Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam

Tài liệu Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam: ... Ebook Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam

pdf117 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3466 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----oOo----- CHU THỊ HƯƠNG GIANG ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II VÀO HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2009 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----oOo----- CHU THỊ HƯƠNG GIANG ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II VÀO HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS – TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP. Hồ Chí Minh - Năm 2009 2 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những thông tin và nội dung nêu trong ñề tài ñều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn ñúng với nguồn trích dẫn. Tác giả ñề tài: Chu Thị Hương Giang 3 MỤC LỤC   Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các biểu ñồ Danh mục các phương trình MỞ ðẦU 1. CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1: BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NH..................1 1.1. Những vấn ñề chung về rủi ro và quản trị rủi ro NHTM .......................1 1.1.1. Khái niệm rủi ro trong hoạt ñộng NHTM ........................................1 1.1.2. Quản trị rủi ro trong hoạt ñộng NHTM............................................2 1.2. Hiệp ước quốc tế về quản trị rủi ro ngân hàng........................................3 1.2.1. Hiệp ước Basel I..............................................................................4 1.2.1.1. Nội dung cơ bản của Basel I..................................................4 1.2.1.2. Những hạn chế của Basel I ....................................................5 1.2.2. Bộ 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng..............................6 1.2.3. Hiệp ước Basel II.............................................................................7 1.2.4. Hữu ích của Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng .......................8 1.2.5. Ba trụ cột của Basel II .....................................................................9 1.2.5.1. Trụ cột 1 của Basel II ............................................................9 1.2.5.2. Trụ cột 2 của Basel II ..........................................................17 1.2.5.3. Trụ cột 3 của Basel II ..........................................................18 1.2.6. Những sửa ñổi của Hiệp ước Basel II so Hiệp ước Basel I.............19 1.3. Kinh nghiệm ứng dụng Basel II tại các nước và bài học từ cuộc khủng hỏang tài chính Mỹ..................................................................................20 1.3.1. Khảo sát tình hình ứng dụng Basel II tại các nước trên thế giới .....20 1.3.2. Lộ trình ứng dụng Basel II tại một số quốc gia trên thế giới ..........23 1.3.3. Khủng hỏang tài chính Mỹ ............................................................25 4 Tóm lược chương 1..........................................................................................29 2. CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU VIỆC ỨNG DỤNG BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM ...................................30 2.1. Thực trạng hoạt ñộng của các NHTM Việt Nam ..................................30 2.1.1. Những kết quả ñạt ñược trong hoạt ñộng của các NHTM..............30 2.1.1.1. Số lượng ngân hàng gia tăng ..............................................30 2.1.1.2. Các ngân hàng tăng vốn ñiều lệ ..........................................31 2.1.1.3. Huy ñộng & cung ứng vốn lớn cho nền kinh tế ....................33 2.1.1.4. Lợi nhuận của các ngân hàng có ........................................34 2.1.2. Những mặt còn tồn tại trong hoạt ñộng của các NHTM.................35 2.1.2.1. Tỷ lệ nợ xấu ........................................................................35 2.1.2.2. Khả năng thanh khỏan và tính bền vững .............................36 2.1.2.3. Công tác dự báo và phân tích thị trường ............................36 2.2. Thực trạng ứng dụng Basel II trong hệ thống các NHTM Việt Nam...37 2.2.1. Quy ñịnh an toàn vốn tối thiểu ñối với các NHTM .......................38 2.2.1.1. Những nội dung ñã thực hiện ñược......................................38 2.2.1.2. Những nội dung chưa ñáp ứng ñược....................................48 2.2.2. Hoạt ñộng thanh tra, giám sát các NHTM......................................49 2.2.3. Minh bạch thông tin ở Việt Nam ...................................................51 2.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng ñến việc ứng dụng Basel II trong hệ thống các NHTM Việt Nam ....................................................................54 2.3.1. Những nguyên nhân thuộc về nội dung .........................................54 2.3.1.1. Nội dung Basel II Quá phức tạp ..........................................54 2.3.1.2. Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II quá lớn .......................55 2.3.1.3. Yêu cầu của Basel II về vốn khá cao....................................55 2.3.2. Những nguyên nhân trong nội tại hệ thống ngân hàng ..................56 2.3.2.1. Chưa có văn bản hướng dẫn về việc thực hiện Basel II .......56 2.3.2.2. NHTM Việt Nam chưa ñáp ứng ñiều kiện của Basel II .......56 2.3.2.3. Chưa xây dựng ñược hệ thống cơ sở dữ liệu........................56 5 2.3.2.4. Nguồn nhân lực ...................................................................57 2.3.2.5. Thiếu những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp......58 2.3.2.6. Hạn chế về năng lực giám sát..............................................60 2.3.2.7. Các vấn ñề liên quan ñến chuẩn mực báo cáo .....................61 Tóm lược chương 2 ...........................................................................................64 3. CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM..................65 3.1. Sự cần thiết ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng ......... 65 3.2. Lộ trình và phương pháp .......................................................................66 3.3. Mô hình ứng dụng Basel II vào hệ thống NHTM Việt Nam .................68 3.4. Các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng Basel II trong hệ thống NHTM Việt Nam .....................................................................................70 3.4.1. Hòan thiện và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin ....................70 3.4.2. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.................................71 3.4.3. Cải tiến quy trình quản trị rủi ro ....................................................71 3.4.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.............................................72 3.4.5. Tăng tính chủ ñộng và sức mạnh tài chính cho các NHTM............73 3.4.6. ðầu tư tài chính ñể ứng dụng Basel II............................................73 3.5. Giải pháp về phía Ngân hàng Nhà Nước ...............................................74 3.5.1. Nâng cao chất lượng thông tín tín dụng .........................................74 3.5.2. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm soát, giám sát ngân hàng74 3.5.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật ..........................................75 3.5.4. Yêu cầu các NHTM minh bạch thông tin.......................................78 Tóm lược chương 3 ...........................................................................................79 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM NN Ngân hàng thương mại nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Cơ cấu của hiệp ước Basel II .......................................................... 8 Bảng 1.2 Tóm lược trụ cột 1 của Basel II – Yêu cầu về vốn tối thiểu ........... 11 Bảng 1.3 Hệ số Beta trong phương pháp chuẩn ñối với rủi ro hoạt ñộng ..... 15 Bảng 1.4 ðiểm khác nhau cơ bản của Basel II so Basel I ............................ 20 Bảng 1.5 Kết quả khảo sát lần thứ 5 của Ủy Ban Basel về việc ứng dụng Basel II trong ñánh giá rủi ro tín dụng ....................................................................... 21 Bảng 1.6 Kết quả khảo sát lần thứ 5 của Ủy Ban Basel về việc ứng dụng Basel II trong ñánh giá rủi ro hoạt ñộng tại các quốc gia thuộc nhóm các nước G10 . 22 Bảng 1.7 Khảo sát về việc ứng dụng Basel II ở các nước không phải là thành viên của Hội ñồng Basel ............................................................................... 23 Bảng 1.8 Lộ trình áp dụng Basel II của một số nước ở ðông Nam Á ........... 25 Bảng 2.1 Vốn ñiều lệ của các NHTM Nhà Nước Việt Nam.......................... 32 Bảng 2.2 Lợi nhuận của một số các NHTM tại Việt Nam............................ 34 Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu và hoạt ñộng ngân hàng giai ñoạn 2006 – 2010.... 37 Bảng 2.4 Hệ số an tòan vốn (CAR) của một số ngân hàng từ 2005 – 2008 .. 40 Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu của BIDV theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế .................................................................................................................. 61 Bảng 3.1 ðề xuất lộ trình và phương pháp ứng dụng Basel II tại Việt Nam.. 67 Bảng 3.2 ðề xuất mô hình ứng dụng Basel II trong phương pháp ñánh giá rủi ro tín dụng tại Việt Nam ................................................................................... 68 7 DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ Biểu ñồ 1.1 Tình hình các ngân hàng trên thế giới (vốn từ 3 tỷ USD trở lên) ứng dụng các phương pháp ñánh giá rủi ro tín dụng của Basel II......................... 21 Biểu ñồ 1.2 Tình hình các ngân hàng trên thế giới (vốn nhỏ hơn 3 tỷ USD) ứng dụng các phương pháp ñánh giá rủi ro tín dụng của Basel II......................... 22 Biểu ñồ 2.1 Tình hình phát triển về số lượng của hệ thống các NHTM Việt Nam ..................................................................................................................... 31 Biểu ñồ 2.2 Vốn ñiều lệ của hệ thống các NHTM Việt Nam năm 2008 ........ 32 Biểu ñồ 2.3 Tình hình huy ñộng vốn và cho vay của các NHTM từ 2001 – 2008 ..................................................................................................................... 33 Biểu ñồ 2.4 Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng từ 2002 – 2008 ................ 35 Biểu ñồ 2.5 Hệ số an tòan vốn CAR của một số các NHTM từ 2005 – 2007 40 DANH MỤC CÁC PHƯƠNG TRÌNH Phương trình 1.1 Cách tính hệ số CAR......................................................... 4 Phương trình 1.2 Tài sản có rủi ro trong Basel I ............................................. 5 Phương trình 1.3 Vốn yêu cầu tối thiểu theo Basel II...................................... 9 Phương trình 1.4 Tài sản có rủi ro trong phương pháp chuẩn ñánh giá rủi ro tín dụng của Basel II.......................................................................................... 12 Phương trình 1.5 Tài sản có rủi ro trong phương pháp xếp hạng nội bộ ñánh giá rủi ro tín dụng của Basel II ........................................................................... 13 Phương trình 1.6 Vốn dự phòng rủi ro hoạt ñộng trong phương pháp chỉ số cơ bản................................................................................................................ 14 Phương trình 1.7 Vốn dự phòng rủi ro hoạt ñộng trong phương pháp chuẩn 15 8 PHẦN MỞ ðẦU 1. LÝ DO CHỌN ðỀ TÀI Việt Nam ñã trở thành thành viên của WTO và ñang trong tiến trình hội nhập quốc tế. Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ này, kinh doanh Ngân hàng ñược xem là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm, phải mở cửa gần như hoàn toàn theo các cam kết quốc tế. Trong bối cảnh chung ñó, ñòi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam phải chủ ñộng nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập ñể có thể biến thách thức thành cơ hội, biến những khó khăn thành lợi thế. ðể hệ thống NHTM Việt Nam tham gia tốt hơn vào sân chơi chung quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập, cần phải tuân thủ theo một số ñiều ước quốc tế, ñể từ ñó có cơ sở so sánh, ñánh giá và xếp hạng giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài của các quốc gia khác trên thế giới. Một trong những ñiều ước quốc tế ñược các nhà quản trị ngân hàng ñặc biệt quan tâm chính là hiệp ước quốc tế về an toàn vốn trong hoạt ñộng ngân hàng – còn ñược biết thông dụng với tên gọi Hiệp ước Basel. Ra ñời từ cách ñây hơn 20 năm, hiệp ước này ñược rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực ñể ñánh giá và giám sát hoạt ñộng của hệ thống ngân hàng nước mình. Hiện nay hiệp ước Basel ñã có phiên bản hai (ñược biết ñến với tên gọi The New Basel Capital Accord) cập nhật, ñổi mới một số nội dung hơn so với phiên bản thứ nhất trước ñó. Ở Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ước Basel này trong công tác giám sát và quản trị ngân hàng vẫn còn nhiều vướng mắc, nên chỉ mới dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí ñơn giản trong Hiệp ước Basel I ñể vận dụng và vẫn chưa tiếp cận nhiều với Basel II. Tuy nhiên, trong tương lai, các ngân hàng ở Việt Nam, ñặc biệt là những ngân hàng có hoạt ñộng quốc tế, sớm hay muộn sẽ phải tuân thủ các chuẩn mực Basel II ñể hòan thiện chính hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng, ñáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu thật sâu và nắm hiểu rõ các quy ñịnh trong Basel II, cũng như nghiên cứu những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân vì sao Việt Nam chưa ứng dụng ñược Basel II, cũng như trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới ñã từng ứng dụng Basel II, ñể xây dựng lộ trình Basel II vào hệ thống các ngân hàng 9 Việt Nam. ðó cũng chính là lý do ñể tác giả chọn ñề tài nghiên cứu “Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ðề tài thực hiện nghiên cứu các chuẩn mực và quy ñịnh trong hiệp ước Basel ñặc biệt là nghiên cứu kỹ Basel II, kinh nghiệm ứng dụng Basel II của các quốc gia trên thế giới. Sau khi tìm hiểu và giới thiệu ngắn gọn về hiệp ước Basel II, ñề tài tập trung thực hiện việc ñánh giá quy mô, hiệu quả hoạt ñộng của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua, những vấn ñề cần lưu ý trong công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng, ñể từ ñó phân tích những khó khăn, nguyên nhân mà hệ thống NHTM Việt Nam ñã, ñang và có thể sẽ gặp phải khi ứng dụng Basel II. Trên cơ sở ñó, ñề tài cố gắng xây dựng lộ trình ứng dụng Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM tại Việt Nam và ñồng thời ñề xuất những giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng Basel II trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, tính toán nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết ñối với những loại rủi ro cơ bản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng các phương pháp lý thuyết suy luận logic, duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích hoạt ñộng kinh tế, toán học, thống kê, so sánh, ñối chiếu, các kinh nghiệm của bản thân và của các nhà nghiên cứu tài chính tiền tệ. Ngoài ra, hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp cũng ñược sử dụng có chọn lọc nhằm giúp ñề tài có thể phân tích và ñánh giá vấn ñề một cách khách quan nhất. Nguồn dữ liệu thứ cấp này chủ yếu ñược thu thập từ các báo cáo ngành và báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà nước, của các NHTM do chính tác giả tổng hợp và xử lý theo yêu cầu của từng chuyên mục. Ngoài ra, nguồn số liệu từ các tạp chí chuyên ngành có uy tín như Tạp chí Tài chính, tạp chí Ngân hàng, tạp chí Thị trường tiền tệ, Thời báo Kinh tế Việt Nam và các website của cơ quan nhà nước, chính quyền thành phố… cũng ñược sử dụng làm nguồn dữ liệu thứ cấp cho ñề tài. 10 4. ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trên thực tế, hiệp ước Basel II có rất nhiều quy tắc và chuẩn mực liên quan ñến quy trình giám sát hoạt ñộng ngân hàng, ñặc biệt là các chuẩn mực giám sát hoạt ñộng của các tập ñoàn tài chính – ngân hàng. Tuy nhiên, trong ñiều kiện nghiên cứu của mình, ñề tài chỉ giới hạn thực hiện nghiên cứu sâu các chuẩn mực mang tính ñịnh lượng liên quan ñến an toàn vốn nhằm giúp hệ thống ngân hàng ñối phó với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt ñộng và rủi ro thị trường (Pillar 1 – Minumum Capital Requirements). Chuẩn mực về quy trình giám sát hoạt ñộng của hệ thống ngân hàng (Pillar 2 – Supervisory Review Process) và chuẩn mực về các quy tắc thị trường (Pillar 3 – Market Discipline) ñề tài chỉ dừng lại ở nêu nội dung chính, xin ñể lại cho phần nghiên cứu chuyên sâu hơn sau này. 5. NỘI DUNG ðỀ TÀI Ngoài phần mở ñầu và kết luận, luận văn ñược kết cấu gồm 3 chương:  Chương 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro  Chương 2: Thực trạng ứng dụng Hiệp Ước Basel II trong quản trị rủi ro tại hệ thống ngân hàng Việt Nam  Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU Sau quá trình nghiên cứu và nhận ñược sự góp ý của các thầy cô, ñể hoàn thiện ñề tài hơn, hy vọng rằng ñề tài có thể ñược sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy trong các chương trình ñào tạo chuyên sâu về lĩnh vực giám sát và quản trị hoạt ñộng ngân hàng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của ñề tài cũng có thể ñược các cơ quan thanh tra và giám sát ngân hàng nhà nước, các cơ quan quản lý hoạt ñộng của các ngân hàng thương mại xem xét sử dụng khi nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn quy trình thanh tra, giám sát hoạt ñộng ngân hàng. 11 CHƯƠNG 1: BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG 1.1. NHỮNG VẤN ðỀ CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO NHTM 1.1.1. Khái niệm về rủi ro trong hoạt ñộng NHTM Rủi ro là những ñiều không chắc chắn của những kết quả trong tương lai, hay là những khả năng của kết quả bất ổn; là khả năng mà tại ñó tỷ suất sinh lợi nhuận thực tế khác biệt so với tỷ suất sinh lợi mong ñợi. Trong lịch sử về ñịnh giá các tài sản rủi ro, có thể kể ñến các lý thuyết nổi tiếng như: lý thuyết danh mục của Markowitz, mô hình ñịnh giá tài sản vốn CAPM (thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng), mô hình kinh doanh chênh lệch giá APT. Rủi ro trong hoạt ñộng ngân hàng có nghĩa là khả năng ngân hàng bị thua lỗ một phần hoặc thậm chí là tất cả các khoản ñầu tư ban ñầu. Trong hoạt ñộng của các NHTM, thường phát sinh những rủi ro sau: - Rủi ro tín dụng: là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi khách hàng không thực hiện thanh toán nợ cho dù là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ ñến hạn. - Rủi ro thanh khoản: là rủi ro phát sinh chủ yếu từ xu hướng của các ngân hàng là huy ñộng ngắn hạn và cho vay dài hạn. - Rủi ro lãi suất: là rủi ro xuất hiện khi có sự thay ñổi của lãi suất thị trường hoặc những yếu tố có liên quan ñến lãi suất dẫn ñến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. - Rủi ro giá cả: là rủi ro về việc giá trị các tài sản của một ngân hàng có thể biến ñộng. Rủi ro này xuất hiện trong tất cả các chủng loại tài sản, từ bất ñộng sản ñến cổ phiếu và trái phiếu,… - Rủi ro tỷ giá: là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng khi tỷ giá biến ñộng theo chiều bất 12 lợi cho ngân hàng. Rủi ro tỷ giá cũng phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản ngoại hối nắm giữ, và vì thế làm cho ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến ñộng. - Rủi ro pháp lý: rủi ro phát sinh do ngân hàng bị khởi kiện, hoặc khi nhà nước thay ñổi ñột ngột chính sách vĩ mô về cơ cấu kinh tế, lĩnh vực ưu tiên,… thì ñiều này có thể dẫn tới rủi ro thua lỗ cho ngân hàng. - Rủi ro uy tín: là rủi ro dư luận ñánh giá xấu về ngân hàng, gây khó khăn nghiêm trọng cho ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ ngân hàng. 1.1.2. Quản trị rủi ro trong hoạt ñộng NHTM Quản trị rủi ro so với quản lý rủi ro là khác nhau về mặt ý nghĩa. Quản lý rủi ro là việc sử dụng các công cụ, biện pháp, quy trình cần thiết nhằm hạn chế tối ña khả năng xảy ra tổn thất, vì vậy chỉ cần né tránh rủi ro thông qua lựa chọn khách hàng giao dịch hoặc chỉ lựa chọn những danh mục ñầu tư an toàn hơn. Trong khi quản trị rủi ro là việc sử dụng các biện pháp ñể xác ñịnh và ño lường rủi ro, lựa chọn chấp nhận rủi ro, quản lý kiểm soát rủi ro ñể nhằm ñạt ñược mục tiêu hiệu quả và an toàn. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là việc theo dõi quá trình sử dụng vốn của ngân hàng với nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát và hạn chế các loại rủi ro phát sinh cũng như ñưa ra giải pháp xử lý rủi ro hiệu quả nhất, ñồng thời xác ñịnh tương quan hợp lý giữa vốn tự có của ngân hàng với mức ñộ mạo hiểm trong sử dụng vốn của ngân hàng. Quản trị rủi ro ngân hàng ñược dựa trên hàng loạt những nguyên tắc, trong ñó bao gồm 9 nguyên tắc cơ bản sau: - Nguyên tắc chấp nhận rủi ro. - Nguyên tắc ñiều hành rủi ro cho phép. - Nguyên tắc quản lý ñộc lập các rủi ro riêng biệt. - Nguyên tắc phù hợp giữa mức ñộ rủi ro cho phép và mức ñộ thu nhập. - Nguyên tắc phù hợp giữa mức ñộ rủi ro cho phép và khả năng tài chính. - Nguyên tắc hiệu quả kinh tế. - Nguyên tắc hợp lý về thời gian. 13 - Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng. - Nguyên tắc chuyển ñẩy các loại rủi ro không cho phép. Công tác quản trị rủi ro ngân hàng bao gồm các nội dung sau: - Xác ñịnh hạn mức rủi ro: Các bộ phận nghiệp vụ quản trị rủi ro xác ñịnh hạn mức rủi ro cho bộ phận mình. Hội ñồng quản trị theo ñịnh kỳ có trách nhiệm xem xét lại và thông qua các hạn mức ñó. Các mức này sau ñó ñược thông báo tới toàn bộ nhân viên các bộ phận nghiệp vụ và ban ñiều hành. Ban ñiều hành chịu trách nhiệm ñảm bảo các bộ phận nghiệp vụ tuân thủ các hạn mức này. Có tỷ lệ thưởng và phạt tính trên tổng số thấp hơn và lớn hơn tổng số vượt hạn mức ñó. - ðánh giá rủi ro: Việc ñánh giá rủi ro ñòi hỏi phải xác ñịnh ñược những rủi ro lớn liên quan ñến các sản phẩm, dịch vụ hay hoạt ñộng của TCTD, phải có các chốt kiểm tra nằm trong quy trình nghiệp vụ ñể kiềm chế rủi ro trong các hạn mức ñã ñược ñề ra cùng với các biện pháp ñể theo dõi các trường hợp ngoại lệ vượt hạn mức rủi ro. - Theo