Phần i
Mở đầu
Lời mở đầu
A- Lựa chọn đề tài
Định hướng cho đề tài
Lý do chọn đề tài
Khái quát kho tàng truyện cổ tích
Hiểu biết cá nhân về trang trí nội thất
ý nghĩa, tầm quan trọng của ngành mỹ thuật công nghiệp
Design là bước đầu thực hiện ý tưởng, ý tưởng thoả mãn 5 tiêu chí: when(khi nào?), who(ai?), where(ở đâu?), what(cái gi?),và how(như thế nào?)
B- Kiến trúc
Khái quát về truyện nàng tiên cá trong truyện cổ của Andersen. ý tưởng - phương pháp luận sáng tác
Vài nét về bản sắc d
41 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Trang trí nội thất sảnh và quán cà phê của khách sạn Sao Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân tộc và ngành mỹ thuật công nghiệp ở Việt Nam
Tầm quan trọng của ngành trang trí nội thất
Nhận định chung về khách sạn ở nước ta
phần II
giới thiệu công trình
PHÂN TíCH PHƯƠNG áN KIếN TRúC, GIảI PHáP XÂY DựNG KIếN THIếT SƠ Bộ PHƯƠNG áN CHọN
Khái quát chức năng của khách sạn
giới thiệu công trình
Thuyết minh đồ án
phần III
phần kinh tế
Dự toán kinh tế cho thiết kế - trang trí nội thất
sảnh-cafe khách sạn Sao Mai.
A- cơ sở tính toán.
b- bảng tính chi phí
Bảng tính chi phí nguyên vật liệu(C2)
Bảng tính chi phí nhân công(C3)
Bảng tính chi phí khác(C4)
C- Xác định.
D- Tính lợi nhuận
Phần iv
Kết luận
Phần i
Mở đầu
A- Lựa chọn đề tài
1. Định hướng lựa chọn đề tài
Tuy là một nước truyền thống nông nghiệp lúa nước với 2/3 dân số sống ở nông thôn và lao động trong lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp, nhưng ngày nay Việt Nam đang từng bước phát triển vững chắc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá với mục tiêu sớm thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và kém phát triển để cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt ở khắp các vùng, miền; với những tiện nghi hiện đại nhất sau 20 năm đổi mới. Sự nghiệp đổi mới và mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hoá và học hỏi kinh nghiệm với các nước trên thế giới đã giúp Việt Nam hoà nhập nhanh chóng với nền kinh tế thị trường, thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế tới tham quan, tìm hiểu về văn hoá, đất nước và con người Việt Nam (3,2 triệu lượt khách quốc tế năm 2005), các nhà đầu tư quốc tế ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam (kể từ năm 1988 đã có gần 50 tỷ đô la Mỹ vốn đăng kí đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực với hơn 100 nghìn dự án có vốn đầu tư nước ngoài, có số vốn triển khai giải ngân đạt gần 30 tỷ đô la. Mỗi năm Việt Nam thu hút bình quân khoảng 2,5 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài). Đặc biệt nước ta đang hoàn tất những vòng đàm phán cuối cùng để gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO. Như vậy Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế Thế giới, tạo ra cơ hội phát triển nhanh và bền vững hơn cho đất nước mặc dù phải đối diện với không ít khó khăn và thử thách.
Chính nhờ sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, người Việt Nam ngày càng quan tâm đến nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” và “ăn ở sang trọng” của mình, tạo điều kiện cho nhiều lĩnh vực kinh tế mới xuất hiện và phát triển mạnh mẽ như: thời trang, nội thất, công nghệ thông tin…
Sau 5 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Tạo dáng Công nghiệp - Viện Đại học Mở Hà Nội, được sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của nhà trường và các thầy, cô cộng với những kinh nghiệm được tích luỹ trong thực tế trong quá trình tìm hiểu, em đã chọn đề tài: “Trang trí nội thất sảnh và cafe của khách sạn Sao Mai”.
2. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, khi sự giao lưu kinh tế và văn hóa với các nước phương Tây đem lại những biến đổi ngày càng mạnh mẽ về mọi phương diện; nhìn chung là tiến bộ và tích cực nhưng cũng đan xen vơi những yếu tố tiêu cực và xa lạ với văn hóa truyền thống của Việt Nam. Những yêu cầu cấp bách của lĩnh vực văn hóa trong công cuộc đổi mới là phải hội nhập để phát triển nhưng không “hòa tan” mà phải theo phương châm “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc”, tức là chúng ta bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp đã được khẳng định qua nhiều thế kỷ, và tiếp thu những yếu tố văn hóa mới có chọn lọc phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Tình hình đó buộc văn hoá cổ truyền Việt Nam phải tham gia và hỗ trợ cho Công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Với chính sách mở cửa và nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh của nước ta hiện nay thì những công trình dự án kiến trúc nhà ở, công trình công cộng, giải trí vui chơi là không thể thiếu, đã và đang được xây dựng trên khắp cả nước, đăc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Khi nhu cầu ăn, mặc, ở đã trở nên đầy đủ hơn thì yếu tố thẩm mỹ đi vào đời sống là điều tất yếu, và ngày càng trở nên quan trọng với rất nhiều người.
