Mở đầu.
Hiện nay đất nước Việt Nam ta đang trong giai đoạn phát triển và phồn vinh. Nền sản xuất đang dần chuyển từ thay thế hàng nhập khẩu sang nền sản xuất hướng vào xuất khẩu, chính vì vậy xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình thay đổi đó. Đại hội Đảng lần VIII định hướng xuất khẩu đã được khẳng định xuất khẩu sẽ tạo ra nguồn ngoại tệ để tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, đồng thời còn góp phần vào việc phục vụ cho nhập khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
13 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Triển vọng & khả năng Xuất khẩu mặt hàng Dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển.
Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo ( sau Thái Lan), cà phê cũng là một thế mạnh. Đặc biệt sau khi Hoa Kỳ xoá bỏ cấm vận năm 1995, thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của nước ta đã được mở rộng cả về quy mô lẫn chủng loại các mặt hàng, với nguồn lao động dồi dào có trình độ tay nghề cao, khéo léo và chăm chỉ do vậy ngành dệt may Việt Nam cũng có những lợi thế riêng nhất định và có một chỗ dựa vững chắc để có thể xuất khẩu hàng Dệt may sang Hoa Kỳ. Hoà mình trong xu thế hội nhập, hiện nay bạn hàng của ra đã được mở rộng ra rất nhiều trên khắp thế giới, cơ hội trước mắt để nâng cao triển vọng và khả năng xuất khẩu mặt hàng Dệt may là rất thực tế. Xuất phát từ quan điểm cũng như nhu cầu thực tiễn đó em xin chọn đề tài: “ Triển vọng và khả năng xuất khẩu mặt hàng Dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.”
Do tài liệu vẫn chưa được dồi dào cũng như vốn kiến thức còn hạn chế, nên bài tiểu luận của em vẫn có nhiều thiếu sót. Em kính mong các thầy, các cô góp ý và bổ xung cho em để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I
Một số vấn đề lý luận chung.
1. Khái niệm.
Xuất khẩu là một hoạt động của thương mại quốc tế: được trình bày là một hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân.
- Theo điều 2 NĐ 57/1998 của Chính Phủ: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá.
Như vậy, xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh nhưng phạm vi kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia là hoạt động buôn bán với nước ngoài. Thông qua hoạt động xuất khẩu có thể đem lại những thuật lợi to lớn cho nền sản xuất trong nước.
2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân.
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta.Việc phát triển và đẩy mạnh các ngành thương mại trao đổi buôn bán với quốc tế đóng vai trò rất quan trọng. Trong đó ngành xuất khẩu đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đầu tầu và là mũi nhọn trong quá trình phát triển của toàn đất nước.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
3. Tác động của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó có thể đem lại những hiệu quả đột biến rất cao, nhưng cũng có thể gây thiệt hại vì xuất khẩu phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia xuất khẩu không dễ dàng khống chế được.
a) Mặt tích cực:
Theo tính toán của IMF và các tổ chức quốc tế, muốn tăng trưởng kinh tế 1% thì thương mại phải tăng khoảng 2,4% . Trong đó mức độ tăng trưởng của ngành thương mại chủ yếu dựa vào hoạt động xuất nhập khẩu. Như vậy có thể nói, xuất khẩu đóng góp vào việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Bên cạnh đó, xuất khẩu còn ảnh hưởng đến nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế. Xuất khẩu là để thu ngoại tệ mạnh dùng cho việc nhập khẩu những hàng hoá cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế , cải thiện cán cân thanh toán quốc tế làm cho giá trị đồng nội tệ của nước xuất khẩu có xu hướng tăng lên, góp phần tăng cường vị thế của nước xuất khẩu trên trường quốc tế.
Xuất khẩu trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần còn dẫn tới sự hình thành các liên doanh, liên kết giữa các chủ thể trong và ngoài nước một cách tự giác nhằm tạo sức mạnh phát triển cho các doanh nghiệp.
Xuất khẩu cũng góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của nhà nước và mỗi địa phương thông qua các đòi hỏi hợp lý của các chủ thể tham gia xuất nhập khẩu trong quá trình thực hiện .
