Lời nói đầu
Như chúng ta đã biết, một ngân hàng hàng ngày phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khác nhau. Khi lãi suất thay đổi, thu nhập từ lãi, chi phí trả lãi cũng như giá trị của các tài sản ngân hàng( đặc biệt là danh mục đầu tư) đều bị ảnh hưởng. Tình trạng khách hàng vay vốn không thanh toán được nợ buộc ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng cũng như rủi ro về khả năng thanh toán của ngân hàng. Thêm vào đó, ngân hàng phải đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn từ phía các nhà lập
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá trong các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp về vấn đề tăng cường vốn chủ sở hữu- nguồn vốn có chi phí cao nhất- nhằm bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro trong quá trình hoạt động. Do vậy, các ngân hàng đều phải cố gắng để tìm ra những giải pháp để tăng vốn chủ sở hữu và hạn chế rủi ro.
Các ngân hàng đã sử dụng những công cụ mới như : trái phiếu tái cấu trúc, chứng khoán hoá các khoản cho vay, chứng khoán kết hợp…Những công cụ này không chỉ giúp ngân hàng hạn chế một cách hiệu quả rủi ro mà còn tạo cho ngân hàng những nguồn thu nhập mới từ lệ phí, giúp ngân hàng có thể phục vụ khách hàng tốt hơn, thậm chí cả trong giai đoạn khó khăn về nguồn vốn. Trong đó kỹ thuật chứng khoán hoá được coi là một trong những công cụ hiệu quả và hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các NHTM ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam, kỹ thuật này vẫn chưa được sử dụng bởi rất nhiều lí do, trong khi thực tiễn lại đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về việc giảm rủi ro, tăng thu nhập đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Vì vậy, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “ ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Do kiến thức của nhóm còn hạn chế, và đây còn là một vấn đề rất mới, vì vậy chắc chắn đề tài sẽ có rất nhiều thiếu sót. Chúng em xin cảm ơn thầy giáo Vương Trọng Nghĩa đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong việc hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Cuối cùng, chúng em mong muốn sẽ có những ý kiến góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.!
Hà nội, ngày 05/04/2005
PHần I: Lý thuyết chung về chứng khoán hoá
I.Lý thuyết chung về CKH
1. Khái niệm chứng khoán hoá:
a.Khái niệm chung về chứng khoán hoá:
CKH – một khái niệm được nhắc tới rất nhiều trong thời gian gần đây. Vậy thế nào là CKH ? Trên thực tế, kỹ thuật này đã không còn xa lạ với các thị trường tài chính phát triển cũng như một số thị trường mới nổi. CKH được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để liên kết các khu vực của thị trường tài chính và tạo ra tính linh hoạt cho thị trường.
Thuật ngữ CKH được sử dụng để chỉ một tập hợp các công nghệ tài chính, bao gồm những cơ cấu cho vay có bảo đảm từ đơn giản nhất cho đến những cấu trúc phức tạp hơn rất nhiều trong quá trình thực hiện việc bán các tài sản tài chính.
Hiểu một cách cơ bản nhất, CKH là việc tái cơ cấu một tập hợp những khoản phải thu và đưa chúng về dạng thức có thể chuyển đổi được. Những CK phát sinh từ nghiệp vụ này có thể là cổ phiếu hoặc trái phiếu, nhưng nhìn chung chúng đều phải dựa trên một tập hợp các tài sản tài chính hoặc các khoản phải thu. Trên thực tế, mục tiêu của CKH chính là nhằm tách biệt rủi ro mất khả năng thanh khoản của người chủ sở hữu tài sản, các khoản phải thu ban đầu và rủi ro của chính các tài sản hay các khoản phải thu đó. Uỷ ban Chứng khoán ( UBCK) của Mỹ đã đưa ra một định nghĩa về CKH khá chặt chẽ như sau: “ Chứng khoán hoá là việc tạo ra các chứng khoán dựa trên các luồng tiền cố định hoặc mang tính chất tuần hoàn của một tập hợp tách biệt các khoản phải thu hoặc các tài sản tài chính. Các chứng khoán này tuỳ theo cấu trúc thời hạn của chúng sẽ được chuyển đổi thành tiền trong một khoản thời gian xác định kèm theo những quyền hưởng lợi khác và quyền đối với những tài sản được sử dụng nhằm đảm bảo việc trả nợ hoặc phân phối định kỳ các khoản thu được cho người sở hữu chứng khoán.” Đây được coi là một định nghĩa chính xác nhất về kỹ thuật tài chính này.
Trước tiên kỹ thuật CKH có nguồn gốc từ Mỹ vào cuối những năm 60 của thế kỷ 20, khi Chính Phủ Mỹ thành lập Hiệp hội thế chấp bất động sản Quốc gia( Government National Mortagage Association GNMA), tổ chức này có tên gọi tắt là “ Ginnie Mae”. Tổ chức này được thành lập nhằm hỗ trợ thị trường cho vay thế chấp bất động sản của Mỹ và dẫn đến sản phẩm đầu tiên của kỹ thuật CKH. Đó là các khoản chứng khoán qua trung gian chuyển đổi dựa trên các khoản vay thế chấp bất động sản hay còn gọi là các chứng khoán Ginnie Mae. Hiệp hội này được Chính phủ Mỹ thành lập năm 1968 dưới dạng một công ty trực thuộc Vụ phát triển nhà ở và đô thị. GNMA thực hiện cam kết mua các khoản nợ có thế chấp bất động sản từ các nhà cho vay riêng lẻ với giá ưu đãi để trợ giúp cho cho sự phát triển của khu vực nhà ở tại nước Mỹ. Song song với việc mua các khoản nợ, GNMA thực hiện việc phát hành các chứng khoán được bảo đảm bằng một tập hợp các khoản vay có thế chấp bất động sản nêu trên theo sự chấp thuận của Vụ phát triển nhà ở và đô thị.
Quy trình CKH các khoản nợ thế chấp này ở Mỹ thực hiện theo các bước sau đây:
Ngân hàng cho công chúng trong cộng đồng vay tiền mua nhà cửa, đất đai. Khoản vay được thế chấp bằng chính bất động sản mà khách hàng vay tiền để mua nhà.
Ngân hàng tập hợp lại một nhóm những khoản vay thế chấp đủ tiêu chuẩn . Những khoản vay thế chấp trong cùng một nhóm phải là những khoản vay để mua bất động sản sử dụng cho một gia đình của cư dân trong cộng đồng.
Mọi khoản vay thế chấp trong một nhóm phải được một trong những cơ quan liên bang sau đây bảo đảm: Cơ quan quản lý nhà đất liên bang (Federal Housing Administration); Cơ quan tài trợ nhà đất nông nghiệp (Famers Home Authority); Hội cựu chiến binh (Veterans Administration).
Tổng số các khoản vay thế chấp trong một nhóm ít nhất phải là một triệu USD.
Mọi khoản vay thế chấp trong cùng một nhóm phải có cùng thời hạn.
Mọi khoản vay thế chấp trong cùng một nhóm phải có cùng lãi suất (thường là lãi suất do Cơ quan quản lý nhà đất liên bang- FHA và Hội cựu chiến binh- VA áp dụng).
Sau khi tập hợp những khoản vay thế chấp có đủ tiêu chuẩn như trên thành một nhóm, các ngân hàng cho vay thế chấp sẽ đệ đơn trình lên đề nghị GNMA để GNMA mua lại các khoản vay này với lãi suất ưu đãi.
GNMA phát hành chứng khoán coupon với lãi suất thấp hơn lãi suất của những khoản cho vay thế chấp trong nhóm liên quan đến 50 điểm cơ sở. Nếu như lãi suất của những khoản vay này là 13% thì lãi suất chứng khoán GNMA sẽ là 12.50%.
Các chứng khoán GNMA sẽ được bán ra cho công chúng đầu tư: Như vậy, những người sở hữu chứng khoán GNMA được hưởng một phần lãi suất của tập hợp những khoản vay thế chấp nói trên. Những chứng khoán do GNMA phát hành được đảm bảo bằng uy tín của Chính phủ Mỹ. Các đơn vị giá trị của chứng khoán này thường là 25.000,100.000,500.000 và 1 triệu USD. Chúng được coi là những công cụ đầu tư hợp pháp với những tổ chức tín dụng đặc quyền của liên bang.
Thông qua một chương trình (Chuyển đổi trung gian Pass - through), các khoản thanh toán lãi và gốc của những khoản vay có thế chấp được tập hợp lại thành nhóm nói trên được chuyển cho những người sở hữu chứng khoán GNMA sau khi đã trừ đi phí dịch vụ. Những chứng chỉ mang tính chất chuyển đổi trung gian này thường có thời hạn tương ứng với thời hạn của những khoản cho vay thế chấp, tức là từ 12 đến 40 năm. Vì việc trả nợ đối với những khoản vay thế chấp này trong thực tế được hoàn tất sớm hơn rất nhiều, nên thời hạn của những chứng khoán GNMA ngắn hơn dự kiến đáng kể.
Sản phẩm của kỹ thuật CKH ngày càng phát triển một cách nhanh chóng, trở thành một kỹ thuật tài chính tài chính toàn cầu với các giao dịch được thực hiện ở Bắc Mỹ cũng như ở Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu á, châu úc. Cho đến nay, thị trường Mỹ vẫn được coi là thị trường hiệu quả nhất đối với nghiệp vụ CKH, bởi vì thị trường này vẫn thường xuyên cung cấp những tập hợp những tài sản lớn mang tính đồng nhất dưới sự quản lý của cùng một cơ quan pháp quyền.
Các nghiệp vụ CKH ngày nay càng ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong tất cả các ngành đối với nhiều loại hình chủ thể kinh tế khác nhau. Bắt đầu được thực hiện bằng việc CKH các khoản cho vay thế chấp bất động sản của ngân hàng tại Mỹ, ngày nay CKH còn được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng như là một biện pháp hữu hiệu để thu hút vốn. Nếu như trước khi có kỹ thuật này, các doanh nghiệp muốn huy động được vốn đầu tư thường từ hai nguồn là nguồn vốn cấp hay vốn góp ban đầu của các doanh nghiệp khi thành lập và nguồn vay nợ từ hệ thống ngân hàng trong nước, trong đó nợ ngân hàng là nguồn tài trợ lớn nhất. Sự phụ thuộc quá mức của doanh nghiệp vào nguồn nợ ngân hàng đã dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ cấu tài chính của cả hai khu vực quốc doanh và ngân hàng. Tình trạng tăng trưởng tín dụng bất hợp lý dẫn đến tình trạng nợ khó đòi quá lớn và tỷ lệ an toàn vốn không đủ yêu cầu, dẫn đến việc ngân hàng thắt chặt hơn việc cho vay và do vậy khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng đối với các doanh nghiệp lại càng trở nên khó khăn hơn. Từ khi CKH ra đời , các doanh nghiệp có thêm một kênh huy động vốn thay thế, đó chính là phát triển thị trường chứng khoán, trong số đó CKH là một phương thức phát hành chứng khoán với những đặc điểm ưu việt nhờ những lợi ích mới mẻ mà nó mang lại cho nền kinh tế.
CKH trong các doanh nghiệp được thực hiện bằng cách: một tập hợp tài sản tài chính (hiện có hoặc trong tương lai) của doanh nghiệp (gọi là “ bên khởi tạo tài sản”- originator) được bán cho một “ doanh nghiệp chuyên dụng” (special purpose vehicle, SPV) mà tiền mua tài sản được doanh nghiệp chuyên dụng này huy động thông qua phát hành chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản thu từ tập hợp tài sản tài chính đó.
Như vậy, một giao dịch CKH trong các doanh nghiệp thường bao gồm một số bước sau:
Doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn tập hợp và phân loại tài sản tài chính của mình để chọn ra một tập hợp tài sản đủ tiêu chuẩn để chứng khoán hoá (doanh nghiệp này được gọi là bên khởi tạo).
Tài sản tài chính được CKH có thể là các khoản phải thu (trade receivables) đã thể hiện trên bảng cân đối kế toán của bên khởi tạo tài sản hoặc các khoản thu thể hiện bằng dòng tiền trong tương lai (future cashflows) mà bên khởi tạo tài sản dự kiến thu được. Nhìn chung, các tài sản tài chính có tính đồng nhất và có cơ sở dữ liệu đáng tin cậy để có thể dự báo được dòng thu nhập thì đều có thể CKH được .
Bên khởi tạo tài sản bán tập hợp tài sản đã được lựa chọn cho một doanh nghiệp chuyên dụng SPV
Một đặc điểm cơ bản tạo nên tính ưu việt của CKH là tài sản khi đã được bán phải hoàn toàn tách biệt với tài sản của bên khởi tạo tài sản. Để đạt được mục đích đó, hai yêu cầu được đặt ra là:
SPV phải được cấu trúc như là một doanh nghiệp khó phá sản (bankrupcy remoteness), nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư được đảm bảo từ tài sản mà bên khởi tạo đã chuyển nhượng cho SPV.
Việc chuyển nhượng tài sản từ bên khởi tạo tài sản cho SPV phải là chuyển nhượng tuyệt đối, hay thực bán (true sale). Điều này có nghĩa là toàn bộ lợi ích và rủi ro kinh tế của tài sản – tức là toàn bộ quyền sở hữu được chuyển giao cho SPV, và quyền của SPV được nhận các khoản thu từ tài sản sẽ không bị ảnh hưởng trong trường hợp bên khởi tạo tài sản bị phá sản, nghĩa là tài sản không thể bị chi phối bởi các bên chủ nợ của bên khởi tạo tài sản.
