TRÌNH BÀY VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP TRONG ĐỜI SỐNG
BÀI LÀM
Con người có nguồn gốc xuất thân từ động vật, trải qua hàng ngàn năm lịch sử cùng sự biến đổi của các giá trị vật chất, cho đến ngày nay thì động vật vẫn là động vật, còn con người ngày càng đạt được những bước tiến dài trong lịch sử tiến hoá của mình. Hai yếu tố cơ bản làm nên sự khác biệt giữ con người và động vật đó là hoạt động và giao tiếp. Vậy hoạt động và giao tiếp có vai trò như thế nào trong đời sống con người thì ch
8 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5259 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Trình bày vai trò của hoạt động và giao tiếp trong đời sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úng ta càng đi sâu vào tìm hiểu.
Vai trò của hoạt động
Con người sống có nghĩa là con người hoạt động, không có hoạt động thì con người không thể tồn tại được. Trong quá trình hoạt động của con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần. Vậy hoạt động là một hình thức tích cực của mối qua lại giữa con người với thế giới xung quanh.
Hoạt động là sự tác động qua lại có định hướng giữa con người với thế giới xung quanh hướng biến đổi nó, nhằm thoả mãn nhu cầu của mình.
Hoạt động chính là sự tác động có mục đích , có chủ định của con người đến thế giới xung quanh nhằm thoả mãn những lợi ích nhất định của xã hội. Động vật hoàn toàn thụ động trước thế giới xung quanh. Hoạt động sống của chúng thể hiện sự thích ứng sinh hoạt của cơ thế đối với tác động của môi trường sống. Còn con người biết tách mình ra khỏi thế giới biết tác mình ra khỏi thế giới khách quan tìm hiểu và khám phá những quy luật của nó, tác động cải tạo, biến đổi nó. Khi tác động vào thế giới xung quan, con người biết đề ra những mục đích cụ thể, hướng tới thoả mãn những nhu cầu nhất định. Để đạt được mục đích con người có sự lựa chọn những đối tượng phù hợp cho hoạt động, cân nhắc các biện pháp cũng như phương tiện tối ưu nhất để tác động đến đối tượng. Ngược lại, chính trong quá trình tác động vào thế giới khách quan, tâm lý con người sẽ hoàn thiện và phát triển. Có thể thấy, trong hoạt động thể hiện mối quan hệ tác động qua lại khăng khít giữa con người với thế giới khách quan. Vì vậy tâm lý học hiện đại đã coi hoạt động là quá trình sáng tạo của con người (với tư cách là chủ thể) và là quá trình con người lãnh hội toàn bộ những cái có trong thực tại xung quanh cần có cho cuộc sống của chủ thể.
Vai trò của hoạt động trong việc hình thành tâm lý, ý thức.
Hoạt động quyết định cuộc sống của con người, quyết định sự tồn tại và phát triển của con người. Nói cách khách con người muốn sống phải có hoạt động. Hoạt động giúp cho con người nhận thức được thế giới, giúp con người nhận thức được bản thân, giúp con người tiếp nhận được kinh nghiệm xã hội, lịch sử loài người do thế hệ trước đã tích luỹ được, hoạt động tạo nên mối quan hệ giữa người này với người khác. Như vậy, con người muốn trở thành nhân cách họ phải hoạt động. Thông qua hoạt động tâm lý con người mối hình thành và phát triển. Bằng hoạt động của bản thân, mỗi người tạo ra tâm lý, ý thức, nhân cách mình, con người phải học để trở thành người.
Hoạt động biểu hiện khả năng và giá trị của con người. Đánh giá của con người phải căn cứ vào hoạt động, phẩm chất con người được hình thành, bản chất con người được bộc lộ. Thông qua hoạt động năng lực, đạo đức... con người được hình thành và phát triển tâm lý con người.
Khi con người tham gia vào hoạt động thì hoạt động để lại dấu ấn của nó trên nhân cách (bộ mặt tâm lý của người đó). Tâm lý của người đó không chỉ được biểu hiện trong hoạt động mà còn được hình thành trong hoạt động.
VD: Trong những ngày vừa qua khi đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng trước đội tuyển Thái Lan trong trận chung kết AFF cup thì đã có hàng trăm ngàn người Việt Nam đổ ra đường ăn mừng, hô vang: "Việt Nam vô địch", và hát vang bài hát: "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng"... Lúc này, trong lòng mỗi người đều trào dâng một niềm hạnh phúc vô bờ bến, lòng tự hào dân tộc, tình yêu tổ quốc... Những con người xa lạ không quen biết trở nên gần gũi và cùng hoà mình trong niềm vui chiến thắng.
