LờI Mở ĐầU
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, được diều chỉnh bởi luật kinh tế. Có như vậy nhà nước mới có thể chủ động kiểm soát các hoạt động kinh doanh, đồng thời góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng, và lợi ích hợp pháp của thương nhân, góp phần tích luỹ nhằm thúc đẩy toàn bộ n
16 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Trình bầy đặc điểm một bản hợp đồng kinh tế.Chứng Minh những đặc điểm đó qua một bản hợp đồng cụ thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Luật kinh tế là một công cụ quan trọng trong quản lý vĩ mô của nhà nước, nó sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư linh hoạt, đúng hướng đạt hiệu quả cao.
Một nền kinh tế bất kỳ nào cũng chứa đựng trong nó những mối quan hệ và sợi dây liên kết những môí quan hệ đó là những hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế là hình thức của mối quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá.
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay luôn có sự ký kết hợp đồng giữa các thành phần kinh tế, nó là quan hệ hợp pháp mà các đơn vị tổ chức cũng như cá nhân tham gia vào kinh doanh đều phải thực hiện nó trong quá trình tồn tại và phát triển.
Đề tài: Trình bầy đặc điểm một bản hợp đồng kinh tế.Chứng minh những đặc điểm đó qua một bản hợp đồng cụ thể
Nội DUNG
1. Khái niệm về hợp đồng kinh tế:
Theo nghiên cứu pháp lý, khái niệm hợp đồng kinh tế được hiểu theo 2 nghĩa.
Theo nghĩa khách quan, hợp đồng kinh tế là sự tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh cấc quan hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế. Là một chế định pháp lý đặc thù của pháp luật xã hội chủ nghĩa, chế độ hợp đồng kinh tế qui định các nguyên tắc ký kết hợp đồng, thủ tục, trình tự ký kết hợp đồng, các điều kiện có hiệu lực cuả hợp đồng kinh tế cũng như các nguyên tắc và nội dung thực hiện hợp đồng kinh tế, các điều kiện và giải quyết hậu quả của việc thay đổi, huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng kinh tế, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế....
Theo nghĩa chủ quan, Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết hợp đồng về việc thực hiện các quá trình của công việc sản xuất kinh doanh trong đó định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
Hợp đồng kinh tế là sự thống nhất ý chí của các chủ thể hợp đồng kinh tế, là kết quả của sự bày tỏ ý chí trong quá trình bàn bạc của các chủ thể hợp đồng kinh tế nhằm phát sinh hay chấm dứt quan hệ kinh doanh giữa họ với nhau, là công cụ điều chỉnh quan hệ kinh doanh.
Chế độ pháp luật về hợp đồng là tổng hợp các qui phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Chế độ pháp luật hợp đồng kinh tế bao gồm các qui định về khái niệm hợp đồng kinh tế, nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, điều kiện chủ thể hợp đồng kinh tế, thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh tế vô hiệu, thay đổi, đình chỉ và thanh lý hợp đồng kinh tế, quyền và nghĩa vụ các bên trong việc thực thực hiện bản hợp đồng kinh tế, trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng.
2. Nội dung của một bản hợp đồng kinh tế:
Nội dung của hợp đồng kinh tế là toàn bộ những điều khoản mà các bên đã thoả thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ giằng buộc giữa các bên với nhau. Về phương diện khoa học pháp lý, căn cứ vào tính chất, vai trò của điều khoản, nội dung của hợp đồng kinh tế được chia thành 3 loại điều khoản:
+) Điều khoản chủ yếu: Là những điều khoản cơ bản, quan trọng nhất của hợp đồng .
+) Điều khoản thường lệ: Là những điều khoản đã được pháp luật ghi nhận nếu các bên không ghi vào bản hợp đồng thì coi như là các bên mặc nhiên công nhận và có nghĩa vụ thực hiện các qui định đó.
+) Điều khoản tuỳ nghi: Là những điều khoản do các bên tự thoả thuận với nhau khi chưa có qui định của nhà nước, do các bên linh hoạt đưa vào mà không trái pháp luật.
