Mục lục
Phần1:Giới thiệu
1.Lí do lựa chọn đề tài
Hiên nay Trung Quốc đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong sự vận đọng của nền kinh tế toàn cầu .Có thẻ cói rằng kể từ khi thực hiện cải cách vào nảm 1979 cho đến nay thì nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.Qua 25 năm đổi mới thì GDP của Trung Quốc đã tăng 20,5 lần tỷ lệ tăng trưởng bình quân mỗi năm đều trên 7%.Với sự phát triển như vây cho nên hiên nay Trung Quốc đã là đối tác làm ăn quan trọng của nhiều quốc gia
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Trung Quốc - Thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên thế giới.
Cùng với đó là việc các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh hoat động đầu tu vào sản xuất kinh doanh ở thị trường Trung Quốc.Cho nên để các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất kinh doanh có hiệu quả tại thị trường Trung Quốc thì họ phải đánh giá rõ các tiềm năng của thị trường này.
Chính vì lí do trên cho nên em đã chọn đề tài: “Trung Quốc - Thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp nước ngoài”.
Em xin chân thành cảm ơn!
2.Mục tiêu nghiên cứu.
Đánh giá các tiềm năng của thị trường Trung Quốc đối với viêc xâm nhập thị trường Trung Quốc của cac doanh nghiệp nước ngoài.Tư đó xem xét khả năng xâm nhập thị trường Trung Quốccủa các doanh nghiệp Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Các yếu tố của thị trường và nền kinh tế Trung Quốc
4.Phương pháp nghiên cứu
Thông qua viêc phân tích các yếu tố của thị trường cũng như nền kinh tế Trung Quốc rồi đánh giá các tiềm năng của thị trường Trung Quốc đối với các doanh nghiệp nước ngoài
Phần 2 : Trung Quốc thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
1. Tổng quan về thị trường Trung Quốc.
Hơn 20 năm qua kể từ khi Trung Quốc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn điều này được thể hiện ở chổ tỷ lệ tăng trưởng hằng năm luôn lớn hơn 7% năm .Hiện nay Trung Quốc là nền kinh tế có GDP cao thứ 7 thế giới tổng kim nghạch xuất khẩu cao cao thứ 8 thế giới và có vốn FDI cao thứ hai trên thế giới Sự phát triển này tạo điều kiện để Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và điều này các nước trong khu vực và thế giới thụ hượng các lợi ích của sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc thông qua viêc khai thác thị trường rộng lớn này.
Chỉ số
Tháng 01-08
Giá trị tuyệt đối
Tăng ±%
Ngoại thương
Xuất nhập khẩu
8917.3
23.5
Xuất khẩu
4762.5
32.2
Nhập khẩu
4154.7
15.0
Thặng dư (thâm hụt) thương mại
607.8
-
2. FDI
Số dự án đã phê duyệt
28393
-1.0
Giá trị hợp đồng
1127.1
20.7
Số vốn sử dụng thực tế
379.9
-3.0
3. Hợp tác kinh tế với bên ngoài
Doanh thu
147.4
23.5
Giá trị hợp đồng
186.5
6.8
Lực lượng lao động ở nước ngoài vào cuối tháng (Đơn vị: 10 nghìn)
53.7
-0.2
Nguồn: Trung tâm mạng của Bộ Thương mại Trung Quốc)
Cùng với đó là việc Trung Quốc đã gia nhập WTO vào năm 2001 điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ chơi cùng sân và luật chơi với cả thế giới tức là phải tuân thủ các nguyên tăc quốc tê dành cho cac doanh nghiệp nước ngoài.Việc gia nhập WTO chính là sự bắt đầu của quá trình hội nhập vào nên kinh tế toàn cầu.Kúc này Trung Quốc sẽ phải bắt đầu quá trình tự do hóa các lĩnh vực đã cam kêt như :việc hạ thấp mức thếu quan và phá bỏ hạn nghạch một số mặt hàng .Co nghĩa là lúc này Trung Quốc đã hòa mình tất cả vào dòng chảy của thị trường thế giới.Lúc này Trung Quốc đã trở thành thị trường chung và tự do cho mọi ngưòi.
Hơn nữa với dân số hơn 1,6ty dân thì Trung Quốc là một thị trường rông lớn về cả nghĩa đen và nghĩa bóng .Do dân số đong như vậy cho nên thị trường Trung Quốc khá đa dang và có thể coi là khá dễ tính do các tầng lớp dân cư khác nhau co thu nhập khác nhau đây là một thị trườngđăc trưng bởi có sự tồn tại của nhiều loại hàng hóa có quy cách và chất lượng khác nhau xa đến mức giá cả chênh lệch nhau hàng chục lần thậm chí hàng trăm lần.Có sự chênh lệch này là do sự phát triển không đồng đều giưax các khu vực ví dụ như: Ở miền duyên hải phát triển như Thâm Quyến thì có thu nhập lên tới trên 20.000USD nguời còn ở các vùng miền tây thì có thu nhập bình quân đầu người thấp là khoảng 300USD ngươi/năm.
