JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2015-00015
Natural Sci. 2015, Vol. 60, No. 4, pp. 106-113
This paper is available online at
Ngày nhận bài: 13/4/2015. Ngày nhận đăng: 2/5/2015.
Tác giả liên lạc: Đoàn Văn Thược, địa chỉ e-mail: doanvanthuoc@yahoo.com
106
TUYỂN CHỌN VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP
PROTEASE CỦA BA CHỦNG Bacillus PHÂN LẬP TỪ MẮM CÁ
Đoàn Văn Thược và Vũ Thị Thu Hiền
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Từ mẫu mắm cá đang lê
8 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tuyển chọn và nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp protease của ba chủng bacillus phân lập từ mắm cá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n men chúng tôi đã phân lập được 104 chủng vi khuẩn. Trong
số đó có 51 chủng thể hiện hoạt tính protease khi nuôi trên môi trường MPA1 có bổ sung 1%
gelatin. Ba chủng vi khuẩn (Tp91, Tp97, Tp98) có khả năng sinh trưởng và sinh tổng hợp
protease trên các môi trường chứa các nồng độ NaCl khác nhau từ 0 - 21% đã được lựa chọn để
nghiên cứu. Bằng kĩ thuật di truyền phân tử chúng tôi đã định tên 3 chủng vi khuẩn tuyển
chọn là Bacillus sp. Tp91, Bacillus sp. Tp97 và Bacillus sp. Tp98. Ba chủng này đều sinh trưởng
và sinh tổng hợp protease tốt nhất sau 24 h nuôi cấy ở 37 oC tốc độ 200 vòng/phút. Hoạt tính
protease cực đại của 3 chủng Bacillus sp. Tp91, Bacillus sp. Tp97 và Bacillus sp. Tp98 lần lượt là
1045, 860 và 630 U/mL. Ngoài khả năng sinh tổng hợp protease cao, ba chủng Bacillus còn có
khả ức chế một số vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa thường gặp như Vibrio parahaemolyticus, V.
furnissii, Escherichia coli, Salmonella choleraesuis. Ba chủng Bacillus có những tiêu chuẩn cần
thiết để có thể ứng dụng trong quy trình sản xuất nước mắm.
Từ khóa: Nước mắm, Bacillus, protease.
1. Mở đầu
Ở Việt Nam, nước mắm là sản phẩm truyền thống, được sản xuất từ lâu đời. Ngày nay, nước
mắm không chỉ được sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở trong nước mà còn được xuất khẩu sang
nhiều nước trên thế giới. Nước mắm sản xuất theo phương pháp lên men truyền thống thường mất
nhiều thời gian nên lợi nhuận thấp và khó đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng lớn trên thị trường [1, 2].
Vì vậy, để tăng lợi nhuận cho người sản xuất đồng thời để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước mắm ngày
càng tăng thì cần có biện pháp rút ngắn thời gian sản xuất. Quá trình làm mắm có thể rút ngắn bằng
cách điều chỉnh pH, nồng độ muối và nhiệt độ trong quá trình lên men. Sự điều chỉnh này với mục
đích tối ưu hoá hoạt động của protease do vi khuẩn trong ruột cá sinh ra [3]. Một cách khác để rút
ngắn quá trình sản xuất nước mắm là bổ sung protease hoặc vi khuẩn sinh tổng hợp protease để làm
tăng tốc độ thủy phân protein [1, 2, 4, 5]. Kết quả các nghiên cứu gần đây của Yongsawatdigul và
cộng sự cho thấy, sự bổ sung vi khuẩn sinh protease chịu mặn đã rút ngắn quá trình sản xuất nước
mắm mà vẫn giữ được chất lượng nước mắm [5].
