Tài liệu Trục lợi bảo hiểm: ... Ebook Trục lợi bảo hiểm
40 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Trục lợi bảo hiểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm vừa qua, Việt Nam không ngừng đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế phát triển, một mặt, tạo điều kiện cho các ngành nghề trong nước lớn mạnh, mặt khác, cũng khiến mỗi ngành phải đối mặt với nhiều thách thức.
Bảo hiểm cũng là một ngành như vậy. Sản xuất và kinh doanh trong nước tăng mạnh, hoạt động xuất nhập khẩu sôi động, đời sống nhân dân được nâng cao, đó là những động lực để ngành bảo hiểm phát triển ngày một đa dạng, đáp ứng nhu cầu thực tế. Song, hiện nay, ngành cũng đang gặp phải những khó khăn lớn, đặc biệt là vấn đề Trục lợi bảo hiểm.
Với những phương tiện kỹ thuật hiện đại, sự móc ngoặc giữa các cá nhân đang ngày càng trở nên tinh vi, trị giá trục lợi nhờ đó mà cũng ngày càng lớn. Điều này không những gây nên tổn thất nghiêm trọng cho các công ty bảo hiểm, các khách hàng bảo hiểm, mà còn tạo ra một cản trở không nhỏ đối với sự phát triển của ngành.
Vậy bản chất của Trục lợi bảo hiểm là gì? Hành động trục lợi diến ra như thế nào? Qua bài đề án này em xin được nêu ra đôi nét tổng quan về Trục lợi bảo hiểm và thực trạng của vấn nạn này tại Việt Nam.
Chương I
Tổng quan về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và trục lợi trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
I. Vài nét về hoạt động kinh doanh bảo biểm
1. Khái niệm kinh doanh bảo hiểm
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trên cơ sở doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm để đổi lại họ được quyền thu những khoản phí nhất định từ người mua bảo hiểm. Khi doanh nghiệp bảo hiểm thu phí của bên mua bảo hiểm cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải gánh chịu một mức trách nhiệm đối với người được bảo hiểm tương ứng mức phí bảo hiểm đã thu. Đây là yếu tố để chứng minh rằng, quan hệ kinh doanh bảo hiểm là quan hệ xã hội mang tính chất song vụ, quyền lợi của bên này cũng chính là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Tham gia vào quan hệ bảo hiểm, các bên nhằm mục đích hợp tác với nhau để đạt được những lợi ích nhất định. Để thiết lập nên quan hệ mang tính hợp tác, tương trợ này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ cam kết: không được cố ý thực hiện những hành vi có thể gây thiệt hại cho phía đối tác. Như vậy, những hành vi lừa dối nhằm gây thiệt hại cho phía bên kia để đạt được những quyền lợi tài chính nhất định trong quan hệ bảo hiểm, chúng ta có thể coi là việc kiếm lời bất hợp pháp.
3. Các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm
a. Tình trạng của nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động KDBH
Tình trạng của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, một nền kinh tế tăng trưởng ổn định có thể kéo theo sự phát triển mạnh của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Vì bảo hiểm không phải là một nhu cầu thiết yếu do đó nếu nên kinh tế phát triển thu nhập của người dân cao, khi các nhu cầu thiết yếu không còn là lo lắng thì mọi người sẽ có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến việc mua bảo hiểm. Ngược lại một nền kinh tế ảm đạm, không có tăng trưởng thì khó mà có được sự phát triển mạnh của hoạt động kinh doanh bảo hiểm được.
b. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý cũng là một nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, một đất nước có môi trường pháp lý hoàn thiện, có thể đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cho các công ty, giảm thiểu trục lợi có thể thu hút nhiều công ty nước ngoài hoặc các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường qua đó thúc đẩy thị trường phát triển.
c. Tình trạng trục lợi bảo hiểm.
Tình trạng trục lợi bảo hiểm có ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nếu trục lợi bảo hiểm diễn ra nhiều có thể làm mất lòng tin khách hàng vào các doanh nghiệp bảo hiểm. Hơn thế nữa trục lợi bảo hiểm cũng làm cho các doanh nghiệp bảo hiểm thiệt hại lớn về tài chính.
d. Các nguyên nhân khác
Còn rất nhiều nguyên nhân có thể tác động đên hoạt động kinh doanh bảo hiểm như là thiên tai, thảm họa tự nhiên…….
