Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong Tiếng Việt

Tài liệu Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong Tiếng Việt: ... Ebook Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong Tiếng Việt

pdf292 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH TĂNG THỊ TUYẾT MAI TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG DŨNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Dũng đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn quý thầy cô, gia đình và bạn bè đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. TP. Hồ Chí Minh - 2010 Tăng Thị Tuyết Mai LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh - 2010 Tăng Thị Tuyết Mai BẢNG QUY ƢỚC TRÌNH BÀY 1. Quy ƣớc về tài liệu trích dẫn Số thứ tự (tương ứng với số thứ tự ở phần Tài liệu tham khảo) và số trang của tài liệu trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc vuông [] và ngăn cách nhau bằng dấu phẩy (,). Nếu đoạn trích dẫn gồm nhiều trang liên tục thì giữa trang đầu và trang cuối có ghi thêm dấu gạch ngang (-), ví dụ [5,2-11]; nếu đoạn trích dẫn gồm nhiều trang không liên tục thì giữa các trang này có chữ “và” ở giữa, ví dụ…[1,1 và 2]. 2. Quy ƣớc về chú thích nghĩa của từ Tất cả các định nghĩa không ghi nguồn trong luận văn đều được trích từ Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng, 2002). Cách viết của các từ cũng được sao từ tài liệu này. 3. Quy ƣớc viết tắt %: Tỉ lệ phần trăm DK: Danh từ khối DTĐV: Danh từ đơn vị DTĐVCL: Danh từ đơn vị chất liệu DTĐVKCL: Danh từ đơn vị không chất liệu KNKH: Khả năng kết hợp NC: Ngữ cảnh SL: Số lượng STNN: Sắc thái ngữ nghĩa T: Tốt nghĩa TH - Xấu: Sắc thái ngữ nghĩa giao thoa giữa trung hoà và xấu nghĩa TH: Trung hoà về nghĩa THX: Khả năng kết hợp với yếu tố trung hoà về nghĩa và xấu nghĩa Tốt - TH - Xấu: Sắc thái ngữ nghĩa giao thoa giữa tốt nghĩa, trung hoà và xấu nghĩa Tốt - TH: Sắc thái ngữ nghĩa giao thoa giữa tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa Tốt - Xấu: Sắc thái ngữ nghĩa giao thoa giữa tốt nghĩa và xấu nghĩa TTH: Khả năng kết hợp với yếu tố tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa TTHX: Khả năng kết hợp với yếu tố tốt nghĩa, trung hoà và xấu nghĩa TX: Khả năng kết hợp với yếu tố tốt nghĩa và xấu nghĩa VTTT: Vị từ trạng thái X: Xấu nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Khi nói về màu trắng của da người, trắng hồng, trắng tươi... được xem là những từ biểu thị thái độ đánh giá tích cực trong khi trắng hếu, trắng bệch, trắng nhởn... biểu thị điều ngược lại. Bằng chứng là trắng hồng, trắng tươi... không thể dùng để chê và trắng hếu, trắng bệch... không thể dùng để khen làn da của một người nào đó. Như vậy, rõ ràng trong tiếng Việt tồn tại những sự biểu đạt tốt nghĩa (ameliorative) và xấu nghĩa (pejorative). Tốt nghĩa và xấu nghĩa được giới ngôn ngữ học quan tâm dưới nhiều phương diện, có thể là dưới quan điểm ngôn ngữ học lịch đại hay ngôn ngữ học đồng đại, cũng có thể là dưới cái nhìn ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học, hay ngữ dụng học. Trong tiếng Việt, nghiên cứu hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa hứa hẹn nhiều điều thú vị, đặc biệt là trong sự thể hiện của các danh từ đơn vị (DTĐV) và các vị từ trạng thái (VTTT) bởi vì theo đánh giá của chúng tôi, so với các loại đơn vị từ vựng khác, hai loại đơn vị này có sự biểu hiện phức tạp hơn cả về sắc thái ngữ nghĩa (STNN) theo từng loạt ngữ cảnh mà chúng xuất hiện. Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi sẽ đề cập đến tốt nghĩa và xấu nghĩa ở hai loại đơn vị từ vựng đã nêu dưới quan điểm ngôn ngữ học đồng đại, dưới góc độ ngữ nghĩa học từ vựng để có thể có một hình dung tương đối khái quát về STNN của các đơn vị từ vựng này trong tiếng Việt. 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tốt nghĩa và xấu nghĩa là những khái niệm không xa lạ trong giới ngôn ngữ học. Chúng thường được chú ý dưới dạng danh từ: sự biến đổi tốt nghĩa (amelioration) và sự biến đổi xấu nghĩa (pejoration). 2 Nói đến sự biến đổi tốt nghĩa và sự biến đổi xấu nghĩa, trước hết là nói đến những quá trình chuyển nghĩa mang tính chất lịch đại. Trong các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học lịch sử, các tác giả thường đề cập đến hai quá trình này khi bàn về sự biến đổi ngữ nghĩa (semantic change). Hầu như không một công trình nào bàn về ngôn ngữ học lịch sử lại không bàn về quá trình chuyển nghĩa, và nếu đã bàn về quá trình này thì nhất định sẽ không bỏ qua quá trình biến đổi tốt nghĩa và biến đổi xấu nghĩa dưới hai dạng thức: mở rộng và thu hẹp nghĩa. Chúng ta có thể nhận ra điều này qua các công trình nghiên cứu theo quan điểm lịch đại: Introduction to Historical Linguistics (1972) của Anthony Arlotto, Historical Linguistics (1979) của Theodora Bynon, Historical Linguistics: An Introduction (1992) của Winfred Lehmann, Understanding Language Change (1994) của April M. S. McMahon, An Introduction to Historical Linguistics (1997) của Terry Crowley, Language History - An Introduction (2000) của Andrew L. Sihler, An Approach to Semantic Change (2003) của Brian D. Joseph and Richard D. Janda… Về sự biến đổi xấu nghĩa, April M.S. McMahon đã lấy một ví dụ tiếng Pháp maitresse (bà chủ nhà), từng có nghĩa là “cô dâu”. Tương tự, sely (thiêng liêng) đã biến đổi nghĩa thành “ngớ ngẩn”, và từ tiếng Pháp crétin đã chuyển nghĩa từ “sùng đạo Cơ Đốc” thành “ngu ngốc”. Tác giả cũng đã lấy từ tiếng Anh cổ cniht làm ví dụ cho sự biến đổi tốt nghĩa. Nghĩa gốc của nó là “người hầu”, nhưng tiếng Anh hiện đại có nghĩa là “hiệp sĩ”. Tốt nghĩa và xấu nghĩa mang tính phổ quát cho mọi ngôn ngữ chứ không giới hạn ở một ngôn ngữ nào. Có lẽ vì vậy mà vấn đề này được nghiên cứu trong một phạm vi rộng ở nhiều ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga, tiếng Italia... Trong công trình A History of the Spanish Language (2002), Ralph Penny có bàn về những hậu tố xấu nghĩa trong tiếng Tây Ban Nha kèm theo những ví dụ rất thú vị. Chẳng hạn hậu tố -aco trong những từ 3 libraco (cuốn sách cũ mục nát), pajarraco (con chim xấu xí)… hay hậu tố - ajo trong từ cintajo (dải ruy băng loè loẹt), trapajo (giẻ rách)… John J. Kinder và Vincenzo M. Savini trong Using Italian: A Guide to Contemporary Usage cũng đã đề cập đến những hậu tố xấu nghĩa tiếng Italia. Chẳng hạn như hậu tố -accio (hay -azzo) trong những từ libraccio (cuốn sách dở tệ), ragazzaccio (cậu bé thô lỗ), coltellaccio (con dao lớn nguy hiểm)… Nhìn chung, khi bàn về tốt nghĩa và xấu nghĩa, các tác giả chủ yếu xem xét chúng như một phần của quá trình chuyển nghĩa dưới quan điểm của ngôn ngữ học lịch đại. Trong tiếng Việt, hầu như chưa có công trình nào tập trung bàn về vấn đề này. Đáng kể nhất là các công trình của Nguyễn Ngọc Trâm [65], Chu Bích Thu [11] và Nguyễn Thị Bảo [74]. Khi đi sâu tìm hiểu bản chất ngữ nghĩa của nhóm từ biểu thị tâm lí - tình cảm trong tiếng Việt, Nguyễn Ngọc Trâm đã đề cập đến tính chất tích cực/tiêu cực của chúng. Luận án mô tả cấu trúc ngữ nghĩa điển hình của 19 nhóm vị từ tâm lí - tình cảm cơ bản của tiếng Việt (vui - buồn, tự hào - xấu hổ, thoả mãn, chán, giận, tiếc, thương, thích…). Chẳng hạn, nhóm vị từ vui - buồn được tác giả mô tả như sau:  Trạng thái tâm lí - tình cảm tích cực/tiêu cực  Cho rằng sự việc xảy ra phù hợp/không phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của mình. Có thể nói, công trình của Nguyễn Ngọc Trâm khai thác một cách hiệu quả bản chất ngữ nghĩa - ngữ pháp của nhóm vị từ tâm lí - tình cảm tiếng Việt, trong đó có chú ý đến thành phần đánh giá, một trong những thành phần ngữ nghĩa quan trọng của loại đơn vị này. Cũng như Nguyễn Ngọc Trâm, Chu Bích Thu đặc biệt chú ý khai thác thành phần đánh giá khi nghiên cứu ngữ nghĩa của tính từ tiếng Việt hiện đại. 4 Tác giả chỉ ra hai bộ phận trong cấu trúc ngữ nghĩa của tính từ tiếng Việt: bộ phận miêu tả và bộ phận đánh giá. Theo Chu Bích Thu, nghĩa của các tính từ kiểu như đẹp, xấu, hay, dở… có thể được phân tích: Đẹp: - Có hình thức - Gây cảm giác dễ chịu - Phù hợp với ý thích Hay: - Có âm thanh, kỹ thuật… - Gây cảm giác dễ chịu - Phù hợp với ý thích Và cấu trúc nghĩa của chúng có thể khái quát thành ba thành tố: 1. Có thuộc tính nào đó tác động vào giác quan 2. Gây cảm giác nào đó 3. Đánh giá tác động do cảm giác gây nên Trong ba thành tố ngữ nghĩa trên, thành tố (1) biểu thị phạm trù thuộc tính của bản thân sự vật (hoàn toàn mang tính chất khách quan); thành tố (2) biểu thị phản ứng của con người trước tác động của thuộc tính sự vật (vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan) và thành tố (3) biểu thị thái độ của con người đối với thuộc tính của sự vật qua sự tác động của thuộc tính ấy vào giác quan của mình (hoàn toàn mang tính chất chủ quan). Chu Bích Thu áp dụng quan điểm này một cách nhất quán khi miêu tả đặc trưng ngữ nghĩa của các tính từ tiếng Việt tiêu biểu trong luận án của mình. Khi bàn về ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh), Nguyễn Thị Bảo cũng đã xét đến tiêu chí tích cực, 5 tiêu cực, trung hoà về ngữ nghĩa và đưa ra những phân tích khá thú vị. Theo tác giả, đa số từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh đều thiên về nghĩa tiêu cực, chẳng hạn như “bò”, “cáo”, “lợn”, “chó”, “vịt”, “chuột”, “ếch”, “mèo”, “ốc”, “rắn”, “ruồi”… Số lượng từ ngữ thiên về nghĩa tích cực rất ít: “ngựa”, “phượng”, “rồng”… Nghĩa tích cực, tiêu cực hay trung hoà của các đơn vị này do văn hoá của mỗi dân tộc quy định. Nhìn chung, mặc dù đã chú ý đến hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt như một thành phần quan trọng trong ngữ nghĩa của từ nhưng các tác giả chỉ gói gọn vấn đề trong một phạm vi hẹp, chẳng hạn như trong một nhóm từ mà thôi. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi tạm chưa khảo sát hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt ở góc độ ngữ dụng học mà chỉ xem xét ở góc độ ngữ nghĩa học từ vựng, trên quan điểm ngôn ngữ học đồng đại, trong đó chú ý đến sự kết hợp của từ trong ngữ cảnh. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu STNN trong hai bộ phận từ loại cơ bản của tiếng Việt: DTĐV và VTTT. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn của mình, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1.4.1. Phương pháp phân tích phân bố Đây là phương pháp vô cùng quan trọng trong việc xác định STNN của các đơn vị từ vựng tiếng Việt. Thông qua các kết hợp của từ trong các loạt 6 ngữ cảnh khác nhau, chúng ta có thể nhận ra STNN chứa đựng trong từ cũng như những biến đổi ngữ nghĩa (nếu có) qua các loạt ngữ cảnh nhất định. 1.4.2. Phương pháp thống kê ngôn ngữ Luận văn sử dụng phương pháp này để thống kê số lượng các tiểu loại DTĐV và VTTT dựa trên STNN tốt, xấu, trung hoà cũng như khả năng kết hợp của chúng. Bên cạnh đó, việc khảo sát mối quan hệ giữa vỏ ngữ âm và STNN của các yếu tố chỉ mức độ cao theo sau VTTT cũng cần đến phương pháp này. 1.4.3. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ Để thực hiện có hiệu quả đề tài này, vấn đề miêu tả ngữ nghĩa các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị có biểu hiện phức tạp về STNN là việc làm vô cùng cần thiết. Vì vậy, phương pháp miêu tả ngôn ngữ cũng được chúng tôi lưu ý ở đây. 1.4.4. Phương pháp so sánh đối chiếu Ở một vài luận điểm, luận văn có sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy sự tương đồng và khác biệt giữa tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt và trong các ngôn ngữ khác. 1.5. Tƣ liệu nghiên cứu Vì luận văn cần đến một số lượng ngữ cảnh đủ lớn để đảm bảo tính chính xác cho việc xác lập các mức độ STNN của từng đơn vị từ vựng nên việc thu thập tư liệu từ nhiều nguồn là vô cùng cần thiết.  Nguồn tư liệu chủ yếu là các loại từ điển (từ điển tiếng Việt, từ điển đồng nghĩa tiếng Việt, từ điển từ láy, từ điển từ đồng nghĩa…), trong đó Từ điển tiếng Việt (2002) do tác giả Hoàng Phê chủ biên được xem là nguồn tư liệu chính. 7  Các văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác nhau cũng được xem là nguồn tư liệu quan trọng của luận văn. 1.6. Đóng góp của luận văn 1.6.1. Về mặt lý luận Từ những tiền đề lý thuyết về ngữ cảnh, chúng tôi khái quát một phương pháp phân tích STNN dựa trên ngữ cảnh nhằm xác lập STNN của các đơn vị từ vựng tiếng Việt. Theo đó, phân loại và miêu tả STNN của hai bộ phận DTĐV và VTTT tiếng Việt dựa theo phương pháp này là đóng góp chủ yếu của luận văn. 1.6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn nghiên cứu hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa trong hai loại đơn vị từ vựng tiếng Việt (DTĐV và VTTT) trên phương diện đồng đại, dưới góc độ ngữ nghĩa học từ vựng, từ đó hình thành cái nhìn bao quát về STNN của các đơn vị từ vựng này, giúp người bản ngữ hiểu rõ hơn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình đồng thời góp phần giúp học viên nước ngoài có thể dễ dàng hơn khi sử dụng các đơn vị từ vựng vốn được xem là tinh tế và khó phân biệt trong quá trình học tiếng Việt. 1.7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm ba chương. Chƣơng một đề cập đến những vấn đề lý thuyết cơ bản như các thành phần nghĩa, các phương pháp phân tích ngữ nghĩa, STNN của các đơn vị từ vựng, từ đó đúc kết nên phương pháp nhận diện STNN trong các đơn vị từ vựng tiếng Việt của luận văn. Dựa trên phương pháp nhận diện này, chƣơng hai xác lập và miêu tả STNN của hai tiểu loại DTĐV tiếng Việt (DTĐVKCL và DTĐVCL). Tương tự, chƣơng ba phân loại các VTTT tiếng Việt dựa trên STNN của chúng kèm theo những miêu tả cụ thể. Bên cạnh đó, chương này 8 còn đề cập đến các vấn đề: 1. STNN của những từ láy xuất phát từ VTTT và vai trò của các yếu tố cộng thêm vào VTTT trong những kết hợp này. 2. Mối quan hệ giữa ngữ âm và STNN của những từ chỉ mức độ cao theo sau các VTTT. 3. STNN của những kết hợp giữa một VTTT và một vị từ chỉ hướng biểu thị một quá trình. Ngoài 121 trang chính văn, luận văn dành 166 trang cho 4 phụ lục. 9 CHƢƠNG MỘT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Sắc thái ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng 1.1.1. Các thành phần nghĩa Nghĩa từ vựng (lexical meaning) của một đơn vị từ vựng gồm ba thành phần cơ bản: nghĩa miêu tả (descriptive meaning), nghĩa xã hội (social meaning) và nghĩa biểu cảm (expressive meaning). Bên cạnh đó, người ta thường hay nhắc đến một loại nghĩa được xem là loại nghĩa thêm vào - nghĩa liên tưởng (connotation). 1.1.1.1. Nghĩa miêu tả và sự quy chiếu Nhiều người cho rằng nghĩa miêu tả chỉ tồn tại đối với những thực từ. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu nghĩa miêu tả của một thực từ (content word) là “một khái niệm dành cho các vật quy chiếu tiềm năng của nó”1 thì những từ chức năng như giới từ, liên từ… hay những hình thức ngữ pháp (đối với những ngôn ngữ biến hình) vẫn có nghĩa miêu tả, và ở đây, nghĩa miêu tả chính là “đóng góp của chúng vào nghĩa miêu tả của câu”2. Chẳng hạn, nghĩa miêu tả của từ mèo là một khái niệm dành cho tất cả các con mèo, những con thú nhỏ cùng họ với hổ báo thường được nuôi trong nhà để bắt chuột. Trong khi đó, nghĩa miêu tả của từ sẽ là một khái niệm “biểu thị sự việc, hiện tượng nói đến xảy ra trong tương lai, sau thời điểm nói, hoặc xảy ra trong thời gian sau thời điểm nào đó trong quá khứ được lấy làm 1 “The descriptive meaning of a content word is a concept for its potential referents.” [117,23] 2 “The descriptive meaning of a word or a grammatical form is its contribution to descriptive sentence meaning” [117,24] 10 mốc.” Và từ này sẽ biểu hiện nghĩa miêu tả một cách cụ thể khi tham gia vào các câu cụ thể. Khi nhắc đến nghĩa miêu tả, người ta hay nhắc đến nghĩa sở thị (denotation hay denotative meaning). Sự phân biệt nghĩa miêu tả và nghĩa sở thị được Sebastian Lobner thể hiện qua sơ đồ hình tam giác trong công trình của mình [117]. Theo đó, nghĩa sở thị không có quan hệ trực tiếp với từ mà quan hệ gián tiếp thông qua nghĩa miêu tả. Nói cách khác, chính nghĩa miêu tả đã quyết định nghĩa sở thị. nghĩa biểu thị quyết định Một số tác giả xác định nghĩa sở thị trong quan hệ với nghĩa liên tưởng như phần nghĩa hạt nhân, cơ bản của từ (phần nghĩa mà chúng ta có thể tìm thấy trong từ điển) và phần nghĩa thêm vào. 1.1.1.2. Nghĩa xã hội và mối tương tác xã hội Nghĩa xã hội được xem là một trong những thành phần nghĩa chính yếu của nghĩa từ vựng song song với thành phần nghĩa miêu tả bên trên. Phần nghĩa này được hiểu là tất cả những STNN do xã hội quy định, nghĩa là tính chất phù hợp hay không phù hợp với các chuẩn đạo đức, văn hoá… của xã hội. Chẳng hạn, mặc dù cùng có chung một nghĩa miêu tả, nhưng hai từ phu Thực từ Nghĩa miêu tả Một khái niệm Nghĩa sở thị Một phạm trù 11 nhân và vợ lại có nghĩa xã hội rất khác nhau. Từ phu nhân chỉ dùng để chỉ vợ của những người có địa vị cao trong xã hội. Không ai dùng phu nhân để nói về vợ của một người bình thường, trừ khi có một hàm ý khác (trêu đùa, mỉa mai…) bởi vì khi dùng từ phu nhân, tức là đã giả định sự trang trọng. Nghĩa xã hội không chỉ xuất hiện trong các thực từ mà còn có mặt cả trong các hư từ. Chẳng hạn, các trợ từ à, ư, nhỉ, nhé… chỉ dùng trong các trường hợp biểu hiện sự thân mật. Vì thế, những phát ngôn kiểu như: “Tình hình có vẻ rất nghiêm trọng, thủ tướng nhỉ?” khó được chấp nhận khi xuất phát từ người nói có địa vị xã hội thấp hơn thủ tướng. Tuy nhiên, nghĩa xã hội có được xem là một phần nghĩa nằm trong nghĩa từ vựng hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Phần lớn các tác giả quy phần nghĩa này về phong cách chức năng, nghĩa là một vấn đề thuộc tu từ học. 1.1.1.3. Nghĩa biểu cảm và tính chủ quan Bất cứ một sự biểu đạt nào cũng bao hàm trong đó tình cảm, quan điểm, thái độ của con người. Chẳng hạn, từ xanh lè không chỉ đơn thuần biểu thị màu sắc của sự vật mà còn thể hiện sự đánh giá (hàm ý chê) của người nói. Thật vậy, với câu “Chiếc áo này màu xanh lè.”, ai cũng hiểu rằng người nói đang thể hiện thái độ đánh giá tiêu cực về màu sắc của chiếc áo. Cũng như nghĩa miêu tả, nghĩa biểu cảm là một phần của nghĩa từ vựng, một phẩm chất ngữ nghĩa của từ và ngữ không phụ thuộc vào ngữ cảnh. Phần nghĩa biểu cảm được hiểu là tất cả những STNN do cảm xúc con người quy định, nghĩa là tính chất phù hợp hay không phù hợp với cảm xúc con người. Phần nghĩa này do tính chủ quan của con người quy định, nhưng nó có một mẫu số chung tương đối giữa các cá nhân. Nghĩa biểu cảm có một vị trí khá quan trọng trong nghĩa của từ. Nếu 12 một cặp từ có nghĩa sở thị đồng nhất thì phần nghĩa biểu cảm sẽ quyết định ngữ cảnh xuất hiện của từ. Một ví dụ điển hình là các DTĐV đồng nhất về nghĩa sở thị trang, đấng, vị, tên, thằng… Những từ này đều có cùng nghĩa sở thị là chỉ cá thể người, nhưng chúng khác nhau ở phần nghĩa biểu cảm. Nếu trang, đấng, vị… bao hàm thái độ, tình cảm trân trọng thì tên, thằng… lại bao hàm thái độ, tình cảm coi khinh. Trong trường hợp này, chính nghĩa biểu cảm đã quyết định sự có mặt hay không của từng từ trong từng ngữ cảnh. 1.1.1.4. Nghĩa liên tưởng và sự liên tưởng Nếu như ba thành phần nghĩa kể trên được xem là những thành phần chính yếu trong nghĩa từ vựng của từ thì nghĩa liên tưởng chỉ được xem là phần nghĩa thêm vào. Mikko Lehtonen [116,74] cho rằng nghĩa đầu tiên của từ chính là nghĩa sở thị trong khi đó nghĩa liên tưởng được hiểu là một số phẩm chất (những ngữ cảnh và hành vi cảm xúc) liên quan đến sở chỉ của từ. Ronald Carter, Angela Goddad, Danuta Reah, Keith Sanger & Maggie Bowing [103,102] cũng cho rằng nghĩa liên tưởng của từ là phần nghĩa thuộc về cá nhân, cảm xúc; còn nghĩa sở thị là phần nghĩa trong từ điển. Sebastian Lobner [117] thì lại phân biệt rất rõ nghĩa liên tưởng với những thành phần nghĩa từ vựng cơ bản. Nó không thể là nghĩa miêu tả hay nghĩa biểu cảm vì nó có thể thay đổi theo từng cá nhân trong khi các thành phần nghĩa từ vựng cơ bản không như vậy. Theo ý kiến của chúng tôi, nếu nghĩa sở thị là thành phần hạt nhân, cơ bản của đơn vị từ vựng thì nghĩa liên tưởng là phần thêm vào, không nằm trong nghĩa từ vựng của từ. Tuy nhiên, đó không phải là sự liên tưởng của từng cá nhân mà là sự liên tưởng của cả một cộng đồng. Do đó, dù nghĩa liên tưởng có mang tính chủ quan, nhưng là liên chủ quan, nên nó vẫn là khách 13 quan. Đây là vấn đề của ngôn ngữ học chứ không phải vấn đề của tâm lý học. Nghĩa liên tưởng là sự liên tưởng của cả một cộng đồng nên nó liên quan nhiều đến văn hoá. Sự liên tưởng ở đây có thể là tình cảm, có thể là bất kỳ một vấn đề nào khác. Chẳng hạn, nghĩa liên tưởng gợi ra của từ kiến là “nhỏ”. Bất cứ khi chúng ta nói một câu nào đó về kiến (ví dụ Chuyện bằng con kiến), hàm ý đầu tiên cũng là nghĩa liên tưởng này. Nếu thật sự trên thế giới này có một loài kiến khổng lồ đi chăng nữa, chúng ta cũng sẽ nói: Tuy là kiến nhưng nó rất to. Khi nói như vậy, ta hiểu sự khổng lồ của loài kiến này là điều bất thường bởi vì tiền giả định của từ kiến ở đây chính là “nhỏ”. 