Ứng dụng gis đánh giá ảnh hưởng hoạt động du lịch đến môi trường Văn Biển tỉnh Bình Thuận

Chương 1: MỞ ĐẦU Đặt vấn đề – lý do chọn đề tài: Bãi biển Bình Thuận với những cồn cát mênh mông đang trở thành điểm du lịch đắt khách với hàng loạt khu nhà nghỉ. Cùng với sự phát triển mạnh mẻ của du lịch mà chủ yếu là du lịch ven biển là nguy cơ của sự ô nhiễm ngày càng lớn. Các vấn đề liên quan đến tình hình vệ sinh, môi trường tại các địa bàn du lịch của tỉnh là khá bức xúc, thậm chí còn có thể tác động xấu đến phát triển du lịch sau này của tỉnh. Nước thải và rác thải từ các hoạt động du

doc104 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Ứng dụng gis đánh giá ảnh hưởng hoạt động du lịch đến môi trường Văn Biển tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lịch đang là nguyên nhân chính gây ô nhiễm vùng ven biển tỉnh Bình Thuận. Vùng cồn cát ven biển mới được đưa vào khai thác du lịch không lâu, song nếu không sớm có các quy hoạch tổng thể để bảo vệ và khai thác một cách bền vững, vùng này sẽ bị hủy hoại nhanh chóng và trở thành sa mạc, phá hủy môi trường và rút ngắn tuổi thọ các công trình. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO hiện nay, việc từng bước ứng dụng GIS vào hoạt động quy hoạch, quản lý và giám sát trong các lĩnh vực tài nguyên, môi trường, giao thông, du lịch … là rất cần thiết. Nó giúp ta có được cái nhìn tổng thể cũng như nhận biết rất nhanh, rõ ràng và chính xác những thay đổi của đối tượng theo không gian và thời gian nhằm hổ trợ các nhà hoạch định ra quyết định sau cùng. Nhận thấy được những lợi ích do các ứng dụng GIS đem lại, nhiều đơn vị đã bắt đầu đưa GIS vào hoạt động của mình và xem như đó là một phần quan trọng không thể thiếu. Trước thực trạng trên, em xin được nghiên cứu ” Ứng dụng GIS đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển Bình Thuận” .Đề tài sẽ giúp chúng ta có 1 cái nhìn tổng quan về hiện trạng ô nhiễm các vùng ven biển. Rồi dựa vào thực trạng và các dự báo mà ta có thể tìm ra các phương pháp nhằm hạn chế tác động xấu đến môi trường mà vẫn đảm bảo phát triển du lịch Tỉnh Bình Thuận. Mục tiêu của đề tài: Xây dựng bản đồ hiện trạng mật độ các khu du lịch ở các vùng ven biển Tỉnh Bình Thuận Dự báo sự ảnh hưởng của họat động du lịch đến chất lượng không khí ở các vùng ven biển Tỉnh Bình Thuận Đánh giá sự ảnh hưởng của lượng nước thải từ hoạt động du lịch đến môi trường ven biển Xây dựng bản đồ dự báo các điểm ô nhiễm ven biển Tỉnh Bình Thuận Nội dung nghiên cứu: Thực trạng du lịch tại tỉnh Bình Thuận Đặc điểm chung về các điều kiện tự nhiên tại các vùng ven biển tỉnh Bình Thuận Nghiên cứu về hiện trạng nước thải do hoạt dộng du lịch gây ra Nghiên cứu về chất lượng không khí ven biển Giới hạn của đề tài: Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào khảo sát và đánh giá các huyện, thành phố mà không đi sâu từng chi tiết. Có thể nghiên cứu sâu hơn để mở rộng mô hình về các xã phường trong huyện Phương hướng phát triển của đề tài: Hệ thống thông tin quản lý và Gis về môi trường ven biển sẽ trở thành một trong những nguồn trao đổi thông tin quản lý đô thị của Tỉnh Bình Thuận Khai thác triệt để hệ thống thông tin quản lý môi trường ven biển để giải quyết các vấn đề nan giải trong phát triển hoạt động du lịch sinh thái ở Tinh Bình Thuận Góp phần cải thiện tình hình môi trường tỉnh Bình Thuận Chương 2: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Phương pháp luận ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS): Cơ sở khoa học của GIS: Lịch sử hình thành và định nghĩa GIS: Thu thập dữ liệu về vị trí phân bố trong không gian của các đặc tính quan trọng của trái đất từ lâu đã là các hoạt động quan trọng trong xã hội loài người. Từ xưa đến nay, các nhà hàng hải, các nhà địa lý thu thập dữ liệu này, sau đó họa đồ can vẽ lại, tô màu để trở thành bản đồ. Ban đầu bản đồ được sử