Trồng rừng Tràm trên những vùng đất chua nặng ở Đồng bằng Sông Cửu Long và công dụng thương phẩm của nó

SAPROF TEAM FOR JAPAN BANK FOR INTERNATIONAL COOPERATION (JBIC) Trồng rừng Tràm trên những vùng Đất chua Nặng ở Đồng bằng sông Cửu Long và Công dụng Thương phẩm mới của nó Nhóm Nghiên Cúu Dương Văn Ni, Lê Đăng Khoa, Ngô Thanh Bình: Trung tâm nghiên cứu Hòa An, Đại học Cần Thơ Junichi Ito, Haru Omura: Worldlink Japan Tháng 9, 2005 2 Nội dung Mở đầu Chương 1 Chính sách Phát triển Nông thôn 1-1 Phát triển Nông thôn và Chính sách Giảm nghèo 1-2 Chính sách Trồng rừng (Dự

pdf95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2991 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Trồng rừng Tràm trên những vùng đất chua nặng ở Đồng bằng Sông Cửu Long và công dụng thương phẩm của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án Quốc gia về Trồng Mới 5 Triệu ha Rừng) 1-3 Hoàn cảnh kinh tế -xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long Chương 2 Nghiên cứu ở ba Tỉnh (Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang) 2-1 Chính sách Trồng rừng 2-2 Hiện trạng của những Vùng Khảo sát 2-2-1 Chọn những Làng, Quận và Tỉnh để Khảo sát 2-2-2 Phân bố Đất chua nặng, Sử dụng Đất và Trồng rừng Tràm 2-2-3 Sản xuất Nông trại 2-2-4 Điều kiện Tài chính 2-3 Hoàn cảnh kinh tế-xã hội của Cư dân trong vùng 2-3-1 Cơ cấu công nghiệp 2-3-2 Điều kiện sống của Nông dân 2-4 Dự án hỗ trợ 2-4-1 Hỗ trợ bởi các Tổ chức Quốc tế 2-4-2 Hỗ trợ bởi NGO và những tổ chức khác Chương 3 Sử dụng và Thị trường của Tràm 3-1 Hiện trạng Tập quán Sử dụng và Dự đoán Nguồn cung cấp 3-1-1 Hiện trạng và Thị trường về Cừ 3-1-2 Hiện trạng Trồng rừng và Dự đoán Nguồn cung cấp Tràm 3-1-3 Các Tập quán Sử dụng khác và Nét chính của rừng Tràm 3-2 Sự cần thiết Phát triển Thị trường mới 3-2-1 Công nghiệp Bột giấy và Giấy 3-2-2 Công nghiệp Xuất khẩu Ván Việt Nam 3-2-3 Công nghiệp Xuất khẩu đồ gỗ Nội thất 3-3 Đặc điểm Khoa học và Phát triển Sử dụng rừng Tràm 3-3-1 Đặc điểm Vật lý và Cơ học của Tràm 3-3-2 Tràm dùng làm gỗ Nội thất 3-3-3 Kết quả các Thử nghiệm đặc điểm về Bột giấy và Giấy 3-3-4 Khả năng và Vấn đề của Tràm làm Vật liệu Xây dựng 3-3-5 Hệ thống Vận chuyển cần thiết để cung cấp cho các Thị trường mới (Gồm cả xây dựng đường Rừng) Chương 4 Cải thiện Môi trường sinh thái của Tràm 4-1 Tràm và Sự làm Màu mỡ đất 3 4-2 Tính khả thi của Dự án CDM Chương 5 Dự án Mô hình Trồng rừng Tràm bởi Vốn Vay Nhật và các công việc liên hệ 5-1 Cơ sở và Sự cần thiết của Dự án 5-1-1 Vấn đề 1: Chi phí Trồng rừng và Giá Thị trường 5-1-2 Vấn đề 2: Trồng rừng, Công nghệ Chế biến, và Hệ thống Vận chuyển cần cho các Công dụng mới 5-1-3 Vấn đề 3: Nghiên cứu và Phát triển Tràm cho Thị trường mới 5-1-4 Vấn đề 4: Cuộc sống tốt hơn cho Nông dân 5-2 Trung tâm Sáng lập Tràm (MPC) 5-2-1 Nhóm Nghiên cứu và Phát triển các Nhu cầu mới của Tràm 5-2-2 Nhóm Hỗ trợ về Công nghệ và Quản lý Trồng rừng 5-2-3 Nhóm Hỗ trợ về Hệ thống Phân phối và Công nghiệp liên hệ đến Tràm 5-2-4 Nhóm Phát triển và Hỗ trợ về Hệ thống Canh tác mới 5-2-5 Bổ sung về Tài chính và Tổ chức Nông dân 5-3 Dự án Trồng rừng điểm của Trung tâm Sáng lập Tràm 5-3-1 Chính sách cơ bản của Dự án 5-3-2 Nét chính của Dự án 5-3-3 Tổ chức Dự án 5-4 Ngân sách và Thời biểu Dự án của Trung tâm Sáng lập Tràm 5-5 Kết luận BỔ SUNG 1- Oji Paper Co., Ltd “Evaluation report of Melaleuca” 4 Danh sách Từ Viết tắt BDT Born Dry Ton C&F Cost and Freight CREST Core Research for Evolutional Science and Technology FSIV Forest Science Institute of Viet Nam FSSIV Forest Science Sub-institute of South Viet Nam HAWA Handicraft and Wood Industry Association JBIC Japan Bank for International Cooperation JICA Japan International Cooperation Agency MAI Mean Annual Increment MARD Ministry of Agriculture and Rural Development MDF Medium Density Fiber Board MPI Ministry of Planning and Investment NGO Non Governmental Organization OXFAM Oxford Committee for Famine Relief PPC Provincial People’s Committee R&D Research and Development TFAP Tropical Forestry Action Program TOR Terms of Reference VBARD Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development VBSP Vietnam Bank for Social Policies VINAPACO Vietnam Paper Corporation WB World Bank Tỉ giá (USD) US$ 1.00 = 15.800 VND (Việt Nam Đồng) 5 Mở đầu Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng rộng lớn trải dài xuống hạ lưu sông Cửu Long quốc tế xuyên qua 6 nước (tỉnh Yunnan - miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Myanma, Lào, Cambodia và Việt Nam), và khoảng 75% của 3,9 triệu ha Đồng bằng sông Cửu Long thuộc nước Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Việt Nam). Phần Đồng bằng sông Cửu Long thuộc nước Việt Nam được ưu đải với đất phì nhiêu và vùng sản xuất lúa nổi tiếng được gọi là “Vựa Lúa châu Á”. Tuy nhiên phần đất phì nhiêu chỉ giới hạn trong khoảng 1,1 triệu ha của lưu vực hai sông lớn, sông Hậu, sông Tiền và các nhánh của chúng. Phần còn lại khoảng 2,8 ha cấu tạo bởi các loại đất như đất phèn (1,08 triệu ha), đát chua nặng (510.000 ha), và đất nhiễm mặn do ảnh hưởng của thủy triều (810.000 ha), không loại nào trong các loại đất này thích hợp cho nông sản. Trên đất không thích hợp đó, cư dân đã cải tạo đất bằng nhiều cách để trồng hoa màu. Nông dân đã bán Tràm trồng tự nhiên để sống vì sản xuất nông nghiệp trên đất chua thật thấp và lúa chỉ có thể trồng một vụ trong năm. Từ lâu rừng Tràm được bán như hàng hóa. Tràm thường được dùng làm cừ, nước hoa, củi đốt và nhiều sản phẩm khác, nên Tràm là nguồn thu nhập có giá trị cho nông dân trên đát chua. Trên hết, từ lâu cây Tràm với đặc tính chịu nước và khó mục được dùng làm cừ trong công nghệ dân dụng ở phía Nam Việt Nam. Công nghệ dân dụng và nhu cầu xây dựng gia tăng khi kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng trưởng có nhịp độ từ năm 1990, điều này thúc đẩy nhu cầu Tràm làm cừ móng. Do đó, nhiều nông dân sống trên vùng đất chua đã chủ động trồng rừng Tràm làm cừ móng. Chính phủ khuyến khich nông dân trồng Tràm vì năng suất lúa thấp. Chính phủ rất kỳ vọng trồng rừng Tràm trên đất chua càng nhiều càng tốt để cải tạo đất sản xuất lúa thấp và có thể đưa đến sự phát triển kinh tế vùng. Chính phủ Nhật hỗ trợ kỹ thuật trồng Tràm thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (“JICA”) và Viện Khoa học Rừng Việt Nam (“FSIV”) trong 3 năm từ năm 1997. Tuy nhiên, ngay khi nhu cầu về công nghệ dân dụng và xây dựng gia tăng như mong muốn của những người liên hệ, hầu hết là những dự án lớn dùng các phương pháp xây dựng tiên tiến. Nhu cầu cừ đúc thích hợp với phương pháp xây dựng tiên tiến tăng nhưng nhu cầu cừ Tràm không tăng như mong muốn. Trái lại, nhu cầu cừ Tràm giảm khi nhu cầu cừ đúc tăng. Thêm vào đó, chúng tôi nghĩ ràng giá thị trường của cừ Tràm tiếp tục giảm vì trồng ngay nhiều rừng Tràm sẽ làm tăng quá mức nguồn cung cấp. Hầu hết nông trang ngưng trồng rừng Tràm từ 4 đến 5 năm qua và rừng được đốn ngay từ 1 đến 2 năm. Điều này không ngoài dự đoán bao lâu tình trạng trên vẫn còn, ngày càng nhiều nông dân đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống do thị trường trì trệ của cừ Tràm. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm phát động thời kỳ tăng trưởng phấn khởi và cải thiện đời sống của dân chúng cũng đã cảnh báo hiện trạng và đã xem vấn đề nghiêm túc. Chúng tôi cần nhanh chóng tác động chống những vấn đề ngắn hạn như viễn cảnh tăng số nông dân hóa nghèo từ 1 đến 2 năm nữa. Thêm vào đó, về lâu dài, điều mà chính quyền địa phương phải gánh nặng với vùng đất chua rộng lớn là chăm lo “cải thiện sản xuất nông nghiệp bằng cách sử dụng hữu hiệu vùng đất chua” để phát triển kinh tế địa phương. Trong khi đó, khi chúng tôi xem xét ở phạm vi toàn cầu, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh và từ khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực, vai trò của rừng trở nên có ý nghĩa trong cam kết ngăn ngừa sự 6 nóng lên của trái đất. Ở động thái này, “rừng trồng” đã và đang cần hơn rừng tự nhiên trong thị trường sản phẩm bằng gỗ hay vật liệu làm giấy và bột giấy. Khi chúng tôi xem xét thị trường trong nước Việt Nam, công nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nội thất đã phát triển nhanh và giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD năm 2004. Tuy nhiên, hầu hết nguyên liệu làm đồ gỗ nội thất vẫn là gỗ nhập từ các nước như Brazil, Tân Tây Lan, các nước châu Á. Do đó, nguồn cung cấp ổn định vật liệu gỗ trong nước là mấu chốt cho sự phát triển công nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nội thất ở Viêt Nam. Nhiều nước gồm Nhật, Úc và Anh đang nghiên cứu sự phát triển công dụng mới của rừng Tràm. Ở Nhật, phòng thí nghiệm của Đại học Tokyo đã thành công trong hai thí nghiệm nghiên cứu “đặc điểm làm bột giấy của Tràm” và “đặc điểm làm đồ gỗ” mặc dù còn ở mức độ thí nghiệm. Tuy vậy, những kết quả thí nghiệm về kỹ thuật này chưa liên kết được với công dụng thương phẩm đầy đủ. Liên hệ hoàn cảnh nêu trên, chúng tôi chú trọng những điểm sau: (1) Sự phát triển nhu cầu mới và công dụng của rừng Tràm, và sự cải thiện giá trị thương phẩm của chúng. (2) Sự cải thiện mức sống chuẩn của cư dân bằng cách tăng sản xuất của 500.000 ha đất chua nặng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thừa nhận điều này, chúng tôi tiến hành khảo sát chú trọng các điểm sau: (1) Trong các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, chính quyền đã tích cực phát động trồng Tràm đặc biệt ở 3 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp) mà thành phố Hồ Chia Minh là thị trường nội địa lớn, có diện tích đất chua nhiều hơn các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Qua khảo sát thực địa, chúng tôi chú trọng 3 tỉnh này để làm rõ các vấn đề như sự phân bố diện tích đất chua, trồng Tràm, mối liên hệ giữa nông dân sống ở đó và trồng Tràm, và sinh kế của những nông dân hóa nghèo bằng cách phỏng vấn trực tiếp họ để biết hiện trạng. (2) Chúng tôi kiểm tra khả năng phát triển thị trường mới của rừng Tràm bằng cách tiến hành nghiên cứu thị trường công nghiệp làm đồ gỗ và công nghiệp giấy và bột giấy ở Việt Nam. (3) Khai thác kiến thức và kinh nghiệm liên hệ đến rừng Tràm sưu tập bởi Trung tâm Nghiên cứu về Khoa học Tiến hóa và Công nghệ (“CREST”) và JICA, chúng tôi kiểm tra khả năng công nghiệp hóa các vùng nông thôn bằng cách dùng những sản phẩm mới làm vật liệu xây dựng như ván ép và khối gỗ. (4) Tù kết quả những nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất dự án trồng rừng Tràm trên vùng đất chua, phát triển bền vững kinh tế địa phương bằng công nghiệp hóa nông trang dựa trên trồng rừng Tràm, cải thiện mức sống chuẩn của nông dân và vay vốn Nhật, điều này sẽ bảo vệ môi trường. 