Để thanh toán cho tập hợp tài sản được mua, SPV phát hành chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản thu từ tập hợp tài sản đó.
Trong giao dich CKH , chứng khoán có thể được phát hành dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm trái phiếu, thương phiếu (commercial paper), hoặc chứng chỉ đầu tư (investment certificate) tuỳ theo cấu trúc của từng giao dịch cụ thể cũng như hình thức pháp lý của doanh nghiệp chuyên dụng (là công ty cổ phần hay quỹ tín thác (trust) hay công ty hợp danh). Chứng khoán này cũng có thể được phát hành ra công chúng (public offering) trên thị trường tập trung hoặc được phát hành riêng lẻ (private placement) trên thị trường phi tập trung.
Như vậy là bằng cách này doanh nghiệp có thể có thêm một nguồn vốn đầu tư dài hạn để phục vụ cho những mục tiêu của mình trong sản xuất kinh doanh.
b. Đặc điểm của chứng khoán hoá:
Quá trình CKH là một tập hợp các tài sản có tính chất tương đồng, có tính thanh khoản thấp, có khả năng tạo ra dòng tiền, và phát hành các quyền đòi nợ trên cơ sở các dòng tiền đó dưới các dạng chứng khoán.
Chúng ta có thể thấy CKH có một số đặc điểm sau đây:
- CKH là một quá trình tập hợp và phân tách; là quá trình tái cấu trúc một thực thể thống nhất. Các tài sản được CKH trước tiên phải được tập hợp lại thành nhóm theo dòng tiền mà tập hợp tài sản này tạo ra. Sau đó, người ta chia nhỏ giá trị của tập hợp dòng tiền này thành các chứng khoán theo những mệnh giá nhất định bán được trên thị trường.
- CKH là một quá trình tạo thêm các chứng khoán cho thị trường.
- Các chứng khoán được phát hành ra có thể được đảm bảo bằng một tài sản thực (tài sản thế chấp), ví dụ như trường hợp chứng khoán hoá các khoản cho vay thế chấp, hoặc không được bảo đảm bằng một tài sản thực - trong trường hợp chứng khoán hoá các khoản phải thu.
c.Những cấu trúc CKH đặc trưng:
Cấu trúc của kỹ thuật CKH thường được chia làm hai loại, tùy theo quyền hưởng lợi mà nhà đầu tư chứng khoán có được đối với tài sản liên quan.
Cấu trúc thứ nhất là nhà đầu tư có quyền sở hữu trực tiếp đối với tài sản có liên quan và được gọi là cơ cấu qua trung gian chuyển đổi (pass-through). Với mô hình trung gian chuyển đổi doanh nghiệp chuyên dụng sẽ phát hành chứng khoán vốn dưới dạng chứng chỉ đầu tư (investment certificates) cho các nhà đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chuyên dụng thường được thành lập dưới dạng quỹ tín thác (trust). Chứng khoán phát hành là chứng chỉ đầu tư thể hiện quyền sở hữu gián tiếp của nhà đầu tư đối với tài sản được CKH. Trong mô hình này, các khoản tiền thu được về từ tài sản theo định kỳ sẽ được chia hết cho các nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của họ sau khi đã trừ đi các chi phí trả cho các bên tham gia giao dịch. Tuy nhiên trong mô hình này các nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro về khả năng xảy ra các khoản thanh toán trước hạn từ Bên có nghĩa vụ thanh toán.
Cơ cấu thứ hai tạo nên những công cụ nợ được đảm bảo bằng việc thanh toán của các khoản phải thu và được gọi là cấu trúc qua trung gian thanh toán (pay - through). Cấu trúc qua trung gian thanh toán chiếm vị trí chủ đạo trên thị trường Mỹ và thực tế thì mọi kỹ thuật CKH tại các nước khác đều dựa trên cơ sở qua trung gian thanh toán. Mô hình này ra đời nhằm khắc phục tính không chắc chắn về mức độ trả nợ trước hạn đối với tài sản bảo đảm trong giao dịch giao dịch CKH .Với mô hình trung gian thanh toán, SPV sẽ phát hành chứng khoán nợ cho các nhà đầu tư và do vậy vẫn duy trì quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm. Ngược lại với mô hình trung gian chuyển đổi, mô hình trung gian thanh toán cho phép SPV có thể cơ cấu chứng khoán nợ thành nhiều hạng khác nhau về thời gian đáo hạn và lãi suất. Một mô hình trung gian thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất là mô hình trong đó dòng tiền thu về sẽ được phân phối trả lãi và gốc của các loại chứng khoán nợ được phát hành theo trật tự ưu tiên khác nhau. Nguyên tắc cơ bản của cơ cấu này là loại chứng khoán hưởng lãi suất cao có thời gian đáo hạn dài hơn và không được trả gốc cho tới khi cả gốc và lãi của trái phiếu hưởng lãi suất thấp hơn đã được thanh toán hết. Quỹ tín thác hoặc doanh nghiệp sẽ dùng tiền thu được từ các bên có nghĩa vụ thanh toán lãi và gốc cho các nhà đầu tư vào chứng khoán. Ngoài ra cũng cần phải kể đến vai trò của tổ chức hỗ trợ thanh khoản (liquidity support provider), thường là một ngân hàng thương mại cam kết ứng tiền cho doanh nghiệp chuyên dụng để thanh toán cho các nhà đầu tư trong trường hợp các bên có nghĩa vụ chưa thu về kịp.
2.Đặc điểm của CKH :
-Thứ nhất, CKH là một trong những công cụ tài chính mới, nằm trong thị trường chứng khoán. Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường tài chính bao gồm rất hai thị trường chính là thị trường tín dụng và thị trường trao đổi các giấy tờ có giá. Trong đó thị trường trao đổi các giấy tờ có giá bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Bản chất của thị trường chứng khoán là trao đổi các chứng khoán như thương phiếu, cổ phiếu, trái phiếu… giữa các chủ thể sở hữu khác nhau với một bên là người chưa có nhu cầu sử dụng vốn và một bên là người cần sử dụng vốn. Hàng hóa trao đổi trên thị trường chứng khoán thực chất là mua bán quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định, nhưng về mặt pháp lý người bán quyền sử dụng vốn vẫn nắm quyền sở hữu nó.
- Thứ hai, hàng hóa của CKH cũng là những chứng khoán nhưng là những chứng khoán được phát hành có một số điểm khác biệt. Thực tiễn cho thấy người ta thường CKH các khoản cho vay mua ôtô, mua máy tính, mua nhà.. ; các khoản phải thu về cho thuê bất động sản, phải thu trong xuất khẩu, thu tiền bản quyền, phải thu trong thanh toán bằng thẻ tín dụng, thu thuế của Chính phủ… Nhìn chung các tài sản này thường được chia làm hai loại: Loại tài sản được đảm bảo bằng việc cầm cố, thế chấp một tài sản thực, ví dụ như khoản cho vay có thế chấp bằng bất động sản ; và các tài sản không được bảo đảm bằng một tài sản thực như các khoản phải thu. Tập hợp các tài sản được CKH phải có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Tương đối đồng nhất, được phép chuyển nhượng và tạo ra được những dòng tiền ở những thời điểm nhất định trong tương lai.
+ Phải tương đối lớn, bao gồm nhiều tài sản trong đó rủi ro của một hoặc một số ít tài sản không làm ảnh hưởng đến giá trị của tập hợp tài sản đó.
+Quyền tiếp nhận các dòng tiền tạo ra từ tập hợp các tài sản trên không phụ thuộc vào sự tồn tại hay phá sản của bên khởi tạo.
3.Chức năng của CKH:
Thứ nhất, tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế: CKH cho phép các doanh nghiệp huy động được nguồn vốn với thời hạn dài hơn các nguồn vay tín dụng thương mại thông thường, do vậy đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp về tính phù hợp về thời hạn giữa tài sản và nguồn. Hơn nữa, đối với nhiều doanh nghiệp hoặc quốc gia có định mức tín nhiệm không cao, khác với phương thức phát hành trái phiếu truyền thống , CKH là kỹ thuật tài chính duy nhất cho phép các doanh nghiệp/quốc gia đó tiếp cận được với thị trường vốn với mức chi phí hiệu quả nhờ lựa chọn và sử dụng những tài sản tốt làm đảm bảo (những tài sản này được xếp hạng về định mức tín nhiệm cao hơn xếp hạng của bản thân doanh nghiệp sở hữu tài sản đó).
Với kỹ thuật CKH, doanh nghiệp huy động co thể tăng tính thanh khoản của các hạng mục tài sản của mình. Các khoản phải thu từ khách hàng được chuyển thành tiền mặt (kể cả nguồn thu trong tương lai) giúp doanh nghiệp ngay lập tức có nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thay vì phải đợi cho tới khi thu được tiền từ khách hàng.
Thứ hai, đa dạng hóa các nguồn tài trợ và khả năng truy cập thị trường vốn, giảm chi phí và sử dụng vốn tối ưu: Khi được chuyển đổi với một cơ cấu phù hợp, các nghĩa vụ thanh toán dựa trên các khoản phải thu sẽ được cách ly với rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng nói chung của định chế tài chính liên quan. Việc bán các khoản phải thu và phát hành chứng khoán được dựa trên các khoản phải thu này sẽ giúp các định chế tài chính có thể thường xuyên tiếp cận với những thị trường mới và các nhà đầu tư mới, đồng thời không bị lệ thuộc vào quan hệ tín dụng truyền thống. Bên cạnh đó, các ngân hàng sử dụng CKH để triệt tiêu rủi ro tín dụng, tuy số lợi nhuận thu được thấp hơn mức lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng với khách hàng vay tiền nhưng số lãi thu được sớm hơn, khả năng quay vòng vốn nhanh hơn. Chính vì vậy mà những chi phí phát sinh từ việc sử dụng vốn trở nên tối ưu.
Thứ ba, CKH giúp quản lý đòn bẩy tài chính: kỹ thuật CKH với đúng nghĩa của nó sẽ đồng thời loại bỏ các khoản phải thu ra khỏi bảng cân đối kế toán của định chế tài chính mà vẫn đảm bảo được nguồn lợi từ những khoản phải thu này.So với các phương thức huy động nợ khác, CKH giúp cải thiện bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp huy động vì không làm tăng đòn bẩy tài chính. Bằng việc chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền , giao dịch CKH không làm ảnh hưởng tới phần nợ trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Thứ tư, tăng tính linh hoạt của thị trường vốn: Kỹ thuật CKH là một sự kết hợp hoàn hảo giữa thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng qua kênh ngân hàng. Việc CKH các khoản cho vay có cùng tính chất, lãi suất và thời hạn của các ngân hàng khiến cho đồng vốn trên thị trường được lưu thông nhanh hơn. Không phụ thuộc vào những khoản cho vay hiện thời, không lo lắng về nợ quá hạn, các ngân hàng có thể liên tục tìm kiếm các khách hàng mới, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình và thị trường vốn có tính linh hoạt cao hơn.
II. Các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết để hình thành và phát triển kỹ thuật CKH:
1. Điều kiện kinh tế cần thiết để hình thành và phát triển CKH
a. Sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán, điều kiện phát sinh và phát triển CKH :
Về mặt lịch sử, sự xuất hiện của chứng khoán và sau đó là sự xuất hiện của CKH gắn liền với hành vi giao dịch hàng hóa - tiền tệ. Hình thái cổ nhất của trái phiếu chính là các giấy tờ vay nợ mà giới cho vay nặng lãi tìm cách gán cho nhau hoặc cho những người khác. Người ta có thể tìm thấy các giấy vay nợ đó ở cả châu Âu và châu á, trong các xã hội cổ xưa của Hà Lan, Trung Quốc. Tuy nhiên, khi kinh tế hàng hóa chưa phát triển, quy mô của các khoản vay nợ chưa lớn và chưa thường xuyên thì các giao dịch giấy vay nợ cũng chưa phát triển. Vào thời kỳ đầu phát triển tư bản chủ nghĩa, khi thương mại quốc tế phát triển bắt đầu mở rộng về qui mô và các dự án kinh doanh, các nhu cầu đầu tư cho chu kì kinh doanh mới hay nhu cầu tiêu dùng bắt đầu vượt quá sức tài trợ của một hãng tư nhân, hay một gia đình thì chứng khoán mới bắt đầu xuất hiện nhiều. Trước hết là các thương phiếu gắn liền với các chuyến hàng xuyên đại dương. Do vận chuyển hàng trên biển lâu ngày, vốn quay vòng chậm nên các thương gia có nhu cầu dùng thương phiếu thanh toán cho nhau, hoặc chiết khấu ở ngân hàng để có vốn sản xuất liên tục. Đây là hình thái sơ khai nhất của giao dịch trái phiếu . Do các thương phiếu có kỳ hạn ngắn và chúng cũng chỉ được giao dịch trong số những người tin cậy nhau.
Cùng với các thương phiếu, dần dà cũng xuất hiện các giấy góp bán buôn chung hàng hóa trên một chuyến tàu. Bắt đầu việc thanh toán được thực hiện ngay sau khi các con tàu trở về và bán hết hàng. Về sau có tàu buôn đi về liên tục, những người góp vốn tự thấy không cần thủ tục rút vốn ra rồi lại góp vào mà chỉ tính toán lời lãi. Khi một người nào đó cần tiền, những người khác vui lòng mua lại phần góp của anh ta. Giao dịch các giấy xác nhận góp vốn là hình thức giao dịch cổ phiếu sơ đẳng nhất.