1.1.2. Sắc thái ngữ nghĩa trong quan hệ với các thành phần nghĩa STNN không thuộc về nghĩa miêu tả mà thuộc về nghĩa biểu cảm và nghĩa xã hội. Tuy nhiên, STNN của từ không hoàn toàn trùng lắp phần nghĩa biểu cảm và phần nghĩa xã hội. STNN của từ còn bị chi phối ít nhiều bởi nghĩa liên tưởng. Cũng giống như nghĩa biểu cảm và nghĩa liên tưởng, STNN mang đậm tính chủ quan nhưng đó là liên chủ quan, nghĩa là phải liên hệ đến những chuẩn chung mang tính phổ biến, mang tính cộng đồng. Nó phải là một cái gì đó có tính xu hướng chứ không phải chỉ là những trường hợp riêng lẻ. Chẳng hạn, khi nói về phạm trù kích cỡ của người, đối với người này, có thể béo là tích cực, nhưng đối với người khác lại không như vậy. Điều đó xảy ra tương tự đối với từ gầy. Chuẩn chung nhất là xem béo và gầy đều mang nghĩa trung hoà khi nói về người. Ở đây, cần chú ý phân biệt ranh giới về STNN giữa các từ kiểu như béo và đầy đặn; gầy và thon thả, mảnh mai… hay béo với béo ịch, béo núc ních, béo xụ, béo xù…; gầy và gầy gò, gầy guộc, gầy rốc, gầy rộc... Nếu như béo và gầy trung tính khi miêu tả người, thì đầy đặn, thon thả, mảnh mai… mang nghĩa tích cực còn béo ịch, béo núc ních, béo xụ, béo xù, 14 gầy gò, gầy guộc, gầy rốc, gầy rộc… mang nghĩa tiêu cực. Có 3 loại STNN cơ bản: tốt (hay tích cực), trung hoà và xấu (hay tiêu cực). The Dictionary of Historical and Comparative Linguistics đã định nghĩa sự biến đổi tốt nghĩa là “bất cứ sự thay đổi nào về ngữ nghĩa trong đó từ biểu thị một cái gì đó trang trọng hơn hay cao quý hơn so với trước đây […]. Ngược lại là sự biến đổi xấu nghĩa.”3. Như vậy, tốt nghĩa hàm ý trang trọng, cao quý… còn xấu nghĩa mang hàm ý ngược lại. Từ pejorative vốn bắt nguồn từ từ Latin pejor có nghĩa là “tệ” (worse). The Encyclopedia of Language and Linguistics do R. E. Asher chủ biên xem sự biến đổi tốt nghĩa là việc “mất đi những sự quy chiếu không hài lòng trong nghĩa của từ (trái với sự biến đổi xấu nghĩa).”4 Như vậy, một từ hay một sự biểu đạt nào đó có thể xem là tốt nghĩa nếu nó mang những hàm ý quy ước như: tích cực, tán thành, trân trọng, ca tụng… và ngược lại, nếu nó có xu hướng tiêu cực, không tán thành, không trân trọng, coi thường… thì được xem là xấu nghĩa. STNN trung hoà dành cho các trường hợp không tốt nghĩa, cũng không xấu nghĩa. Tốt nghĩa và xấu nghĩa mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là tốt nghĩa và xấu nghĩa trên quan điểm ngôn ngữ học, trên bình diện người nói - người nghe chứ không phải trên quan điểm đạo đức học, thẩm mỹ học, tâm lý học… Chẳng hạn, trên quan điểm đạo đức học, những hành động như giết, bắn chết, đâm chết… có thể được xem là tiêu cực, nhưng trên quan điểm ngôn ngữ học, chúng được xem là trung hoà về STNN. Hay với kinh nghiệm bản thân, chúng ta luôn nghĩ rằng cao là tốt, thấp là xấu. Thực tế là chúng ta đang dùng thước 3 “any change in meaning in which a word comes to denote something grander or more elevated than formerly (…). The opposite is pejoration” [126,17] 4 “Loss of an unpleasant reference in the meaning of a word. (Contrasts with deterioration)” [101,5091] 15 đo thẩm mỹ để đo giá trị tốt/xấu của từ. Với câu nói “Cô ấy rất cao.”, người nói đơn giản chỉ muốn miêu tả trạng thái, tính chất của đối tượng được nói đến, hoàn toàn không bao hàm một lời khen tặng hay chê bai nào cả. Điều này diễn ra tương tự trong trường hợp “Cô ấy rất thấp.”. Nhưng với câu nói “Cô ấy cao lênh khênh.” hay “Cô ấy thấp chủn.” thì rõ ràng đã xuất hiện một sự đánh giá tiêu cực. Trong tiếng Anh, chúng ta có thể nhận ra hai hệ thống từ vựng dùng để chỉ những đối tượng giống nhau, một hệ thống được gọi là từ kiêng kỵ (taboo word) và một được gọi là uyển ngữ (euphemism). Nếu một số từ trong hệ thống từ kiêng kỵ mang nghĩa xấu thì những uyển ngữ tương đương của chúng lại mang nghĩa trung hoà và đây chính là một cách nói giảm nhẹ STNN xấu ở từ kiêng kỵ. Chẳng hạn, nếu deaf (điếc) mang nghĩa xấu thì uyển ngữ tương đương của nó là hard of hearing (nghe khó khăn) lại mang nghĩa TH. Tương tự, nếu crippled (người què) là từ kiêng kỵ với STNN xấu thì uyển ngữ tương đương handicapped (người khuyết tật) lại trung hoà về STNN. Như vậy, việc từ nói về đối tượng nào trong hiện thực khách quan thì không quan trọng mà quan trọng là nói bằng cách nào, thái độ của người nói ra sao. STNN của từ sản sinh từ đó. Một câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể dùng chệch chuẩn các STNN không, nghĩa là đặt một từ xấu nghĩa vào ngữ cảnh cần phải dùng từ tốt nghĩa và ngược lại. Nếu có thể thì điều gì sẽ xảy ra? Người vợ diện một chiếc áo màu sắc loè loẹt. Người chồng liếc nhìn chiếc áo, buông một câu thõng thượt: “Đẹp!”. Anh ta không hề thích chiếc áo này và không hề thấy nó đẹp nhưng đã dùng một từ có STNN tích cực (đẹp) thay vì một từ có STNN tiêu cực (xấu) để nhận xét về nó. Rõ ràng là trong câu nói của người chồng có hàm ý mỉa mai và đây chính là mục đích của anh ta khi dùng chệch chuẩn các STNN. 16 Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể dùng chệch chuẩn các STNN với các mục đích tu từ khác nhau: mỉa mai, châm biếm, trêu đùa… Việc một từ có thể tham gia vào các ngữ cảnh cần đến các STNN khác nhau không hề làm nó đánh mất đi STNN của riêng mình mà ngược lại, càng khẳng định rõ ràng hơn STNN của mình thông qua các sắc thái tu từ được tạo thành khi dùng chệch chuẩn. 1.2. Các phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa 1.2.1. Phương pháp phân tích thành tố Phương pháp phân tích thành tố là thành tựu của ngữ nghĩa học cấu trúc. Theo phương pháp này, mỗi đơn vị từ vựng được coi như một cấu trúc gồm các nghĩa có quan hệ với nhau, được tổ chức theo một trật tự nhất định. Mỗi nghĩa lại được xem như một cấu trúc gồm các nét nghĩa (hay còn gọi là nghĩa vị, thành tố ngữ nghĩa) có quan hệ với nhau, được tổ chức theo một trật tự nhất định. Chẳng hạn như từ béo2 có 5 nghĩa sau: 1. (Cơ thể động vật) có nhiều mỡ; trái với gầy. 2. Có tính chất của mỡ, của dầu thực vật. 3. (Thức ăn) có nhiều chất béo. 4. (Đất) có nhiều màu mỡ. 5. Có tác dụng nuôi béo. Trong nghĩa 1, chúng ta lại có thể phân tích thành các nét nghĩa sau: 1. Tính chất của cơ thể động vật 2. Có nhiều mỡ 3. Trái với gầy Tương tự, các nghĩa còn lại cũng được phân tích thành các nét nghĩa như nghĩa 1. Phương pháp phân tích thành tố được áp dụng tương đối phổ biến trong 17 nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và trong nghiên cứu tiếng Việt nói riêng. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả đối với những nghiên cứu cần đến sự phân tích các thành tố ngữ nghĩa, chẳng hạn như việc xử lý các nhóm từ đa nghĩa, các nhóm từ đồng nghĩa cũng như xác lập ranh giới giữa các nhóm từ vựng ngữ nghĩa. Nghiên cứu các nhóm danh từ chỉ người trong quan hệ họ hàng thân thuộc, nhóm danh từ chỉ cấp bậc, chỉ chức vụ… bằng phương pháp phân tích thành tố là ví dụ điển hình cho việc sử dụng phương pháp nghiên cứu một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp phân tích thành tố không phải là lựa chọn tối ưu cho mọi đối tượng nghiên cứu. Có những loại đơn vị từ vựng không thể đem ra phân tích thành các thành tố ngữ nghĩa, chẳng hạn các loại đơn vị chức năng như: giới từ, liên từ, phụ từ… hay những loại đơn vị từ vựng với những nét nghĩa phức tạp, có nhiều biểu hiện trong từng loạt ngữ cảnh khác nhau cũng khó có thể áp dụng phương pháp này một cách có hiệu quả. 1.2.2. Phương pháp sử dụng ngữ cảnh 1.2.2.1. Ngữ cảnh là gì? Theo nghĩa rộng, ngữ cảnh chỉ “những nhân tố quan yếu thuộc cấu trúc ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ xung quanh trong mối liên hệ với sự biểu đạt được xem xét.”5 Như vậy, ngữ cảnh có thể là một tình huống, một phát ngôn, một câu, một ngữ đoạn và cũng có thể là một từ. Trong mỗi ngữ cảnh, từ thể hiện khả năng kết hợp từ vựng và khả năng kết hợp ngữ pháp, qua đó bộc lộ một nghĩa xác định nào đó. Từ có khả năng tham gia vào những cấu trúc ngữ pháp nhất định. Chẳng hạn như DTĐV có thể tham gia vào cấu trúc trước nó là một lượng từ, sau nó 5 “In a broad sense, it refers to the relevant elements of the surrounding linguistic or nonlinguistic structures in relation to an uttered expression under consideration” [101,730-731] 18 là một danh từ khối (DK) (một con gà, mấy quả cam, vài cuốn sách…). Vị từ hành động có thể tham gia vào cấu trúc có chứa các từ: đã, đang, sẽ, sắp, lại, vừa, cứ... ở đằng trước; và: xong, rồi, mãi... ở đằng sau (ví dụ: đã học xong, cứ làm mãi…). VTTT có thể tham gia vào cấu trúc mà ở trước và sau nó là các từ chỉ mức độ: hơi, quá, rất (ở đằng trước) và lắm, quá (ở đằng sau), chẳng hạn như: hơi đẹp, quá tức giận, rất vui, buồn lắm, xinh quá… Từ cũng có khả năng tham gia vào những cấu trúc từ vựng nhất định. Đó là những kết hợp giữa một nghĩa của từ này với một nghĩa của từ khác để tạo thành kết hợp sao cho có nghĩa đúng với thực tại, phù hợp với logic và thói quen sử dụng ngôn ngữ của người bản ngữ. Chẳng hạn, đối với các kết hợp có chứa từ lòng diễn tả tâm trạng của con người, có thể có đắng lòng, xót lòng… mà không có những kết hợp kiểu như chua lòng, cay lòng…; ngược lại, với những từ chua, cay, chúng ta có các kết hợp: giọng nói chua, cay mắt, cay mũi… Điều này phụ thuộc vào khả năng kết hợp của từng từ: có những từ có khả năng kết hợp cao nhưng có những từ, khả năng._. đó rất thấp. 1.2.2.2. Cách phân tích nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh Để thực hiện phương pháp phân tích nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh, chúng ta cần tiến hành các thao tác sau: 1.2.2.2.1. Thu thập ngữ cảnh Đây chính là bước thu thập ngữ liệu cho quá trình phân tích nghĩa của từ. Chúng ta phải tập hợp được một số lượng đủ lớn những ngữ cảnh có chứa từ cần phân tích trong các loại văn bản thành văn thuộc các loại hình phong cách chức năng khác nhau để đảm bảo cho một kết quả chính xác. Chẳng hạn, các ngữ cảnh của từ béo2 mà luận văn thu thập được gồm: (1) Con gà béo (2) Cô gái béo 19 (3) Nó béo bệu. (4) Không nên ăn nhiều chất béo! (5) Miếng mồi có vẻ béo bở đấy! (6) Đất béo (7) Chỉ béo bọn con buôn. (8) Gà rán béo ngậy. (9) Trông nó béo phè. (10) Ông ấy béo phệ. (11) Nó bị béo phì. 1.2.2.2.2. Phân loại ngữ cảnh Chúng ta hình dung rằng các nghĩa của một từ đa nghĩa sẽ cấu tạo thành một mạng cấu trúc có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi nhóm ngữ cảnh sẽ tương ứng với một nghĩa trong mạng cấu trúc này. Vì thế, khi đã thu thập được đủ số lượng ngữ cảnh có thể phản ánh trọn vẹn các nghĩa của từ, chúng ta sẽ tiến hành phân loại chúng thành những nhóm ngữ cảnh đồng loại tương ứng với các nghĩa của từ. Luận văn đã chia 11 ngữ cảnh của từ béo2 (đã liệt kê ở phần 1.2.2.2.1.) Nghĩa 4 Nhóm NC 4 Nghĩa 3 Nhóm NC 3 Nghĩa 2 Nhóm NC 2 Nghĩa 1 Nhóm NC 1 Nho 20 thành 5 nhóm tương ứng với 5 nghĩa cơ bản của nó. Nhóm 1 gồm ngữ cảnh (1), (2), (3), (9), (10), (11) Nhóm 2 gồm ngữ cảnh (4) Nhóm 3 gồm ngữ cảnh (5), (8) Nhóm 4 gồm ngữ cảnh (6) Nhóm 5 gồm ngữ cảnh (7) 1.2.2.2.3. Phân tích nghĩa Sau khi phân loại các nhóm ngữ cảnh, chúng ta có thể tiến hành phân tích nghĩa theo các bước sau: 1/ Loại bỏ nghĩa không thường trực (nếu có) 2/ Xác định nghĩa cơ bản của từ Chúng ta có thể đặt từ trong mối tương quan với các từ khác cùng nhóm (tương đồng, tương cận hoặc tương phản) để phát hiện ra nét nghĩa cơ bản nhất trong cấu trúc nghĩa của từ. Chẳng hạn, đối với trường hợp béo2 đã đề cập ở trên, tất cả 5 nghĩa mà luận văn thu thập được (tương đương với 5 nhóm ngữ cảnh) đều là các nghĩa thường trực của từ. Luận văn nhận thấy nghĩa 1 (nghĩa miêu tả tính chất “có nhiều mỡ” của cơ thể động vật) xuất hiện trong đa số các ngữ cảnh (6 ngữ cảnh) đồng thời các nghĩa khác đều xuất phát từ nghĩa này - đều chỉ ý nhiều mỡ (Gà rán béo ngậy. Không nên ăn nhiều chất béo!), màu mỡ (đất béo), có tác dụng nuôi béo đối tượng nào đó (Chỉ béo bọn con buôn.)