Bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học nông nghiệp hà nội
------------------
Bùi hữu thơ
tuyển chọn và phát triển một số dòng, giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh bạc lá ở quế võ – bắc ninh
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Chuyên ngành: trồng trọt
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts. phan hữu tôn
Hà Nội, 2008
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi chủ trì và thực hiện chính. Những kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
122 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Tuyển chọn và phát triển một số dòng, giống lúa mới năng suất cao, chất l¬ượng tốt, kháng bệnh bạc lá ở Quế Võ – Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Bùi Hữu Thơ
Lời cảm ơn
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan, các thầy, các cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Phan Hữu Tôn, PGS.TS Nguyễn Quang Thạch, PGS.TS Nguyễn Thị Lý Anh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi tới bà Nguyễn Thị Hoa trưởng Trạm khuyến nông Quế Võ, Ban chủ nhiệm hợp tác xã Tập Ninh lời cảm ơn về sự quan tâm, giúp đỡ tạo thuận lợi cho việc đặt địa điểm thí nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Văn Đĩnh và các thầy cô Viện đào tạo Sau Đại học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập cũng như khi hoàn thành và báo cáo luận văn.
Cảm ơn các nhà khoa học trong ngành, các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả
Mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục bảng
STT Tên bảng Trang
2.1. Tổng hợp sản lượng lúa Thế giới và Châu lục, giai đoạn 2001- 2005 34
3.1. Các chủng vi khuẩn chính dùng để lây nhiễm nhân tạo 45
4.1. Điều kiện thời tiết, khí hậu tỉnh Bắc Ninh năm 2008 58
4.2. Diện tích, cơ cấu giống lúa vụ xuân 60
4.3. Diện tích, cơ cấu giống lúa vụ mùa 61
4.4. Năng suất lúa trung bình qua các năm 62
4.5. Chất lượng mạ của các dòng, giống lúa khi cấy 65
4.6. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng 67
4.7. Một số chỉ tiêu về thân, lá của các dòng, giống thí nghiệm 69
4.8. Một số chỉ tiêu về nhánh của các dòng, giống lúa 72
4.9. Một số đặc tính nông học khác của các dòng giống lúa 74
4.10. Đánh giá tỷ lệ hạt chắcvà độ rụng hạt 75
4.11. Mức độ kháng sâu hại của các dòng giống 78
4.12. Mức độ chống chịu bệnh hại của các dòng giống 81
4.13. Tính kháng bệnh bạc lá theo phương pháp lây nhiễm nhân tạo 85
4.14. Khả năng kháng bệnh bạc lá lúa ngoài đồng ruộng 86
4.15a. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các dòng thơm 88
4.15b. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các dòng không thơm 88
4.16a. Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo của các dòng giống lúa 94
4.16b. Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo (tiếp) 95
4.17. Kết quả đánh giá các giống lúa khảo nghiệm 96
4.18. Diện tích, năng suất các dòng giống trình diễn 98
4.19. Hiệu quả kinh tế của các dòng giống trình diễn 99
1. Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa.L) là cây lương thực quan trọng của nhiều quốc gia. Khoảng 50% dân số trên thế giới đang dùng lúa làm lương thực hàng ngày.
ở Việt Nam, lúa là cây lương thực chính trong sản xuất nông nghiệp. Sản xuất lúa đã đảm bảo lương thực cho khoảng 82 triệu dân và đóng góp vào việc xuất khẩu. Năm 1997 Việt Nam đã vươn lên trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo sau Thái Lan, trong tương lai xuất khẩu gạo vẫn là tiềm năng lớn của chúng ta. Tuy nhiên, chất lượng gạo của Việt Nam vẫn còn kém chưa đạt yêu cầu về giá trị kinh tế cao trong xuất khẩu (bạc bụng, hương vị kém, …). Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là chưa có bộ giống chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân từng nước trên thế giới. Tuỳ theo truyền thống ẩm thực và thu nhập của từng quốc gia, bộ phận dân cư khác nhau mà yêu cầu về chất lượng gạo cũng khác nhau.
Nằm trong đồng bằng Sông Hồng, Bắc Ninh có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 47.018 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa mầu là 44.003 ha đã tạo ra giá trị sản xuất nông nghiệp là 3.232,519 tỉ đồng/năm (trồng trọt: 1.830,674 tỉ đồng (56,6%): chăn nuôi: 1.272,481 tỉ đồng (39,4%); dịch vụ: 129,364 tỉ đồng (4%)), góp phần không nhỏ cho việc an ninh lương thực, ổn định và nâng cao đời sống xã hội cho nhân dân. (theo nguồn thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2005).
Là một trong những huyện sản xuất lúa lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh, Quế Võ có diện tích trồng lúa cả năm khoảng 16.901 ha, thu nhập của người nông dân chủ yếu là từ trồng lúa và chăn nuôi trong quy mô hộ gia đình.
Hiện nay cơ cấu giống lúa trên địa bàn huyện Quế Võ khá đơn giản, việc áp dụng một số giống lúa chất lượng cao chưa được nhiều. Diện tích cấy lúa thuần chủ yếu là các giống lúa: Q5(54%), khang dân 18(20%), VH1(10%), các giống lúa nếp(7%), tám xoan (0.4%), các giống khác(7%). Trong cơ cấu giống lúa Q5 là giống có năng suất cao, song chất lượng gạo quá thấp, khó bán, giá bán rẻ hiệu quả kinh tế chưa cao, dễ nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông ở vụ xuân. Giống lúa khang dân năng suất cao, chất lượng trung bình hay bị đổ, dễ nhiễm rầy, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Các giống bắc thơm 7, HT1 chất lượng gạo thơm ngon song không kháng được bạc lá, chỉ cấy chủ yếu trong vụ xuân. Các giống lúa cũ như tám xoan, bao thai … có thời gian sinh trưởng kéo dài, không chịu phân bón, năng suất quá thấp, chống đổ kém, không đáp ứng yêu cầu giá trị kinh tế. Một số diện tích lúa lai BTE-1, Dưu 527,…tuy có năng suất cao, chất lượng khá song thời gian sinh trưởng dài, khả năng chống chịu bệnh bạc lá kém, dễ nhiễm sâu đục thân, cấy chủ yếu ở vụ xuân, hạn chế tăng vụ, không phù hợp với yêu cầu của thực tế sản xuất. Một nhược điểm nữa của lúa lai là giá giống rất cao gấp 2,5 - 3 lần giá giống lúa thường (trên cùng 1 đơn vị diện tích đầu tư), phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên không chủ động được giống.
Những năm gần đây, kinh tế phát triển, nhu cầu về ăn ngon của đại bộ phận nhân dân cũng tăng lên rõ rệt. Các loại gạo chất lượng kém như gạo Q5, Nhị ưu 838…rất khó bán, chủ yếu dành cho chăn nuôi. Một số loại gạo chất lượng trung bình (KD18, C70…) được sử dụng theo phương thức tự sản tự tiêu là chính, có giá bán thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Các loại gạo ngon (Xi23, bắc thơm 7, HT1, N46, LT2…) bán được giá cao hơn gạo thường 3 – 4000đ/kg, giá gạo ngon cao một phần là do chất lượng gạo một phần do nguồn cung không đủ cho nhu cầu ngày càng lớn về loại gạo này.
Để đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất lúa gạo, cần phải định hướng sản xuất theo hướng hàng hoá, gạo có chất lượng cao, cung cấp đủ lương thực có chất lượng cho nhu cầu gạo ngon ngày càng cao của nhân dân trong huyện, cho công nhân viên lao động các khu công nghiệp trên địa bàn Quế Võ, nhân dân thành phố Bắc Ninh và tiến tới phục vụ thị trường Thủ đô Hà Nội rộng lớn.
Để đáp ứng được yêu cầu đó cần phải tuyển chọn được bộ giống lúa thuần có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời kháng được một số sâu bệnh hại chính, có thời gian sinh trưởng tương đương khang dân 18 để đưa vào cơ cấu cây trồng 3 vụ.
Hiện nay một số viện trường đã tạo ra một số giống mới như trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo được hương cốm, SS2, N50, N91, N46, N18, N19…. các dòng giống này đã được gieo trồng ở nhiều nơi tỏ ra có triển vọng : thời gian sinh trưởng tương đương hoặc bằng khang dân nhưng có năng suất cao (N91, N18, N19), chất lượng tốt (N46)và có ưu điểm kháng bệnh bạc lá tốt (N46, N19, N91).
Do giống có tính chất địa phương, chỉ thích hợp ở một vùng sinh thái nhất định, khi đó giống tốt mới có thể phát huy hết tiềm năng của giống. Để xác định khả năng thích ứng và phù hợp của các giống trên địa bàn huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh chúng tôi thực hiện đề tài:
“ Tuyển chọn và phát triển một số dòng, giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh bạc lá ở Quế Võ – Bắc Ninh”
1.2. Mục đích
+ Trên cơ sở điều tra cơ cấu giống, diện tích, năng suất, sản lượng lúa, phân tích xu hướng chuyển dịch và đề xuất một cơ cấu giống hợp lý cho huyện.
+ Tuyển chọn được 2 – 3 dòng giống lúa mới ngắn ngày có năng suất từ tương đương đến cao hơn giống lúa đối chứng, có chất lượng tốt, kháng bệnh bạc lá cao hơn hẳn giống lúa đối chứng (KD18, HT1).
+ Đề xuất cơ cấu giống lúa hợp lý, phát triển rộng ra sản xuất các dòng giống mới được tuyển chọn trên địa bàn Quế Võ.
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Những nghiên cứu về cây lúa
2.1.1. Nhu cầu lương thực trong nước và thế giới
Lúa là cây lương thực quan trọng trong đời sống nhân dân thế giới. Sản xuất lúa gạo luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. ở Việt Nam 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Trước thập kỷ 80, sản xuất lúa gạo theo hướng tập trung đã làm cho ngành sản xuất lúa gạo lâm vào cảnh trì trệ, năng suất thấp, nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất không được khai thác hết. Từ năm 1986 đến nay Việt nam bắt đầu đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế hộ gia đình. Cơ chế này đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển năng suất lúa tăng, chuyển nước ta từ một nước nhập khẩu lương thực thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới vào cuối những năm 90.
Hiện nay nước ta đã xuất khẩu gạo sang hơn 85 nước trên thế giới, trong đó châu á và châu Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất. Việt Nam là Quốc gia đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo sau Thái Lan và trong tương lai xuất khẩu gạo vẫn là tiềm năng lớn của chúng ta. Tuy nhiên chất lượng gạo của ta vẫn còn kém: bạc bụng, dài trung bình, hương vị kém. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là chưa có được bộ giống chất lượng cao. Trong khi đó, xu hướng yêu cầu gạo phẩm chất cao trên thị trường châu á và châu Mỹ ngày càng tăng. Bên cạnh mục tiêu đề ra năm 2005, cả nước xuất khẩu từ 3,5 – 3,8 triệu tấn gạo/năm và năm 2010 xuất khẩu được 4 – 4,5 triệu tấn thì đề án quy hoạch 1,5 triệu ha lúa chất lượng cao đạt 5 triệu tấn gạo ngon/năm của Nguyễn Tuấn (1999) [81], Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1997) [2] ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là đề án sẽ nâng tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, sẽ tăng từ 735 triệu USD như hiện nay lên 1.176 triệu USD và sẽ đem lại lãi từ làm lúa cho nông dân đồng bằng sông Cửu Long tăng từ 3.775 tỷ đồng lên gần 11.000 tỷ đồng (Nguyễn Tài, 1996) [96].
Hiện nay ở nước ta cùng với nhiều giống lúa đặc sản truyền thống, các giống có phẩm chất cao cũng đã và đang được nhập nội, lai tạo trong nước, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu gạo và nâng cao giá trị hàng hoá của cây lúa, tăng thu nhập cho người nông dân làm lúa.
Gạo là lương thực quan trọng trong những bữa ăn hàng ngày của người dân nhiều quốc gia trên thế giới, tại châu á gạo là nguồn cung cấp calori chủ yếu, đóng góp 56% năng lượng, 42,9% protein hàng ngày (IRRI,1984) [96]. Nó đặc biệt quan trọng với những người nghèo, khi mà lương thực cung cấp tới 70% năng lượng và protein trong bữa ăn hàng ngày [97].
Tuỳ theo truyền thống ẩm thực và thu nhập của các quốc gia, bộ phận dân cư khác nhau mà yêu cầu về chất lượng gạo cũng khác nhau.
Các nghiên cứu của Kaosa, Fuliano và trung tâm thông tin Bộ Nông nghiệp (2001) [78] cho thấy: tại thị trường Hồng Kông các loại gạo hạt dài, tỷ lệ gạo nguyên cao, cơm mềm luôn được bán với giá cao. Tại Rome các loại gạo Japonica được ưa chuộng. Trái lại các khách hàng Tây á và Italia lại ưa chuộng gạo đục và cứng cơm. Người Nhật Bản ưa gạo hạt tròn, mềm ướt, thật trắng và không có mùi thơm. Còn thị trường Thái Lan thích gạo hạt dài, cơm khô.
Những nơi mà gạo là lương thực thứ yếu (châu Âu) thì họ yêu cầu loại gạo tốt. Gạo 5 – 10% tấm được tiêu thụ nhiều ở Tây Âu và 10 – 13% tấm ở các nước Đông Âu. Ngày nay loại gạo hạt dài chiếm ưu thế ở thị trường Tây Âu. Một số nước như Hà Lan, Bỉ, Thụy Sỹ, Anh và một số vùng nước Pháp có chiều hướng tăng các món ăn phương Đông nên sử dụng nhiều loại gạo hạt dài. Trong khi đó, ở các nước Đông Âu người tiêu dùng lại thích hạt gạo hạt tròn hơn. Gần 90% dân số Bangladesh và phần lớn dân số của các nước ấn Độ, Srilanka, Pakistan, các nước thuộc châu Phi tiêu thụ loại gạo đồ, còn gạo nếp được tiêu thụ chính ở Lào, Campuchia và một số vùng ở Thái Lan (FAO, 1998) [22].
Hàng năm thị trường toàn cầu tiêu thụ khoảng 23 triệu tấn, trong đó các quốc gia châu á nhập khẩu nhiều nhất chiếm 49% tổng nhập khẩu toàn thế giới, nhất là Philipines và Indonesia. Theo FAO, do việc rỡ bỏ hàng rào thuế quan nên các nước châu Phi sẽ tăng nhập khẩu gạo, năm 2005 các quốc gia này nhập khoảng 30% (Theo trung tâm BNN và PTNN, 2001, 2002) [78], [79].