dõi rủi ro: sau khi xác ñịnh hạn mức và ñánh giá ñược mức ñộ rủi ro của từng loại rủi ro ñể từ ñó theo dõi rủi ro theo từng lĩnh vực kinh doanh với những mức ñộ rủi ro khác nhau. - Kiểm soát rủi ro: kiểm soát rủi ro trên góc ñộ toàn diện các hoạt ñộng ngân hàng ñể ñưa ra biện pháp giảm thiểu rủi ro hợp lý. - Báo cáo ñánh giá về quản trị rủi ro: căn cứ dựa trên kết quả ñánh giá rủi ro ñể báo cáo ñánh giá những mặt ñược, tồn tại, ñể rút kinh nghiệm và có hướng giải quyết phù hợp. 1.2. HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG Sau hàng loạt vụ sụp ñổ của các ngân hàng vào thập kỷ 80, một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) ñã tập hợp tại thành phố Basel, Thụy Sĩ vào năm 1987 tìm cách ngăn chặn xu hướng này. Sau một thời gian hoạt ñộng, Ủy ban ñã nghiên cứu và ñưa ra các Hiệp ước yêu cầu về an toàn vốn như sau:  Năm 1998: ban hành Hiệp ước Basel I  Năm 1999: ñề ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu  Năm 2004: ban hành Hiệp ước Basel II 14 1.2.1. Hiệp ước Basel I (năm 1998) 1.2.1.1. Nội dung cơ bản của Basel I Năm 1988, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng ñã phê duyệt một văn bản ñầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I). Ban ñầu, Basel I chỉ áp dụng trong hoạt ñộng của các ngân hàng quốc tế thuộc nhóm 10 nước phát triển. Sau này, Basel I ñã trở thành chuẩn mực toàn cầu và ñược áp dụng ở trên 120 quốc gia. Theo quy ñịnh của Basel I, các ngân hàng cần xác ñịnh ñược tỷ lệ vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR) ñạt tối thiểu 8% ñể bù ñắp cho rủi ro, ñây là biện pháp dự phòng bắt buộc nhằm ñảm bảo rằng các ngân hàng có khả năng khắc phục tổn thất mà không ảnh hưởng ñến lợi ích của người gửi tiền. Phương trình 1.1 Hệ số CAR ñược tính như sau: Tổng vốn Tài sản có rủi ro (RWA) Tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) = - Tổng vốn của ngân hàng ñược chia làm 2 loại:  Vốn cấp 1_ Vốn tự có cơ bản: bao gồm cổ phần thường, cổ phần ưu ñãi dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác, các phương tiện ủy thác có thể chuyển ñổi và dự phòng lỗ tín dụng). ðó chính là phần vốn ñiều lệ và các quỹ dự trữ ñược công bố.  Vốn cấp 2_Vốn tự có bổ sung: vốn này ñược xem là vốn có chất lượng thấp hơn, bao gồm: dự trữ không ñược công bố; dự trữ tài sản ñánh giá lại; dự phòng chung/dự phòng tổn thất cho vay chung; các công cụ vốn lai (nợ/vốn chủ sở hữu); nợ thứ cấp. Tuy nhiên, các khoản nợ ngắn hạn không có bảo ñảm không bao gồm trong ñịnh nghĩa về vốn này.  Các giới hạn: Tổng vốn cấp 2 không ñược quá 100% vốn cấp 1; nợ thứ cấp tối ña bằng 50% vốn cấp 1; dự phòng chung tối ña bằng 1,25% tài sản có rủi ro; dự trữ tài sản ñánh giá lại ñược chiết khấu 55%; thời gian ñáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm; vốn ngân hàng không bao gồm vốn vô hình (goodwill). - Tài sản có rủi ro (RWA): Basel I mới chỉ ñề cập ñến rủi ro tín dụng, và tùy theo mỗi loại tài sản sẽ ñược gắn cho một hệ số rủi ro. Phương trình 1.2 Tài sản có rủi ro trong Basel I: RWA Basel I = Tài sản * Hệ số rủi ro 15 Theo Basel I, hệ số rủi ro của tài sản có rủi ro ñược chia thành 4 mức là 0%, 20%, 50%, và 100% theo mức ñộ rủi ro của từng loại tài sản (Phụ lục 1) Theo biến ñổi của thị trường, năm 1996, Hiệp ước Basel I ñược sửa ñổi có tính ñến rủi ro thị trường và rủi ro thị trường có thể ñược tính theo 2 phương thức: bằng mô hình Basel tiêu chuẩn hoặc bằng các mô hình nội bộ của các ngân hàng. Nhìn chung, Basel I ñã thể hiện một bước ñột phá cơ bản liên quan ñến tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt ñộng ngân hàng. Basel I phân loại tài sản có rủi ro và xác ñịnh hệ số rủi ro cho từng loại tài sản, quy ñịnh tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% tính trên tổng tài sản ñiều chỉnh theo rủi ro. 1.2.1.2. Những hạn chế của Basel I Mặc dù Basel I ñã giúp quản trị ngân hàng hiệu quả hơn, ñảm bảo khả năng chống ñỡ của ngân hàng với rủi ro tốt hơn. Tuy nhiên, qua quá trình dài áp dụng với xu thế phát triển như vũ bão của hệ thống ngân hàng trên thế giới thì Basle I với bản sửa ñổi năm 1996 vẫn có khá nhiều ñiểm hạn chế. - Thứ nhất, phân loại rủi ro chưa chi tiết cho các khoản cho vay. Hệ số rủi ro chưa chi tiết cho rủi ro theo ñối tác (ví dụ khả năng tài chính của khách hàng) hoặc theo ñặc ñiểm của khoản tín dụng (ví dụ như theo thời hạn). ðiều này chỉ ra rằng có thể các ngân hàng có cùng tỷ lệ an toàn vốn nhưng có thể ñang ñối mặt với các loại rủi ro khác nhau, ở mức ñộ khác nhau. - Thứ hai, Basel I chưa tính ñến lợi ích của ña dạng hoá hoạt ñộng. Các lý thuyết về ñầu tư chỉ ra rủi ro sẽ giảm thông qua ña dạng hoá danh mục ñầu tư. Tuy nhiên, theo Basel 1, quy ñịnh về vốn tối thiểu không khác biệt giữa một ngân hàng có hoạt ñộng kinh doanh ña dạng (ít rủi ro hơn) và một ngân hàng kinh doanh tập trung (nhiều rủi ro hơn). Một khoản nợ riêng lẻ yêu cầu một lượng vốn giống như một danh mục ñầu tư ñược ña dạng hóa, với cùng một giá trị (ví dụ không có sự khác biệt nào giữa một khoản vay $100 và 100 khoản vay $1). - Thứ ba, Basel I chưa tính ñến các rủi ro khác. Trong quy ñịnh vốn tối thiểu của mình, Basle I mới chỉ ñề cập ñến những rủi ro về tín dụng, chưa ñề cập ñến những rủi ro khác như rủi ro hoạt ñộng, rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối; ñề cập chưa ñầy ñủ về rủi ro thị trường. 16 - Thứ tư, một số các quy tắc do Basle I ñưa ra không thể vận dụng trong trường hợp ngân hàng sáp nhập hay tập ñoàn ngân hàng, ngân hàng mẹ, ngân hàng – chi nhánh. Xu thế phát triển hiện nay là các ngân hàng dần dần sáp nhập với nhau ñể tạo thành những tập ñoàn lớn có khả năng cạnh tranh cao và có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, các ngân hàng không còn chỉ hoạt ñộng trọng phạm vi lãnh thổ quốc gia mà luôn vươn ra tầm quốc tế, mở rộng mạng lưới ngân hàng dưới hình thức hoạt ñộng của ngân hàng quốc tế. Chính vì vậy, một số qui ñịnh trong Basle I ñã không còn phù hợp khi áp dụng tại những ngân hàng này, ñòi hỏi phải có một sự cải tiến toàn diện trong việc xây dựng các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro và giám sát hoạt ñộng ngân hàng. 1.2.2. Bộ 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng (năm 1999) Tiếp theo sau Hiệp ước Basel I, ñể bảo ñảm an toàn trong hoạt ñộng ngân hàng của các TCTD, ñặc biệt là ñối với những tập ñoàn ngân hàng lớn có phạm vi hoạt ñộng quốc tế, từ năm 1999, Uỷ ban Basel ñã ñề ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu. Bộ nguyên tắc cơ bản bao hàm một số nhóm nội dung chủ yếu liên quan ñến việc giám sát ngân hàng, bao gồm: - Nguyên tắc về ñiều kiện cho việc giám sát ngân hàng hiệu quả: nguyên tắc 1. - Nguyên tắc về cấp phép và cơ cấu: từ nguyên tắc 2 ñến 5. - Nguyên tắc về quy ñịnh và yêu cầu thận trọng: từ nguyên tắc 6 ñến 15. - Nguyên tắc về giám sát nghiệp vụ ngân hàng: từ nguyên tắc 16 ñến 20. - Nguyên tắc về yêu cầu thông tin: nguyên tắc 21. - Nguyên tắc về quyền hạn hợp pháp của chuyên gia giám sát: nguyên tắc 22. - Nguyên tắc về ngân hàng xuyên biên giới: từ nguyên tắc 23 ñến 25. Chi tiết các nội dung trong Bộ 25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng hiệu quả (Phụ Lục 2). 1.2.3. Hiệp ước Basel II Nhằm khắc phục các hạn chế của Basel I và khuyến khích các ngân hàng thực hiện các phương án quản lý rủi ro tiên tiến hơn, cho ñến 2004 bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel II ñã chính thức ñược ban hành. Ngày hiệu lực của Hiệp ước Basel II là tháng 12/2006. Basel II tạo một bước hoàn thiện hơn trong xác ñịnh tỷ lệ an toàn vốn 17 nhằm khắc phục các hạn chế của Basel I và khuyến khích các ngân hàng thực hiện các phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến hơn. Basel II ñưa ra một loạt các phương án lựa chọn, cho phép quyền tự quyết rất lớn trong giám sát hoạt ñộng ngân hàng. Basel II bao gồm một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản lý rủi ro và ñược cấu trúc theo 3 trụ cột sau:  Trụ cột thứ nhất: Quy ñịnh yêu cầu về vốn tối thiểu.  Trụ cột thứ hai: ðưa ra các hướng dẫn liên quan ñến công tác giám sát ngân hàng.  Trụ cột thứ ba: Yêu cầu các ngân hàng cần minh bạch thông tin liên quan ñến vốn, rủi ro ñể ñảm bảo khuyến khích các nguyên tắc của thị trường. S._.o sánh với Basel I, thì phạm vi áp dụng của Basel II rộng hơn bao gồm không chỉ các ngân hàng quốc tế mà cả các công ty mẹ, Basel II thay ñổi ñịnh nghĩa về tài sản ñiều chỉnh theo rủi ro, và có nhiều phương pháp ñể lựa chọn hơn trong việc ñánh giá rủi ro. Bảng 1.1 Cơ cấu của hiệp ước Basel II Nguồn : International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards 18 1.2.4. Hữu ích của Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng Hiệp ước Basel II là một loạt các quy tắc nhằm ñiều chỉnh hoạt ñộng ngân hàng ña quốc gia. Ngày nay, dường như không một ngân hàng nào có thể tách rời mà không có mối liên hệ với các ngân hàng trên thế giới. Do vậy, hiểu biết và áp dụng những quy ñịnh Basel II sẽ là rất quan trọng ñối với phát triển và hoạt ñộng ổn ñịnh của các ngân hàng. Basel II ñưa ra nhiều quy ñịnh ñể các ngân hàng tránh khỏi những rủi ro về mặt dữ liệu và thông tin ngân hàng có thể phát sinh từ khái niệm, quy tắc ñến so sánh, kết hợp những yếu tố quản lý như một chìa khoá ñể giảm thiểu rủi ro. Ứng dụng Basel II giúp các ngân hàng quản trị rủi ro ngân hàng tốt hơn. 1.2.5. Ba trụ cột của Basel II 1.2.5.1. Trụ cột 1 của Basel II - Yêu cầu vốn tối thiểu Tương tự như Basel I, Basel 2 vẫn qui ñịnh mức vốn an toàn (CAR) ≥ 8%, ñược xác ñịnh bằng cách lấy tổng vốn chia cho tài sản có rủi ro. Phương trình 1.3 Vốn yêu cầu tối thiểu theo Basel II: Tổng vốn (giống Basel I) RWA rủi ro tín dụng + (K rủi ro hoat ñộng * 12,5) + (K rủi ro thị trường * 12,5) Tỷ lệ vốn tối thiểu = ≥ 8% - Tổng vốn: xác ñịnh tương tự như trong Basel I. - Tài sản có rủi ro (RWA): Ngoài rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường ñã ñược qui ñịnh tại Basel 1, Basel 2 bổ sung thêm một loại rủi ro nữa là rủi ro hoạt ñộng. Ngòai ra, cách tính RWA trong Basel II cũng phức tạp hơn so với Basel I, và có khả năng ñánh giá chính xác hơn mức ñộ an toàn vốn:  RWA Basel I = tài sản * hệ số rủi ro (không ñề cập ñến xếp hạng tín dụng).  RWA rủi ro tín dụng phương pháp chuẩn Basel II = tài sản * hệ số rủi ro (ñề cập ñến xếp hạng tín dụng).  RWA Basel II = vốn yêu cầu tối thiểu ñối với từng rủi ro (K) * 12,5. Theo Basel 2, có các phương pháp ño lường rủi ro sau: 19 - Các phương pháp ño lường rủi ro tín dụng:  Phương pháp chuẩn hóa: phụ thuộc vào ñánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm ñộc lập;  Phương pháp dựa trên hệ thống ñánh giá nội bộ cơ bản: Các ngân hàng ñưa ra những khoản rủi ro ngầm ñịnh;  Phương pháp dựa trên hệ thống ñánh giá nội bộ nâng cao: Các ngân hàng ñưa ra một loạt thông tin ñầu vào về rủi ro. - Các phương pháp ño lường rủi ro hoạt ñộng  Phương pháp chỉ tiêu cơ bản: Một chỉ tiêu áp dụng cho một qui ñịnh;  Phương pháp chuẩn hóa: Nhiều chỉ tiêu áp dụng cho một qui ñịnh;  Phương pháp ño lường nội bộ nâng cao: Các ngân hàng áp dụng các mô hình nội bộ. - Các phương pháp ño lường rủi ro thị trường:  Phương pháp chuẩn hóa: Do cơ quan quản lý ngân hàng thiết lập;  Phương pháp sử dụng các mô hình nội bộ: Các ngân hàng áp dụng các mô hình nội bộ. 20 Bảng 1.2 Tóm lược trụ cột 1 của Basel II – Yêu cầu về vốn tối thiểu Nguồn : International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards 21 a. Rủi ro tín dụng Theo Basel II, ñể ño lường và tính toán hệ số rủi ro ñối với các khoản mục tài sản có rủi ro tín dụng có 3 phương pháp có thể lựa chọn: Phương pháp chuẩn (Standardized), Phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ (cơ bản (F – IRB), phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao (A – IRB).  