Trong điều kiện hiện nay của nước ta, muốn tăng thu nhập quốc dân thì phải làm gì?

Lời nói đầu Thu nhập quốc dân là kết quả của quá trình kinh tế. Vai trò của chúng trong một quốc gia là vô cùng quan trọng. Thu nhập quốc dân phản ánh trình độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia đó. Dựa vào nó để đánh giá mức tăng trưởng và phát triển kinh tế trong các năm cũng như giữa các nước với nhau. Nhằm xem nước nào có nền kinh tế phát triển hơn ở một góc độ nào đó về thu nhập quốc dân. Như vậy muốn tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thì cần phải tăng trưởn

doc8 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Trong điều kiện hiện nay của nước ta, muốn tăng thu nhập quốc dân thì phải làm gì?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và phát triển kinh tế. Để tăng trưởng kinh tế thì đòi hỏi quốc gia đó phải mở rộng sản xuất, biết tận dụng tiềm năng của nước đó nhằm tăng khối lượng sản phẩm trong nước hay GNP tiềm năng mở rộng kinh tế để sản xuất. Qua phần lý luận trên ta có thể thấy việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề thu nhập quốc dân của từng nước là quan trọng. Qua đó ta có thể đánh giá mọi mặt của quốc gia đó, đồng thời ta giúp ra những bài học, chiến lược kinh tế của mỗi quốc gia để áp dụng vào kinh tế của nước mình. Trong tình hình kinh tế và điều kiện nước ta hiện nay. Việc tăng thu nhập quốc dân là rất cần thiết. Chính vì vậy em chọn đề tài: “Trong điều kiện hiện nay của nước ta, muốn tăng thu nhập quốc dân thì phải làm gì?” để nghiên cứu. Trong bài tiểu luận này do trình độ kiến thức còn chưa sâu và đây là bài tiểu luận khoa học đầu tiên nên có nhiều vấn đề thiếu sót. Vì vậy em mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thày cô bộ môn. Em xin chân thành cảm ơn. Nội dung I. Thu nhập quốc dân 1. Khái niệm về thu nhập quốc dân Thu nhập quốc dân là tổng số sản phẩm mới( có giá trị mới) sáng tạo trong một năm ( là phần còn lại của tổng sản phẩm xã hội sau khi đã khấu trừ đi số tư liệu sản xuất đã hao phí trong một năm. 2. Xét thu nhập quốc dân về mặt hiện vật và mặt giá trị Thu nhập quốc dân về mặt hiện vật, cũng bao gồm tư liệu tiêu dùng được tạo ra trong năm và một phần tư liệu sản xuất dùng để mở rộng sản xuất ( phần xòn lại của số tư liệu sản xuất được sản xuất ra trong năm sau khi đã bù đắp những tư liệu sản xuất đã sử dụng trong năm). Thu nhập quốc dân về mặt giá trị tức là toàn bộ gía trị do lao động mới sáng tạo trong một năm, bao gồm bộ phận V + M trong tổng sản phẩm xã hội. 3. Nguồn gốc của thu nhập quốc dân Dưới điều kiện tư bản chủ nghĩa, thu nhập quốc dân gồm có: V + M. Tuy nhiên trong xã hội tư bản, còn tồn tại rất nhiều người tiểu sản xuất hàng hoá. Lao động của họ cũng góp phần sáng tạo ra tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Vì vậy thu nhập quốc dân còn bao gồm cả phần giá trị do lao động của nhũng người tiểu sản xuất này sáng tạo ra. Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân là do những người lao động làm việc trong các nghành sản xuất của cải vật chất (công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, vận tải hàng hoá...) sáng tạo ra. Những nghành không sản xuất của cải như thương nghiệp ( không kẻ những phần việc có tính chất sản xuất ) ngân hàng, giáo dục, y tế, nghệ thuật, văn hoá, bộ mặt nhà nứơc... thì không sáng tạo ra thu nhập quốc dân. II. Thu nhập quốc dân của nước ta hiện nay. ở nứơc ta hiện nay tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 1970 – 1980, tăng -1.8%, thời kỳ 1980 – 1990 là 2.2%, thời kỳ 1986 – 1992 tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm là 7.1% nhưng do dân số tăng bình quân hàng năm 2.3% nên tốc độ tăng bình