Ứng dụng kháng sinh và hormone để phòng và điều trị hiện tượng rối loạn sinh sản thường gặp trên đàn bò sữa gốc Úc nuôi tại Mộc Châu

Tài liệu Ứng dụng kháng sinh và hormone để phòng và điều trị hiện tượng rối loạn sinh sản thường gặp trên đàn bò sữa gốc Úc nuôi tại Mộc Châu: ... Ebook Ứng dụng kháng sinh và hormone để phòng và điều trị hiện tượng rối loạn sinh sản thường gặp trên đàn bò sữa gốc Úc nuôi tại Mộc Châu

pdf98 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Ứng dụng kháng sinh và hormone để phòng và điều trị hiện tượng rối loạn sinh sản thường gặp trên đàn bò sữa gốc Úc nuôi tại Mộc Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------ & ------ NGUYỄN VIỆT THẮNG ỨNG DỤNG KHÁNG SINH VÀ HORMONE ĐỂ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ HIỆN TƯỢNG RỐI LOẠN SINH SẢN THƯỜNG GẶP TRÊN ĐÀN BÒ SỮA GỐC ÚC NUÔI TẠI MỘC CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: THÚ Y Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. TRẦN TIẾN DŨNG HÀ NỘI - 2008 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Việt Thắng ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Thú y Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học PGS. TS. Trần Tiến Dũng đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và xây dựng luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn tập thể thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên Bộ môn Ngoại Sản khoa Thú y, Viện Công nghệ sinh học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La cùng bạn bè, đồng nghiệp đã giũp đỡ, động viên và khuyến khích tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cám ơn mọi sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, Phòng Kỹ thuật Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Nhân dịp này, tôi được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình và trường Trung học Nông Lâm Sơn La đã động viên, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện công trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tác giả Nguyễn Việt Thắng iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục từ và các cụm từ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình vii 1. Mở đầu 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích của đề tài 3 1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 2. Tổng quan tài liệu 4 2.1. Sinh lý sinh dục bò cái 4 2.2. Một số bệnh thường gặp ở đường sinh dục bò cái 18 2.3. Điều khiển chu kỳ động dục của bò bằng hormone và các chế phẩm hormone 25 2.4. Tình hình nghiên cứu về rối loạn sinh sản và ứng dụng hormone trong sinh sản 33 3. Đối tượng, nội dung, nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 36 3.1. Đối tượng nghiên cứu 36 3.2. Nội dung nghiên cứu 36 3.2.1. Đánh giá thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản của đàn bò sữa gốc úc 36 3.2.2. ứng dụng hormone, chế phẩm hormone phòng và điều trị một số hiện tượng rối loạn sinh sản chính thường gặp ở bò sữa 37 3.3. Nguyên liệu nghiên cứu 37 3.4. Phương pháp nghiên cứu 38 3.4.1. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu sinh sản 38 3.4.2. Điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa gốc úc 40 iv 3.4.3. ứng dụng kháng sinh và hormone sinh sản 41 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 46 3.6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 47 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 48 4.1. Kết quả khảo sát đàn bò sữa HF nuôi tại Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu 48 4.1.1. Tuổi thành thục về tính 51 4.1.2. Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu 52 4.1.3. Thời gian đẻ đến lần mang thai sau, khoảng cách giữa hai lứa đẻ 53 4.1.4. Hệ số phối giống, tỉ lệ thụ thai 55 4.1.5. Tỉ lệ chậm sinh và vô sinh 57 4.1.6. Thời gian mang thai của bò cái 60 4.1.7. Tỉ lệ đẻ và một số bệnh sinh sản thường gặp trên đàn bò sữa Mộc Châu 60 4.1.8. Thực trạng bệnh trên buồng trứng của đàn bò sữa gốc úc 62 4.2. Kết quả sử dụng hormone kết hợp kháng sinh điều trị bệnh sinh sản 66 4.3. Kết quả ứng dụng kháng sinh và hormone gây động dục ở bò sữa gốc úc bị rối loạn sinh sản sau điều trị bệnh viêm tử cung 68 4.3.1. Các kết quả gây động dục cho bò sữa HF gốc Úc 68 4.3.2. KÕt qu¶ tæng hîp 5 qui tr×nh g©y ®éng dôc b»ng hormone cho bß s÷a gèc óc 75 5. Kết luận và đề nghị 78 5.1. Kết luận 78 5.2. Đề nghị 79 Tài liệu tham khảo 80 Phụ lục 85 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Tên viết tắt Tên đầy đủ 1 CIDR Control internal drug release 2 Crestar Norgestomet + Oestradiol Benzoate 3 Cs Cộng sự 4 E Oestradiol benzoate 5 FRH Foliculine Releasing Hormone 6 FSH Follicule Stimulating Hormone 7 GnRH Gonadotropin Releasing Hormone 8 HCG Human Chorionic Gonadotropin 9 HF Holstein Friesian 10 HTNC Huyết thanh ngựa chửa (PMSG) 11 IA Artificial Insemination (thụ tinh nhân tạo) 12 LH Luteinizing Hormone 13 LRH Lutein Releasing Hormone 14 LTH Luteo Tropic Hormone 15 PG Prostaglandin (PGF2α) 16 PGF2α Prostaglandin F2 alpha 17 PMSG (eCG) Pregnant Mare Serum Gonadotropin 18 PRH Prolactin Releasing Hormone 19 PRID Progesterone releasing intravaginal device 20 SMB Synchnomat B 21 VDM Vietnam Dairy Manager vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái 9 2.2 Biểu hiện của bò cái qua các giai đoạn của chu kỳ động dục 10 4.1 Cơ cấu đàn bò sữa của Công ty giống bò sữa Mộc Châu 50 4.2 Tuổi thành thục tính của đàn bò cái HF 51 4.3 Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của bò cái HF 52 4.4 Thời gian đẻ đến lần mang thai sau và khoảng cách giữa hai lứa đẻ của đàn bò HF 54 4.5 Tỉ lệ thụ thai và hệ số phối giống của đàn bò cái HF 56 4.6 Kết quả xác định hiện tượng rối loạn sinh sản của đàn bò HF 57 4.7 Thời gian mang thai của đàn bò sữa HF Mộc Châu 58 4.8 Tỉ lệ đẻ toàn đàn và một số bệnh sinh sản trên đàn bò cái HF 61 4.9 Kết quả khám lâm sàng buồng trứng đàn bò sữa gốc úc 63 4.10 Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung trên bò sữa gốc úc bị rối loạn sinh sản 66 4.11 Kết quả ứng dụng GnRH-PG-PMSG gây động dục cho bò cái (n=28) 68 4.12 Kết quả ứng dụng GnRH-PG-E gây động dục cho bò cái (n=24) 70 4.13 Kết quả ứng dụng PG-PG-HCG gây động dục cho bò cái (n=29) 71 4.14 Kết quả ứng dụng SMB-PG-PMSG gây động dục cho bò cái (n=28) 72 4.15 Kết quả ứng dụng PG+GnRH-PG+GnRH gây động dục cho bò cái (n =29) 73 4.16 Tổng hợp kết quả sinh sản sau điều trị bằng hormone 77 vii DANH MỤC CÁC HÌNH STT hình Tên hình Trang Sơ đồ 2.1 Tóm lược đời sống sinh sản của bò cái 7 Sơ đồ 2.2 Cơ chế điều hoà quá trình sinh sản trên bò 14 Sơ đồ 2.3 Phát triển nang buồng trứng bò trong chu kỳ 17 Sơ đồ 2.4 Xử lý GnRH+PG+GnRH và dẫn tinh vào thời điểm cố định 29 Biểu đồ 4.1 Phân loại hiện tượng rối loạn sinh sản của đàn bò sữa Mộc Châu 59 Biểu đồ 4.2 Kết quả khám lâm sàng buồng trứng đàn bò sữa gốc úc 64 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi bò sữa là một trong những nghề đang được nhiều nước trên thế giới đặc biệt quan tâm và chú trọng đầu tư. Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, nhu cầu sử dụng sữa của người dân Việt Nam ngày một tăng cao. Theo số liệu thống kê của Viện Chăn nuôi Quốc gia Việt Nam đến tháng 6/2008 cả nước có 151.650 con bò sữa, sản lượng sữa đạt 281.890 tấn chỉ mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu trong nước. Hiện tại Đảng và Nhà nước ta cho phép mở rộng nhập khẩu, nhân giống và lai tạo đàn bò sữa đang có trong nước nhằm nâng cao sản lượng sữa, giảm bớt tình trạng nhập khẩu sữa chất lượng không đồng đều với giá thành cao. Mộc Châu là một huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc với độ cao trung bình khoảng 1.050 m so với mặt nước biển về hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La có diện tích tự nhiên là 202.513 ha. Địa hình bị chia cắt, có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, có cao nguyên tương đối bằng phẳng. Độ dày tầng đất khá, tỉ lệ mùn và các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá, ít chua... có tiềm năng để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, tập trung với cơ cấu đa dạng, gồm các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu và phát triển chăn nuôi đại gia súc. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên Mộc Châu có mùa đông lạnh, mùa hè mát, ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng 18,50C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm, độ ẩm không khí trung bình 85%. Khí hậu vùng cao nguyên rất phù hợp để phát triển cây 2 trồng và vật nuôi vùng ôn đới như cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc đặc biệt là bò sữa, bò thịt... Nằm trên vùng cao nguyên, Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu có 3 năm hoạt động theo mô hình cổ phần, nơi có bề dày 50 năm kinh nghiệm trong chăn nuôi, phát triển và nhân giống đàn bò sữa. Hiện tổng đàn bò sữa tính đến hết năm 2007 là 3.481 con cho 9.490 tấn sữa trong năm, năng suất bình quân toàn đàn 16,74 kg/con/ngày (5.105 kg/chu kỳ). Với giá thu mua hiện tại là 7.000 đồng/kg thì chăn nuôi bò sữa đang dần hồi phục, sản phẩm sữa ngày càng tăng, thương hiệu sản phẩm sữa Mộc Châu ngày càng mạnh, được thị trường tiếp nhận và đánh giá cao (theo báo cáo tổng kết năm 2007 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 của Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu). Tại Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu, chỉ có một số ít các trang trại nuôi tập trung 30 - 50 con bò sữa, còn lại là chăn nuôi trong điều kiện phân tán ở các nông hộ và các trang trại nhỏ. Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau nên dẫn đến chỉ tiêu sản xuất của đàn bò sữa cũng khác nhau, đặc biệt là các chỉ tiêu sinh sản thường không ổn định. Một số điểm yếu trong sinh sản của đàn bò sữa đã biểu hiện như tuổi đông dục lần đầu cao, khoảng cách giữa hai lứa đẻ dài, tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh dục, tỉ lệ sót sát nhau cao... Nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn bò có rất nhiều, bên cạnh yếu tố con giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ chính sách... phải kể đến khâu kỹ thuật chăn nuôi bò sữa như theo dõi động dục, phối giống đúng thời điểm hay các biện pháp hữu hiệu để xử lý các trường hợp chậm sinh và bệnh viêm nhiễm đường sinh dục chưa được tốt dẫn đến làm giảm khả năng sinh sản của đàn bò. 3 Những vấn đề nêu trên cho thấy việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và các biện pháp phòng trị các bệnh gây chậm sinh cho bò sữa là việc làm cần thiết. Với mục đích góp phần ổn định chu kỳ tiết sữa và tăng nhanh số lượng đàn, làm giảm thiệt hại kinh tế cho người dân, đồng thời bổ sung vào các tài liệu nghiên cứu về bò sữa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng kháng sinh và hormone để phòng và điều trị hiện tượng rối loạn sinh sản thường gặp trên đàn bò sữa gốc Úc nuôi tại Mộc Châu ". 1.2. Mục đích của đề tài - Đánh giá được thực trạng khả năng sinh sản của đàn bò sữa nuôi tại Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu - Sơn La. - Xác định những hiện tượng rối loạn sinh sản thường gặp trên bò sữa và nguyên nhân gây bệnh. - Ứng dụng kháng sinh và hormone để phòng và điều trị một số hiện tượng rối loạn sinh sản chính thường gặp trên bò sữa gốc Úc. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu giúp cho các cấp quản lý đánh giá đúng thực trạng sinh sản trên đàn bò sữa. Từ đó có chính sách, biện pháp thích hợp để bảo vệ và phát triển đàn bò sữa tại tỉnh Sơn La. Các kết quả nghiên cứu về bệnh sinh sản ở bò sữa giúp ích cho các cán bộ thú y địa phương, đặc biệt có ý nghĩa với các cán bộ đang làm việc tại trang trại chăn nuôi bò sữa nhằm ứng dụng có hiệu quả góp phần nâng cao năng suất sinh sản trong chăn nuôi bò sữa. 4 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Sinh lý sinh dục bò cái 2.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục cái Cơ quan sinh dục bò cái cũng mang đặc tính chung của các loài gia súc khác, nó được chia thành bộ phận sinh dục bên ngoài (âm môn, âm vật, tiền đình) và bộ phận sinh dục bên trong (âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng). Âm môn (Vulva) Âm môn hay còn gọi là âm hộ, nằm ở dưới hậu môn. Bên ngoài có hai môi (labia vulvae), bờ trên của hai môi có sắc tố đen, nhiều tuyến tiết chất nhờn màu trắng và tuyến tiết mồ hôi. Âm vật (Clitoris) Âm vật của con cái giống như dương vật của con đực được thu nhỏ lại, bên trong có các thể hổng. Trên âm vật có các nếp da tạo ra mũ âm vật, ở giữa âm vật gấp xuống dưới, đây là chỗ tập trung của các đầu mút dây thần kinh. Tiền đình (Vestibulum vaginae sinusinogenitalism) Tiền đình là giới hạn giữa âm môn và âm đạo. Trong tiền đình có màng trinh, phía trước là âm đạo. Màng trinh gồm các sợi cơ đàn hồi do hai lớp niêm mạc gấp lại thành một nếp. Tiền đình có một số tuyến xếp theo hàng chéo, hướng quay về âm vật. Âm đạo (Vagina) Âm đạo là một ống tròn, trước âm đạo là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh. Âm đạo được cấu tạo bởi ba lớp: 5 - Lớp liên kết bên ngoài: - Lớp cơ trơn: bên ngoài là cơ dọc, bên trong là cơ vòng. Chúng liên kết với các cơ ở cổ tử cung. - Lớp niêm mạc âm đạo: có nhiều tế bào thượng bì gấp nếp dọc. Âm đạo là cơ quan giao cấu, nơi dịch đọng lại ở đó và chuyển tiếp vào tử cung, phần lớn chúng được thải ra ngoài và một phần hấp thụ qua âm đạo. Ngoài ra, âm đạo còn là bộ phận để thai ra ngoài khi sinh đẻ và là ống thải các chất dịch tử cung. Theo Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, (1997) [7]; Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh, (2002) [4]; âm đạo của bò Việt Nam dài khoảng 22 - 25 cm. Tử cung (Uterus) Tử cung của các loài động vật có vú gồm hai sừng, một thân và một cổ tử cung. Đối với bò cái tơ thì toàn bộ tử cung nằm trong xoang chậu, phía trên là trực tràng, phía dưới là bàng quang. Khi bò đẻ nhiều lứa thì tử cung nằm trong xoang bụng. Tử cung là nơi làm tổ của hợp tử, ở đây hợp tử phát triển được là nhờ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cung cấp thông qua lớp nội mạc tử cung. Giai đoạn đầu hợp tử sống được nhờ vào noãn hoàng, một phần dựa vào sữa mẹ thông qua cơ chế thẩm thấu. Sau này giữa mẹ và thai hình thành hệ thống nhau thai. Niêm mạc tử cung và dịch tử cung giữ vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia điều hoà chức năng thể vàng, đảm nhận sự làm tổ, mang thai và đẻ. Cổ tử cung Là phần ngoài cùng của tử cung, cổ tử cung của bò hình tròn, thông với âm đạo. Cổ tử cung dài khoảng 8 – 12 cm, đường kính 5 – 6 cm. Niêm mạc cổ 6 tử cung gấp nếp nhiều lần làm cho thành tử cung không đồng đều tạo thành những tầng gọi là các “tầng hoa nở” hay “thuỳ hoa nở”, có 3 - 5 tầng hoa nở. Tầng ngoài cùng nhô vào âm đạo 0,5 - 1,0 cm nhìn bên ngoài tựa như hoa cúc đại. Khám qua trực tràng cầm vào cổ tử cung tựa như cầm một đoạn cổ gà. Thân tử cung Thân tử cung của bò rất ngắn, chỉ khoảng 2 - 4 cm nối giữa sừng tử cung với cổ tử cung (Khuất Văn Dũng, 2005) [5]. Sừng tử cung Ở bò cái có hai sừng tử cung (sừng trái và sừng phải), độ dài mỗi sừng 20 - 35 cm, đường kính phần dưới sừng tử cung 3 - 4 cm, phần ngọn chỉ khoảng 0,5 - 0,8 cm. Khác với gia súc khác, hai sừng tử cung bò gần với thân tử cung và dính lại với nhau tạo thành một lõm hình lòng máng. Phía trên của tử cung gọi là rãnh tử cung dài 3 - 5 cm, rãnh này dễ dàng nhận thấy khi khám qua trực tràng để chẩn đoán gia súc có thai và bệnh lý ở tử cung (Khuất Văn Dũng, 2005) [5]. Ống dẫn trứng Ống dẫn trứng (vòi fallop), nằm ở màng treo buồng trứng. Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều ngược nhau, một đầu của ống dẫn trứng thông với xoang bụng. Gần sát với buồng trứng có hình loa kèn, trên loa kèn là một màng mỏng tạo thành một tán rộng lô nhô không đều ôm lấy buồng trứng. Đối với bò, diện tích của loa kèn thường rộng 20 - 40 mm2 và phủ toàn bộ buồng trứng (Hoàng Kim Giao, 2005) [8]. Trứng được chuyển qua lớp nhầy đi đến lòng ống dẫn trứng, nơi xảy ra sự thụ tinh và sự phân chia của phôi. Thời gian tế bào trứng di chuyển trong ống dẫn trứng từ 3 - 10 ngày. 7 Có thể chia ống dẫn trứng thành 4 đoạn chức năng: đoạn tua điểm - phễu - phồng ống dẫn trứng và đoạn co của ống dẫn trứng (Nguyễn Tấn Anh, 1992) [1]. Buồng trứng (Ovarium) Buồng trứng của bò gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng, gần nút sừng tử cung và nằm trong xoang chậu. Hình dáng buồng trứng rất đa dạng nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc ovan dẹt, không có lõm rụng trứng. Khi mới sinh buồng trứng có khối lượng khoảng 0,3 g, khi trưởng thành có khối lượng 10 - 20 g, dài 1 - 2 cm, rộng 1 - 1,5 cm và dày khoảng 1,5 cm, thường có màu trắng (Nguyễn Tấn Anh, 1995) [2]. Buồng trứng của gia súc có chức năng sinh ra trứng và tiết dịch nội tiết. 2.1.2. Chu kỳ sinh dục bò cái 2.1.2.1. Sự thành thục về tính Hoạt động sinh sản của bò cái cũng giống như các loại gia súc cái khác, được bắt đầu từ khi thành thục về tính cho đến khi sắp già cỗi. Thơ ấu Đời sống sinh sản Già cỗi Thành thục tính dục Sơ đồ 2.1. Tóm lược đời sống sinh sản của bò cái Gia súc thành thục về tính là thời điểm cơ quan sinh dục cái phát triển hoàn thiện, trên buồng trứng có noãn chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử cung cũng sẵn sàng cho thai làm tổ; biểu hiện ở bên ngoài của con vật là lông mượt, tai thính, thường xuyên chạy nhảy và nô đùa với con khác. 8 Bê cái thành thục về tính từ lúc 7 - 10 tháng tuổi, nhưng chỉ cho phối giống được sau 18 - 20 tháng tuổi. Qua nghiên cứu, tác giả Nguyễn Văn Thưởng, (1995) [17] đã cho thấy bò sinh sản được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng tại chuồng và được gặm cỏ ngoài bãi trong vụ đông xuân sẽ có tỉ lệ động hớn và phối giống có chửa cao trong vụ hè thu. Bò đẻ cuối vụ đông xuân do có thời gian vận động và gặm cỏ ngoài bãi trong suốt cả hè thu nên có điều kiện phát triển tốt trong thời gian sinh trưởng về sau. 2.1.2.2. Chu kỳ sinh dục và thời gian động dục Từ khi thành thục về tính, các noãn bao trên buồng trứng phát triển lớn dần, đến độ chín và nổi cộm trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf vỡ, trứng rụng gọi là sự rụng trứng, mỗi lần rụng trứng con vật có những biểu hiện tính dục ra bên ngoài, những biểu hiện này diễn ra liên tục và có tính chu kỳ nên gọi là chu kỳ động dục (Khuất Văn Dũng, 2005) [5]. Thời gian của một chu kỳ động dục được tính từ lần rụng trứng trước đến lần rụng trứng sau. - Chu kỳ sinh dục trung bình của bò cái rạ là 20,23 ± 0,05 ngày (dao động 17 - 24 ngày); của bò cái tơ là 21,28 ± 0,06 ngày (dao động 18 - 22 ngày). Bò thường lên giống vào những lúc trời mát như gần sáng (43%), chiều tối và nửa đêm (35%). - Thời gian động dục trung bình là 17,8 giờ đối với bò cái rạ (dao động trong 15 - 24 giờ); 15,3 giờ đối với bò cái tơ (dao động trong 12 - 24 giờ ). - Trứng sẽ rụng sau khi kết thúc động dục 12 - 14 giờ. - Thời gian động dục sau khi sinh là 90 - 120 ngày (dao động từ 30 - 180 ngày). 9 - Chu kỳ sinh dục của bò cái chia làm 4 giai đoạn: * Tiền động dục: Kéo dài 3 - 4 ngày. Giai đoạn này chuẩn bị cho giao phối. * Động dục: Kéo dài trong khoảng 10 - 24 giờ (dao động 6 - 36 giờ). Đây là giai đoạn cao điểm của chu kỳ động dục. Lúc này, con vật có những biểu hiện chịu đực mạnh mẽ nhất. Thông thường, nếu phát hiện động dục trước 8 giờ sáng thì buổi chiều cùng ngày là thời điểm dẫn tinh thích hợp, còn nếu phát hiện vào lúc chiều tối thì nên phối giống vào sáng ngày hôm sau. * Sau động dục: Kéo dài khoảng 4 - 5 ngày. Nếu bò được thụ thai thì con vật bước vào giai đoạn chửa đẻ. Thời gian chửa đẻ (mang thai) trên bò trung bình là 282 ngày. * Yên tĩnh: Nếu bò không được thụ thai thì nó sẽ có một khoảng thời gian 10 - 12 ngày nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chu kỳ động dục tiếp theo. - Sau khi rụng trứng, hoàng thể hình thành và phát triển trong vòng 4 - 5 ngày. Bảng 2.1. Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái (Hoàng Nghĩa Sơn, 2007) [14] Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình Dao động Tuổi động dục lần đầu tháng 15 12 - 24 Tuổi phối giống lứa đầu thích hợp tháng 20 15 - 30 Tuổi đẻ lứa đầu thích hợp tháng 36 30 - 42 Chu kỳ động dục ngày 21 17 - 24 10 Thời gian trứng rụng giờ 12 - 14 giờ sau khi kết thúc động dục. 6 - 18 Thời gian mang thai ngày 281 – 282 250 - 310 Động dục lại sau khi đẻ ngày 90 – 120 30 – 180 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngày 420 – 450 400 - 540 Các chỉ tiêu trên có phạm vi dao động lớn, chứng tỏ những đặc điểm sinh lý simh sản của bò cái còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như yếu tố giống: yếu tố cá thể; điều kiện khí hậu - mùa vụ - môi trường; chế độ nuôi dưỡng - quản lý - chăm sóc... Bảng 2.2. Biểu hiện của bò cái qua các giai đoạn của chu kỳ động dục (Hoàng Nghĩa Sơn, 2007) [14] Giai đoạn Trước chịu đực Chịu đực Sau chịu đực Cân bằng Dáng vẻ bên ngoài Băn khoăn, ngơ ngác đứng không yên; hay đái dắt, kêu rống, nhảy lên lưng con khác nhưng không cho con khác nhảy, bỏ đi rông... Có xu hướng tìm đực hoặc tới gần con khác, chịu cho con khác nhảy lên, mê ì. Cho con khác nhảy lên mình và cho phối giống (một thời gian ngắn). Bình thường Ăn uống Bò kém ăn, lơ là gặm cỏ. Ăn ít hoặc bỏ ăn. Vẫn còn ăn ít. Bình thường. Âm hộ Sưng, xung huyết, đỏ, hơi phù, bóng ướt, Bớt sưng hơn. Hơi thâm se, Hơi sưng. Bình thường trở lại. 11 mép âm hộ hơi hé mở. dính cỏ rác Âm đạo Đỏ hồng, ướt, bóng. Bớt sưng hơn. Hơi thâm se... Hết sưng. Bình thường trở lại. Tử cung Màng nhầy tử cung dày lên, tụ huyết. Màng nhày tử cung dày, trương lực tối đa. Trương lực bớt căng hơn. Bình thường trở lại. Cổ tử cung Hé mở, đỏ hồng, bớt ướt. Niêm dịch lỏng nhiều, trong suốt, dễ đứt. Mở rộng, niêm dịch đặc, dính, có màu nửa trong - nửa đục. Hẹp dần, niêm dịch giảm, màu đục bã đậu. Khép kín trở lại, không có niêm dịch. Biến đổi trong buồng trứng Bắt đầu có nang trứng phát triển. Nang trứng nhô cao và căng lên Trứng rụng sau khi thúc động dục 12h - 14h. Có thể vàng nhô lên. Nội tiết - Nang trứng tiết ra oestradiol 17β với lượng nhiều dần. - Progestrerone giảm thấp do thể vàng chu kỳ trước ngưng hoạt động. - Trong suốt giai đoạn - Oestradiol 17β đạt đỉnh cao. - LH đạt đỉnh cao vào ngày chịu đực rồi giảm xuống đột ngột. - Oestradiol 17β giảm đột ngột, sau đó tăng dần và tạo một đỉnh thấp vào ngày thứ 5 - 6 của chu kỳ sau. - Prgesterone tăng dần đến ngày thứ 9 - 10, đạt đỉnh cao ở ngày thứ 5 - 6. 