Ngoài ra với dân số lơn như vậy mà số người ở đọ tuổi lao đọng lai không nhỏ cùng với đó là giá nhan công rẻ và lao đong co tay nghè lang nghề cho nên Trung Quốc là một địa điểm thuân jlợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.Hiện nay Trung Quốc đang thu hút một số lượng lớn ccá công ty các tập đoàn đầu tư nước ngoài với cac hình thức kinh doanh muôn vàn muôn vẻ.Cho nên đay cũng là nơi cạnh tranh khốc liệt giữa cac doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp nội địa Trung Quốc.Trong nhiều công ty hoật động tai Trung Quốc thì có những tập đoàn lớn tới mức mà có năm doanh số đạt con số 50 tỷ USD trông đó nộp ngân sách 12 tỷ USD và đạt lợi nhuân 7 tỷ USD như tập đoàn Sinopic..
Như vậy có thể nhận thấy Trung Quốc là một thị trường rộng lớn đa dạng về cả nghĩa đen và nghĩa bóng .Rộng lớn và đa dạng về tiêu dùng cũng như các nghành nghề sản xuất.Cùng với đó là là việc gia nhập WTO đã tạo cho Trung Quốc trở thành một thị trường mở và tự do cho mọi người.
2. Đánh giá các tiêm năng của thị trường Trung Quốc
2.1 Trung Quốc là một thị trường lớn đa dạng.
2.1.1. Thị trường tiêu dùng Trung Quốc.
Với dân số hơn 1,6 tỷ người và diện tích thứ tư thế giới thì Trung Quốc là một thị trường rộng lớn về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Đây là một thị trường tiêu dùng tiềm năng để cho các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh hàng tiêu dùng khai thác .
Nền sản xuất trong nước đã sản xuất được các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng nhưng nhưng người Trung Quốc vẫn ưa dung hàng ngoại hơn và họ vẫn chọn mua hàng nhập khẩu nếu có khả năng, nhất là những mặt hàng công nghệ cao. Những sản phẩm nước ngoài được người TQ ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất là xe hơi, máy vi tính, tivi và điện thoại tế bào. 46% người tiêu dùng dự định mua tivi Nhật, còn 25,5% nghĩ tới máy vi tính và tivi khi đề cập tới sản phẩm Mỹ. Người tiêu dùng nghĩ tới xe hơi và điện thoại tế bào khi nói về sản phẩm công nghệ cao Hàn Quốc và Châu Âu. Về sản phẩm Mỹ, nhãn hiệu sản phẩm được ưa chuộng nhất là IBM (9,4%), tiếp đến là Motorola Inc (8,1%). Về sản phẩm Nhật, Panasonic được xếp đầu bảng (26,5%), tiếp đến là Sony (23,1%). Sản phẩm Châu Âu được sử dụng nhiều nhất là Philips Electronics Co, (8,8%) và Mercedes-Benz (8,1%). Các sản phẩm của Samsung (37,7%) và Daewoo International (16,6%) là những nhãn hiệu nổi tiếng của Hàn Quốc. Người tiêu dùng Trung Quốc nhận thấy rằng sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc có "dịch vụ tốt", còn sản phẩm của Nhật và Mỹ có "chất lượng cao". Sản phẩm Châu Âu thường có tác dụng "bảo vệ môi trường", còn của Hàn Quốc thì giá cả hợp lý.
Khi chọn đồ gia dụng như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà, lò vi ba..., người tiêu dùng Trung Quốc thường chọn sản phẩm nội địa. Song họ lại thường chọn các sản phẩm công nghệ cao nhập khẩu như máy máy quay phim, điện thoại tế bào, máy thu - phát nhanh, máy in, tivi...
