Mục lục
Trang
Lời mở đầu
2
Phần một:Lý luận chung
3
I/ Tuần hoàn của tư bản
3
1.1. Ba giai đoạn vận động của tư bản và sự biến hoá hình thái của tư bả
3
1.2. Các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp
5
II- chu chuyển của tư bản
7
2.1 Chu chuyển tư bản, thời gian chu chuyển và tốc độ chuyển của tư bản
7
2.2 Tư bản cố định và tư bản lưu động
8
2.3 Chu chuyển chung và chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước
9
2.4 Tác dụng và biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản
9
15 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2258 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tuần hoàn & chu chuyển của tư bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần hai: ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu lý thuyết thuần hoàn và chu chuyển của tư bản đối với việc quản lý các doanh nghiệp ở nước ta khi bước vào nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
10
Kết luận
14
Lời mở đầu
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay việc sử dụng vốn là hết sức quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một công ty, một nền kinh tế . Do đó em quyết định chọn đề tài tuần hoàn và chu chuyển tư bản và ý nghĩa của nó trong việc quản lý vốn. Vập sự tuần hoàn của tư bản ở đây là gì?
Nó được hiểu như một chu kỳ hay một vòng quay của tiền tệ, sự tuần hoàn đó nó sẽ không mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, nó được hiểu qua công thức sau:
T - H - T'
T - là số tiền tệ (tư bản), bỏ ra ban đầu để mua tư liệu sản xuất, sức lao động, sau đó biến thành "H" đem bán để thu về một lượng giá trị là T'. T' ở đây là số tiền hay giá trị kết tinh của sản xuất hàng hoá mà chúng ta nói một cách chính xác hơn là lợi nhuận mà nhà tư bản thu được qua quá trình đầu tư sản xuất. Mỗi quá trình của tư bản, tiền tệ càng lớn thì lợi nhuận thu được càng cao tức "T' " và để minh chứng cho những khái niệm trên đây, chúng ta sẽ xem kỹ hơn các qúa trình chu chuyển của tư bản trong bài dưới đây để từ đó có thể hiểu rõ hơn về quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản!
Phần một: lý luận chung
I. Tuần hoàn của tư bản
1.1. Ba giai đoạn vận động của tư bản và sự biến hoá hình thái của tư bản.
Mọi tư bản sản xuất trong qúa trình vận động đều trải qua 3 giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thức và thực hiện ba chức năng.
Giai đoạn thứ nhất: Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường với tư cách người mua, thực hiện hành vi T - H, tức là mua.
Giai đoạn thứ hai: Nhà tư bản tiêu dùng sản xuất các hàng hoá đã mua, tức tiến hành sản xuất, kết quả là nhà tư bản có được một hàng hoá có giá trị lớn hơn giá trị các yếu tố sản xuất ra hàng hoá đó.
Giai đoạn thứ ba: Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán, thực hiện hành vi H' - T', tức là bán.
a, Giai đoạn thứ nhất – giai đoạn lưa thông:
T- H TLSX
SLĐ
Tư bản xuất hiện dưới hình thái tiền là tư bản tiền tệ (T). Tiền được sử dụng để mua tư liệu sản xuất (TLSX) và sức lao động(SLĐ). Hàng hoá tư liệu sản xuất và hàng hoá sức lao động phải phù hợp với nhau về số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn này, tư bản tồn tại dưới hình thái tiền tệ thực hiện chức năng là phương tiện mau hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động và sau khi mua song tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất.
b, Giai đoạn thứ hai – giai đoạn sản xuất
TLSX
H … SX… H’
SLĐ
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (TBSX), có chức năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố TLSX và SLĐ để sản xuất ra hàng hoá mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư. Trong các giai đoạn tuần hoàn của tư bản thì giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất, vì nó gắn liền trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
c, Giai đoạn thứ ba – giai đoạn lưu thông: H’- T’
Hàng hoá trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra mang hình thái tư bản hàng hoá (H), trong đó chứa đựng không chỉ giá trị tư bản ứng trứơc mà còn có giá trị thặng dư. Trong giai đoạn này, tư bản hàng hoá có chức năng thực hiện giá trị hàng hóa trong đó có giá trị thặng dư hay chức năng chuyển hoá tư bản hàng hoá thành tư bản tiền tệ.