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
b) Mặt tiêu cực:
Như đã nói ở trên xuất khẩu bên cạnh những tích cực, cũng có thể gây những thiệt hại lớn cần được kiểm soát:
- Do tồn tại cạnh tranh sẽ dẫn tới sự thôn tính lẫn nhau giữa các chủ thể kinh doanh bằng biện pháp xấu, con người sẽ dẫn tới sự giảm sút về nhân cách và thuần phong mỹ tục.
- Xu hướng chạy theo lợi nhuận có thể gây ra những rối ren cho nền kinh tế như: Khai thác kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, làm rối loạn thị trường (Cung< Cầu ) Do việc chạy theo xuất khẩu để thu lợi nhuận mà không tính đến hàng hoá đó ở thị trường trong nước đang còn thiếu, hiện tượng “ Đao giá” để lậu thuế, người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước phải chịu giá cao hơn do xuất khẩu...
4. Một số cơ sở lý luận của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Học thuyết về lợi thế so sánh cho rằng phúc lợi của thế giới, là lớn nhất khi mỗi nước xuất khẩu những sản phẩm mà chỉ phí sản xuất ở trong nước thấp hơn ở nước ngoài và nhập những hàng hoá mà chi phí so sánh ở nước ngoài ở trong nước. Mô hình tân cổ điển( mô hình Heckscher-Ohlin) Lại khắc phục những hạn chế của học thuyết lợi thế so sánh( Ricardo) cho phép mô tả, kết hợp với phân tích, tác động của tăng trưởng kinh tế với các yếu tố khác.
Lý thuyết H- O còn đưa ra quy luật về tỉ lệ cân đối các yếu tố sản xuất: “ Một nước sẽ xuất khẩu loại hàng mà việc sản xuất nó là căn cứ sử dụng yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra nó cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm hơn ở nước đó”.
Học thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế là một lời giải thích tương đối đầy đủ về những hiện tượng mới gắn liền với những thay đổi của thương mại quốc tế. Nó phản ánh sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và quyền lợi của các tập đoàn đa quốc gia trong buôn bán quốc tế. Mô hình này cũng cho thấy rằng một sản phẩm đòi hỏi lao động tay nghề cao ở giai đoạn đầu, sau khi đã trở nên phổ biến hơn thì các nước kém tinh vi cũng có thể sản xuất hàng loạt với những lao động kém hơn về kỹ năng. Chu kỳ sống của sản phẩm được chia làm 4 giai đoạn: Xâm nhập, tăng trưởng, chín muồi và suy thoái.
Thời gian tồn tại của mỗi giai đoạn không giống nhau ở mỗi thị trường. Bởi vì sản phẩm mớ ở thị trường này không phải mới ở thị trường khác. Cho nên các quốc gia khác nhau tiến hành buôn bán với nhau do sự đổi mới các sản phẩm ở mỗi quốc gia khác nhau.
Trên thực tế ở Việt Nam- Một nước có nền kinh tế kém phát triển vẫn có thể sản phẩm đem bán trên thị trường thế giới, trong khi một nước có đầy đủ điều kiện để sản xuất ra một mặt hàng ( Nhu Mỹ, Nhật) lại đi nhập mặt hàng đó từ Việt Nam( Ví dụ sản phẩm dệt may, dày dép...)
Chương II
Triển vọng và khả năng xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa kỳ.
1. Ngành dệt may Việt Nam cạnh tranh bằng giá trị gia tăng.
- Chỉ còn một thời gian nữa Việt Nam đã phải hội nhập đầy đủ vào khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á (AFTA) và chưa đầy một năm nữa hiệp định hàng dệt may trong khuôn khổ WTO sẽ được thực hiện hoàn toàn. Thương mại thế giới bước vào giai đoạn mới giai đoạn tự do thương mại hàng dệt may.
- Việc cường quốc xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới là Trung Quốc đã trở thành thành viên của WTO càng làm gia tăng mối e ngại về khả năng cạnh tranh của các nhà cung cấp dệt may nhỏ đối với giai đoạn sau 2004. Để có thể tiếp cận được thị trường xuất khẩu thế giới, các nước chưa phải là thành viên của WTO đang khẩn trương đàm phán để gia nhập tổ chức này. Đối với ngành dệt may Việt Nam, việc tiếp cận thị trường xuất khẩu thế giới, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ đang gặp phải những khó khăn đáng kể. Mặc dù đang hết sức tích cực đàm phán cố gắng gia nhập WTO trước năm 2005 song Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm. Thêm nữa, xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ đã chính thức bị khống chế hạn ngạch với hiệp định dệt may Việt Nam – Hoa kỳ được ký ngày 25/4/2003 và giai đoạn xuất khẩu tự do vào Hoa Kỳ đã chấm dứt từ 1/5/2003 - Trước tình hình đó cạnh tranh bằng giá trị gia tăng sẽ là xu hướng phảt triển và là chiến lược sống còn cho mỗi doanh nghiệp dệt mayViệt Nam.