dụng để diễn tả những vị trí xa để trợ giúp cho việc định hướng trong không gian và sử dụng cho quân đội ( Hodgkiss 1981). Chỉ đến thế kỷ 18, nhu cầu về quản lý biên giới, lãnh thổ trở nên cấp bách thì các quốc gia bắt đầu công việc vẽ bản đồ một cách có hệ thống. Vấn đề dữ liệu bản đồ đã mang tính toàn cầu, vì vậy nó phải được xác định một cách chính xác và khách quan. Vào thế kỷ 20, nhu cầu về dữ liệu ảnh hàng không, ảnh vũ trụ đột ngột tăng lên và dẫn đến sự ra đời các phương pháp chụp ảnh stereo. Phương pháp phân loại ảnh không thể tránh được một khối lượng lớn các chỉ tiêu cho các dữ liệu phức tạp. Đến năm 1930 xuất hiện lần đầu tiên phương pháp thống kê và phân tích chuỗi. Đến những năm 1960 người ta mới có công cụ máy tính để thực hiện các phương pháp trên. Vào những năm 1960 – 1970, người ta sử dụng bản đồ ở hầu hết các lĩnh vực dẫn đến xuất hiện nhu cầu tổng hợp các bản đồ. Một trong số hai cách để thực hiện điều này: người ta cố gắng tìm những đối tượng xuất hiện một cách tự nhiên, có thể nhận biết, mô tả và hiển thị bản đồ theo các thuộc tính. Cùng với các yếu tố tự nhiên này, yêu cầu phải được nhận biết, duy nhất và tổ hợp độc lập của các đặc trưng môi trường. Điều đáng quan tâm là khi sử dụng kết quả của bản đồ tài nguyên là đối với nhiều mục tiêu, chúng rất chung chung và khó tách ra được các thông tin cần thiết. Khi phạm vi của bản đồ chuyên ngành ngày càng rộng, người dùng muốn tìm cách tổng hợp thông tin sẵn có để có cái nhìn tổng quát hoặc phân loại thông tin theo cách riêng của mình. Đến đầu năm 1970, SYMAP, chương trình đầu tiên vẽ bản đồ đơn giản và in ra các số liệu thống kê ra đời. Chương trình GRID cũng được thành lập sử dụng khuôn dạng dữ liệu raster, các chương trình này đặc biệt phát triển dùng để chồng xếp bản đồ. Kể từ đó, đã có nhiều phương pháp xử lý bản đồ tự động được phát triển. Tất cả các cố gắng này nhằm phát triển các công cụ hữu ích phục vụ việc thu thập, lưu trữ, truy cập, chuyển đổi, tích hợp và hiển thị dữ liệu không gian. Tập hợp tất cả công cụ này cùng với một số thành phần khác cấu thành nên Hệ thống thông tin địa lý( Geographic Information System – GIS). Tùy theo cách tiếp cận mà có nhiều định nghĩa khác nhau về GIS, dưới đây là một số định nghĩa của một vài tác giả: Theo Dueker (1979): GIS là một trường hợp đặc biệt của hệ thống thông tin với cơ sở dữ liệu gồm những đối tượng, những hoạt động hay những sự kiện phân bố trong không gian được biểu diễn như những điểm, đường, vùng trong hệ thống máy tính. GIS xử lý, truy vấn dữ liệu theo điểm, đường, vùng, phục vụ cho những hỏi đáp và phân tích đặc biệt. Theo Pavlidis (1982): GIS là một hệ thống có chức năng xử lý thông tin địa lý nhằm phục vụ quy hoạch, trợ giúp quyết định trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Theo Burrough (1986): GIS là một hộp công cụ mạnh, dùng để lưu trữ, truy vấn tùy ý, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu đặc biệt. Theo Calkins và Tomlinson (1977), Marble (1984) và Star and Ester (1990): GIS là một hệ thống thông tin bao gồm một phụ hệ có khả năng biến đổi dữ liệu địa lý thành những thông tin có ích. Theo Gilbert H.Castle (1993): Hệ thống thông tin địa lý (HTTTĐL hay GIS) là một hệ thống bao gồm các phần mềm, phần cứng máy tính và một cơ sở dữ liệu đủ lớn, có chức năng thu thập, cập nhật, quản trị và phân tích, biểu diễn dữ liệu địa lý phục vụ giải quyết lớp rộng lớn các bài toán ứng dụng có liên quan tới vị trí địa lý trên bề mặt trái đất. Thành phần của GIS: Hình 1: Thành phần của hệ GIS Một hệ GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và phương pháp. Năm thành phần này phải cân bằng, hoàn chỉnh để GIS có thể hoạt động hiệu quả . Phần cứng (Hardware): phần cứng là hệ thống máy tính, trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng. Các thành phần chính của phần cứng của GIS bao gồm: Bàn