Tài liệu Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010: ... Ebook Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VIỆT NAM
3
I. Quá trình hình thành và phát triển Du lịch Việt Nam
3
1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của ngành du lịch Việt Nam
3
2. Vị trí và vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân
4
II. Tiềm năng du lịch Việt Nam
6
1. Tài nguyên du lịch về mặt thiên nhiên
7
2. Tài nguyên du lịch về mặt nhân văn
10
3. Các di sản thế giới tại Việt Nam
16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
19
I. Sản phẩm du lịch và chiến lược về du lịch
19
1. Sản phẩm du lịch
2. Những chủ trương phát triển du lịch và kết quả thu được trong giai đoạn 1990 đến nay
19
28
II. Thực trạng của ngành du lịch
34
1. Hiện trạng các cơ sở lưu trú
34
2. Nhân lực phục vụ phát triển ngành du lịch
35
3. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
36
4. Một số thành tựu cơ bản của ngành du lịch
39
5. Những yếu kém tồn tại và nguyên nhân
42
CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
48
I. Triển vọng phát triển du lịch Việt Nam
48
1. Triển vọng phát triển du lịch trên thế giới và khu vực
48
2. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển du lịch Việt
49
3. Chiến lược phát triển Du lịch đến năm 2010
51
II. Các giải pháp phát triển du lịch đến năm 2010
57
1. Các giải pháp cấp nhà nước
58
2. Các giải pháp của ngành du lịch
69
Kết luận
73
Tài liệu tham khảo
Nam
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng cho thu nhập kinh tế quốc dân, giải quyết nạn thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng. Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), trong những năm tới, viễn cảnh của ngành Du lịch toàn cầu nhìn chung rất khả quan. WTO đã dự báo, đến năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới sẽ đạt gần một tỷ lượt người, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 900 tỷ USD và sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu chỗ làm việc trực tiếp, chủ yếu ở Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó khu vực Đông Nam Á (ASEAN) có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% du lịch của toàn khu
vực.
Trong những năm qua, hoạt động Du lịch Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và đạt được những tiến bộ vững chắc. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm
2002, đã có khoảng 2,6 triệu khách quốc tế đến Việt Nam, tăng hơn 11% so với năm 2001. Lượng khách nội địa cũng tăng đáng kể với 11.180.000 lượt khách, tăng 4,7% so với 2001. Tổng doanh thu từ du lịch trong năm 2002 của Việt Nam đạt 21.630 tỷ đồng, tăng 5%. Việt Nam vẫn được nhiều báo chí quốc tế bình chọn là "Điểm đến an toàn và thân thiện nhất".
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, ngành du lịch của nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế trước những yêu cầu mới khi hội nhập du lịch thế giới và khu vực là: trình độ phát triển còn thấp so với các ngành du lịch của nhiều nước trên thế giới và khu vực, trong khi tiềm năng về du lịch ở nước ta lại rất lớn và phong phú hơn so với một số nước khác.
Trước sự cạnh tranh khốc liệt của một số nước trong khu vực có ngành du lịch hình thành lâu đời hơn và phát triển ở mức độ cao hơn, cùng với những diễn biến không ngừng của tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới, vấn đề đặt ra cho ngành du lịch là phải xác định những điều kiện và những giải pháp chủ yếu để tập trung mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài nước phục vụ cho yêu cầu phát
triển ngành này thành một ngành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề thực tiễn phát triển du lịch là điều có ý nghĩa quan trọng.
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn "Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
Mục đích của luận văn này là tập hợp một cách có hệ thống những thông tin về điều kiện phát triển du lịch của nước ta, thực trạng của ngành du lịch trong những năm gần đây, những chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế quan trọng này trong những năm tới, nhằm làm nổi bật hai vấn đề cơ bản là triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010.
Kết cấu của luận văn gồm ba phần chính như sau: Chương I: Đôi nét khái quát về du lịch Việt Nam
Chương II: Thực trạng ngành du lịch Việt Nam thời gian qua
Chương III: Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt
Nam đến năm 2010.
CHƯƠNG I: ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VIỆT NAM
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
1. Sự ra đời của ngành du lịch Việt Nam
Ngành du lịch Việt Nam đã có quá trình hoạt động từ những năm 1960. Nghị định số 26/CP ngày 9/7/1960 của Chính Phủ về “Thành lập Công ty du lịch Việt Nam” là mốc đánh dấu sự ra đời của ngành du lịch Việt Nam. Ngày
27/6/ 1978, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 282/NQ-QHK6 phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam. Căn cứ vào nghị quyết trên, ngày 23/1/1979, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 32/CP qui định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan này, trong đó nêu rõ: “Tổng cục Du lịch Việt Nam là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm thống nhất quản lý Du lịch trong cả nước”. Năm 1990, cơ quan Tổng cục Du lịch Việt Nam được sát nhập vào Bộ Văn hoá, năm 1991 được chuyển sang Bộ Thương mại và được tách ra độc lập tháng 10/1992.
Từ một tổ chức duy nhất là Tổng cục Du lịch quản lý và tham gia tổ chức hoạt động du lịch ngày đầu thành lập, cho đến nay, toàn bộ 61 tỉnh thành đều có Sở du lịch hoặc Sở Thương mại - Du lịch làm công tác quản lý du lịch. Nhằm ưu tiên cho phát triển du lịch, năm 1999 Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo về phát triển du lịch do một phó thủ tướng đứng đầu.
Từ ngày đầu thành lập, Công ty Du lịch Việt Nam với cơ sở vật chất là một vài khách sạn qui mô 20 phòng, đội ngũ cán bộ và nhân viên là 112 người chưa bao giờ được đào tạo về quản lý và kinh doanh du lịch. Đến nay, trên phạm vi toàn quốc hiện nay có khoảng 1.000 doanh nghiệp du lịch kinh doanh lữ hành, khách sạn, vận chuyển với khoảng 3.050 cơ sở lưu trú và 72,5 nghìn phòng. Số lao động trực tiếp trong ngành du lịch hiện nay lên đến 150 nghìn người.
Trong thời kỳ 1960 - 1975, hoạt động du lịch chủ yếu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, hoạt động kinh doanh du lịch chiếm một tỷ lệ không đáng kể.
Sau năm 1975 cho đến cuối những năm 1980, về cơ bản, hoạt động kinh doanh du lịch vẫn chưa phát triển. Đối tượng phục vụ chính của ngành vẫn là cán bộ của Đảng và Nhà nước, một bộ phận công nhân, viên chức và các đoàn khách từ các nước Đông Âu và Liên Xô cũ.
Kể từ những năm đầu của thập kỷ 90, do nền kinh tế đất nước có những chuyển biến nhất định và đời sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu về du lịch trong nước tăng lên. Cùng với những chính sách mở cửa, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày một tăng, nhiều dự án phát triển du lịch được đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng không ngừng đã mang lại cho ngân sách nhà nước một lượng ngoại tệ đáng kể. Đối tượng khách quốc tế đến từ khắp các châu lục, nhiều quốc gia khác nhau với mục đích cũng hết sức đa dạng.
2. Vị trí, vai trò của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam
2.1. Vị trí
Ở nhiều nước trên thế giới, du lịch ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhiều nhà kinh tế trên thế giới đưa ra dự đoán: Thế kỷ 21 là thế kỷ của ngành dịch vụ trong đó du lịch có vai trò hết sức to lớn. Thế giới ngày nay đang diễn ra hai xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn.
Xu hướng chuyển từ khu vực sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ diễn ra chủ yếu ở các nước công nghiệp tiên tiến nhất. Trong nền kinh tế của những nước này, tỷ trọng khu vực dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã vượt hơn so với tỷ trọng khu vực sản xuất vật chất, thu hút phần lớn số lao động xã hội. Xu hướng này gắn liền với những điều kiện của một nền kinh tế phát
triển cao nhất là do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, công nghệ
phát triển như vũ bão trên toàn cầu.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá diễn ra ở các nước đang phát triển. Trọng tâm của sự chuyển dịch ở đây chủ yếu là trong nội bộ khu vực sản xuất vật chất, theo hướng tăng sản xuất công nghiệp so với nông nghiệp. Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay là: giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội. Do vậy, các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn, thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác, du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải... thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật cũng không quá phức tạp.
Trong thời đại hiện nay, ngành du lịch nhìn chung có sự phát triển nhanh hơn việc xuất khẩu, về giá trị ngành du lịch thế giới chỉ sau xuất khẩu dầu lửa và ôtô.
2.2. Vai trò của ngành du lịch
a. Về kinh tế
Du lịch phát triển làm tăng thu ngân sách Nhà nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế có liên quan phát triển theo. Ở nhiều nước trên thế giới, ngành du lịch phát triển (du lịch quốc tế) đem lại cho ngân sách nguồn thu ngoại tệ lớn. Du lịch là một trong những nguồn thu quan trọng hàng đầu ở nhiều nước.
Du lịch không những góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, theo ước tính của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) trung bình một phòng khách sạn (1-5 sao) tạo ra 1,3 chỗ làm trực tiếp và 5 chỗ làm gián tiếp, mà còn là nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như giao thông, xây dựng, bưu điện, hàng không, nông nghiệp, ngân hàng... Ngoài ra, du lịch còn giúp cho
du khách biết được tiềm năng kinh tế của các nước, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước.
b. Về chính trị
Du lịch (du lịch quốc tế) giúp cho du khách hiểu biết về đất nước, con người, lịch sử truyền thống dân tộc cũng như nền kinh tế, văn hoá - xã hội của các nước mà họ đến thăm. Trên cơ sở đó, du lịch đã tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc vì hoà bình và sự phồn vinh của nhân loại.
c. Về văn hoá - xã hội
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới có nền văn hoá truyền thống riêng, được tích tụ từ lâu đời. Du lịch là một hình thức quan trọng để các dân tộc giao lưu nền văn hoá với nhau. Những yếu tố văn minh trong nền văn hoá nhân loại càng kích thích phát triển những nét độc đáo của văn hoá dân tộc và văn hoá dân tộc phát triển góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hoá nhân loại.
Trong nền kinh tế thị trường, du lịch đóng vai trò quan trọng. Nhiều nước đã đạt được kết quả to lớn về kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, khi đánh giá vai trò của một ngành kinh tế trong nền kinh tế thị trường của một đất nước nhất là một ngành có tính dịch vụ như du lịch, thì cần phải xem xét trên mặt kinh tế và xã hội, bởi vì du lịch có mặt "tích cực" và mặt "không tích cực". Đó là, việc kinh doanh du lịch (đặc biệt là du lịch quốc tế) nếu phát triển không đúng hướng có thể gây ra "ô nhiễm" môi trường kinh tế, văn hoá và xã hội, do yếu tố "tiêu cực" từ bên ngoài thâm nhập vào. Do vậy, cần phải có chiến lược phát triển du lịch đúng hướng, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn cảnh quan môi trường, lành mạnh quan hệ xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia.
II. TIỀM NĂNG DU LỊCH VIỆT NAM
Tiềm năng du lịch của nước ta phong phú, da dạng có sức thu hút khách cao. Nằm ở vị trí cửa ngõ giao lưu quốc tế, Việt Nam có đủ điều kiện phát triển giao thông cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không nối
liền Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Tiềm năng của các nguồn tài nguyên du lịch Việt Nam đa dạng, giàu bản sắc cả về thiên nhiên (bãi biển, hang động, nước nóng, suối nước khoáng, đảo, lớp phủ thực vật và thế giới động vật quí hiếm, nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo điển hình ...) lẫn nhân văn (các di tích lịch sử, nghệ thuật, những phong tục tập quán, các làng nghề và truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc ...) đã tạo điều kiện cho chúng ta phát triển được du lịch biển lẫn du lịch núi, du lịch dài ngày và ngắn ngày với nhiều loại hình du lịch khác nhau như tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợ, hội nghị, festival...
