ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
TUYỂN CHỌN VÀ SO SÁNH CÁC GIỐNG/DÒNG NẾP
NĂNG SUẤT CAO, PHẨM CHẤT TỐT
Chủ nhiệm đề tài:
Ts. TRƯƠNG BÁ THẢO
Long Xuyên, tháng 6 năm 2008
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
LỜI CẢM TẠ
Chủ nhiệm đề tài xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu- đặc biệt là Thầy Hiệu Trưởng đã mang nguồn giống nếp
từ Lào về để có thể tiến hành thí nghiệm này, Phòng quản lý khoa học và
hợp tác quốc tế, Phòng kế hoạch –tài vụ, Ban chủ nhiệm khoa NN-
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2886 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tuyển chọn và so sánh các giống /dòng nếp năng xuất cao, phẩm chất tốt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TNTN
Trường Đại học An Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện
đề tài này.
- Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống trực thuộc Công Ty Cổ Phần Bảo
Vệ Thực Vật An Giang đã tận tình giúp đỡ đất đai, phương tiện để bố trí
thí nghiệm.
- Bộ môn Di truyền-quỹ gen Viện Lúa ĐBSCL đã nhiệt tình giúp chúng tôi
phân tích chỉ tiêu hàm lượng amylose của các giống nếp.
- Tập thể giảng viên, cán bộ thuộc Bộ môn Khoa học cây trồng đã nhiệt tình
cộng tác để thực hiện đề tài này.
- Tập thể sinh viên các lớp DH2PN đã nhiệt tình tham gia thực hiện đề tài
này.
i
TÓM LƯỢC
Nhằm bổ sung vào tập đoàn giống nếp hiện trồng trong tỉnh, khoa Nông Nghiệp -
Tài Nguyên Thiên Nhiên có nhận một số giống/dòng nếp từ Thầy Võ Tòng Xuân đem ở
nước Lào về để tiến hành thí nghiệm kiểm chứng xem các giống mới này có phù hợp
với điều kiện trong nước hay không và quan sát các đặc tính nông học, năng suất, phẩm
chất của giống mới khi được trồng trong nước.
Thí nghiệm được thực hiện tại Khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên,
trường Đại học An Giang và Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống Bình Đức trực
thuộc Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang, phường Bình Đức, TP.Long
Xuyên, An Giang. Thời gian thí nghiệm từ năm 2002 đến năm 2005. Bộ giống thí
nghiệm khởi đầu gồm 14 giống/dòng nếp nhập nội và một số giống nếp địa phương.
Phương pháp thí nghiệm:
+ Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên
+ Phương pháp canh tác: làm mạ khô, cấy có căng dây, bón phân theo công thức 90
– 60 – 60 và được chia làm 4 lần bón, nhổ cỏ bằng tay.
+ Các chỉ tiêu theo dõi: đặc tính nông học, sự mẫn cảm với sâu bệnh, thành phần
năng suất và năng suất thực tế. Các chỉ tiêu theo dõi được đánh giá theo phương
pháp của IRRI.
Kết quả thí nghiệm chọn dòng và đánh giá các dòng có triển vọng đạt được như
sau:
+ Đã chọn được 4 giống/dòng: LN2, LN6, LN10, NCT có năng suất khá cao (7,27-
8,05 tấn/ha), tương đương với giống tại địa phương là giống Nếp Đùm Phú Tân,
có thể được sử dụng để canh tác trong điều kiện tại An Giang.
+ Hầu hết các giống/dòng có thời gian sinh trưởng biến động từ 85-119 ngày,
nhiễm đạo ôn từ cấp 3 đến cấp 7 và nhiễm rầy nâu từ cấp 5 đến cấp 7.
+ Tỉ lệ xay chà: tỉ lệ xay xát biến động từ 59,97 – 70,33%, tỉ lệ gạo nguyên biến
động từ 35,03 – 54,40%.
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ
TÓM LƯỢC
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH
Chương 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................1
1. Mục tiêu............................................................................................... 1
2. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 1
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................ 2
1. Đối tượng............................................................................................. 2
2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................2
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................2
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................2
1.1 Một số đặc điểm của lúa nếp....................................................2
1.2. Vai trò của giống trong sản xuất............................................. 3
1.3. Mục tiêu của chọn tạo giống................................................... 3
1.4. Các phương pháp chọn tạo giống............................................4
1.5. Tiến trình chọn lọc giống lúa.................................................. 5
1.6. Một số kết quả nghiên cứu về lúa nếp tại Việt Nam............... 6
2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM...................... 11
2.1. Phương tiện thí nghiệm........................................................... 11
2.1.1. Địa điểm - thời gian thí nghiệm................................. 11
2.1.2. Vật liệu thí nghiệm.....................................................11
2.2. Phương pháp thí nghiệm......................................................... 15
2.2.1. Bố trí thí nghiệm........................................................ 15
2.2.2. Phương pháp canh tác................................................ 15
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu..................................... 16
2.3. Phương pháp thống kê..............................................................22
Chương 2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................23
iii
I. GHI NHẬN TỔNG QUÁT...........................................................................23
1. Đặc điểm đất thí nghiệm...................................................................... 23
2. Tình hình khí tượng thuỷ văn...............................................................23
II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................24
1. Vụ 1 ....................................................................................................24
1.1. Đặc tính nông học.................................................................. 24
1.2. Năng suất và các thành phần năng suất..................................25
2. Vụ 2......................................................................................................28
2.1. Thí nghiệm so sánh giống vụ Đông Xuân 2003 - 2004.......... 28
2.2. Thí nghiệm chọn dòng vụ Đông Xuân 2003-2004..................30
3. Vụ 3......................................................................................................33
3.1. Thí nghiệm so sánh năng suất vụ Hè Thu 2004...................... 33
3.2. Thí nghiệm đánh giá các dòng chọn được vụ Hè Thu 2004.. 35
4. Vụ 4: Thí nghiệm so sánh giống vụ Đông xuân 2004-2005................ 36
4.1. Các đặc tính nông học............................................................. 37
4.2. Các thành phần năng suất và năng suất thực tế.......................42
4.3. Đánh giá các giống/dòng có triển vọng...................................47
Chương 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................49
I. KẾT LUẬN................................................................................................... 49
II. ĐỀ NGHỊ......................................................................................................49
iv
DANH SÁCH BẢNG
Bảng TÊN BẢNG Trang
1.1 Phân loại gạo dựa trên hàm lượng amylose trong tinh bột (IRRI, 1996) 2
1.2 Danh sách các giống/dòng thí nghiệm so sánh giống vụ Đông Xuân
2002 - 2003
11
1.3 Danh sách các giống/dòng trồng trong thí nghiệm so sánh giống vụ
Đông Xuân 2003 – 2004
11
1.4 Danh sách các giống/dòng trồng trong thí nghiệm so sánh giống vụ Hè
Thu 2004
13
1.5 Danh sách các giống/dòng thí nghiệm vụ Đông Xuân 2004-2005 15
2.1 Thành phần dinh dưỡng đất ruộng thí nghiệm tại trại giống Bình Đức 23
2.2 Tình hình khí tượng thuỷ văn tại TP Long Xuyên trong thời gian thực
hiện thí nghiệm tại Bình Đức (Đông xuân 2004-2005)
23
2.3 Thời gian sinh trưởng của các giống/dòng thí nghiệm vụ Đông Xuân
2002-2003
24
2.4 Chiều cao cây các giống/dòng thí nghiệm vụ Đông Xuân 2002-2003 26
2.5 Năng suất và các thành phần năng suất các giống/dòng thí nghiệm vụ
Đông Xuân 2002-2003
27
2.6 Dạng hình của các giống/dòng thí nghiệm vụ Đông Xuân 2002-2003 28
2.7 Đặc tính nông học các giống/dòng nếp thí nghiệm so sánh giống vụ
Đông Xuân 2003-2004
29
2.8 Đặc tính gạo các giống/dòng nếp thí nghiệm so sánh giống vụ Đông
xuân 2003-2004
30
2.9 Dạng hình các giống/dòng nếp thí nghiệm so sánh giống vụ Đông
xuân 2003-2004
30
2.10 Các dòng có phẩm chất khá được chọn lọc trong vụ Đông Xuân 2002-
2003
31
2.11 Đặc tính các dòng nếp thí nghiệm chọn dòng vụ Đông xuân 2003-2004 32
2.12 Các giống/ dòng thí nghiệm vụ Hè Thu 2004 33
2.13 Đặc điểm các giống/dòng thí nghiệm vụ Hè Thu 2004 33
2.14 Năng suất và các thành phần năng suất các giống/dòng nếp thí nghiệm
vụ Hè Thu 2004
34
2.15 Đặc điểm các dòng trong thí nghiệm chọn dòng trong vụ Đông xuân
2003-2004
35
2.16 Một số đặc tính các dòng chọn được vụ Hè Thu 2004 36
2.17 Danh sách các giống/dòng được khảo nghiệm trong vụ Đông xuân 37
v
2004-2005
2.18 Biến động chiều cao của của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm tại trại
giống Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
38
2.19 Phân nhóm đặc tính đổ ngã của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm tại trại
giống Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
38
2.20 Biến động số chồi của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm tại trại giống
Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
39
2.21 Phân nhóm góc lá cờ của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm tại trại giống
Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
40
2.22 Chiều dài bông và độ hở cổ bông của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm
tại trại giống Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
41
2.23 Phân nhóm độ hở cổ bông của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm tại trại
giống Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
41
2.24 Năng suất và thành phần năng suất của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm
tại trại giống Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
42
2.25 Phân nhóm chiều dài gạo của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm tại trại
giống Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
45
2.26 Chất lượng thóc gạo của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm tại trại giống
Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
46
2.27 Kết quả thử bệnh cháy lá và rầy nâu của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm
tại trại giống Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
47
vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình TÊN HÌNH Trang
2.1 Sơ đồ tiến trình chọn giống 6
vii
Chương I
MỞ ĐẦU
Trong số các loại cây trồng trong tỉnh An Giang hiện nay cây lúa nếp đang là
một trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của tỉnh. Trong đó canh tác nhiều
nhất ở huyện Phú Tân với diện tích canh tác hàng năm từ 32-35 ngàn hecta. Năm
2005, Việt Nam trúng thầu xuất khẩu sang Nhật Bản 80.000 tấn nếp với giá khoảng
900 USD/tấn. Điều này cho thấy chất lượng lúa nếp của ta đã đáp ứng được các yêu
cầu về chất lượng xuất khẩu.