Dự báo những năm tiếp theo đây, Thái Lan, Việt Nam, Mỹ và ấn Độ vẫn là các quốc gia xuất khẩu gạo chủ yếu [78].
2.1.2. Nguồn gốc và phân loại cây lúa
2.1.2.1. Nguồn gốc cây lúa
Cây lúa (Oryzasativa L) thuộc họ hoà thảo (Gramineae) chi Oryza có 2 loài được trồng chủ yếu là O.sativa trồng phổ biến ở châu ávà loài O. Glaberrima trồng ở Tây Phi với diện tích không đáng kể.
Lúa là loại cây được trồng cổ xưa nhất. Theo các tài liệu ghi chép được thì cây lúa đã được trồng ở Trung Quốc vào khoảng 2800 – 2700 năm trước công nguyên. Về nguồn gốc lúa trồng châu á Oryza sativa vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả Sampath và Rao (1951), Sampath (1951) cho rằng: Oryza sativa tiến hoá từ lúa dại hàng năm O. Nivara. Theo Sanno và và cộng sự (1958), Oka (1998), Mirishima và cộng sự (1992) cho rằng: kiểu trung giangiữa O. Rifipogon và O.Navara giống với tổ tiên lúa trồng hiện đại hơn cả [39].
Theo nghiên cứu của Ting (1933), Sampath và Rao (1951) về xuất sứ lúa trồng châu á cho rằng: O. Sativa có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và ấn Độ.
Theo nghiên cứu của Wattg (1980), Vavilop (1926) cho rằng cây lúa bắt nguồn đầu tiên từ nam Trung Quốc. Còn theo Kamarov (1938), Erughin (1950) lại cho rằng cây lúa có nguồn gốc ở vùng đồng bằng Đông Nam á. Có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về nguồn gốc cây lúa, song các vùng trên có đặc điểm khí hậu nhiệt đới nóng ẩm phù hợp với điều kiện trồng lúa. Từ các trung tâm này lúa Indica phát tán đến lưu vực sông Hoàng Hà, và Dương Tử rồi sang Nhật Bản, Triều Tiên và từ đó biến dị thành chủng Japonica. Lúa Japonica được hình thành ở Indonesia là một sản phẩm của quá trình chọn lọc từ Indica (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [26].
Theo Nguyễn Thị Trâm (1998) [74] cho rằng tại Việt Nam qua Khảo sát về nguồn gen cây lúa cho thấy có 5 loại lúa dại mọc ở các vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long đó là các loài: .Granulata, O. Nivara, O.Officilalis, O. Rufipogon, O. Ridleyi.
2.1.2.2. Nghiên cứu về phân loại lúa trồng
Về phương diện thực vật học, lúa trồng hiện nay là do lúa dại Oryza fatua hình thành thông qua một quá trình chọn lọc nhân tạo lâu dài. Loài lúa dại này thường gặp ở ấn Độ, Campuchia, miền Nam Việt Nam, Đông nam Trung Quốc, Thái Lan, Myanma. Họ hàng với lúa trồng là các loài trong chi Oryza có 24 hoặc 48 nhiễm sắc thể. Trong 22 loài thuộc chi Oryza sativa và O.glaberrima là lúa trồng nhưng loài O.glaberrima chỉ được trồng một diện tích nhỏ ở Tây Phi [30]
Về phân loại lúa trồng O.sativa có nhiều quan điểm khác nhau nhưng dựa trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trước đây của các nhà phân loại học. Viện nghiên cứu lúa quốc tế đã thống nhất chia lúa trồng châu á (O.sativa) thuộc họ hoà thảo (Graminae), tộc Oryzae, có bộ nhiễm sắc thể 2n=24, thuộc genome AA, thành 3 kiểu sinh thái địa lý hoặc ba loài phụ là Indica, Japonica và Javanica [96]
Cây lúa rất thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa. Loại thảo mộc này có thể phát triển mạnh trong nhiều vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt trong điều kiện nước ngập mà nhiều loại hoa màu thực phẩm khác không thể sống được. Vào thời nguyên thủy, canh tác lúa được biết đến qua lúa rẫy, lúa na, lúa nà (thung lũng) và lúa nước. Cho đến thời Pháp thuộc, các loại lúa thường được nói đến như lúa rẫy (miền Trung gọi là lúa cạn, miền Bắc gọi là lúa nương), lúa nước, lúa cạn, lúa lóc, lúa ruộng, lúa gò, lúa đất cao, lúa ruộng thấp, lúa biền, lúa nổi, lúa nước mặn, v.v. ..
Năm 1963, Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI chia Oryzae làm 19 loài [26].
Theo Sharma (1973) Genus Oryzae bao gồm 28 loài cả loài phụ, phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo chúng gồm 2 loại hình lâu năm và hàng năm, có chiều cao từ 30 - 200cm, dựa trên cơ sở phân tích sự tiến hoá của loài có thể chia thành 3 nhóm loài:
Nhóm Padia có thân rạ nhỏ, mọc ở vùng rừng ẩm nhiệt đới đất không ngập nước, ưa bóng mát.
Nhóm Augustizolia có thân rạ nhỏ, mọc ở vùng rừng ẩm nhiệt đới châu Phi.
Nhóm Euroryza (hay Oryzae) thuộc nhóm tiến hoá nhất, có thân rạ trung bình đến to, ưa ánh sáng, thích nghi với đất ngập nước [26].
Vào đầu thời gian cuộc cách mạng xanh, các chuyên gia lúa gạo trên thế giới đã đồng ý về phân loại lúa theo đặc tính của đất đai và khí hậu (IRRI, 1984) [96] như sau:
* Lúa rẫy (lúa đất khô): Trồng ở vùng có mưa nhiều hoặc ít, đất tốt hoặc xấu và phối hợp các yếu tố này.
* Lúa tưới tiêu: Trồng ở vùng có nhiệt độ thích hợp hoặc nhiệt độ thấp.
* Lúa ruộng nước trời: Lúa ruộng cạn (5 – 25 cm), sâu vừa (25 – 50 cm), trong quá trình sinh trưởng hoà toàn phụ thuộc vào nước mưa, thường bị hạn hoặc bị ngập nước.
* Lúa thủy triều: Lúa nước ngọt, mặn, phèn và than bùn, thường trồng ở vùng có thuỷ triều.
* Lúa nước sâu: Lúa ruộng cạn (25 - 50 cm), sâu (50 - 100 cm) và thật sâu (lúa nổi) (>100 cm).
Theo quan điểm canh tác học, cây lúa trồng trải qua quá trình thuần hoá đã thích nghi dần với từng vùng sinh thái cụ thể mà nó được gieo trồng, đồng thời cũng xuất hiện các biến dị do điều kiện canh tác gây nên. Từ đó hình thành nên các nhóm lúa đặc trưng cho từng vùng sinh thái nhất định. Theo quan điểm này có bốn nhóm chính sau:
* Lúa cạn: được trồng trên đất cao, không giữ được nước, cây lúa nhờ hoàn toàn vào nước trời trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
* Lúa có tưới: được trồng trên những cánh đồng có công trình thuỷ lợi, chủ động về nước trong suốt đời sống của cây.
* Lúa nước sâu: lúa được canh tác trên những cánh đồng thấp không có khả năng rút nước khi gặp mưa lớn hoặc lũ. tuy nhiên, thời gian ngập không quá 10 ngày và mức nước không quá 50cm.
* Lúa nổi: lúa được gieo trồng trước mùa mưa, khi mưa lớn lúa đã đẻ nhánh, khi nước dâng cao lúa vươn lên lên khoảng 10 cm/ngày, để ngoi theo, vươn lên trên mặt nước (trích theo Nguyễn Thị Trâm, 1998) [74].
Về phương diện sinh thái và địa lý, lúa O. sativa có 2n = 24 nhiễm sắc thể, thường được phân biệt làm 3 nhóm: Indica, Japonica và Javanica (hay Japonica nhiệt đới).
Lúa Indica thường trồng ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, có thân cao, dễ đổ ngã, nhiều chồi, lá ít xanh và cong, kháng được nhiều sâu bệnh nhiệt đới. Hạt gạo dài hoặc trung bình, có nhiều tinh bột. Năng suất kém hơn lúa Japonica.
Lúa Japonica thường được trồng ở những vùng ôn đới hoặc những nơi có độ cao trên 1.000m, có thân ngắn, chống đổ ngã, lá xanh đậm, thẳng đứng, ít chồi, hạt gạo thường tròn, ngắn hoặc trung bình, và dẻo khi nấu vì ít chất tinh bột. Lúa Japonica có năng suất cao.
Lúa Javanica (bulu) hay lúa Japonica nhiệt đới được trồng ở Indonesia, có đặc tính ở giữa hai loại lúa Japonica và Indica. Hình thái gần giống như lúa Japonica. Thân cứng, chắc và ít cảm quang. Có bản lá rộng nhiều lông. Hạt lúa thường có râu.
Ngoài ra còn có loại lúa Oryza glaberrima được trồng ở Tây châu Phi cách đây 3.500 năm. Nguồn gốc có thể ở lưu vực sông Niger ở Mali, có thân cao như Indica, gié lúa thẳng, có ít hoặc không có nhánh phụ. Hạt lúa không có lông trên vỏ trấu, và gạo đỏ [87]. Loại lúa này kháng nhiều sâu bệnh và chịu được hạn, nhưng năng suất kém hơn những loại lúa nêu trên.
Tuy nhiên, gần đây bằng phân tích isozyme, người ta có thể phân biệt Oryza sativa làm 6 nhóm: Nhóm I (Indica), II, III, IV, V và VI (Japonica). Nhưng các nhóm II và III gần giống với nhóm I (Indica) và nhóm IV và V gần giống nhóm VI (Japonica). Đa số các giống lúa thơm như Basmati 370, Khao dawk mali 105 và lúa rẫy (hay lúa nương) thiên về nhóm VI. [86]
Tại Việt Nam các giống lúa của ta tồn tại cả 4 nhóm với các đặc trưng nêu trên, nhóm lúa cạn tồn tại nhiều ở vùng núi và trung du Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên. Lúa có tưới được canh tác chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Lúa nước sâu phổ biến tại các vùng úng trũng tại đồng bằng Bắc Bộ, các thung lũng khó thoát nước tại trung du và miền núi phía Bắc. Lúa nổi chỉ tồn tại rất ít tại khu vực đồng Tháp Mười thuộc đồng bằng sông Cửu Long
2.2. Nghiên cứu về đặc điểm di truyền của cây lúa
2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm di truyền của hình thái giải phẫu
Cây lúa là cây trồng rất đa dạng về hình thái. Các giống khác nhau có những đặc điểm hình thái đặc trưng về kiểu cây, kiểu lá, hình dạng bông,... . Trong phần này sẽ trình bày nghiên cứu về một số tính trạng hình thái.
2.2.1.1. Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi chín hoàn toàn và thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh.
- Đối với lúa cấy: bao gồm thời gian ở ruộng mạ và thời gian ở ruộng lúa cấy.
- Đối với lúa gieo thẳng: được tính từ thời gian gieo hạt đến lúc thu hoạch.
ở miền Bắc các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 90 - 120 ngày, giống lúa trung ngày là 140 - 160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ, do thời vụ gieo cấy có điều kiện nhiệt độ thấp nên thời gian sinh trưởng kéo dài 180 - 200 ngày.
ở đồng bằng sông Cửu Long các giống lúa địa phương có thời gian sinh trưởng 200 - 240 ngày ở vụ mùa, cá biệt những giống lúa nổi có thời gian sinh trưởng đến 270 ngày.
Tính trạng thời gian sinh trưởng là tính trạng chịu nhiều tác động của yếu tố môi trường như: đất, nước, phân bón, nhiệt độ, ánh sáng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy cả tính cộng và không cộng đều rất quan trọng trong việc hình thành tính trạng thời gian sinh trưởng của cây lúa [107].
Theo Yoshida (1979) cho rằng; những giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn thì không thể cho năng suất cao vì sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế. Ngược lại giống có thời gian sinh trưởng quá dài cũng không cho năng suất cao vì sinh trưởng quá dài gây hiện tượng lốp đổ. Tuy nhiên trong điều kiện đất đai có độ phì thấp như nhau thì giống có thời gian sinh trưởng dài hơn cho năng suất sẽ cao hơn [84]. Theo Jennigs và cộng sự (1979) thời gian sinh trưởng của lúa do nhiều gen điều khiển di truyền số lượng được biểu hiện rất rõ khi nghiên cứu phân ly ở F2 của con lai, giữa giống có thời gian sinh trưởng ngắn với giống có thời gian sinh trưởng dài. Tính chín sớm được điều khiển bởi 1 cặp gen trội [100]
2.2.1.2. Chiều cao cây lúa
Chiều cao cây là một tính trạng có liên quan đến tính chống đổ của cây lúa. Dạng hình thấp cây, thân cứng có khả năng chống đổ tốt [96]. Các nhà khoa học tại viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) khẳng định rằng: các giống lúa có nguồn gốc từ Trung Quốc mang gen lùn, lặn nhưng không ảnh hưởng gì đến chiều dài bông, rất có ý nghĩa trong chọn giống.
2.2.1.3. Khả năng sinh trưởng
Khả năng sinh trưởng mạnh, sớm ở thời kỳ đầu của quá trình sinh trưởng là một đặc tính có lợi, các giống lúa nào có khả năng sinh trưởng tốt sẽ tạo điều kiện cho quá trình quang hợp và tích luỹ chất khô nhiều hơn, từ đó có năng suất cao hơn.
Tính trạng này do nhiều kiểu gen kiểm tra, khó tổ hợp với gen kiểm tra tính chín sớm nhưng dễ dàng kết hợp với gen kiểm tra tính lùn và không phản ứng với quang chu kỳ (IRRI,1972) [94]
2.2.1.4. Khả năng đẻ nhánh
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất cây lúa.
