MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
1
Bảng 1.1
Số văn phòng đại diện, văn phòng địa phương và trung tâm điều hành khu vực tại Hồng Công
2
Bảng 1.2
Phân bố lao động theo ngành tại Hồng Công
3
Bảng 1.3
Tổng sản phầm quốc dân theo ngành kinh tế tại Hồng Công
4
Bảng 1.4
Giá trị gia tăng bốn ngành mũi nhọn ở Hồng Công
5
Bảng 1.5
Số liệu về hoạt động đầu tư ra và vào Hồng Công
6
Bảng 2.1
Huy động vốn và dư nợ của các loại hình Ngân hàng tại Hồng Công
7
Bảng 2.2
Dự trữ ngoại tệ tại Hồng Cô
96 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng
8
Bảng 2.3
Cung tiền qua các năm tại Hồng Công
9
Bảng 2.4
Thị trường chứng khoán tại Hồng Công
10
Bảng 3.1
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép từ 1988-2006
11
Bảng 3.2
Số doanh nghiệp vào thời điểm ngày 31/12/2005
12
Bảng 3.3
Đóng góp của ngành dịch vụ, DNNN, DN ngoài NN vào GDP
13
Bảng 3.4.
Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTCs
Deposit- taking companies- Công ty nhận tiền gửi
GEM
Growth Enterprise Market - Thị trường Doanh nghiệp đang phát triển
HKEx
Hong Kong Exchanges and Clearing Ltd- Sở giao dịch chứng khoán Hồng Công
HKFE
Hong Kong Futures Exchange- Trung tâm giao dịch tương lai Hồng Công
HKMA
Hongkong Monetary Authority- Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Công
LBs
Ngân hàng đa năng - Licensed bank
LOs
Local Offices -Văn phòng địa phương
OCI
Office of Committee of Insurance- Văn phòng Hiệp hội Bảo hiểm
RHQs
Regional HeadQuarters- Trung tâm điều hành khu vực
RLBs
Restricted license bank- Ngân hàng giới hạn hoạt động
ROs
Regional Offices- Văn phòng đại diện khu vực
SEHK
Stock Exchang of Hong kong -thị trường chứng khoán Hồng Công
SFC
Securities and Future Committee- Uỷ ban chứng khoán và giao dịch tương lai
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động tài chính ngày càng có vị trí quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2007, một mặt đã tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thử thách cho các trung gian tài chính, các doanh nghiệp và chính quyền các cấp trong việc mở rộng các giao dịch tài chính.
Khi các giao dịch tài chính ngày càng nhiều, được tập trung ở mức độ cao, các trung tâm tài chính hình thành và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Thông qua các trung tâm tài chính, các giao dịch tài chính được xúc tiến, các chủ thể tham gia thị trường được tăng cường quan hệ, chi phí giao dịch giảm.
Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước và còn là trung tâm kinh tế nơi tập trung nhiều dự án lớn, nhiều công trình trọng điểm mang tầm quốc gia. Hiện nay, Hà Nội hiện còn khoảng 630 dự án nước ngoài còn hiệu lực với số vốn đăng ký khoảng 9 tỷ USD. Thành phố sẽ cần tổng vốn đầu tư trên 30 tỷ USD. Vì vậy, Hà Nội rất cần một hệ thống tài chính – ngân hàng hoạt động đủ mạnh, kịp thời, kéo theo hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ sẽ là tài chính, chứng khoán, bất động sản [19].
So sánh với các địa phương trong cả nước, thành phố Hà Nội có một số ưu thế để hình thành và phát triển một trung tâm tài chính- ngân hàng. Vì thế, chủ trương của Nhà nước cũng như thành phố Hà Nội là xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính –ngân hàng. Đề án này đã được phê duyệt tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân khoá XIII ngày 10/7/2007 [18]. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường tài chính thủ đô còn quá nhỏ bé, đang trong giai đoạn hình thành nên muốn trở thành trung tâm tài chính, Hà Nội còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Xuất phát từ thực tế đó, “Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội” đã được chọn làm đề tài của bản luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu:
Đề án thành lập trung tâm tài chính- ngân hàng tại Quận Tây Hồ đã được phê duyệt nhưng phương hướng, nội dung cụ thể, các giải pháp của việc hình thành, xây dựng trung tâm tài chính vẫn là chủ đề đang được sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà kinh tế, nhà quản lý và chính quyền Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích các quy định và hoạt động thực tế tại trung tâm tài chính Hồng Công, liên hệ với thực tiễn tại thị trường tài chính ở Hà Nội, luận văn đưa ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm hình thành và xây dựng trung tâm tài chính ngân hàng tại Hà Nội, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đang từng bước thực hiện lộ trình mở cửa khu vực dịch vụ tài chính.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động của trung tâm tài chính Hồng Công.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Hoạt động tài chính tại Hồng Công, từ khi dưới sự thống trị của thực dân Anh cho tới hiện nay.
+ Hoạt động tài chính của Thủ đô Hà Nội trong những năm gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin, của phép biện chứng duy vật.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, so sánh… trên cơ sở các số liệu thống kê của Cục Thống kê và Điều tra Hồng Công và số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, số liệu thống kê của Tổng cục thống kê qua các năm để nghiên cứu.
6. Kết cấu của Luận văn:
Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Trung tâm tài chính và vài nét về trung tâm tài chính Hồng Công
Chương II: Hoạt động của trung tâm tài chính Hồng Công.
Chương III: Bài học kinh nghiệm để xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính.
CHƯƠNG I: TRUNG TÂM TÀI CHÍNH VÀ VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM TÀI CHÍNH HỒNG CÔNG
1. 1. Một số vấn đề cơ bản
1.1.1. Khái niệm và sự hình thành trung tâm tài chính:
Trung tâm tài chính là một phận của đô thị (city) nơi có các định chế tài chính tập trung [37].
Thông thường, sự hình thành và phát triển của một trung tâm tài chính là một quá trình dần dần trong đó các hoạt động tài chính được mở rộng do sự tăng trưởng của lĩnh vực kinh doanh và ngược lại. Lấy trường hợp New York làm ví dụ, ban đầu nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tài chính bán buôn thuộc khu vực hải cảng của thành phố, vì thế các định chế tài chính tại New York, các công ty quốc gia đã di chuyển các hội sở chính để tìm kiếm các nguồn lợi thu được thông qua ứng dụng tiến bộ công nghệ thông tin và thông qua các dịch vụ tài chính chất lượng hơn… Việc tập trung các hoạt động tài chính đã giúp giảm chi phí tài trợ do giảm lãi vay, vì thế, việc kinh doanh được mở rộng.
Các trung tâm tài chính quốc tế phát triển là kết quả của việc mở rộng các trung tâm tài chính quốc gia. Các trung tâm tài chính quốc gia này chính là các trung tâm có ưu thế hơn trong cung cấp các dịch vụ tài chính có chất lượng cao, có vị trí địa lý thuận lợi, dịch vụ viễn thông quốc tế có nhiều tiện ích nhất. Ở mức độ khác nhau, thông thường, các quốc gia đều có một trung tâm tài chính để gia tăng hiệu quả trong hoạt động thương mại với các quốc gia khác cũng như mong muốn trở thành các khu vực tài chính lớn trên thế giới.
Tại các trung tâm tài chính quốc gia, chỉ có giao dịch một chiều là những người cho vay cung cấp vốn (thông qua các trung gian tài chính trong nước hoặc trực tiếp thông qua các thị trường chứng khoán) tới người đi vay. Trong khi đó, trong một trung tâm tài chính quốc tế ngoài giao dịch một chiều trên, có thêm ba dạng giao dịch nữa là:
Giữa người cho vay nước ngoài và người đi vay trong nước
Giữa người cho vay trong nước và người đi vay nước ngoài
Giữa người cho vay nước ngoài và người đi vay nước ngoài
Dạng giao dịch cuối cùng được gọi là giao dịch offshore. Trong trường hợp này, trung tâm tài chính chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc cho vay và đi vay nước ngoài.
Tại trung tâm tài chính, các định chế tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán cung cấp các dịch vụ cho cả người cư trú trong nước và người nước ngoài được gọi là các trung tâm tài chính entrepôt. Đặc trưng lớn nhất của thị trường này là cho phép và khuyến khích người đi vay và người cho vay nước ngoài tham gia vào các thị trường tài chính trong nước. Những nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới các trung tâm tài chính dạng entrepôt -nơi có các thị trường tài chính cởi mở và phát triển và các dịch vụ đa dạng.
Một trung tâm tài chính có thể tập trung vào một hay một vài dạng hoạt động tài chính. Nhưng thông thường, một trung tâm tài chính mang tầm cỡ thế giới cung cấp ba dạng hoạt động sau: cho vay vốn ra nước ngoài dạng truyền thống, dịch vụ tài chính entrepôt và ngân hàng phục vụ dịch vụ offshore.
Trong những năm cuối của thập niên 1950, các trung tâm tài chính tại châu Âu chỉ đơn giản là cung cấp vốn cho những người vay vốn từ nước ngoài. Yếu tố tiên quyết là dư thừa lượng vốn trong nước, vì thế chỉ có những nền kinh tế lớn và phát triển của thế giới mới có khả năng cung cấp vốn theo cách truyền thống này như: NewYork hoặc một vài thành phố ở các nước xuất khẩu dầu mỏ. Tại các trung tâm này có lượng vốn dư thừa để cho người nước ngoài vay, có thể tại các trung tâm này có các giao dịch vay vốn của người trong nước với người nước ngoài thì về tổng thể, giá trị của người trong nước cho người nước ngoài vay phải lớn hơn giá trị người trong nước đi vay người nước ngoài.
Đến cuối những năm 1960, các giao dịch offshore tăng lên và dần chiếm ưu thế, dạng trung tâm tài chính truyền thống bị thay thế nhanh chóng. Với việc quốc tế hoá một cách triệt để các giao dịch tín dụng, các trung tâm tài chính chỉ cung cấp các nguồn vốn dư thừa cho nhu cầu trong nước không còn nữa. Cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ và các trung tâm tài chính mới xuất hiện thay thế dần các trung tâm tài chính truyền thống. Các khu vực nhỏ và trước đây chưa được biết tới dần trở thành các trung tâm ngân hàng quan trọng như Nassau (của Bahamas) Singapore, Luxemburg, Hồng Công. Thậm chí, một vài thành phố ở Trung Đông như Kuwait và Bahrein đã nổi tiếng với tham vọng trở thành các trung tâm tài chính quốc tế.
Sức hút của một trung tâm ngân hàng cung cấp dịch vụ offshore (về phía ngân hàng và người tham gia) là sự đơn giản các thủ tục và giảm chi phí do lược bỏ các quy định mang tính hành chính, bao gồm chính sách thuế và kiểm soát các quyết định đầu tư của các ngân hàng. Thông thường thị trường tài chính trong nước- nếu tồn tại- thường được tách biệt khỏi các hoạt động ngân hàng offshore bằng các quy định kiểm soát hối đoái và vốn. Với cách làm này, mục đích của chính phủ các nước là bảo vệ thị trường trong nước nhưng việc tách ngân hàng trong nước khỏi hoạt động ngân hàng offshore không đảm bảo cho việc phát triển một trung tâm tài chính kiểu entrepôt đa dạng do các yêu cầu, điều kiện đối với một trung tâm ngân hàng cung cấp các dịch vụ offshore ít hơn so với một trung tâm tài chính kiểu entrepôt đa dạng.
1.1.2. Đặc điểm của trung tâm tài chính:
Là nơi tập trung một số lượng lớn các định chế tài chính, có các định chế tài chính phát triển trong đó có các ngân hàng mạnh về vốn, uy tín cao.
Là nơi tập trung các chuyên gia tài chính giỏi, có trình độ để phát triển được những kỹ năng nghiệp vụ.
Là nơi có các thị trường tài chính chính thức như thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu...
Có khối lượng giao dịch tài chính chiếm tỷ trọng chi phối trong toàn hệ thống tài chính - ngân hàng.
Các điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi, mức độ phát triển về kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ hơn hẳn so với các khu vực khác.
1.1.3. Tiêu chí của trung tâm tài chính:
Trung tâm tài chính yêu cầu có một lượng vốn dư thừa (cung) nhằm đáp ứng cho nhu cầu tài chính (cầu) và các trung gian tài chính và các hoạt động dịch vụ (để có thể giúp cung và cầu có thể gặp nhau). Đối với bất kỳ trung tâm tài chính, thị trường hay định chế tài chính nào, yếu tố cần thiết đầu tiên là có sự dư thừa vốn. Nếu không có sự dư thừa vốn sẽ không có các hoạt động trung gian để giúp cho cung và cầu gặp nhau, hay nói cách khác, sẽ không có trung tâm tài chính truyền thống hình thành.
Các hoạt động môi giới tài chính là rất cần thiết để đáp ứng cầu. Các dạng hoạt động môi giới, tính hiệu quả và phạm vi hoạt động của chúng chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: các quy định, chính trị, văn hoá, ngôn ngữ, công nghệ, độ mở của chính sách và phụ thuộc vào chính đặc điểm của quá trình hình thành các nguồn vốn hoặc dạng của cầu trong các nơi thiếu và thừa vốn.
