Ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch trong việc sử dụng đất của nông hộ trên địa bàn huyện trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là t− liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi tr−ờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân c−, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai chính là nguồn tài nguyên có giá trị nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con ng−ời. Theo Các Mác: “Đất là t− liệu sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu đ−ợc của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt

pdf102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2671 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch trong việc sử dụng đất của nông hộ trên địa bàn huyện trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế hệ loài ng−ời kế tiếp nhau” [25]. Hiến pháp 1992 quy định, đất đai đ−ợc giao cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài [22]. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, đất đai đ−ợc giao tới tận tay hộ gia đình, nhằm đảm bảo cho đất đai luôn có chủ và đ−ợc bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, và có hiệu quả. Vấn đề đánh giá sử dụng đất trong các nông hộ từ lâu đã đ−ợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, việc sử dụng đất nh− thế nào là hợp lý, có hiệu quả nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế nông hộ, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, vẫn luôn là đề tài có tính chất thời sự, cả về ph−ơng diện nghiên cứu khoa học cũng nh− quản lý nhà n−ớc. Hiện nay, việc ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch, cùng với sự trợ giúp của máy vi tính đang là một trong những ph−ơng pháp có nhiều −u việt, đ−ợc triển khai trong hầu hết các lĩnh vực, trong số đó có các ngành kinh tế, kỹ thuật và quản lý sử dụng đất. Huyện Trùng Khánh là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Cao Bằng, diện tích 46.915 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 7.227,85 ha, chiếm 15,51% tổng diện tích tự nhiên. Kinh tế huyện chủ yếu là phát triển nông lâm nghiệp, đất đai chủ yếu thuộc quyền quản lý và sử dụng của nông hộ. Vì vậy, - 1 - vấn đề sử dụng đất trong nông hộ đang là một vấn đề cấp bách đ−ợc đặt ra. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch trong việc sử dụng đất của nông hộ trên địa bàn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở điều tra nông hộ, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh h−ởng tới phát triển kinh tế nông hộ huyện Trùng Khánh, xây dựng mô hình bài toán quy hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho nông hộ, từ đó đề ra những giải pháp và h−ớng đi cụ thể cho hộ gia đình trong phát triển kinh tế trên cơ sở các nguồn lực của mình. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về kết quả, hiệu quả sử dụng đất với phát triển kinh tế nông hộ; về mô hình bài toán quy hoạch; những kinh nghiệm và ứng dụng trong và ngoài n−ớc. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất và sử dụng đất trong phát triển kinh tế của nông hộ tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. - ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch trong phát triển kinh tế nông hộ thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Đề xuất h−ớng sử dụng đất tối −u cho nông hộ và đ−a ra một số giải pháp trong phát triển kinh tế nông hộ. 1.3. Yêu cầu nghiên cứu - Nắm chắc các văn bản, tài liệu và kiến thức liên quan tới vấn đề sử dụng đất nông hộ. - Các số liệu, tài liệu điều tra phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác. - Đề tài có tính khoa học và thực tiễn đối với việc sử dụng đất nông hộ. - 2 - 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả Trong cuộc sống của chúng ta, nói đến "hiệu quả", tức là chúng ta muốn nói đến việc đánh giá kết quả của một công việc nào đó. Khi nghiên cứu về hiệu quả, do xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau cũng nh− những quan điểm, nhận thức khác nhau của từng ng−ời trong từng hoàn cảnh nên có rất nhiều các quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về hiệu quả [7]. Có thể nói hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất l−ợng của các hoạt động. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất. Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả, chúng ta cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực (hiệu quả phân phối) và hiệu quả kinh tế [15]. Hiệu quả kỹ thuật là số l−ợng sản phẩm cá thể đạt đ−ợc trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực đ−ợc sử dụng trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ đ−ợc áp dụng [15]. Ta có thể coi hiệu quả kỹ thuật chính là mối quan hệ về mặt vật chất giữa các yếu tố đầu vào và sản l−ợng đầu ra, nó liên quan đến các đặc tính vật chất của quá trình sản xuất. Vì vậy, có thể thấy nó chính là mục đích phổ biến của mọi hệ thống kinh tế [8]. Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả mà trong đó yếu tố đầu vào của nguồn lực và giá đầu ra của sản phẩm đ−ợc sử dụng để tính giá trị sản phẩm thu thêm đ−ợc trên một đồng chi phí bỏ thêm vào của nguồn lực [15]. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đạt đ−ợc khi và chỉ khi đạt đ−ợc hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối [12]. Đây là một phạm trù kinh tế đ−ợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và phân tích kinh tế. Nó thể hiện - 3 - mối quan hệ về mặt kinh tế giữa các yếu tố đầu vào và sản l−ợng đầu ra, có thể tính đến giá cả và sự phối hợp tối −u các yếu tố đầu vào với những giá cả nhất định. Có thể hiểu hiệu quả kinh tế theo công thức sau: Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật ì Hiệu quả phân phối [8]. Nh− vậy, hiệu quả kinh tế là mục tiêu nh−ng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu ph−ơng tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch và quản lý kinh tế nói chung, hiệu quả là quan hệ so sánh tối −u giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu đ−ợc với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ hơn. Đó chính là bản chất khái niệm của hiệu quả. 2.1.2. Phân loại hiệu quả Có rất nhiều cách phân loại hiệu quả khác nhau, có thể căn cứ vào nội dung và cách biểu hiện của hiệu quả hay vào yêu cầu tổ chức quản lý kinh tế hoặc căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất và ph−ơng h−ớng tác động vào sản xuất, căn cứ vào không gian và thời gian... Tuy nhiên, cách phân loại theo nội dung và các biểu hiện của hiệu quả th−ờng đ−ợc áp dụng nhiều hơn. Theo cách phân loại này, hiệu quả có thể phân làm ba loại: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi tr−ờng [7, 13]. Nh− đã đề cập ở trên, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế có vai trò quyết định tới các hiệu quả còn lại bởi vì trong mọi hoạt động sản xuất, con ng−ời đều có mục tiêu chủ yếu là kinh tế và khi có đ−ợc hiệu quả về xã hội và môi tr−ờng. Hiệu quả kinh tế có khả năng l−ợng hoá, đ−ợc tính toán t−ơng đối chính xác trong mối quan hệ so sánh giữa l−ợng kết quả đạt đ−ợc và chi phí bỏ ra. Thông th−ờng, hiệu quả kinh tế đ−ợc biểu hiện bằng các chỉ tiêu nh− giá trị tổng sản phẩm, tổng thu nhập, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận... - 4 - Hiệu quả xã hội là hiệu quả có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế. Nó thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con ng−ời qua mối t−ơng quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và l−ợng chi phí bỏ ra. ở đây, hiệu quả xã hội nó phản ánh những khía cạnh về mối quan hệ xã hội giữa con ng−ời với con ng−ời, do vậy việc l−ợng hoá các chỉ tiêu còn gặp nhiều khó khăn. Thông th−ờng, hiệu quả xã hội đ−ợc phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định tính nh− vấn đề công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, định canh, định c−, công bằng xã hội... Hiệu quả môi tr−ờng là một vấn đề ngày nay rất đ−ợc toàn xã hội quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này có ý nghĩa là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học, kỹ thuật, mọi giải pháp về quản lý... đ−ợc coi là có hiệu quả khi chúng không gây tổn hại hay có những tác động xấu tới môi tr−ờng đất, n−ớc và không khí, không làm ảnh h−ởng đến môi sinh và sự đa dạng về sinh học. Có đ−ợc điều đó mới đảm bảo cho một sự phát triển bền vững của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia cũng nh− cả cộng đồng quốc tế. Nh− vậy, ở bất cứ góc độ nào, việc đánh giá hiệu quả phải bao gồm cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi tr−ờng trong một mối quan hệ mật thiết, thống nhất, biện chứng và không thể tách rời nhau. Có nh− vậy mới đảm bảo cho việc đánh giá hiệu quả đ−ợc đầy đủ, chính xác và toàn diện. 2.1.3. Ph−ơng pháp chung để xác định hiệu quả Thông th−ờng, để xác định hiệu quả, tức là đánh giá hiệu quả một cách định l−ợng, ng−ời ta dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra hay giữa l−ợng kết quả thu đ−ợc so với l−ợng chi phí bỏ ra. Công thức chung để xác định hiệu quả là: K QH = ở đây: H - Hiệu quả. Thông th−ờng, ng−ời ta quan tâm để H → max. - 5 - Q - Chỉ tiêu đánh giá kết quả hay l−ợng kết quả đầu ra. Nó có thể đ−ợc phản ánh bằng hiện vật hay giá trị và đ−ợc thể hiện bằng giá trị sản xuất, thu nhập hay lợi nhuận. K - Chỉ tiêu phản ánh chi phí hay l−ợng chi phí đầu vào. T−ơng tự, K cũng có đ−ợc phản ánh bằng hiện vật hay giá trị. Công thức này phản ánh rõ mức độ hiệu quả sử dụng của các nguồn lực sản xuất. Ngoài công thức trên, khi xác định hiệu quả, ng−ời ta còn sử dụng một số công thức nh−: - Trị số tuyệt đối của hiệu quả = (Q - K) → Max. Công thức này cho ta biết quy mô, nh−ng không cho ta biết đ−ợc mức độ của hiệu quả. - Trị số t−ơng đối của hiệu quả (hay tỉ suất lợi nhuận) = K KQ − → Max. - L−ợng chi phí để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm (hay tỷ suất chi phí, suất chi phí) = Q K → Min. Ngoài ra, trong nhiều tr−ờng hợp, để nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật, ng−ời ta còn sử dụng ph−ơng pháp so sánh theo công thức: Max KK QQ K QH ot ot s →− −=∆ ∆= Trong đó: Hs - Hiệu quả so sánh giữa hai thời kỳ khác nhau, ∆Q - Mức gia tăng về kết quả giữa hai thời kỳ, Qt, Qo - L−ợng kết quả ở hai thời kỳ khác nhau, ∆K - Mức gia tăng chi phí để tạo ra ∆Q, Kt, Ko - L−ợng chi phí ở hai thời kỳ khác nhau. - 6 - Trong quy hoạch nói chung, công thức xác định thời hạn hoàn vốn đầu t− để đánh giá hiệu quả sau đây th−ờng đ−ợc sử dụng [30]. 12 dd KT −= Trong đó: T là thời hạn hoàn vốn (năm), K là tổng chi phí dầu t− dài hạn (triệu đồng), d1, d2 là thu nhập thuần tr−ớc và sau khi quy hoạch ( triệu đồng). Nh− vậy, ta có thể thấy rằng l−ợng kết quả (Q) và l−ợng chi phí (K) là hai tiêu thức cơ bản để xác định hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả nói chung thì bao giờ l−ợng kết quả đạt đ−ợc cũng phải lớn hơn l−ợng chi phí bỏ ra đồng thời phải luôn luôn quan tâm tới việc tiết kiệm chi phí và t−ơng ứng với nó là hạ giá thành sản phẩm. Khi đó, chúng ta mới có hiệu quả thực sự và đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững. 2.1.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.1.4.1. Quan điểm trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất Hiện nay, đánh giá hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng đất đang là một vấn đề phức tạp và vẫn còn có những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy rằng khi đánh giá hiệu quả, mức độ đáp ứng các nhu cầu xã hội, các yêu cầu về phát triển môi tr−ờng với sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và sự tiêu hao các nguồn lực chính là kết quả mong đợi. Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai là nguồn lực quan trọng nhất, là t− liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế đ−ợc. Nh−ng nguồn lực này bị giới hạn và đang có nguy cơ giảm dần về diện tích cũng nh− chất l−ợng. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao, tức là với một diện tích đất đai nhất định có thể tiến hành sản - 7 - xuất đạt kết quả cao nhất với những chi phí thấp nhất về lao động và các yếu tố khác trong một khoảng thời gian nhất định. Nh− vậy, trong đánh giá sử dụng đất nói chung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (đất canh tác) nói riêng, chúng ta không thể tách rời ba mặt hiệu quả: kinh tế, xã hội, môi tr−ờng. Đây chính là quan điểm xuyên suốt trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất nói riêng và đánh giá hiệu quả nói chung. 2.1.4.2. Những nhân tố ảnh h−ởng đến đánh giá hiệu quả sử dụng đất Trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, chúng ta cần quan tâm đến các cây trồng trên đất, đây chính là "đối t−ợng" mà thông qua đó, chúng ta đánh giá đ−ợc hiệu quả sử dụng đất. Các cây trồng một mặt chịu tác động của các điều kiện ngoại cảnh, mặt khác chịu tác động của con ng−ời thông qua ph−ơng thức sản xuất. Vì vậy, có thể tổng hợp đ−ợc các yếu tố ảnh h−ởng đến đánh giá hiệu quả sử dụng đất nh− sau: - Nhóm các nhân tố tự nhiên Điều kiện tự nhiên (đất, n−ớc, khí hậu, thời tiết...) là những nhân tố ảnh h−ởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc nhất đối với sản xuất nông - lâm nghiệp. Thực vật nói chung và cây trồng nói riêng muốn sống, sinh tr−ởng và phát triển đòi hỏi phải có đầy đủ các yếu tố sinh tr−ởng là ánh sáng, nhiệt độ, không khí, n−ớc và dinh d−ỡng [5]. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ các quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt lợi ích cao nhất về xã hội, môi tr−ờng và kinh tế. Mặt khác, các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên nh− độ phì tự nhiên, vị trí của đất đai... hình thành nên địa tô chênh lệch I [8]. Rõ ràng, nhóm các nhân tố tự nhiên có ảnh h−ởng rất lớn đến quá trình tổ chức sử dụng đất. Do đó, trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất không thể không đề cập đến nhóm nhân tố này. - 8 - - Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội Nhóm nhân tố này bao gồm rất nhiều yếu tố nh− dân số, lao động, các cơ chế, chính sách, khoa học kỹ thuật, cơ cấu kinh tế, thị tr−ờng... Chúng th−ờng có ý nghĩa quyết định đối với việc sử dụng đất đai theo các yêu cầu của chính sách phát triển, mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Đồng thời, việc sử dụng đất đai nh− thế nào còn tuỳ tuộc vào các quyết định của con ng−ời, bởi nhu cầu của thị tr−ờng... Các nhân tố này chúng có mối quan hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau trong quá trình sử dụng đất. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần phải nghiên cứu chúng một cách tổng hợp, hài hoà để từ đó xác định vấn đề cần quan tâm. - Nhóm các nhân tố kỹ thuật canh tác Nhóm nhân tố kỹ thuật và canh tác thể hiện cách tác động của con ng−ời vào đất đai, cây trồng, vật nuôi và các yếu tố xung quanh nó nhằm tạo ra sự hài hoà trong quá trình sử dụng đất nằm đạt hiệu quả. Nh− vậy, nhóm yếu tố này có ý nghĩa trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, qua đó có ý nghĩa đến việc sử dụng đất đai. - Nhóm các nhân tố kinh tế - tổ chức Nhóm nhân tố này bao gồm các yếu tố chính nh−: + Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất: Việc quy hoạch và bố trí sản xuất đ−ợc dựa trên cơ sở phân vùng sinh thái nông nghiệp và căn cứ vào các phân tích, dự báo. Đây là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi cũng nh− khai thác sử dụng đất một cách đầy đủ, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để đầu t− thâm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. + Hình thức tổ chức sản xuất: Yếu tố này có ảnh h−ởng trực tiếp đến việc tổ chức khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất [10]. Vì thế, phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất là rất cần thiết. Điều đó đòi hỏi phải thực hiện đa dạng hoá, xác lập hệ thống tổ chức sản xuất, phù hợp với việc sử dụng đất một cách bền vững. - 9 - 2.1.4.3. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả là một phạm trù hết sức phức tạp với sự thể hiện phong phú và đa dạng, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất, cần phải có một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá. Hệ thống chỉ tiêu đó phải đáp ứng đ−ợc các yêu cầu sau [13]: - Đảm bảo tính thống nhất về mặt nội dung với hệ thống chỉ tiêu của nền kinh tế quốc dân nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng. - Đảm bảo tính toàn diện và tính hệ thống, tức là có chỉ tiêu của bộ phận, chỉ tiêu chủ yếu và chỉ tiêu phụ... - Đảm bảo tính khoa học, tính đơn giản và tính khả thi. - Phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nền nông nghiệp cũng nh− của nền kinh tế - xã hội n−ớc ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ kinh tế đối ngoại, nhất là đối với các sản phẩm xuất khẩu. - Kích thích sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp phát triển. Xuất phát từ yêu cầu trên, bắt nguồn từ bản chất của hiệu quả, hiện nay khi đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất có rất nhiều các chỉ tiêu và cách xác định chỉ tiêu, tuỳ thuộc vào mục đích và phạm vi nghiên cứu. Dựa trên cơ sở khoa học của hiệu quả kinh tế và các đặc điểm, yêu cầu nghiên cứu, có thể xác định hai hệ thống chỉ tiêu 1 và 2 [7]. Hai hệ thống chỉ tiêu 1 và 2 có từng −u điểm riêng của mình. Hệ thống chỉ tiêu 1 phù hợp với việc đánh giá hiệu quả đối với các hộ nông dân, trang trại, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp... có quy mô sản xuất nhỏ vì ở đó, việc phân định chi phí lao động, nhất là chi phí lao động tự làm và đánh giá của ngày công lao động thiếu rõ ràng và khó thực hiện. Còn hệ thống chỉ tiêu 2 th−ờng đ−ợc áp dụng đối với các hộ nông dân, trang trại, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp... có quy mô sản xuất lớn, ở đó chi phí về lao động, tiền công, tiền l−ơng đ−ợc phân định rõ ràng. - 10 - Nhìn chung, trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất nói riêng cũng nh− sản xuất nông nghiệp nói chung th−ờng áp dụng theo hệ thống chỉ tiêu 1. Nó bao gồm các chỉ tiêu chính sau đây: - Giá trị sản xuất (Gross Outputs - GO): Là toàn bộ giá trị của toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ đ−ợc tạo ra trong một thời kì nhất định (th−ờng là một năm hay một chu kỳ sản xuất). Đối với sử dụng đất, giá trị sản xuất t−ơng ứng với giá trị sản phẩm chính và phụ trong 1 năm. Công thức: ∑ = += n 1i iiii )pqPQ(GO Trong đó: Qi, qi là khối l−ợng sản phẩm chính, phụ của loại i, Pi, pi là đơn giá sản phẩm chính, phụ của loại i. - Chi phí trung gian (Intermediate Expenditure - IE hay Intermediate Cost): là toàn bộ chi phí vật chất th−ờng xuyên đ−ợc sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị dịch vụ trong thời kỳ sản xuất. Trong đó C∑ = = n 1j jCIE j là khoản chi phí loại j. Các chi phí vật chất th−ờng xuyên bao gồm chi phi về nguyên liệu, vật liệu và các giá trị dịch vụ phải đi mua (đi vay, đi thuê...) nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. ở đây, chi phí trung gian ch−a tính đến chi phí lao động, khấu hao tài sản cố định, tiền thuê đất, tiền thuế sử dụng đất... Trong sử dụng đất, chi phí trung gian bao gồm các chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, các loại nguyên liệu, dụng cụ, các dịch vụ về máy móc, vận chuyển, n−ớc t−ới, vay vốn... - Giá trị gia tăng (Value Added - VA) (hay giá trị tăng thêm): Là những giá trị mới đ−ợc tạo ra hay giá trị tăng thêm trong quá trình sản xuất. VA = GO - IE - 11 - Trong nền kinh tế thị tr−ờng, ng−ời sản xuất rất quan tâm tới giá trị gia tăng, đặc biệt là nó đ−ợc dùng để xem xét và đ−a ra những quyết định sản xuất ngắn hạn, ví dụ nh−: lựa chọn hệ thống cây trồng ngắn ngày, cây hàng năm, các công thức luân canh... Giá trị gia tăng chính là kết quả của việc đầu t− chi phí sản xuất vật chất, lao động sống của từng hộ nông dân, từng trang trại, từng cơ sở sản xuất, doanh nghiệp với khả năng quản lý và sản xuất của họ. - Thu nhập hỗn hợp (Mixed Income - MI): MI = VA - Dp - T - C Lt Trong đó: T - tiền thuế sử dụng và các loại thuế khác, Dp - khấu hao tài sản cố định, CLt - chi phí lao động đi thuê (nếu có). Thu nhập hỗn hợp là phần trả công cho lao động chân tay (lao động tự làm) và lao động quản lý của các hộ nông dân, trang trại, cơ sở sản xuất (hay của từng loại hình sử dụng đất). Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống cho ng−ời lao động và tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng. Trên đây là bốn chỉ tiêu chính của hệ thống chỉ tiêu 1 khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Các chỉ tiêu này có thể đ−ợc tính trên 1 đơn vị diện tích, 1 đơn vị chi phí trung gian, 1 ngày công lao động hay 1 đơn vị chi phí sản xuất nói chung... Do ý nghĩa cũng nh− −u thế khác nhau của từng chỉ tiêu đối với việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nên tuỳ từng địa bàn cụ thể, chúng ta nên chọn những chỉ tiêu nào là phù hợp nhất. Thông th−ờng, đối với vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất cũng nh− phát triển kinh tế nông hộ, các chỉ tiêu về tăng giá trị sản xuất hay tăng tổng thu nhập hỗn hợp đ−ợc xem là có −u thế hơn cả. - 12 - 2.1.5. Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất 2.1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Hiện nay đã có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và đề ra nhiều ph−ơng pháp đánh giá để từ đó đ−a ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Hầu hết các ph−ơng pháp nghiên cứu đều tập trung h−ớng nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, thậm chí từng giống cây trồng để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại một công thức luân canh mới phù hợp hơn nhằm sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và khai thác một cách tối −u tiềm năng của đất đai [49]. Những kết quả đạt đ−ợc trong việc nghiên cứu và áp dụng các hình thức sử dụng đất suy cho cùng chính là phát triển một nền nông nghiệp sinh thái theo h−ớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá [18]. Đó là sự đa dạng hoá sản phẩm, ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, năng suất và chất l−ợng sản phẩm đồng thời bảo vệ và cải tạo đất. Đó là việc chú trọng đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, kỹ thuật canh tác, các công thức luân canh mới để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồng thời bảo vệ môi sinh, môi tr−ờng. Xuất phát từ các vấn đề đó, nhiều n−ớc đã có sự dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp theo h−ớng kết hợp hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội với bảo vệ môi tr−ờng tự nhiên, môi tr−ờng sinh thái, h−ớng tới một nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững. 2.1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Trong những năm qua, ở n−ớc ta nhiều tác giả đã có các công trình nghiên cứu về sử dụng đất. Đặc biệt, các tác giả đều chú trọng đến công tác lai tạo và chọn giống cây trồng mới