Theo qui định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế, nội dung của bản hợp đồng kinh tế bao gồm những điều khoản cụ thể sau:
-) Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng kinh tế, tên, địa chỉ, số tài khoản và địa chỉ ngân hàng của 2 bên, họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh.
-) Số lượng, khối lượng sản phẩm hay kết quả công việc phải đạt được.
-)Chất lượng, chủng loại, qui cách sản phẩm hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc.
-)Giá cả và những khả năng điều chỉnh giá khi có biến động .
-)Bảo hành trong thời gian nhất định.
-)Nghiệm thu, giao nhận (địa điểm và thời gian, phương thức giao nhận hàng hoá và kết quả công việc).
-)Phương thức thanh toán: hình thức và thể thức thanh toán cũng như thời hạn thanh toán.
-)Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế.
-)Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế trong đó thời hạn có hiệu lực bao lâu và thời điểm bắt đầu có hiệu lực hợp đồng.
-)Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế.
-)Các điều khoản nếu thấy cần thiết tuỳ theo mỗi chủng loại hợp đồng.
Để thực hiện bản hợp đồng một cách đầy đủvà đúng, các bên phải tuân thủ theo nguyên tắc thực hiện hợp đồng.
+) Nguyên tắc thực hiện đúng: chấp hành thực hiện đúng hợp đồng là không tự ý thay đổi đối tượng này bằng đối tượng khác hoặc không được thay thế việc thực hiện nó bằng cách trả một số tiền nhất định hoặc không thực hiện nó. Nguyên tắc thực hiện đầy đủ: nguyên tắc này có ý nghĩa là thực hiện một cách đầy đủ, chính xác tất cả các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Đây là nguyên tắc bao trùm, đòi hỏi các bên thực hiện mnghĩa vụ của mình một cách đầy đủ đúng đắn, chính xác các cam kết không phân biệt điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ hay tuỳ nghi.
+) Nguyên tắc giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng
Cuối cùng là phần kết thúc hợp đồng: Khi muốn kết thúc một quan hệ hợp đồng kinh tế các bên phải giải quyết những tồn đọng, đánh giá những kết quả đã đạt được và chưa đạt được để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Kết thúc hợp đồng trong những trường hợp sau đây:
Hợp đồng đã được thực hiện xong
Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn
Hợp đồng bị đình chỉ hoặc do hai bên đồng dỡ bỏ
3.Phân tích những điều khoản chủ yếu của một bản hợp đồng cụ thể:
Hợp đồng mua bán gạo
Số 018/VNP-GL1998
Giữa: GALLUCK LIMITED
Phòng A. 3/F, Causeway Tower,
16-22 Đường Causeway Vịnh Causeway HONGKONG
Tel: 8153084, 8955992, Fax: 5764980
Telex: 61355 WSGTC HK (Được gọi là Người mua)
Và: Công ty Xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội(VINAFOODHANOI)
40 đường Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam
Tel: 256771, Telex: 411526 - VNF VT(Được gọi là Người bán)
Hai bên cùng đồng ý về hợp đồng mua và bán gạo với các điều kiện như sau:
Hàng hoá: Gạo trắng Việt Nam
2. Quy cách phẩm chất:
- Tấm: 35% là tối đa
- Thuỷ phần: Tối đa 45%
- Tạp chất: Tối đa 0,4%
- Gạo vụ mùa 1997 - 1998
3. Số lượng: 100.000 MT trên dưới 5% theo sự lựa chọn của người bán.
4. Giá cả: xxx USD một MT (tịnh)
Giao hàng tháng đ 9 - 1998.
a. Lót hàng, cót tính vào khoản của chủ tàu/người mua.
b. Chi phí điều kiện ở trên cầu cảng được tính vào tài khoản của người bán (do người bán chịu).
c. Chi phí kiểm kiện trên tàu được tính vào tài khoản của người mua/chủ tàu.
d. Tất cả các khoản thuế xuất khẩu ở nước xuất xứ do người bán chịu.
e. Tất cả các khoản thuế nhập, thuế khác ở nước đến v.v.. và ở các nước bên ngoài Việt Nam sẽ được tính vào tài khoản của người mua/chủ tàu.
