Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp - Dân tộc và vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Quan hệ giữa giai cấp với dân tộc (gọi tắt là QHGC-DT)là một trong những nội dung cơ bản của TTHCM. Việc nhận thức đúng đắn quan điểm này và vận dụng quan điểm đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay là một đòi hỏi cấp bách. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp - dân tộc và vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu: Xung quan

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp - Dân tộc và vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vấn đề quan điểm CNMLN và TTHCM về QHGC-DT đã có nhiều công trình nghiên cứu.Tuy nhiên đây lại là vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ thêm. Đặc biệt là việc vận dụng TTHCM về QHGC-DT trong điều kiện ở nước ta hiện nay đang là vấn đề chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc. Thực tiễn của sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn những nội dung trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ: Góp phần nhận thức TTHCM về QHGC-DT trong cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở ấy vận dụng tư tưởng này vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay; Nghiên cứu cơ sở hình thành TTHCM về QHGC-DT ở Việt Nam; Nghiên cứu nội dung cơ bản của TTHCM về QHGC-DT trong cách mạng Việt Nam; Vận dụng TTHCM về QHGC-DT vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tư tưởng của người về QHGC-DT được hình thành và phát triển trong cuộc đời của Người hết sức phong phú. Nó được ghi nhận, phản ánh qua nhiều nhân chứng, nhiều vật chứng khác nhau. Nhưng trong luận văn này, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu TTHCM về QHGC-DT trong các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh mà thôi. Trong phạm vi như thế, đối tượng nghiên cứu của luận văn này là: Những luận điểm cơ bản, thể hiện bản chất của QHGC-DT trong TTHCM. Luận văn chú trọng vào mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong TTHCM; Những phương hướng ổn định, lâu dài nhằm tăng cường QHGC-DT ở Việt Nam hiện nay, dưới ánh sáng TTHCM về QHGC-DT. 5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu: Cơ sở lý luận chính của luận văn này là CNMLN, TTHCM và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam Tài liệu chủ yếu mà luận văn sử dụng là bộ Hồ Chí Minh toàn tập và phương pháp chủ yếu mà luận văn sử dụng là: Phương pháp quy nạp ;Phương pháp chứng minh luận đề; Phương pháp loại suy và so sánh; Phương pháp lịch sử - lôgic. 6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn: Góp phần làm sáng tỏ TTHCM về QHGC- DT trong cách mạng Việt Nam; Góp phần làm sáng tỏ QHGC- DT trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương, 7 tiết. Chương 1 Cơ sở hình thành tư tưởng hồ chí minh về quan hệ giai cấp – dân tộc Quan hệ giai cấp - dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Do sự phát triển của lực lượng sản xuất ,từ nửa sau của thế kỷ XIX trở đi, CNTB đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, Các nước đế quốc đã dùng vũ lực và sức mạnh đi xâm lược và đặt ách đô hộ lên giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước nhược tiểu. Mâu thuẫn cơ bản của thời đại đế quốc do đó là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với giai cấp tư sản ở các nước TBCN, và mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa. Vấn đề dân tộc - thuộc địa trở thành vấn đề trung tâm của thời đại. Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước đã nhận thức bản chất của thực tiễn về quan hệ ta - bạn - thù, Về QHGC-DT. Người thấy rằng: "ở đâu CNTB cũng tàn ác vô nhân đạo, ở đâu giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng bị áp bức, lóc lột rất dã man, các dân tộc thuộc địa đều có một kẻ thù không đội trời chung là bọn đế quốc, thực dân" [4,tr.19]. Người nhận rõ "giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù" [4,tr.19]. Đó là bản chất của QHGC-DT, quan hệ giữa thống trị và bị trị trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Ba mâu thuẫn cơ bản của thời đại: Giai cấp tư sản mâu thuẫn với giai cấp công nhân Chủ nghĩa đế quốc mâu thuẫn với các dân tộc Chủ nghĩa đế quốc mâu thuẫn với chủ nghĩa đế quốc được biểu hiện về mặt xã hội bằng hiện tượng là đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, chiến tranh đế quốc. Ba trào lưu đấu tranh ấy ngày càng xoắn xuýt lấy nhau, làm tiền đề cho nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Đỉnh cao của ba phong trào đấu tranh ấy vào đầu thế kỷ XX là sự bùng nổ và giành thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Đó là thắng lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga nói riêng và thế giới nói chung; là sự khẳng định vai trò đầu tàu lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại mới. Xét trên một ý nghĩa khái quát, Cách mạng Nga trở thành trung tâm truyền tin (TTTT) những lý tưởng cách mạng đi khắp thế giới, trở thành con đường cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước bị áp bức. Chính vì thế, Cách mạng tháng Mười Nga đã khơi nguồn và thúc đẩy sự ra đời của 3 trào lưu cách mạng trong thế kỷ XX và còn có thể kéo dài đến rất nhiều thế kỷ sau. Đó là phong trào giải phóng dân tộc, phong trào xây dựng CNXH ở Liên Xô, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước, gặp gỡ với Cách mạng tháng Mười Nga chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh đế quốc và ba trào lưu cách mạng này đã nhận diện được bản chất mới của thời đại mới do Cách mạng tháng Mười Nga mở ra. Người viết: "Cách mạng tháng Mười Nga mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên thế giới" Nhìn chung từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, thời đại lịch sử loài người đã mang nội dung mới. Đó là thời đại chủ nghĩa đế quốc và cách mạng vô sản, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Với nội dung như vậy, bản chất của thời đại trong giai đoạn này được đặc trưng bởi bản chất giai cấp công nhân - người đứng ở trung tâm của thời đại và trở thành đầu tàu của phong trào dân tộc. Bản chất của QHGC-DT trên thế giới do đó cũng được xác định bởi bản chất của giai cấp công nhân. Với những nội dung như thế , thời đại đã tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến các dân tộc. Việt Nam là một bộ phận của thế giới, do đó từ cuối thế kỷ XIX cho đến đầu thế kỷ XX, QHGC-DT ở Việt nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của QHGC-DT trên thế giới. Nhìn chung, xã hội Việt Nam dưới ách cai trị của thực dân Pháp đã phân hóa thành năm giai cấp tầng lớp khác nhau: Địa chủ, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, công nhân. Và cơ cấu xã hội giai cấp, quan hệ giai cấp có 2 mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp Trong hai mâu thuẫn ấy thì mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu. Có áp bức thì có đấu tranh, có mâu thuẫn thì sẽ có sự bùng nổ của mâu thuẫn. Nhưng trong 5 giai cấp tầng lớp ấy chưa có giai cấp nào về mặt hiện thực, thực tiễn đủ sức lãnh đạo, đi tiên phong trong phong trào dân tộc, dân chủ. Còn giai cấp công nhân thì đang trong quá trình lớn lên, chưa có hệ tư tưởng riêng. Xã hội Việt Nam, dân tộc Việt Nam với một kết cấu giai cấp như vậy đang vận động xộc xệch. Nó như một tổ ong bị chiếc gậy tàn bạo của thực dân Pháp đập vỡ. Ong chúa bị đánh trọng thương, đàn ong tản ra nhiều phía, mất phương hướng. Đó là kết cục của sự ảnh hưởng của thời đại chủ nghĩa đế quốc đến Việt Nam. Nhìn chung, dưới ánh thống trị của thực dân pháp, xã hội Việt Nam nổi lên chín mẫu thuẫn, năm giai cấp. Đó là một xã hội có kết cấu lỏng lẻo, xộc xệch, rệu rã và mất hết sinh lực. Chính vì thế xã hội Việt Nam, dân tộc Việt Nam mất phương hướng vận động. Đó chính là sự khủng hoảng trầm