Triển vọng Xuất khẩu vào thị trường Anh Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam

Bộ Giáo dục và đào tạo Trường Đại học Ngoại thương Khoa Kinh tế Ngoại thương ====é&ẹ==== Khoá luận tốt nghiệp Đề tài Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Hồng Sinh viên thực hiện : Đào Thị Mai Hương Lớp : Trung 2 - K38F - ĐHNT Hà Nội năm 2003 Lời cám ơn -----=o0o=----- Em xin cám ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Ngoại thương - những người đã trực tiếp truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt

doc97 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Triển vọng Xuất khẩu vào thị trường Anh Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bốn năm học qua. Em cũng xin cám ơn Khoa Kinh tế ngoại thương - trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp. Và đặc biệt, em chân thành cám ơn thầy giáo - tiến sĩ Nguyễn Văn Hồng vì sự hướng dẫn tận tình của thầy từ lúc hình thành ý tưởng cho đến lúc em hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này. Mục lục Lời nói đầu Chương 1: Thị trường Anh 1 I. Một số nét về đất nước Anh 1 1. Điều kiện tự nhiên - Lịch sử - Con người 1 1.1: Điều kiện tự nhiên 1 1.2: Sơ lược lịch sử 1 1.3: Con người 2 2. Chính trị và xã hội 2 2.1: Chính trị 2 2.1.1: Bộ máy chính quyền 2 2.1.2: Hệ thống luật pháp 3 2.2. Xã hội 4 2.2.1. Gia đình 4 2.2.2. Tầng lớp xã hội 4 2.2.3: Giới tính 5 2.2.4. Chủng tộc 5 2.2.5. Tôn giáo 6 3. Văn hóa và lối sống 6 II. Khái quát kinh tế Vương quốc Anh 6 1. Khái quát chung về trình độ phát triển kinh tế 6 1.1: Sơ lược lịch sử phát triển kinh tế 6 1.2. Đánh giá tình hình kinh tế Anh trong những năm gần đây 8 2. Cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu 12 2.1: Ngành công nghiệp 13 2.2: Ngành nông nghiệp 14 2.3: Ngành dịch vụ 14 III. Đặc điểm thị trường Anh 15 1. Hệ thống phân phối 15 1.1. Hệ thống bán buôn 15 1.2. Hệ thống bán lẻ 17 2. Hệ thống dịch vụ 18 3. Đặc điểm thị trường Anh 20 3.1: Mức thu nhập và sức mua 20 3.2. Tập quán và thị hiều tiêu dùng 21 3.3. Những thay đổi về mặt xã hội có ảnh hưởng tới tiêu dùng cá nhân 22 3.3.1. Tuổi thọ 22 3.3.2. Cơ cấu gia đình 23 3.3.3: Trách nhiệm xã hội 23 4. Tập quán kinh doanh 24 4.1. Thiết lập quan hệ trực tiếp 24 4.2. Thông tin liên lạc 25 IV. Ngoại thương nước Anh 26 1. Chính sách phát triển thương mại quốc tế của Anh 26 2. Những đối tác thương mại chiến lược của Anh 27 3. Tình hình xuất nhập khẩu của Anh trong những năm gần đây 28 3.1. Tình hình xuất khẩu 28 3.1.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu 29 3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 29 3.2. Tình hình nhập khẩu 29 3.2.1. Cơ cấu hàng nhập khẩu 30 3.2.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu 30 Chương 2: Triển vọng xuất khẩu vào thị trường Anh của các doanh nghiệp Việt Nam 31 I. Thị trường Anh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 31 1. Vai trò của thị trường Anh trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam 31 2. Những chế định và đòi hỏi của thị trường Anh Quốc 33 2.1: Tiêu chuẩn hóa 34 2.2. Sức khoẻ 35 2.2.1. Ký hiệu CE đối với sản phẩm công nghiệp 35 2.2.2. Hệ thống HACCP đối với thực phẩm chế biến 35 2.2.3. Tiêu chuẩn hàng nông sản - GAP 36 2.3. Môi trường 37 3. Chế độ ưu đãi phổ cập - GSP 37 II. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam 39 1. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam theo một số lý thuyết về lợi ích ngoại thương 39 1.1. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo 39 1.2. Lý thuyết về tỷ lệ yếu tố của Heckscher - Ohlin 41 2. Vài nét về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong những năm gần đây 43 3. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam 46 3.1. Nhóm hàng chế biến chính 47 3.1.1. Sản phẩm giày dép 47 3.1.2. Sản phẩm dệt may 49 3.1.3. Sản phẩm gỗ 52 3.1.4. Sản phẩm gốm sứ 53 3.2. Nhóm nông lâm thuỷ sản chính 54 III. Quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Anh Quốc 59 1. Tiến trình hợp tác thương mại Việt Nam - Anh Quốc 59 2. Tình hình ngoại thương Việt Nam - Anh Quốc trong những năm gần đây 61 2.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Anh 62 2.2. Tình hình xuất khẩu của Anh vào Việt Nam 64 2.2.1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng 64 2.2.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu 65 3. Những tồn tại trong quan hệ thương mại Việt Nam - Anh Quốc 66 Chương 3: Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh 71 I. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Anh Quốc 69 II. Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong thời gian tới 71 III. Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh 75 1. Giải pháp về phía nhà nước 76 1.1. Những chính sách chung 76 1.2. Về quan hệ song phương 76 1.3. Về hỗ trợ xúc tiến thương mại 77 1.4.Về hỗ trợ tài chính 79 2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp 80 2.1. Tìm hiểu thị trường 80 2.2. Tạo nguồn hàng 81 2.3. Lựa chọn kênh phân phối 81 2.4. Tiến hành giao dịch 83 3. Giải pháp đối với ngành hàng 84 Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo Lời nói đầu Vương quốc Anh có diện tích 244.046 km2, dân số 60,2 triệu người (năm 2002), GDP năm 2002 là 1.491 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 24.500 USD/người/năm (năm 2002). Anh Quốc là một trong bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và là một trong 15 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Trong EU, Anh là một trong ba nền kinh tế chủ đạo, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của toàn khối. Vương quốc Anh lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ 1/9/1973. Tuy nhiên quan hệ thương mại giữa hai nước mới chỉ thực sự khởi sắc từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh Quốc tăng liên tục từ con số khiêm tốn là 13,5 triệu GBP năm 1991 đến 612,93 triệu GPB (năm 2002). Cán cân thương mại giữa hai nước thường nghiêng về phía Việt Nam. Từ năm 1991 Việt Nam liên tục xuất siêu sang Anh. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 532 triệu GBP. Anh có nhu cầu lớn về những mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế bao gồm nông lâm thuỷ sản, dệt may, da giày, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, Anh còn là một thành viên của EU - một đối tác thương mại đã dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi. Bản thân mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Anh Quốc đã có những tiến triển rất tốt đẹp. Đây là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được hết những điều kiện này. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ những nhu cầu trên của thị trường Anh. Cơ cấu hàng xuất khẩu nhìn chung ít có sự thay đổi trong nhiều năm. Chủ yếu chỉ tập trung vào hai mặt hàng chính là giày dép và may mặc. Bên cạnh đó, hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Anh chủ yếu là gia công và xuất khẩu gián tiếp nên giá trị thu về là không đáng kể. Có thể nói, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh sẽ còn tăng lên rất nhiều. Anh còn là một thị trường đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết. Với lý do trên, đề tài "Triển vọng xuất khẩu vào thị trường Anh Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam" sẽ nghiên cứu những nét cơ bản về nền kinh tế Anh, nghiên cứu thị trường Anh, thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua. Từ đó đánh giá những triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh và giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của bài viết này bao gồm ba chương như sau: *Chương 1: Thị trường Anh. *Chương 2: Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh của các doanh nghiệp Việt Nam. *Chương 3: Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh Bài viết được nghiên cứu dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, có kết hợp với phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê. Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu và tài liệu thu thập, bài viết này khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Người viết kính mong nhận được sự thông cảm và chỉ dẫn của các thầy cô giáo ở trường cũng như những ý kiến đóng góp của độc giả. Chương 1 Thị trường Anh I. Một số nét về đất nước Anh 1. Điều kiện tự nhiên - Lịch sử - Con người: 1.1. Điều kiện tự nhiên: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen (gọi tắt là Vương quốc Anh hay nước Anh) là một quốc đảo thuộc quần đảo Britain và bán đảo Ailen. Vương quốc Anh nằm ở phía tây bắc Châu Âu, giáp với Cộng hoà Ailen, biển Bắc, biển Manche, eo Saint George và Đại Tây Dương. Với diện tích tự nhiên là 244.046 km2, phần lớn lãnh thổ Anh quốc có địa hình khá bằng phẳng. Chỉ có một số vùng, đặc biệt là Scotland và xứ Wales, có nhiều đồi núi. Nước Anh có đường bờ biển không đồng đều, tạo ra nhiều hải cảng có giá trị kinh tế. Nước Anh nằm trong vành đai ôn đới, được hưởng khí hậu hải dương, ấm do có dòng hải lưu nóng Gulf bao quanh toàn bộ quần đảo; nhiệt độ trung bình tháng giêng là 4,5 0C, tháng bảy là 18 0C; lượng mưa trung bình hàng năm là 600mm, đất đai rất màu mỡ, phì nhiêu. 1.2: Sơ lược lịch sử Vương quốc Anh Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen là một nhà nước nhất thể và tập trung. Anh là khu vực lãnh thổ lớn nhất của Vương quốc. Anh đã ra đời cách đây hơn 1000 năm, lâu hơn nhiều so với bất kỳ một quốc gia nào ở châu Âu. Đến thế kỷ thứ 16, xứ Wales sáp nhập vào hệ thống chính quyền và luật pháp của Anh. Vào thế kỷ thứ 17, khi vương quốc cổ Scotland và Anh hợp nhất dưới triều vua James đệ nhất thì Vương quốc Anh mới chính thức ra đời với tư cách là một thực thể chính trị. Năm 1801, sau hai thế kỷ nằm dưới sự thống trị của Anh, Ailen đã giải tán quốc hội của mình và chính thức trở thành một phần của Vương quốc Anh. Năm 1921, Ailen chỉ giành được độc lập ở miền Nam còn miền Bắc vẫn thuộc Vương quốc Anh. Vì vậy, Vương quốc Anh ngày nay bao gồm bốn khu vực lãnh thổ là Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ailen. 1.3: Con người: Dân số Vương quốc Anh năm 2002 là 60,2 triệu người với mật độ dân số là 247 người/km2, là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao ở châu Âu. Mức độ tăng dân số ở Anh ổn định ở khoảng 0,4%/ năm. Khoảng 85% dân số sống ở thành thị. Một số thành phố lớn của Anh có số dân đông như: thủ đô London có khoảng 7 triệu dân, tiếp đến là thành phố Birmingham với số dân khoảng 1,1 triệu người, thành phố Liverpool khoảng 600 ngàn người, Manchester khoảng 500 ngàn người. Tuy nhiên, những người dân thành phố ở Anh đều có xu hướng muốn sống ở những vùng ngoại ô. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của người Anh, ngoài ra nhiều người Celtic ở xứ Wales, Bắc Ailen và Scotland còn nói tiếng Galic với nhau. Vương quốc Anh là một quốc gia đa dạng với nhiều dân tộc bao gồm dân nhập cư từ nhiều vùng trên thế giới. Vì vậy, ngoài tiếng Anh và tiếng Galic, nước Anh còn có nhiều ngôn ngữ của những dân tộc khác nhau. 2. Chính trị và xã hội 2.1: Chính trị: 2.1.1: Bộ máy chính quyền: Vương quốc Anh là một quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến. Đứng đầu Nhà nước là vua, nhưng vua chỉ có vai trò tượng trưng. Vua hiện nay của Vương quốc Anh là Nữ hoàng Elizabeth II, lên ngôi năm 1953. Quyền lập pháp thuộc về vua và Quốc hội gồm hai viện: Viện Nguyên lão (Thượng nghị viện) gồm các nhà quý tộc tham gia theo chế độ cha truyền con nối và theo chức tước do vua phong; Viện dân biểu (Hạ nghị viện) gồm 650 nghị sĩ do dân bầu, nhiệm kỳ 5 năm. Quyền hành pháp trên danh nghĩa thuộc về nhà vua nhưng thực tế nằm trong tay Chính phủ. Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Thủ tướng là thủ lĩnh của đảng chiếm đa số ghế trong Hạ nghị viện. Thủ tướng đương nhiệm của Vương quốc Anh là ông Tony Blair, thủ lĩnh của Công đảng, lên cầm quyền từ năm 1997. 2.1.2: Hệ thống luật pháp: a) Hệ thống luật pháp của Anh và xứ Wales: Hệ thống luật pháp của Anh và xứ Wales là một hệ thống riêng biệt với Scotland và Bắc Ailen. Hệ thống này bao gồm hai bộ phận cấu thành cơ bản là hệ thống luật của Quốc hội hay còn gọi là hệ thống luật thành văn (Statute Law) và hệ thống luật án lệ hay còn gọi là Thông luật (Common Law). Thông luật được hình thành từ thời Anglo - Saxon cách đây khoảng 1000 năm. Đây là hệ thống luật dựa trên những phán quyết và án lệ đã có trong quá khứ mà không có văn bản luật cụ thể. Còn hệ thống luật Quốc hội được ban hành thành văn bản từ thế kỷ thứ 13, theo đó những phán quyết phải được thi hành theo đúng như văn bản luật đã quy định. Ngày nay, ở Anh và xứ Wales, luật hình sự nằm trong hệ thống luật của Quốc hội trong khi phần lớn luật dân sự vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống luật án lệ. Luật Cộng đồng châu Âu cũng được áp dụng bởi Anh là một quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu và luật này được áp dụng ưu tiên so với luật quốc gia. b) Hệ thống luật của Scotland và Bắc Ailen: Hệ thống luật của Scotland chịu nhiều ảnh hưởng của luật La mã giống như nhiều hệ thống luật ở châu Âu lục địa. Hệ thống toà án bao gồm Toà Hình sự địa phương và Toà Đại hình. Toà Đại hình gồm Tòa sơ thẩm và Toà phúc thẩm. Những vụ án dân sự và hình sự nhỏ sẽ được xét xử ở Toà án hình sự địa phương, những vụ án nghiêm trọng hơn được xét xử ở Toà đại hình. 2.2: Xã hội: Từ những năm 50 của thế kỷ XX, cơ cấu dân cư của Anh bắt đầu có sự thay đổi nhanh chóng về độ tuổi và kết cấu, điều này có ảnh hưởng lớn tới y tế, giáo dục và việc làm của người dân nước này. Anh Quốc hiện là một trong những quốc gia có dân số già nhất trên thế giới với tuổi thọ bình quân là 77,7 năm (2000). Nước Anh cũng là quốc gia có thứ hạng cao trên thế giới về chỉ số HDI (chỉ số phát triển con người). Hiện Anh đang xếp vị trí 18 trên tổng số 173 quốc gia về HDI. Ngày nay xã hội Anh có mức độ bình đẳng cao giữa nam và nữ. Anh đứng vị trí thứ 10 trên tổng số 146 quốc gia về chỉ số GDI (chỉ số phát triển giới). Bên cạnh đó xã hội Anh còn rất đa dạng với nhiều chủng tộc và tôn giáo khác nhau. 2.2.1: Gia đình: Khác với cơ cấu gia đình ở những nước thuộc vùng Địa Trung Hải, cơ cấu gia đình ở Anh thường là những hộ gia đình ít người còn gọi là cơ cấu gia đình hạt nhân bao gồm một cặp vợ chồng với một hoặc hai con. Có khoảng 40% dân số Anh sống trong các gia đình hạt nhân. Anh là quốc gia có tỷ lệ ly hôn cao nhất ở châu Âu. 38% các cuộc hôn nhân ở Anh kết thúc bằng thủ tục ly hôn. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở những cặp vợ chồng có thu nhập thấp hoặc kết hôn khi còn quá trẻ. Đây là một vấn đề đáng quan tâm trong xã hội Anh hiện nay. 2.2.2: Tầng lớp xã hội: ở Anh, người dân có nhận thức rất sâu sắc về địa vị xã hội. Xã hội Anh được phân hoá làm ba tầng lớp chủ yếu là thượng lưu, trung lưu và tầng lớp lao động. Tầng lớp thượng lưu có hai đặc trưng nổi bật là của cải và quyền lực. Tầng lớp trung lưu bao gồm những người trí thức, lao động trí óc như: luật sư, bác sĩ, những công chức cao cấp cho tới nhân viên văn phòng. Số còn lại là tầng lớp lao động nghèo, làm việc vất vả và thu nhập thấp. 2.2.3: Giới tính: Mặc dù quan niệm của xã hội về bình đẳng giới đã có nhiều thay đổi sau những cuộc cách mạng đòi quyền bình đẳng của phụ nữ khởi đầu từ những năm 60, phụ nữ vẫn bị yếu thế hơn: họ giành được ít quyền lực và của cải hơn so với nam giới. Tuy nhiên, tình hình ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tích cực trong xã hội Anh hiện đại. Năm 1971, có khoảng 52% phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 44 tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Năm 1995, con số này đã tăng lên 75%. Địa vị xã hội của phụ nữ so với nam giới cũng được cải thiện, họ ngày càng nắm giữ những chức vụ quan trong trong các cơ quan nhà nước. Năm 1979, chỉ có 19 nữ nghị sĩ trong Quốc hội, đến năm 1997 đã tăng lên 120. Tỷ lệ phụ nữ giữ các chức vụ cao cấp trong các cơ quan của chính phủ tăng từ 5% năm 1984 lên 13% năm 2000. Hiện nay Anh đứng thứ 10 trong 146 quốc gia về chỉ số phát triển giới. 2.2.4: Chủng tộc: Vương quốc Anh là một quốc gia đa dạng với nhiều dân tộc khác nhau. Ngoài người Anh chiếm đa số còn có nhiều nhóm dân tộc thiểu số. Người Anh hầu hết là người Anglo – Saxon và một số nhỏ những người di cư sang Anh từ lục địa châu Âu trong nửa đầu thế kỷ XX. Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Anh rất đa dạng, chiếm khoảng 7% tổng số dân, bao gồm người ấn Độ, người Pakistan, Bangladesh, dân nhập cư từ các nước vùng Caribe, châu Phi, Trung Quốc....Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Anh thường sống tập trung lại ở những khu vực khác nhau trên khắp đất nước: người Caribe sống tập trung nhiều ở London, ngưòi gốc ấn tập trung nhiều ở Leicester trong khi người gốc Pakistan lại tập trung ở miền trung đất nước...Tuy nhiên, thủ đô London vẫn là thành phố tập trung nhiều nhất dân tộc thiểu số với tỷ lệ 20% tổng số người thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số vào năm 1997 và sẽ tăng lên 28% vào năm 2011. 2.2.5: Tôn giáo: Hiện nay Anh có mặt hầu hết tất cả các cộng đồng tôn giáo.Trong đó Thiên chúa giáo chiếm phần đông, tới 50% dân số Anh. Tiếp đến là cộng đồng Hồi giáo với khoảng 1,5 triệu người, phần lớn là người gốc Pakistan và Bangladesh, tập trung nhiều ở London, Liverpool, Manchester, Leicester, Bradford. Các cộng đồng nhỏ hơn bao gồm khoảng 450.000 tín đồ đạo Sikhs (một nhánh của ấn Độ giáo) chủ yếu là người gốc ấn, tập trung ở London, Manchester và Birmingham; 320.000 tín đồ Hindu sống chủ yếu ở Leicester, London, Manchester. Ngoài ra còn có đạo Phật, đạo Jana, đạo Baha.... 3. Văn hoá và lối sống: Anh có một nền văn hoá hoàn toàn khác với các nước châu Âu lục địa. Bất cứ ai cũng có thể nhận ra người Anh chính gốc qua dáng vẻ lãnh đạm và ý thức đẳng cấp sâu sắc. Một nhà xã hội học ở Anh đã từng nói "Sự kiêu ngạo khắc sâu trong từng giọng nói của từng đứa trẻ Anh". Cách ăn mặc của người Anh cũng rất giản dị. Họ không quá cầu kỳ về thời trang, họ mặc những gì họ muốn. Ví dụ như tầng lớp thượng lưu và tầng lớp trung lưu có xu hướng ăn mặc theo phong thái cổ điển. Anh là một trong những nước có di sản văn hoá và nghệ thuật lớn nhất trên thế giới. Nguồn gốc văn hoá Anh có thể tìm thấy từ thời trung cổ. Anh còn là nước tập trung nhiều di sản văn hoá và tác phẩm nghệ thuật của nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, có thể nói Anh là một quốc gia có nền văn hoá rất đa dạng và phong phú. II. Khái quát kinh tế vương quốc Anh 1.Khái quát chung về trình độ phát triển kinh tế: 1.1: Sơ lược lịch sử phát triển kinh tế: Nước Anh chính là cái nôi của chủ nghĩa tư bản. Vào thế kỷ XIX, nhờ vào cuộc Cách mạng công nghiệp mà Anh trở thành "công xưởng của thế giới". Đến năm 1848, sản lượng công nghiệp của cả nước bằng 45% tổng giá trị sản lượng công nghiệp của toàn thế giới. Nước Anh còn là "Người thương nghiệp quốc tế". Năm 1870, mức chu chuyển hàng hoá của toàn thế giới tư bản là 37,5 tỷ Mác thì riêng nước Anh và thuộc địa của Anh chiếm 14 tỷ Mác. Với những khoản dự trữ khổng lồ, Anh còn là “chủ nợ, trung tâm cho vay của thế giới tư bản”. Cho nên thế kỷ XIX được xem là thế kỷ của nước Anh. Đến cuối thế kỷ XIX, xã hội loài người bước vào thời đại điện khí hoá, nước Mỹ và nhiều nước khác đã bứt lên và nước Anh không còn giữ được vị trí trước kia của mình. Vào thế kỷ XX, nền kinh tế Anh trải qua nhiều biến động. Đầu tiên là những tổn hại nặng nề do hai cuộc chiến tranh thế giới và những cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô toàn cầu vào các năm 1913-1914, 1929-1933...dẫn đến ưu thế kinh tế của Anh bị suy giảm trong những thập niên đầu sau chiến tranh và mức phát triển kinh tế thua hẳn Đức, Mỹ và Pháp. Vào những năm 70, 80, trước tình trạng lạm phát và thất nghiệp gia tăng, nước Anh đã đưa ra chính sách tự do cực đoan trong cạnh tranh kinh tế để chống lạm phát và thất nghiệp. Nhưng trên thực tế, việc đầu tư ra nước ngoài của người Anh tăng vọt đã làm cho chính sách trên không phát huy hiệu quả, ngược lại làm cho tỷ lệ lạm phát và tình trạng thất nghiệp trở nên trầm trọng hơn. Kết quả là Anh vẫn không đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế như phần lớn các nước khác của Cộng đồng châu Âu. Sau đợt suy thoái cuối những năm 70 và đầu 80, nền kinh tế Anh bắt đầu bước sang giai đoạn phục hồi khá chậm chạp. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 1981 đến 1989 đạt xấp xỉ 3%. Sang đầu thập kỷ 90, cũng như nhiều nước khác ở châu Âu, nước Anh lại lâm vào đợt suy thoái mới. Mức tăng trưởng kinh tế năm 1990 chỉ đạt 0,6%, hai năm 1991-1992 giảm xuống còn 0,3%. Bắt đầu năm 1993, kinh tế Anh có dấu hiệu phục hồi với tỷ lệ tăng trưởng 1,9%, năm 1994 đạt 3,3%. Sau khi phục hồi, nền kinh tế Anh vẫn phát triển chậm chạp. Tốc độ tăng trưởng chậm cùng với những biến động phức tạp trong quá trình phát triển kinh tế đã đặt nước Anh trước nhiều vấn đề nan giải như: sức mua trong nước giảm, thị trường có xu hướng thu hẹp, sức đầu tư trong nước yếu, đầu tư cố định giảm, khả năng cạnh tranh kinh tế yếu, bội chi ngân sách lớn, đồng Bảng Anh trượt giá...Tuy nhiên, đến năm 1997, chính phủ Đảng Lao động Anh lên cầm quyền và chỉ một năm ở ghế thủ tướng, ông Tony Blair đã đưa nền kinh tế Anh ngẩng đầu dậy: đồng Bảng Anh tăng giá và tỷ lệ thất nghiệp giảm đi rõ rệt. Trong khi đó các nước khác trong Liên minh châu Âu như Pháp, Đức đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng. Trải qua một thế kỷ với nhiều thăng trầm, nền kinh tế Anh đã có nhiều lúc lâm vào các cuộc suy thoái trầm trọng, tuy nhiên cho đến nay nó đã đạt được sự phát triển tốt và được đánh giá là thời kỳ phát triển nhất trong thế kỷ XX, tạo đà cho nền kinh tế Anh bước sang thế kỷ XXI 1.2: Đánh giá tình hình kinh tế Anh trong những năm gần đây: Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều biến động dẫn tới những biến động sâu sắc trong nền kinh tế toàn cầu. Nếu như trong năm 2000, nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong hơn một thập kỷ thì đến năm 2001, kinh tế thế giới rơi vào đợt suy giảm mạnh sau vụ tấn công khủng bố nước Mỹ vào ngày 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Apganistan. Tiếp sau đó là hai năm kinh tế phục hồi một cách chậm chạp. Những biến động đó trong nền kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản, các nước thuộc EU. Là một quốc gia phát triển trong EU, tuy có chịu ảnh hưởng ít nhiều, nhưng nền kinh tế Anh quốc vẫn tỏ ra khá vững vàng trước những biến động khôn lường từ bên ngoài. Ta có thể thấy rõ điều này qua một số chỉ tiêu kinh tế của Anh trong những năm qua. Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế của Anh quốc giai đoạn 1999-2003 Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 2002 2003* GDP tỷ USD 1387,3 1430,3 1462,48 1491 1527 Tăng trưởng GDP % 1,1 3,1 2,25 2,0 2,4 GDPBQ đầu người USD 24228,5 24379,6 24483,5 24500 24885,8 *Dự báo Nguồn: Vụ Âu Mỹ - Bộ Thương mại Năm 2001- năm sụt giảm mạnh nhất của nền kinh tế thế giới - kinh tế Anh có mức độ tăng trưởng là 2,25% giảm 0,85% so với năm 2000 nhưng vẫn cao hơn mức chung của toàn thế giới (1,3%) và của EU (1,8%). Đây cũng là năm mà lần đầu tiên kể từ năm 1986 Anh là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong nhóm G7 và trong nhóm các nước lớn ở khu vực EU. Sang năm 2002, mức tăng trưởng của Anh có giảm nhẹ nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn EU. So sánh mức tăng trưởng GDP của Anh với một số nước lớn trong EU và với mức chung của toàn EU theo biểu đồ sau, ta thấy tốc độ tăng trưởng của Anh tương đối ổn định và thường ở mức cao hơn. Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2002 Trong khi tăng trưởng kinh tế chậm gây khó khăn cho thị trường việc làm ở EU thì thị trường lao động ở Anh lại khá ổn định với tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với mức trung bình của EU. Ta có thể thấy rõ điều này ở bảng 2. Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp của Anh và EU Đơn vị: % Tỷ lệ thất nghiệp 1999 2000 2001 2002 Anh 5 3.6 5.8 5.1 EU 9.6 8.8 9.2 7.7 Nguồn: Vụ Âu Mỹ- Bộ Thương mại Tỷ lệ lạm phát ở Anh cũng tương đối ổn định và ở mức vừa phải, trung bình trên dưới 3% kể từ năm 1995 đến nay (bảng 3). Mức độ lạm phát luôn nằm trong tầm kiểm soát trong nhiều năm như vậy là do chính phủ Anh đã có những chính sách lãi suất hợp lý cùng với sự ổn định của đồng Bảng Anh trên thị trường tiền tệ quốc tế. Thêm vào đó, Anh chưa gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (EMU) nên ít phải chịu những ảnh hưởng từ khu vực này. Bảng 3: Tỷ lệ lạm phát của Anh giai đoạn 1995-2002 Đơn vị: % Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Lạm phát 3,2 2,6 3,1 3 2,6 1,4 2,5 2,3 Nguồn: Vụ Âu Mỹ - Bộ Thương mại Anh còn là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì Anh có nhiều lợi thế như: là trung tâm tài chính tiền tệ của thế giới, cơ sở hạ tầng phát triển, thuế thấp hơn so với các nước EU khác, đội ngũ lao động lành nghề với giá nhân công tương đối thấp so với các nước phát triển. Hiện nay, Anh là nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều nhất trong khu vực EU. Năm 2001, Anh chiếm 30% FDI vào EU và chiếm 9,3% FDI của toàn thế giới. Theo dự báo, trong 10 địa chỉ thu hút vốn FDI hàng đầu trên thế giới giai đoạn 2001-2005, Anh đứng ở vị trí thứ 2 sau Mỹ với lượng FDI tiếp nhận trung bình mỗi năm ước khoảng 82,5 tỷ USD. Anh cũng là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất khối EU. Thời kỳ 1995-2000, trung bình mỗi năm vốn đầu tư của Anh ra nước ngoài lên tới 119,4 tỷ USD, riêng năm 2000 vốn đầu tư này lên tới gần 250 tỷ USD. Trong lĩnh vực tài chính, Anh cũng mạnh hơn nhiều so với nhiều nước châu Âu lục địa. London vẫn là một trung tâm dịch vụ tài chính, bảo hiểm quốc tế lâu đời, có tầm cỡ hơn hẳn Pari và Frankfurt, chỉ đứng sau Mỹ. Theo thống kê gần đây, London đang có một đội ngũ tài chính - tiền tệ lên đến hơn 60 vạn người, chiếm tỷ lệ rất lớn trong nền kinh tế Anh và có tác dụng quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm trong nước. Về GDP bình quân đầu người hàng năm, Anh đứng ở vị trí khá cao. Tính theo ngang giá sức mua, Anh đứng vào hàng thứ năm trong nhóm G7 sau Mỹ, Canada, Nhật, Đức, đứng thứ 17 trên 29 thành viên của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), và đứng thứ 20 tên toàn thế giới. Tính GDP bình quân đầu người theo giá thực tế thì Anh đứng thứ 12 trên toàn thế giới năm 2002. Trong năm 2002, Anh đã vượt Pháp vươn lên đứng thứ hai trong EU về tổng sản phẩm trong nước. Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới 2002 của World Bank Qua những chỉ tiêu kinh tế trên, ta có thể thấy nền kinh tế Anh phát triển một cách khá vững chắc và Anh vẫn là một nền kinh tế chủ đạo, đóng vai trò quyết định trong Liên minh châu Âu - một trong ba cực kinh tế phát triển của thế giới. 2. Cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu: Nền kinh tế Anh là sự kết hợp rất nhuần nhuyễn giữa nền công nghiệp, dịch vụ phát triển cao và nền nông nghiệp thâm canh. Cơ cấu kinh tế của Anh do công nghiệp và dịch vụ quyết định. Từ năm 1950 đến nay, cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu của nước Anh đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu trong những năm 1950 tỷ trọng ngành dịch vụ chỉ chiếm 50% GDP thì trong những năm gần đây, lĩnh vực dịch vụ có tăng trưởng cao nhất và chiếm tới khoảng 2/3 GDP, trong khi nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP còn tỷ trọng công nghiệp thì ngày càng giảm. Bảng 4: Tỷ trọng của 3 khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) tính theo giá thực tế của nước Anh giai đoạn 1985 - 2002 Đơn vị:% Năm 1985 1991 1995 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Nông nghiệp 1,7 1,6 1,8 1,5 1,3 1,2 1,0 1,0 1,0 Công nghiệp 35,6 29,6 30,4 30,7 29,3 28,6 28,8 25,6 25 Dịch vụ 62,7 68,8 67,7 67,8 69,4 70,2 70,2 73,4 74 Nguồn: Tổng cục thống kê 2.1: Ngành công nghiệp: Anh quốc là một nước có nền công nghiệp phát triển lâu đời. Sức mạnh của nền công nghiệp Anh được thiết lập từ những ngành công nghiệp truyền thống xuất hiện ngay từ những ngày đầu của cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ XIX như ngành dệt, khai thác than, luyện thép, chế tạo máy, đóng tàu, chế biến thực phẩm. Ngày nay, với trình độ công nghệ cao, nước Anh mở rộng phát triển nhiều ngành công nghiệp hiện đại như phương tiện vận tải, sản xuất máy bay, năng lượng hạt nhân, thiết bị viễn thông, điện tử, chế tạo các dụng cụ dùng trong các ngành khoa học khác nhau, hoá chất, khai thác dầu khí… Hiện nay công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong nền kinh tế Anh và thu hút khoảng 26,2% lực lượng lao động. Nhiều ngành công nghiệp ở Anh hiện nay đang trong tình trạng phát triển chậm chạp, sản lượng giảm. Trong năm 2002, công nghiệp chế tạo đã giảm 122.000 việc làm. Công nghiệp nhẹ cũng đang trong tình trạng trì trệ và ít có dấu hiệu phục hồi nhanh trong thời gian tới do đồng Bảng Anh quá mạnh trong những năm qua dẫn tới nhập khẩu tăng vọt. Bù lại sự suy giảm của các ngành công nghiệp này là thành công của ngành điện tử và máy tính. Tốc độ tăng trưởng của ngành này trong những năm gần đây tăng nhanh do nhu cầu ngày càng mở rộng về công nghệ thông tin và dự báo trong thời gian tới ngành này sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Ngành công nghiệp khai thác dầu khí cũng phát triển trên cơ sở tài nguyên sẵn có ở khu vực biển Bắc và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Anh. 2.2: Ngành nông nghiệp Nền nông nghiệp nước Anh chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong GDP, trong những năm gần đây thường chiếm ở mức 1% GDP. Ngành nông nghiệp của nước Anh chỉ thu hút khoảng 2,2% lực lượng lao động nhưng cung cấp được khoảng 2/3 nhu cầu về lương thực thực phẩm cho người dân. Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, yến mạch; rau các loại và củ cải đường. Ngành chăn nuôi gồm nuôi gia cầm, gia súc, đặc biệt là chăn nuôi cừu. Trong những năm gần đây sản lượng lương thực đạt 18 - 20 triệu tấn/năm. Sản lượng gỗ khai thác là 7 triệu m3/năm, sản lượng cá đánh bắt được là 920.000 tấn/năm. Do tác động đồng bộ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nên năng suất cây trồng, vật nuôi của Anh vào loại cao nhất thế giới. Về trồng trọt, mặc dù diện tích các cây trồng hiện nay đều giảm so với những năm 70 nhưng do tăng năng suất nên sản lượng trồng trọt đều tăng lên. Ví dụ như năm 1970, sản lượng ngũ cốc là 18.840 nghìn tấn thì năm 2001 tăng lên 22.160 tấn với năng suất là 7.165 kg/ha (đứng thứ 3 thế giới). Về chăn nuôi, từ thế kỷ 18, nước Anh đã đạt trình độ cao so với các nước khác ở châu Âu. Nông dân Anh đã chọn được nhiều giống bò, ngựa, lợn, cừu tốt làm cho chất lượng gia súc ngày càng được nâng cao 2.3: Ngành dịch vụ: Từ lâu Anh quốc đã nổi tiếng về các lĩnh vực dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân như dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ viễn thông. Ngành dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP của nước Anh và có xu hướng ngày càng tăng. Tăng trưởng GDP của Anh quốc trong giai đoạn gần đây được sự hỗ trợ bởi tăng trưởng mạnh trong khu vực dịch vụ. Số người làm trong lĩnh vực dịch vụ tăng lên 13% và chiếm 75% số người trong độ tuổi lao động (17,6 triệu người) vào năm 2002 so với 55% (13 triệu người) so với 10 năm trước đó. Trong khoảng 1985 đến 2002, tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP tăng từ 62,7% lên 74%. Vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng cho thấy có sự phân phối lại tổng._. vốn đầu tư trong nền kinh tế quốc dân theo xu hướng có lợi cho ngành dịch vụ. Rõ ràng là Anh đang đẩy mạnh quá trình phân phối lại lao động xã hội, giảm tỷ trọng ngành sản xuất vật chất, nâng tỷ trọng của ngành dịch vụ và thay đổi vai trò của ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. III. Đặc điểm thị trường Anh 1. Hệ thống phân phối: Cũng như nhiều quốc gia khác, hệ thống phân phối của Anh quốc bao gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ, tham gia vào hệ thống là các công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập. 1.1: Hệ thống bán buôn: Trong lĩnh vực thương nghiệp bán buôn năm 2002 có khoảng 106 hãng với lực lượng lao động khoảng 750.000 người và doanh thu là 351.558 triệu Bảng Anh. Sau đây là số liệu về doanh thu bán buôn của một số ngành ở Anh năm 2002 (bảng 5) Bảng 5: Tình hình bán buôn tại Anh năm 2002 Chỉ tiêu Số doanh nghiệp Doanh thu (triệu GBP) Nguyên vật liệu nông nghiệp và động vật sống 2.659 9.215 Thực phẩm - Đồ uống và thuốc lá 13.914 60.493 Đồ gia dụng 26.124 54.915 Sản phẩm phi nông nghiệp 20.813 140.153 Thiết bị máy móc 13.681 50.795 Những sản phẩm khác 29.589 35.987 Tổng 106.780 351.558 Nguồn: Britain 2002 - Official Yearbook Ta có thể thấy số doanh nghiệp bán buôn trong lĩnh vực đồ gia dụng là lớn nhất, tiếp đó là trong lĩnh vực sản phẩm phi nông nghiệp và thiết bị máy móc. Đây đều là những sản phẩm đòi hỏi phải có một hệ thống phân phối đầy đủ. Trong những năm qua số lượng doanh nghiệp bán buôn trên thị trường Anh giảm. Xu hướng này còn tiếp tục do một loạt các nguyên nhân. Thứ nhất, các nhà bán lẻ lớn, đặc biệt trong ngành lương thực đã bỏ qua khâu bán buôn. Họ đã tạo ra cơ sở bán buôn riêng và ký hợp đồng trực tiếp với nhà sản xuất. Thứ hai, khách hàng chính của các nhà bán buôn thường là các thương nhân nhỏ và trung bình đóng vai trò là các hiệp hội thu mua "tự nguyện" hoặc "hình thức" để nâng cao khả năng cạnh tranh. Hiện nay ở Anh có hơn 200 hiệp hội thu mua "tự nguyện" và số lượng hiệp hội này ngày càng giảm. Thứ ba là xu hướng sáp nhập và tổ chức lại của các công ty xuyên quốc gia với hệ thống phân phối riêng của mình. Với tư cách là một chủ thể quan trọng trong hệ thống thương mại, số lượng các công ty xuyên quốc gia tham gia vào mạng lưới bán buôn trên thị trường Anh ngày càng lớn. Những công ty này tổ chức mạng lưới tiêu thụ của mình rất chặt chẽ. Họ chú trọng từ khâu đầu tư sản xuất hoặc mua hàng đến khâu phân phối hàng cho mạng lưới bán lẻ. Họ có quan hệ rất chặt chẽ với các nhà xuất khẩu nước ngoài, các nhà sản xuất ở trong nước để bảo đảm nguồn cung cấp hàng ổn định và giữ uy tín với mạng lưới bán lẻ. Các công ty xuyên quốc gia tổ chức mạng lưới phân phối của mình theo hai hình thức: Kênh phân phối theo tập đoàn và kênh phân phối không theo tập đoàn. * Kênh phân phối theo tập đoàn: Là kênh phân phối mà các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống các cửa hàng và siêu thị của tập đoàn mình mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác Tiêu biểu cho hình thức phân phối này là các tập đoàn thương mại và siêu thị. Anh quốc là nước có rất nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị hàng đầu thế giới. Các tập đoàn này đều có các hệ thống bán lẻ của mình trên khắp nước Anh và thế giới. Trong số đó có thể kể đến các tập đoàn kinh doanh siêu thị khổng lồ của Anh như Sainbury với hàng loạt các siêu thị ở Anh và Mỹ, có ngân hàng riêng là Sainbury's Bank, 90% doanh thu đạt được chủ yếu ở trong nước; tập đoàn Tesco với gần 600 cửa hàng bán lẻ ở Anh quốc, 76 ở Cộng hoà Ailen, 41 ở Hungary, 32 ở Ba Lan, 6 ở Cộng hoà Séc, 7 ở Xlovakia; Tập đoàn kinh doanh cửa hàng bách hoá Mark & Spencer với gần 690 vị trí bán hàng ở khắp châu Âu, Hồng Kông, Canada, Mỹ, Nhật, 85% doanh thu đạt được từ trong nước. Ngược lại với kênh phân phối theo tập đoàn là kênh phân phối không theo tập đoàn. * Kênh phân phối không theo tập đoàn: Là kênh phân phối mà các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập. Các công ty xuyên quốc gia tham gia ngày càng nhiều vào mạng lưới bán buôn. Đây là xu hướng phát triển chủ yếu của hệ thống phân phối trên thị trường Anh hiện nay. 1.2: Hệ thống bán lẻ: Trong thương nghiệp bán lẻ năm 2002 có trên 300.000 công ty (năm 1994 có 206.964 công ty, năm 1999 có 290.000 công ty) với lực lượng lao động là 2,4 triệu người. Doanh số bán lẻ trong những năm qua tăng nhanh hơn do năng suất lao động trong ngành tăng khi cơ giới hoá và tự động hóa các giao dịch thương mại, ứng dụng thương mại điện tử, thành lập các cửa hàng, siêu thị lớn; mở rộng mạng lưới cửa hàng, các phương thức phục vụ khách hàng đa dạng. Trong những năm qua, tốc độ tăng sản lượng sản xuất thường tăng chậm hơn so với tốc độ tăng khối lượng hàng bán lẻ. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cung cấp cho hệ thống bán lẻ tăng nhanh. Trong đó phải kể đến mạng lưới nhập khẩu và phân phối bán lẻ rộng lớn của các tập đoàn siêu thị khổng lồ. Mạng lưới phân phối bán buôn và bán lẻ ở Anh phát triển theo xu hướng ngày càng đa dạng, chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn với sự tham gia ngày càng nhiều của các tập đoàn xuyên quốc gia. Đây là những nhân tố thúc đẩy sự lưu thông của hệ thống lưu chuyển hàng hoá trên thị trường Anh. 2. Hệ thống dịch vụ: Hệ thống dịch vụ phục vụ thương mại của Anh bao gồm: dịch vụ viễn thông, dịch vụ thương mại, dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm,...) và vận tải. Theo thống kê trong năm 2002 thì trong năm ngành phát triển nhanh nhất ở Anh hiện nay thì có mặt cả bốn ngành dịch vụ trên. Trong đó, ngành dịch vụ viễn thông là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất, lượng người sử dụng Internet và thị trường truyền số liệu tăng với tốc độ nhanh chóng. Hệ thống dịch vụ thương mại ngành dịch vụ lớn nhất. Đây là ngành rất quan trọng trong nền kinh tế bởi chức năng của ngành này là giúp cho các sản phẩm công nghiệp và hàng hoá đến với người tiêu dùng cuối cùng, kèm theo đó là các hoạt động như hướng dẫn tiêu dùng, chăm sóc khách hàng,...Dịch vụ thương mại còn bao gồm cả các ngành như du lịch, khách sạn...Anh là thị trường tràn ngập các tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, vì vậy đòi hỏi phải có các hình thức và biện pháp dịch vụ thương mại mới. Hiện nay Anh có khoảng 18% dân số trong độ tuổi lao động làm việc trong ngành thương mại, thu hút hơn 10% vốn đầu tư cho nền kinh tế và chiếm tỷ trọng 10 đến 16% GDP. Tài chính là hệ thống huyết mạch của bất cứ nền kinh tế nào. Nó xác định tình hình và vị trí của mỗi nước trong nền kinh tế thế giới. Anh quốc có hệ thống dịch vụ tài chính đặc biệt phát triển. Nguồn cung cấp tài chính là các ngân hàng, hiệp hội xây dựng, các công ty bảo hiểm và thương mại bách hoá tổng hợp, quỹ tiết kiệm, công ty tín dụng, công ty cho thuê tài chính và các dạng môi giới trung gian. Tăng trưởng của lĩnh vực tài chính trong mấy thập kỷ qua song hành với những thay đổi về cơ cấu, trong đó có sự huỷ bỏ về chế độ kiểm soát tiền tệ vào năm 1979 theo đó các hiệp hội xây dựng, các hiệp hội tín dụng tương hỗ được đa dạng hoá những hoạt động của mình trong lĩnh vực tài chính. Trong những năm qua, những khác biệt giữa các thể chế tài chính đã trở nên mờ nhạt. Số hãng phi tài chính tham gia cung ứng dịch vụ tài chính đã tăng lên (như các công ty công nghiệp, các cửa hàng lớn, trung tâm giải trí, công ty du lịch). Ngành vận tải của Anh cũng rất phát triển và có đóng góp đáng kể giúp cho thương mại trong và ngoài nước phát triển mạnh mẽ. Tuy là một quốc đảo, nằm tách biệt với lục địa châu Âu nhưng Anh có một mạng lưới giao thông thuận tiện và dễ tiếp cận. Giao thông đường biển nước Anh rất phát triển với hàng loạt cảng biển hiện đại và đội tàu buôn lớn mạnh. Theo ước tính khoảng 95% khối lượng hàng hoá giao dịch buôn bán ngoại thương của Anh được chuyên chở bằng đường biển. Hàng hoá sau khi cập cảng có thể được chuyển tải bằng các phương tiện giao thông khác một cách nhanh chóng. Hệ thống giao thông chất lượng cao được kết nối bởi đường không, đường sắt và đường bộ. Các hãng hàng không ở Anh hoàn toàn do tư nhân sở hữu. Sân bay ở thủ đô London là một trong những sân bay chính phục vụ việc đưa hàng vào Liên minh châu Âu. Hàng hoá chuyên chở bằng đường hàng không thường có giá trị lớn, hiện nay tổng giá trị thường vào khoảng 75.300 triệu Bảng Anh. Mạng lưới giao thông đường bộ cũng rất thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hoá không chỉ trong nước Anh mà còn với cả châu Âu lục địa. Đường hầm English Channel qua eo biển Manche nối liền Anh với Pháp đã giúp cho thời gian vận chuyển giữa quốc đảo này với lục địa châu Âu được rút ngắn. Khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng đường bộ cũng tăng mạnh: trong khoảng từ 1990 - 2000 tăng tới 45%. Hệ thống dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đồng bộ như trên là một nhân tố cơ bản giúp cho thị trường Anh trở thành một trong những thị trường năng động nhất thế giới. 3. Đặc điểm thị trường Anh: Trong số các nước thành viên của Liên minh châu Âu, Anh luôn là một thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài. Với số dân thuộc loại đông nhất EU, Anh là một thị trường có lượng cầu lớn và đa dạng. 3.1: Mức thu nhập và sức mua: Là một quốc gia phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người của Anh thuộc vào hàng cao nhất thế giới. Năm 2002, Anh đứng thứ 12 trên thế giới về GDP bình quân đầu người theo giá thực tế. Thu nhập bình quân đầu người của Anh tăng đều qua các năm. Điều này thể hiện rõ qua bảng 6. Bảng 6: Thu nhập bình quân đầu người của Anh giai đoạn 1999 – 2003 Đơn vị: USD Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003* GDPBQ đầu người 23.828 24.179 24.283 24.500 24.756 * Dự báo Nguồn: Vụ Âu Mỹ – Bộ Thương mại Anh là một thị trường tiêu thụ lớn. Tiêu dùng cá nhân luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng sản phẩm trong nước và là nhân tố chính hỗ trợ cho tăng trưởng GDP của Anh trong những năm gần đây. Trong Liên minh châu Âu, Anh là nước có tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng và chi tiêu hộ gia đình lớn nhất EU. (xem bảng 7 và so sánh với EU ở phụ lục 1) Bảng 7: Tỷ lệ tiêu dùng cá nhân trong GDP của Anh giai đoạn 1990-2002 Đơn vị: % 1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 62.5 63.3 64.6 64.5 64.9 65.6 65.8 65.9 66 Nguồn: Tổng cục thống kê Tỷ lệ tiêu dùng lớn là đặc trưng của thị trường Anh Quốc. Tuy nhiên, thị trường Anh còn có một đặc điểm nổi bật là mức chênh lệch trong thu nhập ngày càng có xu hướng tăng cao so với các quốc gia công nghiệp phát triển khác. Theo báo cáo của Uỷ ban Quỹ tiền tệ Anh, vào đầu thập niên 70 có khoảng 6% dân Anh có mức thu nhập chỉ bằng một nửa thu nhập bình quân của cả nước. Tỷ lệ này trong những năm đầu thế kỷ XXI là 20% cao gấp hai lần các nước công nghiệp phát triển. Hiện nay, Anh là quốc gia có hệ số Gini (hệ số đo lượng mức độ bất bình đẳng trong thu nhập) cao nhất EU (Xem bảng phụ lục 1). Nhóm dân cư có thu nhập trung bình và thấp thường rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế. Vì vậy sức mua của nhóm này thường không ổn định. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho sức mua ở thị trường Anh gia tăng chậm và chưa ổn định. Ta có thể theo dõi tốc độ gia tăng sức mua của Anh từ năm 1990 đến nay qua bảng 8: Bảng 8: Tốc độ gia tăng sức mua ở Anh giai đoạn 1990-2002 Đơn vị: % 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 2001 2002 0.6 3.1 0.2 2.1 3.3 1.9 2.1 2.2 2.7 1.5 2.0 1.9 2.2 Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu châu Âu Mức chênh lệch trong thu nhập một mặt làm cho sức mua trên thị trường Anh không ổn định nhưng mặt khác cũng tạo cho thị trường Anh đặc tính đa dạng và phong phú, thích hợp cho việc tiêu thụ các chủng loại hàng hoá khác nhau từ hàng xa xỉ cao cấp cho người có thu nhập cao đến những hàng hoá bình dân cho người có thu nhập thấp. Tỷ lệ tiêu dùng lớn, nhu cầu thị trường đa dạng là những nhân tố hấp dẫn thu hút các nhà xuất khẩu nước ngoài đến với thị trường Anh. 3.2: Tập quán và thị hiếu tiêu dùng: ở Anh, người dân rất chăm lo đến những vẫn đề mang tính chất riêng tư như gia đình và cuộc sống cá nhân. Vì vậy họ sẵn sàng chi một phần lớn thu nhập vào nhà cửa, trang thiết bị nội thất, đồ gia dụng, du lịch, giải trí và y tế. Bên cạnh đó, người Anh ngày càng tăng cường áp dụng lối sống thể hiện sự quan tâm đến sức khoẻ và môi trường nên họ rất ưa chuộng hàng hoá có nguồn gốc tự nhiên và lành mạnh. Tiêu chuẩn thân thiện với môi trường của sản phẩm phải được thể hiện từ khâu sản xuất như giảm sử dụng hoá chất, tránh gây ô nhiễm đến khâu đóng gói, lưu thông và phân phối. Thị hiếu này được thể hiện rõ nhất đối với sản phẩm lương thực thực phẩm. Người tiêu dùng Anh ngày nay ưa dùng các loại thức ăn “nhẹ” là những thức ăn ít calo, ít đường, ít chất béo; các sản phẩm tươi sống; rau quả tươi; các loại gia vị có nguồn gốc thực vật. Các loại thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ được coi là sản phẩm an toàn và lành mạnh. Nếu như trước đây những thực phẩm được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ chỉ có thể tìm thấy tại các cửa hàng nhỏ chuyên bán các mặt hàng này thì ngày nay, các sản phẩm này đã được bày bán rộng rãi tại các siêu thị với những nhãn mác hấp dẫn. Trong khâu đóng gói, việc thay thế bao bì sử dụng một lần bằng loại có thể tái sử dụng ngày càng trở nên quan trọng. Trong tiêu dùng hàng hoá nói chung, chất lượng hàng hoá luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quyết định mua hàng của người dân Anh. Tiếp theo đó mới là vẫn đề mẫu mã, chủng loại và giá cả. Người tiêu dùng Anh sẵn sàng chấp nhận giá cao miễn là hàng đạt yêu cầu thị hiếu và chất lượng theo ý họ. 3.3: Những thay đổi về mặt xã hội ảnh hưởng tới xu hướng tiêu dùng cá nhân: Xã hội Anh hiện đại ngày càng có nhiều thay đổi và những thay đổi này đã có những tác động tới xu hướng tiêu dùng của người dân Anh và tạo ra những mảng thị trường khác nhau. 3.3.1: Tuổi thọ: Dân số Anh có xu hướng ngày càng bị lão hoá nhanh. Vào cuối thập kỷ 90, số người về hưu bắt đầu tăng nhanh, lực lượng lao động giảm đi. Dự báo năm 2020, số người 85 tuổi sẽ tăng gấp đôi so với năm 1990. Những người ở độ tuổi già tạo thành một mảng thị trường hấp dẫn không phải chỉ bởi sự gia tăng về mặt số lượng mà còn vì khả năng chi tiêu khá lớn của họ cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, thực phẩm bổ dưỡng, quần áo và các vật dụng cá nhân, sản phẩm tiện dụng. Điều chú ý là nhu cầu đặc biệt của những người cao tuổi về những mặt hàng này là có tính đặc thù. 3.3.2: Cơ cấu gia đình: Những động thái của xã hội thay đổi nhanh chóng đã ảnh hưởng tới quan niệm của người dân về cuộc sống gia đình. Người dân có xu hướng cá nhân và sống độc thân. Những người trẻ tuổi sớm rời bỏ tổ ấm gia đình của họ để sống một cuộc sống riêng khi họ tham gia vào bậc đào tạo cao hơn, còn những người già thì không dễ dàng chấp nhận cuộc sống chung với con cháu họ. Do đó trong nhiều trường hợp họ sống độc thân ngay cả khi đã già. Con số những người sống độc thân đã tăng lên một cách đáng kể từ 10% dân số vào năm 1951 đến trên 25% vào năm 1991 và 33% vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Rõ ràng nước Anh đã trở thành một quốc gia "độc thân" do chính quan niệm sống của người dân nước này. Hiện tượng này đã dẫn đến kết quả là gia tăng các hộ gia đình nhỏ và hệ quả của nó là sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm dùng trong gia đình như nội thất, các đồ gia dụng, các sản phẩm tiện dụng như thực phẩm đã chế biến, các sản phẩm để nấu bằng lò vi sóng, các sản phẩm được đóng gói với số lượng nhỏ cho một hoặc hai người. Bên cạnh đó, tỷ lệ ly hôn cao trong xã hội Anh cũng sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm tiện dụng hơn trong cuộc sống gia đình. 3.3.3: Trách nhiệm xã hội: Trong xã hội Anh hiện đại, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động và các hoạt động xã hội ngày càng nhiều dẫn đến sự thay đổi xu hướng tiêu dùng. Nếu như trước đây, những người phụ nữ chỉ làm việc nội trợ có thói quen mua thực phẩm tươi hàng ngày tại các chợ trời thì ngày nay họ có thói quen mua các sản phẩm tiện lợi tại các siêu thị và thường mua dùng cho cả tháng. Vì vậy các loại thực phẩm nấu sẵn, đã sơ chế, sử dụng cho lò vi sóng được tiêu thụ mạnh. ý thức về trách nhiệm xã hội của người tiêu dùng Anh rất cao. Những thương hiệu khẳng định hàng hoá được sản xuất với đầu vào sạch, điều kiện lao động thích hợp và không sử dụng lao động trẻ em cũng ngày càng trở nên quan trọng với người tiêu dùng Anh. Với cường độ công việc ngày càng tăng nên việc sử dụng thời gian ngoài giờ làm việc để thư giãn và thoả mãn sở thích cá nhân ngày càng được coi trọng ở Anh. Từ ý muốn thư giãn thông qua làm công việc chân tay trong một nền kinh tế mà khu vực dịch vụ đã phát triển mạnh, xu hướng tự phục vụ trong thời gian rỗi rãi như làm vườn và các công việc nhỏ xung quanh ngôi nhà đã xuất hiện. Vì vậy các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu này ngày càng được tiêu thụ mạnh như vật liệu xây dựng, dụng cụ làm vườn, các vật dụng trang trí... Tóm lại, các yếu tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới xu hướng tiêu dùng của người dân Anh, vì vậy ngoài tìm hiểu tập quán và thị hiếu tiêu dùng thì việc nghiên cứu những thay đổi của xã hội sẽ giúp cho các nhà sản xuất xác định được kỳ vọng của người tiêu dùng trong tương lai. 4. Tập quán kinh doanh của người Anh: Anh là một thị trường tiêu thụ lớn, mức độ tự do cạnh tranh cao do đó thu hút được rất nhiều nhà xuất khẩu. Với tư cách là người xuất khẩu, để có thể tiếp cận thành công với các nhà nhập khẩu Anh, các doanh nghiệp cần phải chú ý tới những tập quán trong kinh doanh của người Anh. Sau đây là một số tập quán kinh doanh điển hình của người Anh. 4.1: Thiết lập quan hệ trực tiếp: Các doanh nhân Anh là những người chú trọng đến lợi ích của thương vụ. Họ có thể hợp tác với những đối tác hoàn toàn xa lạ, miễn là thu được lợi nhuận. Do đó, sau khi tiến hành các bước lên kế hoạch xuất khẩu, lựa chọn được các đối tác thương mại có triển vọng, các doanh nghiệp xuất khẩu nên tiến hành liên hệ trực tiếp. Điều này có nghĩa là gửi thư và đơn chào hàng trực tiếp cho các đại lý, các nhà nhập khẩu bán buôn hoặc cho các khách hàng cùng lĩnh vực. Anh là một trung tâm thương mại của thế giới, nhiều giao dịch lớn được thực hiện tại đây. Do đó, các nhà nhập khẩu Anh rất nhạy cảm với những thay đổi của giá cả trên thị trường. Vì vậy, khi cung cấp các thông tin về giá cả trong thư chào hàng, không nên ấn định một mức giá cho một khoảng thời gian nào đó mà phải gắn mức giá với một thời điểm và một tỷ giá hối đoái cụ thể. Bên cạnh đó, khi chào hàng, các doanh nghiệp nên chào hàng bằng đồng Bảng Anh. 4.2: Thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Mặc dù thương mại điện tử rất phát triển, cách thức liên lạc thông qua mạng ngày càng trở nên phổ biến nhưng khi thiết lập mối quan hệ với các nhà xuất khẩu nước ngoài, các nhà nhập khẩu Anh vẫn ưa dùng cách thức liên lạc thông qua thư tín, điện thoại hay fax. Là những người trọng nghi thức nên việc liên lạc bằng các phương tiện trên, đặc biệt là bằng thư tín luôn được các thương nhân Anh coi trọng. Họ coi thư tín là thể diện của doanh nghiệp, thư tín càng đúng đắn, chính xác và rõ ràng càng tốt. Tư liệu về doanh nghiệp, về các sản phẩm của doanh nghiệp, sự phân tích kỹ thuật về chất lượng sản phẩm nên được giới thiệu chi tiết bằng tiếng Anh. Sau một đợt gửi thư, các doanh nghiệp nên gọi điện thoại hoặc fax để xác nhận. Thư điện tử cũng được các doanh nhân Anh sử dụng nhưng chỉ sau khi đã có những mối quan hệ chắc chắn. Có thể nói các doanh nhân Anh có nhiều điểm không giống với những doanh nhân ở những nước châu Âu khác. Nghiên cứu tập quán kinh doanh của người Anh để có những chuẩn bị thích hợp cho hoạt động thương mại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thâm nhập thị trường Anh Quốc. IV. Ngoại thương nước Anh Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn và đa dạng, ngoài việc kích thích sản xuất trong nước thì ngoại thương luôn đóng vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế của Vương quốc Anh. Mặc dù dân số chỉ chiếm gần 1% dân số thế giới, song Anh đứng thứ năm trên thế giới về ngoại thương, chiếm khoảng 5% buôn bán hàng hoá và dịch vụ của cả thế giới. 1. Chính sách phát triển thương mại quốc tế của Anh: Dưới tác động của xu thế tự do hoá thương mại toàn cầu, chính sách thương mại quốc tế của Anh trong những năm gần đây đã có những điều chỉnh theo xu hướng tích cực tham gia vào thương mại quốc tế thông qua các chương trình hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học kỹ thuật dưới sự bảo hộ của EU, WTO, OECD với phương hướng là bằng mọi cách kích thích phát triển thương mại quốc tế, tận dụng tối đa những thuận lợi về kinh tế để tăng cường vị trí của Anh trong nền thương mại thế giới. Chiến lược chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại đến năm 2010 do chính phủ Bảo thủ Anh đưa ra. Và những chính sách này về cơ bản cũng đã trở thành những chính sách được Anh thực thi theo, cho dù đảng phái nào lên nắm quyền. Chính sách đã nhấn mạnh những nhiệm vụ của Anh trong lĩnh vực thương mại quốc tế là đến năm 2010 thành lập hệ thống thương mại tự do quốc tế, thủ tiêu mọi hạn chế trong quá trình chuyển dịch vốn đầu tư. Để giải quyết được những nhiệm vụ quan trọng này, Chính phủ Anh đã đưa ra những phương hướng hoạt động như: tích cực tham gia vào các hoạt động của EU; mở rộng hợp tác xuyên Đại Tây Dương mà nhiệm vụ trước hết là thành lập Khu vực mậu dịch tự do EU - Mỹ (Trans Atlantic Free Trade Agreement - TAFTA); phát triển hợp tác kinh tế khu vực; hỗ trợ củng cố kinh tế các nước đang phát triển; tích cực tham gia vào các cơ cấu quốc tế, trước tiên là trong nhóm G8, Liên hợp quốc, NATO, WTO, IMF và WB. Đáng chú ý là trong việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại quốc tế, Chính phủ Anh đã có sáng kiến thu hút các nhà lãnh đạo các công ty, tập đoàn lớn của Anh tham gia vào các hoạt động kinh tế đối ngoại. Các thủ lĩnh Công đảng Anh nhấn mạnh rằng đây sẽ là lực lượng hướng đạo xứng đáng cho ý tưởng mở rộng hoạt động thương mại quốc tế của Anh. Trong việc buôn bán với một nước ngoài EU, chính sách ngoại thương của Anh thống nhất với chính sách ngoại thương chung của EU. Đó là thực hiện chính sách tự do thương mại, không phân biệt đối xử, minh bạch, cạnh tranh công bằng, áp dụng các biện pháp thuế quan, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá. Tự do thương mại thực hiện bằng việc giảm thuế, chống hàng giả, áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Chiến lược phát triển thương mại quốc tế ngày càng rộng mở sẽ là liệu pháp hữu hiệu trong việc kích thích sự tăng trưởng chung của nền kinh tế Anh. Thực tế cho thấy, việc thực thi chiến lược đã phần nào góp phần ngăn chặn sự suy giảm kinh tế của Anh trong bối cảnh suy thoái chung của nền kinh tế thế giới hiện nay. 2. Những đối tác thương mại chiến lược của Anh: Các đối tác thương mại hàng đầu của Anh từ trước đến nay vẫn là các nước thành viên trong EU với tỷ trọng chiếm 55% toàn bộ xuất khẩu. Các bạn hàng thương mại chính của Anh trong khối nước này vẫn là Đức, Pháp và Hà Lan. ở khu vực châu Mỹ, kim ngạch mậu dịch của Anh với Mỹ năm 2002 tăng 7,9%, đạt 46 tỷ GBP, trong đó xuất khẩu của Anh tăng 5,7%, nhập khẩu tăng 9,7%. Tổng quan trong giai đoạn 1995-2002 thì tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Anh sang Mỹ đạt 13,4% và tăng trưởng nhập khẩu trung bình đạt 16,3%. Mức nhập khẩu tăng đáng kể trước hết là do nhu cầu tăng mua máy móc, phương tiện vận tải và cả bán thành phẩm đã làm tăng thâm hụt cán cân thương mại của Anh với Mỹ trong giai đoạn này. Trong số các bạn hàng thương mại của Anh có mức tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều tăng trưởng khá là Brazil, Achentina và Mexico. Khối lượng mậu dịch của Anh với các nước xuất khẩu dầu mỏ cũng thường xuyên đạt mức tăng trưởng khá cao và ổn định, chủ yếu do xuất khẩu của Anh tăng, giai đoạn 1995 - 2002 tăng bình quân đạt hơn 20%. Các bạn hàng thương mại chính trong nhóm nước này là Saudi arabia, Indonesia, Tiểu vương quốc arập, Brunei. Tuy có cuộc khủng hoảng châu á năm 1997, song chính phủ Anh vẫn coi các nước trong khu vực châu á là một đối tác thương mại chính của mình. Trong đó chính phủ Công đảng và các nhà lãnh đạo giới kinh doanh Anh cũng đã chú ý nhiều đến việc tăng cường quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, úc và các nước trong khối ASEAN 3. Tình hình xuất nhập khẩu của Anh trong những năm gần đây: Trong hơn một thập kỷ qua, cán cân thương mại của Anh luôn ở mức âm. Đây là những ảnh hưởng mang tính cơ cấu, không tác động xấu tới tình hình ngoại thương của Anh. Sau đây là những số liệu cụ thể về tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Anh trong hơn một thập kỷ qua (Bảng 9) Bảng 9: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Anh giai đoạn 1990-2002 Đơn vị:Tỷ USD Năm 1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 XK 185,27 242,01 262,2 281,06 271,84 268,21 281,44 267,35 280,06 NK 224,41 265,29 287,43 306,59 314,03 317,98 334,34 320,98 331,67 CCTM -39,14 -23,29 -25,33 -25,52 -42,18 -49,75 -52,90 -53,62 -51,61 Nguồn: Tổng cục thống kê 3.1: Tình hình xuất khẩu: Qua bảng 9 ta thấy, từ sau đợt suy thoái vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình xuất khẩu của Anh đã có sự tăng trưởng khá mạnh tuy nhiên đến năm 1999, kim ngạch xuất khẩu có giảm nhẹ do cuộc khủng hoảng tài chính châu á làm ảnh hưởng đến khả năng nhập khẩu của một số bạn hàng của Anh tại châu á. Sang năm 2000, cùng với sự khởi sắc của thương mại thế giới, kim ngạch xuất khẩu của Anh cũng có sự tăng vọt. Tuy nhiên đến năm 2001, do tình trạng suy giảm toàn cầu, tăng trưởng xuất khẩu của Anh quốc có sự sụt giảm với doanh thu giảm ở tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là tại Nga và các nước ở Trung và Đông Âu. Sang năm 2002, tình hình xuất khẩu dần được khôi phục do hàng loạt những nỗ lực của chính phủ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Chính phủ Anh đã thiết lập một hệ thống các ban xúc tiến xuất khẩu như Uỷ ban thương mại hải ngoại (OTS), Văn phòng thương mại và Công nghiệp (DTI). Các ban này sẽ giúp cho các doanh nghiệp của Anh thu thập được một cách chính xác các thông tin về sự biến động thị trường, giá cả, thiết lập được mạng lưới buôn bán xuyên quốc gia. 3.1.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu: Các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Anh vẫn là máy móc và phương tiện vận tải (chiếm 41,8%), các sản phẩm hoá chất (12,4%), bán thành phẩm, thép, gang, kim loại màu và các chế phẩm từ kim loại. Một mặt hàng quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Anh là sản phẩm dầu mỏ, chiếm hơn 20%, với thị trường tiêu thụ chính là Mỹ, Ba Lan và Canada. 