Với tư cách là một nhà thiết kế trang trí nội, ngoại thất tương lai, tôi mong muốn đưa những kinh nghiệm và hiểu biết mà mình đã học hỏi được từ các thầy cô và nhà trường trong suốt 5 năm qua đi vào thực tế để phục vụ và góp một phần nhỏ vào bộ mặt xây dựng của đất nước.
Từ những kho tàng truyền thuyết và truyện cổ tích xa xưa, nhân loại đã rút ra những bài học về đạo đức, tình yêu thương giữa con người với con người để dăn dạy con cháu đạo lý làm người. Dân tộc nào cũng có rất nhiều truyền thuyết và cổ tích. Và để thể hiện tinh thần mở cửa và hội nhập với Thế giới, tôi đã lựa chọn Truyện cổ tích Nàng Tiên Cá của Andersen (Đan Mạch) để làm định hướng cho đề tài của mình vì nó vừa mang tính nhân văn, vừa là một tác phẩm nghệ thuật; hình tượng nàng tiên cá và biển phụ trợ cho những hoạ tiết không gian chan hoà độc đáo.
3. Khái quát kho tàng truyện cổ tích
“Nếu nhắm mắt nghe bà kế chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bẩy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền”
Tuổi thơ, thế giới là cả một khu vườn cổ tích với những phép mầu kỳ diệu, thắp những ước mơ lấp lánh như sao. Biết bao cuộc phiêu lưu nối tiếp những ý tưởng tìm tòi khám phá. Mà ngày nào đó đã biết gì đến Andersen, mà cũng chẳng hay gì gốc tích hai anh em nhà Grim. Đọc “cổ tích Grim” mà cứ tưởng Grim là một xứ sở nào đó xa lắc xa lơ…
Tuổi thơ, cổ tích trong veo đến bỡ ngỡ, bầu trời thì rất gần, mà Thượng đế cũng rất gần. Chỉ cần một chuyến đi người ta có thể lên Thiên đàng và chỉ với một lời thì thầm nho nhỏ, là Thượng đế có thể nghe thấu lời cầu nguyện. Dường như mọi thứ trong cổ tích đều có thể một cách giản đơn. Không gì hơn là sự thoả mãn ý tưởng phong phú và sự chấp cánh cho những ý tưởng hoang đường về những câu thần chú. Mong muốn được tìm kiếm điều mình muốn trong tích tắc là niềm thích thú không gì bằng. Vắng đi cái thế giới này, những giấc mơ tự nhiên không còn một đời sống nào cả.
Đọc truyện cổ, ai cũng mong muốn được hoá thân thành những nàng công chúa, bà tiên, hoặc những cô gái hiền hậu để nhận những điều lành trong cuộc sống. Và có lẽ khi nghe kể những câu chuyện thần thoại hay cổ tích, không đứa trẻ nào lại muốn thành kẻ ác (!?). Ngày đó, làm kẻ ác trong truyện, sẽ bị trừng trị và những đứa trẻ theo “phe ác” trong đời thực sẽ bị chúng bạn nghỉ chơi. Tự nhiên, người ta sợ làm kẻ ác, sợ bị loại bỏ khỏi bạn bè và hết thẩy nhất nhất theo phe hiền. Một sự sợ hãi giản đơn, ý thức giản đơn. Và như vậy, thế giới cổ tích luôn tạo cho trẻ nhỏ một tâm hồn hướng thiện, khi lớn lên, ý thức hệ “thiện-ác” đã được hình thành khá đầy đủ, thì người ta cũng không còn muốn ác nữa. Bởi tính thiện, tự bao giờ, đã nằm sâu trong trí nhớ và bắt rễ trong tâm hồn.
Tuổi thơ, cái ác trong cổ tích bao giờ cũng giản đơn bằng những đại diện bất hủ: mụ phù thuỷ, bà mẹ ghẻ và kẻ tiểu nhân. Việc ác cũng chỉ loay hoay như hầu hạ, đầu độc hoặc bắt cóc mà thôi. Tội ác trong cổ tích không tinh vi và ma mãnh như đời thường nên cổ tích vẫn được chọn là một miền để thanh lọc tương đối, để cứu rỗi cả những tâm hồn dù đã vẫy tay chào tuổi ấu thơ từ lúc nào không nhớ!.
Kín đáo mách bảo về những tính cách đại diện cho tâm hồn con người. Người Sách vở là cả một kho truyện cổ đầy những sắc mầu và ẩn dụ. Thiên nhiên thiện thì sinh sống ở thảo nguyên, ở những vùng đồng bằng, hay trên những khu đồi lộng gió mát, với cỏ cây sông núi hiền hoà. Người ác thì ở tận trong rừng sâu, cao trên núi và ở ngoài những hoang đảo xa xôi. Nơi những toà lâu đài về tối, bay ngập ngùng những cánh dơi. Thế giới nội tâm của con người như những hạt mầm, tượng hình sinh sôi ngay từ cái nôi đất nơi mình sống.