Trong nền kinh tế thị trường, khi ngân sách thiếu liên tục, các nước cũng phát hành rất nhiều loại trái phiếu khác nhau. Kết quả là trong xã hội tồn tích một lượng lớn các giấy tờ có giá. Khi cần tiền, các chủ nhân của các giấy tờ có giá này tìm cách bán lại cho nhau. Do đó, hình thành dần dần những nhóm, những tụ điểm trao đổi các giấy tờ có giá đó. Lúc đầu, các giao dịch này chỉ xuất hiện ở những thành phố cảng sầm uất và trung tâm thương mại, về sau, chúng mở rộng ra nhiều địa phương.
Vào những năm 70, khi mà các giao dịch chứng khoán đã phát triển ở Mỹ, các định chế tài chính Mỹ đã có tập quán mua bán các khoản nợ cho vay có nhà ở thế chấp với các nhà đầu tư và các định chế tài chính khác như một phương cách để gia tăng tính linh hoạt cho tập chọn các tài sản tài chính đã đầu tư (portfolio). Việc bán các khoản nợ vay nhà thế chấp này trên thực tế đã gặp nhiều khó khăn vì rằng với mỗi khoản vay, với lãi suất nhất định, với gía trị tài sản thế chấp nhất định, với một số tiền nhất định sẽ chỉ đặc biệt thích hợp với một người nhất định. Đặc tính đơn nhất này đã làm cho chúng thiếu linh hoạt cần thiết và hậu quả không thể lưu động hóa một khối lượng tiền khổng lồ đã nằm trong bất động sản của các khoản cho vay thế chấp dài hạn. Từ đó, sự xuất hiện của kỹ thuật CKH , giống như sự hình thành và phát triển của các kỹ thuật khác đều cần bắt nguồn từ việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Với kỹ thuật CKH, giờ đây các tổ chức tín dụng có thể dễ dàng tập hợp các khoản cho vay thế chấp có hạng tiền tương tự nhau, trên cơ sở chia nhỏ các tập hợp cho vay thành những số tiền đã được chuẩn hóa và từ đó hình thành nên những chứng chỉ được mua bán trên thị trường ghi quyền hưởng lãi và gốc từ tập hợp các khoản cho vay này cho nhà đầu tư như một chứng khoán. Những chứng chỉ này chuyển thẳng toàn bộ các khoản nợ gốc và lãi của mỗi món vay có thế chấp nhà ở được Chính Phủ bảo lãnh sang cho người đầu tư. Như vậy khi các khoản cho vay có thế chấp này được chuyển thành các chứng khoán (được CKH), quyền sở hữu trực tiếp đối với các phần chia theo tỷ lệ (cổ phần) trong tập hợp chọn lọc các khoản vay có thế chấp và các luồng tiền thu được từ các khoản vay này (lãi và gốc) sẽ được chuyển tới người mua (người đầu tư). Với một thị trường thứ cấp rộng mở, với mức an toàn và mức sinh lời cao hơn hẳn các chứng khoán thông thường khác của Chính phủ, loại chứng khoán này trở nên rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Như vậy là ở những nước có quan hệ HH- TT thực sự thì những nhu cầu CKH các khoản cho vay hay bất động sản … nảy sinh và tất yếu sẽ dẫn đến CKH ra đời.
Ngược lại, ở những nước không có quan hệ hàng hóa- tiền tệ thực sự, thí dụ các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu Liên Xô, mặc dù kinh tế cũng khá phát triển nhưng các yếu tố của thị trường chứng khoán hầu như không xuất hiện. Thậm chí ở Trung Quốc, trước khi đổi mới, mở cửa, thị trường chứng khoán đã có trong quá khứ cũng bị đóng cửa. Từ đó dẫn đến các hoạt động trên thị trường chứng khoán cũng không diễn ra. Vì vậy mà đương nhiên kỹ thuật CKH cũng không thể tiến hành.
Về mặt lôgíc, chúng ta có thể thấy rằng kinh tế thị trường đã tạo ra những điều kiện để nảy sinh thị trường chứng khoán , và sự phát triển của thị trường chứng khoán là điều kiện để CKH ra đời . Trước hết, sự tồn tại của thị trường chứng khoán, nơi mà các chứng khoán được coi là hàng hóa và được trao đổi mua bán rộng rãi và là bằng chứng pháp lý đại diện cho phần vốn chuyển giao thì thu nhập từ vốn trở thành thu nhập do chứng khoán mang lại. Từ đó những doanh nghiệp có thể thấy được những lợi ích thu được từ việc phát hành chứng khoán dựa trên tài sản của mình và có động lực để tiến hành hoạt động biến các tài sản đó thành chứng khoán để bán trên thị trường chứng khoán .
b.Sự hình thành và phát triển của các tổ chức kinh doanh chứng khoán và dịch vụ thị trường là điều kiện quan trọng để kỹ thuật CKH được tiến hành một cách có tổ chức và có hiệu quả:
Sự tồn tại của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán vừa là chất dầu bôi trơn làm cho nghiệp vụ CKH vận hành có tổ chức, có hiệu quả cao hơn, vừa như những yếu tố cấu thành nên hoạt động CKH với tư cách là người đầu tư, người tạo lập , người môi giới, người bảo lãnh…Các định chế tài chính cần thiết để CKH có thể tiến hành được cần được thành lập dưới sự cho phép của Nhà nước, đây là sự thể hiện cam kết của Nhà nước trong việc khuyến khích tiến hành nghiệp vụ CKH .Các tổ chức đó bao gồm:
Thứ nhất, các doanh nghiệp, các ngân hàng… muốn chứng khoán hóa các tài sản của mình: Đây là điều kiện đầu tiên và tiên quyết để CKH có thể phát sinh và phát triển ở một quốc gia. Chỉ khi họ có nhu cầu CKH các tài sản của mình để dùng cho mục đích như đầu tư, mở rộng chu kì sản xuất kinh doanh, …có nghĩa là họ phải đi từ lợi ích về mặt kinh tế thì CKH mới có thể được ra đời, được duy trì, và phát triển như vậy. Việc tiến hành nghiệp vụ này không thể là việc bắt buộc hoặc xuất phát từ chương trình của Chính phủ áp đặt phải thực hiện . Bởi vì xét cho cùng, trong một nền kinh tế thị trường thì việc có tồn tại hay không một công cụ tài chính mới trong các doanh nghiệp tham gia nền kinh tế chỉ có thể thực hiện được khi mà nó thực sự đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập và lợi nhuận cho các chủ thể đó.
Thứ hai, các công ty chứng khoán hóa ( SPV): Theo kinh nghiệm của các nước đi trước, để CKH các khoản cho vay nhà ở các quốc gia thường có hai hướng thực hiện, hoặc cho phép các ngân hàng CKH các khoản cho vay mua nhà của mình hoặc thành lập các công ty CKH chuyên mua lại các khoản cho vay và phát hành các loại trái phiếu CKH. Hầu hết các nước hình thành CKH từ hướng thứ nhất, và phát triển kỹ thuật này theo hướng thứ hai. Các công ty CKH có thể là là các công ty con của các tổ chức cho vay hay là công ty độc lập, có thể do tư nhân hoặc nhà nước thành lập nhằm thúc đẩy quá trình CKH. Các công ty này càng chuyên môn hóa khả năng của mình khiến cho các ngân hàng càng nhận thấy rằng việc trực tiếp CKH các khỏan cho vay của mình là việc làm không kinh tế, từ đó quá trình CKH ở các nước lại càng phổ biến theo hướng thứ hai. Ngoài ra, sự hỗ trợ của Chính phủ các nước bằng việc thường xuyên điều chỉnh và bổ sung các quy định để ngày càng đẩy mạnh thị trường này cũng góp phần hoàn thiện và thúc đẩy hoạt động của các công ty CKH. Đến nay, các nước ứng dụng CKH thành công đều đã thành lập công ty CKH riêng (Xem bảng dưới đây)
Quốc gia
Công ty chứng khoán hóa( SPV)
Năm thành lập
Ghi chú
Mỹ
FNMA, GNMA,
Fredie Mac
1948,1968,
1968
Thành lập năm 1948, đến năm 1968 được tư nhân hóa
Pháp
Fonds Commun de Créande(FCC)
1988
Tương tự FNMA
Đã có hơn 120 FFC
Hàn Quốc
Korean Mortgage Corporation
1998
Liên doanh giữa các ngân hàng trong nước và IFC
Malaysia
Cagamas Berhad
1986
Hongkong
Hong Kong Mortgage Corporation (HKMC)
1997
Nhật
Tokobetsu Mokukeiki Kaisha (TMKs)
1998
Gần 40 TMKs được thành lập, 17 TMKs hoạt động trong lĩnh vực BĐS
(Nguồn: Komoco.com, HKMC.com, Vinodkothari.com, europeansecuritization.com)
Thứ ba, các tổ chức cung cấp thông tin: Các tổ chức này được coi là có vai trò rất quan trọng trong việc đưa CKH vào thực tiễn. Để có thể tíên hành CKH một cách hiệu quả thì người đầu tư cần phải được cung cấp thông tin một cách công bằng và trung thực. Chức năng cung cấp thông tin cho nhà đầu tư do hai tổ chức thực hiện là Các trung tâm dữ liệu của các tổ chức chứng khoán hóa, tổ chức phát hành chứng khoán (người khởi tạo) hoặc các hiệp hội kinh doanh trong lĩnh vực CKH …; thứ hai là các tổ chức độc lập cung cấp dịch vụ thông tin thu phí, đây là hình thức kinh doanh.
Các trung tâm thông tin của Sở giao dịch chứng khoán ,của hiệp hội kinh doanh thông qua CKH, hoặc các tổ chức phát hành…với kho dữ liệu rất phong p._.hú thường cung cấp thông tin không thu phí hoặc là thu phí rất thấp vì đây là những dữ liệu gốc ít được xử lí, chủ yếu là phục vụ nhu cầu công khai thông tin của thị trường chứng khoán .
Các tổ chức cung cấp thông tin độc lập có vai trò ngày càng lớn trong việc cung cấp các thông tin chất lượng cao, như tài liệu phân tích đầu tư, các thông tin về chỉ số chứng khoán đa dạng, và đặc biệt là các dịchvụ định mức trái phiếu.Việc có phát hành được các chứng khoán hóa trên thị trường hay không không những phụ thuộc vào uy tín của công ty thể hiện thông qua những lời cam kết, hứa hẹn của tự bản thân công ty đó mà còn dựa vào sự đánh giá mức tín nhiệm của các công ty định mức tín nhiệm. Đây là các công ty trung gian và thông qua hệ thống thông tin mà họ nắm được thì họ sẽ đưa ra những đánh giá khách quan nhất về chứng khoán của công ty khởi tạo, và từ đó cung cấp những “ dấu hiệu” cho người đầu tư nhận biết để tiến hành đầu tư đúng hướng. Cần phải phân biệt các tổ chức định mức tín nhiệm đánh giá về chứng khoán phát hành thông qua CKH với các tổ chức định mức tín nhiệm đánh giá về uy tín cũng như hiệu quả hoạt động của công ty. Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp, các chứng khoán hóa được các công ty này đánh giá ở hạng cao hơn so với hạng của công ty. Và vì thế mà chúng luôn luôn được mua bán trao đổi rất sôi nổi trên thị trường. Nhờ có các công ty định mức tín nhiệm đánh giá các chứng khoán hóa thì thị trường sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí để tìm hiểu, nhận xét, đánh giá về các chứng khoán mà các công ty phát hành thông qua nghiệp vụ CKH. Hoạt động của các công ty này được coi là hoạt động chuyên doanh trong việc đưa ra các nhận xét khách quan và chính xác và có định hướng của mình bởi họ chuyên nghiệp hóa hoạt động thu thập thông tin, đánh giá bởi đội ngũ những chuyên gia hiểu biết và uy tín trong nhiều lĩnh vực. Những kết luận cuối cùng mà các tổ chức này đưa ra là những bảng xếp hạng, chẳng hạn xếp hạng theo các hạng A,B, C… và sẽ được bán cho những nhà đầu tư trên thị trường. Ngày nay, ở những quốc gia có hoạt động CKH diễn ra mạnh mẽ và rộng rãi nhất, các tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin chuyên nghiệp có vai trò rất quan trọng. Nếu thiếu nó thì việc CKH các tài sản của các doanh nghiệp sẽ ít có sức hấp dẫn và thiếu uy tín đối với người đầu tư.
Thứ tư, các nhà đầu tư sẵn sàng giao dịch với các chứng khoán sinh ra từ nghiệp vụ CKH : Các nhà đầu tư trước hết thể hiện với tư cách là các cá nhân. Bởi vì mục đích của CKH là chia nhỏ các khoản cho vay, các tài sản có giá trị lớn như bất động sản, xe hơi, máy móc thiết bị để có thể mua bán dễ dàng trên thị trường nên các cá nhân là những người rất phù hợp để các doanh nghiệp phát hành chứng khoán hướng tới. Hiện nay, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng là rất lớn, họ có rất nhiều các dạng đầu tư khác nhau như vàng, trái phiếu Chính phủ, hay là gửi tiền vào các ngân hàng…, vì thế thu hút được những nguồn vốn nhàn rỗi từ phía dân cư là điều kiện quan trọng để CKH thành công.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn tồn tại dưới hình thức các định chế tài chính đầu tư. Sự xuất hiện của các tổ chức này đã làm cho thị trường các chứng khoán hóa có bước phát triển mới. Việc cho phép các định chế tài chính giao dịch với quy mô lớn, với phí thỏa thuận đã làm cho thị trường mua bán các chứng khoán hóa có điều kiện giảm phí, mở rộng quy mô, thu hút được nhiều vốn hơn. Ngoài ra các định chế tài chính đầu tư cũng cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chất lượng cao, mở cho nhà đầu tư cá nhân nhiều cơ hội sử dụng hiệu quả lượng vốn của họ. Đầu tư thông qua các định chế tài chính đầu tư cũng làm cho thị trường mua bán chứng khoán hóa được tổ chức và điều hành dễ dàng hơn.