II. Vấn đề trục lợi trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
A. Khái niệm trục lợi bảo hiểm
Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm”. Như vậy, nói đến trục lợi bảo hiểm là phải nói đến hành vi của tổ chức, cá nhân được thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. Nhận dạng hành vi trục lợi bảo hiểm phải chú trọng đến việc tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ bảo hiểm (bao gồm bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm) nhằm thu lợi bất chính cho mình. Tổ chức, cá nhân được đề cập trong khái niệm trục lợi bảo hiểm trên đây có thể là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, thậm chí có thể là hành vi gian lận trong bảo hiểm của đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Cho dù là tổ chức, cá nhân nào đi chăng nữa, nhưng nếu muốn thực hiện được hành vi trục lợi bảo hiểm, thì các chủ thể này cũng phải tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.
Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định: Trục lợi bảo hiểm là hành vi kiếm lời bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.
B. Ảnh hưởng của trục lợi bảo hiểm đối với hoạt động KDBH
1. Gây thiệt hại về tài chính cho các công ty bảo hiểm, ngăn cản sự phát triển ngành bảo hiểm
Hiện nay, bằng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi và phức tạp, tình trạng đầu cơ trục lợi đã khiến cho các công ty bảo hiểm không những bị thiệt hại nhiều về tiền của, thời gian mà còn gặp không ít khó khăn trong việc điều tra xác minh. Trong khi đó Việt Nam lại không có quy định nào buộc các cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp các thông tin của khách hàng cho các công ty bảo hiểm nhân thọ. Để có được các thông tin cần thiết, tùy theo các mối quan hệ của mình, công ty bảo hiểm có thể tìm được những thông tin cần xác minh, nhưng thường các đầu mối thông tin đều “ngại” vướng vào việc tranh chấp giữa công ty bảo hiểm với người mua bảo hiểm (khách hàng).
Trong hoàn cảnh như thế, để chống trục lợi bảo hiểm, các công ty chỉ có thể tự bảo vệ mình bằng cách thu thập các bằng chứng trong điều kiện có thể và thụ động chờ đợi sự phán xét của tòa án. Và cho dù công ty có thắng kiện đi nữa, thì thiệt hại mà công ty phải gánh chịu là rất lớn, từ chi phí in ấn hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho việc giao kết hợp đồng, chi phí khám sức khỏe đến lương phải trả cho nhân viên thẩm định hồ sơ, nhân viên lưu trữ, chi phí điều tra xác minh, chi phí và thời gian cho việc tố tụng tại tòa án...
Còn trong trường hợp công ty phát hiện có đầu cơ trục lợi nhưng không hể thu thập được các bằng chứng để từ chối yêu cầu đền bù, thì chỉ còn biết “cắn răng” chi tiền đền bù theo yêu cầu của những kẻ trục lợi. Và như vậy công ty Bảo hiểm đành phải chấp nhận bồi thường cho người trục lợi Bảo hiểm, công ty bảo hiểm không những không được lợi gì mà có thể phải chi ra một số tiền rất lớn để trả cho người bảo hiểm (gian lận), rồi phải trả cho những chi phí phát sinh trong quá trình điều tra, xác minh tổn thất, khiếu nại, tòa án… mà những chi phí này không phải là nhỏ, thậm chí có thể ngang bằng với số tiền bồi thường tổn thất.
Trục lợi bảo hiểm là một hiện tượng toàn cầu và đang gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn. "Nếu tập hợp các hành vi trục lợi bảo hiểm trên toàn thế giới vào một doanh nghiệp thì doanh thu của doanh nghiệp này sẽ lớn hơn tổng doanh thu của 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới mà Tạp chí Fortune bình chọn hằng năm", ông Lê Song Lai, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm (Bộ Tài chính) ví von như vậy.
Theo ông Lai, ở Nam Phi, từ 8 - 35% các khiếu nại bảo hiểm có dấu hiệu trục lợi. ở Đức, con số này là 10%, New Zealand: 15%. Trục lợi bảo hiểm làm thiệt hại cho ngành bảo hiểm Mỹ mỗi năm 96 tỉ USD. Người ta thống kê rằng trong 4 vụ cháy nhà ở Mỹ có 1 vụ tự đốt nhằm trục lợi bảo hiểm. Do tình trạng trục lợi bảo hiểm nghiêm trọng nên mỗi gia đình Mỹ mất đi 200 - 300USD/năm. Người ta hy vọng rằng các biện pháp chống lại trục lợi Bảo hiểm ở Anh có thể tiết kiệm được cho các nhà Bảo hiểm khoảng 50-200 triệu Bảng mỗi năm. Nhìn vào con số về mức chi phí mà trục lợi bảo hiểm gây ra, ta có thể thấy rõ ràng nó đã tiêu tốn một khoản tài chính lớn của các công ty bảo hiểm.