7 Chương 1 Chính sách Phát triển Nông thôn 1-1 Phát triển Nông thôn và Chính sách Giảm nghèo Cho đến năm 2002, chính quyền địa phương không có chính sách nông nghiệp riêng và nhiệm vụ của họ là dựa trên chính sách cơ bản của chính quyền trung ương để có hiệu quả sản xuất cao nhất. Chính sách cơ bản của chính quyền trung ương là “sản xuất nhiều lúa để dân không lo thiếu ăn”. Do đó, chính quyền trung ương đặt hy vọng nhiều nhất vào chính quyền địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long, vùng vựa lúa. Đất chua được chuyển thành đất nông nghiệp bằng cách đốn Tràm hoang để sản xuất nhiều lúa. Nhưng năm 2002, chính sách nông nghiệp chỉ đạo bởi chính quyền trung ương được chuyển sang chính sách nông nghiệp chỉ đạo bởi chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương bắt đầu chọn nông sản, quyết định cách sử dụng đất và đưa ra chính sách nông nghiệp của họ. Tuy nhiên, chính quyền địa phương phải dựa vào chính quyền trung ương để có tài trợ cần cho việc thực hiện chính sách nông nghiệp của họ khi đưa ra. Không thể loại trừ nếu chính quyền địa phương đề xuất dựa án nông nghiệp cần nhiều tiền, chính quyền trung ương sẽ đàm phán với chính quyền địa phương và sẳn lòng chấp thuận dự án khác cần tài trợ ít hơn. 1-2 Chính sách Trồng rừng1 (Dự án Quốc gia về Trồng Mới 5 Triệu ha Rừng) (1) Hoàn cảnh Trồng rừng Năm 1943, diện tích rừng ở Việt Nam khoảng 42.7% nghĩa là độ 14 triệu ha đất được rừng bao phủ. Tuy nhiên, do phun thuốc trừ dịch hại và bom đạn trong chiến tranh liên miên, và sau chiến tranh ngày càng nhiều rừng được chuyển thành đồng ruộng để sản xuất lương thực, rừng ở Việt Nam bị tàn phá nghiêm trọng. Thêm vào đó, nông nghiệp cắt-và-đốt du canh cổ truyền và đốn rừng làm củi góp phần làm thoái hóa rừng nhanh. Sau đó, năm 1955 chính sách trồng rừng được phát động, và nhiều chính sách khác tiếp theo đó. Khởi đầu bằng động thái trồng cây chủ trương bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1960, dự án chính thức về trồng rừng được phát động trên quy mô cả nước. Nhưng trồng cây vào lúc đó được thực hiện bởi các bộ phận chuyên về lâm nghiệp và nông nghiệp, và do nhiều vấn đề như chương trình không được điều hành và quản lý chuyên môn, kỹ thuật trồng cây thấp và hột kém phẩm chất, tốc độ trồng rừng được xem như thành công thấp từ 40 đến 50%. Sau năm 1975, sự thoái hóa rừng diễn ra nhanh do sự phát triển nông nghiệp ở quy mô lớn để đối phó với dân số tăng cao và nhu cầu về củi đốt và gỗ gia tăng. Kèm theo sự mất to lớn diện tích rừng, nhiều hiểm họa tự nhiên như lũ lụt và diện tích đất chua rộng của Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, chính quyền Việt Nam đã tác động mạnh để giải quyết những vấn đề môi trường. Diện tích trồng rừng bình quân từ năm 1975 đến năm 1985 đựoc ghi nhận khoảng 40.000 đến 50.000 ha. Diện tích rừng giảm rõ rệt khoảng 9 triệu ha với vận tốc 27.7%. Từ khi Việt Nam bắt đầu chính sách 1 Đoạn 1-2 cơ bản được mô tả theo ấn phẩm sau: Private Fund Nissho Iwai Resaerch Institure, Feasibility Study of Environmental Forestation as CDM Project, financed by Private fund, 2002. 8 Đổi Mới (Renovation) năm 1986, vận tốc trồng rừng thành công được xem vượt quá 70% do phát triển cải thiện kỹ thuật trồng cũng như thành công trong chương trình điều hành và quản lý lúc cây mới lớn các loài như Bạch đàn và Tràm. Năm 1995 diện tích trồng bình quân tăng khoảng 150.000 ha. Kết quả là khoảng 4 triệu ha rừng được trồng trong 40 năm (từ năm 1955 đến năm 1995). Tuy nhiên, chỉ còn khoảng 1.050.000 ha rừng trồng đặc biệt vì trước Đổi Mới tỉ lệ trồng rừng thành công thấp. Thêm vào đó, chính phủ Việt Nam có những vấn đề xã hội như tạo việc làm cho các bộ đội phục viên trẻ từ Cambodia về khi Việt Nam rút khỏi Cambodia và cải thiện đời sống các bộ lạc vùng núi. Do đó, dưới khẩu hiệu “Lâm nghiệp, Nông nghiệp và định cư” chính quyền đã cố giải quyết các vấn đề chính trị và kinh tế như “vấn đề môi trường”, “tăng thu nhập nông dân” và “phát động về lâm nghiệp và những công nghiệp liên hệ” bằng cách lập những dự án trồng rừng có quy mô lớn như dự án quốc gia. Đây là những dự án liên hệ đến rừng đề ra trong giai đoạn nêu trên. Năm 1989/1991: Chương trình Hành động Rừng Nhiệt đới (“TFAP”). Năm 1992: Ban hành Sắc lệnh Chính phủ 327/CT “Dự án sử dụng đất hoang, đồi thoái hóa, rừng, bãi bồi ven biển, và các dạng nước”. Năm 1993: TAFP được đổi tên và ban hành lại thành “Chương trình Hành động Rừng Quốc gia” và nằm trong Dự án Trồng Mới 5 Triệu ha Rừng. Năm 1995: Ban hành Sắc lệnh Chính phủ 556/TTg sửa lại 327/CT, chuyển hướng chú trọng vào “bảo tồn tài nguyên rừng và các đồn điền cây”. Năm 1997: Quyết định Chính phủ về “Dự án Trồng Mới 5 Triệu ha Rừng” (08/1997 QH10). Năm 1998 Quyết định số 661/QD-TTg về “Mục tiêu, Nhiệm vụ, Chính sách và Tổ chức việc Thực hiện Dự án Trồng Mới 5 Triệu ha Rừng” được Thủ tướng ban hành. Năm 2003 Diện tích rừng cả nước là 11.975.000 ha (9.874.000 ha rừng tự nhiên và 2.101.000 ha rừng trồng). Như vậy, tỉ lệ tái phủ rừng khoảng 36%. (2) Chính sách Trồng rừng: Hiện trạng và Thách thức Chính sách trồng rừng hiện tại căn cứ trên nền pháp lý của 2 sắc lệnh: (1) Sắc lệnh Chính phủ 327/CT Sắc lệnh này được ban hành năm 1992, dưới khẩu hiệu “lâm nghiệp, nông nghiệp và định cư”. Sắc lệnh được ban hành trong giai đoạn lâm nghiệp cũng như nông nghiệp đuợc chuyển từ hệ thống nông nghiệp hợp tác sang hệ thống nông nghiệp hàng hóa. Sắc lệnh nêu rõ cư dân là lực lượng lao động trồng rừng có trách nhiệm trong việc trồng và bảo vệ rừng kế cận theo hợp đồng và phải trả 20% thu nhập cho chính quyền địa phương. Thêm vào đó, nông lâm nghiệp cho phép họ không chỉ lấy củi đốt mà còn thức ăn từ rừng được giao. Các đoàn thể công cộng về rừng đươc nông dân tổ chức ở nhiều vùng, ngay cả vài tổ chức đã thành lập và quản lý xưởng làm ván. Trong khi đó, nhiệm vụ của chính quyền trung ương và địa phương được ghi rõ “huấn luyện làm đồn điền”, “xây dựng cơ sở hạ tầng như đường, trường học và cơ sở y tế” và “phân phối đất nông nghiệp, dự trữ tài nguyên và cho vay”. Ở những vùng thưa dân hoặc vùng sâu, dự án đuợc thực hiện bằng lực lượng lao động từ nhiều nhóm như các công ty lâm nghiệp nhà nước, quân đội và sinh viên. Theo các dự án dựa trên Sắc lệnh này, 545.000 ha rừng phòng hộ đuợc phát triển trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1997. Sau đó, Sắc lệnh này hoàn tất nhiệm vụ và được kết hợp với Dự án Trồng Mới 5 Triệu ha Rừng. Các dự án trồng rừng được phát động bằng cách mời dân đến định cư ở vùng 9 đất chua nặng trong Đồng bằng sông Cửu Long và những dự án đó tuân theo sắc lệnh này. (2) Quyết định 661/QD-TTg của Thủ tướng Quyết định này là nền tảng của chính sách trồng rừng hiện tại ở Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn năm 1998. Quyết định này đặt mục tiêu từ năm 1998 đén năm 2010 và các vấn đề đặc thù cho giai đọan 13 năm này như sau: − Quyết định nhắm vào phân phối hợp lý rừng hiện có (rừng phòng hộ, rừng chuyên dùng, rừng được trồng theo Chương trình 327, rừng sản xuất) cho cá nhân, gia đình và đoàn thể để bảo vệ rừng và nâng cao đời sống nhân dân. − Quyết định đặt thời hạn trồng mới 2 triệu ha rừng phòng hộ và rừng chuyên dùng và 3 triệu ha rùng sản xuất (trồng 2 triệu ha rừng thương phẩm và 1 triệu ha hoa màu). Chính phủ Việt Nam ước tính chi phí trực tiếp của 5 triệu ha do trồng rừng khoảng 31.700 tỷ VND (khoảng 2,1 tỷ USD) năm 1998 do ngân sách nhà nước tài trợ 40% và phần còn lại từ nhiều nguồn vay khác. Thực tế, tìm nguồn tài trợ rất khó và chúng tôi thấy thời hạn bị chậm trễ. Hơn nữa, đối với thời hạn trồng rừng, Sắc lệnh Chính phủ 556/TTg đã ban hành năm 1995. Dưới khẩu hiệu “Lâm nghiệp, Nông nghiệp và định cư” Sắc lệnh dự trù có 1 triệu hộ tham gia chương trình lâm nghiệp qua nông lâm nghiệp để tái phủ rừng đạt 40% năm 2010 như vậy có thể hỗ trợ chính thức “dự án mời dân đến định cư trong vùng”. “Dự án quốc gia Trồng Mới 5 Triệu ha Rừng” hiện tại phát triển và mở rộng Sắc lệnh này. 1-3 Hoàn cảnh kinh tế -xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long Diện tích đất liền của Việt Nam khoảng 330.000 km2, bằng diện tích đất liền của Nhật Bản không kể Kyushu, tuy nhiên, diện tích bình nguyên rất hạn chế và hai phần ba diện tích đất là cao nguyên và núi. Phần lớn dân số 82 triệu (vào cuối năm 2002) tập trung ở hai bình nguyên; bình nguyên phía bắc giữa Đông bắng sông Hồng và bình nguyên phía nam giữa Đông bằng sông Cửu Long.. Ở hai bình nguyên này, dân tộc Kinh, nhóm người Việt chính chiếm 90% dân số Việt Nam và dân số còn lại khoảng 9 triệu người là những nhóm nhỏ gồm từ 50 đến 60 dân tộc ít người chủ yếu sinh sống trên núi hay cao nguyên tiếp giáp vơi các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Cambodia. Khoảng 70% của 38 triệu lực lượng lao động dân số Việt Nam (vào cuối năm 2002) là nông dân và khoảng 26% GDP của Việt Nam do nông sản (năm 2002). Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng rộng lớn do một nhóm châu thổ vùng hạ lưu sông Cửu Long quốc tế xuyên qua 6 nước (tỉnh Yunnan, Thái Lan, Myanma, Lào, Cambodia và Việt Nam), và khoảng 75% diện tích hay 3.960.000 triệu ha nằm trong nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh và 1 thành phố thuộc trung ương với dân số 18 triệu. 92% dân số của Đồng bằng sông Cửu Long là dân tộc Kinh và số 8% còn lại là người gốc Hoa và Khmer. Vì Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam có thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất Việt Nam, nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp thủy sản phát triển từ lâu. Đặc biệt, trồng lúa là công nghiệp rất phổ biến và giúp dân Việt Nam sống nhờ lúa. Tuy nhiên trong số 3,96 triệu ha chỉ có 1,2 triệu ha diện tích đất phù sa màu mỡ. Phần còn lại gồm 1,6 triệu ha đất phèn (gồm đất chua và đất mặn), 750.000 ha đất mặn và 350.000 ha các đất khác. Làm sao sử dụng loại đất sản xuất nông nghiệp thấp ngoài đất phù sa là mấu chốt để phát triển kinh tế và giảm nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long. 10 Đất chua tập trung ở vùng Đồng Tháp Mười bao gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang, vùng Tứ giác Long Xuyên đi qua các tỉnh An Giang và Kiên Giang, và vùng bán đảo Cà Mau. Bán đảo Cà Mau không chỉ chua mà còn mặn. Đặc đỉểm khác của Đông bằng sông Cửu Long là sông Cửu Long lũ lụt trong mùa mưa. Tuy nhiên, đồng thời, lũ mang phù sa và nước, và rửa trôi các chất như acid trong đất. Như vậy mặt nào đó, lũ có ảnh hưởng tốt trên đất và cần thiết cho canh tác trên đồng. Dân sống ở vùng đất có cao độ thấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Ở những vùng này, hằng năm lũ kéo dài từ 3 đến 4 tháng và có thể lâu hơn tùy năm. Có 3 vùng như thế ở Đông bằng sông Cửu Long: vùng Đồng Tháp Mười, đồng bằng Hà Tiên, và vùng U Minh. Như đã nêu trên, so với những vùng khác trong Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười gánh nặng 2 vấn đề lớn: “Bản chất đất chua không thích hợp cho nông nghiệp” và “Vì đất có cao độ thấp nên bị lũ từ 3 đến 4 tháng mỗi năm”. Vùng được khảo sát lần này và sẽ được thảo luận ở Chương 2. Như đã nêu trên, trồng lúa là công nghiệp mấu chốt ở Đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai sau Thái Lan và hầu hết lúa xuất khẩu được sản xuất ở Đồng bằng. Năm 2002 có khoảng 1.510.000 ha ruông lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng hiện nay phát triển nông nghiệp dựa nhiều vào lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long sinh ra vài vấn đề. Vài vấn đề quan tâm như sau2: − Dựa quá nhiều vào xuất khẩu gạo kém phẩm chất làm Việt Nam dễ vỡ theo sự dao động giá gạo toàn cầu. − Môi trường và hiệu quả kinh tế sẽ thoái hóa bởi vật tư bên ngoài như phân hóa học và nông dược. − Nămg suất lúa sẽ đứng yên và phẩm chất đất sẽ xuống cấp. − Phần lớn Đồng bằng sông Cửu Long là đất phèn làm cho sản xuất nông nghiệp thấp. Nên làm gì trong trường hợp như thế là xem lại những vấn đề từ viễn cảnh nhiều việc như môi truờng, chi phí và thị trường. Trong các vấn đề, nhiều chuyên gia đã chỉ ra sự mâu thuẩn giữa thị truờng gạo và người sản xuất, hay nông dân. Vì thị trường xuất khẩu được kiểm soát và giá không chỉ do người sản xuất mà còn do người xuất khẩu gạo định, người sản xuất không có ảnh hưởng nào trên thị trường. Bao lâu thị trường chỉ có gạo kém phẩm chất, giá mua lúa sẽ không đổi ngay khi người sản xuất làm ra gạo tốt. Kết quả, người sản xuất không còn động lực làm gạo phẩm chất cao nữa. Thêm vào đó, có nhiều môi giới giữa người sản xuất và người xuất khẩu và môi giới muốn kèm giá do người sản xuất định càng thấp càng tốt. Hơn nữa, chịu gánh nặng chi phí các nông dược và phân hóa học, nhiều nông dân phải mượn tiền ngân hàng hay người cho vay lãi suất cao theo thỏa thuận. Để sửa đổi các trường hợp như thế và nâng cao đời sống nông dân, cần chuyển sang nông nghiệp cho người sản xuất (hay giao cho nông dân). Có nhiều cách giao cho nông dân, một cách là tăng sự chọn nông sản bên cạnh lúa cho nông dân. Nhưng khi canh tác, sự phân phối và thị truờng “nông sản bên cạnh lúa” có thể phát triển không cho nông dân mà cho thương lái. Sự chọn nông sản cho đất chua nặng rất hạn chế, chủ yếu là Tràm và lúa (Xem chi tiết ở Chương 2). Phát triển thị truờng Tràm và cải thiện giá trị kinh tế của Tràm được xem là góp phần cải thiện đời sống và giao cho nông dân sống trên vùng đất chua nặng. 2 Iwamoto, Izumi, school of agriculture, Kyushu University: Agricultural economy and diversification of paddy field farming in Vietnam. 