2. Các điều kiện xã hội cần thiết để CKH phát sinh và phát triển:
a.Môi trường xã hội – chính trị ổn định, minh bạch và bảo hộ quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế là điều kiện thuận lợi cho CKH ra đời và phát triển:
Việc mua bán các chứng khoán hóa giữa người kinh doanh và người đầu tư đòi hỏi phải có sự bảo hộ của xã hội về quyền sở hữu tài sản cũng như bảo hộ quyền hưởng lợi gắn liền với quyền sở hữu đó. Nếu như sự bảo hộ không được đảm bảo người đầu tư sẽ rời bỏ thị trường.
Nhân tố xã hội đã ảnh hưởng đến sự an toàn của quyền sở hữu và quyền hưởng lợi chứa đựng trong các chứng khoán hóa là sự ổn định của chế độ chính trị và mức độ bảo hộ của luật pháp đối với việc thực thi quyền sở hữu. ở những quốc gia mà quyền sở hữu của những thể nhân và pháp nhân không tồn tại, do đó sự phân phối theo quyền sở hữu không được thừa nhận phổ biến, thì các quan hệ giao dịch chứng khoán hóa không có điều kiện phát sinh phát triển. Song ngay ở các quốc gia thừa nhận quyền sở hữu các thể nhân và pháp nhân, điều kiện thuận lợi cho CKH phát triển cũng khác nhau. Bởi vì sự an toàn của tài sản tài chính chứa đựng trong các chứng khoán hóa còn phụ thuộc vào sự ổn định của đường lối phát triển của quốc gia đó. Những đảo lộn trong đường lối trong đường lối, chính sách phát triển kinh tế- xã hôị, những thay đổi trong thái độ cư xử đối với các thành phần kinh tế xã hội khác nhau, sự không ổn định trong cơ cấu các lực lượng xã hội đều gây nên những thay đổi chính trị xã hội làm tăng áp lực tiêu cực vào thị trường mua bán chứng khoán hóa, dẫn đến rối loạn thị trường. Trong một môi trường ổn định thì cả người đầu tư và cả doanh nghiệp đều muốn đầu tư lâu dài. Nói cách khác, mặc dù sự ổn định về đường lối phát triển và tương quan giữa các lực lượng, các thành phần kinh tế không phải là điều kiện nội sinh của CKH nhưng nó làm nên cái nền gọi là niềm tin của cả giới đầu tư và tổ chức phát hành. Niềm tin này ở những mức độ lớn sẽ hoặc kích thích CKH mở rộng nhanh chóng, hoặc đưa đến những rối loạn, suy thoái tạm thời.
Ngoài ra, tiền đề xã hội để CKH phát triển nhanh còn là sự duy trì những quan hê dân sự minh bạch và có hiệu lực trong xã hội. Lĩnh vực chứng khoán hóa và các giao dịch của nó gắn liền với sự thực thi nghiêm minh trách nhiệm tài chính của các bên liên quan. Nếu các tranh chấp phát sinh không có cơ sở và chế tài giải quyết thì mức độ thu hút của CKH sẽ giảm, độ rủi ro bảo toàn quyền lợi thấp. Mặt khác, sự trong sạch, năng lực của những cán bộ thi hành chế tài xử lí các tranh chấp dân sự khi tiến hành CKH là yếu tố củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư.
b. Tồn tại một văn hóa chứng khoán là điều kiện cần thiết để dân cư tham gia vào việc mua bán các chứng khoán hóa:
Khác với các thị trường hàng hóa và dịch vụ thông thường thì thị trường mua bán các chứng khoán hóa đòi hỏi các nhà đầu tư khi tham gia vào mua bán chứng khoán hóa phải có những tố chất nhất định, những tố chất đó có thể tạm gọi là “ văn hóa chứng khoán”.
Yếu tố đầu tiên của văn hóa chứng khoán là sự hiểu biết của nhà đầu tư về hàng hóa trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là những chứng khoán phát sinh từ nghiệp vụ CKH . Hàng hóa này không thể thử nghiệm qua quá trình tiêu dùng, nó phụ thuộc vào thông tin cung cấp từ tổ chức phát hành. Những thông tin này là các tài liệu kinh tế tài chính phức tạp mà không phải ai cũng có khả năng hiểu và làm chủ. Chính vì thế khởi nguyên của CKH là những giao dịch giữa các ngân hàng và tổ chức GNMA là những người rất am hiểu trong lĩnh vực này. Ngày nay, khi CKH được mở rộng cho quảng đại dân chúng thì có nhiều phương tiện kỹ thuật thông tin và tư vấn để giúp cho nhà đầu tư nắm được chất lượng của các chứng khoán hóa. Nhưng mặc dù như vậy, nhà đầu tư vẫn phải có những hiểu biết cơ bản về hoạt động kinh tế, tài chính để đọc các bảng báo cáo tài chính khác nhau, để xử lý thông tin đưa ra từ các tổ chức tư vấn, để nhằm mục đích cuối cùng là có quyết định đúng. Lực lượng cơ bản để CKH được duy trì và ổn định là giới đầu tư am hiểu và biết phân tích thị trường trước khi đưa ra quyết định. Sự am hiểu này, ở các nước có thị trường CKH phát triển như Mỹ, Nhật Bản, úc… thì nó hình thành sau khi thị trường chứng khoán phát triển và vì vậy mà nó gắn với những tầng lớp đặc biệt trong xã hội như doanh nhân, nhân viên ngân hàng, các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực thị trường tài chính…
Yếu tố thứ hai cần thiết là nhà đầu tư am hiểu cơ chế vận hành của thị trường CKH để dễ dàng nhập cuộc. Giao dịch trên thị trường CKH đa phần thực hiện thông qua các môi giới trung gian. Do đó, những tri thức về quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư trong quan hệ với các tổ chức trung gian phải được dân chúng hiểu rõ để có thể tiến hành hành động đúng và có thể tự bảo vệ mình trước những chủ thể khác.
c. Hình thành đội ngũ cán bộ kinh doanh trong thị trường CKH :
Thị trường CKH ra đời kéo theo sự xuất hiện của những người chuyên làm việc trong lĩnh vực đó. Họ thuộc rất nhiều loại khác nhau. Đa phần là những nhân viên môi giới hoặc môi giới kiêm tự doanh, các thương gia; một số khác làm nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích thị trường CKH để cung cấp các sản phẩm tư vấn thông tin; và cuối cùng là các nhà tổ chức quản lý thị trường. Ngành công nghiệp chứng khoán hóa có thể phát triển mạnh mẽ và sinh lợi cho từng quốc giá hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự đầy đủ và thành thạo, tinh thông nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của những cán bộ này.
Trước hết đội ngũ cán bộ là những người được ví như là chất dầu bôi trơn để cỗ xe CKH vận hành với hiệu suất cao. Bên cạnh đó là các nhân viên kinh doan hoạt động trong thị trường mua bán các chứng khoán hóa. Năng lực chuyên môn phụ thuộc vào sự hiểu biết và thực thi rất thành thạo theo giao dịch thị trường. Cách giao dịch trên thị trường chứng khoán với các sản phẩm của chứng khoán hóa cũng rất đặc biệt, đòi hỏi sự thao tác nhanh chóng, không được sai sót. Về mặt trung thực, các nhân viên môi giới, các nhân viên tư vấn…cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, không được cố tình làm theo ý muốn chủ quan của mình.
3. Vai trò của Nhà nước trong việc tạo điều kiện và hỗ trợ CKH phát sinh và phát triển:
Về mặt khách quan, các yếu tố của thị trường CKH có thể phát sinh và phát triển một cách tự phát trong môi trường hàng hóa - tiền tệ. Tuy nhiên quá trình phát triển tự phát này là hết sức chậm chạp. Mặc dù CKH ra đời một cách tự nhiên để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế, nhưng ngay cả đối với những nước mà CKH ra đời thì vai trò của Chính phủ cũng là vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm của của nhiều nước chỉ rõ : nếu có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Nhà nước thị thị trường CKH sẽ có điều kiện phát triển nhanh.. Thị trường CKH ở các nước như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông…đều ra đời nhờ có sự hỗ trợ đắc lực từ phía Nhà nước. Với mục tiêu là quản lý kinh tế vĩ mô, các chương trình xã hội thường là lí do để Chính phủ bảo trợ cho các chương trình CKH . Vì hoạt động CKH các món cho vay thế chấp như nhà đất, ô tô, các tài sản có giá trị lớn khác sẽ giúp cho thị trường nhà ở phát triển, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và thấp có cơ hội tiếp cận với việc mua bán tiêu dùng các tài sản có giá trị lớn. Như vậy một mặt nó giải quyết được vấn đề cho những người có thu nhập thấp mặt khác lại mang lại lợi nhuận cho các nhà khởi tạo phát hành chứng khoán, lợi ích đôi này là điều mà Chính phủ luôn mong tới, vì mục đích của Chính phủ là hướng tới điều hòa cả hai lợi ích kinh tế và xã hội. CKH thường được hình thành ở các nước có nhu cầu đảm bảo nhà ở cho dân chúng, nhu cầu phát triển các khu dân cư, chung cư (đô thị hóa). Các nhu cầu này xuất hiện từ phía cá nhân, hộ gia đình mong muốn có được nơi ăn chốn ở để an cư lạc nghiệp và từ phía Chính phủ mong muốn tận dụng nguồn vốn sẵn có trong dân chúng để cải tạo bộ mặt đô thị, tạo công ăn việc làm , kích thích sản xuất trong nước; đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội khác. Đây là định hướng phải có của các nước muốn ứng dụng CKH để giải quyết các nhu cầu trên, và vì thế nó là kinh nghiệm cho các nước đi sau. Nếu có định hướng rõ ràng và cụ thể thông qua các quy định cụ thể và rõ ràng, nhà nước mới tích cực đẩy mạnh CKH bằng những biện pháp hỗ trợ từ kỹ thuật đến pháp lý, từ đó mới có thể hoàn thành được những mục tiêu đề ra. Từ định hướng của Chính phủ, thì nhà nước la tổ chức hỗ trợ hoặc trực tiếp thành lập các tổ chức CKH đầu tiên là cơ sở ban đầu cho CKH từ cơ sở kỹ thuật (tạo lập các tổ chức thực hiện CKH) đến cơ sở pháp luật (hành lang pháp lý, những ưu đãi trong đầu tư CKH …), hay nói cách khác, sự tham gia của nhà nước trong quá trình CKH là cần thiết.
Ngoài ra thị trường CKH hiện đại đòi hỏi phải có một hệ thống luật pháp chế định và kiểm soát hành vi của các chủ thể tham gia. Thông thường Nhà nước sẽ quản lý thị trường chứng khoán bằng các văn bản pháp luật, trong đó căn bản nhất là văn bản về Luật Chứng khoán. Trong luật này, cần phải có những quy định cụ thể để hướng dẫn các tác nhân tham gia vào quá trình CKH. Luật này phải có một số nội dung như:
Các quy định về quy trình CKH : như các mô hình, tổ chức, các nghiệp vụ liên quan….
Các quy định về các chủ thể tham gia vào quá trình CKH: như việc cấp giấy phép cho tham gia vào hoạt động CKH , địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của họ khi tiến hành CKH tài sản …
Quy định về vai trò quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh CKH của Nhà nước như thanh tra, giám sát, xử phạt…
Ban hàng các quy định cấm trong khi tiến hành CKH …
Cuối cùng, Nhà nước có những biện pháp hỗ trợ phát triển nhằm giúp cho hoạt động của thị trường CKH có thể diễn ra thuận lợi: như ưu đãi thuế cho công ty phát hành và niêm yết chứng khoán hóa trên thị trường, ưu đãi trả dần thuế trong thời kỳ đầu công khai, hưởng quy chế lỏng khi mua lại công ty khác, đẩy mạnh khấu hao, dễ tiếp cận hơn với ngân hàng…
4.Kinh nghiệm về mở cửa thị trường CKH :
Qúa trình mở cửa thị trường CKH ở các nước đem lại hai điều lợi: Hoạt động của thị trường CKH ở nước ngòai sẽ giúp mang lại nhiều phí giao dịch hơn nhờ tăng hoạt động giao dịch của các đối tác nước ngòai; thứ hai lưu thông nguồn vốn giữa trong nước và quốc tế nhằm bổ sung hoặc tận dụng tiềm năng vốn của đất nước. Tuy nhiên các nước cũng cần phải thận trọng với quá trình này bởi nếu mở cửa thị trường thì đồng nghĩa với việc phải đối mặt với những rủi ro lớn từ những biến động của thị trường trong nước và quốc tế thường rất khó lường trước. Đi đôi với qúa trình này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh và phối hợp đồng bộ từ nhiều phía như tự do hóa lãi suất, củng cố hệ thống ngân hàng, thi hành chính sách tỷ giá linh hoạt, củng cố dự trữ quốc gia về ngoại tệ…và đặc biệt là phải có sự kiểm soát chặt chẽ từ phía Nhà nước.