2. Gây thiệt hại cho chính những người tham gia bảo hiểm
Gian lận Bảo hiểm đã tiêu tốn của các nhà bảo hiểm xấp xỉ 1.5 tỉ Bảng Anh một năm, hậu quả là mỗi đơn bảo hiểm phải tăng phí xấp xỉ 5%. Nhìn một cách toàn diện thì trục lợi bảo hiểm không chỉ gây thiệt hại cho những người tham gia bảo hiểm trung thực khác mà còn có thể gây thiệt hại cho chính người gian lận.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở một số hành vi trục lợi bảo hiểm như trong bảo hiểm y tế… Trên thực tế chúng ta đã từng thấy có những trường hợp cố tự gây thiệt hại cho sức khỏe của bản thân mình để mong nhận được một số tiển bảo hiểm từ công ty bảo hiểm. Ví dụ như trường hợp “tai nạn giao thông” của một trường hợp ở Hải Dương đã từng gây xôn xao dư luận. Họ có nhận thức thật nông nổi, sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì một mục đích nào đó, hay chỉ vì hoàn cảnh nghèo khó. Đây là một thực tế rất nguy hiểm, nó không chỉ ảnh hưởng đến sinh mạng sống của họ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của xã hội.
Bên cạnh đó, khi hành động trục lợi bảo hiểm trót lọt thì điều này đồng nghĩa với việc những người tham gia bảo hiểm khác phải chia sẻ rủi ro gian lận này với họ. Tức là quyền lợi của những người tham gia bảo hiểm khác đã bị ảnh hưởng do nó có thể đẩy mức phí bảo hiểm lên cao.
3. Gây thiệt hại cho nền kinh tế
Chúng ta đều biết bảo hiểm giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, ở nhiều quốc gia pháp triển như Anh, Mỹ, bảo hiểm đóng góp một tỷ lệ không nhỏ trong GDP, đồng thời cung cấp một nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển đất nước. Trục lợi bảo hiểm làm giảm doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động bảo hiểm, điều đó có nghĩa là trục lợi bảo hiểm làm giảm đóng góp từ hoạt động bảo hiểm vào doanh thu của nền kinh tế, giảm nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động kinh tế, từ đó kìm hãm sự phát triển kinh tế. Trục lợi bảo hiểm có thể làm tăng nguồn tài chính của cá nhân kẻ trục lợi, nhưng xét trên tổng thể nền kinh tế , nó gây ra thiệt hại lớn.Đứng trên góc độ vĩ mô, khi ảnh hưởng tới phát triển kinh tế thì nó còn gián tiếp tác động sang rất nhiều vấn đề xã hội khác như công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân,...
Có thể đưa ra một ví dụ để chứng minh cho thiệt hại mà trục lợi bảo hiểm gây ra cho toàn bộ nền kinh tế như sau: Trong vụ trục lợi bảo hiểm “ tự đốt cháy ô tô” xảy ra ngày 19-6-2005, lái xe Nguyễn Quang Mạnh được sự chỉ đạo của chủ xe, tự đốt cháy chiếc xe ô tô Transit trị giá thực là 170 triệu đồng Việt Nam để được hưởng khoản tiền bảo hiểm trị giá 400 triệu đồng. Như vậy chủ xe - người trục lợi bảo hiểm đã được hưởng một khoản lợi trị giá 230 triệu đồng Việt Nam (= 400-170), trong khi đó xã hội bị thiệt hại một khoản tiền trị giá 170 triệu đồng, công ty bảo hiểm bị thiệt hại một khoản tiền trị giá 400 triệu đồng. Đây quả là một số tiền không nhỏ. Mới chỉ trong một vụ trục lợi, xã hội đã thiệt hại một khoản tiền lớn như thế, hỏi nhiều vụ trục lợi tương tự như thế xảy ra, xã hội sẽ tổn thất ra sao?
Có thể tóm tắt mức độ thiệt hại do trục lợi bảo hiểm gây ra tại một số nước trên thế giới để thấy được mức độ nguy hại của trục lợi bảo hiểm với nền kinh tế,ví như: Nam Phi có 8-35% số khiếu nại bảo hiểm được các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả có dấu hiệu trục lợi, gây thiệt hại khoảng 2-3 tỷ Rand (khoảng 300-420 triệu USD), Đức có 10-30% số phí bảo hiểm thu được bị thất thoát do trục lợi trong khâu bồi thường, Thụy Sỹ có 10% quyền lợi bảo hiểm đã được chi trả cho các khiếu nại giả mạo, New Zealand có trên 15% khiếu nại bồi thường có yếu tố trục lợi. Tại Mỹ, chỉ tính riêng các vụ đã phát hiện, mỗi năm số tiền trục lợi bảo hiểm đã lên đến 96 tỷ USD...”. Đây quả là một con số không nhỏ mà nền kinh tế phải gánh chịu.