Phương pháp chuẩn ñánh giá rủi ro tín dụng: Phương trình 1.4 Tài sản có rủi ro trong phương pháp chuẩn ñánh giá rủi ro tín dụng của Basel II: Phương pháp này gần giống như phiên bản Basle I mà hiện nay các ngân hàng ñang áp dụng. Tuy nhiên, ñiểm khác biệt của Basel II so với Basle I trong phương pháp này là: - Basel I: không ñề cập ñến xếp hạng tín dụng, các khỏan cho vay tương ứng với từng hệ số rủi ro. - Basel II: ñề cập ñến xếp hạng tín dụng, không áp ñặt hệ số rủi ro rõ ràng cho từng khoản mục mà còn tùy thuộc vào việc khoản mục ñó ñược thực hiện với chủ thể nào, uy tín và xếp hạng tín dụng của chủ thể. Việc xếp trọng số bao nhiêu tùy thuộc mức ñộ tín nhiệm (xếp hạng tín dụng) của chủ nợ (từ AAA ñến dưới B- và không xếp hạng) do các cơ quan xếp hạng tín nhiệm quy ñịnh như cơ quan S&P. - ðiểm khác biệt nữa trong Basel II là: nợ ñược chia thành 5 nhóm có thêm hệ số 150% trọng số lần lượt là 0%, 20%, 50%, 100% và 150% (Phụ lục 3).  Phương pháp xếp hạng nội bộ ñánh giá rủi ro tín dụng: Ngoài phương pháp chuẩn, Basel II cho phép các ngân hàng có thể lựa chọn phương pháp ñánh giá xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình ñể xác ñịnh dư nợ của khách, xác suất vỡ nợ, kỳ ñáo hạn hiệu dụng, tỷ trọng tổn thất tín dụng, từ ñó tính toán tài sản có rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng muốn áp dụng phương pháp nội bộ này cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng (như thanh tra ngân hàng hoặc ngân hàng nhà nước). Theo phương pháp xếp hạng nội bộ này, thì vốn yêu cầu tối thiểu ñối với rủi ro tín dụng sẽ ñược xác ñịnh chính xác hơn, và có sự phân biệt về vốn yêu RWA Phương pháp chuẩn của Basel II = Tài sản * Hệ số rủi ro 22 cầu tối thiểu giữa các khỏan cho vay ñối với các ñối tượng khách hàng khác nhau. Phương trình 1.5 Tài sản có rủi ro trong phương pháp xếp hạng nội bộ ñánh giá rủi ro tín dụng của Basel II: Trong ñó:  EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời ñiểm khách hàng không trả ñược nợ.  K – Capital required: tỷ lệ vốn cần thiết ñể dự phòng những trường hợp rủi ro tín dụng không lường trước nhưng lại xảy ra, ñược xác ñịnh thông qua PD (probability of default) – xác suất vỡ nợ, LGD (Loss Given Default) – tỷ trọng tổn thất, M (effective maturity) – kỳ ñáo hạn hiệu dụng. Các yếu tố xác ñịnh K và cách tính K (Phụ lục 4)  RWA - Tài sản có rủi ro: ñược xác ñịnh cụ thể cho từng hình thức cho vay, RWA khác biệt ñối với doanh nghiệp vừa và nhỏ với các khoản cho vay ñối với doanh nghiệp lớn (Phụ lục 5) b. Rủi ro hoạt ñộng Rủi ro hoạt ñộng là rủi ro tổn thất xảy ra do các hoạt ñộng quản lý nội bộ, do con người, do hệ thống, hoặc do các sự cố bên ngoài không phù hợp hoặc bị hỏng; bao gồm cả rủi ro pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro thương hiệu. Các ngân hàng ñược lựa chọn một trong ba cách tính nhu cầu vốn cần thiết dự phòng rủi ro hoạt ñộng với mức ñộ phức tạp và nhạy cảm với rủi ro tăng dần bao gồm: Phương pháp chỉ số cơ bản (BIA – The Basic Indicator Approach), Phương pháp chuẩn (TSA - The Standardized Approach), Phương pháp nâng cao (AMA – Advanced Measurement Approaches). Khi hoạt ñộng của ngân hàng càng phức tạp thì cần phải áp dụng phương pháp có ñộ phức tạp cao hơn, ñồng thời không cho phép các ngân hàng chuyển ngược trở lại phương pháp ñơn giản một khi ñã ñược chấp thuận sử dụng các phương pháp nâng cao. Ngược lại, nếu các ngân hàng ñược ñánh giá là không ñủ ñiều kiện ñể tiếp tục sử dụng phương pháp nâng cao thì cần phải quay trở về phương pháp cơ bản cho ñến khi ñáp ứng ñược những yêu cầu này. RWA Phưong pháp IRB của Basel II = 12.5 * EAD * K 23  Phương pháp chỉ số cơ bản BIA Các ngân hàng sử dụng phương pháp này cần phải nắm giữ mức vốn ñể dự phòng rủi ro hoạt ñộng bằng mức bình quân tổng thu nhập hàng năm (> 0) của thời kỳ ba năm trước ñó nhân với tỷ lệ phần trăm cố ñịnh (gọi là alpha). Phương trình 1.6 Vốn dự phòng rủi ro hoạt ñộng trong phương pháp chỉ số cơ bản: 3 1 * n n B I A G I K n α== ∑ , với ñiều kiện GIn >0 và α = 15% KBIA: vốn yêu cầu phải dự phòng cho rủi ro hoạt ñộng theo phương pháp BIA GI: thu nhập hàng năm (> 0) của 3 năm trước ñó n: số năm có thu nhập hàng năm >0  Phương pháp chuẩn TSA Áp dụng theo phương pháp chuẩn, hoạt ñộng ngân hàng ñược chia làm 8 nhóm nghiệp vụ, mỗi nhóm nghiệp vụ có hệ số Beta tương ứng. Bảng 1.3 Hệ số β trong phương pháp chuẩn ñối với rủi ro hoạt ñộng Nghiệp vụ Hệ số beta (β) Tài trợ doanh nghiệp (β1) 18% Giao dịch và bán hàng (β2) 18% Ngân hàng bán lẻ (β3) 12% Nghiệp vụ NHTM (β4) 15% Dịch vụ thanh toán (β5) 18% Dịch vụ ñại lý (β6) 15% Quản trị tài sản (β7) 12% Môi giới (β8) 12% Nguồn : International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards p140 24 Trong mỗi nhóm, tổng thu nhập là một chỉ số phổ biến coi như một thước ño cho hoạt ñộng và cũng là căn cứ xác ñịnh mức ñộ rủi ro hoạt ñộng. Thu nhập hàng năm ñược ño cho từng loại nghiệp vụ. Phương trình 1.7 Vốn dự phòng rủi ro hoạt ñộng trong phương pháp chuẩn: 8 1 3 1 m a x * , 0 3 n a m i i i T S A G I K β− =      = ∑ ∑ KTSA là vốn yêu cầu dự phòng cho rủi ro hoạt ñộng theo phương pháp chuẩn GI thu nhập hàng năm ñối với từng nhóm nghiệp vụ trong số 8 nhóm. Ví dụ cụ thể về cách xác ñịnh vốn yêu cầu phải dự phòng cho rủi ro hoạt ñộng tính theo phương pháp cơ bản và phương pháp chuẩn (Phụ lục 6)  Phương pháp nâng cao Sự lựa chọn hiện ñại nhất cho ñến ngày nay khi tính toán nhu cầu vốn dự phòng cho rủi ro hoạt ñộng chính là sử dụng phương pháp AMA. Theo phương pháp này, yêu cầu vốn ñược tính dựa trên hệ thống nội bộ ñánh giá rủi ro hoạt ñộng cơ bản của ngân hàng. Hệ thống không chỉ thống kê thiệt hại bên trong và bên ngoài thực tế mà còn phân tích theo trình tự thời gian các yêu tố liên quan ñến môi trường kinh doanh cũng như môi trường kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Ngân hàng muốn sử dụng phương pháp nâng cao AMA cần phải ñược cơ quan giám sát chủ quản ñồng ý và ñược sự hỗ trợ của cơ quan này, nên phương pháp AMA này trở nên ít thông dụng hơn so với phương pháp chuẩn TSA. c. Rủi ro thị trường Rủi ro thị trường là rủi ro tổn thất xảy ra trong bảng cân ñối do giá cả biến ñộng thất thường. Rủi ro thị trường gắn liền với bốn loại rủi ro cơ bản ñó là: rủi ro lãi suất (rủi ro do lãi suất thay ñổi); rủi ro trạng thái vốn (rủi ro do giá chứng khoán thay ñổi); rủi ro tỷ giá (rủi ro do giá các loại ngoại tệ thay ñổi); rủi ro hàng hoá (rủi ro do giá hàng hóa thay ñổi). Vốn yêu cầu ñối với rủi ro thị trường: ngoài vốn tự có theo quy ñịnh của Basle I bao gồm vốn cấp 1 & vốn cấp 2, khi ñánh giá rủi ro thị trường cho 25 phép các ngân hàng tính thêm phần vốn cấp 3 gồm các khoản nợ phụ thuộc ngắn hạn với mục ñích dự trữ (Phụ lục 7)  Phương pháp chuẩn Yêu cầu vốn ñối phó với rủi ro thị trường theo phương pháp chuẩn sẽ ñược xem xét ñối với từng yếu tố rủi ro bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro trạng thái vốn, rủi ro tỷ giá và rủi ro hàng hóa. Các quy ñịnh cụ thể về cách tính toán yêu cầu vốn tối thiểu ñối phó với bốn loại rủi ro này theo phương pháp chuẩn ñược quy ñịnh chi tiết trong phần A (từ A1 ñến A5) của tài liệu “Amendment to the Capital Accord to incorporate market risks” do Ủy ban Basel thông qua vào tháng 11 năm 2005.  Phương pháp mô hình nội bộ ðể có thể sử dụng phương pháp mô hình nội bộ khi ñánh giá rủi ro thị trường, các NHTM cần ñược sự chấp thuận từ phía cơ quan giám sát ngân hàng. Yêu cầu tối thiểu mà mỗi ngân hàng phải ñáp ứng bao gồm: phải có hệ thống quản trị rủi ro tương thích, hiện ñại và ñầy ñủ dữ liệu cần thiết; có ñủ số lượng chuyên viên ñược trang bị kỹ năng sử dụng các mô hình phức tạp không chỉ trong giao dịch mà còn trong quản trị rủi ro, kiểm toán; mô hình của ngân hàng ñược cơ quan giám sát ñánh giá có chất lượng, ñã qua kiểm ñịnh về tính hợp lý và chính xác khi ño lường rủi ro. Một khi ñã ñược chấp thuận thực hiện phương pháp mô hình nội bộ, các ngân hàng sẽ xây dựng mô hình quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn như:  ðối với rủi ro lãi suất, phải xác ñịnh ñược các nhân tố ảnh hưởng ñến lãi suất của mỗi ñồng tiền liên quan ñến danh mục ñầu tư của ngân hàng trên cơ sở nhạy cảm rủi ro lãi suất kể cả các khoản mục trong và ngoài bảng cân ñối kế toán.  ðối với rủi ro tỷ giá (bao gồm cả biến ñộng giá vàng), hệ thống quản trị rủi ro phải kết hợp các nhân tố rủi ro liên quan ñến từng loại tiền riêng lẻ  ðối với sự biến ñộng giá cả của các loại hàng hóa: ít nhất phải thiết kế ñược hệ thống theo dõi biến ñộng giá cả loại hàng hóa ñó trên phạm vi thế giới, vị thế mua bán hoặc lời lỗ ñối với từng giao dịch liên quan ñến sự biến ñộng này. Trên cơ sở những tiêu chuẩn về mô hình quản trị rủi ro này, các ngân hàng sẽ xác ñịnh ñược giá trị VaR của mỗi giao dịch, của các danh mục và của toàn bộ hoạt ñộng ngân hàng. ðộ tin cậy của việc tính toán này theo yêu 26 cầu phải ñạt tối thiểu 99%. 1.2.5.2. Trụ cột 2 của Basel II – Thanh tra, giám sát ngân hàng Trong trụ cột 2 của Basel II ñề cập ñến các nội dung sau:  ðưa ra các nguyên tắc chủ chốt của việc kiểm tra, giám sát,  ðề cập ñến các vấn ñề cụ thể phải ñược quan tâm trong quá trình kiểm tra giám sát: rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt ñộng, rủi ro thị trường  Các hướng khác của quá trình kiểm tra giám sát: tính minh bạch giám sát, thông tin liên lạc và sự hợp tác tăng cường qua biên giới. Với cột trụ này, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc chủ chốt của công tác kiểm tra, giám sát: - Nguyên tắc 1: Các ngân hàng cần có một quy trình ñánh giá mức ñộ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có ñược một chiến lược duy trì mức vốn của họ. Trong nội dung này, quản lý ngân hàng phải gánh trách nhiệm cơ bản ñối với việc khẳng ñịnh rằng ngân hàng có vốn ñể ñủ hỗ trợ các rủi ro xảy ra. Quá trình quản lý rủi ro ngân hàng bao gồm các nội dung sau: giám sát quản lý của ban giám ñốc và cấp cao; ñánh giá vốn chắc chắn; ñánh giá về rủi ro toàn diện, thanh tra và báo cáo; kiểm tra kiểm soát nội bộ. - Nguyên tắc 2: Các tổ chức giám sát cần rà soát, kiểm tra và ñánh giá lại quy trình ñánh giá về yêu cầu vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng của họ ñể thanh tra và khẳng ñịnh sự tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Các tổ chức giám sát cần thực hiện hành ñộng giám sát phù hợp nếu các ngân hàng không hài lòng với kết quả của quy trình này. Các tổ chức giám sát cần kiểm tra các nội dung sau: kiểm tra tính ñầy ñủ vốn của các ñánh giá rủi ro, ñánh giá về tính ñầy ñủ vốn, ñánh giá về môi trường kiểm soát, kiểm tra giám sát về sự tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu, ñáp ứng giám sát. - Nguyên tắc 3: Các tổ chức giám sát cần kỳ vọng các ngân hàng hoạt ñộng trên các tỷ lệ vốn yêu cầu tối thiểu và khuyến nghị ngân hàng cần duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy ñịnh. - Nguyên tắc 4: Các tổ chức giám sát sẽ tìm cách thâm nhập vào những giai ñoạn ñầu tiên ñể ngăn cản mức vốn giảm xuống dưới mức tối 27 thiểu, và có thể yêu cầu sửa ñổi ngay lập tức nếu mức vốn không ñược duy trì trên mức tối thiểu. 