Quá trình đẻ nhánh liên quan chặt chẽ với quá trình ra lá. Thường khi ra lá đầu tiên thì mầm nách ở mắt ra lá bắt đầu phân hoá, trong quá trình ra các lá tiếp theo thì cũng tương tự như vậy ở các nhánh tiếp theo. Theo quy luật thì khi lá thứ 4 xuất hiện thì lá thứ nhất kết thúc thời kỳ phân hoá và bắt đầu xuất hiện nhánh thứ nhất và khi ra lá thứ 5 thì nhánh thứ 2 xuất hiện
Thời gian đẻ nhánh của cây lúa được tính từ khi lúa bén rễ hồi xanh đến khi làm đốt, làm đòng. Tuy nhiên ở ruộng mạ cũng có hiện tượng đẻ nhánh nếu mạ gieo thưa, hoặc những cây mạ quanh bờ có thể đẻ 1 - 2 nhánh đầu tiên khi có 4 - 5 lá (gọi là mạ ngạnh trê), nhưng ngay lúc đó mật độ cây trong ruộng mạ tăng lên và quá trình đẻ nhánh ngừng lại. Về khả năng đẻ nhánh của cây lúa thì phụ thuộc vào phạm vi mắt đẻ (tức là số lá trên cây mẹ, tuổi mạ và số lóng đốt kéo dài) và điều kiện ngoại cảnh.
Người ta cũng phân biệt thời gian đẻ nhánh hữu hiệu và vô hiệu. Trên cây lúa, thông thường chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu (nhánh thành bông). Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành nhánh vô hiệu.
Trời âm u, thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp, thời gian bén rễ hồi xanh kéo dài 15 - 20 ngày, thậm chí 25 - 30 ngày ở vụ chiêm xuân phía Bắc. Thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh về rễ và lá, quyết định đến sự phát triển diện tích lá và số bông.
Thời gian đẻ nhánh phụ thuộc vào giống, thời vụ và biện pháp kỹ thuật canh tác. Thời gian đẻ nhánh có thể kéo dài trên dưới 2 tháng ở vụ chiêm xuân, 40 - 50 ngày ở vụ mùa, 20 - 25 ngày ở vụ hè thu.
Trong một vụ, các trà cấy sớm có thời gian đẻ nhánh dài hơn các trà cấy muộn. Thúc đạm sớm, quá trình đẻ nhánh sớm. Bón phân nhiều, muộn, thời gian đẻ nhánh kéo dài. Mật độ gieo cấy thưa thời gian đẻ nhánh dài hơn so với cấy dày. Tuổi mạ non thời gian đẻ nhánh dài hơn so với mạ già. Giai đoạn này cần chăm sóc hợp lí để đảm bảo số nhánh hữu hiệu, số lá và số bông, tránh bón phân nhiều, bón muộn làm cho lúa đẻ nhánh lai rai thường làm tăng tỷ lệ nhánh vô hiệu, ảnh hưởng đến tiêu hao dinh dưỡng cũng như tăng cường sự phá hoại của sâu bệnh [28]
2.2.1.5. Bộ lá lúa và khả năng quanh hợp
Lá là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp của cây, do vậy việc tăng hay giảm diện tích lá có tác động trực tiếp đến lượng quang hợp.
Nói chung cây lúa có quá trình quang hợp theo con đường C3 (Ishii & CTV,1977).
Quá trình quang hợp của cây xanh được diễn tả như sau:
Lục lap
CO2 + H20 [CH2O] + O2
Để tăng năng suất lúa ta phải tăng hàm lượng chất khô trước trỗ, tăng khả năng vận chuyển và cuối cùng tăng quang hợp thời kì sau trỗ (Phạm Văn Cường và cs, 2003) [113]. Quang hợp là quá trình nhận năng lượng ánh sáng mặt trời và chuyển hoá năng lượng này thành năng lượng hoá học dự trữ dưới dạng Hydratcacbon. Khoảng 80%- 90% chất khô cây xanh tích luỹ được là do quang hợp [84]. Như vậy quang hợp giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự tạo thành năng suất lúa. Vấn đề đặt ra là muốn cho cây quang hợp mạnh thì cần điều chỉnh cho nó có một bộ lá tối ưu, diện tích quang hợp lớn mà không che phủ lẫn nhau, hàm lượng diệp lục trong lá cao. Vì vậy cần phải có chỉ số diện tích lá (LAI) (m2 lá/m2 đất) thích hợp.
Theo Đào Thế Tuấn 1980: đạm làm tăng diện tích lá rõ rệt, nhưng khi diện tích lá quá cao hiệu suất quang hợp lại giảm [59]:. Vai trò hút đạm của cây ở giai đoạn cuối rất có ý nghĩa trong quá trình vận chuyển và tích luỹ chất khô, đặc biệt thể hiện rõ ở lúa lai (Nguyễn Văn Hoan, 2000) [29]. Gần đây các chương trình nghiên cứu về quan hệ giữa đạm và quang hợp ở thời kì chín cho biết nếu hàm lượng đạm trong lá cao thì quang hợp sẽ mạnh hơn [109]. Kết luận này phù hợp với những nghiên cứu của Phạm Văn Cường về hàm lượng đạm trong lá lúa có tương quan chặt với quang hợp và chính điều này đã làm tăng năng suất chất khô và năng suất hạt [9].
Ngoài chỉ số LAI, hiệu suất quang hợp thuần (NRA) cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tích luỹ chất khô của cây lúa.
Năng suất hạt của các giống lúa thuần và lúa lai ở các mức đạm khác nhau có tương quan thuận ở mức ý nghĩa với chỉ số diện tích lá, tốc độ tích luỹ chất khô ở giai đoạn đầu sinh trưởng (Phạm Văn Cường, Phạm Thị Khuyên và cs, 2005) [9].
2.2.1.6 Tính có râu ở hạt
Theo G.V.Guliaeb, IU.L.Gujop (1978) [23] tính có râu được kiểm tra bởi 3 gen trội là An-1,An-2, An-3 khi cả 3 gen trội cùng hiện diện ở một số giống thì râu ở hạt dài, trái lại nếu 3 gen đều ở dạng lặn thì hạt không có râu, khi có một hoặc hai gen trội thì mức độ dài của râu khác nhau rõ rệt. Tính dễ rụng hạt được kiểm tra bởi một số gen trội di truyền độc lập với các tính trạng khác.
2.2.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Năng suất được cấu thành bởi ba yếu tố: số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Trong cả ba yếu tố trên thì sự đóng góp của số bông/m2 là 74%, hai yếu tố còn lại là 26% [29]. Đồng thời số bông/m2 cũng là yếu tố tương đối dễ điều chỉnh hơn so với hai yếu tố còn lại do số hạt/bông và khối lượng 1.000 hạt được kiểm soát chặt chẽ bởi yếu tố di truyền.
Về nguyên tắc thì mật độ gieo cấy càng cao thì số bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bông không làm giảm số hạt/bông, nếu vượt quá giới hạn đó thì số hạt/bông bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiều bông. Theo Đinh Văn Lữ (1978) nếu tăng số bông đến một phạm vi mà số hạt/bông và tỉ lệ hạt chắc giảm ít thì đạt năng suất cao, nhưng nếu số bông tăng quá cao thì số hạt/bông và tỉ lệ hạt chắc giảm nhiều làm cho năng suất giảm [43].
Số bông trên đơn vị diện tích gieo cấy phụ thuộc vào mật độ cấy và số dảnh cơ bản khi cấy, còn số hạt trên bông và khối lượng 1000 hạt phụ thuộc lượng dinh dưỡng mà cây hút được. Vì vậy để đảm bảo cho quần thể lúa phát triển mạnh, song song với việc tăng mật độ cấy thì phải tăng mức phân bón (Bùi Huy Đáp, 1970 [17]; Đào Thế Tuấn, 1980 [59].
Theo Phạm Văn Cường và cs (2005), năng suất hạt của các giống lúa ở các mức đạm khác nhau có tương quan ở mức ý nghĩa với số bông/m2 và số hạt/bông [9].
Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy số bông có quan hệ nghịch với số hạt/bông và khối lượng 1.000 hạt. Còn số hạt/bông và khối lượng 1.000 hạt có mối quan hệ thuận với nhau (Đào Thế Tuấn, 1980) [59]. Trong bốn yếu tố cấu thành năng suất thì số bông/m2 biến động mạnh nhất, nó phụ thuộc vào thời vụ, mật độ cấy và số nhánh đẻ... tiếp đến là yếu tố số hạt/bông và khối lượng 1.000 hạt ít biến động nhất.
Số hạt/bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, số hoa phân hóa cũng như thoái hóa. Toàn bộ quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực (từ làm đòng đến trỗ). Và số lượng gié, hoa phân hóa được quyết định ngay từ thời kỳ đầu của quá trình làm đòng (bước 1 - 3 trong vòng từ 7 - 10 ngày).._. Thời kỳ này bị ảnh hưởng bởi sinh trưởng của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh, các yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoái hóa hoa. Thời kỳ thoái hóa hoa thường bắt đầu vào bước 4 (hình thành nhị và nhụy) và kết thúc vào bước 6, tức là khoảng 10 - 12 ngày trước trỗ. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ làm đòng hoặc do ngoại cảnh bất thuận như trời rét, âm u, thiếu ánh sáng, bị ngập, hạn, sâu bệnh... ngoài ra cũng có nguyên nhân do đặc điểm của một số giống.
Tỉ lệ hạt chắc/bông: tăng tỉ lệ hạt chắc/bông hay nói cách khác là giảm tỉ lệ hạt lép/bông cũng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa. Tỉ lệ hạt chắc/bông được quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ, nếu gặp điều kiện bất thuận trong thời kỳ này thì tỉ lệ lép sẽ cao. Tỉ lệ lép/bông không chỉ bị ảnh hưởng của các yếu tố nói trên mà còn bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của giống. Thường tỉ lệ lép giao động tương đối lớn, trung bình từ 5-10%, ít là 2-5%, cũng có khi trên 30% hoặc thậm chí còn cao hơn nữa.
Yếu tố cuối cùng là khối lượng 1.000 hạt: yếu tố này biến động không nhiều do điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh mà chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố giống. Khối lượng 1.000 hạt được cấu thành bởi 2 yếu tố: khối lượng vỏ trấu (thường chiếm khoảng 20%) và khối lượng hạt gạo (thường chiếm khoảng 80%). Vì vậy muốn khối lượng hạt gạo cao, phải tác động vào cả 2 yếu tố này.
Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Để có một ruộng lúa năng suất cao, giữa các yếu tố phải có sự cân bằng thích hợp. Có thể điều chỉnh cân bằng đó thông qua các biện pháp kỹ thuật thâm canh.
2.2.3. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Nếu tính theo thời kỳ sinh trưởng thì cây lúa có 3 thời kỳ sinh trưởng chính:
Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: tính từ lúc hạt thóc nảy mầm đến khi bắt đầu vào giai đoạn phân hoá hoa lúa (trên thực tế người ta tính từ khi gieo mạ, cấy lúa, cây lúa đẻ nhánh tới số nhánh tối đa)
Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: tính từ lúc bắt đầu phân hoá hoa lúa đến khi lúa trỗ bông và thụ tinh (bao gồm từ: làm đòng - phân hoá đòng, đến trỗ bông - bông lúa thoát khỏi lá đòng, nở hoa, tung phấn, thụ tinh.
Thời kỳ chín: sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ chín, kết thúc thời kỳ này là bông lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành thu hoạch hạt thóc.
Nếu tính theo giai đoạn sinh trưởng thì cây lúa có 10 giai đoạn sinh trưởng:
1. Giai đoạn trương hạt.
2. Giai đoạn hạt nảy mầm.
3. Giai đoạn đẻ nhánh.
4. Gian đoạn phát triển lóng thân.
5. Giai đoạn phân hoá hoa.
6. Giai đoạn trỗ bông.
7. Giai đoạn nở hoa thụ phấn, thụ tinh.
8. Giai đoạn hạt chín sữa.
9. Giai đoạn hạt chín sáp.
10. Giai đoạn hạt chín hoàn toàn.
2.2.4. Di truyền độ xếp sít hạt/bông và bông hữu hiệu/khóm
Khi nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng suất thì số hạt trên bông là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất cuối cùng
Theo Chang T (1965) thì Locus “DN” chi phối cách xắp xếp hạt trên bông. Theo Dzuba (1976), Trần Duy Quý (1997) [50] thì bông ngắn hạt xếp sít nhau do hai gen lặn chi phối Dt , Dn, Lp và Lx.
ở điều kiện tối ưu trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số bông trên m2 đóng góp khoảng 75% năng suất, cũng theo Chang T.T (1970) [21] thì số lượng bông hữu hiệu/khóm do 3- 5 locus gen kiểm tra tính trạng này.
2.2.5. Di truyền về tính trạng chín sớm
Tính trạng chín sớm cũng do nhiều gen quy định trong đó gen trội EF có trong giống CL 11037 gen này được phân ly độc lập với gen SD1 và gen không râu (GL). Gen chín sớm rất dễ phát hiện, chỉ cần điều tra trước khi hoa nở vài ngày là phát hiện ra.
2.2.6. Di truyền về tính chống chịu sâu bệnh của cây lúa
Sâu và bệnh là hai kẻ thù làm giảm đáng kể đến năng suất và phẩm chất nông sản. Lúa là đối tượng của nhiều loại dịch hại, chúng có khả năng gây thiệt hại nặng đến năng suất, nhiều năm ở nhiều nơi dịch hại có thể làm mất mùa trắng. ở một số nước trên thế giới, thiệt hại do sâu bệnh trung bình làm giảm từ 20 - 30% tiềm năng năng suất, có trường hợp tỷ lệ này còn cao hơn. Đối với Việt Nam là một nước nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều đây là điều kiện rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển và cũng là điều kiện thích hợp cho tập đoàn sâu bệnh gây hại phát triển, có những vùng không được thu hoạch. Theo Hồ Khắc Tín (1982) [57]. Hàng năm sâu bệnh làm thiệt hại mất tới 26,70% năng suất cây trồng. Theo Hà Quang Hùng (1998) [34], ở nước ta hàng năm có khoảng 30 vạn ha lúa (chiếm 30% diện tích gieo trồng) bị sâu bệnh phá hại, riêng ở miền Bắc sâu bệnh làm tổn thất khoảng 1,2 triệu tấn thóc.
Theo Nguyễn Công Thuật (1996) [68] cho rằng: năm 1996 nước ta đã phát hiện có khoảng 40 loài sâu bệnh hại lúa. Căn cứ vào mức độ gây hại trên cây trồng có một số loài gây hại chính: rầy nâu (Nilapavata lugens), sâu cuốn lá nhỏ (Claphalo crocis medinalis guenee), sâu đục thân (Tripoca inceertula) và rất nhiều bệnh như: bệnh đạo ôn (Piricularia Orizae), bệnh bạc lá (Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân, 1999) [65]. Để giải quyết vấn đề này, việc tạo ra những giống chống chịu sâu bệnh là vấn đề vô cùng quan trọng, để đảm bảo ổn định sản lượng lúa.