11 Diện tích trồng rừng Năm 2003, diện tích rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long như sau: Bảng 1-3-1 Diện tích Rừng mỗi Tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (theo ha) Diện tích Rừng (năm 2003)3 Diện tích rừng Tràm4 Long An 64.900 61.690 Đồng Tháp 10.700 10.700 Tiền Giang 10.800 8.265 An Giang 12.500 1.753 Kiên Giang 110.900 2.500 Cần Thơ5 2.100 1.907 Bến Tre 5.300 - Trà Vinh 8.200 - Sóc Trăng 14.300 4.500 Bạc Liêu 6.100 - Cà Mau 101.700 28.494 Tổng cộng 347.500 119.809 Để phát động kế hoạch trồng rừng gồm “Dự án Quốc gia về Trồng Mới 5 Triệu ha Rừng” ngay cả ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt ở đất chua nặng, chính quyền xác định cần tích cực trồng nhiều Tràm thích hợp nhất và phổ biến ở đất chua nặng và thực tế đã trồng phần lớn. Đây là kế họach trồng rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long trong “Dự án Quốc gia về Trồng Mới 5 Triệu ha Rừng6”. Bảng 1-3-2 Kế hoạch Trồng rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long (theo ha) Tổng diện tích rừng sản xuất 111.400 - để làm giấy và bột giấy 24.000 - để làm gỗ nội thất 10.000 - để làm vật liệu xây dựng 76.300 - rừng tre 100 Diện tích rừng phòng hộ 78.000 Diện tích rừng chuyên dùng 9.500 Tông cộng 198.900 Các cơ quan Viện trợ trên thế giới tích cực phát động những hoạt động trợ giúp gồm cải tạo đất đai, phát triển biện pháp canh tác, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt. Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản đã gởi nhóm công tác của JICA và JICA đã trợ giúp kỹ thuật trồng rừng trên đất phèn nặng dựa vào nghiên cứu tiến hành ở huyện Thanh Hóa, tỉnh Long An của Phân Viện Khoa học Rừng 3 Niên giám Thống kê 2004, Nhà xuất bản Thống kê, 2004, tr.154. 4 Số liệu của Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp cung cấp là kết quả do chúng tôi khảo sát. Đối với những tỉnh khác, nguồn: Nghiên cứu và Dự báo về Thị trường Gỗ Tràm ở Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, 2003 (Investigation and Prediction about Tram Wood Market in Mekong Delta and Ho Chi Minh City, 2003). 5 Nay được chia thành Cần Thơ, thành phố thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. 6 Nguồn: Báo cáo FSSIV (Ngày lập kế hoạch không rõ) 12 Nam Việt Nam (FSSIV)7. Trong khi đó, Trường Đại học Cần Thơ ở Thành phố Cần Thơ, thành phố thuộc trung ương trong Đồng bằng sông Cửu Long cộng tác với các trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới để lý giải về mặt khoa học “cơ chế giữa các loại Tràm khác nhau và sự cải tạo đất” và nghiên cứu tìm hiểu việc trồng rừng Tràm và phát triển các phương pháp nông nghiệp mới”. Các dự án có quy mô nhỏ tài trợ cho nông dân đã được đưa vào thử nghiệm. Hoàn cảnh hóa nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long Miền Nam Việt Nam, gồm Đồng bằng sông Cửu Long, được xem là phong phú hơn miền Bắc nhưng điều này không luôn luôn đúng. Tỉ lệ dân nghèo sống trong những vùng đông dân ở Đông bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, không quá cao so với các vùng khác nhưng số người nghèo ở đó cao8. Thêm vào đó, thu nhập bình quân của dân ở hai vùng Đồng bằng này cao hơn các vùng khác, tuy nhiên, khoảng cách thu nhập giữa các thành phần trong hai Đồng bằng lớn. Thu nhập của nhóm có thu nhập thấp nhất trong hai vùng Đồng bằng gần như bằng nhóm có thu nhập thấp nhất ở các vùng khác. Mặt khác, thu nhập của nhóm có thu nhập cao nhất cao hơn nhóm có thu nhập cao nhất ở các vùng khác. Bảng 1-3-3 Thu nhập của Dân ở những vùng Nông thôn (theo VND) Thu nhập bình quân Thu nhập của nhóm có thu nhập thấp nhất (A) Thu nhập của nhóm có thu nhập cao nhất (B) Khoảng cách (B) / (A) Cả nước 356.100 107.700 872.900 8,10 Vùng Nông thôn trong nước 275.100 100.200 598.600 5,97 Đồng bằng sông Hồng9 283.900 117.800 596.900 5,06 Đông Bắc 268.800 95.100 588.000 6,18 Tây Bắc 197.000 75.000 446.600 5,95 Giữa miền Bắc 235.400 88.900 518.700 5,83 Giữa miền Nam 305.900 112.900 656.900 5,81 Giữa cao nguyên 244.000 85.500 546.700 6,39 Đông Nam10 398.900 142.500 878.700 6,17 Đồng bằng sông Cửu Long 371.300 126.200 860.100 6,81 Nguồn: Niên giàm Thống kê 2003. Chúng tôi cũng nhận thấy chi phí ở phía nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn chi phí ở các vùng khác. Bảng 1-3-4 Chi phí của Dân vùng Nông thôn (theo VND) 7 JICA chú trọng vào 3 điểm: “chọn và đưa vào các loài thích nghi”, “phát triển kỹ thuật cải tạo dất” và “nghiên cứu và phân tích hoàn cảnh kinh tế-xã hội cho cư dân”, và hỗ trợ kỹ thuật trong 3 năm từ năm 1997. 8 Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004, Nghèo, 12-2003, Hà Nội. (Conference report of supporters of Vietnam. Development Report of Vietnam 2004, Poverty. Hanoi. 2-3 December, 2003. Hanoi) 9 Để biết thu nhập ở nhũng vùng nông thôn, không kể số liệu của thành phố Hà Nội và thành phố Hải phòng trong Niên giám Thông kê. 10 Cùng lý do như trên, không kể số liệu của thành phố Hồ Chí Minh. 13 Thu nhập bình quân Thu nhập của nhóm có thu nhập thấp nhất (A) Thu nhập của nhóm có thu nhập cao nhất (B) Khoảng cách (B) / (A) Cả nước 269.100 123.300 548.500 4,45 Vùng Nông thôn trong nước 211.100 116.300 357.500 3,07 Đồng bằng sông Hồng 208.200 127.500 325.500 2,55 Đông Bắc 220.200 112.700 401.800 3,56 Tây Bắc 179.000 89.200 353.800 3,96 Giữa miền Bắc 192.800 108.300 344.700 3,18 Giữa miền Nam 247.600 127.700 456.400 3,57 Giữa cao nguyên 201.800 101.300 373.700 3,69 Đông Nam 290.200 163.900 478.400 2,92 Đồng bằng sông Cửu Long 256.400 142.400 441.700 3,10 Nguồn: Niên giàm Thống kê 2003. Những lý do vì sao chi phí ở phía nam Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn chi phí các vùng khác như sau: 1. Kinh tế thi trường đã thâm nhập vào so với các vùng khác (đặc biệt so với vùng núi). 2. So với miền Bắc, miền Nam có nhiều người không sở hữu đất và nhiều người nhập cư hơn, vì thế những người này phải mua nông sản gồm lúa mà người sở hữu đất không phải mua. Bảng dưới đây cho thấy lợi nhuận (công thức: thu nhập - chi phí). Từ bảng này, có thể thấy rằng ở nhóm có thu nhập thấp nhất chi phí vượt quá thu nhập nên điều kiện sống của dân Đồng bằng sông Cửu Long cũng khó khăn như dân các vùng khác. Trái lại, nhóm có thu nhập cao kiếm được nhiều hơn dân các vùng khác nên hiển nhiên khoảng cách lớn hơn. Bảng 1-3-5 Chi phí - Thu nhập (theo VND) Thu nhập bình quân - Chi phí bình quân Thu nhập - Chi phí của nhóm có thu nhập thấp nhất (A) Thu nhập - Chi phí của nhóm có thu nhập cao nhất (B) Khoảng cách (B) - (A) Cả nước 87.000 -15.600 324.400 340.000 Vùng Nông thôn trong nước 64.000 -16.100 241.100 257.200 Đồng bằng sông Hồng 75.700 -9.700 271.400 281.100 Đông Bắc 48.600 -17.600 186.200 203.800 Tây Bắc 1.8000 -14.200 92.800 107.000 Giữa miền Bắc 42.600 -19.400 174.000 193.400 Giữa miền Nam 58.300 -14.800 200.500 215.300 Giữa cao nguyên 42.200 -15.800 173.000 188.800 Đông Nam 108.700 -21.400 400.300 421.700 Đồng bằng sông Cửu Long 114.900 -16.200 418.400 434.600 Nguồn: Niên giàm Thống kê 2003. Đây là những đặc điểm của sự nghèo nàn ở phía nam Đồng bằng sông Cửu Long. 1.._. Số đông dân nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long và mức độ nghèo cũng nghiêm trọng như các 14 vùng khác. 2. Khoảng cách giàu và nghèo lớn hơn các vùng khác. Do vậy, ai thuộc nhóm mục tiêu và xác định mục tiêu của nhóm thế nào, quan trọng hơn những vùng khác khi tìm cách chống nghèo ở Đông bằng sông Cửu Long. 3. Chi phí bình quân cao hơn chi phí bình quân những vùng khác. 4. Nhiều người không sở hữu đất cũng như nhiều người nhập cư và di cư hơn những vùng khác. Thêm vào đó, so với miền Bắc cộng đồng nông thôn không vững chắc, nên làng ở miền Nam được gọi là “ làng mở”. Nhưng cùng lúc, nhiệm vụ của làng như mạng an toàn không hoạt động như miền Bắc, nên nguy cơ người nghèo có thể dễ mất đất và cuối cùng trở thành dân di cư. Tóm tắt Những hoạt động sau đây được đề ra để cải thiện đời sống cho dân nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long và cho họ quyền tự chủ: 1. Cải thiện hệ thống thị trường lúa gạo và hệ thống phân phối nó. 2. Phát triển hệ thống canh tác quan tâm đến ảnh hưởng của môi trường. 3. Phát triển cây trồng tương lai ngoài lúa. 4. Tạo những giống cây trồng có thể canh tác trên đất chua không thích hợp cho nông nghiệp. Trong khảo sát này, chúng tôi đặc biệt chú trọng vào điểm 3 và 4 về triển vọng của thị trường rừng Tràm. Chúng tôi cũng sẽ khảo sát hệ thống chỉ đạo sản xuất bằng cách xem lại hiện trạng trồng lúa, sự chỉ đạo phân phối và ảnh hưởng môi trường. 