1.2.5.3. Trụ cột 3 của Basel II – Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin Trong trụ cột 3, Ủy ban Basel II ñưa ra nguyên tắc minh bạch chung: các ngân hàng cần có chính sách về tính minh bạch ñược hội ñồng quản trị thông qua. Chính sách này phải thể hiện rõ cách tiếp cận của ngân hàng ñối với việc xác ñịnh sự minh bạch nào và kiểm soát nội bộ nào sẽ thực hiện theo quá trình minh bạch; thể hiện rõ các mục tiêu và chiến lược dành cho việc công khai hóa các thông tin về thực trạng tài chính và hoạt ñộng ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng cũng phải xây dựng kế hoạch thực hiện công khai tài chính bao gồm cả chu kỳ công bố. ðó là công khai cơ cấu vốn, công khai cơ cấu rủi ro và các ñánh giá rủi ro, công khai hiện trạng phù hợp vốn. ðiều này cho phép các bên tham gia thị trường có thể thẩm ñịnh mức vốn an toàn và có sự so sánh. Các ngân hàng phải có chính sách công khai rõ ràng và một quy trình ñể ñánh giá sự chính xác trong các báo cáo của họ. ðối với từng loại rủi ro riêng biệt, các ngân hàng phải mô tả các mục tiêu và các chính sách quản trị rủi ro của họ. Như vậy, từ một văn bản 30 trang (Basel I) ñã ñược phát triển thành một văn bản gần 250 trang là một sự xây dựng chi tiết. Với quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này ñưa ra, nếu áp dụng ñúng các tiêu chuẩn này thì việc ñánh giá sức khỏe của các ngân hàng nói riêng, các tổ chức tài chính nói chung sẽ trở nên dễ dàng và minh bạch hơn, ñảm bảo phòng ngừa nhiều loại rủi ro hơn và do vậy hy vọng sẽ giảm thiểu ñược rủi ro. 1.2.6. Những sửa ñổi của Hiệp ước Basel II so Hiệp ước Basel I - Basel 2 vẫn qui ñịnh mức vốn an toàn tối thiểu là 8% và chỉ thay ñổi cách tính ở mẫu số trong công thức tính tỉ lệ ñủ vốn. Theo ñó, mẫu số phải bao gồm cả ba loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt ñộng. - Hệ thống ño lường theo Basel 2 phức tạp hơn, nhiều phương pháp ñể lựa chọn hơn, nhưng có khả năng ñánh giá chính xác mức ñộ an toàn vốn, và cho phép quyền tự quyết rất lớn trong giám sát hoạt ñộng ngân hàng. ðối với rủi ro tín dụng, nếu Basel I ñưa ra một phương pháp chung thì Basel II lại ñưa ra các lựa chọn. Cụ thể, 2 phương pháp ñược ñề xuất: Phương pháp chuẩn và phương pháp phân hạng nội bộ. 28  Phương pháp chuẩn: Phương pháp tiếp cận này ño lường rủi ro tín dụng tương tự như Basel I, nhưng ở mức ñộ nhạy cảm với rủi ro hơn vì sử dụng xếp hạng tài chính do các tổ chức phân hạng ñộc lập cung cấp làm hệ số khi tính toán tài sản ñiều chỉnh theo rủi ro.  Phương pháp ñánh giá nội bộ: Phương pháp này chủ yếu dựa vào ñánh giá nội bộ của ngân hàng về hệ số rủi ro ñể xác ñịnh tỷ lệ vốn cần thiết. Tuy nhiên, vẫn dựa vào hướng dẫn của Uỷ ban Basel ñể xác ñịnh rủi ro cho từng loại tài sản, bao gồm: Yếu tố cấu thành rủi ro, Phương trình rủi ro, Mức yêu cầu vốn tối thiểu:. - Basel 2 phân ñịnh các mức rủi ro trên cơ sở xếp hạng, do ñó các ngân hàng sẽ phải phụ thuộc chủ yếu vào kết quả xếp hạng và ñánh giá ñộ tín nhiệm của các tổ chức ñộc lập như Moody, S&P. - Xét về phạm vi áp dụng nói chung của Basel II rộng hơn so với Basle I, bao gồm không chỉ các ngân hàng quốc tế mà cả các công ty mẹ, hay thay ñổi ñịnh nghĩa về tài sản có rủi ro. Bảng 1.4: ðiểm khác nhau căn bản của Basle II so với Basle I Basle I Basel II Mức vốn an toàn tối thiểu là 8%, mẫu số gồm: rủi ro tín dụng. Mức vốn an toàn tối thiểu là 8%, mẫu số gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt ñộng Chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng Basel 2 bổ sung thêm rủi ro hoạt ñộng, quy trình giám sát và các quy tắc thị trường Có một phương pháp duy nhất áp dụng cho tất cả các trường hợp Linh ñộng hơn, có nhiều phương pháp ñể lựa chọn, hướng ñến việc quản trị rủi ro tốt hơn Hệ thống ño lường ñơn giản hơn Hệ thống ño lường theo Basel 2 phức tạp hơn Basle I chỉ có thể vận dụng ở ngân hàng theo kiểu ñơn thuần tuý Phạm vi áp dụng của Basel II sẽ rộng hơn bao gồm các ngân hàng quốc tế và các công ty mẹ Dựa trên cấu trúc theo diện trải rộng Nhạy cảm hơn với rủi ro 1.3. KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG BASEL II TẠI CÁC NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ CUỘC KHỦNG HỎANG TÀI CHÍNH MỸ 1.3.1. Khảo sát tình hình ứng dụng Basel II tại các nước trên thế giới Nhằm nghiên cứu ứng dụng và tác ñộng Basel ñến các quốc gia, tính ñến nay, Ủy Ban Basel ñã thực hiện 5 cuộc khảo sát ñiều tra, trong ñó cuộc khảo sát gần ñây nhất (QIS 5) ñược tổ chức vào tháng 10 – 12 năm 2005 nhằm 29 ñánh giá tác ñộng của Basel II ñến hơn 350 ngân hàng thuộc 31 quốc gia. Trong cuộc khảo sát QIS 5, Ủy Ban Basel ñã phân chia các ngân hàng ñược khảo sát thành 2 nhóm ngân hàng: Nhóm 1 và Nhóm 2; trong ñó các ngân hàng thuộc nhóm 1 là những ngân hàng có vốn cấp 1 từ 3 tỷ USD trở lên và hoạt ñộng ña ngành, ña quốc gia. Theo kết quả khảo sát về việc ứng dụng các phương pháp Basel II trong ñánh giá rủi ro tín dụng, nhận thấy các ngân hàng thuộc các quốc gia G10 chủ yếu ứng dụng các phương pháp xếp hạng nội bộ (trong ñó các ngân hàng lớn thuộc nhóm 1 các nước G10 chủ yếu ứng dụng phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao). Trong khi các ngân hàng có quy mô vốn nhỏ hơn 3 tỷ USD thuộc các quốc gia không nằm trong nhóm các nước G10 lại chủ yếu ứng dụng phương pháp ñơn giản (phương pháp chuẩn) của Basel II khi ñánh giá rủi ro tín dụng. Bảng 1.5: Kết quả khảo sát lần thứ 5 (QIS 5) của Ủy Ban Basel về việc ứng dụng các phương pháp Basel II trong ñánh giá rủi ro tín dụng: Total RSA FIRB AIRB Total RSA FIRB AIRB G10 (12 nước) 82 0 23 59 146 33 102 11 Không thuộc G10 (19 nước) 14 2 6 6 140 127 10 3 Tổng cộng 96 2 29 65 286 160 112 14 Số lượng ngân hàng Nhóm 1 (vốn ≥ 3 tỷ USD) Nhóm 2 (vốn < 3 tỷ USD) Nguồn: Results of the fifth quantitative impact study (QIS 5) – Banks for international settlements – page 7. Tình hình các ngân hàng có vốn ≥ 3 tỷ USD (ngân hàng nhóm 1) ứng dụng các phương pháp ñánh giá rủi ro tín dụng của Basel II 0% RSA 14% RSA 28% FIRB 43% FIRB 72% AIRB 43% AIRB 0% 20% 40% 60% 80% G10 (12 nước) Không thuộc G10 (19 nước) RSA - Phương pháp chuẩn FIRB - Phương pháp xếp hạng nội bộ ñơn giản AIRB - Phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao Biểu ñồ 1.1 Tình hình các ngân hàng của các quốc gia trên thế giới (vốn từ 3 tỷ USD trở lên) ứng dụng các phương pháp ñánh giá rủi ro tín dụng của Basel II Nguồn: Results of the fifth quantitative impact study (QIS 5) – Banks for international settlements – page 7 30 Tình hình các ngân hàng có vốn < 3 tỷ USD (ngân hàng nhóm 2) ứng dụng các phương pháp ñánh giá rủi ro tín dụng của Basel II 91% RSA 23% RSA 7% FIRB 70% FIRB 2% AIRB8% AIRB 0% 20% 40% 60% 80% 100% G10 (12 nước) Không thuộc G10 (19 nước) RSA - Phương pháp chuẩn FIRB - Phương pháp xếp hạng nội bộ ñơn giản AIRB - Phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao Biểu ñồ 1.2 Tình hình các ngân hàng của các quốc gia trên thế giới (vốn nhỏ hơn 3 tỷ USD) ứng dụng các phương pháp ñánh giá rủi ro tín dụng của Basel II Nguồn: Results of the fifth quantitative impact study (QIS 5) – Banks for international settlements – page 7 Ngòai ra, theo kết quả khảo sát QIS 5 của Ủy Ban Basel về việc ứng dụng các phương pháp trong ñánh giá rủi ro hoạt ñộng tại các nước G 10 (ngoại trừ Mỹ) thì các phương pháp phức tạp như phương pháp nâng cao cũng chỉ ñược 39% các ngân hàng thuộc nhóm 1 áp dụng (nhóm các ngân hàng có vốn cấp 1 từ 3 tỷ USD trở lên); còn các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn 3 tỷ USD chủ yếu ứng dụng phương pháp cơ bản và phương pháp chuẩn. Bảng 1.6: Kết quả khảo sát lần thứ 5 của Ủy Ban Basel về việc ứng dụng các phương pháp Basel II trong ñánh giá rủi ro hoạt ñộng các nước G10 Số lượng ngân hàng Tỷ trọng Số lượng ngân hàng Tỷ trọng Phương pháp chỉ số cơ bản 2 4% 81 59% Phương pháp chuẩn 32 57% 56 41% Phương pháp nâng cao 22 39% 0 0% Tổng cộng 56 100% 137 100% Nhóm 1 (vốn cấp 1 ≥ 3 tỷ USD) Phương pháp áp dụng Nhóm 2 (vốn cấp 1 < 3 tỷ USD) Nguồn: Results of the fifth quantitative impact study (QIS 5) – Banks for international settlements – page 8 Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của Viện khoa học phát triển của ðại học Sussex, Brighton thực hiện khảo sát vào năm 2004 và tiếp theo năm 2006 về việc ứng dụng Basel II ở các nước không phải là thành viên của Hội ñồng Basel, nhận thấy có 84% các nước ñược khảo sát trên thế giới có dự ñịnh ứng dụng Basel II từ năm 2007 ñến năm 2015. Cụ thể như sau: 31 Bảng 1.7 Khảo sát về việc ứng dụng Basel II ở các nước không phải là thành viên của Hội ñồng Basel Số lượng quốc gia Số lượng quốc gia ñược khảo sát dự ñịnh ứng dụng Basel II Châu Phi 17 12 71% Châu Á 16 16 100% Vùng Caribbean 7 4 57% Châu Mỹ La tinh 14 12 86% Vùng Trung ðông 8 8 100% Quốc gia châu Âu không thuộc Hội ñồng Basel 36 30 83% TỔNG CỘNG 98 82 84% Khu vực % Nguồn: Review of Basel II Implementation in Low – Income Countries done by Institute of Development Studies University of Sussex, Brighton Thông qua các cuộc khảo sát của những tổ chức có uy tín trên thế giới nhận thấy, các quốc gia hiện nay ñều có xu hướng ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng, nhưng chủ yếu ứng dụng các phương pháp ñơn giản; còn những phương pháp phức tạp như phương pháp nâng cao chỉ ñược ứng dụng các ngân hàng có quy mô hoạt ñộng lớn, ña ngành nghề, ña quốc gia. 1.3.2. Lộ trình ứng dụng Basel II tại một số quốc gia trên thế giới ðối với các ngân hàng của 30 quốc gia thuộc khối các nền kinh tế hợp tác và phát triển OECD, hiệp ước Basel ñã chỉ ñịnh rõ thời hạn áp dụng theo toàn bộ chuẩn mực của hiệp ước là vào cuối năm 2006. Tuy nhiên, tại thời ñiểm cuối 2006, theo báo cáo của ngân hàng trung ương Châu Âu, chỉ có khoảng 20% số ngân hàng trong toàn hệ thống là ñảm bảo ñược ñầy ñủ theo chuẩn mực Basel, các ngân hàng còn lại sẽ ñược xem xét áp dụng song song giữa phương án cũ và mới cho ñến năm 2009. Ở Mỹ, có nhiều ñiểm khác biệt trong việc ứng dụng Basel II ở Mỹ so với các quốc gia khác trên thế giới. Basel II ñược áp dụng ở Mỹ vào khỏang giữa ñầu năm 2008 và chỉ ñược ứng dụng ở một số các tổ chức tài chính. Có 4 cơ quan có liên quan ñến việc thực hiện và ứng dụng Basel II: Cơ quan kiểm soát tiền tệ (OCC), tổ chức hệ thống dự trữ liên bang (Board), Tập ñòan bảo hiểm tiền gửi (FDIC), cơ quản kiểm soát tiền gửi (OTS). Bốn cơ quan này mới xác ñịnh phân loại ngân hàng thuộc 3 nhóm sau:  CORE BANKS: bao gồm 8 ngân hàng có tổng giá trị tài sản hợp nhất từ 250 tỷ USD trở lên và có bảng cân ñối tài sản hoạt ñộng chi 32 nhánh nước ngoài từ 10 tỷ USD trở lên; 8 ngân hàng này bắt buộc phải áp dụng các phương pháp nâng cao ñể ñánh giá rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt ñộng.  OPT – IN BANKS: là các ngân hàng ñược khuyến khích nên áp dụng phương pháp nâng cao trong ñánh giá rủi ro.  