Tại Việt Nam hiện nay, thị trường bảo hiểm cũng đang phải đối mặt với thách thức từ nhiều hành vi trục lợi bảo hiểm, với thủ đoạn tinh vi, đa dạng, gây thất thoát lớn về tài chính của Nhà nước.
4. Tạo ra các vấn đề bất bình ổn trong xã hội
Trên thực tế, trục lợi bảo hiểm đã và đang diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm, không những làm giảm lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm mà nhìn từ góc độ vĩ mô, nó còn tác động xấu đến xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngành bảo hiểm.
Rất nhiều vụ trục lợi bảo hiểm được thực hiện do hành vi cán bộ bảo hiểm cấu kết với khách hàng mua bảo hiểm cho hàng hóa đã bị tổn thất từ trước để rút tiền bảo hiểm. Như vậy, khi trục lợi bảo hiểm xuất hiện đồng nghĩa với một bộ phận người trong xã hội làm ăn bất chính. Điều đó cũng có nghĩa là phẩm chất của con người trong xã hội bị suy thoái, phẩm chất xấu của những con người này sẽ huỷ hoại xã hội, huỷ hoại đất nước. Đây là một dấu hiệu hết sức nguy hiểm. Nếu không ngăn chặn kịp thời các hành vi trục lợi bảo hiểm, thì trục lợi bảo hiểm không chỉ phá hoại kinh tế đất nước mà cón phá hoại cả xã hội, phá hoại đạo đức con người. Con người chạy theo lợi nhuận trước mắt của bản thân mình mà làm cho mình thoái hoá biến chất. Hãy thử nghĩ xem, nếu một đất nước có số lượng không nhỏ những cán bộ bảo hiểm cấu kết với khách hàng, khách hàng thì tìm mọi cách gian lận để hưởng lợi bảo hiểm, xã hội ấy sẽ ra sao? Nếu những hành vi này trót lọt thì chắc chắn nó có thể lan rộng... kinh tế sẽ khó mà phát triển được, kéo theo đó là sự huỷ hoại xã hội. Rõ ràng trục lợi bảo hiểm là một căn bệnh nguy hiểm đối với nền kinh tế, đối với xã hội
C. Các hình thức trục lợi bảo hiểm
1. Khai tăng trị giá tổn thất
Hành vi này thường được thực hiện bằng cách lợi dụng tổn thất xảy ra để làm hư hỏng thêm tài sản được bảo hiểm nhằm được trả tiền bồi thường cao hơn, hoặc làm hư hỏng toàn bộ tài sản đã được bảo hiểm để được bồi thường tài sản có trị giá lớn hơn. Một cách khác là tổn thất ít, lẽ ra không được bồi thường, nhưng làm cho tổn thất vượt quá mức miễn thường để được bồi thường. Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển quy định: “Mức miễn thường là 0,35% trách nhiệm qua cân tại cảng”. Trên thực tế, trọng lượng hàng hóa bị thiếu là 0,34% nên không được bồi thường. Bên mua bảo hiểm có thể trục lợi bảo hiểm qua việc “tìm cách” nâng con số này lên trên 0,35% để được bồi thường.
2. Đã xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm
Hình thức trục lợi bảo hiểm này không phải là hiếm. Đối tượng bảo hiểm (máy móc, phương tiện vận chuyển…) đã bị tổn thất tức là sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, bên mua bảo hiểm mới đi giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hoặc được trả tiền bảo hiểm. Ví dụ: Tàu biển đã bị đắm, toàn bộ hàng hóa bị tổn thất, chủ hàng mới đi mua bảo hiểm. Thực tế cho thấy, có khi người bán bảo hiểm không biết là tàu đã bị đắm, nhưng phần lớn là có sự “bắt tay… bẩn” với nhau để ghi ngày giao kết hợp đồng bảo hiểm trước ngày xảy ra đắm tàu, làm cho hợp đồng bảo hiểm có giá trị pháp lý. Đúng ra là hợp đồng này vô hiệu vì sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, đối tượng bảo hiểm (ở đây là hàng hóa) không còn tồn tại (Điều 22, Luật Kinh doanh bảo hiểm).