… Khi đặt từ béo2 trong nhóm từ tương quan (gầy2, mập, ốm2), chúng ta thấy rằng tính chất có nhiều mỡ hay ít mỡ của cơ thể động vật chính là nghĩa cơ bản của cả nhóm từ này. Như vậy, nghĩa 1 xuất hiện trong 6 nhóm ngữ cảnh trên chính là nghĩa cơ bản của từ béo2. Thực ra, nếu phân loại ngữ cảnh chuẩn xác thì về cơ bản, số nhóm ngữ 21 cảnh cùng loại sẽ tương ứng với số nghĩa khác nhau của từ bởi thao tác phân loại ngữ cảnh đã bao hàm việc tách nghĩa từ trong đó. 1.2.2.3. Ngữ cảnh và sắc thái ngữ nghĩa của từ Sử dụng ngữ cảnh trong phân tích STNN của từ có một hiệu quả đặc biệt, nhất là đối với những đơn vị từ vựng khó xác định STNN. Cũng như phân tích ngữ nghĩa của từ nói chung, việc đầu tiên chúng ta cần làm khi sử dụng ngữ cảnh trong phân tích STNN của từ là thu thập ngữ cảnh và phân loại chúng thành những loạt ngữ cảnh cùng loại. Khi đã phân loại được các loạt ngữ cảnh cùng loại, chúng ta tiến hành phân tích STNN của từ.  Nếu từ biểu hiện một STNN duy nhất trong toàn bộ ngữ cảnh đã thu thập được, chúng ta kết luận từ mang STNN đó trong toàn bộ ngữ cảnh. Chẳng hạn, nếu một từ tốt nghĩa trong tất cả các ngữ cảnh, chúng ta kết luận STNN của từ là tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh. Đối với DTĐV trang5, trong tất cả các ngữ cảnh mà chúng tôi thu thập được, từ này đều có biểu hiện tốt nghĩa, kể cả khi yếu tố cộng thêm là tốt nghĩa (hào kiệt, thục nữ, quân tử, nam nhi) hay là trung hoà về nghĩa (thanh niên). Vì vậy, luận văn đi đến kết luận trang5 mang STNN tốt trong toàn bộ ngữ cảnh.  Nếu STNN của từ biến đổi ở các loạt ngữ cảnh khác nhau, chúng ta xét hai trường hợp nhỏ sau: 1/ Nếu từ biến đổi STNN trong một (hay một vài) loạt ngữ cảnh nhất định với cơ chế biến đổi rõ ràng, chúng ta kết luận từ đã biến đổi STNN. Chẳng hạn, trong tất cả các nhóm ngữ cảnh, từ trung hòa về STNN, trừ trong loạt ngữ cảnh chỉ người, nó có nghĩa xấu; chúng ta sẽ kết luận từ mang sắc thái trung hòa về nghĩa nhưng biến đổi xấu nghĩa trong loạt ngữ cảnh nhất định. 22 Mớ1 là một trường hợp như vậy. Mớ1 mang STNN trung hoà trong hầu hết các ngữ cảnh (mớ cá, mớ trầu cay, mớ dây, mớ khoai, mớ rau, mớ tóc…), trừ trong loạt ngữ cảnh chỉ người như: mớ đàn ông, mớ đàn bà, mớ con gái, mớ người…, mớ1 mang nghĩa xấu. Như vậy, chúng ta có thể kết luận mớ1 trung hoà về nghĩa nhưng biến đổi nghĩa trong loạt ngữ cảnh nhất định. 2/ Nếu từ có biểu hiện phức tạp về STNN ở các ngữ cảnh khác nhau mà không có cơ chế biến đổi rõ ràng, chúng ta kết luận từ có STNN giao thoa giữa các STNN. Chẳng hạn, một từ có biểu hiện trung hoà về nghĩa trong ngữ cảnh này nhưng lại có biểu hiện xấu nghĩa trong một ngữ cảnh khác, chúng ta nói từ đó có STNN giao thoa giữa trung hoà và xấu (TH - Xấu). DTĐV tụi là một trường hợp như vậy. Khi phân tích các ngữ cảnh, luận văn nhận thấy, STNN của tụi có biểu hiện khác nhau ở các ngữ cảnh khác nhau mà không có cơ chế biến đổi rõ ràng. Đối với những ngữ cảnh chỉ người, chẳng hạn như tụi nó, tụi có thể vừa mang STNN trung hoà vừa mang STNN xấu. Nếu tụi nó được người nói dùng khi nói về những người bạn thân thiết của mình với thái độ thân mật, tụi sẽ mang nghĩa trung hoà nhưng khi dùng để nói về kẻ thù của mình, tụi sẽ mang nghĩa xấu với hàm ý coi khinh. Như vậy, trên lý thuyết, các đơn vị từ vựng tiếng Việt có thể có các loại STNN sau:  Đơn vị tốt nghĩa  Tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh  Tốt nghĩa nhưng biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định  Đơn vị trung hòa về nghĩa  Trung hoà về nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh  TH về nghĩa nhưng biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định  Đơn vị xấu nghĩa 23  Xấu nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh  Xấu nghĩa nhưng biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định  Các đơn vị có STNN giao thoa  Giao thoa giữa sắc thái tốt nghĩa và trung hòa về nghĩa  Giao thoa giữa sắc thái tốt nghĩa và xấu nghĩa  Giao thoa giữa sắc thái trung hòa về nghĩa và xấu nghĩa  Giao thoa giữa sắc thái tốt nghĩa, trung hòa về nghĩa và xấu nghĩa 1.3. Sắc thái ngữ nghĩa của danh từ đơn vị và vị từ trạng thái tiếng Việt Trong tiếng Việt, bên cạnh các đơn vị có sự biểu hiện rõ ràng về STNN như thành ngữ, DK, các đơn vị chức năng… thì cũng có những đơn vị từ vựng rất khó xác định STNN, nhất là những đơn vị đa nghĩa có khả năng kết hợp cao dẫn đến có sự biểu hiện phức tạp về STNN. Một trong những loại đơn vị như vậy là DTĐV và VTTT. 1.3.1. Danh từ đơn vị tiếng Việt và sắc thái ngữ nghĩa 1.3.1.1. Danh từ đơn vị tiếng Việt Là bộ phận từ loại có vị trí quan trọng trong hệ thống từ loại của ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng, danh từ tiếng Việt đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện, trong đó có các tiểu loại của nó. Và như thế, một tiểu loại của danh từ tiếng Việt là DTĐV đã được xem xét từ nhiều quan điểm với những tiêu chí phân loại và phương pháp nghiên cứu khác nhau. “DTĐV là loại danh từ biểu thị hình thức tồn tại của thực thể hoặc biểu thị những sự vật được ngôn ngữ đối xử như những thực thể phân lập, có kích thước xác định, có thể phân lượng hoá được, dùng để chỉ đơn vị của thực thể, chuyên đảm đương chức năng thành tố chính trong cấu trúc danh ngữ” 24 [77,42]. DTĐV thiên về chỉ thuộc tính hình thức của thực thể. Theo Cao Xuân Hạo, người Việt thiên về cách gọi tên sự vật dựa trên chất liệu hình thành nên vật đó. Bản thân tên gọi không cung cấp cho ta một ý niệm nào về hình thức, phân lập vật đó với những cái không phải là nó, mà chỉ đề cập đến thuộc tính chủng loại của nó. Điều này rất khác so với tiếng Anh, ngôn ngữ thiên về cách gọi tên sự vật dựa trên cả chất liệu và hình thức. Quan sát sự tương quan giữa tiếng Anh và tiếng Việt chúng ta có thể nhận thấy điều này. Từ table trong tiếng Anh phải được dịch trong tiếng Việt là cái/chiếc bàn bởi nó đã bao hàm trong đó cả chất liệu và hình thức trong khi từ bàn của tiếng Việt chỉ đơn thuần mang tính chất liệu. Nếu muốn thể hiện cả chất liệu và hình thức, người Việt phải nhờ đến DTĐV như từ cái hoặc chiếc trong ví dụ trên. Hai đặc trưng cơ bản của DTĐV là tính đếm được và tính đơn vị. Đây cũng được xem là các tiêu chí khu biệt DTĐV trong hệ thống danh từ tiếng Việt. Tính đếm được Căn cứ vào tiêu chí đếm được, Cao Xuân Hạo đã phân biệt hai loại danh từ tiếng Việt: DTĐV (Danh từ đếm được, Count Nouns) và DK (Mass Nouns). Theo ông, tính đếm được là đặc trưng của DTĐV [6,266-297]. Một ví dụ điển hình của tính đếm được trong tiếng Anh là chalk (phấn) và stone (viên đá). Chúng ta có thể nói: a stone (một viên đá), two stones (hai viên đá)… nhưng không thể nói a chalk, two chalks… Muốn diễn tả một viên phấn, hai viên phấn, chúng ta phải dùng a piece of chalk, two pieces of chalk. Nói cách khác, a và two không kết hợp được với chalk nhưng lại có thể kết hợp được với piece. Như vậy, ta có thể thấy rằng stone, piece là danh từ đếm được còn chalk là danh từ không đếm được. 25 Trong tiếng Việt, tính đếm được của DTĐV thể hiện ở khả năng kết hợp sau các lượng từ (mấy, từng, mỗi, một, vài, đôi, dăm, những…). Những DTĐV như cái, con, quyển, chiếc… đều có khả năng này (mấy cái, từng con, mỗi quyển, một chiếc, vài con, đôi chiếc, dăm quyển, những cái…) trong khi DK hầu như không có. Tính đơn vị Khái niệm đơn vị có thể hiểu với ba nội dung sau6: 1/ Đại lượng dùng để đo các vật đồng tính, chia cắt chúng ra thành những phần quy ước bằng nhau (chẳng hạn sào, dặm, mét, năm, tháng, giây, phút…). Với nghĩa này, DTDV được dùng để đo lường và qua đó mà tính đếm sự vật. 2/ Vật rời được xác định (cái, con, tấm, đứa…) hoặc là tập hợp của những vật đó thành một đơn vị (bầy, đàn, cụm, đống…). Với nghĩa vừa nêu, DTĐV không dùng để biểu thị sự đo lường, mà dùng để tính đếm. 3/ Thành tố trong một hệ thống tổ chức/chỉnh thể nào đó (tỉnh, xã, trung đội…) hoặc là yếu tố làm nên một chỉnh thể (câu, bài, từ…), những loại đơn vị có tính văn hoá (hầu hết đều là từ Hán Việt). Nguyễn Thị Ly Kha cho rằng, tính đơn vị mới là đặc trưng cơ bản của DTĐV, chứ không phải tính đếm được, vì có những đơn vị là DK vẫn có tính đếm được (chẳng hạn như học sinh, giáo viên, cầu thủ, quốc tịch…). Chính tính đơn vị là dấu hiệu khu biệt danh từ [+đơn vị] và danh từ [-đơn vị] (như quyển, chiếc, cân, tấc, xã, trung đội… với học sinh, giáo viên, cầu thủ, quốc tịch…). DTĐV thường không độc lập làm danh ngữ mà phải kết hợp với các yếu tố khác để làm nên danh ngữ. Những trường hợp danh ngữ được cấu tạo từ 6 Xem [16,33] và [75,34-37] 26 hai DTĐV như tấm miếng, tấm món… chỉ là lối nói có tính thành ngữ mà thôi. DTĐV có khả năng kết hợp với phân lượng từ7 (nửa cái, nửa con…), với DK (cái bàn, con thuyền, chiếc lá…), với từ ngữ chỉ xuất (cái con mèo đen ấy, cái quyển sách này…) và có thể mang mọi loại định ngữ như: định ngữ bao hàm ý đơn nhất (quyển cuối cùng, con duy nhất, bức thứ hai…), định ngữ bao hàm ý phức số (một bầy đông đúc, mấy thứ khác nhau…), định ngữ miêu tả (con to tướng, chiếc đẹp nhất, cái đen xì…)… Trong cấu trúc các danh ngữ, DTĐV chuyên đảm đương chức năng thành tố chính. Chẳng hạn, khi xét danh ngữ: con mèo đen to tướng kia, chúng ta nhận thấy tất cả các yếu tố: đen, to tướng, kia chỉ có quan hệ cú pháp với DTĐV con, chứ không có quan hệ cú pháp với DK mèo, vì có thể có: Nó ghét con mèo đen to tướng kia. chứ không thể có: *Nó ghét mèo đen to tướng kia. Ngữ cảnh này cho thấy trung tâm của danh ngữ trên là con chứ không phải là mèo. Cấu trúc cú pháp của danh ngữ con mèo đen to tướng kia là như sau: con mèo đen to tướng kia Các DTĐV có thể là: 1/ DTĐV không chất liệu (Danh từ hình thức thuần tuý) Là những danh từ mà sở biểu chỉ bao gồm hình thức tồn tại phân lập (tuy 7 Cao Xuân Hạo cho rằng DTĐV có khả năng kết hợp với lượng từ. Tuy nhiên, Nguyễn Thị Ly Kha [75] nhận thấy trong thực tế, có những danh từ chỉ chủng loại và đếm được, tức là có khả năng kết hợp với lượng từ, nhưng không có tính đơn vị, không phân lượng hoá được nên đã sửa cụm từ “lượng từ” thành “phân lượng từ”. 