Những sản phẩm nhập ngoại đựơc người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng
SẢN PHẨM MỸ
%
NHÃN HIỆU
Máy vi tính
25,5
IBM (37,1), Microsoft (26,7),
Compaq (7,6)
Ôtô
18,1
GM (41,7), Ford (25,0), Cadillac (5,6)
Điện thoại di động
10,1
Motorola (80,0)
Nước ngọt
6,1
Coca-Cola (55,2), Pepsi Cola (10,3)
Máy bay
2,9
Boeing (35,7)
Thực phẩm
2,1
McDonalds (11,1)
Giầy thể thao
1,7
Nike (62,5), Adidas (12,5)
SẢN PHẨM NHẬT BẢN
Tivi
46,3
Panasonic (33,5), Sony (31,3), Toshiba (14,3)
Ôtô
13,1
Toyota (28,8), Honda (23,3). Mitsubishi (11,0)
Máy điều hoà
5,4
National (25,8), Mitsubishi (16,1), Toshiba (16,1)
Máy thu - phát nhanh
3,2
Sony (52,6), Panasonic (26,3)
SẢN PHẨM HÀN QUỐC
Ô tô
21,2
Daewoo (72,3), Samsung (16,0)
Điện thoại di động
16,7
Samsung (95,8)
Tivi
11,8
Samsung (64,7), LG (23,5)
Quần áo
10,5
SẢN PHẨM CHÂU ÂU
Ô tô
25,2
Benz (36,9), BMW (22,6), Volkwagen (15,5)
Điện thoại di động
13,2
Nokia (52,10, Philíp (14,6), Ericsson
Quần áo
9,7
Channel (2,9), Pierre Cardin (6,5)
Đồng hồ
6,6
Swiss watches (40,9)
Đây là môt điểm thuân lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất kinh doanh về nhưng lĩnh vực có công nghệ cao khi có ý định xâm nhập thị trường Trung Quốc.
Còn ở thị trường hàng hóa tiêu dùng phổ biến Trung Quốc thì các nhãn hiệu hàng hóa nước ngoài nổi tiếng như Coca Cola hay Head & Shoulder từng đè bẹp các nhãn hiệu hàng hóa nội địa của TQ. Thế mà gần đây, các nhãn hiệu trong nước đã giành lại thị trường của mình với các hãng nước ngoài trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt chưa từng có. Với dân số khổng lồ hơn 1,6 tỷ người, TQ là thị trường to lớn nơi diễn ra các cuộc cạnh tranh sinh tử của các công ty đa quốc gia như Coca Cola, nhà sản xuất dao cạo Gillette và P & G, những công ty đã chiếm lĩnh thị trường toàn cầu với các loại nước giải khát và xà phòng. Công ty P&G bắt đầu sản xuất tại TQ từ năm 1988, 10 năm sau khi TQ thực hiện chính sách mở cửa. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, tổng doanh thu các loại sản phẩm của P&G đã đạt hơn 1 tỷ USD. Theo công ty ACNielsen, có 4 loại mặt hàng tiêu dùng được tiêu thụ nhanh nhất và với số lượng lớn nhất trên thị trường TQ là dầu gội đầu, xà phòng, bột giặt và kem dưỡng da
Để làm rỏ hơn tiềm năng này của Trung Quốcthì chúng ta đi vào xem xét hai thị trường tiêu dùng đang có triển vọng phát triển của Trung Quốc la thị trường ảnh và thị trường dịch vụ thông tin liên lạc.
2.1.1.1 Thị trường ảnh
Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thì đời sống của nhân dân Trung Quốc ngày được cải thiện hơn đi kêm với đó là nhu cầu về vui chơi giải trí cũng tăng theo .Và những phương tiên phục vụ cho những nhu cầu này đòi hỏi ngày một nhiều hơn.
Theo thông kê của Kodak, hãng chuyên sản xuất kinh doanh thiết bị ngành ảnh của Mỹ, hiện có khoảng 10 triệu gia đình ở TQ có máy ảnh và hơn 7 triệu gia đình TQ có nhu cầu mua máy ảnh. Theo Kodak, TQ hiện là thị trường tiêu thụ phim ảnh lớn thứ 3 trên thế giới (sau Mỹ và Nhật) với doanh số ngành này lên đến 800 triệu USD/năm.Nhìn vào số liệu thống kê này thì ta có thể thấy nhu cầu tiêu dùng của người Trung Quốc với thị trường ảnh là lơn như thế nào. Đây chính là một thị trường đầy tiềm năng cho cac doanh nghiệp nước ngoài sản xuất và kinh doanh các thiết bị nghành ảnh khai thác.Chúng ta có thể hình dung tiềm năng to lớn của thị trường nghành ảnh Trung Quốcbằng một giả thiết như sau : nếu một nửa dân số TQ chỉ cần chụp mỗi người một kiểu ảnh mỗi năm thì số khách hàng tiêu dùng phim ảnh sẽ chiếm 25% dân số thế giới. Theo ước tính, cứ 1 giây ở TQ có đến 500 bức ảnh được chụp.Qua đó ta có thể thấy khả năng tiêu thụ Trung Quốcquả là lớn .
Ngoài nhu cầu của thị trường ảnh Trung Quốc lớn thì hiện nay các công ty kinh doanh sản xuất thiêt bị nghành ảnh của Trung Quốc chưa đap ứng đủ nhu cầu của thị trường.Và đa số công ty nội đia Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực này là làm ăn thua lổ dẩn đến phá sản hoặc bị xcác công ty nước ngoài mua lai .Hiện tại chỉ còn mọt công ty hoạt đọng trong lĩnh vực này cuay Trung Quốccòn tồn tại đo là công ty Luc ky Gruop. Hiện tại, Lucky Group chiếm khoảng 20-22% thị trường ngành ảnh TQ, còn Kodak chiếm 40% và Fuji khoảng 38%.