Tài nguyên du lịch nước ta được phân bố thành từng cụm hình thành các môi trường du lịch điển hình trong toàn quốc. Môi trường du lịch có một sắc thái riêng, tạo nên các tuyến du lịch xuyên quốc gia, không lặp lại giữa vùng này và vùng khác làm nhàm chán khách du lịch. Mặt khác những tài nguyên du lịch này lại nằm gần các đô thị lớn, các cửa khẩu quốc tế quan trọng tạo thuận lợi cho du khách. Nhiều môi trường du lịch của Việt Nam nếu được qui hoạch và đầu tư thích đáng sẽ trở thành những trung tâm du lịch lớn có khả năng cạnh tranh với các nước khác trong vùng và trên thế giới.
1. Tài nguyên du lịch về mặt tự nhiên
1.1. Biển
Việt Nam là đất nước của biển cả. Biển Việt Nam cũng là nguồn cung cấp muối cho sinh hoạt, công nghiệp và xuất khẩu. Với 3.260 km bờ biển, Việt Nam có 125 bãi biển trải suốt chiều dài đất nước, trong đó có tới 20 bãi tắm đẹp nổi tiếng như: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)...
Ngoài ra, vùng biển Việt Nam có khoảng 4 nghìn hòn đảo, trong đó riêng vịnh Bắc Bộ đã có 3 nghìn đảo lớn nhỏ. Gần bờ biển Trung Bộ có hàng trăm đảo lớn như Hòn Mê, Hòn Mát, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Cù Lao Xanh, Hòn Tre, Phú Quý... Xa hơn là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cách Vũng Tàu vài
chục hải lý có 12 đảo lớn nhỏ lập nên huyện Côn Đảo (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Ngoài khơi biển Kiên Giang có đảo Phú Quốc, xa hơn là quần đảo Thổ Chu...
1.2. Hang động
Địa hình hang động thường tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn. Kiểu địa hình này chiếm khoảng 50.000 km2 tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ, Bắc trung Bộ và một phần nhỏ ở Kiên Giang gồm:
- Loại hang động ngập nước: Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà với trên
3.000 hòn đảo, thu hút nhiều khách du lịch.
- Loại hang động đồng bằng: Tam Cốc-Bích Động được coi như Hạ Long trên cạn ở Ninh Bình, và các hang động ở Hà Tây, Hoà Bình.
- Loại hang động núi: là các khối đá vôi ở Cao Bằng, Bắc Sơn, Kẻ Bàng. .
Có hơn 200 hang động rất đa dạng và có độ hang động hoá khác nhau cần được quan tâm khai thác cho ngành du lịch. Hang động trung bình dài 20 - 25m (44,6%), hang dài trên 100 m chiếm 10,7%.
1.3. Núi và rừng
Vị trí địa lý cùng với lịch sử phát triển lãnh thổ lâu dài và phức tạp đã tạo cho Việt Nam một hoàn cảnh tự nhiên khá độc đáo. Ba phần tư diện tích đất liền là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Độ cao địa hình dưới 1.000 m (so với mực nước biển) chiếm tới 85%. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm khoảng
1%. Căn cứ vào lịch sử phát triển của lãnh thổ thì các núi của Việt Nam đều là những núi già được trẻ lại. Trong số những đỉnh núi cao của Việt Nam có đỉnh Phanxipăng (Lào Cai) cao nhất, 3.143 m.
Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, hồ đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh)...; động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh Hoá), động Phong Nha (Quảng Bình)...; thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc
Kạn), hồ thuỷ điện Sông Đà (Hoà Bình), hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), hồ
thuỷ điện Yaly (Kon Tum), hồ Thác Bà (Yên Bái)...
Rừng của Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, trắc, pơ mu... Tính chung, các loài thực vật bậc cao có tới 12.000 loài. Cây dược liệu có tới 1.500 loài. Lâm sản khác có nấm hương, mộc nhĩ, mật ong... Về động vật, ước tính ở Việt Nam có 1.000 loài chim, 300 loài thú, 300 loài bò sát và ếch nhái, chưa kể các loài côn trùng. Ngoài những loài động vật thường gặp như hươu, nai, sơn dương, gấu, khỉ... còn có những loài quý hiếm như tê giác, hổ, voi, bò rừng, sao la, công, trĩ, gà lôi đỏ...
Việt Nam có những khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập phong phú về động thực vật nhiệt đới những vùng tràm chim và sân chim nổi tiếng thu hút hàng ngàn khách du lịch đến từ khắp mọi miền đất nước như: rừng quốc gia Cúc Phương, rừng quốc gia Cát Bà, rừng quốc gia Côn Đảo ... Sân chim Minh Hải có tới hơn 80 loài chim, vùng tràm chim Tam Nông (Đồng Tháp), nơi có chim Sếu đầu đỏ sinh sống, tại đây đã hình thành một trung tâm thông tin về chim Sếu do ngân quỹ bảo vệ chim quốc tế ở Bơ Rêm (Đức) tài trợ.
1.4. Khoáng sản
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: Than (trữ lượng dự báo khoảng trên 6 tỉ tấn); dầu khí (ước trữ lượng dầu mỏ khoảng 3 - 4 tỷ thùng và khí đốt khoảng 50-70 tỷ m3); U-a-ni (trữ lượng dự báo khoảng 200 - 300 nghìn tấn, hàm lượng U3O8 trung bình là 0,1%); kim loại đen (sắt, măng gan, titan); kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc, chì...); khoáng sản phi kim loại (apatit, pyrit...). Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào. Diện tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng. Sông suối, hồ đầm, kênh rạch, biển... chính là tiền đề cho việc phát triển giao thông thuỷ; thuỷ điện; cung cấp nước cho trồng trọt, sinh hoạt và đời sống...
Hệ thống suối nước nóng và nước khoáng, nước ngầm cũng rất phong phú và phân bố khá đều trong cả nước: Suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh),
suối khoáng Hải Vân (Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình). Những vùng nước khoáng này đã trở thành những nơi nghỉ ngơi và phục hồi sức khoẻ được nhiều khách du lịch ưa chuộng.
1.5. Thuỷ hải sản
Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá... trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài cá, 300 loài cua,
300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài mực, 653 loài rong biển... Nhiều loài cá thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá thu, mực... Có những loài thân mềm ngon và quý như hải sâm, sò, sò huyết, trai ngọc...
Ngoài việc cung cấp một khối lượng lớn cho ngành công nghiệp và xuất khẩu, thì thuỷ hải sản nước ta cũng có vai trò quan trọng đối với ngành du lịch. Đó được coi là những món ăn đặc sản nổi tiếng và hết sức hấp dẫn đối với biết bao thực khách nước ngoài khi đặt chân đến Việt Nam.
1.6. Khí hậu
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Việt Nam có một mùa nóng, mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh. Hàng năm có khoảng 100 ngày mưa cới lượng mưa từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Trên nền chung đó, khí hậu của các tỉnh ở phía Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo 4 mùa là xuân, hạ, thu, đông.
Do ảnh hưởng của gió mùa hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu Việt Nam luôn thay đổi trong năm, giữa năm này với năm khác, giữa nơi này với nơi khác từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 đến 27oC (Hà Nội: 23oC, Huế: 25oC, Thành phố Hồ Chí Minh: 26oC). Thời tiết khí hậu thích hợp nhất cho du lịch ở Việt Nam là vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Theo con số thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam thì lượng du
khách đến Việt Nam đông nhất là thời điểm này, mặt khác đây cũng là mùa diễn ra các lễ hội truyền thống ở Việt Nam.
2. Tài nguyên du lịch về mặt nhân văn
Việt Nam có lịch sử hơn 4.000 năm văn hiến với nền văn minh lúa nước truyền thống, cùng với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo nên những công trình văn hoá, kiến trúc, những di tích lịch sử, nghệ thuật, những phong tục tập quán, nhiều thể loại văn hoá nghệ thuật dân gian, tôn giáo, lễ hội, nghề thủ công đặc sắc... phong phú, đa dạng. Tất cả những di sản đó đều là tài nguyên du lịch nhân văn, đang được nhiều du khách nước ngoài ưa thích.
2.1. Di tích - Danh thắng
Các di tích, danh thắng, các công trình lịch sử, văn hoá là tài nguyên quan trọng hàng đầu của du lịch Việt Nam. Đến nay, trên toàn quốc có khoảng 4.000 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 2.250 di tích được Nhà nước xếp hạng. Đặc biệt có 4 điểm du lịch nổi tiếng đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới, đó là: khu di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), Phố cố Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) và Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Ngoài ra, còn một số di tích khác đang được đề nghị UNESCO xếp hạng như di tích Hương Sơn (Hà Tây) và Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).
Phân bổ rải rác ở khắp 61 tỉnh, thành phố còn có khoảng 7.300 di tích khác. Bình quân mỗi tỉnh từ 200 - 400 di tích, mật độ trung bình 2,2 di tích
/100km2. Riêng Hà Nội mật độ lên tới 42,8 di tích/100km2.
Hàng ngàn di tích lịch sử gắn với những chiến công oanh liệt trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, như: Điện Biên Phủ, Thành cổ Quảng Trị, Địa đạo Củ Chi, các nhà tù...rồi các đền chùa, nhà thờ, các công trình văn hoá, các tác phẩm nghệ thuật đều là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn thu hút nhiều khách du lịch, các nhà nghiên cứu về lịch sử, nhân chủng học, xã hội học, chính trị trong và ngoài nước.
2.2. Văn hoá - nghệ thuật
Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có một truyền thống văn hoá riêng. Kho tàng văn hóa truyền thống của Việt Nam thể hiện sự đa dạng muôn hình muôn vẻ của các dân tộc cùng sống trên dải đất này.
a. Mỹ thuật
Mỹ thuật cổ truyền Việt Nam là một phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều thể loại, sản phẩm lại phong phú, đa dạng và được sáng tạo ở nhiều thời đại khác nhau. Những sản phẩm đó tồn tại dưới nhiều thể loại khác nhau: gốm sứ, hội hoạ, tranh thêu, tranh vẽ... bằng nhiều chất liệu khác nhau: đất, đá, đồng, sắt, gỗ, giấy...
Hiện vật còn lưu giữ đến nay cho ta thấy từ xa xưa, người Việt Nam đã sớm có một nền mỹ thuật truyền thống: Các hình chạm trong một hang ở Hoà Bình cách ngày nay khoảng 10.000 năm; chiếc muôi đồng được tìm thấy ở Hải Phòng, lưỡi mác bằng đồng tìm thấy ở Thanh Hoá có từ thế kỷ 4 trước Công nguyên; các hình chạm trên mặt các trống đồng v.v.. đều là những sản phẩm với những đường nét, hình khối hàm chứa những giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật cổ truyền Việt Nam.
b. Điêu khắc
Trong di sản nghệ thuật truyền thống, điêu khắc có một lịch sử phát triển liên tục và cô đúc hình ảnh con người Việt Nam từng miền, từng thời, dù dưới dạng thần linh hay con người thế tục. Tính chất cát cứ từng xuất hiện trong lịch sử của một đất nước hình thành lâu dài, sự đa dân tộc, bên cạnh khối dân tộc Việt chiếm đại đa số khiến cho hình ảnh của nền điêu khắc rất đa dạng có thể thấy các bộ phận điêu khắc như sau: 1. Điêu khắc vương quốc Phù Nam và Chân Lạp ở Nam Bộ; 2. Điêu khắc Champa ở Trung Nam Bộ; 3. Điêu khắc Đại Việt ở Bắc Bộ; 4. Điêu khắc nhà mồ ở Tây Nguyên.