có năng suất và chất l−ợng cao để đ−a vào sản xuất. Bên cạnh đó, các tác giả cũng chú ý tới việc nghiên cứu đ−a ra các - 13 - công thức luân canh mới, các kiểu sử dụng đất mới ngày càng khai thác tốt hơn tiềm năng của đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. N−ớc ta là n−ớc nông nghiệp, do đó vấn đề l−ơng thực và thực phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Với chủ tr−ơng thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích kết hợp với các thành tựu khoa học và công nghệ đã đ−a n−ớc ta từ một n−ớc phải nhập khẩu l−ơng thực trở thành n−ớc xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Cùng với ch−ơng trình quốc gia về l−ơng thực và thực phẩm, việc Chính phủ cho phép thành lập Uỷ ban quốc gia về an ninh l−ơng thực đã đ−a nền nông nghiệp n−ớc ta phát triển theo h−ớng mới: công nghiệp hoá và hiện đại hoá trên cơ sở bảo vệ môi tr−ờng, xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp sinh thái ổn định và bền vững. Điều đáng nhấn mạnh là đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo h−ớng toàn diện và hiệu quả hơn, phá thế độc canh cây lúa, tăng tỷ trọng các nhóm cây cho hiệu quả kinh tế cao và có tác dụng bảo vệ cải tạo đất. Cũng trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu cấp quốc gia đã đ−ợc tiến hành trong nghiên cứu sử dụng đất và ngày càng phát huy hiệu quả, đó là [49]: - Ch−ơng trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng (Dự án VIE/89/032). - Ch−ơng trình nghiên cứu phân loại vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng do GS.VS. Đào Thế Tuấn chủ trì và vùng đồng bằng sông Cửu Long do GS.VS. Nguyễn Văn Luật chủ trì. - Ch−ơng trình đồng trũng (1985 - 1987) do Uỷ ban kế hoạch hoá Nhà n−ớc chủ trì. - Ch−ơng trình Bản đồ canh tác (1998 - 1990) do Uỷ ban khoa học Nhà n−ớc chủ trì. - Ch−ơng trình KN - 01 (1991 - 1995) do Bộ NN & PTNT chủ trì. - 14 - Bên cạnh đó, vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn lực đất đai, khí hậu... để bố trí cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng đ−ợc nhiều tác giả đề cập. Từ khi có cơ chế thị tr−ờng, d−ới tác động của nó, nhiều mô hình canh tác, nhiều công thức luân canh mới đã xuất hiện và đạt hiệu quả cao trên từng vùng sinh thái. ở vùng đồng bằng sông Hồng xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 - 4 vụ/năm, đạt hiệu quả kinh tế cao, nhất là ở các vùng ven đô, vùng t−ới tiêu n−ớc chủ động đã có những “vành đai xanh”, những điển hình về sử dụng đất đai hiệu quả cao. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu cũng nh− thực tiễn sản xuất mới chỉ giải quyết đ−ợc phần nào những vấn đề đ−ợc đặt ra trong việc sử dụng đất đai hiện nay. Có những mô hình cho năng suất cây trồng cao, bảo vệ môi tr−ờng nh−ng hiệu quả kinh tế thấp; có mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao tr−ớc mắt song ch−a có gì đảm bảo cho việc khai thác lâu dài, ổn định, đặc biệt có nơi còn làm huỷ hoại môi tr−ờng phá huỷ đất. Nh−ng quan trọng nhất là chúng ta cần có sự đánh giá mối quan hệ của việc gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế nói nông thôn nói chung để từ đó đ−a ra những giải pháp thích hợp trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói riêng và phát triển kinh tế hộ nói chung, h−ớng tới một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững. 2.2. Một số vấn đề liên quan tới sử dụng đất nông hộ 2.2.1. Nhận thức chung về nông hộ 2.2.1.1. Các khái niệm cơ bản - Khái niệm về "hộ" Hiện nay, có rất nhiều các khái niệm khác nhau về hộ, tuỳ theo quan điểm của từng nhà khoa học và trong từng lĩnh vực quản lý. - 15 - Tuy nhiên, cũng có những nét chung để phân biệt về hộ [47]: + Chung hay không chung huyết tộc (huyết tộc và quan hệ hôn nhân), + Cùng chung sống d−ới một mái nhà, + Cùng chung nguồn thu nhập, + Cùng ăn chung, + Cùng tiến hành sản xuất chung. Song chúng ta cũng cần phải phân biệt giữa hộ và gia đình. Tuy cùng chung sống d−ới một mái nhà nh−ng chúng có vị trí, chức năng khác nhau: Gia đình đ−ợc xem xét trong mối t−ơng quan về mặt xã hội, còn hộ đ−ợc xem nh− những đơn vị kinh tế nhỏ nằm trong nền kinh tế. Có thể nói gia đình luôn là cơ sở của hộ vì nó chứa đựng các yếu tố để hình thành các loại hình hộ khác (xét về mặt xã hội). Về mặt kinh tế, gia đình đ−ợc coi là một loại hộ cơ bản [47]. - Khái niệm về "hộ nông dân" (nông hộ): Theo Ellis (1988), hộ nông dân là hộ có ph−ơng tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nh−ng về cơ bản đ−ợc đặc tr−ng bởi sự tham gia từng phần vào thị tr−ờng với mức độ hoàn hảo không cao [47]. Nh− vậy, có thể thấy nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh và đơn vị xã hội. Nông hộ là hệ thống cơ bản và là trung tâm của nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp, khi xem xét chúng phải xem xét với các điều kiện và môi tr−ờng xung quanh [38]. Có thể nói: Nông hộ chính là một đơn vị kinh tế đặc biệt. Đầu vào của sản xuất nông hộ là các nguồn lực sẵn có của nông hộ, tiền vốn sản xuất và cả những sản phẩm trung gian dùng làm nguyên liệu đầu t− sản xuất cho các hoạt động khác. Đầu ra của nó chính là các sản phẩm cho tiêu dùng, các sản phẩm trả lại tự nhiên cùng các sản phẩm khác [39]. - 16 - - Khái niệm "kinh tế hộ nông dân" Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực nh− đất đai, lao động, tiền vốn và t− liệu sản xuất đ−ợc coi là của chung để tiến hành sản xuất [47]. Suy cho cùng, mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp đều đ−ợc tiến hành cụ thể trong các cơ sở kinh doanh sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có nông hộ và nông trại, đó là những đơn vị kinh tế trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đồng ruộng. Hiện nay, có thể nói chủ thể kinh tế chủ yếu trong nông thôn n−ớc ta hiện nay và trong thời gian không xa nữa chính là nông hộ và nông trại. Rõ ràng, kinh tế hộ và trang trại là chủ thể cơ bản, chủ thể gốc và là lực l−ợng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn [21]. 2.2.1.2. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân [14] + Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng nh− huyết thống. Về mức độ phát triển có thể trải qua các hình thức: kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế hộ tự cung tự cấp và kinh tế hộ sản xuất hàng hoá. + Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các t− liệu sản xuất của hộ nông dân. Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất. Giải quyết mối liên hệ giữa nông dân và đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế nông hộ. + Kinh tế hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuê m−ớn lao động mang tính chất thời vụ không th−ờng xuyên hoặc thuê m−ớn để đáp ứng nhu cầu khác của gia đình. Một thực tế là việc sử dụng lao động trong nông nghiệp rất cao, khác với các ngành kinh tế khác. + Sản xuất của hộ nông dân là tập hợp các mục đích kinh tế của các thành viên trong gia đình, th−ờng nằm trong một hệ thống sản xuất lớn hơn của cộng đồng. Kinh tế hộ nông dân là tế bào kinh tế của sản xuất nông - 17 - nghiệp, tất yếu có quan hệ với thị tr−ờng song mức độ quan hệ còn thấp, ch−a gắn chặt với thị tr−ờng. Nếu tách họ ra khỏi thị tr−ờng họ vẫn tồn tại. + Kinh tế hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ về mặt kinh tế, pháp lý, thể hiện trên các mặt quan hệ sở hữu về t− liệu sản xuất, về quản lý, về phân phối. Trong các yếu tố xác nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ trình bày ở trên, quyền đ−ợc sử dụng ruộng đất lâu dài và làm chủ trong phân phối sản phẩm làm ra là hai yếu tố quan trọng nhất. + Kinh tế hộ nông dân là chủ thể trong sản xuất nông nghiệp Hiện nay kinh tế hộ gia đình là một trong những hình thức kinh tế theo quy định đ−ợc thừa nhận là hình thức kinh tế có hiệu quả nhất trong nông nghiệp. Do đặc điểm riêng của ngành nông nghiệp (đối t−ợng của nó là các cá thể hoặc quần thể sinh vật, kết quả của sản xuất là các sản phẩm nông nghiệp), quá trình sản xuất nông nghiệp không thể phân chia thành các bán thành phẩm. Từ ng−ời đầu tiên bắt đầu quy trình sản xuất đến sản phẩm cuối cùng vẫn là do các hộ nông dân đảm nhận. Hơn ai hết, họ gắn liền cuộc sống của gia đình đình họ với đất đai, với sản phẩm cuối cùng. 2.2.1.3. Xu h−ớng phát triển nông hộ và kinh tế nông hộ Xu h−ớng phát triển của nông hộ và kinh tế nông hộ l._.uôn có liên quan chặt chẽ với phát triển nông thôn. Đây là một vấn đề phức tạp và rộng lớn, liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, không chỉ riêng có nông nghiệp [6]. Đối với nông dân, tính tự chủ có vai trò rất quan trọng và có tính chi phối lớn trong phát triển nông thôn [20]. Hiện nay, các ch−ơng trình phát triển nông thôn th−ờng đ−ợc bắt đầu từ kinh tế hộ nông dân. Việc nghiên cứu kinh tế hộ nông dân đòi hỏi tìm ra các nhân tố cản trở và phát triển của nông hộ, từ đó đề ra các chính sách thích hợp cho phát triển nông hộ cũng nh− kinh tế hộ nông dân [34]. - 18 - Để nghiên cứu, xác định đ−ợc những cản trở cho phát triển kinh tế hộ nông dân, có thể tiến hành theo sơ đồ 1 [48]. Cản trở các vùng sinh thái Cản trở trong hoạt động kinh tế nông hộ Cản trở toàn vùng Sơ đồ 1. Các mức cản trở trong phát triển kinh tế nông hộ Các yếu tố cản trở chính trong việc phát triển kinh tế hộ nông dân tổng kết lại gồm các yếu tố nh− đất canh tác, vốn, trình độ dân trí và lao động [48]. Vốn có thể nói là yếu tố có tính quyết định nhất đối với sản xuất của nông hộ. Theo mục tiêu sản xuất các nhóm hộ khác nhau sẽ có cách sử dụng vốn khác nhau, từ đó gây phân hoá đối với sản xuất của hộ nông dân [1]. Ngoài ra, hiện nay, thị tr−ờng, cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng (nhất là thuỷ lợi)... là những yếu tố ngày càng mang tính quyết định đối với sản xuất của nông hộ. Do vậy, nâng cao khả năng tiếp cận thị tr−ờng, mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản xuất, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp khác, khai thác nhân tố mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật... là xu h−ớng chính trong phát triển kinh tế nông hộ hiện nay [31]. 