2.2.6.1. Di truyền tính chống bệnh bạc lá
Bệnh bạc lá lúa được phát hiện đầu tiên ở Nhật Bản vào khoảng năm 1884-1885. Bệnh phổ biến ở hầu hết các nước trồng lúa trên thế giới, đặc biệt ở Châu á (Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin, ấn Độ,...).
Bệnh bạc lá phát sinh phá hại suốt từ thời kỳ mạ đến chín nhưng có triệu chứng điển hình là ở thời kỳ lúa cấy trên ruộng từ sau đẻ - trỗ, chín sữa.
Vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa - Xanthomonas Oryzae, chúng khá phổ biến xuất hiện ở 70 nước có trồng lúa trên thế giới, song vùng gây hại lớn nhất là vùng Đông Nam á và Châu á làm thiệt hại về năng suất và chất lượng gạo. Theo Mew và cộng sự (1982) [108] , thì bệnh có thể làm giảm tới 60% năng suất hàng năm. ở Việt Nam bệnh bạc lá đã từng gây hại nặng ở Bắc giang (1956 – 1957), Đông Triều – Quảng Ninh (1961) và phát triển thành dịch ở đồng bằng sông Hồng những năm 1968 – 1975 (Hà Minh Trung, 1996) [43].
Mức độ tác hại của bệnh phụ thuộc vào giống, thời kỳ bị nhiễm của cây sớm hay muộn và mức độ nặng hay nhẹ. Năm 1970 trên diện tích lúa mùa giống NN8 bị bệnh ở mức độ 60 - 100%, giảm năng suất từ 30 - 60%.
Bệnh bạc lá ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng và phát triển của cây lúa, làm tăng cường hô hấp, giảm cường độ quang hợp, cây mềm yếu, kéo dài thời gian trỗ, tăng tỷ lệ hạt lép, gạo nát cao (Tạ Minh Sơn, 1987)[53].
Vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa (Xanthomonas Oryzae) có hình thức sinh sản vô tính theo phương pháp phân đôi tế bào, nếu có một đột biến tự nhiên xảy ra mặc dù với tần số thấp cũng tạo nên nòi mới làm đa dạng thêm các chủng. Một nòi vi khuẩn mới đã được phân lập có độc tính cao hơn, nòi này đã phát triển thành dịch vào năm 1957 ở tỉnh Kyushu – Nhật Bản (Mew và cộng sự, 1982)[108].
Năm 1989 đã phát hiện được 14 gen chống bệnh bạc lá trong đó có 5 gen là Xa-1, Xa-2, Xa-3, Xa-11 và Xa-12 tìm thấy ở Nhật Bản do Ogawa và Yamamoto (1986) và 9 gen khác được phát hiện ở IRRI là Xa-4, Xa-5, Xa-6, Xa-7, Xa-8, Xa-9, Xa-19, Xa-14, Xa-21 (theo Ogawa và cộng sự, 1987). Cũng theo Ogawa và cộng sự thì Xa-6 và Xa-9 cùng alen với Xa-3. Tương tự với những gen chống bệnh trên người ta đã phát hiện ra 6 nòi sinh lý khác nhau ở Philipines đó là: PX061 (nòi 1), PX086 (nòi 2), PX079 (nòi 3), PX071 (nòi 4), PX011 (nòi 5) và PX099 (nòi 6). Theo Ogawa và cộng sự (1988) thì những giống mang gen Xa-1, Xa-11, Xa-12, mẫn cảm với 6 nòi sinh lý tìm thấy ở Philippin, gen này cá nguồn gốc từ loài lúa dại Oryzae longistaminata. Sau đó Ikeda và cộng sự (1990) đã phát hiện thấy gen này có liên kết với gen Xa-3, Xa-4 ở nhiễm sắc thể số 11. [38]
Những năm gần đây IRRI và một số các nước phát triển đã lập bản đồ gen và dùng phương pháp PCR để phát hiện chọn lọc những gen chống bênh bạc lá của giống trên cơ sở đó có thể điều tra phát hiện nhiều gen chống bệnh khác nhau trên cùng một giống một cách chính xác.
Theo Phan Hữu Tôn (2000)[70] dùng phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) đã phát hiện và chọn lọc những gen chống bệnh ở lúa trong đó có bệnh bạc lá. Qua kiểm tra 145 giống lúa địa phương, nghiên cứu thấy có 12 giống chứa gen Xa-5 và không có giống nào chứa gen Xa-13 và Xa-21. Cũng theo Phan Hữu Tôn (2002 – 2004)[71] hiện nay bộ môn Công nghệ sinh học và Phương pháp thí nghiệm đã phân lập được 10 chủng đang tồn tại ở miền bắc Việt Nam.
* Một số nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá
Trong khoảng 10 năm gần đây, rất nhiều các giống lúa lai Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất, do có năng suất cao. Nhưng có những vấn đề đang đặt ra cho sản xuất, nhất là vấn đề phát sinh bệnh bạc lá trên diện rộng ở tất cả các địa phương, hàng năm hơn 350.000 ha bị nhiễm bệnh nặng ở vụ mùa và cả vụ lúa xuân, như vụ mùa 2002 ở Đan Phượng, Phú Xuyên - Hà Tây, huyện Lương Tài - Bắc Ninh, Gia Viễn - Ninh Bình có hàng trăm ha bị mất trắng.... Hiện nay nhiều giống trong bộ giống đang sử dụng nhiễm bệnh bạc lá rất nghiêm trọng. Phần lớn các giống lúa mới, thấp cây hoặc cao cây, lá to bản, thời gian sinh trưởng dài hay ngắn đều có thể bị bệnh. Các giống lúa lai như: Nhị ưu 838, D.ưu 527… các giống lúa thuần: bắc thơm số 7, hương thơm số 1 (HT1), Q5… các giống lúa cũ như nếp, dự thơm cũng bị tương đối nặng. Một số giống lúa tám (tám xoan, tám thơm) ngân tuyết, tẻ tép bị bệnh rất nhẹ. Trong số các giống mới có năng suất khá, phàm ăn, bón phân nhiều nhưng có khả năng chống chịu bệnh cao được trồng trong những năm trước đây (giống IR22, IR579, IR1561, C71, X21, X22,…). Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá khả năng kháng, nhiễm bệnh bạc lá của các giống lúa lai, lúa thuần Trung Quốc với một số chủng vi khuẩn Xanthomonas Oryzae phổ biến ở miền bắc Việt Nam là rất cần thiết trong việc định hướng nhập nội giống lúa lai và góp phần xây dựng qui trình phòng chống tổng hợp bệnh bạc lá lúa. Đồng thời nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho các nhà chọn giống hiện nay là nghiên cứu chọn tạo ra các giống có khả năng chống bệnh bạc lá.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo thành công giống lúa chuyển gen GM làm dòng phục hồi phấn hoa kháng với sâu đục thân sọc nâu (SSB), bệnh bạc lá, và một số loại thuốc trừ cỏ khác nhau. Dòng lúa này là kết quả lai của hai giống lúa cải biên di truyền (GM): Zhongguo91 mang gen cry1Ab và gen bar điều khiển tính kháng sâu đục thân sọc nâu và kháng thuốc cỏ, giống Yujing6 có gen Xa21 điều khiển tính kháng bệnh bạc lá với phổ kháng rộng. Dòng phục hồi phấn hoa Hui773 được sử dụng như dòng cho hạt phấn trong khi lai. Gen cry1Ab và gen bar đồng thể hiện trong nhiều thế hệ, không có hiện tượng im lặng của gen xảy ra. Các dòng lúa được tuyển chọn biểu thị những tính trạng nông học ưu việt và tính kháng sâu bệnh [25].
Chiến lược chọn tạo giống lúa chống bệnh bạc lá ở miền Bắc của Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội đầu tiên là thu thập mẫu bệnh, ứng dụng công nghệ sinh học để phân lập chủng, nuôi cấy và phân biệt gen kháng bệnh bằng PCR đã xác định 10 chủng vi khuẩn Xanthomonas Oryzae gây bệnh khác nhau. Các dòng chỉ thị IRBB5 (có gen Xa5), IRBB7 (Xa7), IRBB21 (Xa2) có khả năng kháng được đa số các chủng vi khuẩn gây bệnh (Phan Hữu Tôn (2000) [70]).
Chọn tạo giống lúa lai hai dòng kháng bệnh bạc lá của Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội với phương pháp lai giữa dòng bất dục 103s và dòng phục hồi chứa gen kháng bệnh bạc lá tạo ra các tổ hợp lai như Việt lai 24, Việt lai 27 kháng bệnh bạc lá, thời gian sinh trưởng 108 - 110 ngày, năng suất 7,2 - 7,6tấn/ha.
áp dụng chỉ thị phân tử để chọn giống lúa kháng bệnh bạc lá của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp chỉ thị marker kết hợp với chọn giống truyền thống để thanh lọc và đánh giá kiểu hình, kiểu gen các giống lúa mùa địa phương xác định gen kháng bạc lá Xa5, Xa13 trên nhiểm sắc thể số 5, 8 và việc liên kết các gen mục tiêu làm tăng tính kháng rộng của giống lúa.
Nghiên cứu chất kích kháng và khả năng ứng dụng trong quản lý tổng hợp bệnh cháy lá trên lúa ở đồng bằng sông Cửu Long của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu sử dụng chất kích thích tính kháng đối với bệnh cháy lá lúa như dipotassium hydrogen phosphat (K2HPO4), oxalic acid (C2H2O4), natritetraborac (Na2B4O7) dùng xử lý hạt giống trước khi sạ hàng giúp giảm bệnh cháy lá, tăng cường lực mạ, tăng số hạt chắc và năng suất. [49]
Kết quả cho thấy nghiên cứu của Bộ môn Di truyền - giống, khoa Nông học, Trường ĐHNN Hà Nội khi sử dụng 8 giống lúa lai TQ nhập nội gồm: Nhị ưu 63; Nhị ưu 838; Bắc ưu 903; Sán ưu 63; Bồi tạp 49; Bồi tạp sơn thanh; D.ưu 527; Nông ưu 28 và dòng bất dục đực (CMS): Nhị 32A. Sử dụng giống lúa chuẩn nhiễm bệnh bạc lá IR24 làm đối chứng. Kết quả đã xác định được giống Bắc ưu 903 chứa gene kháng bệnh; 2 giống: Bồi tạp 49; Bồi tạp sơn thanh và Nông ưu 28 chứa gene kháng bệnh bạc lá; giống Nhị ưu 838 có phản ứng nhiễm bệnh bạc lá lúa. [85]
2.2.6.2. Di truyền tính chống chịu sâu đục thân
Trên thế giới sâu đục thân có ở Trung Quốc, Nhật bản, Triều Tiên, ấn Độ, Philipin, Malaysia, Miến Điện, Sri Lanca, Indonesia... . Trong nước có ở hầu hết các vùng cấy lúa. Hàng năm có 5 – 6 lứa sâu đục thân, đây là loài sâu nguy hiểm, gây hại chủ yếu vào thời kỳ làm đòng đến trỗ bông ở hầu hết các trà lúa, làm giảm năng suất rất lớn và là đối tượng sâu hại rất khó phòng trừ. Biện pháp chủ động nhất là chọn tạo ra những giống lúa ngắn ngày để thuận tiện cho việc bố trí thời vụ lúa trỗ tránh được cao điểm gây hại của sâu. Chọn tạo ra giống có khả năng chống chịu sâu đục thân.
Qua nghiên cứu của Gootavandos (1925) và Shoki (1978) đã chứng minh rằng những giống có râu mẫn cảm với sâu đục thân hơn là giống không râu. Theo Turat (1974) cho rằng thân lúa cao, đẻ khoẻ, lá dài và rộng mẫn cảm hơn với sâu đục thân.
Hai tác giả Stana Kinijob và Pathak (1979) đã đưa ra mối tương quan thuận giữa chiều cao cây, chiều dài lá đòng, chiều rộng lá đòng và độ lớn đường kính thân với tính mẫn cảm sâu đục thân. Còn mức độ ráp của bẹ lá , mức độ cuốn chặt lấy thân của bẹ lá có mối tương quan nghịch với tính mẫn cảm sâu đục thân.
Theo Yoshida (1979) [84] thì hàm lượng silic trong cây càng cao thì tính mẫn cảm với sâu đục thân càng giảm và có khả năng chống chịu sâu đục thân.
2.2.7. Nghiên cứu di truyền mùi thơm, độ dẻo, hàm lượng amylose
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo, nhưng nổi bật nhất là: ảnh hưởng của yếu tố giống, điều kiện môi trường sinh thái, kỹ thuật canh tác và các công đoạn sau thu hoạch, bảo quản.
Trong các yếu tố trên giống lúa là yếu tố tiên quyết. Các yếu tố như điều kiện môi trường gieo trồng, phân bón, công đoạn sau thu hoạch cũng ảnh hưởng khá lớn đến tỷ lệ gạo nguyên, nhiệt độ hoá hồ, tỷ lệ trắng bạc và hàm lượng dinh dưỡng trong hạt
Chỉ tiêu nấu nướng và ăn uống của gạo xát chủ yếu được xác định được bởi tỷ số aymylose/amylosepectin. Một trong những chỉ tiêu quan trọng của chất lượng nấu nướng là nhiệt độ hoá hồ của tinh bột gạo. Người ta đã chia gạo của các giống lúa khác nhau thành các loại sau đây: giống có nhiệt độ hoá hồ thấp 740C [12]
Hàm lượng amylose được coi là thành phần quan trọng bậc nhất để xác định chất lượng nấu nướng .
2.2.7.1. Di truyền mùi thơm
Mùi thơm, khi nấu cơm mùi vị bốc hơi cho thấy một hợp chất chính của formaldehydes và hydrogen sulfide. Emmanual (1993) khi đánh giá mùi thơm của gạo IR64, Azucena và Basmati đã chứng minh các hợp chất pentanol, hexanol, benzaldehyde, 2-acetyl-1-pyrroline và 2-acetyl-1-pyrroline là thành phần chính trong mùi thơm của gạo [39].
Tính trạng mùi thơm rất dễ bị thay đổi bởi điều kiện môi trường. Mùi thơm của Basmati cần nhiệt độ lạnh của môi trường gieo trồng. Mùi thơm của Khao dawkmali và các giống lúa thơm cổ truyền ở Việt nam có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện đất đai. Tuy vậy người ta vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân [39]. Khai thác tính trạng thơm của các giống cổ truyền vẫn là hướng ưu tiên trước mắt. Cải tiến dạng hình cây lúa thơm bằng phương pháp chọn dòng thuần đã được áp dụng thành công ở Việt Nam đối với một số giống như: nàng hương, tám xoan (thập kỷ 1990) (Bùi Chí Bửu và cs, 1995) [5].