Phần 2: CKH trong các NHTM
I.lý thuyết chung về CKH ở NHTM:
1.Các nghiệp vụ của NHTM:
a.Nghiệp vụ nợ (Nghiệp vụ nguồn vốn): đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Vốn chủ sở hữu: để bắt đầu hoạt động ngân hàng chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng.
Nguồn vốn hình thành ban đầu: Tuỳ theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, ngân sách nhà nước cấp (vốn của nhà nước). Nếu là ngân hàng cổ phần, các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Ngân hàng liên doanh do các bên liên doanh góp; ngân hàng tư nhân là vốn thuộc sở hữu tư nhân.
Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: từ lợi nhuận, từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm…
Các quĩ: Ngân hàng có nhiều quĩ. Mỗi quỹ có mục đích riêng: quỹ dự phòng tổn thất, quĩ bảo toàn vốn, quĩ thặng dư… Nguồn hình thành các quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên khả năng sử dụng của các quĩ này vào hoạt động của kinh doanh tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng quỹ.
Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần: các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần.
Nguồn tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi: là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại.
Tiền gửi thanh toán : Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và các nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung lãi suất của khoản tiền vay này rất thấp (hoặc bằng không), thay vào đó được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức chi phí thấp.
Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: Nhiều khoản tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một thời gian xác định. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền ngân hàng đã đưa ra các hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Người gửi không được sử dụng các hinh thức thanh toán đối với hình thức tiền gửi thanh toán để áp dụng cho loại tiền gửi này nhưng lại được hưởng lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kì hạn.
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn. Ngân hàng có thể mở cho mỗi người tiết kiệm nhiều chương mục tiết kiệm cho mỗi kỳhạn và mỗi lần gửi khác nhau. Sổ tiết kiệm này không dùng để thanh toán tiền hàng và dịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn nếu ngân hàng cho phép.
Tiền gửi của các ngân hàng khác: qui mô thường không lớn.
Nguồn đi vay và nghiệp vụ đi vay:
Vay NHNN (vay ngân hàng trung ương): Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của các ngân hàng thương mại. Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng trung ương là tái chiết khấu. Thông thường ngân hàng nhà nước chỉ cho phép tái chiết khấu đối với những thương phiếu có chất lượng và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ. Trong điều kiện chưa có thương phiếu, ngân hàng nhà nước cho ngân hàng thương mại vay dưới hình thức hạn mức tín dụng nhất định.
Vay cuả các tổ chức tín dụng khác: Đây là nguồn các nhân hàng vay mượn lẫn nhau và vay mượn của các tổ chức tín dụng khác. Quá trình vay mượn rất đơn giản, ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý, khoản vay có thể không cần bảo đảm hoặc được bảo đảm bằng các chứng khoán của Kho bạc.
Vay trên thị trường vốn: vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn.
Các nguồn khác:
Nguồn uỷ thác: Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ gây uỷ thác như: uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ…Các hoạt động này hình thành nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng, làm tăng nguồn vốn của ngân hàng.
Nguồn trong thanh toán: séc trong quá trình chi trả, tiền kí quĩ để mở L/C…)
Nguồn khác: Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả…
b.Nghiệp vụ có ( Nghiệp vụ sử dụng vốn)
Ngân quĩ:
Tiền mặt trong két: có thể gồm ngoại tệ, nội tệ
Tiền gửi tại ngân hàng khác:
Ngân hàng với vai trò thủ quĩ của cho nền kinh tế, có trách nhiệm chi trả kịp thời mọi nhu cầu của người gửi tiền dưới hình thức chuyển khoản và cả bằng tiền mặt. Do vậy ngân hàng luôn phải giữ một lượng tiền mặt trong két và tiền gửi tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Nhìn chung ngân quĩ của ngân hàng là không sinh lời (hoặc sinh lời thấp trong trường hợp tiền gửi tại ngân hàng nhà nước và các ngân hàng khác được hưởng lãi)
Chứng khoán:
Ngân hàng nắm giữ chứng khoán hoá vì mục tiêu kinh doanh và đa dạng hoá tài sản. Các loại chứng khoán ngân hàng nắm giữ: Chứng khoán chính phủ, chứng khoán của các ngân hàng khác, Chứng khoán của các công ty…
Tín dụng: là loại tài sản chiếm tỷ trong lớn nhất ở phần lớn các ngân hàng thương mại. Phân loại:
Tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn: phân chia tín dụng theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết tới tính an toàn và sinh lời của tài sản. Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn ở các ngân hàng thương mại thường cao hơn tín dụng trung và dài hạn : các ngân hàng chủ yếu tài trợ cho các tài sản lưu động của khách hàng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởg đến tỷ kệ này như kì hạn và tính ổn định của nguồn vốn, khả năng quản lí thanh khoản của ngân hàng, khả năng dự báo và dự phòng rủi ro trung và dài hạn…
Theo hình thức tài trợ tín dụng được chia thành cho vay,bảo lãnh, cho thuê…Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng (định lượng theo hai chỉ tiêu: doanh số cho vay trong kỳ và dư nợ cuối kỳ). Bảo lãnh được ghi vào tài sản ngoại bảng, đó là giá trị mà ngân hàng cam kết trả thay khách của mình…
Tín dụng được chia theo bảo đảm: Không có bảo đảm, có bảo đảm bằng tài sản thế chấp cầm cố.
Tín dụng phân loại theo rủi ro: bao gồm các khoản mục có độ an toàn cao, khá, trung bình và thấp. Để phân chia theo tiêu thức này, ngân hàng cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ để chia loại rủi ro.
Tín dụng theo ngành kinh tế (công, nông, …) hoặc theo đối tượng tài trợ (hàng hóa hoặc bất động sản…) hoặc theo mục đích (tiêu dùng,sản xuất…)
Các tài sản khác
Tài sản uỷ thác: được hình thành theo sự uỷ thác của khách hàng. Ngân hàng làm dịch vụ uỷ thác cho vay cho các ngân hàng khác, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ…
Phần hùn vốn liên kết: tham gia góp vốn với các tổ chức khác (không thể hiện dưới hình thức chứng khoán)
Các tài sản khác: Nhà cửa và trang thiết bị của ngân hàng phục vụ cho quá trình kinh doanh của ngân hàng và cho thuê
Các tài sản ngoại bảng: Ngân hàng đưa ra những cam kết cuả mình đối với khách hàng hình thành nên một loại tài sản là hợp đồng cam kết.
2.Điều kiện để một NHTM tiến hành kỹ thuật CKH :
- Phải có các tài sản liên quan tương hợp về đặc tính và chất lượng:
Một yếu tố hiển nhiên đảm bảo sự thành công của kĩ thuật chứng khoán hoá là các tài sản liên quan phải có sự tương hợp về đặc tính và chất lượng. Cho đến nay hầu hết các tài khoản được thực hiện CKH đều cho những luồng ngân khoản định kỳ theo các hợp đồng hay các thoả thuận xác định việc chi trả dần, thời biểu chi trả và lợi suất liên quan.
- Các định chế tài chính thực hiện việc CKH phải thiết lập những hệ thống phức tạp phù hợp và năng lực công nghệ thông tin:
Các định chế tài chính thực hiện việc CKH phải thiết lập những hệ thống phức tạp phù hợp và năng lực công nghệ thông tin đủ để đảm bảo rằng danh mục tài sản liên quan được quản lý và giám sát tại mọi thời điểm. Phân tích danh mục tài sản là một trong những biện pháp đánh giá mức độ tín nhiệm cần thiết để có thể thực hiện kỹ thuật này. Đồng thời, thông tin cũng là một yếu tố thiết yếu phục vụ cho việc phân tích cũng như việc giám sát diễm biến của danh mục tài sản và chứng khoán các khoản liên quan.
3. Các tài sản CKH trong NHTM:
Là các tài sản tài chính và thường được biểu hiện qua 3 hình thức:
a. MBSs: CKH dựa trên tài sản thế chấp cho vay
Mô hình này được thực hiện theo trình tự sau:
* Phương thức chứng khoán hoá qua chung gian thanh toán (Pay-Through)
Các khoản nợ phải thu của định chế tài chính nói chung, đặc biệt là của ngân hàng thương mại được đem bán hoặc giao phó cho một tổ chức gọi là Special Purpose Vehicle (SPV) quản lý. Đây là một tổ chức đặc biệt, được thành lập để thực hiện việc tổ chức, kinh doanh CKH .
SPV mua lại các khoản nợ phải thu của các tổ chức tài chính, sau đó phân tách thành các lô chứng khoán căn cứ vào tính đồng nhất về lãi suất, về thời hạn thanh toán, điều kiện thanh toán…rồi bán cho công chúng đầu tư nhằm mục đích kiểm lời từ phần chênh lệch và thu phí.
Để an toàn và tăng tính hấp dẫn cho chứng khoán, SPV thường thuê thêm một tổ chức thứ 3 có uy tín đứng ra đảm bảo cho các chứng khoán thông qua cơ chế tăng cường tín nhiệm.
Khi đến hạn thanh toán SPV thu tiền từ người có trách nhiệm từ người trách nhiệm phải trả nợ ban đầu thông qua tổ chức khởi tạo rồi thanh toán gốc và lãi cho người đầu tư chứng khoán theo qui định.
Đề việc chứng khoán hoá vận động thông suốt thì cần có một cơ chế tăng cường tín nhiệm. Cơ chế tăng cường tín nhiệm mang tính chất nội sinh hoặc ngoại sinh nghĩa là có thể dưới hình thức thiết lập một quỹ dự trữ, phát hành ít chứng khoán hơn các tài sản liên quan hoặc dưới hình thức có sự bảo lãnh từ một bên thứ 3 có đủ uy tín, đặc biệt là chính phủ. Những phương tiện này được kết hợp với nhau trong giao dịch đảm bảo rằng không có sự thiếu các luồng tiền chi trả cho người đầu tư chứng khoán.
* Phương thức chứng khoán qua trung gian chuyển đổi (pass -through)
Về cơ bản hoạt động của mô hình chứng khoán qua trung gian chuyển đổi giống mô hình qua trung gian thanh toán. Nhưng nó có một số điểm khác biệt như sau:
Thứ nhất, tổ chức tài chính sau khi bán các khoản nợ của mình cho trung gian đặc biệt SPV sẽ không tham gia vào quá trình thanh toán. Tổ chức
tài chính này không có trách nhiệm phải thanh toán cho chủ đầu tư chứng khoán, mà chỉ tham gia với tư cách là trung gian chuyển tiền để thu phí dịch vụ. Như vậy là sau khi bán các khoản nợ của mình tổ chức tài chính có thể xoá nợ khỏi sổ sách kế toán của mình.
Thứ hai, trung gian đặc biệt SPV phải có trách nhiệm thanh toán gốc và lãi cho nhà đầu tư chứng khoán.
Thứ ba, việc thanh toán gốc và lãi của khoản vay chưa được tách rời như mô hình qua trung gian thanh toán mà thanh toán cả lãi và gốc theo hợp đồng khá phức tạp. Vì vậy, người đầu tư chứng khoán khi đưa ra các quyết định đầu tư thì phải biết cách tính toán để biết được số tiền mình có thể thu được khi đầu tư vào mua các chứng khoán hoá qua trung gian chuyển đổi.
Để biết được số tiền mà mình nhận được hàng tháng thông qua việc đầu tư vào một chứng khoán qua trung gian chuyển đổi, nhà đầu tư cần tính toán dư nợ còn lại của tiền vay thế chấp bất động sản, số tiền thanh toán lãi và gốc hàng tháng của trái phiếu. Công thức sau đây được sử dụng để tính toán phần nợ gốc chưa trả tại một thời điểm nhất định đối với những khoản vay thế chấp bất động sản:
Trong đó:
D = Số nợ gốc chưa trả tính theo USD tại một thời điểm nào đó.
I = Lãi suất vay thế chấp, bất động sản tính theo tháng.
t = Số tháng đã thực hiện thanh toán nợ
m = Thời hạn vay tính theo tháng.
M = Tổng số tiền vay ban đầu.
Có thể tóm lược quá trình chứng khoán hoá tài sản của ngân hàng như sơ đồ sau:
Bảo hiểm tín dụng thế chấp
Bảo hiểm thanh toán chứng khoán
1. Ngân hàng. tạo tín dụng có thế chấp
5. Khoản thu từ phát hành CK chuyển cho ngân hàng
Phát hành chứng khoán
Nhà đầu tư CK (bảo hiểm nhân thọ, quĩ hưu trí…)
2. Cty tín thác.
H.toán ngoại bảng khoán tín dụng thế chấp
b. Mô hình chứng khoán hoá trên cơ sở có tài sản cầm cố là các chứng khoán loại MBS – Mortgage Backed Securities (Collater - Alised – Mortage Obligations – CMO)
Trên thế giới, phương thức CKH thông qua trung gian vẫn là phương thức cơ bản và phổ biến để CKH tài sản của ngân hàng, còn phương thức tạo chứng khoán có tài sản cầm cố là các chứng khoán tái thế chấp (CMO) lại là một công cụ mới đang được phát triển. Phương thức này được ra đời vào năm 1983 bởi Công ty The Federal Home Loan Mortgage Corporation (FHLMC) và Fisrt Boston đều là của Mỹ, CMO được sử dụng nhằm mục đích tạo ra sự hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư CKH tài sản ngân hàng. Để tạo được sự hấp dẫn hơn, các chứng khoán CMO được phát hành thành nhiều dạng của các nhà đầu tư. Trong khi theo phương thức CKH thông qua trung gian thì mỗi nhà đầu tư hàng tháng nhận được khoản tiền là tỷ lệ với giá trị chứng khoán mà mình nắm giữ đối với khoản tiền vay tín dụng hoàn trả cho ngân hàng (bao gồm khoản trả góp cố định hàng tháng – gốc và lãi; và khoản tiền gốc hoàn trả trước hạn), thì CMO lại là phương thức CKH đa hạng, nghĩa là những nhà đầu tư được phân thành các thứ hạng khác nhau theo một số tiêu chí nhất định về chứng khoán. Hai đặc điểm cơ bản của phương thức CKH CMO là:
- Có mức lãi xuất coupon của trái phiếu là cố định nhưng khác nhau giữa các hạng trái phiếu khác nhau.
