“Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”.
Lời bài hát này từ bao nhiêu năm vẫn làm tất cả những con dân chân chính của nước Việt phải xúc động. Không phải dân tộc nào thời đại nào cũng may mắn có được một vị lãnh tụ mang tình yêu bao la đến như thế tới muôn nhà.
Hồ Chí Minh là người đã tạo ra và là hiện thân của quá trình gặp gỡ lịch sử giữa một dân tộc là dân tộc VN, một thời đại là thời đại quá độ trên toàn thế giới từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
10 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩa xã hội, mở đầu bằng cách mạng tháng Mười Nga và được soi sáng bởi chủ nghĩa Mác – Lê nin, làm nên một sự nghiệp là sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, dân chủ nhân dân tiến lên cánh mạng xã hội chủ nghĩa ở VN tiêu biểu cho sự vùng lên của các dân tộc thuộc thế giới thứ ba, góp phần to lớn vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
***
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho thanh bạch, yêu nước ở một đất nước có nhiều dân tộc, sớm hình thành quốc gia - dân tộc thống nhất. Trong quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, dân tộc ta đã hình thành và phát triển nền văn hoá dân tộc rực rỡ mà tiêu biểu là chủ nghĩa yêu nước VN, ý chí đấu tranh bất khuất, tinh thần nhân ái khoan dung và ý thức cộng đồng để làm chủ thiên nhiên làm chủ xã hội. Chính nền văn hoá ấy cùng với những ảnh hưởng tích cực của văn hoá phương Đông đã hun đúc nên nhân cách Hồ Chí Minh và góp phần to lớn vào sự hình thành và phát triển tư tưởng của Người.
Giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các phong trào chống Pháp đã diễn ra sôi nổi, liên tục, người trước ngã xuống người sau đứng đứng lên sẵn sàng “đúc gan sắt để rời non lấp biển, xối máu rửa vết nhơ nô lệ” ( Phan Bội Châu ). Điển hình là phong trào Cần Vương,… do các sỹ phu, văn thân yêu nước lãnh đạo, nhưng tất cả đều bị thất bại. Đến đầu thế kỷ XX cùng với những biến chuyển của nền kinh tế và xã hội là những ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ Trung Quốc và cuộc vận động Duy Tân ở Nhật Bản dội vào, phong trào cách mạng ở VN lại bùng lên mạnh mẽ. Mặc dù vẫn do các sỹ phu, văn thân yêu nước lãnh đạo nhưng do ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản nên các phong trào đấu tranh của dân tộc ta so với thời kỳ trước đã có tiến bộ hơn, nhưng vẫn chưa kết hợp được việc giải quyết hai mâu thuẫn của xã hội VN. Họ không hiểu rằng đấu tranh để thực hiện dân chủ ở một nước thuộc địa, ở một nước nông nghiệp lạc hậu như ở VN là làm cho người cày có ruộng, cho nên họ chỉ chống đế quốc đến một mức độ nhất định chứ chưa nhằm xoá bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, họ chưa nhận thức rõ đối tượng của cách mạng VN là đế quốc và phong kiến cho nên có người đã dựa vào đế quốc này để đánh đế quốc kia có người lại dựa vào đế quốc để cách tân đất nước. Nguyên nhân thì có rất nhiều, nhưng suy cho cùng, nguyên nhân chủ yếu là chưa có một đường lối lãnh đạo đúng. Yêu cầu bức thiết nhất của toàn thể dân tộc VN là cứu nước và giải phóng dân tộc được đặt ra một cách cấp bách.
Chứng kiến những thất bại đau đớn của các vị yêu nước tiền bối, cảnh nhân dân sông lầm than cực khổ dưới ách thực dân tàn bạo, người thanh niên ưu tú Nguyễn Tất Thành quyết trí ra đi tìm đường cứu nước. Với hành trang ban dầu là lòng yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, khát vọng độc lập, tự do. Rút kinh nghiệm những thất bại của các sỹ phu yêu nước đương thời Người không đi về phương Đông mà đi sang phương Tây – nơi có khoa học kỹ thuật phát triển với một nhận thức đúng đắn là muốn đánh đuổi kẻ thù thì phải biết rõ kẻ thù ấy. Điều này có có tầm quan trọng to lớn để Nguyễn Aí Quốc đi đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin sau này.
Bước chân của Người đã đặt đến những trung tâm văn minh nhất của thế giới thời đó và cũng đặt dến những nơi bần cùng, khốn khổ nhất trên trái đất này. Nơi đầu tiên Người bước chân đến là nước Pháp, một trung tâm văn minh của thế giới và cũng là đất nước của kẻ thù đang thống trị dân tộc mình.