quân GDP/ đầu người chỉ tăng bình quân 4.6%/năm. ở Việt Nam, bình quân thu nhập quốc dân tăng 5% thời kỳ 1986 – 1990 tăng 7.6% thời kỳ 1991 – 1993; năm 1994 so với năm 1993 tăng 8.8%, 1995 so với 1994 tăng 9.5%. Tổng sản phẩm xã hội trong nông nghiệp tăng bình quân 3.7% ( thời kỳ 1986 – 1990); 4.5% ( thời kỳ 1991 – 1993). Năm 1993 Việt Nam có thu nhập bình quân theo đầu người 164 USD, năm 1994: 210 USD, 1995: 240 USD. Thu nhập quốc dân của Việt Nam chỉ bằng Băngladét, bằng 1/3 Indônêxia và Trung Quốc, bằng 5% mức thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Mỹ. Đó là mức tăng trưởng của nước ta trong các năm trước. Trong các năm đó, chúng ta đã củng cố và đổi mới rất nhiều để đưa nền kinh tế của chúng ta đI lên, hoà nhập với nền kinh tế đang phát triển của Đông nam á và hơn nữa là với nền kinh tế thế giới. Trong các năm gần đây (2000 – 2003), bình quân thu nhập quốc dân của chúng ta cũng tăng đáng kể. Trong đó phải kể đến nhịp độ tăng trưởng của các thành phố trực thuộc trung ương của Quốc Gia. Tiêu biểu là Hà Nội. Tổng sản phẩm nổi địa năm 2000, nhịp độ tăng trưởng GDP của Hà Nội đạt 9.3%, năm 2001 đạt 10.02%, năm 2002 đạt 10.8% và năm 2003 là 11.11%. Tốc độ tăng trưởng của năm trước không cao hơn so với năm sau nhưng với Việt Nam – là một nước nghèo trong 20 nước nghèo nhất thế giới, lại là những thành tựu vô cùng quý giá và đáng tự hào của người dân Việt Nam. Nó góp phần khẳng định vị trí của nước Việt Nam trên trường quốc tế. III. Các nhân tố làm tăng thu nhập quốc dân trong nước ta Thu nhập quốc dân có vị trí quan trọng trong mỗi quốc gia. Vì vậy tăng thu nhập quốc dân trong một nước là biện pháp cực kỳ quan trongj, đứng đầu trong quốc gia đó. Thu nhập quốc dân của một nước tăng lên là nhờ tang khối lượng lao động sản xuất vật chất và tăng năng suát lao động. 1. Tăng khối lượng lao động sản xuất vật chất Khối lượng lao động tăng lên là do tăng thêm số người lao động sản xuất vật chất. Vấn đề này rất phù hợp vói số tư liệu sản xuất đang có ở nước ta. Việt Nam là một nước thừa nguồn nhân lực do dân số đông, tuy nhiên lại thiếu thị trường lao động, do đó khuyến khích các nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để sử dụng triệt để nguồn nhân lực vốn có. Bên cạnh đó việc tăng thời gian lao động và cường độ lao động cũng là vấn đề cần thiết nhằm tăng năng suất lao động. Thời gian lao động và cường độ lao động càng cao thì khối lượng lao động càng cao và thời gian lao động và cường độ lao động càng thấp thì khối lượng lao động càng thấp. Tuy nhiên cũng phải chú ý đến cở sở hạ tầng của nước ta tức là máy móc, nguyên vật liệu mình đang có phảI phù hợp với số người lao động tăng lên Như vậy việc tăng khối lượng lao động sản xuất vật chất rất phù hợp với những nước có nền kinh tế đang phát triển hoặc chưa phát triển. ậ những nước kinh tế kém phát triển, năng suất lao động thấp, việc tăng khối lượng lao động có ý nghĩa lớn đối với việc tăng thu nhập quốc dân. 2. Tăng năng suất lao động Tăng năng suất lao động vẫn là nhân tố cơ bản, quyết định nhất để tăng thu nhập quốc dân. Để tăng năng suất lao động điều đầu tiên là phải đổi mới cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại tức là đổi mới khoa học kỹ thuật, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến nhằm cải tiến máy móc, thiết bị kỹ thuật. ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại nâng cao năng suất lao động. Mặt khác nâng cao trình độ người lao động cả về mặt thể lực và tri thức. Về mặt tri thức, người lao động phải có trình độ cao, tiếp thu được công nghệ mới nhằm áp dụng vào chuyên môn của mình. Về mặt thể lực, người lao động có sức khỏe tốt để hoàn thành mọi việc. Trình độ tổ chức quản lý sản xuất một cách khoa học, sáng tạo cũng góp phần làm cho năng suất lao động tăng lên đáng kể. Tất cả các yếu tố đó đều nhằm làm tăntg năng suất lao động. Ngày nay, ở các nước tư bản phát triển việc tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân chủ yếu là do tăng năng suất lao động. Thu nhập quốc dân tăng lên rất nhiều là trong khi số lượng lao động không tăng, thời gian lao động giảm xuống... Đối với Việt Nam, tăng thu nhập quốc dân thì việc áp dụng cả hai phương pháp trên là nhiệm vụ hàng đầu của Quốc gia. ¯ Hạn chế Bên cạnh các nhân tố tăng Thu nhập quốc dân thì cũng tồn tại một số nhân tố làm hạn chế mức tăng thu nhập quốc dân của nước ta. Trước hết là nói đến việc lãnh đạo quá bảo thủ, không tạo ra được sự ủng hộ dân chúng của bộ máy quản lý nhà nước. Cơ cấu nhà Nước không ổn định, nạn tham nhũng, quan liêu, hành chính và quan điểm “ con ông cháu cha” nên dẫn đến các cán bộ quản lý chuyên môn không cao, còn nhiều hạn chế và trở ngại cho việc tăng trưởng kình tế, tăng Thu nhập quốc dân. Chính vì thế, cần cải tạo lại bộ máy quản lý nhà nước để tăng năng suất lao động. Thứ hai cần phải kể đến đó là trình độ kỹ thuật máy móc còn lạc hậu ở Việt Nam hoặc có máy móc song sử dụng không hết công suất của máy dẫn đến kìm hãm sự tăng khối lượng lao động cũng như năng suất lao động. Tăng năng suất lao động thì mang lại hiệu qủa cao nhưng lại gây ra mất mát đối vói người lao động. Bởi vì máy móc hiện đại đã thay thế họ và chính vì lẽ đó nạn thất nghiệp đã tăng cao. Tuy nhiên nạn thất nghiệp tăng cao cũng do thiếu tư liệu sản xuất, dân số tăng nhanh, trình độ kỹ thuật không phù hợp, Đặc biệt là sự phân hoá giữa giàu và nghèo trong xã hội ngày càng sâu xắc. Vì vậy, để tăng Thu nhập quốc dân thì phải giải quyết nạn thất nghiệp, ổn đình việc làm phù hợp với trình độ, kêu gọi sự đầu tư của các nước phát triển để giải quyết việc làm, khai thác nguồn tàI nguyên cũng như nguồn nhân lực của quốc gia. Kết luận Thu nhập quốc dân luôn là cái đích cuối cùng của phát triển của kinh tế trong mỗi quốc gia. Nó phản ánh một cách rõ nét nhất về tình hình phát triển kinh tế của một quốc gia. Chính vì vậy mà mỗi quốc gia luôn tìm mọi cách để tăng thu nhập quốc dân nhằm phát triển nền kinh tế, năng cao đời sống của nhân dân và khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Việc tăng thu nhập quốc dân trong mỗi quốc gia dựa vào hai nhân tố: tăng năng suất lao động và tăng khối lượng lao động sản xuất vật chất. Nên trong quá trình hội nhập với thế giới, các nước luôn luôn tìm giảI pháp để đạt hiệu qủa cao. Việt Nam là một nứơc có nền kinh tế đang phát triển, có rất nhiều yếu tố cả về thiên nhiên lẫn con người thuận lợi để có thể phát triển nền kinh tế của minh hơn nữa và con đường mà chúng ta chọn là tiến theo con đường Xã hội chủ nghĩa Vì vậy để tăng trưởng nền kinh tế của mình hơn nữa thì việc tăng thu nhập quốc dân hay tăng năng suất lao động cũng như tăng khối lượng lao động là chiến lược hàng đầu của Việt Nam. Mục Lục Lời nói đầu. 1 Nội Dung 2 I. Thu nhập quốc dân 2 1. Khái niệm về thu nhập quốc dân 2 2. Xét thu nhập quốc dân về mặt giá trị và hiện vật 2 3. Nguồn gốc của thu nhập quốc dân .2 II. Thu nhập của nước ta hiện nay. 3 III. Các nhân tố làm tăng thu nhập quốc dân trong nước ta 3 1. Tăng khối lượng lao động sản xuất vật chất .4 2. Tăng năng suất lao động. 4 Kết Luận 6 Mục Lục 7 TàI liệu tham khảo Kinh tế phát triển Học viện chính trị quốc gia TPHCM Sách Kinh tế học phổ thông của Giáo sư Trần Phương Giáo trình Kinh tế học Mác – LêNin trường Quản lý Kinh Doanh Báo Thông tin tư Liệu Thời báo kinh tế Việt Nam ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0283.doc
Tài liệu liên quan