2.1.1.2 Thị trường dịch vụ thông tin liên lạc Trung Quốc.
Dịch vụ thông tin liên lạc là một phần không thẻ thiếu của quá trình phát triển nền kinh tế hiên đại.Cho nên cùng với sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc thì nhu cầu về dịch vụ thông tin liên lac cung tăng lên không ngừng.
Theo thống kê thì hiện nay Trung Quốc có 130 triệu thuê bao điện thoại cố định và 60 triệu thuê bao điện thoại di động vào giữa năm 2000. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng điện thoại cố định và di động còn rất thấp, chỉ đạt tương ứng 14% và dưới 5% so với 35-40% ở các nước công nghiệp phát triển.Và theo dự báo thì số thuê bao điện thoại cố định và di động tại TQ sẽ lần lượt đạt 350 triệu và trên 250 triệu cho đến năm 2006.Có sự phát triển nhanh chóng này của thị trường dịch vụ thông tin liên lạc Trung Quốc là do đặc điểm thị trường dịch vụ thông tin di động của TQ phát triển đặc biệt nhanh: cứ mỗi tháng có thêm 2 triệu người sử dụng điệnn thoại di động Thậm chí theo dự báo triển vọng phát triển ngành dịch vụ thông tin di động, TQ có thể chuyển từ vị trí thứ hai lên thứ nhất (hiện Mỹ đứng vị trí thứ nhất) về số thuê bao điện thoại di động.Qua đó ta có thẻ thây được nhu cầu về dịch vụ thông tin liên lac Trung Quốchiện tại lớn tới mức nào. Đây chính là lợi thees cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc nước ngoài xâm nhập và đứng vững ở thị trường này.
Hiên nay thì các hãng sản xuất thiết bị liên lạc hàng đầu thế giới hiện đang nắm giữ những vị trí trọng yếu tại thị trường thiết bị viễn thông TQ, đặc biệt là điện thoại di động.Trong đó Motorola chiếm 32% tổng doanh số bán điện thoại di động tại TQ, Nokia chiếm 30-31%. Motorola hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại TQ (với 12.000 nhân công làm việc cho các công ty Motorola ở TQ), có doanh số bán tại TQ chiếm 10% tổng doanh số bán của hãng, Hãng Nokia bắt đầu tiêu thụ sản phẩm của mình tại TQ từ giữa những năm 90 và hiện TQ là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai của hãng. Nokia có 8 liên doanh tại TQ với tổng nhân công là 5.000 người, Doanh số bán của Ericsson tại TQ chỉ đứng sau doanh số bán hàng của hãng tại Mỹ. Ericsson nắm vị trí thống soái về thị trường thiết bị phục vụ cơ sở hạ tầng mạng tại thị trường Trung Quốc.
Nhưng hiện nay theo đánh giá của các chuyên gia thì lĩnh vưc có triển vong đói với các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc là các lĩnh vực như: truyền dữ liệu, truy nhập Internet, truyền hình cáp chứ không phải lcung cấp điện thoại di động.Bởi vì hiện nay các nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới nắm giữ vị trí vững chắc trên thị trường thiết bị thông tin TQ, các nhà cung cấp dịch vụ thông tin nước ngoài có ít khả năng hoạt động ở nước này hơn. Mà trong các lĩnh vực truyền dữ liệu, truy nhập Internet, truyền hình cáp thì các hoạt động này hiện được các công ty nhỏ ở TQ thực hiện mà các công ty này đang rất mong muốn hợp tác với các đối tác nước ngoài do thiếu vốn và công nghệ.Ví dụ như:
Công ty China Netcom cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu, Hãng có mạng lưới truyền hình cáp tại 17 thành phố của TQ và dự định cung cấp dịch vụ liên lạc điện thoại qua Internet. Hiện công ty đang đàm phán với các đối tác nước ngoài.
Công ty Jitong cũng cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu. Công ty này được đánh giá sẽ là đối tác rất có triển vọng đối với các công ty nước ngoài.
Tóm lại tiềm năng của thị trường dịch vụ thông tin liên lạc Trung Quốc đối với các doanh nghiệp nước ngoài là ở việc cung cấp điện thoại di động cho nhu cầu sử dụng ngày càng lớn của thị trường và viêc hợp tác với các công ty nhỏ của nội địa trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ về: truyền dữ liệu, truy nhập Internet, truyền hình cáp.