27 có thể kèm theo một vài thuộc tính hình thức khác), không chứa đựng những thuộc tính nội dung (chất liệu). Chất liệu ở đây “không phải chỉ là vật liệu, mà là cái tập hợp những đặc trưng làm cho một chủng loại sự vật này khu biệt với các chủng loại khác” [6,293]. Chẳng hạn những DTĐV như cái, con… là những danh từ hình thức thuần tuý. 2/ DTĐV chất liệu Là những danh từ mà sở biểu, ngoài hình thức tồn tại phân lập, còn chứa đựng những thuộc tính nội dung (chất liệu) tương tự như các DK. Vì có tính trội về nội dung, nên đặc điểm ngữ pháp của nhóm này có những biểu hiện không hoàn toàn rõ ràng, dứt khoát, nghĩa là chúng có thể được dùng như DTĐV và cũng có thể được dùng như DK. Chẳng hạn, DTĐV bài, đại đội… vừa có tính đơn vị lại vừa có tính chất liệu nên ta có thể dùng như những DTĐV (hai bài, những đại đội đặc công…) vừa có thể dùng như những DK (hai loại bài ấy, những kiểu đại đội…). Nếu dựa vào tiêu chí chất liệu, chúng ta có hai loại DTĐVKCL và DTĐVCL như trên; còn nếu dựa vào số lượng âm tiết, chúng ta có hai loại DTĐV đơn tiết và DTĐV đa tiết. 1.3.1.2. Sắc thái ngữ nghĩa của danh từ đơn vị Theo khảo sát của luận văn, những DTĐVKCL đa tiết như: niên kỷ, thế kỷ, thời điểm, thời hạn và những DTĐVCL đa tiết như bệnh xá, công ty, hạm đội, khối lượng, phân khối, thành đoàn... đều trung hoà về STNN. Trong các danh ngữ một bệnh xá tốt, một bệnh xá rác rưởi, ai cũng nhận thấy rằng không phải STNN của bệnh xá quy định STNN của cả danh ngữ mà chính các yếu tố theo sau: tốt, rác rưởi đã quyết định sắc thái tốt hay xấu của cụm từ này. Tương tự như vậy, hơn hai trăm DTĐVCL đa tiết8 còn lại đều được xem 8 Xem danh sách các DTĐV đa tiết này ở công trình của Nguyễn Thị Ly Kha [77] 28 như các đơn vị trung hoà về nghĩa. Do đó, trong luận văn, chúng tôi sẽ chỉ tập trung xác lập STNN của DTĐV đơn tiết mà thôi. Phần lớn DTĐV đơn tiết tiếng Việt mang STNN trung hòa. Các đơn vị mang STNN tốt và STNN xấu chỉ chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn. Điều đáng nói là trong bộ phận DTĐV đơn tiết mang sắc thái trung hòa có một số lượng tương đối DTĐV bị biến đổi nghĩa trong loạt ngữ cảnh nhất định. Khám phá cơ chế biến đổi nghĩa của chúng, chúng ta có thể phát hiện ra nét tinh tế trong ngữ nghĩa tiếng Việt, từ đó giúp người Việt cũng như học viên nước ngoài học tiếng Việt có ý thức sử dụng tiếng Việt một cách phù hợp hơn. Bên cạnh đó, DTĐV đơn tiết tiếng Việt còn có những đơn vị có cùng một nghĩa sở thị nhưng khác nhau về STNN. Đó là sự khác biệt mà những học viên người nước ngoài học tiếng Việt, và đôi khi cả người Việt, cũng khó nhận ra. Chẳng hạn như dấu1 và vết đều chỉ về cái để lại do tác động của những sự vật, hiện tượng đã qua nhưng dấu1 mang sắc thái trung hoà trong khi vết mang STNN giao thoa TH - Xấu. Trong các kết hợp vết mực, vết bẩn, có vết…, vết mang nghĩa xấu còn trong kết hợp vết chân, vết lại mang nghĩa trung hoà. Trong khi đó, từ dấu1 luôn xuất hiện với STNN trung hoà trong tất cả các ngữ cảnh (dấu chân, dấu son, dấu tích, dấu vết…). 1.3.2. Vị từ trạng thái tiếng Việt và sắc thái ngữ nghĩa 1.3.2.1. Vị từ trạng thái tiếng Việt Vị từ là những từ có khả năng làm chức năng của một vị ngữ trong câu có cấu trúc chủ vị hay là thành phần chính trong thuyết ngữ của câu có cấu trúc đề thuyết. Cao Xuân Hạo [3,440] cho rằng, thuật ngữ “trạng thái” dùng để chỉ chung “những tính chất và những tình trạng của sự vật”. Tính chất là đặc trưng thường tồn của một đối tượng. Tình trạng là một trạng thái nhất thời. Và 29 sự phân biệt này dĩ nhiên là tương đối. Cao Xuân Hạo cũng khu biệt tính chất thành hai cặp phạm trù: thể chất và tinh thần. Ông còn phân biệt các tính chất vật chất ở các vật vô sinh (rắn, mềm, đặc, loãng…) với các tính chất vật chất của các vật hữu sinh (khoẻ, yếu, béo, gầy…). Trong nhóm các tính chất tinh thần ở con người, ông lại phân biệt thành các tính chất thuộc trí tuệ (thông minh, dốt nát, nhanh trí, chậm hiểu…), thuộc đạo đức (thật thà, trung thực, gian xảo…), thuộc phong cách ứng xử (nóng nảy, bình tĩnh, nhu nhược…), thuộc cảm tính (nhạy cảm, lạnh lùng, nhẫn tâm…). Nếu tính chất là đặc trưng thường tồn nằm trong thuộc tính của một đối tượng, thì tình trạng là một cách thức tồn tại nhất thời không nằm trong thuộc tính của đối tượng. Tác động vật lý hay hoá học của môi trường làm nên các tình trạng vật chất ở các vật vô sinh, trong khi các tình trạng vật chất có được ở vật hữu sinh ngoài nguyên nhân này, cần kể thêm những nhân tố thuộc lĩnh vực sinh lý. Những tình trạng tâm lý chủ quan: những cảm giác như đau, nóng, khoái cảm…, những tâm trạng như vui, lo, sợ, mừng… chỉ có ở các động vật. Như vậy, về cơ bản, chúng ta có thể hiểu khái niệm VTTT như sau: VTTT là vị từ biểu thị tính chất và tình trạng của sự vật. Trong đề tài của mình, để phục vụ cho mục đích xác lập STNN của các VTTT và các yếu tố cộng thêm vào các VTTT gốc, chúng tôi phân loại VTTT dựa trên tiêu chí: Số lượng âm tiết. Tiêu chí này được tiến hành để phân loại VTTT thành hai bộ phận: đơn tiết và đa tiết. Tuy nhiên, vì VTTT đa tiết có biểu hiện khá đơn giản về STNN cho nên luận văn sẽ tập trung bàn kỹ về bộ phận có biểu hiện về STNN phức tạp hơn: VTTT đơn tiết. 30 1.3.2.2. Sắc thái ngữ nghĩa của vị từ trạng thái tiếng Việt Có thể nói VTTT là lớp từ loại có STNN phức tạp, đặc biệt đối với các từ đa nghĩa, vì vậy việc xác định STNN của chúng là điều không mấy dễ dàng. Mặc dù STNN trung hòa vẫn chiếm ưu thế trong VTTT tiếng Việt nhưng tỉ lệ sắc thái tốt nghĩa và xấu nghĩa ở lớp từ này đã tăng vọt so với ở DTĐV. Điều này không có gì khó hiểu bởi VTTT là lớp từ chỉ tính chất, tình trạng của đối tượng, nghĩa là đã bao hàm sự đánh giá, nhận xét của con người trong đó, mà đã gọi là đánh giá, nhận xét thì hiển nhiên sẽ xuất hiện sự phù hợp hay không phù hợp với mong muốn của con người, tương ứng với STNN tốt/xấu; trong khi đó DTĐV là loại từ chỉ cá thể, chỉ hình thức phân lập của thực thể, vì vậy hầu hết các DTĐV không bao hàm sự đánh giá, nhận xét của con người. 31 CHƢƠNG HAI TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA TRONG DANH TỪ ĐƠN VỊ TIẾNG VIỆT Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi khảo sát hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa ở 396 DTĐV đơn tiết9 không chất liệu và 279 DTĐVCL với 4861 ngữ cảnh. Một điều có thể dễ dàng nhận thấy là DTĐV trung hoà về nghĩa chiếm ưu thế về số lượng trong DTĐV tiếng Việt (91.16% ở DTĐVKCL và 95.70% ở DTĐVCL). Trong khi đó, STNN tốt, STNN xấu và các loại STNN giao thoa (TH - Xấu và Tốt - Xấu) chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn. Điều này dẫn đến một nhận xét ban đầu: dường như các DTĐV đều có biểu hiện STNN khá đơn giản với xu hướng là trung tính. Tỉ lệ các loại STNN ở hai bộ phận DTĐV không chênh lệch nhiều lắm. Đơn vị tốt nghĩa có tỉ lệ khá cân bằng (1.52% so với 1.08%), còn đơn vị xấu nghĩa và đơn vị có STNN giao thoa ở DTĐVKCL có tỉ lệ nhiều hơn ở DTĐVCL một ít. Tất cả những điều này thể hiện ở các bảng thống kê dưới đây: bảng thống kê STNN của từng bộ phận DTĐV tiếng Việt và bảng thống kê STNN của DTĐV tiếng Việt nói chung. Bảng 1. Bảng thống kê STNN của DTĐVKCL Loại STNN Tốt TH Xấu Giao thoa Tổng cộng Số lƣợng 6 361 20 9 396 % 1.52 91.16 5.05 2.27 100.00 9 Vì DTĐV đa tiết không được đề cập đến trong khi miêu tả STNN, vì vậy để giản lược, từ bây giờ trở đi, chúng tôi gọi DTĐV thay cho DTĐV đơn tiết. 32 Bảng 2. Bảng thống kê STNN của DTĐVCL Loại STNN Tốt TH Xấu Giao thoa Tổng cộng Số lƣợng 3 267 6 3 279 % 1.08 95.70 2.15 1.08 100.00 Bảng 3. Bảng thống kê STNN của DTĐV Loại STNN Số lƣợng % Tốt nghĩa 9 1.33 TH về nghĩa 628 93.04 Xấu nghĩa 26 3.85 Giao thoa 12 1.78 Tổng cộng 675 100.00 2.1. Danh từ đơn vị tốt nghĩa Như đã nói ở trên, đơn vị tốt nghĩa chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn trong tổng số DTĐV tiếng Việt, chỉ có 9 trường hợp (1.33%). Dựa vào tính đồng nhất về STNN trong toàn bộ ngữ cảnh mà các đơn vị này xuất hiện, luận văn chia loại này thành hai nhóm: DTĐV tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh và DTĐV tốt nghĩa biến đổi nghĩa trong loạt ngữ cảnh nhất định. Dưới đây là bảng thống kê hai nhóm DTĐV tốt nghĩa. Bảng 4. Bảng thống kê DTĐV tốt nghĩa DTĐV tốt nghĩa Số lƣợng % Tốt nghĩa trong toàn bộ NC 5 55.56 Biến đổi STNN 4 44.44 Tổng cộng 9 100 33 Trong 9 trường hợp tốt nghĩa, có đến 5 trường hợp thuộc nhóm DTĐV tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh. Nếu xét riêng hai bộ phận DTĐVKCL và DTĐVCL, các trường hợp tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh chủ yếu rơi vào bộ phận DTĐVKCL. DTĐVCL chỉ xuất hiện nhóm đơn vị tốt nghĩa bị biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định. Dưới đây là bảng thống kê các nhóm tốt nghĩa trong hai bộ phận DTĐV. Bảng 5. Bảng thống kê các tiểu loại DTĐV tốt nghĩa DTĐV tốt nghĩa SL % Tốt nghĩa trong toàn bộ NC DTĐVKCL 5 55.56 DTĐVCL 0 0.00 Biến đổi STNN DTĐVKCL 1 11.11 DTĐVCL 3 33.33 Tổng cộng 9 100 2.1.1. Tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh Theo lý thuyết, loại đơn vị này mang sắc thái tốt nghĩa trong tất cả các ngữ cảnh mà chúng tham gia. Chúng chỉ có thể kết hợp với những yếu tố tốt nghĩa và/hoặc trung hoà để tạo thành những kết hợp mang nghĩa tốt và hoàn toàn không có khả năng kết hợp với các yếu tố xấu nghĩa. 2.1.1.1. Bình thường về KNKH 4/5 DTĐV tốt nghĩa loại này (áng2 10, đấng, đứcII, trang5) đều tuân thủ nguyên tắc kể trên một cách nghiêm ngặt: chỉ có thể kết hợp với cả hai mức độ STNN (tốt và trung hoà) để tạo nên nghĩa tốt. Dưới đây là một số kết hợp được tạo thành khi các DTĐV tốt nghĩa nhóm này kết hợp với các yếu tố tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa. 10 Từ dùng chỉ đơn vị thuộc loại sự vật được coi là có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ. 34  Kết hợp với những yếu tố tốt nghĩa áng2 áng văn bất hủ áng văn hay áng văn kiệt tác đấng đấng anh hùng đứcII đức anh minh đức chí tôn trang5 trang hào kiệt trang quân tử trang thục nữ  Kết hợp với những yếu tố trung hoà áng2 áng mây áng văn đấng đấng mày râu đấng sinh thành đứcII đức ấy đức vua trang5 trang nam nhi trang thanh niên 2.1.1.2. Bất thường về KNKH DTĐV trong nhóm này ngoài khả năng kết hợp với yếu tố trung hoà còn có thể kết hợp với các yếu tố xấu nghĩa để tạo ra các kết hợp mang nghĩa xấu. Chỉ có duy nhất 1 DTĐV thuộc nhóm này: vị1. Vị1 có khả năng kết hợp với các yếu tố tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa để tạo ra các kết hợp mang nghĩa tốt như vị tướng tài, vị tướng, vị đại biểu, vị khách… nhưng đồng thời cũng có thể kết hợp với các yếu tố xấu nghĩa để tạo ra các kết hợp mang nghĩa xấu: vị tướng bất tài, vị khách điên rồ, vị khách không mời… 2.1.2. Biến đổi sắc thái ngữ nghĩa trong loạt ngữ cảnh nhất định DTĐV trong nhóm này có xu hướng biến đổi STNN sang trung hoà hoặc xấu nghĩa. Danh sách nhóm này chỉ có 4 từ (1 DTĐVKCL và 3 DTĐVCL). 