Tuổi thơ, ngây ngô chưa ý thức được cái nghiệt ngã của những câu truyện cổ nên thường vô tư hân hoan trước sự thắng thế của cái thiện. Có bao giờ mình tự hỏi cổ tích luôn luôn diễn biến với những âm mưu đánh cắp của kẻ ác đối với người hiền? Và tại sao người hiền không âm mưu đánh chiếm bất cứ cái gì của kẻ ác? Đơn giản là từ trong tâm thức, kẻ ác vốn khát khao hết thẩy những điêù tốt đẹp của người hiền vì những điều đó chúng chưa bao giờ có được. Dường như, tâm hồn kẻ ác cũng hướng thiện và mong ước có được những vẻ đẹp trong tâm hồn người thiện. Vậy tại sao chúng lại bị trừng phạt (?!). Và tại sao hành vi của chúng luôn bị nhìn nhận một cách khắt khe(?!). Lẽ ra, nhân danh tính thiện, người hiền nên gieo vào tâm hồn hướng thiện của kẻ ác một mầm hoa trái phải không(?!).
Cổ tích phương Tây lộng lẫy vẻ hào hoa với những toà lâu đài tráng lệ, với những công chúa, hoàng tử xúng xính trong các dạ vũ trang hoàng bất tận (Nàng công chúa mặt trời, Bầy chim thiên nga, Hoàng tử ếch… ) ngược lại cổ tích Việt Nam thì lại mộc mạc và chân chất, nội dung luôn xoay quanh cuộc chiến đấu giữa hai phe thiện và ác (Tấm Cám, Thạch Sanh…); xung quanh sự căm phẫn với giai cấp đàn áp (Cây tre trăm đốt, Ăn khế trả vàng…). Với mầu sắc khác, cổ tích Hy Lạp thì mang vẻ dũng mãnh, hào hùng của những cuộc phưu lưu, chinh chiến. Chính vì vậy, nó mang nặng tính chất sử thi, huyền thoại hơn là tính thêu dệt những điều phi thường cho trí tưởng tượng (Tên trộm thành Bahda, Nghìn lẻ một đêm, Cuộc phưu lưu của Hoàng tử Hymaradal, Con ngựa thành T’roa…).
Tuổi thơ, cổ tích của xứ Tuyết là một miền miên viễn những giấc mơ chưa bao giờ thành hiện thực. Những tâm hồn hành khất, trong cuộc hành trình dài mệt mỏi, vẫn mơ về ánh lửa leo lét bên cửa sổ một mái ấm gia đình. Cuộc sống bình thường, ở nơi đó là cả một miền khao khát, là cả một niềm hạnh phúc lớn lao đối với các thân phận mà cuộc sống kém phần may mắn. Một cổ tích hay chưa hẳn phải là một cổ tích có kết cục mỹ mãn. ở những câu chuyện xứ Tuyết với tính giáo dục sự hướng thiện một cách sâu sắc, kết thúc chuyện luôn là một chút buồn đọng lại làm thức dậy ở người đọc chút lòng trắc ẩn, nhắc nhở người ta đừng vô tình trong cuộc sống và đừng ngỡ cuộc sống vốn chỉ là mầu hồng.
Tuổi thơ, chẳng biết những câu chuyện cổ tích từ đâu tới, với lại chẳng biết gì hơn ngoài thế giới tuyệt vời mang tên cổ tích ấy. Như vậy, những câu chuyện cổ tích ấy mặc nhiên là tặng phẩm diệu kỳ mang sắc mầu cuộc sống, không của riêng một ai. Mãi sau này mới vỡ lẽ, cổ tích chỉ là tưởng tượng của những người bình thường, không một chút phép mầu. Dù đã khép lại cánh cửa dẫn vào thế giới của sự tưởng tượng, dường như cuộc sống vẫn không mất hết đi sự nhiệm mầu và cổ tích vẫn còn lưu dấu đâu đó, nào có bị mất đi bởi sự phù phép bao giờ…
4. Hiểu biết cá nhân về trang trí nội, ngoại thất
Trong những năm gần đây, nhà cao tầng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí phát triển mạnh, số tầng và chiều cao ngày càng lớn hơn, hình dáng ngày càng phức tạp và luôn xuất hiện những dạng kết cấu mới, không chỉ ở trong các thành phố lớn mà ở cả trong các thành phố vừa và nhỏ cũng vậy.
Việc theo đuổi thiết kế cần phải nắm vững mọi hoạt động trong mối quan hệ không gian và thời gian. Thích ứng được mọi hoạt động muôn hình muôn vẻ của con người, tạo được các ngôn ngữ thiết kế của hình thức không gian riêng, đòi hỏi của ngôn ngữ này phải có chuyên môn kỹ thuật cao, hay nói cách khác là phải có vốn sống, vốn nghề và tài năng.
Nhà thiết kế nội thất phải nắm rõ trào lưu chủ yếu có tính xu hướng chung, nghiên cứu sự chuyển mình của xã hội trên đà phát triển gắn với thị hiếu thẩm mỹ của mình để áp dụng vào mỗi cá nhân nói riêng và cộng đồng nói chung. Sau đó mới đề ra phương án thiết kế tổng thể cho phù hợp với thực tế và điều quan trọng là phương án đó phải được tất cả mọi người chấp nhận.