2.2.2. Sử dụng đất trong nông hộ Xét về mặt quản lý và sử dụng đất, kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2000 (bảng 1) cho thấy: Nông hộ (hộ gia đình và các nhân) quản lý và sử dụng chủ yếu là quỹ đất nông nghiệp (đất canh tác) trong cả n−ớc. - 19 - Bảng 1. Hiện trạng tình hình quản lý và sử dụng đất của nông hộ Loại đất Mã số Tổng diện tích tự nhiên (ha) Diện tích thuộc nông hộ (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích 01 32924061 11651939 35,39 I. Đất nông nghiệp 02 9345346 8013349 85,75 1. Đất trồng cây hàng năm 03 6129518 5644890 92,09 a. Đất ruộng lúa, lúa màu 04 4267849 4029226 94,41 - Ruộng 3 vụ 05 465958 457825 98,25 - Ruộng 2 vụ 06 2681323 2544454 94,90 - Ruộng 1 vụ 07 1069181 979017 91,57 - Đất chuyên mạ 08 51387 47930 93,27 b. Đất n−ơng rẫy 09 644443 582006 90,31 - N−ơng trồng lúa 10 199921 187737 93,91 - N−ơng rẫy khác 11 444522 394269 88,70 c. Đất trồng cây hàng năm khác 12 1217226 1033658 84,92 - Đất chuyên màu và cây CNHN 13 1032964 877218 84,92 - Đất chuyên rau 14 17586 16594 94,36 - Đất chuyên cói, bàng 15 8360 6751 80,75 - Đất trồng cây HN khác còn lại 16 158316 133095 84,07 2. Đất v−ờn tạp 17 628464 616312 98,07 3. Đất trồng cây lâu năm 18 2181943 1497919 68,65 4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 23 37575 483 1,29 5. Đất có mặt n−ớc NTTS 26 367846 253745 68,98 II. Đất lâm nghiệp 30 11575429 1968301 17,00 III. Đất chuyên dùng 40 1532843 29832 1,95 IV. Đất ở 51 443178 434719 98,09 V. Đất ch−a sử dụng 54 10027265 1205738 12,02 (Nguồn: Kết quả Tổng kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2000) Theo kết quả đánh giá các loại hình sử dụng đất của n−ớc ta, loại hình sử dụng đất 1 lúa (lúa xuân hoặc lúa mùa) không bền vững về kinh tế, các cây trồng cạn ngắn ngày (canh tác nhờ n−ớc trời) không bền vững về môi tr−ờng, còn diện tích đất trống đồi núi trọc không bền vững cả về kinh tế lẫn môi - 20 - tr−ờng. Do vậy, để phát triển một nền nông nghiệp bền vững phải nhận thức và tổ chức thực hiện có kết quả các ph−ơng thức sử dụng đất, bảo vệ và bồi d−ỡng đất, xem đó là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến l−ợc sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền [25]. Hiện nay, sử dụng đất nông nghiệp cả n−ớc trong những năm qua đã có sự tiến bộ đáng kể, phù hợp với quy luật của kinh tế thị tr−ờng. Xu h−ớng chuyển nh−ợng, tích tụ đất trong các hộ nông dân ngày một gia tăng, tạo ra khả năng phát triển sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Các nhóm cây trồng 1 vụ có hiệu quả kinh tế thấp đã dần đ−ợc thay thế bằng các cơ cấu cây trồng luân canh 2 - 3 vụ/năm và các cây trồng lâu năm có tốc độ che phủ rộng, hiệu quả kinh tế cao [25]. Một điểm cần chú ý trong sử dụng đất nông hộ ở miền núi là việc giao đất cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã làm thay đổi ph−ơng thức sử dụng đất, hệ số sử dụng đất, năng suất cây trồng ngày một tăng, hiệu quả sử dụng đất (kinh tế, xã hội và môi tr−ờng) tăng lên rõ rệt [43]. Xu thế chuyển đổi hệ thống cây trồng của các hộ nông dân có thể khái quát thành 2 nội dung [41]: - Thay đổi ph−ơng thức canh tác, tức là chuyển đổi cơ cấu cây trồng. - Thâm canh tăng vụ. Ta có thể thấy rằng, nông dân sống trong các điều kiện khác nhau đã có các chiến l−ợc hoạt động tạo thu nhập khác nhau. Sự đa dạng trong hoạt động tạo thu nhập đ−ợc tìm thấy ở những vùng có điều kiện không thuận lợi để giảm thiểu rủi ro. Trong khi đó vùng có −u thế thuận lợi cho một loại cây trồng hoặc cho thâm canh thì th−ờng lựa chọn theo h−ớng chuyên canh để tăng thu nhập [28]. Điều này cho thấy ng−ời nông dân đã bắt đầu tiến tới sử dụng đất linh hoạt, tức là việc thay đổi cách sử dụng đất cho phù hợp tr−ớc sự thay đổi của điều kiện sản xuất cũng nh− các yếu tố ảnh h−ởng đến kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế [40]. - 21 - 2.3. Một số lý luận cơ bản về mô hình bài toán quy hoạch và ứng dụng của nó 2.3.1. Khái quát về ph−ơng pháp mô hình hoá và mô hình toán học Thực tiễn cuộc sống của chúng ta rất đa dạng, phong phú và phức tạp đòi hỏi cần phải có nhiều công cụ và ph−ơng pháp nghiên cứu và tiếp cận. Mô hình hoá là một trong những ph−ơng pháp đ−ợc sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Mô hình của một đối t−ợng là sự phản ánh hiện thực khách quan của đối t−ợng, sự hình dung, t−ởng t−ợng đối t−ợng đó bằng những ý nghĩ của ng−ời nghiên cứu và việc trình bày, thể hiện, diễn đạt những ý nghĩ đó bằng lời văn, chữ viết, hình vẽ, sơ đồ... [45]. Thông qua mô hình, chúng ta có thể tìm hiểu, bàn luận về vấn đề cần giải quyết, cũng nh− thiết kế và kiểm chứng giải pháp tr−ớc khi tiến hành thực thi. Có thể nói, t− duy trên cơ sở mô hình là ph−ơng pháp không thể thiếu đ−ợc của mỗi ng−ời làm khoa học và kỹ thuật [32]. Th ế gi ới th ực Giải phápBài toán Ph ân tí ch T hự c th i Th ế gi ới th iế t k ế Mô hình bài toán Mô hình giải phápThiết kế Sơ đồ 2. Vai trò của mô hình hoá trong ph−ơng pháp làm việc của ng−ời kỹ s− - 22 - Mô hình đ−ợc thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó mô hình toán học là một trong những cách thể hiện phổ biến và đem lại hiệu quả. Sự phát triển của máy tính điện tử và các ph−ơng pháp tính toán khoa học đã tạo ra sự bùng nổ của mô hình toán, cấu trúc của mô hình ngày càng đa dạng, phức tạp [2]. Kết quả tính toán phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn thông số mô hình. Vì thế, muốn có lời giải đúng cho mọi tr−ờng hợp, ng−ời tính phải nắm chắc cấu trúc mô hình và có hiểu biết đầy đủ về thực tế, từ độ chính xác của số liệu đo đạc đ−a vào mô hình tới đặc điểm địa hình, địa chất, dân sinh, kinh tế... đ−ợc áp dụng [2]. Lý thuyết quy hoạch (bài toán quy hoạch) là một lĩnh vực toán học đ−ợc áp dụng trong kinh tế và trong nhiều ngành khoa học khác, cả lý thuyết lẫn thực hành nhằm tối −u hoá kết quả đạt đ−ợc và có thể xem nh− một bộ phận của môn khoa học về hoạt động hợp lý. Một nền kinh tế đ−ợc áp dụng lý thuyết quy hoạch sẽ là một nền kinh tế phát triển hợp lý, dù nó lớn hay nhỏ, vĩ mô hay vi mô, t− nhân hay nhà n−ớc [29]. 2.3.1.1. Bài toán quy hoạch tổng quát Bài toán quy hoạch (còn gọi là bài toán tối −u) tổng quát đ−ợc phát biểu nh− sau [33]: Cực đại hoá (cực tiểu hoá) hàm: f(x) → Max (Min) Với các điều kiện: gi(x) (≤ , = , ≥) bi, i = 1, ... , m với x ∈ Rn. ở đây, hàm f(x) đ−ợc gọi là hàm mục tiêu, các hàm gi(x) là các hàm ràng buộc, mỗi đẳng thức hay bất đẳng thức gi(x) (≤ , = , ≥) bi đ−ợc gọi là một ràng buộc. Tập hợp D = { x ∈ Rn⏐ gi(x) (≤ , = , ≥) bi, i = 1, ... , m} đ−ợc gọi là miền ràng buộc (hay miền các ph−ơng án). - 23 - Mỗi ph−ơng án x* ∈ D đạt cực đại (cực tiểu) của hàm mục tiêu f(x) đ−ợc gọi là ph−ơng án tối −u (lời giải tối −u). Khi đó, giá trị f(x*) đ−ợc gọi là giá trị tối −u của bài toán. 2.3.1.2. Các dạng bài toán quy hoạch Căn cứ vào các tính chất của thành phần bài toán và đối t−ợng nghiên cứu, bài toán quy hoạch (bài toán tối −u) có các dạng sau [33, 35]: - Quy hoạch tuyến tính: khi hàm mục tiêu f(x) và tất cả các ràng buộc gi(x), i = 1, ... , m là tuyến tính. - Quy hoạch phi tuyến: khi hoặc hàm mục tiêu f(x) hoặc có ít nhất một các ràng buộc gi(x) là phi tuyến, hoặc cả hai tr−ờng hợp cùng xảy ra. - Quy hoạch rời rạc: khi miền ràng buộc D là tập rời rạc. Trong tr−ờng hợp các biến chỉ nhận giá trị nguyên thì ta có quy hoạch nguyên. - Quy hoạch đa mục tiêu: khi trên cùng một miền ràng buộc ta xét đồng thời nhiều hàm mục tiêu khác nhau. - Quy hoạch tham số: khi các hệ số trong biểu thức của hàm mục tiêu và của ràng buộc (hệ số đầu vào) phụ thuộc vào tham số. - Quy hoạch ngẫu nhiên: khi các hệ số đầu vào là các biến ngẫu nhiên tuân theo một quy luật phân bố xác suất nhất định. - Quy hoạch mờ: khi các hệ số đầu vào có phân bố mờ, và để phản ánh độ mờ trong việc định ra các mục tiêu và các ràng buộc, tức là khi giá trị của các hệ số đ−ợc đánh giá theo chủ quan thông qua kinh nghiệm và số liệu thống kê. - Quy hoạch động: khi đối t−ợng xét là các quá trình có nhiều giai đoạn nói chung, hay các quá trình phát triển theo thời gian nói riêng. Trong bài toán quy hoạch đa mục tiêu, các mục tiêu th−ờng cạnh tranh với nhau, tức là việc làm tốt hơn mục tiêu này th−ờng dẫn tới việc làm xấu đi - 24 - một số mục tiêu khác. Vì vậy, việc giải các bài toán đa mục tiêu tức là tìm ra một ph−ơng án khả thi tốt nhất theo một nghĩa nào đó, thực chất đây là một bài toán ra quyết định. Để giải các mô hình bài toán tối −u, ta cần phải xem xét đến bốn khía cạnh sau [35]: + Khía cạnh mô hình hoá: mô hình cần phải phản ánh thực tế một cách sát thực. + Khía cạnh trợ giúp việc ra quyết định: giúp ng−ời sử dụng (ng−ời ra quyết định) có thể thay đổi các quyết định trung gian một cách thích hợp nhằm cuối cùng đi tới một lời giải thoả mãn nhất. + Khía cạnh tính toán: ph−ơng pháp phải sử dụng các thuật toán tối −u toàn cục có độ tin cậy và hiệu quả cao. + Khía cạnh sử dụng: Ph−ơng pháp phải tiện lợi, đơn giản, dễ lập trình và có tính phổ dụng cao. 2.3.2. Một số phần mềm giải bài toán quy hoạch Để giải các bài toán quy hoạch, thông th−ờng, đối với các bài toán quy hoạch tuyến tính đơn mục tiêu, ph−ơng pháp đơn hình là một trong những ph−ơng pháp phổ biến. Còn đối với các bài toán đa mục tiêu hay các bài toán hỗn hợp, có nhiều ph−ơng pháp giải và các thuật toán đ−ợc các nhà toán học trên thế giới đ−a ra và áp dụng. Các ph−ơng pháp và thuật toán này khi giải đều đòi hỏi phải có sự trợ giúp của máy tính. Do yêu cầu của bài toán quy hoạch cùng với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính, hiện nay đã có rất nhiều phần mềm đ−ợc xây dựng nhằm giải quyết bài toán quy hoạch. Mặt khác, đối với mỗi nhà lập trình hay các chuyên gia đều xây dựng cho mình một phần mềm chuyên dụng riêng để giải các bài toán quy hoạch. Sau đây là một số phần mềm đ−ợc phổ biến. - 25 - 2.3.2.1. Phần mềm EXCEL với mô-đun SOLVER EXCEL là một phần mềm đóng gói th−ơng phẩm đ−ợc phát triển trong bộ phần mềm tin học văn phòng của hàng Microsoft (Mỹ). Phần mềm này đ−ợc sử dụng rộng rãi trong tính toán, tổng hợp dữ liệu, xử lý phân tích số liệu thống kê, giải quyết các bài toán quy hoạch... Để giải quyết bài toán quy hoạch, trong EXCEL có mô-đun SOLVER cho phép ta giải bài toán quy hoạch đơn mục tiêu với các giá trị hàm mục tiêu Max, Min hay một giá trị cho tr−ớc nào đó. Tuy nhiên, đối với các bài toán quy hoạch phi tuyến, phần mềm EXCEL th−ờng chỉ cho chúng ta ph−ơng án tối −u địa ph−ơng mà không thể tìm đ−ợc ph−ơng án tối −u toàn cục. Do vậy, chúng ta chỉ nên sử dụng phần mềm EXCEL để giải quyết các bài toán quy hoạch tuyến tính. 2.3.2.2. Phần mềm LINGO Phần mềm LINGO, cũng nh− phần mềm EXCEL, là phần mềm đóng gói th−ơng phẩm đ−ợc sử dụng rộng rãi trong tính toán khoa học, tổng hợp dữ liệu, phân tích số liệu thống kê, giải các bài toán quy hoạch. Tuy nhiên, đây là phần mềm chuyên dụng để giải bài toán quy hoạch nên so với EXCEL, LINGO có nhiều chức năng hơn. Sử dụng phần mềm LINGO có thể giải các bài toán trong lĩnh vực vận trù học rất đa dạng cũng nh− các mô hình dự báo. Đặc biệt, ngoài các bài toán quy hoạch tuyến tính, phần mềm LINGO có thể cho phép chúng ta dễ dàng tìm đ−ợc ph−ơng án tối −u toàn cục cho các bài toán quy hoạch phi tuyến dạng toàn ph−ơng. - 26 - 2.3.2.3. Phần mềm RST2ANU Phần mềm RST2ANU đ−ợc sử dụng để giải quyết các bài toán tối −u toàn cục phi tuyến dạng tổng quát với các biến liên tục, các biến nguyên và cho các bài toán hỗn hợp nguyên. Phần mềm RST2ANU sử dụng ph−ơng pháp tìm kiếm ngẫu nhiên với thuật giải ngẫu nhiên (RST2ANU), đ−ợc đ−a ra bởi GS. Mohan và TS. Nguyễn Hải Thanh [50]. Đây là thuật giải tìm kiếm ngẫu nhiên có điều khiển và có kết hợp thuật toán mô phỏng quá trình tôi của vật liệu. Phần mềm RST2ANU ngoài −u điểm giải đ−ợc các bài toán hỗn hợp nguyên, nó còn có độ tin cậy rất cao trong việc tìm ra các ph−ơng án tối −u toàn cục và có giao diện thân thiện với ng−ời sử dụng. 2.3.2.4. Phần mềm MULTIOPT Phần mềm MULTIOPT đ−ợc xây dựng để giải các bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu và th−ờng áp dụng cho các bài toán quy hoạch kinh tế vùng nông nghiệp, quy hoạch và sử dụng đất đai bền vững. Phần mềm MULTIOPT đ−ợc xây dựng dựa trên ph−ơng pháp trọng số gắn cho các hàm thoả dụng mờ của các mục tiêu qua sự t−ơng tác giữa ng−ời và máy tính do TS. Nguyễn Hải Thanh đề xuất. ở đây, yếu tố ng−ời ra quyết định rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với kết quả bài toán. 2.3.2.5. Phần mềm PRELIME Phần mềm PRELIME là phần mềm đ−ợc xây dựng để giải quyết các bài toán quy hoạch đa mục tiêu với các hệ số có thể thuộc loại mờ hay ngẫu nhiên, tuỳ theo bản chất cũng nh− sự đánh giá chủ quan của con ng−ời. Phần mềm PRELIME đ−ợc xây dựng theo ph−ơng pháp t−ơng tác dựa trên mức −u tiên (Preference Level Interative Method) với các mức −u tiên đ−ợc ng−ời ra quyết định