Đạt được thành công trên là nhờ một trong các chương trình khoa học công
nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh An Giang là họat động nghiên cứu
ứng dụng về cây lúa được đẩy mạnh, với mục tiêu: (1) ứng dụng công nghệ sinh học
trong việc lai tạo, chọn lọc giống lúa ngắn ngày, có năng suất cao, thích nghi với các
vùng sản xuất khác nhau; (2) Nâng cao phẩm chất hạt gạo của các giống lúa cao sản
xuất khẩu như chọn giống lúa có phảm chất gạo ổn định và các biện pháp kỹ thuật
(bón phân, thời gian thu hoạch, phơi sấy, tồn trữ…); (3) Quản lý cây trồng tổng hợp
để tăng năng suất, nâng cao phẩm chất lúa gạo, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi
nhuận cho nông dân.
Tuy nhiên, trong canh tác lúa nếp, yếu tố quan trọng hàng đầu vẫn là khâu chọn
giống. Hiện nay giống lúa nếp chủ lực ở Phú Tân, nơi có diện tích trồng lúa nếp lớn
nhất tỉnh, hiện nay nông dân đang sản xuất với nhiều giống nếp khác nhau, trong đó
giống CK92 hay còn gọi là nếp đùm, chiếm đến 90% diện tích gieo sạ. Việc nhân và
giữ giống hiện nay chủ yếu là do nông dân tự làm lấy dẫn đến chất lượng giống
không đồng đều, giống bị lẫn tạp, thoái hóa nhiều. Chính điều này đã đặt ra nhu cầu
bức thiết là phải chọn tạo ra những giống có chất lượng cao, phẩm chất tốt, thích
nghi với điều kiện sinh thái tại địa phương, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu cho xuất
khẩu.
I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau:
- Đa dạng nguồn gen của các giống lúa nếp đang trồng tại địa phương.
- Tuyển chọn các giống nếp có năng suất cao, phẩm chất tốt.
2. Nội dung nghiên cứu
- Tuyển chọn các dòng nếp từ các giống/ dòng nhập nội
- So sánh các đặc tính nông học của các giống dòng nếp.
- So sánh các thành phần năng suất và năng suất của các giống/ dòng nếp.
- Phân tích hàm lượng amylose trong các giống/dòng nếp.
1
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu: Lúa nếp
2. Phạm vi nghiên cứu
Tuyển chọn, so sánh đặc tính nông học, năng suất, phẩm chất xay chà của
các giống/ dòng nếp nhập nội.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số đặc điểm của lúa nếp
Lúa nếp có tên khoa học là Oryza sativa L. var. glutinosa Tanaka. Thuộc họ
Hòa thảo (Poaceae) tộc Oryzae, chi Oryza. Chi Oryza có khoảng 20 loài phân bố chủ
yếu ở vùng nhiệt đới ẩm của châu Phi, Nam và Đông nam châu Á, Nam Trung Quốc
và một phần ở Úc châu (Nguyễn Ngọc Đệ, 1993). Trong đó, loài lúa Oryza sativa L.
là loài được trồng phổ biến nhất. Ở Việt Nam, loài lúa trồng Oryza sativa L. chia làm
2 nhóm chính là nhóm lúa tẻ và nhóm lúa nếp. Trong đó, nếp chiếm khoảng 10% sản
lượng lúa. Lê Quý Đôn trong thế kỷ 18 đã ghi nhận một số giống lúa nếp ở vùng bờ
biển trong quyển sách “Phủ Biên Tạp Lục”. Ông đã mô tả 70 giống lúa cổ truyền,
trong đó có 29 giống nếp. Một số giống nếp này là Nếp cái, Nếp hoa vàng, Nếp Tầm
Xuân, Nếp Kỳ Lân, Nếp Suất, Nếp Hạt Cau, Nếp Hương Bầu, Nếp Ông Lão, Nếp
Trân,… mà nhiều giống còn được trồng đến ngày nay.
* Phân loại lúa tẻ và lúa nếp: Tùy theo hàm lượng amylose trong tinh bột hạt
gạo, người ta phân biệt lúa nếp và lúa tẻ. Tinh bột có hai dạng là amylose và
amylopectin. Hàm lượng amylopectin trong thành phần tinh bột hạt gạo càng thấp thì
gạo càng dẻo (Nguyễn Ngọc Đệ, 1993).
Bảng 1.1 Phân loại gạo dựa trên hàm lượng amylose trong tinh bột (IRRI, 1996)
Hàm lượng amylose (%) Loại gạo
0-2
2-20
20-25
> 25
Nếp
Thấp (gạo dẻo)
Trung bình (mềm cơm)
Cao (cứng cơm)
Về mặt dinh dưỡng, theo T.Dy (không ngày tháng) lúa nếp có lớp vỏ cám bên
ngoài chứa nhiều vitamine nhóm B, đặc biệt là B1, nhưng lại mắc nhược điểm dễ tan
trong nước và bị hủy bởi nhiệt. Mặt khác, trong quá trình sản xuất, nếu gạo nếp xay
xát quá trắng cũng làm mất vitamine (lượng mất mát khoảng 73% B1, 57% B2, 63%
PP), protein (17%). Với gạo nếp, loại không xay quá trắng và không ngâm nước quá
lâu, bỏ gạo nếp vào nồi khi nước sôi, mở vung nhiều lần và chắt nước gạo làm hao
2
hụt thêm 10% chất đạm, 75% chất sắt, 30% canxi và 15% vitamine nhóm B1. Bộ
giống nếp của nước ta hiện nay có chất lượng gạo ngon, năng suất không hề thua
kém so với lúa tẻ, trong khi các giống nếp lại kháng sâu bệnh tốt hơn.
1.2. Vai trò của giống trong sản xuất
Cũng như các loại cây trồng khác, nếp giống đóng vai trò quan trọng trong sản
xuất. Vì giống là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp và
là yếu tố giới hạn năng suất trong sản xuất. Ngay từ ngày xưa, với kinh nghiệm sản
xuất thực tiễn được tích lũy từ nhiều thế hệ, cha ông ta cũng khẳng định vai trò quan
trọng của giống qua các câu ca dao, tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống”, “Cố công không bằng giống tốt”…
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều biện pháp canh tác mới
được đưa vào áp dụng: quản lý dịch hại tổng hợp, ba giảm ba tăng,… đã nâng cao
hiệu quả sản xuất cho nông dân, phát huy tối đa phẩm chất hạt giống, nên vấn đề cải
tiến chất lượng hạt giống càng trở nên quan trọng hơn.
1.3. Mục tiêu của chọn tạo giống
* Theo Nguyễn Văn Hiển (2000), công tác cải tạo giống bao gồm 4 mục tiêu:
+ Giống mới phải có năng suất cao hơn giống cũ trong cùng điều kiện, mùa
vụ, đất đai và chế độ canh tác.
+ Giống mới phải có chất lượng tốt hơn giống cũ, được mọi người ưa chuộng,
có giá trị dinh dưỡng cao hơn, chất lượng nấu nướng ngon hơn.
+ Giống mới có khả năng chống chịu tốt đối với các loại sâu bệnh hại chính
của từng vùng, từng vụ mà giống đó gieo trồng.
+ Giống mới phải thích ứng tốt hơn với điều kiện khí hậu, đất đai tập quán
canh tác, hệ thống luân canh của những vùng nhất định.
* Bên cạnh các mục tiêu chung trên, đối với cây lúa, người chọn giống còn dựa
vào đặc tính hình thể, kiểu cây lúa. Quan điểm của một số tác giả về kiểu hình cây
lúa lý tưởng cho năng suất cao trong điều kiện nhiệt đới:
- Theo Matsushima (1976) cây lúa năng suất cao có 6 đặc điểm nổi bật:
+ Có tổng số hạt cần thiết và vừa đủ trên đơn vị diện tích.
+ Thân thấp có nhiều bông nhưng bông ngắn.
+ Hai hoặc ba lá trên cùng phải ngắn, dầy và thẳng đứng.
+ Vẫn giữ màu xanh sau khi trổ.
+ Giữ càng nhiều lá xanh trên thân càng tốt.
+ Trổ vào lúc có thời tiết tốt suốt 40 ngày, từ 15 ngày trước khi trổ đến 25 ngày
sau khi trổ gié.
- Theo Bùi Huy Đáp (1978) đặc điểm cây lúa năng suất cao trong điều kiện
nhiệt đới:
+ Chín sớm, chu kỳ sinh trưởng từ 100-120 ngày và không mẫn cảm với quang
kỳ ánh sáng.
3
+ Sinh trưởng dinh dưỡng vừa phải, đẻ nhánh vừa phải, lá xanh đậm và có dáng
lá đòng đứng.
+ Thân ngắn, cứng, chống đổ ngã.
+ Có sức chống chịu sâu bệnh.
+ Lá và vỏ trấu không có lông.
+ Hạt dễ đập nhưng không rụng ngoài đồng.
- Theo Võ Tòng Xuân (1986) ngoài những đặc tính ngắn ngày, không quang
cảm, có bộ lá thẳng (nhất là lá cờ) để ánh sáng rọi vào hai mặt lá, lá có màu xanh
đậm… Cây lúa năng suất cao phải:
+ Có ít nhất 3 lá còn xanh khi trổ và giữ màu xanh đến khi hạt chín đều.
+ Chiều cao trung bình 80-110 cm, lóng ngắn, cứng rạ, bẹ ôm sát thân, chống đổ
ngã.
+ Chống sâu bệnh, nhất là rầy nâu.
+ Hạt có trọng lượng cao, dạng hạt dài, gạo trắng, phẩm chất ngon.
1.4. Các phương pháp chọn tạo giống
1.4.1. Chọn tạo giống bằng phương pháp lai tạo
Đến nay sự cải tiến về di truyền của cây trồng nói chung và của cây lúa nói
riêng đã và đang đạt nhiều thành công do áp dụng định luật di truyền Mendel, bằng
phương pháp lai tạo cổ điển. Các tiến bộ về toán sinh học đã được áp dụng khá rộng
rãi và thành công trong lĩnh vực chọn giống. Nó được coi như là một dạng nghiên
cứu có tính chiến lược, giúp nhà chọn giống định hướng sử dụng vật liệu lai và chọn
lọc sao cho đạt hiệu quả nhất.