Nghệ thuật điêu khắc được duy trì và phát triển cùng với các triều đại phong kiến, tiêu biểu là điêu khắc thời Lý (1010 - 1225). Các trung tâm Phật giáo ở Quảng Ninh, Nam Định và đặc biệt ở Bắc Ninh được xây dựng đồ sộ theo kiểu kiến trúc Đông Nam Á. Các kiến trúc tiêu biểu của thời này kéo theo một nền điêu khắc Phật giáo có thể thấy ở Tượng A Di Đà chùa Phật Tích làm năm 1057 là tác phẩm đầu tiên của thế giới Phật giáo vĩnh hằng ở Bắc Bộ, các tượng Kim Cương chùa Long Đọi, tượng đầu người mình chim, chạm khắc chùa Bà Tấm, chùa Chương Sơn…
Bên cạnh mảng điêu khắc đó, còn có kho tàng khổng lồ các tác phẩm điêu khắc dân gian có mặt ở khắp đó đây trên đất nước. Đó là sản phẩm điêu khắc của những người thợ trong kiến trúc nhà cửa, vật dụng, đồ thờ, công cụ...
c. Kiến trúc
Cũng như nhiều ngành văn hoá nghệ thuật khác, kiến trúc Việt Nam đã sớm ra đời, có thể xuất hiện từ thời vua Hùng dựng nước (cách nay khoảng
4.000 năm). Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lại có những đặc điểm, những nét kiến trúc khác nhau. Kiến trúc xưa từ thế kỷ 1 - thế kỷ 12 bao gồm các loại hình thành quách, mộ táng, dinh lũy, cung điện, lâu đài, đình, chùa, tháp và đền thờ bên cạnh kiến trúc nhà ở dân gian. Một số công trình nổi bật như tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), chùa và tháp Phổ Minh (Nam Định), chùa Thái Lạc (Hưng Yên)… Hình thức kiến trúc, trang trí và điêu khắc thời kỳ này đều nói lên bàn tay khéo léo và kỳ công trong lao động nghệ thuật và sự gần gũi với các chủ đề thuộc về con người. Kiến trúc cuối thế kỷ 19 bị ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây. Mỗi công trình kiến trúc thời kỳ này đều hàm chứa sự chuyển hoá, hoà trộn giữa hai trường phái kiến trúc Pháp và kiến trúc truyền thống Á Đông. Nhiều công trình đã được pha lẫn với bóng dáng đình chùa và những nét kiến trúc truyền thống của Việt Nam, mà tiêu biểu nhất là nhà thờ Phát Diệm và các nhà thờ đạo Thiên Chúa ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội. Từ sau 1975 đến nay kiến trúc Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ. Nhiều công trình kiến trúc bề thế, hiện đại, có giá trị cao về nghệ thuật lần lượt mọc lên. Khi đất nước mở cửa về kinh tế, bạn bè bốn phương cũng mang đến cho bức tranh kiến trúc nước nhà sự đa dạng bởi văn hoá nhiều màu sắc.
c. Nghệ thuật biểu diễn
Trải qua bao biến thiên, ngày nay tại Việt Nam còn lưu giữ nhiều loại nhạc khí như đàn đá, cồng chiêng, các loại khèn, sáo ở Tây Nguyên, các loại đàn khác như đàn đáy, đàn bầu, đàn nguyệt…. Ngoài ra, các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, các thể loại ca nhạc như hát quan họ, hát văn, các làn điệu dân ca, các điệu hò, điệu lý, v.v…, và những điệu múa truyền thống mang đặc trưng văn hoá tộc người, văn hóa vùng, miền, thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người bằng ngôn ngữ biểu cảm riêng mang tính thẩm mỹ và chức năng giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người
Việt Nam và đều có một sức hấp dẫn đến kỳ lạ đối với nhiều du khách quốc tế. Đặc biêt, nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam là một loại hình sân khấu dân tộc cổ truyền được ưa chuộng trong nước và được giới thiệu ở rất nhiều nước trên thế giới.
d. Nghề thủ công truyền thống
Việt Nam có hàng trăm các làng nghề truyền thống với những sản phẩm độc đáo, đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc, mang tính nghệ thuật cao. Nhiều mặt hàng thủ công truyền thống của nước ta đã trở nên không thể thiếu trên thị trường trong nước và quốc tế. Chẳng hạn như nghề gốm sứ cổ truyền có ở nhiều nơi trên đất nước: Bắc Giang có Thổ Hà, Phù Lãng; Vĩnh Phúc có Hương Canh; Quảng Ninh có Đông Triều; Thanh Hoá có Lò Chum; Hội An có Thanh Hà; Đồng Nai có Biên Hoà v.v.. Nhưng có lịch sử lâu đời nhất thì phải là Bát Tràng ở Hà Nội. Gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài. Rồi nghề dệt lụa Vạn Phúc ở Hà Tây, Phương Thành
- Trực Ninh ở Nam Định. Lụa Việt Nam đã theo chân các thương gia lên tàu biển đi tới bè bạn xa gần bốn phương. Đặc biệt là nghề mây tre đan và sơn mài xuất hiện từ hàng ngàn năm nay, cha truyền con nối có ở Hà Tây (Ninh Sở, Nhị Khê), Thanh Hoá (Quảng Xương, Quảng Phong). Và ngoài ra còn rất nhiều các nghề thủ công nổi tiếng khác như đúc đồng Phước Kiều ở Quảng Nam, chạm khắc đá ở Đà Nẵng, nghề làm nón ở Hà Tây, ở Huế, tranh Đông Hồ ở Hà Nội, chạm gỗ La Xuyên ở Nam Định v.v…
Đó còn là những điểm dừng chân hấp dẫn cho những du khách muốn khám phá, tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam. Hàng năm, các làng nghề truyền thống đó thu hút hàng trăm, hàng ngàn khách du lịch đến từ khắp mọi nơi trên thế giới.
d. Nghệ thuật ẩm thực
Ai đã có dịp đến thăm Việt Nam, đi dọc chiều dài đất nước, hẵn sẽ không thể quên những món ăn bình dị, dân dã nhưng cũng hết sức độc đáo, tinh tế. Mỗi
món ăn lại có hương vị đặc biệt riêng của nó. Đó là các món ăn cổ truyền của dân tộc Việt Nam như báng chưng, bánh dày, giò lụa, nem rán, bánh cuốn, bún, phở… Ngoài ra, mỗi vùng, mỗi địa phương lại có những món ăn, đặc sản ngon, thu hút biết bao thực khách trong và ngoài nước như tôm chua, cơm hến Huế, cao lầu Faifo, bò tái Cầu Mống (Quảng Nam - Đà Nẵng), hủ tiếu Mỹ Tho, yến sào (Khánh Hoà)…
2.3. Lễ hội truyền thống
Việt Nam là một dân tộc đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hoá mang bản sắc riêng. Chính những nét riêng đó đã làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Trong kho tàng văn hoá của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hoá rất đặc trưng ở Việt Nam. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian có mặt hầu như ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách ngày nay hàng nghìn năm nhưng vẫn được gìn giữ và duy trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Xét đến cùng cội rễ thì đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng cho mỗi con người một cuộc sống tốt lành, yên vui.
Lễ hội truyền thống của Việt Nam chính là dịp để con người giao lưu cộng cảm, trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và khát vọng cao đẹp. Nó mang lại cho con người sự thanh thản nơi tâm linh, gạt bỏ hay quên đi những lo toan thường nhật để về với cội nguồn, với thiên nhiên mà thêm yêu đất nước.
Hầu hết lễ hội ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa xuân và mùa thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi. Trong số các lễ hội lớn ở Việt Nam phải kể đến những lễ hội chi phối hầu hết các gia đình trên mọi miền đất nước, đến mọi dân tộc, tôn giáo, đó là Tết Nguyên Đán, rằm tháng bảy và tết Trung thu. Còn những lễ hội khác diễn ra ở từng địa phương, từng vùng sẽ được giới thiệu ở phần các tỉnh.
Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết và yêu mến đất nước Việt Nam.
Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết và yêu mến đất nước Việt Nam.
3. Các di sản thế giới tại Việt Nam
Từ bao lâu nay, hình ảnh Việt Nam được tô đậm như một đất nước anh dũng, kiên cường đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc. Nay xứ sở này lại thêm quyến rũ bao du khách bốn phương bởi những di sản thiên nhiên và văn hoá quí giá được thiên nhiên ban tặng và được tạo dựng bởi hàng ngàn năm lịch sử: nào vịnh Hạ Long, nào quần thể di tích văn hoá Huế, Mỹ Sơn và H._.ội An...
3.1. Vịnh Hạ Long
Đến vịnh Hạ Long, ta không khỏi ngây ngất bởi vẻ đẹp thần tiên của non nước mây trời nơi đây. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động với hàng ngàn đảo đá. Chỗ thì quây quần, tụ lại xúm xít chen chân; chỗ lại tách rời riêng biệt tạo nên những nét chấm phá cực kỳ tài nghệ.
Dưới bàn tay khéo léo, tài hoa của tạo hoá, các đảo đá vô tri, tĩnh lặng trở thành những nhân vật sống động, thân thuộc với con người. Đảo thì giống như đôi gà chọi nhau chờn vờn trên sóng nước, đảo lại giống một chú rùa khổng lồ lim dim ngủ hay như một vị sư già đang chắp tay hướng ra mặt biển tụng kinh
niệm Phật... và còn nhiều, nhiều đảo khác chúng ta còn chưa khám phá hết những bí mật thần kỳ.
Vẻ đẹp của Hạ Long không chỉ phơi bày ở dáng núi, sắc nước mây trời mà còn ẩn chứa trong lòng các đảo đá, với một hệ thống hang động vô cùng phong phú, mỗi hang động đều là một lâu đài kiến trúc nguy nga, tinh xảo của tạo hoá và gắn liền với những truyền thuyết dân gian thơ mộng.
3.2. Quần thể di tích văn hoá Huế, Mỹ Sơn và Hội An
Khác với Hạ Long, lịch sử lao động và sáng tạo từ bao đời nay của người dân đất Việt đã mang lại cho Huế, Hội An và Mỹ Sơn một vẻ đẹp thâm nghiêm và sâu đậm.
Huế, với những địa danh chỉ nghe tên gọi đã gợi cho ta một vùng đất đầy hương sắc và nên thơ: Sông Hương, Núi Ngự, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An... Dấu ấn xưa được in trên những nếp nhà rêu phong, cổ kính, những con đường lát gạch chạy giữa hai hàng rào bằng cây xén tỉa gọn gàng. Con người với thiên nhiên luôn hoà quyện với nhau. Hình ảnh những nếp nhà mái ngói nép mình dưới những tán cây trái trĩu cành, những vạt hoa đủ màu khoe sắc và tiếng chim ríu rít đã nằm lại trong tâm trí bao lữ khách. Những con thuyền trôi lênh đênh trên dòng Hương Giang man mác giọng hò, những chiều mưa giăng giăng và hương vị cay nồng từ bát bún bò nóng hổi... Cuộc sống cứ bình dị, êm ả trôi đi cùng năm tháng nhưng không bao giờ mất đi nét kiêu sa đài các một thời của kinh đô Huế.
Đến Huế để có thể hiểu được tại sao những bài thơ, những ca khúc viết cho Huế lại hay và đẹp đến thế. Thơ và nhạc đã tô đẹp cho cuộc sống của con người xứ Huế, và chính cuộc sống của những con người nơi đây đã chắp cánh cho những vần thơ, nét nhạc khiến ai đó chẳng một lần ngẩn ngơ khi phải rời xa xứ
này...
Không đồ sộ, kỳ vĩ như đền Angkor ở Cămpuchia, không phong phú, đa dạng như di tích Pagan ở Myanma... Mỹ Sơn nổi bật với quá trình phát triển lâu
dài của mình: Bảy thế kỷ phát triển tại đây đã đem lại cho nghệ thuật Chăm nhiều kiệt tác có thể so sánh với những tác phẩm đẹp nhất của nghệ thuật thế giới. Những nghệ nhân người Chăm đã truyền hết tinh lực và tài năng của mình vào những khối đá, những mảng gạch vô tri tạo nên những tác phẩm tràn đầy sức sống trường tồn với thời gian, khiến thế hệ hôm nay và mai sau vẫn luôn rung động, cảm xúc dạt dào mỗi khi được chiêm ngưỡng.
Phố cổ Hội An giữ được gần như nguyên vẹn những di tích kiến trúc cổ của mình như phố sá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ... Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây. Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống được lưu giữ và bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Thái độ trân trọng quá khứ của người Hội An đã giúp cho thế hệ hôm nay và du khách gần xa hiểu thêm được cuộc sống và văn hoá của vùng khu phố cổ xa xưa này.