2.1.2. Thị trường sản xuất Trung Quốc
Để đánh giá tiềm năng này của Trung Quốc chúng ta bắt đầu từ nhận xét của bộ trưởng bộ kinh tế và tài chính Trung Quốc : "Trung Quốc đang thu hút các nhà sản xuất của thế giới như một chiếc thùng không đáy".Qua nhận xét này thì ta có thể hình dung được tiềm năng của thị trường sản xuất Trung Quốc đối với các nhà đầu tư nước ngoài là lớn như thế nào.
Điều này được thể hiện ở chổ Trung Quốc có lợi thế về lực lượng lao đọng lành nghề,giá nhân công rẻ và quy mô khổng lồ của thị trường lao động trong nước thì Trung Quốc đang có xu hướng trở thành công xưởng của thế giới và đè bẹp các nước láng giềng trong cuộc canh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Với tiềm năng lớn về thị trường sản xuất thì các doanh nghiệp nước ngoài khĩ có điều kiện thuận lợi khi đầu tư đẻ sản xuất tại thị trường Trung Quốc.Với quy mô thị trường tiêu dùng trong nước khổng lồ thì khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất ở thị trường Trung Quốc thì sẽ có một lượng sản phẩm rất lớn sản phẩm được sản xuất ra được tiêu thụ ở chính thị trường này.
Cùng với đó là lợi thế về lực lượng lao động lành nghề nhưng giá rẻ thì khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường sản xuất Trung Quốc sẽ giảm thiểu được tối đa chi phí sản xuất và gia tăng lợi nhuận một cách có hiệu quả hơn ơ các thị trường khác có giá nhân công cao hơn. đây là lợi thế về lực lượng lao đôngj mà các nhà đầu tư nước ngoài cần khai thác.
Hơn nữa hiện nay Trung Quốc đã cơ bản giải quyết những vấn đề vướng mắc trong các lĩnh vực viễn thông, năng lượng và giao thông vận tải. Những vấn đề này được coi là đã kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc trong thập kỷ 80. Với việc khắc phục tốt các vấn đề trên thì khi các doanh nghiệp nước ngoài đậưt địa điểm sản xuất kinh doanh ở Trung Quốc hoạt động với các yếu tố đầu vào trên ổn định. đây là điểm vượt bậc của Trung Quốc so với một số nước trong khu vực điều này đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài khi ra quyết định đầu tư vào Trung Quốc ma không còn lo ngại về vấn đề cơ sở vật chất yếu kém nữa.
Như ông Lu Zheng ,viện trưởng viện conng nghiệp và kinh tế Trung Quốc thuộc viện hàn lâm Trung Quốc nói: "Chúng tôi hiện đã có thể cung cấp được, nguyên liệu, linh kiện và thiết bị đủ để sản xuất hầu hết các loại sản phẩm. Đồng thời, chúng tôi cũng có một thị trường nội địa hết sức rộng lớn và đó là điều mà các nước đang phát triển khác khó đuổi kịp",như vậy cung với các điều kiện về cơ sở vật chất và năng lượng đã được khắc phục thì hiện tại Trung Quốc đã có thể cung cấp được, nguyên liệu, linh kiện và thiết bị đủ để sản xuất hầu hết các loại sản phẩm diều này có nghĩa là khi đầu tư vào sản xuất tại thị trường Trung Quốc các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không phải nhập khẩu nguyên liệu hay các linh kiện từ nước thứ ba nữa mà có thể mua ngay tại thị trường nội địa với giá canh tranh hơn so với nguyên liệu ,trang thiết bị hay linh kiện nhập khẩu. Đây là một lợi thế rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư vào thị trường Trung Quốc.Nhưng cùng với đó khi sủ dụng linh kiện hay trang thgiết bị sản xuất tai Trung Quốc thì có thể sủ dụng các trang thiết bị hay linh kiện giả.Ví dụ như trong nghanh sản xuất ôtô ở Trung Quốc đã gặp phải tình trạng này cụ thể là sau khi phát hiện ra rằng mình sử dụng phải linh kiện nhái thì 10 công ty đa quốc gia (trong đó có General Motor, Honda và Daimler Chryler) cùng khiếu nại lên Cơ quan quản lý nhà nước về Công nghiệp và Thương mại của Trung Quốc, cơ quan này đã mở một chiến dịch truy quét linh kiện ô tô giá ở 8 thành phố lớn (Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, Trùng Khánh, Côn Minh, Thẩm Dương và Thẩm Quyến). Từ đầu chiến lược cho đến tháng 12.2000, các lực lượng kiểm tra đã phát hiện 248 điểm bán và tịch thu được hơn 30.000 linh kiện ô tô giả với trị giá thị trường đạt khoảng 11,7 triệu nhân dân tệ.