2.1.2.1. Biến đổi sang sắc thái ngữ nghĩa trung hoà 35 DTĐVKCL dịp1 ban đầu chỉ “toàn bộ nói chung những điều kiện khách quan có được vào thời gian nào đó, thuận tiện để làm việc gì” (có dịp, dịp được sống sung sướng, dịp hiếm có, dịp may, dịp may mắn, dịp thuận tiện, dịp tốt…), nhưng nghĩa thứ hai của từ dịp1 đã mở rộng hơn so với nghĩa thứ nhất, chỉ “khoảng thời gian gắn liền với sự việc được nói đến” (dịp ấy, dịp cưới hỏi, dịp đầu xuân, dịp Tết…). Nếu nghĩa thứ nhất mang sắc thái tốt thì nghĩa thứ hai chỉ mang sắc thái trung hoà. Tương tự như vậy, DTĐVCL hội₁ ban đầu chỉ “cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt” (ngày hội, hội vui, hội xuống đồng, hội Lim, hội hè, hội xuân, hội mùa…) nhưng sau đó đã mở rộng phạm vi đối tượng, chỉ “tổ chức quần chúng rộng rãi của những người cùng chung một nghề nghiệp hoặc có chung một hoạt động” (hội từ thiện, hội chữ thập đỏ, hội phá phách…). Như vậy, hội₁ đã biến đổi STNN của mình từ tốt thành trung hoà trong loạt ngữ cảnh sau. Nghĩa thứ nhất của DTĐVCL lẽ1 là điều thường thấy ở đời, được coi là hợp với quy luật, với đạo lí (lẽ sống, phải lẽ, lẽ phải, lẽ tự nhiên, lẽ thường tình…) nhưng nghĩa thứ hai của nó đã không giữ được sắc thái tốt nữa. Nghĩa thứ hai chỉ “điều được coi là lí do giải thích, là nguyên nhân của sự việc” (làm cho ra lẽ, vì nhiều lẽ…). So với nghĩa thứ nhất, nghĩa thứ hai của từ lẽ1 đã giảm đi mức độ tích cực. 3.1.2.2. Biến đổi sang xấu nghĩa Mánh có thể vừa có sắc thái tốt nghĩa với nét nghĩa thứ nhất - “ý tứ khôn khéo, kín đáo” (Người khôn nói mánh, người dại đánh đòn) vừa có sắc thái xấu nghĩa như trong các kết hợp về “lối khôn khéo đánh lừa người để mưu lợi cho mình một cách không đàng hoàng, không chính đáng” (mánh khóeI, mánh lớiI, mánh mung…) hoặc “môi giới giữa các bên để kiếm lợi một cách 36 bất minh” (chạy mánh, mánh ấy…). Rõ ràng những nét nghĩa sau của DTĐVCL mánh đã biến đổi xấu nghĩa so với nghĩa ban đầu. Như vậy, 4 DTĐV trên đều có chung một quy luật biến đổi STNN: nét nghĩa thứ hai (và thứ ba) đã biến đổi sắc thái theo chiều hướng tiêu cực hơn so với nét nghĩa thứ nhất. 2.2. Danh từ đơn vị trung hòa về nghĩa DTĐV trung hoà về nghĩa có số lượng lớn nhất trong DTĐV tiếng Việt, trong đó chủ yếu là loại DTĐV trung hoà trong toàn bộ ngữ cảnh. Nhóm DTĐV trung hoà biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định chỉ chiếm tỉ lệ 6.05% tổng số các DTĐV trung hoà. Bảng 6. Bảng thống kê DTĐV trung hoà về nghĩa DTĐV TH Số lƣợng % TH trong toàn bộ NC 590 93.95 Biến đổi STNN 38 6.05 Tổng cộng 628 100.00 Chỉ xét riêng trong 628 DTĐV trung hoà về nghĩa, tỉ lệ nhóm TH trong toàn bộ ngữ cảnh ở DTĐVKCL cao hơn ở DTĐVCL, trong khi đó nhóm TH bị biến đổi STNN ở hai bộ phận DTĐV là tương đương. Bảng 7. Bảng thống kê các loại DTĐV trung hoà về nghĩa DTĐV trung hoà về nghĩa SL % TH trong toàn bộ NC DTĐVKCL 342 54.46 DTĐVCL 248 39.49 Biến đổi STNN DTĐVKCL 19 3.03 DTĐVCL 19 3.03 Tổng cộng 628 100.00 37 2.2.1. Trung hoà về nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh Nhóm DTĐV này chiếm số lượng chủ yếu trong các DTĐV trung hoà về nghĩa của tiếng Việt. STNN của nhóm này không biến đổi qua các loạt ngữ cảnh khác nhau. STNN của những kết hợp do các DTĐV nhóm này tạo ra phụ thuộc vào STNN của yếu tố cộng thêm. Nếu kết hợp với các yếu tố tốt nghĩa, các đơn vị này sẽ tạo ra các kết hợp tốt nghĩa; nếu kết hợp với các yếu tố trung hoà về nghĩa, chúng sẽ tạo ra các kết hợp có STNN trung hoà; và nếu kết hợp với các yếu tố xấu nghĩa, chúng sẽ tạo ra các kết hợp mang nghĩa xấu. Dựa vào khả năng kết hợp, luận văn chia nhóm DTĐV này thành 2 nhóm nhỏ: 1. Nhóm DTĐV trung hoà về nghĩa chỉ kết hợp với yếu tố TH. 2. Nhóm DTĐV trung hoà về nghĩa có khả năng kết hợp với cả ba loại STNN. Dưới đây là bảng phân loại DTĐV trung hoà theo khả năng kết hợp của chúng. Bảng 8. Bảng phân loại DTĐVKCL trung hoà về nghĩa theo khả năng kết hợp TH TTHX Tổng cộng SL % SL % SL % 108 31.58 234 68.42 342 100 Bảng 9. Bảng phân loại DTĐVCL trung hoà về nghĩa theo khả năng kết hợp TH TTHX Tổng cộng SL % SL % SL % 100 40.32 148 59.68 248 100 Nhìn vào hai bảng trên, chúng ta có thể nhận thấy, khả năng DTĐV trung hoà về nghĩa kết hợp với cả ba loại STNN là phổ biến hơn khả năng còn lại. Điều này chứng tỏ khả năng kết hợp đa dạng của DTĐV trung hoà. Mặt 38 khác, chúng ta cũng thấy ở đây vắng mặt khả năng DTĐV trung hoà kết hợp với hai yếu tố tốt và trung hoà và khả năng kết hợp với hai yếu tố xấu và trung hoà. Điều này càng khẳng định rõ hơn sắc thái trung hoà của các đơn vị này thay vì có xu hướng nghiêng về sắc thái tốt nghĩa hay xấu nghĩa. 2.2.2.1. Chỉ kết hợp với các yếu tố trung hoà Nhóm DTĐV này chỉ có khả năng kết hợp với các yếu tố trung hoà về nghĩa để tạo ra các kết hợp mang STNN trung hoà. Các DTĐV không chất liệu chỉ đơn vị quy ước như: bảng3 11, bạt3 12 , bít1 13 , giây1, hào3, kỉ2 14, kỉ3 15 , lai2… và một số DTĐV chất liệu chỉ các đơn vị hành chính như châu1, chiềng1 16, chủng1, cục2, nha1, phủ1, quận2, sở2, sư2, viện1, vụ3… nằm trong loại này. 2.2.2.2. Kết hợp với yếu tố tốt nghĩa, trung hoà về nghĩa và xấu nghĩa Đây là nhóm DTĐV điển hình cho loại DTĐV trung hoà trong toàn bộ ngữ cảnh. Nhóm này chiếm ưu thế về số lượng và mang những đặc trưng của loại đơn vị trung hoà: khả năng kết hợp cao nên có thể kết hợp được với các yếu tố ở đủ mọi STNN và do đó tạo ra các kết hợp đa dạng về ngữ nghĩa. Dựa vào STNN của các kết hợp do DTĐV nhóm này tạo nên, chúng tôi chia chúng thành hai nhóm nhỏ sau. 11 Bảng Anh 12 Bạt Thái 13 Đơn vị thông tin nhỏ nhất, được lưu giữ trong bộ nhớ của máy tính, tương đương với sự lựa chọn giữa một trong hai giá trị (thường được ký hiệu bằng 0 và 1); một chuỗi 8 bít làm thành một byte, đơn vị thông tin cơ bản của máy tính. 14 Kỷ carbon, kỷ nguyên 15 Khoảng thời gian giữa 12 năm 16 Mường hay bản lớn nhất, có lang cun hoặc phìa tạo ở, là trung tâm của khu vực do lang cun hoặc phìa tạo cai trị. 39 2.2.2.3.1. Có quy trình kết hợp bình thường Các DTĐV trong nhóm này có thể kết hợp với các yếu tố tốt nghĩa để tạo nên những kết hợp tốt nghĩa, có thể kết hợp với các yếu tố trung hoà về nghĩa để tạo nên những kết hợp trung hoà và cũng có thể kết hợp với các._.eo buồn tênh buồn thảm buồn thiu buồn tình buồn tủi buồn xo tin buồn cảnh buồn 24. buốt buôn buốt buốt giá rét buốt lạnh buốt đau buốt giá buốt 25. bừa2 bừa bãi bừa bộn bừa phứa bày bừa ra 26. bứaII cãi bứa 27. bực bực bội bực dọc bực tức bực mình 28. bươm rách bươm nát bươm xé bươm 29. càn2II càn quấy làm càn cắn càn càn rỡ 30. cáu1II cáu đen cáu bẩn 31. cáu2 cáu bẳn nổi cáu cáu kỉnh 32. cằn cằn cọc đất cằn cằn cỗi 33. câm người câm đạn câm kịch câm câm lặng câm điếc câm nín 34. chai1II da bị chai ruộng bị chai chai lì chai sạn 35. chánI chán mắt chán chê chán chường chán nản chán phè chán ngắt chán phèo chán vạn 36. choắt choắt cheo gầy choắt bé choắt 37. chối2 chối tai nặng chối vai 38. chột1 chột mắt bị chột 39. chúaII chúa làm biếng chúa ăn hàng 40. chướng chương chướng chướng mắt chướng tai 41. còi2 còi cọc còi xương 42. còm1 ngựa còm tiền còm còm cõi còm cọm còm nhom cỏm chỏm còm nhom 43. còng3 còng queo còng lưng 44. côi côi cút đơn côi con côi 45. cỗi2 cỗi cằn già cỗi 46. cục3 cục cằn 266 cục kịch cục mịch cục tính cục súc 47. cùn dao cùn kiến thức cùn dần cùn đời mạt kiếp thói cùn lý sự cùn 48. cực2 cực thân cực khổ cực nhọc cực nhục 49. dại2 dài dại dại dột dại gái dại khờ dại mặt dại miệng dại mồm dại mồm dại miệng dại trai 50. dàu1 dàu dàu cỏ dàu 51. dâm2 dâm bôn dâm phụ dâm dật dâm đãng dâm loạn dâm ô 52. dê1II dâm dê anh chàng rất dê 53. dối2 dối dá dối trá giả dối lừa dối làm dối 54. dốt dốt đặc học dốt dốt toán dốt đặc cán mai dốt có đuôi dốt lòi tói dốt nát dốt lòi đuôi 55. dột nhà dột dột nát 56. dơ vết dơ rõ dơ dơ bẩn dơ dáng dơ duốc dơ đời dơ dáng đời dơ dáng dại hình dơ tuồng 57. dở2 dạy dở vở kịch dở dở ẹc dở tệ 58. dúm3 bẹp rúm co rúm dúm dó 59. dữ điều dữ tiếng dữ dữ dằn dữ dội dữ đòn dữ tợn 60. đau đau bão đau bụng đau buồn đau buốt đau chói đau đầu đau đầu nhức óc đau đẻ đau điếng đau đớn đau khổ đau lòng đau lòng xót ruột đau mắt đau mình đau mẩy đau ngầm đau nhói đau ốm đau quặn 267 đau răng đau ruột đau sụn đau thắt đau thương đau tức đau xót đau yếu 61. đần đần độn người đần ngu đần 62. đét1 khô đét gầy đét 63. đểu đểu cáng người đểu đểu giả 64. đĩII đĩ bợmII đĩ thoã đĩ tính 65. điếc bị điếc điếc tai lựu đạn điếc dừa điếc âm điếc điếc đặc điếc lác điếc lòi điếc óc 66. điên điên cuồng điên dại điên đảo điên đầu điên khùng điên loạn điên rồ điên tiết 67. điếng đau điếng chết điếng điếng người 68. điêu điêu ác đổ điêu điêu bạc điêu ngoa điêu ngoan điêu toa điêu trá điêu trác điêu xảo điêu trác₂ 69. điệu1II làm điệu điệu bộII điệu đàng 70. đoảng đoảng vị nhanh nhảu đoảng bát canh đoảng 71. độc1 độc ác độc địa rắn độc thuốc độc 72. đốn2 sinh đốn đốn đời đốn kiếp đốn mạt 73. đờ đờ đẫn cứng đờ mắt đờ ra nằm đờ ra 74. đục2 nước đục mắt đục giọng đục đục ngầu đùng đục 75. đui đui mù đui què mẻ sứt mắt đui 76. đườn nằm đườn đườn đưỡn 77. đưỡn đườn đưỡn thẳng đưỡn 78. épII chín ép gượng ép ép vần 79. ê1I ê vai ê răng ê ẩm ê mặt ê chề ê chệ 268 ê trệ 80. ễnh ềnh ễnh ễnh bụng 81. gàn2 gàn dở tính gàn gàn gàn 82. gay2 gay cấn gay go gay gắt việc này gay 83. gắt2 nắng gắt ngọt gắt đỏ gắt gắt gao gắt mấu 84. ghét2 ghét bỏ ghét cay ghét đắng dễ ghét 85. ghêI ghê răng ghê rợn ghê tởm ghê người ghê ghê 86. giả2I đạo đức giả giả dối giả hiệu giả tạo giả trá 87. giỗi hờn giỗi 88. gồ trán gồ gồ ghề 89. gớmII gớm ghê gớm ghiếc gớm guốc gơm gớm gớm mặt 90. gượngII gượng ép văn gượng gạo gượng gạo 91. hách hách dịch hống hách anh chàng hách lắm 92. hạiII làm hại độc hại ăn hại 93. han2 vết han han gỉ han xanh 94. hao hao hụt hao mòn hao phí hao tổn 95. hão hão huyền chuyện hão hứa hão sĩ diện hão 96. hắc2 hắc ám trông hắc lắm hắc xì dầu 97. hâm2 hâm hấp₂ người hâm hâm hâm 98. hẩm hẩm hiu hẩm hút cơm hẩm phận hẩm 99. hấp2 tính hấp hâm hấp 100. hập2 nóng hập hầm hập 101. hèn hèn đớn hèn hạ hèn kém hèn mạt hèn mọn hèn nhát hèn yếu người hèn 102. hẻoI phố hẻo lực lượng hẻo hẻo lánh 103. héo héo hắt héo hon héo gan héo ruột cỏ héo mẹ héo héo mòn héo hon ruột tằm 269 héo ruột héo gan héo queo 104. hiểm hiểm ác hiểm độc hiểm hóc hiểm nghèo hiểm nguy hiểm sâu hiểm trở hiểm yếu đất hiểm chỗ hiểm miếng võ hiểm 105. hoácI hoang hoác trống hoác rộng hoác 106. hoang1 ruộng hoang mèo hoang đi hoang chửa hoang con hoang hoang dại hoang dãII hoang hoá hoang liêu hoang phế hoang sơ hoang