Một trung tâm tài chính cũng đòi hỏi sự hợp tác giữa các ngân hàng trong việc đồng tài trợ cấp vốn và các giao dịch tín dụng khác. Số tiền giao dịch tại các trung tâm tài chính thông thường là khổng lồ và không ngân hàng nào có thể đảm đương một mình. Sự liên kết ngân hàng quốc tế cần sự hợp tác chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng giữa các ngân hàng.
Việc điều hành các trung tâm tài chính cũng đòi hỏi phải có những chuyên gia có kinh nghiệm (người tham gia và người môi giới) và các lãnh đạo ngân hàng được tin cậy. Sự phát triển của một vài trung tâm tiềm năng bị hạn chế trong thời gian gần vì thiếu nguồn chuyên gia tương ứng.
Các hoạt động tài chính chủ yếu dựa vào phương tiện công nghệ thông tin để đạt được các kết quả của giao dịch. Có lẽ đây là lĩnh vực phụ thuộc nhiều nhất vào công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin tốt là điều kiện tối cần thiết cho một ngành mà sự biến đổi theo từng phút và hoạt động phụ thuộc vào sự trao đổi thông tin và sự tin cậy lẫn nhau. Ví dụ, môi giới hối đoái là trung gian giữa người mua và người bán và nắm giữ thông tin thị trường trên cơ sở quan sát những biến động của thị trường.
Môi trường pháp lý là quan trọng nhất nhằm bảo vệ người gửi tiền và nhà đầu tư nhưng đồng thời các sự kiểm soát đó không được cản trở việc chuyển vốn của các chủ thể không cư trú. Các chi phí giao dịch cần được giảm thông qua tối thiểu hoá thuế. Ngoài ra, sự thay đổi các quy định phải theo hướng dự đoán được, những thay đổi trong quản lý chính thức không được diễn ra bất thường và phải có thông báo trước. Các quy định hành chính cần phải linh hoạt để có thể đối phó kịp thời với những thay đổi. Lấy Đức, Pháp, Nhật Bản làm ví dụ, tính chính xác nhưng thiếu linh hoạt của các chính sách quản lý đã ngăn cản các thị trường đầy tiềm năng này phát triển thị trường vốn trở thành các trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu nói chung và trở thành các trung tâm offshore nói riêng. Bằng cách áp đặt một số các biện pháp kiểm soát hạn chế, các nước này đã hạn chế các ngân hàng hoạt động trong lãnh thổ của mình.
Nhưng bên cạnh đó, một số chính quyền như London, Luxemburg, Singpore, Hồng Công đã duy trì một số biện pháp linh hoạt trong việc chuyển đổi và kiểm soát tiền tệ và trở thành các trung tâm ngân hàng offshore. Cụ thể với trường hợp Singapore: Năm 1968, cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore quyết định mở rộng thị trường tiền tệ quốc tế Singapore. Quyết định này đánh dấu bước chuyển mình của Singapore thành thị trường tiền tệ Châu Á. Bởi vì Singapore không có các nguồn lực kinh tế. Ngành ngân hàng trở thành chính sách phát triển của chính quyền một cách đương nhiên, vì thế, chính quyền luôn áp dụng công nghệ cao vào ngành dịch vụ và chính sách mở cửa để phát triển của Singapore. Các chính sách đó là:
Giảm thuế và lãi suất từ những khoản cho vay offshore
Giảm 40% thuế trên lãi thu được từ những khoản tiền gửi bằng đô la trên thị trường Châu Á cho người không cư trú
Bãi bỏ thuế tem trên các chứng chỉ tiền gửi và hối phiếu
Bãi bỏ yêu cầu tỷ lệ thanh khoản 20% đối với các chủ thể tiền tệ Châu Á (đó là tất cả các định chế tài chính tham gia vào mua bán ngoại tệ).
Singapore cũng có hệ thống công nghệ thông tin phát triển, hệ thống này được xây dựng từ những năm Singapore là trung tâm hàng hải entrepôt của Châu Á. Sự phát triển nhanh của thị trường tiền tệ Singapore được coi là một điển hình của một lãnh thổ trở thành trung tâm tài chính lớn. Có hai thị trường tiền tệ ở Singapore là thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Người cư trú trong nước thường bị cấm tham gia vào thị trường quốc tế (offshore) và các định chế tài chính quốc tế cũng bị hạn chế giao dịch với thị trường trong nước.
Một trung tâm tài chính cũng yêu cầu các chuyên gia tài chính có trình độ và thông tin thị trường được cập nhật liên tục. Các thông tin như vậy cần có môi trường trao đổi là trung tâm tài chính. Trung tâm tài chính cũng cần có các cải tiến và trao đổi ý tưởng giữa các ngân hàng và chuyên gia tài chính. Những trung tâm tài chính hoàn chỉnh và phù hợp chỉ có thể hình thành trên cơ sở các thành viên tích cực của thị trường. Các nhà môi giới London được đánh giá là tốt nhất thế giới. Cho dù các giao dịch mua bán ngoại hối có thể diễn ra mà không cần có môi giới tiền tệ, nhưng các nhà môi giới tạo điều kiện cho những người tham gia có thể tiếp cận được với những người khác cũng tham gia trên thị trường, nhờ vậy có thể có được mức lãi suất và tỷ giá tốt hơn. Ngày nay, các trung tâm lớn tại thị trường Châu Âu thường có ít nhất một nhà môi giới từ London, trong khi các thành phố khác như New York và Toronto là nơi tập trung với mật độ cao các nhà môi giới đến từ nơi này.
Thị trường tài chính ngày càng hội nhập do tác động của khoa học kỹ thuật, do đòi hỏi của các nhà đầu tư và sự tiếp diễn của các quá trình kinh tế vỹ mô và sự cắt giảm các hạn chế thị trường. Đặc trưng của một trung tâm tài chính sẽ dần dần ít chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý mà ngày càng phụ thuộc vào vị trí của trung tâm tài chính trong mạng lưới công nghệ thông tin phức tạp toàn cầu. Các trung tâm kinh tế vỹ mô vẫn tiếp tục tồn tại với vai trò tập trung và dẫn vốn từ các nguồn trước khi phân phối vào mạng lưới đầu tư hoạt động suốt ngày đêm thông qua các trung tâm tài chính thuộc các múi giờ khác nhau.
Trung tâm tài chính quốc tế cũng cần phải mở, hội nhập về khía cạnh văn hoá và cạnh tranh. Khía cạnh không có sự giới hạn và chống cạnh tranh được nhấn mạnh bởi vì hệ thống tài chính sẽ có sự tham gia của các định chế kinh doanh cơ sở hạ tầng. Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh.
Chính quyền cần có kinh nghiệm, giao tiếp và các quy định và biện pháp kiểm soát linh hoạt, nhanh nhậy. Bên cạnh đó, yêu cầu về sự ổn định kinh tế chính trị trong nước là điều kiện cơ bản cần thiết. Điều đó còn đảm bảo rằng các nhà chức trách sẽ không hạn chế việc di chuyển vốn của người không cư trú.
Tuy nhiên, do chức năng vận hành của các trung tâm offshore ít phức tạp hơn hai dạng còn lại nên yêu cầu về nhân lực tại trung tâm offshore cũng dễ dàng hơn miễn là thuế cạnh tranh và không quá nhiều các quy định.
Khi kinh tế chính trị trở nên bất ổn thì hoạt động của một trung tâm tài chính sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, yêu cầu có sự ổn định về kinh tế chính trị đối với trung tâm ngân hàng offshore không quan trọng bằng tại trung tâm truyền thống hay trung tâm dạng entrepôt vì trên thực tế, hoạt động chuyển vốn thực sự diễn ra bên ngoài trung tâm offshore, vì thế, các rủi ro chính trị gây ảnh hưởng không đáng kể. Ngược lại, việc chuyển vốn có hiệu lực tại một trung tâm dạng entrepôt nhưng mặt khác, sự ổn định kinh tế chính trị là rất cần thiết.
Trên phương diện quản lý nhà nước, các yêu cầu cho một trung tâm offshore thường là hẹp hơn so với các trung tâm dạng entrepôt. Yêu cầu cho một trung tâm offshore tại Châu Âu là: sự tự do về dự trữ đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ; không có quản lý về hoán đổi ngoại tệ đối với các giao dịch không cư trú; chính sách thuế cạnh tranh, đặc biệt là thuế đối với cổ đông và thuế thu nhập doanh nghiệp; sự phát triển phù hợp của cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội với cơ sở thông tin viễn thông quốc tế phát triển mạnh.
Ở mức độ phức tạp hơn, có bốn điều kiện cần thiết để phát triển một trung tâm tài chính quốc tế dạng entrepôt:
Sự ổn định kinh tế và chính trị
Thị trường tài chính hiệu qủa và các chủ thể tham gia giàu kinh nghiệm
Hạ tầng thông tin liên lạc tốt và các dịch vụ thân thiện
Một trường pháp lý chính thống hỗ trợ ngành dịch vụ trên phương diện bảo vệ nhà đầu tư mà không phải bằng cách hạn chế hoạt động các định chế tài chính.
Đó là lý do tại sao một số thành phố đóng vai trò quan trọng trong tài chính quốc tế (London, Newyork) trong khi một số khác (Paris, Frankfurt, Tokyo) không thể trở thành các trung tâm tài chính lớn cho dù nền kinh tế trong nước và có hoạt động thương mại và đầu tư lớn. Riêng sự phát triển của London được coi là điển hình cho một trung tâm tài chính. Trung tâm tài chính London được xây dựng dựa trên thương mại và sự dư thừa vốn tại một khu vực thương mại hoặc công nghiệp dẫn tới sự tích tụ vốn. Trung tâm tài chính này thu hút, ưu đãi và được hình thành trên cơ sở có sự hiện diện của các hãng trên toàn thế giới, là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Để duy trì vị trí hiện nay, nó phải tiếp tục phát triển những mặt trên và quá trình chuyển đổi sang dạng trung tâm tài chính mở- là một tụ điểm trong mạng lưới toàn cầu về thương mại, tài trợ và kinh doanh môi giới với các chân rết vươn tới các thị trường tại các quốc gia khác. Vai trò hàng đầu của London được củng cố bởi tự do tài chính theo các quy định của Ngân hàng trung ương Anh, việc tham gia thị trường quốc tế London tương đối dễ dàng. Các hoạt động của Ngân hàng nước ngoài tại London theo hướng kinh doanh cuả thị trường Châu Âu, đồng thời chúng cũng tài trợ thương mại và đầu tư và các dịch vụ khách hàng.
Có thể nói, với đặc điểm lịch sử từng là thuộc địa của Anh, Hồng Công cũng có những đặc trưng tương tự London để trở thành một trung tâm tài chính mang tầm quốc tế.
1.1.4. Các hoạt động chủ yếu tại trung tâm tài chính:
Hoạt động trên thị trường tiền tệ:
Hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn có kỳ hạn dưới 1 năm, là nơi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của nền kinh tế. Thị trường này bao gồm: thị trường liên ngân hàng (thị trường vay vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng dưới sự quản lý của ngân hàng trung ương); thị trường các công cụ nợ ngắn hạn (tín phiếu kho bạc, thương phiếu, kỳ hạn ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi… trong đó, nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ của quốc gia), thị trường hối đoái (thị trường giao dịch các loại ngoại hối: ngoại tệ, vàng, các giấy tờ có giá được phát hành bằng ngoại tệ…)
Hoạt động trên thị trường vốn:
Hoạt động giao dịch các công cụ tài chính có kỳ hạn trên 1 năm, là thị trường cung ứng vốn dài hạn cho nền kinh tế. Thị trường này bao gồm: thị trường tín dụng thuê mua, thị trường vay thế chấp, thị trường chứng khoán (thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh).
Ngoài ra, tại trung tâm tài chính còn có: Hoạt động trên thị trường mua bán và sáp nhập giúp thúc đẩy hoạt động mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp, là điểm khởi đầu cho quá trình tái cơ cấu, tập hợp các nguồn lực để tạo sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, đồng thời cũng là điểm cuối cùng chấm dứt hoạt động cho các doanh nghiệp yếu kém, hàng hoá trên thị trường là các công ty, doanh nghiệp, cơ hội đầu tư, dự án bất động sản, nhượng quyền thương hiệu, thông tin tài chính; Hoạt động trên thị trường bảo hiểm bao gồm hoạt động bảo hiểm hàng hoá và phi hàng hoá, tái bảo hiểm.
1.2. Vai trò của trung tâm tài chính đối với địa phương, quốc gia và thế giới
Khái niệm về Trung tâm tài chính quốc tế được hình thành từ những thập niên 1980 trong ngành ngân hàng với việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho các hoạt động xuyên lục địa. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là không ai có thể phủ nhận vai trò của nó, khi trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, các sản phẩm mới xuất hiện và công nghệ càng hiện đại, khiến cho trung tâm tài chính ngày càng mang tính hội nhập và quốc tế hơn. Việc hình thành và phát triển trung tâm tài chính là kết quả tất yếu khi hệ thống ngân hàng ngày càng đóng góp vào nền kinh tế thông qua sự phát triển quy mô hoạt động của chúng. Các trung tâm tài chính quốc tế hiện đại đòi hỏi cơ sở hạ tầng tốn kém và phức tạp, bao gồm thông tin liên lạc, vận tải hàng không và các dịch vụ kiểm toán và luật. Nếu mỗi quốc gia đều hình thành một trung tâm tài chính chỉ để phục vụ cho thị trường trong nước thì rất lãng phí. Bằng việc hình thành các trung tâm tài chính ngân hàng tại một vị trí thuận lợi, các ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ tới các khách hàng tại các quốc gia khác nhau. Với một số lượng nhất định các ngân hàng và các định chế tài chính tại một trung tâm tài chính có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư quốc tế một cách hiệu quả [ 27].