- Khoản tiền hoàn trả trước hạn được sử dụng để thanh toán phần gốc trái phiếu chỉ cho một hạng trái phiếu nhất định, còn các trái phiếu của các hạng khác vẫn được giữ nguyên.
Qui trình tạo trái phiếu CMO được tiến hành như sau:
Bước 1: Ngân hàng tạo khoản tín dụng có thế chấp, có bảo hiểm tín dụng.
Bước 2: Trên cơ sở có bảo hiểm, ngân hàng tiến hành chứng khoán hó các khoản tín dụng vừa tạo thông qua công ty tín thác để tạo các chứng khoán tái thế chấp – The Mortgage Backed Security (MBS). Các chứng khoán MBS là các chứng khoán tái thế chấp là vì xét về mặt nguyên thuỷ, thì các bất động sản được dùng để thế chấp trực tiếp cho các khoản vay tín dụng đã được CKH, thì tài sản thế chấp này trở thành tài sản thế chấp của các chứng khoán MBS.
Bước 3: Những nhà đầu tư mua chứng khoán MBS, sau đó dùng nó làm tài sản thế chấp cầm cố tại công ty tín thác để phát hành các chứng khoán đa hạng CMO.
NH tạo tín dụng có thế chấp
NH phát hành chứng khoán MBS
Nhà đầutư mua chứng khoán MBS
Cầm cố MBS tại công ty tín thác
Hạng 1
Hạng 2
Hạng 3
Bảo lãnh phát hành
Mô hình tạo các chứng khoán hoá CMO
Chúng ta thấy rằng quá trình phát hành chứng khoán đa hạng CMO tương tự như quá trình chứng khoán hoá kép. Khoản tín dụng có thế chấp được khoanh lại và được chuyển ra hạch toán ngoại bảng, trên cơ sở đó ngân hàng (thông qua trung gian) phát hành chứng khoán MBS. Những nhà đầu tư chứng khoán MSB như các ngân hàng đầu tư chứng khoán MBS như các ngân hàng đầu tư, các ngân hàng thương mại có thể mua toàn bộ hay một phần lớn của đợt phát hành chứng khoán MBS. Nhưng nhà này dùng các chứng khoán MBS làm tài sản cầm cố tại công ty tín thác để phát hành các chứng khoán CMO. Kết quả là, những nhà đầu tư vào chứng khoán đa hạng CMO được đảm bảo bằng các chứng khoán MBS (Còn các chứng khoán MBS thì được bảo đảm bằng các tài sản thế chấp là bất động sản). Thông qua phát hành chứng khoán CMO, ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, bởi vì các chứng khoán CMO rất hấp dẫn các nhà đầu tư thuộc các đối tượng khác nhau. Tổng số tiền thu được từ việc bán 3 hạng trái phiếu CMO là lớn số tiền để mua trái phiếu MBS.
c. Mô h._. sản thế chấp của Mỹ được thực hiện, đồng thời vào năm 1994 trên thị trường cũng thấy xuất hiện các trái phiếu có thế chấp bằng tài sản thực sự đầu tiên do công ty J-Cars và Công ty tín thác nhờ thu JLC phát hành. Tuy nhiên thị trường đã không thể phát triển như mong muốn khiến cho nhiều ngân hàng phải giải tán các tổ công tác CKH của mình. Việc thiếu các sản phẩm CKH trước hết là do môi trường kinh tế lúc bấy giờ, thêm vào đó thị trường lúc bấy giờ đã có sẵn các khoản cho vay giá rẻ do các ngân hàng cung cấp khiến cho CKH trở nên ít có khả năng thay thế cho các nguồn tài trợ truyền thống. Năm 1996, một số thay đổi về pháp luật cũng như trong cơ chế quản lý cùng với diễn biến phát triển của chu kỳ kinh tế đã dẫn đến kết quả là cơ chế lãi suất của CKH được cải tiến. Bộ luật ban hành 1996 đã coi các trái phiếu thế chấp bằng tài sản và thương phiếu là “chứng khoán”, đồng thời cho phép phát hành trên thị trường nội địa. Thị trường CKH Nhật Bản chia thành 3 khu vực khác nhau là: các ngân hàng, khu vực tài chính người tiêu dùng và khu vựcbất động sản. Khu vực ngân hàng tỏ ra có tiềm năng nhất với đa số các ngân hàng xem xét sử dụng CKH như một công cụ củng cố bảng cân đối kế toán và quan trọng là các tỷ lệ do Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) qui định. Khu vực tài chính người tiêu dùng chủ yếu là giao dịch với các hợp đồng cho vay mua ô tô, với các hợp đồng cho thuê tài chính. Tuy nhiên song song với việc giảm các công cụ tài chính ngân hàng, gắn liền với sự thay đổi trong khuôn khổ pháp lý, khu vực này cần xem xét tăng khối lượng phát hành các sản phẩm CKH. Khu vực bất động sản có một số lượng lớn các tài sản có vấn đề với các ngân hàng Nhật Bản được đưa ra phát mại trong công chúng, đồng thời cũng có một số các tổ chức muốn sử dụng các sản phẩm CKH như một giải pháp giảm nguy cơ bị phát mại tài sản đối với khu vực này. Xu hướng này được củng cố thêm nhờ việc ban hành một số chính sách do các cơ quan quản lý ban hành nhằm tạo điều kiện cho thị trường phát triển, trong đó có 12 biện pháp có hiệu quả nhất ban hành vào tháng 3 năm 1997. Các biện pháp này bao gồm: giảm yêu cầu vốn cho các SPC-special purpose company, miễn một số loại thuế doanh nghiệp, một số giấy phép mua tài sản và giấy phép đăng ký; cho phép tận dụng cơ chế tín thác, đồng thời công nhận các chứng chỉ tín thác là chứng khoán. Mặc dù khởi đầu không mấy thành công nhưng chắc chắn là thị trường CKH Nhật Bản hiện nay đang phát triển rất mạnh.
Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác, chúng ta có thể thấy được đây là một công cụ vô cùng đơn giản mà lại rất hiệu quả, vừa giảm rủi ro lại vừa tăng thu nhập.
3.Sự cần thiết phải áp dụng kỹ thuật CKH tại Việt Nam:
Với việc tham khảo kinh nghiệm từ các nước đã áp dụng kỹ thuật CKH, chúng ta thấy CKH không những là một giải pháp huy động vốn hữu hiệu trong nền kinh tế để tài trợ cho việc đô thị hoá, cải tạo hệ thống nhà ở, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, mà còn là một biện pháp mang tính xã hội. Cụ thể là: các doanh nghiệp, ngân hàng thực hiện CKH để huy động vốn một cách hiệu quả với chi phí thấp và thực hiện quản lý khoản mục nguồn vốn và tài sản tốt hơn; các nhà đầu tư có thêm chứng khoán để lựa chon cho danh mục đầu tư, do đó sẽ dễ dàng hơn cho việc đa dạng hoá đầu tư và phân tán rủi ro; để đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu Chính phủ cũng thực hiện CKH các khoản phải thu như thu thuế, thu phí…Mặt khác CKH tạo điều kiện cho các thành phần dân cư có thu nhập trung bình và thấp sở hữu nhà từ đây góp phần thu hẹp cách biệt giầu nghèo, thúc đẩy công bằng xã hội.
Thêm vào đó, một khi những tác động tích cực của CKH phát huy tác dụng thì lại thúc đẩy kinh tế phát triển. Như vậy có thể cho rằng, những lợi ích cơ bản mà CKH mang lại cho nền kinh tế cũng chính là những mục tiêu mà các quốc gia theo đuổi để phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật đó, yêu cầu phải thực hiện những mục tiêu này là vô cùng thúc bách đối với Việt Nam khi trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cụ thể là:
Nhu cầu về nhà ở cho dân cư, nhu cầu đô thị hoá:
Sau chiến tranh, Việt Nam là một nước nước nông nghiệp lạc hậu, để xây dựng đưa đất nước đi lên trong mấy thập kỉ qua Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiên đại hoá (CNHHĐH) trên phạm vi cả đất nước. Song hành với quá trình CNHHĐH, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra ngày càng mạnh. Ngày càng có nhiều người dân từ vùng nông thôn di chuyển ra thành thị làm cho dân số thành thi ngày càng tăng, xuất hiện các thành phố triệu dân với mật độ dân cư ngày càng đông; thêm vào đó nhiều khu đô thị mới được thành lập. Nhu cầu về nhà ở tăng cao cho các thành phần dân cư, đặc biệt là người dân thu nhập trung bình và thấp, đặt ra nhu cầu xây dựng các khu dân cư, khu chung cư và xây dựng nhà ở theo qui hoạch tổng thể. Đây cũng đồng thời là nhu cầu, mong muốn của chính phủ trong việc cải thiện bộ mặt các khu đô thị trong nước ngày càng hiện đại, văn minh.
Nguồn vốn ngân sách hạn chế , hoạt động của NH chưa khai thác hết được nguồn vốn trong dân cư:
Để đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong quá trình đô thị hoá đất nước, để xây dựng các khu dân cư, các khu chung cư nhiều tầng, khu nhà ở qui hoạch tổng thể hiện đại… đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Nhưng hiện nay do đất nước còn kém phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, cùng với rất nhiều công trình cần vốn rót từ nhà nước nguồn vốn cho đầu tư xây dựng, qui hoạch nhà ở chưa đáp ứng đựơc nhu cầu trong dân cư và yêu cầu mà chính phủ đặt ra. Mặt khác các ngân hàng hoạt động còn chưa hiệu quả do vậy nên chưa khai thác được hết nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là những người thu nhập trung bình và thấp có nhu cầu về nhà ở lớn nhưng không có đủ tiền để mua nhà.
Nhu cầu chung về việc tạo công ăn việc làm, kích thích sản xuất trong nước phát triển:
Với lực lượng lao động dồi dào hàng năm có khoảng 15 triệu lao động trẻ gia nhập lực lượng lao động trên thị trường. Điều này đặt gánh nặng cho nhà nước hàng năm trong việc tạo và sắp xếp công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời với việc tạo công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng là một nhiệm vụ quan trọng, muốn thực hiện được mục tiêu đó ta cần kích thích sản xuất phát triển thông qua việc kích thích cầu tiêu dùng. Trong hoạt động kích thích nhu cầu tiêu dùng thì nhu cầu cho nhà ở chưa được khai thác đúng tiềm năng.
Khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, thị trường tài chính trong nước còn non kém :
Do hoạt động chưa hiệu quả của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh nguồn vốn dư thừa trong dân cư chưa được huy động hữu hiệu. Một động lực khác thúc đẩy các ngân hàng áp dụng kỹ thuật chứng khoán là nhằm giảm gánh nặng về các loại thuế qui chế (yêu cầu về tỷ lệ vốn tự có, yêu cầu về tỷ lệ dự trữ tối thiểu không có lãi suất, yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bằng tài sản cơ bản.), và nhằm tăng lợi nhuận của ngân hàng sau thuế. Ngoài gánh nặng về thuế qui chế, ngân hàng còn bộc hai rủi ro đối với các khoản cho vay tín dụng. Đó là:rủi ro về lãi suất, rủi ro thanh khoản.
Việt Nam đang từng bước hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế, thì việc nghiên cứu sử dụng công nghệ chứng khoán hoá trở thành yêu cầu cấp thiết. Do CKH khắc phục được khó khăn do thiếu vốn, giúp các tổ chức tài chính quản lý nguồn vốn linh hoạt và hiệu quả; tăng tính thanh khoản cho các tài sản; giảm thời lượng của mỗi hạng mục đầu tư; tăng các khoản thu từ phí… Vì vậy, thị trường tài chính ổn định hơn nhờ đó cũng góp phần ổn định chính trị xã hội.Tuy nhiên đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi không chỉ có sự thay đổi về nhận thức mà còn phải có sự chỉ đạo nghiên cứu và xây dựng kế hoạch triển khai cả ở tầm vĩ mô và vi mô, có như vậy mới có thể phát huy hết được hiệu quả tích cực của công cụ này.
Phần 3 :Mô hình và bước đi chứng khoán hoá ở Việt nam
I. Quy trình chứng khoán hoá cơ bản
Theo lý thuyết thì các tổ chức tham gia vào quy trình chứng khoán hoá phải gồm có:
- Bên khởi tạo (orginator): thường là các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, chính phủ, các công ty bảo hiểm, thực hiện việc chứng khoán hoá các tài sảncủa mình vì một hoặc một số mục tiêu: huy động vốn, quản lý tính thanh khoản của các tài sản...