Đồng thời phải biết ghi chép chuyên môn, ghi chép tốc tả, ghi lại các tác phẩm mà mình cảm thấy tâm đắc, ghi rõ ý tưởng thiết kế, vật liệu mình muốn làm để thuyết phục khách hàng của mình. Việc hồi cố lịch sử sẽ tạo nên không gian có những nét đặc sắc riêng của từng địa phương, từng miền. Gắn liền với các tác phẩm đó chính là bản sắc dân tộc. Cuộc đối mặt này là tất yếu vì sự thâm nhập của kinh tế thị trường là không thể tránh khỏi, trong khi sự khác biệt giữa văn hoá cổ truyền với kinh tế thị trường lại khá lớn. Nhiều cái hay, cái dở, cái được, cái mất trong cuộc đối mặt ấy đã thấy ngay trước mắt (những khu nhà tập thể bị cơi nới tràn lan, hay những dãy nhà quá mỏng manh,…). Đó cũng chính là nhiệm vụ của những nhà thiết kế nội thất, những kiến trúc sư tài ba.
5. ý nghĩa, tầm quan trọng của Design
Để có cái nhìn tổng thể ta có thể khái quát 3 chức năng chính của Design, đó chính là: kỹ thuật thực hiện, chức năng thẩm mỹ và chức năng biểu tượng.
Các sản phẩm được định giá bởi tiêu chí xã hội - công năng, công thái học egonomic và sinh thái học ecologic và thẩm mỹ. Chính vì thế sản phẩm cao hay thấp chính là phụ thuộc vào Design. Sự tạo dáng và công năng sử dụng linh hoạt hấp dẫn cộng với giá thành hợp lý sẽ là tiền đề dẫn đến sự thành công chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm.
6. Design là bước đầu thực hiện ý tưởng, ý tưởng thoả mãn 5 tiêu chí: when(khi nào?), who(ai?), where(ở đâu?), what(cái gì?), và how(như thế nào?).
b- Kiến trúc
1. Khái quát truyện cổ tích Nàng Tiên Cá trong truyện cổ của Andersen. ý tưởng - phương pháp luận sáng tác
1.1. Khái quát truyện cổ tích Nàng Tiên Cá
Nhà văn Hans Christian Andersen (1805-1875) có lẽ là một hiện tượng văn học hiếm có trên thế giới. Thường thì các quốc gia đều chọn các công trình xây dựng đồ sộ, những chính trị gia xuất sắc, hoặc những vị tướng tài ba…để làm biểu trưng. Riêng Đan Mạch lại chọn đại diện cho mình là nhà văn – Andersen. Đan Mạch tự gọi là đất nước của Andersen, của Nàng tiên cá bé nhỏ. Một nước chỉ có hơn năm triệu dân, tự hào có một nhà văn mà các quốc gia có dân số hàng trăm triệu người không có vinh dự có được Andersen. Andersen viết du ký, kịch, tiểu thuyết, làm thơ, nhưng nổi nhất là truyện. Truyện của ông dựa vào truyện dân gian, truyền thuyết, lịch sử, đời sống hàng ngày và cả cuộc đời riêng của tác giả. Ông kể chuyện đời mình như kể chuyện hư cấu trong truyện đời tôi. Truyện cổ Nàng tiên cá là một tác phẩm nổi tiếng của Andersen.
Truyện kể rằng:
Ngoài biển khơi thăm thẳm kia, nước trong vắt như pha lê. Nơi sâu nhất sừng sững một lâu đài tráng lệ của vua Thuỷ Tề. Tường bằng san hô, cửa sổ bằng hổ phách trong suốt. Mái lợp toàn bằng sò. Mỗi con sò đều mang trong mình một viên ngọc trai, chỉ cần một hạt thôi cũng đủ trang sức làm vương niệm cho một hoàng hậu. Vua thuỷ tề đã goá vợ từ lâu. Hoàng thái hậu là người cai quản mọi việc trong cung. Bà thương yêu hết mực các cô cháu gái, những nàng công chúa bé nhỏ.
Trước lâu đài là một khu vườn rộng. Nơi đây các nàng công chúa thường hay tới dạo chơi và ngồi tâm sự. Có cả thẩy sáu nàng công chúa, nhưng nàng út là người đẹp hơn cả.
Nàng có mái tóc dài vàng óng, làn da mịn màng như cánh hồng, đôi mắt xanh thẳm như nước biển. Đặc biệt nàng có một giọng hát rất hay. Tuy vậy cũng giống như các chị, nàng không có chân mà chỉ có đuôi cá.
Nàng út là một cô bé đặc biệt, tính tình trầm nặng và đoan trang. Bởi vậy những người bạn luôn luôn bên nàng. Họ cùng nhau trò chuyện và dạo chơi.
Niềm vui lớn nhất của nàng là được nghe bà kể chuyện về thế giới loài người. Về những con tầu, về những thành phố tráng lệ, về cuộc sống của con người… Bà còn bảo:
- Khi cháu mười lăm tuổi, cháu sẽ được phép lên mặt biển. Khi đó cháu được ngồi dưới ánh trăng ngắm nhìn tầu bè qua lại…
Đến tuổi, các cô chị lần lượt lên mặt biển. Khi trở về, họ kể biết bao chuyện mới lạ cho công chúa út nghe. Nàng nôn nóng lắm. Nàng cũng muốn lên ngay trên đó. Và rồi công chúa út cũng đến tuổi mười lăm, nàng được phép lên mặt biển.
Trước khi đi, sáu chị em ngồi lại bên nhau. Năm người chị căn dặn nàng út biết bao điều. Nghe xong nàng út vẫy đuôi rồi nói:
- Chào các chị! Em đi đây.
