TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 14 (39) - Thaùng 3/2016
33
Ứng dụng giải thuật di truyền để tối ưu các thông số
Tỉ lệ Vi - Tích phân điều khiển cho Quadrotor
Genetic algorithm optimization design PID controller for Quadrotor attitude models
TS. Trần Hữu Khoa
TS. Hồ Văn Cừu
Trường Đại học Sài Gòn
Ph.D. Tran Huu Khoa
Ph.D. Ho Van Cuu
Sai Gon University
Tóm Tắt
Giải thuật di truyền được ứng dụng nhằm tối ưu hóa các thông số tín hiệu của bộ điều khiển Tỷ lệ (P),
6 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Ứng dụng giải thuật di truyền để tối ưu các thông số Tỉ lệ Vi - Tích phân điều khiển cho Quadrotor, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tích phân (I) và Vi phân (D). Ưu điểm của giải thuật này là tạo mới và cập nhật thông số mà có thể cực
tiểu hóa hàm giá trị thích nghi tiêu biểu là hàm tích phân các sai số tuyệt đối. Qua đó tìm ra các thông số
điều khiển tối ưu cho hệ thống. Trong nghiên cứu này, đề xuất giải thuật di truyền được áp dụng vào các
kênh điều khiển của máy bay bốn cánh quạt không người lái. Kết quả mô phỏng cho đáp ứng nhanh và
ít bị dao động.
Từ khóa: giải thuật di truyền, bộ điều khiển PID, máy bay không người lái, máy bay bốn cánh quạt,
tích phân các sai số tuyệt đối
Abstract
In this article, the feasibility of a Genetic Algorithm Optimization (GAO) is used to find the optimized
Proportional-Integral-Derivative (PID) controller parameters. The benefit of GAO algorithm is to
generate and update the new elite parameters that can minimize the fitness function Integral of Absolute
Error (IAE). This optimization method is then applied to a novel attitude pilot Quadrotor models. The
proposed controller has demonstrated better performance in the response, fast, stable and less erroneous.
Keywords: GAO, PID, UAV, Quadrotor, IAE
1. Giới thiệu
Các UAV (Unmanned Aerial Vehicle)
[11] có hình dạng như ở hình 1 là những
phương tiện bay không người lái vận hành
trên không, do khả năng bay linh hoạt của
chúng, chúng có thể thực hiện những
nhiệm vụ đầy thử thách. Sự nhanh nhẹn và
tự trị vận hành của các UAV nhỏ được áp
dụng trong các lĩnh vực khác nhau từ tìm
kiếm thông tin dân sự, giám sát môi
trường, quan trắc khí tượng đến các hoạt
động giải cứu và cả giám sát quân sự. Để
thực hiện thành công các hoạt động bay
như vậy đòi hỏi sự kiểm soát chuyển động
bay có thể duy trì sự ổn định và độ chính
xác cao nhất trong một thời gian dài. Do
những đặc điểm nêu trên, các thiết kế bộ
điều khiển hệ thống phải đối mặt với các
34
nhiệm vụ đầy thử thách. Các Quadrotor
(máy bay bốn cánh quạt) [1-3] được nhìn
nhận có khả năng tự lập kế hoạch hành
động cũng như hành động phối hợp đồng
bộ nhiều máy bay.
Hình 1. Mô hình máy bay không người lái
Giải thuật di truyền [4 và 5], được giới
thiệu bởi Holland năm 1975, là một kỹ
thuật nhằm tìm kiếm giải pháp thích hợp
cho các bài toán tối ưu tổ hợp đa biến. Giải
thuật di truyền vận dụng các nguyên lý
của quá trình tiến hóa như di truyền, đột
biến, chọn lọc tự nhiên, và trao đổi chéo.
Ngày nay, GA đã được áp dụng thành
công trong một loạt các vấn đề phức tạp
của thực tế [4 và 5]. Mỗi GA hoạt động
trên một số nhiễm sắc thể nhân tạo, với các
dãy (string) thường là nhị phân. Mỗi nhiễm
sắc thể đại diện cho một giải pháp của một
vấn đề và có hàm thích nghi là một số thực
nhằm đo lường như thế nào là tốt nhất cho
một giải pháp của các vấn đề cụ thể. Các
mẫu “bit” tốt nhất dần dần được lựa chọn
trong quá trình di truyền. Việc giảm thiểu
hay tối đa hóa giá trị của hàm thích nghi
sau đó được tối ưu hóa.
Tối thiểu hóa hàm "tích phân các sai
số tuyệt đối" (Integral of Absolute Error -
IAE) thường được xem là một phương
pháp cho chỉ số tối ưu với hiệu suất tốt
[10]. Dựa trên tiêu chí tính toán sai số, nó
có thể dễ dàng áp dụng cho mô hình khác
nhau như chỉ số hiệu năng hệ thống, hàm
thích nghi, v.v
Bộ điều khiển ứng dụng giải thuật di
truyền tối ưu hóa các thông số PID bằng
cách cực tiểu hóa hàm thích nghi các sai số
tuyệt đối, được đề xuất trong bài báo này.