15 Chương 2 Nghiên cứu ở ba Tỉnh (Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang) 2-5 Chính sách Trồng rừng Theo “Dự án Quốc gia về Trồng mới 5 Triệu ha Rừng”, để tăng diện tích rừng và cải thiện đời sống nông dân, chính quyền địa phương của mỗi tỉnh trong 3 tỉnh trên lập kế hoạch sử dụng đất chú trọng tăng diện tích trồng rừng Tràm. Năm 2000, khi kế hoạch đất đai đến 2010 được dự thảo, nhu cầu cừ móng Tràm tăng liên tục, nên chính quyền lập kế hoạch tăng diện tích trồng rừng. Nhưng sau đó 5 năm hiện hoàn cảnh đã thay đổi nhiều và mỗi chính quyền địa phương và mỗi chính quyền địa phương cần phải xem lại kế hoạch. Ví dụ, diện tích rừng (nơi Tràm được trồng chủ yếu) ở tỉnh Long An là 70.391 ha năm 2005 và lúc đầu được kế hoạch đến năm 2010 tăng lên 75.100 ha. Tuy nhiên, do sự xuống giá gỗ Tràm và tăng giá lúa, nhiều nông dân đốt rừng Tràm và chuyển sang trồng lúa. Do đó, chính quyền xem lại kế hoạch và quyết định giảm diện tích rừng xuống còn 69.800 ha năm 2010. Bây giờ chính quyền đối mặt với nhiệm vụ làm sao duy trì diện tích rừng hiện có. Trong chương này, chúng tôi sẽ phân tích hòanh cảnh kinh tế-xã hội của cư dân sống trên đất chua và xem họ có thể thật được lợi của việc trồng rừng Tràm. 2-6 Hiện trạng của những Vùng Khảo sát 2-2-1 Chọn những Làng, Quận và Tỉnh để Khảo sát Trong 7 có đất chua, chúng tôi chọn các tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang. Lý do chúng tôi chọn các tỉnh này vì 3 tỉnh nằm xuyên qua vùng Đồng Tháp Mười phủ bởi đất chua, dễ ngập lũ vì cao độ đất thấp, có nhiều hộ nghèo. Thêm vào đó, 3 tỉnh gần thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố lớn hoặc thị trường lớn. Kế đó, căn cứ trên cả đất chua và trồng rừng Tràm, chúng tôi chọn huyện Thanh Hóa thuộc tỉnh Long An, huyện Tháp Mười thuộc tỉnh Đồng Tháp và huyện Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang. Bảng 2-2-1 Diện tích Đất chua và Rừng cấp huyện tỉnh Long An11 trong năm 2003 (theo ha) Tổng diện tích Tổng diện tích đất chua Tổng diện tích rừng Diện tích rừng Tràm TX Tân An 8.193 - - - Tân Hưng 49.738 33.947 12.645 12.643 Vỉnh Hưng 38.452 13.322 4.101 4.052 Mộc Hóa 50.328 23.477 8.328 8.173 Tân Thành 42.578 35.103 8.175 8.175 Thanh Hóa 46.826 33.931 16.376 16.355 Đức Huệ 43.092 20.612 8.699 6.873 Đức Hòa 42.654 9.767 1.095 516 11 Nguồn: UBNDT Long An, Sở NN&PTNT; Điều Chỉnh Quy Hoạch Nông-Lâm Ngư nghiệp tỉnh Long An đến năm 2010, 12-2003 (Long An Provincial People’s Committee, Agriculture and Rural Development Bureau. Agriculture, Forestry and Fisheris Industries Plan of Long An Province toward 2010: Revised version. Dec. 2003). 16 Tổng diện tích Tổng diện tích đất chua Tổng diện tích rừng Diện tích rừng Tràm Bến Lức 28.933 5.234 438 438 Thủ Thừa 29.901 14.045 4.466 4.466 Châu Thành 15.050 1.461 0 0 Tân Trụ 10.649 3.352 0 0 Cần Đước 21.803 5.425 70 0 Cần Giuộc 20.986 8.773 70 70 Tổng cộng 44.9187 208.449 64.463 61.690 Bảng 2-2-2 Diện tích Rừng ở những Huyện chính của tỉnh Đồng Tháp trong năm 200412 (theo ha) Tổng diện tích Tổng diện tích rừng Tháp Mười 51.800 5.448 Tam Nông 45.900 3.572 Cao Lãnh 46.200 1.965 Tân Hồng 29.200 39 Tổng cộng 4 huyện 173.100 11.024 Tổng cộng cả tỉnh 323.805 11.024 Bảng 2-2-3 Diện tích Rừng ở những Huyện chính của tỉnh Tiền Giang trong năm 200013 Tổng diện tích Diện tích đất chua Diện tích rừng Tân Phước 33.321 14.320 6.483 Cái Bè 42.090 5.275 105 Cai Lậy 41.127 4.188 - Châu Thành 33.321 2.855 - Gò Công Đông 35.776 847 1.677 Tổng cộng 5 huyện 185.635 27.485 8.265 Tổng cộng cả tỉnh 236.663 27.485 8.265 Sau khi chọn những huyện đẻ khảo sát, chúng tôi chọn một làng mỗi huyện. Điều kiện để chọn là: 1. Diện tích rừng Tràm phảii lớn, và 2. Chúng tôi, những người khảo sát, có thể đén làng bằng xe hơi. Theo ý kiến của chính quyền địa phương, chúng tôi hỏi Ủy ban Nhân dân Tỉnh (“UBNDT”) để chọn làng. Kết quả, các làng được chọn là: làng Thủy Tây huyện Thanh Hóa district, tỉnh Long An, làng Trường Xuân huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp là làng có diện tích trồng Tràm lớn nhất trong huyện, làng Mỹ Phước huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang vì làng gần trung tâm huyện và tích cực trồng cả Tràm lẫn Khóm. Thời gian khảo sát là 1 tuần mỗi làng. Ở tuần thứ nhất, chúng tôi gặp người của Sở Nông nghiệp mỗi 12 Nguồn: UBNDT Đồng Tháp; Tổng Hợp độ che phủ rừng theo cấp huyện tỉnh Đồng Tháp (Dong Thap Provincial People’s Committee. Chart of Forest Rate of Dong Thap Province, by district. 2004). 13 UBNDT Tiền Giang, Sở NN&PTNT; Quy Hoạch Nông Nghiệp và Nông Thôn đến năm 2010 tỉnh Tiền Giang, 02-2003. (Tien Giang provincial People’s Committee, Agriculture and Rural Development Bureau. Plan for Agriculture and Rural Areas in Tien Giang Province toward 2010. Feb. 2003). 17 tỉnh và Phòng Nông nghiệp Ủy ban Nhân dân mỗi huyện để trình bày nét chính của cuộc khảo sát và tìm hiểu số liệu cần thiết (Chúng tôi thu thập số liệu vào ngày cuối). Sau đó, chúng tôi đến từng làng để viếng Ủy ban Nhân dân mỗi làng. Ở đó, chúng tôi trình bày nét chính của cuộc khảo sát và mời cộng tác, rồi phỏng cấn họ về nét chính của làng. Từ ngày thứ hai đến ngày thứ năm, 4 người khảo sát (3 nhà nghiên cứu Trường Đại học Cần Thơ và 1 chuyên gia xã hội-kinh tế của nhóm nghiên cứu) được chia thành 3 nhóm để phỏng vấn nông hộ theo bảng câu hỏi (tổng cộng 358 mục). Số nông hộ là: 42 ở làng Thủy Tây, 40 ở làng Mỹ Phước và 40 ở làng Trường Xuân. Tiến hành khảo sát, phần trăm hộ nghèo, phần trăm hộ theo nông sản chính (ví dụ phần trăm hộ trồng lúa, phần trăm hộ trồng Tràm, và phần trăm hộ trồng cả Tràm lẫn Khóm), và phần trăm hộ theo kích thước đất phải càng gần phần trăm hộ của cả làng. 2-2-2 Phân bố Đất chua nặng, Sử dụng Đất và Trồng rừng Tràm Đất chua và Phân phối địa điểm Diện tích đất chua trong tỉnh Long An là 208.449 ha, gồm 46% tổng diện tích đất của tỉnh, 15% diện tích đất chua trong toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 70% diện tích đất chua trong Đồng Tháp Mười. Hầu hết đất chua của tỉnh này tập trung ở 7 huyện trong Đồng Tháp Mười. Diện tích đát chua của tỉnh Tiền Giang tương đối nhỏ 27.485 ha và tập trung ở huyện Tân Phước trong vùng Đồng Tháp Mười. Diện tích đất chua của tỉnh Đồng Tháp 140.396 ha, gồm 43% tông diện tích đát của tỉnh và cũng tập trung chính trong 4 huyện của vùng Đồng Tháp Mười. Về sự phân phối đất, xem bản dồ phân bố đất. Sử dụng đất Đất chua nặng về bản chất không thích hợp với nông sản khác hơn cây Tràm, tuy nhiên cải thiện điều kiện tưới tiêu và dùng vôi với lân đã giúp trồng trọt các sản phẩm khác có thể gồm lúa. Sử dụng đất của 3 tỉnh như sau: Bảng 2-2-4 Sử dụng đất ở 3 Tỉnh14 (Dân số: theo người. Diện tích: theo ha) Tỉnh Long An (năm 2003) Tiền Giang (năm 2000) Đồng Tháp (năm 2004) Tông cộng của 3 tỉnh Tổng dân số 1.364.355 1.618.412 1.639.357 4.622.124 Lực lượng lao động không số liệu 992.734 835.776 1.828.510 Tông diện tích 449.187 236.663 323.805 1.009.655 Diện tích đất chua 208.449 27.485 140.396 376.330 Lúa một vụ 62.244 9.790 3.525 75.559 Lúa hai vụ 204.431 11.158 165.508 381.097 Lúa ba vụ / Lúa hai vụ & một vụ cây trồng khác Gồm trong mục trên 85.693 12.706 98.399 Khóm 0 8.570 0 8.570 Khoai mỡ - 2.553 - - Cây trồng nhất niên 29.531 3.638 3.710 36.879 14 Nguồn: Nhóm Nghiên cứu JBIC 18 Tỉnh Long An (năm 2003) Tiền Giang (năm 2000) Đồng Tháp (năm 2004) Tông cộng của 3 tỉnh Cây trồng đa niên 7.791 57.505 - 65.296 Ao nuôi trồng 5.675 2.677 - 8.352 Tràm 67.769 8.265 11.024 87.058 Bạch đàn 2.546 - - 2.546 Đất thổ cư na 7.646 17.315 24.961 Đất chuyên dùng na 15.887 22.584 38.471 Đất không dùng 13.148 4.402 26.234 43.784 Nguồn: Nhóm Nghiên cứu JBIC Bảng 2-2-5 Sử dụng đất của mỗi Huyện trong Khảo sát15 Tỉnh Long An Tiền Giang Đồng Tháp Huyện Thanh Hóa Tân Phước Tháp Mười Tổng cộng của 3 tỉnh Tổng dân số (người) 50.782 - 125.096 - Lực lượng lao động (người) - - 58.202 - Tổng diện tích 46.826 33.321 51.766 131.913 Ruộng lúa 46.826 12.508 33.924 93.258 Khoai mỡ 1.645 960 0 2.605 Khóm 0 8.570 0 8.570 Cây ăn trái 612 506 0 1.118 Tràm 17.620 8.552 5.651 31.823 Bạch đàn 22 1.699 0 1.721 Đất chuyên dùng 3.321 3.651 4.049 11.021 Sông / Kênh mương 1.093 - 163 - Đất thổ cư 435 380 2.839 3.654 Đất không dùng 3.897 153 18 4.068 Đất chua 33.931 14.320 - - Nguồn: Nhóm Nghiên cứu JBIC Không có số liệu chính xác của 3 làng trong khảo sát, tuy nhiên, chúng tôi được biết phần lớn diện tích là đất chua. Bảng dưới cho thấy sử dụng đất ở mỗi làng. Tràm và lúa chiếm phần lớn đất nhưng ở làng Mỹ Phước khóm cũng được trồng như lúa. Bảng 2-2-6 Sử dụng đất ở mỗi Làng trong Khảo sát (Dân số: theo người. Diện tích: theo ha) Tỉnh Long An Tiền Giang Đồng Tháp Huyện Thanh Hóa Tân Phước Tháp Mười Làng Thủy Tay Mỹ Phước Trường Xuân Tổng cộng của 3 tỉnh Tổng dân số 4.203 2.830 12.000 19.033 Lực lượng lao động 2.043 1.615 6.000 9.658 15 Như trên 19 Số hộ 923 652 1.928 3.503 Tổng diện tích 3.500 3.896 7.303 14.699 Ruộng lúa 1.621 73 2.982 4.676 - Một vụ 698 22 482 1.202 - Hai vụ 923 51 1.830 2.804 - Ba vụ 0 0 670 670 Khóm 0 1.757 0 1.757 Khoai mỡ 46 0 0 46 Cây trồng khác 12 50 0 62 Tràm 1.182 1.315 3.165 5.662 Bạch đàn 0 299 0 299 Đất thổ cư 30 22 - 52 Đất chuyên dùng 2.749 350 498 3.597 Kênh mương / Sông 50 - 35 - Đất không dùng 0 46 56 102 Nguồn: Nhóm Nghiên cứu JBIC Sử dụng đất của những hộ trong 3 làng khảo sát được trình bày dưới đây cho thấy hầu hết các hộ trông lúa hoặc / và Tràm. Lúa được trồng ở hầu hết các hộ không để ý đế kích thước đất sở hữu Tràm được ít nông dân có dưới 1 ha trồng nhưng được trồng bởi nhiều nông dân có 1 ha hoặc hơn. Bảng 2-2-7 Số Nông hộ trồng mỗi loại cây theo Kích thước đất (theo hộ) Dưới 1 ha 1 đến ít hơn 3 ha 3 đến ít hơn 5 ha 5 đến ít hơn 10 ha 10 ha hay trên Tổng cộng Hộ khảo sát 17 55 28 18 6 124 Lúa 11 40 20 10 4 85 Tràm 3 33 22 16 6 80 Khoai mỡ 0 3 5 2 0 10 Khóm 2 7 4 1 0 14 Cây khác 1 5 0 1 0 7 Nguồn: Nhóm Nghiên cứu JBIC Bảng 2-2-8 Diện tích bình quân Nông trại theo Kích thước đất (theo ha) Dưới 1 ha 1 đến ít hơn 3 ha 3 đến ít hơn 5 ha 5 đến ít hơn 10 ha 10 ha hay trên Tổng cộng Lúa 0,56 1,27 1,68 2,27 4,42 1,61 Tràm 0,27 1,01 1,82 4,05 11,6 2,61 Khoai mỡ 0 0,9 1,6 2,8 0 3,50 Khóm 0,7 1,67 2,8 5,0 0 2,77 Cây khác 0,2 0,7 0 1,0 0 0,67 Nguồn: Nhóm Nghiên cứu JBIC Thêm vào điều kiện đất, điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến canh tác nông sản. Đất trong khảô sát có 2 mùa: mùa nắng và mùa mưa. Mùa nắng từ tháng Mười hai đến tháng Năm và mùa mưa từ tháng Sáu 20 đến tháng Mười một. Nhờ hệ thống thủy lợi, độ acid đất thấp hơn trước. Tuy nhiên, độ acid trở nên cao hơn vào cuối mùa nắng, từ tháng Tư đến tháng Năm, và điều này ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Đặc biệt, khi giai đoạn sinh trưởng sớm của cây trồng rơi vào tháng Tư và thang Năm, độ acid có ảnh hưởng nghiêm trọng. Cũng vậy, như đã nêu ửo đọan 1-3, trong vùng Đồng Tháp Mười nơi tập trung đất chua, đất ngập từ 3 đén 4 tháng hay hơn từ tháng Tám đêsn tháng Mười một mỗi nămvì cao độ mực nước biển thấp. Do đó, thường không thể trồng các nông sản trong giai đoạn đó. Vài phần nông trại có đê bao ngăn lũ để nâng sản xuất đất, trong đê trồng lúa và khóm. Tuy nhiên, điều này khiến nông trại không thu được lợi ích của lũ là rữa acid trên đát mặt và đồng thời, mang đất phì nhiêu đến thay, hậu quả độ acid của đất vẫn tiếp tục cao và về lâu dài khả năng đất sẽ thoái hóa. Chúng tôi sẽ mô tả đặc điểm của các nông sản trồng trên đất chua. Lúa Để trồng lúa cần bón phân hóa học chứa lân mà đất chua thiếu và rải vôi trên đồng có hệ thống tưới tiêu tốt. Lúa có thể trồng 3 vụ trong năm. Tong vụ mùa thứ nhất, mạ đuợc cấy ngay sau lũ. Ở “vụ đông xuân” này quá trình từ gieo đến gặt hoàn tất chỉ trong 3 tháng rưởi vào giai đọan cuối tháng Mười đến tháng Hai. Điều kiện đất tương đối tốt vì lũ rửa trôi acid trên đất mặt và đồng thời đem đất phì nhiêu đến thay, kết quả năng suất cao từ 5 đến 6 tấn/ha. Ở vùng có hệ thống thủy lợi kém, chỉ trồng được “vụ đông xuân”. Tuy nhiên, vì chính phủ đã cải thiện mạng lưới thủy lợi, nhiều vùng có thể trồng hai vụ trong khi vùng một vụ giảm. Trong vụ mùa thứ hai, tức “vụ hè thu”, chỉ có thể trồng khi hệ thống thủy lợi tốt vì trong thời gian này độ acid đất trở nên cao hơn từ tháng Tư đến tháng Năm. Thu hoach lúa phải chấm dứt trước thang Tám, mùa lũ. Do đó, mạ đuợc cấy vào thời điểm khác nhau tùy vùng và nông trại từ cuối tháng Giêng đến tháng Tư. Năng suất vào khoảng tiừ 3 đén 4 tấn/ha, năng suất này thấp hơn đất thông thường vì bị ảnh