Một trung tâm tài chính quốc tế tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động giao dịch thường xuyên giữa các ngân hàng và các chuyên gia tài chính khác. Ngoài lý mục tiêu đồng tài trợ vốn và chia sẻ rủi ro, sự tập trung các ngân hàng tại một địa điểm sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư và cấp vốn. Sự tồn tại của một thị trường tiền tệ hoạt động tốt sẽ giúp phân bổ các nguồn tài chính hiệu quả. Các ngân hàng bán vốn dư thừa tại thị trường liên ngân hàng, còn các ngân hàng thiếu vốn có thể mua vốn để tài trợ các hoạt động của mình. Thị trường này chỉ có thể hình thành trên cơ sở có sự tham gia rộng rãi của các ngân hàng tại một địa điểm. Một trung tâm tài chính hiệu quả không chỉ là nơi các định chế tài chính phục vụ khách hàng từ nhiều quốc gia của họ mà còn là nơi các khoản tiết kiệm và đầu tư quốc tế tìm kiếm lợi nhuận và không có sự hạn chế về tiền tệ và hối đoái. Các thị trường liên ngân hàng hiệu quả cung cấp cơ hội đầu tư cho các quỹ trên một cách dễ dàng với rủi ro thấp nhất….
Ngày nay, các định chế tài chính quốc tế được hình thành và thực hiện các chiến lược trong đó chủ yếu là hoạt động đầu tư tại nhiều khu vực trên thế giới và đầu tư ứng dụng công nghệ để giảm những khó khăn do khoảng cách địa lý khi đầu tư tại những địa điểm đó. Các trung tâm tài chính lớn ảnh hưởng và tác động tới các lĩnh vực chính trị, công nghiệp, tiền tệ và thương mại trên thế giới. Khi thế giới chuyển từ sản xuất hàng hoá sang cung cấp các dịch vụ thì ngành dịch vụ tài chính trở nên quan trọng. Các dịch vụ tài chính trở thành trung tâm tại các thành phố chính và việc thu hút, duy trì và mở rộng các hoạt động tài chính được coi là một trong những nội dung để phát triển các thành phố này.
Các trung tâm tài chính thường là nơi mà các giao dịch tài chính chủ yếu diễn ra. Lấy trường hợp London làm ví dụ. Chỉ tính riêng trong năm 2005, các hoạt động kinh doanh và tài chính chuyên nghiệp đã đem lại một khoản lợi nhuận kếch xù lên tới 22 tỷ bảng cho Vương quốc Anh, trong đó phần lớn số thu này được tạo ra từ “Square Mile”. Tính chung, City of London đóng góp hơn 2% GDP của cả Vương quốc Anh và 12% GDP của thành phố London.
Không chỉ đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế Anh, trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu thế giới- City of London còn là nơi mà trên 75% trong tổng số 500 tập đoàn lớn nhất thế giới và hơn 240 ngân hàng lớn hàng đầu thế giới tìm tới để đặt văn phòng và kinh doanh. Có tới 90% các vụ buôn bán kim loại, 50% các vụ môi giới tầu biển và 32% các giao dịch ngoại tệ tính trên phạm vi toàn cầu được diễn ra ở khu "Một dặm vuông" này. Doanh thu về trao đổi ngoại tệ trung bình một ngày ở trung tâm tài chính London lên tới 1.109 tỷ USD, chiếm 32% toàn cầu. Giao dịch tại đây chiếm 40% thị trường bất động sản của toàn cầu, 70% trái phiếu Euro được giao dịch tại London và 3.000 tỷ đô la hàng năm dành cho các giao dịch về kim loại... Đây cũng là thị trường hàng đầu thế giới về lĩnh vực bảo hiểm quốc tế với lợi nhuận về phí bảo hiểm đạt đến 167 tỷ Bảng Anh trong năm 2005 [37].
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều trung tâm tài chính khác như: Tokyo là thị trường chứng khoán và trái phiếu lớn nhất khu vực Châu Á, Singapore là trung tâm chính trong giao dịch dầu khí và các sản phẩm năng lượng khác và là một trung tâm quan trọng của trao đổi tiền tệ của thế giới...
Thu nhập quốc dân tăng do nguồn thu từ các trung tâm tài chính là động lực khuyến khích các chính phủ để giảm hạn chế trong thị trường tài chính, đặc biệt trong việc kinh doanh của người không cư trú. Trong những năm gần đây, một số đảo ít được biết tới tuyên bố rằng đang thu hút hàng trăm định chế tài chính và các cá nhà đầu tư cá nhân bằng chính sách thuế ưu đãi. Một vài trung tâm offshore bị lên án là cho phép các cá nhân trốn thuế của các nước khác nhưng trong tương lai, chúng sẽ còn phát triển nhanh. Ví dụ, Cayman Island, một thuộc địa của Anh với 1 vạn cư dân và một thành phố thủ phủ với rất nhiều ngân hàng tại đó. Điều thu hút nhà đầu tư bởi chính sách thuế cạnh tranh cũng như sự ổn định chính trị. Trong những năm qua, Cayman tiếp tục phát triển thành trung tâm offshore, với trung bình 1,000 hồ sơ đề nghị thành lập công ty và khoảng 6 hồ sơ đề nghị của các ngân hàng được gia nhập thị trường tại đây [30].
1.3. Vài nét về trung tâm tài chính Hồng Công:
1.3.1. Đặc điểm của trung tâm tài chính Hồng Công:
Trung tâm tài chính Hồng Công mang những đặc điểm chung của một trung tâm tài chính quốc tế như: tập trung một số lượng lớn các định chế tài chính, trong đó có các ngân hàng mạnh về vốn, có uy tín cao. Nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới đã chọn Hồng Công là địa điểm để đặt trụ sở của mình hoặc trung tâm đại diện tại khu vực châu Á (Bảng 1.1), cuối năm 2007 có 181 công ty bảo hiểm, ngoài 197 ngân hàng còn 79 văn phòng đại diện các ngân hàng nước ngoài hoạt động [25]. Tại đây cũng tập trung nhiều chuyên gia tài chính, đặc biệt nhiều nhà nghiên cứu đến từ nhiều quốc gia. Các chuyên gia này dành nhiều thời gian sống, kinh doanh hoặc nghiên cứu về hiện tượng Hồng Công, một laissez-faire, một entrepôt [26].
Bảng1.1: Số văn phòng đại diện khu vực, văn phòng địa
phương, các trung tâm điều hành khu vực.
Loại hình
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
RHOs
948
966
1,098
1,167
1,228
1,246
ROs
2,171
2,241
2,511
2,631
2,617
2,644
LOs
1,748
2,207
2,334
2,474
2,509
2,550
Tổng cộng
4,867
5,414
5,943
6,272
6,354
6,440
( Nguồn: Cục Thống kê và Điều tra Hồng Công)
Ghi chú:
RHQ- Trung tâm điều hành: là một bộ phận điều hành hoạt động của các văn phòng trong khu vực (ví dụ điều hành văn phòng tại Hồng Công và một số nơi khác) một cách độc lập và không chịu ảnh hưởng của công ty mẹ ngoài Hồng Công.
RO- Văn phòng đại diện khu vực: là văn phòng hỗ trợ, phối hợp hoạt động với các văn phòng khác trong khu vực một cách độc lập và không chịu ảnh hưởng từ công ty mẹ ngoài Hồng Công.
LO- Văn phòng địa phương: là văn phòng chỉ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tại Hồng Công và đại diện cho công ty mẹ ngoài Hồng Công.
Nền kinh tế tự do:
Theo cuộc điều tra của tổ chức Heritage Foundation và tờ báo Wall Street Journal tại Mỹ, Hồng Công được chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới năm 2007 và đây cũng là năm thứ 13 liên tiếp Hồng Công đứng đầu danh sách x._.ếp hạng. Bản điều tra được tiến hành với 157 nền kinh tế trên thế giới, dựa trên 50 tiêu chí độc lập về kinh tế được chia thành 10 nhóm như mức độ tự do về thương mại và đầu tư, mức độ can thiệp chính quyền vào kinh tế, thu chi ngân sách, chính sách tiền tệ, các quy định về lương và giá cả, quyền tác giả...
Còn theo báo cáo của Viện Cato Institute- một trung tâm nghiên cứu chính sách phi lợi nhuận, có trụ sở chính ở Washington D.C, luôn cổ vũ cho tự do thương mại, cắt giảm thuế và giảm thiểu sự tham gia của Nhà nước- thì Hồng Công luôn là nền kinh tế tự do nhất. Báo cáo trên được lập bắt đầu từ năm 1996 cùng với sự hợp tác của viện Fraser Institute of Canada và 50 tổ chức nghiên cứu chính sách khác trên khắp thế giới, dựa trên 42 tiêu chí. Cụ thể số điểm mà Hồng Công đạt được như sau:
Tự do kinh doanh- 88.2%: Theo các quy định kinh doanh của Hồng Công, người kinh doanh được tự do từ khi thiết lập, hoạt động và đóng cửa một doanh nghiệp. Việc đăng ký mới một doanh nghiệp rất nhanh chóng, số thời gian trung bình trên thế giới là 43 ngày thì tại Hồng Công, doanh nghiệp chỉ mất chưa đến một nửa thời gian trên. Để nhận một giấy phép kinh doanh, trung bình trên thế giới là 234 ngày thì tại Hồng Công, thời gian ngắn hơn nhiều. Thủ tục phá sản rất đơn giản và ít tốn kém. Hiện tại, thời gian cấp phép cho một quỹ đầu tư mạo hiểm xuống còn 4-8 tuần.
Tự do thương mại - 95%: Mức thuế quan trung bình tại Hồng Công là 0% trong năm 2005, ngoại trừ thuế đánh vào chất lỏng, thuốc lá, dầu hydrocacbon và rượu cồn. Đây chính là một trong những lợi thế để các doanh nghiệp Hồng Công thực hiện việc tạm nhập tái xuất một cách dễ dàng. Số điểm đánh giá bị trừ 5% do các hàng rào phi thuế quan.
Tự do tài khoá - 92.8%: Mức thuế tại Hồng Công được xếp vào nhóm thấp nhất thế giới. Thuế thu nhập cá nhân được đánh theo hai dạng, tuỳ theo cách nào thấp hơn: Hoặc là từ 2 đến 17% trên thu nhập điều chỉnh (Thu nhập điều chỉnh là thu nhập được đã giảm trừ hoặc được trợ cấp) hoặc áp dụng chung 16% cho tổng thu nhập. Mức thuế cao nhất áp dụng cho doanh nghiệp là 17.5%. Hiện nay, theo chính sách thuế mới, thuế suất thuế thu nhập cá nhân là 15% và 16% đối với thu nhập doanh nghiệp.
Tự do trong Chính quyền- 93.1%: Tổng chi tiêu của chính quyền, bao gồm tiêu dùng và thanh toán, là rất thấp. Trong những năm gần đây, chi tiêu của chính quyền thường là 15.2% GDP. Chính quyền đang nỗ lực để duy trì một ngân sách cân bằng.
Tự do tiền tệ- 87.2%: Lạm phát thấp, trung bình 1.5% trong giai đoạn 2004-2006. Đồng đô la Hồng Công tự do chuyển đổi. Giá cả ổn định là điều kiện để có chỉ số tự do tiền tệ cao. Chính phủ điều hành giá của vận tải công cộng, ngành điện, một vài mảng trong giá thuê nhà ở. Một số biện pháp can thiệp giá cả trong nước đã khiến Hồng Công bị trừ 5% số điểm.
Tự do đầu tư- 90%: Không có sự phân biệt vốn nước ngoài và vốn trong nước, các đầu tư nước ngoài được khuyến khích mạnh mẽ. Không có sự hạn chế trong sở hữu của người nước ngoài và không có sự khác biệt trong thủ tục phê duyệt thành lập một công ty nước ngoài và công ty trong nước.
Quyền về tài sản- 90%: Các hợp đồng có hiệu lực cao. Hệ thống pháp luật Hồng Công minh bạch và dựa trên common law, trong đó, bảo vệ mạnh mẽ quyền tài sản cá nhân và tự do chuyển đổi.
Tự do tài chính – 90%: Hồng Công là trung tâm tài chính thế giới. Các quy định và môi trường pháp lý tập trung vào các điều kiện tối thiếu cần thiết và đảm bảo minh bạch.
Tự do về lao động- 93.3%: Các quy định về thuê nhân công rất linh hoạt nhằm tạo điều kiện cho người lao động và tăng năng suất lao động. Luật lao động là có hiệu lực nhưng không bắt buộc. Các khoản chi cho nhân công đựoc thuê ngoài lương là rất ít, nhưng việc sa thải một người lao động lại rất tốn kém. Các quy định trong tăng giờ lao động hoặc hợp đồng lao động là rất linh hoạt. Tự do trong lao động ở Hồng Công được đánh giá cao nhất thế giới [34]. Phân bố lao động theo ngành tại Hồng Công được nêu trong bảng 1.2.