Sự vận động qua 3 giai đoạn nói trên là sự vận động có tính tuần hoàn: Từ hình thái tiền tệ ban đầu của vòng tuần hoàn rồi quay về dưới hình thái tiền tệ cuối cùng của vòng tuần hoàn; qua trình đó tiếp tục và lặp lại không ngừng.
Nghiên cứu sự biến hoá tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất rồi đến tư bản hàng hoá, mà sự vận động của chúng như một chuỗi những biến hoá hình thái của tư bản cho thấy tư bản không phải là vật ở trạng thái tĩnh, mà nó lấy vật làm hình thái tồn tại trong quá trình vận động.
Thực tiễn sản xuất và lưu thông cho thấy không phải lúc nào các giai đoạn và các hình thái tư bản trong quá trình tuần hoàn đều ăn khớp với nhau mà không có sự ách tắc và gián đoạn. Mỗi sự ách tắc, gián đoạn ở một giai đoạn nào đó đều gây rối loạn hay đình trệ cho sự tuần hoàn của tư bản. Có nhiều các nguyên nhân ảnh hưởng tới thời gian tư bản nằm lại ở mỗi giai đoạn. Do vậy thu hẹp hay kéo dài các thời gian đó đều ảnh hưởng tới hiệu quả của tư bản.
Tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành một cách bình thường khi hai điều
kiện sau đây được thoả mãn. Đó là: các giai đoạn của chúng diễn ra liên tục; các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hoá một cách đều đặn.
Trong các loại tư bản, chỉ có tư bản công nghiệp( với nghĩa là các ngành sản xuất vật chất) mới có hình thái tuần hoàn đầy đủ gồm ba giai đoạn và mới lần lượt mang vào và trút bỏ ba hình thái tư bản.
1.2. Các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp
Trong sự vận động liên tục của tư bản công nghiệp, mỗi hình thái của tư bản đều có thể làm điểm mở đầu và làm điểm kết thúc của tuần hoàn, tạo nên ba hình thái tuần hoàn khác nhau của tư bản công nghiệp: Tuần hoàn của tư bản tiền tệ, tuần hoàn của tư bản sản xuất và tuần hoàn của tư bản hàng hoá.
a, Tuần hoàn của tư bản tiền tệ:
TLSX
T- H …SX … H’- T’ ( viết gọn lại là T- T’)
SLĐ
Mở đầu và kết thúc đều là tiền, ở đây sự vận động của tư bản biểu hiện ralà sự vận động của tiền, còn hàng hoá hay sản xuất chỉ là những yếu tố trung gian để tiền đẻ ra tiền. Hình thái tuần hoàn này phản ánh rõ rệt nhất mục đích , động cơ vận động của tư bản là làm tăng giá trị haygiá trị thặng dư, mà giá trị thặng dư như C.Mác nói hình thức biểu hiện chói lọi nhất của nó là hình thái tiền. Bởi vậy T- T’ là hình thái biểu hiện phiến diện nhất, che giấu quan hệ bóc lột nhất, nhưng cũng đặc trăng nhất cho sự vận động của tư bản.
b, Tuần hoàn của tư bản sản xuất:
TLSX
SX- H’ – T’ - H …SX
SLĐ
Trong hình thái này, mở đầu và kết thúc là sản xuất, còn hàng hoá và tiền tệ chỉ là những yếu tố trung gian, toàn bộ quá trình lưu thông H’- T’- H chỉ là điều kiện cho sản xuất.