3. Bảo hiểm trùng
Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Trong trường hợp này (bảo hiểm trùng), theo Luật Kinh doanh bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản. Khi xảy ra tổn thất cho tài sản mà rủi ro gây ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, do các doanh nghiệp bảo hiểm không biết bên tham gia bảo hiểm đã “bắt cá nhiều tay” nên cùng trả tiền bảo hiểm mà kết quả là bên mua bảo hiểm được bồi thường gấp nhiều lần trị giá tài sản. Ví dụ: Một tài sản trị giá 10 tỷ đồng được mua bảo hiểm ở 3 doanh nghiệp bảo hiểm với số tiền bảo hiểm ở mỗi doanh nghiệp là 10 tỷ đồng. Khi có tổn thất toàn bộ, 3 công ty phải trả 30 tỷ đồng, trong khi lẽ ra chỉ phải cùng nhau chi trả tổng cộng là 10 tỷ đồng.
4. Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm
Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về bảo hiểm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra hoặc tìm ra được sự thật thì tốn nhiều công sức, tiền của. Một cách khá phổ biến là tìm cách hủy hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật. Ví dụ như cố ý đánh đắm tàu biển trong một tình huống được tạo ra rất “hợp lý” (thời tiết xấu, hỏng máy, cố ý đâm va…). Tất nhiên là kẻ trục lợi nắm vững mọi điều khoản của hợp đồng bảo hiểm để chắc chắn rủi ro không nằm trong trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng để không bị từ chối bồi thường. Kiểu trục lợi này “rất nguy hiểm”, với hậu quả nghiêm trọng về mặt tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm khi có thông đồng giữa bên mua bảo hiểm và những “con sâu” trong doanh nghiệp bảo hiểm để nâng giá trị tài sản được bảo hiểm trước khi tham gia bảo hiểm. Chẳng hạn như, một tàu biển trị giá 30 triệu đô-la, được “bắt tay” nâng lên 32 triệu đô-la; sau đó tàu bị đắm rất “hợp lý” và “ngẫu nhiên”, số tiền bảo hiểm phải trả là 32 triệu đô-la (gian lận 2 triệu đô-la!). Một cách làm khác là thay thế những thiết bị đắt tiền của tài sản được bảo hiểm bằng những đồ “rởm” sau đó hủy hoại tài sản đó. Dĩ nhiên là số tiền bồi thường sẽ được tính cho đồ “xịn” như khi tham gia bảo hiểm. Cách trục lợi này thường xảy ra với các tài sản có giá trị cao, có lắp đặt thiết bị đắt tiền như tàu thủy, xe chuyên dụng…
5. Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng
Hợp đồng bảo hiểm phải có thời hạn bảo hiểm, tức là nếu trong khoảng thời gian đó có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. Ví dụ: Một “Giấy chứng nhận bảo hiểm môtô-xe máy” có ghi thời hạn bảo hiểm: 24 tháng, từ 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2005 đến 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007. Nếu tai nạn cho người đi xe máy xảy ra ngày 29-9-2007 thì kẻ trục lợi bảo hiểm sẽ “đạo diễn” sao cho tai nạn xảy ra trước 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007.
6. Lập hồ sơ giả
Cách trục lợi này thường phải có “tay trong” ở các doanh nghiệp bảo hiểm và “bắt tay” với đường dây sửa chữa đối tượng bảo hiểm là tài sản như phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị… Tuy không có tổn thất thực tế đối với đối tượng bảo hiểm nhưng vẫn có đầy đủ chứng từ hợp lệ (hóa đơn sửa chữa, mua vật tư, phụ tùng…) với đầy đủ chữ ký thật, dấu thật, chứng từ thật hoàn toàn nhưng chỉ có “sự thật” là… giả.
7. Tạo dựng hiện trường giả
Trục lợi bảo hiểm theo cách này thường biểu hiện ở việc tạo ra một hiện trường như… thật. Ví dụ: Giả vờ bị mất cắp hàng hóa thì khóa cửa kho bị phá, niêm phong hầm hàng bị mở, mái kho bị dỡ ra… Có trường hợp còn “đóng kịch” là bị cướp tài sản, bị trói, nhét giẻ vào miệng; tự đốt nhà kho sau khi tẩu tán tài sản…, thay hàng hóa, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng nhưng không tham gia bảo hiểm bằng hàng hóa, phương tiện vận chuyển có tham gia bảo hiểm để lập sơ đồ, bản ảnh, bản vẽ… nhằm hợp lý hóa hồ sơ. Ví dụ như đánh tráo biển số của xe ôtô không tham gia bảo hiểm nhưng bị tai nạn bằng biển số của xe có tham gia bảo hiểm nhưng không bị tai nạn… Trong bảo hiểm nhân thọ, đã xảy ra việc tự gây thương tích như gẫy chân, tay, vỡ đầu… sau khi đã tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm rất lớn, nhưng khi doanh nghiệp bảo hiểm nghi ngờ, phối hợp với cảnh sát giao thông để dựng lại hiện trường tai nạn thì thấy không thể… gẫy chân, tay, vỡ đầu được vì khai là do ngã xe máy mà xe và mặt đường không có một vết xây sát nào và khai thời gian ngã vào giờ tan tầm mà lại không có ai trông thấy để làm chứng.