Các lợi thế của Hồng Công thể hiện ở những mặt sau:
Hệ thống pháp luật:
Hồng Công luôn khẳng định lợi thế về pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và mở cho các hoạt động tài chính; kinh nghiệm tài chính, quản lý chính quyền. Độ mở của thị trường tài chính rất cao khi không có sự quản lý ngoại hối, có một cơ chế tự do với ngân hàng nước ngoài và quyền sở hữu tài sản. Hồng Công duy trì sự cân bằng giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài trên sức hút được tạo ra dựa trên tính công khai, minh bạch của thị trường cũng như việc quản lý tốt các rủi ro [25].
Bảng 1.2: Phân bố lao động theo ngành
Ngành
Năm 2002
Năm 2006
Năm 2007
Bán buôn và bán lẻ
10.3%
10.5%
10.4%
Xuất nhập khẩu
15.5%
16.3%
16.2%
Nhà hàng và khách sạn
7.5%
7.1%
7.5%
Vận tải và kho vận
9.1%
9.4%
9.3%
Thông tin liên lạc
1.3%
1.2%
1.1%
Dịch vụ tài chính
5.5%
5.5%
5.4%
Dịch vụ KD và BĐS
9.4%
10.1%
10.2%
Dịch vụ hành chính
4.1%
3.7%
3.5%
Dịch vụ y tế và GD
7.3%
7.6%
7.5%
Dịch vụ cá nhân
8.8%
9.0%
9.5%
Các dịch vụ xã hội khác
5.6%
6.0%
6.1%
Ngành khác ngoài dịch vụ
15.6%
13.6%
13.3%
Tổng
100%
100%
100%
Tổng số lao động (nghìn người)
3,223.9
3,412.0
3,483.8
(Nguồn: Cục Thống kê và Điều tra Hồng Công)
Khả năng hội nhập:
Trung tâm tài chính này có một chính sách cởi mở với chủ thể nước ngoài, dòng thông tin tự do và hiệu quả, các ngân hàng và môi giới tài chính tại Hồng Công sẵn sàng cạnh tranh hiệu quả với bất kỳ đối thủ của Hồng Công ở bất kỳ nơi nào. Lợi thế của hòn đảo này còn là phổ biến tiếng Anh (ngôn ngữ toàn cầu) và quan hệ gần gũi với thị trường toàn cầu. Thị trường tài chính hoà hợp được với những đổi mới trên thị trường vốn toàn cầu. Vì thế, thành phố được coi là thành phố thế giới.
Nguồn nhân lực:
Hồng Công còn đáp ứng nhu cầu nhân lực cấp cao, thạo tiếng Anh cho giới đầu tư nước ngoài. Lợi thế này tương tự như London- nơi đã vượt qua những tên tuổi lớn ở châu Âu, đặc biệt là vượt qua thành phố tài chính số 1 của Đức- Frankfurt, để trở thành trung tâm tài chính số 1 châu Âu nhờ vào nhân lực cấp cao thông thạo tiếng Anh [26].
Chính sách thuế:
Hệ thống thuế ở Hồng Công rất đơn giản, rõ ràng và công bằng, thuế suất thấp. Chính quyền Hồng Công vừa công bố quyết định thuế suất chuẩn đối với cá nhân là 15% (thay từ mức 16%) và thuế thu nhập doanh nghiệp là 16% (thay mức 17.5%) trong 3 năm tới.
Chính quyền Hồng Công chỉ đánh thuế các thu nhập và tiền lương có nguồn gốc trên lãnh thổ Hồng Công. Thu nhập và lợi nhuận từ các nguồn ngoài Hồng Công của người cư trú tại Hồng Công không có nghĩa vụ đóng thuế. Không có thuế lãi vốn và thuế trên cổ tức, thuế trên lãi hoặc tiền bản quyền. Thuế tính trên các hàng hoá gần như bằng 0. Quy định về thành lập doanh nghiệp dễ dàng, dịch vụ vận tải và ngân hàng nhanh chóng thuận lợi, chi phí thấp đã khiến phương thức kinh doanh quá cảnh Hồng Công rồi xuất đi nước thứ 3 đã trở thành hình thức kinh doanh rất phát triển ở Hồng Công và rất nhiều nước xuất khẩu lớn trong khu vực đã tận dụng việc quá cảnh Hồng Công như một phương thức để đẩy mạnh xuất khẩu.
Rất nhiều nước miễn thuế trên lợi nhuận khi lợi nhuận này đã chịu thuế tại Hồng Công, vì thế, nguy cơ bị đánh thuế hai lần đối với các cá nhân hoặc tổ chức hoạt động tại Hồng Công là rất thấp [28]. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành, các công ty vận tải biển và hàng không dễ dàng phải chịu thuế trùng và chính quyền Hồng Công đang tiến hành thương lượng để tránh đánh thuế trùng với các doanh nghiệp này. Hiện tại, Hồng Công đã có thoả thuận tránh đánh thuế trùng với Trung Quốc lục địa, Bỉ và Thái Lan, đang thương thảo với Luxembourg, Cộng hoà Séc, Italia, Kuwait, Macao, Hà Lan, Pakistan và Việt Nam [34].
Ngoài ra, Hồng Công là lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường Trung Quốc. Một phần vì vị trí Hồng Công, nhưng phần lớn là vì hệ thống luật, trong đó có chính sách thuế của Hồng Công linh hoạt hơn, minh bạch, rõ ràng hơn so với luật Trung Quốc. Vì thế, nhà đầu tư thường tối đa hoá sự linh hoạt và hiệu quả trong hoạt động của mình thông qua một công ty mẹ Hồng Công.
Cơ sở hạ tầng:
Hồng Công có những khu phố tài chính hiện đại kiểu London. Những văn phòng chen nhau trong những toà cao ốc, hoạt động 24/24h mỗi ngày với đầy đủ các dịch vụ phụ trợ cho những định chế và nhà hoạt.
Lĩnh vực chứng khoán và ngân hàng luôn được tự hào về tính lành mạnh và vững chắc dựa trên hạ tầng giao dịch, thanh toán và bù trừ tiên tiến. Hơn nữa, Hệ thống bù trừ bằng đôla Mỹ của cơ quan quản lý tiền tệ cho phép các định chế tài chính ngay tại địa phương thực hiện giao dịch đôla (Mỹ) và giao nhận đôla Hồng Công cùng thời điểm với khu vực Á châu, cho dù múi giờ lệch 12 tiếng (muộn hơn) so với giờ New York. Điều này làm giảm rủi ro thanh toán ngoại tệ giữa đôla Hồng Công và đôla Mỹ do chênh lệch thời gian.
Hồng Công còn là trung tâm vận tải và chuyển tải quốc tế đứng đầu thế giới. Hải cảng Hồng Công luôn đứng đầu trong danh sách các cảng có số lượng hàng hoá bốc dỡ lớn nhất thế giới nên hàng đến và đi rất thuận tiện. Hồng Công còn là cảng hàng không lớn của quốc tế và khu vực, mỗi tuần có khoảng 4.900 chuyến bay chở khách cùng 700 chuyến bay chở hàng định kỳ từ Hồng Công đi 139 thành phố trên thế giới [34].
Vị trí địa lý:
Trong thập niên 80, Hồng Công là một cửa ngõ ra vào tối quan trọng giữa Trung Quốc đại lục và thế giới bên ngoài. Hàng hoá lắp ráp từ Trung Quốc được xuất khẩu ra thế giới qua Hồng Công, còn các dịch vụ tài chính và kinh doanh lại được cung cấp trở lại cho những công ty Trung Quốc trong quan hệ thương mại với Tây phương. Từ đầu những năm 1990, thị trường vốn Hồng Công đã trở thành nơi cung cấp vốn lớn cho Trung Quốc đại lục, chiếm tới hơn 80% vốn nước ngoài mà các doanh nghiệp Trung Quốc huy động được [27].
Ngành tài chính ngân hàng Hồng Công được các thành phố vệ tinh khổng lồ như Thiên Tân, Thâm Quyến... là những thành phố phục vụ ngành công nghiệp Trung Quốc với những dịch vụ thương mại và tài chính đặc biệt, tạo điều kiện dễ dàng phát triển. Rất nhiều ngân hàng quốc tế đã giữ trụ sở kinh doanh châu Á của mình ở Hồng Công, và chỉ chuyển việc kinh doanh nội địa tới Thượng Hải.
Không chỉ đóng vai trò quan trọng với Trung Quốc, với vị trí ở trung tâm Châu Á, Hồng Công có mối quan hệ giao dịch và kinh doanh gần gũi cùng các nền kinh tế trong khu vực. Vì vậy, Hồng Công là địa bàn chiến lược trong khu vực tăng trưởng nhanh này. Thị trường chứng khoán Hồng Công cung cấp cơ hội gia tăng nguồn vốn cho nhiều công ty trong khu vực cũng như công ty đa quốc gia.
Động lực phát triển từ Trung Quốc đại lục:
Nguyên tắc thị trường một nhà luôn được các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện triệt để. Thị trường chứng khoán Hồng Công là lựa chọn đầu tiên cho các doanh nghiệp Trung Quốc khi tìm kiếm cơ hội niêm yết tại một thị trường ngoài Trung Quốc đại lục.
Năm 2003, Trung Quốc đại lục và Đặc khu Hồng Công đã ký Bản thỏa thuận hợp tác kinh tế thân thiện (CEPA) với nhiều điều khoản cho phép hai bên hợp tác với nhau thông qua các doanh nghiệp quốc tế tại Hồng Công. Bản thoả thuận này là bước ngoặt khiến số doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại thị trường chứng khoán Hồng Công tăng mạnh. Nếu tháng 6/1997 mới chỉ có 83 doanh nghiệp thì hiện có 397 công ty của Trung Quốc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: tài chính, viễn thông, khai thác than đá và vàng, gas, dầu, chế tạo ôtô… chiếm khoảng 1/3 tổng số DN niêm yết tại sàn chứng khoán Hồng Công, 60% vốn hóa thị trường và 67% doanh thu thị trường. Chính các công ty của Trung Quốc là động lực giúp Hồng Công trở thành thị trường lớn trên thế giới phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), giúp Hồng Công lần đầu tiên đánh bại đối thủ là Mỹ, chiếm vị trí thứ hai sau Anh, nâng tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Hồng Công đạt gần 43 tỷ USD (tăng 28%) vào năm 2006.
CEPA (Closer Economic Partmership Aggrement) còn cho phép các doanh nghiệp Hồng Công hưởng nhiều chế độ ưu đãi hơn so với cam kết khi gia nhập với các nước trong tổ chức WTO của Trung Quốc. Đó là: dỡ bỏ toàn bộ hàng rào thuế quan với các sản phẩm của Hồng Công khi đưa vào Trung Quốc đại lục. Do vậy, với các nhà đầu tư đang để mắt tới thị trường Trung Quốc, Hồng Công chắc chắn được xem là nơi lý tưởng để đầu tư.
Ngoài ra, trong lĩnh vực ngân hàng, theo CEPA, Ngân hàng Hồng Công được phép thành lập chi nhánh tại Trung Quốc đại lục nếu các ngân hàng này có số tài sản ít nhất 6 tỷ USD. Mức này thấp hơn đáng kể so với cam kết của Trung Quốc
khi gia nhập WTO (10 tỷ USD). Sự nới lỏng trong việc kinh doanh đồng nhân dân tệ cũng cho phép ngân hàng quy mô trung bình ở Hồng Kông thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Giai đoạn hai của CEPA cũng tạo ra nhiều cơ hội cho ngành bảo hiểm, hiện ngành này đang được kỳ vọng sinh lợi nhuận đáng kể [34].
Cơ cấu kinh tế:
Khuynh hướng quốc tế hoá của ngành dịch vụ tài chính Hồng Kông là rất rõ ràng. Ngành dịch vụ luôn chiếm hơn 90% GDP. Bên cạnh thuế suất thấp, Hồng Kông có thế mạnh của một trung tâm vận tải và chuyển tải quốc tế đứng đầu thế giới với các sân bay và hải cảng luôn đứng đầu trong danh sách các cảng có số lượng hàng hoá bốc dỡ lớn nhất thế giới nên hàng đến và đi rất thuận tiện [35].
Tuy nhiên, Hồng Kông vẫn còn một số hạn chế. Giá thuê văn phòng tại đây đang trở nên quá cao đối với các nhà đầu tư. Hiệu lực của quyền sở hữu trí tuệ chưa được bảo đảm.
1.3.2. Cơ chế vận hành của nền kinh tế và trung tâm tài chính Hồng Kông:
1.3.2.1. Cơ chế vận hành của nền kinh tế Hồng Kông:
Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển được xây dựng trên nền kinh tế thị trường, ít có sự can thiệp kinh tế của chính phủ. Để phát triển kinh tế, Hồng Kông không có quốc sách thương hiệu, không có chế độ ưu đãi, hỗ trợ ngành nghề, sản phẩm nào. Yếu tố giúp kinh tế phát triển là một bộ máy hành chính hữu hiệu, một hệ thống thuế thấp khuyến khích đầu tư, một khung pháp lý rõ ràng.