Bên cạnh những cơ hội to lớn về thị trường quốc tế hội nhập đang rộng mở, thị trường mội địa với 80 triệu dân trong nước có nhu cầu ngày càng cao về hàng dệt may, thì cuộc cạnh tranh toàn cầu ngày càng khắc nghiệt, Việt Nam là nước có lợi thế về nguồn nhiên liệu, về thương mại mà lại có giá nhân công rẻ đang có nhiều lợi thế. Vấn đề nổi cộn hiện nay của ngành dệt may Việt Nam là việc các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất các sản phẩm rất thông dụng và hình thức kinh doanh chủ yếu theo phương thức gia công. Vì vậy, các mặt hàng dệt may của Việt Nam phải cạnh tranh trực diện với các sản phẩm phỏ thông khác từ các nước có lợi thế về giá gia công và rất mạnh về nguyên phụ liệu như: Trung Quốc,Pakixtan, Srilanca, ấn độ ... Trong thời gian tới để có thể giải quyết được bài toán về thị trường, giảm bớt áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chắc chắn phải chú trọng tới yếu tố cạnh tranh bằng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
2. Năm chỉ tiêu chỉ để phân bố hạn ngạch Dệt May 2004:
Theo hiệp định dệt may Việt Nam- Hoa Kỳ từ 1/5/2003 việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ khống chế về số lượng đối với 38 chủng loại sản phẩm( Cat) bị khống chế là những Cat mà thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu lớn và Việt Nam có khả năng xuất khẩu. Các Cat được xuất khẩu tự do thì hoặc là nhu cầu không lớn hoặc là Việt Nam không có khả năng cạnh tranh. Chính vì vậy, việc phân bổ hạn ngạch cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ 2004 đã được hiệp hội dệt may Việt Nam và các bộ ngành chức năng đề xuất cơ chế phân bổ hạn ngạch cho các doanh nghiệp. Việc phân bổ hạn ngạch sẽ dựa vào 5 tiêu chí:
- Thành tích xuất khẩu năm 2003
- Doanh nghiệp đã xây dựng được quan hệ lâu dài, chiến lược với các nhà nhập khẩu lớn của Hoa Kỳ.
- Khuyến khích sử dụng vải nội địa.
- Hỗ trợ doanh nghiệp vùng xa.
-Khuyến khích phát triển năng lực sản xuất mới hướng vào các thị trường phi hạn ngạch.
3. Cơ chế cấp Visa tự động đối với một số CAT. Hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2004.
Ngày 2/11/2004 Bộ Thương mại đã có thông báo số 5605 TM/XNK về việc hướng dẫn giao và thực hiện hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2 tháng cuối năm 2004. Theo đó, kể từ 2/11/2004 liên bộ áp dụng chế độ Visa tự động đối với 8 CAT thuộc nhóm II bao gồm các CAT: 200,301,341/641,351/651,352/652,447,638/639 & 645/646. Việc cấp Visa tự động cho các Cat thuộc các nhóm này sẽ dừng khi tỷ lệ cấp Visa đạt 90% trong tháng 11/2004 hoặc 95% trong tháng 12/2004 (Tỷ lệ này được tính dựa trên tổng nguồn hạn ngạch cơ sở năm 2004 chưa tính phần sử dụng trước năm 2005) phần hạn ngạch còn lại sau khi dừng cấp Visa tự động, liên bộ sẽ ưu tiên giải quyết cho những đơn đặt hàng đã sản xuất chờ xuất khẩu, các thương nhân đã được giao hạn ngạch Cat tương ứng nhưng chưa kịp giao hàng ngay đến thời điểm phải giao hàng.Đối với các Cat thuộc nhóm được cấp tự động: Các thương nhân đã được giải quyết ứng trước tiêu chuẩn hạn ngạch 2005( Số lượng này đã trừ vào tiêu chuẩn hạn ngạch thành tích đợt I/2005 của thương nhân) nay do các Cat này được áp dụng cấp Visa tự động nên sẽ không bị trừ sản lượng đã ứng trước cho các doanh nghiệp và tiêu chuẩn năm 2005 nữa mà cấp bù lại cho thương nhân trong đợt giao hạn ngạch thành tích đợt II/2005 .