ThÞ trêng b¶o hiÓm ngµy cµng ph¸t triÓn th× c¸c h×nh thøc trôc lîi b¶o hiÓm còng ngµy cµng ®a d¹ng h¬n, thñ ®o¹n trôc lîi b¶o hiÓm còng tinh vi h¬n theo thêi gian vµ sè tiÒn gian lËn trôc lîi b¶o hiÓm còng ngµy cµng nhiÒu h¬n. ThiÕt nghÜ r»ng cÇn ph¶i xö lý nghiªm minh nh÷ng trêng hîp gian lËn, trôc lîi b¶o hiÓm nh»m ®¶m b¶o cho quyÒn lîi cña nh÷ng ngêi mua b¶o hiÓm trung thùc ®ång thêi còng lµ mét trong nh÷ng gi¶i ph¸p quan träng nh»m ph¸t triÓn thÞ trêng dÞch vô b¶o hiÓm níc ta mét c¸ch bÒn v÷ng.
Chương II
Thực trạng trục lợi bảo hiểm ở thị trường bảo hiểm Việt Nam
I. Thị trường bảo hiểm Việt Nam
1. Tổng quan và thực trạng hoạt dộng của thị trường bảo hiểm Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam năm 2008 tiếp tục tăng trưởng nhưng đã chậm lại so với dự báo ban đầu, tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 6,52%. Nguồn vốn FDI trực tiếp vào Việt Nam lên đến trên 56,2 triệu USD. Ngành bảo hiểm cũng vẫn tăng trưởng mạnh và duy trì ở mức cao, 9 tháng đầu năm, toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 8.020 tỉ đồng tăng 35% so với cùng kỳ năm 2007.
Dẫn đầu doanh thu là Bảo hiểm Bảo Việt 2.431 tỉ đồng, tiếp đó là PVI 1.663 tỉ đồng, Bảo Minh 1.612 tỉ đồng, PJICO 737 tỉ đồng. Chiếm tỉ trọng lớn là nghiệp vụ bảo hiểm Xe cơ giới 2.391 tỉ đồng, bảo hiểm Con người 1.051 tỉ đồng, bảo hiểm Thân tàu và TNDS của chủ tàu 907 tỉ đồng. Toàn thị trường đã giải quyết bồi thường 3.018 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 37%. Top 3 nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao là bảo hiểm Xe cơ giới 51,6%, bảo hiểm Con người 47%, bảo hiểm Thân tàu và TNDS của chủ tàu 42%. Top 3 doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là Bảo Long 51,2%, Bảo Minh 45%, Bảo Việt 42%. Như vậy tỉ lệ bồi thường đã có nhiều khả quan chưa tính tới tổn thất đã phát sinh chưa giải quyết bồi thường.
Còn vệ bảo hiểm nhân thọ thì trong 9 tháng năm 2008, tổng doanh thu phí Bảo hiểm nhân thọ đạt 7.514 tỉ đồng (trong đó phí bảo hiểm các sản phẩm chính đạt 7.243 tỉ đồng), tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2007. Về mặt tổng doanh thu phí, dẫn đầu thị trường lần lượt là Prudential với 3.102 tỉ, tiếp đến là Bảo Việt với 2.503 tỉ đồng, Manulife là 776 tỉ đồng.
Doanh thu phí khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm đạt 1.475 tỉ đồng (trong đó sản phẩm bổ trợ là 68 tỉ đồng), tăng 28,4 % so với cùng kỳ năm trước. Các sản phẩm hỗn hợp vẫn là các sản phẩm được ưa chuộng với doanh thu gần 897 tỉ đồng. Một điểm đáng lưu ý là sản phẩm trả tiền định kỳ mới có 01 doanh nghiệp là Bảo Việt Nhân thọ cung cấp ra thị trường nhưng lại có tỉ trọng doanh thu phí khai thác mới 19.61%. Tỉ trọng khai thác mới của các sản phẩm trả tiền định kỳ cho thấy xu hướng xã hội Việt đang thay đổi: các cá nhân trong xã hội có xu hướng độc lập về thu nhập khi về hưu thay vì sống nhờ gia đình, con cái hoặc người thân.