Hoạt động nghề nghiệp làm cho con người thay đổi bộ mặt bên ngoài, lẫn bộ mặt tinh thần (bộ mặt tâm lý). Ngược lại thông qua cử chỉ, lời ăn tiếng nói, cách cư xử của con người chúng ta có thể đoán biết được người đó làm nghề gì. Như vậy hoạt động để lại dấu ấn lên nhân cách con người.
VD: Tính cách của người làm khoa học khác tính cách của người làm nội trợ. Tính cách của nhà giáo dục thể hiện thái độ ân cần, vui vẻ, hoà nhã, cử chỉ nhẹ nhàng. Những nghề nghiệp lắp ráp linh kiện điện tử tạo ra sự khéo léo, chuẩn xác của đôi bàn tay.
Vai trò của hoạt động đến việc hình thành và phát triển nhân cách.
Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến thế hệ trẻ sẽ không có hiệu quả nếu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách. Bởi vậy, hoạt động mới là nhân tố tác động trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự thân vận động, về động lực bên trong của sự phát triển nói chung. Hoạt động của cá nhân nhằm để thoả mãn những nhu cầu tự nhiên hay nhu cầu xã hội, vật chất hay tinh thần của đời sống riêng hay đời sống xã hội là những biểu hiện phong phú và tính tích cực của nhân cách.
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Thông qua hai quá trình đối tượng hoá và chủ thể hoá trong hoạt động mà nhân cách được bộ lộc và hình thành. Con người lĩnh hội linh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thân để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động, con người đóng góp lực lượng bản chất của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan.
Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kỳ nhất định. Muốn hình thành nhân cách con người phải tham gia vào các dạng của hoạt động khác, nhất là vai trò của hoạt động chủ đạo. Như vậy, khác với động vật, hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, có mục đích. Hoạt động của con người được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển ý thức, là nguồn gốc nội dung của ý thức. Hoạt động của con người được thực hiện không chỉ trong mối quan hệ của con người với sự vật mà cả trong mối quan hệ với người khác.
Vai trò của giao tiếp
Nhiều nhà tâm lý học cho rằng giao tiếp như là một dạng đặc biệt của hoạt động. Giao tiếp cũng diễn ra bằng các hoạt động và với các thao tác cụ thể, sử dụng các phương tiện khác nhau.
Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ qua lại giữa con người với con người, qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.
Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người. Trong giao tiếp diễn ra mối quan hệ giữa chủ thể với chủ thể nên tất cả các mối quan hệ không phải giữa chủ thể đều không được gọi là giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý được biểu hiện ở quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Tức là khi có sự tiếp xúc giữa một người với một người khác (hoặc với một nhóm người khác) thì người ta thông báo cho nhau những thông tin. Nội dung thông báo có thể là các hiện tượng trong đời sống sinh hoạt giá cả, mốt...). Có thể là những vấn đề thời sự trong nước, quốc tế, hoặc những tri thức mói trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật hay nghề nghiệp nhất định... những tin tức về vụ án.
Qua tiếp xúc, con người nhận thức người khác (từ hình dáng, điệu bộ, nét mặt, bề ngoài đến ý thức, động cơ, tâm trạng, xúc cảm, tính cách, năng lực,... Đồng thời qua nhận xét đánh giá người khác về chúng ta, chúng ta hiểu biết thêm về bản thân. Như vậy, qua giao tiếp, con người hiểu biết lẫn nhau.
Mặt khác, do tác động của lời nhận xét, do tác động của sự biểu cảm, của người đang giao tiếp mà gây ra ở ta những rung cảm khác nhau (như qua lời khen làm ta vui, bị chê bai ta buồn hay xấu hổ...)
Trong quá trình giao tiếp, sự hiểu biết lẫn nhau càng trở nên sâu sắc và mỗi người cộng đánh giá lại những tri thức, kinh nghiệm của mình và có thể dẫn tới sự thay đổi thái độ với nhau, đối với vấn đề bàn luận, có thể dẫn tới sự mến phục hay mâu thuẫn với nhau.
Vai trò của giao tiếp đối với xã hội.
Có thể khẳng định rằng, nếu không có giao tiếp thì không thể có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn luôn là một cộng đồng người có sự rằng buộc liên kết với nhau. Giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nó đặc trưng cho tâm lý con người.
