Tư bản cho vay và ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản. Liên hệ với ngân hàng Việt Nam

A.Đặt vấn đề. Cùng với sự phát triển không ngừng của thế giới ngày nay chúng ta thấy được rõ vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng trên toàn cầu. Ngân hàng kiểm soát việc lưu thông tiền tệ thế giới, tỷ giá lên xuống của các đồng tiền giữa các quốc gia. Vô hình chung ngân hàng đã nắm vị trí then chốt trong nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta thử đi sâu tìm hiểu? B. Nội dung trình bày I.Tư bản cho vay và ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản 1.Sự hình thành tư bản cho vay. Từ thời kỳ tiền tư bản c

doc10 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 8618 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tư bản cho vay và ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản. Liên hệ với ngân hàng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ nghĩa, cùng với việc các loại hình thương nghiệp phát triển thì các hình thức cho vay nặng lãi xuất hiện và là phần không thể thiếu được trong nền kinh tế bấy giờ. Đây chính là tiền đề cho một loại hình kinh tế mới ra đời. Các hình thức cho vay nặng lãi này có đặc điểm là lãi suất rất cao và là một hình thức bóc lột dã man, ngay giữa tư bản với nhau. Những hình thức cho vay nặng lãi này cũng từng xuất hiện ở nước ta, khá phổ biến ở nông thôn, trước khi hoàn thành cải cách ruộng đất và hoàn thành hợp tác hoá. Người đi vay ở đây không phải là nhà tư bản mà là những người nông dân túng thiếu. Tiền vay về không phải để sử dụng làm tư bản. Do đó tư bản cho vay nặng lãi không thể hoà hợp với chủ nghĩa tư bản, vì lợi tức cao của nó không cho phép chủ nghĩa tư bản phát triển.Vì vậy giai cấp tư bản ngay từ khi ra đời đã kịch liệt đấu tranh chống tư bản cho vay lãi nặng. Và phù hợp với yêu cầu phát triển của chủ nghĩa tư bản, từ trong quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp đã nảy ra tư bản cho vay như là một hình thức tư bản độc lập. Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ , được chủ sở hữu tạm thời nhường quyền sử dụng cho người khác, sau một thời gian nó được hoàn trả cho người cho vay kèm theo một khoản lợi tức. Tư bản cho vay hoạt động dựa trên nguyên tắc rất đơn giản: anh cần tiền thì tôi cho vay, bù lại tôi sẽ thu được lợi tức. Tiền cho vay tuy chẳng hao mòn gì nhưng nếu không có lợi thì tôi không cho vay. Do đi từ nhu cầu cấp thiết đó nên tư bản cho vay có vị thế chắc chắn trong xã hội tư bản,càng ngày càng lớn mạnh và mở rộng tầm hoạt động. 2. Chức năng tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản Đối tượng của tư bản cho vay rất đa dạng song nguồn thu lãi suất chủ yếu và chắc chắn của nó thì lại chỉ có một. Tư bản cho vay phụ thuộc nhiều vào sự vận động của tư bản công nghiệp, và phần nào là của tư bản thương nghiệp. Nhà tư bản đi vay về, phải sử dụng tư bản tiền tệ ấy vào việc sản xuất, và chỉ sau khi lần lượt trải qua ba giai đoạn tuần hoàn của nó, tư bản mới mang lại giá trị thặng dư, một phần giá trị thặng dư phải đem nộp cho nhà tư bản cho vay tiền. Bộ phận giá trị thặng dư này mang tên là lợi tức. Nếu kẻ đi vay là nhà tư bản công nghiệp thì lợi tức là số tiền khấu trừ vào lợi nhuận trung bình mà nhà tư bản công nghiệp thu được. Nếu kẻ đi vay là nhà tư bản thương nghiệp thì lợi tức là số tiền khấu trừ vào lợi nhuận trung bình mà nhà tư bản thương nghiệp thu được. Tư bản cho vay biểu hiện như một loại hàng hoá đặc biệt. Tư bản cho vay là hàng hoá vì nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng,có người mua, người bán,có giá cả và giá cả của nó cũng lên xuống theo quan hệ cung cầu...Nhưng tư bản cho vay là loại hàng hoá đặc biệt, bởi vì người bán không mất quyền sở hữu. Khi người mua sử dụng thì giá trị và giá trị sử dụng của nó không mất đi, mà còn tăng lên ,do khả năng tạo ra lợi nhuận của nó quyết định. Thực ra sự vận động của tư bản cho vay không thể tách rời sự vận động của tư bản công nghiệp. Sở dĩ tiền tệ dưới dạng tư bản cho vay tăng lên được là do trong thực tế nó vận động theo công thức: T-T'-H (SLD+TLSX)...