Nói rồi, nàng lao mình lên mặt biển, nhẹ nhàng như bọt nước. Lên đến nơi thì mặt trời vừa lặn, không khí trong mát, biển phẳng lặng như tờ.
Xa xa, một con tầu đang dập dềnh trên sóng. Hàng trăm ngọn đèn đủ mầu sắc được thắp sáng trên đó. Hôm nay là ngày hội mừng sinh nhật của hoàng tử. Khi chàng bước ra, hàng trăm pháo hoa được bắn lên bầu trời, rực sáng cả một vùng. Nàng tiên cá hoảng sợ lặn xuống dưới nước, nhưng rồi nàng lại nhô đầu lên.
Trên tầu rực sáng nhìn rõ cảnh vật, nhìn người lại càng rõ hơn.
Hoàng tử mới đẹp làm sao! Chàng tươi cười bắt tay với mọi người. Thấy lạ quá, nàng tiên cá bơi lại sát mạn tầu.
Trời về khuya, nhưng nàng tiên cá vẫn không dời mắt khỏi con tầu và chàng hoàng tử đep trai.
Trời bỗng nổi gió. Mặt biển quận sóng, chớp ngoằn nghoèo ở chân trời. Chàng hoàng tử đứng trên tầu mặt đầy lo lắng. Con tầu bồng bềnh trên mặt biển dậy sóng. Những đợt sóng cao như núi chồm lên như muốn nuốt chửng con tàu. Nó nhấp nhô như con thiên nga vùng vẫy giữa biển cả trong cơn bão tố. Sóng đập liên hồi vào thành tàu. Những tấm ván dầy gẫy gập, cột buồm gẫy đôi. Con tầu ngả nghiêng, rồi nước tràn vào khoang.
Lúc này nàng tiên cá mới biết tàu đang lâm nguy. Bầu trời tối đen, nàng không thấy gì hết. Rồi thình lình chớp loé lên, nàng chỉ chăm chú nhìn theo chàng hoàng tử. Khi chiếc tàu vỡ ra, nàng thấy chàng chìm dần xuống đáy biển.
- Không! Không thể để cho chàng chết được! –Nàng tiên cá thét lên.
Quên cả nguy hiểm, nàng bơi giữa đống đổ nát trên tàu văng xuống, những thứ có thể giết chết nàng. Nàng bơi lên, lặn xuống. Cuối cùng nàng đến được bên hoàng tử. Chàng đã kiệt sức không thể bơi được nữa, tay chân đã cứng đờ, hai mắt nhắm nghiền. Nàng nâng đầu chàng lên mặt nước và cùng chàng phó mặc cho gió cuốn.
Đến sáng, cơn bão đi qua, không còn lại dấu vết con tàu đêm qua. Mặt trời đỏ rực trên mặt biển. Hoàng tử như còn sống nhưng người lạnh toát, đôi mắt vẫn nhắm nghiền.
Nàng tiên cá hôn lên trán chàng, hôn mãi, lòng thiết tha mong chàng sống lại.
Thế rồi nàng nhìn thấy đất liền trước mặt. Những dãy núi trải dài trên biển. Dưới chân núi, gần bờ biển là khu rừng xanh mướt. Một giáo đường, một toà nhà… nổi lên ở đó. Nàng tiên cá không biết chắc là cái gì. Nàng đưa hoàng tử về phía đó, đặt chàng lên bãi cát trắng mịn, rồi nhẹ nhàng nâng đầu chàng lên.
Chuông đổ một hồi lâu từ ngôi nhà mái đỏ kia. Nghe thấy vậy nàng tiên cá vội bơi xa bờ, nấp sau một tảng đá nhô lên trên mặt nước. Nàng lấy bọt biển che kín tóc và cổ để khỏi bị ai trông thấy. Nàng đưa mắt ra nơi hoàng tử đang nằm xem sự thể ra sao.
Chẳng bao lâu sau, có một cô gái đi tới. Thấy người nằm trên cát, cô tự nhủ:
- Ai thế nhỉ? Ai lại nằm ở đây thế này!
Lại gần, cô ngạc nhiên, thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang nằm bất động. Cô gọi to:
- Chàng ơi! Chàng sao vậy? Chàng hãy tỉnh dậy đi.
Không thấy động tĩnh gì, cô sợ quá, chạy quanh lại ngôi nhà đằng xa kia.
Sau đó cô đi ra cùng một người đàn ông có tuổi, ăn mặc rất sang trọng. Họ lại gần bên hoàng tử. Chàng đã hồi tỉnh và mỉm cười với người thiếu nữ.
Chàng đâu biết chính nàng tiên cá mới là người cứu chàng thoát nạn.
Khi mọi người quay lại ngôi nhà kia, nàng tiên cá thất vọng lặn xuống nước, quay về lâu đài của vua cha. Ngày qua ngày, nàng vẫn bơi đến chỗ hoàng tử nằm, nhưng vẫn không thấy chàng đâu. Nàng lại quay về, lòng nặng trĩu một nỗi buồn.