Tuyển chọn và nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp protease của ba chủng Bacillus phân lập từ mắm cá
107
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành phân lập vi khuẩn từ mắm cá đang lên men, tuyển chọn
chủng vi khuẩn có khả năng sinh protease mạnh ở các nồng độ muối khác nhau để định hướng ứng
dụng trong quá trình làm mắm nhằm rút ngắn thời gian sản xuất.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
* Vật liệu nghiên cứu
Các mẫu mắm cá đang lên men được lấy từ làng sản xuất nước mắm Sa Châu thuộc xã Giao
Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
* Môi trường dinh dưỡng sử dụng trong nghiên cứu
Môi trường phân lập vi khuẩn và giữ giống vi khuẩn là môi trường MPA cải tiến (viết tắt là
MPA1). Thành phần môi trường gồm: cao thịt, 5g; pepton, 5g; NaCl, 50g; agar, 20g; nước cất, 1000
mL; pH 7,0.
* Phương pháp phân lập vi sinh vật
Pha loãng 1g mắm cá vào nước vô trùng có chứa 5% NaCl để đạt đến các độ pha loãng 5 x 10-3, 5
x 10-4, 5 x 10-5, 5 x 10-6. Hút 100µl dịch ở các nồng độ pha loãng nhỏ vào chính giữa đĩa môi trường
dùng để phân lập, dùng que trang gạt đều. Sau 48 h ủ ở 37 oC dùng tăm cấy chuyển các khuẩn lạc vào
môi trường giữ giống để sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.
* Phương pháp lên men vi sinh vật
Cấy các chủng vi khuẩn đã được hoạt hóa vào bình tam giác 100 mL có chứa 25 mL môi trường
lỏng, nuôi ở 37 oC với tốc độ lắc 200 vòng/phút trong 24 giờ (giống cấp 1). Hút và bổ sung 2.5%
giống cấp 1 vào bình tam giác 100 mL chứa 25 mL môi trường thí nghiệm dạng lỏng. Tiến hành nuôi
lắc ở điều kiện 37 oC với tốc độ lắc 200 vòng/phút. Dịch lên men được thu lại ở các thời điểm khác
nhau để xác định hoạt tính enzyme và mật độ tế bào.
* Phương pháp tách chiết DNA tổng số và giải trình tự gen 16S rRNA
Nuôi cấy chủng tuyển trọn trên môi trường MPA1 lỏng ở 37 oC trong 13 h. Tách DNA tổng số
bằng bộ kit ZR Fungal/Bacterial DNA MiniPrepTM (Mỹ). Khuếch đại trình tự gen 16S rRNA bằng
phản ứng PCR sử dụng cặp mồi gồm:
- Mồi xuôi: 27F (5’-AGAGTTTGATCCTGGCTCAG-3’)
- Mồi ngược 1492R (5’-GGTTACCTTGTTACGACTT-3’).
Chu trình nhiệt cho phản ứng: biến tính ở 95 oC trong 3 phút; lặp lại 30 chu kì (95 oC trong 30
giây, 55 oC trong 30 giây và 72 oC trong 1.5 phút); 72 oC trong 10 phút và 4 oC cho để bảo quản. Sản
phẩm PCR sau đó được gửi sang công ty Bioneer (Hàn Quốc) để giải trình tự. Trình tự nucleotide thu
được sẽ được so sánh với trình nucleotide có trên ngân hàng gen để định tên chủng vi khuẩn.
* Phương pháp thử khả năng đối kháng vi sinh vật
Khả năng đối kháng của ba chủng tuyển chọn với các vi sinh vật kiểm định (Vibrio sp.,
Escherichia coli hay Salmonella sp.) thu nhận từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương được xác định theo
phương pháp đột thạch nhỏ dịch [6].
* Phương pháp xác định hoạt tính
Hoạt tính protease được xác định sơ bộ bằng phương pháp cấy chấm điểm và kiểm tra vòng phân
giải bằng dung dịch (NH4)2SO4 bão hòa [6].
Hoạt tính của enzyme cũng được xác định bằng phương pháp định lượng theo Nguyễn Văn Mùi
(2007) [7].