+SX...H’-T’-T. Trong đó T-T’ và T’-T chỉ là điểm mở đầu và điểm kết thúc,là sự chuẩn bị và kết quả vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Chỉ đóng vai trò trung gian luân chuyển tiền tệ song tư bản cho vay là phần không thể thiếu trong xã hội tư bản, việc điều tiết vốn giữa tư bản với nhau làm guồng máy tư bản vận động liên tục. Tư bản công nghiệp có vốn để tiếp tục sản xuất hoặc tái sản xuất mở rộng,kéo theo tư bản thương nghiệp được mở rộng phạm vi hoạt động và đẩy mạnh kinh doanh, thị trường. 3. Lợi tức và suất lợi tức Bây giờ chúng ta xét đến lợi tức. Như trên ta đã biết lợi tức là cái giá mà nhà tư bản hoạt động (tư bản công nghiệp hay tư bản thương nghiệp) phải trả cho người sở hữu tư bản cho vay về quyền được tạm thời sử dụng khoản tư bản tiền tệ của người đó. Vậy nguồn gốc và bản chất của lợi tức là gì? Tiền là tư bản ngay từ khi nó được cho vay nhằm mục đích thu lợi nhuận. Nhưng khi chuyển từ người cho vay sang người đi vay thì tiền chưa đẻ ra lợi nhuận được. Tiền đi vay phải trở thành tư bản hoạt động mới tạo ra lợi nhuận. ở đây, cùng một số tiền đã tồn tại với tính cách là tư bản hai lần đối với hai người, nhưng không phải vì thế mà lợi nhuận có thể tăng gấp đôi, bởi lẽ nó chỉ thật sự hoạt động một lần-đem lại lợi nhuận trong tay người đi vay. Lợi tức chỉ là một phần của lợi nhuận trung bình mà nhà tư bản hoạt động thu được phải trả cho nhà tư bản cho vay. Như vậy thực chất,lợi tức chỉ là một phần của giá trị thặng dư mà tư bản hoạt động thu được nhờ sử dụng tư bản cho vay ,trả cho chủ sở hữu tư bản cho vay. Từ lợi tức cho vay mà nhà tư bản cho vay được hưởng thì bắt đầu xuất hiện khái niệm về suất lợi tức. Suất lợi tức chính là tỷ lệ so sánh, tính theo phần trăm giữa lợi tức và tổng số tư bản cho vay. Suất lợi tức cao hay thấp là tuỳ ở quan hệ cung cầu về tiền vay. Nhu cầu về tiền vay càng cao thì suất lợi tức càng cao. Tuy nhiên trong những điều kiện thông thường,suất lợi tức không bao giờ có thể cao tới mức ngang với suất lợi nhuận trung bình, bởi vì nếu như thế thì sẽ không còn có nhà tư bản nào đi vay để kinh doanh nữa. Mặt khác,nó cũng không bao giờ hạ thấp tới mức ngang với con số “không”, bởi vì nếu như thế thì cũng chẳng còn ai dám bỏ tiền cho vay nữa. 4. Ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản Trong quá trình hoạt động như vậy, thì cả bên cho vay lẫn bên đi vay cần bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình nên một hình thức cho vay mang tính khoa học cao hơn cũng như việc bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng được tốt hơn, ngân hàng ra đời để làm nhiệm vụ đó. Mang tính lý luận khoa học cao hơn kinh tế học Mác-Lênin đã định nghĩa : “Ngân hàng là doanh nghiệp chuyên kinh doanh tư bản tiền tệ, làm môi giới giữa người cho vay và người đi vay”. Cũng theo kinh tế Mác-Lênin thì tư bản ngân hàng chính là một hình thức của tư bản cho vay, do đó nó không thể thoát khỏi nguồn gốc là xuất hiện trong thời kì tư bản chủ nghĩa, một hình thái bóc lột tinh xảo của giai cấp tư bản. Ngân hàng trở thành môi giới tín dụng giữa người cho vay và người đi vay, là người tổng quản lý tư bản tiền tệ cho vay. Ngân hàng còn biến các khoản thu nhập và tiết kiệm của các tầng lớp xã hội thành tư bản, tạo ra công cụ tín dụng lưu thông thay cho tiền, làm trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp. Khối lượng tiền tệ mà ngân hàng tập trung được sử dụng làm tư bản cho vay là từ nhiều nguồn: -Tư bản tiền tệ tự có của chủ ngân hàng. -Tư bản tiền tệ của các nhà tư bản công thương nghiệp chưa dùng đến như : quỹ khấu hao,quỹ tích luỹ, quỹ dự phòng... -Tư bản tiền tệ của các nhà tư bản thực lợi sống dựa vào lợi tức. -Những khoản tiết kiệm, dành dụm, những thu nhập tạm thời chưa dùng đến của các tầng lớp dân cư -Một phần thu nhập của ngân sách nhà nước tạm thời chưa sử dụng đến Tất cả các nguồn vốn đó của tư bản tồn tại dưới các hình thức: tiền mặt, trái phiếu, chứng khoán, cổ phiếu... 