12 này, LH rất thấp. - PGF2α tăng dần và đạt đỉnh cao trước lúc chịu đực 5 ngày, kéo dài 3 - 4 ngày sau rồi giảm xuống. - PGF2α ở mức thấp nhất. - LH ở mức thấp cho đến ngày chịu đực của chu kỳ sau. - PGF2α bắt đầu tăng và duy trì đến ngày thứ 14, đạt đỉnh cao trong 3 - 4 ngày trước khi bắt đầu chu kỳ mới. Tỉ lệ đậu thai sẽ cao nếu bò cái được phối giống vào cuối thời kỳ biểu hiện động dục lâm sàng. Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, (1994) [12] buồng trứng bên phải rụng trứng nhiều hơn buồng trứng bên trái (60% so với 40%), vòi tử cung bên phải thường hay mang thai hơn. Khi phối giống có chửa thì bò không động dục trở lại. Thời gian có chửa ở bò cái là 9 tháng 10 ngày (280 - 285 ngày) (Trần Tiến Dũng, 2002) [4]. Sau khi đẻ, thời kỳ động dục trở lại của bò sữa là 35 - 60 ngày. Động dục xuất hiện ở bò cái vắt sữa sớm hơn ở bò cái nuôi con, nếu cho bò giao phối khi động dục sau đẻ 40 ngày thì tỉ lệ đậu thai thấp (Khuất Văn Dũng, 2005) [5]. 2.1.3. Cơ chế điều hoà hoạt động sinh sản của bò cái Quá trình trứng phát triển, chín và rụng trên động vật có vú nói chung và bò cái nói riêng chịu sự điều tiết chặt chẽ của hệ thống thần kinh thể dịch. Trong đó, vùng dưới đồi, tuyến yên, các tuyến nội tiết sinh dục... giữ vai trò rất quan trọng. 13 Ở gia súc cái, khi đã đến giai đoạn thành thục sinh dục thì buồng trứng gia súc đó tồn tại các nang trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Nang trứng sản xuất ra estrogen đổ vào máu theo hệ thống tuần hoàn. Estrogen tác động lên trung khu vỏ đại não và ảnh hưởng tới Hypothalamus, tạo điều kiện cho sự xuất hiện và lan truyền xung động thần kinh, gây tiết ra GnRH chu kỳ (Gonadotropin Releasing Hormone). Cũng vào lúc này, estrogen tác động lên tuyến yên làm cho GnRH trở nên mẫn cảm hơn với các hormone sinh dục. Những yếu tố này gọi là yếu tố nội tại. Song song với yếu tố nội tại, yếu tố ngoại cảnh và sự hiện diện của con đực cũng gây nên những kích thích hóa học mãnh liệt lên vỏ đại não. Sau khi các yếu tố nội tại và ngoại cảnh đó truyền về vỏ đại não, vỏ đại não sẽ tiếp thu chúng và truyền đến hạ khâu não (hypothalamus), kích thích tiết ra các yếu tố giải phóng (hay còn gọi là hormone giải phóng). Bao gồm: FRH; LTH và PRH. - FRH (Foliculine Releasing Hormone): Hormone này sẽ kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra kích tố noãn bào FSH (Follicule Stimulating Hormone). Hormonre này vào máu, đi đến buồng trứng, kích thích noãn bào phát triển và chín thành nang Graff, đồng thời kích thích noãn bào tiết noãn tố estrogen. Noãn tố này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lớp niêm mạc âm đạo; làm cho âm hộ sưng to; tử cung căng lên, tăng cường tiết niêm dịch... Estrogen cũng tác động lên hypothalamus, kích thích dục tính biểu hiện ra bên ngoài bằng hiện tượng động dục. - LRH (Lutein Releasing Hormone): Kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra LH (Luteinizing Hormone). Hormone này có tác dụng làm cho buồng trứng phát triển, trứng chín và gây rụng trứng. LH kết hợp với FSH gây hiện 14 tượng thải trứng, hình thành hoàng thể. Thường thì để cho trứng chín, lượng LH phải lớn hơn FSH; có tác giả cho rằng, tỉ lệ đó phải là (LH/FSH = 3/1). - PRH (Prolactin Releasing Hormone): Kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra LTH (Luteo Tropic Hormone, hay còn gọi là Prolactin), tác động vào buồng trứng để duy trì sự tồn tại của hoàng thể; tác động trên sự phát triển nhũ tuyến trong thời gian mang thai và sự tiết sữa trong thời gian nuôi con. LTH cũng kích thích hoàng thể tiết ra progesterone. Progesterone tác động lên tuyến yên, ức chế phân tiết FSH và LH - Quá trình động dục kết thúc. Progesterone còn tác động lên tử cung, làm cho tử cung dày lên, giúp hợp tử làm tổ được dễ dàng. Khi tuyến yên ngưng tiết LTH thì FSH được phân tiết trở lại - chu kỳ sinh dục mới bắt đầu. 15 Sơ đồ 2.2. Cơ chế điều hoà quá trình sinh sản trên bò (Trần Tiến Dũng và cs, 2002) [4] Nếu con vật có chửa, thể vàng sẽ tồn tại trong suốt quá trình mang thai. Song song với sự phát triển của bào thai, một sự cân bằng nội tiết cũng được THỂ VÀNG BUỒNG TRỨNG TUYẾN VÚ TỬ CUNG TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI CẢNH THẦN KINH TRUNG ƯƠNG (Vỏ đại não) HYPOTHALAMUS TUYẾN YÊN Phản xạ thần kinh GnRH Thuỳ giữa Thuỳ sau Thuỳ trước LH FSH LTH (Prolactin) Oxytoxin Progesterone Estrogen 16 thiết lập, điển hình là sự cân bằng giữa estrogen và progesterone để bảo vệ thai và giúp thai phát triển bình thường. Từ khi bắt đầu có chửa, lượng estrogen thường cao hơn một chút so với lượng progesterone. Sau đó, estrogen tăng chậm còn progesterone lúc đầu tăng nhanh, sau chậm lại. Trước khi sinh vài ngày, thuỳ sau tuyến yên tiết ra oxytoxin. Lúc này, lượng progesterone giảm đột ngột còn estrogen tăng cao lên để tăng sự nhạy cảm của tử cung với oxytoxin. Oxytoxin có tác dụng co bóp tử cung, giúp đẩy thai ra ngoài. Nếu con vật không thụ thai thì thể vàng tồn tại cho đến ngày thứ 15 - 17 của chu kỳ rồi teo lại thành sẹo nhỏ, gọi là thể bạch. Con vật sẽ có khoảng 10 - 12 ngày nghỉ ngơi (lâm sàng) rồi chuyển sang chu kỳ tính mới. 2.1.4. Phát triển nang trong một chu kỳ sinh dục ở bò Hiện nay người ta đã khẳng định có hai hoặc ba sóng phát triển nang dọc theo phần lớn các chu kỳ ở bò. Tuy nhiên có một số rất ít bò có chu kỳ bốn sóng nang hoặc một sóng nang. Một sóng phát triển nang ở bò được hiểu là sự lớn nang đồng thời của một số nang đạt mức kích thước có thể tham gia vào quá trình tuyển chọn nang và trở thành độc tôn một khi được tuyển chọn và một khi có độc tôn nang thì tất cả các nang còn lại trở thành thứ cấp và bị thoái hoá. Nhìn chung, nang độc tôn đầu tiên của chu kỳ được phát triển từ một trong tập hợp nang có kích thước 2-5 mm có mặt ngay 1 ngày sau rụng trứng. Trong ngày thứ 2 và thứ 3 của chu kỳ, nang này được tuyển chọn (gia tăng tốc độ lớn so với nang khác), ngày thứ 4 và 5 nang được tuyển chọn trở nên độc tôn. Trong khi nang độc tôn phát triển thì các nang thứ cấp đều bị thoái hoá trùng với lúc lượng FSH lưu hành trong máu lúc này giảm xuống. Nang độc tôn phát triển đạt kích thước cực đại 13 – 16 mm vào ngày thứ 6 và thứ 7 17 của chu kỳ. Nang này khá ổn định về kích thước từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10, sau đó giảm kích thước và không tìm thấy nữa vào ngày 15. Trong giai đoạn cuối của quá trình thoái hoá nang độc tôn thứ nhất, vào lúc FSH bắt đầu gia tăng lại, người ta thấy xuất hiện một sóng nang mới. Ở bò chu kỳ hai sóng nang thì nang độc tôn thứ hai sẽ trở thành nang rụng trứng. Nhưng nó vẫn sẽ là nang không rụng trứng nếu bò có chu kỳ ba sóng nang. Nếu nang được huy động vào ngày thứ 10 của chu kỳ thì nó sẽ cho rụng trứng sau 11 ngày (tức là ngày 21 kể từ rụng trứng lần trước). Ở bò có chu kỳ 3 sóng nang, nang độc tôn rụng trứng có nguồn gốc từ sóng thứ 3 lớn vào gần ngày thứ 16 và rụng trứng 7 ngày sau. Như vậy ở bò chu kỳ hai sóng nang ngắn hơn chu kỳ ở bò ba sóng nang (21 ngày so với 23 ngày). Kích thước trung bình nang độc tôn sóng nang thứ 2 gần bằng kích thước nang độc tôn sóng nang thứ nhất (xấp xỉ 16mm) bởi vậy kể từ ngày thứ 4 trở đi ở mỗi thời điểm chu kỳ đều có mặt ít nhất 1 nang có kích thước lớn (xấp xỉ 12mm). Sóng nang thứ nhất bắt đầu ngay từ ngày thứ 1 (ngày rụng trứng), sóng nang thứ 2 (đối với chu kỳ 2 sóng nang) bắt đầu từ ngày thứ 10, còn đối với chu kỳ 3 sóng nang, sóng nang thứ 2 bắt đầu sớm hơn vào ngày thứ 9, sóng thứ 3 bắt đầu từ ngày thứ 16. Có liên hệ rất mật thiết giữa sự bài tiết FSH với sự xuất hiện các sóng nang. Trước mỗi thời điểm kết thúc độc tôn nang đều quan sát thấy các nang này mất các thụ quan đối với FSH và LH kèm theo là mất khả năng tổng hợp estrogen của nang độc tôn. Có một khoảng rất dao động kể từ lúc thoái hoá thể vàng giai đoạn bò mang thai cho đến lúc rụng trứng đầu tiên. Chiều dài khoảng này phụ thuộc vào một loạt các yếu tố môi trường và bệnh sinh lý bao gồm các vấn đề như mức dinh dưỡng,._. thể trạng, bò cho con bú và nuôi con, giống, tuổi, tháng đẻ con, bệnh tử cung và các rối loạn về tính dục. 18 Nồng độ FSH bắt đầu gia tăng trong vòng 5-14 ngày sau khi bò đẻ, lúc bắt đầu sóng nang đầu tiên sau khi sinh. Một kiểu bài tiết dạng xung LH (tần số lớn, biên độ thấp) vào lúc này kích thích sự phát triển nang độc tôn đầu tiên thường xảy ra trong vòng 21 đến 28 ngày. Sơ đồ 2.3. Phát triển nang buồng trứng bò trong chu kỳ * Phát triển nang buồng trứng bò giai đoạn sau khi đẻ con Đối với bò có một số nang phát triển trước lần rụng trứng đầu tiên sau đẻ con (post-partum). Có thể quan sát thấy sự phát triển nang có xoang từ 15 đến 35 ngày sau đẻ con. Nang độc tôn đầu tiên thường là nang rụng trứng ở 19 phần lớn bò (70 - 80%). Tuy vậy đa phần các bò cái (94%) không biểu hiện động dục (động dục ngầm) lần rụng trứng này. Có một giai đoạn trơ thần kinh có độ dài dao động đối với hiệu ứng của oestradiol 17β lên bài tiết LH trong giai đoạn sớm sau khi đẻ ở bò sữa (nói cách khác là cơ chế điều khiển ngược dương tính – positive feedback không hoạt động). Thêm vào đó đúng là mức oestradiol cao trong quá trình mang thai đã tạo nên sự trơ ì ở não bộ làm cho mức oestradiol lần rụng trứng đầu tiên sau khi đẻ không đủ sức kích hoạt làm gia tăng LH. Bởi vậy khoảng thời gian từ lúc bò đẻ đến lần động dục đầu tiên có đi kèm rụng trứng có thể rất ngắn là 15 ngày cũng có thể kéo dài hơn 100 ngày, thông thường khoảng này là 60 - 90 ngày. 2.2. Một số bệnh thường gặp ở đường sinh dục bò cái Trong số các bệnh ở đường sinh dục, bệnh thường gặp và gây thiệt hại về kinh tế lớn nhất là bệnh ở tử cung. Chúng bao gồm: viêm cổ tử cung, viêm tử cung… 2.2.1. Viêm cơ quan sinh dục ngoài: viêm âm môn, tiền đình và âm đạo (Vulvitis vestibulitsi set vaginitis puerperalis) Theo tác giả Athur G.H., (1964) [22] nguyên nhân chính của bệnh viêm âm môn, tiền đình và âm đạo ở bò là do những sai sót kỹ thuật đỡ đẻ. Khi bò đẻ khó, phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ không phù hợp, không đảm bảo vô trùng, gây tổn thương và nhiễm trùng niêm mạc âm môn, tiền đình, âm đạo hoặc sử dụng các thuốc điều trị bệnh ở tử cung, âm đạo không đúng, kích thích quá mạnh làm niêm mạc âm đạo, âm môn, tiền đình bị viêm. Ngoài ra bệnh có thể do bị sẩy thai, thai thối rữa trong tử cung, âm đạo lộn ra ngoài hoặc do sát nhau. 20 Biểu hiện của bệnh là lúc đầu niêm mạc bị viêm xung huyết nhẹ, có nhiều dịch thẩm xuất. Kiểm tra âm đạo bằng mỏ vịt, con vật không có phản xạ đau, không có triệu chứng toàn thân. Con vật rặn vặt, đi đái rắt. Từ âm đạo thải ra nhiều dịch viêm lẫn tổ chức hoại tử mầu trắng. Hậu quả để lại là niêm mạc âm đạo sẹo hoá, nhăn nhúm, lòng âm đạo bị hẹp ảnh hưởng đến quá trình phối giống và sinh sản lần sau. 2.2.2. Viêm cơ quan sinh dục trong 2.2.2.1. Viêm cổ tử cung (Cervitis) Cổ tử cung được cấu tạo bởi các lớp cơ rắn chắc và lớp niêm mạc có nhiều gấp nếp, nó là hàng rào bảo vệ tử cung. Cổ tử cung luôn đóng, chỉ hé mở khi động dục và mở hoàn toàn khi sinh đẻ (Trần Tiến Dũng và cs, 2002) [4]. Bệnh viêm cổ tử cung ở gia súc thường là hậu quả của những sai sót về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, do thao tác đỡ đẻ nhất là các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay sử dụng dụng cụ không phù hợp làm cổ tử cung bị xây sát. Viêm cổ tử cung còn do kế phát từ viêm âm đạo, (Trần Tiến Dũng, 2002) [4]. Hậu quả của viêm cổ tử cung làm cổ tử cung bị tắc, khi gia súc động dục niêm dịch không thoát ra ngoài được. Dùng mỏ vịt và đèn soi khám qua âm đạo: cổ tử cung mở đường kính 1 - 2 cm thấy niêm mạc xung huyết hoặc phù rõ, cá biệt có vết loét, dính mủ (Nguyễn Văn Thanh, 1999) [15]. Kiểm tra qua trực tràng: cổ tử cung sưng to và cứng do tổ chức tăng sinh (Đặng Đình Tín, 1985) [20]. 