trọng của một kết cấu xã hội giai cấp trong thời kỳ chưa xuất hiện vai trò đầu tàu của giai cấp tiên phong, khủng hoảng trầm trọng của QHGC - DT. Thực chất là sự khủng hoảng trầm trọng về vai trò lãnh đạo của một giai cấp đối với xã hội. Biểu hiện về mặt hiện tượng xã hội của sự khủng hoảng ấy là kết cục thất bại liên tiếp của các phong trào dân tộc, dân chủ theo ý thức hệ phong kiến và ý thức hệ tư sản. Nhu cầu được đặt ra từ sự khủng hoảng và thất bại nêu trên là cần phải có một giai cấp mới với một thiết chế QHGC-DT mới, nhằm cứu lấy Việt Nam thoát khỏi sự khủng hoảng này. Từ nhu cầu khách quan trên đây, lãnh tụ của dân tộc và giai cấp đã ra khỏi Việt Nam để tìm kiếm một kiểu QHGC-DT mới. Tiếp xúc ánh sáng cách mạng thời đại, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhìn thấy kết cấu xã hội – giai cấp, QHGC-DT ở Việt Nam (xem mục 2.1.3). Do đó TTHCM về QHGC-DT được hình thành. Nội dung của tư tưởng này như thế nào, hãy xem chương 2. 1.2. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống và chủ nghĩa mác - lenin về quan hệ giai cấp - dân tộc. 1.2.1. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống Lịch sử Việt Nam từ thuở các vua Hùng dựng nước cho đến cuối thế kỷ XIX khi bị thực dân Pháp xâm lược, về cơ bản là lịch sử chống ngoại xâm. Trong chiều dài lịch sử ấy, chưa bao giờ dân tộc Việt Nam sống nổi trong độc lập, hòa bình quá 300 năm. Thế nhưng dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn! Cái gì đã làm cho dân tộc Việt Nam có một sức sống trường tồn và mãnh liệt như vậy? Trong khi đó đã có nhiều dân tộc bị đồng hóa, bị sáp nhập vào các nước đế quốc? Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam đất không rộng, người không đông, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, để chống lại các thế lực phương Bắc mạnh hơn gấp nhiều lần thì không có vũ khí nào khác hơn ngoài đoàn kết. Có đoàn kết mới làm nên sức mạnh, đoàn kết trở thành nhu cầu tất yếu của dân tộc Việt Nam. Nó đi vào tâm thức của mỗi một người dân mất nước hình thành nên chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước ấy được hình thành trong kháng chiến chống ngoại xâm, có thể khái quát thành những nội dung sau: Yêu nước là ý thức khẳng định cương vực chủ quyền quốc gia, quyền bất khả xâm phạm của dân tộc - Yêu nước là ý thức đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc nhằm tạo nên sức mạnh cho công cuộc kháng chiến: - Yêu nước là ý thức bảo tồn củng cố bản sắc dân tộc, không để bị sáp nhập đồng hóa bởi bất cứ thế lực ngoại xâm nào, cho dù đó là thế lực mạnh nhất thế giới, với một nền văn hóa cao hơn văn hóa Việt Nam: - Yêu nước là ý chí sắt đá, quyết tâm cao độ nhằm đánh đuổi ngoại xâm, giữ gìn phong tục, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc: Chính chủ nghĩa yêu nước truyền thống với những đặc trưng như vậy là động lực tinh thần thôi thúc cả dân tộc Việt Nam đứng lên chiến đấu bảo vệ giang sơn đất nước. Nó đã hun đúc lên các vị anh hùng dân tộc nổi tiếng. Nó đã tạo nên sức sống trường tồn cho dân tộc Việt Nam. Cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã tỏ ra bất lực trước các nhiệm vụ lịch sử. Sự thất bại của các phong trào dân tộc, dân chủ (phong trào Cần Vương, phong trào Duy Tân, phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục) là sự thất bại, (xét về mặt ý thức xã hội), của chủ nghĩa yêu nước truyền thống trước các thế lực ngoại xâm mới với một ý thức hệ mới, ý thức hệ đế quốc chủ nghĩa. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống với những đặc trưng như trên đã được lưu giữ trong nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể khác nhau. Thông qua môi trường gia đình, quê hương và xã hội, chủ nghĩa yêu nước đã bao phủ và in dấu đậm nét lên tâm hồn Hồ Chí Minh, góp phần hình thành tư tưởng của người về QHGC-DT. Sau khi gặp CNMLN, chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh lại mang nội dung mới. Nội dung này ra sao, hãy xem mục 2.1.2. 