Đất nước Việt Nam còn chứa đựng biết bao điều kỳ diệu như thế. Dẫu là của thiên nhiên ban tặng hay do sức lao động của con người, mỗi nơi mang một vẻ đẹp khác nhau, tạo nên một bức tranh sinh động, phong phú và đa dạng, tiềm ẩn bao điều mới lạ mà du lịch Việt Nam hứa hẹn mang đến cho du khách bốn phương.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
I. SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ CÁC CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch được xây dựng dựa trên các điều kiện tài nguyên du lịch, hiện trạng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động ngành du lịch của từng vùng đất nước. Mỗi vùng có những đặc điểm riêng và có thể khai thác những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng đó. Vì vậy để phát triển du lịch, phân vùng lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch để đảm bảo sự chỉ đạo, phát triển du lịch Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đạt hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực và duy trì môi trường lâu bền, bảo tồn phát triển các di sản văn hoá lịch sử quí giá giàu bản sắc dân tộc.
1.1. Tiêu chí phân vùng du lịch
Phân vùng du lịch chủ yếu dựa trên các tiêu chí sau đây:
Loại hình sản phẩm du lịch độc đáo.
Điều kiện môi trường tự nhiên về du lịch.
Điều kiện môi trường nhân văn, đặc biệt là các di sản văn hoá, lịch sử, các lễ hội truyền thống.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị hoá và mức thu nhập.
Điều kiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt là hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, tổ chức vui chơi giải trí, đi lại, thông tin liên lạc.
Điều kiện an toàn, trật tự an ninh.
1.2. Các vùng và sản phẩm du lịch
Căn cứ vào các tiêu chí phân vùng du lịch trên, căn cứ vào tình hình địa lý và kinh tế xã hội tổng quan của Việt Nam, phân vùng cụ thể như sau:
a. Vùng du lịch Bắc Bộ
♦ Đặc điểm
Bao gồm 23 tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh với thủ đô Hà Nội là trung tâm của vùng và tam giác động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hiện nay ngành du lịch còn giữ vị trí rất khiêm tốn so với các ngành kinh tế quan trọng trong vùng. Tuy nhiên, trong những năm tới, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng do nhu cầu du lịch ngày càng lớn, số lượng khách đến vùng sẽ tăng lên đáng kể, ngoài ra cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành đang được phát triển và tài nguyên du lịch (cả tự nhiên và nhân văn) cũng rất thuận lợi cho việc thu hút khách nội địa và khách quốc tế.
♦ Sản phẩm du lịch đặc trưng
Du lịch văn hoá kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu.
Các sản phẩm du lịch cụ thể:
- Giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm…
- Tham quan nghiên cứu nền văn hoá Việt Nam
+ Các di tích lịch sử, văn hoá nghệ thuật : đình, đền, nhà thờ, tháp…
+ Các lễ hội cổ truyền.
+ Các làng nghề truyền thống.
- Tham quan nghỉ dưỡng vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan
+ Vùng biển và hải đảo
+ Vùng sông suối hồ thác
+ Vùng núi, hang động
+ Vùng rừng, cao nguyên
+ Vùng đô thị đặc biệt, thủ đô Hà Nội
Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu:
- Địa bàn các di tích văn hoá lịch sử:
+ Các di tích văn hoá nghệ thuật, lễ hội truyền thống; chủ yếu Hà Nội và các vùng phụ cận thuộc các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ trung tâm của nền văn minh lúa nước, văn hoá Đông Sơn.
+ Các địa bàn có nhiều ảnh hưởng văn hoá các dân tộc: Tày - Nùng (Cao Bằng, Lạng Sơn) Hơ Mông (Hà Giang, Lào Cai), Thái (Lai Châu- Sơn La), Mường (Hoà Bình).
+ Các di tích giữ nước dựng nước: Cụm Phú Thọ - Vĩnh Phúc: Đền Hùng, Châu Phong Mê Linh; Cụm Ninh Bình: Hoa Lư, Tam Điệp; Cụm Quảng Ninh - Hải Phòng: Vân Đồn, Yên Tử, Côn Sơn, Sông Bạch Đằng; Cụm Lạng Sơn - Cao Bằng: Chi Lăng, Pắc Bó, đường quốc lộ 4 Đông Khê, Thất Khê…; Cụm Tuyên Quang - Thái Nguyên: các an toàn khu Sơn Dương, Quan Chu, Chiêm Hoá, Bắc Sơn.
- Các địa bàn cảnh quan, nghỉ dưỡng giải trí:
+ Hệ thống điểm cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển: Cụm Quảng Ninh - Hải Phòng: Hạ Long, Bái Tử long, Đồ Sơn, Cát Bà, Mũi Ngọc, Trà Cổ; Cụm Thanh Hoá: Sầm Sơn, Hàm Rồng; Cụm Nghệ An: Cửa Lò.
+ Hệ thống cảnh quan vùng hồ: chủ yếu ở vùng trung du Bắc Bộ: Hoà Bình, Thác Bà (Yên Bái), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Cấm Sơn (Bắc Giang), Núi Cốc (Thái Nguyên), Yên Lập (Quảng Ninh), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Suối Hai, Đồng Mô (Hà Tây).
+ Hệ thống cảnh quan vùng núi: các khu nghỉ dưỡng Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).
- Các khu núi cao: Fansipan (Lào Cai), Yên Tử (Quảng Ninh)…
- Các hang động núi đá hang động: Cụm Hà Giang, cụm Cao Bằng (Huyện Trùng Khánh - Bảo Lạc), cụm Lạng Sơn (Nhất, Nhị, Tam Thanh), cụm Cao Bằng (Bắc Sơn), cụm Quảng Ninh (Hoành Bồ, Hòn Gai, Hạ Long), cụm Sơn La
- Lai Châu (dọc Sông Đà), cụm Hoà Bình - Hà Tây (Mỹ Đức, Lương Sơn, Hoà Bình…), cụm Ninh Bình - Thanh Hoá (Hoa Lư, Bích Động, Đồng Giao, Bỉm Sơn, Thanh Hóa), cụm Hạ Long (hang Bồ Nâu, hang Luồn, hang Đầu Gỗ…).
- Các hải đảo:
+ Các hải đảo có bãi tắm đẹp: Cô Tô, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Tuần Châu
(Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Phú Quốc (Kiên Giang).
+ Các hải đảo cảnh quan nổi tiếng: Bạch Long Vĩ, Minh Châu, Đảo Khỉ,
Đảo Rều, Hòn Dấu, Hòn Mê, Cù Lao Chàm.
- Đô thị đặc biệt: Thủ đô Hà Nội, đầu mối giao thông lớn, trung tâm thông tin viễn thông hiện đại, trung tâm giao tiếp, trung tâm đào tạo khoa học kỹ thuật của cả nước, trung tâm của nền văn hoá nghệ thuật truyền thống.
Các trung tâm lưu trú:
- Vùng đất liền
+ Trung tâm chính: Thủ đô Hà Nội
+ Các trung tâm phụ: Hoà Bình (cho địa bàn Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình); Việt Trì (cho địa bàn Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ); Thái Nguyên (cho địa bàn Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái).
- Vùng ven biển
+ Trung tâm chính: Thành phố Hạ Long (cho địa bàn Quảng Ninh, Hải
Phòng);
+ Các trung tâm phụ: Ninh Bình (cho địa bàn Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá); Vinh (cho địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh).
b. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
♦ Đặc điểm
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ gồm 5 tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng và Quảng Ngãi, với Huế - Đà Nẵng là trung tâm của vùng trong tam giác tăng trưởng miền Trung: Đà Nẵng - Huế - Đông Hà - Lao Bảo. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ là nơi giao thoa của hai nền văn minh Đông Sơn và Sa Huỳnh. Vùng có cố đô Huế với các di tích tập trung của thời Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới và đây cũng là nơi có nhiều di tích cách mạng trong hai cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của dân tộc.
Mặc dù vùng này có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng hiện tại ngành du lịch đang ở vị trí thấp so với các ngành kinh tế khác trong vùng. Nguyên nhân chủ yếu là sự phát triển kinh tế của vùng còn chậm, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn thiếu thốn và lạc hậu. Trong những năm tới du lịch trong vùng có thể phát triển với quy mô lớn hơn, tốc độ nhanh hơn.
♦ Sản phẩm du lịch đặc trưng
Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ là du lịch tham quan các di tích lịch sử, cách mạng kết hợp với du lịch biển, hang động, và du lịch quá cảnh.
Các sản phẩm du lịch cụ thể:
- Tham quan nghiên cứu các di sản văn hoá truyền thống: di sản văn hoá thời nhà Nguyễn ở Huế; di sản văn hoá Chàm ở Quảng Nam - Đà Nẵng.
- Tham quan nghiên cứu các di tích chống Mỹ cứu nước
- Nghỉ dưỡng, giải trí, cảnh quan ven hồ và núi, hang động
- Tham quan rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Các hình thức du lịch biển (ven biển, hải đảo).
Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu:
- Các di sản văn hoá truyền thống:
+ Di sản văn hoá thời Nguyễn tập trung ở Huế và vùng phụ cận: Cấm Thành, khu lăng tẩm, cảnh quan, tài nguyên nước khoáng xung quanh và các di tích dọc sông Hương, các khu nhà vườn theo kiểu cung đình.
+ Di sản văn hoá Chàm: Mỹ Sơn (tháp Chàm), bảo tàng Chàm, cù lao Chàm, đô thị cổ Hội An (cảng Chàm), thành cổ Quảng Trị, thành cổ Đồng Hới.
+ Di sản văn hoá các dân tộc ít người: các huyện vùng cao: A Sờ, A Lưới, Hiên, Giằng, Hương Hoá, Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).
- Các khu cảnh quan, nghỉ dưỡng giải trí:
+ Cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển: các bãi tắm Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Mỹ Khê, Cửa Đại, Non Nước (Quảng Nam- Đà Nẵng), Cửa Tùng (Quảng Trị), Đèo Ngang - Lý Hoà, Bãi đá nhảy (Quảng Bình).
+ Cảnh quan nghỉ dưỡng và giải trí vùng hồ: phá Tam Giang, đầm Cầu Hai (Thừa Thiên Huế), Hồ Phú Ninh, vịnh Nam Ô (Quảng Nam- Đà Nẵng), sông Hương (Huế), sông Hàn (Đà Nẵng).
+ Cảnh quan nghỉ dưỡng vùng núi: Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), núi Bà
Đá (Đà Nẵng), đèo Hải Vân, đèo Ngang, đèo Lý Hoà, bán đảo Sơn Trà.
+ Cảnh quan núi đá hang động: động Phong Nha ở Quảng Bình, động lớn nhất của Việt Nam.
- Các di tích chống Mỹ cứu nước:
+ Cụm Vĩnh Mốc - Hiền Lương (Quảng Trị): địa đạo, di tích ở ranh giới tạm chia cắt hai miền trên sông Bến Hải.
+ Cụm đường quỗc lộ 9: Cửa Việt, sân bay Ái Tử, Cam Lộ (Quảng Trị), căn cứ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, Khe Sanh, sân bay Tà Cơn và đường mòn Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn.
+ Cầu Thạch Hãn, thành cổ Quảng Trị, cưả Thuận An, bán đảo Sơn Trà.
+ Các sân bay: Đà Nẵng, Nước Mặn, Chu Lai, Phú Bài, Sơn Trà (Quảng
Nam - Đà Nẵng).
- Thành phố cổ:
+ Huế, thành phố cảnh quan, bố cục hài hoà, có hệ thống di tích thời
Nguyễn tập trung nhất.
+ Hội An, cảng Chàm cũ, đã được nhà nước công nhận là thành cổ cần
được bảo vệ.
Các trung tâm lưu trú:
Do các yêu cầu của tổ chức hoạt động du lịch của vùng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng, nên trung tâm lưu trú chính của vùng là: Huế và Đà Nẵng.