GENERAL BANKS: là các ngân hàng không áp dụng phương phương nâng cao, mà chỉ áp dụng phương pháp ñơn giản trong ñánh giá rủi ro (có khoảng 6.500 ngân hàng Mỹ với quy mô vừa và nhỏ dự kiến sẽ vừa áp dụng theo Basel II vừa duy trì theo Basle I cho ñến khi ñạt ñược tiêu chuẩn của Basel II). Tại một số quốc gia như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, tất cả các ngân hàng của những quốc gia này sẽ áp dụng hiệp ước Basel II trễ nhất vào ñầu năm 2008, với các phương pháp có thể áp dụng như phương pháp chuẩn (ñối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt ñộng), phương pháp IRB cơ bản & nâng cao, phương pháp chỉ số cơ bản BIA, phương pháp ño lường nâng cao AMA. Nhóm những nước ñược coi là phát triển tương ñối mạnh trong khu vực Châu Á như Singapore, Hồng Kông-Trung Quốc, ðài Loan sẽ có một số phương pháp ñược ñưa vào áp dụng ngay từ thời ñiểm ñầu năm 2007 như phương pháp chuẩn (rủi ro tín dụng & rủi ro hoạt ñộng), phương pháp IRB cơ bản và phương pháp chỉ số cơ bản BIA. Các phương pháp nâng cao dự kiến ñược áp dụng vào ñầu năm 2008. ðối với Thái Lan, Philipines, Malaysia và Indonesia, thời hạn triển khai áp dụng Basel II sẽ lùi lại sau một năm, nghĩa là cuối năm 2008. Những phương pháp nâng cao và phức tạp có thể áp dụng vào cuối năm 2009 hoặc 2010 tùy ñiều kiện thực tế của từng quốc gia. Bảng 1.8 Lộ trình áp dụng Basel II của một số nước ở ðông Nam Á: Phương pháp chuẩn Phương pháp xếp hạng nội bộ IRB cơ bản Phương pháp xếp hạng nội bộ IRB nâng cao Phương pháp cơ bản BIA & Phương pháp chuẩn TSA Phương pháp nâng cao Thái Lan Cuối 2008 Cuối 2008 Cuối 2009 Cuối 2008 Chưa xác ñịnh Philippines 2007 2010 2010 2007 2010 Malaysia ðầu 2008 ðầu 2010 Chưa xác ñịnh ðầu 2008 áp dụng BIA Chưa xác ñịnh Indonesia 2008 2010 2010 2008 áp dụng BIA 2010 áp dụng TSA 2010 Quốc gia Rủi ro tín dụng Rủi ro hoạt ñộng Nguồn: Basel II and financial stability: Singapore’s Experience done by Executive Director, Prudential Policy Monetary Authority of Singapore 33 Tuy nhiên, trái ngược với những xu thế chung của các quốc gia kể trên, Trung Quốc ñã chọn một hướng ñi rất khác là áp dụng theo chuẩn mực Basel 1.5. Nghĩa là sẽ kết hợp các chuẩn mực trong hiệp ước Basle I với qui tắc 2 và 3 trong Basel II. Lúc này, tất cả các phương pháp mới ñược ñề cập ñến trong Basel II ñể ñánh giá rủi ro tín dụng hoàn toàn không ñược quốc gia này lựa chọn áp dụng. Cho ñến cuối năm 2007, Trung Quốc sẽ hoàn thành việc áp dụng ñầy ñủ theo Basle I về ñánh giá rủi ro tín dụng. 1.3.3. Khủng hỏang tài chính Mỹ Nhiều chuyên gia kinh tế ñã ñặt ra những câu hỏi là: tại sao hệ thống các ngân hàng Mỹ vẫn ñang áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro tối ưu nhất trong Basel II nhưng lại không tránh khỏi cuộc khủng hoảng tài chính khủng khiếp như vừa qua. Cuộc khủng hỏang tài chính Mỹ bắt ñầu bùng phát từ cuối năm 2007, trong khi một số quốc gia lớn mới chỉ ứng dụng Basel sau này (như Úc ứng dụng Basel II vào ñầu năm 2008, Mỹ ứng dụng Basel II vào khỏang giữa năm 2008 và cũng chỉ ứng dụng ở 8 tổ chức tài chính lớn, có quy mô hoạt ñộng tòan cầu). Vì thế, Basel II không phải là một phép mầu nhiệm ñể giúp các ngân hàng Mỹ tránh ñược cuộc khủng hỏang tài chính khủng khiếp như vừa qua. Cuộc khủng hỏang tài chính Mỹ bắt nguồn từ chứng khoán hóa bất ñộng sản, chứng khoán hóa các khoản nợ từ ñó tạo ra những chuỗi giá trị ảo. Cụ thể, sau cuộc tấn công khủng bố năm 2001, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ñã cắt giảm lãi suất 11 lần từ mức 6,5%/năm xuống chỉ còn 1,75%/năm. Thêm vào ñó, chính quyền Bill Clinton ñã ban hành một ñạo luật tái phát triển cộng ñồng tập trung vào mục tiêu xã hội là giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp. Hai yếu tố này ñã thúc ñẩy dân chúng vay tiền ngân hàng mua nhà. Mặt khác, các ngân hàng cũng sẵn lòng cho vay, cả với những khách hàng có hạng mức tín nhiệm dưới chuẩn. Tỷ lệ từ chối cho vay mua nhà xuống thấp kỷ lục là 14%, chỉ bằng một nửa so với năm 1997. Bởi lẽ, các ngân hàng này ỷ lại sự bảo ñảm ngấm ngầm từ Chính phủ mà hiện thân là hai công ty Fannie Mae và Freddie Mac. Hai công ty này ñược chính phủ bảo trợ ñể mua các khoản cho vay có thế chấp, phần lớn là từ các NHTM, sau ñó bán lại trên thị trường. Những ngân hàng dùng tiền thu ñược tiếp tục cho vay. Fannie Mae và Freddie Mac nắm giữ ñến 70% các khoản ñảm bảo cho vay mua nhà ở Mỹ. Vi._.ược nợ.  K – Capital required: tỷ lệ vốn cần thiết ñể dự phòng những trường hợp rủi ro tín dụng không lường trước nhưng lại xảy ra, ñược xác ñịnh thông qua PD (probability of default) – xác suất vỡ nợ, LGD (Loss Given Default) – tỷ trọng tổn thất, M (effective maturity) – kỳ ñáo hạn hiệu dụng. Các yếu tố xác ñịnh K:  Thứ nhất, PD - Xác suất vỡ nợ, ño lường khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tương ứng trong một khoảng thời gian, thường là 01 năm. Cơ sở ñể tính PD là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ ñã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi ñược. Theo yêu cầu của Basel II, ñể tính toán ñược nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước ñó. Những dữ liệu ñược phân theo 3 nhóm sau:  Nhóm dữ liệu tài chính liên quan ñến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các ñánh giá của các tổ chức xếp hạng  Nhóm dữ liệu ñịnh tính phi tài chính liên quan ñến trình ñộ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành,… RWA Phưong pháp IRB của Basel II = 12.5 * EAD * K 96  Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan ñến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả ñược nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi… Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình ñịnh sẵn, từ ñó tính ñược xác xuất không trả ñược nợ của khách hàng. ðó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit… và thường ñược xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.  Thứ hai, LGD – Tỷ trọng tổn thất ước tính ñây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời ñiểm khách hàng không trả ñược nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả ñược nợ, ñó là lãi suất ñến hạn nhưng không ñược thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan. Trong phương pháp IRB cơ bản:  Các khoản phải ñòi chính ñối với các công ty, cơ quan chính phủ và các ngân hàng không có tài sản ñảm bảo: LGD là 45%,  Các khoản phải ñòi phụ ñối với các tổ chức trên: LGD là 75%.  Các khoản phải ñòi có tài sản ñảm bảo là khoản phải thu, bất ñộng sản thương mại (CRE) và bất ñộng sản cư trú (RRE) và các tài sản ñảm bảo khác: vận dụng như phương pháp chuẩn với các giá trị LGD tối thiểu mô tả trong bảng dưới ñây. Giá trị LGD tối thiểu ñối với tỷ trọng ñảm bảo của các hoạt ñộng chính Loại tài sản ñảm bảo LGD tối thiểu Mức ñộ ñảm bảo tối thiểu yêu cầu ñối với hoạt ñộng Mức ñộ ñảm bảo yêu cầu vượt quá ñối với LGD ñầy ñủ Tài sản tài chính ñủ tiêu chuẩn 0% 0% Chưa quy ñịnh Khoản phải thu 35% 0% 125% CRE/RRE 35% 30% 140% Khoản cầm cố khác 40% 30% 140% Nguồn: International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards Trong phương pháp IRB nâng cao LGD có thể tính toán theo công thức sau ñây: 97 EAD - Số tiền có thể thu hồi EAD LGD = Trong ñó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu ñược từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. Theo thống kê của ủy ban Basel, tỷ lệ thu hồi vốn thường mang giá trị rất cao (70% - 80%) hoặc rất thấp (20 - 30%). Do ñó, chúng ta không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân. Theo nghiên cứu của ủy ban Basel, hai yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất quyết ñịnh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả ñược nợ là tài sản bảo ñảm của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng. Cơ cấu tài sản của khách hàng ñược nhắc ñến ở ñây với ý nghĩa thứ tự ưu tiên trả nợ khác nhau của các khoản phải trả trong trường hợp doanh nghiệp phải phá sản. Trên thực tế, khi một doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ thu hồi vốn từ các khoản vay của ngân hàng thường cao hơn tỷ lệ thu hồi vốn từ trái phiếu bởi ngân hàng có quyền ñược ưu tiên trả nợ trước các nhà ñầu tư trái phiếu. Bên cạnh ñó, khi kinh tế trong tình trạng suy thoái, tỷ lệ thu hồi vốn cũng sụt giảm. Ngành nghề kinh doanh cũng ảnh hưởng nhất ñịnh ñến tỷ lệ thu hồi vốn: các khách hàng hoạt ñộng trong lĩnh vực công nghiệp nặng thường cho tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ.  Kỳ ñáo hạn hiệu dụng (M – effective maturity) Trong phương pháp IRB cơ bản: M sẽ là 2.5 năm trừ các giao dịch repo với M chỉ là 6 tháng. Trong phương pháp IRB nâng cao: M cần ñược tính toán cho từng công cụ theo công thức sau, tuy nhiên, M không ñược lớn hơn 5 năm. * t t t t t C F M C F = ∑ ∑ với CFt biểu thị các dòng tiền (gốc, lãi và phí) có khả năng thanh toán theo hợp ñồng của người ñi vay trong kỳ hạn t. Nếu ngân hàng không tính ñược M theo công thức trên thì sẽ sử dụng cách cổ ñiển khi tính M, ñó là M bằng với thời gian ñáo hạn tối ña còn lại (theo năm) mà người vay chấp nhận thanh toán toàn bộ theo nghĩa vụ hợp ñồng vay (gốc, lãi và phí). Thông thường, ñó chính là thời gian ñáo hạn danh nghĩa của khoản vay. 98 Công thức chung tính K: K = UL * f(M)  ðiều chỉnh kỳ ñáo hạn f(M) ñược xác ñịnh bằng công thức 1 ( 2.5)* ( ) 1 1.5* M b f M b + − = − 2(0.11852 0.05478*ln( ))b PD= − MỐI QUAN HỆ GIỮA b VÀ PD 0.137 0.111 0.096 0.087 0.080 0.074 0.070 0.066 0.063 0.060 - 0.05 0.10 0.15 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 0.09 0.1 PD b  Tổn thất không lường trước ñược (UL) – Unexpected Loss ñược xác ñịnh: UL = VaR – EL Nguồn: An Explanatory Note on the Basel II IRB Risk Weight Functions p7 EL – Expected Loss: tổn thất tín dụng có thể lường trước ñược: EL = PD*LGD VaR – Value at Risk: tổng tổn thất tín dụng: VaR = LGD * f(R,PD) 99 f(R, PD): hàm số ñược xác ñịnh qua hệ số tương quan (R) và xác suất vỡ nợ (PD). 