3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu: Vương quốc Anh chủ yếu xuất khẩu sang các nước phát triển khác. Năm 2002, những nước trong tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) chiếm 80% tổng xuất khẩu của Anh. Riêng các nước thành viên trong EU đã chiếm tới 55% toàn bộ xuất khẩu. Trong những năm gần đây, xuất khẩu của Anh sang một số nước châu á tăng đáng kể trong đó có Nhật Bản tăng 13%, Thái Lan tăng 17%, Hàn Quốc tăng 13%, Hồng Kông tăng 10% 3.2: Tình hình nhập khẩu: Qua bảng 9 ta thấy, tình hình nhập khẩu của Anh tăng đều qua các năm, chỉ có sự giảm nhẹ vào năm 2001 do ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới. Kim ngạch nhập khẩu của Anh luôn lớn hơn kim ngạch xuất khẩu gây ra tình trạng Anh luôn là nước nhập siêu. Mức độ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng tăng cho thấy nhu cầu nhập khẩu của Anh là rất lớn 3.2.1. Cơ cấu hàng nhập khẩu: Trong mấy thập kỷ vừa qua, hàng chế tạo ngày càng chiếm thị phần cao hơn trên thị trường Anh. Trong giai đoạn từ 1970 đến 2002, tỷ lệ hàng hoá chế tạo trong tổng số nhập khẩu tăng từ 25% lên đến 60%, trong khi nhập khẩu nguyên liệu cơ bản giảm từ 15% xuống còn 6%. Tỷ lệ lương thực, đồ uống và thuốc lá trong tổng số nhập khẩu liên tục giảm từ 20% từ những năm 1950 xuống còn 10% năm 2002. Tỷ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Anh trong những năm gần đây cũng có sự tăng trưởng do chi phí sản xuất trong nước tăng cao. 3.2.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu: Hiện nay, trung bình khoảng 55% hàng nhập khẩu vào Anh là từ các nước thành viên EU, khoảng 17% là từ các nước châu á và châu Đại Dương, 16% từ Bắc Mỹ, tiếp đến là từ khối Thịnh vương chung và từ các nước Nics châu á. Trong 10 thị trường cung cấp hàng hoá nhiều nhất vào Anh năm 2002 thì các nước trong khối EU chiếm tới 7 nước. Trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu từ châu á ngày càng tăng. Tình hình xuất nhập khẩu của Anh tuy có những biến động nhưng luôn có sự phục hồi một cách nhanh chóng. Đó là kết quả của chính sách thương mại quốc tế ngày càng rộng mở, sự phát triển ngày càng đa dạng những đối tác thương mại chiến lược, nền kinh tế ổn định và những nỗ lực của chính phủ trong việc kích thích phát triển thương mại quốc tế. Đây sẽ là một môi trường tốt cho các hoạt động thương mại. Với môi trường như vậy, Anh sẽ là một thị trường đầy triển vọng đối với hoạt động xuất khẩu của một nước đang phát triển như Việt Nam. Chương 2 Triển vọng xuất khẩu vào thị trường Anh của các doanh nghiệp việt nam I. Thị trường Anh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam 1. Vai trò của thị trường Anh trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam Một trong những định hướng lớn cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam cho thời kỳ 2001- 2010 đã được Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra là “Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới”. Như vậy có thể nói thị trường các trung tâm kinh tế thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Liên minh châu Âu, trong đó có Anh Quốc, là một trong ba trung tâm kinh tế lớn mà ngoại thương Việt Nam cần phải chú trọng. Liên minh châu Âu gồm 15 nước là một trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai trò to lớn trong nền kinh tế thế giới. Hiện nay, quy mô của nền kinh tế EU đứng thứ hai thế giới. Với số dân khoảng 370 triệu dân, EU chiếm tới 20% GDP của toàn thế giới và 20% giá trị thương mại thế giới. Kinh tế EU không chỉ lớn về quy mô mà còn vững mạnh về cơ cấu (cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp, dịc._.iếm 17%. Mặc dù, đến năm 2004, EU sẽ kết nạp thêm 10 thành viên mới nhưng Việt Nam xác định cùng với Đức, Pháp, Hà Lan, Anh vẫn sẽ là bạn hàng lớn nhất của mình trong EU. Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Anh sẽ chiếm khoảng 20% trong EU. Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường này sẽ là giày da, may mặc, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ, nông lâm thuỷ sản tinh chế và dầu thô. Để có thể đưa ra những dự đoán về xuất khẩu của Việt Nam sang Anh, ngoài căn cứ vào hướng phát triển thị trường xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu của Anh, còn cần phải căn cứ vào những dự báo về thị trường xuất khẩu những mặt hàng chính của Việt Nam mà Bộ Thương mại đưa ra. Bảng 17: Dự báo thị trường xuất khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam Đơn vị: Lượng : nghìn tấn Giá trị:Triệu USD Mặt hàng Thực hiện 2000 Kế hoạch 2005 Kế hoạch 2010 Cơ cấu thị trường Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Dệt may 1.950 5.000 7.500 Mỹ: 57,1%; EU: 18,6%; Nhật: 15,7%; Các thị trường khác : 8,6% Giày dép 1.650 4.000 7.000 EU: 67,4%; Mỹ: 12,2%; Nhật: 3,9%; Các thị trường khác :16,5% Thuỷ sản 1.200 2.500 3.000 Mỹ: 35%; Nhật: 26%; EU: 10%; Trung Quốc:13%; Hàn Quốc: 5%; Singapore:2%; úc: 2%; Các thị trường khác: 7% Dầu thô 16.800 3.200 11.800 2.400 8.000 1.600 Mỹ: 25%, Trung Quốc:24%; Singapore: 19%; Nhật: 18%; Anh: 7%; Các thị trường khác: 8,6% Cà phê 630 500 700 700 750 850 EU: 65%; Mỹ: 17%; Nhật: 6%; Singapore: 3%; Các thị trường khác: 9% Cao su 245 153 300 250 500 500 Trung Quốc: 35%; EU:15%; Singapore:10%; Đài Loan:8%; Hàn Quốc:8% Nga: 7%; Malaisia: 5%; Các thị trường khác: 12% Rau quả 180 800 1.600 Trung Quốc: 50%; ĐàiLoan:10%; Hàn Quốc: 8%; Nhật: 7%; EU: 5%; Các thị trường khác: 16% Nguồn:Báo cáo về hướng thị trường xuất khẩu những mặt hàng chính của Việt Nam Vụ Xuất Nhập khẩu - Bộ Thương mại Bảng dự báo trên cho thấy EU vẫn luôn là thị trường quan trọng đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với vị trí quan trọng trong EU và tiềm năng nhập khẩu lớn, thị trường Anh sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong việc nhập khẩu những mặt hàng này của Việt Nam. Dệt may và giày dép vẫn sẽ là những mặt hàng đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu từ nay đến năm 2010. Hai mặt hàng này sẽ vẫn có sự tăng trưởng đều đặn sang thị trường Anh. Đặc biệt là mặt hàng giày dép, Anh sẽ là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam với hai mặt hàng được thị trường Anh ưa chuộng là giày da và giày thể thao. Cà phê cũng là mặt hàng sẽ có sự tăng trưởng mạnh vào thị trường Anh. Với chính sách khuyến khích phát triển giống cà phê arabica - giống cà phê được ưa chuộng trên thế giới - cà phê của Việt Nam sẽ cạnh tranh được với cà phê của các nước hiện đang là bạn hàng cung cấp cà phê lớn cho Anh như ấn Độ và Colombia. Hiện nay chính phủ đang cố gắng đưa diện tích cà phê arabica lên 100 nghìn ha với hy vọng đạt sản lượng từ 150 nghìn tấn đến 200 nghìn tấn vào năm 2010. Xuất khẩu cà phê sang EU sẽ chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào 2005 và 2010. Trong đó dự đoán xuất khẩu sang Anh sẽ chiếm khoảng 10%. Thuỷ sản dự báo cũng sẽ có sự tăng trưởng khi xuất khẩu vào Anh. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn được duy trì như trước do việc xuất khẩu thuỷ sản vào EU không phải là dễ dàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là mặt hàng có sự kiểm tra chặt chẽ nhất khi xuất khẩu sang EU. Muốn có sự tăng trưởng đột phá đòi hỏi các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam phải có sự đầu tư và nỗ lực rất lớn trong mọi khâu sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đặc biệt mặt hàng dầu thô sẽ là mặt hàng mới được xuất khẩu sang thị trường Anh và dự đoán sẽ có xu hướng tăng mạnh. Anh là nước có ngành công nghiệp hóa dầu phát triển. Các vùng khai thác dầu của Anh chủ yếu là ở khu vực Biển Bắc và vùng Alasca. Tuy nhiên, dầu đã được khai thác ở những vùng này trong thời gian rất dài. Để đảm bảo cho nguồn cung cấp xăng dầu trong tương lai, bên cạnh việc các công ty dầu khí đẩy mạnh đầu tư khai thác ở nước ngoài, nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Anh phục vụ cho công nghiệp năng lượng trong nước là rất lớn. Điển hình là vào năm 2003, ba công ty dầu khí lớn của Anh là Shell. UK. Ltd, esso exploration và Production UK. Ltd đã ký kết thoả thuận với công ty dầu mỏ Statoil ASA của Nauy về việc cung cấp xăng dầu từ Nauy sang Anh với khối lượng lớn đảm bảo cho nhu cầu về xăng dầu của Anh trong tương lai. Tuy nhiên, thoả thuận chỉ bắt đầu có hiệu lực vào năm 2017. Đây sẽ là cơ hội cho dầu thô của Việt Nam xuất khẩu sang Anh nhưng chỉ trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Bởi sau khi những nhà máy lọc dầu của Việt Nam được hoàn thành và đưa vào hoạt động thì việc xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sẽ không được khuyến khích. Rau quả tuy là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu mạnh của Việt Nam sang thị trường Anh nhưng chỉ sau một khoảng thời gian dài khi các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam tạo được uy tín tốt về chất lượng với các nhà nhập khẩu Anh Quốc. Vì vậy trong thời gian trước mắt, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng vẫn sẽ tăng không đáng kể. Các nước cung cấp chính mặt hàng này cho thị trường Anh là EU và New Zealand là những nước có khả năng cạnh tranh rất mạnh. Các mặt hàng khác như đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ vẫn sẽ là những mặt hàng có những đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh. Bên cạnh việc gia tăng nhu cầu về những mặt hàng này trên thị trường Anh, các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng đã có những đầu tư lớn, có thể đáp ứng những hợp đồng lớn từ phía nhà nhập khẩu. Về cao su tự nhiên, do là mặt hàng nhập khẩu thiết yếu của thị trường Anh nên nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này vẫn ổn định và sẽ có kim ngạch tăng trưởng đều qua các năm. III. Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh Xuất phát từ những phân tích về thị trường Anh, kinh tế Anh, quan hệ thương mại Việt Anh trong thời gian qua và những dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong thời gian tới, ta có thể thấy triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn. Để những triển vọng và dự đoán thành hiện thực, Việt Nam cần phải có những biện pháp đồng bộ từ phía nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhà nước có những giải pháp nhằm tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ thương mại song phương giữa hai nước, đưa ra những chính sách hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với đối tác Anh thông qua những chuyến thăm ngoại giao từ đó thiết lập quan hệ hợp tác thương mại lâu dài. Bản thân doanh nghiệp phải năng động tìm hiểu thị trường Anh, đối tác Anh, áp dụng những biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nước một cách tích cực. Đồng thời phải nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu. Cụ thể, nhà nước và doanh nghiệp cần có những giải pháp sau. 1. Giải pháp về phía nhà nước: Anh quốc tuy không phải là thị trường truyền thống của Việt Nam nhưng luôn là một đối tác quan trọng trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Vì vậy, để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này, Việt Nam phải có những giải pháp từ phía nhà nước một cách tổng thể, trên mọi khía cạnh. 1.1: Những chính sách chung: Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu nói chung. Trước hết là luật Thương mại, luật Đầu tư nước ngoài, luật Thuế...