2.2.2.2. Viêm tử cung (Mestritis) Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, là nơi làm tổ của thai đảm bảo mọi điều kiện để thai phát triển. Bệnh viêm tử cung đã được 21 nhiều tác giả tập trung nghiên cứu. Roberts S.J., (1980) [33] đã khảo sát các trạng thái bất thường của tử cung bò; Dawson F.L.M, (1983) [25] nghiên cứu về hệ vi khuẩn trong tử cung bò; Kopecky K.E., (1977) [31] đã theo dõi các hiện tượng nhiễm trùng tử cung do bệnh lao bò gây ra. Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Theo Đặng Đình Tín, (1985) [20] viêm tử cung có thể chia ra ba thể: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung. 2.2.2.3. Viêm nội mạc tử cung (Endomestritis) Theo Black W.G., (1983) [24] viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm mạc của tử cung. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm khả năng sinh sản của gia súc cái. Viêm nội mạc tử cung phổ biến và chiếm tỉ lệ cao nhất trong các thể viêm ở tử cung. Samad A., [34] theo dõi 172.293 trâu mắc bệnh đường sinh dục, rối loạn sinh sản cho biết: tỉ lệ trâu bị viêm nội mạc tử cung là cao nhất và chiếm 35,9%. Bệnh viêm nội mạc tử cung thường xảy ra sau khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ làm niêm mạc tử cung bị xây sát, tổn thương. Sau đó là do sự tác động của các vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus, E.coli, Salmonella, Brucella, roi trùng gây viêm nội mạc tử cung (Arthur G.H, 1964) [22], Settergreen I, 1986) [35]. Căn cứ vào tính chất, trạng thái của quá trình bệnh lý, viêm nội mạc tử cung có thể chia ra làm hai loại: viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ và viêm nội mạc tử cung có màng giả. * Viêm nội mạc tử cung thể Cata cấp tính có mủ (Endomestritis puerperalis) Bệnh này gặp nhiều ở bò sau sinh đẻ, niêm mạc cổ tử cung và âm đạo bị tổn thương, xây sát dẫn đến nhiễm khuẩn nhất là khi gia súc bị sát nhau, đẻ 22 khó phải can thiệp. Khi bị bệnh, gia súc biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: thân nhiệt tăng nhẹ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, đôi khi cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức chết. Khi con vật nằm, dịch viêm thải ra càng nhiều, xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm có khi nó khô lại hình thành từng đám vẩy, màu trắng xám. Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và dịch viêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở và có mủ chảy qua cổ tử cung. Niêm mạc âm đạo bình thường, kiểm tra qua trực tràng có thể phát hiện được một hay cả hai sừng tử cung sưng to, hai sừng tử cung không cân xứng nhau, thành tử cung dày và mềm hơn bình thường. Khi kích thích nhẹ lên sừng tử cung thì mức độ phản ứng co lại của chúng yếu ớt. Trường hợp trong tử cung tích lại nhiều dịch viêm, nhiều mủ thì có thể phát hiện được trạng thái chuyển động sóng. * Viêm nội mạc tử cung màng giả Thể viêm này, niêm mạc tử cung thường bị hoại tử. Vết thương đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử, lúc này con vật xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ: Thân nhiệt lên cao, lượng sữa giảm có khi hoàn toàn mất sữa, kế phát viêm vú, con vật ăn uống kém và không nhai lại, biểu hiện trạng thái đau đớn, luôn rặn, lưng và đuôi cong lên. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch: Dịch viêm, máu, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức hoại tử, niêm dịch. 2.2.2.4. Viêm cơ tử cung (Myomestritis puerperalis) Theo Settergreen I., (1986) [36] viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tử cung làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa 23 gây tổn thương mạch quản và lâm ba quản. Từ đó làm cho các lớp cơ và một ít lớp tương mạc tử cung bị hoại tử. Trường hợp này có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng toàn thân, huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm mủ. Có khi vì lớp cơ và lớp tương mạc tử cung bị phân giải, bị hoại tử mà tử cung bị thủng hay bị hoại tử từng đám. Ở thể viêm này, gia súc biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt tăng cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, sản lượng sữa giảm hay mất hẳn. Con vật kế phát chướng bụng đầy hơi, viêm vú, có khi viêm phúc mạc. Gia súc biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu đỏ nâu, lợn cợn mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên có mùi tanh thối. Kiểm tra qua âm đạo bằng mỏ vịt thấy cổ tử cung mở, hỗn dịch càng chảy ra ngoài âm đạo nhiều hơn, phản xạ đau của con vật càng rõ hơn. Khám qua trực tràng thì tử cung to hơn bình thường, hai sừng tử cung to nhỏ không đều nhau, thành tử cung dày và cứng. Khi kích thích lên tử cung, con vật rất mẫn cảm, đau nên càng rặn mạnh hơn, từ tử cung thải ra nhiều hỗn dịch bẩn. 2.2.2.5. Viêm tương mạc tử cung (Perimestritis puerperalis) Theo Arthur G.H., (1964) [22]; Đặng Đình Tín, (1985) [20] viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ thể viêm cơ tử cung. Thể viêm này thường cấp tính cục bộ, toàn thân xuất hiện những triệu chứng điển hình và nặng. Lúc đầu lớp tương mạc tử cung có màu hồng, sau chuyển thành màu đỏ sẫm rồi trở nên sần sùi mất tính trơn bóng. Sau đó các tế bào bị hoại tử và bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Trường hợp viêm nặng, lớp tương mạc ở một số vùng có thể dính với các tổ chức xung quanh, gây nên tình trạng viêm mô tử cung (Parametritis) và dẫn đến viêm phúc mạc. Thân nhiệt tăng cao, mạch đập nhanh, con vật ủ rũ, uể oải, đại tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn, 24 hiện tượng nhai lại giảm hay ngừng. Lượng sữa còn rất ít hay mất hẳn, thường kế phát viêm vú. Con vật luôn biểu hiện trạng thái đau đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra ngoài rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có màu nâu và mùi thối khắm. Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dày, cứng, hai sừng tử cung mất cân đối, khi kích thích con vật biểu hiện đau đớn càng rõ và càng rặn mạnh hơn. Trường hợp một số vùng của tương mạc đã dính với các bộ phận xung quanh thì có thể phát hiện được trạng thái thay đổi về vị trí và hình dáng của tử cung, có khi không tìm thấy một hoặc cả hai buồng trứng. Thể viêm này thường dẫn đến kế phát bệnh viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ. 2.2.3. Các bệnh ở buồng trứng 2.2.3.1. Viêm buồng trứng (Ovaritis) Theo Anberth Youssef, (1997) [21] viêm buồng trứng ở đại gia súc do viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm phúc mạc lan sang. Nếu viêm cả hai buồng trứng ở thể cấp tính thì gia súc mất hẳn chu kỳ sinh dục, buồng trứng sưng to lên thành hình tròn, mềm và mặt ngoài nhẵn bóng, không có noãn bào và thể vàng. Ở bò và ngựa, nếu buồng trứng bị viêm có thể phát triển to gấp 3 - 4 lần bình thường. 2.2.3.2. Thiểu năng và teo buồng trứng (Hypophunctio et atrophia ovariorum) Thiểu năng buồng trứng là bệnh thường gặp ở đại gia súc. Barr. A.M. và Hashem S. E., (1980) [28] đã thông báo 80% trâu Ai Cập không sinh sản là do thiểu năng buồng trứng. Các tác giả Arthur G.H., (1964) [22]; Settergreen I., (1986) [35]; Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, (1994) [12] đều khẳng định rằng: bệnh thiểu năng và teo buồng trứng xảy ra phổ biến và nó là nguyên nhân gây 25 nên tình trạng rối loạn sinh sản, nhất là ở đại gia súc. Về nguyên nhân gây ra bệnh thiểu năng và teo buồng trứng các tác giả đều thống nhất và cho rằng thiểu năng buồng trứng là do kế phát từ viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng; nuôi dưỡng, chăm sóc kém; khai thác không hợp lý và bắt gia súc làm việc quá sức. Có ý kiến khác lại cho rằng, do giao phối cận thân hoặc thiểu năng một số hormone sinh dục như FSH, LH. 2.2.3.3. Xơ cứng buồng trứng (Selerosis ovarikrum) Ở gia súc cái sinh sản thường xảy ra tình trạng tế bào trứng thoái hoá, tổ chức liên kết tăng sinh, buồng trứng teo, biến dạng và cứng lại gọi là xơ cứng buồng trứng (Settergreen I., 1986) [35]. Xơ cứng buồng trứng chủ yếu do kế phát từ viêm buồng trứng, do hậu quả của quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, khai thác và sử dụng gia súc cái không hợp lý. Bệnh có thể xuất hiện trạng thái trai cứng toàn bộ hay một phần của buồng trứng. Đặc điểm chủ yếu của bệnh là buồng trứng bị teo nhỏ lại, mặt ngoài buồng trứng lồi lõm không đều. Kiểm tra qua trực tràng, xoa nhẹ có cảm giác cứng, rắn, gia súc không có biểu hiện đau đớn. 2.2.3.4. U nang buồng trứng (Cystes ovariorum) Trong quá trình hình thành và phát triển của noãn bào, các tế bào thượng bì của noãn bào dần dần bị thoái hoá và biến đổi, các tổ chức liên kết của noãn bào tăng sinh, màng bao noãn dày lên, noãn bào không vỡ ra được. Tế bào trứng bị chết, dịch noãn bào chứa đầy trong noãn bào được gọi là u nang buồng trứng (Đặng Đình Tín, 1985) [20]. Theo Gordon I., (1983) [27] ở những đàn bò sữa năng suất cao, có khoảng 15% bò có u nang buồng trứng. Bệnh hay gặp trước thời kỳ rụng trứng, sau đẻ 35 - 45 ngày. Đặc biệt ở những bò cao sản trong mùa thu hoặc 26 mùa đông và ở những đàn bò có nhiều con đẻ song thai thường sinh u nang buồng trứng. Biểu hiện điển hình của gia súc khi mắc bệnh u nang buồng trứng là hoạt động hưng phấn sinh dục rất mạnh, không theo một qui luật. Con vật biểu hiện trạng thái động dục mạnh, liên tục (Bierschwal B.J., 1980) [23]: kêu rống, hoạt động rối loạn, nhảy lên lưng con khác, mép âm môn sệ xuống và bóng láng, niêm mạc âm đạo xung huyết, cổ tử cung phù nề, giãn ra; niêm dịch tử cung chảy ra thường đọng lại ở phần trước âm đạo. Lõm khum đuôi võng xuống, đuôi cong lên, thích gần đực, khi gặp đực giống con vật bị bệnh luôn đứng, hai chân sau dạng ra, lưng võng xuống, đuôi cong sang một bên tư thế sẵn sàng chịu đực, con vật bệnh có thể cho giao phối bất cứ lúc nào. Cũng có trường hợp do các tế bào thượng bì của noãn bào bị thoái hoá nên folliculin tiết ra quá ít hay hoàn toàn không sản sinh làm cho gia súc mất động dục trong một thời gian dài (Deas D.W., 1979) [26]. 2.2.3.5. Thể vàng tồn tại (Corpus luteum persistens) Theo Kalab P., (1988) [30] nguyên nhân gây ra bệnh thể vàng tồn tại thường do nuôi dưỡng kém, trong khẩu phần dinh dưỡng thiếu protein, vitamin, khoáng. Soliman, (1981) [37] lại cho rằng thiếu hụt hàm lượng khoáng, đặc biệt là iod, sắt làm rối loạn cơ năng sau đó là thể vàng tồn tại trên buồng trứng. Theo Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong, (1994) [12] cho rằng bệnh còn kế phát từ viêm tử cung tích mủ, thai canxi hoá, sát nhau. Gia súc bị bệnh thể vàng tồn tại hoàn toàn không động dục, có thể khám qua trực tràng phát hiện thể vàng to nhỏ nhô lên trên bề mặt buồng trứng. 