trình đó. Năm 1993, Chính phủ ban hành "Chính sách nông nghiệp mới" (NPA - New Policy on Agriculture): đầu tư hiện đại hoá quá trình sản xuất và tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xoá bỏ hạn điền 3 ha mà cải cách nông nghiệp năm 1950 trước đây ấn định, chuyển từ trợ cấp sang bảo hộ có chọn lọc những sản phẩm có sức cạnh tranh quốc tế, đào tạo nhân lực và nâng cao trình độ quản lý nông nghiệp mang phong cách công nghiệp. 1.4.3. Phát triển nông nghiệp ở Trung Quốc. Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế kể từ năm 1978. Trong hai thập kỷ, nông nghiệp đã có đóng góp lớn vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Ở giai đoạn 1978-1985, nền kinh tế tăng trưởng rất nhanh với mức bình quân hàng năm 9.4%. Chính phủ ban hành chính sách nông nghiệp "tái điều chỉnh, củng cố, và cải tiến" bao gồm: xác định hộ nông dân là chủ thể kinh tế của khu vực nông nghiệp- nông thôn; tự do hoá sản xuất-tiêu thụ nông sản phẩm; thực hiện tăng giá nông sản phẩm chính cũng như sản phẩm ngành nghề phụ ở nông thôn để khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất vào lĩnh vực này. Nhờ đó, nông nghiệp-nông thôn khởi sắc, giải quyết được vấn đề thiếu ăn thiếu mặc cho đa số người dân, tạo môi trường thuận lợi cho những cải cách tiếp theo: tăng trưởng bình quân hàng năm là 10.1% (tăng nhanh hơn công nghiệp), đóng góp 42.3% GDP nền kinh tế. Ở giai đoạn 1986-1990, chính phủ tiếp tục giảm thiểu rồi tiến đến xoá bỏ sự kiểm soát giá cả vật tư, nông sản phẩm chính và sản phẩm ngành nghề phụ (áp dụng chế độ giá thị trường sản phẩm), giảm dần trợ giúp đối với các ngành công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cuối giai đoạn này, khu vực nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP kinh tế với 51.8% nhưng tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp chậm hẳn lại chỉ còn 5.5% hàng năm (trong khi công nghiệp là 8.4%), lạm phát có nguy cơ gia tăng, bởi vì các nguồn lực đã bắt đầu chuyển mạnh từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ ở đô thị, hay sang các ngành phi nông nghiệp ở ngay nông thôn. 25 Ở giai đoạn 1991-1995, Trung Quốc đẩy mạnh việc phát triển kinh tế thị trường. Trong nông nghiệp, quyền sử dụng đất đai được mở rộng (gia hạn sử dụng đất nông nghiệp đến 30 năm, và lần đầu tiên thiết lập cơ cấu chuyển đổi đất đai...); thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất-kinh doanh nông nghiệp, chế biến lương thực-thực phẩm; hình thành hệ thống thị trường nông sản phẩm. Do vậy, kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển rất đa dạng, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 3.6%. Cuối giai đoạn này, cơ cấu kinh tế Trung Quốc đã là công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp, vai trò của nông nghiệp trở thành thứ yếu, nông nghiệp chiếm tỷ trọng khiêm tốn với khoảng 20% GDP nền kinh tế17. 1.4.4. Phát triển nông nghiệp ở Thái Lan. Vào những năm 1960, có thể nói khu vực nông nghiệp vẫn là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Thái Lan: ngành này chiếm hơn một phần ba (36%) GDP nền kinh tế, trong khi của công nghiệp chỉ một phần năm (20.4%) và còn lại của các ngành khác. Trong thập niên 60 và 70, Thái Lan đã tận dụng tối đa đất có thể canh tác ở các vùng đồng bằng và đồi núi để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lương thực-thực phẩm; chính phủ đã hỗ trợ đầu tư công rất lớn cho hạ tầng cơ sở, gồm đường giao thông và hệ thống tưới tiêu đầu mối. Điều này làm dấy lên làn sóng đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, ngoài việc duy trì sản xuất những sản phẩm chủ lực trước đây như gạo và cao su, kích thích tăng trưởng mạnh trong nông nghiệp, thu hút từ 58% lực lượng lao động (vào mùa khô 1979) đến 71% (vào mùa mưa cùng kỳ) và góp phần tích cực giảm nghèo ở nông thôn. Dưới áp lực của sự chuyển đổi rộng lớn trong toàn bộ nền kinh tế, với sự bùng nổ của khu vực công nghiệp, tiền lương trong khu vực nông nghiệp tăng lên đáng kể, nhưng giá cả nông sản phẩm lại giảm xuống. Hệ quả là: (i) tăng trưởng của khu vực nông nghiệp giảm đi một cách tương đối so với tăng trưởng của khu vực phi nông nghiệp trong nền kinh tế; (ii) mâu thuẫn trong giải quyết kiểm soát việc di dân từ nông thôn ra thành thị tăng lên với đòi hỏi thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp để tăng năng suất lao động, và cơ hội tìm kiếm việc làm trong nông nghiệp càng khó khăn, dù cho nông nghiệp vẫn bảo đảm 40%-50% lực lượng lao động vào năm 1997; (iii) khoảng cách giữa nông thôn và thành thị không khép lại, thu nhập từ nông nghiệp-nông thôn còn thấp, kéo theo sự hạn chế đầu tư vào nông nghiệp; và (iv) đáng chú ý là giữa những 17 Nguồn: Viện Thông tin khoa học xã hội (1999), tr. 183-185. 