Trước đây, dưới những luật lệ và thông lệ của chính quyền Anh, chính quyền Hồng Kông nhường quyền điều khiển thị trường cho các lực lượng thị trường và khu vực tư nhân [32]. Kể từ năm 1980, nhìn chung, chính quyền đã đóng một vai trò thụ động theo chủ nghĩa không can thiệp tích cực. Hồng Kông thường xuyên được xem, đặc biệt bởi nhà kinh tế Milton Friedman, là một hình mẫu của chủ nghĩa tư bản tự do kinh doanh về mặt thực tiễn [27].
Vai trò của chính quyền là triệt để tránh can thiệp vào đời sống kinh doanh của doanh nghiệp. Chính quyền có trách nhiệm xây dựng một thể chế công trong sạch, hợp lý, cung cấp những dịch vụ công với hiệu suất tốt như là hạ tầng cơ sở vật chất, giáo dục, y tế… nhưng không đề xuất chiến lược phát triển, chiến lược cạnh tranh, chính sách hỗ trợ ngành nghề, công nghiệp nào cả. Doanh nhân chỉ cần đăng ký kinh doanh vỏn vẹn trong một trang và được cấp giấy phép ngay. Không có điều kiện vốn, số người đầu tư. Chỉ có một mức thuế thu nhập duy nhất tối đa là 15%. Nhờ vậy, Hồng Công đã phát triển thành công trong một nền kinh tế thị trường, đạt được những thành quả lớn lao theo định hướng xã hội [28].
Sự phát triển của hệ thống luật thị trường tài chính Hồng Công là sự nối tiếp các khủng hoảng tài chính. Các chính quyền nối tiếp nhau đều nỗ lực để cải cách hay thúc đẩy sự phát triển khung pháp lý tại thị trường này hoặc giảm bớt các hạn chế thông qua các lợi ích kinh tế. Chính quyền Anh thực hiện chính sách không can thiệp vào thị trường cho đến tận những năm 1970. Hầu hết nhà đầu tư của thời kỳ này không phải là người kinh doanh, chính quyền chủ yếu bảo vệ tiền gửi tiết kiệm của họ.
Sau thập kỷ 70, sự can thiệp của chính quyền đều thông qua các biện pháp gián tiếp, qua lợi ích kinh tế. Hệ thống quy định và môi trường luật minh bạch của người Anh là cơ sở cho Hồng Công trở thành một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế hiện đại [24].
Ngày nay, là một đặc khu của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, dưới chính sách “một nhà nước, hai chế độ”, Hồng Công tiếp tục là một trong những nền kinh tế tự do nhất thế giới [34]. Khi được chuyển giao về Trung Quốc năm 1997, Luật cơ bản (Basic Law) là nền tảng của “một quốc gia, hai chế độ”. Luật cơ bản vẫn đảm bảo tinh thần của Common law và nền kinh tế thị trường tự do, duy trì các quyền lợi của nhà đầu tư như trước thời điểm chuyển giao tới 50 năm. Luật này khẳng định đồng đô la Hồng Công vẫn tiếp tục chuyển đổi tự do, thị trường tài chính vẫn tiếp tục mở, không có sự kiểm soát nào đối với luồng vốn ra và vào Hồng Công. Đồng thời đảm bảo một nền tảng vững chắc và hấp dẫn với các công ty muốn gia tăng nguồn vốn cũng như củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Cụ thể:
Điều 115, Luật Cơ bản quy định: Hồng Công sẽ theo đuổi chính sách tự do thương mại, đảm bảo di chuyển tự do của hàng hoá, hàng hoá vô hình và vốn. Hồng Công cũng sẽ có tài chính độc lập và việc sử dụng quỹ tài chính này cho mục đích của chính Hồng Công.
Còn theo điều 105, quyền cá nhân và người đại diện hợp pháp về sở hữu, sử dụng và thừa kế tài sản vẫn được duy trì ở Hồng Công.
Đối với thị trường tài chính, các quy định tập trung vào nhà cung cấp hơn là các sản phẩm, dịch vụ. Các quy định về trung gian tài chính, sản phẩm và dịch vụ ở Hồng Công là tương đối linh hoạt và tự do hơn là cấm đoán. Trong đó, đưa ra các tiêu chuẩn về hoạt động, giám sát thực hiện các quy định, 4 nội dung cơ bản sau:
Quy định cạnh tranh
Quy định tham gia thị trường
Tính không cân xứng thông tin
Tính không ổn định hệ thống [25].
1.3.2.2. Cơ chế vận hành của trung tâm tài chính Hồng Công:
Quan điểm tự do hoá, không có sự can thiệp của chính phủ cũng được áp dụng trong lĩnh vực tài chính. Một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả nếu các luồng vốn trong nền kinh tế được tự do vận động theo các tác động của quan hệ cung cầu trên thị trường. Chính phủ không sử dụng các biện pháp can thiệp mang tính mệnh lệnh, hành chính vào sự vận động của các dòng vốn tài chính để tạo ra những lực cản cho sự vận động đó, nếu có sự can thiệp cũng phải bằng phương pháp kinh tế và thông qua tương tác lợi ích của các lực lượng tham gia thị trường [26][32]. Cụ thể,
Thứ nhất, tự do hoá lãi suất. Đây là hạt nhân của tự do hoá tài chính trong nước, theo đó, lãi suất phải do thị trường quyết định, tuỳ thuộc vào cung cầu đầu tư, mức tiếp kiệm và thu nhập của nền kinh tế.
Thứ hai, tự do hoá hoạt động cho vay của các ngân hàng. Nguồn vốn trong nền kinh tế được phân bổ dựa trên lãi suất thị trường và mức độ tin cậy của người đi vay, từ đó, đạt được sự thoả mãn lợi ích của cả NH và người đi vay, thay vì các quyết định hành chính.
Thứ ba, không có bất kỳ kiểm soát hay quy định nào trong việc chuyển đổi tiền tệ, mua bán bất động sản, tiếp cận với giao dịch hối đoái hoặc chuyển lợi nhuận. Tự do hoá hoạt động ngoại hối, tự do hoá tài khoản vốn tạo cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài qua các kênh trực tiếp và gián tiếp. Hồng Công là nơi các dòng vốn được phép hoạt động tự do nhất trong khu vực.
Thứ tư, tự do hoá hoạt động các định chế tài chính trên thị trường tài chính. Phạm vi hoạt động của các tổ chức sẽ được mở rộng. Các tổ chức tài chính trong và ngoài nước đều có thể tham gia cung ứng các dịch vụ tài chính trên thị trường. Một môi trường cạnh tranh tự do sẽ mang lại tính hiệu quả cao cho thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Chính quyền Hồng Công cho rằng hiệu quả của nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào tính hiệu quả của cạnh tranh, và mỗi chủ thể tham gia thị trường được bình đằng, không có sự ưu tiên đặc biệt nào đối với một chủ thể riêng lẻ. Nếu không có sự bình đẳng và minh bạch, việc đầu tư của số đông sẽ tiềm ẩn rủi ro, trong khi hệ thống tài chính hoạt động phục vụ cho lợi ích của một số ít người. Vì thế, chính quyền Hồng Công luôn đảm bảo tính công bằng (a level playing field) trong thị trường tài chính. Có ba yếu tố chính tạo nên tính công bằng.
Một là, mọi người tham gia đều có điểm xuất phát giống nhau. Ví dụ, mọi LBs đều là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng. Ba ngân hàng hàng đầu của Hồng Công là HSBC, Bank of China và Standard Chartered Bank đều là các thành viên có ảnh hưởng lớn trong Hiệp hội. Tuy vậy, không có sự ưu tiên đặc biệt nào đối với các ngân hàng trên so với các ngân hàng còn lại. Theo quy định hiện hành, Hiệp hội “thường xuyên đưa ra các quy định để kiểm soát hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng bằng cách tham gia tư vấn cho Bộ trưởng tài chính”. Hiệp hội cũng được trao quyền trừng phạt những thành viên nào vi phạm các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, tinh thần fair play là cần thiết. Cho dù Hồng Công là thị trường tự do nhưng cần bảo vệ những chủ thể không có quyền lực và ảnh hưởng khi các chủ thể này tham gia thị trường. Theo quy định của Quỹ khai báo thu nhập bắt buộc ở Hồng Công (Mandatory Provident Fund) thì thu nhập của người thuê lao động và người lao động đều phải được một tổ chức tài chính quản lý. Khi người thuê lao động không được lợi gì khi sử dụng dịch vụ của một tổ chức tài chính thì họ sẽ cố gắng tiết kiệm chi phí, ví dụ lựa chọn những tổ chức tài chính có chi phí thấp nhất với rất ít dịch vụ. Vì thế, luật pháp đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu đối với các tổ chức tài chính trong việc cung cấp dịch vụ cho người thuê lao động bởi người lao động không có cơ hội lựa chọn.
Thứ ba, chính quyền cần có sự phân biệt người được lợi và người bị thiệt hại. Điều đó có nghĩa là sẽ có người thu được lợi nhuận và có những người bị mất mát và chính quyền không nên can thiệp làm biến dạng thị trường [26].
Cục Ngân khố và dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc cải cách các quy định hành chính. Có bốn cơ quan thuộc chính quyền quản lý thị trường tài chính: Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Công (HKMA), Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Tương lai (SFC) và Văn phòng Hiệp hội Bảo hiểm (OCI) [25].
1.3.3. Vai trò của ngành dịch vụ tài chính đối với nền kinh tế Hồng Công
Hồng Công có diện tích tương đối nhỏ (1,098 kilomet vuông) và dân số là 6.9 triệu người (LHQ, 2006). Nền kinh tế Hồng Công đã chuyển dịch khỏi nền kinh tế sản xuất và giờ chủ yếu dựa trên dịch vụ, chiếm tới 90% Thu nhập quốc dân [35].
Các doanh nghiệp Hồng Công có các thế mạnh về lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, du lịch, vận tải, dệt may, điện dân dụng, chế tạo máy, thương mại… dệt may, chế tạo máy, điện dân dụng, điện tử, vận tải, hàng không… Trong đó, bốn ngành dịch vụ chính của Hồng Công là: Dịch vụ tài chính; du lịch; thương mại và logistic; dịch vụ cá nhân và dịch vụ sản xuất khác. Cơ cấu các ngành dịch vụ và đóng góp của bốn ngành dịch vụ chính như trong (Bảng 1.3), (Bảng 1.4).
1.3.4. Hoạt động đầu tư ra và vào Hồng Công:
Về phương diện lựa chọn các sản phẩm tài chính, Hồng Công mang đẳng cấp quốc tế không chỉ trên phương diện bán buôn mà còn vì số chủ thể tham gia trên phương diện bán lẻ. Đó là Hồng Công có quy mô vốn đủ đáp ứng nhu cầu bất kỳ nhà đầu tư bản địa và nước ngoài muốn đầu tư vào bất kỳ thị trường vốn lớn nào trên thế giới. Bốn dòng sản phẩm dịch vụ tài chính: sản phẩm đầu tư và tiết kiệm, huy động vốn và mở rộng tín dụng, chuyển vốn, quản lý rủi ro và cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính (Bảng 1.5).