Tuần hoàn của tư bản sản xuất không chỉ mở ra được mục đích và động cơ của tư bản, nhưng lại phản ánh rõ nét nguồn gốc của tư bản và nguồn gốc của tích luỹ tư bản, vì giá trị thặng dư được sinh ra và lớn lên trong quá trình tuần hoàn này.
c, Tuần hoàn của tư bản hàng hoá:
TLSX
H’ – T’ - H …SX… H’
SLĐ
Trong hình thái tuần hoàn này, điểm mở đầu và kết thúc đều là hàng hoá và sự vận động của nó biểu hiện ra là sự vận động của hàng hoá. Còn sản xuất và tiền chỉ lànhững hình thức trung gian, chỉ là điều kiệncho sự vận động của hàng hoá. Hình thái tuần hoàn này phản ánh rõ vai trò của lưu thông hàng hoá và tính liên tục của lưu thông hàng hoá.
Mở đầu tuần hoàn là tư bản hàng hoá (H’), sự chuyển hoá H’- T’ bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Do đó, hình thái tuần hoàn này không chỉ là hình thái vận động của tư bản công nghiệp cá biệt, mà còn là hình thái thích hợp để phân tích sự vận động cảu tư bản xã hội.
Tóm lại, tuần hoàn của tư bản công nghiệp là sự thống nhất của ba hình thái tuần hoàn của tư bản tiền tệ, tư bản công nghiệp và tư bản hàng hoá. Tính thống nhất này phục thuộc vào những điều kiện đảm bảo cho tính liên tục không gián đoạn của các giai đoạn các hình thái và tỷ lệ phân chia tư bản thành ba hình thái tuần hoàn nói trên. Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều hoàn cảnh khác nhau ở từng ngành khác nhau. Trong những thập niên gần đây ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa xuất hiện những yếu tố làm quy mô tư bản ứng trước ngày càng tăng như: do cạnh tranh, do công nghệ hiện đại, do khó khăn về tiêu thụ và việc vươn tới những thị trường ngày càng xa và với yêu cầu chất lượng cao. Nhưng cũng có những yếu tố làm giảm quy mô tư bản ứng trước như công nghệ mới, tổ chức quản lý khoa học, quan hệ tín dụng, tốc độ chu chuyển tư bản.
II. Chu chuyển của tư bản:
2.1 Chu chuyển te bản, thời gian chu chuyển và tốc độ chuyển của tư bản
Nghiên cứu tuần hoàn tư bản là nghiên cứu mặt chất của sự vận động tư bản, còn nghiên cứu chu chuyển tư bản là nghiên cứu mặt lượnghay tốc độ vận động của tư bản.
a, Chu chuyển tư bản
Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển tư bản phản ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản.
b, Thời gian chu chuyển tư bản
Thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian tính từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi thu về dưới dạng ban đầu, có kèm theo giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển tư bản cũng là thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn.
Thời gian chu chuyển= Thời gian sản xuất + thời gian lưu thông.
Trong đó, thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất.
Thời gian sản xuất = Thời gian lao động + Thời gian gián đoạn lao động + Thời gian dự trữ sản xuất.
Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra sản phẩm. Thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động tồn tại dưới dạng bán thành phẩm nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian các yếu tố sản xuất được mua về, sẵn sàng tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng chưa thực sự được sử dụng vào quá trình sản xuất.
Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông.
Thời gian lưu thông = Thời gian mua + Thời gian bán.
c Tốc độ chu chuyển tư bản
Tốc độ chu chuyển của tư bản là khái niệm dùng để chỉ sự vận động nhanh hay chậm của tư bản ứng trước. Nừu gọi (N) là tốc độ chu chuyển tư bản, gọi (ch) là thời gian của một vòng chu chuyển tư bản, gọi tắt là thời gian chu chuyển tư bản và gọi (CH) là thời gian tư bản vận động trong vòng một năm. Ta có công thức:
N=
2.2 Tư bản cố định và tư bản lưu động
a, Tư bản cố định
Tư bản cố định là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái giá trị của những máy móc, thiết bị, nhà xưởng…, tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị cuả nó không chuyển hết một lần mà chuyển từng phần vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Đặc điểm của tư bản cố định là về hiện vật, nó luôn luôn cố định trong quá trình sản xuất, chỉ có giá trị của nó là tham gia vào quá trình lưu thông cùng sản phẩm. Hơn nữa nó cũng chỉ lưu thông từng phần còn một phần vẫn bị cố định trong tư liệu lao động.