Chọn tạo giống lúa nói chung và chọn tạo giống lúa có phẩm chất gạo cao nói
riêng, muốn thành công nhất thiết cần có một chương trình lai giống với khối lượng
lớn và nhiều nguồn gen rộng rãi (Trần Đình Long và ctv., 1997; Nguyễn Hữu Nghĩa,
1995). Lai hữu tính nhằm kết hợp những cha mẹ có tính di truyền khác nhau để tạo ra
tính trạng mong muốn trong con lai theo mục đích người lai tạo thông qua tái tổ hợp
trong quá trình phân ly đời con cháu (Trần Đình Long và ctv., 1997). Trong các
giống lúa đã được tạo ra từ nước ta thì phần lớn được tạo ra theo phương pháp lai
hữu tính như lai đơn, lai kép, lai hồi giao… Từ các chương trình lai này cho phép các
nhà tạo giống chuyển các gen chống chịu sâu bệnh, năng suất cao, phẩm chất tốt từ
vật liệu khởi đầu và trong giống cải tiến để chọn tạo ra những giống mới có đầy đủ
những đặc tính mong muốn (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1992). Nếu một cây cha hoặc cây
mẹ trong một tổ hợp lai đơn có đặc tính xấu hay tổ hợp thiếu vài đặc tính quan trọng
thì nên sử dụng cách lai ba, lai hồi giao hay lai kép (Jenning et al., 1079). Lai ba sẽ
cho ra những con lai tốt hơn lai đơn bởi vì ít nhất một trong những bố mẹ sẽ có khả
năng phối hợp chung với những đặc tính bị ức chế mà những đặc tính đó có lợi cho
mục đích của người lai tạo. Gần đây công nghệ sinh học như nuôi cấy mô, nuôi cấy
túi phấn, đột biến bằng hóa chất, phóng xạ đã giúp cho nhà chọn giống khai thác các
đặc điểm tốt của cây lai F1 và rút ngắn thời gian lai tạo giống từ 6-8 thế hệ chỉ còn
hai thế hệ (Bùi Bá Bổng, 1999).
Như vậy thì việc chọn tạo giống lúa có phẩm chất gạo cao cũng có thể áp dụng
các phương pháp chọn giống thông thường nhưng điều khác là cần phải quan tâm
4
chọn vật liệu ban đầu và hướng chọn lọc theo các chỉ tiêu chất lượng gạo cao. Ở
nước ta trên cơ sở áp dụng những kỹ thuật lai hữu tính, xử lý đột biến, công nghệ
sinh học, một số dòng giống lúa có phẩm chất gạo tốt, năng suất cao, kháng sâu bệnh
đã được tạo ra và đưa vào sản xuất như giống lúa CM 42-94, K39 (Nguyễn Thị Ngọc
Huệ và ctv., 1998), X21, C17 (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1997), DT10, DT11 (Trần Duy
Quý, 1998), Tài Nguyên đột biến 28 (Phạm Văn Ro, 1997), VNĐ95-19, VNĐ95-20
(Đỗ Khắc Thịnh, 1998, 2000) MTL141, MTL156, MTL250 (Võ-Tòng Xuân và ctv.,
1999).
1.4.2. Chọn tạo giống lúa bằng con đường nhập nội
Chọn tạo giống lúa bằng con đường nhập nội là phương pháp mang lại hiệu
quả kinh tế cao, từ các bộ giống lúa nhập nội các nhà chọn giống có thể chọn lọc trực
tiếp dễ dàng các dòng thuần có năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh, thích
nghi với các vùng sinh thái khác nhau như giống IR64 (Nguyễn Văn Luật và ctv.,
1997), IR59606, IR62030 (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1999), ST3 (Hồ Quang Cua, 2002)
đang được trồng phát triển tốt ở ĐBSCL hoặc được dùng làm vật liệu lai tạo như
IR64, IR48, Jasmine 85. Từ nguồn giống nhập nội các chương trình chọn giống lúa
có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt đã thu được những thành công to lớn nhờ vận
dụng tốt những kết quả nghiên cứu của mạng lưới quốc tế về đánh giá nguồn tài
nguyên di truyền của cây lúa do Viện Lúa Quốc Tế điều phối thông qua việc nhập
nội và sử dụng nguồn gen phong phú của các dòng lúa cải tiến (Nguyễn Hữu Nghĩa,
1993). Nhiều giống lúa tỏ ra triển vọng và nhiều giống dòng đã được sử dụng cho
chương trình lai tạo cải tiến giống lúa (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1998).
1.5. Tiến trình chọn lọc giống lúa
Công tác cải tiến giống lúa được thực hiện bằng một số phương pháp kinh
điển và một số phương pháp mới hỗ trợ cho các phương pháp cũ đạt hiệu quả tốt
hơn. Tuỳ theo mục đích chọn tạo giống mới mà chọn phương pháp thích hợp. Và
thông thường công tác cải tiến giống được thực hiện theo các bước sau:
1.5.1. Chọn vật liệu khởi đầu
+ Chọn lọc tự nhiên: Chọn các cá thể từ những cánh đồng tốt đem về trồng rồi
loại bỏ cây lạ, giữ lại dòng tốt, sau đó trắc nghiệm lại năng suất.
+ Chọn lọc nhân tạo: Gồm hai nguồn:
− Giống nhập từ nước ngoài: Tiến hành thí nghiệm để trắc nghiệm
lại năng suất ở điều kiện địa phương.
− Giống trong nước: Lai và chọn theo những đặc tính mong muốn.
1.5.2. Thí nghiệm sơ khởi
Dùng 100-200 dòng đã trắc nghiệm sơ khởi, các giống/dòng được cấy 6
hàng, mỗi hàng 5m, cứ 10-20 dòng cấy một giống đối chứng, sau đó tuyển chọn 36-
50 dòng tốt nhất về kiểu hình, ít bị sâu bệnh, có năng suất cao, đem thí nghiệm vụ
sau.
1.5.3. Trắc nghiệm năng suất hậu kỳ
Dùng 50 giống/dòng tốt nhất được chọn ở những thí nghiệm trên, đem thí
nghiệm so sánh hậu kỳ, diện tích lô thí nghiệm 10-20m2, có lặp lại. Các chỉ tiêu theo
5
dõi nhiều hơn trong thí nghiệm sơ khởi: đặc tính nông học, các thành phần năng suất,
các chỉ tiêu sâu bệnh,…
1.5.4. So sánh năng suất
Chọn 10-20 dòng tốt nhất ở thí nghiệm hậu kỳ đưa vào thí nghiệm so sánh
năng suất tại nhiều địa bàn khác nhau, qua nhiều vụ chọn một số giống nổi bật nhất
đem khảo nghiệm giống quốc gia.
1.5.5. Chọn giống phổ biến và đặt tên
Thí nghiệm tiến hành nhiều nơi trong cả nước, sau ít nhất ba vụ liên tiếp với
10-20 giống/dòng do nhiều cơ quan nghiên cứu đề xuất. Chọn ra một vài giống nổi
bật cho những vùng sinh thái khác nhau được Bộ Nông Nghiệp và PTNT đặt tên và
phổ biến cho nhân dân.
Tiến trình chọn giống được tóm tắt theo sơ đồ sau:
Ngoài ra để có giống tốt, năng suất cao, kháng bệnh cao ngoài việc chọn
giống, chúng ta cần phải thường xuyên thanh lọc giống, khử lẫn, phục tráng và lai tạo
giống.
1.6. Một số kết quả nghiên cứu về lúa nếp tại Việt Nam
1.6.1. Tình hình nghiên cứu
Mặc dù là loại nông sản rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày nhưng
việc nghiên cứu về cây lúa nếp, đặc biệt là các công trình nghiên cứu về giống lúa
nếp, rất ít được chú ý. Đa số các giống trồng hiện nay là các giống địa phương, có
một số ít là các giống mới được lai tạo gần đây.
Hình 1: Sơ đồ tiến trình chọn giống
Phổ biến
Khu vực hoá và công nhận giống
So sánh năng suất Từ 10 - 20 giống/dòng
Trồng quan sát sơ khởi Từ 100 - 200 giống/dòng
Trắc nghiệm năng suất hậu kỳ Từ 36 - 50 giống/dòng
Vật liệu khởi đầu
Lai tạo, có sẵn trong nước
Nhập nội
6
Các giống nếp được sưu tập trong sản xuất hiện nay có mức độ thoái hóa rất
lớn, hàm lượng amylose thay vì nằm trong tiêu chuẩn 2-5%, nó biến thiên trong thực
tế từ 9-11% như: Nếp Bà Bóng, nếp Lá Xanh. Các nhóm nếp hạt ngắn không phù
hợp với thị trường ở Đồng bằng sông Cửu Long. Giống OM 85 được phát triển hơn
15 năm, vẫn tỏ ra ưu việt cho năng suất cao nhưng nhiễm rầy nâu. Giống OM2008
(Nếp Hoa Vàng/ NN6A có thời gian sinh trưởng ngắn (95-100 ngày), chống chịu rầy
nâu nhưng rạ yếu, dễ đổ ngã (Bùi Chí Bửu, 2000).
Ở Tiền Giang, lúa Nếp Bè được trường Đại học Cần Thơ tuyển chọn từ
giống đang trồng phổ biến trong sản xuất theo hướng sản xuất lúa nếp hàng hóa, trên
100 hạt được đem điện di để đánh giá độ thuần, protein tổng số, hàm lượng amylose.
Kết quả phân tích, chọn ra được 5 hạt ưu tú theo đặc tính mong muốn. Sau đó các hạt
này được đem nhân lên trong nhà lưới và đến thu hoạch hạt các dòng này được kiểm
tra lại độ thuần, hàm lượng protein, và hàm lượng amylose. Đến vụ Thu Đông năm
sau các dòng lúa nếp này được đem trồng so sánh sơ khởi. Dựa theo kết quả đánh giá
ngoài đồng đã chọn ra được một dòng lúa Nếp Bè 1-2. Qua các thí nghiệm tiếp theo,
đến tháng 4 năm 2004, dòng nếp Bè 1-2 đã được tỉnh Tiền Giang tổ chức nghiệm
thu. Dòng Nếp Bè 1-2 tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn so với giống gốc Nếp Bè địa
phương như chất lượng cơm nấu ngon và dẻo, năng suất cao hơn hoặc bằng giống
nguyên chủng được thanh lọc hàng năm của Trại giống thực nghiệm Thân Cửu
Nghĩa. Với năng suất và chất lượng như vậy, dòng Nếp Bè 1-2 được tỉnh Tiền Giang
cho phép nhân rộng tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, nơi chuyên trồng giống lúa
Nếp Bè với diện tích khoảng 5.000 ha hàng năm (Võ Công Thành, 2002).