5. Thời hạn giao hàng: 20-25 ngày sau ngày mở L/C.
6. Bao bì: Gạo phải được đóng trong bao đay đơn mới trọng lượng tịnh mỗi bao 50kg, khoảng 50,6kg cả bì, khâu tay ở miệng bao bằng chỉ đây xe đôi thích hợp cho việc bốc vác và vận tải đường biển; người bán sẽ cung cấp 0,2% bao đay mới miễn phí ngoài tổng số bao được xếp lên tàu.
7. Bảo hiểm: Người mua sẽ phải chịu
8. Kiểm tra và xông khói hàng hoá:
a. Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì do Vinacontrol cấp ở cảng xếp hàng có tính chung thẩm và chi phí do người Bán chịu.b. b. Việc xông khói hàng hoá phải được thực hiện trên boong tàu sau khi hoàn thành việc bốc hàng với các chi phí do người bán chịu. Nhưng các khoản chi tiêu cho đội thuỷ thủ ở trên bờ trong thời gian xông khói gồm cả các chi phí về ăn uống, chỗ ở và đi lại ở khách hàng chủ tàu phải chịu.
c. Thời gian xông khói không tính là thời gian xếp hàng.
9. Các điều khoản về xếp hàng:
a. Người mua sẽ thông báo ETA của con tàu và các nội dung chi tiết của nó 15 ngày (sau khi tàu nhổ neo) và thuyền trưởng sẽ thông báo ETA của tàu, khối lượng sẽ được xếp lên tàu và những thông tin cần thiết khác 72/48/24 giờ trước khi tàu đến cảng xếp hàng.
b. Thời gian xếp hàng bắt đầu tính từ 1h trưa nếu NOR được trao trước buổi trưa và từ 8h sáng của ngày làm việc tiếp theo nếu như NOR được trao vào buổi chiều trong giờ làm việc, trong trường hợp tàu đợi để thả neo vì cảng tắc nghẽn thì thời gian xếp hàng được tính sau 72 giờ kể từ khi trao NOR.
c. Tốc độ xếp hàng: 80 MT mỗi ngày làm việc liên tục 24h thời tiết cho phép làm việc, chủ nhật, ngày nghỉ được trừ ra thậm chí nếu có sử dụng, trên cơ sở có ít nhất 4 đến 5 hầm tàu/hầm hàng làm việc bình thường và tất cả cần cẩu/cần trục và cuộn dây tời sẵn sàng trong trạng thái tốt, nếu ít hơn thì tính theo tỉ lệ.
d. Người bán sẽ thu xếp một địa điểm bỏ neo an toàn tại một cảng an toàn cho tàu có sức chứa từ 10.000MT-20.000MT để bốc hàng.
e. Khoảng thời gian từ 17h chiều thứ bảy và ngày trước một ngày nghỉ cho đến 8h sáng của ngày làm việc tiếp theo không tính là thời gian xếp hàng thậm chí có sử dụng.
f. Trước khi trao NOR, con tàu phải có giấy phép quả cảng, ngay sau khi tàu cập (bỏ neo), thuyền trưởng sẽ yêu cầu Vinacontrol kiểm tra các hầm tầu/hầm hàng và cấp giấy chứng nhận các hầm tàu/hầm hàng khô sạch, không có các tác nhân gây hại và thích hợp để chở lương thực và những chi phí như vậy sẽ được tính vào tài khoản của chủ tàu và thời gian không tính là thời gian xếp hàng.
g. Phạt xếp hàng chậm/thưởng xếp hàng nhanh nếu có, sẽ theo như mức quy định trong hợp đồng thuê tàu chuyến; nhưng tối đa là 4.000/2.000 USD một ngày hoặc tính theo tỷ lệ và phải được giải quyết (thanh toán) trực tiếp giữa người mua và người bán trong vòng 90 ngày kể từ ngày ký B/L.
h. Để có được những chứng từ giao hàng như:
- Các hoá đơn thương mại
- Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng bao bì
- Giấy chứng nhận xuất xứ
Bên có trách nhiệm phải thông báo các chi tiết về giao hàng bằng điện tín/telex/Fax trong vòng 24h sau khi hoàn thành giao hàng.