hường bởi đát chua. Trong vụ mùa thứ ba, tức “vụ thu đông”, mạ được cấy vào cuối tháng Năm và thu hoạch vào tháng Tám. Vì là mùa mưa, công việc chỉ thực hiên ở nếu nông trại có đê bao quanh. Do đó hầu hết đất gần như không thể làm ba vụ một năm, ngoại trừ 670 ha đất ở làng Trương Xuân thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp ngoài các đất khảo sát. Khi nông dân làm “vụ thu đông”, “vụ đông xuân” và “vụ hè thu” phải xong càng sớm càng tốt, mạ cần được cấy ngay sau sau đó. Năng suất cỡ vụ hè-thu khoảng 4 tấn/ha. Điều này cho thấy trong khi trồng ba vụ sẽ cải thiện hiệu suất đất, đát có đê bao không thể hưởng lợi ích nào từ trồng ba vụ, hậu quả là đất thoái hóa do tăng tính acid. Khóm Khóm sinh trưởng tốt trên đất chua, nhưng đất phải thoát nước để trồng, nông trại cần làm đê bao. Đất không được lợi từ lũ và hơn nữa, lá và thân khóm không thể vùi vào đất do sinh khối thấp. Như vậy, về lâu dài, chúng tôi đoán trước trồng khóm sẽ làm thoái hóa độ phì nhiêu của đất. Có khoảng 8.600 ha nông trại khóm ở tỉnh Tiền Giang và chở đến nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, vài nông dân trồng nông sản như dưa hấu, khoai mỡ và cây ăn traấingy cả khi chúng được trồng trên lô đất nhỏ. Trồng rừng Tràm Tràm thích hợp với đất chua ẩm ướt và không đòi hỏi cải tạo đất. Tràm có thể trồng trên đât chua thoát nước kém. Trồng Tràm có chi phí hợp lý và không cần nhiều công sức để trồng. Hơn nữa, vì nhu cầu 21 cừ móng Tràm lớn, Tràm được trồng mạnh trong 3 tỉnh. Bảng 2-2-9 Sự phát triển của Diện tích Rừng Tràm (theo ha) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Long An 45.267 53.163 61.690 na 67.769 70.391 Tiền Giang 8.265 na na 10.500 na na Đồng Tháp 9.440 10.000 9.789 10.770 11.024 na Nguồn: Nhóm Nghiên cứu JBIC Tuy nhiên, dù không nêu trong bảng trên, giá thị trường của Tràm giảm sau khi đạt đỉnh cao từ năm 2004 đến 2004 và đồng thời giá lúa giảm. Do đó, nhiều nông dân đã chuyển từ Tràm sang các cây trồng khác kể cả lúa. Chính quyền cố gắng tìm cách tốt nhất đề duy trì rừng Tràm hiện có. Chính quyền đã lập hệ thống kiểm lâm để ngừa lửa rừng và kêu gọi không nên chuyển Tràm sang các cây trồng khác ở vùng rừng đã chỉ định. Các loại Rừng Tràm và Chủ của chúng Rừng Tràm có 3 loại: rừng phòng hộ, rừng chuyên dùng và rừng sản xuất. Bảng dưới đây cho thấy chi tiết. Rừng sản xuất có 85,6%, hoặc 72.096 ha của tổng diện tích rừng 84.245 ha ở 3 tỉnh. Chi tiết về những chủ rừng sản xuất ở Long An và Tiền Giang không rõ, tuy nhiên, dựa vào số liệu của tỉnh Đồng Tháp và phỏng vấn mỗi tỉnh, chúng tôi giả định hơn phân nửa rừng do nông dân làm chủ. Bảng 2-2-10 Các loại rừng Tràm ở 3 Tỉnh (theo ha) Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng chuyên dùng Hộ Cơ quan nhà nước Quân sự Ủy ban Nhân dân Tổng diện tích Long An 1.198 2.000 62.065 65.262 Tiền Giang 3.388 101 4.470 7.959 Đồng Tháp 2.624 2.839 2.733 1.892 825 113 11,024 Tổng cộng 7.110 4.940 72.096 84.245 Ghi chú: Số liệu ở Long An dựa vào Thống kê năm 2002; số liệu ở Tiền Giang năm 2000, số liệu ở ĐồngTháp năm 2004. Nguồn: Nhóm Nghiên cứu JBIC Các loại Rừng Tràm Hầu hết rừng được trồng Tràm cừ để làm cừ móng. Thông thường, Tràm trồng lần đầu được đốn làm cừ móng lúc 7 năm. Sau lần trồng thứ hai, Tràm trồng từ 5 đến 6 năm để làm cừ móng. Khác với Tràm làm cừ móng, trong 3 tỉnh khảo sát chỉ tỉnh Long An trồng 834 ha loại Tràm gió để trích tinh dầu. Hoàn cảnh Trồng Tràm Đây là hoàn cảnh riêng rẽ của những nông dân trồng Tràm. Bảng 2-2-11 Những Hộ Trồng Tràm và Diện tích trong 3 Làng Làng Tổng của 3 làng Thủy Tây Mỹ Phước Trường Xuân Tổng số hộ 3.503 923 652 1.928 - Hộ trồng rừng Tràm na na 151 788 - Diện tích trồng rừng Tràm 5.662 1.182 1.315 3.165 22 Nguồn: Nhóm Nghiên cứu JBIC Rừng Tràm được trồng bởi 80 trong 124 hộ khảo sát. Vì những hộ trong làng Trường Xuân đã trồng Tràm nhiều năm hơn những làng khác, nên vài nông dân trồng đến hơn 10 ha và diện tích trồng bình quân tương đối rộng hơn 5,33 ha. Tuy nhiên, ở các làng Thủy Tây và Mỹ Phước, sau chiến tranh nhiều người nhập cư và bộ đội phục viên bắt đầu trồng, diện tích trồng bình quân ít hơn 2 ha và phần lớn những hộ ở đó trồng ít hơn 3 ha. Bảng 2-2-12 Nét chính của 80 Hộ Trồng Rừng Tràm Làng Tổng của 3 làng Thủy Tây Mỹ Phước Trường Xuân Hộ khảo sát 124 42 42 40 - Hộ trồng rừng Tràm 80 27 30 23 Diện tích sở hữu bình quân (ha) 3,10 2,84 2,61 4,50 Diện tích rừng Tràm bình quân (ha) 2,61 1,15 1,81 5,33 - Dưới 1 ha (hộ) 22 7 11 4 - Từ 1 đến ít hơn 3 ha (hộ) 36 13 16 7 - Từ 3 đé ít hơn 5 ha (hộ) 12 7 0 5 - 5 ha hoăhc hơn (hộ) 10 0 3 7 Nguồn: Nhóm Nghiên cứu JBIC Qui trình trồng Tràm và Đặc điểm của Tràm Tràm đuợc thừa nhận là cây trồng về cơ bản ít đòi hỏi chi phí trồng và sức người. Nhiều hộ thường không chăm sóc đồng Tràm trừ lúc trồng và thu hoach. Tuy nhiên, khi mục đích trồng Tràm chuyển sang lấy cừ móng để bán, nhiều hộ bắt đầu làm liếp, rải phân, tỉa thưa cây con để thúc đẩy sinh trưởng và nâng phẩm chất rừng tốt hơn. ∗ Làm đất: Làm liếp và xẻ mương: Cách làm liếp và xẻ mương thông thường nhất là đắp đất làm liếp rộng từ 5 đến 6 m và cao từ 20 đến 50 cm, và đào mương rộng từ 1 đến 1,5 m giữa liếp. Điều này ngăn cây con ngấm trong nước acid quá nhiều giúp cây sinh trưởng. Hơn nữa, mương có thể rửa trôi nước acid và ngăn ngừa lửa. Tuy nhiên, lòng liếp là nơi trú ẩn của chuột vì liếp không để nước ngấm vào và giữ bình thường nhiệt độ và ẩm độ bên trong. Do đó, đất dễ bị chuột phá hại. ∗ Cày: Nông dân cày đất trước khi trồng cây con (hay hột). Vài nông dân vừa làm đất và cày nhưng vai người không làm gì hết ∗ Cây con: Trồng từ 25.000 đến 30.000 cây con trên ha. Khoảng cách cây là: @50×50cm, @50×70cm, @70×100cm, hoặc @70×70cm − Mua cây con: Nông dân mua cây con từ người bán cây con. − Mua hột: Vài người mua hột và trồng thành cây con nhưng vài người gieo trực tiếp hột vào đất. − Gieo hột thu được trong đất của họ: Vài người mua hột và trồng thành cây con nhưng vài người gieo trực tiếp của hột vào đất. − Để cây đến lớn: Sau thu hoạch, hột rơi xuông và gốc cây sẽ nảy mầm và nông dân để trồng. 23 ∗ Bón phân: Hiện nay, ngày càng nhiều nông dân phun phân bón lên rừng để thúc sinh trưởng của cây. Thường, phân bón đuợc phun từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nông dân theo cách trồng cổ truyền, họ không dùng phân bón gì cả. Hoặc, vài nông dân sau cùng bỏ dùng phân bón vì giá phân bón tăng và giá bán Tràm hiện có xu hướng giảm. ∗ Phun nông hóa phẩm: Nếu nông dân phun nông hóa phẩm, họ thường phun trên lá trong năm thứ nhất. Nhiều người không phun nông hóa phẩm gì hết. Lý do vì sao nông dân không phun ở năm thứ 2 vì rừng quá cao nên họ không thể phun. ∗ Tưới tiêu: Trong hầu hết trường hợp, tưới tiêu không cân thiết vì nông dân để cây đến lớn. ∗ Tỉa thưa: Nông dân tỉa thưa rừng nhiều lần đén mật độ rừng Tràm khoảng 10.000 khi sinh trưởng đầy đủ. Cây rừng được tỉa thường dùng làm nhiên liệu cho hộ. Tuy nhiên, nhiều người không tỉa thưa và để rừng chọn lọc tự nhiên. Đồng thời lúc tỉa thưa rừng nông dân lọai bỏ cỏ dại mọc leo quanh cây rừng. Điều này cải thiện phẩm chất rừngnhưng nhiêu hộ vẫn không làm. ∗ Ngăn lửa rừng: Chính quyền địa phương ghi nhận dấu hiệu lửa khi Tràm dễ cháy và phương thức nông nghiệp cắt-và-đốt (du canh) chuyển sang trồng vụ khác tăng lên có thể gây ra lửa rùng. Điều này tùy thuộc vào vùng nếu nông dân thu được lệ phí. ∗ Thu hoạch: Hầu hết nông dân bán Tràm cho nguồi môi giới theo ha, và người môi giơi đốn cây. Vài nông dân tự đốn rừng và bán rừng theo số lượng họ muốn. Vận chuyển bằng tàu trên nước rẻ hơn vận chuyển trên đất liền nên trong hầu hết các trường hợp, Tràm được chở bằng tàu trên kênh rạch. Nhiều nông dân đốn và bán rừng trong mùa mưa khi kênh rạch đầy nước kể cả các mương trong rừng Tràm. Do đó, điều này cho thấy ở mùa mưa, dễ vận chuyển nhưng khó bán cây cao giá trong khi ở mùa nắng khó vận chuyển nhưng có thể bán cây giá cao hơn. Đây là biểu đồ cho thấy sự khác biệt về chi phí trồng giữa canh tác hiện đại và phương pháp cổ truyền chỉ có nông dân trồng và thu hoạch. Khi nông dân chăn sóc Tràm tốt, chi phí gấp 20 lần chi phí nông dân không chăm sóc Tràm. Bảng 2-2-13 Khác biệt về Chi phí Canh tác (Trường hợp mẫu) Qui trình Canh tác Những hộ làm trọn qui trình (mẫu) Những hộ hầu như không làm gì cả (mẫu) Chuẩn của OXFAM Làm liếp 4.000.000 0 2.000.000 Cày Gồm trong mục 1 trên 0 1.500.000 Làm đất Xẻ mương Gồm trong mục 1 trên 0 Gồm trong mục 2 trên Trồng Mua cây con 1.500.000 0 1.500.000 24 Qui trình Canh tác Những hộ làm trọn qui trình (mẫu) Những hộ hầu như không làm gì cả (mẫu) Chuẩn của OXFAM Trồng lại 1.000.000 584.000 1.000.000 Bón phân 840.000 0 700.000 Năm thứ nhất Phun nông hóa phẩm 300.000 0 0 Bón phân 942.000 0 700.000 Năm thứ 2 Tỉa thưa 350.000 0 0 Bón phân 984.000 0 600.000 Năm thứ 3 Tỉa thưa 350.000 0 0 Năm thứ 4 Bón phân 0 0 0 Năm thứ 5 và sau đó Thu hoạch 0 0 Tổng chi phí 10.266.000 584.000 8.000.000 Nguồn: Nhóm Nghiên cứu JBIC Đây là biểu đồ cho thấy có bao nhiêu miếng (hoặc bao nhiêu %) đất được dùng trồng Tràm ở mỗi qui trình canh tác. Table 2-2-14 Thực hiện Qui trình Canh tác bởi các Hộ Khảo sát (Miếng và Phần trăm đất) Làng Tổng của 3 làng Thủy Tây Mỹ Phước Trường Xuân Đơn vị Miếng đất % Miếng đất % Miếng đất % Miếng đất % Hộ 80 27 30 23 Miếng đất ở vùng canh tác 103 100 36 100 32 100 35 100 Diện tích canh tác bình quân 2,61 0,61 1,81 5,33 Làm đất 73 70,9 31 86,1 22 65,6 21 60,0 Mua hột / cây con 85 82,5 32 88,9 27 75,0 26 74,3 Trồng lại cây con 91 88,3 34 94,4 31 96,9 26 74,3 Thêm cây 20 19,4 5 13,9 5 15,6 10 28,6 Bón phân 70 68,0 25 69,4 26 72,2 19 54,3 Phun nông dược 52 50,5 24 66,7 16 50,0 12 34,3 Tưới tiêu 12 11,7 0 0 3 9,4 9 25,7 Tỉa thưa 61 59,2 29 80,6 25 78,1 7 20,0 Ngừa lửa rừng 19 18,4 0 0 15 46,9 4 11,4 Nguồn: Nhóm Nghiên cứu JBIC Làm đất, mua và trồng cây con được thực hiện ở nhiều nông trại. Bón phân, phun nông dược, và tỉa thưa thường ít làm, nhưng nay được thực hiện trong hơn phân nửa nông trại. Sự cố gắng to lớn này nhằm cải thiện phẩm chất gỗ và rút ngắn thời gian canh tác cho thấy nông dân kỳ vọng thu được nhiều từ Tràm. 25 Đây là chi phi canh tác bình quân. Bảng 2-2-15 Chi phí Canh tác bình quân (theo VND) Village Tổng của 3 làng Thủy Tây Mỹ Phước Trường Xuân Làm đát 2.732.460 2.140.484 4.345.236 1.937.174 Mua hột / cây con 1.479.379 1.280.859 1.212.216 2.000.355 Trồng cây con 393.884 320.539 450.395 592.076 Thêm cây 206.739 478.333 196.000 76.311 Bón phân 1.062.328 1.422.257 921.550 781.382 Phun nông dược 190.361 203.950 235.560 193.719 Tưới tiêu 911.382 0 315.385 2.522.014 Tỉa thưa 680.678 631.226 1.075.609 288.571 Ngừa lửa rừng 55.126 0 35.143 130.682 Tổng chi phí bình quân*2 5.052.550 4.910.323 6.343972 4.004.236 Tổng chi phí bình quân ở mỗi qui trình*3 7.712.337 6.477.648 8.787.094 6.222.284 *1: Như trình bày ở bảng 2-2-14 trên, tùy miếng đất thực hiện qui trình. Do đó, để biết chi phí bình quân của mỗi qui trình, chúng tôi chia chi phí của mỗi qui trình không cho tổng số miếng đất nhưng cho số miếng đất được thực hiện qui trình. *2: Tổng chi phí bình quân: Tổng chi phí của mỗi qui trình được chia cho tổng số miếng đất. *3: Tổng chi phí bình quân của mỗi qui trình: Tổng chi phí của mỗi qui trình được chia cho số miếng đát được thực hiện qui trình. Nguồn: Nhóm Nghiên cứu JBIC Sản phẩm của Rừng Tràm Mật ong: Không có nông dân sản xuất mật ong ở làng khảo sát. Nhưng mật ong lấy từ Tràm được xem có phẩm chất tốt và cao giá. Mặt khác, dân đốt thuốc lá để tự bảo vệ đối với ong khi họ thu mật. Một trong những nguyên nhân của lửa rừng là thuốc lá có thể tiếp xúc với Tràm gây cháy dễ dàng. “Cỏ bàng”: Cỏ bàng mọc như buội rậm dưới rừng Tràm hay đất chua. Vài nông dân phơi khô chúng làm chổi hay đồ thủ công.