Ở An Giang, Trung tâm sản xuất giống của tỉnh đã tổ chức các điểm trình
diễn kỹ thuật phục tráng các giống nếp truyền thống ra các giống mới LV3, LX9,
CK92 cho năng suất cao, chất lượng tốt. Cung cấp bổ sung nhiều giống nếp mới như:
CK2003, OM 2008, VD20, nếp Bè. Tất cả các loại giống mới, giống đã được phục
tráng đều cho năng suất rất cao bình quân từ 6-8 tấn/ha, cá biệt vùng chuyên canh
Phú Mỹ, Tân Hoà, Phú Thọ năng suất đạt 9 tấn/ha trong vụ Đông Xuân, 5,5 - 6,5
tấn/ha vụ Hè Thu, tăng 1 tấn/ha so với giống truyền thống. Các giống này còn có thời
gian sinh trưởng ngắn, từ 90 - 100 ngày, hạt gạo dẻo, cao từ 85-95cm.
Trong năm 2001, tỉnh Hải Dương đã khôi phục được giống lúa nếp Hoa
Vàng và Tám Xoan. Theo Nguyễn Công Mai (2004), giống nếp Hoa Vàng là giống
quí của địa phương còn được lưu giữ trong dân (so với những giống được gieo trồng
trên cùng chân đất như U17, Mộc Tuyền, thì nếp Hoa Vàng cho năng suất tăng hơn
0,8-1,6 tấn/ha, giá trị tăng 5-7 triệu đồng/ha).
Bên cạnh đó, Lê Vĩnh Hảo đã lai tạo ra giống nếp mới N97 từ hai giống
N87 và N451. Giống N97 có đặc điểm: thời gian sinh trưỏng 108-113 ngày (trồng vụ
mùa), 125-130 ngày (trong vụ xuân); cao 90cm, cứng cây, chống đổ ngã tốt; kháng
bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá, đẻ nhánh tốt, bông dài, năng suất 6-7 tấn/ha (nếu canh
tác tốt có thể cho năng suất cao hơn).
1.6.2. Một số giống nếp trong nước được công nhận và phổ
biến
Giống nếp CK 2003
+ Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày.
+ Chiều cao cây 85-90cm.
7
+ Cứng cây, gạo dẻo, bông to, bụi nở.
+ Nhiễm rầy nâu ở mức trung bình, hơi nhiễm đạo ôn.
+ Năng suất vụ Đông Xuân 6-7 tấn/ha, vụ Hè Thu 4-5tấn/ha.
Giống nếp LV3
+ Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày.
+ Chiều cao cây 90-95cm.
+ Ít đổ ngã, gạo dẻo, nẩy chồi khá.
+ Nhiễm rầy nâu, nhiễm đạo ôn.
+ Năng suất vụ Đông Xuân 6-7 tấn/ha, vụ Hè Thu 4-5 tấn/ha.
Giống nếp LX9
+ Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày.
+ Chiều cao cây 90-95cm.
+ Dễ ngã, gạo dẻo, bông to.
+ Nhiễm rầy nâu, nhiễm đạo ôn.
+ Năng suất vụ Đông Xuân 6-7 tấn/ha, vụ Hè Thu 4-5 tấn/ha.
Giống lúa nếp D21
Do Nguyễn Văn Bích và ctv. (Viện Di truyền Nông nghiệp) lai tạo. Giống
được tạo thành từ tổ hợp lai ĐV2 (nếp Hoa vàng đột biến) với nếp 415. Đã qua khảo
nghiệm quốc gia và được phép khu vực hóa đầu năm 1998. D21 có các đặc tính chủ
yếu:
+ Thời gian sinh trưởng: 170-175 ngày (trong vụ trà xuân), 135 - 140 ngày
(trong vụ mùa).
+ Chiều cao cây 95-105cm, cổ bông hơi dài.
+ Khả năng đẻ nhánh trung bình, phiến lá dài hơi yếu.
+ Hạt bầu màu vàng rơm, trọng lượng 1000 hạt 25-26 gram.
+ Năng suất bình quân 3 - 3,5 tấn/ha, cao 4 - 4,5 tấn/ha.
+ Khả năng chống đổ hơi yếu, giai đoạn mạ chịu rét tốt, nhiễm đạo ôn trong vụ
xuân.
+ Xôi dẻo, thơm, đậm.
Giống nếp Xoắn
Được trồng phổ biến ở vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ. Hiện chưa rõ nguồn
gốc và còn có các tên gọi khác như: nếp lai, nếp trũng. Nếp Xoắn có các đặc tính:
+ Thời gian sinh trưởng: 145-155 ngày (vụ mùa), 170-180 ngày (vụ trà xuân).
+ Chiều cao cây 120-140 cm.
+ Đẻ nhánh trung bình, phiến lá cứng.
8
+ Hạt to bầu, màu vàng sáng, gân hạt nổi rõ, trọng lượng 1000 hạt 27-28 g.
+ Năng suất bình quân 4 – 4,5 tấn/ha, cao 5 – 5,5 tấn/ha.
+ Khả năng chống đổ khá, nhiễm khô vằn và bạc lá nhẹ.
Giống nếp TK90
Do bộ môn Côn Trùng, viện Bảo vệ Thực vật chọn lọc từ gống nếp địa phương
Hoà Bình, được công nhận giống quốc gia năm 1991. TK90 có các đặc tính:
+ Thời gian sinh trưởng: 120-125 ngày (trong vụ mùa), 165-170 ngày (trong vụ
trà xuân).
+ Chiều cao cây 90 – 105 cm.
+ Đẻ nhánh trung bình, phiến lá cứng, giai đoạn mạ chịu rét tốt.
+ Dạng hạt bầu, trọng lượng 1000 hạt 29-30 gram.
+ Năng suất bình quân 3,5 - 4 tấn/ha, cao 5 – 5,5 tấn/ha.
+ Khả năng chống đổ trung bình, nhiễm rầy và đạo ôn trung bình, nhiễm khô vằn
từ trung bình đến nặng.
Giống lúa nếp 415
Do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo từ tổ hợp lai
VN72 với một dòng thuộc loại hình Japonica. Được công nhận là giống quốc gia
năm 1987. Những đặc điểm chính :
+ Thời gian sinh trưởng: 110-115 ngày (vụ mùa sớm), 135-145 ngày (vụ xuân
muộn).
+ Chiều cao cây 95 – 105 cm.
+ Đẻ nhánh khá, giai đoạn mạ chịu rét tốt.
+ Dang hạt bầu, trọng lượng 1000 hạt 29 – 30 gram.
+ Năng suất bình quân 3 – 3,5 tấn/ha, cao 4 – 4,5 tấn/ha.
+ Khả năng chống đổ trung bình, nhiễm đạo ôn ._.và nhiễm khô vằn từ trung bình
đến nặng, nhiễm bạc lá và rầy từ nhẹ đến trung bình, dễ bị lúa von trong vụ
mùa.
Giống nếp K12
Do Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn
tạo từ tổ hợp lai BG90-2 với BR51-46-5 trong tập đoàn giống lúa nhập nội của Viện
lúa quốc tế (IRRI) năm 1991. Đã qua khảo nghiệm quốc gia và được khu vực hóa
đầu năm 1998. Những đặc điểm chính của giống:
+ Thời gian sinh trưởng: 130-135 ngày (trong vụ mùa), 160-165 ngày (trong vụ
trà xuân).
+ Chiều cao cây 105-115 cm.
+ Đẻ nhánh khá, phiến lá dầy, cứng, góc lá hẹp, giai đoạn mạ chịu rét tốt.
+ Dạng hạt thon dài, màu vàng rơm , trọng lượng 1000 hạt 23 – 24 gram.
9
+ Năng suất bình quân 3,5 - 4 tấn/ha, cao 5 - 5,5 tấn/ha.
+ Khả năng chống đổ khá, nhiễm rầy, khô vằn, bạc lá từ nhẹ đến trung bình.
Khả năng kháng bệnh đạo ôn khá.
Giống lúa nếp 87- D2
+ Thời gian sinh trưởng: 125-135 ngày (vụ xuân), 110-115 ngày (vụ mùa).
+ Chiều cao cây 100-105 cm.
+ Đẻ nhánh khỏe, số hạt chắc/bông: 125-155 hạt.
+ Khối lượng 1000 hạt 25-26g, xôi dẻo, thơm.
+ Năng suất trung bình: 5,5 – 6 tấn/ha.
+ Kháng đạo ôn, bạc lá, khô vằn, chịu thâm canh.
Giống lúa nếp N97
+ Thời gian sinh trưởng: 125-130 ngày (vụ xuân), 108-113 ngày (vụ mùa).
+ Chiều cao cây 90 cm.
+ Cứng cây, số hạt chắc/bông: 170-220 hạt.
+ Khối lượng 1000 hạt 25-26g, xôi dẻo, thơm.
+ Năng suất trung bình: 6-7 tấn/ha.
+ Kháng đạo ôn, bạc lá, khô vằn .
Giống lúa nếp 99
+ Thời gian sinh trưởng:155- 165 ngày (vụ xuân), 120-125 ngày (vụ mùa).
+ Chiều cao cây 100 - 110 cm.
+ Cứng cây, số hạt chắc/bông 190 - 230.
+ Khối lượng 1000 hạt 25 - 26g, xôi dẻo, thơm.
+ Năng suất: trung bình 5,5- 6 tấn/ha, thâm canh cao có thể đạt hơn 7 tấn/ha.
+ Kháng đạo ôn, bạc lá, khô vằn.
Giống lúa nếp cực sớm ĐSCS 101
+ Thời gian sinh trưởng: 125-130 ngày (vụ xuân muộn), 85-90 ngày (vụ mùa).
+ Chiều cao cây 95-105 cm.
+ Số hạt chắc/bông 90-110.
+ Khối lượng 1000 hạt 25-26g, xôi rất dẻo, thơm.
+ Năng suất trung bình 6 -7 tấn/ha.
+ Kháng đạo ôn, bạc lá, khô vằn.
10
2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương tiện nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm - thời gian thí nghiệm
+ Thí nghiệm được thực hiện tại Khoa Nông Nghiệp - TNTN, trường Đại học
An Giang và trại giống Bình Đức, thuộc phường Bình Đức - thành phố Long
Xuyên - tỉnh An Giang.
+ Thời gian thí nghiệm: Mỗi năm thực hiện hai vụ, vụ Đông Xuân từ tháng cuối
tháng 11 đến tháng 3, vụ Hè Thu xuống giống vào cuối tháng 4 và thu hoạch
vào tháng 8.