b, Tư bản lưu động
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản được hoàn lại cho nhà tư bản sau khi hàng hoá sản xuất ra được bán xong. Trong đó, bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ…, giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào giá trị hàng hoá trong quá trình sản xuất. Còn bộ phận tư bản dưới hình thái tiền công, đã bị người công nhân tiêu dùng và được tái tạo trong quá trình sản xuất hàng hoá
2.3 Chu chuyển chung và chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước
a Chu chuyển chung
Chu chuyển chung có liên quan đến chu chuyển của tổng tư bản ứng trước. Nó là tốc độ chu chuyển trung bình của giá trị tư bản cố định và tư bản lưu động. Chu chuyển chung nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ chu chuyển của hai bộ phận nói trên. Tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước được tính bằng giá trị chu chuyển trung bình của tư bản cố định vá giá trị chu chuyển trung bình của tư bản lưu động trong năm chia cho giá trị của tổng tư bản ứng trước. Nừu gọi T là tốc độ chu chuyển chung của tổng tư bản ứng trước; gọi GCĐ là giá trị chu chuyển trung bình của tư bản cố định trong năm; gọi GLĐ là giá trị chu chuyển trung bình của tư bản cố định trong năm và gọi K là tổng tư bản ứng trước ta có công thức tính sau đây:
T = ( GCĐ + GLĐ )/ K
b Chu chuyển thực tế
Chu chuyển thực tế nhanh hay chậm phụ thuộc vào thời gian để giá trị tư bản cố định được khôi phục hoàn toàn , hay được chuyển kết hết vào giá trị của sản phẩm mới.
2.4 Tác dụng và biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản
a, Tác dụng nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản.
Trước hết nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản cố định sẽ tiết kiệm được chi phí bảo quản, sửa chữa tài sản cố định; giảm được hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Thứ hai, nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản lưu động sẽ cho phép tiết kiệm tư bản ứng trước khi quy mô sản xuất như cũ hay có thể mở rộng sản xuất mà không cần có thêm tư bản mới.
Thứ ba, đối với tư bản khả biến, việc nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm tăng thêm tỷ suất giá trị thặng dưvà khồi lượng giá trị thặng dư hàng năm.
b Biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyên tư bản
Do chụi nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nên thời gian chu chuyển của tư bản diễn ra khác nhau. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản , các nhà tư bản thường tìm mọi biện pháp khai thác mặt thuận lợi và hạn chế những mặt không thuận lợicủa những nhân tố để nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản nhằm tăng cường bóc lột ngày càng nhiều giá trị thặng dư đối với giai cấp công nhân.
Phần hai: ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu lý thuyết thuần hoàn và chu chuyển của tư bản đối với việc quản lý các doanh nghiệp ở nước ta khi bước vào nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho nền kinh tế nước ta, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trước năm 1986 quan hệ ngoại giao của nước ta với các nước trên thế giới rất mờ nhạt, chủ yếu quan hệ với một số nước anh em như: Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Bungari... với mục đích tiếp tục nhận viện trợ . Nền kinh tế trong nước còn đang yếu, các doanh nghiệp sản xuất theo lệnh từ cấp trên đưa xuống và cũng chính Nhà nước tìm cách tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp bên cạnh đó lạm phát luôn là mức phi mã. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước các doanh nghiệp có trách nhiệm duy trì, bảo tồn và phát triền nguồn vốn hiện có nghĩa là doanh nghiệp tự mình sản xuất kinh doanh tìm "đầu vào" và "đầu ra" cho doanh nghiệp. Về phía Nhà nước lúc này chỉ quản lý các doanh nghiệp ở tầm vĩ mô. Do đó nghiên cứu lý thuyết thuần hoàn của tư bản rất có ý nghĩa đối với việc quản lý các doanh nghiệp ở nước ta trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Thứ nhất: xác định đường lối sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Hiện nay nước ta đang tồn tại song song 5 phần kinh tế. Cùng với sự xuất hiện của những doanh nghiệp mới thành lập đã có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả dẫn đến phá sản. Ngay từ khi có quyết định bỏ vốn thành lập doanh nghiệp nhà quản trị phải trả lời được 3 câu hỏi: doanh nghiệp sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? chỉ khi trả lời ba câu hỏi này một cách đầy đủ và chính xác nhất thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới được tiến hành bình thường và liên tục hay nói cách khác doanh nghiệp góp phần thực hiện quá trình tuần hoàn tư bản.