Phương pháp GA-PID có thể giải quyết
việc thực hiện và kiểm soát chỉ trong một
bước đơn giản để đạt được các hoạt động
hoàn toàn tự động của Quadrotor. Do đó,
các máy bay có thể hoạt động được trong
những tình huống bất ổn và bất cập.
2. Mô hình máy bay không người
lái, bốn cánh quạt
Các UAV được mô tả bằng một hệ
thống trục tọa độ trái đất theo qui tắc bàn
tay phải. Các mô hình động năng của
Quadrotor được phát triển dựa trên công
thức Euler-Lagrange. So với máy bay trực
thăng truyền thống, Quadrotor có lệnh điều
khiển tương tự để kiểm soát: tổng hợp,
theo chiều dọc – góc xoay, theo chiều
ngang – góc nghiêng và theo trục z – góc
lệch [1-3, 7-10]. Quadrotor trong hình 2 có
sáu bậc tự do, được tham khảo và trích dẫn
từ các tài liệu [1-3].
Cấu hình của Quadrotor có thể mô tả
với bốn cánh quạt, được lắp đặt đối xứng
trục (1 và 3) và (2 và 4) và có chiều quay
đối xứng ngược nhau. Bằng cách thay đổi
tốc độ các rotor, các lực nâng và lực chuyển
động được thay đổi. Do đó, các chuyển
động thẳng đứng được tạo ra bằng cách tăng
hoặc giảm tốc độ cả bốn cánh quạt đồng
thời. Thay đổi tốc độ cánh quạt 2 và 4 sẽ tạo
góc xoay theo phương chuyển động ngang.
Góc nghiêng có chuyển động bên tương ứng
theo phương dọc là kết quả của việc thay
đổi tốc độ cánh quạt 1 và 3. Góc xoay là kết
quả của sự khác biệt của phản mô-men xoắn
giữa từng cặp rotor cánh quạt đối xứng.
Mặc dù trong cơ cấu, bốn rotor được đặt đối
xứng tuy nhiên các Quadrotor vẫn là một hệ
thống động theo thời gian thực và có động
35
năng không ổn định.
3. Giải thuật di truyền (GA) tối ưu
thông số điều khiển PID
Quy trình tối ưu các thông số bằng giải
thuật di truyền được thực hiện như sau [3]:
- Đặt hàm tối ưu g(xi) trong đó xi là các
thông số tối ưu cần tìm.
- Mã hóa giải pháp bằng các bộ nhiễm
sắc thể.
- Xác định hàm thích nghi cực tiểu fmin.
- Tạo các tập hợp quần thể giá trị.
- Đặt giá trị xác suất ban đầu cho thông số
“trao đổi chéo” (pc) và “đột biến” (pm).
- Vòng lặp While (N < số lượng tối đa
các thế hệ).
- Sản sinh ra thông số mới từ pc và pm
Nếu pc > giá trị ngẫu nhiên rand của
“trao đổi chéo”, kết thúc vòng lặp If.
Nếu pm > giá trị ngẫu nhiên rand của
“đột biến”, kết thúc vòng lặp If.
- Nếu fmin tiến về zero, thì nhận và
cập nhật thông số mới.
- Chọn thế hệ mới để cập nhật.
- Kết thúc vòng lặp While.
- Giải mã và xem kết quả
Với mục đích cực tiểu hóa hàm thích
nghi tích phân sai số tuyệt đối bằng giải
thuật di truyền, bộ điều khiển đề xuất tối
ưu PID có khả năng thích ứng chống lại
các rối loạn của môi trường và đảm bảo độ
ổn định cao. Sơ đồ bộ lập trình điều khiển
tối ưu PID được minh họa ở hình 3.
Phương trình toán học của hàm tích phân
sai số tuyệt đối được xác định bởi [10]:
0
( )IAE e t dt
(1)
Hình 2. Mô hình máy bay bốn cánh quạt.
y
z
x
C
G
Rotor 1
Rotor 2 Rotor 3
Rotor 4
l
l
l
l
36
Máy bay bốn
cánh quạt
u(t)
Giải thuật di
truyền
tín hiệu vào tín hiệu raBộ điều
khiển PID
Hàm
thích
nghi
-
+
Hình 3. Sơ đồ khối bộ điều khiển máy bay bốn cánh quạt.