tàn hoang vắng hoang vu 107. hoang2 tiêu hoang hoang phí hoang toàng hoang dâm hoang đàng 108. hoảng hoảng hốt hoảng sợ hoảng loạn hoảng hồn 109. hom5 gầy hom mặt hom hom hem 110. hỏng2 hỏng việc hỏng mắt hỏng hóc hỏng kiểu 111. hốc1II gầy hốc mặt hốc hốc hác 112. hôi2 mùi hôi hôi rình hôi hám hôi tanh hôi thối 113. hỗn hỗn láo hỗn xược hỗn hào₁ nói hỗn hỗn cỏ hỗn gió hỗn hào₂ hỗn độn hỗn giao hỗn hợpIII hỗn loạn hỗn mang hỗn tạp 114. hốt3 hốt lên hốt hoảng 115. hớ nói hớ mua hớ hớ hênh 116. hợm2 hợm hĩnh hợm mình 117. hờnI hờn ghen hay hờn hờn giận hờn dỗi hờn mát 118. hung2I hung hăng tính hung hung ác hung dữ hung bạo hung hãn hung tàn hung tợn 119. hư1 thói hư 270 hư hỏng hư hại hư hao hư hốt hư thân hư đốn 120. inh inh ỏi inh tai inh tai nhức óc gắt inh thối inh 121. ỉu ỉu xìu iu ỉu 122. kém kém cỏi kém cạnh học kém 123. keo4 keo bẩn keo cú keo kiết keo kiệt tính keo 124. kẹo2 nó kẹo lắm đồ kẹo 125. kẹt2 tiếng kẹt cửa kèn kẹt 126. kệch to kệch kềnh kệch kệch cỡm kệch cợm 127. khắc3 khắc nhau xung khắc 128. khẳm2 khăm khẳm 129. khắm khăm khắm khắm khằm khặm khắm lặm mùi khắm 130. khẳn1 khăn khẳn 131. khé khe khé chua khé ngọt khé 132. khemII kiêng khem khem khổ 133. khét khét lẹt khét lèn lẹt khen khét khét tiếng 134. khê cơm khê 135. khê cháo khê khê nồng khê nồng nặc khê nồng khê nặc 136. khiếpI khiếp đảm khiếp nhược khiếp sợ khiếp vía khiếp vía kinh hồn 137. khinh coi khinh khinh bạc khinh bỉ khinh địch khinh khỉnh khinh mạn khinh miệt khinh người khinh nhờn khinh rẻ khinh suất khinh thị khinh thường 138. khoặm khoằm khoặm 139. khọm già khọm lưng khọm 140. khốn khốn cùng khốn đốn khốn khó khốn khổ khốn nạn khốn quẫn đồ khốn 141. khờ khờ khạo khờ dại thẳng bé khờ 142. khùng nổi khùng khùng điên 143. kiệt3 tính kiệt keo kiệt 144. kinh6I kinh hãi kinh khủng 271 kinh sợ kinh khiếp kinh dị kinh hoàng kinh hồn kinh động kinh ngạc kinh hồn bạt vía 145. láo láo lếu làm láo láo nháo láo quáo láo xược láo toét 146. lẳng2 lẳng lơ cặp mắt lẳng nụ cười lẳng 147. lầm1II đục lầm bụi lầm sau xe lầm lội 148. lấmII lấm bùn chân lấm tay bùn lấm láp 149. lầyII lầy lội đường lầy lầy lụa lầy nhầy 150. lé2 le lé mắt lé 151. lẻo2 lẻo mép lẻo miệng leo lẻo 152. lép hạt lép lúa lép bụng lép pháo lép lép vế lép kẹp lép xẹp 153. lếu làm lếu lếu láo 154. liến liến mồm liên liến liến láu liến thoắng 155. liệt2 liệt giường nằm liệt súng liệt cò liệt bại liệt dương liệt giường liệt chiếu 156. liệt3 điểm thi bị liệt 157. lo lo âu lo ngại lo sợ lo lắng lo nghĩ lo xa lo buồn 158. lọ2 mặt lọ lọ lem 159. loạnII loạn nhịp loạn óc loạn xạ loạn sắc loạn thị loạn trí loạn xị 160. long1 cây long gốc đầu bạc răng long 161. lội1II mưa lội lầy lội 162. lộn2II lộn ẩu đánh lộn cãi lộn lộn bậy lộn bậy lộn bạ lộn nhèo lộn nhộn lộn xộn 163. lợm lờm lợm lợm giọng 164. lú3 lú lẫn quên lú đi lú lấp 165. lùn lùn tè lùn tịt thấp lùn 272 166. lử đói lử mệt lử say lử lử cò bợ lử đử lử đử lừ đừ lử khử lử khử lừ khừ lử thử lử thử lừ thừ 167. lười lười biếng lười làm lười chảy thây lười lĩnh lười nhác 168. maII con số ma ma giáo ma mãnhII ma mị ma quái II 169. mái5 mai mái xanh mái 170. manh1II áo manh chiếu manh manh mún 171. mạt3 rẻ mạt đồ mạt mạt đời mạt hạng mạt kiếp mạt vận 172. mần2 nổi mần bị mần 173. méo vung méo miệng méo bóp méo sự thật tiếng méo méo mó méo xệch méo xẹo 174. mét3 tái mét mặt mét xanh mét 175. mệt mệt óc mệt lử mệt mỏi mệt nhoài mệt nhọc mệt xác mệt lử cò bợ 176. mịt mịt mờ mịt mù tối mịt mịt mùng 177. móp thau móp đói móp gầy móp móp mép móp mòm mọp 178. mọtII ngô mọt gỗ mọt mọt gông mọt ruỗng 179. mốc1II gạo mốc áo mốc mốc meo mốc thếch mốc xì 180. mù2 mắt mù rối mù tối mù bụi mù quay tít mù mù chữ 181. mụ2 mụ người mụ mẫm mụ mị 182. mục2 gỗ mục gạo mục mục nát mục ruỗng 183. mủnI gạch mủn rách mủn gốc rạ mủn 184. mướpII rách mướp mảnh vải mướp 185. nản nản chí chán nản 273 nản lòng 186. não2 não nề não nùng não ruột não nuột 187. nát2 giã nát đập nát giẫm nát nát óc nát nước cơm nát giấy nát nhà nát nát bét rách nát nát bấy nát rượu 188. ngại ngại ngần ngại ngùng ngại đi ngài ngại 189. ngặt1 ngặt nghèo cấm ngặt 190. ngầu đục ngầu ngầu bùn 191. nghiệt nghiệt ngã đối xử nghiệt 192. ngoa nói ngoa ngoa ngoắt 193. ngọng nói ngọng ngọng ngịu ngọng líu ngọng líu ngọng lo 194. ngố ngô ngố tính ngố 195. ngốc thằng bé ngốc ngốc nghếch 196. ngu ngu dại học ngu ngu dốt ngu đần ngu độn ngu muội ngu ngốc ngu ngơ ngu si ngu xuẩn 197. nguy nguy hại nguy hiểm nguy cấp nguy khốn nguy kịch nguy nan nguy ngập nguy vong 198. ngứa ngứa gan ngứa mắt ngứa miệng ngứa mồm ngứa ngáy ngứa tai ngứa tay ngứa tiết ngưa ngứa 199. nhả3 đùa nhả nói nhả chơi nhả cợt nhả nhả nhớt 200. nhác2 lười nhác người nhác 201. nhàm nhàm chán nhàm tai 202. nhảm nhảm nhí tin đồn nhảm 203. nhão cơm nhão bắp thịt nhão việc đã nhão nhão bét nhão nhạo nhão nhoét nhão nhoẹt 204. nháo nháo nhác nháo nhào nháo lên 205. nhát4 nhát gái nhát gan nhát như cheo 274 nhát như thỏ đế nhát cáy 206. nhàu nhàu nát áo nhàu đơn bị nhàu nhàu nhò nhàu nhĩ 207. nhăn2I nhăn mày áo nhăn nhăn nheo nhăn nhíu nhăn dúm nhăn dó nhăn nhó nhăn nhở nhăn nhúm 208. nhăng nhăng cuội đi chơi nhăng nhăng nhít 209. nhắng nhắng nhít nhắng lên 210. nhặng2 nhặng xị nhặng bộ hét nhặng lên 211. nhầu1 nhầu nhĩ áo nhầu nhầu nát 212. nhem làm nhem nhem nhuốc 213. nhẽo bắp thịt nhẽo nhèo nhẽo nhẽo nhèo 214. nhiễu2 nhiễu sóng nhiễu loạn nhiễu nhương 215. nhọI mặt nhọ nhọ nhem 216. nhọc nhọc lòng nhọc nhằn 217. nhoè ảnh nhoè mực nhoè nhoè nhoẹt 218. nhoèn mắt nhoèn nhoèn nhoẹt 219. nhoét nhão nhoét nhoét nhoẹt ướt nhoét 220. nhói đau nhói nhói lên nhoi nhói 221. nhơ tiếng nhơ vết nhơ nhơ bẩn nhơ nhớp nhơ nhuốc 222. nhớp đường nhớp nhớp nháp nhớp nhơ nhớp nhúa 223. nhợt nhờn nhợt nhợt nhạt xanh nhợt trắng nhợt 224. nhụcI nhục nhã nỗi nhục nhục nhằn 225. nhức nhức răng nhức nhối nhưng nhức 226. nồng1 oi nồng trời nồng 227. núng bức tường núng đê bị núng núng chí nung núng 228. nực nực nội trời nực mùa nực 229. oan chết oan xử oan oan gia oan khiên oan khổ oan khốc oan nghiệt oan trái oan uổng oan ức 275 oan vu 230. oán oán ghét gây oán báo oán oán giận oán hận oán hờn oán thán oán thù oán trách 231. oi oi ả trời oi oi bức oi khói oi nước 232. ỏi inh ỏi ỏi tai 233. om4 gắt om thắc mắc om om sòm 234. ỏm ỏm lên ỏm tỏi 235. ôi1 thức ăn bị ôi rau ôi ôi thiu 236. ốm1 ốm vặt nghỉ ốm ốm đau ốm đòn ốm nghén 237. ốm2 ốm lăn ốm lóc ốm yếu ốm nhom ốm nhẳng ốm o người ốm gà ốm ốm xác 238. phệ bụng phệ phề phệ 239. phếch trắng phếch bạc phếch 240. phềnh căng phềnh phềnh to phềnh phệnh 241. phệnhII bụng phệnh to phệnh 242. phiềnI buồn phiền phiền lòng phiền muộn phiền não phiền phức phiền toái 243. phịu mặt phịu ra phũng phịu 244. phỏng2 bị phỏng 245. phờ phờ phạc phờ râu 246. phũ phũ phàng nói phũ 247. phứa cãi phứa làm phứa bừa phứa phứa phựa 248. quáng quáng đèn quáng gà 249. quạnh quạnh hiu quạnh vắng quạnh quẽ 250. quạuII quạu quọ nổi quạu quàu quạu 251. quặmI quằm quặm mũi quặm 252. quằn dao quằn lưỡi quằn lưng quằn quèo 253. quắn2 quắn đít quắn tít quắn ruột 254. quặn quặn đau quằn quặn quặn thắt 255. quắt quắt queo héo quắt người quắt lại quắt quéo 256. quẫn quẫn bách 276 quẫn trí túng quẫn cùng quẫn 257. quẩng quẩng mỡ chạy quẩng 258. quấy3 nói quấy quấy nhiễu 259. què què quặt què chân 260. quêII quê quê ăn mặc quê kiểu tóc quê quê mùa quê kệch quê kiểng 261. rácII rác nhà rác tai rác rưởi 262. rạc gầy rạc rạc rài rau rạc bèo rạc 263. rách áo rách chiếu rách rách bươm rách mướp rách rưới rách như tổ đỉa rách toạc rách tơi rách tươm rách tướp 264. rạn2 vết rạn áo rạn chỉ bát rạn rạn nứt rạn vỡ 265. ranh2II bọn trẻ ranh ba tuổi ranh ranh con thằng ranh nghịch ranh ranh ma ranh mãnh 266. rão xích rão dây thừng rão mệt rão 267. rát1 rát lưỡi rát cổ nắng rát nóng rát bắn rát rát mặt ran rát rát ràn rạt rát rạt rát ruột rát buốt 268. rầy4 rầy rà làm rầy quấy rầy 269. rếch bát rếch nhà rếch rếch rác 270. rệu rệu rã nhà rệu chín rệu rệu rạo 271. rồ2 phát rồ thằng rồ rồ dại điên rồ 272. rỗ2 mặt rỗ rỗ hoa 273. rối2 tơ rối tóc rối rối mắt gây rối lòng rối như tơ vò rối beng rối bét rối bòng bong rối bời rối loạn rối mù rối rắm rối ruột rối tinh 277 rối tinh rối mù rối tung 274. rù gà rù rù rì rù rờ 275. rúm rúm ró bẹp rúm co rúm 276. rườm rườm lời rườm tai văn viết rườm rườm rà 277. sầm1 trời tối sầm mặt tối sầm lại sầm sì 278. sầm2 đóng sầm sầm sập 279. sần sần sùi da sần tay chai sần cam sần mặt vải sần sần sượng 280. sẩn sẩn ngứa nổi sẩn 281. sầu sầu bi nỗi sầu sầu muộn sầu thảm sầu tư sầu não 282. sẻn sẻn so tiêu sẻn con người sẻn so 283. sọm gầy sọm già sọm sọm người 284. sổ4 sổ người béo sổ ra 285. sỗ đùa sỗ sỗ sàng 286. sợ sợ hãi sợ sệt sờ sợ lo sợ nỗi sợ sợ độ cao 287. suy vận suy cơ nghiệp suy suy tim suy dinh dưỡng suy đồi suy đốn suy nhược suy sụp suy suyển suy tàn suy thoái suy vi suy vong 288. sưng sưng mặt bị sưng sưng sỉa sưng vều sưng húp sung hum húp sưng vù sưng vếu 289. sượng sượng mặt sượng sùng 290. sướtII bị sướt sướt da 291. sượt1 bị sượt sượt da 292. sượt2 nằm sượt ra sườn sượt thở dài đánh sượt 293. sứt sứt mẻ sứt môi bình sứt sứt sẹo 294. tà3 gian tà tà dâm lòng gian 295. tàn hoa tàn lửa tàn sức tàn tàn tạ 278 tàn lụi tàn phế tàn tật 296. tanh2 mùi tanh tanh hôi tanh tưởi tanh tao 297. tạp tạp nham tạp chất tạp ăn 298. tẩm2 tẩm ngẩm anh chàng tẩm quá tẩm ngẩm tầm ngầm 299. tè2 lùn tè thấp tè 300. tẻ2 gương mặt tẻ câu chuyện tẻ tẻ ngắt tẻ nhạt 301. tệII xử tệ tệ bạc tệ hạiII 302. tham2 tham lam lòng tham tham tàn 303. thảm2 cảnh thảm gió thảm thảm hại thảm đạm thảm khốc thảm sầu thảm thê thảm thiết thảm thương 304. thối3I mùi thối thôi thối thối hoắc thối hoăng thối nát thối tha thối thây 305. thuỗn mặt thuỗn ra đứng thuỗn dài thuỗn thuồn thuỗn 306. thừ ngồi thừ nằm thừ mệt thừ 307. thưỡn thườn thưỡn mặt thưỡn ra đứng thưỡn nằm thưỡng thưỡn thẹo thưỡn thà thưỡn thẹo 308. thượt nằm thượt dài thượt mặt chảy thượt thở dài đánh thượt thườn thượt 309. tiếc tiếc của tiếc ngẩn ngơ tiếc việc lấy làm tiếc tiếc nuối tiếc rẻ tiếc thương tiêng tiếc tiếc hùi hụi 310. tịt2 đóng tịt lấp tịt mũi tịt lùn tịt tịt ngòi quên tịt lờ lịt tịt mít ở tịt trong nhà nhắm tịt mắt 311. toang rách toang mở toang trống toang vỡ toang nổ toang nói toang ra toang hoác toang hoang 312. toáng chửi toáng làm toáng 279 nói toáng 313. toẹtI toèn toẹt nhổ toẹt hắt toẹt 314. toét2 toét nhèm (mắt) mắt toét 315. tópI gầy tóp héo tóp má tóp 316. tọp gầy tọp người tọp hẳn tóp tọp 317. tồ1 thằng bé tồ tồ tẹt 318. tồi con người tồi tồi tàn tồi tệ 319. tội2 tội nghiệp tội đời 320. trật4II trật lất đoán trật bắn trật 321. trầy trầy trật trầy da trầy trụa 322. trễ2 đến trễ trễ vụ trễ nải trễ tràng₁ trễ tràng₂ 323. trượtII bắn trượt thi