1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về quan hệ giai cấp- dân tộc: Giai cấp và dân tộc là hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau. Quan hệ giai cấp với tư cách là sản phẩm của một phương thức sản xuất nhất định là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành dân tộc, tính chất dân tộc, xu hướng phát triển của dân tộc. Trong kết cấu giai cấp của xã hội, giai cấp nào mạnh nhất (xét một cách toàn diện) thì sẽ giữ vai trò thống trị đối với dân tộc. Tính chất giai cấp của giai cấp thống trị quy định tính chất của phương thức sản xuất và quy định tính chất của dân tộc. áp bức giai cấp sẽ sinh ra áp bức dân tộc: "hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng mất" [29,tr.565]. Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa và đấu tranh giai cấp ở chính quốc có quan hệ, tác động lẫn nhau hết sức mật thiết. Đấu tranh dân tộc chứa đựng những nội dung giai cấp sâu sắc. Nó không chỉ là kết quả mà còn là nguyên nhân làm cho đấu tranh giai cấp phát triển cả bề rộng, bề sâu và có bước nhảy vọt về chất.Trong "sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa", gồm 12 điểm, Lênin đã chỉ ra con đường giải quyết vấn đề dân tộc. Những vấn đề dân tộc trong LCLN là vấn đề dân tộc thuộc địa. Nội dung vấn đề dân tộc thuộc địa là: - Thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, các nước đế quốc. - Giành độc lập cho dân tộc. - Thành lập Nhà nước dân tộc độc lập, thực hiện quyền dân tộc tự quyết. Còn vấn đề giai cấp ở trong LCLN là: Việc giải quyết vấn đề dân tộc thuộc địa sẽ do giai cấp nào đảm nhiệm. Chính vì thế nội dung của QHGC-DT trong LCLN là quan hệ giữa giai cấp tiên phong, giai cấp lãnh đạo của dân tộc với toàn thể dân tộc đó. Tóm lại, CNMLN khẳng định rằng, vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp quan hệ biện chứng với nhau không thể tách rời. Việc giải quyết vấn đề giai cấp có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết vấn đề dân tộc. Ngược lại bất cứ ở đâu và khi nào thì sự hình thành và phát triển của dân tộc, việc giải quyết vấn đề dân tộc đều gắn liền với lợi ích giai cấp, được chỉ đạo bởi quan điểm của giai cấp nhất định. Tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể mà việc giải quyết vấn đề dân tộc hay vấn đề giai cấp trở thành nhiệm vụ chủ yếu trong từng giai đoạn cách mạng. CNMLN kết luận rằng: trong thời đại ngày nay, dân tộc gắn liền với giai cấp công nhân và để làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải nắm lấy ngọn cờ dân tộc. Những quan điểm trên đây của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Hồ Chí Minh đánh giá cao Từ LCLN, Hồ Chí Minh tiếp tục nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa Mác. TTHCM về QHGC-DT vì thế thuộc hệ tư tưởng Mác Lênin. Song cũng trong điều kiện lịch sử như nhau mà nhiều người khác ở Việt Nam không tìm được con đường cách mạng phù hợp cho dân tộc như Hồ Chí Minh? Điều căn bản này chỉ có thể phải được nghiên cứu và giải thích xuất phát từ đâu? Theo Các Mác, Căn bản là xét vấn đề đến tận gốc rễ, mà gốc rễ ở trong con người là chính bản thân con người. Cái gốc rễ này ở trong con người theo I. Cantơ (nhà triết học Đức thế kỷ XVIII) là năng lực bẩm sinh mà tạo hoá phú cho con người. Đó là yếu tố rất quan trọng. Ông cho rằng, nếu "thiếu nó thì không thể bù đắp nổi bằng bắt cứ trường học nào" [56,tr.395]. Chính vì thế điều làm cho Hồ Chí Minh khác với những bậc tiền bồi khác được giải thích xuất phát từ nhân tố chủ quan của Hồ Chí Minh. Đó là phẩm chất riêng của người. 