Tuy nhiên, để đánh giá sâu sát thị trường, cần nhìn nhận và phân tích một cách toàn diện hơn. Cụ thể:
Vấn đề trục lợi và hành vi tiêu cực hay gian lận có chiều hướng ngày càng gia tăng. Bàn về khía cạnh này, các nhà quản lý cả trong và ngoài DNBH đã rất không hài lòng, khi đưa ra một loạt các giải pháp nhằm chống trục lợi. Song điều đáng quan tâm hơn là có tới 80% số vụ gian lận hay trục lợi đã có sự tiếp tay của những người đang làm trong các DN BH hoặc đang cộng tác với các DN BH. Vấn đề này được xem là quản ngại lớn nhất không chỉ đối với những nhà quản lý VN, mà cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong cuộc chiến chống gian lận và trục lợi BH.
Thực thi luật và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh BH còn có nhiều hạn chế. Mặc dù môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh BH đã được Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm, song thực tế các văn bản pháp luật đã đi vào cuộc sống hay chưa lại là câu chuyện cần được các DN BH tham gia bình luận. Nếu như ở thời điểm năm 1996-1997, các nhà BH VN ngạc nhiên khi có một số khách hàng lớn yêu cầu các Cty BH đấu thầu hoa hồng tái BH (% phí BH mà Cty BH được hưởng từ các Cty nhận tái BH) nhằm giảm mức phí BH khách hàng phải trả, thì những năm gần đây cùng với sự "phát triển" của thị trường các nhà BH lại đang "dễ dàng" chấp nhận khách hàng yêu cầu "đấu thầu hoa hồng" hay nói nôm na "% phí BH Cty BH để lại cho khách hàng" là bao nhiêu? Tiết 3, Điều 20 của Nghị định số 42/2001/NĐ-CP đã quy định không được trả hoa hồng cho khách hàng, nhưng thực tế điều này chưa được thực hiện nghiêm túc và có quá nhiều hình thức biến tướng, mà suy cho cùng đó chính là hoa hồng trả cho khách hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, khái niệm cạnh tranh lành mạnh chỉ là tương đối". Nhưng nhìn vào thực tế những gì đang diễn ra trên thị trường BH, còn có không ít những động thái trong hoạt động kinh doanh rất không lành mạnh và đi trái với nội dung thoả thuận đã được các bên cùng nhau cam kết... Phương thức cạnh tranh giữa các Cty BH hiện nay chắc chắn sẽ không tồn tại. Nhưng thời gian đó là bao nhiêu năm nữa? Vẫn còn là câu hỏi ngỏ dành cho chính các Cty BH đang hoạt động trên thị trường.
Tất cả những nỗ lực nhằm bổ sung và hoàn thiện môi trường pháp lý trong hoạt động kinh doanh BH, tất cả những cố gắng của Hiệp hội BH VN, đều sẽ không mang lại hiệu quả thực sự, nếu mỗi Cty BH không thực hiện nghiêm những quy định của pháp luật và những thoả thuận các Cty đã cùng nhauthống nhất. Nếu cứ kéo dài thực trạng cạnh tranh như hiện nay, ngay cán bộ của các Cty BH cũng sẽ "kiệt sức", và không thể không nảy sinh các hành vi tiêu cực. Tất nhiên, việc các Cty BH cùng nhau thống nhất thực hiện những cam kết để đi đến cạnh tranh lành mạnh không hề đơn giản chút nào. Nhưng không có nghĩa là không thể thực hiện, khi tất cả các Cty đều quyết tâm để làm lành mạnh thị trường
2. Các nhân tố tác động đến hoạt động của thị trường Việt Nam
- Sự tăng trưởng của nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động KDBH,
- Sự xâm nhập của các nhà bảo hiểm nước ngoài
- Đa dạng hóa của các kênh marketing: bán BH qua ngân hàng và internet
- Tình trạng trục lợi bảo hiểm
- Các nguyên nhân khác: thảm họa thiên nhiên, sự phát triển mạnh của xe cơ giới…
II. Trục lợi bảo hiểm - thực tế đáng buồn!
1. Trục lợi bảo hiểm gia tăng
Mặc dù có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên một thị trường mới, năng động cũng tiềm ẩn nhiều bất trắc. Hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết. Bên cạnh những khó khăn như vốn nhỏ, rủi ro tiềm ẩn cao, phương pháp cạnh tranh chưa hiệu quả, kinh nghiệm quản lý non kém và cơ chế chính sách bảo hiểm chưa hoàn thiện ... thì sự gia tăng cả về số lượng, hình thức, và quy mô của các vụ trục lợi bảo hiểm cũng đang là vấn đề nhức nhối, một thách thức với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Trục lợi bảo hiểm đã và đang diễn ra ở nhiều nghiệp vụ bảo hiểm.