5. Chức năng,nhiệm vụ tư bản ngân hàng Hoạt động tín dụng của ngân hàng được thực hiện thông qua nghiệp vụ nhận gửi và nghiệp vụ cho vay. Nghiệp vụ nhận gửi thu hút tiền vào quỹ tạo nên nguồn vốn cho vay chủ yếu của ngân hàng. Tiền gửi có hai loại: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình cách: chiết khấu kỳ phiếu thương nghiệp, cho vay có đảm bảo hay không có đảm bảo. Hệ thống ngân hàng một nước trở thành một hệ thống ngân hàng hai cấp: các ngân hàng thương mại làm chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng và ngân hàng trung ương đóng vai trò ngân hàng của các ngân hàng và công cụ điều tiết chính sách tiền tệ của nhà nước. Ngoài ra còn có sự góp mặt của ngân hàng cầm cố. Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc “lãi suất cho vay > lãi suất nhận gửi”. Nó tạo lên lợi nhuận ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng là số chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi của ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ nhận gửi, ngân hàng trả lợi tức cho người gửi tiền, khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, ngân hàng thu lợi tức của người đi vay. Ngân hàng thu lợi tức cho vay cao hơn lợi tức tra cho người gửi. Chênh lệch này cộng với các thu nhập từ các hoạt động kinh doanh tiền tệ khác trừ đi các chi phí của ngân hàng cho các hoạt động đó là lợi nhuận ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ngân hàng thu được trong một nămvới tư bản tự có của ngân hàng. Trong cạnh tranh rốt cuộc tỷ suất lợi nhuận ngân hàng cũng ngang bằng với tỷ suất lợi nhuận bình quân Nếu không như vậy, tư bản ngân hàng sẽ chuyên vốn sang kinh doanh ở ngành khác Cũng như lao động của các nhân viên ngành thương nghiệp trong việc thực hiện hàng hoá, lao động của nhân viên làm thuê trong ngân hàng không sáng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Nhưng họ cũng bị các chủ ngân hàng bóc lột và giúp cho chủ ngân hàng chiếm hữu được một phần giá trị thặng dư đã được công nhân làm thuê trong lĩnh vực sản xuất sáng tạo ra. Ngân hàng còn đóng vai trò là trung tâm thanh toán cho các xí nghiệp gửi tiền bằng hình thức mở tài khoản 6. Hệ thống ngân hàng Trong nền kinh tế tư bản chủ yếu có ba loại ngân hàng lớn: ngân hàng nhà nước,ngân hàng thương mại và ngân hàng cầm cố Ngân hàng trung ương là người độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng. Ngân hàng là người cho vay cuối cùng, sẵn sàng cho các ngân hàng thương mại và các chủ thể tài chính khác vay tiền khi có khủng hoảng tài chính đe doạ hệ thống tài chính, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động trôi chảy. Ngân hàng trung ương kiểm soát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, thông qua đó điều tiết hoạt động của nền kinh tế như chống lạm phát, ổn định tiền tệ,kích thích tăng trưởng,điều chỉnh cơ cấu kinh tế... Bằng việc thực hiện nghiệp vụ như đã nêu trên, các ngân hàng góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn và giảm bớt chi phí lưu thông tiền tệ. Đồng thời sự hoạt động của các ngân hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung tư bản, cho sự chèn lấn các tư bản hạng nhỏ và hạng trung, cho sự tăng cường bóc lột công nhân, cho sự cướp đoạt những người tiểu sản xuất độc lập và những thợ thủ công. Tích tụ trong tay mình hầu hết tiền mặt của xã hội và giữ vai trò môi giới về tín dụng, ngân hàng là cơ quan phân phối tiền một cách tự phát cho các ngành kinh tế .Nhưng sự phân phối ấy không được tiến hành vì lợi ích xã hội và phù hợp với nhu cầu xã hội mà là vì lợi ích của các nhà tư bản. 7. Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng giữa những người có tiền cho những người sản xuất ,kinh doanh tiền qua ngân hàng làm môi giới trung gian. Ngân hàng vừa đại diện cho người cho vay và người đi vay. Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển do yêu cầu phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua, bán chịu và lưu thông kỳ phiếu phát triển. Nhờ có tín dụng, các kỳ phiếu được chiết khấu dễ dàng,được chuyển thành tiền mặt tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, cho việc nhận kỳ phiếu làm phương tiện lưu thông và thanh toán. Tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá, xã hội hoá sản xuất,phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, đồng thời cũng làm cho mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản thêm sâu sắc. Tín dụng làm giảm bớt chi phí lưu thông, đẩy mạnh tốc độ lưu thông hàng hoá, tốc độ tuần hoàn và chu chuyển tư bản. Tín dụng tạo điều kiện tăng cường cạnh tranh,phân phối lại tư bản, bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận. Cạnh tranh là cơ sở dẫn đến việc di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao. Tín dụng cũng là công cụ mạnh mẽ để tích tụ và tập trung tư bản, góp phần to lớn vào mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, phát triển thị trường thế giới, là công cụ tư bản mở rộng sự thống trị và bóc lột đối với các nước kinh tế kém phát triển. Thông qua hệ thống tín dụng ngân hàng có thể giám sát được hoạt động của tư bản công nghiệp, thương nghiệp,nhà nước có thể tác động đến hoạt động của nền kinh tế, điều tiết toàn bộ nền kinh tế. Tín dụng có vai trò quan trọng trong việc phát triển lực lượng sản xuất và xã hội hoá sản xuất, nhưng trong chủ nghĩa tư bản, tín dụng cũng làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản., làm gay gắt thêm những cuộc khủng khoảng kinh tế. Nhờ có tín dụng, những kẻ đầu cơ có vốn để hoạt động. II. Liên hệ với ngân hàng Việt Nam. 1. Sự phát triển chung của ngân hàng Việt Nam. Từ đầu những năm 90 trở lại đây hệ thống các ngân hàng của Việt Nam đã có những bước phát triển lớn mạnh và rất đáng khích lệ. Về quy mô,ngân hàng ngày càng được mở rộng, nhiều ngân hàng không phải là quốc doanh nhà nước đứng tên, các ngân hàng do liên doanh, liên kết với các tổ chức ngân hàng trên thế giới, ví dụ : ngân hàng ACB, ngân hàng Indovina... Các ngân hàng này hỗ trợ nguồn vốn tương đối lớn cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Số lượng các ngân hàng tăng nhanh chóng, các chi nhánh được mở rộng có mặt khắp nơi.Thơ. Nghiệp vụ chuyên môn của ngân hàng tăng ngày càng tốt. Ngân hàng Việt Nam có tính ổn định cao, không gặp khủng hoảng trầm trọng dưới tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á năm 1997, ngân hàng vẫn đứng vững không có tình trạng hàng loạt ngân hàng bị phá sản như ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan, các nước có nền kinh tế phát triển cao. Nói chung tình hình các ngân hàng Việt Nam ít có biến động. Việc các ngân hàng vững mạnh cũng đã góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta. Chúng ta thấy được tình hình hoạt động của ngân hàng Việt Nam nói chung. Đây quả là những bước thành công đáng khen ngợi của ngân hàng chúng ta, nhưng đó cũng chỉ là thành công ban đầu, còn nhiều thành công mới đang chờ đón chúng ta trên con đường xã hội hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, và con đường chính trị xã hội chủ nghĩa. Ngân hàng sẽ là cánh tay đắc lực cho nền kinh tế nước ta ngày càng đi lên. Kết luận Tư bản ngân hàng cũng như các loại tư bản khác nói chung đều có những mặt tích cực và tiêu cực của riêng mình. Tư bản ngân hàng lưu thông nguồn vốn, luân chuyển, điều động tư bản nhàn rỗi cho kinh doanh, nhưng nó cũng làm cho mâu thuẫn vốn có trong chủ nghĩa tư bản nảy sinh. Do đó mỗi một nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ cũng như có những chính sách hợp lý để đầu tư và phát triển ngân hàng để ngân hàng vận hành theo đúng guồng máy và chức năng vốn có của nó. Danh mục tài liệu tham khảo: - Kinh tế phổ thông Tác giả: giáo sư Trần Phương - Lý luận kinh tế học Tác giả: hội kinh tế khoa học Việt Nam - Dữ liệu ngân hàng Vietcombank Địa chỉ internet : www.Vietcombank.com.vn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34615.doc