4. Kết quả mô phỏng
Hàm truyền của các kênh điều khiển
góc của Quadrotor được tham khảo và so
sánh kết quả dựa theo tài liệu [1 và 2]. Các
thí nghiệm mô phỏng được thực hiện bằng
phần mềm tính toán Matlab:
- Kênh góc xoay Roll:
- Kênh góc nghiêng Pitch:
- Kênh góc lệch Yaw:
Bộ điều khiển lái mô phỏng được thực
hiện qua việc điều khiển các kênh góc với
các giá trị như sau: góc xoay (R) và góc
lệch (Y) là 1 radian (~60 độ), trong khi đó
góc nghiêng (P) được cài đặt là 0.5 radian
(~30 độ). Theo kết quả quan sát được ở các
hình số 4, số 5 và số 6, bộ điều khiển được
đề nghị cho thấy sự đáp ứng nhanh và khá
chính xác. Tất cả các kết quả nhận được
đều chỉ sau giây đầu tiên, trong khi đó kết
quả đạt được trong điều kiện chưa tối ưu
thông số điều khiển PID từ tài liệu tham
khảo [1 và 2], là ở giây thứ ba trở đi.
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
Time (s)
R
o
ll
a
n
g
le
(
r
a
d
)
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
0.01
0.015
0.02
0.025
0.03
0.035
0.04
0.045
0.05
Generation
F
it
n
e
s
s
Hình 4. (a) Góc xoay. (b) Hàm thích nghi.
37
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2
0.32
0.34
0.36
0.38
0.4
0.42
0.44
0.46
0.48
0.5
Time (s)
P
it
c
h
a
n
g
le
(
r
a
d
)
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
0
0.02
0.04
0.06
0.08
0.1
0.12
0.14
Generation
F
it
n
e
s
s
Hình 5. (a) Góc nghiêng. (b) Hàm thích nghi.
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
Time (s)
Y
a
w
a
n
g
le
(
r
a
d
)
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
0.01
0.012
0.014
0.016
0.018
0.02
0.022
0.024
Generation
F
it
n
e
s
s
Hình 6. (a) Góc lệch. (b) Hàm thích nghi.
5. Kết luận
Nghiên cứu về mô hình máy bay bốn
cánh quạt không người lái và lưu đồ điều
khiển Quadrotor đã có nhiều công trình
được công bố. Nội dung nghiên cứu trong
bài báo này với mục đích ứng dụng giải
thuật di truyền nhằm tối ưu hóa các thông
số điều khiển PID, thông qua việc cực tiểu
hóa hàm giá trị thích nghi. Kết quả mô
phỏng số học chỉ ra rằng, với sự trợ giúp
của giải thuật di truyền, các bộ điều khiển
PID tìm được các thông số điều khiển tối
ưu tốt hơn. Điều này cũng chứng minh
rằng, giải thuật di truyền là một chọn lựa
đáng tin cậy cho việc tìm ra các thông số
điều khiển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bouabdallah, S. Noth A. Siegwart, R.
(2004). “PID vs LQ Control Techniques
Applied to an Indoor Micro Quadrotor”,
Proceedings IEEE/RS.J International
Conference On Intelligent Robots and
Systems, Sendal, Japan.
2. Bouabdallah, Samir, (2007). “Design and
control of quadrotors with application to
autonomous flying”. Ph.D. dissertation, I.D.
EPFL_TH3727.
3. Yang, Xin-She (2010). Engineering
Optimization: An Introduction with
Metaheuristic Applications, John
Wiley&Sons, Inc. University of Cambridge.
4 Antunes A. P. and Azevedo J. L. F. (2014).
38
"Studies in Aerodynamic Optimization
Based on Genetic Algorithms", Journal of
Aircraft, Vol. 51, No. 3, pp. 1002-1012.
5. Chiou, J.S., Tran, H.K., Peng, S.T. (2013).
“Attitude Control of a Single Tilt Tri-rotor
UAV System: Dynamic Modeling and Each
Channel Nonlinear Controllers Design”.
Journal of Mathematical Problems in
Engineering, Article ID 275905, 6 pages.
6. Tugrul Oktay, Cornel Sultan, (2013).
“Simultaneous Helicopter and Control-
System Design”, Journal of Aircraft, Vol.50
pp. 911-925.
7. Budiyono, Agus, (2007). Advances in
Unmanned Aerial Vehicles Technologies,
Springer.
8. Padfield, G. D. (1996). “Helicopter Flight
dynamics: the Theory and Application of
Flying Qualities and Simulation Modeling”,
AIAA.
9. Stevens, B.L. and Lewis, F.L. (1992).
“Aircraft Control and Simulation”, Wiley,
NY, USA.
10. ttp://blog.opticontrols.com/archives/884
11. www.defenceweb.co.za
Ngày nhận bài: 30/11/2015 Biên tập xong: 15/03/2016 Duyệt đăng: 20/03/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_giai_thuat_di_truyen_de_toi_uu_cac_thong_so_ti_le_v.pdf