Để trả lời được câu hỏi doanh nghiệp sản xuất cái gì? doanh nghiệp cần phân tích nhu cầu của thị trường xem thị trường đang thiếu cái gì mà nhu cầu về mặt hàng ngày đang tăng và nó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp trong khả năng vốn hiện có. Sau đó nhà quản trị sẽ bỏ vốn để mua tư liệu sản xuất như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, thiết bị sản xuất, nhiên liệu, nhà xưởng, kho tàng và mua sức lao động (trả lương cho công nhân). Đây là giai đoạn vốn của doanh nghiệp từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái hiện vật. ở giai đoạn này nhà quản trị phải cân đối vốn để mua tư liệu sản xuất và trả lương cho công nhân theo tỉ lệ thích hợp. Nếu thiếu một trong hai nhân tố đó thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn làm ảnh hưởng tới sự tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Dựa vào phân tích tốc độ chu chuyển của vốn các doanh nghiệp không chỉ lên kế hoạch sản xuất kinh doanh mà còn phải xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn bằng cách hình thành các quĩ như quĩ đầu tư, phát triển, quĩ khấu hao, quĩ phúc lợi. Sau một thời gian sản xuất những quĩ này được đưa ra sử dụng mở rộng sản xuất (theo chiều rộng) hoặc cải tiến máy móc, nhập thêm dây chuyền hiện đại để tăng năng suất lao động (mở rộng theo chiều sâu).
Thứ hai: tiết kiệm được tư bản ứng trước.
Sau một thời gian dài hoạt động máy móc sẽ bị hao mòn dần do chuyển một phần giá trị vào sản phẩm. Ngoài việc cải tiến máy móc, nhập thêm những dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại các doanh nghiệp phải dựa vào kinh nghiệm sản xuất kinh doanh mà dự tính trước những công việc bảo dưỡng, tiểu tu, trung tu, đại tu tài sản cố định sau những khoảng thời gian hoạt động nhất định, cũng như việc sửa chữa hư hỏng thông thường và bất thường có thể xảy ra.
Ngoài ra, để tránh hao mòn vô ích, nhất là hao mòn vô hình doanh nghiệp phải ra sức tiết kiệm các chi phí bảo quản và sửa chữa bằng cách nâng cao ý thức người lao động đối với việc sử dụng máy móc, tăng cường sử dụng hết công suất máy thiết kế để thu hồi vốn nhanh và thu nhiều lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất.
Thứ ba: đưa ra các giải pháp để tăng tốc độ chu chuyển vốn.
Muốn quay vòng vốn nhanh để tiếp tục một chu kỳ sản xuất mới các doanh nghiệp phải ra sức rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thông vì nó là thành phần tạo nên thời gian chu chuyển của vốn. Các doanh nghiệp ở nước ta trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thường đưa ra những giải pháp sau đây để rút ngắn thời gian sản xuất.
+ áp dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động. Bên cạnh việc nhập khẩu một số dây chuyền nước ngoài có công nghệ tiên tiến các doanh nghiệp không nên bỏ qua những dây chuyền sản xuất có khả năng sử dụng bằng cách bán lại cho những doanh nghiệp cần nó.
+ Mở rộng quan hệ để liên doanh, liên kết. Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới do đó liên doanh liên kết là con đường ngắn nhất để bắt kịp với sự tiến bộ của xã hội.