Đoàn Văn Thược và Vũ Thị Thu Hiền
108
2.2. Kết quả và thảo luận
2.2.1. Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp protease ngoại bào
Từ mẫu mắm lên men lấy từ xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, tiến hành pha
loãng và phân lập các chủng vi khuẩn trên môi trường MPA1. Sau 48 h ủ ở 37 oC chúng tôi đã thu
được 104 khuẩn lạc vi khuẩn được kí hiệu Tp1 - Tp104. Những khuẩn lạc này đã được cấy tách sang
môi trường MPA1 mới sau đó thử nghiệm khả năng sinh protease ngoại bào bằng phương pháp cấy
chấm điểm trên môi trường MPA1 có bổ sung 1% gelatin. Kết quả cho thấy có 51 chủng (49%) có khả
năng sinh protease ngoại bào trong đó có 4 chủng có đường kính vòng phân giải gelatin lớn hơn 2 cm,
25 chủng có vòng phân giải từ 1,5 đến 2 cm, và 22 chủng có vòng phân giải nhỏ hơn 1,5 cm. Chúng
tôi đã chọn 29 chủng có vòng phân giải gelatin lớn hơn 1,5 cm để tiến hành nghiên cứu tuyển chọn lần hai.
2.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ NaCl đến sự sinh trưởng và sinh tổng hợp protease
Một tiêu chí quan trọng trong lựa chọn các chủng vi khuẩn để ứng dụng trong công nghiệp sản
xuất nước mắm là có khả năng sinh trưởng và sinh tổng hợp protease trong điều kiện mặn cao [2, 3, 5].
Vì vậy chúng tôi đã cấy chấm điểm 29 chủng lựa chọn ở trên vào môi trường MPA1 có chứa 1%
gelatin và các nồng độ NaCl khác nhau (từ 0 đến 21%). Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các chủng
vi khuẩn nghiên cứu đều sinh trưởng và sinh tổng hợp protease mạnh nhất trên môi trường không bổ
sung NaCl hoặc bổ sung NaCl ở nồng độ thấp, khi nồng độ NaCl trong môi trường tăng cao thì khả
năng sinh trưởng và sinh tổng hợp enzyme cũng giảm. Trong số 29 chủng thử nghiệm có 16 chủng có
vòng phân giải protein trên các môi trường có bổ sung NaCl từ 0% tới 21%; 5 chủng có vòng phân
giải trên môi trường bổ sung NaCl từ 0% tới 18%; 2 chủng có vòng phân giải trên các môi trường bổ
sung NaCl từ 0% tới 15%; 6 chủng còn lại có vòng phân giải trên môi trường bổ sung NaCl từ 0% tới
12%. Ba chủng vi khuẩn (ký hiệu là Tp91, Tp97 và Tp98) có khả năng sinh tổng hợp protease mạnh
trên các nồng độ muối khác nhau đã được lựa chọn để tiếp tục nghiên cứu (Hình 1 và Bảng 1).
Hình 1. Vòng phân giải gelatin của 4 chủng vi khuẩn
(Tp95, Tp96, Tp97, Tp98) ở nồng độ muối 18%
Tuyển chọn và nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp protease của ba chủng Bacillus phân lập từ mắm cá
109
Bảng 1. Khả năng sinh trưởng và sinh tổng hợp protease của ba chủng vi khuẩn
tuyển chọn trên môi trường có các nồng độ muối khác nhau
Tên
chủng
Đường
kính
(cm)
Nồng độ NaCl
0% 3% 6% 9% 12% 15% 18% 21%
Tp91
d 1,25 0,4 0,4 0,3 0,1 0,1 0,1 0,1
D 3,45 2,7 2,45 2,0 1,3 0,6 0,55 0,6
Tp97
d 1,9 0,45 0,48 0,4 0,1 0,1 0,1 0,1
D 3,55 2,65 2,45 2,05 1,4 1,1 1,15 0,95
Tp98
d 1,35 0,4 0,4 0,4 0,1 0,1 0,1 0,1
D 3,45 3,2 3,15 2,9 1,75 1,7 1,35 1,4
(d) đường kính khuẩn lạc, (D) đường kính vòng phân giải.