Thế rồi nàng cũng biết nơi ở của chàng hoàng tử. Nàng bơi dọc bờ biển để tới nơi đó. Một toà lâu đài nguy nga được xây dựng bên bờ biển. Ngày ngày, nàng tới đây vào mỗi buổi chiều tối. Nàng ngồi đấy để ngắm nhìn chàng hoàng tử, nhìn bóng dáng chàng dưới ánh trăng. Đêm đến, nàng còn nghe thấy những ngư ông ca ngợi hoàng tử.
Càng ngày nàng càng cảm thấy yêu mến loài người. Nàng ao ước được sống với họ, hoà nhập vào thế giới của họ.
Một hôm, cả sáu nàng tiên cá dạo chơi trong khu vườn trước lâu đài. Nàng út muốn biết nhiều hơn những chuyện trên mặt biển. Nàng hỏi:
- Các chị ơi! Nếu loài người không chết đuối thì họ có sống mãi được không?
Người chị cả đáp lại:
- Có chứ! Bà kể với chị rằng: vòng đời của họ ngắn hơn so với chúng ta. Chúng ta có thể sống tới ba trăm năm nhưng khi chết đi, chúng ta biến thành bọt biển. Chúng ta không có linh hồn. Loài người thì trái lại, họ có linh hồn vĩnh cửu. Linh hồn sống mãi khi thể xác đã biến thành tro bụi.
Nàng tiên cá thầm nói:
- Ước gì em cũng có linh hồn bất tử ấy!
Rồi nàng lại hỏi :
- Em phải làm gì để đạt được điều ấy!
Người chị cả bảo rằng:
- Nếu chúng ta được ai đó yêu thương thì trong lễ cưới, khi đức cha cầm tay ta đặt vào tay người ấy, linh hồn người ấy sẽ nhập vào chúng ta. Lúc đó chúng ta có một phần linh hồn của loài người. Nhưng điều đó không bao giờ xẩy ra. Chị cả đưa mắt nhìn cái đuôi.
Nàng tiên cá buồn rầu thất vọng. Nàng nghĩ;
- Ta phải lên trên ấy, lên với người mà ta thương mến. Ta sẽ hy sinh tất cả để được gần chàng và có linh hồn bất tử.
Lúc này, nàng nghĩ ngay đến mụ phù thuỷ.
Nàng đến một vùng nước bầy nhầy, ở đó lúc nhúc những con rắn gớm ghếch. Nàng phải lách qua những hàng rau câu mềm nhũn và quờ quạng trong nước. Nhà mụ ta ở đó.
Mụ phù thuỷ đang ngồi cho cóc ăn, xung quanh đó – những con quái vật biển đang há mồm, để lộ những hàm răng sắc nhọn. Nàng tiên cá vội quỳ xuống, chắo tay cầu xin nhưng mụ phù thuỷ đã nói:
- Ta biết ngươi muốn gì rồi! Hỡi nàng công chúa xinh đẹp. Ngươi thật là điên rồ. Ngươi sẽ bị đau khổ, nhưng ta sẽ giúp ngươi để thoả mãn niềm mong ước. Mụ nói tiếp:
- Muốn được hoàng tử chia sẻ linh hồn, ngươi phải vứt bỏ cái đuôi, thay vào đó là đôi chân của con người. Ta sẽ chế cho ngươi một liều thuốc. Uống xong nó, ngươi sẽ biến thành một người con gái đẹp tuyệt trần. Dáng đi của ngươi sẽ uyển chuyển. Nhưng mỗi bước đi, ngươi sẽ phải chịu cảnh kim châm và ứa máu.
Ngừng một lát, mụ nói:
- Ngươi phải nhớ là khi đã biến thành người, ngươi sẽ không bao giờ được quay về thuỷ cung, không được gặp lại bà, vua cha và các chị nữa. Nếu ngươi không lấy được hoàng tử, ngươi sẽ không bao giờ có được linh hồn bất tử. Khi hoàng tử đã lấy người khác làm vợ, ngươi sẽ tan thành bọt biển. Ta sẽ cắt máu ta để chế thuốc cho ngươi. Để trả công ta, ngươi phải trao cho ta giọng hát của ngươi.
Nàng tiên cá chấp nhận tất cả. Giọng run run:
- Được rồi…
Mụ phù thuỷ liền cắt lưỡi nàng tiên cá, rồi chế một lọ thuốc và đưa cho nàng. Nàng đau đớn tưởng chừng như ngất đi. Thấy vậy, mụ phù thuỷ cười lên man dợ:
- Haha… Thế là hết đời một nàng tiên cá.
Nàng quay lại lâu đài của vua cha. ánh sáng đã tắt. Nàng sắp phải lìa xa thuỷ cung. Lòng thắt lại vì đau buồn. Nàng bơi qua làn nước xanh thẳm lên mặt biển.
Mặt trời chưa mọc, ánh sáng mờ mờ. Nàng tiên cá uống liều thuốc cay nồng. Toàn thân đau đớn như bị thanh kiếm xuyên qua. Nàng ngất đi.
Khi mặt trời toả sáng, nàng tỉnh dậy. Hoàng tử đang đứng trước mặt, đôi mắt đen thăm thẳm nhìn nàng. Nhìn xuống, nàng thấy cái đuôi đã biến mất. Thay vào đó là một đôi chân dài, trắng muốt.