1.3. Phẩm chất và năng lực thiên bẩm đặc biệt của Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh ngay từ thời niên thiếu đã có năng khiếu, phẩm chất đặc biệt. Những hiện tượng tự nhiên và xã hội diễn ra xung quanh mình đều đem lại cho Người những cảm giác mạnh mẽ, vượt hẳn người thường. Hầu như tất cả những hiện tượng gì mới lạ đều đưa lại cho Hồ Chí Minh cảm giác mạnh mẽ. óc thông minh, tim nhân hậu, lòng dạ sắt son, tinh thần dũng cảm đã tạo ra ở Hồ Chí Minh một phẩm chất thiên bẩm đặc biệt. Đó là mầm mống thiên tài của bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. Nhờ phẩm chất này, khách thể nhận thức của Hồ Chí Minh (QHGC -DT ở Việt Nam và trên thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống; quan điểm của CNMLN về QHGC- DT) đã liên tục được chủ thể hóa và ngược lại. Qua quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, khách thể nhận thức của Hồ Chí Minh đã đem lại cho Hồ Chí Minh trong cảm giác, được cảm giác của Hồ Chí Minh chụp lại, chép lại, phản ánh và hình thành nên TTHCM về QHGC- DT. Chương 2 Nội dung cơ bản của tư tưởng hồ chí minh về quan hệ giai cấp - dân tộc 2.1. Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân do giai cấp công nhân lãnh đạo. 2.1.1. Hồ chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mac- Lênin về quan hệ giai cấp - dân tộc: Pari tháng 7 năm 1920, Hồ Chí Minh đọc LCLN. Sau khi nắm vững phần chính của luận cương này Hồ Chí Minh cất tiếng nói to một mình (NTMM) như sau: "Hỡi đồng bào ! bị đoạ đày đau khổ! đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!" [39,tr.217]. Như vậy LCLN đã thắp sáng lên trong tâm hồn Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam nên mới làm cho Hồ Chí Minh NTMM như vậy. Đó là gì? Đó là Hồ Chí Minh đã thấy được sức mạnh của Việt Nam qua chủ nghĩa dân tộc truyền thống của nó, thấy được phương hướng vận động ở phía trước mà giai cấp công nhân là người đại diện. Hồ Chí Minh cũng đã đọc và nắm vững học thuyết của Mác. Trong bài "báo cáo về Bắc Kỳ Trung Kỳ và Nam Kỳ", viết ở Matxcơva năm 1924, Hồ Chí Minh đã viết về sự hiểu biết của mình đối với chủ nghĩa Mác, đối với lịch sử và dân tộc học phương Đông như sau: "Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử Châu Âu. Mà Châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại. Mác cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản; và trong mỗi giai đoạn ấy, đấu tranh giai cấp có khác nhau. Chúng ta phải coi chừng các dân tộc Viễn đông có trải qua hai giai đoạn đầu không? Từ nhiều thế kỷ nay, họ chẳng hưởng được thái bình hay sao để đến mức làm cho người Châu Âu khinh rẻ họ (lười nhác, mê muội hàng nghìn năm). Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học Phương Đông. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xô - Viết đảm nhiệm" [30,tr.465]. Đoạn văn này thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng học thuyết Mác vào việc giải quyết các vấn đề Phương Đông, nơi mà những điều kiện trong quá khứ không có ở Châu Âu. Những người cộng sản phải phát triển học thuyết Mác trong điều kiện nước mình. Trong tác phẩm "Đường Cách Mệnh" in năm 1927, Hồ Chí Minh viết về sự nghiên cứu, so sánh các học thuyết cách mạng để có quyết định cho việc lựa chọn một học thuyết tối ưu cho dân tộc mình như sau: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin" [31,tr.268]. Điều này có nghĩa là cho đến năm 1927, trên thế giới và ở Việt Nam đã tồn tại rất nhiều học thuyết khác nhau. Hồ Chí Minh dù ít nhiều cũng đã đọc một số học thuyết có tên tuổi. Đồng thời có thể là Người đã quan sát quá trình hiện thực hoá của các học thuyết này trong đời sống xã hội. Người đã so sánh các học thuyết ấy với nhau và với những truyền thống lịch sử văn hoá, tư tưởng, con người Việt Nam, in dấu trong tâm hồn của Người. Từ đó Người thấy rằng CNMLN là đỉnh cao của trí tuệ loài người. Đồng thời chủ nghĩa này cũng phù hợp với Việt Nam nhất, và Người đã quyết định lựa chọn nó. Từ những luận chứng trên đây ta có thể kết luận rằng: Kể từ khi cất tiếng EurêkaII cho đến năm 1927, CNMLN về những vấn đề phù hợp, cần thiết với Việt Nam lúc đó đã được Hồ Chí Minh nắm vững. Những vấn đề phù hợp, cần thiết