Chương III
Một số biện pháp để nâng cao triển vọng và khả năng xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với nhà nước.
- Thứ nhất, cần xây dựng chiến lược các ngành hàng theo hướng khai thác tối đa tiềm năng kinh tế và lợi thế cạnh tranh, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả.
- Thứ hai, hoàn thiện và đổi mới quan điểm luận cứ để xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được bình đẳng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Gắn kinh tế Việt Nam với kinh tế ASEAN đưa ra những giải pháp tăng cường hội nhập.
- Thứ ba, đảm bảo quyền bình đẳng của các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, được quy định trong nghị định 57/1998 của chính phủ. Thực tiễn cho thấy, nếu không kịp thời thay đổi cách tiếp cận với khu vực kinh tế ngoại quốc doanh, thì sẽ không tận dụng được một cách triệt để các tiềm năng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
- Thứ tư, các vấn đề về thị trường, thông tin và xúc tiến thương mại, là những vấn đề liên quan trực tiếp đến các chức năng và hoạt động của Bộ Thương Mại, đặc biệt là các thương vụ tại nước ngoài. Việc thực hiện tốt các nhân tố trên sẽ là tiền đề cho việc hoạch định một chiến lược phát triển lâu dài và mang tính khả thi cao cho ngành xuất nhập khẩu Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp.
- Thứ nhất, các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình. Việc nâng cao hiệu quả xuất phát từ việc cải thiện toàn diện, kết hợp kỹ năng, phương pháp quản lý và trình độ phát triển công nghệ.
- Thứ hai, tập trung xây dựng chiến lược kinh doanh đạt mục tiêu phát triển bền vững.
- Thứ ba, đổi mới và hiện đại hoá công nghệ và chiến lược về chi phí thấp nhất.
- Thứ tư, Nâng cao hiệu quả lao động và quản lý chất lượng lao động
Tóm lại, trong những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu, ngành xuất nhập khẩu nước ta còn gặp không ít những khó khăn, để tăng hiệu quả, đồng thời tăng khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài của hàng Việt Nam, thì việc áp dụng đồng bộ các biện pháp khắc phục là vấn đề tất yếu và cấp thời.
Kết luận
Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đã thu được những kết quả đáng mừng. Đã có rất nhiều mặt hàng đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới tiêu biểu là hàng Dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu đã tương đối cân bằng mặc dù nước ta vẫn là nước vẫn là nước nhập siêu. Nhưng đứng trước thị trường thế giới đầy sôi động nhưng không kém phần cạnh tranh khốc liệt. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, chủng loại mặt hàng ngày càng phong phú, chất lượng ngày một được nâng cao. Tuy các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức nhưng các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải tìm cho mình hướng đi đứng đắn và phát huy hết các lợi thế sẵn có. Hoà trong xu thế chung của thời mở cửa, để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của xuất khẩu hàng, Việt Nam đang chuyển mình với mục tiêu “ Hoà nhập nhưng không hoà tan” đồng thời từng bước đẩy mạnh những mặt tích cực thuận lợi, khắc phục những khó khăn yếu kém, nhằm tăng khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài, song song với việc nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình Ngoại Thương ( ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà nội ).
Thời báo kinh tế.
Tạp chí thương mại.
Thông tin qua INTERNET.
Báo diễn đàn doanh nghiệp.
Kinh tế Sài Gòn.
Ngoại Thương 014 T10-11-04
Mục lục
Mở đầu
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung.
Khái niệm.
Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân.
Tác động của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế.
Một số cơ sở lý luận của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương II: Triển vọng và khả năng xuất khẩu mặt hàng Dệt May của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Ngành dệt may việt Nam cạnh tranh bằng giá trị gia tăng.
5 chỉ tiêu để phân bổ hạn ngạch Dệt may năm 2004
Cơ chế cấp Visa tự động đối với một số Cat. Hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2004.
Chương III: Mốt số biện pháp để nâng cao triển vọng và khả năng xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với Nhà Nước.
Đối với Doanh Nghiệp.
Kết Luận
Tài liệu tham khảo
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0624.doc