Trong vụ 11/9 (Mỹ) cháy toà nhà trung tâm thưng mại thế giới có 1 người lính cứu hoả…

Bộ tư pháp Trường đại học luật hà nội Bài tập lớn học kỳ Môt tâm lý đại cương Đề tài: Trong vụ 11-9 (Mỹ) cháy toà nhà trung tâm thương mại thế giới có một người lính cứu hoả đã xông vào đó và cứu được nhiều người. Sau đó người này mất tích và cơ quan chức năng cho rằng người này đã hy sinh khi tham giá cứu nạn. Một thời gian sau, người này trở về nhiều phóng viên đã phỏng vấn về hành động dũng cảm của anh ta. Anh ta đã trả lời: “Tôi làm vì đồng lương tôi được nhận. Tôi làm đúng bổn phận. Đó

doc6 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Trong vụ 11/9 (Mỹ) cháy toà nhà trung tâm thưng mại thế giới có 1 người lính cứu hoả… , để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là việc làm bình thường.” 1. Hãy bình luận sự kiện trên dưới góc độ tâm lý học 2. ý nghĩa củ sự việc trên trong công tác giáo dục con người Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Hương Lớp : KT33G Khoa : Kinh tế Mã sinh viên :020 Hà nội, 12/2008 Lời mở đầu Ngày nay, quá trình hiện đại hóc diễn ra trên quy mô toàn cầu, trách nhiệm của cong người ngày càng được đề cao. Tuy nhiên, dưới tác động từ mặt trái từ nền kinh tế thị trường trách nhiệm cá nhân của con người đối với xã hội cũng đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Trách nhiệm đôi khi là sự biểu hiện của nhân cách, ý thức đôi khi cũng là sự biểu hiện của xúc cảm. Tình cảm và động cơ hoà tinh thần dũng cảm của người lĩnh cứu hoả trong một vụ cháy toà nhà trung tâm thương mại thế giới (11/9) chính là sự biểu hiện của thái độ có trách nhiệm nhưng cũng chính là sự biểu hiện của ý thức, nhân cách, xúc cảm tình cảm và động cơ hoá. Và câu trả lời phóng viên của anh ta chính là một minh chứng “Tôi làm vì đồng lương, tôi được nhận. Tôi làm đúng bổn phận. Đó là một việc làm bình thường”. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu những tri thức tâm lý học được thể hiện trong câu nói trên của người lính cứu hoả. Nội dung Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu tâm lý học là gì? và xét dưới góc độ tâm lý học nghĩa là như thế nào? Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người vẫn thường sử dụng từ tâm lý để nói về lòng người như: Anh A rất tâm lý, chị B trò chuyện rất thân tình, cởi mở…với ý nghĩa là ở anh A, chị B…có hiểu biết về lòng người, về tâm tư nguyện vọng, tính cách, tình cảm của con người… Đó là cách hiểu “Tâm lý ở cấp độ nhận thức thông thường. Trong tiếng Việt thuật ngữ “Tâm lý” “Tâm hồn” đã có từ lâu. Từ điển tiếng Việt (2003) đã định nghĩa một cách tổng quát “Tâm lý” là toàn bộ nói chung sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý nghĩa con người bao gồm” nhận thức, tình cảm, ý chí… biểu hiện trong hoạt động hoặc cử chỉ của mỗi người. Trong lịch sử xa xưa của nhân loại, trong tiếng La tinh “psyche” là “linh hồn” “tinh thần” và “logos” là “học thuyết” là “khoa học”. Vì thế tâm lý học (psychologie) là khoa học về tâm hồn. Nói một cách khái quát chung nhất về tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người, trong quan hệ giữa con người với con người và cả xã hội loài người. Xét dưới góc độ tâm lý hcọ được hiểu là bằng những tri thức về tâm lý học hãy giải thích, bình luận hoặc chứng minh những câu nói, luận điểm…đã cho “ Tôi làm vì đồng lương tôi được nhận. Tôi làm đúng bổn phận. Đó là một việc làm bình thường” Đó là câu trả lời phóng viên của một người lính cứu hoả đã không ngại hy sinh dũng cảm xông vào toà nhà đang cháy và cứu được rất nhiều người. Câu nói trên đề cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, xã hội, lợi ích của cộng đồng được đặt lên trên lợi ích của cá nhân. Xét về mặt giá trị, trách nhiệm tồn tại dưới hai hình thức cơ bản: hình thái tích cực tức là hình thái có trách nhiệm con người. Xét về hình thái tiêu cực tức là hình thái có trách nhiệm của con người. Xét về hình thái tích cực, trách nhiệm thể hiện ở những hoạt động nhằm duy trì và phát triển lợi ích xã hội, duy trì và phát triển trật tự xã hội pháp chế đạo đức. Xét về hình thái tiêu cực, trách