27 2.3. Điều khiển chu kỳ động dục của bò bằng các kháng sinh và hormone Điều tiết chu kỳ động dục trên bò chủ yếu là tác động lên pha hoàng thể và thể vàng hoặc là kéo dài pha hoàng thể bằng các dẫn xuất của progestagen hoặc làm ngắn pha hoàng thể bằng cách làm thoái hoá sớm thể vàng bởi prostaglandin (PG). Tuy nhiên người ta cũng nhận thấy rằng kích thích phát triển nang bằng GnRH hoặc hCG cũng rất quan trọng để tạo ra sự đồng bộ giữa động dục và rụng trứng và cho tỉ lệ thụ thai cao. 2.3.1. Gây động dục đồng pha bằng cách làm thoái hoá thể vàng: hiệu ứng của PGF2α Lần đầu tiên Prostaglandin được phát hiện trong tinh dịch của người. Những năm sau này, các chất của loại này đã được phát hiện thấy trong nội mạc tử cung và tuyến tiết của tử cung, trong buồng trứng và tinh hoàn, trong nước ối bọc thai và dây rốn, trong màng mống mắt, trong đại não và tuỷ sống, phổi, thành ruột, thận, tuyến thượng thận, trong lá lách và nhiều cơ quan khác. Prostaglandin thực chất là sản phẩm của axít béo chưa no, có 20 gốc cácbon, công thức hoá học của PGF2α là: C20H34O5. Nguyên tử cácbon ở vị trí thứ 8 và số 12 hợp thành theo cấu trúc vòng - nhân cyclopentan với 2 đuôi dài, đuôi thứ nhất từ vị trí cácbon số 7 trở về số 1 và đuôi thứ 2 từ cácbon số 13 đến cácbon số 20. Tuỳ theo cách sắp xếp khác nhau của các nguyên tử, tuỳ theo cách kết hợp của 2 nhóm hydroxil và nhóm xetol mà tạo thành rất nhiều loại phân bố trong 4 nhóm A, B, E và F. Trong các nhóm trên, các nghiên cứu đều thồng nhất rằng nhóm E và F có tác dụng cơ bản là gây co bóp hay thư giãn các cơ trơn. Vì vậy tuỳ loại Prostaglandin sử dụng, tuỳ cơ quan, giai đoạn sinh lý mà có tác dụng tới các bộ máy hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, thần kinh, thận và nhất là cơ quan sinh 28 dục. Tác động mạnh đến hoạt động sinh dục có PGE, PGF, đặc biệt là PGF2α. Tác dụng chính của nó làm thoái hoá thể vàng, giảm hàm lượng progesteron trong máu, kích thích bài tiết gonadotropin phát triển nang trứng, động dục và rụng trứng. Vì vậy, PGF2α đã được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc sinh sản, trong cấy truyền phôi, trong điều trị bệnh. Từ năm 1966, PGF2α và những chất có tác dụng tương tự đã được sản xuất trong các xí nghiệp cỡ lớn của một số công ty ở Mỹ, Anh, Hà Lan… Tiêm PGF2αα trong phần lớn các thời điểm đều có thể gây thoái hoá thể vàng, bởi vậy làm giảm mức progesteron trong máu. Hậu quả là làm thay đổi tỉ lệ oestradiol/progesteron, làm biến dạng hình mẫu bài tiết các hormone gonadotropin dẫn tới phát triển nang trứng và nang độc tôn có mặt vào lúc PG gây thoái hoá thể vàng trở thành nang rụng trứng. Tuy nhiên như vậy sẽ có một khoảng dao động đáng kể giữa thời điểm xử lý PG đến động dục và rụng trứng. Sự dao động này có thể do bởi trạng thái sóng nang vào lúc xử lý. Nếu thoái hoá thể vàng xảy ra vào trước pha độc tôn nang duy trì giữa, nang này sẽ rụng trứng, kết quả là có một khoảng ngắn 2-3 ngày từ lúc xử lý đến khi rụng trứng. Nếu xử lý thoái hoá thể vàng sau pha duy trì giữa của nang độc tôn, nang độc tôn của sóng nang kết tiếp sẽ lớn và trở thành nang rụng trứng làm cho khoảng từ lúc xử lý đến lúc rụng trứng kéo dài ra đến 4-5 ngày. Kết luận lại, do xử lý PG không làm thay đổi động học của các sóng nang, thời điểm bắt đầu động dục phụ thuộc vào trạng thái sóng nang lúc xử lý PG. Trả lời của phản ứng động dục, mức độ đồng pha được đo ngay sau mũi tiêm PG. Người ta quan sát thấy tỉ lệ bò động dục cao hơn nếu PG tiêm vào pha hoàng thể muộn hơn là vào pha hoàng thể sớm. 29 PG được sử dụng trong đa dạng các qui trình nhằm điều khiển động dục tốt nhất. Ví dụ trong một qui trình PG được tiêm cho bò sau khi sinh với thể vàng đang hoạt động (xác định bằng cách sờ qua trực tràng). Qui trình này gây động dục cho bò 48-72 giờ sau khi tiêm. Bằng cách này có thể có thể rút ngắn thời gian tự do (không mang thai) của bò, tuy nhiên cách này làm mất đi một vài lợi thế của động dục đồng pha và mất nhiều công vì phải khám thể vàng qua trực tràng đối với mỗi bò. Một kiểu xử lý tương đối phổ biến cho bò mới trưởng thành là tiêm hai mũi PG cách nhau 11 hoặc 14 ngày. Tiêm PG cách nhau 7 ngày bắt đầu từ ngày thứ 40-50 sau khi bò đẻ cho đến khi toàn bộ đàn bò động dục và dẫn tinh cũng có thể được sử dụng nhưng qui trình này hơi đắt. Do động dục không đồng pha chính xác vào một thời điểm khi dùng PG, nhiều phương thức kết hợp với các hormone khác đã được thử nghiệm nhằm giảm thiểu sự dao động này. Các hormone dùng kết hợp như: progesteron, hCG, oestradiol benzoate, GnRH hoặc thôi không cho bê bú (bò thịt) được sử dụng. Kết quả các xử lý này đều làm gia tăng mức đồng pha và tỉ lệ bò có chửa, giảm công theo dõi so với bò không xử lý. Cuối cùng có thể sử dụng phương pháp phá huỷ nang buồng trứng qua âm đạo. Nếu phá hết các nang từ 5 mm trở lên bất cứ giai đoạn nào của chu kỳ tạo ra một sóng nang mới trong vòng 2 ngày. Nếu 4 ngày sau khi phá huỷ nang tiêm một mũi PG, thì rụng trứng xảy ra sau PG 3-5 ngày. 2.3.2. Điều khiển phát triển nang bằng xử lý GnRH Tiêm GnRH làm tăng bài tiết FSH và LH dẫn tới gia tăng hoạt động của buồng trứng. Xử lý GnRH làm rụng trứng nang độc tôn và tạo ra sóng nang mới 1 - 2 ngày tiếp theo. Từ sóng nang mới này một nang sẽ trở nên độc tôn 30 và tự rụng trứng 7 - 9 ngày sau đó. Tiêm GnRH vào ngày 11 đến 13 của chu kỳ gây rụng trứng ở 40 - 80% số bò xử lý. Xử lý GnRH cho bò sau khi đẻ cho trả lời rụng trứng dao động từ 10- 80% sau khi tiêm 1 lần tiêm vài lần hoặc tiêm kiểu xung. 2.3.3. Xử lý kết hợp GnRH với PG tạo động dục đồng pha * GnRH+PG+IA 12 giờ sau động dục Sử dụng hợp lý GnRH sau đó là PG được suy tính từ việc xử lý GnRH gây nên rụng trứng hoặc hoàng thể hoá nang độc tôn và tạo ra sóng nang mới. Thời gian cần thiết cho nang trở thành độc tôn vào khoảng 8 ngày và độc tôn nang kéo dài 4 ngày do vậy tiêm PG vào ngày 6 - 7 GnRH phá huỷ thể vàng gây rụng trứng nang độc tôn. Xử lý này được xem là làm giảm độ dao động từ lúc xử lý đến khi động dục với khoảng từ lúc tiêm PG đến động dục là từ 3 đến 5 ngày. * GnRH+PG+GnRH (hoặc hCG) và dẫn tinh vào khoảng thời gian cố định Qui trình này tạo mức đồng pha cao hơn và chắc chắn rụng trứng xảy ra sau GnRH+PG, mũi GnRH thứ hai (hoặc hCG) có thể tiêm 24 - 60 giờ sau PG tạo sự rụng trứng và cho phép thụ tinh không cần biết động dục (hình 2.4). GnRH PG GnRH IA Ngày 0 Ngày 7 Ngày 9 Ngày 10 Sơ đồ 2.4. Xử lý GnRH+PG+GnRH và dẫn tinh vào thời điểm cố định 2.3.4. Sử dụng hCG và PG gây động dục đồng pha ở bò 31 Hormone LH sử dụng dưới dạng hCG đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụng như B.A. Xodec (1936), Dieleman, Ese Hale (1993). Ở Việt Nam, Tăng Xuân Lưu (1999) [9], [10] dùng hCG cho 49 bò động dục không rụng trứng tỉ lệ động dục 100% và tỉ lệ thụ thai 78,05%. Ngoài ra, các tác giả Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, Phan Văn Kiểm, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Văn Thanh cũng đã nghiên cứu hormone này. Một số nghiên cứu sử dụng hCG thay cho GnRH để tái tạo chương trình phát triển nang và gây thoái hoá thể vàng. HCG có hiệu ứng trực tiếp lên buồng trứng không thông qua vùng Dưới đồi- Tuyến yên. Ở bò, nồng độ hCG gia tăng rõ ràng sau khi tiêm 30 giờ và trở lại trạng thái cơ sở sau 60 giờ sau xử lý. Ở bê, hCG gia tăng trong vòng 10 giờ sau xử lý. Nếu tiêm hCG vào pha hoàng thể của chu kỳ LH huyết thanh gia tăng trong vòng 5 - 6 giờ. HCG có hiệu ứng gây tăng cường thể vàng, tiêm vào pha hoàng thể làm gia tăng nồng độ progesteron máu. Hiệu ứng tăng sinh progesteron có thể trợ giúp phát triển thai làm giảm tỉ lệ chết thai giai đoạn sớm ở bò. * Hiệu ứng hCG lên phát triển nang Xử lý hCG vào ngày 2 - 7 và 14 - 16 của chu kỳ có thể tạo ra rụng trứng và tạo thể vàng mới. Thời điểm này trùng với thời điểm độc tôn nang ở ít nhất các bò có 3 sóng nang. 2.3.5. Sử dụng progesterone Sử dụng progesteron điều khiển thời gian động dục là làm giảm tần số các xung LH như vậy cản trở việc rụng trứng và động dục. Trong giai đoạn đầu, sử dụng progesteron cho toàn bộ chiều dài chu kỳ 18 - 21 ngày. Tuy nhiên người ta phát hiện thấy nếu sử dụng progestagen quá 12 ngày sẽ làm giảm tỉ lệ đậu thai. Điều này xảy ra bởi giai đoạn độc tôn nang kéo dài. Độc 32 tôn nang kéo dài quá 8 ngày dẫn tới rụng trứng không hoàn chỉnh hoặc trứng quá già, do vậy làm giảm khả năng thụ thai. Ngược lại thời gian độc tôn nang ngắn (<5 ngày) cho tỉ lệ thụ thai tối ưu khi dùng progestagen gây động dục đồng pha ở bò. Khoảng xử lý progesteron có thể ngắn lại 9 - 12 ngày nếu sử dụng kèm với estrogen lúc bắt đầu xử lý nhằm giảm hoạt động của thể vàng. Kết quả này cải thiện thụ thai nhưng lại làm cho động dục bắt đầu vào các thời điểm rất dao động. Bởi vậy hiện nay người ta dùng GnRH thay cho oestradiol xử lý cùng với progestagen . 1. Đặt âm đạo : PRID (progesterone releasing intravaginal device) 10 - 12 ngày 2. CIDR (Control internal drug release) 10 - 12 ngày. 3. Cấy dưới da : viêm progestagen norgestomet (Crestar) được cấy dưới da tai 9 - 10 ngày. Các xử lý kết hợp với progestagen tạo cho động dục tốt hơn phải kể đến oestradiol, PG, hoặc GnRH. Oestradiol có thể tiêm ngay vào lúc bắt đầu xử lý progestagen, nhưng hiệu quả phá thể vàng chất này kém chỉ có ích khi thể vàng sớm từ ngày 1 - 4 của chu kỳ. Xử lý PG cho phép làm ngắn được chiều dài xử lý thuốc xuống 7 - 10 ngày nếu tiêm PG vào cuối kỳ xử lý progesteron hoặc hoặc 1 - 2 ngày trước đó. Cần thiết phải đợi 6 - 7 ngày kể từ lúc xử lý progesteron trước khi tiêm PG, bởi lúc này tất cả các thể vàng sẽ trả lời PG. Cuối cùng để có được nang độc tôn vào cuối kỳ xử lý progesteron sóng nang cần được kích thích đồng pha bởi GnRH. Liệu pháp hormone và các liệu pháp khác làm gia tăng thụ thai sau khi dẫn tinh. Tỉ lệ thụ thai ở bò có thể cải thiện nhờ rất nhiều cách dựa trên các 33 thông tin về điều khiển nội tiết sinh sản. Có thông báo là có thể đạt 80% bò có chửa nếu sử dụng các liệu pháp này (kiểm tra sau 24 ngày). * Liệu pháp progesteron Mức progesteron gia tăng nhanh chóng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 10 sau động dục ở bò có chu kỳ. Bởi progesteron là yếu tố cơ bản cho việc giữ thai bởi vậy nó được áp dụng với liều hợp lý để làm gia tăng tỉ lệ đậu thai ở bò. Thêm vào đó ở bò có mức progesteron thấp hơn dễ bị chết phôi. Progesteron ngoại lai có thể làm gia tăng tỉ lệ thụ thai cho lần dẫn tinh đầu tiên nếu được tiêm 6 - 8 ngày sau dẫn tinh (trong vòng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12). * Liệu pháp hCG hoặc PMSG Huyết thanh ngựa chửa (HTNC - PMSG): Năm 1930, H.Cole và G.Hart đã phát hiện trong HTNC một chất có hoạt tính tương tự như FSH và LH của tuyến yên. Do tính chất 2 mặt nói trên, nên HTNC được sử dụng rộng rãi kích thích chức năng sinh sản của bò. HTNC có thể được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với HCG gây động dục, rụng trứng hoặc kết hợp với PGF2α để gây rụng trứng nhiều trong công nghệ cấy truyền phôi. Một số tên khác được dùng thay cho PMSG là: Pregmagon, Intergonan, AHRI 90. Liều sử dụng của HTNC tuỳ thuộc vào cơ thể bò, vào trạng thái sinh lý của bộ máy sinh dục, thường từ 10 - 12 ĐVC/1kg trọng lượng hoặc 500 - 1500 UI cho 1 bò. Kết quả nghiên cứu của một loạt tác giả cho thấy tiêm HTNC có tỉ lệ động dục 85 - 90%, tỉ lệ phối giống có chửa 65 - 70%. Khi sử dụng HTNC gây rụng trứng nhiều thường kết hợp với PGF2α, tiêm vào giữa chu kỳ động dục, liều dùng bằng 1,5 - 2 lần so với khi dùng bình thường. 