số hóa: thiết bị dùng để chuyển đổi thông tin ở dạng giấy vào thành dạng số và đưa vào máy tính. Máy vẽ và thiết bị hiển thị trên màn hình: dùng biểu diễn kết quả tính toán tử máy tính. Đĩa cứng và tệp lưu trữ: lưu trữ dữ liệu hoặc chương trình trên băng từ hoặc để nối với hệ thống khác. Máy tính có thể nối với nhau, chia sẻ tài nguyên và lập thành mạng thông tin qua cáp hay đường điện thoại với modem. Hình2 : Các thành phần của phần cứng trong hệ thống thông tin địa lý Phần mềm (Software): phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu trữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS là: Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý; Hệ quản trị cở sở dữ liệu; Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý; Giao diện đồ họa người – máy để truy cập các công cụ dễ dàng; Hình 3: Các thành phần của hệ quản trị CSDL của GIS Ngoài ra, phần mềm còn phải đáp ứng yêu cầu của hệ thống mở, cho phép nâng cấp khi cần thiết và có thể liên kết với các hệ thống khác. Cũng như phần cứng, tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà phần mềm trong hệ thống có thể được trang bị phù hợp và đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi format dữ liệu giữa các phần mềm khác nhau. Dữ liệu ( Data): có thể coi thành phần quan trọng nhất của một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu. Cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin địa lý có hai loại: dữ liệu nền và dữ liệu chuyên biệt: Cơ sở dữ liệu nền: bao gồm những lớp dữ liệu mà hệ thống thông tin địa lý chuyên ngành nào cũng có thể sử dụng được như: dữ liệu về lưới tọa độ, đường giao thông, mạng lưới sông ngòi, khu dân cư… Cơ sở dữ liệu chuyên biệt: bao gồm dữ liệu của các yếu tố chuyên ngành được biểu diễn theo mô hình dữ liệu không gian và phi không gian liên kết và được thiết kế hay xây dựng theo mục tiêu sử dụng của từng chuyên ngành khác nhau. Nhưng khi thiết kế cơ sở dữ liệu chuyên ngành cần chú ý đến những quan hệ giữa các yếu tố đơn tính trong một chuyên ngành đồng thời trong mối quan hệ giữa các ngành với nhau. Con người (People): công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là: Những chuyên gia kỹ thuật: người thao tác trực tiếp trên các thiết bị phần cứng, phần mềm để thu thập, nhập, tổ chức lưu trữ và hiển thị dữ liệu hay thực hiện các thao tác khác khi có yêu cầu của người sử dụng cấp cao hơn. Người quản trị hệ thống: người sử dụng hệ thống để thực hiện các bài toán phân tích, đánh giá, giải quyết những vấn đề theo mục tiêu xác định nhằm trợ giúp ra quyết định. Những người dùng các kết quả, báo cáo của GIS để ra quyết định. Nhóm này đặt ra mục tiêu, yêu cầu hoạt động cho hệ thống. Phương pháp (Methods): một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương mại là được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức. Chức năng của GIS: web Thông tin địa lý Thông tin địa lý số Thông tin địa lý số Thông tin địa lý số Thông tin địa lý Thế giới thực Thu thập và nhập dữ liệu Lưu trữ dữ liệu Cộng đồng người sử dụng Hiển thị và xuất thông tin Phân tích GIS Hình 4: Chức năng GIS Mục đích chung của các HTTTĐL là thực hiện sáu chức năng sau: Nhập dữ liệu: trước khi dữ liệu địa lý có thể được dùng cho GIS, dữ liệu này phải được chuyển sang dạng số thích hợp. Quá trình chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy sang các file dữ liệu dạng số được gọi là quá trình số hóa. Dữ liệu là phần đắt tiền nhất (chiếm khoảng 80% kinh phí dự án) và tồn tại lâu đời của một hệ thống thông tin địa lý. Việc thu thập dữ liệu để đưa vào sử dụng trong hệ thống là bước đầu quan trọng. Lưu trữ dữ liệu: các đối tượng không gian địa lý có thể được lưu trữ trong hệ thống GIS bằng một trong hai dạng cấu trúc: dữ liệu vector ( biểu diễn các đối trượng địa lý trên mặt đất bằng những điểm, đường, vùng trong mặt phẳng tọa độ Descartes với