này xét về phía CNMLN chính là các điểm 2, 4, 6, 11, 12 của LCLN; Chính là vấn đề liên minh công - nông và Đảng cộng sản trong cách mạng; chính là liên minh các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới. Những vấn đề này đã góp phần làm nên TTHCM về QHGC-DT : Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân do giai cấp công nhân lãnh đạo. 2.1.2. chủ nghĩa yêu nước - động lực của Hồ Chí Minh : Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống luôn luôn là động lực của Hồ Chí Minh. Nó bao phủ và in dấu đậm nét lên tâm hồn của Người, luôn luôn bừng tỉnh và bám chắc trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Điều đó thật rõ ràng. Hồ Chí Minh đã so sánh mâu thuẫn trong lòng xã hội Việt Nam với mâu thuẫn trong lòng xã hội Châu Âu. Có thể là Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự quyết liệt trong đấu tranh giai cấp ở Châu Âu và đã không nhận thấy điều đó ở Việt Nam. Người cũng nhận thấy rằng cấu trúc của xã hội Việt Nam xét theo quan hệ giữa người lao động với nhau, giữa nội bộ giai cấp thống trị với nhau là rất lỏng lẻo. Còn sự phân chia xã hội thành các giai cấp và nhóm có lợi ích đối lập nhau thì rất mờ nhạt. Trình độ nhận thức của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị để thực hiện mục tiêu giai cấp của họ rất thấp kém. Nếu lấy Châu Âu làm hệ quy chiếu thì đấu tranh giai cấp không phải là đặc trưng của xã hội Việt Nam. Đối với Hồ Chí Minh chủ nghĩa dân tộc có giá trị cực kỳ quan trọng. Quan trọng đến nỗi mà nếu không dựa vào nó thì sẽ không làm được gì Cho người An Nam. Thấy được sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc, của các giá trị tinh thần truyền thống thì đồng thời Hồ Chí Minh cũng thấy được vai trò của con người và vai trò của các cá nhân sở hữu những giá trị này. Không có con người sẽ không có lịch sử. Sau này trong cuộc kháng chiến chống Pháp, qua thực tiễn của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nêu lên một luận điểm về vai trò sức mạnh nhân dân, chủ thể sở hữu của những giá trị tinh thần truyền thống, như sau: "Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức độ nào, đụng đầu nhằm bức tường đó chúng cũng phải thất bại"[34,tr.151]; Nói tóm lại thì "trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân" [37,tr.276]. Như thế là đối với Hồ Chí Minh, yêu nước là đoàn kết, là sức mạnh. Nhờ có sức mạnh đó mà dân tộc ta đã nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Sức mạnh là điều kiện cho cách mạng thắng lợi! Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, sức mạnh của nhân dân thuộc địa và của Việt Nam bị xé lẻ, làm cho lực lượng của họ yếu đi rất nhiều. Qua sự quan sát của mình, Hồ Chí Minh thấy rằng, "CNTB tư bản thân nó là hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu". Nó mạnh vì CNTB có tổ chức, có lãnh đạo, có cấu trúc tinh xảo. Còn nhân dân thuộc địa yếu vì họ không có tổ chức, không có lãnh đạo, không liên kết thành hệ thống, không tập trung được lực lượng của mình. Do đó nhân dân thuộc địa muốn giành thắng lợi khi nổi dậy thì đòi hỏi họ cần phải có sự liên kết chặt chẽ để có sức mạnh. Điều đó dưới nhãn quan của Hồ Chí Minh là cần phải có sự lãnh đạo và tổ chức chặt chẽ. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và lịch sử Hồ Chí Minh đi đến kết luận rằng lực lượng cách mạng phải đủ mạnh thì mới thắng nổi đế quốc và phong kiến. Muốn cho đủ mạnh thì những lực lượng ấy phải tập trung, phải liên minh chặt chẽ với nhau. muốn tập trung phải có Đảng cách mệnh… Nhưng khi có Đảng rồi thì Đảng cần phải dựa vào đâu để đoàn kết nhân dân ? Với tư cách là lãnh tụ tối cao của dân tộc, Hồ Chí Minh muốn chuyển chủ nghĩa dân tộc từ mình đến các cá nhân trong xã hội Việt Nam và đánh thức cho nó luôn luôn bừng tỉnh trong tâm hồn của họ, từng bước nhen nhóm phong trào dân tộc. Có lẽ là xuất phát từ suy nghĩ như thế mà năm 1941, Hồ Chí Minh đã viết cuốn sách "Lịch sử nước ta" để tuyên truyền và giáo dục về kiến thức lịch sử dân tộc cho toàn dân Việt Nam. Thông qua đó, những suy nghĩ trên của Hồ Chí Minh sẽ được thực hiện trong thực tiễn của xã hội. Cuốn sách mở dầu bằng việc đề ra mục đích là giáo dục tường tận kiến thức lịch sử nước nhà cho dân chúng và kết thúc bằng việc kêu gọi họ đoàn kết: "Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ........ Dân ta xin nhớ chữ đồng Đồng tình đồng sức đồng lòng đồng minh" [32,tr.221-229] Cuốn sách đã phản ánh một cách khá đầy đủ những trang sử oanh liệt, dũng cảm của nhân dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Đặc biệt sách không hề có lấyk một chữ nói về xung đột giai cấp, dân tộc hay tôn giáo trong lòng xã hội Việt Nam. Khi Hồ Chí Minh viết cuốn sách này vào năm 1941 ở Cao Bằng chắc là chỉ dựa vào trí nhớ thôi. Bởi vì thời điểm này ở Cao Bằng chắc không có tài liệu lịch sử dân tộc Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam và Hồ Chí Minh thì phải hoạt động bí mật, không có điều kiện để tiếp cận sách báo đại chúng. Điều đó chứng tỏ rằng chủ nghĩa yêu nước và những trang sử quá khứ Việt Nam luôn bừng tỉnh trong Hồ Chí Minh, trở thành động lực thúc đẩy mọi hoạt động cách mạng của Người. Như thế, Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân do giai cấp công nhân lãnh đạo trong TTHCM được khơi nguồn từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống. Song việc Hồ Chí Minh thừa nhận sự lãnh đạo của giai cấp công nhân chỉ có thể xuất phát trực tiếp từ nhận thức của Người về các giai cấp trong xã hội. 2.1.3. Nhận thức của Hồ Chí Minh về Vai trò, vị trí các giai cấp trong xã hội : Thời đại Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên là thời đại chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa này như bóng đen hung dữ bao phủ lên các nước và các dân tộc chậm tiến, biến các nước và các dân tộc này trở thành thuộc địa. Việt Nam là một bộ phận của hệ thống thuộc địa của Pháp, do đó dưới con mắt của Hồ Chí Minh, mọi giai cấp tầng lớp trong xã hội Việt Nam đều có vai trò, vị trí thái độ chính trị khác nhau, quan hệ với chủ nghĩa đế quốc khác nhau, đóng vai trò khác nhau trong tiến trình lịch sử dân tộc. Họ bị tấn công từ rất nhiều phía: Địa chủ, tư sản, đế quốc; bị đạp lên "đầu" lên "cổ" lên "mặt mũi" lên "tay" lên "chân" lên mọi chỗ trên "cơ thể" vốn đã "ốm yếu" và "tiều tuỵ" của họ. Nông dân Việt Nam vô cùng tối tăm, dốt nát, khổ cực. Họ có 3 kẻ thù không đội trời chung. Cả về lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh cho rằng nông dân không thể lãnh đạo được cách mạng. Thứ hai là giai cấp chủ: Theo Hồ Chí Minh, về cơ bản đây là giai cấp phản động.Họ là rường cột của chế độ phong kiến. Khi Pháp và sau này là Mỹ xâm lược Việt Nam thì họ trở thành tay sai của đế quốc. Thứ ba là tầng lớp tiểu tư sản. Tầng lớp này có mầm mống trong xã hội phong kiến. Khi Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, tiểu tư sản ngày càng phát triển nhanh về số lượng. Xét về mặt bị áp bức, thì theo Hồ Chí Minh, trí thức bị đế quốc áp bức, tiểu thương tiêu chủ vừa bị đế quốc, vừa bị phong kiến áp bức Vì bị áp bức mà sinh ra cách mạng, nhưng mức độ áp bức của đế quốc và phong kiến đối với tiểu tư sản không nặng nề bằng nông dân. Do đó theo Hồ Chí Minh thì trong giai đoạn đầu của cách mạng, mặt cách mạng của tiểu tư sản được xem là "bầu bạn của cách mạng". Nhưng trải qua thời kỳ dài, tiểu tư sản được Hồ Chí Minh xem là "Động lực cách mạng" [35,tr.460]. Song đặc điểm của tiểu tư sản là "Tự tư tự lợi, rời rạc, kém kiên quyết…" do đó họ không thể lãnh đạo được cách mạng. Thứ tư là giai cấp tư sản dân tộc. Theo Hồ Chí Minh giai cấp tư sản dân tộc có địa vị kinh tế xã hội yếu kém, bị đế quốc và phong kiến chèn ép. Đó là mặt bị áp bức, mặt thứ nhất của giai cấp này. Đồng thời Hồ Chí Minh cũng thấy được mặt thứ hai của họ là mặt thỏa hiệp: Tính