Các công ty này đã cung cấp những dữ liệu liên quan đến địa chỉ của khoảng 5.000 nhà bán lẻ linh kiện ô tô. Linh kiện ôtô giả bày bán trên thị trường TQ hiện này gồm rất nhiều loại, từ bộ lọc khí, trục, đĩa phanh cho đến cần gạt nước.
Tình trạng sản xuất linh kiện ô tô giả có thể thấy ở khắp nơi tại Trung Quốc và đang là nguy cơ lớn đe doạ các nhà sản xuất ô tô và phá hoại niềm tin của người tiêu dùng đối với những sản phẩm chính hiệu.
Thời gian gần đây, linh kiện ô tô giả ở Trung Quốc không chỉ được tiêu thụ thông qua các garage và các cửa hàng bảo dưởng ô tô, mà còn qua các đại lý lớn cung cấp linh kiện ô tô. Các liên doanh sản xuất linh kiện ô tô ở TQ ban đầu chỉ quan ngại về tình trạng nhái logo vốn thường xảy ra ở nhiều cửa hàng nhỏ và các cơ sở bảo dưỡng ô tô. Thế nhưng gần đây, thực trạng làm hàng giả này đã phát triển với quy mô lớn hơn và thủ đoạn tinh vi hơn. Thậm chí một số công ty lớn của TQ, trong đó có cả một số công ty đã niêm yết trên các thị trường chứng khoán trong nước, cũng tham gia sản xuất linh kiện ô tô giả.
Nhưng điều này cũng không can trơ được viêc các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư vào thị trường Trung Quốc.Vì theo đánh giá của các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc thì do nước này có cơ sở hạ tầng khá tốt điều này giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể cắt giảm chi phí sản xuấtmột cách đáng kể . Đây chíng là yêu tố tăng khả năng canh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài so với nhiều nước trong khu vực trong đó có Việt Nam.
Đặ biệt là kể từ sau khi xảy ra cuộc tấn công vào các biểu tượng của nền kinh tế nước Mĩ vào ngay 11-9-2001 và viêc Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì nước này trở nên hấp dẫn trong măt của các nhà đâu tư hơn . Đó là do sau ngay 11-9-2001 thì cac nhà đầu tư lo ngại về việc khủng bố có thể tiếp tuc xảy ra ở Mĩ hoặc ở Châu Âu cho nên họ họ tìm một khu vực đầu tư an toàn và ổn định hơn và các điều kiện này đươc thể hiện khá tốt ở Trung Quốc .Hơn nữa sau khi gia nhập WTO thì Trung Quốc dã có các chính sách cởi mở hơn cho các nhà đầu tw nước ngoài.tiềm năng này được thể hiện rõ ở tình hình các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc ở thời điểm hiện tại đó là:
Tính đến năm 2002 Hãng Toshiba (Nhật Bản) đã đầu tư vào Trung Quốc 6 tỷ USD và hồi đầu năm nay, Hãng đã công bố kế hoạch sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy sản xuất ti vi màu của mình tại Nhật Bản để chuyển sang Trung Quốc.
Trong vòng 5 năm tới, Hãng Hitachi (Nhật Bản) cũng dự định đầu tư khoảng 826 triệu USD vào Trung Quốc để nâng tỷ lệ sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc trong cơ cấu sản phẩm của Hãng lên 7% .
Tập đoàn Matsushita Electronics (Nhật Bản) cũng đang có kế hoạch đầu tư thêm 160 triệu USD vào Trung Quốc trong 2 năm tới để mở rộng quy mô sản xuất... Hiện tại, một số nhà máy của Matsushita Electronics tại Trung Quốc chiếm 25% tổng số nhà máy của hãng này ở nước ngoài.
2.2 Trung Quốc thị trường tự do cho mọi người.
2.2.1 Gia nhập WTO sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế đã dần hội nhập nền kinh tế toàn cầu trước khi gia nhập WTO nhưng cho đến khi gia nhập WTO vào năm 2001 thì mới đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự hội nhập này
Sau khi gia nhập WTO thì Trung Quốc phải thực hiện một số trách nhiêm của một thanh viên WTO mà có lợi cho các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài như :cắt giảm thuế quan,yừng bước xóa bỏ hàng rào phi thúe quan ,mở cửa thị trường dịch vụ mở rộng phạm vi quyền sở hửu trí tuệ,mở rộng và hoàn thiện chính sách về đầu tư nước ngoài tăng tính công khai trong nhưng quy định pháp luật về mậu dịch.Nếu Trung Quốc thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản này thì đó chính là điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nước ngoài xâm nhập thị trường Trung Quốc và các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư vào Trung Quốc.