2.1.2. Vật liệu thí nghiệm
+ Giống: bộ giống thí nghiệm gồm các giống/dòng nếp, danh sách giống được
trình bày theo từng vụ như sau:
Bảng 1.2 Danh sách các giống/dòng thí nghiệm so sánh giống vụ Đông Xuân
2002 - 2003
Số TT Tên giống Số TT Tên giống
1 Khaolo trắng sớm 8 N3
2 TDK5 9 Khaolo
3 Đêtêka5 10 N4
4 Têđêka1 11 PNG
5 N1 12 N5
6 N2 13 N6
7 Lo Viet 14 TDK1
Bảng 1.3 Danh sách các giống/dòng thí nghiệm vụ Đông Xuân 2003 - 2004
Bộ giống so sánh giống Bộ giống chọn dòng
STT Tên giống STT Tên dòng
1 Khaolo trắng sớm 1 Khaolo trắng sớm-1
2 TDK5 2 Khaolo trắng sớm-2
3 Đêtêka5 3 Khaolo trắng sớm-3
4 Têđêka1 4 Khaolo trắng sớm-4
5 N1 5 Khaolo trắng sớm-5
6 N2 6 Khaolo trắng sớm-6
7 Lo Viet 7 ĐÊTÊKA5-1
8 N3 8 ĐÊTÊKA5-2
11
9 Khaolo 9 ĐÊTÊKA5-3
10 N4 10 N1-1
11 PNG 11 N3-1
12 N5 12 N3-2
13 N6 13 KHAOLO -1
14 TDK1 14 KHAOLO -2
15 Nếp đùm Phú Tân (ĐC) 15 KHAOLO -3
16 KHAOLO -4
17 KHAOLO -5
18 KHAOLO -6
19 KHAOLO -7
20 N4-1
21 N5-1
22 N5-2
23 N5-3
24 N5-4
25 N5-5
26 NĐPT-1
27 NĐPT-2
28 NĐPT-3
29 NĐPT-4
30 NĐPT-5
31 NĐPT-6
32 NĐPT-7
33 NĐPT-8
34 NĐPT-9
35 NĐPT-10
36 NĐPT-11
37 NĐPT-12
38 NĐPT-13
12
Bảng 1.4. Danh sách các giống/dòng thí nghiệm vụ Hè Thu 2004
Bộ giống so sánh giống Bộ giống chọn dòng
STT Tên giống/ dòng STT dòng
1 Khaolo trắng sớm 1 TDK5-1
2 TDK5 2 ĐÊTÊKA5-4
3 Đêtêka5 3 ĐÊTÊKA5-5
4 Têđêka1 4 ĐÊTÊKA5-6
5 N1 5 TÊĐÊKA1-1
6 N2 6 TÊĐÊKA1-2
7 Lo Viet 7 TÊĐÊKA1-3
8 N3 8 N1-2
9 Khaolo 9 N1-3
10 N4 10 N1-4
11 PNG 11 N1-5
12 N5 12 N2-1
13 N6 13 N2-2
14 TDK1 14 N2-3
15 LO VIET-1
16 LO VIET-2
17 N3-3
18 N3-4
19 KHAOLO -8
20 KHAOLO -9
21 KHAOLO -10
22 KHAOLO -11
23 KHAOLO -12
24 KHAOLO -13
25 PNG-1
26 PNG-2
27 PNG-3
28 PNG-4
29 PNG-5
30 PNG-6
31 N5-6
13
32 N6-1
33 N6-2
34 N6-3
35 TDK1-1
36 TDK1-2
37 NĐPT14
38 NĐPT15
39 Khaolo trắng sớm-1-1
40 Khaolo trắng sớm-1-2
41 ĐÊTÊKA5-1-1
42 ĐÊTÊKA5-2-1
43 ĐÊTÊKA5-2-1
44 KHAOLO -3-1
45 NĐPT-5-1
46 NĐPT-7-1
47 NĐPT-8-1
48 NĐPT-9-1
49 NĐPT-9-2
50 NĐPT-10-1
51 NĐPT-13-1
52 NĐPT-6-1
14
Bảng 1.5 Danh sách các giống/dòng thí nghiệm vụ Đông Xuân 2004-2005
STT Tên giống Đặt tên
1 Khaolo trắng sớm LN1
2 N1 LN2
3 N2 LN3
4 N3 LN4
5 Khao Lo LN5
6 NĐPT-4 LN6
7 Đêtêka5-4 LN7
8 N3-4 LN8
9 Đêtêka5-2-1 LN9
10 NĐPT-8-1 LN10
11 Khao lo 7 LN11
12 Nếp Đùm Phú Tân (đối chứng) -
13 Nếp Cần Thơ (đối chứng) -
+ Đất: Chân đất thí nghiệm trồng lúa 2 vụ / năm.
+ Phân bón: bón theo công thức: N-P- K: 90 – 60 – 60.
+ Thuốc trừ sâu, bệnh: Actara, Kinalux, Fuan.
+ Các vật liệu khác: dây cấy, cọc tre, bao giấy, thước đo, bảng ghi chép, viết ghi,
máy tính xử lý số liệu...
2.2. Phương pháp thí nghiệm
2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm chọn dòng
Thí nghiệm được bố trí không lập lại, mỗi dòng cấy thành một lô có kích thước
1x4 m.
Thí nghiệm so sánh giống
Thí nghiệm so sánh năng suất được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu
nhiên gồm các giống/dòng (số lượng giống theo từng vụ) tương ứng các nghiệm
thức, mỗi giống lặp lại 3 lần.
15
2.2.2. Phương pháp canh tác
Làm mạ
Mạ thí nghiệm được áp dụng theo phương pháp mạ khô. Mỗi giống/ dòng
được gieo đều lên líp, mỗi giống một líp, ở đầu mỗi líp có cắm bảng số giống để
nhận diện. Sau khi gieo lấp hạt bằng tro trấu để giữ ẩm. Sau khi gieo hạt tưới nước
ngày 2 lần, 10 ngày sau khi gieo tưới Ure và DAP.
Chuẩn bị đất cấy
Trước khi cấy dọn sạch cỏ, cày trục san bằng mặt ruộng, bót lót, chia lô thí
nghiệm trước khi cấy.
Cấy
Mạ được cấy ở 18 ngày tuổi, nhổ mạ vào buổi chiều hôm trước, mỗi giống
chia làm 3 bó có mang nhãn, bố trí vào lô đã phân trước.
Cấy có căng dây theo mật độ 15 x 15cm, cấy 1 tép/bụi, cấy cạn 2-3cm, mạ
dư cấy ở cuối lô để cấy dặm. Đầu mỗi lô có ghi ký hiệu trên cọc tre.
Phân bón
Phân bón theo công thức 90 – 60 – 60 và được chia làm 4 lần bón:
+ Bón lót: Một ngày trước khi cấy bón 1/4 lượng Ure, 1/3 lượng DAP và 1/2
lượng KCl.
+ Bón lần 1: 10 NSKC, bón 1/4 lượng Ure và 1/3 lượng DAP
+ Bón lần 2: 20 NSKC, bón 1/4 lượng Ure và 1/3 lượng DAP
+ Bón lần 3: 35 NSKC, bón 1/4 lượng Ure và 1/2 lượng KCl
Chăm sóc
+ Sau khi cấy 3 ngày tiến hành cấy dặm lại những cây bị chết, bị nổi và cho nước
từ từ vào ruộng theo chiều cao của cây lúa, sau đó giữ mực nước trong ruộng
từ 5-10 cm cho đến 10 ngày trước khi thu hoạch.
+ Làm cỏ: Sau 15 ngày bắt đầu nhổ cỏ khi trên ruộng xuất hiện cỏ.
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
* Chỉ tiêu nông học
+ Chiều cao cây: Ghi nhận 10 ngày 1 lần và lần đầu vào ngày thứ 20 sau khi cấy.
Mỗi lô chọn ngẫu nhiên 3 vị trí theo hình ziczắc, mỗi vị trí chọn 4 bụi và chỉ
đo chiều cao 1 bụi, giữ cố định vị trí đó cho đến lúc thu hoạch (bằng cách cắm
cọc tre làm dấu). Chiều cao được đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất ở giai
đoạn tăng trưởng và đến chóp bông cao nhất ở giai đoạn lúa đã trổ hoàn toàn.
Chiều cao cây được tính theo công thức sau:
+ Số chồi: Ghi nhận cùng lúc và cùng địa điểm với đo chiều cao cây, mỗi vị trí
đếm số chồi của 4 bụi. Được tính là một chồi khi có 3 lá thật. Số chồi hữu hiệu
Chiều cao 3 bụi
Chiều cao cây (cm) = 3
16
ghi nhận lúc thu hoạch, số chồi tối đa là số chồi cao nhất qua các lần ghi nhận.
Số chồi trung bình được tính theo công thức sau:
+ Góc lá cờ: là góc hợp bởi lá cờ và trục bông lúa, được ghi nhận lúc lúa trổ đến
vào chắc. Các cấp đánh giá như sau:
Cấp Thang điểm
1 Rất thẳng ( < 150)
3 Hơi thẳng ( 15-300)
5 Hơi xòe ( 30-600)
7 Xòe ( 60-900)
9 Bẹt ( >900)
+ Độ hở cổ bông: là khoảng cách từ cổ bông đến cổ lá cờ. Quan sát vào giai đoạn
chín và được đánh giá như sau:
Kín Cổ bông nằm trong cổ lá cờ
Trung bình Cổ bông nằm ngoài cổ lá cờ và có khoảng cách từ 0-5cm
Hở Cổ bông nằm ngoài cổ lá cờ và có khoảng cách trên 5cm
+ Chiều dài bông: Ghi nhận vào lúc thu hoạch, đo ngẫu nhiên 10 bông lấy từ
mẫu thu 12 bụi, đo từ cổ bông đến chóp bông.
+ Đặc tính đổ ngã: Ghi nhận vào giai đoạn lúa chín, cấp đánh giá dựa vào phần
trăm cây bị đổ ngã theo tiêu chuẩn đánh giá của IRRI (1996).
Cấp Thang điểm (% cây đổ ngã)
1 Không đổ ngã
3 Hầu hết không đổ ngã ( <25%)
5 Hơi ngã ( 25-50%)
7 Hầu hết ngã( 50-70%)
9 Tất cả đều ngã( >70%)
Số chồi /1 bụi =
Tổng số chồi 12 bụi
12
Chiều dài bông (cm) =
Chiều dài 10 bông
10
17
+ Thời gian sinh trưởng: Ghi ngày nẩy mầm, ngày cấy, ngày trổ 5%, 80%, và
ngày lúa chín 80%. Thời gian sinh trưởng được tính từ lúc lúa nẩy mầm đến lúc
lúa chín 80%.
* Chất lượng gạo: mỗi giống được phân tích 3 lần lặp lại, trọng lượng mẫu
150gram, xay trên máy Satakemini (THO-35A) và chà trắng bằng máy MC GILL
Polisher No3 của Nhật Bản, cân trọng lượng gạo trắng, sau đó tách gạo nguyên và
gạo gãy, cân trọng lượng gạo nguyên.