- Bên có nghĩa vụ thanh toán (Obligator): Là các cá nhân, tổ chức có nghiữa vụ thanh toán cho bên khởi tạo dựa theo các tài sản được chứng khoán hoá.
- Doanh nghiệp chuyên dụng (Special Purpose Vehicle - SPV): Là doanh nghiệp được thành lập để thực hiện các giao dịch chứng khoán hoá. Doanh nghiệp này thường được tạo ra dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay quỹ tín thác để thực hiện việc mua các tài sản của bên khởi tạo và tiến hành phát hành chứng khoán trên cơ sở các tài sản này để lấy tiền mua các tài sản này.
- Tổ chức quản lý tài sản (Servicer): Là các tổ chức thường do ban khởi tạo lập ra, thực hiện việc quản lý tài sản được chứng khoán hoá. Tổ chức này có chức năng chủ yếu là thu tiền từ bên có nghĩa vụ thanh toán, rồi chuyển cho doanh nghiệp chuyên dụng.
- Tổ chức định mức tín nhiệm (Rating Agency): Cung cấp thông tin về mức độ an toàn của các chứng khoán được phát hành trên cơ sở xếp hạng tín nhiệm cho các chứng khoán này.
- Tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán: Thường là một hoặc một số ngân hàng đầu tư cam kết mua toàn bộ chứng khoán phát hành ra theo giá xác định trước, góp phần làm cho quá trình chứng khoán hoá được diễn ra nhanh hơn.
- Các nhà đầu tư (Investor): Là các tổ chức và cá nhân mua chứng khoán được phát hành
- Công ty chứng khoán hoá: Hiện nay khái niệm công ty chứng khoán hoá ở Việt Nam còn tương đối xa lạ với mọi người, kể cả những người trong ngành. Để tạo điều kiện thực hiện chứng khoán hoá thì việc thành lập công ty chứng khoán là tất yếu (ở Việt Nam có thể là Vietnam Mortgage Company hoặc Vietnam Securitization Company...)
- Tổ chức cho vay và bán lại các khoản cho vay này cho công ty chứng khoán hóa. Hiện nay các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay mua nhà xây dựng gồm Ngân hàng á Châu, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín, Công ty Tài chính Cổ phần Sài Gòn, Ngân hàng Phát triển nhà, Ngân hàng Tân Việt, Ngân hàng Nam á.... Đây thực sự là các hạt nhân cho việc phát triển nghiệp vụ chứng khoán hoá sau này. Ngoài ra, không loại trừ các tổ chức tài trợ mua nhà được thành lập theo chủ trương của nhà nước
- Người đầu tư vào các trái phiếu: cá nhân và tổ chức, hiện nay số lượng các nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số những nhà đầu tư. Cần thiết phải có những nhà đầu tư chuyên nghiệp với trình độ và kiến thức phong phú để có thể làm cho thị trường chứng khoán trở nên sôi động và hoạt động lành mạnh hơn, thực sự là những nhà đầu tư theo đúng nghĩa.
- Cơ quan nhà nước có thầm quyền phê duyệt đăng ký CKH. Khi công ty CKH được phép thành lập, nhà nước phải xác định trách nhiệm quản lý công ty thuộc cơ quan nào, có thể là Bộ Tài chính, có thể là Ngân hàng Nhà nước...
- Ngoài ra còn phải kể đến những nhân tố khác góp phần hình thành chứng khoán hoá như: những người vay tiền mua nhà, các tổ chức trung gian phát hành trái phiếu, các tổ chức đánh giá trái phiếu, các tổ chức bảo hiểm, các quỹ đầu tư chứng khoán ...
II. Loại trái phiếu đề nghị (sản phẩm CKH giai đoạn đầu)
Hiệu quả của chứng khoán hoá phụ vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố có tính chất quyết định đó là việc sử dụng các mô hình chứng khoán hoá khác nhau. Một số mô hình hiện nay gồm có: mô hình chứng khoán hoá thông qua trung gian (The Mortgage Backed Security - MBS), nói chung là đây là phương pháp cơ bản và phổ biến trên thế giới nhưng nó có nhược điểm là không tạo ra sự hấp dẫn cho người đầu tư do không tạo ra sự khác biệt cho họ, mức lãi suất là cố định và đều như nhau đối với các nhà đầu tư, đồng thời mức độ rủi ro cao do không có tài sản cầm cố. Do có những nhược điểm trên mà hiện nay phương thức chứng khoán hoá này đang dần được thay thế bằng các phương thức khác. Mô hình chứng khoán hoá trên cơ sở có tài sản cầm cố là các chứng khoán loại MBS Collateralised - Mortgage Obligation - CMO: đây là một công cụ mới đang được phát triển mạnh, là các chứng khoán có tài sản cầm cố là các chứng khoán tái thế chấp (CMO). Nó tạo ra một sự hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư do các chứng khoán dạng CMO được phân thành nhiều hạng khác nhau nhằm hấp dẫn và đáp ứng yêu cầu tính đa dạng của các nhà đầu tư. Đây là mô hình được các nhà đầu tư ưa chuộng nhất hiện nay. Mô hình chứng khoán hoá có tài sản thế chấp không thông qua trung gian (The Mortgage Backed Bond - MBB): phương thức này vẫn duy trì các khoản cho vay ở trong nội bảng, ngược lại đối với hai phương thức trên, điều này làm cho các ngân hàng không muốn tập trung vào MBB do không làm tăng tính thanh khoản và còn phải chịu thêm một loại thuế quy chế. Tuy nó có ưu điểm là các trái phiếu MBB do ngân hàng phát hành được bảo đảm bằng tài sản cầm cố có giá trị lớn hơn tổng mệnh giá phát hành trái phiếu và người nắm giữ trái phiếu luôn là người đầu tiên được phân chia tài sản cầm cố nếu như ngân hàng phá sản - điều này làm cho MBB có một mức an toàn rất cao, luôn được xếp hạng AAA, tuy nhiên điều này làm cho lãi suất của nó rất thấp, cũng không hấp dẫn nhà đầu tư. Chính vì tất cả các lí do trên mà MBB là phương thức ít được sử dụng nhất.
Qua việc xem xét các ưu, nhược điểm của từng loại mô hình chứng khoán hoá ta có thể thấy trên thế giới thì hình thức CMO được ưu chuộng nhất. Theo thực tiễn các nước đã phát triển CKH, các loại trái phiếu trách nhiệm cho vay mua nhà có thế chấp (CMOs) gọi tắt là các trái phiếu CKH, ngày càng được sử dụng phổ biến vì những ưu điểm của nó so với các chứng chỉ dự phần. Các loại trái phiếu CMOs được cấu trúc thành nhiều lớp (tranche), các lớp CMO này cùng có cơ sở từ một tập hợp các khoản cho vay, nhưng có thời gian đáo hạn khác nhau, có cấu trúc thanh toán vốn gốc và lãi theo những thứ tự nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người đầu tư, giúp người đầu tư có nhiều khả năng chọn lựa hơn về thời hạn, về só lượng, về lãi suất trong mối liên hệ với việc chấp nhận các rủi ro, và quan trọng nhất là các CMO giải phóng nhà đầu tư khỏi sự bất ổn trong lưu chuyển tiền tệ của tập hợp các khoản cho vay mua nhà (bất ổn từ phía người vay tiền mua nhà). Từ đó, việc phát hành trái phiếu dạng này thu hút được nhiều người đầu tư, hay nói cách khác, thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi trong xã hội, hỗ trợ nhiều hơn cho nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của mình.
ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu ứng dụng kỹ thuật CKH, nên chọn việc phát hành các loại trái phiếu dạng CMO đơn giản, kết hợp với các biện pháp kiểm soát chặt chẽ tài sản đảm bảo là tập hợp các khoản cho vay mua nhà. Công ty CKH phải thiết lập bộ phận kiểm soát cùng các tiêu chuẩn trong việc mua lại các khoản cho vay từ các tổ chức cho vay nhằm bảo đảm đến mức cao nhất độ ổn định của việc thanh toán vốn gốc và lãi vay hàng tháng của các khoản cho vay. Các tiêu chuẩn này ban đầu có thể do công ty CKH ban hành, về sau có thể luật hoá một cách tổng quát để áp dụng thống nhất cho hoạt động CKH.
Đó là việc phát hành các CMO với nhiều lớp, với thời hạn và cách thanh toán tiền lãi và vốn gốc theo nguyên tắc thông thường của CMO. Các loại CMO này có thể chưa quen sử dụng, nên thời gian đầu có thể phát hành các loại trái phiếu có những đặc điểm như các trái phiếu thông thường, và vì vậy, việc CKH tập hợp các khoản cho vay thu nhận được nên được thực hiện thông qua việc phát hành các laọi trái phiếu có thời hạn khác nhau, từ trung hạn đến dài hạn, để vừa hấp dẫn người đầu tư vừa cân đối được nguồn chi trả cho lần lượt các trái phiếu đến hạn.
III. Các tổ chức hỗ trợ cho chứng khoán hoá:
Chứng khoán hoá là một nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa các bên. Trước tiên chúng ta hãy tiếp cận với một tổ chức có vai trò quan trọng nhất, đó là Công ty Chứng khoán hóa.
1.Công ty chứng khoán hoá
Thuật ngữ công ty chứng khoán hoá (CtyCKH) được sử dụng để chỉ các tổ chức chuyên trách - đặc biệt (các SPV - special purpose vehiele), các CtyCKH này vừa là chủ thể thực hiện kỹ thuật chứng khoán hoá (CKH) vừa là động lực phát triển kỹ thuật này. Khi các nước tiến hành ứng dụng kỹ thuật CKH thì việc thành lập tổ chức dạng SPV là một trong những việc phải thực hiện đầu tiên xem như mục tiêu ban đầu của việc ứng dụng CKH. Đối với Việt Nam, là nước đi sau, qua kinh nghiệm từ các nước đã áp dụng kỹ thuật CKH, rõ ràng các vấn đề chính của việc thiết lập một chu trình CKH từ việc hình thành các tổ chức trung gian CKH (SPV), chuẩn hoá các loại hình cho vay của các tổ chức cho vay để có thể bán cho các SPV, đến việc phát hành trái phiếu do các khoản cho vay mua nhà có thế chấp đảm bảo (Mortgage - backed bonds) là những nội dung cần xem xét, ngoài ra các vấn đề xung quanh CKH như việc tạo lập các tổ chức cho vay theo các mục tiêu kinh tế xã hội của Chính phủ, các vấn đề liên quan đến thúc đẩy thị trường của một loại trái phiếu mới trong đời sống kinh tế cũng là những vấn đề cần quan tâm. Vì thực tế hiện nay chưa tồn tại nghiệp vụ chứng khoán hoá ở Việt Nam và những bộ phận tham gia, do vậy mà mô hình được đưa ra dưới đây là mô hình được ghi nhận và học hỏi từ những quốc gia có trình độ chứng khoán hoá cao và có nhiều năm kinh nghiệm. Đồng thời cũng đã tham khảo thực trạng của Việt Nam để đưa ra một mô hình công ty chứng khoán hoá phù hợp với giai đoạn đầu.
Mục đích thành lập
Việc thành lập một CtyCKH là một bước quan trọng của CKH, nên mục đích của việc thành lập CtyCKH cũng không nằm ngoài mục đích của việc ứng dụng CKH.
Củng cố và phát triển thì trường tài trợ nhà ở, góp phần phát triển công nghiệp xây dựng nhà.
- Tạo khả năng thanh khoản cho các khoản phải thu là các khoản cho vay mua nhà, góp phần thúc đẩy khả năng sinh lợi cho các ngân hàng, khả năng quản trị rủi ro của các tổ chức tài chính.
- Cung cấp một phương tiện đầu tư mới, góp phần tạo thêm một loại hàng hoá cho thị trường chứng khoán (TTCK), phát triển thị trường các công cụ nợ trung và dài hạn.
- Góp phần thúc đẩy thị trưòng tài chính phát triển.
- Làm tiền đề cho việc CKH các tài sản (các khoản phải thu khác).
Chức năng chính
Phát hành các loại trái phiếu có cơ sở là các khoản cho vay mua nhà, xây dựng nhà có thế chấp bằng các tài sản hình thành từ vốn vay mua lại từ các tổ chức tín dụng cho vay loại hình này. Nói cách khác là việc tái cấu trúc các khoản cho vay mua nhà của các tổ chức cho vay thành các loại trái phiếu khả mại phát hành ra công chúng đầu tư.
Lĩnh vực hoạt động
- Mua các khoản cho vay mua nhà, xây dựng nhà có thế chấp bằng các tài sản hình thành từ vốn vay từ các tổ chức cho vay.
- Huy động vốn bằng cách phát hành các loại trái phiếu trung, dài hạn có cơ sở đảm bảo bằng các tài sản mua được (Mortgage backed bonds).
- Đảm bảo việc thanh toán lãi và vốn gốc đối với các loại trái phải phát hành.
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan CKH.
Tuy đây là mô hình có ý nghĩa đề xuất và như đã đề cập, mô hình này là tổng quát, nhưng theo chúng tôi, việc thành lập một công ty CKH Nhà nước là bước đi có nhiều thuận lợi nhất đối với một quốc gia như Việt Nam trong giai đoạn đầu áp dụng kỹ thuật CKH vì một số lí do sau đây:
- Thể hiện rõ cam kết của Nhà nước trong việc thúc đẩy kỹ thuật CKH, phát triển đô thị hoá, phát triển TTCK bằng việc tạo lập thêm hàng hoá cho thị trường, củng cố hoạt động của các ngân hàng...