chỉnh sửa dần trong quá trình đối thoại (t−ơng tác) - 27 - với máy tính [51, 52]. Nh− vậy, thông qua một quy trình tính toán đ−ợc máy tính trợ giúp, ng−ời ra quyết định sẽ chỉnh sửa dần các quyết định trung gian để cuối cùng chọn ra đ−ợc trong các ph−ơng án tối −u Pareto một ph−ơng án tối −u nhất dựa trên cơ cấu −u tiên của mình. Phần mềm PRELIME cho phép giải các bài toán tuyến tính và phi tuyến với các biến nguyên cũng nh− biến liên tục. 2.3.3. Một số ứng dụng của bài toán quy hoạch Sự ứng dụng của toán học và các mô hình toán có trong hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng..., chẳng hạn nh−: mô tả gen ng−ời hay cấu trúc vật chất qua các mô hình toán học; dùng mô hình toán học để thử công hiệu các loại vũ khí nguyên tử; dùng mô hình toán trong y học để phòng chống dịch bệnh, tạo ra các thuốc chữa bệnh mới; dùng mô hình trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý thông tin... Riêng trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng toán học và các mô hình toán học. Một số nghiên cứu bao gồm: - ứng dụng ph−ơng pháp đơn hình để xác định lân tổng số (Tr−ơng Thị Nghĩa - ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh); - ứng dụng mô hình toán học để khảo nghiệm và nghiên cứu các liên hợp máy nông nghiệp (Đặng Tiến Hoà, Nguyễn Văn Muốn - ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội); - Cải biên thuật toán triển khai ph−ơng pháp đơn hình để giải quyết các bài toán quy hoạch đất đai (Hà Minh Hoà - Viện Nghiên cứu Địa chính); - ứng dụng mô hình toán xây dựng cơ cấu cây trồng sử dụng đất tối −u (Nguyễn Thị Vòng, Nguyễn Hải Thanh và các cộng sự - ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội [49]); - 28 - - ứng dụng bài toán tối −u đa mục tiêu trong công nghiệp rừng (Nguyễn Văn Bỉ - ĐH Lâm nghiệp [4]); - ứng dụng bài toán tối −u phi tuyến đa mục tiêu trong chăn nuôi cá (Nguyễn Văn C−ờng [11])... Ngoài các ứng dụng trên, các vấn đề nghiên cứu chuyên khảo (study cases) cũng đ−ợc nhiều tác giả nghiên cứu và triển khai trong thực tế và mang lại lợi ích thiết thực, cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng các mô hình bài toán quy hoạch trong việc giải quyết các vấn đề thực tế. Nh− vậy, ta có thể thấy rằng các mô hình bài toán quy hoạch có một vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực nh− kinh tế vùng, kinh tế hộ, quản trị kinh doanh nông nghiệp, phát triển nông thôn, quy hoạch sử dụng đất và tài nguyên hợp lý, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xác định và đánh giá hiệu quả sử dụng đất và tài nguyên, hiệu quả sinh thái môi tr−ờng, hoạch định các chính sách tối −u, thiết kế chế tạo máy, tự động hoá... Các kết quả đạt đ−ợc trong các nghiên cứu trên là t−ơng đối khả quan. Đây chính là cơ sở cho việc ứng dụng toán học và các mô hình toán học nhằm phát triển nông nghiệp nói riêng cũng nh− phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Các ph−ơng pháp tối −u toán học có thể áp dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp rất đa dạng cũng nh− trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác. Một vấn đề đ−ợc đặt ra khi thiết lập các mô hình bài toán quy hoạch là phải xác định rõ các yêu cầu, các mục tiêu cụ thể cần đạt tới, các điều kiện hạn chế (ràng buộc) của bài toán, các yếu tố đầu vào cần xem xét cũng nh− phải bỏ ra nhiều công sức để thu thập các dữ liệu thực tế đa dạng với độ tin cậy cao đồng thời cũng cần phải lựa chọn một ph−ơng pháp tối −u toán học phù hợp làm công cụ để giải quyết mô hình bài toán. - 29 - Bên cạnh đó, việc phân tích các kết quả tính toán đạt đ−ợc cũng nh− triển khai, đánh giá và kiểm nghiệm các ph−ơng án tối −u trên thực tế cần phải thận trọng và chính xác với sự cộng tác chặt chẽ của các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và lĩnh vực toán - tin ứng dụng. Do đó, việc ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch cần gắn liền với việc ra quyết định của tập thể ng−ời ra quyết định (các chuyên gia). Nhìn chung, việc ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch trong thực tế th−ờng đ−ợc tiến hành theo sơ đồ 3. Không cho kết quả Cho kết quả Không thoả m∙n Thoả m∙n Điều tra, thu thập, phân tích, xử lý số liệu Xây dựng mô hình định tính Xây dựng mô hình toán học Giải bài toán quy hoạch Phân tích kết quả bài toán Những định h−ớng và đề xuất Sơ đồ 3. Các b−ớc triển khai mô hình toán học trong thực tế - 30 - 3. Đối t−ợng, nội dung, ph−ơng pháp nghiên cứu 3.1. Đối t−ợng, phạm vi nghiên cứu Đối t−ợng nghiên cứu Tình hình sử dụng đất của nông hộ, đặc biệt là các loại đất canh tác và các yếu tố ảnh h−ởng, bao gồm: các loại hình sử dụng đất, diện tích, các mô hình sử dụng đất, các cây trồng, vật nuôi, mức đầu t−, công lao động, tình hình tiêu thụ sản phẩm, các yếu tố khác... Phạm vi nghiên cứu Đề tài đ−ợc nghiên cứu trên địa bàn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và vấn đề sử dụng đất nông hộ trên địa bàn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. - Nghiên cứu, ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất của nông hộ trên địa bàn huyện Trùng Khánh. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông hộ huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. 3.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu 3.3.1. Ph−ơng pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu - Thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp kết hợp với điều tra khảo sát thực địa, điều tra nông thôn, bao gồm: + Các tài liệu, số liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và vấn đề sử dụng đất nông hộ của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. - 31 - + Đi khảo sát thực tế, điều tra thực địa để nắm cụ thể các số liệu và tài liệu có liên quan. - Thu thập các tài liệu, số liệu sơ cấp: nghiên cứu, chọn mẫu điều tra (150 nông hộ tại 3 xã Đình Minh, Cảnh Tiên, Phong Nậm) qua phiếu điều tra nông hộ kết hợp với phỏng vấn nhanh các hộ nông dân, các chuyên gia trên địa bàn huyện. - Ph−ơng pháp tham khảo và kế thừa các tài liệu có liên quan. 3.3.2. Ph−ơng pháp thống kê, phân tích và xử lý số liệu Các số liệu điều tra đ−ợc xử lý trên máy tính bằng các phần mềm nh− Excel 97, Minitab 12. 3.3.3. Ph−ơng pháp mô hình hóa toán học - Xây dựng mô hình bài toán quy hoạch đa mục tiêu từ các số liệu điều tra nông hộ và số liệu đã đ−ợc xử lý. - Chạy mô hình trên máy vi tính bằng phần mềm chuyên dụng PRELIME, MULTIOPT. 3.3.4. Một số ph−ơng pháp khác Trong quá trình nghiên cứu, đề tài còn sử dụng một số ph−ơng pháp nh− ph−ơng pháp dự báo, ph−ơng pháp tính toán theo định mức, ph−ơng pháp toán kinh tế, ph−ơng pháp điều tra nhanh nông thôn, ph−ơng pháp minh hoạ bằng bản đồ... - 32 - Sơ đồ 4. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Trùng Khánh trong tỉnh Cao Bằng - 33 - 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Trùng Khánh là một huyện miền núi biên giới tỉnh Cao Bằng, cách thị xã Cao Bằng 65 km về phía Đông Bắc theo quốc lộ 3 và tỉnh lộ 206, có toạ độ địa lý: 22042' - 22057' vĩ độ Bắc và 106024' - 106044' kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện nh− sau: - Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. - Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Hạ Lang. - Phía Nam giáp huyện Quảng Uyên. - Phía Tây giáp huyện Trà Lĩnh. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 46.915 ha, bao gồm 18 xã và 01 thị trấn huyện lỵ Trùng Khánh. Trong các xã trên có 7 xã giáp biên giới có tổng chiều dài 62 km đ−ờng biên giới (từ mốc 53 xã Đàm Thuỷ đến mốc 86 xã Lăng Yên) với điều kiện địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn tạo cho huyện có một vị trí rất quan trọng về an ninh quốc phòng. 4.1.1.2. Địa hình Huyện Trùng Khánh nằm ở độ cao trung bình từ 500 - 800 m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với 3 dạng địa hình chủ yếu: - Địa hình núi đá vôi (địa hình Cacstơ): Phân bố tập trung ở các xã phía Bắc và Tây Nam của huyện, gồm những dãy núi đá vôi dốc đứng có độ cao từ 750 - 800 m với nhiều hang động xen kẽ các thung lũng. Đặc điểm địa hình này tạo cho đất đai đ−ợc hình thành ở chân núi và các khe kẽ s−ờn núi. - 34 - - Địa hình dạng đồi: Dạng địa hình này đ−ợc hình thành trên các loại đá Spilit, phiến thạch sét và sa thạch, phân bố tập trung ở các xã phía Đông Nam và nhiều nơi xen vào cả dạng địa hình Cacstơ. Độ cao trung bình thay đổi từ 500 - 600 m, có nơi đến 800 m. Đất đai đ−ợc hình thành chủ yếu tập trung tại chỗ từ đỉnh tới chân đồi, một số đ−ợc rửa trôi hình thành thung lũng ở những khe lạch d−ới chân đồi. - Địa hình thung lũng: Đây là những dải đất có địa hình t−ơng đối bằng phẳng, chạy dọc thung lũng thuộc hai hệ thống sông Quây Sơn và sông Bắc Vọng, mức độ rộng, hẹp, cao, thấp khác nhau, nh−ng nói chung đó là những cánh đồng n−ơng bãi do phù sa sông suối bồi đắp hoặc do sản phẩm từ trên đồi núi đ−a xuống. Chính dạng địa hình này hình thành những loại đất chính để sản xuất nông lâm nghiệp huyện Trùng Khánh. 4.1.1.3. Khí hậu Nhiệt độ không khí trung bình năm là 19,80C. Tổng tích ôn cả năm là 7.2820C, trong đó vụ đông xuân 2.8120C và vụ hè thu là 4.4700C. L−ợng m−a trung bình năm 1.665,5 mm. L−ợng bốc hơi bình quân trong năm 856,4 mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 87%. Hàng năm th−ờng có s−ơng muối xuất hiện khoảng từ tháng 11 đến tháng 02 năm sau, m−a đá xuất hiện vào tháng 4,5 và 9,10. Nhìn chung, khí hậu Trùng Khánh có nền nhiệt độ cao, độ ẩm khá, có thể bố trí nhiều vụ cây trồng trong năm nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất, đồng thời có khả năng bố trí cây trồng che phủ quanh năm, hạn chế sự rửa trôi, xói mòn đất trong mùa m−a và bốc hơi trong mùa khô. Do đặc điểm là một huyện miền núi nằm sâu trong nội địa nên khí hậu Trùng Khánh mang đặc điểm nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa, phân hoá thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 05 đến tháng 09, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 04 năm sau. - 35 - 050 100 150 200 250 300 350 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 L−ợng m−a trung bình tháng (mm) L−ợng bốc hơi trung bình tháng (mm) mm tháng Biểu đồ 1. L−ợng m−a và l−ợng bốc hơi bình quân tháng (Nguồn: Kết quả của ch−ơng trình tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp nhà n−ớc 42A năm 1989, trạm Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng). 