Hoàng tử hỏi nàng là ai, làm sao đến được đây. Nàng nhìn hoàng tử với đôi mắt trìu mến nhưng không nói được gì cả. Nàng đã bị câm. Thế rồi, hoàng tử cầm tay dắt nàng tiên cá về lâu đài. Mỗi bước đi là một lần nàng phải chịu đau đớn. Nàng đi bên chàng nhẹ nhàng, nhẹ nhàng.
Người ta mặc cho nàng toàn lụa là gấm vóc. Trong hoàng cung, nàng là người xinh đẹp nhất. Khi nàng nhẩy, hai cánh tay giơ cao, trắng ngần. Nàng nhấc gót lên, mũi chân lướt nhẹ trên mặt sàn. Mỗi cử chỉ đều làm tôn vẻ đẹp của nàng lên và đôi mắt nàng làm xúc động tâm hồn mọi người. Mọi người trầm trồ thán phục:
- Đẹp quá! Đẹp quá !
Mỗi bước nhẩy, nàng cảm thấy đau đớn như dẫm vào thảm gai, vậy mà nàng vẫn tiếp tục nhẩy, hoàng tử ngây ngất trước những bước nhẩy đó. Hoàng tử muốn lúc nào cũng có nàng bên cạnh.
Hoàng tử và nàng tiên cá thường đi dạo chơi trong những cánh rừng thơm ngát, hoa lá xanh tươi rũ xuống vuốt ve vai họ, trên cành cây chim hót líu lo. Khi đã mệt, họ ngồi lại bên nhau, hoàng tử kể cho nàng tiên cà nghe biết bao điều mới lạ.
Đêm xuống, khi mọi người đã ngủ yên, nàng tiên cá lại chạnh lòng nhớ về biển cả. Nàng thường ngồi rất lâu để ngắm nhìn ra biển…
Mỗi ngày, nàng càng yêu hoàng tử hơn. Nhưng hoàng tử chỉ yêu nàng như một người em gái dễ thương hiền hậu:
- Ta yêu em bởi em có một tấm lòng cao cả!
Rồi hoàng tử kể cho nàng tiên cá nghe về người mà chàng muốn gặp mặt – người đã cứu chàng thoát chết. Nghe nói vậy nàng tiên cá buồn lắm, nàng nghĩ thầm:
- Trời ơi! Chàng không biết chính ta đã cứu chàng thoát chết hay sao? Chàng chẳng hề hay biết nếu chàng không lấy nàng, mà lấy một người khác, thì trái tim nhỏ bé của nàng sẽ tan thành bọt biển.
Trong cung, mọi người đang sửa soạn để hoàng tử lên tầu. Chàng sẽ cưới công chúa – cô gái xinh đẹp của ông vua láng giềng.
Nàng tiên cá quá đỗi kinh ngạc trước sắc đẹp của công chúa.
- Chính em! Chính em đã cứu ta khi ta mê man trên mặt biển. Hoàng tử reo lên – ta đã tìm thấy em rồi.
Rồi chàng ôm lấy người vợ chưa cưới và nói với nàng tiên cá:
- Hạnh phúc quá! Điều mơ ước tha thiết nhất đời ta đã thành hiện thực – Em hãy chia sẻ niềm hạnh phúc này với ta.
Nàng tiên cá nghe vậy mà lòng đau đớn khôn nguôi. Ngày cưới hoàng tử cũng là ngày nàng từ giã cõi trần.
Đám cưới của hoàng tử được cử hành. Đêm đó cặp vợ chồng lên tàu trở về hoàng cung. Đêm nay là đêm cuối cùng nàng tiên cá được thở chung không khí với loài người, được nhìn thấy biển xanh, được thấy ánh trăng sáng vằng vặc.
Nàng buồn quá dựa vào cột buồm. Bỗng nhiên nàng thấy các chị mình nổi lên. Họ buồn bã như nàng, mái tóc dài của các chi nàng đã bị cắt ngắn.
- Các chị đã hiến mái tóc cho mụ phù thuỷ để cứu em. Một người chị nói.
Lúc này, người chị cả lên tiếng:
- Mụ phù thuỷ đưa chị con dao này. Mụ dặn: “ Trước khi mặt trời mọc, em phải cắm nó vào tim hoàng tử. Khi đó, em sẽ trở lại là nàng tiên cá”.
- Mau lên em! Chàng hay em, một trong hai người sẽ chết trước lúc mặt trời mọc. Em hãy giết hoàng tử đi và về với các chị. Nhanh lên đi!
Các chị vẫn không ngừng thúc giục:
- Em có thấy ánh sáng đang le lói ở chân trời kia không? Trong giây lát nữa thôi, mặt trời sẽ mọc và em sẽ phải chết đấy!
Nói xong, các chị thở dài, rồi quay đầu lặn xuống biển.
Cầm dao trong tay, nàng tiên cá hoảng sợ:
- Mình sẽ phải làm gì đây?
Bất chợt, hình ảnh mụ phù thuỷ hiện lên trong đầu nàng. Mắt mụ trợn ngược, những móng vuốt sắc nhọn đưa lên, trông khiếp sợ như đang thúc dục nàng. Tiếng mụ rít lên văng vẳng bên tai nàng:
- Nhanh tay lên! Trời sắp sáng rồi đấy.
Nàng tiên cá cố quên đi hình ảnh ghê gớm ấy. Nàng bình tĩnh trở lại, rồi nhìn về phía chân trời, nơi bình minh đang lên.