26 năm 1980, xuất khẩu sản phẩm phi nông nghiệp gia tăng mạnh để rồi vượt qua xuất khẩu nông sản phẩm vào năm 1988 và đến năm 1997, kim ngạch xuất khẩu nông sản phẩm của Thái Lan chỉ còn giữ 27% tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo tiến trình công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu từ thập niên 60 đến thập niên 90, vai trò của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế Thái Lan dần dần thay đổi. Tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm từ 36% trong các năm 1961-1965 xuống còn 12% trong 1991-1996 và ổn định ở mức 10.6% trong năm 1997-1998. Tương tự, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nông nghiệp Thái Lan giảm rất mạnh từ 5.7% trong 1960-1970 xuống còn 0.3% trong 1991-1996: nó tương phản rõ rệt so với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của các ngành khác trong cùng một thời kỳ18. 1.4.5. Cái bẫy nôn nóng công nghiệp hoá trong trường hợp Việt Nam. Trong khoảng mười năm sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam đã từng rơi vào cái bẫy nôn nóng công nghiệp hoá khi áp dụng theo khuôn mẫu mô hình phát triển kinh tế của Liên Xô và Trung Quốc trước đây. Chúng ta sẽ điểm lại hai giai đoạn liên quan. Giai đoạn 1976-1980: Trong tình trạng vừa thoát khỏi cuộc kháng chiến trường kỳ, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu với hoạt động chủ yếu về nông nghiệp, dân số tăng nhanh không thể kiểm soát, ngoại tệ khan hiếm, chiến lược kinh tế trong thời kỳ này lại tập trung cho phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp nặng. Trong kế hoạch 5 năm 1976-80, chiến lược đề ra là “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng…”. Điều này có nghĩa là, nguồn lực tập trung cho công nghiệp nặng và thực tế nông nghiệp không được đầu tư tương xứng (21,8% trong tổng số vốn đầu tư của nhà nước). Hệ quả là tăng trưởng của thu nhập quốc dân chỉ đạt 0,4% năm, của tổng sản phẩm nông nghiệp 1,9% năm, còn công nghiệp được mong đợi tăng trưởng nhanh nhưng chỉ đạt 0,6%. Lạm phát bình quân hàng năm là 22%, thâm hụt cán cân thanh toán một cách nghiêm trọng (xuất khẩu 338,6 triệu; nhập khẩu 1.314,2 triệu Rup-Dollars, tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu là 3:9 trong năm 1980). Trong năm 1980 Việt Nam phải nhập khẩu lương thực với gần 900 ngàn tấn vì tăng trưởng nông nghiệp thấp hơn tăng trưởng dân số (1,9% so với 3,3%). Có thể nói đây là thời kỳ Việt Nam rơi vào cái bẫy của sự nôn nóng đẩy nhanh công nghiệp hoá. 18 Nguồn số liệu: ADB (2005), Policy Reform in Thailand and the Asian Development Bank’s Agricultural Sector Program Loan, ERD Working Paper No.71, pp 7-9. 27 Giai đoạn 1981-1985: Để thoát khỏi cái bẫy trên, chiến lược phát triển được điều chỉnh một cách cơ bản theo hướng tập trung vào việc mở rộng và phát triển nông nghiệp trong cả nước nhằm đáp ứng tiêu dùng lương thực-thực phẩm và thay thế nhập khẩu nông sản, tạo nền tảng tích luỹ cho phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng. Kế hoạch 5 năm 1981-1985 xác định “ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu…”. Hệ quả là tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thu nhập quốc dân 6,4%, của tổng sản phẩm nông nghiệp 5,1%, của công nghiệp 9,5%. Thâm hụt cán cân thanh toán được cải thiện đáng kể (tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu 2.6; nhập khẩu lương thực giảm từ gần 900 ngàn tấn xuống còn hơn 500 ngàn tấn vào năm 1985). Tăng trưởng của nông nghiệp (5.1%) đã cao hơn tăng trưởng của dân số (2.6%). Có thể nói đây là thời kỳ bắt đầu điều chỉnh chiến lược hướng vào ưu tiên phát triển nông nghiệp. Từ giai đoạn 1986-1990 trở đi, khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới, thì chiến lược phát triển kinh tế đã từng bước được điều chỉnh theo hướng mở rộng sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chế biến trong nước, tự túc được lượng thực - thực phẩm và nhờ đó tiết kiệm được ngoại tệ (thay vì phải nhập khẩu trước đây), rồi khi có thặng dư trong nông nghiệp, nền kinh tế được đẩy nhanh theo hướng xuất khẩu nông sản. Sự ổn định trong tăng trưởng nông nghiệp đã làm nền tảng cho phát triển công nghiệp - dịch vụ tăng trưởng nhanh chóng. Hay nói cách khác, tăng trưởng nền kinh tế được đẩy nhanh với sự phát triển song song của ngành nông nghiệp. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong phần 2.3, chương 2. 1.4.6. Những kinh nghiệm chung của châu Á. Về mặt lịch sử, không có một nước châu Á phát triển nào, ngoại trừ các lãnh thổ - quốc gia như Hồng Kông hay Singapore, đã có thể tăng trưởng nhanh mà không xây dựng trước một nền móng phát triển vững vàng tại khu vực nông thôn. Bởi vì, ngoài lý do đơn giản là dân số nông thôn quá lớn để khu vực thành thị có thể tiếp nh._.g trưởng kinh tế nhanh, vững chắc và toàn diện mà còn phải đảm bảo ổn định xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân nói chung, của dân cư nông thôn nói riêng. Cần nhắc lại, dân số nông thôn và hộ nghèo ở nông thôn hiện chiếm tỷ lệ lớn so với thành thị. Vì vậy, cùng với phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, phát triển nông nghiệp phải giữ vai trò trung tâm gắn với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo ở nông thôn, giữa nông thôn và thành thị, và giữa các vùng lãnh thổ. Theo hướng đó, Việt Nam đã bãi bỏ thuế nông nghiệp, và sắp tới cần nghiên cứu giải quyết đúng đắn quan hệ tỷ giá hàng nông nghiệp và hàng công nghiệp. 