Sau khi sân bay Phú Bài được củng cố và mở rộng, sử dụng thường xuyên, trung tâm phụ sẽ là Đông Hà, vì là vị trí đầu mối giao thông quốc tế quan trọng của đường quốc lộ 9 với đường xuyên Việt và Lao Bảo đã được nhà nước công nhận là cửa khẩu quốc tế.
c. Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ
♦ Đặc điểm
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm 25 tỉnh từ Kom Tum đến Minh Hải với hai tiểu vùng du lịch: Nam Trung Bộ (9 tỉnh) và Nam Bộ (16 tỉnh). Trung tâm của vùng là thành phố Hồ Chí Minh. ở vùng này có tam giác tăng trưởng du lịch: Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Kiên Giang (Phú Quốc) và tam giác tăng trưởng kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu (Trong phạm vi vùng ảnh hưởng của Thành phố Hồ Chí Minh). Hiện tại ngành du lịch trong vùng đã được phát triển nhanh thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của vùng, riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh du lịch sẽ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng là trung tâm giao tiếp kinh tế của toàn vùng. So với hai vùng du lịch trên, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
kỹ thuật tốt hơn, thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Khách vào vùng này có chiều hướng gia tăng nhanh.
♦ Sản phẩm du lịch đặc trưng
Các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là du lịch tham quan nghỉ dưỡng biển và núi, du lịch sông nước, du lịch sinh thái đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
Các sản phẩm du lịch cụ thể:
- Giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội, hội chợ, triển lãm.
- Cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển, hồ vùng ngập mặn và miền núi.
- Tham quan nghiên cứu các di tích chống Mỹ cứu nước.
- Tham quan nghiên cứu các di sản văn hoá Chàm và di sản tôn giáo khác.
- Tham quan vùng sông nước, miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Tham quan nghiên cứu vùng văn hoá các dân tộc Tây Nguyên.
Các địa bàn cụ thể hoạt động du lịch:
- Thành phố Hồ Chí Minh: đông dân cư nhất, có cơ sở hạ tầng tốt nhất so với cả nước, có mạng lưới các ngành dịch vụ tương đối đầy đủ. Cơ sở đang khai thác: khu Thanh Đa - Bình Quới, Lái Thiêu, hồ Kỳ Hoà, Lâm Viên, Văn Thánh,… sẽ phát triển mở rộng dọc sông Sài Gòn, dọc sông Đồng Nai, khu Thủ Thiêm, rừng Sác, Cần Giờ.
- Vũng Tàu: khu du lịch dầu khí đã có cơ sở hạ tầng tốt, có bãi biển, núi cho cư dân tại chỗ và nghỉ cuối tuần của thành phố Hồ Chí Minh và khách du lịch quốc tế.
- Biên Hoà: thành phố loại hai có khu công nghiệp tập trung lớn nhất, đang được mở rộng thêm 2 lần, và là đầu mối giao thông kinh tế chiến lược chính của miền Nam.
- Cần Thơ : Khi thành phố Cần Thơ xây dựng cảng nước sâu cho tầu trên 1 vạn tấn và nâng cấp sân bay sẽ trở thành trung tâm giao tiếp của đồng bằng sông Cửu Long.
- Cảnh quan nghỉ dưỡng giải trí:
+ Cảnh quan ven biển đẹp nhất thuộc Tuy Hoà, Khánh Hoà như: Đại Lãnh, Văn Phong, Dốc Lết, Bãi Tiêu, Đồng Đế, Nha Trang, Hòn Trũ. Ngoài ra các bãi biển như: Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Bình Châu - Long Hải - Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hòn Chông (Hà Tiên), Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Qui Nhơn (Bình Định). Cần bổ sung cho sự hoàn chỉnh của dải du lịch ven biển của vùng này.
+ Cảnh quan nghỉ dưỡng núi: 3 bậc thềm của cao nguyên Lâm Đồng có
2 trung tâm du lịch nổi tiếng là: Đà Lạt với nhiều cảnh quan, núi hồ, thác, một hệ thống biệt thự phong phú hấp dẫn như: Hồ Đan Kia, suối Vàng, đỉnh Lâm Viên, hồ Xuân Hương, Đa Thiện, Tuyền Lâm, sân golf,…; Bảo Lộc trung tâm tơ tằm, chè và du lịch. Hệ thống thác của sông Đồng Nai. Rừng thuần chủng (thông) lớn nhất so với cả nước, là những tài nguyên cần được khai thác do sự hấp dẫn độc đáo đối với khách du lịch.
+ Các hồ: hồ Yaly (Kom Tum), Biển Hồ (Pleiku), hồ Lắc (Đắc Lắc), Dầu Tiếng (Tây Ninh), Trị An (Đồng Nai), Thi Nại (Qui Nhơn), Đa Nhim (Lâm Đồng), hệ thống hồ của Đà Lạt.
+ Các công viên quốc gia: Nam Cát Tiên, Côn Đảo, các sân chim cần bảo vệ (Minh Hải), rừng thông Lâm Đồng.
- Các di tích kháng chiến chống Mỹ: Sơn Mỹ, Ba Tơ (Quảng Ngãi), bán đảo Phượng Hoàng (Quy Nhơn), Cam Ranh (Khánh Hoà), sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận), Xuân Lộc (Đồng Nai), chiến khu D (Lâm Đồng - Tây Ninh - Đồng Nai), núi Bà Đen (Tây Ninh), dinh Độc Lập, Củ Chi, Bến Lức (Thành phố Hồ Chí Minh), Đất Đỏ (Đồng Nai), Biệt Dinh (Đà Lạt), Bạch Dinh (Vũng Tàu), Bến Tre đồng khởi, các khám ở Sài Gòn, Côn Đảo…
- Các di tích khác: Các tháp Chàm (Ninh Thuận, Bình Thuận), Tây Sơn (Bình Định), toà thánh Cao Đài, đền Bà (Tây Ninh), các chùa Bà núi Sam, núi Sập, khu di tích ốc Eo Tri Tôn, Thoại Sơn (An Giang), quê Bác Tôn (Long Xuyên), kênh Xà No (Tiền Giang).
Các trung tâm lưu trú:
- Trung tâm chính: Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt.
- Trung tâm phụ: Qui Nhơn, Cần Thơ.
2. Những chủ trương phát triển du lịch và kết quả thu được trong giai đoạn
1990 đến nay
2.1. Những chủ trương phát triển ngành Du lịch
Xác định vị trí quan trọng của du lịch trong thời kỳ đổi mới và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
Trước thực tiễn của ngành du lịch Việt Nam và tiếp tục phát triển quan điểm của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, trong báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá VI đọc tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) đã đặt ra việc phát triển du lịch như một nội dung của đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ: "Phải khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, di sản văn hoá phong phú và các lợi thế khác của đất nước, mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển mạnh du lịch". Một lẫn nữa, du lịch lại được khẳng định như một ngành kinh tế dịch vụ quan trọng làm giàu cho đất nước.
Tiếp theo đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá VII ngày 30 tháng 7 năm 1994 nêu rõ: “Phát triển mạnh du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có qui mô ngày càng cao tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của nước ta’’ và xác định “Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, vì vậy phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội’’.
Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng số 46-CT/TW ngày 14 tháng 10 năm 1994 về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới nêu rõ : “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước’’, “Mục tiêu của ngành du lịch đến năm 2000 là đổi mới và phát triển các cơ sở và phương thức kinh doanh phục vụ, tạo được các sản phẩm du lịch mang tính dân tộc, kết hợp với tính hiện đại, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đón khách du lịch và những chỉ tiêu kinh tế, xã hội Nhà nước giao, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ và lành mạnh du lịch Việt Nam vào đầu thế kỷ 21”.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII nhấn mạnh “Phấn đấu đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực…” và "Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ từng ở những khu vực du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng dịch vụ phù hợp với các loại khách du lịch khác nhau”.
Ngày 11/11/1998, Bộ Chính trị có Kết luận số 179/TB - TW về phát triển du lịch trong tình hình mới đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển của ngành du lịch. Trên cơ sở tổng kết tình hình phát triển của ngành du lịch trong thời
00 l−ît
gian qua, Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định chủ trương và biện pháp nhằm “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Đặc biệt là, ngành Du lịch đã xây dựng được Chiến lược phát triển Du lịch 2001-2010 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 22/07/2002.
2.2. Những kết quả đạt được của ngành du lịch
a. Tăng trưởng về số lượng khách du lịch
Ngành kinh tế du lịch nước ta giai đoạn này (1991 - 2002) được đánh dấu bằng sự phát triển nhanh chóng về số lượng khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa; Doanh thu về du lịch tăng lên đáng kể; Nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên năm sau so với năm trước nhiều lần.
Yếu tố tác động đem lại những kết quả trên của ngành Du lịch Việt Nam chính là những chủ trương phát triển ngành của Đảng và Nhà nước cùng với sự nỗ lực của mọi tổ chức, cá nhân tham gia phục vụ phát triển du lịch. Trong đó phải kể đến những nỗ lực của ngành du lịch, đặc biệt kể từ năm 1999 với các hoạt động, chương trình quảng bá trong và ngoài nước về hình ảnh Du lịch: "Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới".
Từ năm 1991 đến năm 2002, lượng khách du lịch quốc tế tăng từ 300 ngàn lượt người lên 2,33 triệu lượt người, tăng 7,8 lần. Khách du lịch nội địa tăng từ hơn 1,5 triệu lên 11,7 triệu lượt người, tăng gần 8 lần. Thu nhập xã hội từ du lịch tăng nhanh, năm 2002 đạt 21.630 tỷ đồng, so với năm 1991 là 2.240 tỷ đồng tăng gấp gần 9,65 lần. Khách du lịch quốc tế vào nước ta tăng với tốc độ khá cao nhưng số lượng còn chưa lớn so với một số nước trong khu vực (Xem Biểu đồ 1).
Biểu đồ 1: Khách du lịch quốc tế đến các nước ASEAN giai đoạn 1995-2000 (Đơn vị : 1000 lượt khách)
12000
10000
8000 33
6000
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Du lịch(www.vietnamtourism.com), tháng 3/2003
Tuy nhiên, một số thị trường du lịch quan trọng đã được hình thành và phát triển. Năm 1995 khách quốc tế vào Việt Nam 1.350.000 từ các thị trường chính xếp theo thứ tự: Đài Loan, Nhật, Pháp, Mỹ, Anh, Thái Lan, Hồng Kông, và Trung Quốc. Trong những năm từ 1999 đến 2002, có thể nói là các chương trình quảng bá du lịch "Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới" tại nước ngoài đã phát huy tác dụng. Kết quả là cơ cấu khách du lịch quốc tế có sự chuyển dịch cơ bản, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh (Xem Biểu đồ 1).
Biểu đồ 2: Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1991-2002 (Đơn vị: 1000 lượt khách)
3000
2500
(1000 l−ît)
2000
1500
1000
1018
1358
1600
1716
1520
1781
2140
2342
2600
500
300
440
670 34
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Du lịch (www.vietnamtourism.com), tháng 3/2003
Dẫn đầu là thị trường Trung Quốc, với số lượng khách lớn chủ yếu đến
Việt Nam qua đường bộ và đường biển.
Lượng khách từ thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc tăng mạnh (đạt 34,2% năm 2001 và 36,7% năm 2002 đối với thị trường Nhật Bản; 36,3% năm 2002 đối với thị trường Hàn Quốc), lượng khách từ thị trường Mỹ và Pháp tăng ổn định (Xem Biểu đồ 3).
Biểu đồ 3 : Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong những năm gần đây
(Đơn vị : 1000 lượt khách)
800
600
(1000 l−ît)
400
200
0 1999 2000 2001 2002
C¸c n-íc ASEA N 167 198 240 269
Trung Quèc 484 626 672 724
§µi Lo an 173 212 200 211
NhËt 113 152 204 279
Hàn Quốc 43 52 75 105
Anh 43 56 64 69
§øc 21 32 39 46
Ph¸p 86 86 97 111
Canada 31 30 35 43
Mü 210 208 230 259
Úc 63 68 84 96
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Du lịch(www.vietnamtourism.com), tháng 3/2003
Số lượng khách du lịch nội địa năm 1991 chỉ là 1,5 triệu lượt người, năm
1995 là 5,5 triệu, năm 2000 là 10,6 triệu và năm 2002 là 11,18. Như vậy là sau
11 năm, lượng khách du lịch nội địa tăng gần 7.5 lần. (Xem Biểu đồ 4).