Vận đơn sẽ được cấp ngay sau khi hoàn thành việc giao hàng và trước khi xông khói và được giao ngay cho người mua để mua bảo hiểm.
i. Trong trường hợp hàng hoá đã sẵn sàng để xếp lên tàu như đã được dự định trong hợp đồng này nhưng người mua không chỉ định tàu để bốc hàng thì tất cả rủi ro, thiệt hại, những chi phí có liên quan đến hàng hoá do người mua chịu trên cơ sở bồi thường thực tế của người bán; ngược lại, nếu không có hàng để bốc lên con tàu đã được chỉ định ở cảng bốc hàng, thì cước khống sẽ do người bán trả trên cơ sở bản đòi bồi thường thực tế của người mua và người mua sẽ xuất trình những chứng từ sau cho Vietcombank để nhận P.B (thời gian được tính từ 20-25 ngày kể từ ngày mở L/C).
- NOR có chữ ký của người bán.
- Biên bản được ký giữa thuyền trưởng và người bán xác nhận rằng con tàu được chỉ định đã đến cảng xếp hàng để nhận số hàng trong hợp đồng nhưng người bán không có hàng để bốc lên tàu.
- Xác nhận của Vietcombank.
10. Thanh toán:
a. Sau khi ký kết hợp đồng này, người mua hoặc người được mua chỉ định (SHYE LIAN (HK) MANUFACTURING CO.LTD hoặc người được chỉ định khác) sẽ telex đề nghị người bán mở P.B với 1% tổng giá trị LC tại Vietcombank Hà Nội trong vòng 2 ngày người bán sẽ mở P.B và thông báo cho người mua, sau đó, 4 ngày sau khi nhận được xác nhận của Vietcombank, người mua sẽ lập tức mở một LC được xác nhận, không huỷ ngang bằng điện tín phù hợp với hợp đồng này tại ngân hàng quốc tế hạng nhất thanh toán ngay bằng T.T.R có thể chấp nhận được đối với 40.000 MT cho Vinafood Hanoi hưởng qua ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Đối với 60.000MT người bán cũng chấp nhận rằng người mua hoặc người được mua chỉ định sẽ mở một thư tín dụng thanh toán ngay có thể chuyển nhượng được không huỷ ngang bằng điện báo phù hợp với hợp đồng này có thể chấp nhận với chuyển tiền bằng điện. Trong trường hợp người bán yêu cầu xác nhận L/C, L/C sẽ được xác nhận cho người bán hưởng.
Trong trường hợp bốn ngày kể từ ngày người mua nhận được xác nhận của Vietcombank, nhưng L/C không được mở thì người bán sẽ thu hồi P.B từ Vietcombank và sau đó hợp đồng này tự động được xoá bỏ.
Người bán sẽ thu hồi P.B trên cơ sở xuất trình các chứng từ vận tải cho Vietcombank.
b. Việc xuất trình những chứng từ sau đây cho ngân hàng ngoại thương Việt Nam, được thanh toán trong vòng 3-5 ngày làm việc của ngân hàng sau khi nhận được bức telex đã được kiểm tra từ Vietcombank chứng tỏ rằng những chứng từ này đã được kiểm tra và phù hợp với các điều khoản của L/C.
- Một bộ đầy đủ vận đơn sạch đã xếp hàng lên tàu ba bản gốc có ghi "Cước phí trả sau".
- Hoá đơn thương mại làm thành ba bản.
- Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì do Vinacontrol cấp ở cảng bốc hàng sẽ có giá trị pháp lý cuối cùng được làm thành 6 bản.
- Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại Việt Nam cấp được làm thành 6 bản.
- Giấy chứng nhận hàng hoá được xông khói do người (cơ qua Việt Nam) có thẩm quyền cấp, được làm thành 6 bản.
- Giấy chứng nhận vệ sinh do cơ quan Việt Nam có thẩm quyền cấp được làm thành 6 bản.
- Những chi tiết thông báo gửi hàng bằng điện tín/Telex/Fax trong vòng 24h sau khi hoàn thành việc bốc hàng.
11. Bất khả kháng
Điều khoản bất khả kháng của Phòng Thương mại quốc tế (ICC ấn phẩm số 421) theo hợp đồng này được kết hợp thành 1 bộ phận trong hợp đồngnày.
12. Trọng tài:
Bất cứ sự khác biệt và/hoặc tranh chấp nào phát sinh từ và trong quan hệ với hợp đồng này mà không được giải quyết bằng thương lượng sẽ phải đưa ra xử theo luật và tập quán trọng tài của Phòng Thương mại quốc tế ở Paris hoặc những nơi khác do hai bên thoả thuận.
13. Các điều khoản khác:
Bất cứ sự thay đổi điều khoản và điều kiện nào của hợp đồng này phải được hai bên thoả thuận bằng văn bản.
Hợp đồng này được làm thành 6 bản gốc tiếng Anh, 3 bản cho mỗi bên.
Hợp đồng này phụ thuộc vào xác nhận cuối cùng của người mua hàng telex (18 tháng 6/1999 là muộn nhất).
Được làm ở Hà Nội, ngày 9 tháng 6/1999)
Người bán
Giám đốc
(Đã ký, đóng dấu)
Nguyễn Đức
Người mua
Giám đốc điều hành
(Đã ký)
Edd S.D. Chan
Theo các điều khoản ở hợp đồng trên ta sẽ phân tích được những quy định về các điều khoản trong hợp đồng.
4. Phân tích những điều khoản chủ yếu của hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng kinh tế là toàn bộ những điều khoản mà hai bên đã thoả thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của hai bên. Những điều khoản trong nội dung hợp đồng có thể chia ra làm ba loại:Điều khoản chủ yếu,điều khoản thường lệ,điều khoản tuỳ nghi.
Điều khoản chủ yếu là những điều khoản bắt buộc các bên phải thoả thuận và ghi vào văn bản hợp đồng.Nếu không ghi vào hợp đồng thì hợp đồng không có giá trị .
Nội dung hợp đồng ở trên có 11 điều khoản và các điều khoản quy định tại các a,b,c,d, khoản 1, điều này là điều khoản chủ yếu của các hợp đồng kinh tế .Các điều khoản khác liên quan trực tiếp đến đặc điểm của từng loại của từng loại hợp đồng kinh tế cũng là điều khoản chủ yếu của loại hợp đồng kinh tế đó (theo điều 12)
Những điều khoản chủ yếu mà cần phải có trong hợp đồng là
Điều khoản một: Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên họ, tên, người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh .
Người ký hợp đồng kinh tế phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân của người đứng tên đăng ký kinh doanh
Đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đăng ký kinh doanh có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thay mình ký hợp đồng kinh tế .Người được uỷ quyền chỉ được ký hợp đồng kinh tế trong phạm vi được uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người thứ ba .
Hợp đồng kinh tế được ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch, công văn điện báo, đơn chào hàng đơn đặt hàng .Hợp đồng kinh tế được coi là hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên đã ký vào văn bản hoặc từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thực hiện sự thoả thuận về tất cả những điều khoản chủ yếu của hợp đồng trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với hợp đồng kinh tế
Điều khoản hai: Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng , khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận.Trong đó :
- Đối tượng của hợp đồng là điều khoản về tên hàng.
- Điều khoản về số lượng xác định bằng các đơn vị tính số lượng, trọng lượng, khối lượng, chiều dài diện tích.
Điều khoản ba: Chất lượng chủng loại quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật .
Chất lượng hàng được ghi trong hợp đồng là tăng các đặc tính các quy cách, tác dụng hiệu suất... Nói lên mặt “chất" của hàng nghĩa là xác định các tính chất hữu ích bên trong và hình thái bên ngoài của hàng hoá bao gồm các thuộc tính tự nhiên và ngoại hình của hàng đó trong hợp đồng mua bán chất lượng là cơ sở để hai bên mua bán, đàm phán về giao nhận hàng và quyết định mức giá cả của hàng. Nếu chất lượng không phù hợp với thoả thuận, bên mua có quyền đòi bồi thường thiệt hại sửa chữa thay thế hàng đến mức có thể từ chối nhận hàng và huỷ bỏ hợp đồng.
-Dùng thuyết minh mô tả để xác định chất lượng. Theo quy cách mô tả để mua bán hàng, dựa vào đẳng cấp, đối với nông sản phẩm phụ khó quy định được tiêu chuẩn thống nhất do đó thường dùng “ chất lượng bình quân tốt”, chất lượng dựa vào sách giới thiệu và hình ảnh mẫu, dựa trên nhãn hiệu hàng hoá , dựa trên tên của nơi sản xuất để biểu thị chất lượng
Điều khoản bốn:
Giá cả là một điều khoản đặc biệt quan trọng, là điều khoản trung tâm của hợp đồng. Các bên mua bán đều tranh thủ đặt giá cả có lợi cho phía mình
- Giá tính theo đơn vị hàng: trọng lượng, chiều dài, bề mặt, khối lượng, chiếc, hay tính theo tá hoặc hàng trăm đơn vị . Nếu hàng giao gồm nhiều loại chất lượng khác nhau thì giá một đơn vị hàng tính theo từng loại từng mác
Khi giao hàng có phẩm chất , chủng loại khac nhau , giá được quy định cho từng loại mặt hàng , từng loại phẩm chất vá từng loại mác khác nhau . khi giao hàng thiết bị toàn bộ giá thường dược định theo giá trị của từng chuyến giao hàng hoặc từng bộ phận máy đã được nêu rõ trong bản phụ lục kèm theo hợp đồng. Nếu giá tính theo trọng lượng , phải quy định rõ: trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh hay trọng lượng cả bì coi như tịnh, hoặc phải thoả thuận rõ xem giá bao bì có được tính trong hàng hày không. Những quy định này cũng cần phải nêu rõ khi tính giá chiếc.
- Phương pháp định giá: Tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng , giá có thể là một trong các loại sau giá cố định , giá cố định sau và giá trượt
+ Giá cố định là giá được quy định lúc ký kết hợp đồng và không thay đổi cả quá trình thực hiện hợp đồng . Giá cố định dùng trong các hợp đồng giao hàng ngay hay giao ngay trong thời gian ngắn , có lúc giao hàng trong thời hạn dài cũng dùng giá cố định , thường hay quy ước trong hợp đồng là “ giá cố định , không thay đổi”
+ Giá cố định sau được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng . Trong hợp đồng định thời điểm tính giá và nguyên tắc định giá
+ Giá định lại là giá đã được xác định trong hợp đồng lúc ký kết , nhưng trong hợp đồng có quy ước : nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng giá thị trường tăng hay giảm , giá đã ghi trong hợp đồng sẽ thay đổi theo quy ước tăng giảm giá .Trong hợp đồng thường quy định nguồn tài liệu để định giá , giá định lại thường dùng cho hàng nguyên liêụ công nghiệp thực phẩm gia vị mua dài hạn
+ Giá di động là giá được tính dứt khoát lúc thực hiện hợp đồng bằng cách điều chỉnh giá cơ sở đã ghi trong hợp đồng có tính đến thay đổi về chi phí sản xuất trong quá trình chuẩn bị hàng .