3.1.4. Quan điểm phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa trên quan điểm phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững. Nền nông nghiệp toàn diện đỏi hỏi được cân đối trước tiên từ trong ngành theo một cơ cấu đầu tư tương xứng để duy trì tốc độ cao và có hiệu quả kinh tế. Nông nghiệp bền vững xuất phát từ yêu cầu bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái; khắc phục tình trạng chạy theo tốc độ tăng trưởng nhanh bằng cách khai thác cạn kiệt tài nguyên (nhất là tài nguyên đất, nước, rừng, biển), không gìn giữ nguồn gen sinh 51 học trân quí, thiếu tôn trọng môi trường thiên nhiên-xã hội… Bền vững còn đòi hỏi đầu tư đào tạo và sử dụng con người, nông dân để họ có thể nâng cao năng lực bản thân, mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm, mưu cầu cuộc sống tốt đẹp, đồng thời phát uy truyền thống văn hóa và ý thức báo vệ môi trường. 3.1.5. Quan điểm kinh tế mở và hội nhập với quốc tế. Tất cả vấn đề phát triển nông nghiệp toàn diện-bền vững-công bằng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành cũng như cơ cấu nền kinh tế phải được cân nhắc với một tầm nhìn xa - trông rộng, phù hợp với xu hướng hội nhập và mở cửa với khu vực và thế giới. Nội dung này cũng nhằm khắc phục tình trạng hoặc khép kín, cát cứ, cục bộ địa phương, tự cung tự cấp lương thực-thực phẩm bằng mọi giá vẫn còn diễn ra ở một số ngành và địa phương; hoặc trông chờ sự bảo hộ từ phía chính phủ (với nguồn lực hạn hẹp) mà làm giảm đi sức cạnh tranh – động lực phát triển của sản phẩm, của ngành và của cả nền kinh tế. Việc bảo hộ sản xuất nông nghiệp nếu có cũng phải trong khuôn khổ của WTO, trong những hiệp định song phương hay đa phương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Thực tế hiện nay trên thế giới có nơi, có nhóm vẫn vận động chống đối toàn cầu hóa về kinh tế, nhưng lý thuyết và thực tiễn về thương mại quốc tế ủng hộ cho lập luận về sự trao đổi có lợi giữa các quốc gia, dù cho nền kinh tế của quốc gia ấy có nhỏ bé đến đâu30… 3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế Việt Nam 2001-2010. 3.2.1. Chỉ tiêu chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam 2001-2010. Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX thông qua với những chỉ tiêu chủ yếu là: (1) Đưa GDP cả nước năm 2005 lên gấp đôi năm 1995 và GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Trong đó, giá trị tăng thêm của nông-lâm-ngư nghiệp tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2010 đạt 4-4,5% (riêng kế hoạch 5 năm 2001-2005 đạt 4%); công nghiệp và xây dựng tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2010 đạt 10-10,5% (riêng kế hoạch 5 năm 2001-2005 đạt 10,4%); các hoạt động dịch vụ tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2010 đạt 7-8% (riêng kế hoạch 5 năm 2001-2005 đạt 6,8%). 30 Xem Hoàng Thị Chỉnh (2003). Giáo trình Kinh tế Quốc tế. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 52 (2) Bảo đảm tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP, huy động ít nhất 840 ngàn tỷ đồng (khoảng 60 tỷ USD) cho đầu tư phát triển giai đoạn 2001-2005. (3) Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp là 20-21% vào năm 2005 và 16-17% vào năm 2010; công nghiệp 38-39% vào năm 2005 và 40-41% vào năm 2010; dịch vụ 41-42% vào năm 2005 và 42-43% vào năm 2010. (4) Tỷ trọng lao động của công nghiệp trong tổng số lao động tăng lên 20-21% vào năm 2005 và 23-24% vào năm 2010. Giảm lao động của nông-lâm-ngư nghiệp xuống còn 56-57% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010. Tăng tỷ trọng lao động dịch vụ lên 22-23% vào năm 2005 và 26-27% vào năm 2010. 3.2.2. Định hướng phát triển nông nghiệp-nông thôn Việt Nam 2001-2010. Trong tương quan chung của nền kinh tế, định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn giai đoạn 2001-2010 cũng được Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX thông qua với những nội dung chính như sau: (1) Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền kinh tế hàng hoá lớn, phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái từng vùng; đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và thu nhập trên một đơn vị diện tích; tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. (2) Xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý. Điều chỉnh qui hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm. Đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu gạo và các sản phẩm chủ yếu khác như cao su, điều, cà phê, rau quả. (3) Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. 