mỗi điểm được xác định bởi cặp tọa độ (x,y), đường được tuyến tính bằng từng đoạn, vùng được định nghĩa là một đường khép kín); dữ liệu rastor ( mô hình ấn định vị trí của các đối tượng không gian vào các ô lưới có kích thước bằng nhau gọi là pixel, được xác định vị trí bằng tọa độ (x,y) với x biểu diễn số hàng, y biểu diễn số cột của pixel. Với cấu trúc này, đường được biểu diễn bằng những pixel có cùng giá trị, vùng được biểu diễn bằng một mảng gồm nhiều pixel có cùng giá trị thuộc tính trải rộng theo nhiều phương. Có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được chuyển dạng và thao tác theo một số cách để có thể tương thích với một hệ thống nhất định. Công nghệ GIS cung cấp nhiều công cụ cho các thao tác trên dữ liệu không gian như: Chuyển đổi định dạng; Chuyển đổi hình học; Chuyển đổi lưới chiếu; Khớp đối tượng; Ghép biên; Soạn thảo đồ họa; và Làm thưa tọa độ; Quản lý dữ liệu: đối với các thông tin địa lý có kích cỡ lớn và số lượng người sử dụng nhiều thì cách tốt nhất là sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) để lưu trữ, tổ chức và quản lý thông tin. DBMS là một phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu. Có nhiều cấu trúc DBMS khác nhau, nhưng trong GIS cấu trúc quan hệ tỏ ra hữu hiệu nhất. Trong cấu trúc này, dữ liệu được lưu ở dạng các bảng. Các trường thuộc tính chung trong các bảng khác nhau được dùng để liên kết các bảng lại với nhau. Hỏi đáp và phân tích: khi đã có hệ GIS lưu giữ các thông tin địa lý, có thể tiến hành các câu hỏi đơn giản và câu hỏi phân tích. GIS cung cấp cả khả năng hỏi đáp đơn giản “ chỉ và nhấn” và các công cụ phân tích tinh vi để cung cấp kịp thời thông tin cho những người quản lý và phân tích. Các hệ GIS hiện đại có nhiều công cụ phân tích hiệu quả như: Phân tích lân cận; Phân tích một lớp; Phân tích không gian; Phân tích mạng; Phân tích bề mặt; Phân tích chồng lớp; Rút số liệu, phân loại và đo lường; và Kết nối ( tạo vùng đệm, mạng, lan truyền, hướng dòng, chiếu sáng và phép phối cảnh) Hiển thị: với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được hiển thị tốt nhất dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Bản đồ hiển thị còn có thể được kết hợp với các bản báo cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác. Xuất dữ liệu: việc chia xẻ kết quả đạt được là một ưu điểm và là một trong những tiêu chí chủ yếu khi sử dụng các nguồn tài nguyên trong GIS. Dữ liệu GIS có thể được xuất ra dưới dạng khác nhau như trên giấy, xuất ra thành tập tin ảnh, đưa vào các báo cáo, chuyển tải lên internet… Các ứng dụng của GIS trong quản lý môi trường: Bước vào thế kỷ XXI, Công nghệ thông tin đã và đang phát triển như vũ bão với các ứng dụng khoa học vào các ngành và lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là về công nghệ thông tin địa lý. Theo Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Vĩnh Phước, nếu thế kỹ XX được gọi là thế kỷ bùng nổ của công nghệ thông tin thì có thể nói thế kỷ XXI được nhận định là “ Thế kỷ của Công nghệ thông tin địa lý”. Với những đột phá về thành tựu trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và phát triển kỹ thuật, GIS ngày càng trở thành một công cụ hổ trợ đắc lực cho các nhà quản lý trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Một số nghiên cứu mới từ năm 2004 đến nay như: Dr . David Fraser (RMIT). Mô hình hóa thủy học hệ thống nước tự nhiên của Việt Nam và Úc. Dr. David Fraser và Dr Trần Vĩnh Phước. Mô hình hóa môi trường về khả năng duy trì nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre. Nguyễn Mạnh Hùng. Ưùng dụng công nghệ GIS và Viễn thám trong quản lý, phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Nguyễn Thị Hồng Điệp. Ưùng dụng phương pháp thống kê địa lý và thuật nội suy trong nghiên cứu Arsenic trong nước ngầm tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Nguyễn Minh