Bảng 1.3: Tổng sản phẩm quốc dân theo ngành kinh tế tại Hồng Công
Ngành
Năm 2002
Năm 2005
Năm 2006
1
Nông nghiệp và thuỷ sản
0.1%
0.1%
0.1%
2
Mỏ và khai thác
nhỏ hơn 0.05%
nhỏ hơn 0.05%
nhỏ hơn 0.05%
3
Chế tạo
4.2%
3.4%
3.2%
4
Điện, gas và nước
3.2%
3.0%
2.8%
5
Xây dựng
4.2%
2.9%
2.7%
6
Dịch vụ
88.3%
90.6%
91.2%
Bán buôn, bán lẻ và xuất nhập khẩu, nhà hàng và khách sạn
25.4%
29.0%
27.9%
Vận tải, kho vận và thông tin liên lạc
10.0%
10.1%
9.6%
Tài chính, bảo hiểm, bất động sản và dịch vụ kinh doanh
20.2%
22.1%
25.0%
Dịch vụ cá nhân, cộng đồng và xã hội
21.2%
19.0%
18.1%
Quyền sở hữu tài sản
11.5%
10.4%
10.5%
Tổng cộng
100%
100%
100%
GDP theo thời điểm nghiên cứu (tỷ HKD)
1,223.2
1,332.8
1,424.4
(Nguồn: Cục Điều tra và Thống kê Hồng Công)
Bảng 1.4: Giá trị gia tăng của bốn ngành mũi nhọn ở Hồng Công
Stt
Tên ngành
Loại số liệu
Năm
1996
2001
2005
2006
1
Dịch vụtài chính
Số tuyệt đối
120,900
140,400
170,300
226,000
Tỷ trọng/GDP
10.27%
11.39%
12.78%
15.87%
Ngân hàng
Số tuyệt đối
93,100
101,700
107,300
136,500
Tỷ trọng/GDP
7.91%
8.25%
8.05%
9.58%
Bảo hiểm và ngành khác
Số tuyệt đối
27,900
38,700
63,000
89,500
Tỷ trọng/GDP
2.37%
3.14%
4.73%
6.28%
2
Du lịch
Số tuyệt đối
36,900
27,700
42,700
45,300
Tỷ trọng/GDP
3.13%
2.25%
3.20%
3.18%
3
Thương mại và logistic
Số tuyệt đối
266,800
302,500
384,900
390,100
Tỷ trọng/GDP
22.66%
24.53%
28.88%
27.39%
4
DV cá nhân và DVSX khác
Số tuyệt đối
146,000
129,000
142,200
150,000
Tỷ trọng/GDP
12.40%
10.46%
10.67%
10.53%
Tổng bốn ngành mũi nhọn
Số tuyệt đối
570,600
599,600
740,100
811,400
Tỷ trọng/GDP
48.46%
48.63%
55.53%
56.96%
GDP
1,177,500
1,233,100
1,332,800
1,424,400
(Nguồn: Cục Điều tra và Thống kê Hồng Công)
Bảng 1.5: Số liệu về hoạt động đầu tư ra và vào Hồng Công
Đầu tư nước ngoài
Năm 2002
Năm 2006
Năm 2007
Tài sản có
8,032.7
11,588.3
14,998.7
Đầu tư trực tiếp
2,412.9
3,653.9
5,264.5
Danh mục đầu tư
1,903.2
3,384.7
4,513.5
Tài sản tài chính phái sinh
175.6
133.3
175.2
Đầu tư khác
2,668.2
3,452.8
4,009.5
Tài sản dự phòng
872.8
963.6
1,036.0
Tài sản nợ
5,355.4
8,182.2
10,969.0
Đầu tư trực tiếp vào Hồng Công
2,622.3
4,056.3
5,771.9
Danh mục đầu tư
729.5
1,383.3
2,018.8
Tài sản tài chính phái sinh
165.3
132.6
158.3
Đầu tư khác
1,838.3
2,610.0
3,020.0
Đầu tư nước ngoài ròng
2,677.4
3,406.1
4,029.7
Đầu tư trực tiếp
-209.4
-402.4
-507.4
Danh mục đầu tư
1,173.8
2,001.4
2,494.7
Tài sản tài chính phái sinh
10.3
0.7
16.9
Đầu tư khác
829.8
842.8
989.5
Tài sản dự phòng
872.8
963.6
1,036.0
(Nguồn: Cục Thống kê và Điều tra Hồng Công)
1.3.5. Vai trò của Hồng Công với nền kinh tế thế giới
Hồng Công là một cửa ngõ ra vào tối quan trọng của Trung Quốc đại lục và thế giới bên ngoài. Từ đầu những năm 1990, thị trường vốn Hồng Công đã trở thành nơi cung cấp vốn lớn cho Trung Quốc đại lục, chiếm tới hơn 80% vốn nước ngoài mà các doanh nghiệp Trung Quốc huy động được. Hiện nay, với sự bùng nổ của Trung Quốc, Hồng Công càng đóng vai trò quan trọng đối với nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tiếp cận và đầu tư vào thị trường Trung Quốc [34].
Hồng Công với vị trí ở trung tâm Châu Á, Hồng Công có mối quan hệ giao dịch và kinh doanh gần gũi cùng các nền kinh tế trong khu vực. Vì vậy, Hồng Công là địa bàn chiến lược trong khu vực tăng trưởng nhanh này. Thị trường chứng khoán Hồng Công cung cấp cơ hội gia tăng nguồn vốn cho nhiều công ty trong khu vực cũng như công ty đa quốc gia.
Ngày nay, Hồng Công tiếp tục là trung tâm dịch vụ: thương mại, tài chính, luật pháp, logistics, entrepôt (dù ngày nay đã bị thu hẹp), cảng hàng không, cảng container của khu vực và thế giới. Do dịch vụ vận tải tại Hồng Công phát triển đồng thời thuế suất gần như bằng 0 tính trên hàng hoá nên Hồng Công là cảng trung chuyển hàng hoá cho nhiều nước trên thế giới, hàng hoá được nhập để xuất khẩu đi nước thứ ba. Năm 2006, Hồng Công là thị trường IPO đứng thứ hai thế giới với tổng giá trị gần 43 tỷ USD.
Trong lĩnh vực tài chính, Hồng Công là một trong số rất ít các trung tâm dạng entrepôt. Về dịch vụ ngân hàng, Hồng Công là trung tâm giao dịch quốc tế xếp thứ 15 trên thế giới, xếp thứ 3 tại châu Á, là trung tâm ngân hàng quốc tế lớn thứ hai tính theo giá trị của các lệnh thanh toán. Hồng Công cũng là thị trường hối đoái lớn thứ ba châu Á tính theo giá trị giao dịch hàng ngày với con số 102 tỷ USD trong tháng 4/2004.
Năm 2004, Hồng Công là thị trường chứng khoán lớn thứ 15 tính trên lượng vốn mới huy động và là thị trường chứng khoán huy động vốn quan trọng nhất Châu Á, với tổng số vốn huy động là 36 tỷ USD. Cuối 3/2005 giá trị vốn hoá của thị trường chứng khoán Hồng Công lên tới 843 tỷ USD, đứng thứ hai ở Châu Á sau Nhật Bản và thứ chín trên thế giới. Năm 2004, Hồng Công vượt Đức, Italia, Thuỵ Sỹ để trở thành thị trường hấp dẫn nhất tính theo giá trị giao dịch trong số các thị trường chứng khoán phái sinh. Hồng Công cũng là thị trường quan trọng của đầu tư mạo hiểm và đầu tư trực tiếp tại Châu Á, hiện tại chiếm tới hơn 25% tổng số vốn này trong khu vực. Trong quý đầu năm 2006, doanh số trung bình hàng ngày của chứng khoán phái sinh ở Hồng Công là 6.1 tỷ HKD, chiếm 19.6% tổng thị trường thế giới.
Năm 2004, Hồng Công là thị trường có phí bảo hiểm lớn thứ hai Châu Á sau Nhật Bản. Theo các nghiên cứu, trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 10/1997 đến 3/1998, ảnh hưởng từ thị trường bất động sản ở Hồng Công gây tác động tới 53% thị trường bất động sản tại Australia, 40% thị trường Nhật Bản, 45% thị trường Hoa Kỳ [26][27][30].
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TÀI CHÍNH HỒNG CÔNG
2.1. Hệ thống ngân hàng:
2.1.1. Các quy định:
Trước 1948, Hồng Công không công nhận Sắc lệnh đầu tiên về hoạt động hệ thống ngân hàng. Năm 1964, bản sửa đổi được đưa ra các quy định về ngân hàng và phần lớn các nội dung này không thay đổi cho đến năm 1986. Sau những đổ vỡ của hệ thống ngân hàng từ năm 1983 đến 1986, chính phủ thi hành Sắc lệnh ngân hàng mới nhằm đưa ra các quy định trong hệ thống ngân hàng và các công ty tiết kiệm một cách dễ hiểu hơn. Sắc lệnh 1986 chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Luật Ngân hàng Anh Quốc 1979. Năm 1987, Luật Ngân hàng được thực thi ở Anh, nội dung chủ yếu là thể hiện nhu cầu thực hiện “các tập quán tốt nhất” trong lĩnh vực kiểm soát và các quy định ngân hàng được thừa nhận rộng rãi tại Cộng đồng Châu Âu. Nội dung trên cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quy định Ngân hàng ở Hồng Công.
Việc Hồng Công thừa nhận Sắc lệnh Ngân hàng đánh dấu cuộc tìm kiếm của Hồng Công về các tập quán quốc tế tốt nhất được thừa nhận trên lĩnh vực kiểm soát và quy định ngân hàng. Kể từ 1986, Hồng Công thực hiện các tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế. Ví dụ, Bản thoả thuận Vốn Basel (năm 1988) được thực hiện tại Hồng Công từ cuối 1989, với sự áp dụng rộng rãi quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Từ 31/12/1996, HKMA thực hiện khung báo cáo về rủi ro thị trường trong khuôn khổ yêu cầu của Basel.
Sắc lệnh ngân hàng năm 1986 gồm 153 khoản và 15 biểu. Nó được chia thành 21 phần. Sắc lệ._.ỗ lực thay đổi mục tiêu hoạt động theo hướng Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong đó doanh thu dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu thông qua tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nhằm đa dạng hoá các sản phẩm, hình thức huy động vốn, đổi mới công nghệ thanh toán như Internet banking, phone banking... .
Công ty chứng khoán
Trong điều kiện thị trường suy giảm như hiện nay, các công ty chứng khoán tăng năng lực tài chính, ứng dụng công nghệ đảm bảo an toàn giao dịch, triển khai các sản phẩm mới, trong đó có các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường thay vì cạnh tranh thông qua giảm phí. Điều này tạo ra sự an toàn và ổn định cho thị trường. .
Công ty bảo hiểm
Cần tăng cường trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hợp đồng bảo hiểm, khách hàng tham gia bảo hiểm, rủi ro và đối tượng được bảo hiểm, giám định giải quyết bồi thường và nhất là tiến tới thương mại điện tử bán hàng qua mạng. Phát triển nhiều sản phẩm mới ngoài những sản phẩm truyền thống như bảo hiểm trách nhiệm (trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm đối với sản phẩm). Phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua đại lý và môi giới bảo hiểm đi liền với tinh giảm biên chế cán bộ bảo hiểm khai thác trực tiếp. Cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục bán bảo hiểm, giám định tổn thất và bồi thường nhanh gọn chính xác.
3.3.1.2. Kiến nghị nhằm lành mạnh hoá hoạt động của các định chế tài chính
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thiết lập và hoàn thiện các quy chuẩn theo thông lệ quốc tế về chỉ số an toàn vốn, cụ thể là Nguyên tắc Basel II. Tích cực triển khai mô hình cung cấp và dự báo thông tin. Phát triển hệ thống thu thập xử lý thông tin tài chính NH dựa trên những chuẩn mực quốc tế. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ an toàn tín dụng, như tăng cường chất lượng dịch vụ của Trung tâm thông tin tín dụng, thực hiện đánh giá tín nhiệm đối với các doanh nghiệp, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm.
Riêng các sản phẩm tín dụng, đa dạng trên cơ sở luật hóa các quan hệ tín dụng, đổi mới thủ tục theo hướng tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
NHNN đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy sự hình thành mô hình công ty môi giới trên thị trường tiền tệ Việt Nam trong thời gian tới. Căn cứ vào kinh nghiệm ở các nước và đặc điểm kinh tế hiện nay ở Việt Nam thì các công ty này phải là tổ chức có tư cách pháp nhân, có giấy phép hoạt động do NHNN cấp hàng năm. Có thể tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần giữa các ngân hàng thương mại trong nước với một số công ty môi giới nước ngoài. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ. Tổ chức hình thành chịu sự chi phối của Luật Doanh nghiệp và sự kiểm soát của NHNN. Đối tượng hoạt động của công ty môi giới sẽ là các luồng vốn ngắn hạn, mua bán ngắn hạn các giấy tờ có giá, ngoại tệ. Các công ty này chủ yếu là cung cấp dịch vụ về tiền gửi liên Ngân hàng, giấy tờ có giá, ngoại hối… qua đó mà thu phí môi giới. Ở Hồng Công, vốn điều lệ quy định cho các công ty môi giới tiền tệ khoảng 640.000 USD. Ở Việt Nam, mức vốn điều lệ có lẽ sẽ nhỏ hơn trong bối cảnh thị trường còn nhỏ bé và đang trong quá trình xây dựng.
Uỷ ban Chứng khoán
Với vai trò là cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán cần đóng vai trò tích cực huy động các nguồn lực từ những thành viên trong Hiệp hội Chứng khoán, phối hợp với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) để hình thành và đưa ra cơ chế hoạt động Quỹ bình ổn chứng khoán. Trong đó, tách việc mua để hỗ trợ thị trường và việc kinh doanh mua vào bán ra theo chức năng đầu tư mà SCIC được giao, mức độ công bố thông tin liên quan đến việc mua vào của đơn vị này. Đối với các giao dịch theo tính chất đầu tư thì SCIC vẫn cần tuân thủ quy định về công bố thông tin trong trường hợp giao dịch của cổ đông nội bộ hoặc của cổ đông lớn.
Đồng thời, cần sớm ban hành quy chế người hành nghề chứng khoán để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, bên cạnh quy định trình độ cần lưu ý đạo đức nghề nghiệp nhằm quản lý tốt hơn đội ngũ môi giới, hạn chế những tiêu cực như trong thời gian gần đây, một nhân viên công ty chứng khoán sử dụng tiền, cổ phiếu trên tài khoản khách hàng cho các giao dịch cá nhân của họ.
Bộ Tài Chính
Thông qua sử dụng đòn bẩy kinh tế là chính sách thuế, thúc đẩy hình thành: tổ chức tư vấn định giá nợ, các tổ chức làm dịch vụ thu nợ, các công ty mua bán nợ... nhằm thúc đẩy việc xử lý các khoản nợ xấu, giải phóng vốn tồn đọng của các doanh nghiệp. Trong đó, trước tiên, cần đẩy mạnh giải quyết nợ xấu tại các ngân hàng nhằm lành mạnh hoá hệ thống này.
3.3.2. Kiến nghị nhằm tự do hoá hoạt động tài chính hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính:
3.3.2.1. Tăng tiềm lực cạnh tranh của nền kinh tế và các chủ thể hướng tới tự do hoá hoạt động tài chính:
Ngân hàng Nhà nước:
Quá trình tự do hoá thị trường tài chính cần bắt đầu trên cơ sở xác định mức độ yếu kém của hệ thống Ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro của hệ thống này bởi trong điều kiện hiện tại, ngân hàng thương mại vẫn là kênh dẫn vốn chủ yếu.