để thêm thu nhập. Trong cuộc khảo sát, nông dân làng Mỹ Phước dùng cỏ này làm đồ thủ công. Dầu thơm: Dầu thơm không thể trích tử Tràm làm cừ móng ở các nông trại khảo sát. Trong những hộ khảo sát, vài nông dân ở tỉnh Long An trồng Tràm để lấy dầu nhưng lượng trích rất ít. Giá bán Tràm Thường nông dân bán Tràm cho thương lái theo ha và thương lái theo dõi sự thu hoạch và vân chuyển. Lú thu hoạch, sau khi tỉâ thưa, số cây bình quân trên mỗi ha từ 7.000 đén 10.000. Giá bán thường từ 70 đến 100 triệu VND (khoảng từ 4.430 đến 6.330 USD) mỗi ha cho đến năm 2002 nhưng giá đã giảm và hiện được biết từ 40 đến 50 triệu VND (khoảng từ 2.500 đến 3.160 USD). 26 Ngay ở thời điểm giá đạt đỉnh cao, một hộ bán Tràm 15 triệu VND mỗi ha. Một hộ khác bán Tràm được 60 triệu VND năm 2004. Phần lớn, giá bán chung trong khoảng từ 30 đên 40 triệu VND trong năm 2003 đến năm 2004. Giá dao động lớn do phẩm chất gỗ nhưng thiếu thông tin về yếu tố khác. Vài nông dân than phiền họ thường chỉ lấy thông tin về giá Tràm từ thương lái hay láng giềng, và thương lái thường ép giá. Trên tổng thể, giá đang giảm và khong còn nghi ngờ gì nữa giá sẽ tiếp tục giảm. Nơi học Kỹ thuật Trồng Tràm Chúng tôi đã đề cập phương pháp trồng Tràm từ phương pháp cổ truyền đã thay đổi. Vì thế, phương pháp nào được nông dân chấp nhận? Ví dụ, kỹ thuật trồng lúa và các giống lúa được thông tin cho mỗi nông hộ qua các buổi hội thảo tập huấn đươc. vài viện tổ chức như trung tâm hỗ trợ nông nghiệp. Tuy nhiên, không có nơi chuyên môn để lấy thông tin về Tràm. Vài người viếng nông trại được tiếng tốt ở tỉnh Long An như trung tâm trồng Tràm, và vài người khác chờ lớp tập huấn về trông Tràm trong những vùng mà NGO của OXFAM quốc tế tích cực thực hiện chương trình hỗ trợ16 trồng Tràm. 2-2-3 Sản xuất Nông trại Chúng tôi đã mô tả việc sử dụng đất chua và những sản phẩm chính trồng ở đất chua là Tràm và lúa cùng với các sản phẩm khác như khóm và khoai mỡ. Dựa vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi sẽ so sánh Tràm với 3 sản phẩm khác về chi phí canh tác, thị trường, lợi nhuận và ảnh hưởng môi trường. Những Hộ nghĩ thế nào về Trồng rừng Tràm Chúng tôi đã hỏi 80 hộ canh tác Tràm họ sẽ làm gì với diện tích trồng Tràm. Đây là trả lời của họ (Được trả lời nhiều cách). − 3 hộ: “Tăng diện tích Tràm”. Lý do: “Tràm không cần nhiều sức, nên thích hợp với chúng tôi không đủ sức người”. “Sau khi trồng một lần có thể thu hoạch nhiều lần”. “Tôi tin giá Tràm sẽ tăng dù hiện nó đang giảm”. − 11 hộ: “Đốn và trồng những cây trồng khác”. Lý do: “Nhũng cây trồng khác có nhiều lợi nguận hơn” (9 hộ). “Theo kế hoạch sử dụng đất của chính quyền” (3). − 58 hộ: ”Giữ nguyên hiện trạng”. Lý do: “Không đủ tiền để chuyển sang những cây trồng khác” (13). “Không đủ lao động để trồng nhũng cây trồng khác” (9). “Điều kiện đất xấu không cho phép chúng tôi trồng những cây trồng khác” (7). “Bằng lòng với cuộc sống hiện tại: (10). “Theo kế hoạch sử dụng đất của chính quyền” (3). “Láng giềng đã trồng Tràm rồi” (2). “Muốn thu lại tiền đầu tư. Tiền lãng phí mất trước khi chúng tôi thu hoạch” (5). “Không đủ đất để trồng những cây trồng khác” (2). 16 Về chi tiết, xem đoạn 2-4-2. 27 Các lý do khác (4). − 9 hộ: “Tùy theo giá”. Lý do: n/a Như đã nêu trên, hầu như không có hộ nào nghĩ sẽ tiếp tục canh tác Tràm dựa vào những lý do chính đáng. Chúng tôi cũng thấy những hộ đó ít sức người và tiền của, hoặc những hộ khác có đất với điều kiện xấu không còn lựa chọn nào ngoài tiếp tục trồng Tràm. Nhưng đồng thời, điều nay hàm ý ngay cả những hộ có ít lao động và tài trợ hay điều kiện đất xấu, Tràm có thể trồng được trong khi không thể trồng những cây trồng khác. Chúng tôi cũng hỏi nếu bỏ trồng Tràm và trồng những cây trồng khác, họ thích loại nào trong các cây trồng khác đó (Được trả lời nhiều cách). Những câu trả lời là: L._.ử nghiệm kinh tế). − Công dụng của vỏ Tràm. Để tối đa hóa khả năng thu nhập từ cây Tràm với những vấn đề nêu trên, cần phát triển nghiên cứu về những cách sử dụng hữu hiệu của vỏ tràm cũng như của gỗ vụn cho nhiên liệu, gỗ băm, than, phân hữu cơ, trồng nấm .v.v.. (6) Lập dự án trồng rừng và kỹ thuật Trong phương pháp trồng rừng Tràm hiện nay đã được mô tả ở chương trước, cho thấy là người dân có khuynh hướng thích trồng với mật độ dầy để có nhiều cây và cây thẳng. Phương pháp này thích hợp với việc sản xuất gỗ cừ, nhưng không phù hợp với đồ gỗ vì đường kính thân cây quá nhỏ. Để cung cấp gỗ Tràm cho tương lai, cây Tràm phải có đường kính khoảng 20 cm trở lên. Cần từ 14 đến 15 năm để Tràm đạt đường kính như thê. Thật vậy, ở Thái Lan và một phần Đồng bằng sông Cửu Long, rừng Tràm đường kính khoảng 20 cm đã được trồng, nhưng không có nơi nào trên thế giới Tràm được trồng theo mục đích trên ở quy mô lớn để làm đồ gỗ nội thất. Do đó, kỹ thuật trồng rừng mới và kế họach trồng phải được xây dựng cụ thể. Thêm vào đó, kỹ thuật tỉa thưa cây trong quá trình sinh trưởng để lấy gỗ băm cũng phải được nghiên cứu kỹ càng về tính kỹ thuật và chi phí. 5-3-3 Nghiên cứu và Phát triển Tràm cho Thị trường Mới. (7) Đồ gỗ nội thất Nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất Việt Nam nghĩ rằng Tràm quá nhỏ để làm đò gỗ nội thất và chúng đòi hỏi chi phí đắc như cừ, và do đó chúng không đáng quan tâm để bắt đầu thử nghiệm hay tìm kiếm thị trường mới. Một công ty sản xuất đồ nội thất chấp nhận yêu cầu của chúng tôi là làm thử sản xuất bằng các mẫu gỗ Tràm, lúc đầu họ cho là gỗ Tràm không thích hợp, nhưng khi họ đã biết qua thử nghiệm rằng gỗ Tràm rất tốt cho đồ gỗ nội thất, và họ đánh giá cao chất lượng gỗ Tràm và muốn thực hiện thử nghiệm về hiệu qủa kinh tế ở quy mô nhất định. Tuy nhiên, hầu hết những nhà sản xuất đồ gỗ nội thất Việt Nam không có kinh phí Nghiên cứu và Phát triển (R&D) về vật liệu mới. Một số it có nguồn tài trợ và khả năng kỹ thuật đủ để thực hiện nghiên cứu và phát triển nhưng đòi hỏi phải có thời gian. Phía địa phương thì sản xuất không có tổ chức, họ tùy thuộc thị trường và điều chỉnh việc canh tác theo thị trương xây dựng, ở đây chỉ có các nhà máy cưa sản xuất gỗ xẽ. Để thương mại hóa rừng Tràm và vật liệu mới, khi mà thị trường thì chưa hình thành và còn nhiều điểm chưa rõ ràng, cách nhanh nhất và hữu hiệu nhất là nếu nhiều nhà sản xuất đồ gỗ nội thất cùng tham gia sản xuất thử bằng nguyên liệu gỗ Tràm. Cùng lúc đó, nếu phía địa phương cũng tham gia sản xuất và xây dựng hệ thống cung cấp nguyên liệu ván cho nhà sản xuât đồ gỗ vởi nguyên liệu cây Tràm có đường kính nhỏ, thì sau đó thị trường mới có thể vận hành. 83 (8) Công nghiệp Giấy và bột giấy Tình trạng trên cũng được khảo sát trong công nghiệp giấy và bột giấy. Kết quả Thử nghiệm hiệu qủa kinh tế đã tiến hành tại một nhà máy giấy Việt Nam theo yêu cầu của Oji Paper chứng tỏ rằng Tràm hầu như có cùng đặc điểm với keo và chúng đủ để dùng trong công nghiệp nầy. Tuy nhiên, để cho Tràm được sử dụng phổ biến làm gỗ bột giấy ở Việt Nam, cần có những công ty giấy và bột giấy nội địa tham gia tiến hành Thử nghiệm hiệu quả kinh tế ở nhà máy của họ, đặc biệt những nhà máy nằm trong vùng lân cận Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, giống như các nhà sản xuất đồ gỗ nội thất nêu trên, những công ty giấy và bột giấy nội địa không có kinh phí và khả năng kỹ thuật đủ để thực hiện Nghiên cứu và Phát triển (R&D). 5-3-4 Đời sống tốt hơn cho Nông dân Để dự án trồng rừng cải thiện đời sống tôt hơn cho nông dân, các vấn đề sau cần được quan tâm. (9) Thu nhập bảo đảm Như thảo luận ở chương 2, ba điểm sau đây đã tìm thấy: − Tràm khó được thay thế bởi cây trồng hoặc sản phẩm khác về tính ưu việt trong thích nghi với đất phèn (chua) và chi phí canh tác thấp; − Mặt khác, cần từ 5 đến 7 năm nông dân mới có thu nhập từ việc bán Tràm. Đây là điểm yếu của việc trồng Tràm; − Nếu Tràm bán cho việc sử dụng mới như gỗ băm hay nguyên liệu sản xuất đồ nội thất, có khả năng giảm thu nhập của nông dân. Để có thể trồng Tràm, cần phải tăng thu nhập cho nông dân từ các nguồn khác. Các vấn đề sau cần được quan tâm. ¾ Phát triển hệ thống canh tác thích hợp cho vùng được trồng rừng: Để giúp nông dân có được thu nhập ngắn hạn, cần hướng dẫn cho họ biết những kỹ thuật thích hợp (như canh tác, nuôi trồng thủy sản, nhân giống) ngòai kỹ thuật trồng Tràm. Ngòai ra cũng phải tập huấn cho họ phương pháp canh tác với chi phí thấp và thích hợp cho các loại đất. ¾ Nghiên cứu các họat động khác nhằm tăng thu nhập: Có thể tăng thu nhập từ rừng Tràm bằng cách làm than, chưng cất dầu Tràm, nuôi ong lấy mật, và trồng nấm.v.v.. được mô tả ở Chương 3. (10) Hệ thống tài chính Để chuyển rừng trồng hiện tại sang rừng trồng thích hợp với công nghiệp mới, cần có hệ thống tài chính tương ứng hỗ trợ. (11) Thông tin Hiện thời, nông dân biết thông tin trên thị trường và giá thông qua người môi giới (thương lái). Họ không có bât kỳ thông tin nào để biết phương pháp trồng rừng Tràm hiệu quả. Về quyền tự chủ của nông dân, những loại thông tin này phải được ưu tiên quảng bá bởi bất cứ hệ thống nào. (12) Tổ chức Hiện thời, không có tổ chức chính qui nào hỗ trợ cho nông dân tham gia trồng rừng Tràm, và do đó, họ trồng cây trong mảnh đất nhỏ từ 1 đến 3 ha của họ với sự thận trọng Cách này không thích hợp cho trồng rừng thương mại. Đối với trồng rừng thương mại của nông dân, cho nông dân, và vì nông dân, thì bất kỳ tổ chức đặc biệt nào hỗ trợ cho họ cũng rất cần. Dĩ nhiên, ý muốn của họ phải được tôn trọng. 