1 ( , ) * ( ) * (0.999) 1 1 R f R PD NORMSDIST NORMSINV PD NORMSINV R R   = + − −  Trong ñó: Hệ số tương quan (R) ñược tính như sau:  ðối với khoản cho vay có tài sản ñảm bảo bằng bất ñộng sản: R = 0.15  ðối với khoản cho vay bán lẻ có chất lượng như cho vay thẻ tín dụng: R = 0.04  ðối với khoản cho vay doanh nghiệp, ngân hàng, và các quốc gia: 12% * 24% *R λ λ= + Và 50 50 1 1 − − − − = e e PD λ MỐI QUAN HỆ GIỮA R VÀ PD 19.28% 16.41% 14.68% 13.62% 12.99% 12.60% 12.36% 12.22% 12.13% 12.08% 24.00% 0% 10% 20% 30% 0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 0.09 0.1PD R  ðối với khoản cho vay doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trung bình từ 5 – 50 triệu EUR: ) 45 5 1(*04,0)1(*%24*%12 − −−−+= S R λλ Và 50 50 1 1 − − − − = e e PD λ S: doanh thu hàng năm tính bằng triệu EUR, 5 triệu EUR ≤ S ≤ 50 triệu EUR  ðối với khoản cho vay bán lẻ khác: K = LGD *[ f(R,PD) – PD) ] * f(M) 100 3%* 16%*(1 )R λ λ= + − Và 35 35 1 1 PDe e λ − − − = − 101 PHỤ LỤC 5 CÔNG THỨC TÍNH TÀI SẢN CÓ RỦI RO (RWA) TRONG PHƯƠNG PHÁP NỘI BỘ VỀ ðÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG Công thức tính RWA ñối với từng trường hợp cụ thể như sau: a. Trường hợp cho Doanh nghiệp, ngân hàng và các nước vay: Hệ số tương quan 50 50 50 50 1 1 ( ) 12%* 24%*(1 ) 1 1 PD PDe e R e e − − − − − − = + − − − ðiều chỉnh kỳ ñáo hạn 2 2 1 ( 2.5)*(0.11852 0.05478*ln( )) ( ) 1 1.5*(0.11852 0.05478*ln( )) M PD f M PD + − − = − − Tỷ lệ vốn yêu cầu 1 * * ( ) * (0.999) * * ( ) 1 1 R K LGD NORMSDIST NORMSINV PD NORMSINV PD LGD f M R R    = + −  − −   Tài sản có rủi ro (RWA) = 12.5 * K * EAD b. Trường hợp cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ vay: Hệ số tương quan 50 50 50 50 1 1 5 ( ) 12%* 24%*(1 ) 0.4*(1 ) 1 1 45 PD PDe e S R e e − − − − − − − = + − − − − − f(M), K, RWA tương tự như trường hợp (a) c. Trường hợp cho vay thế chấp bằng bất ñộng sản: Hệ số tương quan (R) = 0.15 Tỷ lệ vốn yêu cầu 1 * * ( ) * (0.999) * 1 1 R K LGD NORMSDIST NORMSINV PD NORMSINV PD LGD R R   = + − − −  Tài sản có rủi ro (RWA) = 12.5 * K * EAD d. ðối với khoản cho vay bán lẻ có chất lượng như cho vay thẻ tín dụng: Hệ số tương quan (R) = 0.04 K, RWA tương tự như trường hợp (c) e. ðối với khoản cho vay bán lẻ khác: Hệ số tương quan 35 35 35 35 1 1 ( ) 3%* 16%*(1 ) 1 1 PD PDe e R e e − − − − − − = + − − − K, RWA tương tự như trường hợp (c) 102 PHỤ LỤC 6 VÍ DỤ VỀ CÁCH XÁC ðỊNH VỐN YÊU CẦU ðỐI VỚI RỦI RO HOẠT ðỘNG THEO BASEL II TRONG PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN & PHƯƠNG PHÁP CHUẨN Phương pháp chỉ số cơ bản BIA Công thức tính hệ số vốn như sau 3 1 * n n B IA G I K n α== ∑ , với ñiều kiện GIn >0 KBIA: vốn yêu cầu phải dự phòng cho rủi ro hoạt ñộng tính theo phương pháp BIA GI: thu nhập hàng năm (> 0) của 3 năm trước ñó n: số năm có thu nhập hàng năm >0 α = 15% Ví dụ 1: Ngân hàng A có thu nhập 3 năm 2006 - 2008 là 120, 20, 250. Vốn yêu cầu ñối với rủi ro hoạt ñộng năm 2009 là 19,5. Cụ thể như sau: Năm Thu nhập hàng năm (GI) 2006 120 2007 20 2008 250 Tổng thu nhập dương của 3 năm 390 Bình quân thu nhập 3 năm 130 Alpha (α) 15% Vốn yêu cầu ñối với rủi ro hoạt ñộng 19,5 103 Ví dụ 2: Ngân hàng A có thu nhập 3 năm 2006 - 2008 là -120, 20, 250. Vốn yêu cầu ñối với rủi ro hoạt ñộng năm 2009 là 20,25. Cụ thể như sau: Năm Thu nhập hàng năm (GI) 2006 -120 2007 20 2008 250 Tổng thu nhập dương của 2 năm 270 Bình quân thu nhập 2 năm 135 Alpha (α) 15% Vốn yêu cầu ñối với rủi ro hoạt ñộng 20,25 Phương pháp chuẩn TSA Công thức tính hệ số vốn như sau 8 1 3 1 m a x * , 0 3 n a m i i i T S A G I K β− =      = ∑ ∑ Trong ñó KTSA là vốn yêu cầu phải dự phòng cho rủi ro hoạt ñộng tính theo phương pháp chuẩn GI thu nhập hàng năm ñối với từng nhóm nghiệp vụ trong số 8 nhóm. 104 Ví dụ: Phương pháp chỉ số cơ bản (BIA) Phương pháp chuẩn (TSA) Thu nhp hàng năm (GI) Thu nhp hàng năm (GI) * Beta Nghiệp vụ Năm 1 Năm 2 Năm 3 Hệ số beta (β) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tài trợ doanh nghiệp $20 $30 $40 18% $3.6 $5.4 $7.2 Giao dịch và bán hàng $20 $30 $40 18% $3.6 $5.4 $7.2 Ngân hàng bán lẻ $20 $30 $40 12% $2.4 $3.6 $4.8 Nghiệp vụ NHTM $20 $30 $40 15% $3.0 $4.5 $6.0 Dịch vụ thanh toán $20 $30 $40 18% $3.6 $5.4 $7.2 Dịch vụ ñại lý $20 -$1,000 $40 15% $3.0 - $150.0 $6.0 Quản trị tài sản $20 $30 $40 12% $2.4 $3.6 $4.8 Môi giới $20 $30 $40 12% $2.4 $3.6 $4.8 Tổng cộng $160 -$790 $320 $24 - $118.5 $48 Thu nhập > 0 $160 $320 $24 $48 Bình quân 2 năm thu nhập >0 $240 Alpha 15% Bình quân 3 năm $24 Vốn yêu cầu $36 $24 105 PHỤ LỤC 7 VỐN YÊU CẦU ðỐI VỚI RỦI RO THỊ TRƯỜNG THEO BASEL II Vốn yêu cầu ñối với rủi ro thị trường: Vốn tự có theo quy ñịnh của Basle I bao gồm vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại (vốn cấp 1) & vốn bổ sung vốn cơ bản (vốn cấp 2). Tuy nhiên, quy ñịnh của Basel II khi ñánh giá rủi ro thị trường cho phép các ngân hàng tính thêm phần vốn cấp 3 (tier 3) gồm các khoản nợ phụ thuộc ngắn hạn với mục ñích dự trữ. Theo ñó, các ngân hàng chỉ ñược sử dụng vốn cấp 3 ñể ñối phó với rủi ro thị trường, còn các loại rủi ro tín dụng và rủi ro gây ra từ phía ñối tác chỉ ñược xem xét trong phạm vi vốn tự có theo quy ñịnh của Basle I. Vốn cấp 3 bị giới hạn 250% vốn cấp 1 dùng ñể ñối phó với rủi ro thị trường. Có nghĩa là có thể chỉ có 28.5% rủi ro thị trường cần vốn cấp 1 ñảm bảo. Nếu có vốn cấp 2 bảo ñảm cho rủi ro thị trường, vốn cấp 3 cũng bị chi phối theo tỷ lệ giới hạn 250% vốn cấp 2. Các khoản nợ phụ thuộc ngắn hạn chỉ ñược xếp vào nhóm vốn cấp 3 (tier 3) khi ít nhất phải thỏa mãn các ñiều kiện như sau: không cần ñảm bảo, là khoản nợ phụ thuộc và có nghĩa vụ hoàn trả ñầy ñủ, thời gian ñáo hạn ban ñầu tối thiểu là 2 năm, không phải hoàn trả trước thời gian ñáo hạn thoả thuận, có ñiều khoản “lock-in clause” (khóa sổ trường hợp ñặc biệt) – nghĩa là không phải trả cả gốc và lãi thậm chí ñến khi ñáo hạn trong trường hợp ngân hàng chưa ñạt ñược mức vốn yêu cầu tối thiểu. 106 PHỤ LỤC 8 VỐN ðIỀU LỆ CỦA CÁC NHTM CỔ PHẦN ðến hết năm 2008 có 15 NHTM cổ phần có vốn ñiều lệ từ 2.000 tỷ ñồng trở lên 2006 2007 2008 2008 so 2006 1 Vietcombank 4,370 15,000 15,000 343% 2 Vietinbank 3,505 3,616 13,400 382% 3 ACB 1,100 2,630 5,806 528% 4 Sacombank 2,089 4,449 5,116 245% 5 Eximbank 1,212 2,800 4,229 349% 6 Liên Việt 3,300 7 Techcombank 1,500 2,524 3,165 211% 8 Seabank 1,000 2,000 3,000 300% 9 An Bình 1,131 2,300 2,706 239% 10 Quân ñội 1,045 2,000 2,363 226% 11 SCB 600 1,970 2,180 363% 12 Phương Nam 1,291 1,434 2,027 157% 13 SHB 500 2,000 2,000 400% 14 Habubank 1,000 2,000 2,000 200% 15 VIBank 1,000 2,000 2,000 200% Vốn ñiều lệ (tỷ ñồng) STT Ngân hàng (Nguồn: Số liệu dựa trên Bảng cân ñối kế toán trong báo cáo tài chính của các NHTM) 107 PHỤ LỤC 9 THỊ PHẦN HUY ðỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG Tỷ trọng huy ñộng vốn của các ngân hàng năm 2007 58.1% 33.1% 8.8% NHTM Nhà Nước NHTM CP NH Liên doanh & Chi nhánh NN Nước ngòai Tỷ trọng cho vay của các ngân hàng năm 2007 57.1% 33.9% 9.0% NHTM Nhà Nước NHTM CP NH Liên doanh & Chi nhánh NN Nước ngòai Tỷ trọng huy ñộng vốn của các ngân hàng năm 2006 68.9% 23.0% 8.1% NHTM Nhà Nước NHTM CP NH Liên doanh & Chi nhánh NN Nước ngòai Tỷ trọng cho vay của các ngân hàng năm 2006 67.0% 23.7% 9.3% NHTM Nhà Nước NHTM CP NH Liên doanh & Chi nhánh NN Nước ngòai 108 PHỤ LỤC 10 TỐC ðỘ TĂNG HUY ðỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA MỘT SỐ CÁC NGÂN HÀNG 2007 so 2006 2007 so 2006 1 Agribank 160,397 233,638 46% 181,252 246,188 36% 2 Vietcombank 111,916 141,589 27% 66,251 95,430 44% 3 BIDV 106,496 135,336 27% 93,453 125,596 34% 4 Vietinbank 84,387 99,683 18% 74,632 80,152 7% 5 ACB 23,395 55,283 136% 17,365 31,974 84% 6 Sacombank 21,514 54,791 155% 14,539 34,317 136% 7 Techcombank 9,566 24,477 156% 8,811 19,958 127% 8 Eximbank 13,142 22,914 74% 10,207 18,407 80% 9 SCB 7,743 22,753 194% 8,207 19,478 137% 10 MB 23,136 11,612 11 Habubank 9,735 19,970 105% 5,983 9,419 57% 12 VIB 9,814 17,686 80% 9,111 16,661 83% 13 EAB 9,271 14,373 55% 7,957 17,745 123% 14 Navibank 550 6,140 1016% 353 4,357 1134% STT Ngân hàng Tổng huy ñộng (tỷ ñồng) Tổng cho vay (tỷ ñồng) 2006 2007 2006 2007 Nguồn: Số liệu dựa trên Bảng cân ñối kế toán trong báo cáo tài chính của các NHTM) 109 PHỤ LỤC 11 VỐN TỰCÓ THEO QUY ðỊNH 457/2005/Qð – NHNN Vốn tự có bao gồm vốn cấp 1, vốn cấp 2 và các khoản phải loại trừ khỏi vốn tự có (Phụ lục …) - Vốn cấp 1 về cơ bản gồm (i) vốn ñiều lệ, (ii) lợi nhuận không chia và (iii) các quỹ dự trữ ñược lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn ñiều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ ñầu tư phát triển. Theo Quyết ðịnh 457, vốn cấp 1 ñược dùng ñể xác ñịnh giới hạn mua, ñầu tư vào tài sản cố ñịnh của tổ chức tín dụng (theo quy ñịnh hiện hành không quá 50%). - Vốn cấp 2 về cơ bản bao gồm (i) phần giá trị tăng thêm do ñịnh giá lại tài sản của tổ chức tín dụng (bao gồm 50% giá trị tăng thêm ñối với tài sản cố ñịnh và 40% giá trị tăng thêm ñối với các loại chứng khoán ñầu tư), (ii) nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (bao gồm trái phiếu chuyển ñổi, cổ phiếu ưu ñãi và một số công cụ nợ thứ cấp nhất ñịnh) và (iii) dự phòng chung cho rủi ro tín dụng (tối ña bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro). Tuy nhiên, Quyết ðịnh 457 ñưa ra một số hạn chế về vốn cấp 2. Ngoài một số ñiều kiện khác, tổng giá trị vốn cấp 2 tối ña bằng 100% tổng giá trị vốn cấp 1 và tổng giá trị trái phiếu chuyển ñổi, cổ phiếu ưu ñãi và các công cụ nợ khác tối ña bằng 50% vốn cấp 1. - Các tổ chức tín dụng phải trừ khỏi vốn tự có của mình (i) toàn bộ phần giá trị giảm ñi của các tài sản cố ñịnh hay chứng khoán ñầu tư do ñịnh giá lại, (ii) tổng số vốn góp hoặc cổ phần trong tổ chức tín dụng khác, (iii) phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ ñầu tư, doanh nghiệp vượt mức 15% vốn tự có, và (iv) lỗ kinh doanh kể cả các khoản lỗ lũy kế. 110 PHỤ LỤC 12 VÍ DỤ ðIỂN HÌNH CÁCH XÁC ðỊNH CHỈ SỐ AN TÒAN VỐN TỐI THIỀU (CAR) TẠI EXIMBANK STT Chỉ tiêu 12-2007 12/2008 04/2009 I Vốn tự có 5,764,335 12,874,788 12,805,851 1 Vốn cấp 1 5,815,881 12,839,961 12,779,161 2 Vốn cấp 2 45,000 165,000 165,000 3 Các khoản phải trừ khỏi vốn tự có 96,546 130,173 138,310 II Tổng tài sản "Có" rủi ro 21,351,560 28,055,382 34,762,808 1 Giá trị tài sản "Có" rủi ro của các cam kết ngoại bảng 675,611 582,213 1,217,715 2 Giá trị tài sản "Có" rủi ro nội bảng 20,675,949 27,473,169 33,545,093 III Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (%) 27.00 45.89 36.84 111 BAÙO CAÙO TYÛ LEÄ AN TOAØN VOÁN TOÁI THIEÅU Ngaøy 29/04/2009 (Theo Quyeát ñònh 457/2005/Qð-NHNN ngaøy 19.04.2005) ÑVT: Trieäu ñoàng Muc I. Von tu co Tyû leä Soá tieàn 1. Von tu co cua EXIMBANK 12,805,850.57 1.1. Von cap 1 12,779,160.62 a. Von dieu le (von da duoc cap, von da gop) 100 7,219,999.34 b. Quy du tru bo sung von dieu le 100 72,700.53 c. Thang du von co phan 100 5,291,552.06 d. Quy du phong tai chinh 100 136,722.77 ñ. Quy dau tu phat trien nghiep vu 100 325.65 e. Loi nhuan khong chia 100 57,860.27 1.2. Von cap 2 164,999.97 a. 50% phan gia tri tang them cua tai san co dinh duoc dinh gia lai theo quy dinh cua phap luat 50 b. 40% phan gia tri tang them cua cac loai chung khoan dau tu (ke ca co phieu dau tu, von gop) duoc dinh gia lai theo quy dinh cua phap luat 40 c. Trai phieu chuyen doi hoac co phieu uu dai do TCTD phat hanh 100 d. Cac cong cu no khac 100 dd. Du phong chung 100 164,999.97 2. Cac khoan phai tru khoi von tu co 0 138,310.02 2.1. Toan bo phan gia tri giam di cua TSCD do dinh gia lai theo quy dinh cua phap luat 0 2.2. Toan bo phan gia tri giam di cua cac loai chung khoan dau tu (ke ca co phieu dau tu, von gop) duoc dinh gia lai theo quy dinh cua phap luat 0 2.3. Gop von mua co phan 0 138,310.02 a. Tong so von cua EIB dau tu vao TCTD khac duoi hinh thuc gop von, mua co phan 0 138,310.02 b. Tong cac khoan dau tu cua EIB gop von mua co phan nham nam quyen kiem soat vao cac DN bao hiem, chung khoan 0 2.4. Phan vuot muc von tu co cua Eximbank 0 0.00 a. Phan vuot muc 15% von tu co cua EIB doi voi cac khoan gop von, mua CP vao mot DN, Quy dau tu, Du an dau tu 0 b. Phan vuot muc 40% von tu co cua EIB doi voi cac khoan gop von, mua CP vao mot DN, Quy dau tu, Du an dau tu ngoai tru phan vuot muc 15% neu tren 0 2.5. Khoan lo kinh doanh, bao gom ca cac khoan lo luy ke 0 112 ÑVT: Trieäu ñoàng Muc II. Ty le an toan von toi thieu HS chuyeån ñoåi HS ruûi ro Giaù trò soå saùch Giaù trò taøi saûn