Mở rộng thành viên tham gia giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cả nội và ngoại tệ cho tất cả các Tổ chức tín dụng. Bổ sung và đa dạng hóa các công cụ trên thị trường, ngoài tín phiếu kho bạc nhà nước, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu... còn phát triển các công cụ phái sinh như: forward, swap, optiontạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại khai thác vốn trên thị trường tiền tệ nhanh chóng và hiệu quả.
Uỷ ban Chứng khoán:
Đối với thị trường chứng khoán, cần khuyến khích mở rộng và phát triển các yếu tố nội tại: hàng hóa, các Công ty phát hành, Công ty chứng khoán và nhà đầu tư để đưa ra các giải pháp thúc đẩy thị trường. Trong đó, nhà đầu tư đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh việc phát triển hệ thống nhà đầu tư trong nước và ngoài nước thì rất cần khuyến khích các định chế đầu tư chuyên nghiệp, trong đó có các quỹ đầu tư. Tuy vậy, để khắc phục tình trạng hiện nay, trên thị trường, quỹ đóng chiếm đa số, có thể thành lập các công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ sau đó phát triển thành các quỹ đầu tư dưới dạng pháp nhân, nhờ đó tăng tính thanh khoản, sau đó thành lập các quỹ đầu tư đại chúng, và cuối cùng là quỹ mở. Đặc biệt cần khuyến khích việc thành lập các qũy đầu tư đầu tư dài hạn vào thị trường tài chính. ... Nhưng trong số các nhà đầu tư có tổ chức, cần nghiêm cấm các doanh nghiệp không chuyên về đầu tư tài chính để ngăn ngừa nguy cơ thị trường bong bóng và giảm giá sẽ luôn xảy ra; nghiêm cấm các công ty con trong cùng một tập đoàn đầu tư chéo lẫn nhau, trong đó, không ngoại trừ yếu tố thao túng về giá, làm giảm tính minh bạch của thị trường.
Trong thời gian tới, Uỷ ban chứng khoán cần nghiên cứu để đề xuất với Ngân hàng Nhà nước cơ chế cho phép các công ty phát hành cổ phiếu tăng vốn được thu tiền bằng ngoại tệ, giúp công ty có lợi thế chủ động trong việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu.
Uỷ ban chứng khoán cũng học hỏi kinh nghiệm các nước, gắn với điều kiện cụ thể trong nước để xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường chứng khoán phái sinh, khuyến khích sự phát triển của các công cụ phái sinh nhằm thúc đẩy thị trường tài chính phát triển: hạn chế rủi ro trong đầu tư, tăng tính thanh khoản của các loại chứng khoán trên thị trường tài chính, tăng số lượng hàng hóa trên thị trường tài chính, giảm chi phí giao dịch, góp phần ổn định và phát triển thị trường tài chính.
3.3.2.2. Tự do hoá cần tiến hành theo lộ trình:
Ngân hàng Nhà nước:
Việc thực hiện tự do cần thận trọng, với những bước đi rất cụ thể. Trước hết, tự do hóa tài chính nội địa thông qua từng bước tự do hóa ổn định lãi suất. Biện pháp kiểm soát được chuyển từ mệnh lệnh, hành chính sang gián tiếp thông qua các công cụ chính sách tiền tệ. Đồng thời, xây dựng lộ trình thực hiện tự do hoá lãi suất căn cứ trên trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Nới lỏng cơ chế điều hành lãi suất theo hướng thị trường để tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển theo chiều sâu. Tiếp theo là duy trì tính ổn định của đồng tiền trong nước trên cơ sở ổn định tăng trưởng kinh tế để củng cố niềm tin của người dân và nhà đầu tư, tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam.
NHNN cần giảm dần các biện pháp điều tiết tỷ giá mang tính hành chính như khống chế tỷ giá kỳ hạn, hạn chế biên độ trong xác định tỷ giá kinh doanh... để tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường và quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá, để tỷ giá dần cần được xác định dựa trên cung cầu tiền tệ. NHNN chỉ can thiệp gián tiếp thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
3.3.2.3. Tự do hoá trên cơ sở quản lý thông tin, có sự điều hành của chính quyền
Ngân hàng Nhà nước:
Quản lý ngoại hối được nới lỏng dần dần, từ tự do hoá tài khoản vãng lai (tự do chuyển tiền cá nhân, cho phép thanh toán xuất nhập khẩu bằng VND) đến tự do từng bước tài khoản vốn. Việc tự do tài khoản vốn phải trên cơ sở đảm bảo kiểm soát luồng vốn vào ra bằng cách tổ chức hệ thống thông tin, thống kê luồng vốn đầu tư vào và ra Việt Nam và Hà Nội. Từ đó, đánh giá tác động của dòng vốn đó đối với cung cầu vốn và ngoại tệ ở thị trường trong nước, dự báo xu thế để có các giải pháp kịp thời trước những biến động lớn. Có hệ thống giám sát tài chính hiệu quả, nhằm ngăn chặn những khoản đầu tư quá nhiều rủi ro.
3.3.3. Kiến nghị nhằm đảm bảo công bằng cho các chủ thể tham gia thị trường để hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính:
Ngân hàng Nhà nước:
Các chủ thể tham gia thị trường chỉ có thể công bằng trên cơ sở thông tin công khai, minh bạch. Vì thế, Ngân hàng Nhà nứoc cần thiết lập cơ quan đánh gía hệ số tín dụng quốc gia độc lập, có thể trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, kết hợp với Trung tâm thông tin tín dụng- nơi lưu giữ thông tin về các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với các Tổ chức tín dụng trong cả nước. Từng bước hình thành thị trường định mức tín nhiệm ở Việt Nam, cho phép thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm đủ điều kiện tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Cần khai thác lợi thế người đi sau, vận dụng hệ thống chỉ tiêu có sẵn đó một cách phù hợp với hoàn cảnh trong nước, bắt đầu trình tự từ bán thông tin, rồi mới đến đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp như thế giới từng làm. Bên cạnh đó, cần đưa ra tiêu chí xác định người có đủ trình độ thẩm định, phân tích độ rủi ro của một doanh nghiệp, cũng như dịch vụ kiểm toán, đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp cần phải có chứng chỉ hành nghề.
Bộ Tài chính
Hiện tại, Việt Nam có hệ thống thuế rất phức tạp. Vì vậy, điều cần thiết hiện nay là đơn giản hoá hệ thống thuế nhưng đảm bảo thu đủ, thu đúng, không trùng lắp, hợp lý hoá cơ cấu ưu đãi thuế. Trong tình hình hiện nay, nên tiếp tục miễn thuế đối với thu nhập từ trái phiếu. Có thể nghiên cứu đề xuất mở rộng diện miễn thuế đối với tất cả các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương được phát hành theo quy định của Pháp luật. Do quy mô thị trường trái phiếu còn nhỏ nên việc áp dụng ưu đãi về thuế cho các loại chứng khoán sẽ không gây những biến động lớn. Vì vậy, Nhà nước nên sớm xem xét miễn toàn bộ thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập phát sinh từ trái phiếu, tạo nên động lực kinh tế khuyến khích các nhà đầu tư quan tâm đến loại trái phiếu này, thúc đẩy thị trường trái phiếu địa phương phát triển. Điều này, góp phần làm tăng lượng hàng hóa cho thị trường tài chính.
Cần có định hướng phát triển đội ngũ kiểm toán viên như: đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và thi tuyển kiểm toán viên hướng đến sự thừa nhận của các nước đối với chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam; kiểm soát chất lượng dịch vụ và quản lý hoạt động nghề nghiệp; quan tâm phát triển các doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng trong đó, ưu tiên phát triển doanh nghiệp về qui mô và đa dạng hoá dịch vụ cung cấp.
Uỷ ban Chứng khoán, Bộ Tài chính:
Song song với việc dùng các đòn bẩy tài chính (ví dụ giảm thuế), Bộ Tài chính cần sớm chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán đóng vai trò trong việc thúc đầy hình thành các tổ chức định giá để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư cũng như tăng tính minh bạch của thị trường cần thúc đẩy sự hình thành các tổ chức đánh giá tín nhiệm tín dụng. Nếu kiểm toán chỉ dựa trên tiêu chí tài chính (doanh số, lợi nhuận...) thì đánh giá tín nhiệm dựa trên cả tiêu chí tài chính lẫn tiêu chí phi tài chính như thương hiệu, quản trị doanh nghiệp, triển vọng kinh doanh... Để đảm bảo đánh giá đúng, cần đưa ra các tiêu chuẩn, yêu cầu trong quá trình thu thập, xử lý. Bộ Tài chính cũng cần kêu gọi sự hợp tác của các ban ngành liên quan: cơ quan thuế (gắn với nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp) và hải quan (liên quan hoạt động xuất, nhập khẩu). Tất cả các thông tin được thu thập và xử lý thông qua một hội đồng thẩm định là các chuyên gia phân tích, đánh giá độc lập.
Trên thị trường chứng khoán, Trung tâm GDCK Hà Nội cần được tổ chức với mô hình sở hữu thích hợp. Ví dụ, dưới dạng công ty cổ phần, niêm yết trên TTGDCK Hà Nội như các công ty khác, Nhà nước nắm tỷ lệ cổ phiếu chi phối, các công ty chứng khoán là cổ đông nhưng bị giới hạn tỷ lệ cổ phiếu sở hữu (dưới 5%) để tránh cho hoạt động giám sát của công ty này bị các cá nhân hay tổ chức chi phối. Công ty hoạt động theo thông lệ quốc tế, hoạt động một cách độc lập và chuyên nghiệp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Như vậy, có thể gắn được quyền lợi và trách nhiệm của Trung tâm giao dịch Chứng khoán với thị trường chứng khoán trong mối quan hệ hữu cơ. Cơ quan này cần ban hành những quy định nghiêm ngặt về công bố thông tin và chế tài xử lý nghiêm khắc với các doanh nghiệp vi phạm. Thời gian qua, các công ty phát hành cổ phiếu chui, thông tin nội gián tràn lan... làm cho các cổ đông thiệt hại, làm thị trường không minh bạch và được ví như canh bạc.
Trong thời gian tới, Uỷ ban chứng khoán cần sớm hoàn thiện đề án về chính sách phí, lệ phí đối với các đối tượng tham gia thị trường, trong đó có phí giao dịch để tránh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh trên thị trường do thị trường tụt dốc. Chẳng hạn, có thể đưa ra mức phí sàn.
3.3.4. Giải pháp, kiến nghị thúc đẩy sự chủ động hội nhập của các chủ thể hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính
3.3.4.1. Giải pháp thúc đẩy sự chủ động hội nhập của các doanh nghiệp, định chế tài chính nhằm xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính:
Một trung tâm tài chính mang tầm khu vực và quốc tế không thể xa lạ với các thông lệ, tập quán được công nhận trên toàn cầu. Vì thế, việc các doanh nghiệp, định chế tài chính cần chủ động áp dụng các tập quán, thông lệ quốc tế được coi là những bước đi đầu tiên trong quá trình hình thành trung tâm tài chính. Trong đó, các ngân hàng thương mại cần bám sát các nội dung trong Basel II để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng, xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu, định hướng phát triển hệ thống Ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Từng bước áp dụng hệ thống kiểm toán, kế toán chuẩn mực quốc tế đối với hệ thống NH và các định chế tài chính. Duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trích lập dự phòng rủi ro, áp dụng tiêu chuẩn phân loại nợ theo thông lệ quốc tế.
Về phía các doanh nghiệp, sự chủ động hội nhập còn ở việc chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp bằng việc thực hiện quản lý theo thông lệ quốc tế với những nhà quản trị công ty giỏi, có thể thu hút nhân tài, đặc biệt là người Việt được học tập, sống và làm việc ở nước ngoài như Mỹ hay châu Âu, những người có thể kết hợp, vận dụng kiến thức hiện đại, kinh nghiệm quản lý quốc tế vào thực tiễn hoạt động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp, trong điều kiện hội nhập, cũng phải làm quen và tự hoàn thiện để đáp ứng được với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong hoạt động tài chính, tiến tới tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài: Singapore, Hồng Công…, vận dụng linh hoạt các công cụ tài chính (trái phiếu, cổ phiếu...) để có sự phát triển bền vững, cân bằng
3.3.4.2. Kiến nghị thúc đẩy hội nhập hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính
Uỷ ban Chứng khoán, Bộ Tài chính:
Trên thị trường chứng khoán, cần phát triển thị trường theo hướng công khai, trung thực và công bằng mới có sức thu hút cung và cầu chứng khoán. Uỷ ban chứng khoán cần phối hợp cấp các ngành đảm bảo sự, tránh sự cô lập trong hoạt động như phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng, Hiệp hội Chứng khoán đồng thời tăng cường tiếp xúc, hợp tác với các Trung tâm, Sở giao dịch tại các quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển. Công tác này vừa giúp Uỷ ban chứng khoán học hỏi kinh nghiệm, vừa có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong niêm yết trên thị trường các nước. Hoạt động giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cần từng bước tiếp cận, kết nối và liên thông với thị trường vốn quốc tế. Đối với trung tâm lưu ký chứng khoán, cần nâng cao năng lực của các trung tâm này hoặc góp phần phát triển một trung tâm lưu ký chung trong khu vực, tạo điều kiện giao dịch thuận tiện và dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư.