nhiệm phát sinh ở những nơi lợi ích của xã hội và của con người bị vi phạm. Cụ thể hơn, mỗi con người (hoặc mỗi tổ chức thiết chế) trên cương vị của mình, có một trách nhiệm nhất định với người khác với xã hội. Vì không thực hiện trách nhiệm hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm mà không có lý do xác đáng thì người dó phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Bên cạnh đó, câu nói trên còn thể hiện ý thức của một con người sống có trách nhiệm. Thật vậy giữa trách nhiệm và ý thức có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dưới hình thái tích cực, trách nhiệm của con người là sự ý thức và khả năng của họ trong việc thực hiện những đòi hỏi, những yêu cầu của người khác, của cộng đồng và của xã họi. ý thức là sự thể hiện thái độ của con người đối thế giới. Trong đó không chỉ nhận thức sâu sắc về thế giới bên ngoài mà còn nhận thức về thế giới chủ quan trong chính bản thân mìh. Đó là khả năng con người phân tích đánh giá được thế giới tâm lý của minh, biết mình là người như thế nào, hành vi của mình là đúng hay sai…(trường hợp này được gọi là tự ý thức). Trong trường hợp này, trách nhiệm của người lính cứu hoả Có thể người lĩnh cứu hoả không chết nhưng không có nghĩa là người lính đó vẫn chưa đối mặt với ‘tử thần’ và thực sự trong phút giâyđối mặt đó, người lính cứu hoả đã không làm trái với lương tâm, với chuẩn mực đạo đức, thực hiện đúng trách nhiệm của một con người. Để có được đúng trách nhiệm con người phải có khát vọng nhiệt tình và có ý chí vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. Bởi vì một hành động thực hiện trách nhiệm trước hết là hành động vì người khác, cho người khác. Tất cả những nhân tố của sự hình thành và phát triển trách nhiệm nêu trên đều liên quan và bị quy định bởi sự phát triển của nhận thức, của đạo đức và nói chung là nhân cách con người. Bởi vậy, trách nhiệm của nhân cách là tạo ra những điều kiện tối ưu để phát triển nhân cách và thực hiện trách nhiệm đối vớ xã hội chính là điều kiẹn tối ưu để thể hiện nhân cách con người. Chính vì thế bên cạnh tri thức tâm lý học ý thức thì đạo đức tâm lý học nhân cách được thể hiẹn trong câu nói của người lính cứu hoả cũng khá rõ Như chúng ta đã biết, hoạt động của cá nhân trong cộng đồng, trong xã hội bao giờ cũng hướng về một mục tiêu nào đó. Không có hoạt động mà không có phương hướng (hay không có mục tieu, không có đối tượng). Sự hướng tới này được phản ánh trong tâm lý mỗi người như là xu hướng của nhân cách. Xu hướng nói lên chiều hướng phát triển của nhân cách. Nhân cách phát triển từ đâu, theo chiều hướng nào là do xu hướng quy định. Trong cuộc sống hàng ngày của con người, xu hướng đựơc biểu hiện ra bên ngoài ở nhu cầu hứng thú, lý tưởng, thế giới quan và niềm tin, trong đó nhu cầu được thể hiện rất rõ nét trong câu nói của người lính cứu hoả: “Tôi làm vì đồng lương tôi nhận đựơc. Tôi làm đúng bổn phận”. Đó là một việc làm bình thường. Nhu cầu được hiểu là sự đòi hỏi của cá nhân về một cái gì dó ở ngoài nó (như một sự vật, một hiện tượng hoặc những người khác hay nói đúng hơn nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của coin người trong những điều kiện nhất định, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của họ. Nhu cầu bao giờ cũng đòi hỏi về một cái gì đó đựơc cá nhân nhận thức ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn ý nghĩa của nó đối với sự tồn tại và phát triển của mình. Lúc đó, nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm mục dích thoả mãn chính nhu cầu này. Nhu cầu bao gồm ba loại: nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần và nhu cầu gắn liền với các chức năng xã hội cả ba nhu cầu này đều được thể hiện rất rõ trong câu nói của người lính cứu hoả “Tôi làm vì đồng lương tôi được nhận” chính vì nhu cầu vật chất mà người lĩnh cứu hoả cần bởi nó liên quan tới sự tồn tại của cơ thể con người, có cội nguồn sâu xa từ bên trong cơ thể. Trong thực tế, cuộc sống của người lính cứu hoả luôn đòi hỏi nhu cầu về thức ăn, phòng ở, quần ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31342.doc
Tài liệu liên quan