2.2.3. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc và tế bào, định danh 3 chủng tuyển chọn bằng kĩ thuật
di truyền phân tử
Khuẩn lạc của 3 chủng tuyển chọn đều có màu trắng ngà, bề mặt trơn bóng và hơi nhăn ở chính
giữa khuẩn lạc. Tế bào của cả ba chủng đều có dạng trực khuẩn, gram dương, có bào tử ở chính giữa tế
bào, tế bào đứng rời hay từng đôi một (Hình 2A, B, C).
Sau khi tách chiết DNA tổng số của 3 chủng tuyển chọn và chạy PCR chúng tôi đã thu được các
đoạn gen có kích thước hơn 1400 bp, các đoạn gen này đã được gửi sang Hàn Quốc giải trình tự. So
sánh trình tự gen 16S rRNA của ba chủng tuyển chọn (phụ lục) với các trình tự gen trong ngân hàng
gen thế giới chúng tôi nhận thấy: trình tự gen 16S rRNA của chủng Tp91 và chủng Tp97 giống 100%
so với trình tự gen của nhiều chủng Bacillus subtilis và một số chủng B. tequilensis, trong khi đó trình
tự gen 16S rRNA của chủng Tp98 giống 100% so với trình tự gen của nhiều chủng B. subtilis và giống
99% so với chủng B. tequilensis. Dựa vào các kết quả này chúng tôi đặt tên cho 3 chủng tuyển chọn
lần lượt là Bacillus sp. Tp91, Bacillus sp. Tp97 và Bacillus sp. Tp98.
Nhiều nghiên cứu trước kia đều nhận thấy Bacillus sp. là nhóm chịu và ưa mặn khá phổ biến
trong các sản phẩm lên men từ thủy sản đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình lên men [3, 5].
Bacillus đóng vai trò quan trọng trong các quá trình lên men truyền thống do có khả năng phát triển ở
dải pH rộng, sản xuất nhiều enzyme ngoại bào quan trọng. Rất nhiều loài Bacillus có khả năng sinh
nhiều loại kháng sinh như subtilin, eumycin, bacilin, bacillomin nên có khả năng chống lại nhiều loại
vi khuẩn có hại [8].
Hình 2. Hình dạng tế bào của chủng (A) Tp91, (B) Tp97 và (C) Tp98
dưới kính hiển vi quang học (100X)
Đoàn Văn Thược và Vũ Thị Thu Hiền
110
2.2.4. Sự sinh trưởng và sinh tổng hợp protease ở các thời điểm lấy mẫu khác nhau
Hình 3. Mật độ tế bào và hoạt tính protease của chủng (A) Bacillus sp. Tp91,
(B) Bacillus sp. Tp97 và (C) Bacillus sp. Tp98 ở các thời gian nuôi cấy khác nhau
Tuyển chọn và nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp protease của ba chủng Bacillus phân lập từ mắm cá
111
Chúng tôi tiến hành lên men ba chủng Bacillus trên môi trường MPA1 lỏng ở 37oC, tốc độ lắc
200 vòng/phút. Lấy mẫu tại các thời điểm khác nhau nhằm xác định ảnh hưởng của thời gian đến sự
sinh trưởng và sinh tổng hợp protease của các chủng nghiên cứu. Kết quả cho thấy ở cả ba chủng
nghiên cứu mật độ tế bào đạt cực đại sau 24 h nuôi cấy, sau đó mật độ tế bào vi sinh vật giảm dần theo
thời gian nuôi cấy (Hình 3A, 3B, 3C). Tương ứng với sự sinh trưởng của vi sinh vật, hoạt tính emzyme
cũng tăng theo thời gian nuôi cấy và đạt giá trị cực đại sau 24 h nuôi cấy. Hoạt tính protease cực đại
của ba chủng Bacillus sp. Tp91, Bacillus sp. Tp97 và Bacillus sp. Tp98 lần lượt là 1045, 860 và 630
U/mL. Sau 24h hoạt tính enzyme giảm do mật độ tế bào giảm, nhưng lại tăng lên ở 36h. Hoạt tính
enzyme tăng lúc 36 h có thể là do các tế bào chết đã bị ly giải, khi đó protease nội bào được giải phóng
ra môi trường.