Để trở thành một thị trường trái phiếu hiệu quả, TTGDCK Hà Nội có thể kết nối thị trường của mình với các nước trong khu vực để tạo ra một thị trường đủ lớn, nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Cần có những biện pháp và hệ thống đánh giá chuẩn hơn để xác định lãi suất phát hành hợp lý. Trái phiếu chính phủ cần đa dạng hóa các kỳ hạn phát hành để tạo đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường vốn, xây dựng thực hiện kế hoạch phát hành theo lịch biểu, cung cấp điều đặn khối lượng trái phiếu cho thị trường. Trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương và trái phiếu công trình cần tích cực phát hành theo phương thức đấu thầu phát hành và bảo lãnh phát hành; tăng khối lượng phát hành thay vì phát hành nhiều đợt với số lượng nhỏ nhằm giảm chi phí phát hành và thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư có tổ chức tham gia. Bên cạnh đó, thể chế pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mô cần được cải thiện hơn nữa nhằm nâng mức xếp hạng tín nhiệm để trái phiếu chính phủ, sau đó là trái phiếu doanh nghiệp có đủ điều kiện để đạt được tiêu chuẩn đầu tư của các nguồn quỹ lớn trên thế giới.
Ngân hàng Nhà nước:
Động lực của sự phát triển hệ thống định chế tài chính là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua nỗ lực cải cách chính sách và hành động theo hướng tự do hoá và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Theo đó, NHNN cần thiết lập các thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ, thị trường mở… trong đó khuyến khích các thành phần thị trong và ngoài nước tham gia.
Chính quyền Hà Nội:
Về phía chính quyền Hà Nội, để hội nhập một cách chủ động cần giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm chắc và áp dụng linh hoạt quy định và thông lệ quốc tế; nhận thức những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập. Chính quyền thành phố cũng cần tích cực tổ chức các khoá học, các buổi hội thảo về những ngành, những thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên việc hỗ trợ cần đảm bảo các quy định, cam kết gia nhập WTO, ví dụ như hỗ trợ đào tạo, thông tin và hỗ trợ theo vùng kinh tế... Hà Nội có thể nghiên cứu kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh trong việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương thông qua thành lập Quỹ Bảo lãnh Tín dụng trực thuộc UBND thành phố, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận đảm bảo hoàn vốn và bù đáp chi phí.
Hà Nội cũng cần xây dựng và ban hành Quy định quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn theo Luật Doanh nghiệp, bổ sung các quy chế thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước; thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, tổ chức xúc tiến đầu tư tại một số thị trường xuất khẩu lớn của doanh nghiệp Việt Nam như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore... ; đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trên các mặt tư vấn chính sách tư vấn pháp luật; hình thành một hành lang pháp lý phát triển góp phần xoá đi những lo ngại về rủi ro trong kinh doanh ở nước ngoài của các nhà đầu tư khi các luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu, nhãn mác... Những cải cách này sẽ góp phần hấp dẫn nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư liên quan đến các hoạt động nghiên cứu và triển khai.
Chính quyền Hà Nội cần trong việc cấp thủ tục đầu tư, cần tiếp tục giảm thời gian và các giấy tờ liên quan trên cơ sở vi tính hoá. Áp dụng những tiến bộ công nghệ trong khai, cấp phép và lưu giữ thông tin nhằm tạo ra sự thoải mái, tiện lợi cho nhà đầu tư. Đồng thời, đơn giản hoá thủ tục thuê văn phòng, điện nước là cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Nhà đầu tư cần được thông tin kịp thời, đầy đủ bằng ngôn ngữ thuận lợi về những chính sách của chính phủ và của chính quyền địa phương
3.3.5. Kiến nghị chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội theo hướng hỗ trợ ngành tài chính nhằm xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính:
Chính quyền Hà Nội cũng cần đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt phát triển hạ tầng các khu công nghiệp chế xuất (đường xá, hệ thống điện, cấp thoát và xử lý nước...) và hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông. Vốn đầu tư có thể từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình... trên cơ sở đảm bảo hiệu quả, cân đối thu chi để huy động vốn trung, dài hạn và bước đầu tạo hàng hóa cho thị trường vốn của thành phố.
Đồng thời, chính quyền thành phố cần có cơ chế thu hút đầu tư vốn, công nghệ... vào ngành thương mại, dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Hội nhập không thể tách rời khỏi công tác đào tạo nhân lực. Vì vậy, chính quyền Hà Nội cần khuyến khích, thúc đẩy phong trào học ngoại ngữ. Đây không chỉ tạo cơ sở cho việc xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính mà còn giúp tăng khả năng thu hút, hấp thụ vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội bởi ngoại ngữ hiện nay vẫn là điểm yếu lớn của lao động Việt Nam. Cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho thị trường vốn; thu hút, tập trung được nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trình độ cao hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng thông qua các chính sách ưu đãi. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng cần tự đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao thông qua phát triển các cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, thông qua đào tạo nhân lực để chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao sang thương mại, dịch vụ chiếm đa số.
KẾT LUẬN
Có thể nói, trung tâm tài chính “Đó là một khu vực đô thị (metropolitan area) có sự tập trung ở mật độ cao các định chế tài chính, đó là nơi chủ yếu diễn ra các hoạt động tài chính của một quốc gia hay một khu vực nhất định”. Trung tâm tài chính tồn tại nhằm mục đích tăng hiệu quả, bằng cách tập trung các định chế tài chính của một quốc gia trong một khu vực đô thị xác định, áp dụng tiến bộ công nghệ thông tin, tiết kiệm chi phí thông qua chuyên môn hoá và thực hiện hiệu quả kinh tế nhờ quy mô [30].
Với vị trí như trên, các trung tâm tài chính đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế, tài chính của quốc gia, nhất là trong điều kiện hội nhập. Bên cạnh đó các trung tâm tài chính mang tầm khu vực và thế giới là các đầu mối giao dịch với mật độ cao, liên tục với các múi giờ khác nhau để dòng vốn trên toàn cầu được vận hành hiệu quả và giúp tiết kiệm nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, rất ít khái niệm chính thức về trung tâm tài chính. Điều này đúng như nhận định của Nhà kinh tế Geoffrey Jones, trường Đại học Bond, Australia: “Financial centres are much disscussed but rarely defined”.
Hiện tại, thị trường tài chính Hà Nội còn quá nhỏ về quy mô vốn, số lượng định chế tài chính cung cấp dịch vụ, các nhà đầu tư chuyên nghiệp… Thị trường tài chính Hà Nội còn một quãng đường rất dài phía trước để đạt được mức phát triển và hình thành một trung tâm tài chính. Tuy nhiên, hình thành và xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế tại Hà Nội không phải là một điều không thể bởi trên thực tế. Bahrain, Bristish Virgin là những hòn đảo nhỏ, không có nhiều lợi thế về nhân lực, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý... nhưng với chính sách đúng đắn, với “ước mơ” và rất nhiều nỗ lực, các hòn đảo này đã trở thành nhưng trung tâm tài chính thu hút nguồn vốn từ nhiều nơi trên thế giới. Vì thế, trong tương lai, để có thể trở thành trung tâm tài chính của cả nước, tiến tới mang tầm khu vực, các cấp các ngành và chính quyền Hà Nội cần có rất nhiều những hành động tích cực cụ thể.
Thực tế xây dựng trung tâm tài chính ở các nước chỉ ra rằng đối với bất kỳ nước nào muốn đẩy nhanh sự phát triển của trung tâm tài chính cũng phải xử lý vấn đề tự do hoá thị trường tài chính trong nước bởi lẽ nguồn vốn nước ngoài đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các trung tâm tài chính. Vấn đề là hình thức mở cửa. Đối với các nước đang phát triển, không thể phó mặc sự hình thành và hoạt động của trung tâm tài chính vào các yếu tố tự phát trong nền kinh tế. Để xây dựng và phát triển thành công trung tâm tài chính phải có định hướng mục tiêu rõ ràng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của trung tâm tài chính để giành cho nó những chính sách và môi trường kinh tế - xã hội - chính trị phù hợp. Hồng Công và Thượng Hải là hai ví dụ tương phản. Mặc dù tiềm năng Hồng Công nhỏ hơn Thượng Hải nhưng do được định hướng tốt và hỗ trợ đúng đắn trong cả quá trình trung tâm tài chính nên Hồng Công đạt tới sự phát triển vượt bậc từ điểm xuất phát nghèo nàn. Ngược lại Thượng Hải do chưa có định hướng mô hình ngay từ đầu nên mặc dù tiềm năng rất rộng lớn nhưng sự phát triển không quy củ gây tốn kém cho quá trình cơ cấu lại.
Bản luận văn được trình bày ở trên là quá trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót nhưng tác giả hy vọng rằng những đề xuất được nêu trong bản luận văn này sẽ đóng góp một phần vào sự hình thành và xây dựng trung tâm tài chính tại Hà Nội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1
Nguyễn Văn Bình (2007), “Một số thách thức đối với hệ thống thanh tra, giám sát Ngân hàng trong tình hình mới”, Tạp chí Ngân hàng, (1), tháng 1-2007, trang 20.
2
Kim Văn Chính (2006), “Quản lý, giám sát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và lựa chọn chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (341), tháng 10-2006, trang 3-11.
3
Quốc Đạt, Mạn Đình (2008), “Thăng trầm thị trường Chứng khoán Việt Nam năm 2007 và niềm tin của Nhà đầu tư trong năm 2008”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, (68+69), tháng 1+2-2008, trang 30-32.
4
Lê Cao Đoàn (2006), “Sự thần kỳ Đông Á và quy luật mới của sự phát triển trong thời đại phát triển hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (343), tháng 12-2006, trang 64-73.
5
Viên Thế Giang (2008), “Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, (68+69), tháng 1+2-2008, trang 42-46.
6
Nguyễn Văn Hiệu (2006), “Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam -thực trạng, triển vọng và giải pháp”, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế, (343), tháng 12/2006, trang 3-12.
7
Bùi Thanh Lam (2007), “Đi tìm lợi ích từ thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (23), tháng 12-2007, trang 31
8
Trịnh Phong Lan (2007), “Ngân hàng thương mại Nhà nước với việc cổ phần hoá và niêm yết trên thị trường chứng khoán”, Tạp chí Tài chính, tháng 8-2007, trang 28.
9
Lê Quốc Lý (2007), “Đổi mới chính sách tiền tệ năm 2007 trong xu thế hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng, (1), tháng 1-2007, trang 26.
10
Frederic S. Mishkin (2001), Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
11
Ngân hàng Nhà nước (2006), Tài liệu Hội nghị triển khai Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng năm 2020, Hà Nội.
12
Ngân hàng Nhà nước (2007), Tài liệu họp báo “Tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân hàng năm 2006 và định hướng năm 2007”, Hà Nội
13
Niên giám thống kê năm 2006 (2007), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
14
Nguyễn Quán (2007), “Đôi điều bình luận về diện mạo Doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (3/2007), trang 23-25
15
Võ Minh Tâm (2007), “Xung quanh vấn đề tự do hoá tài khoản vốn”, Tạp chí Ngân hàng, (7), tháng 4-2007, trang 9-15.
16
Nguyễn Thị Thư, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Bình Giang (2007), “Tác động của vốn nước ngoài đối với các nền kinh tế đang phát triển và những đề xuất đối với Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, (137), tháng 9/2007, trang 47.
17
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (2006), Nhập môn Tài chính- tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh
18
Website: của Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội
19
Website: của Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội
20
Website: của Báo Lao động
21
Website: của Bộ Tài chính
22
Website: của Uỷ ban Chứng khoán
23
Website: của Ngân hàng Nhà nước
Tiếng Anh.
24
Hungdah Chiu, Y.C.Jao and Yuan-li Wu (1987), The Future of Hongkong, Quorum Books, Hongkong.
25
Berry Fong Chung-Hsu, Douglas W.Arner, Maurice Kwok- Sang Tse, Syren Johnstone (2006), Financial Markets in Hongkong: Law and Practice, Oxford University Press, Newyork.
26
Michael.J.Enright, Edith.E.Scott, David Dodwell (1997), The Hongkong Advantage, Oxford University Press, Great Britain.
27
Andrew.F.Freris (1991), The Financial Markets of Hongkong, published by Routledge, Newyork
28
John Greig(1990), The Hongkong tax system an overview, Bond University, Australia.
29
Y.C.Jao (2000), The Asian Financial Crisis and the Ordeal of Hongkong, Quorum Books, Hongkong.
30
Richard Roberts (1994), International Financial Centres of Europe, North America and Asia, The University Press, Cambridge, Great Britain
31
Richard Roberts (1994), Offshore Financial Centres, The University Press, Cambridge, Great Britain.
32
Edward Szczepanik (1958), The Economic Growth of Hongkong, Oxford University Press, Great Britain.
33
A.J. Youngson (1982), Hongkong Economic Growth and Policy, Oxford University Press, Great Britain
34
Website: - The Better Hongkong Foundation
35
Website: - The Census and Statistics Department of Hongkong
36
Website: - Hongkong Exchanges and Clearing Ltd.
37
Website: www.straistime.com - Straits Times
38
Website:
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTS022.doc