Biểu đồ 4: Hiện trạng khách nội địa giai đoạn 1991 - 2002 (Đơn vị: 1000 lượt khách)
12000
10000
(1000 l−ît)
8000
6000
5500
6500
8500
9600
10600
11200
10678
11180
4000
2000
1500
2000
2500
3500
0
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Du lịch (www.vietnamtourism.com), tháng 3/2003
Như vậy, một đặc điểm lớn được phát triển ở giai đoạn này là ngành du lịch nước ta đang đứng trước yêu cầu ngày càng tăng của khách du lịch quốc tế, cũng như khách du lịch trong nước, tạo ra thị trường rộng lớn để phát triển mạnh du lịch trong những năm sau.
b. Doanh thu về du lịch và thu nhập của xã hội từ du lịch
Theo các số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam thì năm 1995 tính trung bình một khách du lịch quốc tế chi tiêu mỗi ngày ở Việt Nam là 75USD; khách du lịch nội địa chi tiêu cho một chuyến đi là 300 nghìn đồng, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam: 65% cho lưu trú và ăn uống (ở Xinh-ga-po là 35,6%; Thái Lan là 38,5%; Trung Quốc 32%),
10% cho vận chuyển đi lại (ở Xinh-ga-po 5,1%, Thái Lan 13,3%, Trung Quốc
11,3%), 15% mua sắm hàng lưu niệm và 10% cho các dịch vụ khác (hai khoản chi này ở Xinh-ga-po là 5,1%; Thái Lan 48,2%, Trung Quốc 56,7%).
Năm 1995 thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 9.000 tỷ đồng (800 triệu USD) tăng 2600 tỷ đồng so với năm 1994; Riêng thu nhập xã hội từ du lịch quốc tế (khách nước ngoài đem tiền vào Việt Nam để chi tiêu) đạt khoảng 7.100 tỷ đồng (khoảng 650 triệu USD) đạt tốc độ tăng trưởng 35%. Năm 2002 thu nhập từ du lịch đạt 21 630 tỷ đồng, tăng hơn 5% so với năm 2001 là 20 500 tỷ
đồng.
Nếu xem xét trên góc độ tổng thể thu nhập ngành du lịch hiện nay, thì rõ ràng không thua kém những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như: lúa, gạo, hàng may mặc, giầy dép. Hơn nữa, du lịch ở nước ta lại là một ngành còn rất non trẻ, trong khi nông nghiệp, thủ công nghiệp là những ngành kinh tế truyền thống có từ lâu đời. Điều đó chứng tỏ rằng, tiềm năng du lịch Việt Nam rất phong phú và một khi có đường lối phát triển và cơ chế chính sách về du lịch thích hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong và ngoài nước thì tiềm năng đó được chuyển nhanh thành hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ở nước ta, và từng
bước thực hiện được các yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam.
II. THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH DU LỊCH
1. Hiện trạng các cơ sở lưu trú
Năm 1991 cả nước mới có hơn 11,4 nghìn phòng khách sạn thì đến nay đã có 72,5 nghìn phòng. Mấy năm qua chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư, nâng cấp, tự xây hoặc liên doanh xây dựng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ. Trong đó có nhiều khách sạn 3 - 5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhiều nhà khách của một số cơ quan và một hệ thống khách sạn nhỏ của tư nhân (qui mô từ 5 đến
15 buồng). Nhiều khách sạn cao cấp được xây dựng làm thay đổi cơ bản diện mạo của hệ thống khách sạn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu lưu trú và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn. Đặc biệt là nhiều hãng Quản lý Khách sạn hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam như Accor, Hilton, Marriot, Sol Melia, Swiss Belhotel International, Nikko hotels International, Daewoo, Omni, Equatorial, Furama Hotels & Resort International.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Báo cáo của Tổng cục Du lịch về kết quả 4 năm triển khai Pháp lệnh Du lịch, ngày 03/01/2003, đến nay cả nước có: Tổng số các cơ sở lưu trú: 3.267 với 72.504 buồng, trong đó:
Loại hình cơ sở lưu trú
Số lượng
Số buồng
Khách sạn
1.940
53.026
Nhà nghỉ
668
7.603
Biệt thự
52
1.310
Làng du lịch
11
357
Căn hộ cho thuê
19
249
Bãi cắm trại
08
83
Tổng cục Du lịch và các Sở Du lịch đã triển khai việc thẩm định, tái thẩm định các khách sạn trên địa bàn cả nước. Cũng theo báo cáo trên, đến tháng l l/2002, tổng số khách sạn đã được xếp hạng từ 1 - 5 sao trong cả nước là
850 khách sạn, chiếm 45% tổng số khách sạn toàn Ngành.
Về công tác quản lý, hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp, Pháp lệnh du lịch, Nghị định 39/2000/ND-CP, Thông tư 01/2001/TT-TCDL, Quyết định 02/2001/QĐ-TCDL... Các văn bản pháp lý về cơ sở lưu trú du lịch đã thực sự phát huy được hiệu lực, cơ chế mới đã tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh doanh lưu trú. Cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ tại các cơ sở lưu trú ngày càng được cải thiện, nâng cao, có tính chuyên nghiệp do những quy định về tiêu chuẩn đối với cơ sở lưu trú cụ thể, đầy đủ hơn. Doanh thu từ cơ sở lưu trú qua các năm đều tăng trưởng khá, chiếm 65 - 70% doanh thu toàn Ngành, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách.
2. Nhân lực phục vụ phát triển ngành du lịch
2.1. Số lượng lao động
Lao động phục vụ du lịch có một vị trí rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, đến ấn tượng về đất nước, văn hoá và con người Việt Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng hội nhập và cạnh tranh quốc tế của ngành du lịch. Mặc dù là một ngành kinh tế mới phát triển song du lịch đã thu hút được một lực lượng lao động rất lớn.
Theo thống kê (Báo cáo của Tổng cục Du lịch về Kết quả 4 năm triển khai Pháp lệnh Du lịch, ngày 03/01/2003), năm 1991 cả nước có trên 20 n._.tài nguyền du lịch; tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng thụ các thành quả do sự phát triển du lịch đem lại.
d. Chính sách xuất nhập cảnh, hải quan
Tiếp tục cải tiến các thủ tục xuất, nhập cảnh, quá cảnh đối với người và hành lý phù hợp khả năng quản lý của nước ta và thông lệ quốc tế; ban hành quy chế đón khách quá cảnh không cần thị thực; sửa đổi, bổ sung các qui định về đồ giả cổ, hàng thủ công mỹ nghệ dân gian; mở thêm các dịch vụ ngân hàng, tài chính, thông tin, thuận tiện cho khách (đổi tiền, thu trực tiếp ngoại tệ, tổ chức các cửa hàng miễn thuế, phòng thông tin du lịch...). Nghiên cứu và xúc tiến miễn visa với các nước ASEAN và một số nước là thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam, không nhất thiết phải theo nguyên tắc có đi có lại, trước hết, thí điểm miễn visa đơn phương cho khách du lịch Nhật Bản, Pháp và Đức vào Việt Nam du lịch trong vòng 15 ngày. Nghiên cứu áp dụng visa điện tử trong xuất, nhập cảnh; áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại để tạo điều kiện thuận tiện cho khách trong thanh toán mua dịch vụ và hàng hóa của Việt Nam.
e. Chính sách tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế
Tăng cường và mở rộng hợp tác trong hoạt động hội nhập, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với các nước, các cá nhân và các tổ chức WTO, PATA, ASEAN, APEC, EU... để tranh thủ kinh nghiệm, vốn, công nghệ và nguồn khách góp phần đưa Dụ lịch Việt Nam nhanh chóng hội nhập và đuổi kịp sự phát triển chung về du lịch của khu vực và thế giới. Thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định đã ký; duy trì, củng cố và phát huy các quan hệ song phương, ký tiếp một số hiệp định mới. Chủ động tham gia hợp tác quốc tế đa phương về du lịch, khai thác hết quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Chuẩn bị các điều kiện về cán bộ, thể chế, tài chính để hội nhập du lịch ở mức cao khi Việt Nam gia nhập WTO. Hình thành cơ chế phối hợp, chỉ đạo tập trung các cơ quan và lực lượng làm công tác đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước, hướng dẫn và phục vụ cho hội nhập du lịch đạt hiệu quả, góp phần nâng cao trình độ hội nhập khu vực và thế giới về mọi mặt của Việt Nam.
d. Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch
Triển khai tích cực Pháp lệnh du lịch, xây dựng các pháp lệnh, các văn
quan đến du lịch nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho công tác quản lý du lịch phù hợp quy định của Nhà nước ta và thông lệ quốc tế, tăng cường hội nhập. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và kinh doanh du lịch. Tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh du lịch làm cơ sở để chuẩn bị cho việc tiến tới dự thảo Luật Du lịch vào sau năm
2005.
1.3. Đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
Trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, cung cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, cần chú ý đến mục đích phát triển du lịch. Cho phép các địa phương trích nguồn đầu tư từ ngân sách địa phương cho xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch và kết hợp huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nguồn vốn trong dân, nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi và các nguồn vốn khác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Giai đoạn 2003 - 2005, trong bối cảnh đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa tăng, cần dựa vào đầu tư trong nước để xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả các hạng mục chính của 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia (Khu du lịch tổng hợp biển, đảo Hạ Long - Cát Bà; Khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dương - Hải Vân - Non Nước; Khu du lịch biển tổng hợp Văn Phong - Đại Lãnh ; Khu du lịch tổng hợp sinh thái nghỉ dưỡng núi Đankia - Suối Vàng). Hướng dẫn các địa phương xây dựng l6 khu du lịch chuyên đề quốc gia và nghiên cứu hình thành các khu du lịch chuyên đề khác để khai thác lơi thế địa phương, gắn kết với các khu dụ lịch tổng hợp. Đầu tư mới và kết hợp nâng cấp những tuyến du lịch quốc gia để liên kết các vùng, các địa phương có tiềm năng du lịch trong toàn quốc, đồng thời từng bước nâng cấp và xây dựng mới các điểm du lịch dọc theo hành lang các tuyến du lịch quốc gia.
Xem xét ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tại các trung tâm du lịch như Hà Nội, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ nhằm tăng tính
hấp dẫn của hoạt động du lịch, kéo dài ngày lưu trú của khách. Chỉnh trang nâng cấp các thành phố du lịch Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt; các đô thị du lịch (thị xã) Sa Pa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên; các địa bàn có cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường biển...
Triển khai các bước chuẩn bị xây dựng đề án khôi phục, phát triển làng nghề và các quy định liên quan đến tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ, may mặc, giày đa. Đây là một vấn đề có ý nghĩa lâu dài trong việc tạo thêm các điểm tham quan du lịch, góp phần tạo việc làm, thực hiện xuất khẩu tại chỗ và xoá đói giảm nghèo. Các ngành, địa phương liên quan cần phối hợp chỉ đạo thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện các đề án khôi phục và phát triển các làng nghề để vừa tạo ra sản phẩm du lịch văn hoá độc đáo, vừa thúc đẩy việc sản xuất và xuất khẩu tại chỗ các hàng thủ công cổ truyền.
Cấp ngân sách cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch để thực hiện nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách làm cơ sở xây dựng sản phẩm và hình thức tuyên truyền quảng bá phù hợp với mỗi loại thị trường. Mỗi năm cần có một chủ đề về sản phẩm du lịch Việt Nam. Tiến hành đặt đại diện Du lịch Việt Nam ở những nước là đầu mối giao lưu quốc tế và thị trường trọng điểm, trước mắt tại Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan; tăng cường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong và ngoài nước; sản xuất và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội... để giới thiệu về đất nước, con người và du lịch Việt Nam. Phối hợp các lực lượng làm thông tin đối ngoại, tranh thủ nguồn lực, hỗ trợ quốc tế để công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả. Tổ chức phối hợp các hoạt động quảng cáo riêng lẻ của các doanh nghiệp tạo tiếng nói chung để thiết lập và nâng cao hình ảnh Du lịch Việt Nam.