Kết quả của nghiên cứu này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu trước đó của Sehar và
Hameed (2011) đối với chủng vi khuẩn Bacillus sp. HS-4 phân lập được từ vùng đất mặn. Các kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng thời điểm mật độ tế bào Bacillus sp. HS-4 đạt giá trị cực đại cũng là thời điểm
hoạt tính protease đạt cực đại [9]. Tuy nhiên hoạt tính protease của ba chủng Bacillus phân lập được
trong nghiên cứu này cao hơn nhiều so với hoạt tính protease của chủng Bacillus sp. HS-4 (295
U/mL).
2.2.5. Khả năng đối kháng của 3 chủng tuyển chọn với một số vi sinh vật có hại thường gặp
Hầu hết các vi khuẩn có hại đều bị ức chế bởi nồng độ muối cao trong quá trình làm mắm. Tuy
nhiên nồng độ muối cao trong mắm sẽ làm tăng thời gian sản xuất và làm giảm giá trị cảm quan của
nước mắm, vì vậy muốn rút ngắn thời gian sản xuất và tăng giá trị cảm quan của nước mắm thì cần
giảm nồng độ muối trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên nếu giảm nồng độ muối thì các vi sinh vật gây
hại sẽ có điều kiện phát triển và khi đó chất lượng mắm bị giảm [3].
Nghiên cứu tuyển chọn được chủng vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp protease mạnh nhưng lại
đối kháng với một số vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa phổ biến như Vibrio sp., Escherichia coli hay
Salmonella sp. sẽ mang lại nhiều ý nghĩa cho ngành công nghiệp sản xuất nước mắm. Các chủng này
khi được sử dụng làm giống khởi đầu cho quá trình làm mắm sẽ sinh tổng hợp protease để thủy phân
protein của cá, đồng thời kháng lại sự phát triển của một số vi sinh vật có hại. Do đó có thể giảm được
nồng độ muối và rút ngắn thời gian làm mắm nhưng vẫn tạo ra mắm sạch phù hợp với nhu cầu người
tiêu dùng. Vì lí do trên chúng tôi đã khảo sát khả năng đối kháng của 3 chủng nghiên cứu đối với một
số chủng vi sinh vật có hại thường gặp, kết quả được thể hiện trong Bảng 2 và minh họa trong Hình 4.
Bảng 2. Khả năng đối kháng của 3 chủng tuyển chọn với một số vi khuẩn
gây bệnh đường tiêu hóa thường gặp
Chủng
Các chủng vi sinh vật kiểm định
V. parahaemolyticus V. furnissii V. cholerae E. coli Sal. choleraesuis
Tp91 + + - + +
Tp97 + + - + +
Tp98 + + - + +
Ghi chú: + đối kháng, - không đối kháng
Đoàn Văn Thược và Vũ Thị Thu Hiền
112
Kết quả cho thấy ba chủng tuyển chọn đều có khả năng ức chế V. parahaemolyticus, V. furnissii,