+ Tỉ lệ gạo đục: cân 25 gram gạo nguyên, tách gạo đục gạo trắng, cân trọng
lượng gạo đục
+ Kích thước hạt (chiều dài gạo xay): sau khi đã xay ra gạo trắng, tiến hành đo
ngẫu nhiên chiều dài 20 hạt gạo nguyên và rồi tính trung bình, lặp lại 3 lần. Cấp
đánh giá:
Cấp Dạng hạt Chiều dài (mm)
1 Quá dài > 7,5
3 Dài 6,6 – 7,5
5 Trung bình 5,51 - 6,6
7 Ngắn < 5,5
+ Dạng hạt: Dựa vào tỉ lệ dài/rộng. Đo ngẫu nhiên chiều rộng 20 hạt gạo nguyên,
lặp lại 3 lần lấy trung bình. Cấp đánh giá:
Cấp Dạng hạt D/R
1 Thon dài > 3,0
3 Trung bình 2,1 – 3,0
5 Bầu 1,1 – 2,0
7 Tròn <1,0
+ Amylose: 14 mẫu thí nghiệm và 3 giống đối chứng vụ Đông Xuân 2003-
2004 và một số dòng mới chọn có dạng hình đẹp được phân tích hàm lượng amylose
bằng phương pháp so màu.
Tỉ lệ gạo nguyên =
Khối lượng gạo nguyên
150
Tỉ lệ gạo đục =
Khối lượng gạo đục
25
x 100
x 100
Tỉ lệ xay xát =
Khối lượng gạo trắng
150
x 100
18
* Năng suất thực tế và thành phần năng suất
+ Mỗi lô cắt 5 m2 (tương đương 222 bụi) ở giữa lô, ra hạt, phơi khô và giê sạch,
cân trọng lượng và đo ẩm độ rồi qui về ẩm độ 14% theo công thức:
Trong đó: W14%: Trọng lượng ở ẩm độ chuẩn 14% ( Kg).
w : Trọng lượng lúc cân ( Kg).
H0 : Ẩm độ lúc cân.
Công thức tính năng suất thực tế:
NSTT = W14% x 2000 (đơn vị: Kg/ha)
= W14% x 2 (đơn vị: Tấn/ha)
+ Thành phần năng suất: Thu 12 bụi trên mỗi lô ở 3 vị trí. Sau đó tiến hành các
bước sau:
− Chọn ngẫu nhiên 10 bông, đo chiều dài bông (cm).
− Đếm tổng số bông của 12 bụi. Ký hiệu: P.
− Tuốt tất cả các hạt lép và chắc của P bông.
− Đếm tất cả các hạt lép. Ký hiệu: U.
− Đếm 1000 hạt chắc, cân trọng lượng, đo ẩm độ, qui về trọng lượng ở ẩm độ
14% theo công thức (1), ký hiệu: w (g).
− Cân trọng lượng hạt chắc còn lại, đo ẩm độ H0, qui về trọng lượng ở ẩm độ
14% theo công thức (1) ký hiệu: W.
Các chỉ tiêu tính thành phần năng suất:
Trọng lượng 1000 hạt = w14%
* Chỉ tiêu sâu bệnh
+ Rầy nâu (Nilaparvata lugens): Ghi nhận sự xuất hiện của rầy nâu từ lúc lúa đẻ
nhánh đến lúc lúa chín. Đánh giá ngoài đồng ruộng cần phải có mật số rầy nâu
như sau: 10 con/bụi trong giai đoạn 15 NSKC; 25 con/bụi trong giai đoạn 30-
40 NSKC; 100 con/bụi trong giai đoạn trổ. Đánh giá thiệt hại theo các cấp sau:
W
14%
=
W (100 - H0)
86 (1)
Số bông/m2 = =
P
12(0,15 x 0,15)
P
0.27
Hạt chắc/bông =
(W+w)1000
w.P
% hạt chắc = x 100
(W+w)1000/w
(W+w)1000/w + U
19
Cấp Mức độ
0 Không thiệt hại
1 Hơi biến vàng trên một số ít cây
3 Lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rầy
5 Lá vàng rõ rệt, cây bị lùn và héo, đã bị cháy rầy, số cây còn lại bị lùn nặng
7 Hơn nửa số cây bị héo, cháy rầy, các cây còn lại bị lùn nặng
9 Tất cả cây bị chết
+ Rầy nâu (thí nghiệm trong nhà lưới): sử dụng khay mạ rầy nâu 40x50x10cm để
gieo mỗi giống thành 1 hàng 10cm, 3 lần lặp lại, xen lẫn với các giống chuẩn
nhiễm và chuẩn kháng. Thả 6-8 rầy nâu non tuổi 2-3 trên 1 cây mạ vào lúc 7
ngày sau khi gieo. Ghi nhận cấp hại theo tiêu chuẩn 0-9 cấp của IRRI khi giống
chuẩn nhiễm TN1 bị cháy rụi. Đánh giá theo các cấp:
Cấp Mức độ
0 Cây phát triển bình thường, không bị hại
1 Cây phát triển bình thường, lá 1 và 2 bị vàng (kháng)
3 10% cây chết, lá 1 và 2 bị vàng nhiều (hơi kháng)
5 20 đến 50% cây chết, lá 1,2 và 3 bị vàng nặng (hơi nhiễm)
7 Trên 50% cây chết, cây còn lại vàng không phát triển được (nhiễm)
9 100% cây bị chết
20
+ Bệnh cháy lá ( Pyricularia oryzae Cav.): Ghi nhận từ giai đoạn mạ đến trổ.
Đánh giá dựa vào dạng hình vết bệnh phổ biến.
Cấp Mức độ
0 Không thấy vết bệnh.
1 Vết bệnh ánh nâu hình kim châm hoặc lớn hơn, trung tâm sản sinh bào
tử chưa xuất hiện.
3 Vết bệnh nhỏ, hơi tròn hoặc hơi dài có các vết hoại sinh nơi bào tử,
đường kính khoảng 1-2mm với đường viền nâu hoặc vàng rõ rệt.
5 Vết bệnh hẹp hoặc hơi hình elip, rộng 1-2mm với viền nâu.
7 Vết bệnh rộng hình thoi, có viền vàng nâu hoặc tím
9 Các vết bệnh nhỏ liên kết nhanh với nhau, có màu ngà, xám hoặc phớt
xanh, viền vết bệnh không rõ ràng.
+ Thí nghiệm bệnh cháy lá: Thí nghiệm được bố trí trên nương mạ cháy lá, hoàn
toàn ngẫu nhiên, không lặp lại. Mỗi giống gieo thành hàng dài 50 cm cách nhau
10 cm xen lẫn các giống chuẩn nhiễm. Công thức phân bón 200-80-00 NPK
kg/ha. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các giống khi giống chuẩn nhiễm
TN1 cháy rụi theo thang điểm 9 cấp của IRRI (1996).
Cấp Mức độ
0 Không cho thấy vết bệnh
1 Các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh
bào tử.
2 Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài đường kính 1-2mm, có viền nâu rõ rệt, hầu
hết các lá dưới đều có vết bệnh.
3 Dạng hình vết bệnh như ở bậc 2, nhưng vết bệnh đáng kể ở các lá trên.
4 Vết bệnh điển hình cho các giống, dài 3mm hoặc dài hơn, diện tích vết
bệnh trên lá dưới 2% diện tích lá.
5 Vết bệnh điển hình chiếm 4-10% diện tích lá.
6 Vết bệnh điển hình chiếm 11-25% diện tích lá.
7 Vết bệnh điển hình chiếm 26 - 50% diện tích lá.
8 Vết bệnh điển hình chiếm 51-75% diện tích lá.
9 Hơn 75% diện tích lá bị bệnh.
21
2.3. Phương pháp thống kê
Các số liệu thí nghiệm sẽ được tính toán theo từng vụ, theo loại thí nghiệm
bằng chương trình Microsoft Excel và phân tích phương sai (thí nghiệm so sánh)
theo mô hình khối hoàn toàn ngẫu nhiên bằng chương trình IRRISTAT.
22
CHƯƠNG II
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I. Ghi nhận tổng quát
1. Đặc điểm đất thí nghiệm
Do khu đất thí nghiệm được thực hiện liên tục trong năm, rơm rạ sau khi thu
hoạch được mang nơi khác nên chất hữu cơ không được bồi hoàn lại cho đất và trại
chỉ thường sử dụng phân hoá học nên chất hữu cơ trong đất nghèo. pH của đất chua,
mang đặc điểm chung của pH đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đạm tổng số của đất
ở mức trung bình. Lân tổng số của đất nghèo. Nhìn chung thì lô đất thí nghiệm có
thành phần dinh dưỡng thấp nhưng có thể trồng lúa được với cách bón phân phù hợp
(Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng đất ruộng thí nghiệm tại trại giống
Bình Đức
Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Đánh giá
N tổng số % 0,14 Trung bình
P tổng số % 0,012 Nghèo
CHC % 0,26 Rất nghèo
pH (H2O) 4,6 Chua nhiều
(nguồn: Bộ môn Khoa học Đất, Đại học An Giang)
2. Tình hình khí tượng thuỷ văn
Bảng 2.2 Tình hình khí tượng thuỷ văn tại TP Long Xuyên trong thời gian
thực hiện thí nghiệm tại Bình Đức (Đông xuân 2004-2005)
Thơi
gian
Nhiêt độ
trung bình
(0C)
Âm độ
không
khí (%)
Bôc hơi
nước
(mm)
Lượng
mưa
(mm)
Sô giơ năng/
tháng
Sức gió
(m/s)
11/2004 27,7 78 106,5 120,4 220,8 10
12/2004 26,0 78 107,1 - 244,0 8
1/2005 25,4 78 93,6 - 238,5 8
2/2005 26,8 80 88,7 - 221,8 6
( Nguồn: Trung Tâm Dư Bá́o Khí́ Tượng Thủy Văn An Giang).
23
II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Vụ 1: Khảo nghiệm các đặc tính nông học, năng suất và thành phần năng
suất của các giống/dòng nếp nhập nội trong điều kiện nhà lưới trong vụ Đông Xuân
2002-2003.