84 (13) Bảo đảm nguồn lao động Trong trồng rừng, cần nhiều sức người cho lúc tỉa thưa và bón phân. Một số nông dân di chuyển từ nơi này đến nơi khác bỏ trống đất của họ và lại chuyển đến nơi khác. Người nghèo như vậy, người có đất dưới 1 ha hay người không có đất, kiếm sống chủ yếu dựa vào bán sức lao động trong công việc đồng áng. Để chấm dứt thất thóat nguồn lao động nông thôn, cần quan tâm tạo ra nhiều cơ hội và việc làm cho nhũng người này bằng cách cung cấp công việc qua kế họach trồng rừng, các họat động-dịch vụ liên kết, và nhũng công việc sản xuất khác. 5-9 Trung tâm xúc tiến chương trình trồng Tràm Vai trò cơ bản của Trung tâm là thiết kế dự án khả thi và thực hiện dự án để bảo đảm tăng trưởng kinh tế liên tục trên vùng đất chua phèn của Đồng bằng sông Cửu Long, dựa vào sự phát triển thị trường mới cũng như bảo đảm việc trồng rừng Tràm nguyên liệu. 5-4-1 Trung tâm gồm bốn bộ phận khác nhau sau đây: (ア) Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển cho nhũng ứng dụng mới đối với cây Tràm; (イ) Bộ phận Hỗ trợ cho kỹ thuật và quản lý trồng rừng; (ウ) Bộ phận Hỗ trợ cho hệ thống phân phối và công nghiệp liên quan đến Tràm (đồ gỗ, vật liệu xây dựng, và giấy & bột giấy); (エ) Bộ phận Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống nông nghiệp mới Những phần sau đây mô tả các họat động của mỗi bộ phận. (14) Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển cho nhũng Ứng dụng mới đối với Tràm Như đã mô tả trong phần 5-1-2, cần các nghiên cứu sau đây: Sản phẩm gỗ xẻ (cho đồ nội thất): điều khiển thời gian trong quá trình làm khô (sấy); làm gỗ xẻ, dùng hiệu quả gỗ vụn (nhiên liệu, gỗ băm, than, trồng nấm, v.v…); Gõ dán: kỹ thuật làm khô ván rời, tác nhân làm khô bằng cách sử dụng, điều kiện ép hơi nóng, dùng hữu hiệu lõi gỗ dán, sản xuất gỗ dán theo mục tiêu sử dụng và phẩm chất (được đánh gíá bởi Thử nghiệm hiệu qủa kinh tế); Giấy bồi: làm khô gỗ băm, dán bằng theo cách ứng dụng, điều kiện ép hơi nóng, sản xuất PB theo cách ứng dụng và phẩm chất (được đánh gíá bởi Thử nghiệm hiệu quả kinh tế), ứng dụng vỏ Tràm. Bộ phận này lập hợp đồng R&D với công ty đồ gỗ nội thất ở Việt Nam đế thực hiện các nghiên cứu cũng như kết hợp với chính quyền Việt Nam. Công ty sản xuất đưa mẫu yêu cầu để phát triển thành công sản phẩm và xúc tiến đưa gỗ Tràm vào thị trường, lưu giữ kết quả như nguồn dữ liệu để chia xẻ với Trung tâm cũng như những công ty khác tham gia vào dự án. Bộ phận thiết lập hệ thống dữ liệu nhằm có thể truy cập được từ các công ty đồ gõ nội thất tham gia mạng lưới. Hệ thống như thế được dùng trong những công ty như dữ liệu hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện công việc giao dịch với khách hàng nước ngoài Trong cùng cách thức như trên, Bộ phận này xây dựng hợp đồng R&D với những công ty giấy & bột giấy Việt Nam. Các công ty tiến hành cùng thử nghiệm để thương mại hóa (Thử nghiệm hiệu qủa kinh tế) giống như theo yêu cầu của Ọji Paper trong khảo sát này. Qua quá trình này, Bộ phận tiếp tục xúc tiến các họat động dùng Tràm làm gỗ bột giấy. Kết quả thử nghiệm sẽ được dùng làm dữ liệu chia xẻ với Trung tâm. Trung tâm sẽ cung cấp dữ liệu này cho khách hàng 85 nước ngoài có tiềm năng để chủ động tìm khả năng xuất khẩu. (15) Bộ phận Hỗ trợ cho Kỹ thuật và Quản lý Trồng rừng Trên thế giới, chưa có ví dụ về trồng rừng dùng gỗ Tràm như nguyên liệu làm đồ gỗ nội thất, làm đồ gỗ, và công nghiệp giấy & bột giấy. Thật vậy, có một ví dụ mà FSSIV đã tốn ba năm thực hiện từ năm 1997, nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật của JICA, một số kỹ thuật đã được khuyến cáo rộng rãi, cũng như kiến thức thực nghiệm thu được từ dự án “trồng rừng dựa theo môi trường” đang tiến hành ở tỉnh Cà Mau. Nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về kỹ thuật và quản lý liên quan đến “trồng rừng phục vụ thị trường, hoặc trồng rừng thương mại”, nhằm để thỏa mãn những mục tiêu mới đã được đặt ra. Do đó, Bộ phận nầy nhắm vào giải quyết những vấn đề như thế cũng như thiết kế và thực hiện dự án trồng rừng thương mại đồng thời cũng quan tâm đến cải thiện sinh kế cho nông dân. Do đó, hoạt động phải thực hiện của Bộ phận có thể liệt kê như sau. Chọn giống Tràm có hình dáng và đặc điểm sinh học thích hợp cho những ứng dụng khác hơn làm cừ trong hơn 20 loài Tràm hiện có ở Việt Nam. Xây dựng phương pháp nhằm thay đổi Tràm đường kính nhỏ hiện có được trồng rất gần nhau sang Tràm có đường kính lớn hơn. Tìm hiểu một hệ thống trồng rừng có chi phí sản xuất càng thấp, xem xét hệ thống thích hợp cho mỗi mục tiêu sử dụng. ¾ Nghiên cứu vấn đề kỹ thuật và kinh tế thích hợp với hệ thống trồng rừng nhắm vào trồng Tràm có đường kính lớn và tận dụng cây mảnh khảnh làm gỗ băm; và ¾ Nghiên cứu từng qui trình của hệ thống trồng rừng thích hợp cho mỗi cách sử dụng mới như đồ gỗ và gỗ băm: chuẩn bị lô đất, mật độ trồng rừng, tỉa thưa, lượng và thời biểu áp dụng phân bón và nông dược, phương pháp thu hoạch (thời gian đốn), v.v… Nghiên cứu hệ thống kinh tế (kinh tế nông hộ) cho nông dân tham gia trồng rừng cho cách sử dụng mới. ¾ Lập hệ thống tài chính thích hợp cho trồng rừng Tràm trên quan điểm chi phí và thơi biểu thu họach; ¾ Xây dựng và in ấn “Sổ Trồng rừng” để quản lý và đánh giá họat động của nông dân; và ¾ Lập nhóm kiểm tra – đánh giá về sữ dụng kinh phí của nông dân và theo dõi “Sổ Trồng rừng”, trao đổi với từng nhóm nông dân và được quản lý tài chính trên cơ sở cộng đồng. (3) Bộ phận Hỗ trợ cho Hệ thống Phân phối và Công nghiệp liên hệ đến Tràm Bộ phận này có trách nhiệm phân phối nguyên liệu từ lô Tràm trồng ở Đông bằng sông Cửu Long đến vùng tiêu thụ lớn, hay là thành phố Hồ Chi Minh, theo nhu cầu (phẩm và lượng) của mỗi nhà máy và hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan với hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng, được xây dựng trong vùng sản xuất nguyên liệu. (4) Bộ phận Phát triển & Hỗ trợ cho Hệ thống Nông nghiệp Mới Bộ phận này phát triển và nghiên cứu hệ thống canh tác, giúp nông dân có được thu nhập bảo đảm trong khi tham gia trồng rừng Tràm. Có hai loại nông dân được đề cập trong trường hợp này: • Nông dân có đất trồng Tràm từ 1 đến 5 ha: Bộ phận phát triển và hỗ trợ giúp họ xây dựng các hệ thống canh tác phù hợp để họ có thể có thu nhập đảm bảo khi trồng rừng. • Nông dân nghèo không đất hay có đất dưới 1 ha, cả hai chủ yếu được mướn từng ngày: Bộ phận nầy sẽ cung cấp cho những người này cơ hội để có việc làm và phát triển hay hỗ trợ để 86 họ định cư. Những họat động này nhằm bảo đảm nguồn lao động cho việc trồng rừng và những công việc liên hệ khác. Để hoàn thành các vấn đề trên, phải thực hiện các họat động sau: Phát triển hệ thống canh tác gồm nhiều nông sản khác hơn trồng rừng, chọn giông, và nuôi trồng thủy sản: lập một qui trình thích hợp với đất chua phèn; một hệ thống khuyến Nông-Lâm-Ngư và hướng dẫn kỹ thuật (cộng tác với trung tâm khuyến nông, hội nông dân, hay tương tự). Tăng cừơng thu nhập bổ sung từ rừng Tràm bằng cách phát triển và hỗ trợ việc chưng cất tinh dầu Tràm, nuôi ong lấy mật, trồng nấm, làm than; phát triển sản phẩm mới và thị trường tương ứng và lập hệ thống giúp đỡ, hỗ trợ kỹ thuật (cộng tác với trung tâm khuyến nông, câu lạc bộ nông dân, hội nông dân, và tương tự). Một ví dụ về việc tạo ra sản phẩm mới là dùng tro lá Tràm (sau khi chưng cất tinh dầu) làm phân bón. 5-4-2 Cung cấp Tài chính cho Nông dân và Tổ chức Nông dân Nông dân tham gia vào dự án trồng rừng, cho đến nay đã được thực hiện ở nhiều nơi, có thể nhận đươc vốn hỗ trợ từ ngân hàng thông qua “Sổ Trồng rừng” của họ. Vì vậy nông dân phải viết tất cả dữ liệu và thông tin về họat động của họ liên hệ đến việc trồng rừng vào trong sổ nầy. Những hoạt động này gồm có mua cây con, trồng cây, đấp đất, chăm sóc, phòng cháy, bán, v.v… Tất cả nông dân có Sổ Trồng rừng có thể nhận vốn và trả vốn và lãi từ một ngân hàng như VBARD. Dự án này đòi hỏi một chương trình làm việc chặc chẽ để quản lý vốn vay của nông dân và một đánh giá chính xác và khách quan về kết quả trồng rừng của họ. Như thảo luận ở phần 2-2-4 của Chương 2, những Xã trong dự án đã có kinh nghiệm trong quản lý tín dụng nhỏ, và do đó chương trình làm việc sau đây có thể được xem như dựa vào kinh nghiệm của họ. (1) Quản lý vốn của nông dân: Chi nhánh (của VBARD) trong tỉnh và xã có trách nhiệm sau cùng về quản lý toàn bộ tài chính; mỗi cấp quản lý được công nhận bởi một ban quản lý tài chính (vốn) mới lập (hoặc bởi ban hiện có) hay được ủy quyền cho một đoàn thể quần chúng như hội phụ nữ và hội nông dân. • Ghi chép Sổ Trồng rừng • Ủy ban (hay đoàn thể) chuyên trách quản lý tài chính là một nhóm nhỏ (mỗi nhóm xấp xỉ từ 10 đến 20 nông dân) và trưởng nhóm có trách nhiệm về họat động của nông hộ và ghi tiến độ và nhận xét vào Sổ Trồng rừng. • Ban chỉ đạo dự án trồng Tràm xem và kiểm tra các ghi chép của mỗi Sổ Trồng rừng cũng như họat động của trưởng nhóm. Thêm vào đó, Ban chỉ đạo dự án kiểm tra thường xuyên hoạt động và công việc của Ban quản lý tài chính. Dựa vào hệ thống quản lý tài chính nêu trên, cơ bản tổ chức của nông dân có thể quản lý được. Ở hoàn cảnh hiện tại hầu hết nông dân trồng rừnng ở diện tích nhỏ, như đã thảo luận, trồng rừng thương mại không thể làm như vậy. Tuy nhiên, có thể chắc rằng một diện tích đủ lớn để có thể trồng rừng thương mại nếu những ruộng trồng nhỏ được xem như một phần của vùng trồng rừng lớn. Rất may là đất chua phèn thường phân bố tập trung từng cụm và nằm rãi rác khắp Đồng bằng sông Cửu Long. Hai kiểu hợp tác (dạng nông dân hợp tác) dưới đây được đề nghị để tổ chức nông dân: Công ty quốc doanh (nông trường): Công ty mua đất của nông dân và nông dân trở nên nhân viên của công ty. Hội sản xuất (công ty cổ phần): Đây là dạng thương mại, gặp ở Việt Nam. Nông dân trở nên cổ đông 87 bằng cách mua một lượng cổ phiếu mà không phải bán đất của họ. Công ty kinh doanh nông dược và phân bón, cung cấp cho nông dân, hướng dẫn kỹ thuật và thông tin liên hệ đến công việc, và bán sản phẩm ở lượng lớn. Về công nghiệp rừng, sửa soạn đất và đốn cây có thể hợp tác làm việc với chủ máy cho thuê mướn. Xem xét những điều kiện trên, các vấn đề sau đây cần quan tâm để tố chức nông dân và tài chính nông dân: − Họp nông dân có trồng rừng kế nhau thành nhóm; − Mướn máy làm đất và đốn cây của tư nhân hay nhóm. Đơn vị nhóm tùy thuộc quyết định của nông dân; − Cung cấp cho nông dân các hướng dẫn kỹ thuật ở xã hoặc nhóm. Hệ thống này được thành lập bởi sự thảo luận giữa Ủy ban Nhân dân, các trưởng làng, cộng đồng quần chúng mỗi làng, ngân hàng, và tương tự. 5-10 Kinh phí Dự kiến của Dự án Trung tâm xúc tiến dự án trồng Tràm là một đơn vị có vai trò chuẩn bị cho sự hoàn thành suông sẻ của tòan bộ dự án (dự án trồng rừng và các họat động-công nghệ liên quan). Dưới đây là các tiêu chí đánh gía mức độ thành công của dự án cũng như chi phí dự tóan tương ứng, dựa trên khảo sat mới nhất của chúng tôi. Với dự án trồng rừng bằng vốn vay Nhật (Yen Loan), là một phần của tòan bộ chương trình Tràm, nét chính được mô tả ở phần 5-2-2. Chi phí của các dự án khác (phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển công nghệ chế biến gỗ.v.v...) không đề cập trong báo cáo này. Chi phí nầy sẽ được Trung Tâm tính tóan sau nầy, dựa vào các khảo sát chi tiết và giá tại thời điểm đó. 1-4 Kinh phí cho Trung tâm xúc tiến dự án trồng Tràm (16) Giai đoạn I (năm 2007 & 2008) đơn vị: USD Mục Lượng Chi phí R&D (thử nghiệm & mẫu tại xưởng) − 1. Đồ gỗ nội thất: 20 công ty x 5.000 USD 100.000 − 2. Vật liệu xây dựng: 10 công ty x 5.000 USD 50.000 − 3. Giấy, bột giấy, và gỗ băm: 5 công ty x 10.000 USD 50.000 Chi phí liên hệ với nguồn bên ngoài − 4. Thử nghiệm kỹ thuật gỗ 50.000 − 5. Trồng rừng thử nghiệm: 100.000 − 6. Dự án sơ chế gỗ 100.000 − 7. Dự án xây dựng các hệ thống nông nghiệp mới 50.000 Chi phí điều hành, liên hệ, meetings 50.000 Tổng cộng 550.000 đơn vị: USD Mục Lượng Chi phí Điều hành (công việc cho 3 người Việt Nam, thuê văn phòng, thư tù, v.v…) 60.000 88 Chi phí tiiến hành hội thảo, tờ bướm, và trang WEB 30.000 Chi phí cho Cố vấn nước ngoài làm việc tại Việt Nam (nếu Việt Nam yêu cầu gồm lương, nhà ở, xe, di chuyển, thuế thu nhập, v.v…) 110.000 Tổng cộng 200.000 Chi phí hằng năm= 750.000 USD x 2 năm = 1.500.000 USD (17) Giai đoạn II (năm 2009 trở đi) đơn vị: USD Tài chính cho những dự án trồng rừng, “Sổ Trồng rừng” & quản lý 50.000 Hướng dẫn kỹ thuật & quản lý trồng rừng & điều khiển dự án thử nghiệm trồng rừng 200.000 Tài chính để xây dựng nhà máy sơ chế gỗ bao gồm chi phí mời người theo do dõi & quản lý dự án 50.000 Tổng cộng 300.000 Đặc điểm tương tự như năm thứ nhất. Chi phí hằng năm: 500.000 USD 5-11 Thời gian dự kiến (bắt đầu thành lập năm 2007) Năm 2007~08 2009~10 2011~12 2013~14 2015~16 2017~18 2019~20 2021~22 Thử nghiệm thị trường, R&D Trồng rùng