1.4. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
Đặc biệt chú ý nâng cao năng lực vận chuyển khách của hàng không khi
đất nước trở thành điểm đến ưa chuộng của khách du lịch quốc tế. Cần thúc đẩy
tiến độ nâng cấp, mở rộng các sân bay quốc tế, tăng cường máy bay, nghiên cứu mở thêm các tuyến bay mới tới các thành phố lớn trên thế giới, giảm giá vé máy bay cho phù hợp với mặt bằng giá vé quốc tế và khu vực, cho phép rộng rãi hơn các chuyến bay thuê bao; đồng thời chú ý nâng cấp và xây dựng mới hệ thống sân bay nội địa, tổ chức tốt hơn vận chuyển hàng không nội địa, tăng tần suất và chất lượng các chuyến bay, để đáp ứng nhu cầu đến Việt Nam và đi lại tham quan du lịch giữa các vùng trong nước. Các ngành vận chuyển khách đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt cần tăng cường năng lực vận chuyển và phối hợp chặt chẽ với hàng không trong việc bố trí lịch vận chuyển phù hợp với các chuyến bay để khách du lích có thể nối tour du lịch được thuận lợi. Nâng cấp chỉnh trang các cửa khẩu quốc tế, cải tiến qui trình, tăng cường trang thiết bị hiện đại trong kiểm tra người và hành lý để tạo văn minh, giảm phiền hà và giảm thời gian chờ đợi làm thủ tục xuất, nhập cảnh, hải quan.
1.5. Kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ
Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả quản lý về du lịch tương ứng với nhiệm vụ chính trị của một ngành kinh tế mũi nhọn, với bộ máy hoàn chỉnh và đầy đủ, trong đó chú trọng Cục xúc tiến du lịch; thành lập thêm các Sở du lịch ở những địa bàn trọng điểm nhiều tiềm năng du lịch và hoạt động du lịch sôi động; Thành lập Hiệp hội du lịch Việt Nam; sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, hình thành một số tổng công ty mạnh, giữ vai trò then chốt và có khả năng cạnh tranh để tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong hoạt động du lịch, chú ý doanh nghiệp vừa và nhỏ. Áp dụng thí điểm hình thức thuê thương hiệu có uy tín, thuê tập đoàn du lịch nổi tiếng thế giới quản lý khách sạn để tăng nhanh nguồn khách, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tranh thủ học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh đoành du lịch để huy động ngày càng tăng các nguồn lực của xã hội vào phát triển du lịch.
Nghiên cứu và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ lữ hành, khách sạn, vận chuyển du lịch, vui chơi giải trí, công nghệ thông tin phục vụ quản lý và kinh
doanh du lịch. Tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả intemet, thiết lập hệ thống cơ sở dữ hếu chuyên ngành, phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá và khuyến khích ứng dụng thương mại điện tử trong toàn ngành để thúc đẩy kinh doanh du lịch.
Khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện một bước chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đẩy mạnh công tác đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt và lâu dài; xây dựng mô hình đào tạo: Trường khách sạn và Đại học chuyên ngành du lịch. Gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia, chú trọng giáo dục du lịch toàn dân. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng làm để đào tạo lại và bồi dưỡng lực lương lao động du lịch. Nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, kinh doanh đu lịch. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển đụng, sắp xếp, sử dụng đến đãi ngộ... tiến tới tiêu chuẩn hoá cán bộ; đặc biệt chú trọng trẻ hoá đội ngũ cán bộ, ưu tiên sử dụng cán bộ, nghệ nhân có kiến thức, trình độ tay nghề và kinh nghiệm cao, đảng bảo tính kế thừa. Giáo dục phát huy lòng mến khách của dân tộc, trước mắt phối hợp tết giữa các ngành du lịch, văn hoá, hải quan, công an, bộ đội biên phòng, các cơ quan đại diện của nước ta ở nước ngoài, giáo dục tinh thần, thái độ cho cán bộ, công nhân viên khi tiếp xúc với khách, tạo văn minh du lịch và nâng cao uy tín của Việt Nam.
1.6. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường tự nhiên, xã hội
Trong những năm tới cần tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững của Du lịch Việt Nam. Tiến hành đánh giá toàn diện tiềm năng, tài nguyên và môi trường du lịch (cả tự nhiên và xã hội), đặc biệt ở các khu vực trọng điểm phát triển du lịch, ở các vùng sâu, vùng xa. Xây dựng hệ thống thông tin và văn bản quy phạm pháp luật quản lý tài nguyên và môi trường du lịch. Thường xuyên theo dõi biến động để có những giải pháp kịp
thời, phối hợp cùng các ban, ngành, địa phương liên quan và hợp tác quốc tế để
khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch.
Tăng cường công tác quản lý môi trường ở các trọng điểm du lịch; tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp phòng chống tệ nạn xã hội thâm nhập vào hoạt động du lịch; chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch, khu du lịch; làm chuyển biến cơ bản tình hình vệ sinh tại các đô thị, các điểm tham quan du lịch, nhất là các nhà vệ sinh công cộng; khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường; huy động sự tham gia và đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch, khách du lịch, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.
Lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch, cũng như giáo dục nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch, cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
1.7. Tăng cường phối hợp liên ngành dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của
Chính phủ
Để phối hợp tết hơn nữa các hoạt động du lịch trong toàn quốc, tiếp tục phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch và Ban Chỉ đạo Du lịch các địa phương, phối hợp liên ngành, địa phương thường xuyên, đồng bộ dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ. Trong các năm tới, Chính phủ cần có những phiên họp Chính phủ bàn chuyên đề phát triển du lịch và một số hội nghị của Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương cả nước về công tác du
lịch.
Có cơ chế và văn bản phối hợp liên ngành, địa phương ưu tiên giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến du lịch, nhất là trong đầu tư phát triển sản phẩm, khai thác các tài nguyên mà nhiều ngành quản lý phục vụ phát triển đu lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch trong và ngoài nước, bản vệ và tôn tạo môi trường tự nhiên, xã hội, phát triển du lịch với bảo tồn di sản văn hoá, quản lý sử
dụng quỹ đất... Trong thời gian tới sự phối hợp giữa du lịch với các ngành, địa phương cụ thể như sau:
♦ Du lịch và Công an, Ngoại giao, Bộ tư lệnh biên phòng: Cần phối hợp để xây dựng phương án đẩy nhanh đàm phán và thực hiện miễn via cho công dân các nước là thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam, trong đó có việc áp dụng thí điểm miễn visa đơn phương cho công dân Nhật Bản, Pháp, Đức vào du lịch Việt Nam trong vòng 15 ngày; có phương án quản lý, kiểm tra du khách ra vào chặt chẽ, nhưng văn minh, tránh phiền hà; cải tiến qui trình thủ tục xét duyệt và lệ phí visa cho khách. Ngành ngoại giao cần chủ trì làm đầu mối phối hợp với các bộ, ban, ngành, đoàn thể đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế tại Việt Nam để tăng cường thu hút khách và tuyên truyền đối ngoại. Phối hợp các biện pháp tăng cường tranh thủ các nguồn lực quốc tế và nguồn lực Việt Nam ở ngoài nước để đẩy mạnh phát triển du lịch.
♦ Du lịch và Giao thông - vận tải: Bộ Giao thông- Vận tải và Cục Hàng không dân dụng cần hối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch trong xây dựng đề án phát triển giao thông vận tải đường không, đường bộ, đường sắt và đường thuỷ (đường biển và đường sông) nhằm nâng cao năng lực vận chuyển của Hàng không Việt Nam, khả năng thông quan của 3 sân bay quốc tế hiện có và cải tạo một số sân bay nội địa để đón được các chuyến bay quốc tế trực tiếp; sớm hoàn tất việc xây dựng cầu Cần Thơ qua sông Hậu để thông tuyến quốc lộ la từ Bắc xuống Nam, góp phần thức đẩy du lịch khu vực đồng bằng Sông Cửu Long; hoàn tất cải tạo các quốc lộ khác. Nâng cao năng lực vận chuyển đường sắt Bắc
- Nam, nghiên cứu và đầu tư xây dựng đường sắt nội đô tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và xem xét xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc nối các trung tâm lớn đi các tỉnh phụ cận có tiềm năng du lịch. Cải tạo và nâng cấp hạ tầng giao thông đường biển và đường sông phục vụ du lịch. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển phục vụ khách du lịch quốc tế và nội địa. Trong xây dựng các văn bản quy phạm luật trong giao thông vận tải cần quan tâm đến nội dung
du lịch và yếu tố hội nhập khu vực và thế giới tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
♦ Du lịch và Viễn thông: Ngành viễn thông cần có sự phối hợp chặt chẽ với du lịch để nhanh chóng áp dụng thành tựu mới của công nghệ thông tin như dịch vụ chuyển vùng, điện thoại di động, truy cập Internet theo phương thức vô tuyến, thương mại điện tứ,...; đồng thời điều chỉnh giá cước địch vụ cho phù hợp, nhất là đối với khách sạn và các khu du lịch là hộ tiêu dùng quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, cùng ngành Viễn thông bán được nhiều sản phẩm hơn, tạo tiện nghi, thoải mái, giá hấp dẫn để thu hút khách quay trở lại.
♦ Du lịch và Tài chính, Thuế, Hải quan: Ngành Tài chính, Thuế và Du lịch cần nghiên cứu và thống nhất đề xuất với Chính phủ thuế suất giá trị gia tăng hợp lý cho từng lĩnh vực hoạt động của ngành Du lịch, nhất là những trường hợp cần miễn hoặc giảm thuế để huy động nguồn vốn trong dân, trong các thành phần kinh tế đầu tư chuyên doanh các sản phẩm sạch và xanh, sản phẩm du lịch mới, ở các khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa, hoặc có ý nghĩa lớn trong xoá đói giảm nghèo; nghiên cứu trình đề án hoàn trả thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch quốc tế mua hàng của Việt Nam mang ra. Ngành Hải quan cần nghiên .cứu và triển khai cải tiến quy trình thủ tục kiểm tra hành lý, tăng thêm quầy kiểm tra và thiết bị kiểm tra hiện đại để tạo thông thoáng và tâm lý thoải mái cho khách du lịch.
♦ Du lịch và Văn hoá - thông tin: Du lịch và Văn hoá cần có sự phối hợp để xây đựng quy chế bao vệ, tôn tạo, khai thác di tích lịch sử, các công trình văn hoá, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là các di sản quốc gia và di sản thế giới, phục vụ phát triển du lịch và truyền truyền, giáo dục truyền thống, giao lưu văn hoá. Có đề án phục hồi và tổ chức các lễ hội nổi bật, bổ sung vào danh mục các lễ hội những sự kiện trọng đại của dân tộc, đưa các hoạt động nghệ thuật dân gian, lễ hội cổ truyền vào hoạt động du lịch; có thuyết minh thống nhất cho hướng dẫn viên du lịch đối với từng di tích, lễ hội.
Hướng dẫn việc xây dựng các thiết chế văn hoá phục vụ cho mục đích du lịch; đồng thời xây dựng các làng văn hoá, tạo ra và nâng cao chất lượng môi trường du lịch. Du lịch, Văn hoá - thông tin chủ trì phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương toàn quốc trong hình thành và giữ gìn môi trường văn hoá - xã hội, giải quyết các tệ nạn xã hội, các tệ bán hàng rong, ăn xin đeo bám làm phiền hà khách du lịch.
♦ Du lịch với Thương mại, Tài chính và các ngành, địa phương liên quan: Giáo dục văn minh thương nghiệp, tổ chức hoạt động mua sắm gắn với các tour du lịch để tăng cường tiêu thụ hàng hoá, góp phần xuất khẩu tại chỗ hàng hoá và dịch vụ, tăng thêm nguồn thu và tạo khả năng mở rộng thị trường cho các ngành sản xuất hàng hoá và dịch vụ của đất nước .