trượt trượt mồi trượt dốc 324. tù1III ao tù vũng nước tù tù cẳng tù hãm tù túng 325. tục2II tục tĩu nói tục tục tằn 326. túng túng ăn túng tiền cờ túng nước túng bấn túng quẫn túng thế túng thiếu 327. um3 gắt um um sùm 328. ung2 ung thối trứng ung 329. ủng2 ủng thối rau ủng 330. ươn ươn hèn cá ươn 331. ương3 ương gàn dở dở ương ương ương bướng ương ngạnh 332. váng2 váng đầu váng vất 333. vặt2 chuyện vặt vặt vãnh 334. vẹo vẹo vọ vẹo người cây mọc vẹo 335. vẹt3 giày vẹt gót mòn vẹt 336. vêu1 gầy vêu mặt vêu ra vêu vao 337. vều sưng vều vều môi 338. vụnI vải vụn cá vụn tiền vụn vụn vặt 339. vụng2 nấu nướng vụng vụng tay vụng ăn vụng nói vụng dại vụng về 340. vụng3 ăn vụng nói vụng vụng trộm 280 yêu vụng 341. xácII nghèo xác gầy xác xác vờ xác xơ 342. xảo xảo quyệt con người xảo xảo trá 343. xằng xằng bậy nói xằng xằng xiên 344. xấc xấc láo thằng bé xấc xấc lấc xấc xược 345. xấu xấu bụng xấu chơi xấu số xấu tính xấu xa xấu xí 346. xẹo méo xẹo xẹo xọ 347. xép3 bụng xép ngực xép xép xẹp 348. xẹp ngực xẹp xẹp lép 349. xệch mồm xệch méo xệch xệch xạc 350. xo xo ro ốm xo đói xo im xo buồn xo 351. xoàng xoàng xĩnh hạng xoàng 352. xọp gầy xọp người xọp 353. xót xót xa xót ruột 354. xơII xơ tướp nón xơ vành nghèo xơ xơ xác 355. xù2 to xù béo xù 356. xui2 vận xui xui xẻo 357. xước3 bị xước 358. xược nói xược xấc xược 359. yếu yếu đuối yếu hèn yếu kém yếu ớt yếu thế  VTTT xấu nghĩa bất thường về KNKH  Kết hợp với yếu tố tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa 1. hãm5 ông ta trông hãm lắm bộ mặt hãm tài 2. lỏi2 tốt lỏi khôn lỏi cày lỏi 3. róc3 ông ta róc lắm khôn róc khôn róc đời  Kết hợp với yếu tố tốt nghĩa, trung hoà về nghĩa và xấu nghĩa 4. gian2I thói gian kẻ gian gian ác gian dối gian giảo gian hiểm₂ 281 gian hùng gian lận gian lậu gian manh gian nguy gian ngoan gian tà gian tham gian trá gian xảo 5. khổ3I sống khổ nỗi khổ xe đạp khổ khổ ải khổ công khổ cực khổ độc khổ hạnh khổ não khổ sở khổ tâm khổ thân 6. nhũn chuối nhũn nhàu nhũn mệt nhũn người xử nhũn chịu nhũn nhũn nhặn nhũn nát 7. ồn ồn ã làm ồn tiếng ồn ồn ào 8. rủiII rủi ro vận rủi rủi may 9. thiệt1 phần thiệt thiệt hại thiệt hơn 10. thiếu trả thiếu ghi thiếu thiếu suy nghĩ thiếu chính xác thiếu hụt thiếu thốn thiếu vắng 2.3.2. Các kết hợp của vị từ trạng thái đơn tiết xấu nghĩa bị biến đổi sắc thái ngữ nghĩa 1. bần3 thằng bần bần bách bần cùng bần hàn bần tiện gia bần 2. bự mặt bự phấn bự chảng to bự béo bự 3. chóiII chói tai chói mắt đỏ chói đau chói 4. cuồng bệnh cuồng phát cuồng cuồng bạo cuồng chiến cuồng dại cuồng dâm cuồng điên cuồng loạn cuồng nộ cuồng nhiệt cuồng si cuồng chân cuồng cẳng 5. gãyII chữ viết gãy mũi gãy mặt gãy gãy góc gãy gọn 6. gầy2 bò gầy cỏ gầy 282 đất gầy gầy choắt gầy còm gầy đét gầy giơ xương gầy gò gầy gùa gầy guộc gầy lõ lẹo gầy mòn gầy nhom gầy rộc gầy tóp gầy tọp gầy xọp gầy yếu người gầy 7. gẫy mặt gẫy mũi gẫy chữ viết gẫy gẫy gọn gẫy góc 8. kiêuII kiêu căng kiêu kỳ kiêu ngạo tính kiêu kiêu bạc kiêu hãnh kiêu hùng kiêu sa 9. kinh6II kinh người đẹp kinh xấu kinh sốt ruột kinh 10. loà mắt loà gương loà chói loà 11. nhộn không khí nhộn tính nhộn nhộn nhàng nhộn nhịp vùng ấy nhộn nhộn nhạo 12. phì2 béo phì phát phì phì nộn phì nhiêu 13. sai3 sai sự thật tin đồn sai đáp số sai viết sai chính tả sai trái sai lạc sai lầm sai lệch sai ngoa sai trái sai biệt sai dị 14. thô tay thô vải thô diễn đạt thô thô bạo thô bỉ thô kịch thô lỗ thô tục thô thiển thô ráp dầu thô tơ thô thức ăn thô thô sơ 15. thủng lỗ thủng nồi thủng nghe cho thủng bàn cho thủng 16. tợn tợn tạo dữ tợn thằng bé tợn lắm trêu tợn rét tợn 17. trơ ngồi trơ mặt trơ ra cánh đồng trơ gốc rạ trơ lại một mình ăn mặc thế này, trông trơ lắm! 283 nhãn trơ dao trơ trơ khấc trơ lì trơ mắt trơ mắt ếch trơ thổ địa trơ tráo trơ trẽn trơ trọi trơ trụi trơ vơ khí trơ 18. xiêu nhà xiêu xiêu vẹo xiêu lòng 2.4. Các kết hợp của vị từ trạng thái đơn tiết có sắc thái ngữ nghĩa giao thoa 2.4.1. Giao thoa giữa sắc thái ngữ nghĩa tốt và trung hoà 1. ấm4 nước ấm áo ấm âm ấm ấm đầu nắng ấm trời ấm ấm áp ấm cúng ấm êm ấm no ấm lòng ấm dạ ấm bụng 2. mạnh thế mạnh chỗ mạnh mặt mạnh rượu mạnh thuốc an thần mạnh gió mạnh phát triển mạnh mạnh miệng mạnh mồm mạnh tay mạnh bạo mạnh dạn mạnh giỏi mạnh khoẻ mạnh mẽ 2.4.2. Giao thoa giữa sắc thái ngữ nghĩa trung hoà và xấu 1. bướng bướng bỉnh ngang bướng cãi bướng 2. dị không biết dị dị hờm dị hợm dị biệt dị dạngII dị đồng dị hướng dị thường 3. kịt đông kịt đen kịt 4. mảnhII sợi chỉ mảnh chiếc lá mảnh lực lượng mảnh mảnh dẻ mảnh mai mảnh khảnh 284 PHỤ LỤC BA CÁC YẾU TỐ CỘNG THÊM VÀO VỊ TỪ TRẠNG THÁI TRONG KẾT HỢP LÁY Danh sách 1: Các yếu tố tốt nghĩa 1. bao bảnh bao 2. bẩy bóng bẩy 3. cáp cứng cáp 4. chạc chững chạc 5. chắn chín chắn 6. chàng chững chàng 7. cỏi cứng cỏi 8. đà đậm đà 9. dặn già dặn 10. đắn đúng đắn 11. đặn đầy đặn 12. đãng quang đãng 13. gàng gọn gàng 14. giã giòn giã 15. lặn lành lặn 16. láng sáng láng 17. loáng sáng loáng 18. mắn may mắn 19. màng mỡ màngII 20. nàn nồng nàn 21. nang nở nang 22. ngắn ngay ngắn 23. ngào ngọt ngào 24. nhặn nhã nhặn 25. nhụi nhẵn nhụi 26. phắn phẳng phắn 27. phiu phẳng phiu 28. quẻ quang quẻ 29. rã ròn rã 30. rỡ rạng rỡ 31. sàng sẽ sàng 32. sủa sáng sủa 33. thả thon thả 34. thắn thẳng thắn 35. thớm thẳng thớm 36. trặn tròn trặn 37. trịa tròn trịa 38. trĩnh tròn trĩnh 39. vắn vuông vắn 40. vẽ vẹn vẽ 41. vức vuông vức Danh sách 2: Các yếu tố xấu nghĩa 1. át ướt át 2. bạt bợt bạt 3. bét bí bét 4. chạp chậm chạp 5. choạc chệch choạc 6. chội chật chội 7. cớn cong cớn 8. còng cứng còng 9. dặc dài dặc 10. dãi dễ dãi 11. dằn dữ dằn 12. dẳng dai dẳng 13. dẫy đầy dẫy 14. điếng đau điếng 15. dó dúm dó 16. dội dữ dội 17. đủi đen đủi 18. ẹo ưỡn ẹo 19. giọ giẹo giọ 20. gò gầy gò 21. gùa gầy gùa 22. guộc gầy guộc 23. hẹp hèm hẹp 24. hòi hẹp hòi 25. ĩ ầm ĩ 26. kệch quê kệch 27. kiểng quê kiểng 28. kỉnh cáu kỉnh 29. lẽo lạnh lẽo 30. lép xẹp lép 31. lét dẹt lét 32. lẹt khét lẹt 33. lịm tím lịm 34. lóc trọc lóc 35. lốc cộc lốc 36. lợm lì lợm 37. lủi trụi lủi 38. lùng lạnh lùng 39. mẽ mùi mẽ 40. meo mốc meo 41. mịt mờ mịt 42. mó méo mó 43. mọp móp mọp 44. nặc nồng nặc 45. ngịu ngọng ngịu 46. ngủn ngắn ngủn 47. nhát nhớt nhát 48. nheo nhăn nheo 49. nhẽo nhạt nhẽo 50. nhĩ nhàu nhĩ 51. nhíu nhăn nhíu 52. nhỉu dịu nhỉu 53. nhó nhăn nhó 54. nhở nhăn nhở 55. nhoét nhão nhoét 56. nhoẹt nhoè nhoẹt 57. nhợt nhớt nhợt 285 58. nhụa nhầy nhụa 59. nhuốc nhem nhuốc 60. nội nực nội 61. o ốm o 62. ớt yếu ớt 63. quặt què quặt 64. queo cong queo 65. quéo quăn quéo 66. quèo cứng quèo 67. quẹo dẻo quẹo 68. rà rườm rà 69. rắm rối rắm 70. rạt rát rạt 71. rẫy đầy rẫy 72. rì bí rì 73. rịt rậm rịt 74. ró rúm ró 75. rưới rách rưới 76. rượt ướt rượt 77. sệt sợ sệt 78. sít sống sít 79. sùng sượng sùng 80. sượt ướt sượt 81. tạ tàn tạ 82. tác tan tác 83. tành tan tành 84. thãi thừa thãi 85. thẹo thưỡn thẹo 86. thó nhỏ thó 87. lủi trụi lủi 88. lụi trụi lụi 89. trật trưa trật 90. tưởi tanh tưởi 91. ương ẩm ương 92. vãnh vặt vãnh 93. váo vênh váo 94. vèo vòng vèo 95. víu vá víuII 96. vo vòng vo 97. vọ vẹo vọ 98. vọt vàng vọt 99. xác xơ xác 100. xao xanh xao 101. xẩu xương xẩuII 102. xẹo xéo xẹo 103. xì xù xì 104. xộp xốp xộp 286 PHỤ LỤC BỐN CÁC YẾU TỐ CHỈ MỨC ĐỘ CAO THEO SAU VỊ TỪ TRẠNG THÁI Danh sách 1: Các yếu tố tốt nghĩa 1. au đỏ au 2. biếc tím biếc 3. chóiI đỏ chói 4. dỏng cao dỏng 5. giòn đen giòn 6. lánh đen lánh 7. láy đen láy 8. óng vàng óng 9. lịm ngọt lịm 10. mĩm béo mĩm 11. mởn xanh mởn 12. mọng đỏ mọng 13. mĩm béo mĩm 14. muồi chín muồi 15. muốt trắng muốt 16. mướt1 xanh mướt 17. múp béo múp 18. ngát xanh ngát 19. ngời sáng ngời 20. nhánh đen nhánh 21. nuột trắng nuột 22. ối vàng ối 23. rỡ sáng rỡ 24. rộm vàng rộm 25. rực đỏ rực 26. rụm giòn rụm 27. rựng sáng rựng 28. rượi mát rượi 29. tan giòn tan 30. tắp thẳng tắp 31. thắm xanh thắm 32. thín nhẵn thín 33. tinh trắng tinh 34. trưng sáng trưng 35. ửng đỏ ửng 36. ươm vàng ươm 37. vo tròn vo 38. vút cao vút 39. xoay tròn xoay 40. xoe tròn xoe 41. xuộm vàng xuộm Danh sách 2: Các yếu tố xấu nghĩa 1. đét gầy đét 2. dí bẹp dí 3. dính mỏng dính 4. đờ cứng đờ 5. đuỗn dài đuỗn 6. đườn dài đườn 7. đuột thẳng đuột 8. hếu trọc hếu 9. hoác trống hoác 10. hoắc lâu hoắc 11. hốc trống hông hốc 12. hoe vắng hoe 13. hoen đỏ hoen 14. hoét nhạt hoét 15. huếch rộng huếch 16. húp sưng húp 17. ị béo ị 18. ịch béo ịch 19. kè đỏ kè 20. kếch to kếch 21. kệch đỏ kệch 22. kẹp lép kẹp 23. kều cao kều 24. khằn già khằn 25. khẳng khô khẳng 26. khé đỏ khé 27. khè vàng khè 28. khốc khô khốc 29. khọm già khọm 30. khụ già khụ 31. kịt đen kịt 32. lè chua lè 33. lè tè thấp lè tè 34. lê thê dài lê thê 35. lênh đênh cao lênh đênh 36. lét xanh lét 37. lẹt khét lèn lẹt 38. lêu đêu cao lêu đêu 39. lêu nghêu cao lêu nghêu 40. lốc trống lốc 41. loét chua loét 42. loẹt đỏ loẹt 43. lòm chua lòm 44. lổng trống lổng 45. lủn cụt lủn 46. lượt thượt dài lượt thượt 47. mèm đói mèm 48. meo đói meo 49. mét xanh mét 50. mòm chín mòm 51. mõm chín mõm 52. ngắc cứng ngắc 53. ngấm chát ngấm 287 54. ngắt xám ngắt 55. nghêu dài nghêu 56. nghều cao nghều 57. nghịt đen nghịt 58. ngoằng dài ngoằng 59. ngoẵng dài ngoẵng 60. ngoét xám ngoét 61. ngòm đen ngòm 62. ngủn cụt ngủn 63. nhắc cứng nhắc 64. nhách dai nhách 65. nhằng dài nhằng 66. nhẵng dài nhẵng 67. nhẳng cứng nhẳng 68. nhèm ướt nhèm 69. nhẻm đen nhẻm 70. nhèo lộn nhèo 71. nhoèn ướt nhoèn 72. nhoét ướt nhoét 73. nhoẹt ướt nhoẹt 74. nhom gầy nhom 75. nhởn trắng nhởn 76. nhòng cao nhòng 77. ních chật ních 78. nịch béo nịch 79. ởn trắng ởn 80. phè đầy phè 81. phệ béo phệ 82. phếch bạc phếch 83. phèo nhạt phèo 84. phì béo phì 85. phị béo phị 86. phớ trắng phớ 87. phịch béo phịch 88. quạch đỏ quạch 89. quánh đặc quánh 90. rầm đen rầm 91. rấp đen rấp 92. rì chậm rì 93. rích cũ rích 94. rịm tím rịm 95. rớt xanh rớt 96. rức đen rức 97. sệ béo sệ 98. sệt đặc sệt 99. sì ẩm sì 100. sịt đen sịt 101. tang mỏng tang 102. tanh lạnh tanh 103. tè lùn tè 104. tếch trọc tếch 105. teo vắng teo 106. tếu trọc tếu 107. thếch bạc thếch 108. thòng dài thòng 109. thoòng dài thoòng 110. thui đen thui 111. thượt dài thượt 112. tít xoăn tít 113. tịt lùn tịt 114. toát lạnh toát 115. tom già tom 116. toàng trống toàng 117. tớn cong tớn 118. trịch nặng trịch 119. trũi đen trũi 120. tuếch rỗng tuếch 121. tuềnh trống tuềnh 122. tun tủn ngắn tun tủn 123. tươm rách tươm 124. tướp rách tướp 125. ù mập ù 126. ụ béo ụ 127. úc núc béo úc núc 128. veo đói veo 129. xè cay xè 130. xệch méo xệch 131. xều móm xều 132. xì thâm xì 133. xít chát xít 134. xịt xám xịt 135. xìu ẩm xìu 136. xớt ngọt xớt 137. xù béo xù 138. xụ béo xụ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5178.pdf
Tài liệu liên quan