Nàng tiên cá đi tới nơi hoàng tử đang ngủ. Nàng cúi xuống hôn lên vầng trán chàng, lòng đau thắt lại, nước mắt trào ra. Tay nàng run lên bần bật, con dao tuột khỏi tay, văng xuống sàn.
- Không! Ta không thể giết chàng! Vì yêu chàng, ta sẽ hy sinh bản thân mình.
Nàng tiên cá đứng lặng người, đôi mắt nhoà lệ nhìn hoàng tử lần cuối. Rồi nàng bỏ chạy ra khỏi nơi ấy.
Chạy đến bên thành tầu, nàng reo mình xuống biển. Nàng cảm thấy thân thể tan ra thành bọt biển.
Mặt trời mọc rực sáng trên biển. Những tia nắng ấm áp chiếu trên những đám bọt giá lạnh. Nàng tiên cá cảm thấy mình chưa chết. Xung quanh nàng, hàng trăm sinh vật trong suốt đang bay lượn, ca hát. Nàng từ từ bay lên khỏi đám bọt biển ấy. Nàng tự hỏi:
- Ta đang ở đâu thế này?
- Nàng đang lên với các thiếu nữ của không trung
ở đâu đó một lời đáp vọng tới.
Cùng với đám tiên nữ, nàng tiên cá bay về phía những đám mây hồng, bay bổng trên trời.
1.2. ý nghĩa
Các nàng tiên cá không có một linh hồn bất tử, nếu không có được tình yêu của con người. Chúng ta cũng vậy – không có một linh hồn bất tử nhưng chúng ta có thể tạo ra linh hồn ấy. Bằng những việc làm nhân từ chúng ta sẽ tạo ra một linh hồn bất tử. Còn nàng tiên cá đáng thương! Nàng đã hy sinh và chịu mất mát quá nhiều cho nên nàng được hoà nhập vào thế giới tiên nữ của không trung.
Câu chuyện đã cho chúng ta thấy được sức mạnh của tình yêu con người. Dù có phải mất mát hy sinh nhưng chúng ta hãy vươn tới những tình cảm cao đẹp đó. Hãy trân trọng những phẩm chất cao quý này.
3. ý tưởng, phương pháp luận sáng tác
Đưa truyện cổ vào kiến trúc, nội thất là một ý tưởng táo bạo. Không nói đến thời gian hay không gian, câu chuyện đã được xẩy ra bao lâu. Nhưng cũng giống như bao truyện cổ Việt Nam khác. Truyện cổ Nàng Tiên Cá cũng để lại bài học quý báu răn dậy con cháu đạo lý làm người, tình thương yêu giữa con người với con người.
Khi bàn về bản sắc dân tộc trong kiến trúc-nội thất, có lẽ từ rất xa xưa con người cũng đã ý thức được tầm quan trọng của kiến trúc-nội thất trong văn chương. Đọc cốt truyện, chúng ta cũng hình dung ra được điều đó: “Ngoài biển khơi xa thăm thẳm kia, nước trong vắt như pha lê. Nơi sâu nhất sừng sững một toà lâu đài tráng lệ của vua Thuỷ tề. Tường bằng san hô, cửa sổ bằng hổ phách trong suốt. Mái lợp toàn bằng sò. Mỗi con sò mang trong mình một viên ngọc trai, chỉ cần một hạt thôi cũng đủ làm vương niệm cho một hoàng hậu”. Chỉ trong trí tưởng tượng thôi nhưng toà lâu đài ấy đã được xây dựng thật nguy nga tráng lệ với một ý tưởng táo bạo. Một kiểu kiến trúc độc đáo với tường bằng san hô và mái lợp bằng sò, cửa sổ lại bằng hổ phách trong suốt. San hô là một loại thực vật cứng và trong cái cứng ấy lại thấy được sự mềm mại khi lấp lánh qua từng lớp nước. Tác giả đã dùng san hô để xây lên những bức tường lâu đài vững chắc. Sò là một trong những loại sinh vật có những đường vân đẹp và lạ mắt, hình dáng úp xuống khiến người ta liên tưởng đến những viên ngói? Hổ phách trong suốt phải chăng là những tấm kính nhiều mầu sắc phủ lên những ô cửa sổ huyền ảo?!?!
Bản sắc dân tộc trong thiết kế nội ngoại thất không đơn thuần là một vấn đề học thuật mà còn là vấn đề tư tưởng. Nghệ thuật hình khối Việt Nam khác với nghệ thuật hình khối phương Tây ở chỗ: trong khi Việt Nam đi theo con đường biểu trưng thì truyền thống phương Tây lại đi theo con đường tả thực với sự thống trị trong suốt lịch sử của chủ nghĩa tự nhiên(naturalisme). ở truyền thống phương Tây ngay cả khi vẽ tranh về những đề tài tưởng tượng như thiên thần bay lượn, thiên nga giáng trần…người ta cũng vẽ rất thực. Còn ở truyền thống Việt Nam, ngay cả khi vẽ cái có thực, cái rất đơn giản xung quanh mình, người ta cũng vẽ một cách ước lệ, biểu trưng. Nguyên lý và mục đích của tính biểu trưng trong nghệ thuật hình khối là gợi nhiều hơn tả, hướng sự chú ý ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32740.doc