Suốt nhiều năm xông pha, Người có mặt ở nhiều nước, tiếp xúc với nhiều lớp người, thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Khi đến các nước tư bản phát triển ở châu Âu và bắc Mỹ, Người nhìn thấy cảnh giai cấp công nhân bị áp bức, bóc lột thậm tệ, khi sang các nước châu á, châu Phi và Mỹ La Tinh, Người lại tận mắt thấy nhiều dân tộc bị bị thực dân thống trị hết sức hà khắc, dã man. Người thấy rõ được ý chí quật cường, bất khuất của các dân tộc bị áp bức, tinh thần đấu tranh kiên cường của giai cấp công nhân, những người cùng khổ ở khắp mọi nơi, kể cả nhân dân lao động ở chính nước Pháp. Nhận ra kẻ thù chung, Người đi dến một kết luận quan trọng: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột …”. Từ lòng yêu nước, thương dân, đến sự phân biệt xã hội có “ hai giống người”, ở Nguyễn Aí Quốc – Hồ Chí Minh có sự chuyển biến sâu sắc, hình thành ý thức giai cấp rõ rệt khiến Người đến một cách tự nhiên, như một tất yếu lịch sử, với chủ nghĩa Mác – Lê nin, đỉnh cao trí tuệ của nhân loại , và được chủ nghĩa Mác – Lê nin soi sáng.
Những năm hoạt động trong phong trào cộng sản, phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, Người đã đi đến khẳng định: “ Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Mùa xuân năm 1930, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã thành lập Đảng Cộng sản VN, Cương lĩnh chính trị được Người soạn thảo. Đó là là “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng…”. Đường lối ấy gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế chân chính, gắn cách mạng VN với trào lưu cách mạng vô sản. Đường lối cách mạng VN cơ bản được hình thành, con đường cứu nước giải phóng dân tộc đã được Hồ Chí Minh vạch ra. Sự đúng đắn ngay từ đầu của Nguyễn ái Quốc đã được thực tế cách mạng khảo nghiệm, chứng minh và khẳng định. Từ đó cách mạng VN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mở ra thời đại mới, thời đại rực rỡ nhất trong tịch sử của dân tộc VN, đó là thời đại Hồ Chí Minh.
Tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin, nhận thức được xu thế phát triển của thời đại, Người sớm chỉ ra rằng cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con đường của cách mạng vô sản và cách mạng VN là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới . Phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều kiện cụ thể một nước thuộc địa Hồ Chí Minh đã đi đến một luận điểm mới: cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng ở chính quốc mà có thể chủ động tự đứng lên “ đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Cách mạng ở thuộc địa , dù là nước nhỏ yếu , nhưng phải do nhân dân làm lấy , do toàn dân đứng dậy đấu tranh, đời này làm chưa xong thì đời sau làm, nhân dân giác ngộ đấu tranh thì không vũ khí nào địch lại nổi.
Tự lực tự cường là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của bên ngoài nhưng phải chủ động đoàn kết với cách mạng và nhân dân tiến bộ thế giới, trước hết là với cách mạng vô sản chính quốc. Trong mối quan hệ giữa yếu tố chủ quan và khách quan thì yếu tố chủ quan bao giờ cũng giữ vai trò quyết định nhất. Cuộc đấu tranh của dân tộc ta phải do dân tộc ta thực hiện là chính. Mặc dầu ta vẫn coi trọng sự giúp đỡ của bên ngoài.
Cách mạng VN và cách mạng vô sản chính quốc có quan hệ khăng khít với nhau, tác động với nhau nhưng cách mạng thuộc địa có thể thắng lợi trước, không chờ đợi không lệ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc, tư tưởng này đã có từ rất sớm ở Hồ Chí Minh.
Đầu năm 1941, nhận thấy tình hình thế giới có nhiều thuận lợi, Người về nước cùng với trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng VN, tại Hội nghị trung ương 8, Người đã quyết định chuyển hướng chiến lược cách mạng VN, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết và trước hết. Trên cơ sở phân tích đúng đắn mâu thuẫn chủ yếu nhất của xã hội nước ta lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc. Với khẳng định “trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”- (Hội nghị trung ương 8 tháng 5/1941). Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phải xoá bỏ ách thống trị của đế quốc phong kiến, thưc hiện độc lập dân tộc dân chủ cho nhân dân. Ơ thuộc địa kẻ thù nguy hiểm nhất là chủ nghĩa đế quốc nên nhiệm vụ chống đế quốc để giải phóng dân tộc phải đặt lên hàng đầu. Nếu không giành được độc lập cho dân tộc thì quyền lợi các giai cấp, các bộ phận nhân dân cũng không thể thực hiện được. Do lực lượng cách mạng có hạn nên nhiệm vụ chống phong kiến để giải quyết ruộng đất cho nông dân phải thực hiện từng bước và phục vụ cho nhiệm vụ chống đế quốc. Đó là quy luật chống đế quốc, phong kiến của cách mạng VN, khác với cách mạng ở các nước tư bản phát triển và cũng khác với chống đế quốc phong kiến ở các nước thuộc địa khác.