2.2.7.2. Di truyền độ dẻo của lúa gạo
Độ bền thể gen là một trong những chỉ tiêu có tính chất quyết định đến chất lượng cơm, giống có độ bền thể gen mềm thì cơm sẽ ngon. Trong cùng một nhóm giống có hàm lượng amylose giống nhau, giống lúa nào có độ bền thể gen mềm hơn giống đó sẽ được ưa chuộng hơn (Juliano.B.O, 1990) [103].
Sự nở dài hạt cơm là một tính trạng đặc biệt sau khi nấu chín. Giống lúa nào có khả năng nở dài hạt cơm nhiều thì cho phẩm chất cơm mềm và xốp hơn [39]. Một số giống lúa như Basmati (ấn Độ, Pakistan), Bahra của Afghanistan, Domsia của Iran... có khả năng nở dài gấp đôi so với chiều dài hạt gạo làm cho phẩm chất cơm mềm và xốp [85].
Độ bền thể gen biến động rất lớn giữa các vụ gieo trồng và vùng gieo trồng khác nhau. Điều này có thể giải thích vì sao các giống lúa đặc sản khi được gieo trồng ở vùng có điều kiện sinh thái khác thì chất lượng thay đổi (Tang SX, G.S.Khush, B.O.Juliano, 1991) [117].
2.2.8. Các chỉ tiêu về chất lượng và đặc điểm di truyền
Chất lượng lúa gạo là một trong những mục tiêu mà công tác cải tạo giống đặt ra. Chất lượng được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau bao gồm: màu sắc vỏ trấu, kích thước hạt, hình dạng hạt, độ đồng đều của hạt, tỷ lệ gạo xay, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ bạc bụng, chất lượng nếm thử và đặc điểm trong quá trình chế biến.
Theo Juliano, 1985 [102] có thể tổng hợp lại để đánh giá chất lượng gạo theo nhóm chỉ tiêu sau :
- Chất lượng thương trường (thương phẩm): là các tiêu chuẩn liên quan đến giá cả mua bán, trao đổi trong nước và quốc tế. Các chỉ tiêu chất lượng thương trường gồm có: chiều dài, chiều rộng hạt gạo xát, màu sắc nội nhũ, độ bạc bụng, độ trong hạt gạo.
- Chất lượng xay xát hay chất lượng cơ lý gồm các chỉ tiêu: Tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ trắng trong... nói chung là hệ số thu hồi sản phẩm sau chế biến.
- Chất lượng nấu nướng, ăn uống hay nếm thử đánh giá bằng cảm quan nên phụ thuộc vào tập quán của từng nhóm dân cư: căn cứ chủ yếu vào hàm lượng amyloza, nhiệt độ hoá hồ, độ bền thể gen, độ nở cơm, sức hút nước và hương thơm…
- Chất lượng dinh dưỡng: được thể hiện thông qua hàm lượng protein, hàm lượng lysine…
2.2.8.1. Chất lượng thương phẩm.
Đánh giá của IRRI về phân loại hạt chất lượng theo chỉ tiêu hình dạng và kích thước hạt theo hạt gạo xay: loại rất dài: > 7,5mm; loại dài: 6,61 - 7,5mm; loại trung bình: 5,51 - 6,60mm; loại ngắn 3,0; trung bình D/R khoảng 2,1-3,0; bầu D/R khoảng 1,1 - 2,0; tròn D/R < 1,1.
* Cơ sở di truyền của chất lượng thương phẩm
Theo Ramaiah (1933) cho rằng: chiều dài hạt gạo do 1 gen kiểm tra. Bolich (1957) cho chiều dài hạt gạo là 2 gen kiểm tra. Còn Ramaiah và Parthasarthy (1933) lại cho rằng 3 cặp gen kiểm tra tính trạng này. Các tác giả khác như Mitro (1962), Chang (1974)[88] , Nakatats và Jackson (1973), Somrith và cộng sự (1979) lại cho rằng tính trạng này là do nhiều gen kiểm tra và kích thước, khối lượng hạt di truyền đa gen [114]
Hình dạng hạt là kết quả của mối quan hệ giữa chiều dài, chiều rộng hạt và độ dầy hạt gạo. Những đặc điểm này là thuộc tính của giống và được di truyền trung gian giữa hai bố mẹ (Virmani,1994)[118]. Khi nghiên cứu về hình dạng hạt, Ramaiah (1933) đã chứng minh rằng kiểu hạt ngắn, tròn trội hơn kiểu hạt dài hình ôvan. Ông đem lai giống hạt dài (>10mm) với hạt ngắn (<5,81mm) cho ra tỷ lệ phân ly ở đời F2 là 3 ngắn/1 dài. Ông cho rằng tính trạng này được kiểm tra do 3 nhân tố di truyền K1, K2, K3... mức độ liên kết của các nhân tố này dẫn đến chiều dài của hạt khác nhau.
Hình dạng hạt gạo là đặc tính của giống tương đối ổn định, ít bị thay đổi do điều kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên, nếu sau khi nở hoa, nhiệt độ hạ xuống có thể làm giảm chiều dài nhưng không nhiều. Nếu những cá thể có hình dạng hạt đẹp ở F2 thì ít biến đổi ở các thế hệ sau. Vì vậy, trong các quần thể từ F3 hay các dòng thuần không có hy vọng chọn lọc được dạng hạt đẹp hơn F2 hoặc nguyên bản (Nguyễn Thị Trâm, 1998) [74].
Chiều dài và hình dạng hạt di truyền độc lập nên có thể tổ hợp hai tính trạng đó vào một giống. Không có sự khác biệt di truyền nào gây cản trở sự tái tổ hợp của tính trạng hạt thon dài với các tính trạng độ trong, độ bạc bụng, hàm lượng amylose trong nội nhũ, kiểu cây, thời gian sinh trưởng và năng suất [35].
Khi theo dõi nhiều tổ hợp thấy rằng chiều dài, chiều rộng, trọng lượng hạt ở F2 tương đương nhau và bằng giá trị trung gian giữa hai bố mẹ. Vì thế muốn cho hạt F2 thon dài nên chọn cả hai bố mẹ A và R thon dài [10].
Kết quả nghiên cứu di truyền chỉ ra sự bạc bụng được kiểm tra do hoạt động của gen đơn lặn (USDA,1963), do 1 gen trội kiểm soát (Nagai,1958) hay do đa gen quy định (Nakatats và Jackson,1973) [110].
Độ trong của gạo di truyền độc lập với các tính trạng nông sinh học khác nên có thể dùng các phương pháp lai hữu tính để tạo nên các dạng tái tổ hợp vừa có nhiều tính trạng nông sinh học tốt, vừa có năng suất cao lại vừa có gạo trong [18].
2.2.8.2. Chất lượng xay xát
Chất lượng xay xát được xem xét ở 2 chỉ tiêu chủ yếu sau: tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên. Xay xát thóc thực chất là quá trình loại bỏ trấu, phôi và vỏ cám. Khi loại bỏ các bộ phận này hàm lượng cellulose và lipip sẽ bị giảm rõ rệt. Loại bỏ cellulose sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá còn khi loại bỏ lipid sẽ làm tăng khả năng bảo quản gạo. Sản phẩm xay xát gồm có trấu, cám, tấm, gạo. Thóc có chất lượng xay xát tốt là thóc sau khi xát cho tỷ lệ % tổng số gạo và gạo nguyên hạt cao. Màu sắc của nội nhũ cũng phản ánh tính chất của gạo, gạo trong thường ngon hơn gạo đục [14].
Tỷ lệ gạo nguyên là tính trạng di truyền bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ trong suốt thời gian lúa chín đến thu hoạch (Nagato K.Y Kono, 1963) [109]. Do đặc tính nở hoa trên một bông lúa và giữa các bông trong một khóm không đều nên các hạt chín không đều (Ramaiah,1953; Matsubayashi,1969; Vergara,1980). Theo Mahadevappa, (1969) thời gian thu hoạch thường phải ước đoán để thu hoạch nhằm đạt năng suất cao và tỷ lệ gạo gẫy ít vì lúa chưa chín. Nếu thu hoạch muộn, do có nhiều hạt quá chín sẽ bị rụng và nứt vỡ. Banguaek (1994) cho biết thời điểm tốt nhất cho thu hoạch là sau khi hạt phơi màu 33-36 ngày [47]. Lê Doãn Diên (1995) [13] cũng có nhận xét tỷ lệ gạo nguyên thay đổi nhiều tuỳ theo bản chất giống và phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ khi lúa chín và điều kiện bảo quản phơi sấy sau thu hoạch. Cũng theo ông tỷ lệ gạo nguyên phụ thuộc vào kích thước, hình dạng hạt và hàm lượng protein trong hạt .
Ngoài ra các nghiên cứu của Dilay (1988), Hou (1988), A.Ali và cộng sự cho thấy tỷ lệ gạo nguyên còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như mức phân bón, thời điểm tiêu nước và mật độ cấy [13].
Tỷ lệ gạo nguyên có mối quan hệ chặt chẽ với độ cứng của hạt và độ bạc bụng, chịu ảnh hưởng lớn bởi kỹ thuật sau thu hoạch (gặt đập, phơi sấy, tồn trữ...) (Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2000)) [6]. Tỷ lệ gạo nguyên còn phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch và tuốt lúa khác nhau. Những nghiên cứu của Bùi Chí Bửu và CTV (1996) [7] cho thấy tỷ lệ gạo nguyên cao nhất khi thu hoạch vào lúc chín 28- 30 ngày. Tiến hành thu sớm sau khi lúa trổ 20 ngày hoặc thu muộn sau khi lúa trỗ 35 ngày thì tỷ lệ gạo nguyên đều thấp.
Kích thước, dạng hạt và độ bạc bụng của hạt là những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng xay xát và đặc biệt là tỷ lệ gaọ nguyên. Nghiên cứu của Yadav (1989) [119] cho thấy tỷ lệ gạo nguyên tăng tương quan với sự giảm chỉ số dài/rộng hạt, hay nói cách khác hạt càng dài thì tỷ lệ gạo nguyên càng thấp. Hạt càng mảnh dài và độ bạc bụng càng cao thì tỷ lệ gạo nguyên càng thấp (Lê Doãn Diên, 1990) [12]. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Bhattacharya (1980) cho thấy kích thước hạt và hình dạng hạt có ảnh hưởng đến chất lượng xay xát. Với những giống có tỷ lệ D/R thấp thì tỷ lệ gạo nguyên cao, những giống có tỷ lệ D/R cao thì tỷ lệ gạo nguyên thấp.
Độ trong suốt của hạt gạo tuỳ thuộc vào tính chất của phôi nhũ, mức độ bạc bụng với vết đục xuất hiện ở trên lưng, bụng hoặc ở trung tâm hạt gạo (gạo hạt lựu). Tinh bột ở vùng bạc bụng xuất hiện rời rạc có cấu trúc kém chặt chẽ hơn vùng trong suốt nên nó tạo ra các khe hở chứa không khí giữa các hạt trung bình (Del Rosario và CTV, 1968) [90]. Mặc dù độ bạc bụng không ảnh hưởng gì đến phẩm chất cơm, nhưng ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu thụ. Người tiêu thụ thích hạt gạo có nội nhũ trong và trả giá cao hơn cho những loại gạo này (Khush và CTV, 1979) [106].
Độ bạc bụng của nội nhũ một mặt do yếu tố di truyền, mặt khác các điều kiện môi trường cũng ảnh hưởng đến đặc tính này. Điều kiện môi trường chủ yếu ảnh hưởng đến độ bạc bụng là nhiệt độ sau khi lúa trỗ, nhiệt độ cao làm tăng độ bạc bụng, nhiệt độ thấp làm giảm hoặc mất độ bạc bụng (Bùi Chí Bửu và cs, 1996) [7]. Tính trong của hạt gạo được di truyền độc lập với tất cả các tính trạng nông học quan trọng khác, do đó có thể chọn lọc ở các thế hệ sớm (Somrith, 1974) [114].
Quá trình tạo ra bạc bụng chủ yếu trong quá trình chín (thời kỳ tích luỹ chất khô vào nội nhũ) nếu thiếu nước ở giai đoạn sau trỗ hoặc xuất hiện bệnh đạo ôn cổ bông, bọ xít chích hút giai đoạn lúa ngậm sữa đều làm tăng tỷ lệ gạo bạc bụng (Del Rosario và CTV, 1968) [90].
Phơi thóc làm giảm độ ẩm từ từ hạt gạo sẽ trong hơn là làm giảm độ ẩm đột ngột (Bùi Chí Bửu và CTV, 1996) [7].
2.2.8.3. Chất lượng dinh dưỡng
Chất lượng dinh dưỡng của lúa gạo được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau: hàm lượng protein đặc biệt là 8 aminoacid không thể thay thế, hàm lượng amylose, nhiệt độ hoá hồ, lượng của các vitamin và các nguyên tố khác... của gạo.
* Hàm lượng protein
Protein của lúa gạo là loại dinh dưỡng cao, cao nhất trong tất cả các loại protein của các hạt ngũ cốc khác như lúa mì, ngô, cao lương....Protein của gạo được đặc trưng bởi tính dễ đồng hoá và tính cân bằng của 8 aminoacid không thay thế đối với sức khoẻ của con người [14].
Nghiên cứu của Chang và Somrith (1979) cho biết di truyền tính trạng protein do đa gen điều khiển có hệ số di truyền khá thấp, có thể do ảnh hưởng tương tác mạnh mẽ của kiểu gen và môi trường. Trong quá trình canh tác nếu không bón hoặc bón ít đạm thì các giống cao sản chỉ chứa một lượng protein tương đương với lúa địa phương. Nhưng khi bón phân và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý thì hàm lượng protein sẽ tăng từ 7-9% (theo Phạm Văn Phương, 2006) [49]
Hàm lượng protein là một thông số quan trọng trong giá trị dinh dưỡng hạt gạo. Protein trong hạt gạo có giá trị cao hơn so với các loại hạt cốc khác, bởi vì hàm lượng lysin của nó khá cao (3,5- 4%) (Juliano, 1985) [102]. Do đó hàm lượng protein của lúa gạo tuy thấp khoảng 7 - 10% nhưng nó vẫn được xem như là một protein có phẩm chất cao nhất. Các nhà chọn giống đã cố gắng nâng cao hàm lượng protein trong các giống lúa mới nhưng ít thành công, bởi vì di truyền tính trạng protein trong hạt rất phức tạp và bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường khá mạnh mẽ (Juliano, 1993) [104].