Tùng. Ưùng dụng GIS phục vụ cho công tác điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. TS Nguyễn Văn Nhân cùng các cộng tác. Ưùng dụng GIS vào công tác quản lý đô thị thành phố Phan Thiết. Viện Điạ lý, viện KH&CNVN. Hệ thống thông tin địa lý – Những ứng dụng trong nghiên cứu tai biến thiên nhiên. Ths. Võ Khiếm trung tâm ứng dụng KHCN&Tin học Lâm Đồng. Ưùng dụng viễn thám trong nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Ưùng dụng GIS trong đánh giá ảnh hưởng hoạt động du lịch đến môi trường ven biển : Ưùng dụng chức năng chồng lớp của GIS: Thông tin về thế giới thực được GIS lưu trữ, quản lý dưới dạng tập hợp của nhiều lớp chuyên đề riêng biệt. Tuy nhiên, các lớp này có thể liên kết với nhau nhờ có mối quan hệ về mặt địa lý với nhau. Đặc điểm này tuy đơn giản nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng và trở thành công cụ đa năng để GIS thực hiện chức năng hỗ trợ việc ra quyết định trong việc giải quyết một số vấn đề thực tế đặt ra như: tích hợp nhiều lớp thông tin để quyết định thành lập các tuyến giao thông, tuyến xe buýt, xác định vị trí các khu công nghiệp thích hợp, giúp cho quá trình quy hoạch đô thị,… Chức năng chồng ghép là thao tác không gian trong đó những lớp chuyên đề được chồng lên nhau để tạo ra một lớp chuyên đề mới chứa đựng những thông tin mới. Để rút ra những thông tin này, thao tác số học hoặc thao tác logic được vận dụng trên những lớp dữ liệu khác nhau được nhập vào. Chồng ghép những lớp dữ liệu khác nhau là một quá trình bậc thang. Hai lớp dữ liệu nhập vào được tổ hợp vào một lớp trung gian, nó lại được tổ hợp với lớp thứ ba để tạo ra lớp trung gian khác. Điều này được thực hiện cho tới khi tất cả các lớp dữ liệu nhập vào đều được chồng lên nhau. ( Star, 1990). Chính chức năng này làm cho GIS có khả năng phân tích không gian rất lớn, mang tính tổng quát hóa cao mà ngoài thực tế phải mất rất nhiều thời gian mới có thể phân tích được, từ đó nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và ra quyết định đối với các vấn đề thực tế đã đặt ra vì qua chồng ghép lớp thông tin ta có thể rút ra nhiều thông tin từ dữ liệu ban đầu. Trong đồ án, tôi thực hiện chồng lớp HTKhudulich (bản đồ thể hiện các khu du lịch) lên các lớp Chatluongkhongkhi, Chatluongnuocngam, Chatluongnuocbien (các bản đồ thể hiện ô nhiễm ven biển) để đánh giá tác động của các khu du lịch đến môi trường ven biển tỉnh Bình Thuận. Phương pháp thực tế: Thu thập số liệu về: Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội. Các số liệu về ô nhiễm ven biển Thu thập bản đồ: thu thập dữ liệu, số hóa bản đồ nền ranh giới hành chính, … Thống kê số liệu: thống kê các số liệu thu được tại các điểm, lọc ra giá trị để sử dụng bằng phần mềm Excel. Phân tích và đánh giá hiện trạng. Chương 3: TỔNG QUAN TỈNH BÌNH THUẬN Điều kiện tự nhiên Tỉnh Bình Thuận: Hình 5: Bản đồ hành chánh tỉnh Bình Thuận Vị trí địa lý: Tỉnh Bình Thuận nằm ở miền duyên hải cực Nam Trung bộ nay thuộc Đông Nam Bộ cách thành phố Hồ Chí Minh 198 Km về phía Đông Bắc. Phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận. Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu. Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông. Tọa độ địa lý từ: + 10033’42" đến 11033’18" vĩ độ Bắc + 107023’41" đến 1080 52’18" kinh độ Đông Với tổng diện tích tự nhiên 7.828,46 (km2), dân số 1.071.334 người (mật độ 137 người/km2). Bình Thuận có 9 huyện, thành phố (111 xã, phường, thị trấn). Trong đó có 5 huyện miền núi và 1 huyện đảo Phú Quý (cách thành phố Phan Thiết 120 km về phía Đông Nam là một vị trí có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế biển trong đề án chiến lược Biển Đông - Trường Sa của đất nước). Với vị trí trên đây cùng với cơ sở kỹ thuật hạ tầng hiện có, tài nguyên thiên nhiên, có mối giao lưu chặt chẽ và sức hút bởi các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Vũng