4.1.1.4. Thuỷ văn Huyện Trùng Khánh có hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Quây Sơn và hệ thống sông Bắc Vọng. - Sông Quây Sơn có hai nhánh, đều bắt nguồn từ Trung Quốc, một nhánh chảy qua xã Ngọc Khê, một nhánh chảy qua xã Phong Nậm rồi hợp nhất ở phía đông xã Ngọc Khê và chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn, Đàm Thuỷ. Tổng chiều dài sông Quây Sơn chảy qua huyện Trùng Khánh là 65,5 km với l−u l−ợng n−ớc vào mùa m−a 870 m3/s, mùa khô là 3,2 m3/s. - Sông Bắc Vọng có hai nhánh: nhánh chính bắt nguồn từ Trung Quốc, qua huyện Trà Lĩnh rồi chảy vào Trùng Khánh qua các xã Trung Phúc, Thông - 36 - Huề, Đoài Côn, Thân Giáp; nhánh phụ từ xã Đức Hồng đổ vào nhánh chính tại xã Thân Giáp. Tổng chiều dài sông Bắc Vọng chảy qua huyện Trùng Khánh là 27,5 km với l−u l−ợng n−ớc vào mùa m−a 350 m3/s, mùa khô là 0,76 m3/s. Hai hệ thống sông Quây Sơn và sông Bắc Vọng có hàng trăm suối nhỏ đổ vào, đây là nguồn n−ớc t−ới chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Nh− vậy, có thể thấy nguồn n−ớc của huyện Trùng Khánh t−ơng đối phong phú, đảm bảo đủ n−ớc cho sản xuất. Tuy nhiên, do lòng sông dốc, hẹp nên trong mùa m−a th−ờng gây lũ, xói mòn, sạt lở đất, ảnh h−ởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Do đó, trong quy hoạch cần sử dụng đất trong vùng này một cách hợp lý, hạn chế bố trí các công trình kiên cố. 4.1.1.5. Tài nguyên đất Theo kết quả xây dựng bản đồ đất huyện Trùng Khánh tỷ lệ 1: 25.000 của Hội Khoa học đất Việt Nam năm 2003, trên địa bàn huyện Trùng Khánh, đất đai đ−ợc chia thành 7 nhóm đất chính với 17 đơn vị đất và 58 đơn vị đất phụ có đặc điểm phát sinh và tính chất sử dụng phong phú. Cụ thể các nhóm đất nh− sau: - Đất phù sa Đất phù sa huyện Trùng Khánh đ−ợc hình thành do sự bồi đắp của sông Quây Sơn và sông Bắc Vọng với diện tích 825,0 ha. Nhóm đất này phân bố ven hai bờ các con sông nói trên, gồm có có một đơn vị đất (đất phù sa trung tính ít chua) và ba đơn vị đất phụ. Đây là nhóm đất quý trong huyện, thuận lợi cho việc phát triển các cây hàng năm nh− lúa, ngô, đậu, rau... - Đất glây Đất glây huyện Trùng Khánh đ−ợc hình thành ở địa hình thấp, trũng, khó thoát n−ớc với diện tích 117,17 ha. Nhóm đất này chỉ có một đơn vị đất - 37 - (đất glây trung tính ít chua) và một đơn vị đất phụ, thích hợp cho việc trồng lúa và các cây trồng −a n−ớc, có thể áp dụng ph−ơng thức đa canh (lúa - vịt, lúa - cá...). - Đất tích vôi Đ−ợc hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá vôi ở các thung lũng xung quanh núi đá vôi với diện tích 3.602,96 ha, đất tích vôi có tầng canxi hay đá vôi kết rắn ở độ sâu 0 - 100 cm, hoặc có một tầng sáng màu hay tầng mới biến đổi, tầng tích sét hay nứt nẻ. Nhóm đất này gồm có ba đơn vị đất (đất tích vôi rửa trôi, glây và kết von) với 13 đơn vị đất phụ, thích hợp cho sinh tr−ởng, phát triển của nhiều cây hoa màu, l−ơng thực, tuy nhiên cần quan tâm đến việc giữ ẩm cho đất vào mùa khô và thâm canh cây trồng, chống thoái hoá và suy giảm độ phì đất. - Đất nâu Hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá vôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm có hai mùa m−a, khô rõ rệt. Diện tích 6149,47 ha. Đất hình thành do các sản phẩm s−ờn tích, xung tích hoặc lũ tích, thành phần cơ giới nặng, giàu bazơ ở địa hình dốc, bậc thềm hoặc thung lũng. Nhóm đất này gồm ba đơn vị đất (đất nâu rửa trôi, glây và kết von) với 11 đơn vị đất phụ, thích hợp với sinh tr−ởng và phát triển của nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, cần quan tâm đến việc giữ đất, giữ ẩm, giữ màu, bảo vệ đất và chống xói mòn. - Đất đỏ Đất đỏ huyện Trùng Khánh đ−ợc hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá vôi, đá macma bazơ và trung tính với diện tích 2139,0 ha. Nhóm đất đỏ có hai đơn vị đất (đất nâu vàng và đất mùn nâu vàng) với 6 đơn vị đất phụ, rất thích hợp cho sự phát triển các cây trồng cạn, cây ăn quả và cây lâu năm khác. Tuy nhiên, cần đặc biệt quan tâm đến các giải pháp bảo vệ đất, chống xói mòn, tránh sự thoái hoá, hình thành kết von đá ong. - 38 - - Đất xám Nhóm đất xám đ−ợc hình thành và phân bố ở rộng khắp các xã trong huyện với diện tích 15270,78 ha. Đất chủ yếu phát triển trên sản phẩm phong hoá của phấn sa ở địa hình dốc, chia cắt với đặc điểm phát sinh và nông học rất phong phú và đa dạng. Nhóm đất này gồm 5 đơn vị đất (đất xám feralit, kết von, glây, loang lổ và mùn) với 21 đơn vị đất đai phụ. Nhóm đất này có thể sử dụng trồng lúa n−ớc (những nơi có địa hình bằng phẳng, có điều kiện t−ới và giữ n−ớc) hoặc phát triển các cây lâu năm, cây ăn quả và cây đặc sản khác phù hợp với môi tr−ờng sinh thái và nền một nền nông lâm nghiệp đa dạng. - Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá đ−ợc hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá vôi, đá phiến thạch (phấn sa) ở những nơi có địa hình đồi núi dốc chia cắt, chịu tác động rửa trôi và xói mòn mạnh. Diện tích 2375,35 ha. Hiện nay, phần lớn diện tích này còn bỏ hoang hoá hoặc d−ới thảm có tranh, cây bụi, rừng gỗ nhỏ th−a thớt, chỉ có một phần diện tích đất nhỏ ở s−ờn núi đ−ợc sử dụng trồng ngô._.750 Nhóm hộ TB kém - Mức SDĐ cao 0,19 0,24 0,13 5,355 3,268 0,863 0,750 - Mức SDĐ TB 0,10 0,26 0,17 6,302 4,187 1,503 0,750 - Mức SDĐ thấp 0,07 0,17 0,09 4,011 2,766 0,750 0,750 Nhóm hộ kém - Mức SDĐ cao 0,25 0,53 0,30 11,124 7,963 2,958 1,000 - Mức SDĐ TB 0,02 0,67 0,70 13,115 8,137 2,964 0,750 - Mức SDĐ thấp 0,12 0,20 0,25 5,121 3,161 1,035 1,000 - 79 - 4.2.2. Những nhận xét và đánh giá về kết quả chạy mô hình bài toán Qua hai mô hình bài toán đ−ợc xây dựng, một mô hình cho bài toán sử dụng đất cấp huyện, một mô hình cho bài toán sử dụng đất nông hộ, ta có những nhận xét sau: - Đối với cả mô hình cấp huyện và mô hình nông hộ đều −u tiên cho vấn đề an toàn l−ơng thực (các cây trồng lúa, ngô) và phát triển cây công nghiệp hàng năm (đậu t−ơng), hầu nh− không khuyến khích phát triển cây khoai lang. - Trong mô hình cấp huyện, bên cạnh vấn đề an toàn l−ơng thực (các cây trồng nh− lúa, ngô), mô hình trồng cây hàng hoá có giá trị hiệu quả cao (mía, đậu t−ơng) luôn đ−ợc khuyến khích, đảm bảo cho sự phát triển sản xuất theo h−ớng hàng hoá của huyện. Trong khi đó, đối với các nông hộ, yêu cầu chung vẫn là đảm bảo an toàn l−ơng thực, ngoài ra cũng khuyến khích các cây trồng cho giá trị hiệu quả nh− đậu t−ơng, mía. Điều này cũng t−ơng tự nh− mô hình cấp huyện. Nh− vậy, kết quả giải của hai bài toán (bài toán sử dụng đất hợp lý cấp huyện và bài toán sử dụng đất nông hộ) có thể nói là cho cùng một đáp án. Vấn đề sử dụng đất hợp lý cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Trùng Khánh và của các nông hộ huyện Trùng Khánh qua kết quả của hai bài toán trên là cùng theo h−ớng chung, đó là ngoài các cây l−ơng thực (chủ yếu là lúa, ngô), cần chú trọng phát triển các cây hàng hoá cho giá trị hiệu quả cao (đậu t−ơng, mía). Điều quan trọng là chúng ta cần xác định rõ là phát triển các cây hàng hoá này ở đâu, ở những nhóm nông hộ nào, diện tích là bao nhiêu làm sao để đạt hiệu quả cao nhất. Bài toán này đã đ−ợc giải quyết trong mục 4.2.1.3 và có thể hoàn thiện thêm trong các nghiên cứu tiếp theo. - 80 - 4.3. Định h−ớng và giải pháp về sử dụng đất của nông hộ trên địa bàn huyện Trùng Khánh 4.3.1. Những quan điểm về sử dụng đất - Kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích phát triển với yêu cầu sử dụng đất, trong đó cần phải có sự đa dạng về hệ thống cây trồng đồng thời cần đảm bảo sự an toàn l−ơng thực trên các loại hình sử dụng đất, nhất là trên đất canh tác. - Sử dụng đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên đất đai, nhất là đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo hiệu quả trên từng đơn vị diện tích một cách bền vững nhất. - Sử dụng đất phải gắn với việc cải tạo, bồi d−ỡng và bảo vệ đất, bảo vệ môi tr−ờng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng. 4.3.2. Những định h−ớng sử dụng đất 4.3.2.1. Định h−ớng sử dụng đất chung Trên cơ sở kết quả bài toán sử dụng đất cấp huyện, dự kiến kết quả sử dụng đất trong bảng 14. Bảng 14. Dự kiến ph−ơng án sử dụng đất canh tác LUT Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Lúa xuân - Lúa mùa 1400,00 Ngô - Lúa mùa 2300,00 - 2500,00- Đất 2 vụ Đậu t−ơng - Lúa mùa 300,00 - 500,00 Ngô - Ngô 1000,00 - 1300,00 Ngô - Đậu t−ơng 50,00 - 100,00 Đậu t−ơng - Ngô 300,00 - 450,00 - Đất chuyên màu và cây CNHN Mía 800,00 - 1100,00 - 81 - Qua bảng 14, ta có những nhận xét sau: - Diện tích đất trồng lúa đ−ợc −u tiên sử dụng, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn l−ơng thực. - Cây trồng chủ đạo trên đất màu là ngô, ngoài ra còn có các cây trồng nh− mía và đậu t−ơng. - Cây khoai lang không nên duy trì vì hiệu quả đem lại không cao. 4.3.2.2. Định h−ớng sử dụng đất cho nông hộ Trên cơ sở kết quả của 15 bài toán cho từng nhóm nông hộ, các cây trồng đ−ợc khuyến khích là lúa, ngô, đậu t−ơng và mía. Điều này phù hợp với mục tiêu phát triển chung của toàn huyện (nh− kết quả bài toán 1 và định h−ớng sử dụng đất cấp huyện). Đối với những hộ có hiệu quả sử dụng đất khá, diện tích đất ngoài trồng các cây l−ơng thực còn đ−ợc sử dụng vào trồng cây đậu t−ơng nhằm đem lại hiệu quả cao. Diện tích các cây trồng nh− mía, khoai lang không nên trồng đối với nhóm hộ này. Đối với những hộ đạt hiệu quả trung bình khá và trung bình, bên cạnh các cây l−ơng thực truyền thống cần chú trọng vào phát triển các cây sản xuất hàng hoá (đậu t−ơng, mía). Trong đó, những hộ có mức sử dụng đất cao (diện tích đất nhiều) có thể −u tiên phát triển cây mía. Đối với những hộ có hiệu quả trung bình kém, chủ yếu tập trung phát triển cây cây l−ơng thực (lúa, ngô và khoai lang) với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn l−ơng thực. Đối với nhóm hộ có hiệu quả kém, chủ yếu là do hệ số sử dụng đất thấp và cơ cấu cây trồng ch−a thích hợp nên ch−a tận dụng đ−ợc lợi thế về nguồn lực (diện tích đất canh tác), do vậy cần tập trung đầu t− vào các cây trồng chính (lúa và ngô), đồng thời cần phát triển cây đậu t−ơng nhằm nâng cao hiệu quả của nông hộ, kết hợp với việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - 82 - 4.3.3. Những giải pháp trong phát triển kinh tế nông hộ Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, ngoài việc nâng cao hệ số sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cần chú trọng những điều kiện đảm bảo cho ph−ơng án sử dụng đất có tính khả thi. Muốn đạt đ−ợc điều này, cần chú ý tới các giải pháp về mặt kỹ thuật, vốn, nguồn nhân lực, khai thác và dự báo thị tr−ờng cũng nh− các giải pháp về chính sách sử dụng đất. Bên cạnh các giải pháp chung trên, trên cơ sở bài toán sử dụng đất cấp huyện và nông hộ, đối với mỗi cấp chúng ta cũng cần có các giải pháp cụ thể. - Giải pháp trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện Tập trung phát triển đi tới ổn định diện tích các cây l−ơng thực, chú trọng phát triển các cây hàng hoá cho giá trị hiệu quả cao (đậu t−ơng, mía). Đồng thời cần có h−ớng tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trên cơ sở các nguồn lực và điều kiện sẵn có tại địa ph−ơng. Trong ph−ơng án sử dụng đất này, cần chú ý nhất đến các vấn đề về thị tr−ờng và nguồn nhân lực, đây là vấn đề có tính chất quan trọng trong phát triển sản xuất theo h−ớng hàng hoá. - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông hộ Đối với các nhóm hộ có hiệu quả từ mức trung bình trở lên, bên cạnh việc đảm bảo an toàn l−ơng thực cần chú trọng phát triển các cây hàng hoá (mía, đậu t−ơng), định h−ớng theo quy hoạch chung của toàn huyện. Đảm bảo an toàn l−ơng thực, nhất là các nhóm hộ có hiệu quả thấp (TB kém và kém). Đối với các nhóm nông hộ, cần tập trung vào các vấn đề nh− về kỹ thuật, vốn (nhóm hộ hiệu quả thấp), các chính sách và thị tr−ờng (nhóm hộ có hiệu quả trên trung bình). Những vấn đề này ảnh h−ởng rất lớn tới các nông hộ, đảm bảo cho sự phát triển của họ. - 83 - - Giải pháp kỹ thuật Tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sử dụng các giống mới cho năng suất, chất l−ợng cao kết hợp với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ. Nghiên cứu các cây trồng mới phù hợp hơn với địa bàn. - Giải pháp vốn Vốn là điều kiện quan trọng trong sản xuất, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Nguồn vốn đầu t− cho sản xuất th−ờng là thiếu đối với các nông hộ, vì vậy cần có các chính sách −u tiên cho vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời cần đa dạng hoá hình thức cho vay, hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho những nông hộ còn gặp nhiều khó khăn. - Giải pháp nguồn nhân lực Vấn đề sản xuất hàng hoá, thâm canh tăng vụ, đ−a giống cây trồng mới vào sản xuất đòi hỏi phải có nguồn lao động có trình độ, do vậy cần phải nâng cao chất l−ợng nguồn nhân lực ở địa ph−ơng. Nâng cao trình độ hiểu biết của ng−ời dân bằng cách mở các lớp ngắn hạn về khuyến nông, tập huấn về tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao khoa học tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp mới vào sản xuất... - Giải pháp chính sách và thị tr−ờng Hoàn thiện các chính sách có liên quan tới sử dụng đất đai và nông hộ, đặc biệt là chính sách về sử dụng đất ổn định lâu dài, đầu t− cho phát triển nông nghiệp..., đảm bảo một sự phát triển ổn định và bền vững. Đồng thời luôn quan tâm, tìm hiểu thị tr−ờng để định h−ớng sản xuất một cách phù hợp, tránh gây thiệt hại cho ng−ời dân. - 84 - 5. Kết luận và đề nghị 5.1. Kết luận 1. Huyện Trùng Khánh là một huyện biên giới phía Bắc n−ớc ta, có vị trí rất quan trọng về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội với các nguồn tài nguyên t−ơng đối đa dạng. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 46.915,00 ha, trong đó diện tích đất nông lâm nghiệp chiếm 51,52% tổng diện tích tự nhiên, tuy nhiên diện tích ch−a sử dụng còn nhiều (46,30%), chủ yếu là núi đá không có rừng cây. Hiện nay, vấn đề sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất (đất canh tác) đang là vấn đề đ−ợc quan tâm trên địa bàn huyện. 2. Đề tài đã đ−a ra những lý luận về hiệu quả, về phát triển kinh tế nông hộ và về mô hình bài toán quy hoạch; đồng thời, từ nghiên cứu thực trạng và phân tích số liệu điều tra nông hộ, đề tài đã phân loại nông hộ, ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch và đề xuất h−ớng sử dụng đất, đáp ứng đ−ợc mục tiêu nghiên cứu đặt ra. 3. Đề tài b−ớc đầu xây dựng đ−ợc cách phân loại nông hộ theo các nhóm bằng thuật toán MacQueen, từ đó xây dựng đ−ợc ph−ơng án nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho toàn huyện nói chung và cho từng nhóm nông hộ nói riêng. Đây là vấn đề đ−ợc đ−a vào nghiên cứu lần đầu tiên trong sử dụng đất. 4. Việc ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính ngẫu nhiên đa mục tiêu trên các loại hình sử dụng đất canh tác chính cho các nông hộ có mức hiệu quả từ trung bình trở lên đã cho ta đ−ợc lời giải tối −u, từ đó đề xuất ph−ơng án sử dụng đất theo h−ớng hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng cho yêu cầu phát triển chung của cả huyện cũng nh− của các nông hộ. Đây là một ph−ơng pháp giúp cho việc xây dựng ph−ơng án sử dụng đất nông hộ nói riêng cũng nh− các lĩnh vực nông nghiệp khác nói chung một cách khá chính xác, đầy đủ - 85 - và có cơ sở khoa học chắc chắn, làm cơ sở cho các ph−ơng án quy hoạch đất đai và phát triển sản xuất nông nghiệp sau này. 5. Định h−ớng sử dụng đất cho các nhóm nông hộ đ−ợc xây dựng trên cơ sở bài toán tối −u cho các nông hộ đại diện cho ta một cái nhìn khái quát về sự phát triển trong sử dụng đất của các nhóm nông hộ, đảm bảo cho sự phát triển ngày càng đi lên của nông hộ trên địa bàn huyện Trùng Khánh. 5.2. Đề nghị - Huyện Trùng Khánh cần có những chính sách trong sử dụng đất (về mặt quản lý Nhà n−ớc), các chính sách về khuyến nông (về mặt kỹ thuật), đảm bảo cho sự phát triển của các nông hộ nói riêng và cả huyện nói chung. - Mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu áp dụng cho việc xây dựng ph−ơng án và đánh giá sử dụng đất canh tác của nông hộ trên địa bàn huyện Trùng Khánh là một ph−ơng pháp có tính khoa học và thực tiễn cao, cho ta một cách nhìn t−ơng đối đầy đủ và toàn diện về vấn đề quan tâm, vì vậy cần đ−ợc đ−a vào thực tế và có sự thử nghiệm tại các vùng khác để mô hình bài toán ngày càng hoàn thiện hơn. - Đề tài đ−ợc nghiên cứu trên cơ sở kết quả điều tra nông hộ năm 2003 nên kết quả còn chịu ảnh h−ởng nhiều của yếu tố khách quan, do vậy cần có h−ớng nghiên cứu và hoàn thiện thêm về chuỗi số liệu nghiên cứu, các ph−ơng pháp dự báo và quy hoạch, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nông hộ, phân nhóm hộ, mở ra h−ớng nghiên cứu mới cho các vùng khác trong cả n−ớc, có thể nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai. - Đề tài có thể đ−ợc tiếp tục nghiên cứu trong phát triển kinh tế nông hộ gắn với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện. - 86 - Tài liệu tham khảo I. Tiếng Việt 1. Đào Thế Anh, Lê Hoài Thanh (1997), "Sử dụng vốn, yếu tố gây phân hoá đối với sản xuất của hộ nông dân tại vùng Nam Thanh - Hải H−ng", Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp 1995 - 1996 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Đặng Văn Bảng (1998), Bài giảng Mô hình toán thuỷ văn, Tr−ờng Đại học Thuỷ lợi, Hà Nội. 3. Lê Thái Bạt và các cộng sự (2003), "Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất chính ở huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng", Tạp chí Khoa học đất số 19, Hội Khoa học đất Việt Nam, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Bỉ (2004), "Về việc giải bài toán tối −u trong công nghiệp rừng", Tạp chí NN & PTNT số tháng 2/2004, Hà Nội. 5. Hà Thị Thanh Bình (2002), Trồng trọt đại c−ơng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Vũ Thị Bình (1999), Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà (2002), Bài giảng Kinh tế sử dụng đất dùng cho học viên cao học QLĐĐ, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. 8. Ngô Đức Cát (2000), Kinh tế tài nguyên đất, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt (2004), Đất và sử dụng đất huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, Tạp chí Khoa học Đất số 20, Hà Nội. 10. Đỗ Kim Chung (1997), Các yếu tố ảnh h−ởng đến tiếp thu kỹ thuật phòng trừ dịch hại trong sản xuất nông nghiệp, biện pháp tổng hợp của nông dân ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. - 87 - 11. Nguyễn Văn C−ờng (2003), Tối −u hoá kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi cá của hộ nông dân huyện Văn Giang, tỉnh H−ng Yên, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 12. Nguyễn D−ơng Đán, Ngô Đức Cát (1995), Nguyên lý cơ bản về chính sách nông nghiệp nông thôn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Nguyễn Trọng Đắc, Nguyễn Thị Lan (1999), Bài giảng Kinh tế đất, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. 14. Trần Đình Đằng, Đinh Văn Đãn (1996), Kinh tế hộ nông dân, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Hội Khoa học đất Việt Nam (2003), Báo cáo kèm theo bản đồ đánh giá phân hạng đất đai huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng tỷ lệ 1/25.000, Hà Nội. 17. Hội Khoa học đất Việt Nam (2003), Báo cáo tóm tắt kèm theo bản đồ đất huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng tỷ lệ 1/25.000, Hà Nội. 18. Lê Văn Khoa (1999), Nông nghiệp và môi tr−ờng, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 19. Đặng Thọ Lộc, Phan Xuân Quý (2004), "Nghiên cứu mô hình canh tác trên đất dốc nhằm bảo vệ đất và l−u giữ một số nguồn gen bản địa tại huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng", Tạp chí NN & PTNT số tháng 4/2004, Hà Nội. 20. Lê Thế Lực (2004), "Tăng c−ờng tính tự chủ của nông dân trong các dự án phát triển nông thôn ở Quảng Bình", Tạp chí NN & PTNT số tháng 3/2004, Hà Nội. 21. Nguyễn Đình Nam và các tác giả (1995), Kinh tế phát triển nông thôn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hiến pháp n−ớc Cộng hoà XHCN Việt Nam 1992, Hà Nội. 23. Nxb. Chính trị quốc gia (1994), Mác - Ăngghen toàn tập, tập 25, Hà Nội. 24. Nxb. Chính trị Quốc gia (2003), Luật Đất đai năm 2003, Hà Nội. - 88 - 25. Trần An Phong (1994), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 26. Phòng Nông nghiệp Trùng Khánh (2004), Số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2003, Trùng Khánh - Cao Bằng. 27. Phòng Thống kê Trùng Khánh (2004), Niên giám thống kê năm 2003, Trùng Khánh - Cao Bằng. 28. Hoàng Văn Phụ (2004), "Phân tích đa dạng hoạt động và thu nhập nông hộ ở vùng núi phía bắc: Nghiên cứu tr−ờng hợp ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí NN & PTNT số tháng 4/2004, Hà Nội. 29. Đoàn Công Quỳ (2002), Ph−ơng pháp toán trong quy hoạch (Bài giảng cao học ngành QLĐĐ), Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 30. Đoàn Công Quỳ (2003), Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 31. Lê H−ng Quốc (2004), "Phong trào thi đua phấn đấu đạt và v−ợt 50 triệu/ha và hộ nông dân thu nhập 50 triệu đồng/năm", Tạp chí NN & PTNT số tháng 4/2004, Hà Nội. 32. Hoàng Minh Sơn (2004), "Mô hình hoá thế giới với đối t−ợng", Đặc san Tự động hoá, đo l−ờng, điều khiển - Tạp chí Tự động hoá ngày nay, Hà Nội. 33. Bùi Thế Tâm, Bùi Minh Trí (1996), Giáo trình Tối −u hoá, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội. 34. Lê Vĩnh Thanh (1997), "Nghiên cứu kinh tế hộ nông dân Chợ Đồn - Bắc Thái (Vùng núi đá Ngọc Phái, Yên Th−ợng)", Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp 1995 - 1996 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 35. Nguyễn Hải Thanh (1997), "Một số mô hình tối −u dùng trong nông nghiệp", Kết quả nghiên cứu khoa học tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Quyển 3, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. - 89 - 36. Nguyễn Hải Thanh (1998), "Một ph−ơng pháp t−ơng tác ng−ời - máy tính giải bài toán vận tải cân bằng thu phát nhiều mục tiêu trong môi tr−ờng mờ", Hệ mờ và ứng dụng, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 37. Nguyễn Hải Thanh (2000), "Một số ph−ơng pháp giải bài toán tối −u đa mục tiêu", Kết quả nghiên cứu khoa học tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Quyển 4, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 38. Phạm Chí Thành và các cộng sự (1996), Hệ thống nông nghiệp (Bài giảng cao học nông nghiệp), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 39. Đào Châu Thu (2002), Bài giảng cao học Hệ thống nông nghiệp cho học viên cao học ngành QLĐĐ, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 40. Tô Dũng Tiến (2004), "Sử dụng linh hoạt đất đai nông nghiệp", Báo cáo tại Hội thảo thuộc Dự án ACIAR ANRE 1/1997/092 ngày 25-26 tháng 2 năm 2004, Hà Nội. 41. Nguyễn Duy Tính, Nguyễn Thị Hồng Loan (1997), "Xu thế chuyển đổi hệ thống cây trồng của hộ nông dân vùng đồng bằng sông Hồng sau khoán 10", Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp 1995 - 1996 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 42. Tổng cục Địa chính (2001), Kết quả Tổng kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2000, Hà Nội. 43. Nguyễn Thanh Trà (2004), "Nghiên cứu đánh giá ảnh h−ởng của chính sách giao đất nông lâm nghiệp đến hiệu quả sử dụng đất nông hộ ở một số huyện miền núi", Tạp chí NN & PTNT số tháng 2/2004, Hà Nội. 44. Tô Cẩm Tú (1997), Một số ph−ơng pháp tối −u hoá trong kinh tế, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 45. Hoàng Đình Tuấn, Nguyễn Quang Dong, Ngô Văn Thứ (1998), Mô hình toán kinh tế, Tr−ờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. - 90 - 46. Uỷ ban nhân dân huyện Trùng Khánh (1/2004), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội năm 2003, mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2004, Trùng Khánh. 