Cách mạng giải phóng dân tộc là sự ngiệp của toàn dân do giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng là sự nghiệp của quần chúng đó là nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Vận dụng nguyên lý đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ : Cách mạng là việc chung của cả dân chúng chứ không phải riêng của một người nào. Tuy nhiên để vận dụng nguyên lý đó vào hoàn cảnh từng lúc, từng nơi thì không phải dễ dàng.
Trong điều kiện VN Hồ Chí Minh đã làm như thế nào. Khác với các nước, VN là nước thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội đó tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuần dân tộc và mâu thuẫn dân chủ, trong đó mâu thuẫn dân tộc là chủ yếu.
Với tính chất mâu thuẫn trên, Hồ Chí Minh đã xác định kẻ thù chung của nhân dân VN là đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai của chúng. Cách mạng VN phải đánh đổ đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai, giành độc lập tụ do cho dân tộc.
Để thực hiện nhiệm vụ trên chúng ta cần phải phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Truyền thống yêu nước được hun đúc từ hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đặc biệt mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì truyền thống ấy càng được phát huy cao độ.
Để phát huy truyền thống yêu nước của toàn dân tộc chúng ta không chỉ tập hợp được công nhân, nông dân là lực lượng cơ bản của cách mạng mà còn phải doàn kết các lực lượng dân chủ khác.
Có thể nói Hồ Chí Minh là người đầu tiên có quan điểm đúng đắn sáng tạo về quần chúng cách mạng ở VN. Nhờ đó cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã tập hợp được lực lượng quần chúng đông đảo nhất trong xã hội, nhiều tầng lớp phú nông, trung nông, địa chủ, tư sản dân tộc đã tham gia cách mạng tích cực ủng hộ kháng chiến, thậm chí đã trở thành người cách mạng, họ đã trở thành lực lượng đồng minh của giai cấp công nhân VN.
Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao sức mạnh của động lực dân tộc, chủ trương phải đoàn kết mọi lực lượng dân tộc. Trong tư tưởng của Người dân tộc được xác định trên lập trường tư tưởng của giai cấp công nhân, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đó là “chủ nghĩa dân tộc hướng tới chủ nghĩa cộng sản”.
Với ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc không chỉ đem lại độc lập, tự do cho tổ quốc, mà từng bước phải đem lại tự do hạnh phúc cho toàn dân. Vì vậy đã động viên và phát huy cao độ sức mạnh của động lực dân tộc và giai cấp, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân lao động và phong trào công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và cả loài ngừơi tiến bộ để đánh thắng các kẻ thù mạnh hơn mình gấp bội. Đó cũng là cơ sơ của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng phải dựa vào sức mạnh của toàn dân “có dân là có tất cả”. Điều này đã được thực tế chứng minh qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Với khẩu hiệu toàn dân kháng chiến, “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài”, toàn dân, toàn quân ta đã làm một cuộc trường chinh trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp. Xuất phát từ truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, xuất phát từ mục đích của cuộc cách mạng và từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tưởng chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lực lượng quyết định của cách mạng là đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở khối liên minh vững mạnh của công nhân, nông dân và trí thức, sức mạnh đó được sử dụng để thực hiện bạo lực cách mạng để dành chính quyền, để thực hiện chiến tranh nhân dân đánh đuổi xâm lược. Vận dụng lý luận chung và từ kinh nghiệm của lịch sử dân tộc, của bản thân, Hồ Chí Minh không chút ảo tưởng về lòng nhân từ của bọn áp bức và xâm lược. Theo Người “Độc lập tự do không thể cầu xin mà có đựơc, chủ nghĩa thực dân tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu…”, cho nên để chiến thắng thực dân dành độc lập - tự do cho dân tộc, chúng ta không có con đường nào khác là phải sử dụng đến bạo lực cách mạng của quần chúng. Hồ Chí Minh khẳng định “trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của của giai cấp và dân tộc cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”. Đó là quan điểm cơ bản mà Người luôn nắm vững trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Để quán triệt quan điểm này trong Đảng, ngay từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua, Người đã đề ra nhiệm vụ cho cách mạng VN là: đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp, bọn phong kiến, thành lập chính quyền công nông binh. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã được chuẩn bị qua ba cao trào. Đặc biệt trong cao trào cách mạng 1939 - 1945 có sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, Người chỉ rõ “cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu bằng cuộc khởi nghĩa vũ trang”. Từ năm 1954 nước ta bị chia làm hai miền, đế quốc Mỹ đã cố tình vi phạm hiệp định Giơnevơ, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới mặc dù lúc này so sánh lực lượng đang có lợi thế về phía kể thù, thế giới lại đang trong xu thế hoà hoãn, sợ chiến tranh, nhưng quán triệt tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh, Đảng ta vẫn chủ trương dùng bạo lực cách mạng để giải phóng miền Nam, khẳng định quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng hoàn toàn khác với tư tưởng hiếu chiến của bọn đế quốc xâm lược đối với Hồ Chí Minh, bạo lực cách mạng là phương thức dấu tranh để giành và giữ dộc lập dân tộc, để nhân dân có thể sống hoà bình trong hạnh phúc, tự do. Còn chiến tranh chỉ là điều bất đắc dĩ.
Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, quý trọng sinh mệnh của con người, Hồ Chí Minh bao giờ cũng tranh thủ những phương thức ít đổ máu nhất để giành và giữ chính quyền. Khi đối thủ gây chiến, Người tìm mọi cách ngăn chặn hoặc đẩy lủi chiến tranh, khi không còn con đường nào khác thì phải dùng chiến tranh chính nghĩa để chống chiến tranh phi nghĩa. Tuy nhiên Hồ Chí Minh cũng không bỏ lỡ cơ hội đàm phán hoà bình để sớm kết thúc chiến tranh trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
Trong cách mạng tháng Tám 1945 nhờ nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng, nắm vững thời cơ, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân kịp thời nổi dậy trên cả nước, với hình thức tổng khởi nghĩa vũ trang và đã giành được chính quyền với tổn thất ít nhất.
Tuy nhiên thực dân Pháp đã trở lại hòng cướp nước ta một lần nữa. Dưới sự dẫn dắt của chủ Hồ Chí Minh, chúng ta đã nhiều lần hoà hoãn, nhân nhượng với Pháp để có hoà bình, từ Hiệp định sơ bộ 6 - 3 - 1946 đến Tạm ước 14 - 6 - 1946, nhưng Pháp vẫn cố tình cướp nước ta.
Khi thực dân Pháp bộc lộ trắng trợn dã tâm xâm lựợc, gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng. Chúng ta không còn con đường nào khác là phải chiến đấu. Ngày 19 - 12 - 1946 Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi : “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Mặc dù chiến tranh đã xảy ra, Người vẫn tìm mọi cách cứu vãn hoà bình, Người đề nghị: chính phủ Pháp và nhân dân Pháp chỉ cần có một cử chỉ công nhận độc lập và thống nhất của nước VN là chấm dứt được tai biến này. Hoà binh và trật tự sẽ trở lại ngay tức khắc.
Cũng với quan điểm đó, trong cuộc cách mạng ở miền Nam thời kỳ 1954 - 1975, một mặt Hồ Chí Minh luôn kiên trì đòi đối phương nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ, thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước, mặt khác khi Mỹ cố tình xâm lược thì phải quyết chiến đấu “đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào”. Trong khi đánh Mỹ, Người cũng không quên mở cho Mỹ một lối thoát, sẵn sàng đàm phát để Mỹ có thể rút quân bất cứ lúc nào, nhằm lập lại hoà bình, thống nhất Tổ quốc.
Những hoạt động thực tiễn trên đây của Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm bạo lực cách mạng của Người rất kiên định và đúng đắn, luôn thống nhất giữa tư tưởng bạo lực và tư tửơng nhân văn, nhân đạo và hoà bình.
***
Có những vĩ nhân mà người đời phải ở xa mới thấy hết tầm vĩ đại nhưng cũng có những vĩ nhân mà ta càng ở gần thì ta lại càng thêm phần yêu kính. Bác Hồ là một vĩ nhân. Càng ở xa Bác người ta càng thấm thía hơn sự vĩ đại của Bác trong những nỗ lực hoạt động cách mạng dành cho dân tộc, cho nhân loại. Càng ở gần Bác ta càng yêu quý và cảm phục Bác hơn. Những bài học tư tưởng mà Bác đã dạy cho chúng ta được truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác và đấy cũng chính là niềm tin là điều kiện để chúng ta, những người trẻ tuổi, những con dân của đất Việt luôn phấn đấu noi theo để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0046.doc