Tàu, thành phố Đà Lạt, thành phố Nha Trang…,tạo cho Bình Thuận có khả để năng phát triển một nền sản xuất phong phú đa dạng nhưng hiện nay trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn so với khu vực đang là trở ngại rất lớn trong việc thu hút vốn đầu tư. Một cơ hội có ý nghĩa to lớn mở ra để Bình Thuận phát triển toàn diện trong những năm tới là ngày 24/10/97 Thủ tướng Chính Phủ đă có quyết định số 920 phê duyệt Quy hoạch tổng thể KT-XH vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 1997-2010 trong đó có Bình Thuận là 1 thành viên. Địa hình – địa chất: Địa hình Bình Thuận bao gồm 4 dạng cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa My (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Mũi Rơm và Mũi Nhỏ. Tỉnh Bình Thuận trải dài dọc bờ biển Đông theo hướng Đông Bắc–Tây Nam khoảng 160 km đường chim bay, chiều rộng 95 km, nơi hẹp nhất 32 km. Phía bắc giáp các sườn núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, phía nam có các dải đồi cát (động cát) chạy dài. Phần lớn lãnh thổ Bình Thuận là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển. Nhìn chung địa hình phân chia phức tạp, sông suối thường ngắn và dốc. Toàn tỉnh chia ra làm 4 loại địa hình chính sau đây: Vùng núi trung bình và cao (độ cao trên 500m): Chủ yếu tập trung ở phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh, chiếm 31,65% diện tích tự nhiên (248.599 ha), có độ dốc cao, địa hình phức tạp, ít có khả năng sản xuất nông nghiệp, hiện trạng chủ yếu là đất rừng phòng hộ đầu nguồn. Vùng đồi núi thấp (độ cao 200-500 m): Chủ yếu đất dùng vào lâm nghiệp và chưa sử dụng, chiếm 40,7% diện tích tự nhiên (319.683 ha). Vùng đồng bằng phù sa (có độ cao từ 10-40 m): Chiếm 9,43% diện tích tự nhiên (74.069 ha) được tạo thành chủ yếu do phù sa của hệ thống sông, suối bồi đắp như đồng bằng Tuy Phong (sông Lòng Sông), Phan Rí, sông Mao (Sông Lũy), Phan Thiết (Sông Quao, sông Cà Ty), Đức Linh, Tánh Linh (sông La Ngà). Vùng đồi cát ven biển (có độ cao 100 đến dưới 200 m): Gồm các đồi cát đỏ, trắng, vàng, phân bố dọc theo bờ biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân. Địa hình dạng gò đồi lượn sóng chiếm 18,22% diện tích tự nhiên (143.111 ha). Với đặc điểm địa hình, địa mạo trên đây tạo điều kiện cho tỉnh phát triển một nền kinh tế phong phú đa dạng, nhưng cũng với đặc điểm trên đây cũng gây trở ngại không ít cho sản xuất và sinh hoạt dân cư đó là việc đầu tư khai hoang cải tạo đồng ruộng lớn, chi phí sản xuất cao, lũ lụt vào mùa mưa. nhau. Khu vực thuận lợi nhất cho khai thác nước ngầm là Tp.Biên Hòa và khu vực Hố Nai. Thủy văn: Chế độ dòng chảy đối với các sông suối ven biển phụ thuộc vào chế độ mưa. Vào mùa khô, một phần do thảm thực vật của lưu vực chất lượng kém, bị tàn phá nặng nề nên khả năng điều tiết dòng chảy kém, một phần do lớp bồi tích lòng sông không sâu cũng là đặc điểm chung của lưu vực mà nhiều nơi trên một số triền sông không còn dòng chảy như suối Đá Bạc, sông Mao, sông Phan… Mô đuyn bình quân của các lưu vực sông, suối ven biển là 11,5 l/s/km2 (thuộc loại sông rất ít nước ở nước ta). Phía Tây tỉnh thuộc lưu vực sông La Ngà, nguồn nước khá dồi dào. Nếu tính tại Võ Đắc có diện tích lưu vực 3.067 km2 thì lưu lượng trung bình nhiều năm là 113 m3/s và lượng cấp nước hàng năm là 3.573 triệu m3. Tuy vậy, vào mùa khô dòng chảy cũng rất nhỏ như tại Tà Pao có khi lưu lượng cũng chỉ đạt: 3,5 - 4 m3/s . Tên sơng, suối L (km) FLV (km2) Mo (l/s/km2) Qo (m3/s) Wo 106m3 Ghi chú Suối Đá Bạc 21 76 7,0 0,53 16 Tính đến cửa sơng Sơng Lịng Sơng 53 520 10,0 5,20 164 -- Sơng Lũy 85 1973 10,0 19,70 623 -- Sơng Cái P.Thiết 75 800 11,5 9,20 291 -- Sơng Cà Ty 77 775 12,8 9,80 331 -- Sơng Phan 53 465 13,0 6,00 190 -- Sơng Dinh 67 812 15,0 12,20 386 -- Sơng La Ngà 290 3067 37,0 113,00 3573 -- Bảng 1: Hệ thống các sông, suối chính ở Bình Thuận