Đồng thời phải tiếp tục đổi mới và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu,nhất là thủ tục hải quan, áp dụng công nghệ thông tin vào việc kê khai hàng tính thuế. Hoàn thiện quản lý các chiến lược cấp quốc gia về phát triển các ngành hàng xuất khẩu. Trong đó xác định rõ các thị trường mục tiêu, tỷ trọng cơ cấu thị trường; chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến khuyếch trương; tổ chức thực hiện và kiểm soát các chiến lược này cho từng ngành hàng xuất khẩu. Điều quan trọng nhất hiện nay là phải đảm bảo hiệu lực thống nhất và đồng bộ trong thực hiện các mục tiêu chiến lược ở tất cả các ngành, các cấp cũng như tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa Chính phủ, các ngành sản xuất,các cơ quan khoa học và các doanh nghiệp của Việt Nam. Tăng cường chất lượng hàng xuất khẩu từ phía nhà nước. Nghiêm túc mở rộng các chương trình về quản lý chất lượng như ISO, TQM...Đưa chất lượng thành quốc sách hàng đầu để thâm nhập thị trường, nâng cao tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tương xứng với tiềm năng. 1.2: Về quan hệ song phương: Tăng cường mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Mặt khác, do Anh quốc là một thành viên trong Liên minh châu Âu, vì vậy việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với EU là nền tảng cần thiết để mở rộng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Anh. Trước mắt, để đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu sang Anh quốc, trong điều kiện chưa là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam cần chuẩn bị đàm phán kéo dài chế độ GSP với EU. Ngoài ra, Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan tiến hành đàm phán và thoả thuận với EU về các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ thương mại Việt Nam – EU như: phối hợp với EU trong việc kiểm soát lượng giầy dép mang xuất xứ Việt Nam xuất khẩu vào EU, tránh nguy cơ EU áp đặt hạn ngạch cho Việt Nam; Đề nghị EU sớm cùng ta xem xét lại Hiệp định Dệt may để nâng mức hạn ngạch lên từ 30% đến 50% cho từng chủng loại. Có định hướng cơ cấu hàng vào EU nói chung và Anh quốc nói riêng. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng chủ lực. Phát triển mặt hàng mới với công nghệ mới. Giải quyết trong quan hệ song phương giữa hai Chính phủ, tạo thuận lợi cho việc tăng cường khả năng thâm nhập của hàng xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Anh về các vấn đề như thoả thuận về thủ tục kiểm tra hàng hoá nhập khẩu, thoả thuận về thanh toán. Phía Việt Nam cũng nên đàm phán với phía Anh về việc cho phép thành lập kho ngoại quan của Việt Nam tại Anh để giảm bớt các rủi ro kinh doanh. 1.3: Về hỗ trợ xúc tiến thương mại: Chính phủ nên cho phép thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam tại Anh. Hiện nay luật thương mại Anh đã cho phép thành lập các trung tâm thương mại của nước ngoài trên đất nước Anh. Các trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam tại Anh sẽ giới thiệu, quảng bá hàng hoá của Việt Nam, đồng thời thực hiện cung ứng các dịch vụ trợ giúp miễn phí hoặc phí thấp cho các nhà kinh doanh và đầu tư khi tiếp cận và thâm nhập thị trường Anh. Mặt khác, trung tâm có thể sẽ thu hút các công ty Việt Kiều, cộng đồng người Việt tại Anh tới giới thiệu, bán hàng, giao dịch mua hàng tại Anh, tạo đầu mối, xúc tiến cho các công ty, doanh nghiệp trong nước triển khai quan hệ buôn bán với các các doanh nghiệp Anh. Bộ Thương mại cần chủ động tổ chức triển lãm định kỳ hàng xuất khẩu Việt Nam tại Anh. Tăng cường hoạt động quảng cáo hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Anh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, kể cả thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm, giới thiệu hàng mẫu được tổ chức tại Anh. Có thể lựa chọn một số mặt hàng có khả năng tiêu thụ mạnh nhất trên thị trường trong từng thời kỳ để tập trung quảng cáo. Ngoài ra, để người tiêu dùng Anh biết tới hàng hoá Việt Nam nhiều hơn thì ngoài việc quảng cáo sản phẩm của Việt Nam, Bộ Thương mại và các cơ quan hữu quan như Ngoại giao, Du lịch, Phát thanh, Truyền hình...cần hợp tác trong việc phát hành các tài liệu, catalogue, băng, đĩa để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của Việt Nam trên đất nước Anh. Tổ chức các phái đoàn thương mại của Chính phủ đi khảo sát thị trường, trao đổi thông tin và xúc tiến các cơ hội kinh doanh, đầu tư mới tại thị trường Anh. Tổ chức cung cấp thông tin về thị trường Anh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để làm tốt hơn việc này, Bộ Thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Anh cần thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về thị trường Anh. Đây sẽ là những dịp để các doanh nghiệp có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, thông tin về chính sách, chế độ quản lý xuất nhập khẩu của Anh, hệ thống thuế quan, thủ tục xuất nhập khẩu và các tư liệu cần thiết khác về thị trường và mặt hàng mà các doanh nghiệp quan tâm, giúp cho các doanh nghiệp của Việt Nam có sự chuẩn bị tốt trước khi xuất khẩu vào thị trường Anh. Tăng cường vai trò của thương vụ trong việc xúc tiến thương mại. Thương vụ Việt Nam tại Anh giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước tìm đối tác tin cậy, ngân hàng có uy tín ở Anh. Thương vụ cũng phải thực hiện vai trò cầu nối của mình, đó là thoả mãn những nhu cầu thông tin vè hàng hoá, về đối tác Việt Nam cho các doanh nghiệp Anh khi họ có nhu cầu buôn bán với Việt Nam và ngược lại cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam về các đối tác Anh khi họ có yêu cầu. Thương vụ cũng phải thường xuyên báo cáo về Bộ Thương mại từng diễn biến chung trên thị trường Anh như luật lệ, cơ chế chính sách, tỷ giá hối đoái, lạm phát, các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, xu hướng thương mại...đến những diễn biến cho từng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh như dự báo cung cầu, vấn đề cạnh tranh, giá cả, thị hiếu, kênh phân phối, cách tiếp cận thị trường. Ngoài ra, các cơ quan hữu quan cần phải giúp đỡ doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu dự báo thị trường. Đây là công tác quan trọng và cần thiết đối với hoạt động xuất nhập khẩu mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng thực hiện. Anh là một thị trường tự do với những đòi hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng. Vì vậy công tác dự báo thị trường càng có vai trò quan trọng, góp phần định hướng hoạt động xuất khẩu, giảm bớt các rủi ro khi xuất khẩu. 1.4: Về hỗ trợ tài chính: Chính phủ cần có những chính sách nhằm hỗ trợ cho liên minh các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu vào Anh. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc buôn bán với các đối tác Anh thường gặp nhiều khó khăn như khoảng cách địa lý giữa hai nước xa xôi nên cước phí vận chuyển cao, rủi ro lớn. Vì vậy, Chính phủ cần có các chính sách tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Anh như hỗ trợ vốn hoặc hỗ trợ lãi suất cho vay để doanh nghiệp có điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng hàng hoá, đề phòng những rủi ro có thể xảy ra. Đối với các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu những mặt hàng mới sang thị trường Anh thì cần có biện pháp khuyến khích như miễn giảm thuế. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu được nhiều sản phẩm thì cần có chính sách thưởng xuất khẩu. Anh là một thị trường khó tính và mức độ cạnh tranh hết sức khốc liệt. Hàng hoá của Việt Nam thường gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của hàng hoá cùng chủng loại từ các nước đang phát triển khác trên thị trường này. Do đó, để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu sang Anh, Chính phủ cần có sự trợ giá trong thời gian đầu khi các doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường. Từ đó các doanh nghiệp mới có cơ hội đứng vững trên thị trường và có thể cạnh tranh được với hàng hóa của các nước khác. Sử dụng có hiệu quả Quỹ tín dụng Hỗ trợ xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện môi trường kinh doanh trong nước để thuận lợi hoá cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp. 2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp: Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh, ngoài những chính sách hỗ trợ cần thiết từ phía nhà nước còn cần có sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Chính các doanh nghiệp là nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự thành công bởi doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Để thâm nhập và đứng vững trên thị trường Anh – một thị trường tự do cạnh tranh - đòi hỏi các nhà xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam phải có những giải pháp cụ thể từ khâu nghiên cứu thị trường đến khâu giao dịch. 2.1: Tìm hiểu thị trường: Thách thức lớn nhất đối với các nhà kinh doanh là phải hiểu thị trường họ sẽ làm ăn và phải hiểu tâm lý cũng như nhu cầu khách hàng. Thị trường Anh là một thị trường khó tính, do vậy đòi hỏi các nhà xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phải tìm hiểu nghiên cứu bài bản và chuyên nghiệp về nhu cầu cũng như thị hiếu của thị trường này trước khi đặt mối quan hệ kinh doanh thì mới có thể thành công. Để tiếp cận thị trường Anh các doanh nghiệp nên tận dụng những hỗ trợ về xúc tiến thương mại từ phía Chính phủ và các Bộ ngành liên quan. Doanh nghiệp có thể tham gia các cuộc hội thảo chuyên đề về thị trường Anh, tham gia các cuộc hội chợ triển lãm hay thông qua Thương vụ Việt Nam tại Anh để tìm kiếm những thông tin về thị trường và những đối tác tin cậy. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể cung cấp cho Thương vụ các hàng mẫu, catalogue hoặc giới thiệu quảng cáo để Thương vụ có điều kiện giới thiệu với khách hàng. 2.2: Tạo nguồn hàng: Nguồn hàng thích hợp với thị trường Anh là nguồn hàng đa dạng, phong phú về chủng loại, khối lượng lớn, cung ổn định, thoả mãn thị hiếu tiêu dùng và đáp ứng tốt nhất năm tiêu chuẩn của sản phẩm là chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và lao động Đối với các doanh nghiệp thương mại chuyên làm xuất nhập khẩu, do không phải là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nên các doanh nghiệp này cần chủ trọng đến khâu tìm nhà sản xuất trong nước có uy tín, hàng hoá đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Từ đó xây dựng mối quan hệ lâu dài để tạo nguồn cung cấp hàng ổn định. Đồng thời, doanh nghiệp thương mại phải thường xuyên cập nhật những thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng để điều chỉnh những thay đổi trong sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Anh vốn rất khó tính. Đối với doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, muốn tạo ra được nguồn hàng thích hợp với thị trường có nhiều đòi hỏi cao về chất lượng như thị trường Anh, các doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý. Nếu một doanh nghiệp chú trọng đầu tư vốn và công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, lại áp dụng hệ thống quản lý thích hợp sẽ tạo ra sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng và vượt được rào cản kỹ thuật của bất kỳ thị trường nào cho dù khó tính nhất. Tại thời điểm này, khi các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam đang hướng vào thị trường EU nói chung và thị trường Anh nói riêng, không còn cách nào khác là phải tăng cường áp dụng các hệ thống quản lý ISO 9000, ISO 14000 và HACCP. Đây đều là những hệ thống quản lý mà việc áp dụng gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường này. 2.3: Lựa chọn kênh phân phối: Hệ thống phân phối của Anh quốc đã hình thành nên tổ hợp rất chặt chẽ và có nguồn gốc lâu đời. Tiếp cận được với hệ thống phân phối này không phải là dễ đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Hiện nay, các nhà xuất khẩu của ta muốn tiếp cận các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường Anh quốc thì cần phải tiếp cận được với các nhà nhập khẩu Anh. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận với các nhà nhập khẩu Anh theo hai hướng sau: Thứ nhất, các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể thông qua Thương vụ của Việt Nam tại Anh, Phòng Thương mại Anh tại Việt Nam (Trade Partners UK) để tìm đối tác và xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Anh. Hiện nay nhiều doanh nghiệp của Việt Nam thường ở trong tình trạng phải xuất khẩu qua trung gian để vào được thị trường Anh. Có tình trạng này một phần là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa tích cực trong việc tìm những thông tin thị trường. Để khắc phục tình trạng này, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần chủ động trong việc tìm đối tác thông qua các cơ quan xúc tiến thương mại của Chính phủ. Trước mắt, việc tiến hành xuất khẩu trực tiếp còn gặp nhiều khó khăn nhưng đây sẽ là cơ hội cho hàng hoá Việt Nam khẳng định được uy tín và chất lượng của mình trên một thị trường khó tính như thị trường Anh. Việc tìm đối tác tin cậy và xuất khẩu hàng hoá trực tiếp sang một thị trường có dung lượng lớn, ổn định, hàm lượng công nghệ cao như thị trường Anh quốc là một hướng đi đúng đắn cả trước mặt và lâu dài. Thứ hai, những doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực kinh tế nên thành lập liên doanh với các công ty xuyên quốc gia của Anh để trở thành công ty con. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể thâm nhập trực tiếp vào các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường Anh vì các công ty xuyên quốc gia Anh luôn đóng vai trò chủ chốt trong các kênh phân phối này. Các nhà nhập khẩu (các công ty thương mại) thuộc các công ty xuyên quốc gia thường nhập hàng từ các xí nghiệp, nhà máy thuộc tập đoàn của mình. Sau đó đưa hàng vào mạng lưới tiêu thụ (hệ thống các siêu thị, cửa hàng, công ty bán lẻ độc lập...). Nếu trở thành một công ty con của tập đoàn thì đương nhiên hàng sản xuất ra sẽ được đưa vào kênh tiêu thụ của tập đoàn. Việt Nam đang thực hiện tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì vậy trong tương lai hàng xuất khẩu chủ lực của ta sẽ là hàng điện tử – tin học, thực phẩm chế biến và các mặt hàng chế tạo có hàm lượng công nghệ cao. Những mặt hàng này rất khó thâm nhập vào thị trường phát triển như thị trường Anh. Do vậy, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp phải lựa chọn phương thức thích hợp, chủ động và tích cực thâm nhập vào các kênh phân phối trên thị trường này. Bên cạnh đó, việc thâm nhập thành công và có chỗ đứng trên thị trường Anh sẽ là chìa khoá quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác của EU. 2.4: Tiến hành giao dịch: Với tư cách là nhà xuất khẩu, khi tiến hành giao dịch với các nhà nhập khẩu Anh Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ văn hóa của đối tác để có phương án chuẩn bị thích hợp, bởi các tập quán kinh doanh của người Anh và người Việt Nam rất khác nhau. Các doanh nhân Anh là những người rất coi trọng lợi ích của thương vụ, họ có thể tiến hành hợp tác với những đối tác hoàn toàn xa lạ. Do ít hiểu biết về đối tác nên các nhà kinh doanh Anh thường thích các hợp đồng bằng văn bản dài và chi tiết để tránh các vấn đề phát sinh. Họ sẽ xem xét rất kỹ từng điều khoản của hợp đồng trước khi ký và sẽ không thay đổi ý kiến một khi hợp đồng đã được ký kết. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải chú ý tới vấn đề quan trọng này bởi các thương nhân Việt Nam thường tin vào các mối quan hệ hơn vào văn bản nên thường thích các hợp đồng ngắn gọn, chỉ bao gồm các điều khoản chủ yếu. Phần còn lại của hợp đồng sẽ tuân theo những lần giao hàng trước hoặc thoả thuận thêm sau này. Khi ký kết hợp đồng với các nhà nhập khẩu Anh Quốc, các nhà xuất khẩu Việt Nam nên nhớ rằng một hợp đồng chi tiết đã được ký kết, nếu gặp rắc rối trong việc thực hiện họ không nên trông đợi vào sự thông cảm của đối tác để yêu cầu sửa đổi hợp đồng. Đây là điều khác biệt so với các bạn hàng truyền thống của Việt Nam. Vì vậy, trước khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải nghiên cứu thật kỹ mọi điều khoản, thời gian và khả năng thực hiện hợp đồng của mình để tránh những rắc rối xảy ra sau này. Một điều quan trọng nữa mà các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải chú ý đến là các nhà nhập khẩu Anh, nhất là những nhà nhập khẩu lớn, thường rất thận trọng trong việc lựa chọn các nhà cung cấp. Họ không chỉ nghiên cứu kỹ các sản phẩm chào bán mà có thể còn tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất của nhà cung cấp. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị trước về vần đề này. 3. Giải pháp đối với ngành hàng: Việc thúc đẩy xuất khẩu đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể từ phía Nhà nước và doanh nghiệp. Đây là những giải pháp đối với chủ thể của hoạt động xuất khẩu. ở một khía cạnh khác, chúng ta còn cần phải có giải pháp đối với bản thân hàng hóa - đối tượng trực tiếp của hoạt động xuất khẩu. ở vị thế như Việt Nam hiện nay trong thương mại quốc tế, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu là giải pháp mấu chốt để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Anh - thị trường trọng điểm trong khu vực EU và có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất trong EU - thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng. Giải pháp chung để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bao gồm những giải pháp về chất lượng và giá cả. Về chất lượng của hàng hoá: Đầu tiên là phải tập trung nỗ lực nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh, đáp ứng những chế định và đòi hỏi của thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm cho từng loại hàng hoá xuất khẩu. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ giao hàng đúng mẫu và đúng chất lượng đã thoả thuận. Để làm tốt việc này, cần có sự hoạt động tích cực và hiệu quả của các cơ quan kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu ở các cửa khẩu, trong trường hợp cần thiết cần có sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức giám định hàng hoá có uy tín quốc tế. Thường xuyên cải tiến chất lượng, mẫu mã, đóng gói, bao bì, nhãn hiệu của hàng hoá, góp phần nâng cao chất lượng, độ hấp dẫn của hàng hoá Việt Nam, nhất là đối với hàng may mặc và giày dép cần phải theo kịp thời trang và thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường. Về giá cả Phấn đấu hạ giá thành sản xuất, giảm bớt chi phí trung gian, xử lý tham số vận tải trong giá để tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường Anh. Thực hiện một cách linh hoạt những chính sách về tỷ giá hối đoái, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng về tỷ giá trên thị trường Việt Nam và thị trường Anh Quốc. Dự báo trước những biến động về tỷ giá để đưa ra một mức giá chào bán hợp lý, vừa thu được lợi nhuận vừa có khả năng cạnh tranh về giá so với các đối thủ khác. Trên đây là những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho mọi chủng loại hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một số mặt hàng tuy Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường Anh nhưng kim ngạch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, ngoài những giải pháp về chất lượng và giá cả, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá còn cần những giải pháp khác. Như đã phân tích ở chương hai, đối với một nước có nền nông nghiệp nhỏ bé và công nghiệp nhẹ ít được chú trọng như Anh thì những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường này vẫn là những mặt hàng nông lâm thuỷ sản và công nghiệp nhẹ. Đây đều là những mặt hàng xuẩt khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong số đó có những mặt hàng như thuỷ sản, trái cây đặc sản, nhân điều, hạt tiêu, cà phê, may mặc, da giày, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, gốm sứ được xếp vào danh sách nhóm hàng có khả năng cạnh tranh. Đối với nhóm hàng này, giải pháp khác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu là tăng cường quảng bá thương hiệu. Điều này đặc biệt quan trọng khi xuất khẩu sang thị trường Anh bởi những người tiêu dùng Anh rất coi trọng thương hiệu khi lựa chọn hàng hóa. Để tiến hành quảng bá thương hiệu cho hàng hoá của mình trên một thị trường nước ngoài thì doanh nghiệp phải chú trọng thực hiện đầy đủ bốn bước cơ bản là: Xây dựng chiến lược nghiên cứu thị trường, chiến lược xác định khu vực thị phần, đối tượng khách hàng; nghiên cứu kỹ càng đối thủ cạnh tranh; xây dựng cách thức quảng bá sản phẩm trên thị trường; xác định một chiến lược kinh doanh riêng cho mình. Đồng thời, doanh nghiệp phải đầu tư cho kế hoạch xây dựng hình ảnh công ty. Song song với chiến lược quảng bá hiệu quả cần phải ổn định chất lượng hàng xuất khẩu để đảm bảo uy tín cho thương hiệu. Đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang một thị trường có những đòi hỏi rất cao và cạnh tranh gay gắt như thị trường Anh thì giải pháp quan trọng hàng đầu là nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn phải tạo cho mình một thương hiệu riêng, gắn liền với chất lượng sản phẩm, tạo uy tín với các nhà nhập khẩu Anh Quốc. Kết luận Anh Quốc là một thành viên chủ chốt trong Liên minh châu Âu - một đối tác rất quan trọng trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn. Nếu có điều kiện hiểu biết tốt về thị trường này, xác định được những tiềm năng và nhu cầu nhập khẩu, đồng thời có giải pháp khai thác hợp lý, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh sẽ tăng mạnh và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Vương Quốc Anh nói riêng và với Liên minh châu Âu nói chung. Tài liệu tham khảo GS .TS. NGƯT. Bùi Xuân Lưu (ĐHNT): Giáo trình “Kinh tế Ngoại thương” – NXB Giáo Dục Dương Hữu Hạnh: Giáo trình “Kinh doanh quốc tế” – NXB Tài Chính Ths. Nguyễn Hoàng ánh (ĐHNT): "Vai trò của văn hoá trong đàm phán thương mại quốc tế" - Kỷ yếu hội nghị khoa học năm 2000 - Đại học Ngoại thương David McDowall: Sách “Britain in close-up” – NXB Trẻ – 2002. Nguyễn Tâm Tình: Sách “100 Tập đoàn kinh tế hàng đầu châu Âu” – NXB Thế Giới – 2001. TS. Nguyễn Quán: Sách “217 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới” – NXB Thống kê - 2003. Sách "Britain 2002 - The official Yearbook" - Văn phòng Thống kê quốc gia Anh - 2003. Sách "Britain's Economy" - Trung tâm in ấn - 2002. Sách “Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” – NXB Thống kê và Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam. Tài liệu “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới” của Bộ Thương mại và Trung tâm tư vấn - đào tạo kinh tế thương mại. Tài liệu của Vụ Âu Mỹ, Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại. Báo cáo phát triển thế giới các năm 2002, 2003 của World Bank 13. “Kỷ yếu xuất khẩu 2001” – Saigon Time. 14. “Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam” – NXB Thống kê 2002 15. Niên giám thống kê các năm 2000, 2001, 2002 – NXB Thống kê 16. Kinh tế Việt Nam và Thế giới các năm 1999, 2000, 2001, 2002 - Thời báo kinh tế Việt Nam. 17. Tạp chí Nghiên cứu châu Âu các số năm 2001, 2002, 2003. 18. Tạp chí Ngoại thương các số năm 2003. 19. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới các số 2, 4 năm 2003 20. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 44 năm 2002. 21. Tạp chí Thương mại số 26 năm 2003. 22. Thời báo kinh tế Sài Gòn các số 11, 34 năm 2003. 23. Báo Diễn đàn doanh nghiệp số 59 năm 2003. 24. Báo Đầu tư các số 115, 116, 120 năm 2003. 25. Báo Thị trường - Tin nhanh hàng ngày các số 225, 228 năm 2003. 26. www. tradepartners.gov.uk. 27. www. britishcouncil.org.vn 28. www. uk-vietnam.org 29. www. statistics.gov.uk/themes/economy/ 30. www. europages.com ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV529.doc
Tài liệu liên quan