+ Cải tiến bộ máy tổ chức và quản lý lao động. Hiện nay một số doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu tổ chức quản lý cồng kềnh dẫn đến giải quyết công việc bị chồng chéo lên nhau,vi phạm quyền hạn và trách nhiệm của người này với người khác. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải giảm lực lượng lao động gián tiếp không có năng lực để bộ máy được gọn nhẹ linh hoạt, tuân thủ chế độ một thủ trưởng. Mặt khác lực lượng lao động trực tiếp là người sản xuất ra sản phẩm nên phải bố trí ca kíp làm việc hợp lý cho mọi người để có thời gian nghỉ ngơi. Thực hiện chế độ làm việc 40 giờ một tuần đồng thời trả lương xứng đáng cho người lao động đã bỏ sức ra, khuyến khích người lao động làm việc có năng suất, hiệu quả bằng những phần thưởng vật chất và tinh thần.
Một số giải pháp rút ngắn thời gian lưu thông.
+ Nhu cầu của con người thường xuyên biến đổi, khi một nhu cầu này được thoả mãn nhu cầu khác lại xuất hiện, qúa trình này không ngừng diễn ra. Để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng đồng nghĩa bán được sản phẩm và thu hồi vốn nhanh, các doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị trường xem sản phẩm nào đang có nhu cầu trên thị trường để tăng sản lượng sản xuất. Ngược lại, nếu một số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra đang bão hoà và có xu hướng giảm dần doanh nghiệp nên chuyển hướng sản xuất kinh doanh sản phẩm khác.
+ Cải tiến mặt hàng sao cho chủng loại hàng hoá của doanh nghiệp luôn phong phú đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, giới tính, độ tuổi. Sản xuất đa dạng hoá sản phẩm không những thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng mà còn tận dụng được những tư liệu sản xuất chưa dùng đến và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
+ áp dụng các hình thức thanh toán linh hoạt và đặc biệt phải xây dựng các kênh phân phối. Xác định đâu loại thị trường chính, thị trường mục tiêu từ đó phân khúc thị trường nhằm mở rộng thị phần.
Thứ tư: hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường sự cạnh tranh diễn ra hết sức khốc liệt, nó tạo ra nhiều cơ hội làm ăn mới nhưng cũng chứa đầy những thách thức và đe doạ. Nắm bắt được qui luật tuần hoàn và chu chuyển vốn của doanh nghiệp các nhà quản trị tận dụng cơ hội để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Kết luận
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất và qúa trình lưu thông, giữa quá trình tạo ra giá trị thặng dư và quá trình thực hiện giá trị thặng dư. Vì vậy nghiên cứu lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản chính là nghiên cứu quá trình lưu thông để xác định rõ hơn vị trí của lưu thông và hiểu biết đầy đủ sự vận động của tư bản cùng với những biểu hiện của quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa trong qúa trình vận động đó.
Nước ta sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã thu được nhiều kết quả to lớn đáng khả quan. Bộ mặt đất nước đã và đang thay đổi một cách nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt trong một vài năm trở lại đây kinh tế thị trường đã tạo ra một môi trường kinh tế hết sức sôi động và cạnh tranh gay gắt do đó để tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần kết hợp phân tích lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản với điều kiện hiện có của doanh nghiệp. Do lần đầu tiên với việc nghiên cứu môn Kinh tế chính trị và thời gian có hạn nên không thể tránh được những sai sót trong quá trình thực hiện. Em rất mong được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến cho bản tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
1. C.Mác tư bản quyển 2 - Tập 1
2. C.Mác tư bản quyển 2 - Tập 2
3. Chính sách cổ phần hoá DNNN (NXB chính trị quốc gia 1997)
4. Một số văn kiện Đại hội Đảng VIII
5. Giáo trình “Kinh tế chính trị” tập II - Trường ĐH KTQD
6. Tạp chí “Tài chính tiền tệ” số 2, 05, 18 năm 1999
7. Tạp chí “Phát triển kinh tế” các số: 20-22/2000
8. Tạp chí “Ngân hàng” số 4/2000
9. Tạp chí “Doanh nghiệp” số 8/2000
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0109.doc