Đối với việc cắt giảm thếu quan thì trước hết Trung Quốc phải hạ tưng bước mức thuế quan theo yêu cầu của WTO đối với các nước dang phát triển đồng thời hạn chế mức thuế quan cao nhất là dưới 15%.Cho nên khi hang hóa nước ngoài thị trường Trung Quốc có thể giảm được chi phí do đó giá bán sẽ rẽ hơn và có thể cạnh tranh tốt với hàng nội địa Trung Quốc.
Đối với việc xáo bỏ các biện pháp phi thuế quan thì cũng tương tụ như biên pháp cắt giảm thuế quan.Có nghĩa là trước hết Trung Quốc phải hạ từng bước hàng rào phi thuế quan theo yêu cầu của WTO đối với các nước dang phát triển và từng bước xóa bỏ các biện pháp này.Như vậy khi các doanh nghiệp nước ngoài đưa hàng hóa vào thị trường Trung Quốc sẽ không còn bị hạn chế bơi hạnngạch hay giấy phép nữa ,cho nên hàng hóa nước ngoài sẽ vào thị trường Trung Quốc một cách tự do hơn thuận lợi hơn.
Song song với việc cắt giảm thuế quan và xóa bỏ hạn nghạch là quá trình mở cửa thị trường dịch vụ : đó là việc thực hiện cơ chế tối huệ quốc , đãi ngộ quốc gia với mậu dịch hàng hóa với các nước là thành viên của WTO.Từng bước cắt giảm hàng rào mậu dịch ,mở cửa các ngành ngân hàng bảo hiểm vận tải ,kiến trúc du lịch ,tư vấn,bán buôn, bán lẻ,...và theo mhư quy định của Wto thì có tới hơn 155 loại hàng dịch vụ phải mở cửa. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Hơn nữa đó là việc mở rộng và hoàn thiện các chính sách về đầu tư nước ngoài ,với các chính sách khuyếnh khích đầu tư như:xí nghiệp liên doanh được trao quyền sủ dụng đất và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất để khai thác tổng hợp không có những hạn chế mới đối với nhà đầu tư nước ngoài,cơ hội đầu tư được mở rộng , được hưởng chế đọ ưu đãi một số nghành như: sản xuất chế tạo may,chế biến nguyên liệu , điện tử, đệt,công nhiệp nhẹ,..Các nghành này sẽ còn nhận được khoản khinh phí tín dụng quộc gia ưu đãi. đây là một tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài đang có ý định đầu tư vào Trung Quốc..
Sau đây là một số liệu về đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc một vài năm qua:
Đơn vị: 1 tỷ USD
Giai đoạn
Số công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới được phê duyệt
Tăng %
Cam kết
Tăng %
Vốn đã được sử dụng thực tế
Tăng %
01-12/2003
41,081
20.22
115.07
39.03
53.505
1.44
Cả năm 2003
465,277
(tích lũy)
——
943.13
(tích lũy)
——
501.47
(tích lũy)
——
01-02/2004
6,025
11.74
19.136
34.54
8.319
10.28
Cuối 02/2004
471,302
(tích lũy)
——
962.265 (tích lũy)
——
509.789
(tích lũy)
——
2.2.2 Các liên kết kinh tế khu vực.
Ngoài WTO thì Trung Quốc còn có quan hệ kinh tế song phương với nhiều quuốc gia hay liên kết khu vực khác như : ASEAN,Mỹ,EU,Nhật Bản....
Thứ nhất quan hệ vơi khu vưc ASEAN thì hiện tại Trung Quốc ddang đàm phán để xây đựng khu vực mậu dịch tự do với khu vực ASEAN .Trong quá trình này Trung Quốc thực hiện miễn thuế đối với một số mặt hàng của một số nước ASEAN trong giai đoạn đầu thiết lập khu vựcmậu dihj tự do Trung Quốc-ASEAN .Vào thang6-2004 Trung Quốc đã kí hiệp định thương mại tự do với Thái Lan về nông sản và dự định thiết lập khu vựcmậu dịch tự do với các quốc gia Brunây,Indonesia,Singapo,Thái Lan vào năm 2010 và với Việt Nam,Campuchia,Lào,Mianmavào năm 2005.Sau khi khu vực mậu dịch tư do được thiết lập thì hàng hóa trao đỏi giữa hai bên sẽ được hưởng mức thuế là 0% và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan ,thực hiênj tự do hóa đầu tư giữa các bên . Đây chính là điều kiên tốt cho cac doanh nghiệp ,các nhà đầu tư trong khu vực ASEAN đầu tư vào thị trường Trung Quốc
Thứ hai quan hệ với Mỹ thì hiện nay Trung Quốc đã kí với Mĩ hiệp định thương mại Trung-Mỹ và Mỹ đã giành cho Trung Quốc quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn .Trong hiệp định thương mại Mỹ - Trung ký kết tháng 11/1999 thf Trung Quốc phải nhượng bộ và giảm nhiều khoản thuế hơn so với những gì phía Mỹ phải làm trong việc mở cửa thị trường Trung Quốc là một thị trường tiềm năng lớn và mục tiêu của Mỹ không chỉ là nắm bắt các cơ hội mới trong những năm cuối thập niên 1990 này mà là trong những năm 2010 và 2020.Với mục tiêu dài hạnnhư vậy thì các doanh nghiệp Mĩ khi xâm nhập thị trường Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn.