Thời gian gần đây xuất hiện khá nhiều vụ việc gây tranh cãi về vấn đề giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Nguyên nhân chủ yếu là do những yêu cầu đòi bồi thường của người tham gia bảo hiểm có những dấu hiệu của hành vi trục lợi bảo hiểm. Thực chất, tình trạng trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam đã diễn ra như thế nào? Liệu đã đến lúc cần phải cảnh báo về vấn đề này hay chưa?...
Ông Lê Song Lai, Vụ phó Vụ bảo hiểm, Bộ Tài chính, thừa nhận rằng cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, trục lợi bảo hiểm có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất và mức độ.
Tại Việt Nam, bảo hiểm nhân thọ tuy mới hình thành 8 năm, song đã có những dấu hiệu trục lợi và lừa đảo, mặc dù, số lượng chưa nhiều, thủ đoạn chưa tinh vi và mức độ chưa thật nghiêm trọng.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài (Prudential, Manulife, BM-CMG và AIA), trong tổng số 11.001 yêu cầu trả tiền bảo hiểm mà các Công ty này nhận được, số vụ đã xác định có dấu hiệu trục lợi và từ chối bồi thường chỉ chiếm tỷ lệ khoảng từ 2-3%.
Hình thức và thủ đoạn trục lợi bảo hiểm tại Việt Nam được diễn ra khá đa dạng, trong đó phổ biến nhất là 2 nhóm hành vi. Đó là cố ý không cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật, hoặc khai báo không trung thực các thông tin liên quan đến tình trạng sức khoẻ của bản thân trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm hoặc trong hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, cụ thể là: người được bảo hiểm đã mắc bệnh hiểm nghèo trước khi tham gia bảo hiểm nhưng không khai báo; thậm chí, có trường hợp người được bảo hiểm đã chết song người thân vẫn mua bảo hiểm; hoặc có những trường hợp không kê khai hoặc kê khai không chính xác mức độ tổn thất...
Hành vi bị coi là trục lợi thường gặp hiện nay là cố ý huỷ hoại tài sản hoặc tự gây thương tích cho bản thân, dựng hiện trường tai nạn giả hay giả mạo hồ sơ y tế đòi bồi thường...
Mặc dù, động cơ trục lợi bảo hiểm bao giờ cũng là nhằm thu về những đồng tiền bất chính thông qua việc tham gia bảo hiểm, nhưng đối tượng thực hiện hành vi trục lợi khác nhau. Thông thường, trong các vụ trục lợi bảo hiểm bao giờ cũng có sự tham gia của người tham gia bảo hiểm, cán bộ nhân viên đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, các cơ sở y tế, khám chữa bệnh, giám định y khoa...
Trong việc cấp đơn bảo hiểm, do tính minh bạch chưa cao nên người tham gia bảo hiểm có xu hướng muốn trục lợi. Do vô tình hay cố ý các nhân viên bảo hiểm có thể ghi sai ngày tham gia bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm đã không đánh giá được đầy đủ, chính xác mức độ trầm trọng của rủi ro. Cũng có thể nhân viên hoặc đại lý bảo hiểm thông đồng với khách hàng trục lợi bảo hiểm: đánh giá mức độ tổn thất cao hơn thực tế hoặc “vẽ đường...” cho khách hàng lợi dụng kẽ hở về giấy tờ, thủ tục giám định để trục lợi...
Thêm vào đó hiện tượng kê khai thông tin không đầy đủ của khách hàng hay khai sai, khai khống tai nạn của người tham gia bảo hiểm, bằng việc thông đồng giữa những người tham gia bảo hiểm có hành vi gian lận với những người liên quan như: y, bác sĩ, công an, những người làm chứng trong các vụ tổn thất... đang khá phổ biến ở Việt Nam. Từ đó làm nảy sinh những vấn đề không lành mạnh trong đánh giá rủi ro, giám định bồi thường. Tình trạng khách hàng tham gia bảo hiểm ở nhiều công ty bảo hiểm tại cùng một thời điểm để trục lợi cũng không phải là hiếm (như vụ ông Nguyễn Văn U ở Hải Dương tham gia bảo hiểm nhân thọ tại h._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5995.doc