1.1. Đặc tính nông học
Thời gian sinh trưởng
Kết quả thí nghiệm cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống nếp biến
động từ 98-119 ngày. Trong đó 7 giống nếp: Khao lo trắng, Lo Viet, N3, Khao lo,
N4, N5, N6 có thời gian sinh trưởng trung bình là 98 ngày thuộc nhóm nhóm A1
(thời gian sinh trưởng < 105 ngày). Các giống nếp còn lại đều thuộc nhóm A2 (Bảng
2.3)
Bảng 2.3 Thời gian sinh trưởng của các giống/dòng thí nghiệm
vụ Đông Xuân 2002-2003
STT Giống/dòng Thời gian sinh trưởng
1 Khaolo trắng sớm 98
2 TDK5 116
3 Đêtêka5 105
4 Têđêka1 119
5 N1 105
6 N2 116
7 Lo Viet 98
8 N3 98
9 Khaolo 98
10 N4 98
11 PNG 116
12 N5 98
13 N6 98
14 TDK1 116
24
Chiều cao cây
Kết quả thí nghiệm trong nhà lưới cho thấy chiều cao cây của các giống/dòng
nếp biến động trong khoảng 85,6-126,2 cm (Bảng 2.4)
Bảng 2.4 Chiều cao cây các giống/dòng thí nghiệm vụ Đông Xuân 2002-2003
STT Giống/dòng
Chiều cao (cm)
45 NSKG 60 NSKG Thu hoạch
1 Khaolo trắng sớm 51,6 98,4 113,0
2 TDK5 54,8 79,4 92,6
3 Đêtêka5 59,0 89,2 94,2
4 Têđêka1 57,8 95,0 101,8
5 N1 56,0 84,4 94,8
6 N2 49,2 76,6 85,6
7 Lo Viet 66,2 103,8 103,2
8 N3 63,8 84,4 90,0
9 Khaolo 76,4 109,4 118,2
10 N4 78,8 124,6 125,6
11 PNG 55,4 94,6 118,2
12 N5 80,8 117,2 125,8
13 N6 74,0 112,6 126,2
14 TDK1 61,6 89,6 103,2
Kết quả trên cho thấy hầu hết các giống/dòng nếp trong thí nghiệm đều có
chiều cao cây trung bình đến thấp (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn,
2001). Đây là một đặc tính rất quan trọng đối với người trồng vì thân thấp cũng làm
cho cây lúa kháng đổ ngã hơn (Yoshida, 1981).
1.2. Năng suất và các thành phần năng suất
Năng suất và thành phần năng suất của các giống/dòng được khảo nghiệm
trong vụ Đông xuân 2002-2003 được trình bày trog Bảng 2.5.
- Số bông/m2: Số bông/m2 là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất.
Nhiều nghiên cứu trước đây cố gắng nâng cao năng suất thông qua việc tăng số
bông/m2. Tuy nhiên, số bông/m2 của một giống thường bị tác động do nhiều yếu tố
khác ngoài giống như kỹ thuật canh tác, môi trường đất, mùa vụ… Theo Nguyễn
Ngọc Đệ (1993), đối với lúa cấy số bông từ 350-450 bông/m2 mới có thể cho năng
suất cao. Kết quả trình bày ở Bảng 2.5 cho thấy số bông/m2 của các giống/dòng biến
25
động từ 185-409 bông. Giống N3 đạt số bông/m2 tương đối cao (409 bông/m2), giống
Khaolo có số bông/m2 thấp nhất (185 bông/m2).
- Số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc: số hạt chắc của các giống/dòng biến động
từ 47- 121 hạt/bông. Tuy nhiên phần trăm (%) hạt chắc của các giống tương đối cao,
biến động từ 37,5-96,4%. Trong đó, N2 có phần trăm hạt chắc thấp nhất (chỉ đạt
37,5%). Phần trăm hạt chắc là một yếu tố quan trọng góp phần vào năng suất của các
giống /dòng lúa. Theo Masushima, phần trăm hạt chắc khoảng 85% là cân bằng tốt
nhất, phần trăm hạt chắc thấp hơn 85% cho biết có thể bị giới hạn về nguồn (source).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ, (1992) muốn có năng suất cao tỉ lệ hạt chắc phải đạt trên
80%.
Bảng 2.5 Năng suất và các thành phần năng suất các giống/dòng thí nghiệm vụ
Đông Xuân 2002-2003
STT Giống/dòng Bông/m2 Hạt chắc/bông
% hạt
chắc T.lượng 1000 hạt
Năng
suất
(t/ha)
1 Khaolo trắng sớm 290 93 96,4 35,6 6,97
2 TDK5 310 92 89,4 23,5 5,61
3 Đêtêka5 264 98 93,8 29,2 3,70
4 Têđêka1 304 75 81,6 25,0 4,66
5 N1 376 68 62,8 22,7 4,98
6 N2 271 77 37,5 25,4 2,69
7 Lo Viet 363 47 84,0 26,8 3,52
8 N3 409 82 84,9 25,9 4,43
9 Khaolo 185 90 95,9 34,0 4,82
10 N4 277 80 82,0 23,8 4,00
11 PNG 271 121 93,8 22,5 3,55
12 N5 244 76 89,5 23,9 3,00
13 N6 231 103 89,2 35,3 6,05
14 TDK1 257 80 86,6 25,7 3,70
-Trọng lượng 1000 hạt (gram): Đây là một trong những đặc tính ổn định nhất
của một giống (Yoshida, 1976) nên việc chọn giống có trong lượng 1000 hạt cao là
rất cần thiết. Ở phần lớn các giống lúa trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập
trung trong khoảng 20-30 gram (Nguyễn Ngọc Đệ, 1992). Kết quả thí nghiệm cho
thấy, trọng lượng 1000 hạt của các giống/dòng biến động trong khoảng 22,5-35,6
gram. Trong đó, Khao lo trắng sớm, N6, Khao lo có trọng lượng 1000 hạt cao nhất
(35,6; 35,3 và 34,0 gram), các giống còn lại có trọng lượng hạt trung bình.
26
- Năng suất (tấn/ha): năng suất ước tính của các giống/dòng trong thí nghiệm
cho thấy: trong vụ Đông Xuân với điều kiện trồng trong nhà lưới, năng suất của
giống Khao lo trắng sớm đạt giá trị cao nhất (6,97 tấn/ha), giống N2 có năng suất
tính được thấp nhất (chỉ đạt 2,69 tấn/ha).
- Đánh giá dạng hình: Kết quả ghi nhận dạng hình của các giống/dòng được thể
hiện trong bảng sau.
Bảng 2.6 Dạng hình của các giống/dòng thí nghiệm vụ Đông Xuân 2002-2003
STT Giống/dòng Đánh giá dạng hình
1 Khaolo trắng sớm Thân lớn, hạt nứt đít.
2 TDK5 Không đều, cao cây, thưa hạt
3 Đêtêka5 Cờ thẳng, hạt trung bình, muộn, không đều
4 Têđêka1 Hai dạng: cao, thấp (hạt sậm)
5 N1 Dạng hình đẹp, hạt trung bình, thon
6 N2 Dạng hình đẹp, hạt sậm, nở bụi khá
7 Lo Viet Sớm, yếu rạ, hạt bầu.
8 N3 Dạng hình đẹp, hạt trung bình, thon
9 Khaolo Thân lớn, ngả, hạt to, nứt đít, hạt chắc cao.
10 N4 Thân tím, hạt tím, yếu rạ, vào chắc chậm
11 PNG Yếu rạ, hạt dài, sậm màu
12 N5 Hơi yếu rạ, hạt dài, tím
13 N6 Thân lớn,
14 TDK1 Dạng hình đẹp, hạt sậm, nở bụi khá, cổ kín, hơi muộn
Kết quả ghi nhận được ở Bảng 2.6 trên cho thấy, đa số các giống/dòng đều có
dạng hình tương đối có thể chấp nhận được. Trong đó các giống/dòng N1, N2, N3,
TDK1 có dạng hình tương đối đẹp, chiều cao cây thuộc loại dạng hình thấp cây
tương đối thích hợp với điều kiện canh tác tại địa phương.
Do trong điều kiện mới được thu thập để đánh giá, phẩm chất các hạt thu
thập được không đồng đều nhau, một số hạt bị mất sức nẩy mầm nên thí nghiệm trên
chỉ dừng lại ở mức ghi nhận một số chỉ tiêu như trên. Sau khi thu hoạch vụ Đông
Xuân 2002-2003, các giống/dòng trên được tiếp tục khảo nghiệm trong vụ Đông
Xuân 2003-2004.
27
2. Vụ 2: Khảo nghiệm các đặc tính nông học, năng suất và thành phần năng
suất của các giống/dòng nếp nhập nội trong điều kiện nhà lưới trong vụ Đông Xuân
2003-2004.
2.1. Thí nghiệm so sánh giống vụ Đông Xuân 2003 - 2004
Thí nghiệm so sánh giống được tiếp tục thực hiện với 14 giống/dòng đã được
so sánh trong điều kiện nhà lưới vụ Đông Xuân 2002- 2003. Trong thí nghiệm so
sánh giống vụ Đông Xuân 2003 - 2004 được tiến hành cùng với việc bổ sung thêm
giống nếp đùm Phú Tân làm giống đối chứng. Đây là giống nếp địa phương được
trồng tương đối nhiều tại Phú Tân và là giống nếp đặc sản của tỉnh An Giang. Kết
quả thí nghiệm cho thấy:
- Thời gian sinh trưởng: giữa các giống/dòng biến động trong khoảng 88-120
ngày. Khao lo trắng sớm trong điều kiện khảo nghiệm có thời gian sinh trưởng dài
nhất (120 ngày), các giống/dòng Lo Viet, Khao lo, N4 và N5 có thời gian sinh
trưởng thấp nhất trong các giống/dòng khảo nghiệm (88 ngày). Nhìn chung thời gian
sinh trưởng của các giống/dòng tương đối ngắn, thích hợp trong điều kiện canh tác
tại địa phương.
- Chiều cao cây (cm): N5 có chiều cao cây cao nhất (149 cm) khác biệt không
có ý nghĩa với các giống/dòng như: Khao lo trắng sớm, TDK5, N3, Khao lo, N4,
PNG ở mức ý nghĩa 1% và khác biệt có ý nghĩa với các giống/dòng còn lại ở mức ý
nghĩa 1%.