Hàm lượng protein trong lúa gạo phụ thuộc nhiều vào hàm lượng phân bón. Người ta thấy hàm lượng protein tăng ở những dòng áp dụng lượng phân bón cao [102]. Hàm lượng protein thay đổi theo môi trường canh tác và yếu tố phân bón khá rõ. Phân đạm có vai trò làm tăng cường quá trình tổng hợp protein mà không làm thay đổi đặc tính phẩm chất của giống. Hàm lượng protein của các giống có xu hướng tăng lên tỷ lệ thuận với lượng N bón tới mức 120 kg/ha. Lượng N bón cao tới 150 kg/ha làm giảm lượng protein của tất cả các giống (Vũ Tuyên Hoàng và cs, 2001) [33].
Theo nghiên cứu của A.Singh và cộng sự về mối quan hệ giữa hàm lượng protein và độ bóng của gạo xát trên 4 giống Manhar, Govind, plant dhan 4, type 3. Kết quả đã cho thấy hàm lượng protein giảm đi, còn độ bóng của gạo lại tăng lên theo thời gian xay xát từ 0 – 11giây . Còn nghiên cứu của Y.Wenchao và cộng sự trên 7 giống lúa Javponica cho thấy sự suy giảm chất lượng ăn uống không thể quy cho hàm lượng protein và amylose qua bảo quản vì hai hàm lượng này không thay đổi nhiều. Gạo được bảo quản nhìn chung hàm lượng axit béo tự do nhiều hơn gạo mới và vị ngon của gạo bảo quản có thể được đánh giá bởi hàm lượng axits béo tự do [120]
Nâng cao hàm lượng và phẩm chất protein trong hạt gạo là mục tiêu chọn giống của không ít các chương trình nghiên cứu trên thế giới. Năm 1970, bộ môn trồng trọt thuộc IRRI khẳng định: trong vụ khô hàm lượng protein của các giống IR20, IR22 cao hơn hẳn giống IR8 khi bón ở mức 150kg N/ha làm nhiều lần và bón vào lúc cấy, phân hoá đòng. Còn trong vụ mưa thì hàm lượng protein không ảnh hưởng đáng kể ở các giống.v.v... Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiển trên các giống lúa địa phương và nhập nội thì bón phân phối hợp NPK có hiệu lực làm tăng hàm lượng protein trong hạt hơn là bón riêng rẽ [25]
Tuy nhiên, có sự tương quan nghịch giữa năng suất hạt và hàm lượng protein trong hạt do sự phân phối năng lượng trong quá trình tổng hợp protein hoặc tổng hợp tinh bột trên cơ sở sự ưu tiên theo quá trình nào của một giống lúa. Giống lúa năng suất cao thì protein trong gạo có xu hướng thấp. Đó là thách thức cho nhà chọn giống lúa cải tiến, vừa đạt năng suất cao, vừa có hàm luợng protein cao (Bùi Chí Bửu, 2005) [4].
* Hàm lượng amylose
Sản phẩm chính của gạo là cơm, chất lượng cơm được đánh giá qua các chỉ tiêu: độ dẻo, độ chín, độ bóng, độ rời, mức độ khô lại khi để nguội, mùi thơm, ...và chất lượng cơm phản ánh thị hiếu người tiêu dùng ở các khu vực (Viện công nghệ sau thu hoạch,1998) [83].
Tinh bột chiếm tỷ lệ trên 90% trong hạt gạo. Nó được hình thành do hai đại phân tử amylose và amylopectin. Hàm lượng amylose có thể được xem là hợp phần quan trọng nhất, bởi vì nó có tính chất quyết định trong việc làm cho cơm dẻo, mềm hoặc cứng (Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 2000) [6].
Môi trường gây nên sự biến động hàm lượng amylose trong hạt gạo của cùng một giống lúa, đặc biệt là nhiệt độ trong thời gian lúa vào chắc (Juliano, 1990) [103]. Nhưng sự biến động này không chênh lệch quá 6%. Hàm lượng amylose vụ đông xuân và vụ hè thu có sự khác biệt giữa các giống. Thường vụ đông xuân có hàm lượng amylose thấp hơn vụ hè thu (Nguyễn Thị Lan._.ững phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng giống mà còn phụ thuộc vào thời gian thu hoạch, độ ẩm của hạt truớc khi xay sát và trang thiết bị xay sát. Tỷ lệ gạo xát của các dòng, giống biến động từ 62,3 – 73,1%. Trong đó tỷ lệ gạo xát cao nhất là TN13-5 (đạt 73,1%), tiếp đó là HT6 đạt 72,0%, tỷ lệ gạo xát thấp nhất là N18 đạt 62,3%.
* Tỷ lệ gạo nguyên biến động rất lớn, đây là một tính trạng di truyền và chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ do điều kiện môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm trong suốt thời kỳ hạt chín, kéo dài đến sau lúc thu hoạch (Khush và ctv, 1979) [60]. Nghiên cứu của Yadav (1989) [69] cho thấy trong các chỉ tiêu về chất lượng xay xát tỷ lệ gạo nguyên tăng tương quan với sự giảm tỉ số chiều dài hạt/chiều rộng hạt, hay nói cách khác hạt càng dài thì tỷ lệ gạo nguyên càng thấp. Tỷ lệ gạo nguyên biến động từ 56,8-89,8%. Giống Bắc thơm 7 có tỷ lệ gạo nguyên cao nhất đạt 89,8%, dòng HT9 có tỷ lệ gạo nguyên thấp nhất đạt 56,8%. ở các dòng, giống lúa có hương thì BM206, HT6, SS2 và Bắc thơm 7 có tỷ lệ gạo nguyên đạt 80,3-89,8% cao hơn đối chứng HT1 (đ/c1) (61,7%); ở các dòng, giống lúa không hương chỉ có TN13-5 và N18 có tỷ lệ gạo nguyên đạt 83,3 – 86,9% cao hơn KD18 (đ/c2). Các dòng, giống còn lại có tỷ lệ gạo nguyên tương đương hoặc thấp hơn 2 công thức đối chứng.
* Tỷ lệ trắng trong của hạt gạo phụ thuộc vào tính chất của nội nhũ, mức độ bạc bụng, với vết đục xuất hiện trên lưng, giữa hoặc bụng hạt. Độ bạc bụng có tần suất liên quan với tính trạng hạt tròn lớn hơn tính trạng hạt thon dài [63]. Người tiêu thụ thích hạt gạo có nội nhũ trong mặc dù độ bạc bụng không ảnh hưởng gì đến phẩm chất cơm. Theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy các dòng, giống khác nhau có tỷ lệ bạc bụng khác nhau một các rõ rệt. ở các tổ hợp lúa thơm, tỷ lệ gạo bạc bụng của SS2 cao nhất là 33,0% tiếp đó là công thức đối chứng 1 HT1 là 24,0%. Các dòng giống lúa thơm còn lại có tỷ lệ bạc bụng biến đổi rất thấp, từ 2,0 – 19,0%. ở các công thức lúa không thơm, tỷ lệ gạo bạc bụng biến đổi từ 5,3 – 33,0%.
Qua đánh giá chúng tôi nhận thấy 2 dòng SS2 và N18 có các chỉ tiêu về tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên và tỷ lệ bạc bụng chiếm ưu thế hơn so với các dòng giống khác.
Một trong những sản phẩm chính của gạo ở các nước tiêu thụ gạo là cơm. Chất lượng cơm được đánh giá bởi một số chỉ tiêu như độ bóng, độ dẻo, độ dính, mùi thơm và mức độ khô sau khi để nguội.
Khi đánh giá về hàm lượng protein chúng tôi nhận thấy:
- Hàm lượng protein đạt cao nhất là nhóm dòng giống nông lâm 7, BM206, HT9, bắc thơm 7, TL6, TN13-5, (mức a)
- Hàm lượng protein thấp nhất ở các dòng N50, N19, BoT1 và khang dân (đc 2) đạt mức f,g.
- Các dòng triển vọng N46, N91 có hàm lượng protein ở mức trung bình tương đương với đối chứng hương thơm 1.
Hàm lượng Amylose trong gạo giữa các công thức biến động từ 15,9 – 32,5%. Trong đó một số công thức có hàm lượng Amylose xếp loại cao (trên 25,0%) theo chiều từ cao xuống thấp là N50 và SS2, Nông Lâm 7, TN13-5, KD18, HT6, N91, N18. Dòng có hàm lượng amylose xếp trung bình (20 – 25%) là HT9. Các dòng giống còn lại có hàm lượng amylose thấp (<20%).
Bảng 4.16a. Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo của các dòng giống lúa
Chỉ tiêu
Dòng giống
Tỷ lệ
gạo lật (%)
Tỷ lệ
gạo xát (%)
Tỷ lệ
gạo nguyên (%)
Tỷ lệ gạo bạc bụng (%)
Hàm lượng protein (%)
HT1 (đ/c 1)
78,90
65,30
61,70
24,00 d
9,08 bc
Hương cốm
80,40
68,80
60,40
9,30 g
8,78 c
BoT1
79,90
68,50
61,70
8,70 g
7,48 f
BM206
80,30
70,20
80,90
2,30 i
9,94 a
HT6
80,00
72,00
80,30
10,00 g
7,71 ef
N46
78,30
65,70
60,20
8,00 g
8,47 cd
HT9
79,30
64,70
56,80
13,00 f
9,98 a
N19
79,50
64,50
60,50
19,00 e
7,33 fg
SS2
80,80
70,90
82,70
33,00 a
8,78 c
Bắc thơm 7
80,00
71,20
89,80
2,00 i
10,19 a
KD18 (đ/c 2)
80,70
71,10
75,70
27,00 c
7,40 f
TL6
79,50
65,50
60,40
8,00 g
9,92 a
Nông Lâm 7
80,50
67,50
61,30
5,30 h
10,20 a
TN 13-5
81,00
73,10
86,90
7,30 gh
10,13 a
N18
78,90
62,30
83,30
33,00 a
8,02 e
N91
79,20
69,70
60,70
7,70 gh
9,16 b
N50
80,20
69,90
73,80
31,00 b
7,18 g
LSD 0,05=
1,908
0,421
Ghi chú: Các dòng giống có cùng chữ không sai khác nhau với độ tin cậy 95%.
Bảng 4.16b. Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo (tiếp)
Chỉ tiêu
Dòng giống
Hàm
lượng amylose
(%)
Mùi thơm
Chiều
dài hạt gạo
(mm)
Tỷ lệ dài/rộng (D/R)
HT1 (đ/c 1)
17,80 h
Thơm
6,8
3,10
Hương cốm
17,10 h
Thơm
6,5
2,83
BoT1
19,30 g
Thơm
7,1
3,23
BM206
15,90 i
ít thơm
6,8
3,58
HT6
29,10 c
Thơm
6,8
3,10
N46
18,70 g
ít thơm
7,0
3,19
HT9
23,40 f
ít thơm
7,0
3,19
N19
17,50 h
ít thơm
6,0
2,73
SS2
32,50 a
ít thơm
5,7
2,19
Bắc thơm 7
17,10 hi
Thơm
6,0
3,00
KD18 (đ/c 2)
30,30 b
Không thơm
6,0
2,86
TL6
19,50 g
Không thơm
6,8
3,10
Nông Lâm 7
30,80 b
Không thơm
7,2
3,26
TN 13-5
30,10 bc
Không thơm
6,2
2,82
N18
26,40 e
Không thơm
5,8
2,32
N91
28,70 d
Không thơm
6,0
2,73
N50
32,50 a
Không thơm
6,5
3,10
LSD 0,05=
0,732
Ghi chú: Các dòng giống có cùng chữ không sai khác nhau với độ tin cậy 95%
Tổng kết đánh giá về một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các dòng, giống theo dõi chúng tôi nhận thấy:
Giống lúa bắc thơm 7 có các chỉ tiêu chất lượng như tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xay xát, tỷ lệ gạo nguyên và hàm lượng protein cao hơn hẳn đối chứng, điều này hoàn toàn phù hợp trên thực tế sản xuất hiện nay giống bắc thơm 7 đã khẳng định được chất lượng.
Phần lớn hàm lượng amylose ở công thức lúa thơm thấp hơn một số công thức lúa không thơm.
Các dòng triển vọng N46, N91 có chất lượng gạo cao hơn hẳn đối chứng: tỷ lệ gạo bạc bụng thấp hơn hẳn, có hàm lượng protein và amilose tương đương hương thơm1 (đc 1) và cao hơn khang dân 18 (đc 2).
4.2.9. Hội nghị đầu bờ đánh giá cho điểm các giống thí nghiệm so sánh giống
Khi lúa bắt đầu chín được 85% số hạt trên bông, có khoảng 70% số giống đạt được chỉ tiêu đó chúng tôi tiến hành tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá cho điểm các giống ngay tại ruộng.
Đại biểu tham gia đánh giá là những nông dân có trình độ hiểu biết về thâm canh lúa giỏi trong xã, ban quản trị hợp tác xã, phó chủ tịch xã phụ trách nông nghiệp và cán bộ khuyến nông cơ sở.
Hướng dẫn các đại biểu đánh giá cho điểm một số giống lúa tốt với giống đối chứng HT1 và KD18 ở các mức tốt hơn, tốt bằng và xấu hơn giống đối chứng.
Kết quả phiếu điều tra chúng tôi ghi ở bảng 4.17
Bảng 4.17. Kết quả đánh giá các giống lúa khảo nghiệm
Tỷ lệ = số phiếu đồng ý/ tổng số phiếu điều tra.
Chỉ tiêu
Dòng giống
Tỷ lệ phiếu
điều tra tốt hơn
giống .....
Chỉ tiêu
Dòng giống
Tỷ lệ phiếu
điều tra tốt hơn
giống .....
KD18
HT1
KD18
HT1
HT1 (Đ/c1)
23/30
-
KD18 (Đ/c 2)
-
12/30
Hương cốm
12/30
19/30
TL6
5/30
2/30
BoT1
7/30
4/30
NLâm 7
8/30
3/30
BM206
14/30
5/30
TN 13-5
5/30
7/30
HT6
8/30
11/30
N18
28/30
27/30
N46
29/30
20/30
N91
29/30
29/30
HT9
7/30
15/30
N50
27/30
20/30
N19
25/30
23/30
SS2
4/30
9/30
Bắc thơm 7
5/30
3/30
Kết quả đánh giá khách quan của hội nghị đầu bờ tổ chức ở 3 xã khác nhau chúng tôi nhận thấy có 5 giống tốt hơn Khang dân 18 (có số phiếu đạt >70%): N50, N91, N18, N19, N46 trong số đó có 2 giống N46 và N91 có số phiếu cao nhất 29/30 phiếu đồng ý tốt hơn.