+ Những sản phẩm hàng hoá thuộc danh mục nhà nước quy định giá, nhưng chưa có thẩm quyền quyết định cụ thể thì giá trong hợp đồng là gía tạm tính do hai bên thoả thuận . Khi có giá chính thức các bên ký kết hợp đồng phải ghi lại giias trong hợp đồng và thanh toán theo giá chính thức. Nếu hợp đồng kinh tế đã hết hiệu lực mà chưa có giá chính thức thì các bên ký hợp đồng được phép thanh toán theo giá đề nghị trong phương án giá đã trình xét duyệt .
5. Kiến nghị
Về mặt tích cực cần phát huy
Việc Nhà nước qui định về hợp đông kinh tế và các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế đã giúp Nhà nước kiểm soát được các hoạt động đa dạng của kinh doanh ,đồng thời góp phần đẩy mạnh sản xuất ,cải thiện đời sống của nhân dân ,bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân .
* Về những hạn chế cần thay đổi :
-Trước đây những điều khoản chủ yếu bao gồm :
+ Điều khoản về tên hàng, ngày tháng, năm ký kết hợo đồng, địa chỉ.
+ Điều khoản về số lượng,khối lượng
+ Điều khoản về quy cách ,chất lượng
+ Điều khoản về giá cả
-Theo em những điều khoản chủ yếu nên bao gồm 4 điều khoản trên và thêm 2điều khoản sau :
+ Điều khoản về phương thức thanh toán :Vì việc thanh toán giữa hai bên là rất quan trọng ,ơ đây thanh toán bằng hàng hoá hay bằng tiền mặt, nếu bằng tiền thì thanh toán băng hinh thức uỷ nhiệm chi (chuyển tiền), hay là sử dụng thương phiếu ,thanh toán bằng séc ,thư tín dụng .
Về đồng tiền thanh toán ,vấn đề nay được đặt ra trong quan hệ mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài .Trong trường hợp này các bên được quyền thoả thuận đồng tiền thích hợp mà các bên có thể chấp nhận được (ví dụ đồng thanh toán là đô la mỹ hay là bằng tiền Việt Nam).
Về thời hạn thanh toán, các bên thoả thuận với nhau khi nào thì thanh toán và điều này ta nên “căn cứ vào thời gian và phương thức giao hàng".
+ Điều khoản về địa điểm và thời hạn giao nhận hàng :Vì theo em địa điểm và thời hạn giao nhận hàng là rất quan trọng ,vì đôi khi một chuyến hàng nếu giao ở địa điểm này thì có lợi cho người bán và không có lợi cho người mua nhưng nếu giao ở địa điểm khác thì ngược lại .
Thời hạn giao hàng ở đay đôi khi nó tạo ra thời cơ kinh doanhvì nhiều khi chúng ta ký một hợp đồng khi đó hàng hoá chưa khan hiếm nhưng khi ký hợp đồng xong thì hàng hoá lại khan hiếm dẫn đến bên bán không muốn giao hàng cho bên mua, chính vì vậy mà phải quy định rõ thời hạn giao nhận hàng.
Kết luận
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu quốc tế thì hợp đồng kinh tế là rất quan trọng. Nó quyết định sự thành công của việc kinh doanh. Nói tóm lại hợp đồng là sự thoả thuận giữa các cá nhân, tổ chức để xác lập thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của hai bên tham gia một quan hệ nhất định và để thực hiện kế hoạch của mình. Hợp đồng là sự thống nhất ý chí giữa các bên ký kết trên cơ sở tự nguyện bình đẳng tuy nhiên sự thoả thuận , thống nhất ý chí đó phải phù hợp , tôn trọng ý chí lợi ích chung của cả xã hội, của Nhà nước
Trong điều kiện một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , các quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị kinh tế mang một nội dung mới, bản Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo NĐ 54-CP ngày 10-3-1975.
Không còn phù hợp nữa. Đáp ứng yêu cầu khách quan của việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ra đời là một bước phát triển mới của pháp luật hợp đồng kinh tế ở nước ta, nó đã thể chế hoá được những tư tưởng lớn về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng. Pháp luật hợp đồng kinh tế là công cụ pháp lý chủ yếu và quan trọng điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7070.doc