Bảng 2.7a. Đặc tính nông học các giống/dòng nếp thí nghiệm so sánh giống
vụ Đông Xuân 2003-2004
STT Giống/dòng Cao 45NSG(cm)
Cao lúc thu
hoạch (cm)
Số chồi/m2
45NSG
1 Khaolo trắng sớm 85,5 a-e 130,8 a-e 636 abc
2 TDK5 80,4 a-e 128,6 a-e 577 abc
3 Đêtêka5 75,4 b-e 116,5 c-f 704 ab
4 Têđêka1 73,6 cde 123,8 b-f 675 ab
5 N1 69,6 e 116,3 c-f 753 ab
6 N2 78,0 b-e 111,2 ef 587 abc
7 Lo Viet 80,5 a-e 120,0 c-f 606 abc
8 N3 88,6 a-d 136,5 abc 513 bc
9 Khaolo 98,2 a 135,0 a-d 386 c
10 N4 93,7 ab 143,0 ab 587 abc
11 PNG 93,0 ab 134,0 a-d 533 abc
12 N5 91,1 abc 149,0 a 396 c
13 N6 76,5 b-e 124,9 b-f 675 ab
14 TDK1 72,9 cde 113,1 def 777 a
15 Nếp đùm PT (ĐC) 69,8 e 106,1 f 758 ab
28
Cv (%) 11,8 9,1 21,0
- Năng suất (tấn/ha): Các giống Lo Viet, N4, N5 trong điều kiện thí nghiệm có
năng suất thấp so với các giống/dòng khác ở mức ý nghĩa 1%.
- Đánh giá dạng hình: Kết quả đánh giá dạng hình các giống/dòng trong thí
nghiệm được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.7b. Đặc tính nông học, năng suất các giống/dòng nếp thí nghiệm so sánh giống
vụ Đông xuân 2003-2004 (tt)
STT Giống/dòng Thời gian sinh trưởng
Bông/m2 Năng suất
(tấn/ha)
1 Khaolo trắng sớm 120 376 b-e 6,71 a
2 TDK5 107 357 b-f 6,28 a
3 Đêtêka5 107 396 bcd 7,51 a
4 Têđêka1 115 342 b-f 6,46 a
5 N1 107 391 b-e 6,47 a
6 N2 115 362 b-f 6,77 a
7 Lo Viet 88 352 b-f 4,29 b
8 N3 107 332 c-f 6,81 a
9 Khaolo 88 249 ef 6,57 a
10 N4 88 323 c-f 4,12 b
11 PNG 107 220 f 6,66 a
12 N5 88 269 def 3,84 b
13 N6 115 357 b-f 6,14 a
14 TDK1 115 450 abc 7,30 a
15 Nếp đùm Phú Tân (ĐC) 107 484 ab 7,54 a
CV (%) - 19,5 14,6
(Ghi chú: trong cùng một cột, các số theo cùng một chữ cái thì không khác biệt ở mức
5% trong phép thử Duncan)
(Ghi chú: trong cùng một cột, các số theo cùng một chữ cái thì không khác biệt ở mức
5% trong phép thử Duncan)
29
Bảng 2.8. Đặc tính gạo các giống/dòng nếp thí nghiệm so sánh giống vụ Đông xuân
2003-2004
STT Tên giống Độ đục (%) Amylose
% gạo
trắng
% gạo
nguyên
1 Khaolo trắng sớm 96,0 7,17 c 64,1 46,1
2 TDK5 98,0 6,43 abc 49,0 42,5
3 Đêtêka5 62,0 12,02 d 59,7 28,5
4 Têđêka1 99,5 6,07 ab 72,3 49,4
5 N1 98,0 5,69 a 66,3 25,7
6 N2 100,0 6,07 ab 67,9 51,4
7 Lo Viet 100,0 5,69 a 65,8 37,3
8 N3 99,5 5,69 a 48,0 28,4
9 Khaolo 100,0 6,80 bc 63,5 45,6
10 N4 99,5 5,69 a 54,8 20,5
11 PNG 100,0 6,80 bc 65,8 47,4
12 N5 100,0 5,69 a 61,0 32,5
13 N6 100,0 6,07 ab 63,2 32,8
14 TDK1 100,0 6,43 abc 64,1 38,3
15 Đ/c Nếp đùm Phú Tân 94,0 7,16 c 58,2 45,7
Bảng 2.9. Dạng hình các giống/dòng nếp thí nghiệm so sánh giống vụ Đông xuân
2003-2004
STT Giống/dòng Đánh giá dạng hình
1 Khaolo trắng sớm Thân lớn, hạt nứt đít,
2 TDK5 Không đều, cao cây, thưa hạt
3 Đêtêka5 Cờ thẳng, hạt trung bình, muộn, không đều
4 Têđêka1 Hai dạng: cao, thấp (hạt sậm)
5 N1 Dạng hình đẹp, hạt trung bình, thon, trổ nhanh
6 N2 Dạng hình đẹp, hạt sậm, nở bụi khá
7 Lo Viet Sớm, yếu rạ, hạt bầu.
8 N3 Dạng hình đẹp, hạt trung bình, thon, trổ nhanh
9 Khaolo Thân lớn, ngả, hạt to, nứt đít, hạt chắc cao.
10 N4 Thân tím, hạt tím, yếu rạ, vào chắc chậm
11 PNG Yếu rạ, hạt dài, sậm màu, sâu cuốn lá nặng
12 N5 Hơi yếu rạ, hạt dài, tím, vào chắc chậm
13 N6 Thân lớn,
14 TDK1 Dạng hình đẹp, hạt sậm, nở bụi khá, cổ kín, hơi muộn
15 Nếp đùm PT (ĐC) Dạng hình đẹp, hạt hơi nhỏ
2.2. Thí nghiệm chọn dòng vụ Đông Xuân 2003-2004
Bên cạnh việc so sánh các giống/dòng trên, trong vụ Đông xuân 2002-2003
chúng tôi còn chọn một số dòng từ các giống/dòng trên nhằm mục đích chọn được
(Ghi chú: trong cùng một cột, các số theo cùng một chữ cái thì không khác biệt ở mức
5% trong phép thử Duncan)
30
các dòng tốt để phát triển thành các giống tốt phục vụ cho sản xuất. Các giống dòng
này được thử nghiệm trong vụ Đông xuân 2003-2004 (38 dòng).
Bảng 2.10 Các dòng có phẩm chất khá được chọn lọc trong vụ Đông Xuân
2002-2003
STT Giống/dòng ban đầu Số dòng chọn được
1
2
3
4
5
6
7
8
Khao lo trắng sớm
Đêtêka5
N1
N3
Khao lo
N4
N5
ND
6 dòng
3 dòng
1 dòng
2 dòng
7 dòng
1 dòng
5 dòng
13 dòng
Kết quả đánh giá dạng hình các dòng chọn được trình bày trong Bảng 2.11
Kết quả đánh giá cuối cùng chọn được dòng Khao lo 7, dòng ND4 để đưa vào bộ
giống/dòng thử nghiệm so sánh năng suất trong vụ Hè Thu 2004, các giống dòng
còn lại được tiếp tục chọn lọc các dòng thế hệ sau và cũng được đánh giá tiếp tục
trong vụ Hè Thu 2004.
31
Bảng 2.11: Đặc tính các dòng nếp thí nghiệm chọn dòng vụ Đông xuân 2003-2004
STT Tên giống/ dòng TGST Độ đục (%) % gạo trắng Năng suất
1 Khaolo trắng sớm-1 93 96 64,07 5,99
2 Khaolo trắng sớm-2 93 100 65,03 5,52
3 Khaolo trắng sớm-3 88 99 64,33 10,50
4 Khaolo trắng sớm-4 93 100 67,12 6,01
5 Khaolo trắng sớm-5 102 100 67,17 4,92
6 Khaolo trắng sớm-6 108 100 68,60 7,80
7 ĐÊTÊKA5-1 108 100 64,71 8,30
8 ĐÊTÊKA5-2 108 100 62,97 8,80
9 ĐÊTÊKA5-3 99 99 64,29 6,91
10 N1-1 108 100 62,59 7,44
11 N3-1 108 100 64,88 6,98
12 N3-2 93 100 66,36 8,00
13 KHAOLO -1 121 100 64,01 9,53
14 KHAOLO -2 121 100 63,95 6,04
15 KHAOLO -3 121 100 64,30 7,00
16 KHAOLO -4 121 100 65,59 5,22
17 KHAOLO -5 121 100 64,26 3,97
18 KHAOLO -6 102 100 71,71 9,80
19 KHAOLO -7 102 100 72,61 7,07
20 N4-1 88 Loại
21 N5-1 88 Loại
22 N5-2 88 Loại
23 N5-3 88 Loại
24 N5-4 90 Loại
25 N5-5 90 Loại
26 NĐPT-1 90 Loại
27 NĐPT-2 112 100 61,09 9,67
28 NĐPT-3 112 98,5 51,80 8,47
29 NĐPT-4 112 98,5 52,91 8,68
30 NĐPT-5 112 99,5 4,84
31 NĐPT-6 108 100 7,22
32 NĐPT-7 112 100 59,02 10,00
33 NĐPT-8 108 99,5 8,33
34 NĐPT-9 108 0 8,52
35 NĐPT-10 112 100 72,63 7,88
36 NĐPT-11 112 50 9,80
37 NĐPT-12 112 99,5 7,01
38 NĐPT-13 110 99,5 69,06 8,80
39 Nếp đùm PT (ĐC) 107 94 58 7,54
32
(Ghi chú: trong cùng một cột, các số theo cùng một chữ cái thì không khác biệt ở mức
5% trong phép thử Duncan)
3. Vụ 3: Hè Thu 2004
3.1. Thí nghiệm so sánh năng suất vụ Hè Thu 2004
Trong thí nghiệm này có tổng cộng 9 giống/ dòng được so sánh năng suất.
Trong đó có 2 dòng được chọn lọc từ thí nghiệm chọn dòng trong vụ Đông Xuân
2003-2004 và giống nếp Cần Thơ cũng được đưa vào thí nghiệm để so sánh năng
suất. Danh sách bộ giống/dòng đem so sánh năng suất được đặt tên tạm và trình bày
trong bảng sau:
Bảng 2.12 Các giống/ dòng thí nghiệm vụ Hè Thu 2004
STT Tên giống/dòng Nguồn gốc
1 LN1 Khao lo trắng sớm
2 LN2 N1
3 LN3 N2
4 LN4 N3
5 LN5 Khao lo
6 LN6 Khao lo- 7
7 LN11 NĐPT-4
8 Nếp Đùm Phú Tân Địa phương
9 Nếp Cần Thơ Địa phương
- Thời gian sinh trưởng: Thời gian sinh trưởng của các giống/dòng biến động
từ 98-127 ngày. Thấp nhất là giống Nếp Đùm và ND 4 (98 và 100 ngày).
Bảng 2.13 Đặc điểm các giống/dòng thí nghiệm vụ Hè Thu 2004
STT Tên
giống/dòng
TGST Chiều
cao
Độ đục
(%)
Đánh giá dạng hình
1 LN1 127._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7752.pdf