Nhìn chung, hệ thống sông suối của Bình Thuận xuất phát từ phía tây, nơi có các dãy núi của dải Trường Sơn Nam, tiếp giáp với lưu vực thượng sông Đồng Nai và đổ ra biển Đông theo hướng Bắc – Nam hoặc Tây Bắc – Đông Nam, trừ sông La Ngà đổ vào sông chính là sông Đồng Nai. Các con sông, suối đa số có lưu vực hẹp, độ dốc lòng sông lớn, dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa. Các sông, suối ven biển có dòng chảy kiệt bắt đầu vào tháng 12 đến tháng 5 năm sau, riêng sông La Ngà có dòng chảy dồi dào hơn do mưa nhiều. Vì tính chất khô hạn, nguồn nước các sông suối nhỏ chỉ tập trung vào mùa mưa lũ, nguồn nước dự trữ từ ao hồ tự nhiên không đáng kể nên giải pháp cơ bản để giải quyết nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư là tập trung xây dựng các hồ đập chứa nước có khả năng điều tiết lại dòng chảy trong vùng. Đồng thời xem xét khả năng tiếp nước từ lưu vực sông Đồng Nai sang các con sông khác như sông Lũy, sông Quao, sông Cà Ty… - Chế độ thủy triều : Từ mũi Kê Gà về phía Bắc thuộc chế độ nhật chiều không đều độ cao triều cường không quá 160cm) còn từ mũi Kê Gà về phía Nam mang tính chất bán nhật triều (độ cao triều cường nhỏ hơn 2m). Chế độ thủy triều gây nhiễm mặn cho các vùng đất ven biển, cửa sông nhưng khá ổn định có thể lợi dụng để tàu thuyền ra vào các cửa sông, cửa biển. Chế độ dòng chảy ven biển có thể đạt 50- 70cm/s, trong những năm gần đây có sự đột biến gây xói lở nghiêm trọng ở một số nơi thuộc các huyện Tuy phong, Bắc Bình, Phan Thiết… về phía Nhà nước cần có các giải pháp đầu tư hữu hiệu (xây dựng hệ thống kè, đập chắn sóng…) nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hiện tượng này. Khí hậu: Khí hậu của tỉnh có thể chia thành các nhóm như sau: - Nhóm thứ nhất: Là vùng khí hậu núi cao trung bình phía Tây nam tỉnh, là vùng nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ thấp, lượng mưa cao với thảm rừng xanh lá nhiệt đới lạnh ẩm thuận lợi cho quá trình tích lũy sắt, nhôm trong lớp vỏ phong hóa và lớp phủ thổ nhưỡng. - Nhóm thứ hai: Là vùng khô hạn miền Trung và Bắc tỉnh, lượng mưa thấp, rất thiếu ẩm, nhưng dồi dào năng lượng bức xạ, chứa đựng tiềm năng lớn về một vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi có năng suất cao khi giải quyết được nguồn nước tưới. - Nhóm thứ ba: Là vùng khí hậu đồng bằng gò đồi và đồng bằng ven biển phía Nam, thuận lợi cho cây công nghiệp ngắn ngày ít ưa ẩm và cây lúa. - Nhóm thứ tư: Là vùng khí hậu hải dương đảo Phú Quý, khí hậu ôn hòa mát mẻ, thích hợp cho các loại cây trồng vật nuôi phát triển nhưng diện tích không nhiều; * Nhìn chung, với đặc điểm khí hậu trên đây rất thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao, khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc lớn, thuận lợi cho phơi sấy sản phẩm Nông, Lâm, Ngư, Diêm nghiệp. Tuy nhiên do lượng mưa thấp phân bố theo mùa, thiếu nước vào mùa khô, địa hình dốc, lượng bốc hơi cao, nhiều nắng, nhiều gió cũng đă ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Vì vậy, việc nâng cấp hệ thống thủy lợi hiện có, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình mới, trồng rừng phủ xanh bảo vệ môi trường và chắn gió có vai trò rất quan trọng đối với tỉnh trong hiện tại cũng như tương lai. 3.1.5 Tài nguyên thiên nhiên: 3.1.5.1 Tài nguyên nước: - Nguồn nước mặt: Chủ yếu khai thác từ hệ thống sông suối chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn tài nguyên nước của tỉnh. Tính đến năm 2000 toàn Tỉnh có 238 công trình thủy lợi , với tổng năng lực thiết kế tưới 37.402 ha, trong đó đang phát huy tưới 30.000 ha đất canh tác (62.400 ha gieo trồng), chiếm 16% đất nông nghiệp của Tỉnh. Cấp nước sinh hoạt cho hơn 200.000 dân với trữ lượng cấp khoảng 900.000 m3/năm, lượng nước mặt đă được khai thác sử dụng khoảng 180 triệu m3. Trong khi nguồn nước mặt hàng năm khoảng 6 tỷ m3. Từ thực trạng