Công nghiệp Xây dựng Nhà máy Chế biến Gỗ Hệ thống Nông nghiệp Mới Hồng: Chuẩn bị Đỏ: Thực hiện Xanh: Thu hồi vốn 5-12 Tổ chức Dự án ¾ Chủ Dự án: MARD (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) ¾ Tổ chức quản lý thực hiện: “Ban chỉ đạo dự án Tràm”, gồm có đại diện Ủy ban Nhân dân Tỉnh của bảy tỉnh, gồm Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, và Cà Mau là những nơi có nhiều đất chua phèn. 5-7-1 Tổ chức Quản lý của Trung Tâm Trung tâm được thành lập do Ban chỉ đạo dự án Tràm, có trách nhiệm quản lý và kiểm tra cũng như thiết kế dự án. Trung tâm này, là một tổ chức bao gồm các thành viên ở nhiều lãnh vực khác nhau như công nghiệp, chính quyền, đại học, làm chính sách ở Việt Nam cùng quan tâm tới lợi ích việc phát triển rừng Tràm. Chỉ các thành viên có đủ khả năng mới được mời tham gia dự án và điều hành họat động trung tâm. Tổ chức của Trung tâm Ban chỉ đạo dự án Tràm: Như trên 89 Cố vấn: Chuyên viên ở nhiều lãnh vực. Không trả lương. Chỉ có chi phí cần cho các hoạt động như hội họp, nghiên cứu phát hiện, hoặc tương tự được trả bởi kinh phí của Trung Tâm. Chuyên gia ở mỗi lãnh vực như sau: − Chuyên gia về thị trường − Chuyên gia về xã hội kinh tế − Kỹ sư chế biến gỗ − Chuyên gia về hệ thống nông nghiệp − Chuyên gia về kinh tế trồng rừng − Kỹ sư kỹ thuật trồng rừng Chủ thầu (hợp đồng) Giũa những hội viên sau, chủ thầu sẽ được chọn và ký hợp đồng: − Công ty sản xuất đồ gõ nội thất − Công ty sản xuất vật liệu xây dựng − Công ty sản xuất giấy & bột giấy − Đại học/Phòng Thí nghiệm/Viện Kỹ thuật − Cố vấn/Viện nghiên cứu − Công ty Thương mại Văn phòng Điều hành Văn phòng này là bộ phận hành chính của Trung tâm. Trong 2 năm đầu, từ 1 đến 2 cố vấn Nhật Bản và từ 3 đế 4 cán bộ Việt Nam làm việc tại văn phòng. Mỗi người chịu trách nhiệm trong các bộ phận sau: ¾ Bộ phận R&D cho nhũng nhu cầu mới đối với Tràm; ¾ Bộ phận Hỗ trợ cho kỹ thuật và quản lý trồng rừng; ¾ Bộ phận Hỗ trợ cho hệ thống phân phối và công nghiệp liên hệ đến Tràm (đồ gỗ, vật liệu xây dựng, và giấy & bột giấy); ¾ Bộ phận Phát triển & Hỗ trợ cho hệ thống nông nghiệp mới Văn phòng nầy sẽ thuê một phòng xấp xỉ 150 m2 của cao ốc văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh trong 2 năm. Chi phí thuê được ước tính theo những điều kiện này. 5-7-2 Bộ phận Tìm hiểu-Xây dựng Dự án Bộ phận này gồm Ban chỉ đạo dự án Tràm, các cố vấn, và Giám đốc Điều hành của văn phòng điều hành Trung tâm. Hội họp sẽ đươc tổ chức theo thời biểu (họp thường kỳ: mỗi 3 tháng, họp chung: một mỗi năm), là nơi quyết định chính sách chung của dự án. Trung tâm Tràm lập kế hoạch mỗi dự án, thực hiện nhiều thử nghiệm với R&D trong 2 năm đầu. Trong 2 năm này, Trung tâm sắp xếp tổ chức, tăng cán bộ khi cần thiết, xem xét và quản lý ngân sách. Quyết định việc tiếp tục, chấm dứt, hay tăng cường sự phát triển thị trường mới sẽ được thực hiện bởi phía Việt Nam, xem xét cụ thể trên tiến độ. Tiếp đó, Trung tâm chịu trách nhiệm kiểm tra và quản lý công việc cũa các dự án. 5-13 Kết luận Từ lâu cây Tràm không được quan tâm đến, không được đánh giá đúng mức mặc dù nó thuộc vào nhóm cây sinh trưởng nhanh như Keo và Bạch đàn. Theo suy nghĩ thông thường “Tràm sinh trưởng tự nhiên mọi nơi có thể không thích hợp là cây để trồng rừng vì mục đích thương mại”, đưa đến thiên kiến 90 là cây này không đáng quan tâm trên quan điểm thị trường. Đó là lý do vì sao hầu như Tràm ít được đề cập như một trong những cây được nghiên cứu về hiệu quả kinh tế. Là ngoại lệ duy nhất, rừng Tràm ở Đồng bằng sông Cửu Long được sử dụng như gỗ làm cừ, và Tràm được trồng khắp vùng rộng lớn có đất phèn chua 200.000 ha. Tuy nhiên, nhu cầu về rừng Tràm này, ước tính giá bán thị trường là 70,000,000 USD năm 2005, bắt đầu giảm nhanh vì cừ đúc được đưa vào sử dụng. Qua kết quả khảo sát tìm hiểu này chứng minh rằng về giá trị thương mại không phải lúc nào Tràm cũng thấp hơn, ví dụ so với cây keo. Nghĩa là nguyên liệu gỗ Tràm có thể đưa vào hai thị trường lớn là công nghiệp giấy & bột giấy và công nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nội thất. Để cụ thể, kết quả trên cho thấy Tràm có khả năng to lớn được dùng như gỗ có mục đích thương mại khác. Thêm vào đó là cây Tràm có thể sinh trưởng trên vùng đất phèn (chua) nặng (khoảng 510.000 ha) nơi mà canh tác nông nghiệp khó có hiệu quả cao do lũ hàng năm và đất chua nặng. Trồng rừng thương mại đòi hỏi phải phát triển những công nghiệp kèm theo (ví dụ công nghiệp xẻ gỗ và vận chuyển) ở những vùng chung quanh, và nó cũng sẽ tạo cơ hội tăng đầu tư nước ngoài. Do đó, hy vọng rằng rừng Tràm sẽ mang đến hiệu quả kinh tế to lớn cho bảy tỉnh trong Đông bằng sông Cửu Long, kể cả trực tiếp hay gián tiếp Tuy nhiên, bên cạnh các thuận lợi cần quan tâm đến hai vấn đề quan trọng và cần phải được giải quyết để bảo đãm đời sống tốt hơn cho nhiều nông dân nghèo sống trong vùng đất chua này, đó là: (10) Thị trường khổng lồ cần nhu cầu ổn định nguồn nguyên liệu lớn của Tràm. (11) Kế họach trồng rừng thương mại phải được thực hiện chính xác để có thể cung cấp đủ nhu cầu lớn cho thị trường. Trung tâm xúc tiến dự án trồng Tràm sẽ giải quyết những vấn đề này và giữ vai trò quan trọng thiết lập một hệ thống kinh tế trong vùng đất chua phèn của Đông bằng sông Cửu Long trên cơ sở cây Tràm. Qua khảo sát nầy cho thấy các công việc quan trọng nhất mà chúng ta nên làm ngay là: − Xúc tiến những dự án trồng rừng mà chúng tôi đã đề nghị và phát triển những họat động – công nghệ có liên quan nhằm tăng thu nhập giúp đời sống nông dân sống ở vùng đất chua của Đông bằng sông Cửu Long tốt hơn; và − Dự án trồng Tràm cũng góp phần cải tạo độ phì nhiêu đất chua phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long. 91 Báo cáo tóm tắt đánh gía của công ty Oji Paper Co., Ltd về nguyên liệu Cây Tràm Giới thiệu Gỗ băm của Tràm cừ (Melaleuca cajuputi) và Tràm Úc (Melaleuca leucadendron) của Việt Nam được gửi đến Phòng thí nghiệm nghiên cứu Giấy và Bột giấy của công ty Oji Paper Co., Ltd, tại Tokyo, Nhật Bản để khảo sát các đặc tính của nguyên liệu trong qui trình chế biến Bột giấy cũng như đánh gía chất lượng của sản phẩm. Kết qủa nghiên cứu được so sánh với cây Keo lá Tràm (Acacia auriculiformis) của Việt Nam. Kết qủa 1.Gỗ băm và đặc tính của sợi: (a) Trọng lượng riêng của Gỗ băm của Cây Tràm vào khỏang 520Kg/m3, nặng hơn cây Keo lá Tràm (Acacia). Có nghĩa là cùng một thể tích, khi chuyên chở bằng tàu, thì gỗ Tràm cho trọng lượng cao hơn gỗ Acacia. (b) Đặc tính của sợi: Gỗ Tràm có sợi dài hơn và thành sợi dầy hơn, đây là một đặc tính đặc biệt của Tràm. Mạch có dạng hình chữ nhật và hơi lớn hơn của cây Acacia. Thông thường gỗ có sợi cứng và tế mạch to dễ làm cho bề mặt giấy có chất lượng thấp, do đó qua kết quả khảo sát nầy có thể xếp gỗ băm của cây Tràm thuộc nhóm Gỗ băm cứng. 2. Tiến trình đun: (a) Gỗ băm được đun thành bột ở 155°C trong 2 giờ. Cả hai lọai gỗ Tràm (Tràm cừ và Tràm Úc) đều cho độ chín như nhau và nhiệt độ đun của gỗ Tràm cũng bằng với gỗ Keo lá Tràm (Acacia). (b) Năng suất bột* của chỉ số Kappa 20 là 47.0% với Tràm cừ (M. Cajuputi) và 46.1% với Tràm Úc (M. Leucadendron). Cả hai đều thấp hơn rất nhiều so với cây Keo lá Tràm (Acacia) là 51.4%. (* Năng suất bột (%)=Trọng lượng bột/Trọng lượng gỗ băm x 100) Tên nguyên liệu gỗ Tràm cừ (M. cajuputi) Tràm Úc (M. leucadendron) Keo lá Tràm (A.auriculiformis) Gỗ băm Trọng lượng riêng (Kg/m3) 531 521 482 Trung bình chiều dài sợi (mm) 0.84 0.69 0.59 Dường kính sợi (μm) 20.9 18.7 16.1 Đặc tính sợi Chiều dầy của thành sợi (μm) 7.3 6.4 4.8 92 3. Bột giấy và Giấy: (a) Cả hai lọai gỗ Tràm đều rất dễ tẩy. Lượng chất tẩy sử dụng cũng ít. Khả năng tẩy thì tốt hơn gỗ Acacia. (b) Tiến trình Đánh tơi của gỗ Tràm cần nhiều thời gian và năng lượng hơn gỗ Acacia. Để có 450ml bột thuần thục, chỉ số PFI* của Tràm Cừ là 10,000 vòng; Tràm Úc là 6,000 vòng. Trong khi đó với gỗ Acacia, với 455ml bột, chỉ cần 1,000 vòng. (c) Giấy làm bằng tay, với chuẩn là 60g/m2 từ bột giấy gỗ Tràm, cho thấy là độ dai thì tương đương với gỗ Acacia. 100μm 100μm 100μm Tràm cừ (Melaleuca cajuputi) Tràm Úc (Melaleuca leucadendron) Keo lá Tràm (A .auriculiformis) Fig.2. Lương chất Kềm thêm vào và chỉ số Kappa 15 20 25 30 35 40 14 16 18 20 22 24 Alkali additive rate (%) Ka ppa nu mb er M.cajupti M.leucadendlon A.auriculiformis Fig.3. Năng suất bột và chỉ số Kappa 35 40 45 50 55 15 20 25 30 35 40 Kappa number Pu lp y ield (% ) M.cajuptiM.leucadendlon A.auriculiformis 93 Fig.5. D0 thêm vào và độ trắng BKP Đặc tính của giấy (Từ 450 ml bột thuần thục) Tràm Cừ M.cajuputi Tràm Úc M.leucadendron Keo lá Tràm A.auriculiformis Chỉ số PFI mill (Số vòng) 10,000 6,000 1,000 Tiêu chuẩn Canada sau khi đánh tơi Canadian Standard Freeness after beating (mL) 446 460 455 Trọng lương riêng (tỷ trọng) Specific gravity (g/m3) 0.62 0.63 0.65 Độ dãn (Breaking length) (km) 5.9 5.7 5.8 Tearing index (mN/g/m2) 8.5 8.7 8.1 Bursting index (kPa/g/m2) 4.0 4.6 4.0 Độ gấp (Folding endurance) (log times) 1.2 1.5 1.4 Plybond strength (J/m2) 281 348 339 Độ vênh (Opacity) (%) 70.3 73.3 77.4 4. Kết Luận: Mặc dù năng suất bột của Tràm Cừ và Tràm Úc thì thấp, nhiệt độ đun thì tương đương gỗ Acacia và khả năng tẩy thì tốt hơn gỗ Acacia. Đánh tơi thì khó hơn gỗ Acacia, nhưng độ dai của giấy thì tương đương. Do đó, cả hai lọai Tràm cừ và Tràm Úc đều có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất bột giấy. (Dịch từ báo cáo của phòng thí nghiệm nghiên cứu Giấy và Bột giấy của công ty Oji Paper, ngày 13 tháng 07, năm 2005) Fig.6. PFI và độ thuần thục 78 80 82 84 86 88 0 02 04 06 08 1 12 14 16 D0 additive rate (%) BK P w hite nes s (% ) M.leucadendlon A.auriculiformis M.cajupti 350 450 550 650 750 0 2500 5000 7500 10000 PFI mill Fre ene ss( ml) M.cajupti M.leucadendlon A.auriculiformis Table1. Kết qủa khảo sát qui trình đun Lọai cây Tràm cừ (M.cajuputi) Tràm Úc (M.leucadendron) Keo lá Tràm (A.auriculiformis) Nơi lấy mẫu Vietnam Vietnam Vietnam Tỷ trọng (kg/m3) 531 521 482 Độ kềm thêm vào (%) 14 16 18 20 14 16 18 20 21 14 16 18 20 22 Độ kềm còn lại (g/l) 4.4 4.4 6.2 8.1 4.1 5.0 7.8 8.7 11.8 4.5 6.2 9.3 11.2 14.0 Năng suất bột (%) 17.8 45.2 47.2 47.0 17.5 35.4 44.2 45.0 46.1 50.5 53.2 52.9 52.2 51.0 Tạp chất (%) 38.1 6.04 0.64 0.02 43.1 15.0 1.88 0.37 0.06 5.82 1.93 0.48 0.38 0.20 Chỉ số Kappa 45.3 31.7 22.8 19.2 50.2 36.9 25.7 21.3 19.9 39.0 31.2 25.5 21.7 19.2 Độ trắng (%) 22 27.3 33.0 35.5 22.6 27.9 31.8 33.7 35.0 28.5 33.7 34.8 36.6 37.9 Table2. Kết quả tẩy rửa Lọai cây Tràm cừ (M.cajuputi) Tràm Úc (M.leucadendron) Keo lá Tràm (A.auriculiformis) Nơi lấy mẫu Vietnam Vietnam Vietnam Điều kiện đun Độ kềm thêm vào; 20% Độ kềm thêm vào; 21% Độ kềm thêm vào;22% UKP Kappa No. 19.2 19.9 19.2 OKP Kappa No. 12.6 9.7 10.6 OKP whiteness (%) 50.7 51.9 50.1 D0 additive rate (%) 0.4 0.7 1.0 0.2 0.4 0.7 0.7 1.1 1.5 Độ trắng (%) 79.1 85.8 87.1 80.7 84.0 87.6 83.3 84.6 86.1 Yêu cầu tẩy %) 97.9 97.6 97.8 1 Table3. Kết quả đánh tơi Lọai cây Tràm cừ (M.cajuputi) Tràm Úc (M.leucadendron) Keo lá Tràm (A.auriculiformis) Nơi lấy mẫu Vietnam Vietnam Vietnam PFI mill (vòng) 0 1000 2500 4000 10000 0 1000 2500 4000 6000 0 1000 2500 4000 Bột đạt chuẩn sau khi đánh tơi (ml) 690 630 580 550 446 636 568 522 486 460 578 455 424 398 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA8012.pdf
Tài liệu liên quan