3.3. Phác thảo mô hình phát triển nông nghiệp-nông thôn trong chiến lược công nghiệp hoá đất nước. Sau khi nghiên cứu lý thuyết, mô hình, kinh nghiệm của một số nước châu Á, phân tích mô hình HEC_vn86-04 trong trường hợp Việt Nam giai đoạn 1986-2004; đồng thời căn cứ quan điểm, mục tiêu, đặc điểm sản xuất nông nghiệp và yêu cầu hội 53 nhập kinh tế thế giới, chúng tôi thử phác thảo mô hình phát triển nông nghiệp-nông thôn Việt Nam trong thời gian từ nay đến năm 2010, theo một sơ đồ khối như sau: Sơ đồ 3: Mô hình phát triển nông nghiệp-nông thôn Việt Nam đến 2010 trong chiến lược công nghiệp hoá-hiện đại hoá Mục tiêu chiến lược phát triển KTXH 2001- 10 Cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới ĐẨY NHANH PHÁT TRIỂN CHIỀU SÂU CÔNG NGHIỆP MỞ RỘNG NGÀNH DỊCH VỤ Ở THÀNH THỊ & NÔNG THÔN CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN Theo mô hình, cần tập trung đẩy mạnh công nghiệp hoá ngay từ lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn. Có nghĩa sẽ không khuyến khích việc tăng trưởng theo chiều rộng như trong những năm qua mà chuyển hướng tăng trưởng theo chiều sâu cho những năm tới. Việc này nhằm: (i) bảo đảm duy trì sự tăng trưởng ổn định trong nông nghiệp để thực hiện đầy đủ vai trò của ngành theo sát với qui hoạch và điều tra nhu cầu nông dân- nhu cầu thị trường, (ii) tạo nên một sự đột phá tích cực trong việc gia năng suất lao động thông qua ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư nhân lực, thu hút vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực này, (iii) và cuối cùng tạo nên một giá trị gia tăng cao trong nông nghiệp, nâng cao thu nhập, từ đó đủ điều kiện giải phóng lực lượng lao động nông nghiệp để cung cấp cho các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ khác. Trong tổng thể chiến lược công nghiệp hoá, nhất thiết phải soát xét lại chính sách công nghiệp và thương mại của quốc gia. Trong công nghiệp cần đầu tư phát triển những ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu và thâm dụng lao động như chế biến thực phẩm, công nghệ dược phẩm, hoá mỹ phẩm… Trong các ngành dịch vụ, mở rộng các ngành nhiều tiềm năng như du lịch, kho vận, cung ứng và tiêu thụ hàng hoá-nhất là nông 54 sản phẩm, hoặc một số ngành hiện còn bỏ ngỏ như bảo hiểm, tư vấn…Ở cả hai lĩnh vực này, có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế thành lập các doanh nghiệp/hợp tác xã có qui mô vừa và nhỏ hoạt động ở khu vực nông thôn. Như thế vừa giải quyết đấy đủ lao động-việc làm ở nông thôn cho cả năm cũng như từng thời vụ, vừa không làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa thành thị với nông thôn, hoặc áp lực quản lý đô thị khi phong trào di dân từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm… Khi sự liên kết giữa nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ ngày càng chặt chẽ sẽ tạo động lực tăng trưởng nhanh cho từng ngành và cho nền kinh tế, tăng năng suất lao động, thu nhập người dân cho cả các vùng, đáp ứng được mục tiêu đề ra. 3.4. Những chính sách kinh tế cần áp dụng. Để sản xuất nông nghiệp trong cả nước có thể tăng trưởng một cách ổn định, cần phải thực thi một số chính sách kinh tế mà chúng tôi sẽ mô tả sau đây. Những chính sách này không chỉ tác động đến khu vực nông nghiệp mà còn ở khu vực phi nông nghiệp, và có thể sẽ quyết định cho sự thành công của nỗ lực công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế thế giới. 3.4.1. Chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn trong tương quan với cơ cấu kinh tế các ngành. Trong chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn, cần củng cố và phát triển quan hệ hai chiều giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp ở ngay nông thôn để có thể tạo ra một hiệu ứng tích cực tăng trưởng thu nhập và việc làm. Đó là điều đã từng xuất hiện ở khu vực nông thôn của các nước châu Á điển hình thành công trong thập kỷ 70 và 80 như đã phân tích; thậm chí, Trung Quốc còn đưa ra một chương trình phát triển nông nghiệp-nông thôn theo kiểu “ly nông bất ly hương”. Việc phát triển các doanh nghiệp nông thôn (chủ yếu có qui mô vừa và nhỏ) về chế biến lương thực-thực phẩm-thức ăn chăn nuôi, hay về các dịch vụ cung cấp đầu vào vật tư, kỹ thuật, kể cả lao động, và tiêu thụ đầu ra cho nông nghiệp, sẽ “đòi hỏi” các định chế tài chính (hoặc chính thức hoặc không chính thức) “tự động điều chỉnh” các nguồn tín dụng nông thôn cho cư dân nông thôn, không chỉ trong sản xuất mà còn cho tiết kiệm và tiêu dùng vô cùng đa dạng. Khi đó, các thị trường hình thành đầy đủ, các ngành đều tăng trưởng, việc làm mở rộng, thu nhập nâng cao, và áp lực di cư từ nông thôn ra thành thị sẽ giảm nhẹ. 55 Chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn có tính liên ngành và tương đối ổn định lâu dài, đòi hỏi giải quyết một cách đồng bộ nhiều nội dung. Quan trọng và có ý nghĩa quyết định là phải tập trung nghiên cứu thị trường, nghiên cứu lợi thế so sánh của