coù ruûi ro noäi baûng töông öùng A. Tai san "Co" rui ro cac cac cam ket ngoai bang 7,555,798.22 1,217,715 1. Cac cam ket bao lanh, tai tro cho khach hang 4,403,665.56 1,154,672 1.1. He so chuyen doi 100% 411,269.80 356,780 a. Bao lanh vay 0.00 0 i. Bao dam hoan toan bang tien mat, STK, tien ky quy 100 0 0 ii. Bao dam bang BDS cua ben vay 100 50 0 iii. Bao dam bang tai san khac 100 100 0 b. Bao lanh thanh toan 411,269.80 356,780 i. Bao dam hoan toan bang tien mat, STK, tien ky quy 100 0 31,089.14 0 ii. Bao dam bang BDS cua ben vay 100 50 46,800.96 23,400 iii. Bao dam bang tai san khac 100 100 333,379.70 333,380 c. Cac khoan khac 0.00 0 i. Bao dam hoan toan bang tien mat, STK, tien ky quy 100 0 0 ii. Bao dam bang BDS cua ben vay 100 50 0 iii. Bao dam bang tai san khac 100 100 0 1.2. He so chuyen doi 50% 477,148.12 191,101 a. Bao lanh thuc hien hop dong 169,407.27 69,967 i. Bao dam hoan toan bang tien mat, STK, tien ky quy 50 0 26,057.41 0 ii. Bao dam bang BDS cua ben vay 50 50 6,831.17 1,708 iii. Bao dam bang tai san khac 50 100 136,518.69 68,259 b. Bao lanh du thau 75,577.99 22,957 i. Bao dam hoan toan bang tien mat, STK, tien ky quy 50 0 29,527.12 0 ii. Bao dam bang BDS cua ben vay 50 50 272.00 68 iii. Bao dam bang tai san khac 50 100 45,778.87 22,889 c. Bao lanh khac 156,580.86 60,386 i. Bao dam hoan toan bang tien mat, STK, tien ky quy 50 0 27,511.10 0 ii. Bao dam bang BDS cua ben vay 50 50 16,596.27 4,149 iii. Bao dam bang tai san khac 50 100 112,473.49 56,237 d. Thu tin dung du phong ngoai thu tin dung quy dinh tai diem 1.1.c 75,582.00 37,791 i. Bao dam hoan toan bang tien mat, STK, tien ky quy 50 0 0.00 0 ii. Bao dam bang BDS cua ben vay 50 50 0.00 0 iii. Bao dam bang tai san khac 50 100 75,582.00 37,791 dd. Cac cam ket khac co thoi han ban dau tu 1 nam tro len 0.00 0 i. Bao dam hoan toan bang tien mat, STK, tien ky quy 50 0 0 ii. Bao dam bang BDS cua ben vay 50 50 0 iii. Bao dam bang tai san khac 50 100 0 113 ÑVT: Trieäu ñoàng Muc II. Ty le an toan von toi thieu HS chuyeån ñoåi HS ruûi ro Giaù trò soå saùch Giaù trò taøi saûn coù ruûi ro noäi baûng töông öùng 1.3. He so chuyen doi 20% 3,515,247.64 606,791 a. Thu tin dung khong huy ngang 3,142,589.11 539,996 i. Bao dam hoan toan bang tien mat, STK, tien ky quy 20 0 442,611.20 0 ii. Bao dam bang BDS cua ben vay 20 50 0.00 0 iii. Bao dam bang tai san khac 20 100 2,699,977.91 539,996 b. Chap nhan thanh toan hoi phieu thuong mai ngan han, co bao dam bang hang hoa 0.00 0 i. Bao dam hoan toan bang tien mat, STK, tien ky quy 20 0 0 ii. Bao dam bang BDS cua ben vay 20 50 0 iii. Bao dam bang tai san khac 20 100 0 c. Bao lanh giao hang 0 i. Bao dam hoan toan bang tien mat, STK, tien ky quy 20 0 0 ii. Bao dam bang BDS cua ben vay 20 50 0 iii. Bao dam bang tai san khac 20 100 0 d. Cac cam ket khac lien quan den thuong mai 372,658.53 66,795 i. Bao dam hoan toan bang tien mat, STK, tien ky quy 20 0 38,682.85 0 ii. Bao dam bang BDS cua ben vay 20 50 0.00 0 iii. Bao dam bang tai san khac 20 100 333,975.68 66,795 1.4. He so chuyen doi 0% 0 a. Thu tin dung co the huy ngang 0 0 b. Cac cam ket co the huy ngang vo dieu kien, co thoi han ban dau duoi 1 nam 0 0 2. Cac hop dong giao dich lai suat va hop dong giao dich ngoai te 3,152,132.66 63,043 2.1. He so chuyen doi 0 2.1.1. Hop dong giao dich lai suat 0.00 0 a. Co ky han ban dau duoi 1 nam 0.5 100 0 b. Co ky han ban dau tu 1 nam den duoi 2 nam 1 100 0 c. Co ky han ban dau tu 2 nam tro len 2 100 0 2.1.2. Hop dong giao dich ngoai te 3,152,132.66 63,043 a. Co ky han ban dau duoi 1 nam 2 100 3,152,132.66 63,043 b. Co ky han ban dau tu 1 nam den duoi 2 nam 5 100 0.00 0 c. Co ky han ban dau tu 2 nam tro len 8 100 0 B. Tai san "Co" duoc phan mhom theo cac muc do rui ro nhu sau 51,562,529.33 33,545,093 1. Nhom tai san "Co" co he so rui ro 0% 6,365,346.26 0 a. Tien mat 100 0 804,168.60 0 b. Vang 100 0 849,815.93 0 c. Tien gui bang VND cua cac TCTD NN da duy tri tai NH chinh sach XH theo ND so 78/2002/ND-CP ngay 4/10/2002 cua CP ve tin dung doi voi nguoi ngheo va cac doi tuong chinh sach khac 100 0 0.00 0 d. Cac khoan cho vay bang von tai tro, uy thac dau tu theo cac hop dong uy thac trong do TCTD chi huong phi uy thac va khong chiu rui ro 100 0 0.00 0 dd. Cac khoan phai doi bang VND doi voi Chinh phu Viet Nam, Ngan hang Nha nuoc Viet Nam 100 0 4,685,959.25 0 e. Cac khoan chiet khau, tai chiet khau giay to co gia do chinh TCTD phat hanh 100 0 25,402.48 0 g. Cac khoan phai doi bang VND duoc bao dam bang giay to co gia do chinh TCTD phat hanh; Cac khoan phai doi duoc bao dam hoan toan bang tien mat, so tiet kiem, tien ky quy, giay to co gia do CP, NHNNVN phat hanh 100 0 0.00 0 h. Cac khoan phai doi doi voi Chinh Phu Trung uong, Ngan hang Trung uong cac nuoc thuoc khoi OECD 100 0 0.00 0 i. Cac khoan phai doi duoc bao dam bang chung khoan cua CP TW cac nuoc thuoc khoi OECD hoac duoc bao lanh boi CP TW cac nuoc thuoc khoi OECD 100 0 0.00 0 114 ÑVT: Trieäu ñoàng Muc II. Ty le an toan von toi thieu HS chuyeån ñoåi HS ruûi ro Giaù trò soå saùch Giaù trò taøi saûn coù ruûi ro noäi baûng töông öùng 3. Nhom tai san "Co" co he so rui ro 50% 12,102.00 6,051 a. Cac khoan dau tu cho du an theo hop dong, quy dinh tai Nghi dinh so 79/2002/ND-CP ngay 25/10/2002 cua Chinh phu ve to chuc va hoat dong cua cong ty tai chinh 100 50 0.00 0 b. Cac khoan phai doi co bao dam bang Bat dong san cua ben vay 100 50 12,102.00 6,051 4. Nhom tai san "Co" co he so rui ro 100% 28,360,378.03 28,360,378 a. Cac khoan cap von dieu le cho cac Cty truc thuoc khong phai la TCTD, co tu cach phap nhan, hach toan doc lap 100 100 0.00 0 b. Cac khoan dau tu duoi hinh thuc gop von, mua co phan vao cac doanh nghiep, to chuc kinh te khac 100 100 0.00 0 c. Cac khoan phai doi doi voi cac NH duoc thanh lap o cac nuoc khong thuoc khoi OECD, co thoi han con lai tu 1 nam tro len 100 100 0.00 0 d. Cac khoan phai doi doi voi chinh quyen trung uong cua cac nuoc khong thuoc khoi OECD, tru truong hop cho vay bang dong ban te va nguon cho vay cung bang dong ban te cua cac nuoc do 100 100 0.00 0 dd. Bat dong san, may moc, thiet bi va tai san co dinh khac 100 100 890,773.91 890,774 e. Cac khoan phai doi khac. 100 100 27,469,604.12 27,469,604 5. Nhom tai san "Co" co he so rui ro 150% 730,511.27 1,095,767 a. Cac khoan cho vay cac doanh nghiep ma Eximbank nam quyen kiem soat 100 150 0.00 0 b. Cac khoan gop von, mua co phan vao cac doanh nghiep, quy dau tu, du an dau tu, tru phan da duoc tru khoi von tu co cua EIB theo qui dinh tai diem 4 Khoan 3 Dieu 3 QD 457/2005/QD- NHNN 100 150 730,511.27 1,095,767 6. Nhom tai san "Co" co he so rui ro 250% 375,677.54 939,194 a. Cac khoan cho vay de dau tu vao chung khoan 100 250 347,851.54 869,629 b. Cac khoan cho vay cac cong ty chung khoan voi muc dich kinh doanh, mua ban chung khoan 100 250 27,826.00 69,565 TONG TAI SAN CO RUI RO 34,762,808 VON TU CO 12,805,851 TY LE AN TOAN VON TOI THIEU (%) 36.84 Nhö vaäy tæ leä an toaøn voán toái thieåu vaãn ñaûm baûo so vôùi qui ñònh laø 8% 115 PHỤ LỤC 13 QUY ðỊNH ðIỀU 7 TẠI QUYẾT ðỊNH 493/2005/Qð – NHNN NGÀY 22/04/2005 VỀ VIỆC PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ðỀ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TCTD. §iÒu 7. Tæ chøc tÝn dông cã ®ñ kh¶ n¨ng vµ ®iÒu kiÖn thùc hiÖn ph©n lo¹i nî theo ph−¬ng ph¸p ®Þnh tÝnh th× x©y dùng chÝnh s¸ch ph©n lo¹i nî vµ trÝch lËp dù phßng rñi ro nh− sau: 1- C¨n cø trªn HÖ thèng xÕp h¹ng tÝn dông néi bé, tæ chøc tÝn dông tr×nh Ng©n hµng Nhµ n−íc chÝnh s¸ch dù phßng rñi ro vµ chØ ®−îc thùc hiÖn sau khi Ng©n hµng Nhµ n−íc chÊp thuËn b»ng v¨n b¶n. 2- §iÒu kiÖn ®Ó Ng©n hµng Nhµ n−íc chÊp thuËn chÝnh s¸ch dù phßng rñi ro: a) HÖ thèng xÕp h¹ng tÝn dông ®· ®−îc ¸p dông thö nghiÖm tèi thiÓu mét (01) n¨m; b) KÕt qu¶ xÕp h¹ng tÝn dông ®−îc Héi ®ång qu¶n trÞ phª duyÖt; c) HÖ thèng xÕp h¹ng tÝn dông néi bé phï hîp víi ho¹t ®éng kinh doanh, ®èi t−îng kh¸ch hµng, tÝnh chÊt rñi ro cña kho¶n nî cña tæ chøc tÝn dông; d) ChÝnh s¸ch qu¶n lý rñi ro tÝn dông, m« h×nh gi¸m s¸t rñi ro tÝn dông, ph−¬ng ph¸p x¸c ®Þnh vµ ®o l−êng rñi ro tÝn dông cã hiÖu qu¶, trong ®ã bao gåm c¸ch thøc ®¸nh gi¸ vÒ kh¶ n¨ng tr¶ nî cña kh¸ch hµng, hîp ®ång tÝn dông, c¸c tµi s¶n b¶o ®¶m, kh¶ n¨ng thu håi nî vµ qu¶n lý nî cña tæ chøc tÝn dông; ®) Ph©n ®Þnh râ rµng tr¸ch nhiÖm, quyÒn h¹n cña Héi ®ång qu¶n trÞ, Tæng gi¸m ®èc trong viÖc phª duyÖt, thùc hiÖn vµ kiÓm tra thùc hiÖn HÖ thèng xÕp h¹ng tÝn dông vµ chÝnh s¸ch dù phßng cña tæ chøc tÝn dông vµ tÝnh ®éc lËp cña c¸c bé phËn qu¶n lý rñi ro; e) HÖ thèng th«ng tin cã hiÖu qu¶ ®Ó ®−a ra c¸c quyÕt ®Þnh, ®iÒu hµnh vµ qu¶n lý ®èi víi ho¹t ®éng kinh doanh cña tæ chøc tÝn dông vµ thÝch hîp víi HÖ thèng xÕp h¹ng tÝn dông vµ ph©n lo¹i nî. 3- Hå s¬ cña tæ chøc tÝn dông ®Ò nghÞ Ng©n hµng Nhµ n−íc (Vô C¸c Ng©n hµng vµ tæ chøc tÝn dông phi ng©n hµng) chÊp thuËn chÝnh s¸ch dù phßng rñi ro gåm: a) V¨n b¶n cña Chñ tÞch Héi ®ång qu¶n trÞ ®Ò nghÞ Ng©n hµng Nhµ n−íc chÊp thuËn chÝnh s¸ch dù phßng rñi ro, trong ®ã ph¶i gi¶i tr×nh ®−îc HÖ thèng xÕp h¹ng tÝn dông vµ chÝnh s¸ch dù phßng cña tæ chøc tÝn dông ®¸p øng ®ñ c¸c ®iÒu kiÖn ®−îc quy ®Þnh t¹i c¸c Kho¶n 2 §iÒu nµy. 116 b) B¶n sao HÖ thèng xÕp h¹ng tÝn dông néi bé vµ chÝnh s¸ch dù phßng rñi ro vµ c¸c dù th¶o v¨n b¶n h−íng dÉn thùc hiÖn ph©n lo¹i nî vµ trÝch lËp dù phßng rñi ro cña tæ chøc tÝn dông. 4- Trong thêi gian ba m−¬i (30) ngµy kÓ tõ ngµy nhËn ®ñ hå s¬ theo quy ®Þnh t¹i Kho¶n 3 §iÒu nµy, Ng©n hµng Nhµ n−íc cã v¨n b¶n chÊp thuËn chÝnh s¸ch dù phßng rñi ro cña tæ chøc tÝn dông. Tr−êng hîp kh«ng chÊp thuËn, Ng©n hµng Nhµ n−íc cã v¨n b¶n yªu cÇu tæ chøc tÝn dông chØnh söa theo quy ®Þnh. 5- Hµng n¨m, tæ chøc tÝn dông ph¶i ®¸nh gi¸ l¹i HÖ thèng xÕp h¹ng tÝn dông néi bé vµ chÝnh s¸ch dù phßng rñi ro cho phï hîp víi t×nh h×nh thùc tÕ vµ c¸c quy ®Þnh cña ph¸p luËt. ViÖc thay ®æi, ®iÒu chØnh chÝnh s¸ch dù phßng rñi ro cña tæ chøc tÝn dông ph¶i ®−îc Ng©n hµng Nhµ n−íc chÊp thuËn b»ng v¨n b¶n. 6- Tæ chøc tÝn dông cã chÝnh s¸ch dù phßng rñi ro ®−îc Ng©n hµng Nhµ n−íc chÊp thuËn quy ®Þnh t¹i Kho¶n 1, §iÒu nµy thùc hiÖn ph©n lo¹i nî vµ trÝch lËp dù phßng cô thÓ nh− sau: 6.1- Ph©n lo¹i nî : a) Nhãm 1(Nî ®ñ tiªu chuÈn) bao gåm: C¸c kho¶n nî ®−îc tæ chøc tÝn dông ®¸nh gi¸ lµ cã kh¶ n¨ng thu håi ®Çy ®ñ c¶ nî gèc vµ l·i ®óng h¹n. b) Nhãm 2 (Nî cÇn chó ý) bao gåm: C¸c kho¶n nî ®−îc tæ chøc tÝn dông ®¸nh gi¸ lµ cã kh¶ n¨ng thu håi ®Çy ®ñ c¶ nî gèc vµ l·i nh−ng cã dÊu hiÖu kh¸ch hµng suy gi¶m kh¶ n¨ng tr¶ nî. c) Nhãm 3 (Nî d−íi tiªu chuÈn) bao gåm: C¸c kho¶n nî ®−îc tæ chøc tÝn dông ®¸nh gi¸ lµ kh«ng cã kh¶ n¨ng thu håi nî gèc vµ l·i khi ®Õn h¹n. C¸c kho¶n nî nµy ®−îc tæ chøc tÝn dông ®¸nh gi¸ lµ cã kh¶ n¨ng tæn thÊt mét phÇn nî gèc vµ l·i. d) Nhãm 4 (Nî nghi ngê) bao gåm: C¸c kho¶n nî ®−îc tæ chøc tÝn dông ®¸nh gi¸ lµ kh¶ n¨ng tæn thÊt cao. ®) Nhãm 5 (Nî cã kh¶ n¨ng mÊt vèn) bao gåm: C¸c kho¶n nî ®−îc tæ chøc tÝn dông ®¸nh gi¸ lµ kh«ng cßn kh¶ n¨ng thu håi, mÊt vèn. 6.2- Tû lÖ trÝch lËp dù phßng cô thÓ ®èi víi c¸c nhãm nî quy ®Þnh t¹i Kho¶n 6.1 §iÒu nµy nh− sau : a) Nhãm 1: 0% b) Nhãm 2: 5% c) Nhãm 3: 20% d) Nhãm 4: 50% ®) Nhãm 5: 100% ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA1972.pdf
Tài liệu liên quan