trên đây cho thấy các công trình thủy lợi ở Tỉnh phục vụ cho việc điều tiết khai thác nguồn nước mặt còn rất hạn chế, số lượng công trình tuy nhiều nhưng quy mô lớn ít, hiệu quả khai thác thấp. Do đó việc đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, cải tạo các công trình hiện có, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện mới song song với việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc khu vực đầu nguồn đang là một trong những biện pháp cấp bách đặt ra đối với tỉnh trong thời gian tới. - Nguồn nước ngầm : Theo số liệu năm 1996 của đoàn địa chất 705 đánh giá trữ lượng thiên nhiên nước nhạt dưới đất thuộc các lưu vực sông, suối ở Bình Thuận như sau: Tổng trữ lượng (Tiềm năng khai thác) nước nhạt thiên nhiên dưới đất có khả năng khai thác toàn Tỉnh là 2.151.851 m3/ngày, trữ lượng dự báo khai thác khu vực 80.410 m3/ngày, việc khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt chưa nhiều. Lượng nước đă được khai thác hiện nay chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng trữ lượng hiện có. Do đo,ù trong khi chưa cung cấp được nguồn nước mặt thì việc khai thác đưa nguồn nước ngầm vào sử dụng có ý nghĩa rất lớn đến đời sống, sinh hoạt trong giai đoạn hiện nay. Stt Lưu vực sơng Trữ lượng (m3/ngày) 1 -Sơng La Ngà 413.950 2 -Sơng Dinh 123.200 3 -Sơng Phan 154.980 4 -Sơng Cái Phan Thiết 361.945 5 -Suối Trạm 45.460 6 -Sơng Mương Mán 341.380 7 -Sơng Lũy 426.810 8 -Suối ven biển Mũi Né 146.690 9 -Sơng Lịng Sơng 137.400 Tổng cộng 2.151.851 Bảng 2: Trữ lượng nước ngầm tiềm năng khai thác ở một số lưu vực sông chính - Thủy năng: Bình Thuận có 7 lưu vực sông chính với trữ lượng nước khoảng 6 tỷ m3. Trong đó tổng trữ năng lý thuyết 450.000 KW (Riêng sông La Ngà 417.000 KW, sản lượng điện năng ước tính khai thác 1,8 tỷ KW/h). Hiện nay Nhà nước đang xây dựng thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi và thủy điện BouRon được dự kiến xây dựng vào năm 2001 – 2010. Trên các lưu vực còn lại chủ yếu khai thác từ thủy điện nhỏ (15 công trình) công suất 1.900 KW để phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở vùng sâu vùng xa. Tài nguyên khoáng sản: Theo điều tra của Liên Đoàn địa chất 6, trên địa bàn Bình Thuận có gần 100 mỏ với 30 nhóm khoáng sản đa dạng về chủng loại như: Vàng, Wolfrom, Chì, Kẽm, Nước khoáng và các loại khác… Trong đó, nước khoáng và các loại khoáng sản có giá trị thương mại, công nghiệp cao đang được đẩy mạnh khai thác trong những năm gần đây. Nước khoáng: Có nhiều điểm nước khoáng từ 39 - 400 như: Vĩnh Hảo (huyện Tuy Phong), Đa Kai (huyện Đức Linh), Đồng Kho (huyện Tánh Linh), Văn Lâm, Hàm Cường, TaKoú (huyện Hàm Thuận Nam), Phong Điền (huyện Hàm Tân), riêng điểm Vĩnh Hảo, Văn Lâm, Hàm Cường là nước khoáng thuộc loại Cacbonat - Natri được dùng làm nước giải khát, khả năng khai thác khoảng 300 triệu lít/năm, đặc biệt nước khoáng Vĩnh Hảo có thể dùng nuôi tảo với sản lượng tương đối lớn. Trữ lượng sa khoáng: Ilmenit 449.305 tấn, Zircon 96.030 tấn, Rutin 10.009 tấn, Locoxen 17.701 tấn, Alnatat 12.727 tấn. Chủ yếu ở Hàm Tân 100 ha và 200 ha ở Hàm Thuận Nam. Đá xây dựng: Mỏ Tà Zôn trữ lượng 2.397.000 m3 (Diện tích 40 ha), núi Ếch trữ lượng 13.598.000 m3 thuộc huyện Hàm Thuận Bắc. Đá ốp lát: Mỏ núi Nhọn trữ lượng 30.000.000 m3 (huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Tân, diện tích 1.000 -1.500 ha), mỏ núi Kên Kên trữ lượng 20.000.000 m3 (huyện Tuy Phong ) Đá vôi san hô trữ lượng 200.000 - 300.000 tấn (huyện Tuy Phong) diện tích 875 ha. Cuội, sỏi xây dựng: Vĩnh Hảo (huyện Tuy phong ) trữ lượng 18.000.000 m3 diện tích 525 ha, Võ Đắc (huyện Đức Linh) trữ lượng 240.000 m3 diện tích 300._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBaiLuanvanOfV.doc
  • docBang.doc
  • docBaocaonv.doc
  • docloicamon.doc
  • docmucluc.doc
  • docnhanxet.doc
  • docTLTK.doc
Tài liệu liên quan