quốc gia nhằm xác định những sản phẩm – dịch vụ nào cần đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích. Phải tiến hành điều chỉnh lại quy hoạch đất đai, tập trung thâm canh tăng năng suất ruộng đất và năng suất lao động, bảo đảm sản xuất nông sản có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước, đồng thời gìn giữ bảo vệ môi trường. Trong qui hoạch cần xác lập các chính sách và cơ chế khuyến khích kinh tế để hình thành các vùng liên kết sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ngay tại nông thôn: đó là (i) các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và những ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp như điện, cơ khí, hoá chất, chế biến lương thực thực phẩm; (ii) các hệ thống trạm, trại nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho nông nghiệp; và (iii) các vùng sản xuất nông sản hàng hoá, tập trung thâm canh có chất lượng cao/đồng nhất với giá rẻ/ổn định để đáp ứng nhu cầu công nghiệp chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu. 3.4.2. Chính sách mở rộng việc làm trong các ngành thâm dụng lao động. Chú ý rằng, tăng trưởng việc làm kích thích tăng trưởng kinh tế. Song các kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ này có nhiều khác biệt. Tốc độ tăng trưởng việc làm còn bị ảnh hưởng bởi cơ cấu ngành trong tăng trưởng kinh tế, cũng như sự lựa chọn và mức độ hoạt động có hiệu quả của thị trường lao động. Nếu tăng trưởng được tập trung trong các ngành thâm dụng lao động, những ngành nghề truyền thống, hay phi nông nghiệp và liên quan đến nông nghiệp (agri-business) thì chắc chắn loại hình tăng trưởng này có ảnh hưởng tích cực tới tăng thu nhập, giảm nghèo, và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh hơn. Ngoài ra, nếu quá trình tự do hoá đầu tư và thương mại dẫn tới nền kinh tế mở cửa rộng hơn, ảnh hưởng của nó tới các cơ hội việc làm phụ thuộc vào liệu sẽ có thêm hay bớt việc làm khi nguồn lực được chuyển từ các ngành sản xuất trong nền kinh tế. Một hướng khác trong phát triển và mở rộng việc làm nhiều hứa hẹn là vấn đề xuất khẩu lao động, mà kinh nghiệm của Philippines đáng học hỏi. Nói chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ hỗ trợ thúc đẩy sự chuyển dịch lao động, và ngược lại. 56 3.4.3. Chính sách ngân sách: Tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp- nông thôn, kể cả lĩnh vực khoa học-kỹ thuật. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp đòi hỏi rất nhiều vốn và khoa học công nghệ, nhưng bản thân nông nghiệp Việt Nam tích luỹ đáng kể nhưng chưa cao nên không thể tự giải quyết được về vốn đầu tư. Vì vậy, vai trò của Chính phủ trong hoạch định chính sách tạo nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa có ý nghĩa quyết định. Cùng với việc tăng tổng mức đầu tư, cần chuyển đổi cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp theo hướng chuyển mạnh từ đầu tư cho thủy lợi, khai hoang sang đầu tư chiều sâu, đổi mới cơ cấu giống, vật nuôi và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để tăng chất lượng nông sản phù hợp với yêu cầu thị trường; tăng cường đầu tư phát triển công nghệ sau thu hoạch, hạn chế hao hụt và nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá; phát triển công nghiệp chế biến nông sản theo các mô hình thích hợp với từng vùng sinh thái nhằm tạo ra những tiền đề vật chất thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn. Chính từ “hợp lý hoá” đầu tư này, Chính phủ và toàn cộng đồng mới có thể thực sự bảo vệ môi trường tự nhiên-xã hội theo mong muốn… Như đã phân tích, vai trò nông nghiệp Việt Nam hẳn sẽ tiếp tục đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Do vậy, nhất thiết phải đặt ưu tiên cao hơn về phân bổ nguồn lực công vào phát triển nông thôn. Thực tế, trong 5 năm 2001-2005, ngân sách của chính phủ chỉ đáp ứng được 50-60% yêu cầu, trong đó đã tranh thủ tối đa nguồn ODA. Nếu không có nguồn ODA này thì vốn đầu tư cho ngành còn khó khăn hơn.31 Xu hướng này cần được đảo ngược. Một khía cạnh khác, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp-nông thôn phải thể hiện bằng chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho nông nghiệp, Cần coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất và đa dạng hóa thu nhập nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn. Chú trọng nghiên cứu và phát triển công nghệ thích hợp (chủ yếu cho khoa học ứng dụng và từng bước vững chắc cho khoa học cơ bản) , nhất là các loại giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng 31 Trong thập kỷ 90, tỷ phần chi tiêu cho nông nghiệp của các chính phủ giảm mạnh trong khu vực. Ví dụ, chi tiêu này giảm ở Indonesia từ trên 16% vào giữa thập kỷ 80 xuống chỉ còn 4% trong các năm gần đây, từ 11% xuống 4% ở Sri Lanka, từ 19% xuống 11% ở Nepal, và vân vân. Có nhiều nghiên cứu cho thấy chi tiêu công đáp ứng được nhu cầu của người dân ở nông thôn như đầu tư vào đường, thuỷ lợi, điện khí hoá bản làng, nghiên cứu phát triển nông nghiệp, và khuyến nông có ảnh hưởng lớn nhất tới năng suất nông nghiệp và gia tăng thu nhập của nông dân. 57 và giá trị cao kỹ thuật canh tác tiến bộ và phương pháp bảo vệ thực vật và thú y hiệu quả, công nghệ chế biến và bảo quản nông sản phù hợp. Tăng cường nghiên cứu cả về kinh tế - xã hội - môi trường… 3.4.4. Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, tín dụng ở nông thôn. Tín dụng nông thôn có nhiệm vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình (ở nông thôn và thành thị) đồng thời cấp tín dụng cho hộ/người làm nông nghiệp và các doanh nghiệp nông-công nghiệp dựa trên tính hiệu quả, chất lượng của các dự án đầu tư hoặc mục đích cho tiêu dùng, và đánh giá những rủi ro có thể nảy sinh. Do vậy, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến trình cải cách và đổi mới hệ thống tài chính tín dụng nông thôn, hình thành thị trường tín dụng chính thức rộng khắp, tạo điều kiện đầu tư vốn thuận lợi để hiện đại hóa và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thu hút đầu tư tư nhân vào sản xuất và chế biến nông sản phẩm có chất lượng và giá trị cao32. Trong thực tế hãy còn một hệ thống tín dụng nông thôn không chính thức (tồn tại khách quan song song với hệ thống chính thức), do đó cũng cần quản lý khéo léo… Nghiên cứu về nhu cầu nông dân của Bộ NN-PTNT (2003) cho thấy những vấn đề chính là: (i) bảo đảm cho các hộ nghèo có điều kiện "gửi-vay" được thuận lợi, (ii) nông dân muốn có được lãi suất thấp hơn đồng thời có được nhiều thông tin trực tiếp hơn về các cơ hội vay tín dụng khác nhau; (iii) việc đánh giá tài sản thế chấp phải theo giá trị thực tế là một việc rất nhiều người đồng tình, (iv) có được một khoản vay tín dụng nhanh chóng và đơn giản cũng quan trọng như được vay với lãi suất thấp, (v) thông tin giữa tổ chức tín dụng và khách hàng nông dân, doanh nghiệp ở nông thôn… 3.4.5. Chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Kinh nghiệm của các nước NICs thực hiện công nghiệp hoá thành công đều cho thấy họ đã có một sách lược đúng đắn khi coi trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người. Và ngày nay, khi kinh tế tri thức phát triển, tác động mạnh mẽ vào mọi mặt của cuộc sống, thì việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực phải được chú trọng trong chính sách và trong thực hiện. Đối với Việt Nam, một trong những yếu tố chính kềm hãm năng suất lao động trong nông nghiệp ở mức thấp trong thời gian dài cũng vì chất lượng nguồn lao động thấp. Năm 2000, ở khu vực nông thôn tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo nghề chỉ có 9.2%. Trong đó, số có trình độ từ công nhân kỹ thuật 32 Xem Đinh Phi Hổ (2001), Chương trình điều tra về định chế tín dụng nông thôn các tỉnh Nam bộ, trong Kinh tế Nông nghiệp - Lý thuyết và thực tiễn (2003), chương 6: Lý thuyết thị trường tín dụng nông thôn. 58 có bằng trung cấp trở lên là 6.2%. Hơn nữa lại còn nhiều bất cập khác về phân bố cơ cấu lao động trong nội bộ ngành và quản lý sử dụng lao động trong nông nghiệp. Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ nhất thiết dành những nguồn lực và chính sách “tốt nhất, khả thi nhất” từ đào tạo, sử dụng, đãi ngộ tương thích (tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế..) cho lao động trong khu vực nông thôn (mở rộng ra là giáo dục và đào tạo những công dân hội đủ tri thức-nghề nghiệp-sức khoẻ, có khả năng thích ứng trong thị trường lao động và cuộc sống tương lai). Nếu không, chúng ta rất khó và rất chậm hình thành được một đội ngũ những nhà quản lý, kinh doanh, cán bộ kỹ thuật, công nhân nông nghiệp lành nghề và (còn hàng triệu) những nông dân - doanh nhân ở khu vực nông thôn. 3.4.6. Chính sách thương mại để hội nhập kinh tế thế giới hiệu quả Không nghi ngờ gì, cần có một sự thống nhất chung rằng mở rộng xuất khẩu có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn, tất nhiên sẽ đòi hỏi tất cả các thành phần kinh tế, các ngành phải tự cải tiến để gia tăng năng lực cạnh tranh, phát triển sản phẩm-dịch vụ, giành lấy thị phần vững chắc từ trong nước mới đến nước ngoài. Chính sách thương mại trong nông nghiệp phải tuân thủ luật chơi chung: thị trường tiêu thụ và giá cả nông sản cần theo hướng gắn sản xuất với thị trường trong và ngoài nước, lấy chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu. Để tăng sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam, và để đối phó với các rào cản kỹ thuật trong bối cảnh tự do hoá thương mại hiện nay phải có nhiều cơ chế đồng bộ. Một mặt cần tiêu chuẩn hoá chất lượng nông sản phẩm Viêt Nam tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế; mặt khác phải mở rộng và ổn định thị trường theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, đảm bảo chữ tín với khách hàng, tăng cường tiếp thị, đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường. Ngoài ra, Chính phủ cần có chính sách bảo hộ nông sản và vật tư, phân bón sản xuất trong nước theo một lộ trình đã cam kết (AFTA, BTA và tương lai với WTO), đảm bảo ổn định giá cả và lợi ích của các doanh nghiệp (công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ) và đa số nông dân trong từng giai đoạn nhất định để họ yên tâm đầu tư chiều sâu phát triển sản xuất 59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Lý thuyết và thực tiễn về vai trò quan trọng của nông nghiệp - không chỉ tác động rõ rệt ở giai đoạn đầu mà còn ảnh hưởng tích cực đến giai đoạn chuyển đổi của quá trình công nghiệp hoá tại các nước đã và đang phát triển - được kiểm chứng phù hợp trong trường hợp Việt Nam bằng mô hình Hwa Erh-Cheng giai đoạn 1986-2004: có sự tương quan đồng biến có ý nghĩa giữa tăng trưởng công nghiệp với nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế (GDP đầu người), và xu hướng chung trong dài hạn là đóng góp của nông nghiệp giảm dần. Kết quả phân tích thực nghiệm này cho phép chúng ta nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn tầm quan trọng của nông nghiệp Việt Nam, và từ đó có thể có những hành động thiết thực hơn vì tương lai một đất nước giàu mạnh. Những phát hiện chính trong nghiên cứu là: (1) Tăng trưởng nông nghiệp quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng công nghiệp và nền kinh tế - đóng góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế; (2) Nông nghiệp thực hiện xuất sắc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; (3) Xuất khẩu nông sản phẩm đóng góp phần quan trọng cho tăng trưởng chung nền kinh tế; (4) Lao động – việc làm tiến triển đều đặn, không có tính đột phá lại chịu ràng buộc trong các hoạt động kinh tế thiên về thâm dụng vốn; và (5) Nông nghiệp đóng góp đáng kể về vốn đầu tư phát triển trong nông nghiệp-nông thôn. Đồng thời, chúng tôi cũng đối chiếu kết quả phân tích từ hai mô hình với thực tế phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam trong khoảng thời gian tương ứng. Tổng quát, trong hai mươi năm qua, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, cải thiện đời sống người nông dân cả nước. Nhưng đến nay, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế Viêt Nam vẫn đang đứng trước những thử thách lớn. Đó là: (1) Nhiều nguồn tiềm năng to lớn trong nông nghiệp nông thôn chưa được khai thác có hiệu quả, đặc biệt là đất đai và lao động. (2) Nông nghiệp Việt Nam vẫn còn lạc hậu: biểu hiện ở năng suất ruộng đất và năng suất lao động thấp, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch chậm, sức cạnh tranh thấp; (2) Cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp còn thấp kém hạn chế cho sản xuất và đời sống nông thôn; (4) Mối quan hệ hỗ tương giữa công nghiệp-nông nghiệp-khoa học và công nghệ-thị trường chưa rõ nét. (5) Quá trình 60 hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nông sản phẩm Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới. Như vậy, xét cho cùng, Việt Nam cũng chỉ trong “bước khởi đầu” chuyển đổi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu như vai trò của nông nghiệp được khẳng định là tiền đề quan trọng cho tăng trưởng công nghiệp và nền kinh tế, vấn đề đòi hỏi là trong một tương lai gần Việt Nam cần phải áp dụng chính sách kinh tế như thế nào cho nông nghiệp có thể phát triển toàn diện và vững chắc, và đạt được các chỉ tiêu kinh tế vào năm 2010? Với ý nghĩa đó, để phát huy sức mạnh và vai trò nông nghiệp như động lực tăng trưởng kinh tế trong những giai đoạn đầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chúng tôi đưa ra những quan điểm và dựa theo định hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế của Chính phủ để đề xuất sáu nhóm chính sách áp dụng. Đó là: (1) Chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn trong tương quan với cơ cấu kinh tế các ngành; (2) Chính sách ngân sách: Tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp-nông thôn, kể cả lĩnh vực khoa học-kỹ thuật; (3) Chính sách mở rộng việc làm trong ngành thâm dụng lao động; (4) Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, tín dụng ở nông thôn; (5) Chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực; và (6) Chính sách thương mại để hội nhập kinh tế thế giới hiệu quả. Những chính sách này phải được xem xét theo thứ tự “ưu tiên”, căn cứ vào nguồn lực xã hội, và cân đối đồng bộ với hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của cả quốc gia. Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, không thể xem nhẹ vai trò nông nghiệp, không thể tự rơi vào “cái bẫy nôn nóng” công nghiệp hoá mà nhiều nước đang phát triển đã vấp phải, ngay cả Việt Nam cũng từng trải nghiệm vào những năm 70-80. Đề tài của chúng tôi được thực hiện trong một thời gian phù hợp, nhưng có thể có những hạn chế ngoài kỳ vọng. Trước hết, về số liệu cần thiết cho xây dựng mô hình đã không thu thập được đầy đủ, chúng tôi cũng không đủ khả năng bổ sung được số liệu quan sát nên mô hình chưa tối ưu theo yêu cầu kinh tế lượng. Kế tiếp, chúng tôi chưa phân tích định lượng và giải thích tác động của yếu tố vốn, lao động, đất đai, công nghệ… cho tăng trưởng GDP nông nghiệp. Mong rằng khi có điều kiện, và được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, chúng tôi sẽ bổ sung và hoàn thiện cho nghiên cứu này. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt. 1. Nguyễn Hoàng Bảo (2003), Mô hình về hai sự thiếu hụt – Two Gap Model, Chuyên đề Kinh tế Phát triển dành cho lớp Cao học - khóa 12, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Hoàng Bảo (2004), Kinh tế lượng ứng dụng, Chuyên đề dành cho lớp Kinh tế phát triển, Cao học khóa 12, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Ban Vật giá chính phủ (1999), Chiến lược thị trường và giá cả - Nông nghiệp Việt Nam trên đường hiện đại hóa, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang (1996), Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Báo cáo Đánh giá chi tiêu công ngành nông nghiệp thời kỳ 1996-2003, Hà Nội. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (2003), Nghiên cứu nhu cầu nông dân - Dự án VIE/98/004/b/01/99, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nhóm Hỗ trợ Quốc tế (ISG) - (2001), Báo cáo tổng hợp nghiên cứu “Phân tích chính sách nông nghiệp Việt Nam trong khôn khổ WTO”, Hà Nội. 9. Hoàng Thị Chỉnh (2003), Giáo trình Kinh tế quốc tế. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Lê Đăng Doanh (2005), Phát triển, cải cách kinh tế và năng lực cạnh tranh ở Việt Nam: Triển vọng và thách thức, trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 2004-2005, Thành phố Hồ Chí Minh. 62 11. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp: Lý thuyết và Thực tiễn, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 12. Holst, David Roland (2004), Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ: Dự báo kinh tế đến năm 2020 và tác động đối với ngành nông nghiệp, Hà Nội. 13. Nguyễn Thế Nhã (2004), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 14. Đặng Kim Sơn, (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp: Lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nhà xuất bàn Nông nghiệp. 15. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 1995, 2000, 2003. 16. Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế Việt Nam và thế giới (các chuyên đề từ 1999-2000 đến 2004-2005). 17. UNDP và SIDA (2004), Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và vì người nghèo ở Việt Nam, Hà Nội. 18. Viện Phát triển quốc tế Harvard (1999), Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Viện Thông tin khoa học xã hội (1999), Nông nghiệp, an ninh lương thực với tăng trưởng kinh tế, Hà Nội. Tiếng Anh. 20. Aksoy, M. Ataman and Beghin, C. John (2005), Global Agricultural Trade And Developing Countries, the World Bank. [Chapter 1: Introduction and Overview; Chapter 3: Global Agricultural Trade Policies; Chapter 6: Agro-Food Exports from Developing Countries], at www.worldbank.org 21. Asian Development Bank (xxxx), Rural Asia: Beyond the Green Revolution, [Chapter 2: Lessons from the Rural Transformation], at www.adb.org. 22. Asian Development Bank (2000, 2003, 2004, 2005), ADB Key Indicators, at www.adb.org. 63 23. Asian Development Bank (1999), ADB Key Indicators of Developing Asian and Pacific Countries, at www.adb.org. 24. Hwa, Erh-Cheng (1983), The Contribution of Agriculture to Economic Growth: Some Emperical Evidence, the World Bank, Staff Working Papers No. 619, at www.worldbank.org. 25. FAO (2005), Country Profiles for Viet Nam, at www.fao.org. 26. Kaosa-ard, Mingsarn Santikarn and Rerkasem, Benjavan (1999), The Growth and Sustainability of Agriculture in Asia, Asian Development Bank.[Chapter 1: The Performance of Agriculture in Asia], at www.adb.org. 27. Mundle, Sudipo and Arkadie Van (1997), The Rural-Urban Transition in Viet Nam : Some Selected Issues, Asian Development Bank, at www.adb.org. 28. Rana, Pradumna B. (1985), Exports and Economic Growth in the Asian Region, Asian Development Bank, ES No. 25, at www.adb.org. 29. Rosegrant, W. Mark and Hazell B.R. Peter (2000), Transforming the Rural Asian Economy: the Unfinished Revolution, Asian Deveopment Bank. [Chapter 1: Agricultural Growth and the Econmic Tranformation], at www.adb.org. 30. SIDA and UNDP (2003), Country Analysis Vietnam 2003, at www.undp.org. 31. UNDP (2003), World Invesment Report, at www.worldbank.org. 32. World Bank (2004), Global Economic Propects 2004: Realizing the Development Promise of the Doha Agenda. [Chapter 1: Global Outlook and the Developing Countries; Chapter 2: Trade Patterns and Policies; Chapter 3: Agricultural Policies and Trade], at www.worldbank.org. 33. World Bank (2005), Agricultural Growth for the Poor: An Agenda for Development, at www.worldbank.org. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA1835.pdf
Tài liệu liên quan