E. coli, Sal. choleraesuis, tuy nhiên cả ba chủng này đều không có khả năng ức chế V. cholerae.
Hình 4. Vòng vô khuẩn thể hiện khả năng ức chế của 3 chủng tuyển chọn
đối với (A) E. coli và (B) V. parahaemolyticus
3. Kết luận
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã phân lập và tuyển chọn được 3 chủng vi khuẩn có khả năng
sinh trưởng và sinh tổng hợp protease ở các nồng độ NaCl khác nhau từ 0 đến 21%. Ba chủng này đều
thuộc chi Bacillus và được đặt tên là: Bacillus sp. Tp91, Bacillus sp. Tp97 và Bacillus sp. Tp98. Ngoài
khả năng sinh tổng hợp protease cao, ba chủng Bacillus còn có khả năng ức chế sự sinh trưởng của
một số vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa điển hình như V. parahaemolyticus, V. furnissii, E. coli và
Sal. choleraesuis. Với khả năng sinh trưởng và sinh tổng hợp protease cao trên nhiều nồng độ NaCl
khác nhau, đồng thời lại có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa, ba chủng
tuyển chọn có tiềm năng ứng dụng trong quy trình sản xuất nước mắm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Ngọc Bội, 2004. Nghiên cứu quá trình thủy phân cá bằng enzyme protease từ B. subtilis
S5. Luận án tiến sĩ Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Phương Nhuệ, Trịnh Thị Ngọc, 2011. Phân lập và nghiên cứu vi
khuẩn ưa muối ưa kiềm sinh protease và bước đầu thử nghiệm để sản xuất nước mắm ngắn
ngày. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 9(3) 452 – 463
[3] B. J. B.Wood, 1998. Fermented fish and fish products (Microbiology of fermented foods).
Blackie academic & professional. pp 416-434.
[4] N. G. Sanceda, T. Kurata and N. Hamano, 1996. Accelerated fermentation process of
manufacture of fish sauce using histidine. J. Food Sci. 61(1): 220-222.
[5] J. Yongsawatdigul, S. Rodtong, and N. Raksakulthai, 2007. Acceleration of Thai fish sauce
fermentation using proteinases and bacterial starter cultures. J. Food Sci. 72(9): 382-390.
Tuyển chọn và nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp protease của ba chủng Bacillus phân lập từ mắm cá
113
[6] Mai Thị Hằng, Đinh Thị Kim Nhung, Vương Trọng Hào, 2011. Thực hành Vi sinh vật học.
Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. tr 95-105.
[7] Nguyễn Văn Mùi, 2007. Thực hánh Hóa sinh học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. tr 74-76.
[8] M. Schallmey, A Singh and O. P. Ward, 2004. Developments in the use of Bacillus species
for industrial production. Can. J. Microbiol. 50(1): 1-17.
[9] S. Sehar and A. Hameed, 2011. Extracellular alkaline protease by a newly isolated
halophilic Bacillus sp. Global J. Biotech. Biochem. 6(3): 142-148.
ABSTRACT
Isolation and characterization of three protease producing Bacillus strains
from fermented fish
One hundred and four bacterial strains were isolated from fermented fish. Of these, 51 strains
were found to produce extracellular protease. Three bacterial strains named Tp91, Tp97 and Tp98
were able to grow and synthesize protease with high activity on mediums containing NaCl
concentrations that ranged from 0 to 21percent. By using molecular genetic analysis, three bacterial
strains were identified as Bacillus sp. Tp91, Bacillus sp. Tp97 and Bacillus sp. Tp98. Optimum
biomass and proteolytic activity of the three Bacillus strains were achieved after 24 h of cultivation at
37oC and 200 rpm agitation. Maximum proteolytic activity of the three Bacillus strains were 1045
(Bacillus sp. Tp91), 860 (Bacillus sp. Tp97) and 630 U/mL (Bacillus sp. Tp98). Three Bacillus strains
showed inhibitory activity against common gastroenteric bacteria such as Vibrio parahaemolyticus,
V. furnissii, Escherichia coli and Salmonella choleraesuis. Three Bacillus strains can be used in fish
sauce production.
Key words: Fish sauce, Bacillus, peotease.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuyen_chon_va_nghien_cuu_kha_nang_sinh_tong_hop_protease_cua.pdf