Có 4 giống tốt hơn HT1 (có số phiếu đạt >70%): N91, N18, N19, N46. trong đó 2 giống N46 và N91 đạt số phiếu cao nhất > 95% (bảng 4.17).
Như vậy trong tập đoàn giống khảo sát có 2 giống được hội nghị đánh giá có triển vọng nhất là: N46 và N91. Ngoài ra hội nghị cũng đề nghị nên đưa các giống N91, N19, N18, N50, vào cơ cấu giống để thay thế dần các diện tích cấy Q5, khang dân. Phát triển thành vùng sản xuất lúa hàng hoá đối với giống N46.
4.3. Kết quả mô hình trình diễn một số dòng triển vọng
4.3.1. Kết quả mô hình trình diễn
Vụ xuân năm 2008 chúng tôi tiến hành làm trình diễn với 3 dòng lúa triển vọng : N46, N50, N91 tại 3 xã Chi Lăng, Nhân Hoà và Cách Bi đây là những xã có diện tích trồng 3 vụ chiếm 70% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nhu cầu về bộ giống lúa ngắn ngày năng suất ổn định chất lượng tốt đang được nông dân nơi đây rất quan tâm. Diện tích làm trình diễn các dòng tại các điểm được thể hiện qua các bảng kết quả 4.16. Các dòng trình diễn chúng tôi bố trí diện tích từ 1,2 – 1,5 ha, ngoài ra nông dân còn phát triển tự phát ra các diện tích xung quanh. Kết quả về năng suất chúng tôi trình bày qua bảng 4.16 và đồ thị 4.2.
Qua điều tra theo dõi và đánh giá những giống cấy trình diễn, chúng tôi thấy các giống này có độ thuần đồng ruộng cao, cho năng suất ổn định. Giống N91 có năng suất cao nhất: Trung bình đạt 66,8 tạ/ha cao hơn hẳn giống đối chứng khang dân 18 (đạt 62,93 tạ/ha). Giống lúa thơm N46 có năng suất trung bình (đạt 61,73 tạ/ha) thấp hơn không đáng kể so với giống KD18, cao hơn năng suất của giống HT1 (đạt 60,05 tạ/ha). Giống N50 năng suất (đạt 60,75 tạ/ha) tương đương với đối chứng KD18.
Bảng 4.18. Diện tích, năng suất các dòng giống trình diễn
Chỉ tiêu
Dòng giống
Diện tích
(ha)
Năng suất (tạ/ha)
Diện tích
(ha)
Năng suất (tạ/ha)
Diện tích
(ha)
Năng suất (tạ/ha)
Năng suất TB (tạ/ha)
Xã Chi Lăng
Xã Nhân Hoà
Xã Cách bi
N46
1,5
61,19
1,5
62,24
1,2
61,76
61,73 bc
N91
1,5
67,20
1,5
65,05
1,2
68,15
66,80 a
N50
1,5
60,66
1,5
59,14
1,2
61,92
60,57 c
HT1(đ/c1)
1,0
61,07
1,0
58,63
1,0
60,45
60,05 c
KD18(đ/c2)
1,0
62,21
1,0
63,71
1,0
62,87
62,93 b
LSD 0.05 = 2,06
Ghi chú: Các dòng giống có cùng chữ không sai khác nhau với độ tin cậy 95%
Đồ thị 4.2: Năng suất trung bình các dòng giống lúa triển vọng.
Giống HT1, thấp hơn giống KD18 ở độ tin cậy 95%. Chúng tôi sắp xếp theo thứ tự năng suất giảm dần từ cao xuống thấp của các giống tham gia trình diễn như sau: N91 > KD18 > N46 > HT1 > N50 ~ HT1
Sau khi kết thúc thu hoạch tại các địa điểm làm trình diễn các giống N46, N91, N50, người nông dân thực hành trên đồng ruộng mong muốn những giống trên được sớm đưa vào trong cơ cấu giống của hợp tác xã.
4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống tham gia mô hình trình diễn
Qua khảo sát giá thóc bán trên thị trường tự do tháng 7 năm 2008 giá bán của giống N50 và N91 tương đương với giống HT1 (6.000 đồng/kg) cao hơn KD18 (5.000 đồng/kg). Giống N46 có giá bán cao nhất (6.500 đồng/kg) gạo ăn đậm hơn HT1 (ăn nhạt) và không cần trộn với gạo không thơm khác như khi dùng gạo bắc thơm 7 (theo nhận xét thực tế của người tiêu dùng).
Từ kết quả mô hình trình diễn chúng tôi đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống tham gia mô hình trình diễn, kết quả ghi ở bảng 4.17
Bảng 4.19. Hiệu quả kinh tế của các dòng giống trình diễn
Đơn vị tính: đồng/ha
Chỉ tiêu
Dòng giống
Tổng chi phí khả biến (đồng)
a
Tổng thu nhập thuần (đồng)
b
Lãi thuần (đồng)
b-a
Mức lãi thuần chênh lệch so với KD18
Mức lãi thuần chênh lệch so với HT1
KD18 (đ/c 2)
23.982.000
32.950.000
8.968.000
0
-4.465.000
HT1 (đ/c 1)
23.982.000
37.415.000
13.433.000
4.465.000
0
N50
23.982.000
37.729.000
13.747.000
4.779.000
314.000
N46
23.982.000
41.340.500
17.358.500
8.390.500
3.925.500
N91
23.982.000
41.057.000
17.075.000
8.107.000
3.642.000
Kết quả bảng 4.19 chúng tôi có nhận xét so sánh 3 giống với một trong các giống đối chứng HT1, KD18 thấy giống lúa thơm N46 có chênh lệch lãi thuần cao nhất 8.390.500 đồng/ha (so với KD18)và 3.925.500 đồng/ha (so với giống HT1), tiếp đến là giống N91 lãi thuần cao hơn KD18 là 8.107.000 đồng/ha, lãi hơn HT1 3.625.000 đồng/ha. Giống N50 có mức lãi thấp hơn 2 giống (N46,N91) đạt lãi thuần từ 4.779.000 đồng/ha (so với KD18) và 314.000 đồng/ha (so với giống HT1) song rất có ý nghĩa có thể thay thế giống KD18. Giá thóc N50 bán trên thị trường luôn cao hơn giá bán giống KD18 là 1.000 đồng/1kg, được người tiêu dùng ưa chuộng, gạo dễ bán hơn khang dân(Phụ lục 1).
5. Kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận
1. Cơ cấu giống lúa cho thấy giống cấy chủ lực hiện nay là KD18 chiếm 37%, Q5 chiếm 30%. Các giống lúa chất lượng cao, lúa thơm chiếm diện tích nhỏ 3%. Diện tích cấy lúa Q5 ngày một thu hẹp, nhường chỗ cho các giống: KD18, lúa lai và lúa thơm có chất lượng cao.
2. Kết quả khảo nghiệm chúng tôi đã tuyển chọn được 2 dòng lúa có triển vọng: N46, N91. Đây là hai dòng lúa do PGS. TS Phan Hữu Tôn và cộng sự bộ môn Công Nghệ Sinh học – Trường ĐHNN Hà Nội chọn tạo.
Dòng N46 là kết quả của tổ hợp lai giữa giống lúa thơm với IRBB7 có chứa gen kháng bạc lá XA7, trồng trong vụ xuân muộn có thời gian sinh trưởng khoảng 130 ngày, chống chịu đạo ôn tốt, kháng bệnh bạc lá cao, cứng cây, lúa trỗ thoát tốt, năng suất cao đạt 63 tạ/ha, hạt thóc khó rụng, gạo ít bạc bụng, thơm ít, cơm mềm và đậm.
Dòng N91 là kết quả tổ hợp lai giữa một giống lúa với IRBB3 có chứa gen kháng bạc lá XA3, có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 126 ngày trong vụ xuân muộn, kháng bệnh đạo ôn và bạc lá mức tốt, cây cứng, trỗ thoát, năng suất đạt 68 tạ/ha cao hơn hẳn giống đối chứng (KD18), gạo ít bạc bụng, thuộc loại gạo không thơm, cho hiệu quả kinh tế cao hơn các giống đối chứng từ 10 – 25%.
3. Mô hình trình diễn cho thấy các dòng trình diễn cho năng suất cao ổn định, giống N46 cho hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đến là N91, hơn hẳn đối chứng KD18 và HT1. Điều này đã làm tăng thêm độ tin cậy và tính thuyết phục kết quả thí nghiệm khảo nghiệm giống.
5.2. Đề nghị
1. Trên cơ sở kết quả điều tra, chúng tôi xây dựng một cơ cấu giống hợp lý cho huyện:
+ Đối với vụ xuân sử dụng từ 2 – 3 giống lúa lai có triển vọng và 3 – 5 giống lúa thuần có chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn để né tránh được lúa trỗ trùng với cao điểm gây hại của sâu đục thân lứa 2 (hại cuối tháng 5) và thời điểm gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh gây hiện tượng lép hạt.
+ Vụ mùa hạn chế sử dụng lúa lai, sử dụng các giống lúa thuần chứa gen kháng bạc lá N46, N91 thay thế dần khang dân 18, Nên sử dụng các giống lúa thuần khoảng từ 5 – 6 giống là hợp lý.
2. Tiếp tục tiến hành nghiên cứu các đặc tính nông sinh học 2 dòng lúa chất lượng cao N91, N46 ở cả vụ mùa, đặc biệt là trà mùa sớm.
3. Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác đối với tập đoàn này đặc biệt là 2 dòng , N91, N46, cấy thử trên các chân đất khác nhau để tìm hiểu khả năng thích ứng của các dòng giống.
4. Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm tiến hành công nhận giống tạm thời cho các dòng N91, N46 để đủ điều kiện mở rộng diện tích, đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay đang cần bộ giống lúa cho từng vùng để sản xuất lúa gạo chất lượng cao.
Tài liệu tham khảo
I. Tài liệu tiếng việt.
Akihama T, Nguyễn Xuân Hiển, Nguyễn Thị Bích Nga, 1976, Nghiên cứu lúa ở nước ngoài. Tập 3. tài liệu dịch. NXB Khoa học kỹ thuật nông nghiệp,1976
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (1997), Báo cáo về tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ lúa gạo trong thời gian qua và chính sách giai đoạn mới, tr. 13 – 14.
Bộ môn canh tác học (1987), canh tác học, trường Đại học nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà nội.
Bùi Chí Bửu (2005), “Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa và phương hướng giai đoạn 2006- 2010”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 63, tháng 7/2005
Bùi Chí Bửu, Nguyễn Duy Bảy, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Kiều Thị Ngọc và Bùi Bá Bổng (1995) “Chọn tạo giống lúa lai có phẩm chất gạo tốt đáp ứng yêu cầu xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long”, Hội thảo quốc gia cây lương thực và cây thực phẩm, tháng 9/1995, Thành phố Hồ Chí Minh
Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2000), Một số vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu, NXBNN Thành phố HCM
Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, Nguyễn Duy Bảy, Kiều Thị Ngọc, Nguyễn Văn Tạo, Trần Đức Thạch, Trịnh Thị Luỹ, Lê Thị Hồng Loan, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thạch Cân (1996), Nghiên cứu nâng cao chất lượng lúa gạo tỉnh Cần Thơ. Sở KHCN & MT tỉnh Cần Thơ 68 tr.
Bùi Chí Bửu và CTV (1999), Cải tiến giống lúa cao sản có phẩm chất tốt ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đề tài KH01- 08.
Phạm Văn Cường, Phạm Thị Khuyên và cs (2005), ảnh hưởng của liều lượng Đạm đến năng suất lúa ở các giai đoạn sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa lai và lúa thuần. Tạp chí KHKTNN tập III số 5, NXB Nông nghiệp.
Nguyễn Thị Trâm, 2000. Chọn giống lúa lai. NXB Nông nghiệp Hà nội, tr 64, 65, 66.
Lê Doãn Diên, Nguyễn bá Trình (1984), Nâng cao chất lượng nông sản, (Tập I), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 201 – 210.
Lê Doãn Diên (9/1990), ”Vấn đề chất lượng lúa gạo”. Tạp chí nông nghiệp và Công nghiệp thực Phẩm, tr. 96 – 98.
Lê Doãn Diên (1995), “Nghiên cứu chất lượng lúa gạo ở Việt Nam”. Hội thảo quốc gia chương trình phát triển cây lương thực và thực phẩm, tháng 9, 21 tr: 156- 176, Hà Nội
Lê Doãn Diên, 2003. Nâng cao chất lượng lúa gạo. NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr 29,30-31, 42-43,48,153.
Hoàng Văn Dũng, 2003. Đánh giá và chọn lọc các dòng lúa ngắn ngày, chất lượng có triển vọng cho vùng Đồng bằng sông Hồng trong vụ mùa và vụ xuất 2003 tại Gia Lâm-Hà Nội. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp , tr18-19,23,24
Phạm Tiến Dũng (2003), Xử lý kết quả thí nghiệm trên máy vi tính bằng IRRISTAT 4.0 trong Windows, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Bùi Huy Đáp (1970), Lúa xuân miền Bắc Việt Nam, NXB Nông thôn, Hà Nội, tr.15 – 21.
Bùi Huy Đáp (1978), cây lúa Việt Nam trong vùng nam và đông nam châu á, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Đệ. 1994. Giáo trình cây lúa. Tủ Sách Đại Học Cần Thơ
Vũ Thị Thu Hiền. Khảo sát và chọn lọc một số dòng, giống lúa chất lượng cao không phản ứng với ánh sáng ngày ngằn ở vùng Gia Lâm – Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Khoa học Nông ngiệp, tr6,10,11,14
Chang T.T. Jenning P.R (1970), Lúa Xuân người khổng lồ châu á, (Bài dịch) KHKT nông nghiệp số 2/1970.
FAO (1998), Triển vọng về nhu cầu và các loại hạt lương thực ở một số nước châu á, Hà Nội, tr. 12 – 13.
G. V. Guliaeb, IU.L. Gujop (1978), Chọn giống và công tác giống cây trồng (bản dịch), NXB Nông nghiệp
Nguyễn Văn Hiển và Trần Thị Nhàn (1982), Giống lúa miền Bắc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà nội, tr. 102 – 104.