Vai trò của giao tiếp đối với cá nhân.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Thực tế cho thấy, không có giao tiếp với người khác con người cảm thấy cô đơn khủng khiếp và bệnh hoạn. Nhà xã hội học người Pháp Becham cho rằng, nguyên nhân của sự tự tử vẫn là do cô đơn, nhiều người bị bệnh tim mạch, bệnh tâm thần là do cô đơn. Trường hợp giao tiếp không đầy đủ về số lượng và nghèo nàn về nội dung giao tiếp của đứa trẻ với các bạn cùng trang lứa và người lớn dẫn đến ở đứa trẻ: "bệnh do nằm viện" còn gọi là bệnh "đói" giao tiếp. Có thể nói nhu cầu giao tiếp, nhu cầu về người khác là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất ở con người. Con người mong muốn được tiếp xúc với người khác để trao đổi những hiểu biết, kinh nghiệm, tâm tư tình cảm với người khác.
Giao tiếp giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách. Trẻ sơ sinh ngay từ lúc mới được 2-3 tháng tuổi đã có phản ứng bằng cảm xúc khi người lớn đến gần - nhoẻn miệng cười khi nghe thấy tiếng gọi từ xa. Ngay từ khi mới ra đời đứa trẻ đã rất cần sự giúp đỡ của cha mẹ, người lớn trong việc thỏa mãn những nhu cầu sống như ăn, uống, chăm sóc. Song từ 4 tuần tuổi trở đi trẻ rất thích hóng "chuyện" với người lớn, còn hơn cả được mẹ cho ăn. Theo quan sát của M.I.Kixtiakovkaia, và chơi đùa với chúng, hơn là khi mẹ chúng cho chúng ăn. Khi trẻ bắt đầu biết phân biệt khuôn mặt, trẻ tỏ ra vui thích không phải là những ai cho chúng ăn và chăm sóc chúng, mà là những người hay trò chuyện với chúng.
Thông qua giao tiếp cá nhân quan hệ với các cá nhân khác và với toàn xã hội.
Qua giao tiếp, cá nhân tiếp thu nền văn hóa lịch sử và biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cá nhân đóng góp vào sự phát triển văn hóa xã hội.
Qua giao tiếp con người tự điều chỉnh, điều khiển bản thân theo các chuẩn mực xã hội.
Rút ra bài học cho bản thân
Thông qua việc tìm hiểu vai trò của hoạt động và giao tiếp trong đời sống con người, em nhận thấy rằng hoạt động và giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Đối với riêng cá nhân em, là sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học Luật Hà Nội - môi trường đòi hỏi phải có sự năng động, ham học hỏi, hình thành những kỹ nưng làm việc nhóm thì hoạt động và giao tiếp tốt sẽ góp phần quan trọng trong thành công của em trong tương lai. Muốn trở thành một người thành đạt với đúng nghề nghiệp của mình được theo học thì trong 4 năm học tập tại nhà trường em phải cố gắng và nỗ lực hết mình, phải biết đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể và biến những mục tiêu đó thành những việc làm cụ thể đó là: phải đi học chăm chỉ, chú ý tập trung cao độ khi học tại giảng đường, tích cực đóng góp ý kiến cá nhân trong các giờ thảo luận, thuyết trình bài tập nhóm, phải chủ động trong việc tiếp thu kiến thức: trước khi đến lớp thì đọc qua giáo trình ở nhà để có những hình dung ban đầu về bài học, lên thư viện thường xuyên để đọc các nguồn tài liệu tham khảo, xem sách, báo, lên mạng thường xuyên để nắm bắt được các vấn đề thời sự, học hỏi kinh nghiệm học tập của các anh chị khóa trước, sớm xâm nhập thực tế bằng việc tham gia vào các phiên tòa xét xử tại tòa án,... Vai trò của hoạt động và giao tiếp trong nhóm cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thuyết trình trước đám đông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tâm lý học đại cương - NXB CAND
Chủ biên: Thạc sĩ Đặng Thanh Nga
2. Giáo trình tâm lý học - NXB CAND.
3. Giáo trình tâm lý học đại cương - NXB Đại học Sư phạm HN. Chủ biên Nguyễn Quang Uẩn
4. Giáo trình Tâm lí học Đại cương - NXB: Đại học Sư phạm Hà Nội. Chủ biên: Nguyễn Xuân Thức
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26555.doc