Phần 3: Khả năng xâm nhập thị trường Trung Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam.
Các tiền đề cho việc xâm nhập thị trường Trung Quốc của cac doanh nghiệp Việt Nam.
Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, mối tình hữu nghị truyền thống và mối quan hệ hợp tác vốn có lịch sử lâu đời.Cho nên khi thậm nhập vào thị trường Trung Quốc thì ngoài những thuận lợi như các doanh nghiệp nước ngoài khác thì các doanh nghiệp Việt Nam có những thuận lợi riêng nhất định.
Thứ nhất do quanhệ láng giềng gần gũi cho nên quan hệ mậu dịch giữa hai nuớc đã điễn ra khá lâu đời nhất là buôn ban tiểu nghạch ở cửa khâu.Nhất là khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm1991 và đặc biệt là. năm 1999, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, 2 bên đã xác định khuôn khổ quan hệ 2 nước theo phương châm 16 chữ “Láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,hướng đến tương lai” Hiện tại chính phủ hai nước đã ký kết hơn 30 hiệp định và văn bản thoả thuận, trong đó có khoảng 20 hiệp định về kinh tế thương mại hoặc có liên quan đến kinh tế thương mại như : Hiệp định thương mại (1991); Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên vùng biên giới hai nước (1991); Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật (1992); Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa ngân hàng hai nước (1993); Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc (1994); Hiệp định về mua bán ở vùng biên giới hai nước (1998)… Ngoài ra, một số bộ, ngành ở Trung ương và chính quyền địa phương của hai nước cũng đã ký nhiều văn bản hợp tác kinh tế mậu dịch song phương. Cùng với đó hai bên đã khai thông các tuyến đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu về mọi mặt. Trên cơ sở các hiệp định đã được ký kết cùng với sự nỗ lực của cả hai bên, đến nay trên trường biên giới đất liền giữa hai nước đã có 25 cặp cửa khẩu được khai thông, trong đó có 4 cặp cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu quốc gia và 14 cặp cửa khẩu tiểu ngạch. Ngoài ra còn có thêm 59 cặp đường mòn biên giới và 13 chợ biên giới đã được hình thành(2).
Những hiệp định và văn bản được ký kết cùng với những cặp cửa khẩu được khai thông đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp hai nước phát triển quan hệ kinh tế thương mại.Chính điều này đã thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa hai nước tăng nhanh cu thể là từ 2.957 triệu USD năm 2000 lên 7.91 triệu USD năm 2004.
2.957
132,9
1.534
1.423
2001
3.047
3,04
1.418
1.629
2002
3.654
19,9
1.495
2.158
2003
4.870
33,3
1.747
3.120
2004
7.191
47,6
2.735
4.456
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc 2000 – 2004
Nguồn: theo thống kê của Hải quan Trung Quốc
Với điều kiện thuận lợi riêng như vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam đã có điều kiên thuận lợi hơn khi vào thị trường Trung Quốc .
Thư hai đó là hiện tại Trung Quốc đang thúc đẩy quá trình thành lập khu vưc mậu dịch tự do FTA Trung Quốc –ASEAN .Hiện nay đang diễn ra quá trình đàm phán ,xây dựng và theo lịch trình sẽ được thực hiện trước năm 2010.Các doanh nghiệp ở các nước thuộc khu vực này trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam tăng thêm cơ hội thương mại và mở rộng không gian thườg mại hơn. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ được tạo cơ hội để xâm nhập thị trường nước khác một cách thuận lợi hơn. Theo một nghiên cứu giả định gần đây của Ban thư ký ASEAN cho thấy khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN sang Trung Quốc là 0,9%/năm (tương đương 5,4 tỷ USD) làm tăng GDP thực tế của Trung Quốc 0,3% / năm (tương đương 2,2 tỷ đô la Mỹ). Theo chương trình thu hoạch sơm mà Trung Quốc thực hiện là thực hiện mậu dịch tự do với các nước chưa phát triển của ASEAN trong đó có Việt Nam, để các doanh nghiệp nước này sẽ có cơ hội điều kiện bước vào thị trường Trung Quốc hơn . Như vậy với việc xúc tiến thành lập khu vựcmậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN thì các doanh nghiệpViệt Nam sẽ được hưởng nhiều yêu đãi k._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0600.doc