47. Đỗ Văn Viện, Đặng Văn Tiến (2000), Bài giảng Kinh tế hộ nông dân, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 48. D−ơng Đức Vĩnh (1997), "Hiện trạng và những cản trở chủ yếu trong việc phát triển kinh tế hộ nông dân ở một huyện miền núi thuộc vùng Đông Bắc", Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp 1995 - 1996 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 49. Nguyễn Thị Vòng (2001), "Nghiên cứu quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng", Báo cáo nghiên cứu khoa học, Hà Nội. II. Tiếng Anh 50. C. Mohan, H.T. Nguyen (1999), "A controlled random search technique incorporating the simulated annealing concept for solving integer and mixed integer global optimization problems", Computational Optimization and Application 14, Kluwer Academic Publishers. 51. C. Mohan, H.T. Nguyen (2001), "An interactive satisficing method for solving multiobjective mixed fuzzy - stochastic programming problems", Fuzzy Sets and Systems 117. 52. C. Mohan, H.T. Nguyen (1999), "Preference level interactive method for solving multiobjective fuzzy programming problems", Asia - Pacific Journal of Operational Research 16. - 91 - Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và ch−a hề đ−ợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đ∙ đ−ợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đ∙ đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2004 Học viên Nguyễn Tuấn Anh - i - Lời cảm ơn Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi luôn đ−ợc sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của tập thể các thày cô giáo Bộ môn Quy hoạch đất đai, các thày cô giáo Tiểu ban Quy hoạch đất, các thày cô giáo Khoa Đất và Môi tr−ờng, khoa Sau đại học, tr−ờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp. Sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Hải Thanh, ng−ời h−ớng dẫn khoa học, đã giúp tôi hoàn thành luận văn này về vấn đề ứng dụng mô hình quy hoạch trong sử dụng đất. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và các Phòng, Ban huyện Trùng Khánh, đặc biệt là tổ địa chính thuộc Phòng Nông nghiệp đã phối hợp nhiệt tình, giúp đỡ tôi trong thời gian điều tra số liệu và có những ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn của tôi. Tự đáy lòng mình, tôi xin chân thành cảm ơn đối với mọi sự quan tâm, giúp đỡ, động viên quý báu và kịp thời đó! Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2004 Học viên Nguyễn Tuấn Anh - ii - Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu Chữ viết tắt Giải thích CNHN Công nghiệp hàng năm CNXH Chủ nghĩa xã hội DT Diện tích ĐH Đại học GTSX Giá trị sản xuất LUT Loại hình sử dụng đất MNCD Mặt n−ớc chuyên dùng NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thuỷ sản QLĐĐ Quản lý đất đai SDĐ Sử dụng đất SLLT Sản l−ợng l−ơng thực TB Trung bình TNHH Thu nhập hỗn hợp VLXD Vật liệu xây dựng XHCN Xã hội chủ nghĩa - iii - Danh mục các bảng Bảng 1. Hiện trạng tình hình quản lý và sử dụng đất của nông hộ ................. 20 Bảng 2. Các nhóm đất chính huyện Trùng Khánh .......................................... 40 Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2003 huyện Trùng Khánh..................... 41 Bảng 4. Biến động các loại đất giai đoạn 2000 - 2003.................................... 45 Bảng 5. Hiện trạng và khả năng sử dụng đất canh tác .................................... 47 Bảng 6. Tình hình biến động dân số, lao động những năm gần đây ............... 48 Bảng 7. Diện tích, năng suất, sản l−ợng một số cây trồng chính .................... 51 Bảng 8. Các kiểu sử dụng đất canh tác huyện Trùng Khánh .......................... 56 Bảng 9. Kết quả phân nhóm nông hộ theo hiệu quả........................................ 58 Bảng 10. Kết quả phân các nhóm nông hộ theo sử dụng đất .......................... 61 Bảng 11. Kết quả chạy bài toán tối −u ............................................................ 70 Bảng 12. Kết quả chọn hộ đại diện để xây dựng bài toán nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông hộ cho từng nhóm hộ ........................................... 73 Bảng 13. Kết quả chạy bài toán nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông hộ....... 79 Bảng 14. Dự kiến ph−ơng án sử dụng đất canh tác ......................................... 81 - iv - Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 1. L−ợng m−a và l−ợng bốc hơi bình quân tháng .............................. 36 Biểu đồ 2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Trùng Khánh năm 2003....................... 43 Biểu đồ 3. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2003 ................................... 44 Biểu đồ 4. Biến động đất đai huyện Trùng Khánh năm 2000 - 2003.............. 46 Biểu đồ 5. Cơ cấu tổng sản phẩm huyện Trùng Khánh năm 2003.................. 50 Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 1. Các mức cản trở trong phát triển kinh tế nông hộ............................. 19 Sơ đồ 2. Vai trò của mô hình hoá trong ph−ơng pháp làm việc của ng−ời kỹ s− ................................................................................................ 22 Sơ đồ 3. Các b−ớc triển khai mô hình toán học trong thực tế ......................... 30 Sơ đồ 4. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Trùng Khánh trong tỉnh Cao Bằng............. 33 Sơ đồ 5. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2003 huyện Trùng Khánh........... 42 Sơ đồ 6. Biến động dân số và lao động qua một số năm ................................. 48 Sơ đồ 7. Tổng sản l−ợng l−ơng thực quy thóc qua một số năm ...................... 52 Sơ đồ 8. Sơ đồ các xã điều tra nông hộ huyện Trùng Khánh .......................... 55 - v - Mục lục Lời cam đoan...................................................................................................... i Lời cảm ơn......................................................................................................... ii Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu...............................................................iii Danh mục các bảng .......................................................................................... iv Danh mục các biểu đồ ....................................................................................... v Danh mục các sơ đồ .......................................................................................... v Mục lục............................................................................................................. vi 1. Mở đầu.......................................................................................................... 1 2. Tổng quan tài liệu........................................................................................ 3 2.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất.......................... 3 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả..................................................................... 3 2.1.2. Phân loại hiệu quả ........................................................................... 4 2.1.3. Ph−ơng pháp chung để xác định hiệu quả....................................... 5 2.1.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất........................................................ 7 2.1.5. Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất .................................. 13 2.2. Một số vấn đề liên quan tới sử dụng đất nông hộ.............................. 15 2.2.1. Nhận thức chung về nông hộ......................................................... 15 2.2.2. Sử dụng đất trong nông hộ ............................................................ 19 2.3. Một số lý luận cơ bản về mô hình bài toán quy hoạch và ứng dụng của nó......................................................................................... 22 2.3.1. Khái quát về ph−ơng pháp mô hình hoá và mô hình toán học...... 22 2.3.2. Một số phần mềm giải bài toán quy hoạch ................................... 25 2.3.3. Một số ứng dụng của bài toán quy hoạch ..................................... 28 3. Đối t−ợng, nội dung, ph−ơng pháp nghiên cứu ...................................... 31 3.1. Đối t−ợng, phạm vi nghiên cứu .......................................................... 31 3.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................... 31 3.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu.................................................................... 31 - vi - 4. Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 34 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................. 34 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 34 4.1.2. Hiện trạng sử dụng và biến động đất đai....................................... 40 4.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội ............................................................... 47 4.1.4. Vấn đề sử dụng đất canh tác của nông hộ huyện Trùng Khánh ... 56 4.2. ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch trong phát triển kinh tế nông hộ thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất .................. 63 4.2.1. Phát biểu và xây dựng mô hình bài toán quy hoạch...................... 63 4.2.2. Những nhận xét và đánh giá về kết quả chạy mô hình bài toán.... 80 4.3. Định h−ớng và giải pháp về sử dụng đất của nông hộ trên địa bàn huyện Trùng Khánh ........................................................................... 81 4.3.1. Những quan điểm về sử dụng đất.................................................. 81 4.3.2. Những định h−ớng sử dụng đất ..................................................... 81 4.3.3. Những giải pháp trong phát triển kinh tế nông hộ ........................ 83 5. Kết luận và đề nghị ................................................................................... 85 5.1. Kết luận ............................................................................................ 85 5.2. Đề nghị ............................................................................................. 86 Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 87 Phần phụ lục - vii - Phần phụ lục Danh mục phụ lục 1. Một số yếu tố về khí hậu, thời tiết huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. 2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Trùng Khánh năm 2003 (Biểu HT-01a, HT- 01b, HT-03 và HT-06) 3. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra và phân loại nông hộ. 4. Kết quả phân loại nông hộ bằng phần mềm Minitab theo hiệu quả. 5. Kết quả phân loại nhóm nông hộ bằng phần mềm Minitab theo sử dụng đất (nhóm hộ khá, TB khá, TB, TB kém và kém). 6. Kết quả chạy bài toán 1 (bài toán cấp huyện) bằng phần mềm PRELIME. 7. Kết quả chạy bài toán 2 (bài toán nông hộ) bằng phần mềm MULTIOPT (Ví dụ cho hộ đại diện cho nhóm nông hộ có hiệu quả khá và mức sử dụng đất cao). Bộ giáo dục và đào tạo Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội W Y Z X Nguyễn Tuấn Anh “ ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch trong việc sử dụng đất của nông hộ trên địa bàn huyện trùng khánh, tỉnh cao Bằng ” Chuyên ngành: QLĐĐ M∙ số: 4.01.03 luận văn thạc sĩ nông nghiệp Ng−ời h−ớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hải Thanh Hà Nội - 2004 Bộ giáo dục và đào tạo Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội W Y Z X Nguyễn Tuấn Anh “ ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch trong việc sử dụng đất của nông hộ trên địa bàn huyện trùng khánh, tỉnh cao Bằng ” luận văn thạc sĩ nông nghiệp Hà Nội - 2004 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2016.pdf
Tài liệu liên quan