Nguyễn Văn Hiển (1992), Khảo sát phẩm chất tập đoàn giống lúa địa phương và nhập nội miền Bắc Việt Nam, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà nội.
Nguyễn Văn Hiển (2000), Giáo trìng Chọn giống cây trồng, NXB giáo dục, Hà Nội, tr. 31 – 39, 225 – 244.
Nguyễn Xuân Hiển, Trần Long và Vũ Huy Trang (1976), Nghiên cứu lúa ở nước ngoài, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
Nguyễn Văn Hoan (1995), Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân, NXB Nông nghiệp – Hà Nội, tr. 91 – 101.
Nguyễn Văn Hoan, 2000. Lúa lai và kỹ thuật thâm canh. NXB Nong nghiệp
Nguyễn Văn Hoan, 2006. Cẩm nang cây lúa. NXB Lao động, tr15
Vũ Tuyên Hoàng (1975), Phản ứng của các giống lúa đối với sự dài ngày, tập 6, Thông báo khoa học của các trường Đại học.
Vũ Tuyên Hoàng, Luyện Hữu Chỉ, Trần Thị Nhàn (2000), Chọn giống cây lương thực, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
Vũ Tuyên Hoàng và cs, 2001. “Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa thâm canh có hàm lượng protein cao trong gạo”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Hà Quang Hùng (1998), Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp (IPM), Giáo trình giảng dạy sau Đại học, NXB Nông nghiệp.
Nguyễn Thế Hùng, Vũ Thị Tám (2/2003), Giáo trình thực tập cây lương thực, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu (2005), “Nghiên cứu biến động di truyền trên hàm lượng protein của gạo (oryza sativa L)”. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 2, tháng 6/2005, tr 14- 15
Nguyễn Trọng Khanh (2002), Khảo sát chọn lọc một số giống lúa nhập nội chất lượng cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Vũ Công Khoái (2000), Nghiên cứu bệnh bạc lá lúa hại trên một số giống lúa lai và lúa thuần, Đề tài Thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu (2006), “Nghiên cứu di truyền trên phẩm chất cơm của hạt gạo (oryza sativa L)”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 2, tháng 1/2006
Vũ Văn Liết và cộng sự (1995), Kết quả nghiên cứu khoa học 1994 – 1995, Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 16.
Lê Cẩm Loan, Khush (1998), “Di truyền tính trạng nhiệt độ hoá hồ ở lúa (oyza sativa)”, Kết quả nghiên cứu khoa học 1997- 1998. Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long
Đinh văn Lữ. 1978. Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội
Đinh văn Lữ (1978), Giáo trình cây lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 17 – 20.
Đinh Thế Lộc (1997), Giáo trình cây lương thực, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
IRRI, Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa (1996), Bản dịch của Viện KHKT Việt Nam.
E. Mayer (1978), Quần thể loài và tiến hoá, NXB khoa học kỹ thuật, tr.75. 84 – 85.
Nguyễn Hồng Minh (1999), Giáo trình di truyền học, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 212, 313 – 315.
Cục thống kê Bắc Ninh, Niên giám thống kê năm 2007, Tỉnh Bắc Ninh.
Phạm Văn Phương, 2006. ứng dụng kỹ thuật điện di Protein SDS – page để nghiên cứu đặc điểm di truyền và chọn giống lúa. Luận án tiến sỹ nông nghiệp. Trường ĐH Cần Thơ, tr16,18,22
Trần Duy Quý, 1997. Các phương pháp mới trong chọn tạo giống cây trồng. NXB Nông nghiệp Hà Nội
Mai Văn Quyền, 2002. 160 câu hỏi và đáp về cây lúa và kỹ thuật trồng lúa. NXB Nông nghiệp, Tp HCM
Tạ Minh Sơn (1978), Kết quả nghiên cứu bệnh bạc lá và tạo giống chống bệnh, Báo cáo khoa học tại hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu.
Tạ Minh Sơn (1987), Bệnh bạc lá vi khuẩn (Xanthomonas Oryzae) và tạo giống chống bệnh, Luận án PTS khoa học, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. tr. 186.
S. Yoshida (1981), Cơ sở khoa học của cây lúa. Trần Minh Thành dịch
Nguyễn Tài, 1996. “Sản xuất gạo xuất khẩu- một tiềm năng lớn của Việt Nam”. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm. Số 2,tr.8
Nguyễn Công Tạn (chủ biên), 2002. Lúa lai ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội
Hồ Khắc Tín,1982. Giáo trình côn trùng nông nghiệp. NXB Nông nghiệp Hà Nội
Phan Hữu Tôn và cộng sự. Phân bố và đặc điểm gây bệnh của các chủng vi khuẩn bạc lá lúa miền Bắc Việt Nam. Báo cáo khoa học. ĐHNNHN
Đào Thế Tuấn, 1980, sinh lý và năng suất lúa. Tuyển tập các nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp. NXB nông nghiệp.
Lê Minh Tuệ,1988. So sánh năng suất 20 giống / dòng lúa cải tiến, nhân và so sánh năng suất 8 giống/dòng lúa cải tiến triển vọng vụ đông xuân1987 - 1988 tại Bình Đức An Giang. LVTNĐH ĐHCT
Vũ Văn Sửu, 2005. “Nghiên cứu và phát triển giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt chống chịu bệnh bạc lá và đạo ôn cho huyện Lập Thạch – Tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận Văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp, tr 33,34,35.
Nguyễn Công Thuật,1996. Nghiên cứu sản xuất lúa lai và đánh giá sâu bệnh hại lúa lai và lúa thuần. Viện Bảo vệ thực vật
Nguyễn Thanh Thuỷ, Nguyễn Thị Hương Thuỷ,1999. “Nghiên cứu chất lượng thóc gạo của một số giống lúa đang gieo trồng tại Việt Nam”, Báo cáo khoa học
Nguyễn Hữu Tề, Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Hà Công Vượng (1997), Giáo trình cây lương thực, tập I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 102.
Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân và cộng sự (1999), Bệnh vi khuẩn và vi rus hại cây trồng, NXB giáo dục, tr. 207.
Tiêu chuẩn nghành, Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng các giống lúa: 10 TCN 558 – 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phạm Chí Thành (1999), Thiết kế thí nghiệm nhằm phân tích biến động, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 93 – 114.
Nguyễn Công Thuật (1996), Nghiên cứu sản xuất lúa lai và đánh giá sâu bệnh hại trên lúa lai và lúa thuần, Viện Bảo vệ thực vật.
Hồ Khắc Tín (6/1982), Giáo trình côn trùng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Phan Hữu Tôn (2000), Application of PCR – based markers to identify rice bacterial blight resistance genes, xa – 5, Xa-13 and Xa-21 in Viet Nam gerplasm collection”, Tạp chí khoa học nông nghiệp (1) 9, 2000, Đại học Nông nghiệp, hà Nội.
Phan Hữu Tôn (2002 – 2004), “Xác định các chủng (race) vi khuẩn Xanthomonas Oryzae gây bệnh bạclá lúa đang tồn tại ở Miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
Trạm Bảo vệ thực Vật Quế Võ, Báo cáo diễn biến sâu bệnh hại vụ xuân 2006, Tỉnh Bắc Ninh, tr. 7.
Trạm Bảo vệ thực Vật Quế Võ, Báo cáo diễn biến sâu bệnh hại vụ xuân 2008, Tỉnh Bắc Ninh, tr. 8.
Nguyễn Thị Trâm (1998), Chọn tạo giống lúa, Bài giảng cho cao học chuyên ngành chọn giống và nhân giống, Hà Nội, tr. 1 – 15.
Nguyễn Vũ Trọng (1998), “ Tạo giống lúa chống bệnh bạc lá bằng công nghệ sinh học (Theo Scientific American, tháng 11/1997)”, Tạp chí Bảo vệ thực vật 1, tr. 47.
Đỗ Khắc Trình và cộng sự (9/1994), “Một số kết quả nghiên cứu di truyền tính thơm và các giống lúa thơm”, Tạp chí Nông nghiệp – Công nghệ thực Phẩm và quản lý kinh tế, số 378, tr. 5.
Hà Minh Trung (1996) Hiện trạng và triển vọng nghiên cứu bệnh virus, vi khuẩn hại cây trồng ở Việt Nam”, Tạp chí Bảo vệ thực vật tháng 4, tr. 22 – 25.
Trung tâm thông tin, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2001), Triển vọng thị trường thế giới trung và dài hạn của một số nông sản, Số 6/2001, tr. 3 – 5.
Trung tâm thông tin, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2002), Triển vọng thị trường thế giới trung và dài hạn của một số nông - lâm - hải sản thế giới 2002, Số 1/2002, tr. 1 – 5.
Đào Thế Tuấn (1969), Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý ở HTX sản xuất nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Tuấn (2/1999), “Quy hoạch 1,5 triệu ha lúa chất Lượng caođể đạt 5 triệu tấn gạo ngon/năm”, Thông tin khuyến nông Việt Nam, số xuân Kỷ Mão.
Viện Nghiên cứu quốc tế (1996), Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam dịch năm 1996, tr, 30.
Viện Công nghệ sau thu hoạch, Bộ Nông nghiệp và PTNT (1998), Nghiên cứu chất lượng thóc gạo của một số giống lúa trong sản xuất (1997 – 1998), Báo cáo đề tài cấp ngành, Hà Nội.
Yoshida (1979), Những kiến thức cơ bản nghề trồng lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 318 – 319.
II. Tài liệu tiếng anh.
Abbas S.L, S.M.S. Naqui, azra Quraishi (1988), “Phenotypie variation among progeny of Basmati somaclones”. Pakistan journal of Scientific and industrial research
Bollich (1957), Inheritance of Serveral economic quantiative characters in rice, Diss Abstr. 17.
Chalam G.V, J. Venkates wartu (1965), “Introduction to agricultural botany in India”, Vol I. asia publishing House, New Delhi, P.460
Chang T.T and F.H. Lin (1974), Diallel analysis of protein content in rice,
China Agriculture press, p 85
Del Rosario, A.R. Briones, V.P. Vidal, A.J and B.O. Juliano (1968), Composition and endosperm structure of development and mature rice kernel, Cereal chem 45, p 225- 235
Eamchit. S. V. N New (2000), Camparation Virulence of Xanthomonas campstris. Pv. Oryzae in Thai Lan and Philippines in plant disease.
Heu M.H and S.Z. Park (1976), “Dosage effect of Wx gene on the amylose content of rice grain II, amylose content of hybrid seeds obtained from male sterile stoks”, Seoul Natl. Univ. Coil. Agri. Bull. 1(1), p21- 37
IRRI (1970), Annual report for, pp. 21, 30.
IRRI (1972), Rice breeding, pp. 18 – 19.
IRRI (1978), Annual report for, pp. 43, 50, 56.
IRRI (1984), Rice improvement eater in central and southerm Africa, pp. 18, 25.
IRRI (1991), Rice grain marketing and quality issues, pp. 23, 27, 35, 60 – 63.
IRRI (10/1996), Report of the Inger monitoring visit on finegrain aromatic Rice in Idia, Iran, Pakistan and Thai lan, pp. 115, 120.
Lu.B. R, Lorestto GC (1980), The Wild relatives of oryza: Nomenelature and Potentital value in rice improvement in field colletion and conservation genetic resources centre, IRRI. Los Banos, Philippines, Trainces manual. pp. 41 – 45.
P.R Jennings W.R Coffmen and H.E Kauffman (1979), Rice improvement IRRI, IRRI. Los Banos, Philippines, Trainces manual. pp. 101 – 120.
P.R Jennings W.R Coffmen and H.E Kauffman (1979), Rice improvement IRRI, IRRI. Los Banos, Philippines,1997. pp. 101 – 120.
JulianoB.O (1985), “Rice: Chemistry and Technology”, The American association of cereal chemists, Inc, Minnesota, USA, p.774
Juliano B.O, 1990, Rice grain quality problems and challenges. Cereal pood world. p 245- 253
Juliano B.O, 1993, “Improving food quality of rice”, In. Int. crop Sci. I. Crop science society of American, 667s. Segne Rd, Mandison, W.I.5371, USA, p667- 681
Kaushi K.R.P & K.D. Sharma (1988), “Gene action and combining ability for yield and its component character in rice under cold strees condition”. Oryza, 25: 1, pp. 1- 9.
Khush G.S., Paule C.M.N.M.de la Cuz (1979), “Rice grain quality evaluation and improvement at IRRI”, Proc of the Workshop on chemical aspects of rice grain quality, IRRI. Los Bonos, Phil p 21- 31
Khush, I.Kumar and Virmani, 1988. Grain quality of Hibrid rice. Hibrid rice – IRRI. Philippiness, 1988, tr201-205
Mew T.W, Wu S.Z. and Hirino O. (1982), Pathotypes of Xanthomonas campestrispy. Oryzae in Asia, IRRI Research Paper Series, No.75, May, p. 7.
Nagato. K,Y. Kono (1963), “Grain texture of rice”, Renation among hardness distribution, grain shape and structure of endosperm tissue of rice kernel, 45 tr
Nakatat S, B.R. Jackson (1973), Inheritance of some physical grain quality characteristics in a cross between Thai and Taiwanese rice, NXB
Nguyen Huu Nghia, Bưu Bui Chi, Trinh Lưu Ngoc, Thao Vinh Le (2001), “improvement of aromatic rice in Việt Nam”, Speciality rice of the world. FAO, Rome, Italy
P.R.Jenning W.R Coffmen and H.E Kaffman (1979). Rice improvement. IRRI, Los Banos, Philippins, pp101-120
Pham Van Cuong & cs (2003), Heterosis of photosynthesis drymetter production and Grain
Somrith B (1974), Genetic analysis of traits related to grain yield and quality in two crosses of rice, PhD Thesis, Indian Agr. Res Inst. New Delhi, India, 138 pages
Rutger J.N. Azzi L. Ecoli andBookhouzen P.J (1985), Inheritance of semidwarf and other useful mutangenes in rice.
Radoeova and Staikhova (1962), Composition and endosperm Structure of developing and maturerice kernel, Cereal chem 45, P215 – 226.
Tang SX, G.S. Khush, BO. Juliano (1991), Genetics of gel consistency in rice, Indian J. genet, p 69- 78.
Virmani S.S (1994), Heterosis and hybrid rice breading Monogr. Theo Appl. Genet 22, P198.
Yada T.P and V.P. Sing (1989), Milling quality characteristics of roman varieties. IRRI, 14(6), p 7
Y.Wenchao và cơ sở,1997. Comparison of nutrient quality between new and stored grains in Japonica rice. IRRN,26/2/2001
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn up.doc