34 Xử lý hCG hoặc PMSG xung quanh ngày thứ 7 sau khi dẫn tinh làm gia tăng sự hình thành thể vàng, trực tiếp làm gia tăng mức progesteron. * GnRH GnRH được tiêm vào lúc dẫn tinh làm gia tăng tỉ lệ thụ thai có thể do ảnh hưởng ưu trương của nó đối với các tế bào đại hoàng thể và do vậy làm gia tăng mức progesteron huyết thanh. Cũng có thể tiêm GnRH vào ngày 11 - 14 sau khi dẫn tinh làm giảm tỉ lệ chết phôi. Đây là thời kỳ rất nhậy cảm đối với phôi bởi hiệu ứng phá thể vàng của prostaglandin cần thiết bị ức chế. GnRH với hiệu ứng ức chế sự phá huỷ thể vàng làm giảm các tín hiệu phá thể vàng trong cơ thể mẹ kéo dài thời gian cho phôi làm tổ (tạo ra interferon từ trophoblast). * Oestrogen Trong buồng trứng, hormone được tạo ra bởi toàn bộ tế nang trứng và tổ chức kẽ. Ở động vật có chửa Oestrogen được tổng hợp bởi nhau thai (El Bargamiou, 1972). Ngoài ra lượng hormone này được tổng hợp bởi vỏ tuyến thượng thận với một lượng nhỏ, vì thế khi thiếu vẫn thấy sự tiết Oetrogen không bị ngừng. Oestrogen gồm 3 loại: oestradiol, oestron và oestriol, trong đó Oestradiol có tác dụng mạnh nhất , oestriol yếu nhất. Chúng có tính chất giống nhau ở chỗ đều là các steroid nhưng hoạt tính sinh lý mạnh nhất vẫn là Oestradiol tồn tại dưới dạng đồng phân α và β, trong đó có Oestradiol 17β có hoạt tính sinh học mạnh hơn cả (lớn hơn oestradiol 17α tới 40 lần và hơn oesteron 10 lần). Trong quá trình sinh tổng hợp oesteron người ta thấy rằng có sự chuyển hoá qua lại giữa chúng. Ví dụ oestradiol 17α dễ dàng chuyển thành oesteron, oesteron bị phân giải thành những sản phẩm steroid. Công dụng của oestrogen là kích thích cơ quan sinh dục cái phát triển, làm cơ quan sinh dục tăng sinh và tiết dịch, giúp gia súc cái có biểu hiện động 35 dục. Thực nghiệm đã chứng minh rằng khi Oestrogen được cho thêm vào cơ thể con cái đã làm tăng khối lượng dạ con và buồng trứng do kết quả tăng tổng hợp proteid và acid Nucleic. * Interferons Cơ thể mẹ nhận biết có thai bằng cách tiết ra interferon . Điều này xảy ra làm ức chế tử cung sản xuất ra PGF2α. Ở dê cừu tiêm interferon 12 - 16 ngày sau khi dẫn tinh làm gia tăng thụ thai, còn ở bò chưa có các bằng chứng. Như vậy có rất nhiều các cố gắng được tiến hành đối với chương trình gây động dục đồng loạt cho bò. Loại trừ việc sử dụng progestagens thì việc kết hợp giữa GnRH và PGF2α là tốt nhất. Xử lý này có hiệu quả cao ở bò đẻ nhiều lứa hơn là ở bò tơ. 2.4. Tình hình nghiên cứu về rối loạn sinh sản và ứng dụng hormone trong sinh sản. 2.4.1. Trên thế giới Chăn nuôi bò sữa là một nghề chiếm tỉ trọng cao trong ngành chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Để khai thác hiệu quả hơn giá trị dinh dưỡng và sinh khối của loài, các nước phát triển trên thế giới không ngừng đầu tư cải tạo đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của chúng. Trong đó các nhà thú y đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bệnh sinh sản. Hàng năm các chương trình đào tạo của Quốc tế về sinh sản gia súc thường xuyên được tổ chức tại trường Đại học khoa Nông nghiệp Uppsala (Thuỵ Điển), trung tâm khoa học Quốc tế về Nông nghiệp Cario (Ai Cập). Các nội dung của khoá đào tạo này chủ yếu đề cập đến vấn đề nghiên cứu phương pháp chẩn đoán phát hiện và điều trị các bệnh sinh sản, vì 36 hàng năm bệnh sinh sản đã gây tổn thất rất lớn trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng. Nhiều hướng điều trị bệnh sản khoa được thực nghiệm, khuyến cáo, áp dụng và công bố kết quả điều trị viêm tử cung bằng Prostaglandine F2α, các tác giả Stephan J, Audriamanger S và Thibier M, (1984) đã so sánh kết quả điều trị bệnh viêm tử cung bò bằng kháng sinh với kết quả điều trị bằng Prostaglandine F2α ảnh hưởng tới chu kỳ tính của bò. 2.4.2. Tại Việt Nam Điều quan tâm nhất trong chăn nuôi bò sữa và liên quan tới công nghiệp sữa Việt Nam đó là khả năng sản x._.h sản đàn bò này thấp hơn đàn bò HF khác và một số giống bò jersey khác. Nguyên nhân là do đàn bò chưa kịp thích nghi với việc nuôi nhốt, do đó không đủ khẩu phần dinh dưỡng, các vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển và phát dục của chúng. Tuy vậy tỉ lệ này cũng tương đương với tỉ lệ đẻ của đàn bò vùng Hà Nội: 60 - 65% (Phan Văn Kiểm, 1998) và cao hơn so với đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì 63,38% (Tăng Xuân Lưu, 1999) [9]. So với các giống khác như F1 Hà - Ấn, Redsindhy của nông trường Việt - Mông là 57,06 (Khuất Văn Dũng, 2005) [5] thì tỉ lệ này cao hơn rất nhiều. BẢNG 4.8. TỈ LỆ ĐẺ TOÀN ĐÀN VÀ MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN TRÊN ĐÀN BÒ CÁI HF Tỉ lệ đẻ Sẩy thai, đẻ non Viêm tử cung - âm đạo Sát nhau Đàn bò Tổng số (con) n % n % n % n % Đàn HF gốc úc 246 159 64,63 12 4,88 27 10,98 22 8,94 Đàn HF khác 1.929 1.568 81,29 130 6,74 287 14,88 135 7,00 66 Tổng 2.175 1.727 79,40 142 6,53 314 14,44 157 7,22 Tỉ lệ sẩy thai, đẻ non của đàn HF gốc Úc là 4,88 là thấp hơn so với tổng đàn là 6,53. Nguyên nhân có thể đàn bò này thuần hơn các giống bò HF khác, khi phối giống có chửa thì chúng hiền dịu hơn và ít chạy nhảy. Tuy nhiên tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ sẩy thai đẻ non là 4,12 ở Nông trường Việt - Mông (Khuất Văn Dũng, 2005) [5]. Tỉ lệ sát nhau của đàn bò HF gốc Úc 8,94% cao hơn so với tổng đàn 7,22%. Đáng lẽ tỉ lệ sát nhau cùng tỉ lệ thuận với viêm tử cung - âm đạo. Nhưng có thể do đàn bò này cho sản lượng sữa cao nên trong quá trình bị sát nhau, đàn bò được điều trị tích cực hơn để đảm bảo cho việc xuất sữa cho Công ty. Kết quả là tỉ lệ này chỉ đạt 10,98 mà trong khi đó tổng đàn tỉ lệ viêm tử cung - âm đạo lên tới 14,44%. Theo Lê Trần Tiến, (2006) [18] tỉ lệ bò mắc bệnh viêm tử cung ở các xã trong huyện Gia Lâm và Bắc Ninh khá cao 21,48% và 20,62%. Theo Khuất Văn Dũng, (2005) [5] tỉ lệ viêm tử cung - âm đạo trên đàn bò cái của nông trường Việt - Mông 18,40% Kết quả kiểm tra đàn bò Úc, chúng tôi thấy có 27 bò bị viêm chiếm tỉ lệ 10,98% (trong đó viêm có mủ là 18 con chiếm 7,32%; viêm rất nặng toàn bộ đường sinh dục là 6 con chiếm 2,44%). Như vậy tỉ lệ này là thấp hơn với các tác giả Lê Trần Tiến và Khuất Văn Dũng. 4.1.8. Thực trạng bệnh trên buồng trứng của đàn bò sữa gốc Úc. Trong quá trình nghiên cứu tổng số 246 bò được xử lý, chúng tôi đã thăm khám sản khoa cho 138 bò. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9. Qua bảng 4.9 chúng tôi thấy tỉ lệ rối loạn sinh sản trên đàn bò sữa gốc 67 Úc là 52,17% đều do một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Số bò có buồng trứng kém phát triển chiếm tỉ lệ 62,50% - Số bò có thể vàng tồn lưu chiếm 34,72% - Số bò bị u nang buồng trứng chiếm 2,78% Trong đó nhóm bò thể trạng gầy yếu có buồng trứng kém phát triển đạt tỉ lệ 82,22% và nhóm bò có thể trạng bình thường nhưng bị rối loạn sinh sản do thể vàng tồn lưu là 62,96% đạt tỉ lệ cao so với toàn đàn. BẢNG 4.9. KẾT QUẢ KHÁM LÂM SÀNG BUỒNG TRỨNG ĐÀN BÒ SỮA GỐC ÚC Thể trạng bình thường Thể trạng gầy yếu Nhóm bò n (con) Tỉ lệ (%) n (con) Tỉ lệ (%) n (con) Tỉ lệ (%) Tổng số bò được khám 138 100,0 81 58,70 57 41,30 Nhóm bò buồng trứng bình thường 66 47,83 54 39,13 12 8,70 Nhóm bò bị rối loạn sinh sản 72 52,17 27 19,57 45 32,61 - Buồng trứng kém phát triển 45 62,50 8 29,63 37 82,22 - Thể vàng tồn lưu 25 34,72 17 62,96 8 17,78 - U nang buồng trứng 2 2,78 2 7,41 0 0,00 68 29.63 82.22 62.96 17.78 2.78 0.00 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 - Buång trøng kÐm ph¸t triÓn - ThÓ vµng tån l−u - U nang buång trøng ThÓ tr¹ng b×nh th−êng ThÓ tr¹ng gÇy yÕu Biểu đồ 4.2. Kết quả khám lâm sàng buồng trứng đàn bò sữa gốc Úc 69 Như vậy, qua thực tế khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò sữa gốc Úc nuôi tại Công ty giống bò sữa Mộc Châu chúng tôi có một số nhận xét sau: Các chỉ tiêu sinh sản đều ở mức độ bình thường, song tuổi thành thục tính là tương đối cao (19,0 tháng), khoảng thời gian động dục lại dài hơn (144,2 ngày). So với đàn bò vàng, Redsindhy nuôi tại Nông trường Việt - Mông thì các chỉ tiêu trên đều đạt được ở mức độ cao. So với đàn bò HF khác thì chúng nằm ở mức độ bình thường, tuy vậy có một số chỉ tiêu là tương đối cao nên đã ảnh hưởng đến khoảng cách giữa 2 lứa đẻ. Nguyên nhân là do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng chưa được tốt, khẩu phần thức ăn còn thiếu so với nhu cầu ngay trong giai đoạn đầu nuôi bê con cũng như là cái vắt sữa. Vì thế đàn bò bị rối loạn sinh sản là tương đối cao (52,17%). Tỉ lệ chậm sinh, vô sinh và viêm đường sinh dục khá cao cụ thể: - Tỉ lệ chậm sinh: 21,1% - Tỉ lệ vô sinh tạm thời: 5,7% - Tỉ lệ viêm tử cung - âm đạo: 10,98% Để giữ được giống có năng suất cao, đảm bảo cho chúng sinh trưởng và phát triển ổn định, nhân nhanh đàn giống thì cần phải có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý, đúng qui trình kỹ thuật, rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ, khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các hormone sinh sản và chế phẩm của chúng để phòng và điều trị một số bệnh sinh sản thường gặp nhằm nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò HF gốc Úc. 70 4.2. Kết quả sử dụng hormone kết hợp kháng sinh điều trị bệnh sinh sản Đã tiến hành điều trị cho 91 bò (87 bò và 4 bê tơ quá tuổi) trong diện chậm sinh. Thụt rửa kháng sinh tổng hợp kết hợp với xoa bóp cơ học tử cung buồng trứng. Qua bảng 4.10 chúng tôi thấy sau liệu trình điều trị lần thứ nhất có 62/91 bò hết viêm và động dục trở lại. Sau liệu trình thứ hai toàn bộ số bò xử lý đã hết viêm. Khám kiểm tra sau khi tiêm PG thấy tử cung và buồng trứng có phản ứng trả lời 77/91 bò. Các bò này có thể tham gia vào các qui trình gây động dục và dẫn tinh. 14/91 bò mặc dù có các xử lý tương tự nhưng do quá gầy nên mặc dù có động dục nhưng dẫn tinh không có kết quả. Chúng tôi đã yêu cầu các hộ chăn nuôi có các biện pháp dinh dưỡng đặc biệt. BẢNG 4.10. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN BÒ SỮA GỐC ÚC BỊ RỐI LOẠN SINH SẢN Số con khỏi được đưa vào điều trị bằng hormone Liệu trình 1 Liệu trình 2 Số bò đã khỏi nhưng còn gầy yếu Loại bò Số bò được điều trị (con) n % n % n % Bò sinh sản 87 58 66,67 15 17,24 14 16,09 Bê tơ >20 tháng tuổi 4 4 100,00 0 0 0 0 Tổng 91 62 68,13 15 16,48 14 15,38 71 Đề nghị áp dụng một phương pháp phòng bệnh viêm đường sinh dục với liệu trình thụt rửa kháng sinh 20 - 25 ngày sau khi đẻ. Đây là phương pháp dễ thực hiện, tiết kiệm được thời gian vì khoảng thời gian này chính là giai đoạn phục hồi của tử cung. Giải quyết viêm nhiễm trong giai đoạn này kết hợp với một liều 2ml Prosolvin một mặt phá huỷ thể vàng cũ, đưa động vật trở về chu kỳ mới mặt khác tống dịch viêm theo dịch nhầy ra ngoài, chuẩn bị tử cung cho chu kỳ mới. Trong các trường hợp sót nhau sử dụng 2 liệu trình kháng sinh tổng hợp cách nhau 10 - 12 ngày, đủ để tử cung phục hồi trong vòng 45 - 50 ngày kể từ lúc bò đẻ. Hai loại kháng sinh tổng hợp Genta-Tylo-Dex hoặc Linco-Tylo-Dex thay đổi nhau không gây nhờn thuốc cho hiệu quả cao hơn so với chỉ dùng một loại. Do tỉ lệ viêm và sót nhau cao đối với đàn bò sữa HF gốc Úc hiện có nên có thể áp dụng liệu trình này cho toàn đàn. Liệu trình hai đợt thụt rửa kháng sinh tổng hợp kết hợp với một liều 2 ml Prosolvin (PG) giải quyết hầu hết các trường hợp viêm tử cung. Áp dụng liệu trình này 20-25 ngày sau khi bò đẻ, phòng được các viêm nhiễm tử cung, hoạt hoá cơ quan sinh dục, tạo điều kiện cho gây động dục và dẫn tinh trong vòng 60-90 ngày sau khi bò đẻ. 72 4.3. Kết quả ứng dụng hormone và chế phẩm hormone gây động dục ở bò sữa gốc Úc bị rối loạn sinh sản sau điều trị bệnh viêm tử cung 4.3.1. Các kết quả gây động dục cho bò sữa HF gốc Úc 4.3.1.1. Kết quả gây động dục bằng GnRH-PG-PMSG BẢNG 4.11. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG GnRH-PG-PMSG GÂY ĐỘNG DỤC CHO BÒ CÁI (n = 28) Chỉ số Số bò (con) Tỉ lệ (%) Số bò động dục sau sử dụng GnRH 13 46,4 Số bò động dục sau sử dụng PG+PMSG 17 60,7 Số bò được dẫn tinh sau 48-96 giờ 13 46,4 Số bò phải dẫn tinh do động dục lại 9 32,1 Số bò có chửa sau 3 tháng 19 67,9 Kết quả thụ thai 12 70,6 Hệ số phối giống 1,5 Tổng số bò tham gia qui trình là 28 con với 20 bò và 8 bê tơ lỡ. Số động dục sau khi tiêm GnRH là 13 con. Do yêu cầu của thí nghiệm bò động dục sau liều GnRH không được tiến hành dẫn tinh. Tuy nhiên trong thực tế nếu có động dục thì có thể dẫn tinh 12-15 giờ ngay sau khi bò động dục. Tất cả số bò còn lại tiến hành dẫn tinh nếu quan sát thấy động dục tự động hoặc sau liều PG vào ngày thứ 7 - 9 sau liều PG đầu. 73 Dùng PMSG ở liều từ 500 đến 700 UI tiêm cùng lúc với PG không gây động dục kéo dài ở bò. Hoạt tính giống FSH của PMSG kích thích phát triển nang trong khi hoạt tính giống LH của PMSG trợ giúp cho LH nội tại gây phản ứng rụng trứng. Số động dục sau PG+PMSG là 17 bò (chiếm 60,7%). Ở liều 500-700 IU, PMSG cũng có thể làm gia tăng tỉ lệ bò đẻ sinh đôi. Tuy nhiên quan sát cuối kỳ 28 bò được xử lý không thấy có trường hợp sinh đôi có thể do ít về số lượng. Dẫn tinh ngay sau PMSG (48-96 giờ) có 13 con, các bò còn lại được dẫn tinh trước và sau đó. Qui trình không làm thay đổi tỉ lệ bê đực/bê cái, cũng như thời gian mang thai của bò. Bổ sung PMSG có thể áp dụng rộng bởi Việt Nam đã sản xuất được PMSG giá rẻ từ huyết thanh ngựa chửa. Tuy nhiên giai đoạn hiện nay, PMSG chưa được tinh sạch, dễ gây phản ứng phụ và hoạt lực của chất này vẫn còn là điều cần phải chú ý. 4.3.1.2. Kết quả gây động dục bằng GnRH-PG-E Số lượng bò được sử dụng trong qui trình này là 24 con gồm 18 bò và 6 bê tơ. Vì GnRH kích thích sản sinh FSH và LH từ tuyến yên nên qui trình có thể ứng dụng cả cho bò có chu kỳ và mất chu kỳ. Điều kiện tiên quyết đối với các bò là sạch bệnh sinh sản kiểu như viêm tử cung hoặc tử cung quá săn. Oestradiol có tác dụng kích thích trực tiếp lên buồng trứng, có hiệu ứng tương tự như PMSG, ngoài ra còn tác dụng lên tử cung làm tăng sinh tử cung và tăng độ đàn hồi. Tuy nhiên do gây co bóp tử cung, hiệu ứng có hại cho việc làm tổ của trứng, liều Oestradiol cần cân nhắc 5 - 7,5 mg/một bò là hợp lý. Nếu dùng liều điều trị 12 - 15 mg/1 bò thì tốt nhất không nên dẫn tinh cho lần xử lý này. Dùng 1 liều PG 7 - 9 ngày sau và dẫn tinh khi quan sát thấy động dục. 74 Oestradiol là một kích dục tố phổ biến lại được bảo quản trong dầu khá bền trong điều kiện điền dã. Dùng qui trình này có thể hạ giá thành xử lý động dục mà vẫn đạt hiệu quả gây động dục cao (75%). BẢNG 4.12. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG GnRH-PG-E GÂY ĐỘNG DỤC CHO BÒ CÁI (n = 24) Chỉ số Số bò (con) Tỉ lệ (%) Số bò động dục sau sử dụng GnRH 6 25,0 Số bò động dục sau sử dụng PG+E 18 75,0 Số bò được dẫn tinh sau 48-96 giờ 15 62,5 Số bò phải dẫn tinh do động dục lại 12 50,0 Số bò có chửa sau 3 tháng 12 50,0 Kết quả thụ thai 9 50,0 Hệ số phối giống 1,5 4.3.1.3. Kết quả gây động dục bằng PG – PG – HCG Bò được sử dụng cho qui trình này gồm 22 bò và 7 bê tơ lỡ. Cũng như các qui trình trước, sau khi tiêm PG lần 1 thì đã có 8 con có phản ứng động dục. Nhưng sau khi tiêm PG lần 2 (là giai đoạn chu kỳ có một sóng nang cho nang độc tôn) + hCG (hCG liều 2.000 UI sẽ kích thích nang độc tôn phát triển đến giai đoạn trứng rụng) thì số lượng động dục tăng cao 18 con (62,1%). Số bò còn lại được dẫn tinh khi quan sát thấy động dục bên ngoài khoảng 48 đến 96 giờ (7 con) và xử lý với một liều PG sau 7 ngày (4 con). Bò sau 3 tháng khám có 24 con có chửa đạt tỉ lệ 82,8%. 75 BẢNG 4.13. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PG-PG-HCG GÂY ĐỘNG DỤC CHO BÒ CÁI (n = 29) Chỉ số Số bò (con) Tỉ lệ (%) Số bò động dục sau sử dụng PG 1 8 27,6 Số bò động dục sau sử dụng PG 2 + HCG 18 62,1 Số bò được dẫn tinh sau 48-96 giờ 18 62,1 Số bò được dẫn tinh do động dục lại 5 17,2 Số bò có chửa sau 3 tháng 24 82,8 Kết quả thụ thai 13 72,2 Hệ số phối giống 1,6 4.3.1.4. Kết quả gây động dục bằng SMB-PG-PMSG Dùng progestagen gây động dục cho bò là qui trình được nghiên cứu sớm nhất và cũng là qui trình hiệu quả nhất tính đến thời điểm hiện nay. Giai đoạn tiền khởi của qui trình này người ta tiêm progesterone liên tục trong 12 ngày ở pha hoàng thể, sau đó dừng tiêm progesterone kết hợp với một liều PMSG cho kết quả động dục và rụng trứng hầu như 100% trên bò có chu kỳ. Vì giữ cho sóng nang luôn có nang phát triển độc tôn nên vào thời điểm ngừng sử dụng progesterone, cũng là lúc ức chế của chất này đối với vùng Dưới đồi giảm xuống, giải phóng GnRH, chất này kích thích lên tuyến Yên làm gia tăng sự bài tiết LH cả về tần số và biên độ gây quá trình rụng trứng cũng như toàn bộ trạng thái động dục. Để làm giảm cả lượng progesterone nội tại, kết hợp với một liều PG làm thoái hoá thể vàng hai ngày trước lúc thôi tác 76 dụng của progesterone. Với qui trình này, dẫn tinh không cần theo dõi động dục trong vòng 18-24 giờ sau khi thôi tác dụng của progesterone. BẢNG 4.14. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SMB-PG-PMSG GÂY ĐỘNG DỤC CHO BÒ CÁI (n = 28) Chỉ số Số bò (con) Tỉ lệ (%) Số bò động dục trong thời gian cấy SMB 0 Số bò động dục sau tháo viên SMB 27 96,4 Số bò được dẫn tinh sau 48-72 giờ 28 100,0 Số bò có chửa khám thai 3 tháng sau 28 100,0 Kết quả thụ thai 28 100,0 Hệ số phối giống 1,0 Do các phát triển của công nghệ hoá dược, progesterone hiện nay được thay thế bằng nhiều dạng đồng đẳng có hoạt tính cao gấp nhiều lần, đồng thời lại dễ dàng bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thường, nên đây là qui trình có rất nhiều ưu điểm, được sử dụng rộng ở các quốc gia có nền chăn nuôi công nghiệp. Số lượng bò được sử dụng cho qui trình là 28 con, đã cho tỉ lệ động dục và thụ thai rất cao (100%). Tuy nhiên đây cũng là qui trình có giá thành đắt nhất do độc quyền của hãng Intervet về viên cấy tai và các sản phẩm cùng loại. Chính vì các lý do trên qui trình SMB chỉ dùng trong các trường hợp 77 nhất thiết phải có sự đồng pha tuyệt đối hoặc đối với các bò giống, bò có năng suất kỷ lục. 4.3.1.5. Kết quả gây động dục bằng PG+Gn RH – PG+GnRH (Ovsynch) 29 bò được chọn cho qui trình này là những bò không có vấn đề về đường sinh sản và có chỉ số thể trạng khá, khi khám thấy buồng trứng phát triển đều có hoặc không có thể vàng trên bề mặt buồng trứng đều được chấp nhận. Dẫn tinh 15 giờ sau khi quan sát thấy động dục. Số bò không có biểu hiện động dục sau mũi tiêm thứ hai, 7 ngày sau tính từ lúc tiêm PG mũi cuối tiêm nhắc lại một mũi PG không kèm GnRH, quan sát động dục và dẫn tinh. Trong 29 bò, 20 bò cho kết quả ngay từ lần dẫn tinh đầu tiên, 6 bò cho kết quả ở lần dẫn tinh thứ 2 và 3 bò cho kết quả thụ thai ở lần dẫn tinh thứ 3 (bảng 4.15). Sau 3 tháng kiểm tra, số bò có chửa đạt tỉ lệ 100%. BẢNG 4.15. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PG+GnRH – PG+GnRH GÂY ĐỘNG DỤC CHO BÒ CÁI (n = 29) Chỉ số Số bò (con) Tỉ lệ (%) Số bò động dục sau mũi tiêm PG+GnRH đầu tiên 11 37,9 Số bò động dục sau mũi tiêm PG+GnRH thứ hai 21 72,4 Số bò được dẫn tinh ngay sau mũi tiêm thứ 2 21 72,4 Số bò có chửa sau lần dẫn tinh thứ 1 20 69,0 Số bò có chửa sau 3 tháng 29 100 78 Kết quả thụ thai 20 95,2 Hệ số phối giống 1,4 Có ba lý do để phát triển qui trình có sử dụng với GnRH. Thứ nhất do GnRH tiết ra từ tuyến Đồi thị, kích thích trực tiếp vào tuyến Yên, giải phóng ra FSH và LH. Do tỉ lệ FSH/LH lý tưởng giống với tự nhiên, đủ để kích thích phát triển nang, độc tôn nang và gây ra phản ứng rụng trứng. Cách này không làm cho buồng trứng lâm vào trạng thái quá ưu năng hoặc quá thiểu năng. Lý do thứ hai là bởi GnRH là một peptid ngắn, dễ dàng hoá tổng hợp từ các axit amin, cũng như dễ dàng sản xuất bằng tái tổ hợp. Hiện nay các nhà sinh hoá đã thay đổi vị trí cũng như một số các gốc axit amin làm cho phân tử có hoạt chất cao hơn và bền vững hơn ở nhiệt độ thường. Lý do thứ ba la liều dùng với GnRH là rất nhỏ tính bằng microgram nên về mặt giá thành ngay cả ở Việt Nam là chấp nhận được. Đây là một trong hai qui trình được lựa chọn để triển khai áp dụng. 79 4.3.2. Kết quả tổng hợp 5 qui trình gây động dục bằng hormone cho bò sữa gốc Úc Tổng hợp các kết quả khảo sát 5 qui trình (bảng 4.16) cho thấy, tỉ lệ động dục, tỉ lệ đậu thai cao nhất (100%) và tập trung quan sát thấy khi áp dụng viên cấy tai SMB kết hợp với PG và PMSG (qui trình IV). Đây là qui trình kết hợp được tất cả các lợi thế: liều oestradiol ban đầu gây thoái hoá thể vàng mới hình thành; duy trì liên tục mức progesterone cao ức chế bài tiết LH, duy trì độc tôn nang, tiêm PMSG làm gia tăng phát triển nang. Trên nền như vậy, khi tiêm PG gây thoái hoá thể vàng cùng với việc lấy đi viên cấy tai làm giảm đột ngột mức progesterone trong máu gây động dục và rụng trứng. Động dục tập trung (trong vòng 48 - 72 giờ), độ đồng pha giữa động dục và rụng trứng là rất cao, biểu hiện là 100% số bò động dục và có chửa. Tuy nhiên đây cũng là một qui trình có giá thành cao nhất, xử lí phức tạp nhất. Qui trình này chỉ áp dụng đối với những bò cao sản kỷ lục hoặc cho việc cấy phôi tươi khi yêu cầu chính xác thời điểm động dục. Cải tiến qui trình Ovsynch (Qui trình V) so với qui trình nguyên gốc của Pursley J.R. [32] là thay vì tiêm mũi tiêm GnRH thứ 2 vào 48 giờ sau PG, chúng tôi đã tiêm GnRH đồng thời với PG. Động dục của bò kém tập trung hơn, có 6,9% số bò động dục sau 96 giờ sau khi tiêm. Tuy nhiên nếu không dẫn tinh vào thời điểm cố định như trong qui trình chuẩn mà theo dõi động dục dẫn tinh theo qui tắc Sáng/Chiều thì vẫn đạt tỉ lệ thụ thai cao (95,2% so với số bò động dục, 69,0% so với số bò xử lý). Mặt khác, do không biết rõ trạng thái nang vào thời điểm xử lý, mũi tiêm đầu kết hợp giữa PG và GnRH vừa kích thích bài tiết FSH, LH, vừa làm thoái hoá thể vàng (giai đoạn sớm do GnRH, giai đoạn muộn do PG), tạo điều kiện động dục và rụng trứng tập trung hơn sau mũi tiêm thứ 2. Qui trình kinh điển với 2 mũi tiêm PG cách nhau 7 ngày có hạn chế là 80 có tỉ lệ bò không động dục cao và không tập trung (Lauderdale J. W. et al., 1974). Việc thay thế mũi PGF2α đầu tiên bằng GnRH kích thích bài tiết FSH, LH, kích thích phát triển nang trứng. Do vậy mũi tiêm thứ 2 gây thoái hoá thể vàng đúng vào lúc nang phát triển đến giai đoạn cận rụng trứng. Chọn lựa PMSG (500 UI) vừa kích thích lớn nang vừa gây rụng trứng, oestradiol (5 mg) kích thích lớn nang hoặc hCG (2000 UI) kích thích rụng trứng, hoàn toàn phụ thuộc vào ý nghĩa kinh tế của mỗi qui trình. Tuy nhiên trong đề tài này, động dục tập trung hơn quan sát thấy khi tiêm PG kết hợp với hCG (48 - 72 giờ), nhiều bò động dục hơn nếu tiêm PG kết hợp với oestradiol (75,0%). Tiêm kết hợp với oestradiol mặc dù tỉ lệ đông dục cao hơn nhưng tỉ lệ đậu thai lại thấp hơn (50,0%) trong khi tỉ lệ đậu thai ở bò tiêm PG kết hợp với PMSG là tương đương với bò tiêm PG kết hợp với hCG (70,6% và 72,2%). Có tỉ lệ động dục đạt 75,0% và tỉ lệ đậu thai đạt 50,0% số bò xử lý chứng tỏ qui trình dùng kết hợp oestradiol gây động dục đồng thời với gây rụng trứng. Vấn đề đặt ra là điều chỉnh liều lượng estradiol thế nào để hạn chế hiệu ứng gây chết phối do tác động gây co bóp tử cung của hormone này. PMSG với liều 500 UI/bò đủ để kích thích phát triển nang, không gây tăng sinh buồng trứng. Hiệu ứng LH của hợp chất này kích thích rụng trứng. Tuy nhiên do thời gian bán phân rã của PMSG kéo dài nên mặc dù tỉ lệ động dục cao nhưng động dục không tập trung mà kéo dài 24 đến 120 giờ sau khi tiêm thuốc. Mặt khác PMSG ở liều này cũng làm tăng tần số rụng trứng kép và sinh đôi. Qui trình tiêm kết hợp với hCG cho độ tập trung động dục cao trong vòng 48 đến 72 giờ và cho tỉ lệ thụ thai cao (72,2%). Tuy nhiên do tiêm 2 liều PG cách nhau 7 ngày nên có tới 37,9% số bò không động dục, do vậy thay thế mũi tiêm đầu tiên bằng GnRH chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả của qui trình. 81 BẢNG 4.16. TỔNG HỢP KẾT QUẢ SINH SẢN SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG HORMONE Qui trình I Qui trình II Qui trình III Qui trình IV Qui trình V Chỉ số n (con) % n (con) % n (con) % n (con) % n (con) % Số lượng bò sử dụng 28 24 29 28 29 Số bò động dục lần đầu 13 46,4 6 25,0 8 27,6 0 0,0 11 37,9 Số bò động dục lần sau 17 60,7 18 75,0 18 62,1 28 100,0 21 72,4 Số bò không động dục 11 39,3 6 25,0 11 37,9 0 0,0 9 27,6 Phân bố Số bò động dục sau 24 giờ 1 3,6 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Số bò động dục sau 48 giờ 5 17,9 4 16,7 6 20,7 17 60,7 4 13,8 Số bò động dục sau 72 giờ 5 17,9 8 33,3 10 34,5 11 39,3 15 51,7 Số bò động dục sau 96 giờ 3 10,7 3 12,5 2 6,9 0 0,0 2 6,9 Số bò động dục sau 120 giờ 3 10,7 3 12,5 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tỉ lệ thụ thai 12 70,6 9 50,0 13 72,2 28 100,0 20 95,2 82 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1.1. Thực trạng khả năng sinh sản của đàn bò sữa HF gốc Úc - Bò HF gốc Úc có tuổi thành thục tính dục lúc 19 tháng tuổi, chậm hơn so với đàn HF khác (18,1 tháng); được phối giống lần đầu lúc 22,4 tháng tuổi, hơi muộn hơn so với đàn HF khác (21,1 tháng); dẫn đến tuổi đẻ lứa đầu là 31,9 tháng tuổi, cũng muộn hơn so với đàn HF khác (30,6 tháng). Tỉ lệ thụ thai 56,45 %, có thấp thua so với đàn HF khác (62,11%); hệ số phối giống 1,74, cao hơn so với đàn HF khác (1,59). Tỉ lệ đẻ 64,63%, thấp hơn so với đàn HF khác (81,29%). - Tỉ lệ chậm sinh 21,1% và vô sinh tạm thời 5,7% đều cao hơn đàn HF khác (tương ứng 18,5 và 4,6%). - Tỉ lệ sát, sót nhau 8,94% và tỉ lệ viêm tử cung, âm đạo 10,98%. - Tỉ lệ bò cái rối loạn sinh sản chiếm 52,17% tổng đàn. Trong đó số bò buồng trứng kém phát triển chiếm 62,50%, bò có thể vàng tồn lưu chiếm 34,72%, bò bị u nang buồng trứng chiếm 2,78%. 5.1.2. Kết quả phòng trị bệnh viêm đường sinh dục 62/91 bò khỏi sau liệu trình điều trị 1 15/91 bò khỏi sau liệu trình điều trị 2 14/91 bò khỏi sau liệu trình 2, thể trạng gầy yếu nên không được sử dụng vào các qui trình thử nghiệm. 83 5.1.3. Kết quả sử dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị hiện tượng rối loạn sinh sản - PMSG liều 500 UI chưa thấy có trờng hợp sinh đôi, kết hợp với PG không gây động dục kéo dài ở bò. - Liều Oestradiol 5 - 7,5 mg có thể vẫn gây phản ứng co bóp tử cung, ảnh hởng tới việc làm tổ của trứng. - HCG liều 2.000 UI kích thích nang độc tôn phát triển đến giai đoạn trứng rụng cho tỉ lệ thụ thai cao (72,2%). SMB cho tỉ lệ thụ thai cao nhất (100%), nhưng giá thành đắt. GnRH 100 µg kích thích trực tiếp vào tuyến Yên, giải phóng ra FSH và LH có tỉ lệ FSH/LH giống với tự nhiên, đủ để kích thích phát triển nang, độc tôn nang, gây ra phản ứng rụng trứng và cho tỉ lệ thụ thai cao (95,2%). 5.2. Đề nghị Phòng và điều trị tích cực bệnh rối loạn sinh sản của bò ngay sau khi đẻ. Hai qui trình III và V đã được chuyển giao có thể áp dụng mở rộng ngay ở các quy mô gia đình và trang trại. Là một công ty giống chuyên nuôi dưỡng và bảo quản những giống bò sữa tốt, cho năng suất cao, ngoài những kỹ thuật làm tăng khả năng sinh sản của bò sữa, chúng tôi đề nghị cần nhân nhanh đàn giống hạt nhân có hệ số di truyền ổn định, cải tiến lại đàn bò lai cho năng suất thấp bằng cách đưa kỹ thuật cấy truyền phôi vào đàn bò. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Văn Vinh, Đào Đức Thà, Trịnh Quang Phong (1992), “Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò cái”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật viện chăn nuôi (1985- 1990), tr. 84-87. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Thiện, Lưu Kỷ, Trịnh Quang Phong, Đào Đức Thà (1969-1995), “Biện pháp nâng cao khả năng sinh sản cho bò cái”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi, Viện chăn nuôi, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr 325-329. 3. Lê Xuân Cương (1993), "Đánh giá đặc điểm sinh sản, sức sản xuất thịt, sữa của giống bò địa phương và bò lai đang nuôi tại miền Nam Việt Nam", Báo cáo khoa học Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, tr 9-10. 4. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Khuất Văn Dũng (2005), Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái Redsindhy nuôi tại nộng trường Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ, Ba Vì Hà Tây. Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Hà Nội. 6. 8 . Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Văn Nội, Bùi Thế Đắc, Nguyễn Thanh Bình (1980), "Khả năng sản xuất của đàn bò cái lai hướng sữa (Holstein Friz x lai Sind) trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở Thành phố Hồ Chí Minh", Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi, tr. 16 - 18. 85 7. Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương (1997), Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi bò, NXB Nông nghiệp. 8. Hoàng Kim Giao (2005), Công nghệ cấy truyền phôi, NXB Nông nghiệp. 9. 1 2 . Tăng Xuân Lưu (1999), Đánh giá một số đặc điểm sinh sản của đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì - Hà Tây và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của chúng, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. 10. Tăng Xuân Lưu (2005), Một số vấn đề sinh sản ở bò sữa và phương pháp phòng trị, Viện chăn nuôi. 11. Lê Viết Ly, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương,Võ Văn Sự, Trịnh Quang Phong (1997), "Phân tích hiện trạng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa ở các qui mô hộ gia đình tại Công ty sữa Thảo Nguyên", Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1996 - 1997 (Nha Trang 20 - 22/8/1997), Phần Chăn nuôi gia súc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội, tr. 169 - 179. 12. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (1994), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Nguyễn Kim Ninh (1994), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng sinh sản cho sữa của đàn bò lai F1 Holstein Frisian x Lai Sind nuôi tại Ba Vì, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam. 14. Hoàng Nghĩa Sơn, Lê Văn Ty (2007), “ứng dụng phương pháp cấy chuyển phôi cho bò sữa thuần chủng tại Sơn La”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện sinh học Nhiệt đới, thành phố Hồ Chí Minh. 15. Nguyễn Văn Thanh (1999), Một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh đường sinh dục cái thường gặp ở đàn trâu các tỉnh phía Bắc Việt Nam, 86 Luận án TSNN, Hà Nội. 16. Trần Trọng Thêm (1986), Một số đặc điểm về khả năng sản xuất của các nhóm bò lai Sind với bò sữa gốc Hà Lan, Luận án PTS khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam 17. Nguyễn Văn Thưởng (1995), Kỹ thuật nuôi bò sữa - bò thịt ở gia đình, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 18. Lê Trần Tiến (2006), Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa. Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Hà Nội. 19. 1 0 . Nguyễn Trọng Tiến, Mai Thị Thơm, Nguyễn Xuân Trạch, Lê Văn Ban (1991), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. 20. Đặng Đình Tín (1985), Giáo trình sản khoa và bệnh sản khoa thú y – ĐHNNI- Hà Nội. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 21. Anberth Youssef (1997), “Reproductive diseases in livestocks”. Egyptian International Center for Agriculture, Course on Animal Production and Health. 22. Arthur G.H (1964), : Wrights Veterinary obsterics, The Williams and Wilkins Company. 23. Bierschwal B.J., R. G. Elmore, E.M. Brown, Youngquist (USA)(1980), “Pathology of the ovary and ovary Disorders and the influence of ovarian abnormalities on the endometrium including theapentical aspesct cow”, In 9th International Congress on Animal Reproduction and Artificial Insemination - Spain - Madrid Publication. 24. Black .W.G (1983), “Inflammatory response of the bovine 87 endometrium”, Am. Jour. Vet. Res. 14: 179. 25. Dawson F.L.M. (1983), “The microbial content and mophological character of the normal bovine uterus and oviduct”, Agr. Sci. 40: 150. 26. Deas D.W., D.R. Melrose, H.C.B. reed, M. Vandeplassche and K.H. Pidduc (1979), “Fertility and Infertility in Domestic Animal”, 3th edit Bailliere Tindall – London. 27. Gordon I (1983), Control breeding in farm animal. Induction of twin births, Perganon Press Great Britian. pp. 123- 145. 28. Hashem S.E (1980), Veterinary seminar for developing sexual health control and artificial insemination, Ministry of Agricultural, Cairo, A.R.E. 29. H o Holly L (1970), Biogía de la reproducción Bovina, Edición Revolucionaria, Instituto Cubano del libro. 30. Kalab. P., K. Hruska, Matouskova (1988), “Study of corpus luteum function in reproductive disoders in cattle”, Veternary - Medicina 33: 11,659 - 665; 5 ref. 31. Kopecky. K.E., A.B. Larsen and R.S. Merkal (1977), “Uterine infection in bovine tuberculosis”, Am. J. Vet. Res. 28. (28),1043 – 1045. 32. Pursley J.R. , M.O. Mee and M.C. Wiltbank (1995), “Synchronization of ovulation in dairy cows using PGF2α and GnRH”. Theoriogenology, 44: 915-923 33. Roberts. S. J (1980), “Ansexual condition associated with uterus unicornus in cattle”. Cornell Vet. 40: 357. 34. Samad. A., C.S. Ali, N. Rchman, N. Ahmad (1987), “Clinicalincidence of reproduction disoder in the buffaloes”. Pakistan – Veterinary – Jounal, 7; 1, 16 – 19; 8th Ref. 35. Settergreen. I. (1986), “Investigation on infectious infertility diseases 88 in bovine, especcialy vibriosis and trichomoniasis in Indian”. Technical Management A.I. Programmes, Swedish University of Agricutural Sciences. Uppsala Sweden. 36. Settergreen (1986), “Some infertility problems in dairy cattle”, Technical Management A.I. Programmes. Swedish University of Agricutural Sciences. Uppsala Sweden. 37. Soliman. F.A., H. Nasr, A.M. Rizk, M. Fayez, S.Y. Salen, E.L. Fadaly, and H.A. Ahmed (1981), “Level of oestrogens, progesterone, TSH, T3, and T4 in the serum of buffaloes during the estrus cycle and postpartum period”, Egypt. Vet. Med.J. 89 PHỤ LỤC LỚP TẬP HUẤN VỀ CÔNG NGHỆ PHÔI BÒ THU PHÔI BÒ 90 SOI TƯƠI TÌM PHÔI PHÔI BÒ BÒ HF GỐC ÚC NUÔI TẠI MỘC CHÂU ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2540.pdf
Tài liệu liên quan