chất hai mặt ấy của giai cấp tư sản dân tộc làm cho họ "vừa muốn cách mạng vừa muốn thỏa hiệp" [36,tr.215]. Đồng thời nó cũng làm cho giai cấp này không tạo ra được cho mình hệ tư tưởng riêng. Do đó họ cũng không thể lãnh đạo được cách mạng Việt Nam.Tuy nhiên mặt bị áp bức của họ làm cho họ trở thành lực lượng cách mạng khá quan trọng. Thứ năm là giai cấp công nhân Việt Nam. Công nhân Việt Nam theo Hồ Chí Minh là những người không có tư liệu sản xuất phải bán sức lao động mà sống. Bất kỳ họ lao động trong công nghệ hay trong nông nghiệp, bất kỳ họ làm nghề gì cũng đều thuộc về giai cấp công nhân.Chủ chốt của giai cấp này là những công nhân ở xí nghiệp, những công nhân thủ công nghệ, những người làm thuê ở các cửa hàng những cố nông…. Đời sống của công nhân Việt Nam luôn luôn chịu sự áp bức bóc lột từ nhiều phía khác nhau. Theo Hồ Chí Minh so với các giai cấp tầng lớp khác thì "công nhân bị áp bức nặng hơn" [31,tr.266] . Như vậy trong kết cấu xã hội - giai cấp của Việt Nam và các mâu thuẫn vốn có của nó ,Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng, Thứ nhất: các giai cấp công nhân, nông dân, Tiểu tư sản, tư sản dân tộc đều có kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến. Thứ hai: Cả 4 giai cấp tầng lớp này đều là lực lượng cách mạng ở một mức độ nhất định. Do đó theo Hồ Chí Minh, cách mạng phải là sự nghiệp của toàn dân, tức là của nhân dân "Nhân dân là: Bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc" [36,tr.217]. Đồng thời qua phân tích như trên, chúng ta cũng đã nhận ra rằng, Hồ Chí Minh đã phủ nhận vai trò lãnh đạo cách mạng của nông dân, tiểu tư sản tư sản dân tộc và phong kiến. Vậy người lãnh đạo cách mạng Việt Nam chỉ có thể là giai cấp công nhân. Theo Hồ Chí Minh, lãnh đạo được hay không là do đặc tính của giai cấp chứ không phải số lượng nhiều hay ít của giai cấp đó. Trong bài "Thường thức chính trị" viết năm 1953, Hồ Chí Minh viết về đặc tính của giai cấp công nhân như sau: "Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: Kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Lại vì là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất…Giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là CNMLN. Đồng thời tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác. Vì vậy về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo" [36,tr.212]. Xem xét vai trò các giai cấp trong xã hội Việt Nam, lựa chọn ra giai cấp công nhân là tiến bộ nhất, xuất sắc nhất, đó là căn cứ để Hồ Chí Minh khẳng định: giai cấp công nhân là người lãnh đạo cách mạng. 2.1.4. Hồ Chí Minh Khẳng định và hiện thực hoá vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và giai cấp công nhân : Lựa chọn con đường cách mạng vô sản theo CNMLN, Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng & giai cấp công nhân đối với xã hội và dân tộc Việt Nam. Đồng thời, người cũng tìm mọi cách để hiện thực hoá sự khẳng định ấy. Trong tác phẩm "Đường cách mệnh" của mình, Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò đầu tàu lịch sử dân tộc của Đảng như sau: "Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động & tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức & vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy" [31,tr.267-268].. Nhận thức ra vai trò đầu tàu của Đảng trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nỗ lực truyền bá CNMLN vào Việt Nam, chuẩn bị các điều kiện tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng. Năm 1930, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Sự ra đời và phát triển vững chắc của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh là quá trình hiện thực hoá tư tưởng của Người về Đảng Cộng sản. Thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX có được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng Cộn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31823.doc
Tài liệu liên quan