- Kiểm soát được đồng bộ và thống nhất (quy về một mối) các tập hợp cho vay mua được, góp phần chuẩn hoá loại hình cho vay mua nhà có thế chấp bất động sản của ngân hàng. Từ đó góp phần kiểm soát quá trình cho vay của ngân hàng.
- Uy tín tín dụng cao nhất trong việc phát hành các loại trái phiếu, đây là cơ sở của việc huy động vốn cho quá trình CKH.
- Vì là tổ chức Nhà nước, nên việc giải quyết các quan hệ pháp lý đối với các cơ quan Nhà nước trong quá trình CKH sẽ đồng bộ và nhanh chóng hơn.
- Và một lí do khách quan không kém phần quan trọng là vì việc áp dụng kỹ thuật CKH còn mới mẻ, nên giai đoạn đầu cần thiết phải tạo lập sự ổn định cho thị trường, một tổ chức Nhà nước sẽ góp phần ổn định hơn đối với thị trường thứ cấp các khoản phải thu là các khoản cho vay mua nhà, bất động sản, hạn chế việc mua bán tuỳ tiện dẫn đến việc cho vay tràn lan, thiếu kiểm soát của ngân hàng. Sau này khi các thị trường đã ổn định, việc cổ phần hóa (CPH) CtyCKH của Nhà nước và việc hình thành các CtyCKH của các thành phần kinh tế khác là khả thi và có thể được xét đến.
Như trên chúng ta đã tìm hiểu thì vai trò của công ty chứng khoán hoá là rất quan trọng. Tuy nhiên để thực hiện thành công nghiệp vụ chứng khoán hoá thì còn cần phải có sự ra đời của các tổ chức khác. Để hỗ trợ cho việc áp dụng và thúc đẩy CKH phát triển, nhằm khai thác tối đa các lợi ích của CKH đối với nền kinh tế, việc thành lập các tổ chức xung quanh công ty CKH cũng cần được xem xét đến. Theo kinh nghiệm các nước, các tổ chức này bao gồm:
2.Các tổ chức tài trợ mua nhà
Để thực hiện các mục tiêu về xây dựng nhà ở tạo điều kiện cho các thành phần dân cư có thu nhập trung bình, thấp cũng như những cư dân phát sinh từ việc cải tạo đô thị, di dời, giải toả có thể mua được nhà, nhà nước có thể thành lập các tổ chức cho vay mua nhà dành cho các đối tượng này với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, giá trị vay trên giá nhà (LTV), giá trị thanh toán trước (down payment), thời hạn... Nhờ vào việc ứng dụng CKH, thông qua các công ty CKH, nhà nước có thể huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực dân cư có thu nhập cao đầu tư vào các trái phiếu gián tiếp tài trợ cho khu vực dân cư có thu nhập thấp có thể được sở hữu nhà. Có thể tham khảo các tổ chức dạng này như FHA (Federal Housing Administration) ở Mỹ hay NHF (National Housing Fund) ở Hàn Quốc. ở Việt Nam, Nhà nước đã thành lập các tổ chức tương tự như các nước trên thế giới như Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, hoặc các ngân hàng khác có cho vay xây dựng nhà như Habubank (Ngân hàng Nhà Hà Nội) hoặc Ngân hàng phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh. Đây là các cơ sở nhằm tạo ra các tài sản cầm cố, là nguồn gốc tạo ra chứng khoán. Đây là các cơ sở nhằm tạo ra các tài sản cầm cố, là nguồn gốc tạo ra chứng khoán hoá.
3.Các đại lý uỷ thác phát hành trái phiếu được công ty CKH bảo đảm thanh toán
Đại lý uỷ thác phát hành các loại trái phiếu CKH là các tổ chức đứng ra nhận uỷ thác từ các công ty CKH chịu trách nhiệm phát hành các lại trái phiếu, lúc đó công ty CKH trở thành tổ chức bảo đảm thanh toán cho các trái phiếu. Việc này có tác dụng tâm lý làm tăng uy tín của trái phiếu CKH và đẩy nhanh việc phát hành nhờ vào khả năng chuyên môn cao của các đại lý uỷ thác.
4. Các tổ chức định mức tín nhiệm
Việc thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam là cần thiết không chỉ cho yêu cầu của CKH mà còn để đáp ứng yêu cầu của việc phát triển thị trường chứng khoán. Đánh giá của các tổ chức có uy tín có tác dụng định hướng đầu tư cho người đầu tư, tiết kiệm được nhiều chi phí đánh giá và thăm dò trong thị trường tài chính..., ngoài ra còn có tác dụng thúc đẩy các tổ chức phát hành không ngừng nâng cao năng lực sản xuất nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của mình. Vì các loại trái phiếu hình thành do CKH là các dạng trái phiếu còn mới, chưa tạo được lòng tin tong người đầu tư, nên tuy bản thân các trái phiếu có được sự bảo đảm thanh toán từ phía nhà nước (đề nghị) và từ tài sản (các khoản cho vay) được CKH, nhưng vẫn chưa được tin cậy đúng với những ưu điểm của nó dành cho người đầu tư. Việc có mặt một tổ chức định mức với những đánh giá khách quan sẽ góp phần làm phổ biến và khẳng định ưu thế vượt trội của các loại trái phiếu CKH.
5. Một tổ chức đặc biệt bảo lãnh cho việc phát hành chứng khoán hoá:
Tổ chức này có thể do một doanh nghiệp có quy mô vốn lớn và có uy tín trong lĩnh vực ngân hàng lập ra để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tuy nhiên như thực trạng hiện nay ở trên thế giới thì các công ty đặc biệt này nhận được một sự cam kết đặc biệt từ Chính phủ để hỗ trợ và cam kết bảo đảm không hạn chế đối với người đầu tư vào các chứng khoán hoá tài sản ngân hàng. Mọi sự thiếu hụt hay chậm trong khâu thanh toán lãi coupon và gốc trái phiếu đối với người đầu tư đều được cơ quan đặc biệt này bảo lãnh đầy đủ và kịp thời. Phải nhấn mạnh rằng công nghệ chứng khoán hóa tài sản ngân hàng được bắt nguồn từ các chương trình tài trợ của chính phủ nhằm củng cố và tăng cường tính thanh khoản của thị trường bất động sản.
Một tổ chức khác có thể do Chính phủ trực tiếp tạo ra nhằm đảm bảo cho chứng khoán hoá được thực hiện thành công. Ví dụ như ở úc có 3 công ty tài trợ của Chính phủ trực tiếp tạo ra và phát hành các chứng khoán trên cơ sở tài sản thế chấp của các khoản vay ngân hàng: The First Australia National Mortgage Acceptance Corporation Limited (FANMAC Premier Trust); The Keystart Bond Program và The Victorian Housing Bond Program. ở Mỹ thì có Hiệp hội bất động sản Liên bang (The Federal National Mortgage association- FNMA). ở Việt Nam có thể thành lập một tổ chức tương tự như vậy.
Kết luận chung
Nói tóm lại việc áp dụng chứng khoán hoá ở Việt Nam là một đòi hỏi khách quan của Việt Nam. Sự thành công của nhiều quốc gia trên thế giới trong việc thực hiện chứng khoán hoá đã chứng minh rằng chứng khoán hoá tại các doanh nghiệp và đăc biệt là tại các ngân hàng sẽ giúp họ có thể huy động vốn một cách hiệu quả với chi phí thấp và thực hiện quản lý khoản mục nguồn vốn và tài sản tốt hơn.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu , đề tài đã nêu ra được một số vấn đề sau:
Lý thuyết chung về chứng khoán hoá
Điều kiện để thực hiện chứng khoán hoá thành công
ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá vào các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Tất nhiên vì đây là một vấn đề còn mới mẻ đối với nước ta hiện nay trên cả phương diện thực tiễn và lí thuyết vì hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào của Nhà nước đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên ứng dụng chứng khoán hoá ở Việt Nam là cần thiết. Do đó những công trình nghiên cứu nhằm nghiên cứu về chứng khoán hoá và các điều kiện cần thiết để chứng khoán hoá có thể đưa vào thực hiện ở Việt Nam. Những đề xuất mà nhóm nghiên cứu đưa ra dựa trên lý thuyết chung về chứng khoán hoá, những bài học kinh nghiệm của các quốc gia đi trước đã rất thành công trong nghiệp vụ này cũng như điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam. Để có thể áp dụng thành công nghiệp vụ này trong các NHTM thì ngoài vai trò trực tiếp của NHTM còn cần có sự khuyến khích từ phía Nhà nước cũng như sự hỗ trợ của các định chế tài chính khác trong nền kinh tế.
Tất nhiên là kết quả nghiên cứu của đề tài này là còn rất nhỏ bé,vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người để đề tài ngày càng đầy đủ và hoàn thiện.
Mục lục
Lời nói đầu
Phần 1: Lý thuyết chung về chứng khoán hoá
I.Lý thuyết chung về CKH
1. Khái niệm chứng khoán hoá:
a.Khái niệm chung về chứng khoán hoá:
b. Đặc điểm của chứng khoán hoá:
c.Những cấu trúc CKH đặc trưng:
2.Đặc điểm của CKH :
3.Chức năng của CKH:
II. Các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết để hình thành và phát triển kỹ thuật CKH:
1. Điều kiện kinh tế cần thiết để hình thành và phát triển CKH
a. Sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán, điều kiện phát sinh và phát triển CKH :
b.Sự hình thành và phát triển của các tổ chức kinh doanh chứng khoán và dịch vụ thị trường là điều kiện quan trọng để kỹ thuật CKH được tiến hành một cách có tổ chức và có hiệu quả…………………………
2. Các điều kiện xã hội cần thiết để CKH phát sinh và phát triển:
a.Môi trường xã hội – chính trị ổn định, minh bạch và bảo hộ quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế là điều kiện thuận lợi cho CKH ra đời và phát triển:
b. Tồn tại một văn hóa chứng khoán là điều kiện cần thiết để dân cư tham gia vào việc mua bán các chứng khoán hóa:
c. Hình thành đội ngũ cán bộ kinh doanh trong thị trường CKH :
3. Vai trò của Nhà nước trong việc tạo điều kiện và hỗ trợ CKH phát sinh và phát triển:
4.Kinh nghiệm về mở cửa thị trường CKH :
Phần 2: CKH trong các NHTM
I.Lý thuyết chung về CKH ở NHTM:
1.Các nghiệp vụ của NHTM……………………………………………
a.Nghiệp vụ nợ (Nghiệp vụ nguồn vốn): :
b.Nghiệp vụ có (Nghiệp vụ sử dụng vốn)………………………………
2.Điều kiện để một NHTM tiến hành kỹ thuật CKH :
3. Các tài sản CKH trong NHTM……………………………………..
a. MBSs: CKH dựa trên tài sản thế chấp cho vay………………………
b. Mô hình chứng khoán hoá trên cơ sở có tài sản cầm cố là các chứng khoán loại MBS – Mortgage Backed Securities (Collater - Alised – Mortage Obligations – CMO………………………………………….
c. Mô hình chứng khoán hoá có tài sản thế chấp không qua trung gian (The Mortgage Backed Bond – MBB) …………………………………
4. Vai trò CKH trong hoạt động của NHTM:
5.Rủi ro của kỹ thuật CKH ( rủi ro hoàn trả trước hạn):
II. Phát triển CKH trong các NHTM ở Việt Nam-một xu hướng tất yếu
1.Thực tiễn CKH ở VN:
2.Xu thế áp dụng CKH của các nước khác trên thế giới:
3.Sự cần thiết phải áp dụng kỹ thuật CKH tại Việt Nam:
Phần 3 :Mô hình và bước đi chứng khoán hoá ở Việt nam
I. Quy trình chứng khoán hoá cơ bản
II. Loại trái phiếu đề nghị (sản phẩm CKH giai đoạn đầu)…………….
III. Các tổ chức hỗ trợ cho chứng khoán hoá:
1.Công ty chứng khoán hoá
2.Các tổ chức tài trợ mua nhà
3.Các đại lý uỷ thác phát hành trái phiếu được công ty CKH bảo đảm thanh toán
4. Các tổ chức định mức tín nhiệm
5. Một tổ chức đặc biệt bảo lãnh cho việc phát hành chứng khoán hoá:
Kết luận chung
Mục lục………………………………………………………………..
1
2
2
2
2
5
5
6
7
8
8
8
10
13
13
14
14
15
16
17
17
17
17
18
19
20
20
22
24
25
30
32
32
33
37
39
39
40
41
41
43
44
44
44
46
47
Danh mục tài liệu tham khảo
Sách “Quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại”- Nguyễn Văn Tiến- Học viện Ngân hàng
Sách “ Ngân hàng thương mại”- Peter . S. Rose, Người dịch:PGS. TS Vương Trọng Nghĩa, GS. TS Nguyễn Văn Nam
Sách “ Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”- ĐHKTQD
Sách “ Thị trường chứng khoán”- PGS. TS Vương Trọng Nghĩa, GS. TS Nguyễn Văn Nam
Sách “ Điều kiện kinh tế xã hội để hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam”
Tạp chí “ Chứng khoán Việt Nam”, “ Ngân hàng”, “Thị trường tài chính”
Và một số trang web tham khảo:
www.stockmarket.com.vn
www.vinodkothari.com
www.deloitte.com
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28061.doc