♦ Du lịch và Khoa học - Công nghệ - Môi trường: Phối kết hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan chỉ đạo bảo vệ và giữ gìn môi trường; giải quyết các sự cố môi trường đảm bảo du lịch phát triển bền vững.
♦ Du lịch và Thể thao: Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Thể dục Thể thao cần phối hợp để đưa các hoạt động thể thao truyền thống vào các hoạt động vui chơi giải trí trong du lịch. Hai ngành phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan tổ chức thành công các cuộc tranh tài thể thao khu vực và thế giới mà Việt Nam sẽ đăng cai, trước mắt là Seagames 22 năm 2003, để gây ấn tượng tốt và thu hút khách.
♦ Du lịch và Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp: Cần phối hợp tổ chức khảo sát, điều tra những khu vực để quy hoạch thành những điểm bảo tồn, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên khai thác phục vụ phát triển du lịch. Các ngành cùng phối hợp để nghiên cứu đề xuất các đề án phát triển nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp với du lịch, lưu ý đến hướng kết hợp thoả mãn nhu cầu du lịch tham quan, nghỉ dưỡng tại các vùng quê vùng núi, vùng biển với tiêu thụ sản phẩm. Tập trung khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống tạo các điểm tham quan du lịch và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bán cho khách. Hướng dẫn và
tổ chức việc xây dựng các làng du lịch, các điểm tham quan ở nông thôn và miền núi.
♦ Du lịch và Giáo dục - đào tạo, Lao động, thương binh xã hội, tổ chức thanh,thiếu niên: Phối hợp xây dựng chương trình giáo dục du lịch để đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông cơ sở, dạy nghề, cao đẳng và đại học với các giờ thực hành dã ngoại hoặc giáo dục về chủ đề lịch sử, địa lý, sinh vật, giáo dục công dân bằng các chương trình tham quan du lịch để hấp dẫn du lịch cho học sinh, sinh viên, đồng thời thúc đẩy loại hình du lịch học tập, nghiên cứu phát triển trong tầng lớp thanh, thiếu niên. Ngành Giáo dục và đào tạo, cần phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch chỉ đạo công tác dạy nghề và đào tạo đại học, trên đại học cho ngành du lịch, phối hợp giáo dục và giải quyết vấn đề môi trường xã hội tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
♦ Du lịch và Thống kê: Cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong xây dựng các chỉ tiêu thống kê và phương pháp thu thập số liệu thống kê du lịch cho chính xác hơn nhằm phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động du lịch, tạo cơ sở có ý nghĩa thiết thực và khoa học chơ việc nghiên cứu đánh giá vai trò, thực trạng, điều hành và dự báo phát triển du lịch.
♦ Du lịch và các địa phương: Ngành Du lịch và các địa phương cả nước cần phới hợp chặt chẽ trong triển khai các chủ chương, chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước bằng các biện pháp cụ thể trên địa bàn. Du lịch làm nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ; các địa phương đóng vai trờ chịu trách nhiệm chính đối sự nghiệp phát triển du lịch của địa phương mình.
Trong 9 giải pháp trên, cần tập trung thực hiện 4 giải pháp mang tính đột phá là: Đầu tư phát triển nhanh, đồng bộ kết cầu hạ tầng phục vụ du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch với vai trò của một ngành kinh tế mũi nhọn; Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; Xây dựng, triển khai các chương trình hành động quốc gia về du lịch; và tăng cường phối hợp liên ngành.
2. Các giải pháp của ngành du lịch
2.1. Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, song song với phát triển thị trường nội địa phù hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam
Có kế hoạch cụ thể khai thác các thị trường quốc tế trọng điểm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, trong đó chú trọng thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Pháp, Mỹ, Australia, Đức, Anh và các thị trường ưu tiên khác ở Bắc Âu, New Zealand. Bên cạnh đó khôi phục khai thác các thị trường truyền thống là các nước Đông Âu. Đồng thời có có sự điều chỉnh định hướng thị trường một cách linh hoạt khi có những biến động.
Chú trọng thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của nhân dân trong nước nhằm kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch các vùng trong nước góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.
Phát triển du lịch ra nước ngoài của công dân Việt Nam ở mức hợp lý, phù hợp khả năng thanh toán, nhu cầu giao lưu của nhân dân và góp phần đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế của đất nước.
Để khắc phục lượng khách quốc tế giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS, trong thời gian trước mắt cần tập trung khai thác khách từ thị trường nội địa.
2.2. Xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Việt Nam
Tiến hành đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch Việt Nam, nghiên cứu phát triển các loại hình sản phẩm cho từng thời kỳ và từng đối tượng khách. Gắn sản phẩm với thị trường, đặc biệt đối với những thị trường quốc tế có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và nguồn khách lớn. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của thị trường khách quốc tế và khách nội địa. Từng bước đưa chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam ngang tầm với mặt bằng sản phẩm du lịch của khu vực và thế
giới. Phối hợp với các nước láng giềng xây dựng các toụr, tuyến du lịch xuyên quốc gia.
2.3. Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch
Phối hợp lực lượng thông tin đối nội và đối ngoại, đặc biệt chú trọng sự phối hợp thường xuyên chặt chẽ giữa Tổng cục Du lịch và cơ quan đại diện ngoại giao ta ở nước ngoài, tuyên truyền, quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước, con người và đu lịch Việt Nam ở ngoài nước. Đầu tư ngân sách nhà nước, tập trung lực lượng chuyên ngành đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch ở những thị trường có nguồn khách lớn, tạo lập hình ảnh Du lịch Việt Nam trong khu vực và thế giới. Thiết lập hệ thống đại diện du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm. Quan tâm tuyên truyền tại chỗ, ở các cửa khẩu quốc tế, trong các đô thị và trung tâm du lịch lớn. Chú trọng giáo dục du lịch toàn dân, lồng ghép với các chương trình khác của các cấp, các ngành để tuyên truyền quảng bá du lịch ở trong nước.
Trước mắt, tăng cường tuyên truyền rộng rãi trên các kênh thông tin quốc tế về thành công của Việt Nam trong việc phòng ngừa dịch bệnh SARS để thu hút khách quốc tế trở lại.
2.4. Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ
Xây dựng được đội ngũ cán bộ du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cáu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Đào tạo lại và bồi đường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có; Hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trong cả nước ở các cấp dạy nghề, trung học, cao đẳng, đại học, trên đại học và từng bước tiêu chuẩn hoá giáo trình đào tạo các cấp; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và chất lượng đào tạo.
Phát triển khoa học công nghệ du lịch Việt Nam đạt trình độ khu vực, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả kinh doanh du lịch. Đẩy mạnh
nghiên cứu điều tra cơ bản; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ công tác phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lữ hành, khách sạn, vận chuyển du lịch, vui chơi giải trí, công nghệ thông tin phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá, quản lý và kinh doanh du lịch. Nâng cao dân trí, hiểu biết về du lịch trong nhân dân và cán bộ, nhân viên các ngành trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch.
2.5. Xây dựng môi trường du lịch tự nhiên và xã hội, chú trọng tôn tạo, bảo vệ, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đảm bảo phát triển bền vững của du lịch Việt Nam
Tạo ra và giữ gìn môi trường du lịch tự nhiên và xã hội lành mạnh đều khắp cả nước, đặc biệt là ở các đô thị, các điểm tham quan du lịch. Xây dựng hệ thống thông tin và văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở khoa học và pháp lý để quản lý tài nguyên và môi trường du lịch. Lồng ghép, đào tạo và giáo dục tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch; nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch.
2.6. Mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển
Chủ động hội nhập thông qua việc mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp tục tạo lập và nâng cao hình ảnh và vị thế của Du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới. Đa dạng hoá, đa phương hoá hợp tác du lịch với các nước, các cá nhân và các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ ủng hộ quốc tế và nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, vốn đầu tư, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến cho sự phát triển du lịch Việt Nam.
2.7. Củng cố và hoàn thiện thể chế về du lịch
Củng cố và hoàn thiện thể chế về du lịch đảm bảo tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả và hiệu lực của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước
về du lịch hiện có, sắp xếp hợp lý các lực lượng kinh doanh du lịch tạo chất lượng mới cho toàn ngành. Hình thành bộ máy quản lý, nhà nước đủ mạnh từ trung ương đến địa phương tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của ngành kinh tế mũi nhọn. Thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng về ưu tiên phát triển du lịch thông qua việc hoàn chỉnh hệ thống thống văn bản luật pháp về du lịch trong điều kiện mới.
KẾT LUẬN
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu phổ biến của mọi người dân trong các quốc gia có nền kinh tế phát triển, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều nước. Là một đất nước giàu tiềm năng về du lịch, không chỉ về tài nguyên thiên nhiên mà còn về tài nguyên văn hoá, Việt Nam chúng ta có điều kiện để trở thành một quốc gia phát triển về du lịch. Sự đánh giá này, không phải chỉ riêng người Việt Nam khẳng định mà các tổ chức du lịch và nhiều chuyên gia du lịch có uy tín thế giới cũng đồng tình với đánh giá này.
Tiềm năng du lịch đó lại nằm trong bối cảnh mới: Trong nước, nhân dân ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, vị trí du lịch Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước đã được nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước đề cập tới. Đặc biệt, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đặt vị trí du lịch Việt Nam ngang tầm tiềm năng kinh tế lớn của nước ta.
Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch thế giới cũng như trong điều kiện đổi mới của đất nước đang diễn ra ngày càng sâu rộng và triệt để, du lịch Việt Nam ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đang dần dần đạt được những kết quá khích lệ. Thông qua hoạt động du lịch, tiềm năng du lịch ngày càng biến thành sản phẩm du lịch theo hướng phong phú, đa dạng mang đậm nét độc đáo của du lịch Việt Nam, đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu kinh tế và xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, để phát huy được những tiềm năng về du lịch của đất nước, tận dụng được những cơ hội phát triển và vượt qua được những thách thức trong những năm tới, ngoài những giải pháp đặt ra trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2010, điều quan trọng nhất là sự cam kết thực hiện những mục tiêu đặt ra, một cách đồng bộ và nhất quán giữa các cơ quan quản lý và kinh doanh du lịch, giữa nhà nước và nhân dân./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. Địa lý du lịch, Tập thể tác giả, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1997
2. Việt Nam Di tích và Thắng cảnh, Tập thể tác giả, NXB Đà Nẵng
3. Non nước Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, 2002
4. Vietnam - Guide Touristique, NXB Văn hoá Thông tin, 2002
5. Niên giám thống kê 2000, NXB Thống kê
6. Từ điển địa danh, lịch sử văn hoá Việt Nam, Tập thể tác giả, NXB Văn hoá Thông tin, 2000
Website
1.
2.
3.
4.
5.
CD-Rom
1. "Việt Nam", NXB Văn hoá Thông tin, 2002
2. "Atlas Việt Nam - Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và môi trường", Trung tâm CNTT Du lịch, 1998
3. "4 Di sản thế giới tại Việt Nam", 2002
4. "Hạ Long - Quảng Ninh", NXB Văn hoá Thông tin, 1998
Tài liệu khác
1. Báo cáo kết quả 4 năm triển khai Pháp lệnh Du lịch, ngày 3/1/2003, Tổng cục Du lịch Việt Nam
2. Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 và phương hướng, nhiệm vụ năm
2003 của ngành Du lịch, ngày 31/12/2002, Tổng cục Du lịch Việt Nam
3. Dự án "Xây dựng Năng lực cho Phát triển Du lịch ở Việt Nam", tháng
2/2003, Tổng cục Du lịch Việt Nam
4. Báo cáo qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam (1995-2010), Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
5. Báo "Diễn đàn Doanh nghiệp", số 38, ngày 9/5/2003
6. Báo "Du lịch", các số 8 - 9 - 10 - 11 - 12 năm 2002 và số 1 - 2 năm 2003
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8402.doc